Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 73 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
73
Dung lượng
560,2 KB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------- ----------------
LÊ THỊ KHÁNH HÒA
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
Cần Thơ-2013
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
--------------- ----------------
LÊ THỊ KHÁNH HÒA
MSSV: LT11037
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số ngành: 52340201
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
ThS: Huỳnh Thị Tuyết Sương
Cần Thơ-2013
2
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Cần Thơ, bên cạnh sự
nỗ lực không ngừng, em còn được sự chỉ bảo tận tình của quý thầy cô. Đồng
thời, Ban Giám Hiệu trường cũng đã tạo mọi điều kiện cần thiết để chúng em
có thể học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của mình. Thêm vào đó, qua
hơn hai tháng thực tập tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ,
với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên trong chi
nhánh cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô Huỳnh Thị Tuyết Sương, đến
nay em đã hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại Học Cần Thơ đã
tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em học tập nghiên cứu, cám ơn các thầy cô
trường Đại Học Cần Thơ đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh
doanh đã truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền
tảng vững chắc cho chúng em về sau này.
Em cũng xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc Ngân hàng TMCP Đông
Nam Á cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã chỉ bảo và hỗ trợ cho
em, chân thành cám ơn cô Huỳnh Thị Tuyết Sương đã hướng dẫn tận tình để em có
thể hoàn thành tốt luận văn này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chân tình của quý Thầy
Cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em kính chúc quý Thầy Cô, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ trong chi
nhánh dồi dào sức khoẻ, gặt hái được nhiều thành công và Ngân Hàng ngày càng
phát triển.
Xin trân trọng cám ơn!
Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Khánh Hòa
3
TRANG CAM KẾT
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và
kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Ngày …. tháng …. năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Thị Khánh Hòa
4
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU.............................................................................. 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ......................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................2
1.2.1 Mục tiêu chung .........................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể.................................................................................................... 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 2
1.3.1 Không gian .......................................................................................................... 2
1.3.2 Thời gian ............................................................................................................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2
Chương 2: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 3
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................................................. 3
2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng ........................................................................ 3
2.1.2Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng............................................................. 6
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................... 7
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu.............................................................................. 7
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 7
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐÔNG NAM Á ......................................................................................... 9
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á............................................................... 9
3.2 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH
CẦN THƠ ..................................................................................................................10
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển .................................................................. 10
3.2.2 Lĩnh vưc kinh doanh của ngân hàng .................................................... 11
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ.......................................11
3.3.1 Cơ cấu tổ chức.................................................................................................. 11
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ..................................................... 13
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN CHI NHÁNH CẦN THƠ ..................................................................... 14
3.4.1 Thu nhập .......................................................................................................... 16
3.4.2 Chi phí.............................................................................................................. 16
3.4.3 Lợi nhuận ......................................................................................................... 17
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á TRONG GIAI
ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013............................ 21
4.1 TINH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM VÀ
6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013..................................................................................... 21
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 21
5
4.1.2 Tình hình nguồn vốn huy động ........................................................................ 24
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 ....................................................... 27
4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn...................................................... 27
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo loại hình kinh tế......................................... 38
4.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng thông qua các chỉ số ........................... 50
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NH
TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ ................................................... 57
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN........................................................................ 57
5.1.1 Tồn tại .............................................................................................................. 57
5.1.2 Nguyên nhân .................................................................................................... 57
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NH TMCP
ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ ...............................................................58
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 61
6.1. Kết luận ............................................................................................................. 61
6.2. Kiến nghị ........................................................................................................... 62
6.2.1 Đối với Nhà nước, Ngân hàng nhà nước ....................................................... 62
6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở .............................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 63
6
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH giai đoạn 2010 – 2012......
15
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013..................................................................................... 19
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của NH giai đoạn (2010 đến 2012)...............21
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013...................................................................................... 23
Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của NH giai đoạn (2011-2012)......24
Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của NH6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013......................................................................................26
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng
giai đoạn (2010-2012)......................................................................................27
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 ......................................................................................29
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của NH giai đoạn (2010 - 2012).....30
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thòi hạn của Ngân 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................32
Bảng 4.9: Dư nợ theo thời hạn của NH giai đoạn (2010 - 2012).....................33
Bảng 4.10: Dư nợ theo thời hạn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................34
Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NH giai đoạn
(2010 - 2012) ....................................................................................................35
Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.......................................................................................37
Bảng 4.13: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế của NH giai đoạn
(2010 - 2012)....................................................................................................38
Bảng 4.14: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.................................................................40
Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế của NH giai đoạn
(2010-2012)................ .....................................................................................42
Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013.........................................................................43
Bảng 4.17: Dư nợ theo loại hình kinh tế của Ngân hàng
giai đoạn (2010 - 2012)
..............................................................................44
Bảng 4.18: Dư nợ theo loại hình kinh tế của NH 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013......................................................................................46
Bảng 4.19: Nợ xấu theo loại hình kinh tế của NH giai đoạn
(2010 - 2012)....................................................................................................47
7
Bảng 4.20: Nợ xấu theo loại hình kinh tế của NH 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013..........................................................................................49
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH
giai đoạn (2010-2012)......................................................................................51
Bảng 4.22: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NH
6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.............................................54
8
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức SeAbank Cần Thơ....................................................12
9
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP:
Cổ phần
DNBQ :
Dư nợ bình quân
TMCP :
Thương mại cổ phần
GDV :
giao dịch viên
GĐCN :
giám đốc chi nhánh
KH DN:
Khách hàng doanh nghiệp
KH CN:
Khách hàng cá nhân
NHNN :
Ngân hàng nhà nước
PGD :
Phòng giao dịch
QH :
Quan hệ
RRTD :
Rủi ro tín dụng
TNHH :
Trách nhiệm hữu hạn
10
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng có nhiều
nghiệp vụ kinh doanh khác nhau nhưng hoạt động tín dụng là một trong ba
hoạt động chính của ngân hàng (nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ
thanh toán) đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên cùng với
việc đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng là
hoạt động có rủi ro cao, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích,
đánh giá và quản lý rủi ro một cách hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận
nhiều khoảng cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng đối mặt với tình
trạng thiếu vốn hay tính thanh khoản thấp, điều này có thể làm giảm hoạt động
kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng vì vậy vấn đề quản lý rủi ro tín dụng
là vấn đề luôn được các ngân hàng thương mại quan tâm hàng đầu. Việc quản
lý rủi ro tốt sẽ giúp cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động của ngân
hàng nói chung đạt hiệu quả cao hơn.
Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng ĐBSCL với những thế mạnh
về vị trí địa lí, kinh tế và con người nên đây là nơi tập trung nhiều ngành nghề
kinh tế đòi hỏi nguồn vốn cao nên rất nhiều ngân hàng đã tận dụng lợi thế đó
mở rộng chi nhánh ở đây trong đó có ngân hàng thương mại cổ phần Đông
Nam Á là một ngân hàng đầy tiềm năng phát triển, với số vốn điều lệ 5.335 tỷ
đồng, tổng tài sản đạt trên 100 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt đông trên
khắp 3 miền đất nước với 155 chi nhánh và phòng giao dịch. Hơn nữa với mục
tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu tại Việt Nam, cung cấp đầy đủ và đa
dạng các sản phẩm và dịch vụ tài chính cho khách hàng cá nhân, hộ kinh
doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn, tối ưu hóa lợi ích
cho từng đối tượng khách hàng và cổ đông đảm bảo phát triển bền vững, đóng
góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Xong với phương châm hoạt
động phát triển toàn diện, an toàn hiệu quả và bền vững đóng góp tích cực vào
sự phồn thịnh của nền kinh tế, xã hội và đất nước thì ngân hàng phải đảm bảo
hoạt động có hiệu quả.
Do đó hiệu quả hoạt động tín dụng của một ngân hàng không chỉ ảnh
hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng mà nó còn có ảnh hưởng
đến cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế, với những lý do trên, nhận thấy
được tầm quan trọng của vấn đề nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích
hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi
nhánh Cần Thơ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
11
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích tình hình hoạt động tín dụng
tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ, từ năm
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt
động tín dụng của Ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
* Mục tiêu 1: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng
thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013.
* Mục tiêu 2: Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn và thành phần
kinh tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ
giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
* Mục tiêu 3: Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản để đánh giá tình hình
hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh
Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
*Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng
của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013.
- Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập qua 3 năm 2010 đến 2012
và 6 tháng đầu năm 2013.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu.
Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông
Nam Á chi nhánh Cần Thơ.
12
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng
2.1.1.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và
phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện
dưới hình thức vay mượn và hoàn trả. Ngày nay tín dụng được hiểu theo
những định nghĩa sau:
- Định nghĩa 1: Tín dụng là quan hệ kinh tế được thể hiện dưới hình thái
tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc
và lãi sau một thời gian nhất định.
- Định nghĩa 2: Tín dụng là phạm trù kinh tế, phản ánh quan hệ sử dụng
vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hóa.
- Định nghĩa 3: Tín dụng là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên
(trái chủ - người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán... dựa vào
lời hứa thanh toán lại trong tương lai của bên kia (thụ trái - người cho vay).
(Thái Văn Đại, 2012)
2.1.1.2 Phân loại tín dụng
a) Căn cứ vào thời hạn tín dụng
- Tín dụng ngắn hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12
tháng.
- Tín dụng trung hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12
tháng đến 60 tháng.
- Tín dụng dài hạn: Là các khoản vay có thời hạn cho vay trên 60 tháng.
(Thái Văn Đại, 2012)
b) Căn cứ vào đối tượng tín dụng
- Tín dụng vốn lưu động: Là loại vốn cho vay được sử dụng để hình
thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, như cho vay để dự trữ hàng hoá,
mua nguyên vật liệu cho sản xuất.
- Tín dụng vốn cố định: Là loại cho vay được sử dụng để hình thành tài
sản cố định cho các doanh nghiệp (Thái Văn Đại và Bùi Văn Trịnh, 2010).
13
c) Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
-Tín dụng sản xuất lưu thông hàng hoá: Là loại tín dụng dành cho các
doanh nghiệp các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hoá và
lưu thông hàng hoá.
- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng dành cho cá nhân để đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng, mua sắm nhà cửa, xe cộ,… Tín dụng tiêu dùng được thể
hiện bằng hình thức tiền hoặc bán chịu hàng hoá, việc cấp tín dụng bằng tiền
thường do các ngân hàng, quỹ tiết kiệm, hợp tác xã tín dụng và các tổ chức tín
dụng khác cung cấp (Trần Ái Kết và cộng sự, 2008).
2.1.1.3 Vai trò của tín dụng
Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng góp phần quan
trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Vì vậy tín dụng có các vai trò
chủ yếu sau đây:
- Đáp ứng nhu cầu về vốn để duy trì sản xuất được liên tục.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
- Là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển.
- Góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.1.4 Chức năng tín dụng
Sự vận động của tín dụng giúp cho các chủ thể vay vốn nhận được một
phần tài nguyên của xã hội để phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, đồng thời
tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ thanh toán góp phần thúc đẩy tốc độ lưu thông
hang hoá. Điều này thể hiện qua hai chức năng cụ thể sau: (Trần Ái Kết,1997)
Chức năng phân phối lại tài nguyên:
- Người cho vay có một số tài nguyên tạm thời chưa dùng đến thông qua
tín dụng số tài nguyên đó được phân phối lại cho người đi vay.
- Người đi vay cũng thông qua tín dụng nhận được phần tài nguyên được
phân phối lại.
Chức năng thúc đẩy lưu thông hàng hoá và phát triển sản xuất:
Nhờ tín dụng mà quá trình chu chuyển tuần hoàn vốn trong từng đơn vị
nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung đựơc thực hiện một cách bình
thường và liên tục. Do đó, tín dụng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và
lưu thông hàng hoá.
14
2.1.1.5 Hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế mang tính chất dân sự, được ký
kết giữa Ngân hàng với một pháp nhân hay thể nhân vay vốn để đầu tư hay sử
dụng vốn cho một mục đích hợp pháp nào đó.
Đây là một văn bản có tính pháp lý cao đối với hoạt động tín dụng của
Ngân hàng. Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và người đi vay bị chi phối bởi
toàn bộ các thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng đã ký. Vì thế, khi thực hiện
quan hệ tín dụng ngân hàng phải xem xét toàn bộ điều khoản liên quan, phải
thiết lập và giải quyết chúng một cách toàn diện. Việc ký kết hợp đồng tín
dụng giữa ngân hàng và người đi vay có những vai trò sau:
- Tạo điều kiện cho ngân hàng và người đi vay thực hiện đúng mục đích
tài trợ chính.
- Thiết lập cơ sở pháp lý trong quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách
hàng.
- Đảm bảo hạn chế rủi ro và thiệt hại đến mức thấp nhất cho ngân hàng
(Thái Văn Đại, 2012).
2.1.1.6 Các chỉ tiêu phân tích hoạt động tín dụng
Để thấy được bao quát tình hình hoạt động của ngân hàng, ta tiến hành
phân tích vài chỉ tiêu chính: Doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, dư nợ
bình quân, dư nợ quá hạn, hệ số thu nợ, tỉ lệ nợ quá hạn, vòng quay tín dụng.
Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong khoảng thời gian nhất định bao gồm vốn đã
thu hồi hay chưa thu hồi lại.
Doanh số thu nợ: Là tất cả các khoản thu nợ mà ngân hàng đã thu về
không phân biệt thời điểm cho vay.
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh doanh số cho vay tại một thời điểm xác định
mà ngân hàng chưa thu hồi lại.
Nợ xấu: Là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc gốc hoặc
lãi không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về
chất lượng đầu tư tín dụng của Ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu là những
khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 theo Quyết Định 493/2005/QĐ-NHNN. (Thái Văn
Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010)
15
2.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
2.1.2.1 Dư nợ trên vốn huy động (lần)
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ trên vốn huy động =
Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp cho ta có thể so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy
động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt bởi vì nếu chỉ tiêu này
lớn thì khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ
thì ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả. (Thái Văn Đại,
2012)
2.1.2.2 Dư nợ trên tổng tài sản (%)
Tổng dư nợ cho vay
Dư nợ trên tổng tài sản =
x 100
Tổng tài sản
Đây là chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng tài sản. Ngoài ra,
chỉ số này còn giúp nhà phân tích xác định qui mô hoạt động của ngân hàng.
(Thái Văn Đại, 2012)
2.1.2.3 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng
=
Tổng dư nợ bình quân
Trong đó, dư nợ bình quân (DNBQ) được tính như sau:
Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm
Dư nợ bình quân
=
2
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng,
phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng
quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của ngân hàng quay càng nhanh, luân
chuyển liên tục đạt hiệu quả cao. (Thái Văn Đại, 2012)
16
2.1.2.4 Hệ số thu nợ (%)
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ
=
x 100
Doanh số cho vay
Chỉ tiêu này thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của
ngân hàng, nó biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ
của khách hàng trong một kỳ. Hệ số thu nợ càng lớn càng được đánh giá tốt,
cho thấy công tác của ngân hàng càng có hiệu quả và ngược lại. (Thái Văn
Đại, 2012)
2.1.3.5 Tỷ lệ nợ xấu (%)
Tổng nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu
=
x 100
Tổng dư nợ cho vay
Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN nợ trong ngân hàng được chia
thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu sẽ được định nghĩa là tổng các khoản nợ của
nhóm 3, 4, 5 và cả nợ chờ xử lý.
Chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng
của Ngân hàng. Những ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất
lượng tín dụng của ngân hàng này cao. (Thái Văn Đại, 2012)
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu là số liệu thứ cấp:
- Các báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả kinh doanh
giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 được thu thập từ Phòng
khách hàng cá nhân, Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động tại SeABank chi
nhánh Cần Thơ.
- Những tài liệu về tín dụng Ngân hàng, tạp chí chuyên ngành, sách báo
có liên quan, Internet v.v…
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Mục tiêu 1, 2: Phân tích tình hình nguồn vốn và hoạt động tín dụng của
Ngân hàng bằng phương pháp so sánh.
Mục tiêu 3: Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản để đánh giá tình hình
hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Muc tiêu 4: Tổng hợp các kết quả phân tích trên để tìm ra các nguyên
nhân chủ yếu gây nên thực trạng khó khăn của tín dụng tại Ngân hàng thương
17
mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những khó
khăn trong tín dụng.
* Phương pháp thống kê mô tả: Là tổng hợp các phương pháp đo lường
mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh
bằng cách rút ra những kết luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập trong
điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả sử dụng phương pháp lập bảng,
biểu đồ và các phương pháp số nhằm tóm tắt dữ liệu, thông tin cần tìm hiểu.
* Phương pháp so sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa chỉ số
của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆x = x1 – x0
Trong đó:
∆x: Phần chênh lệch tăng hoặc giảm của các chỉ tiêu kinh tế
x1 : Chỉ tiêu năm sau
x0 : Chỉ tiêu năm trước
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với sộ liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến
động của các chỉ tiêu kinh tế từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
* Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là kết quả của phép chia
giữa chỉ số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
∆x = (x1 – x0)/ x0
Phương pháp này dùng để làm rõ mức biến động của các chỉ tiêu kinh tế
trong thời gian đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và từ
đó tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Ngoài ra còn sử dụng các chỉ tiêu về tài chính như: Chỉ tiêu về cơ cấu
vốn, chỉ tiêu hoạt động sử dụng vốn, chỉ tiêu hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu
về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
18
Chương 3
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
ĐÔNG NAM Á
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á
Tên giao dịch: NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á
Tên tiếng anh: Southeast Asia Commercial Joint Stock Bank
Tên thương hiệu: SEABANK
Hội sở chính: 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Điện thoai: +844 3944 8688
Website: www.seabank.com.vn
Email: seabank@seabank.com.vn
Được thành lập 1994, SeABank là một trong những Ngân Hàng Thương
Mại Cổ Phần sớm nhất và hiện tại nằm trong tóp 10 Ngân Hàng Thương Mại
Cổ Phần lớn nhất Việt Nam.
