6. Phương pháp nghiên cứu
1.4. Xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt
động nhận thức của người học hiện nay
Trong thời gian gần đây, các tài liệu giáo dục và dạy học của nước ta và nhiều nước trên thế giới đều chú ý đến mối quan hệ dạy học và phát triển. Dạy học không những trang bị cho học sinh kiến thức khoa học mà còn nhằm phát triển năng lực trí tuệ, năng lực sáng tạo. Trong lúc khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh chóng, trong một thời gian giới hạn, nhà trường phổ thông không thể trang bị cho HS đủ tất cả các kiến thức và kỹ năng cần thiết để họ bước vào cuộc sống, tham gia vào nền sản xuất xã hội luôn thay đổi. Bởi vậy, nhà trường cần dạy cho học sinh biết cách tự học, tự phát triển vấn đề, tự tìm kiếm, thu thập và xử lý thông tin để giải quyết những vấn đề mới đặt ra cho học tập hôm nay và trong cuộc sống mai sau. Tâm lý học và lý luận dạy học hiện đại đã khẳng định: con đường tốt nhất để giúp học sinh nắm vững kiến thức, vừa phát triển được năng lực trí tuệ là phải đưa học sinh vào vị trí chủ thể hoạt động nhận thức. Lúc đó, quá trình học tập trở thành quá trình kỹ năng, kỹ xảo và phát triển tư duy, biến những kiến thức và năng lực mà nhân loại đã tích lũy được thành kiến thức của chính mình, vì thời gian có hạn nên HS không thể đi theo con đường mò mẫm mà các nhà bác học đã đi qua. Để làm tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian ngắn nhất nhưng kết quả cao nhất, nhất thiết cần phải có sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV. Hơn lúc nào hết, bây giờ vai trò của thầy giáo vô cùng quan trọng, nặng nề, phức tạp hơn. “Người tổ chức”, “người điều khiển” quá trình nhận
thức của HS, người GV không chỉ nắm vững kiến thức môn học mình dạy là đủ, mà phải am hiểu sâu sắc từng đối tượng HS, nghiên cứu hoạt động học tập của HS để có kết quả tốt nhất. Theo xu thế đó, các phương pháp dạy học tích cực đã có từ cuối thế kỷ 19, được phát triển từ những năm 20 và phát triển mạnh ở những năm 70 của thế kỷ 20. Ở Anh, năm 1920 đã hình thành những nhà trường mới nhằm phát huy năng lực trí tuệ của học sinh, khuyến khích các hoạt động do HS tự quản. Xu hướng này đã ảnh hưởng đến nhiều nước khác trên thế giới. Ở Pháp sau đại chiến II đã hình thành một số trường thí điểm lấy hoạt động sáng kiến, hứng thú của học sinh làm trung tâm, GV giúp đỡ, hướng dẫn nhằm vào sự phát triển nhân cách của trẻ.
1.5. Tình hình sử dụng các phương pháp dạy học và bài tập hóa học để bồi dưỡng năng lực tư duy cho học sinh hiện nay