Hiện nay Ngân hàng có vốn điều lệ 5.335 tỷ đồng, là một trong bảy Ngân
Hàng Thương Mại Cổ Phần có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam trong đó đối tác
chiến lược ngoài societe Generale sở hữu 20% cổ phần. Hiện nay SeABank có
gần 1.100 cán bộ nhân viên tại gần 155 điểm giao dịch trên toàn quốc và gần
42.000 khách hàng thường xuyên hoạt động.
Hiện nay SeABank đã phát hành được gần 87.900 thẻ ATM, gồm các
loại thẻ ghi nợ nội địa S24+, S24++, Thẻ sinh viên, thẻ liên kết, thẻ quốc tế
MasterCard… và có 137 máy ATM trên toàn quốc. Thẻ ATM của SeABank
có thể giao dịch tại hơn 10.000 ATM, 36.451 máy POS của SeABank và các
ngân hàng trong liên minh thẻ Banknet Việt Nam và SmartLink trên phạm vi
toàn quốc.
Đặt biệt với tư cách là thành viên chính thức của 2 tổ chức thẻ lớn nhất
thế giới là MarterCard và VisaCard, năm 2010 SeABank cũng đã chính thức
phát hành thẻ ghi nợ quốc tế EMV MasterCard. Thẻ ghi nợ quốc tế EMV
MasterCard sử dụng công nghệ thẻ chíp EMV có tiêu chuẩn bảo mật cao nhất.
Thẻ quốc tế SeABank MasterCard có thể giao dịch được tại 24 triệu POS và 1
triệu máy ATM trên toàn thế giới với đầy đủ các tính năng, rút tiền, thanh toán
hàng hoá dịch vụ, chuyển khoản, truy vấn số dư, đổi pin, in sao kê… Bên cạnh
19
đó SeABank cũng phát hành thẻ quốc tế của khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp vừa và nhỏ.
Với những thành tích trong năm vừa qua, SeABank đã được trao tặng
những danh hiệu cao quý, trong đó có bằng khen của thủ tướng chính phủ, giải
thưởng doanh nghiệp ASEN- ABA 2010. Tóp 300/500 doanh nghiệp tư nhân
lớn nhất Việt Nam. Tóp 44/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập lớn nhất
Việt Nam.
3.2 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH
CẦN THƠ
3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank chính thức
khai trương chi nhánh Cần Thơ ngày 15/05/2008 tại địa chỉ 112A Trần Văn
Khéo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và hiện tại đã được dời sang trụ sở
mới tại đường Lý Tự Trọng chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh đầu tiên của
SeABank tại khu vực ĐBSCL. Hiện nay chi nhánh đã có 3 phòng giao dịch có
mặt ở các địa bàn trọng điểm của thành phố Cần Thơ (SeABank Tân An,
SeABank Bình Thuỷ, SeABank Xuân Khánh) cụ thể như sau:
- Trụ sở: 28 Lý Tự Trọng, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 07106 252 666
Ngoài ra, còn có 3 phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh:
* Phòng giao dịch Tân An:
- Địa chỉ: 61 Võ Văn Tần, Quận Ninh Kiều, Thành Phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 07103 753 666
* Phòng giao dịch Bình Thuỷ:
- Địa Chỉ: 91 Cách Mạng Tháng Tám, Phường An Thới, Quận Bình
Thuỷ, Thành Phố Cần Thơ.
- Điện Thoại: 07103 884 567
* Phòng giao dịch Xuân Khánh:
- Địa chỉ: 301 đường 30/4, Phường Xuân Khánh, Quận Ninh Kiều,
Thành Phố Cần Thơ.
- Điện thoại: 07103 754 686
20
3.2.2 Lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng
- Cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo - SeaMore, đồng tiền áp dụng,
đồng Việt Nam (VND).
- Phát hành, quản lý, sử dụng, thanh toán thẻ quốc tế.
- Tài khoản tích kiệm thông minh - SeaSave Smart, loại tiền áp dụng
Việt Nam đồng (VND), đô la Mỹ (USD), ơ rô (EUR).
- Tài khoản tiết kiệm gửi góp, loại tiền áp dụng Việt Nam đồng (VND).
- Thấu chi tài khoản cá nhân - SeaFast, đồng tiền áp dụng Việt Nam
đồng (VND).
- Cho vay mua ô tô - SeaCar, đồng tiền cho vay Việt Nam đồng.
- Cho vay tiêu dùng - SeaBuy, đồng tiền cho vay Việt Nam đồng.
- Cho vay mua nhà ở - SeaHome, đồng tiền cho vay Việt Nam đồng.
- Cho vay cầm cố giấy tờ có giá - SeaValue, đồng tiền cho vay và đồng
tiền trả nợ Việt Nam đồng (VND).
- Cho vay nhanh mua ô tô doanh nghiệp – SeaCarBusiness.
- Sản phẩm thẻ ghi nợ quốc tế và thẻ ghi nợ quốc tế trả sau MasterCard
áp dụng cho cán bộ nhân viên trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đông Nam Á.
- Ngân hàng trực tuyến – Seanet, đồng tiền áp dụng cho mọi giao dịch
chuyển tiền thông qua Seanet là Việt Nam đồng (VND). Khách hàng được
thực hiện giao dịch bằng ngoại tệ thông qua Seanet (đối với tài khoản USD,
EUR). Trong trường hợp thoả mãn các điều kiện sau:
+ Chuyển khoản cùng hệ thống với SeABank.
+ Tài khoản nhận tiền cùng thuộc sở hữu của khách hàng và cùng loại
tiền tệ với đồng tiền giao dịch.
3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
3.3.1 Cơ cấu tổ chức
Tổ chức nhân sự là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến
thành công của ngân hàng trong công tác tổ chức, ban giám đốc rất quan tâm
đến việc tuyển chọn và đề bạc cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người đúng
việc, đổi ngũ nhân viên luôn được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và
trình độ tin học, nhất là trong điều kiện thị trường hiện nay, sự cạnh tranh cao
giữa các ngân hàng thì việc tổ chức một đội ngũ cán bộ cùng nhân viên trình
độ cao sẽ là nhân tố quyết định đến sự phát triển lớn mạnh của ngân hàng.
21
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
TRƯỞNG PHÒNG
QTHTHĐ
TRƯỞNG PHÒNG
KH CÁ NHÂN
TRƯỞNG PHÒNG
KH DN
TRƯỞNG PHÒNG
GIAO DỊCH
Chuyên viên hỗ
trợ tín dụng
Chuyên viên
quan hệ
khách hàng
Chuyên viên
QH khách hàng
SMF
Chuyên viên
QH khách
hàng
Chuyên viên hỗ
trợ hoạt động
Chuyên viên
phát triển
kinh doanh
Chuyên viên
QH khách hàng
PRO
Trưởng
nhóm giao
dịch viên
Chuyên viên hỗ
trợ kỹ thuật
Trưởng quỹ
Chuyên viên
hành chính
nhân sự
GDV/GDV
Kiêm quỹ
Nhân viên quỹ
Trưởng nhóm
giao dịch viên
Giao dịch viên
Nhân viên chào đón
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức SeAbank Cần Thơ
Nguồn: Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động SeABank Cần Thơ
22
3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
* Giám đốc chi nhánh (GĐCN)
Xây dựng kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và phòng giao dịch trực
thuộc.
Tổ chức, điều hành và quản lý việc triển khai kế hoạch kinh doạnh của
chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.
Thực hiện nghiệp vụ tín dụng, quản lý tín dụng, quản lý rủi ro. Phối hợp
các phòng ban, bộ phận chức năng phát triển hình ảnh, sản phẩm và mơ rộng
mạng lưới hoạt động của SeAbank. Công tác quản lý nhân sự và xây dựng đội
ngũ kế cận.
* Phó giám đốc chi nhánh.
Hỗ trợ GĐCN trong việc xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch kinh
doanh của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.
Phối hợp với GĐCN trong việc tổ chức, điều hành và quản lý việc triển
khai kế hoạch kinh doanh của chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc.
Báo cáo trực tiếp với GĐCN.
Phối hợp các phòng ban/ bộ phận chức năng phát triển hình ảnh, sản
phẩm và mởi rộng mạng lưới hoạt động của SeABank theo sự phân công, uỷ
nhiệm của GĐCN.
Quản lý nhân sự và xây dựng đội ngủ kế cận theo sự phân công, uỷ
nhiệm của GĐCN.
* Chuyên viên quản lý rủi ro
Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hoàn thiện của bộ hồ sơ tín dụng. thẩm
định đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay tí dụng tại chi nhánh và đưa ra
kiến nghị.
Thực hiện giám sát, báo cáo rủi ro tín dụng tại chi nhánh.
Báo cáo tình hình thu hồi nợ quá hạn tại chi nhánh và báo cáo khác theo
yêu cầu tới phòng Quản lý rủi ro hội sở.
Qua việc thẩm định hồ sơ tín dụng đống góp vào nâng cao kỹ năng và
nghiệp vụ cho các chuyên viên quản lý quan hê KHCN, chuyên viên quản lý
quan hệ khách hàng SME/PRO và trưởng phòng 2 ban này (nếu cần thiết).
* Trưởng phòng khách hàng cá nhân
Đề xuất kế hoạch và phương án kinh doanh đối với KHCN.
23
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
Phát triển và đào tạo nhân lực.
* Trưởng phòng khách hàng SME & PRO
Đề xuất chiến lược và kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trên thị trường
khách hàng SME & PRO.
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh. Chịu trách nhiệm hoàn thành chỉ
tiêu về doanh số và công tác phát triển khách hàng SME & PRO trên địa bàn.
Quản lý chuyên môn, nghiệp vụ của phòng.
Phát triển và đào tạo nhân lực.
* Trưởng phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động
Quản lý chuyên môn và nghiệp vụ của phòng.
Phát triển và đào tạo nhân lực của phòng.
Tuỳ từng trường hợp Trưởng phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động có thể
thay thế bằng trưởng nhóm hỗ trợ tín dụng hoặc giám đốc chi nhánh.
* Trưởng phòng giao dịch
Đề xuất kế hoạch và phương án kinh doanh đối với sản phẩm KHCN.
Tổ chức và quản lý hoạt động của PGD.
Quản lý nghiệp vụ chuyên môn và chất lượng hoạt động của phòng quản
lý và phát triển nhân viên.
3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giai đoạn 2010 – 2012, đây là khoản thời gian đầy biến động của nền
kinh tế hậu khủng hoảng. Đặt biệt, những tháng đầu năm 2010 với chính sách
thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, đến những tháng cuối năm hoat động
kinh doanh của ngân hàng phần nào bị tác động khi thực thi các gói kích cầu
hỗ trợ nền kinh tế. Do đó, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có
nhiều biến động. Để thấy rỏ kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng như
thế nào ta đi phân tích bảng 3.1 về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng giai đoạn 2010 - 2012 và bảng 3.2 về kết quả hoạt động kinh doanh của
Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể như sau:
24
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2010
Năm 2011
Năm 2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2011
2012/ 2011
I. Thu nhập
35.482
33.956
25.542
Số tiền
(1.526)
1.Thu nhập lãi
35.216
33.713
25.147
(1.503)
(4,3)
(8.566)
(25,4)
701
956
370
255
36,4
(586)
(61,3)
34.515
32.757
24.777
(1.758)
(5,1)
(7.980)
(24,4)
266
243
395
(23)
(8,6)
152
62,6
II. Chi phí
28.366
31.455
25.076
3.089
10,9
(6.379)
(20,3)
1. Chi phí lãi
23.189
26.063
19.657
2.874
12,4
(6.406)
(24,6)
- Trả lãi tiền gửi
22.556
22.738
22.274
182
0,8
(464)
(2,0)
- Trả lãi tiền vay
235
126
143
(109)
(46,4)
17
13,5
-Chi phí dự phòng RRTD
398
569
422
171
43,0
(147)
(25,8)
2.Chi phí ngoài lãi
5.177
5.392
5.419
215
4,2
27
0,5
III.Lợi nhuận trước thuế
7.116
2.501
466
(4.615)
(64,9)
(2.035)
(81,4)
- Thu lãi từ tiền gửi
- Thu lãi cho vay
2. Thu nhập ngoài lãi
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
25
%
(4,3)
Số tiền
(8.414)
%
(24,8)
3.4.1 Thu nhập
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy thu nhập của ngân hàng giảm dần qua các
năm, năm 2011 giảm nhẹ với 4,3% so với năm 2010 thì qua năm 2012 đã
giảm mạnh với tỷ lệ 24,8% so với năm 2011. Biến động của thu nhập chịu
ảnh hưởng của hai yếu tố chủ yếu sau:
Thu nhập lãi bao gồm chủ yếu là thu nhập từ lãi cho vay và thu nhập từ
lãi tiền gửi. Thu nhập lãi là khoản thu nhập chiếm phần lớn tỷ trọng trong
tổng thu nhập của ngân hàng, luôn trên 95%. Do đó, tốc độ tăng trưởng của
thu nhập chủ yếu từ nguồn thu lãi. Trong ba năm qua, thu nhập lãi có những
biến động mạnh khi giảm từ 35.216 triệu đồng xuống còn 25.147 triệu đồng
chỉ trong khoản thời gian từ 2010 đến 2012. Bởi vì do chính sách thắt chặt tín
dụng trong các năm 2011 đến 2012 dẫn đến dư nợ của ngân hàng từ đó cũng
giảm theo, điều này ảnh hưởng lớn đến việc nguồn thu chính của ngân hàng,
thu lãi cho vay cũng giảm mạnh.
Trong năm 2011 đến 2012, Ngân hàng Nhà Nước đã thực hiện chính
sách trần lãi suất huy động với mục tiêu kéo giảm lãi suất cho vay xuống và
chính điều này đã một phần làm cho thu nhập lãi của SeAbank Cần Thơ trong
năm 2011 giảm 4,3% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 24,8% so với năm
2011. Phần còn lại chính là do đặc điểm của SeABank Cần Thơ các khoản
vay của ngân hàng đa số là các khoản ngắn hạn, lãi suất thường không cao
nên khi áp dụng các chính sách lãi suất nói riêng và kích cầu nói chung đã ảnh
hưởng khá nghiêm trọng đến ngân hàng. Sự xuất hiện của lãi điều chuyển vốn
qua các năm đã góp phần làm cho thu lãi từ tiền gửi trở thành một phần không
thể thiếu trong thu nhập lãi.
Thu nhập ngoài lãi là khoản thu nhập chiếm phần nhỏ trong thu nhập
nhưng cũng góp phần mang lại thu nhập cho Ngân hàng, trong 3 năm thu
nhập ngoài lãi biến động không đều cụ thể năm 2011 thu nhập lãi là 243 triệu
đồng giảm 23 triệu đồng tương đương giảm 8,6% so với năm 2010, nhưng
sang năm 2012 thu nhập ngoài lãi tăng lên điều này cho thấy Ngân hàng đang
dần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút và gia tăng khách hàng
sử dụng ngày càng nhiều các sản phẩm dịch vụ khác ngoài cho vay và huy
động vốn.
3.4.2 Chi phí
Tương tự như thu nhập, chi phí trong các năm qua cũng có nhiều biến
động, tăng trong năm 2011 và giảm mạnh trong năm 2012. Điều này là do sự
tác động của hai yếu tố sau:
26
Chi phí lãi (gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay và các chi phí DPRRTD)
là các khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong chi phí khi luôn chiếm trên
80% tổng chi phí của ngân hàng. Bảng số liệu cho ta thấy khoản mục này biến
động cụ thể năm 2012 tăng 3.089 triệu đồng tương đương 10,9% so với năm
2011. Nguyên nhân là trong các năm 2010 và 2011 việc cạnh tranh trong công
tác huy động vốn giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt dẫn đến việc cạnh tranh
bằng cách đẩy lãi suất tiền gửi lên cao. Mặt khác, trong năm 2011 ngân hàng
đã ngày càng chú trọng đến công tác huy động vốn để giảm bớt sự phụ thuộc
vào nguồn vốn điều chuyển từ hội sở nên số dư huy động vốn của ngân hàng
tăng cao trong năm 2011 dẫn đến chi phí trả lãi tiền gửi trong năm 2011 tăng
14,5% so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 do ngân hàng thực hiện tốt
theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà Nước về việc tuân thủ tuyệt đối lãi suất trần
huy động vốn nên lãi suất của Ngân hàng đã giảm mạnh trong năm 2012,
chính vì thế dù số dư huy động tiết kiệm của Ngân hàng có sự tăng nhẹ so với
năm 2011 nhưng do lãi suất giảm mạnh nên chi phí trả lãi tiền gửi của Ngân
hàng cũng giảm 2,0% so với năm trước đó.
Chi phí ngoài lãi bao gồm chi phí hoạt động dịch vụ, chi phí hoạt động
đầu tư, chi phí hoạt động khác. Khoản mục này tăng nhẹ 4,2% trong năm
2011 và không biến động nhiều trong năm 2012 chỉ tăng thêm 0,5%. Trong
thành phần của chi phí ngoài lãi thì chi phí tiền lương chiếm tỷ trọng lớn.
Trong các năm vừa qua, dù quy mô kinh doanh của Ngân hàng được mở rộng,
tuy nhiên do tình hình kinh tế có nhiều biến động và gặp khủng hoảng, vì thế
đường lối kinh doanh của ngân hàng cũng hết sức thận trọng và kiểm soát
chặt chẽ việc gia tăng chi phí. Điều này đã góp phần giúp ngân hàng giảm bớt
gánh nặng và sự chịu tác động của đợt khủng hoảng kinh tế thị trường khi
việc gia tăng thu nhập trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn.
3.4.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của ngân hàng. Mặc dù thu nhập của ngân hàng có sự sụt giảm mạnh qua các
năm nhưng do ngân hàng đã thực hiện việc kiểm soát chi phí trong giai đoạn
khủng hoảng kinh tế nên vẫn đảm bảo Ngân hàng luôn có lợi nhuận trước
thuế qua 3 năm dù lợi nhuận giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2012. Cụ thể,
năm 2011 chứng kiến suy giảm tốc độ tăng trưởng khi lãi suất được ấn định ở
mức 14%, dẫn đến lãi suất trần cho vay giảm xuống, thu nhập lãi của ngân
hàng giảm xuống đột ngột, tốc độ tăng trưởng thu nhập bị giảm sút, trong khi
tốc độ của chi phí lại tăng do sức ép cạnh tranh về huy động vốn của các đối
thủ, nên chi phí về lãi tiền gửi tăng cao đã kéo theo lợi nhuận trước thuế của
Ngân hàng giảm. Bước sang năm 2012, lại thấy sự sụt giảm lãi suất cho vay
27
do Ngân hàng tuân thủ tuyệt đối về áp dụng trần lãi suất huy động cộng với
dư nợ của Ngân hàng cũng giảm mạnh, với tác động kép này đã ảnh hưởng
rất lớn đến nguồn thu nhập từ lãi cho vay dẫn đến lợi nhuận trước thuế của
ngân hàng giảm đến 81,4% so với năm 2011.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong 3 năm
có nhiều biến động, như lợi nhuận có sự sụt giảm mạnh qua 3 năm nhưng vẫn
đảm bảo có lợi nhuận trong giai đoạn có thể nói là khó khăn nhất của ngành
Ngân hàng từ trước đến nay. Từ đó cho thấy, Ngân hàng đã có những định
hướng kinh doanh đúng đắn và có những chính sách ứng phó kịp thời với sự
biến động mạnh mẽ của nền kinh tế nên vẫn duy trì được lợi nhuận kinh
doanh đồng thời vẫn kiểm soát và quản lý được các rủi ro phát sinh từ đợt
khủng hoảng kinh tế.
Để nắm bắt được tình hình kinh doanh của Ngân hàng gần đây thì ta đi
phân tích bảng 3.2 về kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.
Qua bảng 3.2 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 lợi nhuận của Ngân hàng
tăng 458 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2013. Nguyên nhân là do hoạt
động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay để thu lợi nhuận nhưng năm 2012
Ngân hàng hạn chế cho vay nên khoản thu nhập lãi cho vay của 6 tháng đầu
năm 2013 giảm, làm cho thu nhập Ngân hàng thấp hơn so với 6 tháng đầu
năm 2012. Mặt khác là do tốc độ chi phí của Ngân hàng trong 6 tháng đầu
năm 2013 giảm nhanh hơn so với tốc độ giảm của thu nhập nên làm cho lợi
nhuận của Ngân hàng tăng 1.184 triệu đồng.
Thu nhập
Dựa vào bảng số liệu 3.2, ta thấy thu nhập của ngân hàng trong 6 tháng
đầu năm 2013 so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 giảm dần, cụ thể là 6
tháng đầu năm 2013 thu nhập là 7.827 triệu đồng giảm 4.94 triệu đồng so với
6 tháng đầu năm 2012 là 12.770 triệu đồng tương đương 38,7%. Biến động
của thu nhập chịu ảnh hưởng của hai yếu tố chủ yếu sau:
Trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013, thu nhập lãi có
những biến động giảm mạnh từ 12.573 triệu đồng xuống còn 7.720 triệu
đồng. Nguyên nhân thu nhập lãi của SeABank Cần Thơ giảm vào 6 tháng đầu
năm 2013 là do Ngân hàng hạn chế cho vay mà tập trung nhiều vào thu hồi
nợ và huy động vốn nên vốn điều chuyển của Ngân hàng tăng nên điều
chuyển về hội sở tăng làm thu nhập từ lãi tiền gửi tăng nhưng thu lãi từ cho
vay lại giảm 5.844 triệu đồng dẫn đến thu nhập trong 6 tháng đầu năm 2013
giảm 38,7% so với 6 tháng đầu năm 2012.
28
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6T2012
6T2013
6T2013/ 6T2012
Số tiền
%
I. Thu nhập
12.770
7.827
(4.943)
(38,7)
1.Thu nhập lãi
12.573
7.720
(4.853)
(38,6)
189
1.180
991
524,3
12.384
6.540
(5.844)
(47,2)
197
107
(90)
(45,7)
12.046
6.643
(5.403)
(44,9)
1. Chi phí lãi
9.829
4.191
(5.638)
(57,4)
- Trả lãi tiền gửi
9.472
4.075
(5.397)
(57,0)
- Trả lãi tiền vay
147
80
(67)
(45,6)
- Chi phí dự phòng RRTD
210
36
(174)
(82,9)
2.217
2.452
235
10,6
724
1.184
460
63,5
- Thu lãi từ tiền gửi
- Thu lãi cho vay
2. Thu nhập ngoài lãi
II. Chi phí
2. Chi phí ngoài lãi
III. Lợi nhuận trước thuế
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Chi phí
Tương tự như thu nhập, chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
đầu năm 2013 cũng có nhiều biến động, giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm
2013. Nguyên nhân là do năm 2012 ngân hàng hạn chế cho vay tập trung thu
hồi nợ và huy động nên nguồn vốn huy động tăng nhưng chi phí trả lãi tiền
gửi của Ngân hàng giảm so với 6 tháng đầu năm 2012 là do Lãi suất của ngân
hàng giảm nên chi phí trả lãi tiền gửi thấp. Mặt khác là do tình hình kinh tế có
nhiều biến động và gặp nhiều khó khăn, nhưng đường lối kinh doanh của
ngân hàng cũng hết sức thận trọng và kiểm soát chặt chẽ việc gia tăng chi phí.
Điều này đã góp phần giúp Ngân hàng giảm bớt gánh nặng và sự chịu đựng
tác động của đợt khủng hoảng kinh tế thị trường khi việc gia tăng thu nhập
trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn.
29
Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận trước thuế của
Ngân hàng tăng đến 63,5% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
nhân là do sự biến động của thu nhập và chi phí của ngân hàng trong 6 tháng
đầu năm 2013, qua bảng ta thấy thu nhập của Ngân hàng giảm trong khi đó
chi phí cũng giảm nhưng lợi nhuận tăng là do tốc độ giảm của chi phí nhanh
hơn tốc độ giảm của thu nhập nên làm cho lợi nhuân của Ngân hàng tăng lên.
Nhìn chung, cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng đã có
những định hướng kinh doanh đúng đắn và có những chính sách ứng phó kịp
thời với sự biến động mạnh mẽ của nền kinh tế nên vẫn duy trì được lợi nhuận
kinh doanh đồng thời góp phần giúp ngân hàng giảm bớt gánh nặng từ việc
chịu tác động của đợt khủng hoảng kinh tế thị trường khi việc gia tăng thu
nhập trong giai đoạn này gặp nhiều khó khăn.
30
Chương 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN
2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1 TINH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM VÀ 6
THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc
tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho Ngân
hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng
trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói
riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động
của Ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư
tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế và dân cư.
Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần
Thơ nguồn vốn hoạt động bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ Hội
sở. Trong 3 năm 2010 đến 2012, nền kinh tế thành phố Cần Thơ có sự tăng
trưởng nhanh tạo điều kiện thuận lợi trong công tác huy động vốn của chi
nhánh được thể hiện qua bảng số liệu 4.1 về nguồn vốn của ngân hàng như
sau:
Bảng 4.1: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng giai đoạn (2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2011/2010
Năm
2012
Số tiền
Vốn huy động
45.796
86.924 116.107
28.199
%
41.128 24,8
Vốn điều chuyển
165.859
Tổng nguồn vốn
211.655 115.123 116.107 (96.532) (45,6)
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
29.183 33,6
- (137.660) (86,9) (28.199) (100)
984
0,9
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng phân tích trên ta thấy tổng nguồn vốn của SeABank Cần Thơ
có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tổng nguồn vốn của Ngân
hàng là 211.655 triệu đồng, đến năm 2011 giảm xuống còn 115.123 triệu
31
đồng, giảm 96.532 triệu đồng so với năm 2010, tương đương giảm là 45,6%.
Nguyên nhân giảm là do năm 2011 ảnh hưởng lãi suất tăng cao điều đó cũng
ảnh hưởng đến nền kinh tế Cần Thơ, đặc biệt là SeABank Cần Thơ về nguồn
vốn giảm xuống đáng kể. Đến năm 2012 tổng nguồn vốn tăng lên 116.107
triệu đồng, tăng thêm 984 triệu đồng, tương đương tăng 0,9% so với năm
2011. Nguyên nhân là do SeABank đã có những thay đổi trong chính sách lãi
suất như áp dụng lãi suất bậc thang cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, đây là
dấu hiệu tốt cho SeABank Cần Thơ trong việc ổn định nguồn vốn của khách
hàng. Sau đây ta đi xét từng khoản mục nguồn vốn của SeABank để biết rõ
hơn về tổng nguồn vốn tăng giảm qua 3 năm
4.1.1.1 Vốn huy động
Nguồn vốn huy động nói lên độ lớn, sức mạnh kinh tế ban đầu của một
chủ thể trong một chu kỳ kinh doanh. Vì vậy việc huy động vốn nhiều hay ít
sẽ làm cho quy mô nguồn vốn tăng hay giảm và trong đa số trường hợp, sự
tăng hay giảm sẽ quyết định các phương án cho vay hay đầu tư, mở rộng hay
thắt chặt tín dụng.
Dựa vào bảng 4.1 ta thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng luôn tăng
qua các năm. Năm 2011 là 86.924 triệu đồng tăng 41.128 triệu đồng so với
năm 2010, tương ứng tăng 89,8%. Năm 2012 là 116.107 triệu đồng, tăng
29.138 triệu đồng, tương ứng tăng 33,5%. Mặc dù năm 2012 có sự biến động
về kinh tế nhưng vốn huy động của SeABank vẫn tăng so với 2 năm trước.
Nguyên nhân là nhờ vào sự nổ lực không ngừng của đơn vị làm công tác huy
động vốn và với chính sách huy động vốn đa dạng và năng động nên vốn huy
động tăng dần qua 3 năm. Với nguồn vốn huy động tăng qua các năm chứng
tỏ công tác huy động của SeABank đạt hiệu quả cao.
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Vốn điều chuyển là nguồn vốn nhận từ hội sở nguồn vốn này tăng hay
giảm là do nhu cầu vốn trên địa bàn và khả năng huy động vốn của ngân
hàng. Nguồn vốn nhận điều chuyển từ hội sở thật sự đã góp phần làm tăng
lợi nhuận cho Ngân hàng nhờ lãi suất hợp lý. Tuy nhiên nếu công tác huy
động vốn đa số dựa vào nhận điều chuyển từ Hội sở thì điều này không tốt
lắm, vì sẽ làm giảm tính chủ động của Ngân hàng trong việc đầu tư cho vay
vốn hay thực hiện các nghiệp vụ. Nhận thức được điều này nên SeABank
Cần Thơ đã cố gắn giảm tỷ trọng của vốn điều chuyển xuống trong những
năm qua. Cụ thể như sau: năm 2011 vốn điều chuyển là 28.199 triệu đồng
giảm 137.660 triệu đồng tương đương giảm 86,9% so với năm 2010. Sang
năm 2012 thì Ngân hàng không cần đến vốn điều chuyển từ Hội sở. Điều này
32
chứng tỏ SeABank Cần Thơ đã tự chủ hơn trong công tác huy động vốn của
mình, đã hạn chế nhận vốn điều chuyển của Hội sở.
Để hiểu rỏ hơn ta qua phân tích tình hình nguồn vốn huy động của Ngân
hàng 6 tháng đầu năm 2013 so với 6 tháng đầu năm 2012 để đánh giá đúng
hơn về tình hình nguồn vốn của Ngân hàng trong thời gian gần nhất.
Nhìn vào bảng 4.2 ta thấy tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2013 tăng so
với cùng kỳ 6 tháng 2012 là 38.901 triệu đồng tương đương tăng 36,0%,
Nguyên nhân trong 6 tháng đầu năm 2013 tổng nguồn vốn tăng là do Ngân
hàng đã tập trung nhiều vào công tác huy động vốn với nhiều hình thức huy
động đa dạng với lãi suất hấp dẫn, có các hình thức khuyến mãi thường xuyên
nên khuyến kích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác với đội ngủ
nhân viên được đào tạo nghiệp vụ chuyên môn và thái độ phục vụ chăm sóc
khách hàng chu đáo nhiệt tình, thân thiên tạo sự thoải mái cho khách hàng nên
thu hút khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng.
Bảng 4.2: Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
6T2012
Chênh lệch
6T2013/6T2012
6T2013
Số tiền
Vốn huy động
%
108.134
147.035
38.901
36,0
Vốn điều chuyển
-
-
-
-
Tổng nguồn vốn
108.134
147.035
38.901
36,0
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Vốn huy động
Vốn huy động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 tăng 38.901 triệu
đồng tương đương 36,0% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do 6
tháng đầu năm 2013 là năm có nên kinh tế ổn định, lạm phát giảm, giá cả
hàng hóa giảm,... Nên các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, cá
nhân có thu nhập ổn định nên gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác là do 6 tháng
đầu năm 2013 Ngân hàng thực hiện nhiều chính sách huy động vốn đa dạng
với nhiều sản phẩm hấp dẫn như tiết kiệm gửi góp “ươm mầm ước mơ, tích
lủy tương lai,...” nên thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
33
Vốn điều chuyển
Qua bảng 4.2 ta thấy nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 thì không phát sinh. Điều này chứng
tỏ SeABank Cần Thơ đã tự chủ hơn trong công tác huy động vốn của mình.
4.1.2 Tình hình nguồn vốn huy động
Qua bảng ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm
cụ thể: Năm 2011 tăng 41.128 triệu đồng và chiếm 89,8% so với năm 2010,
còn năm 2012 tăng 29.183 triệu đồng và chiếm 33,6% so với năm 2011.
Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm chịu sự ảnh hưởng của
2 khoản đó là tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong
tiền gửi dân cư có tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Nhìn vào tình hình
huy động vốn của ngân hàng ta nhận thấy tiền gửi dân cư có xu hướng tăng
dần qua 3 năm (2010,2011,2012) và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn huy động được. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của tiền gửi dân cư.
Sau đây ta tiến hành tìm hiểu chi tiết từng khoản mục:
Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn
(2011-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Năm
2010
Khoản mục
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
2012/ 2011
Số tiền
%
1.Tiền gửi dân cư
44.138
85.080 113.866
40.942
92,8 28.786
33,8
a. Tiền gửi tiết kiệm
43.020
84.795 109.788
41.775
97,1 24.993
29,5
+Ngắn hạn
23.535
84.417
60.882 258,7 10.294
12,2
+Trung, dài hạn
19.485
378
b. Tiền gửi thanh toán
1.118
285
4.078
2. Tiền gửi tổ chức
1.658
1.844
2.241
186
86.924 116.107
41.128
Tổng cộng
45.796
94.711
15.077 (19.107) (98,1) 14.699 3.888,6
(833) (74,5)
11,2
3.793 1.330,9
397
21,5
89,8 29.183
33,6
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ tiền
gửi của dân cư nên qua các năm tiền gửi dân cư luôn tăng, năm 2011 tiền gửi
34
từ dân cư là 85.080 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 40.942 triệu đồng và
chiếm 92,8% so với năm 2010, không dừng lại ở đó trong năm 2012 tiền gửi
dân cư là 113.866 triệu đồng tăng 28.786 triệu đồng và chiếm 33,8% so với
2011. Nguyên nhân của sự tăng tiền gửi dân cư là nhờ sự cố gắng của toàn
thể ngân hàng, đã tích cực phát triển thêm nhiều hình thức huy động đa dạng
với lãi suất hấp dẫn, có các hình thức khuyến mãi thường xuyên nên khuyến
kích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Tiền gửi từ các tổ chức chủ yếu là tiền gửi thanh toán nhằm mục đích
đảm bảo chuyển tiền khi cần thiết của các tổ chức tín dụng. Do các tổ chức
kinh tế doanh nghiệp có xu hướng giao dịch, thanh toán tiền mua hàng hóa
thông qua ngân hàng ngày càng phổ biến nên làm cho tiền giử của các tổ
chức ngày càng cao như năm 2011 tăng 41.128 triệu đồng và chiếm 89,8% so
với năm 2010, còn năm 2012 tăng 29.183 triệu đồng và chiếm 33,6% so với
năm 2011. Mặc dù tăng với tốc độ không cao nhưng đây cùng là điều có lợi
cho ngân hàng, chứng tỏ các tổ chức tin tưởng vào ngân hàng và giao dịch
với ngân hàng. Đây là một mảng huy động tương đối lớn và ngày càng có xu
hướng mở rộng nên ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa để đưa ra chính
sách huy động hấp dẫn nhằm thu hút những đối tượng là các tổ chức kinh tế.
Bên cạnh bảng nguồn vốn huy động qua 3 năm 2010 đến 2012, ta cũng
có thêm bảng nguồn vốn huy động qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu
năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động của Ngân hàng gần đây
nên ta phân tích tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai
đoạn 6 tháng đầu năm 2013.
Bên cạnh nguồn vốn huy động tăng trưởng đáng kể qua 3 năm thì trong
đó vốn huy động qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng
đều tăng trưởng. Qua bảng ta thấy, Trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn
này tăng 36,0% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 với con số đạt được là
147.035 triệu đồng, và cũng tăng lên 38.901 triệu đống so với 6 tháng đầu
năm 2012. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng tập trung
vào công tác huy động vốn, với sự không ngừng mở rộng và đa dạng các
hình thức huy động nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư như
chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn nên nguồn vốn huy động tăng
đáng kể, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng hoạt động và đáp ứng nhu cầu
vay vốn của khách hàng và tổ chức.
35
Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu
6T2012
6T2013
6T2013/6T2012
Số tiền
%
1.Tiền gửi dân cư
105.878
145.324
39.446
37,3
a. Tiền gửi tiết kiệm
104.840
145.124
40.284
38,4
+Ngắn hạn
100.970
118.178
17.208
17,0
+Trung, dài hạn
3.870
26.946
23.076
596,3
b. Tiền gửi thanh toán
1.038
200
(838)
(80,7)
2. Tiền gửi tổ chức
2.256
1.711
(545)
(24,2)
108.134
147.035
38.901
36,0
Tổng cộng
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Tiền gửi dân cư qua bảng 4.4 ta thấy tăng, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013
tăng 39.446 triệu đồng tương đương 37,3%. Nguyên nhân tiền gửi dân cư tăng
lên là do Ngân hàng tích cực trong công huy động vốn với nhiều hình thức
huy động vốn đa dạng và nhiều sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn hấp dẫn thu hút
lượng tiền nhàn rổi của cá nhân và bên cạch đó cũng có nhiều trương trình
khuyến mãi khuyến kích khách hàng gửi tiền.
Tiền gửi tổ chức qua bảng 4.4 ta thấy có phần giảm xuống, cụ thể 6
tháng đầu năm 2013 giảm 545 triệu đồng tương đương giảm 24,2% so với 6
tháng đầu năm 2013. Điều này cho thấy Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn
nữa khoản tiền gửi này, bằng cách đưa ra chính sách huy động vốn hấp dẫn
nhằm thu hút những đối tượng tổ chức kinh tế nhiều hơn vì các tổ chức chủ
yếu có xu hướng giao dịch, thanh toán tiền mua hàng thông qua ngân hàng
nên tiền gửi thanh toán sẽ được tổ chức quan tâm chứng tỏ đây là một mảng
huy động tương đối lớn và có xu hướng mở rộng.
Tóm lại, tuy tổng nguồn vốn tăng trưởng không đồng đều qua các năm,
nhưng trong đó vốn huy động tăng trưởng đáng kể hàng năm điều đó chứng
tỏ Ngân hàng có nhiều khách hàng với lượng khách hàng ngày càng tăng,
khẳng định Ngân hàng có chỗ đứng ngày càng vững chắc, uy tín được nâng
cao tạo được lòng tin cho khách hàng giao dịch.
36
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN
HÀNG QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013
4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn
Song song với việc huy động vốn của ngân hàng đó là cho vay hay còn
gọi chung là hoạt động tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của
Ngân hàng. Thời hạn cho vay phản ánh mục tiêu, khách hàng, đối tượng cho
vay mà ngân hàng đang hướng đến. Nếu như các khoản cho vay một dự án
đầu tư, cho vay mua xe, mua bất động sản thường là các khoản cho vay trung
và dài hạn thì các khoản cho vay vốn lưu động, vốn sản xuất kinh doanh thì
thường có thồi hạn ngắn, Để thấy được tình hình hoạt động tín dụng của theo
thời hạn của Ngân hàng như thế nào, ta sẽ phân tích sự thay đổi về doanh số
cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ theo thời hạn và theo thành phần kinh tế của
ngân hàng.
4.2.1.1 Phân tích tình hình doanh số cho vay theo thời hạn
Doanh số cho vay theo thời gian tại Ngân hàng có nhiều biến động,
giảm mạnh liên tục trong năm 2011và năm 2012, cụ thể doanh số cho vay
năm 2011 là 68.279 triệu đồng đã giảm 208.156 triệu đồng và chiếm 75,3%
so với năm 2010. Còn năm 2012 là 15.440 triệu đồng đã giảm 52.839 triệu
đồng và chiếm 77,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân hàng tập
trung công tác thu hồi nợ trong năm 2011 và đặt biệt là năm 2012 không giải
ngân bất kỳ một món vay sản xuất kinh doanh nào mà chỉ giải ngân món vay
cầm cố sổ tiết kiệm. Mặt khác là do tình hình kinh tế biến đổi, do ảnh hưởng
chung của khủng hoảng kinh tế thế giới, và cũng là khủng hoảng chung của
ngành Ngân hàng nên Ngân hàng hạn chế cho vay.
Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo thời hạn của Ngân hàng
giai đoạn (2010-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/ 2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay
276.435
68.279 15.440 (208.156) (75,3) (52.839) (77,4)
- Ngắn hạn
190.025
58.395 15.440 (131.630)
- Trung, dài hạn
86.410
9.839
-
(76.571)
(69,3) (42.955) (73,6)
(88,6)
(9.839) (100)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
37
Qua bảng ta thấy, doanh số cho vay ngắn hạn qua 3 năm giảm dần, cụ
thể: Năm 2010 doanh số cho vay cao so với các năm còn lại là do Ngân hàng
mới thành lập nên ngân hàng có chính sách là đẩy mạnh cho vay vì mục tiêu
của Ngân hàng là để thu lợi nhuân ngoài ra trên địa bàn tỉnh các doanh
nghiệp, cá nhân luôn tăng cường vốn lưu động ngắn hạn để phục vụ cho việc
sản xuất và tiêu dùng, nên năm 2010 doanh số cho vay ngắn hạn là 190.025
triệu đồng nhưng sang năm 2011 mục tiêu của Ngân hàng chỉ giải ngân những
khách hàng cũ còn lại ở năm 2010 không phát sinh cho vay khách hàng mới,
mà tập trung vào thu nợ nên doanh số cho vay ngắn hạn năm 2011 là 68.279
triệu đồng đã giảm 208.156 triệu đồng tương đương giảm 69,3% so với năm
2010. Tương tự năm 2012 doanh số cho vay ngắn hạn là 15.440 triệu đồng đã
giảm 42.955 triệu đồng tương đương 73,6% so với năm 2011. Nguyên nhân là
do tình hình kinh tế biến đổi, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế
thế giới, và khủng hoảng chung của ngành Ngân hàng. Nên Ngân hàng hạn
chế cho vay tất cả các khoản vay mà tập trung thu hồi nợ làm cho doanh số
cho vay ngắn hạn giảm.
Doanh số cho vay trung dài hạn tuy chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số
cho vay nhưng nó cũng góp phần làm cho doanh số cho vay thay đổi qua các
năm. Năm 2011 doanh số cho vay là 9.839 triệu đồng giảm 76.571 triệu đồng
tương đương giảm 88,6% so với năm 2010, sang năm 2012 do có chỉ thị và
định hướng kinh doanh của Hội sở nên Ngân hàng tạm ngừng giải ngân các
khoản vay trung dài hạn, nên doanh số giải ngân trung dài hạn trong năm
2012 không phát sinh. Mặt khác do nguồn vốn mà Ngân hàng huy động được
chủ yếu là ngắn hạn, vì vậy SeABank Cần thơ chỉ chú trọng việc cho vay
ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng.
Bên cạnh bảng doanh số cho vay theo thời hạn qua 3 năm 2010 đến
2012, ta cũng có thêm doanh số cho vay theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động cho vay của
Ngân hàng gần đây.
Qua bảng ta thấy, doanh số cho vay theo thời hạn tại Ngân hàng tăng
mạnh trong 6 tháng đầu năm 2013 là 2.606 triệu đồng tăng 2.606 triệu đồng
so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng thực
hiện chỉ thị và định hướng kinh doanh của Hội sở nên Ngân hàng tạm ngừng
giải ngân các khoản vay trung dài hạn, nên doanh số cho vay trung dài hạn
của 6 tháng đầu năm 2012 không phát sinh chủ yếu là cho vay ngắn hạn cầm
cố sổ tiết kiệm. Còn doanh số cho vay vào 6 tháng đầu năm 2013 tăng lên là
do Ngân hàng bắt đầu thực hiện giải ngân cho những khoản vay trung dài hạn
trở lại và tập trung cho khách hàng vay mở rộng sản xuất kinh doanh, phát
38
triển cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất và cho vay cầm
cố sổ tiết kiệm. Mặt khác là do tình hình kinh tế đã ổn định lại, lạm phát giảm,
giá cả hàng hóa giảm, giá vàng giảm... Nên các doanh nghiệp bắt đầu mở
rộng sản xuất kinh doanh nên đi vay Ngân hàng để phát triển cơ sở hạ tầng,
mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất được tốt hơn.
Bảng 4.6: Doanh số cho vay theo thời hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Khoản mục
6T2012
6T2013
2013/2012
Số tiền
%
Doanh số cho vay
3.351
22.863
19.512
582,3
- Ngắn hạn
3.351
22.068
18.717
558,5
-
795
795
-
- Trung, dài hạn
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Doanh số cho vay ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 là 22.068 triệu
đồng tăng 18.717 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên
nhân của sự gia tăng này trong 6 tháng đầu năm 2013 là do nguồn vốn huy
động ngắn hạn của Ngân hàng có phần tăng lên vì vậy Ngân hàng chú trọng
việc cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng.
Doanh số cho vay trung dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 là 795 triệu
đồng tăng 795 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do
năm 2012 có chỉ thị và định hướng kinh doanh của Hội sở nên Ngân hàng tạm
ngừng giải ngân các khoản vay trung dài hạn, nên doanh số giải ngân trung
dài hạn trong năm 2012 không phát sinh. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013
ngân hàng bắt đầu giải ngân các khoản vay trung dài hạn trở lại nên làm tăng
doanh số cho vay trung dài hạn. Mặt khác là do các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, nên các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vốn
vào sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng các cơ sở nên đi vay vốn từ Ngân
hàng.
Tóm lại qua phân tích doanh số cho vay theo thời hạn, ta thấy SeABank
Cần Thơ đã có định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng: đó là giữ vững thị
trường khách hàng truyền thống, ưu tiên cho vay ngắn hạn. Bên cạnh đó Ngân
39
hàng cũng đã nắm bắt được sự thay đổi chủ trương chính sách của Chính phủ
mà có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới.
4.2.1.2 Phân tích tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn
Hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh
số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay
không. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho ngân
hàng không chỉ thể hiện rằng ngân hàng đã cho vay đúng mục đích phục vụ
kịp thời cơ hội cho khách hàng, tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của
khách hàng một cách chính xác. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số
cho vay tăng nhiều hơn, tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng
ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản
xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời
dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng giảm đi và
xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là
vấn đề mà SeABank chi nhánh Cần Thơ đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện
khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng có chính xác và đầy đủ
không, phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Vì
vậy, một ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh
số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra
có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả
cao.
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn
(2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
2011/2010
Số tiền
Doanh số thu nợ
%
Chênh lệch
2012/ 2011
Số tiền
%
116.905 157.616 52.954 40.711 34,8 (104.662) (66,4)
- Ngắn hạn
95.337 122.891 21.491 27.554 28,9 (101.400) (82,5)
- Trung, dài hạn
21.568 34.725 31.463 13.157 61,0
(3.262) (9,4)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Nhìn chung thì doanh số thu nợ biến động nhiều qua 3 năm. Cụ thể năm
2011 doanh số thu nợ cao hơn năm 2010 là 40.711 triệu đồng nhưng sang năm
2012 lại giảm so với năm 2011 với số tiền là 104.662 triệu đồng. Doanh số
40
thu nợ tăng lên trong năm 2011 điều này cho ta thấy một phần là do việc hoạt
động sản xuất của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn,
mặt khác là do sự nổ lực của cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc thẩm định,
cho vay và thu hồi nợ, tuy nhiên cũng có thể nhìn nhận vấn đề theo một khía
cạnh khác, đó là việc doanh số thu nợ tăng lên là do sự tích lũy của các món
nợ ở các năm trước đó. Đến năm 2012, mặc dù doanh số thu nợ giảm mạnh so
với năm 2011 nhưng do các khoản vay ngắn hạn đã được thu nợ gần như hoàn
toàn trong năm, chủ yếu còn lại là khoản vay trung dài hạn nên số tiền thu nợ
trong năm 2012 chủ yếu là thu các khoản nợ trả góp định kỳ hàng năm nên số
tiền thu nợ có giá trị thấp.
Doanh số thu nợ ngắn hạn cũng biến đổi qua các năm. Năm 2011 thì
doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 122.891 triệu đồng tăng 27.554 triệu đồng
tương đương 28,9% so với năm 2010. Nguyên nhân là do trong năm 2010
doanh số giải ngân của Ngân hàng tăng cao nhưng lại chủ yếu giải ngân các
khoản vay tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm do đó các khoản vay chủ
yếu tới hạn trong năm 2011. Mặt khác, do tình hình kinh tế gặp khó khăn nên
Ngân hàng hạn chế cho vay mà đẩy mạnh thu hồi các khoản vay đến hạn trả
nên doanh số thu nợ các khoản vay ngắn hạn trong năm tăng cao. Do một ít
chưa thu được nợ nên sang năm 2012 Ngân hàng gần như thu đủ số nợ còn
thiếu bằng chứng là doanh số thu nợ tiếp tục đạt số tiền 21.491 triệu đồng mặc
dù doanh số thu nợ ngắn hạn đã giảm đến 101.400 triệu đồng so với năm
2011.
Doanh số thu nợ trung dài hạn trong năm 2010 và 2011 luôn nhỏ hơn
ngắn hạn cụ thể: năm 2011 thì doanh số thu nợ trung dài hạn đạt 34.725 triệu
đồng tăng 13.463 triệu đồng tương đương 61,0% so với năm 2010. Nguyên
Nhân là do năm 2011 kinh tế biến động, nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động
của mình nên Ngân hàng đã không phát triển doanh số cho vay dài hạn nhằm
giảm thiểu rủi ro chính vì vậy mà thu hồi nợ dài hạn ít được quan tâm hơn nên
thời gian thu hồi vốn cho vay ngắn hạn cũng vì vậy mà nhanh hơn. Nhưng xét
riêng về thu nợ trung dài hạn thì ta thấy doanh số thu nợ trung dài hạn tăng
vào năm 2011 là do Ngân hàng hạn chế cho vay mà tập trung thu hồi những
khoản nợ đến hạn, Nhưng sang năm 2012 doanh số thu nợ là 31.463 triệu
đồng giảm 3.262 triệu đồng tương đương giảm 9,4% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do những khoản chưa thu được nợ của năm 2011 nên sang
năm 2012 Ngân hàng tiếp tục thu cho đủ nên doanh số thu nợ trung dài hạn
của năm 2012 giảm.
Bên cạnh bảng doanh số thu nợ theo thời hạn qua 3 năm 2010 đến 2012,
ta cũng có thêm doanh số thu nợ theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
41
tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động thu nợ theo thời
hạn của ngân hàng gần đây.
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm
2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Khoản mục
6T2012
6T2013
6T2013/6T2012
Số tiền
%
Doanh số thu nợ
38.901
48.098
9.197
23,6
- Ngắn hạn
17.240
24.876
7.636
44,3
- Trung, dài hạn
21.661
23.222
1.561
7,2
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng ta thấy, doanh số thu nợ 6 tháng đầu năm 2013 là 48.098 triệu
đồng đã tăng 9.197 triệu đồng và chiếm 23,6% so với cùng kỳ 6 tháng đầu
năm 2012. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế ổn định giá cả hàng hóa giảm,
nên hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân có hiệu quả nên trả nợ cho
Ngân hàng đúng hạn. Mặt khác là do do sự nổ lực của cán bộ tín dụng Ngân
hàng trong việc thẩm định, cho vay và thu hồi nợ.
Trong đó doanh số thu nợ tín dụng ngắn hạn trong 6 tháng đầu năm
2013 là 24.986 triệu đồng tăng 7.636 triệu đồng tương đương tăng 44,3% so
với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do năm 2012 Ngân hàng
hạn chế giải ngân những khoản trung dài hạn nên tập trung vào thu hồi nợ và
cho vay ngắn han, nhưng những khoản giản ngân các khoản vay tập trung
nhiều vào thời điểm cuối năm nên các khoản vay chủ yếu đến han vào 6 tháng
đầu năm 2013, Mặt khác là do công tác tín dụng được đặt biệt quan tâm, và
đào tạo có chất lượng hơn nên trong việc thẩm định, cho vay và thu hồi nợ
được chất lượng.
Doanh số thu nợ trung dài hạn trong 6 tháng đầu năm 2013 là 23.222
triệu đồng tăng 1.561 triệu đồng tương đương tăng 7,2% so với 6 tháng đầu
năm 2012 là 21.661 triệu đồng. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2012
doanh số cho vay giảm đáng kể, do nhiều doanh nghiệp làm ăn thu lỗ, dẫn đến
phá sản nên Ngân hàng tập trung thu hồi nợ, cho nên những khoản chưa thu
hồi được chuyển sang 6 tháng đầu năm 2013. Mặt khác là do 6 tháng đầu năm
2013 tình hình kinh tế ổn định, giá cả hàng hóa giảm, giá vàng giảm... nên
42
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi nên trả nợ
cho Ngân hàng đúng hạn.
4.2.1.3 Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn
Dư nợ là khoản vay của khách hàng chưa đến thời hạn trả nợ, hoặc đã
đến thời hạn trả nợ mà khách hàng không đủ điều kiện trả, gia hạn nợ. Dư nợ
gồm nợ chưa đến hạn, nợ quá hạn, nợ được gia hạn điều chỉnh và nợ khó đòi.
Nó phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và Ngân hàng chưa thu hồi
được tại một thời điểm xác định. Mặt khác, dư nợ phản ảnh thực trạng hoạt
động của Ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Mức dư nợ ngắn hạn cũng
như trung và dài hạn đều phụ thuộc vào mức huy động vốn của ngân hàng.
Bất cứ một ngân hàng nào cũng vậy, nếu hoạt động tốt thì không chỉ nâng cao
doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.
Bảng 4.9: Dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn (2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/ 2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
195.977 106.640
69.126 (89.337) (45,6) (37.514) (35,2)
- Ngắn hạn
110.916
46.420
40.369 (64.496) (58,1)
85.061
60.220
28.757 (24.841) (29,2) (31.463) (52,2)
- Trung, dài hạn
(6.051) (13,0)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng 4.9 ta thấy, dư nợ theo thời hạn tại Ngân hàng có nhiều biến
động, giảm liên tục trong năm 3 năm, cụ thể tổng dư nợ 2011 là 106.640 triệu
đồng giảm 89.337 triệu đồng và chiếm 45,6% so với năm 2010. Còn năm
2012 là 69.126 triệu đồng đã giảm 37.514 triệu đồng và chiếm 35,2% so với
năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm dư nợ qua các năm là do Ngân hàng
đẩy mạnh tập trung công tác thu hồi nợ trong khi rất hạn chế cho vay. Việc
giảm dư nợ liên tục đã làm ảnh hưởng nhiều đến kinh doanh của Ngân hàng
qua 3 năm và được chứng minh là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng liên tục
giảm.
Dư nợ ngắn hạn theo thời hạn cũng giảm liên tục trong 3 năm, cụ thể
năm 2011 là 46.420 triệu đồng giảm 64.496 triệu đồng và chiếm 58,1% so với
năm 2010. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, làm phát tăng nên làm
cho Ngân hàng hạn chế cho vay mà tập trung thu hồi nợ nên làm cho dư nợ
43
năm 2011 giảm. Còn năm 2012 là 40.369 triệu đồng đã giảm 6.051 triệu đồng
và chiếm 13,0% so với năm 2011, nguyên nhân là do các khoản nợ ngắn hạn
của năm 2011 đều đến hạn vào năm 2012 nên làm cho dư nợ ngắn hạn trong
năm giảm.
Dư nợ trung dài hạn theo thời hạn qua 3 năm cũng giảm tương ứng dư
nợ ngắn hạn, cụ thể dư nợ trung dài hạn năm 2011 là 60.220 triệu đồng giảm
24.841 triệu đồng và tương ứng 29,2% so với năm 2010 là 85.061 triệu đồng.
Nguyên nhân là do năm 2011 kinh tế biến động, nhằm đảm bảo an toàn cho
hoạt động của mình nên Ngân hàng đã không phát triển doanh số cho vay dài
hạn nhằm giảm thiểu rủi ro và tập trung thu hồi nợ những khoản nợ tới han
nên làm cho dự nợ giảm. Sang năm 2012, do Ngân hàng đã ngừng giải ngân
tất cả các món vay trung dài hạn mà chỉ thu hồi những khoản nợ đến hạn định
kỳ nên dư nợ tiếp tục giảm thêm 31.463 triệu đồng và tương ứng 52,2% so với
năm 2011 đó. Nguyên nhân là do năm 2012 Ngân hàng thực hiện chỉ thị và
định hướng kinh doanh của Hội sở nên Ngân hàng tạm ngừng giải ngân các
khoản vay trung dài, mà tập trung thu hồi nợ những khoản nợ tới hạn vì vậy
làm cho doanh số dư nợ trung dài hạn giảm.
Bên cạnh bảng doanh số dư nợ theo thời gian qua 3 năm 2010 đến
2012, ta cũng có thêm doanh số dư nợ theo thời gian qua 6 tháng 2012 và 6
tháng 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động dư nợ của ngân hàng gần
đây.
Bảng 4.10: Dư nợ theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Khoản mục
6T2012
6T2013
6T2013/6T2012
Số tiền
%
Tổng dư nợ
71.090
43.891
(27.199)
(38,3)
- Ngắn hạn
32.531
37.561
5.030
15,5
- Trung, dài hạn
38.559
6.330
(32.229)
(83,6)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng ta thấy, dư nợ theo thời han tại Ngân hàng giảm đáng kể, cụ
thể tổng dư nợ 6 tháng đầu năm 2013 là 71.090 triệu đồng giảm 27.199 triệu
đồng tương đương giảm 38,3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân
44
giảm dư nợ là do 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng bắt đầu cho vay bên cạnh
dó vẫn thực hiên công tác thu hồi nợ nhưng do tình hình kinh tế ổn định nên
các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn vì
vậy dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm.
Dư nợ ngắn hạn theo thời hạn tăng dần, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 là
37.561 triệu đồng tăng 5.030 triệu đồng và tương đương tăng 15,5% so với 6
tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 ngân hàng đã
tăng cường công tác huy đông với nhiều hình thức và mở rộng tín dụng đến
các hộ kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn. Mặt khác do tình hình kinh tế ổn định
các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng
đúng hạn nên làm dư nợ của Ngân hàng có phần giảm.
Dư nợ trung dài hạn theo thời hạn tăng, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 là
6.330 triệu đồng giảm 32.229 triệu đồng và tương đương giảm 83,6% so với 6
tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân hàng không ngừng mở rộng tín
dụng đến các khách hàng là doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh trên địa bàn,
mặt khác là do Ngân hàng bắt đầu giải ngân các khoản vay trung và dài hạn
vào 6 tháng đầu năm 2013 và không ngừng thu hồi nợ đến hạn nên làm cho
dư nợ giảm.
4.2.1.4 Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn
Nợ xấu là khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi các khoản đã
cho vay nên làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để
thấy được tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng như thế nào, ta có
thể xem xét qua bảng sau:
Bảng 4.11: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn
(2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
Chênh lệch
2011/2010
2012/ 2011
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng nợ xấu
-
4.622
912
4.622
-
(3.710)
(80,3)
- Ngắn hạn
-
3.812
804
3.812
-
(3.008)
(78,9)
- Trung, dài hạn
-
810
108
810
-
(702)
(86,7)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
45
Tình hình nợ xấu của Ngân hàng qua 3 năm có những biến đổi đáng kể,
năm 2011 là 4.622 triệu đồng tăng 4.622 triệu đồng so với năm 2010, Nguyên
nhân là do kinh tế năm 2011 có nhiều biến động bởi các yếu tố khách quan
như là lạm phát ở mức cao, giá xăng dầu cũng tăng, giá vàng nhiều biến
động... và bên cạnh đó cũng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng như
khách hàng sử dụng vốn sai mục đích và cũng có những khách hàng không có
thiện chí trả nợ, và đó cũng là tình hình chung của các tổ chức tín dụng khác
trên địa bàn. Sang năm 2012 nợ xấu của Ngân hàng có phần giảm đáng kể cụ
thể: năm 2012 nợ xấu là 912 triệu đồng giảm 3.710 triệu đồng tương đương
giảm 80,3% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 cũng là năm khó
khăn của Ngân hàng nên Ngân hàng tiếp tục công tác thu hồi nợ đến hạn, và
hạn chế cho vay các khoản trung dài hạn.
Tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng qua bảng số liệu ta thấy, nợ
xấu năm 2011 chiếm mức cao với 3.812 triệu đồng, nguyên nhân là do Ngân
hàng tăng doanh số cho vay đối với các nhóm khách hàng nhỏ lẻ nên khó
kiểm soát sau khi giải ngân, một số khách hàng sử dụng sai mục đích, hay cố
tình kéo dài thời hạn sử dụng cho mục đích cá nhân, mặt khác là do một số
cán bộ tín dụng mới còn chưa đủ kinh nghiệm, nên chưa giám sát chặt chẽ các
khoản vay nhỏ lẻ, nhưng sang năm 2012 nợ xấu giảm với số tiền là 3.008 triệu
đồng tương ứng giảm 78,9% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012
cũng là năm khó khăn của Ngân hàng nên ngân hàng tiếp tục công tác thu hồi
nợ đến hạn, và hạn chế cho vay tất cả các khoản vày nên dư nợ giảm làm nợ
xấu giảm.
Tình hình nợ xấu trung dài hạn: cũng tương tự như ngắn hạn nợ xấu
trong năm 2011 ở mức cao đạt 810 triệu đồng, nợ xấu năm 2012 thì giảm 702
triệu đồng, tốc độ giảm là 86,7% so với năm 2011. Nguyên nhân là do Ngân
hàng đã giám sát chặt chẽ các khoản vay, và năm 2012 do áp dụng chỉ thị định
hướng kinh doanh của Hôi sở nên ngân hàng tạm ngưng giải ngân các khoản
vay trung dài hạn nên làm giảm nợ xấu trong năm 2012.
Bên cạnh bảng tình hình nợ xấu theo thời hạn qua 3 năm 2010 đến 2012,
ta cũng có thêm tình hình nợ xấu theo thời hạn qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình nợ xấu theo thời hạn của
Ngân hàng gần đây.
Qua bảng 4.12 ta thấy tình hình nợ xấu của 6 tháng đầu năm 2013 có
phần giảm 1.958 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 điều này cho thấy
công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng dần được cải thiện. Ngân hàng nên phát
46
huy hơn nửa các công tác giám sát chặt chẽ các khoản vay nhằm giảm tỷ lệ nợ
xấu xuống thấp.
Bảng 4.12: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của Ngân hàng 6 tháng đầu năm
2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch
Khoản mục
6T2012
6T2013
6T2013/6T2012
Số tiền
%
Tổng nợ xấu
2.876
918
(1.958)
(68,1)
- Ngắn hạn
2.163
2
(2.161)
(99,9)
713
916
203
28,5
- Trung, dài hạn
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Tình hình nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng qua bảng số liệu ta thấy, nợ
xấu 6 tháng đầu năm 2012 chiếm mức 2.163 triệu đồng, nhưng 6 tháng đầu
năm 2013 chiếm mức 2 triệu đồng, giảm 2.161 triệu đồng tương đương giảm
99,9%. Nguyên nhân là do Ngân hàng hạn chế cho vay vào năm 2012 mà tập
trung vào thu hồi nợ vì khoản vay ngắn hạn chủ yếu là các nhóm khách hàng
nhỏ lẻ nên khó kiểm soát sau khi giải ngân, một số khách hàng sử dụng sai
mục đích nên làm nợ xấu cao. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 thi nợ xấu
đã giảm đáng kể. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã không ngừng cải tiến quy
trình tín dụng và thực hiện tốt những chính sách tín dụng của chi nhánh đề ra.
Mặt khác là do khách hàng đi vay các khoản vay tiêu dùng mà những khách
hàng đi vay là những khách hàng có điều kiên kinh tế ổn định nên việc trả nợ
cũng như thu hồi nợ thuận lợi hơn, đôi khi gặp chút vấn đề ngoài ý muốn nên
mới gây ra nợ xấu tạm thời.
Tình hình nợ xấu trung dài hạn: cũng tương tự như ngắn hạn nợ xấu 6
tháng đầu năm 2012 ở mức 713 triệu đồng, nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013
chiếm mức 916 triệu đồng tăng 201 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2012 áp dụng chỉ thị định hướng kinh
doanh của Hôi sở nên ngân hàng tạm ngưng giải ngân các khoản vay trung dài
hạn, mặt khác do tình hình kinh tế bất ổn nên hiệu quả sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp gặp khó khăn nên khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng
gặp khó khăn. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu trung dài hạn
giảm là do năm 2012 ngân hàng đã không giải ngân cho khoản vay trung và
dài hạn và mặt khác là do cán bộ giám sát chặt chẽ quá trình vay vốn và sử
47
dụng vốn vay và thu hồi nợ tới hạn nên tình hình thu nợ cho vay doanh nghiệp
khả quan hơn. Mặt khác là do tình hình kinh tế ổn định giá cả giảm, giá vàng
giảm... các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên nên trả nợ cho Ngân
hàng đúng han.
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế
Ngoài phân tích hoạt động tín dụng theo thời hạn thì ta còn phân tích
hoạt động tín dụng theo thành phần kinh tế. Khi phân tích theo thành phần
kinh tế giúp ta thấy được sự tác động của từng thành phần đến hoạt động tín
dụng của Ngân hàng.
4.2.2.1 Phân tích doanh số cho vay theo loại hình kinh tế
Trong hoạt động tín dụng theo loại hình kinh tế thì cho vay cá nhân và
doanh nghiệp là thành phần cho vay chủ yếu của Ngân hàng. Ngoài phân tích
doanh số cho vay theo thời hạn thì ta còn phân tích cho vay theo loại hình
kinh tế. Khi phân tích số liệu theo loại hình kinh tế giúp ta thấy được sự tác
động của từng ngành đến doanh số cho vay của Ngân hàng.
Bảng 4.13: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế của Ngân hàng giai đoạn
(2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số
tiền
%
1. Doanh nghiệp
175.935 39.014
- (136.921) (77,8) (39.014) (100)
a. Công ty TNHH
94.226 31.401
- (62.825) (66,7) (31.401) (100)
b. Doanh nghiệp Tư nhân
21.567
3.235
- (18.332) (85,0) (3.235) (100)
c. Công ty CP
59.702
4.378
- (55.324) (92,7) (4.378) (100)
d. Hợp tác xã
440
-
-
(440) (100)
-
-
2. Cá nhân
100.500 29.265 15.440 (71.235) (70,9) (13.825) (47,2)
Tổng
276.435 68.279 15.440 (208.156) (75,3) (52.839) (77,4)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng trên ta thấy qua 3 năm doanh số cho vay đối với các loại hình
kinh tế liên tục giảm. Điều đó đã được thể hiện trên bảng số liệu như sau:
48
doanh số cho vay theo loại hình kinh tế vào năm 2011 là 68.279 triệu đồng
giảm 208.156 triệu đồng tương đương giảm 75,3% so với năm 2010 là
276.435 triệu đồng, sang năm 2012 là 15.440 triệu đồng giảm 52.839 triệu
đồng tương đương giảm 77,4% so với năm 2011. Nguyên nhân cụ thể là do
năm 2011 trên địa bàn tỉnh các doanh nghiệp, cá nhân luôn tăng cường vốn
lưu động để phục vụ cho việc sản xuất và tiêu dùng, nhưng mục tiêu của Ngân
hàng chỉ giải ngân những khách hàng cũ còn lại ở năm 2010 không phát sinh
cho vay khách hàng mới, mà tập trung vào thu nợ vào năm 2011.
Doanh số cho vay doanh nghiệp năm 2011 là 39.014 triệu đồng giảm
136.921 triệu đồng tương đương giảm 77,8% so với năm 2010 là 175.935 triệu
đồng. Nguyên nhân là trong năm 2011, ngân hàng chủ yếu tập trung thu hồi
các khoản vay đã phát triển trong những năm trước đó, riêng đối với khách
hàng là doanh nghiệp ngân hàng chỉ xem xét giải ngân trở lại với những
khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh và ngừng cấp tín dụng đối với những
khách hàng có hoạt động kinh doanh không hiệu quả và chấm dứt hạn mức tín
dụng tất cả các khách hàng thuộc lĩnh vực này trong năm 2012. Chính vì thế
doanh số cho vay đối với doanh nghiệp không phát sinh trong năm 2012.
Còn doanh số cho vay cá nhân năm 2011 là 29.265 triệu đồng giảm
71.235 triệu đồng tương đương giảm 70,9% so với năm 2010 là 100.500 triệu
đồng. Nguyên nhân là các món giải ngân chủ yếu trong năm 2011 là các món
cho khách hàng vay cầm cố sổ tiết kiệm, nhưng sang năm 2012 thì ta thấy
doanh số cho vay là 15.440 triệu đồng giảm 13.825 triệu đồng tương đương
tăng 47,2% so với năm 2011. Nguyên nhân năm 2012 do có chỉ thị và định
hướng kinh doanh của Hội sở nên Ngân hàng tạm ngừng giải ngân các khoản
vay trung dài hạn, nhưng các doanh nghiệp lại tập trung chủ yếu là những
khoản vay trung dài hạn nên doanh số giải ngân năm 2012 không phát sinh.
Nên kéo theo giải ngân cho cá nhân cũng hạn chế.
Bên cạnh bảng doanh số cho vay theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2010
đến 2012, ta cũng có thêm doanh số cho vay theo loại hình kinh tế qua 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình
hoạt động của Ngân hàng gần đây.
Qua bảng số liệu 4.14 ta thấy, doanh số cho vay theo loại hình kinh tế
của SeABank trong 6 tháng đầu năm 2013 là 22.863 triệu đồng tăng 19.512
triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do 6 tháng
đầu năm 2012 ngân hàng thực hiện chỉ thị của Hội sở nên ngừng cho vay
trung và dài hạn, bên cạnh đó cũng làm hạn chế cho vay ngắn hạn hầu như là
không cho vay trong 6 tháng đầu năm 2012 nên doanh số cho vay không phát
49
sinh, sang 6 tháng đầu năm 2013 có phần tăng lên là do nguồn vốn mà Ngân
hàng huy động được chủ yếu là ngắn hạn, vì vậy chi nhánh Ngân hàng chú
trọng việc cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro tín dụng. Mặt khác với mục tiêu
trở thành ngân hàng bán lẻ tiêu biểu, nên ngân hàng không ngừng phát triển
khách hàng cá nhân từ nền tảng khách hàng doanh nghiệp và đối tác chiến
lược, tiếp tục triển khai các sản phẩm bán lẻ truyền thống, đồng thời luôn cải
tiến, hoàn thiện, phát triển thêm những sản phẩm mới, chương trình khuyến
mãi, chăm sóc khách hàng. Nên khách hàng đã bắt đầu đón nhận, tạo tiền đề
để tiếp tục phát triển hoạt động bán lẻ tương lai.
Bảng 4.14: Doanh số cho vay theo loại hình kinh tế của Ngân hàng 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
6T2012
Chênh lệch
6T2013/6T2012
6T2013
Số tiền
%
1. Doanh nghiệp
-
10.226
10.226
-
a. Công ty TNHH
-
8.641
8.641
-
b. Doanh nghiệp Tư nhân
-
1.367
1.367
-
c. Công ty CP
-
218
218
-
d. Hợp tác xã
-
-
-
-
2. Cá nhân
3.351
12.637
9.286
277,1
Tổng
3.351
22.863
19.512
582,3
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Doanh số cho vay doanh nghiệp qua bảng số liệu cho ta thấy 6 tháng đầu
năm 2012 Ngân hàng không phát sinh giải ngân cho nhóm doanh nghiệp.
Nguyên nhân là do năm 2012 Ngân hàng áp dụng chỉ thị và định hướng kinh
doanh của Hội sở nên Ngân hàng tạm ngừng giải ngân các khoản vay trung
dài hạn, nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng đã không áp dụng nửa
nên doanh số cho vay doanh nghiệp đã quay trở lại. Nguyên nhân là do 6
tháng đầu năm 2013 lạm phát đã ổn định giá vàng giảm, các doanh nghiệp
dần hồi phục và bắt đầu mở rộng kinh doanh vì vậy cần vốn nên vay vốn từ
Ngân hàng vì vậy làm cho doanh số cho vay các doanh nghiệp tăng 10.226
triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012.
50
Doanh số cho vay cá nhân vào 6 tháng đầu năm 2013 là 12.637 triệu
đồng tăng 9.286 triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012, do sang 6
tháng đầu năm 2013 nguồn vốn huy động ngắn hạn của Ngân hàng có phần
tăng lên vì vậy Ngân hàng chú trọng việc cho vay ngắn hạn để hạn chế rủi ro
tín dụng. Mặt khác Ngân hàng đặt biệt đẩy mạnh hỗ trợ tín dụng cho các
khách hàng cá nhân vay mua nhà với các chương trình “Cho vay mua nhà
SeAHome – Vững như kiềng 3 chân”, “Thời điểm vàng cho ngôi nhà mơ
ước” với lãi suất cho vay mua nhà rất ưu đãi qua đó giúp nhiều khách hàng sở
hữu nhà, mà doanh số cho vay của Ngân hàng cũng tăng lên.
Tóm lại qua phân tích doanh số cho vay theo loại hình kinh tế, ta thấy
SeABank Cần Thơ đã có định hướng rõ ràng cho hoạt động tín dụng: đó là
giữ vững thị trường khách hàng truyền thống, ưu tiên cho vay ngắn hạn. Bên
cạnh đó Ngân hàng cũng đã nắm bắt được sự thay đổi chủ trương chính sách
của Chính phủ mà có định hướng cho vay phù hợp với tình hình đổi mới.
4.2.2.3 Phân tích doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế
Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế phản ánh mức độ thu hồi nợ của
tường loại hình và sự biến động của doanh số thu hồi nợ theo loại hình kinh tế
sẽ được phân tích và đánh giá công tác thu hồi nợ của Ngân hàng trong tường
loại hình, Được phản ánh qua bảng số liệu sau:
Qua bảng số liệu 4.15 cho ta thấy, doanh số thu nợ đối với các loại hình
kinh tế biến động không đều. Cụ thể doanh số thu nợ năm 2011 là 157.616
triệu đồng tăng 40.711 triệu đồng so với doanh số thu nợ năm 2010 là 116.905
triệu đồng tương đương tăng 34,8%. Nguyên nhân năm 2011 doanh số thu nơ
tăng là do các khoản vay tập trung nhiều vào thời điểm cuối năm 2010 do đó
các khoản vay chủ yếu tới hạn trong năm 2011. Mặt khác, theo chỉ đạo và chủ
trương từ Ngân hàng Hội sở là ngừng cho vay khoản vay trung dài hạn mà tập
trung thu hồi nợ tới hạn nên doanh số thu nợ các khoản vay trong năm 2011
tăng cao, bên cạnh đó cũng do một phần là các khách hàng sản xuất kinh
doanh có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Sang năm 2012 doanh
số thu hồi là 52.954 triệu đồng giảm 104.662 triệu đồng tương đương giảm
66,4% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2012 Ngân hàng tiếp tục thu
hồi những khoản nợ đến hạn nhưng chủ yếu là thu các khoản nợ trả góp định
kỳ hàng năm nên doanh số thu nợ năm 2012 có giá trị thấp.
51
Bảng 4.15: Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế của Ngân hàng giai đoạn
2010-2012
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Chênh lệch
2011/2010
Năm
2012
Số tiền
1. Doanh nghiệp
64.619 89.921 28.583
25.302
a. Công ty TNHH
24.971 50.428 22.101
25.457
b. Doanh nghiệp Tư nhân
35.394 20.303
c. Công ty CP
d. Hợp tác xã
2. Cá nhân
Tổng
3.814 19.190
Chênh lệch
2012/2011
%
Số tiền
%
39,2 (61.338) (68,2)
-
(28.327) (56,2)
2.221 (15.091) (42,6) (18.082) (89,1)
4.261
15.376
-
(440)
52.286 67.695 24.371
15.409
29,5 (43.324) (64,0)
116.905 157.616 52.954
40.711
34,8 (104.662) (66,4)
440
-
- (14.929) (77,8)
-
-
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Doanh số thu nợ doanh nghiệp nhìn chung cũng biến đổi không đều, cụ
thể Năm 2011 doanh số thu nợ là 89.921 triệu đồng tăng 25.302 triệu đồng
tương đương tăng 39,2% so với doanh số thu nợ 2010 là 64.619 triệu đồng.
Sang năm 2012 doanh số thu nợ là 28.583 triệu đồng giảm 61.338 triệu đồng
tương đương giảm 68,2% so với năm 2011. Nguyên nhân doanh số thu nợ
tăng lên trong năm 2011 là do việc hoạt động sản xuất của doanh nghiệp có
hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, mặt khác là do sự nổ lực của
cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc thẩm định, cho vay và thu hồi nợ có
hiệu quả.
Doanh số thu nợ cá nhân nhìn chung trong 3 năm biến động không đều
cụ thể: Năm 2011 doanh số thu nợ là 67.695 triệu đồng tăng 15.409 triệu đồng
tương đương tăng 29,5% so với doanh số thu nợ 2010 là 52.286 triệu đồng.
Nguyên nhân là do trong năm 2010 doanh số giải ngân của Ngân hàng tăng
cao nhưng lại chủ yếu giải ngân các khoản vay tập trung nhiều vào thời điểm
cuối năm do đó các khoản vay chủ yếu tới hạn trong năm 2011. Mặt khác, do
tình hình kinh tế gặp khó khăn nên Ngân hàng hạn chế cho vay mà đẩy mạnh
thu hồi các khoản vay đến hạn trả nên doanh số thu nợ các khoản vay ngắn
52
-
hạn trong năm tăng cao. Sang năm 2012 doanh số thu hồi nợ là 24.371 triệu
đồng giảm 43.324 triệu đồng tương đương giảm 64,0% so với năm 2011.
Nguyên nhân là do năm 2012 vẫn là năm khó khăn của Ngân hàng nên Ngân
hàng tiếp tục thu hồi những khoản nợ đến hạn còn lại của năm 2011 làm
doanh số thu hồi nợ giảm.
Bên cạnh bảng doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2010
đến 2012, ta cũng có thêm doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế qua 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt
động của Ngân hàng gần đây.
Bảng 4.16: Doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu
năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
6T2012
Chênh lệch
6T2013/6T2012
6T2013
Số tiền
%
1. Doanh nghiệp
28.583
33.685
5.102
17,9
a. Công ty TNHH
22.100
31.168
9.068
41,0
b. Doanh nghiệp Tư nhân
2.221
1.869
(352)
(15,8)
c. Công ty CP
4.262
648
(3.614)
(84,8)
d. Hợp tác xã
-
-
-
-
2. Cá nhân
10.318
14.413
4.095
39,7
Tổng
38.901
48.098
9.197
23,6
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng số liệu 4.16 ta thấy doanh số thu nợ theo loại hình kinh tế tăng
9.197 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013 với doanh số thu nợ là 48.098
triệu đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 tương đương tăng 23,6%.
Nguyên nhân là do sang 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng bắt đầu tập trung
vào cho vay và bên cạnh đó do tình hình kinh tế ổn định giá cả hàng hóa
giảm, giá vàng giảm,... nên hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân có
hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn. Mặt khác là do sự nổ lực của
cán bộ tín dụng ngân hàng trong việc thẩm định, cho vay và thu hồi nợ.
Doanh số thu nợ cá nhân qua bảng ta thấy có phần tăng 6 tháng đầu năm
2013 là 14.413 triệu đồng tăng 4.095 triệu đồng tương đương tăng 23,6% so
53
với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản vay cho cá
nhân đã được thu nợ gần như hoàn toàn trong năm trước nên doanh số thu nợ
theo thành phần cá nhân của 6 tháng đầu năm 2013 thấp. Mặt khác là do tình
hình kinh tế ổn định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên các cá
nhân có nguồn thu ổn định nên trả nợ ngân hàng đúng hạn.
Doanh số thu nợ doanh nghiệp qua bảng ta thấy có phần tăng lên vào 6
tháng đầu năm 2013 doanh số thu nợ là 33.685 triệu đồng tương đương tăng
17,9% so với 6 tháng đầu năm 2012 là 28.583 triệu đồng. Nguyên nhân là do
6 tháng đầu năm 2013 tình hình kinh tế ổn định giá cả giảm, lãi suất giảm, giá
vàng giảm,... nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nhiệp có hiệu
quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn, mặt khác là do sự nổ lực của cán bộ
tín dụng ngân hàng trong việc thẩm định, cho vay và thu hồi nợ.
4.2.2.2 Phân tích dư nợ theo loại hình kinh tế
Dư nợ phản ảnh thực trạng hoạt động của ngân hàng tại một thời điểm
nhất định. Mức dư nợ theo loại hình kinh tế của Ngân hàng đều phụ thuộc vào
mức huy động vốn của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động tăng thì mức dư
nợ tăng và ngược lại. Bất cứ một Ngân hàng nào cũng vậy, nếu hoạt động tốt
thì không chỉ nâng cao doanh số cho vay mà còn nâng cao mức dư nợ.
Bảng 4.17: Dư nợ theo loại hình kinh tế của Ngân hàng giai đoạn (2010 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
Chênh lệch
2012/2011
%
Số tiền
%
1. Doanh nghiệp
138.494 87.587 59.004 (50.907) (36,8) (28.583) (32,6)
a. Công ty TNHH
92.743 73.716 51.615 (19.027) (20,5) (22.101) (30,0)
b. Doanh nghiệp Tư nhân
20.499
3.431
1.210 (17.068) (83,3)
(2.221) (64,7)
c. Công ty CP khác
24.812 10.000
5.739 (14.812) (59,7)
(4.261) (42,6)
d. Hợp tác xã
2. Cá nhân
Tổng
440
440
440
-
-
57.483 19.053 10.122 (38.430) (66,9)
-
-
(8.931) (47,0)
195.977 106.640 69.126 (89.337) (45,6) (37.514) (35,2)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
54
Qua bảng 4.17 ta thấy trong 3 năm qua, dư nợ đối với các loại hình kinh
tế liên tục giảm. Điều đó đã được thể hiện trên bảng số liệu như sau: doanh số
dư nợ theo loại hình kinh tế vào năm 2011 là 106.640 triệu đồng giảm 89.337
triệu đồng tương đương giảm 45,6% so với năm 2010 là 195.977 triệu đồng,
sang năm 2012 là 69.126 triệu đồng giảm 37.514 triệu đồng tương đương
giảm 35,2% so với năm 2011. Ta thấy qua 3 năm sự sụt giảm dư nợ theo loại
hình kinh tế là do, Ngân hàng đẩy mạnh tập trung công tác thu hồi nợ các
khoản nợ ngắn hạn của năm trước, các khoản nợ dó đều đến hạn trong khi rất
hạn chế cho vay nên làm cho dư nợ loại hình cá nhân qua các năm giảm dần.
mặt khác do tình hình kinh tế khó khăn, Ngân hàng đã nhận thấy rủi ro cao
khi các doanh nghiệp vay, chính vì vậy Ngân hàng xem xét thật kỹ và chọn
những khách hàng có khả năng tài chính tốt, phương án kinh doanh khả thi để
cho vay nên dư nợ qua 3 năm 2010 đến 2012 có sự sụt giảm.
Dư nợ doanh nghiệp năm 2011 là 87.587 triệu đồng giảm 50.907 triệu
đồng tương đương giảm 36,8% so với năm 2010 là 138.494 triệu đồng, sang
năm 2012 là 59.004 triệu đồng giảm 28.583 triệu đồng tương đương giảm
32,6% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2011 và 2012 nên kinh tế
không ổn định và cũng là những năm khó khăn của ngành Ngân hàng nên
Ngân hàng hạn chế giải ngân các món vay trung dài hạn mà tập trung thu hồi
nợ những khoản vay trung dài hạn khi đến hạn nên làm cho doanh số dư nợ
của loại hình kinh tế này giảm. Mặt khác là do tính cạnh tranh khốc liệt trên
thị trường nên các loại hình kinh tế doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong
hoạt động kinh doanh làm cho doanh số cho vay của Ngân hàng đối với các
doanh nghiệp này giảm mạnh ảnh hưởng đến dư nợ đối với loại hình kinh tế
doanh nghiệp này qua các năm cũng giảm.
Dư nợ cá nhân năm 2011 là 19.053 triệu đồng giảm 38.430 triệu đồng
tương đương giảm 66,9% so với năm 2010 là 57.483 triệu đồng, nhưng sang
năm 2012 thì ta thấy doanh số dư nợ là 10.122 triệu đồng giảm 8.931 triệu
đồng tương đương giảm 47,0% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình
kinh tế gặp nhiều khó khăn nhiều doanh nghiệp phải sản xuất cầm chừng,
thậm chí ngừng hoạt động làm cho thất nghiệp gia tăng, chính vì vậy mà Ngân
hàng tăng cường công tác thu nợ, hạn chế cho vay các loại hình cá nhân này
vì ngại rủi ro mất vốn. Mặt khác, các nhóm cá thể vay vốn kinh doanh đến
đáo hạn, nhưng lãi suất tăng làm hạn chế vay vốn nên doanh số thu nợ lớn
hơn doanh số cho vay. Những lý do trên giải thích vì sao dư nợ loại hình cá
thể có xu hướng giảm qua 3 năm.
Bên cạnh dư nợ theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2010 đến 2012, ta cũng
có thêm dư nợ theo loại hình kinh tế qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng
55
đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động của Ngân hàng gần
đây.
Bảng 4.18: Dư nợ theo loại hình kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
6T2012
6T2013
Chênh lệch
t6T2013/6T2012
Số tiền
%
1. Doanh nghiệp
62.400
35.545
(26.855)
(43,0)
a. Công ty TNHH
55.003
29.088
(25.915)
(47,1)
b. Doanh nghiệp Tư nhân
1.219
708
(511)
(41,9)
c. Công ty CP
5.738
5.309
(429)
(7,5)
d. Hợp tác xã
440
440
-
-
8.690
8.346
(344)
(4,0)
71.090
43.891
(27.199)
(38,3)
2. Cá nhân
Tổng
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng số liệu ta thấy, dư nợ theo loại hình kinh tế của SeABank
trong 6 tháng đầu năm 2013 là 43.891 triệu đồng giảm 27.199 triệu đồng
tương đương giảm 38,3% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân
giảm dư nợ là do 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng bắt đầu cho vay bên cạnh
đó vẫn thực hiên công tác thu hồi nợ nhưng do tình hình kinh tế ổn định nên
các doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn vì
vậy dư nợ trong 6 tháng đầu năm 2013 giảm.
Dư nợ doanh nghiệp 6 tháng đầu năm 2013 là 35.545 triệu đồng giảm
26.855 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012 là 62.400 triệu đồng. Nguyên
nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 là năm có nền kinh tế ổn định giá cả hàng
hóa giảm, giá vàng giảm, lãi suất giảm,... nên làm cho các doanh nghiệp hoạt
động hiểu quả nên đã trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Mặt khác là nhờ vào
chính sách hỗ trợ của chính phủ và địa phương như cắt giảm thủ tục, hỗ trợ lãi
suất,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả
và trả nợ ngân hàng.
Còn dư nợ cá nhân vào 6 tháng đầu năm 2013 là 8.346 triệu đồng giảm
344 triệu đồng tương đương giảm 4,0% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012
56
là 8.690 triệu đồng. Qua bảng số liệu ta thấy được dư nợ tín dụng qua 6 tháng
đầu năm 2013 giảm so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do các
doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả nên thu nhập của cá nhân được ổn định
nên trả nợ ngân hàng đúng hạn, nên du nợ giảm.
4.2.2.4 Phân tích nợ xấu theo loại hình kinh tế
Nợ xấu là khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi làm ảnh hưởng
hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để thấy được tình hình nợ xấu
theo loại hình kinh tế của Ngân hàng như thế nào, ta có thể xem xét qua bảng
sau:
Bảng 4.19: Nợ xấu theo loại hình kinh tế của Ngân hàng giai đoạn
(2010 - 2012)
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
Chênh lệch
2011/2010
Số tiền
%
Chênh lệch
2012/2011
Số tiền
%
1. Doanh nghiệp
-
3.889
912
3.889
-
(2.977) (76,5)
a. Công ty TNHH
-
3.310
624
3.310
-
(2.686) (81,1)
b. Doanh nghiệp Tư nhân
-
-
-
-
-
c. Công ty CP
-
139
108
139
-
(31) (22,3)
d. Hợp tác xã
-
440
180
440
-
(260) (59,1)
2. Cá nhân
-
733
-
733
-
(733)
Tổng
-
4.622
912
4.622
-
-
-
(100)
(3.710) (80,3)
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình nợ xấu theo loại hình kinh tế của
Ngân hàng qua 3 năm không ổn định, cụ thể năm 2010 Ngân hàng không có
bất kì khoản nở xấu nào. Nguyên nhân là do Ngân hàng mới thành lập được
gần 3 năm nên chưa phát sinh nợ xấu, bước sang năm 2011 thì nợ xấu của
Ngân hàng bắt đầu có cụ thể: Năm 2011 nợ xấu là 4.622 triệu đồng tăng 4.622
triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân là do một số nhân viên tín dụng
còn trẻ, chưa đủ kinh nghiệm nên chưa thể thực hiện tốt công tác kiểm tra sử
dụng vốn sau giải ngân do đó chưa thể có biện pháp xử lý kịp thời. Mặt khác
do tình hình kinh tế biến động bất thường như giá vật liệu tăng, giá xăng tăng,
giá cả biến động cộng thêm lãi vay tăng,...làm ảnh hưởng tới lợi nhuận của
57
doanh nghiệp, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sản phẩm không tiêu thu
được, nên không thu hồi được vốn để trả nợ cho Ngân hàng nên làm cho nợ
xấu năm 2011 tăng. Sang năm 2012 nợ xấu có phần đã giảm xuống cụ thể
năm 2012 là 912 triệu đồng giảm 3.710 triệu đồng tương đương giảm 80,3%
so với năm 2011. Nguyên nhân nợ xấu năm 2012 có phần giảm là do năm
2012 vẫn là năm khó khăn của ngành ngân hàng nên Ngân hàng đã hạn chế
cho vay mà tập trung thu hồi những khoản nợ tới hạn. Mặt khác Ngân hàng đã
giám sát chặt chẽ khoản vay và đặt biệt chú trọng và quan tâm đến việc tuyển
chọn và đề bạc cán bộ tín dụng có năng lực, đúng người đúng việc, bên cạnh
đó là do các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động có hiệu quả có khả năng trả nợ
Ngân hàng đúng han.
Tình hình nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp qua bảng ta thấy năm
2010 Ngân hàng không có nợ xấu do mới thành lập, nhưng sang năm 2011 thì
Ngân hàng mới có nợ xấu theo loại hình doanh nghiệp cụ thể, năm 2012 tình
hình nợ xấu là 912 triệu đồng giảm 2.977 triệu đồng tương đương giảm 76,5%
so với năm 2011 là 3.889 triệu đồng. Nguyên nhân là do khách hàng của
Ngân hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên khả năng ứng phó với diều
kiện kinh tế khó khăn là không cao, hoạt động lợi nhuận thấp không đủ nguồn
trả nợ, sang năm 2012 vẫn là năm khó khăn của ngành ngân hàng nên ngân
hàng hạn chế giải ngân các khoản vay trung dài hạn tập trung thu hồi nợ, nên
nợ xấu trung dài hạn giảm, bên cạnh đó là nhờ kết quả nổ lực của ban quản trị
và nhân viên trong việc giảm nợ xấu hạn chế rủi ro cho Ngân hàng và đẩy
mạnh công tác thu hồi nợ làm nợ xấu giảm đáng kể. Mặt khác là nhờ vào
chính sách hỗ trợ của chính phủ và địa phương như cắt giảm thủ tục, hỗ trợ lãi
suất,... đã tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty kinh doanh có hiệu quả và
có khả năng trả nợ Ngân hàng đúng hạn. Tuy nhiên, cũng có những khách
hàng chay ỳ để phát sinh nợ quá hạn và thậm chí trở thành nợ xấu gây khó
khăn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Tình hình nợ xấu cá nhân qua bảng ta thấy năm 2010 Ngân hàng không
có nợ xấu do Ngân hàng mới thành lập gần được 3 năm nên chưa phát sinh nợ
xấu, nhưng sang năm 2011 nợ xấu là 733 triệu đồng. Nguyên nhân là do một
số nhân viên tín dụng còn trẻ, chưa đủ kinh nghiệm nên chưa thể thực hiện tốt
công tác kiểm tra sử dụng vốn sau giải ngân do đó chưa thể có biện pháp xử
lý kịp thời. Mặt khác là do tình hình kinh tế khó khăn, thất nghiệp gia tăng
ảnh hưởng xấu tới khả năng trả nợ cho ngân hàng nên nợ xấu thành phần này
tăng. Sang năm 2012 nợ xấu của loại hình cá nhân giảm đáng kể, đã không
còn nợ xấu nữa. Nguyên nhân là năm 2012 là năm khó khăn của ngành ngân
hàng nên ngân hàng hạn chế giải ngân và tập trung thu hồi những khoản nợ
58
tới hạn, Để có được kết quả như vậy là nhờ vào sự cố gắng nổ lực của các cán
bộ tín dụng. Mặt khác là do tình hình kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh nên thu nhập của công nhân viên luôn ổn định, từ đó
tạo điều kiện cho họ trả nợ Ngân hàng. Đôi khi gặp chút vấn đề ngoài ý muốn
nên mới gây ra nợ xấu tạm thời.
Bên cạnh bảng nợ xấu theo loại hình kinh tế qua 3 năm 2010 đến 2012,
ta cũng có thêm nợ xấu theo loại hình kinh tế qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6
tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động của Ngân hàng
gần đây.
Bảng 4.20: Nợ xấu theo loại hình kinh tế của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012
và 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục
6T2012
Chênh lệch
6T2013/6T2012
6T2013
Số tiền
%
1. Doanh nghiệp
2.876
912
(1.964)
(68,3)
a. Công ty TNHH
2.703
624
(2.079)
(76,9)
-
-
-
-
c. Công ty CP
124
108
(16)
(12,7)
d. Hợp tác xã
49
180
131
263,8
-
6
6
-
2.876
918
(1.958)
(68,1)
b. Doanh nghiệp Tư nhân
2. Cá nhân
Tổng
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng số liệu ta thấy doanh số nợ xấu theo loại hình kinh tế giảm
1.958 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm 2013 với doanh số nợ xấu là 918 triệu
đồng so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 là 2.876 triệu đông tương đương
giảm 68,1%. Nguyên nhân nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 giảm là do Ngân
hàng đã không ngừng cải tiến quy trình tín dụng và thực hiện tốt những chính
sách tín dụng chi nhánh đề ra. Mặt khác là do tình hình kinh tế thuận lợi cho
các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nên kéo theo người dân có
nguồn thu nhập ổn định nên trả nợ ngân hàng dúng hạn bên cạnh đó các khách
hàng đi vay là những khách hàng có điều kiên kinh tế ổn định nên việc trả nợ
59
cũng như thu hồi nợ thuận lợi hơn, đôi khi gặp chút vấn đề ngoài ý muốn nên
mới gây ra nợ xấu tạm thời.
Qua bảng nợ xấu ta thấy nợ xấu doanh nghiệp có nợ xấu giảm đáng kể,
cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 912 triệu đồng giảm 1.964 triệu đồng
tương đương giảm 68,3% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do
tình hình kinh tế ổn định lạm phát giảm, lãi suất giảm, giá cả hàng hóa giảm
và giá vàng giảm,... nên tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát
triển và trả nợ ngân hàng đúng hạn. Tuy nhiên cũng có một số doanh nghiệp
chậm chể trong việc trả nợ cho Ngân hàng nên phát sinh nợ quá hạn và thậm
chí trở thành nợ xấu gây khó khăn cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Qua bảng nợ xấu cá nhân ta thấy nợ xấu có tăng nhưng không đáng kể
so với 6 tháng đầu năm 2012. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu là 6 triệu
đồng tăng 6 triệu đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do Ngân
hàng đã không ngừng cải tiến quy trình tín dụng và thực hiện tốt những chính
sách tín dụng chi nhánh đề ra. Mặt khác là do khách hàng đi vay các khoản
vay tiêu dùng mà những khách hàng đi vay là những khách hàng có điều kiên
kinh tế ổn định nên việc trả nợ cũng như thu hồi nợ thuận lợi hơn, đôi khi gặp
chút vấn đề ngoài ý muốn nên mới gây ra nợ xấu tạm thời.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường rủi ro trong hoạt động kinh doanh
là điều tất yếu do đó nợ xấu của ngân hàng luôn tồn tại rất khó tránh khỏi.
Nhưng nếu một Ngân hàng có nhiều nợ xấu hay tỷ lệ nợ xấu quá cao sẽ gặp
khó khăn trong kinh doanh, sẽ có nguy cơ mất vốn, dễ dẫn đến mất khả năng
thanh toán. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ bị đánh giá là có chất lượng tín
dụng thấp, do đó giải quyêt nợ xấu là mối quan tâm thường trực của tất cả các
Ngân hàng cũng như SeABank Cần Thơ. Vì vậy Ngân hàng cần tằng cường
hơn nữa công tác thu nợ, đồng thời thận trọng hơn trong công tác cho vay, xác
nhận thực tế nguyên nhân để có những biện pháp kịp thời hạn chế nợ xấu
cũng như tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhât.
4.2.3 Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng thông qua các chỉ số
Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là một công việc hết sức quan
trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng vậy, từ
kết quả đánh giá đó để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, để đưa ra
phương hướng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín
dụng của Ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu sau đây:
60
Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng giai đoạn
(2010-2012)
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính
Năm
2010
Năm
2011
Năm
2012
1.Tổng nguồn vốn huy động
triệu đồng
45.796
86.924
116.107
2. Tổng tài sản
triệu đồng
211.655
115.123
116.107
3. Doanh số cho vay
triệu đồng
276.435
68.279
15.440
4.Doanh số thu nợ
triệu đồng
116.905
157.616
52.954
5.Tổng dư nợ
triệu đồng
195.977
106.640
69.126
6. Dư nợ bình quân
triệu đồng
116.212
151.309
87.883
7. Tổng nợ xấu
triệu đồng
0
4.622
912
Dư nợ trên tổng tài sản (5/2)
%
92,6
92,6
59,5
Dư nợ trên vốn huy động (5/1) Lần
4,3
1,2
0,6
Vòng quay vốn tín dụng (4/6)
Vòng
1,0
1,0
0,6
Hệ số thu nợ (4/3)
%
42,3
230,8
343,0
Tỷ lệ nợ xấu (7/5)
%
0
4,3
1,3
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp ta xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy
động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu
này quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn
cho thấy nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, chỉ tiêu nhỏ
cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
Qua bảng 4.21 ta thấy tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đang có xu
hướng giảm dần đến con số nhỏ hơn 1. Năm 2010 con số này là 4,3 lần có
nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động thì có 4,3 đồng vốn cho vay. Năm 2011 vốn
huy đồng có tăng nhưng dư nợ lại giảm làm cho chỉ số này giảm là 1 đồng
vốn huy động huy động chỉ cho vay 1,2 đồng và lại giảm trong năm 2012 còn
0,6 lần. Tuy nhiên, nguyên nhân của chỉ số này không phải vì cân bàng giữa
tăng trưởng huy động vốn và dư nợ mà do năm 2011 ngân hàng đã hạn chế
61
cho vay dẫn đến dư nợ cho vay giảm. Năm 2012 vốn huy động của ngân hàng
tăng khá cao, trong khi đó chỉ số này chỉ ở mức 0,6 lần, nó phản ánh Ngân
hàng đang sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, nhưng khi tìm hiểu nguyên
nhân thì ta lại thấy chỉ số này thấp như vậy là do Ngân hàng đang tập trung
công tác thu hồi các khoản nợ còn tồn động, đảm bảo tính thanh khoản của
Ngân hàng luôn ở mức cao trong giai doạn khủng hoảng của nền kinh tế. Nhìn
chung Ngân hàng đã sử dụng hầu hết số vốn lưu động được để cho vay nhưng
vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn trong 2 năm 2010 và 2011 dẫn
đến tình trạng phải nhờ vào vốn điều chuyển. chỉ riêng năm 2012 Ngân hàng
chỉ sử dụng khoản 60% vốn huy động để cho vay phần vốn còn lại Ngân hàng
điều chuyển vốn về ngân hàng Hội sở.
Tổng dư nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng cho thấy hoạt
động của Ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Qua
bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ba năm qua
chỉ tiêu này luôn đạt ở mức khá cao vào 2 năm 2010 và 2011 nhưng lại giảm
vào năm 2012. Cụ thể năm 2010 đạt 92,6%, năm 2011 đạt 92,6%, năm 2012
đạt 59,5%. Qua đó cho thấy nguồn vốn hoạt động trong năm 2010 và năm
2011 của ngân hàng tập trung nhiều vào lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực này đã
mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng trong 2 năm 2010 và năm 2011
nhưng năm 2012 ngân hàng đã tập trung nhiều vào thu hồi nợ nên hạn chế cho
vay nên làm cho chỉ tiêu này giảm.
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này
càng lớn thì càng tốt. Qua bảng ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng dần
qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 chỉ tiêu này đạt 0,5 lần, qua năm 2011 đạt 2,4
lần, sang năm 2012 hệ số này là 3,4 lần. Thông qua chỉ số này ta thấy công tác
thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa
hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp
chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp
cho đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.
Tuy nhiên chỉ số này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nó còn phụ thuộc nhiều
vào rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng năm thông qua tỷ lệ nợ xấu.
Hệ số vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn
đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định ( thường
là một năm). Đánh giá một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của
62
ngân hàng TMCP Đông Nam Á là vòng quay vốn tín dụng. sản phẩm kinh
doanh của ngân hàng khá đặc biệt, đa số gắn với thời gian ngắn, nên tốc độ
tăng trưởng dư nợ và thu nợ thường xuyên thay đổi. Do đó không ngạc nhiên
khi mức luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng biến động nhiều qua 3 năm.
Chỉ tiêu này giúp ta thấy được đồng vốn trong một năm quay vòng bao nhiêu
lần, đồng thời cũng cho ta biết thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Thời gian
qua ở ngân hàng chỉ tiêu này đã tăng đều vào năm 2010 và 2011, nhưng lại
sụt giảm vào năm 2012. cụ thể năm 2010 và năm 2011 đạt mức 1,0 vòng, sở
dĩ có sự tăng đều như vậy là do trong năm 2010 và năm 2011, công tác thu
hồi nợ của ngân hàng diễn ra rất tốt, nhiều món nợ đến hạn có số dư lớn được
cán bộ ngân hàng thu hồi rất tốt. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng của ngân
hàng chưa được tốt xuất phát từ sự khó khăn chung của cả nền kinh tế, hơn
nữa các món vay còn lại trong năm 2012 chủ yếu là các món vay cầm cố sổ
tiết kiệm do đó số tiền đến hạn trả trong năm không nhiều dẫn đến vòng quay
vốn tín dụng năm 2012 chỉ đạt 0,6 vòng.
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân
hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy trong 2010 ngân hàng phát triển cực kỳ tốt
nên không có nợ xấu. Nhưng đến năm 2011, thì nợ xấu tăng lên 3,6% so với
tổng dư nợ, nguyên nhân khách quan là do các khoản vay đa số là ngắn hạn
nên chịu sự tác động của môi trường kinh tế là rất lớn, nên khi nền kinh tế
thay đổi theo chiều hướng xấu đi chẳng hạn lãi suất tiền gửi tăng lên 14%, kéo
theo lãi suất cho vay lại tăng thêm nên các khoản vay này dường như là chỉ có
con đường là không trả được nợ. Còn nguyên nhân chủ quan chính là do khi
mới thành lập, bộ máy hoạt động còn chưa tốt, cụ thể là công tác thẩm định
các dự án trước khi cho vay chưa được tốt, đã dẫn tới 1 khoản nợ xấu cho
ngân hàng đối với khoản vay trung dài hạn. Đến năm 2012, thì tỷ lệ nợ xấu
trên tổng dư nợ được duy trì ở mức 1,3% cho thấy ngân hàng đã có sự nổ lực
trong công tác thu hồi nợ và quản lý nợ xấu có hiệu quả.
Bên cạnh bảng đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010 đến 2012, ta
cũng có thêm bảng đánh giá hoạt động tín dụng qua 6 tháng đầu năm 2012 và
6 tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động tín dụng của
Ngân hàng gần đây nên ta phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể:
Tổng dư nợ trên vốn huy động
Chỉ tiêu này giúp ta xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy
động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này
63
quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn cho
thấy nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, chỉ tiêu nhỏ cho
thấy Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.
Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đang có xu hướng
giảm dần đến con số nhỏ hơn 1. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 đạt 0,7 lần, 6 tháng
đầu năm 2013 đạt 0,3 lần. Nguyên nhân 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy đồng tăng
nhưng dư nợ lại giảm làm cho chỉ số này giảm cho ta thấy cứ 1 đồng vốn huy động
huy động chỉ cho vay 0,3 đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân của chỉ số này không phải
vì cân bằng giữa tăng trưởng huy động vốn và dư nợ mà do ngân hàng tập trung thu
hồi nợ nên làm dư nợ giảm. Vì 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của ngân hàng
tăng khá cao, trong khi đó chỉ số này chỉ ở mức 0,3 lần, nó phản ánh ngân hàng đang
sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.
Bảng 4.22: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 6 tháng
đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
6T2012
6T2013
1. Tổng nguồn vốn huy động
Triệu đồng
108.134
147.035
2. Tổng tài sản
Triệu đồng
108.134
147.035
3. Doanh số cho vay
Triệu đồng
3.351
22.863
4. Doanh số thu nợ
Triệu đồng
38.901
48.098
5. Tổng dư nợ
Triệu đồng
71.090
43.891
6. Dư nợ bình quân
Triệu đồng
68.387
69.576
7. Tổng nợ xấu
Triệu đồng
2.786
918
Dư nợ trên tổng tài sản(5/2)
%
65,7
29,9
Dư nợ trên vốn huy động (5/1)
Lần
0,7
0,3
Vòng quay vốn tín dụng(4/6)
Vòng
0,6
0,7
Hệ số thu nợ(4/3)
%
1.160,9
210,4
Tỷ lệ nợ xấu(7/5)
%
3,9
2,1
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Tổng dư nợ trên tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ảnh chính sách tín dụng của ngân hàng cho thấy hoạt
động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Qua
64
bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ta thấy 6
tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm dần. Cụ thể 6 tháng đầu
năm 2012 đạt 65,7%, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 29,9%. Qua đó cho thấy
nguồn vốn hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã tập
trung nhiều vào thu hồi nợ nên hạn chế cho vay nên làm cho chỉ tiêu này
giảm. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản
thân ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số
cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng
được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.
Hệ số thu nợ
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này
càng lớn thì càng tốt. Qua bảng ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng giảm dần
qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể 6 tháng đầu năm
2012 chỉ tiêu này đạt 1160,9%, còn 6 tháng đầu năm năm 2013 hệ số này là
210,4%. Thông qua chỉ số này ta thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng có
hiệu quả vào 6 tháng đầu năm 2012 còn 6 tháng đầu năm 2013 thì hệ số này
có giảm xuống chỉ có 210,4%. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt
động tín dụng đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp chặt
chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp cho
đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. Tuy
nhiên chỉ số này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nó còn phụ thuộc nhiều vào
rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng năm thông qua tỷ lệ nợ xấu của Ngân
hàng.
Hệ số vòng quay vốn tín dụng
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn
đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định ( thường
là một năm). Đánh giá một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của
ngân hàng TMCP Đông Nam Á là vòng quay vốn tín dụng. Sản phẩm kinh
doanh của ngân hàng khá đặc biệt, đa số gắn với thời gian ngắn, nên tốc độ
tăng trưởng dư nợ và thu nợ thường xuyên thay đổi. Do đó không ngạc nhiên
khi mức luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng tăng lên qua 6 tháng đầu
năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ tiêu này giúp ta thấy được đồng vốn
trong một năm quay vòng bao nhiêu lần, đồng thời cũng cho ta biết thời gian
thu hồi nhanh hay chậm. Thời gian qua ở ngân hàng chỉ tiêu này đã tăng lên,
cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức 0,7 vòng, sở dĩ có sự tăng đều như vậy
là do trong 6 tháng đầu năm 2013, công tác thu hồi nợ của ngân hàng diễn ra
rất tốt, nhiều món nợ đến hạn có số dư lớn được cán bộ ngân hàng thu hồi rất
65
tốt. Mặt khác là do tình hình kinh tế ổn định nên các doanh nghiệp kinh doanh
có hiểu qua nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.
Nợ xấu trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân
hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy 6 tháng đầu năm 2012 ngân hàng có nợ
xấu chiếm 4,0% trên tổng dư nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, thì nợ xấu giảm
2,1% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân khách quan là do các khoản vay đa số
là ngắn hạn nên chịu sự tác động của môi trường kinh tế là rất lớn, nên khi
nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng xấu đi chẳng hạn lãi suất tiền gửi tăng
lên 14%, kéo theo lãi suất cho vay lại tăng thêm nên các khoản vay này dường
như là chỉ có con đường là không trả được nợ. Còn nguyên nhân chủ quan
chính là do khi mới thành lập, bộ máy hoạt động còn chưa tốt, cụ thể là công
tác thẩm định các dự án trước khi cho vay chưa được tốt, đã dẫn tới 1 khoản
nợ xấu cho ngân hàng đối với khoản vay trung dài hạn. Nhưng sang 6 tháng
đầu năm 2013 nợ xấu giảm là do tình hình kinh tế ổn định nên các doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn làm cho dư
nợ giảm, điều này cho thấy công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay
của ngân hàng đã đạt kết quả tốt.
66
Chương 5
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO TÌNH HÌNH
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Tồn tại
Ngoài những kết quả đạt được trong những năm qua, Ngân hàng vẫn còn
một số tồn tại như sau:
Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà cụ thể là hoạt động
tín dụng đóng góp phần lớn vào thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên nền kinh
tế hiện nay thị trường cạnh tranh gây gắt, do SeABank Cần Thơ mới được
thành lập vào tháng 5 năm 2008, nên hoạt động của Ngân hàng còn nhiều hạn
chế:
- Nhiều người chưa biết đến SeABank.
- Doanh số cho vay có xu hướng tăng trưởng chậm.
- Vòng quay vốn tín dụng chưa cao và giảm, luân chuyển vốn chậm ảnh
hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.
- Nợ xấu tăng cao.
5.1.2 Nguyên nhân
Do Ngân hàng mới thành lập năm 2008 và công tác Marketing quảng bá
sản phẩm và thương hiệu của Ngân hàng chưa mạnh, do đó ảnh hưởng lớn
đến việc huy động vốn của Ngân hàng.
Đội ngũ tín dụng trẻ chưa có kinh nghiệm xử lý các tình huống khi tình
hình kinh tế trong khu vực có biến động, hoạt động kinh doanh của khách
hàng bị thay đổi bất ngờ không xử lý kịp thời nên làm ảnh hưởng đến việc cho
vay, thu nợ của Ngân hàng làm dư nợ của Ngân hàng tăng trưởng chậm.
Một phần là do kinh tế khó khăn, một phần là do thiên chí trả nợ của
khách hàng làm phát sinh nợ xấu.
Quá trình xử lý, thu hồi nợ gặp một số khó khăn, mất nhiều thời gian
ảnh hưởng đến vòng quay tín dụng của Ngân hàng.
67
5.2 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG CHO NH TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ
5.2.1 Giải pháp về huy động vốn
5.2.1.1 Giải pháp nâng cao hoạt động marketing
Một trong những điểm yếu hiện nay của Ngân hàng SeABank chi nhánh
Cần Thơ là hoạt động marketing còn chưa phát triển Ngân hàng cần phải xây
dựng một chính sách marketing hiệu quả cho riêng mình:
- Xây dựng chính sách khuếch trương: trong cơ chế thị trường giữa các
Ngân hàng có sự cạnh tranh gay gắt, do vậy để hoạt động kinh doanh có hiệu
quả hơn, Ngân hàng cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thương
hiệu, nâng cao uy tín, vị thế của Ngân hàng. Thời gian tới, ngân hàng cần có
nhiều chương trình giới thiệu, tuyên truyền nhận thức cho khách hàng hiểu rõ
hơn về sản phẩm của mình, giúp khách hàng hoàn toàn yên tâm với những
dịch vụ của ngân hàng cũng như tiếp cận một cách tốt nhất nguồn vốn vay của
ngân hàng
- Phối hợp với các ngân hàng khác trên địa bàn thông qua các hình thức
đồng tài trợ, tư vấn, chia sẽ thông tin để việc huy động vốn cũng như cho vay
hiệu quả cao hơn.
Tóm lại marketing không những xâm nhập vào trong ngân hàng mà còn
trong cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, mọi nghiệp vụ, mọi nhân
viên, vì vậy Ngân hàng dựa trên nền tảng: tất cả đều hợp sức để đáp ứng tốt
những mong đợi của khách hàng có như vậy marketing mới đem lại hiệu quả
thiết thực cho Ngân hàng cả trong hiện tại và tương lai.
5.2.2 Giải pháp về tín dụng
5.2.2.1 Giải pháp tăng doanh số cho vay
Luôn tìm hiểu chính sách, định hướng phát triển kinh tế tại địa phương
để xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược khách hàng, chiến lược thị
phần phù hợp kịp thời. Cũng cố và giữ vững mối quan hệ khách hàng truyền
thống của Ngân hàng.
Phân loại khách hàng theo tình hình tài chính nhằm đưa ra các giải pháp
phù hợp cho từng loại khách hàng trong việc mở rộng tín dụng. Khách hàng
tốt có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích, trả nợ đúng hạn. Đối
với khách hàng này ngân hàng nên có chế độ ưu đãi về lãi suất, đáp ứng tối đa
nhu cầu vay vốn để động viên khuyến khích họ. Khách hàng trung bình Ngân
hàng nên tạo điều kiện cho họ vay vốn và khuyến khích họ trở thành khách
68
hàng tốt. Đối với khách hàng yếu Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế
rủi ro.
Tăng khả năng cạnh tranh, cần đơn giản, cụ thể hóa các thủ tục và quy
trình cho vay và không nên quá căn cứ vào tài sản thế chấp, dựa vào sự bảo
lãnh của các tổ chức tín dụng. Điều này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh với
các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Mặc khác, đối với khách hàng lãi
suất chính là yếu tố quyết định đầu tiên để lựa chọn Ngân hàng nên chính sách
lãi suất phù hợp cũng có tác dụng tích cực trong việc tăng doanh số cho vay
của Ngân hàng.
5.2.2.2 Giải pháp tăng vòng quay vốn tín dụng
Việc thu hồi nợ tốt sẽ giúp cho Ngân hàng bảo toàn được vốn và tăng
nhanh vòng quay của vốn. Để việc thu hồi nợ đạt hiệu quả Ngân hàng cần
phải thực hiện một số biện pháp sau:
- Tổ chức theo dõi chặt chẽ tình hình dư nợ của khách hàng để thông báo
khách hàng kịp thời biết thời gian trả nợ.
- Cán bộ tín dụng nên kết hợp với chính quyền địa phương theo dõi chặt
chẽ tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ, trả
lãi dúng hạn cho Ngân hàng.
- Tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát sau khi cho vay, xem khách
hàng có thực hiện đúng các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
5.2.2.3 Giải pháp hạn chế nợ xấu
Nợ xấu: Là một vấn đề luôn làm cho các nhà quản trị ngân hàng Thương
mại quan tâm. Bất cứ ngân hàng Thương mại nào dù có quản lý tài chính chặt
chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu hết nợ xấu, bởi vì nguy cơ rủi ro tiềm
ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các
ngân hàng thương mại, bởi vì bản chất và chức năng của ngân hàng là một tổ
chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để
cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Thực chất sở hữu những khoản
vay là thuộc quyền sở hữu của những người gửi tiền vào ngân hàng. Do vậy,
nếu một khoản vay nào bị thất thoát không thu hồi được thì ngân hàng sẽ phải
sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gửi tiền. Vì vậy, ngân hàng cần
phải thực hiện các biện pháp sau đây để có thể làm hạn chế nợ xấu.
- Nâng cao công tác thẩm định: Thẩm định là một khâu rất quan trọng
trong quá trình quyết định cho vay, hiệu quả của công tác này ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Do đó, cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ
các quy định trong quy trình thẩm định, không nên tùy tiện, sơ sài đối với việc
69
tái thẩm định. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật thêm về
nghiệp vụ, tìm ra những sản phẩm mới để đáp ứng nhua cầu ngày càng cao
của ngân hàng, tiếp tục duy trì khách hàng truyền thống đồng thời mở rộng
đối tượng vay mới, tập trung hướng đến khách hàng là doanh nghiệp vừa và
nhỏ, các hộ dân cư, đô thị, các cá nhân. Điều này không những giúp Ngân
hàng đa dạng hóa được loại hình cho vay mà còn phân tán được rủi ro do
không tập trung quá nhiều vốn vào một đối tượng.
- Ngân hàng thường xuyên có chính sách gửi cán bộ, nhân viên đi đào
tào huấn luyện để nâng cao thêm trình độ chuyên môn cho họ. Nhằm hạn chế
đến mức tối đa những sai phạm của cán bộ, nhân viên trong hoạt động của
mình cũng như phân tích đánh giá sai khách hàng, làm việc này cán bộ nhân
viên chi nhánh sẽ nâng cao được hiệu quả trong phân tích, đánh giá đúng đắn
đối tượng khách hàng trước, trong và sau khi vay vốn. Từ đó hiệu quả cấp tín
dụng được nâng cao, khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả nên
hoàn toàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng và giảm được nợ quá hạn.
- Cán bộ tín dụng cần phối hợp với phòng kế toán nhiều hơn để theo dõi
tình hình trả nợ và lãi của khách hàng đồng thời nhắm được nợ đến hạn của
khách hàng mà thông báo đôn đốc khách hàng trả nợ.
- Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn vay của
khách hàng từ khi vay đến khi thu được nợ, không để xảy ra tình trạng khách
hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh
của khách hàng. Từ đó ngân hàng mới nắm được những khó khăn mà khách
hàng đang gặp phải để tư vấn, hỗ trợ giúp khách hàng vượt qua khó khăn.
Thông qua việc theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng có
thể nhắm được tình hình tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng có
dấu hiệu không an toàn vốn vay, như kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng
hóa ứ đọng khó tiêu thụ, vay nợ ngân hàng nhiều hay vay nhiều ngân hàng thì
ngân hàng cần rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.
70
Chương 6
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Để tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh như thế,
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ đã không ngừng vượt qua
những khó khăn thử thách, trước điều kiện môi trường không thuận lơi. Sau
quá trình phân tích kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2010
đến 6 tháng đầu năm 2013, có một số kêt luận như sau:
Về hoạt động kinh doanh
Qua phân tích ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng không ngừng giảm qua
các năm. Công tác kiểm soát chi phí hoạt động lại chưa được quản lý tốt làm
cho chi phí có tốc độ tăng nhanh hơn thu nhập làm giảm lợi nhuận của ngân
hàng. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 thì chi phí đã được quan tâm và
kiểm soát nên có tốc độ chậm hơn thu nhập làm tăng lợi nhuận của Ngân
hàng.
Về tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013
trong đó, vốn huy động thì tăng đều và vốn điều chuyển thì giảm dần qua các
năm. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Ngân hàng ngày càng hiểu
quả, chủ động được nguồn vốn hoạt động của mình bớt lệ thuộc vào Hội sở.
Tuy nhiên Ngân hàng sử dụng vốn huy động chưa hiệu quả, tỷ lệ dư nợ trên
vốn huy động thấp, tỷ lệ vốn huy động điều chuyển về Hội sở cao làm giảm
lợi nhuận của Ngân hàng. Trong thời gian tới Ngân hàng cần có những chính
sách hợp lý nhằm thu hút nguồn vốn huy động, đồng thời điều chỉnh dư nợ
thích hợp mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng.
Về tình hình hoạt động tín dụng
Đây là lĩnh vực hoạt động mạnh nhất cũng như đem lại nguồn thu nhập
lớn nhất cho Ngân hàng. Trong những năm vừa qua, hoạt động tín dụng tại
SeABank Cần Thơ không ngừng biến động, tuy chất lượng tín dụng tương đối
tốt nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng chưa thực sự đạt kết quả tốt.
Nhìn chung, doanh số cho vay đang sụt giảm làm cho dư nợ có su hướng
giảm dần, công tác thu hồi nợ ở mức khá, nợ xấu bị dao động tăng lên đáng kể
vào năm 2011, Ngân hàng đã kịp thời nhận ra để điều chỉnh và đưa ra nhiều
biện pháp khắc phục nên năm 2012 đã ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên,
vào 6 tháng đầu năm 2013 thì nợ xấu của Ngân hàng lại tăng lên vì vậy Ngân
hàng nên có biện pháp quản lý và khắc phục kịp thời.
71
Qua kết quả cho thấy tình hình có sự sụt giảm, là nhờ vào sự nổ lực
không ngừng của các cán bộ và Ban lãnh đạo đây là một điều đáng khích lệ,
hy vọng Ngân hàng sẽ phát triển ngày càng giàu mạnh trong tương lai.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với nhà nước, Ngân hàng Nhà Nước
Tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường tín dụng, thị trường bảo hiểm tín
dụng để có thể giảm thiểu, phong ngừa và phân tán rủi ro tín dụng, cần phải
có chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh và
sôi động hơn nữa nhằm làm giảm sức ép lên Ngân hàng trong việc cấp vốn
hoạt động cho doanh nghiệp.
Cần tổ chức thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả
kinh tế của các ngành kinh tế, tạo cơ sở thuận lợi cho Ngân hàng thẩm định,
đánh giá khách hàng và chu trình đầu tư thích đáng.
Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ cho Ngân hàng thu hồi nợ,
nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hóa các
quan hệ tín dụng.
6.2.2 Đối với Ngân hàng Hội sở
Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ tín dụng để nâng cao
trình độ chuyên môn, nắm bắt kịp thời những thông tin mới nhằm thực hiện
tốt công tác được giao.
Nên giảm bớt những thủ tục cho vay không quá cần thiết, tăng cường
nhân viên trong hội đồng tín dụng để giảm bớt thời gian xét duyệt cho vay.
Tạo điều kiện cho chi nhánh tự chủ trong các quyết định cho vay với những
món vay nhỏ.
Nên xử lý các văn bản và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng và kịp
thời. Tăng cường hợp tác với các tổ chức tín dụng các nguồn đầu tư lớn từ
nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình cạnh tranh như hiện
nay.
72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng Thương mại.
NXB Đại học Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Quản trị Ngân hàng
Thương mại. NXB Đại học Cần Thơ.
3. Trần Ái Kết, Phan Tùng Lâm, Đoàn Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lương,
Phạm Xuân Minh (2008). Giáo trình lí thuyết Tài chính – Tiền tệ. NXB Giáo
dục.
4. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN (ban hành ngày 24 tháng 4 năm
2005) và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN (ban hành ngày
25 tháng 4 năm 2007)
73
[...]... hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ, từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của Ngân hàng 1.2.2 Mục tiêu cụ thể * Mục tiêu 1: Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 * Mục tiêu 2: Phân tích hoạt. .. tích hoạt động tín dụng theo thời hạn và thành phần kinh tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 * Mục tiêu 3: Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 *Mục tiêu 4: Đề xuất giải pháp nâng... Việt Nam 3.2 KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á – SeABank chính thức khai trương chi nhánh Cần Thơ ngày 15/05/2008 tại địa chỉ 112A Trần Văn Khéo, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ và hiện tại đã được dời sang trụ sở mới tại đường Lý Tự Trọng chi nhánh Cần Thơ là chi nhánh đầu tiên của SeABank tại khu... cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài nghiên cứu hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ 1.3.2 Thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 đến tháng 11 năm 2013 - Số liệu trong đề tài nghiên cứu được thu thập qua 3 năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm... 2013 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ 12 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1.1 Những vấn đề chung về tín dụng 2.1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa Tín dụng là một quan hệ kinh tế thể hiện... khách hàng cá nhân, Phòng quản trị và hỗ trợ hoạt động tại SeABank chi nhánh Cần Thơ - Những tài liệu về tín dụng Ngân hàng, tạp chí chuyên ngành, sách báo có liên quan, Internet v.v… 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Mục tiêu 1, 2: Phân tích tình hình nguồn vốn và hoạt động tín dụng của Ngân hàng bằng phương pháp so sánh Mục tiêu 3: Phân tích các chỉ số tài chính cơ bản để đánh giá tình hình hoạt. .. hoạt động tín dụng của Ngân hàng Muc tiêu 4: Tổng hợp các kết quả phân tích trên để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu gây nên thực trạng khó khăn của tín dụng tại Ngân hàng thương 17 mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Cần Thơ từ năm 2010 đến 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn trong tín dụng * Phương pháp thống kê mô tả: Là tổng hợp các phương pháp đo... nay, các ngân hàng thương mại (NHTM) ngày càng có nhiều nghiệp vụ kinh doanh khác nhau nhưng hoạt động tín dụng là một trong ba hoạt động chính của ngân hàng (nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán) đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng Tuy nhiên cùng với việc đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng là hoạt động có rủi ro cao, đòi hỏi các ngân hàng. .. của bộ hồ sơ tín dụng thẩm định đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay tí dụng tại chi nhánh và đưa ra kiến nghị Thực hiện giám sát, báo cáo rủi ro tín dụng tại chi nhánh Báo cáo tình hình thu hồi nợ quá hạn tại chi nhánh và báo cáo khác theo yêu cầu tới phòng Quản lý rủi ro hội sở Qua việc thẩm định hồ sơ tín dụng đống góp vào nâng cao kỹ năng và nghiệp vụ cho các chuyên viên quản lý quan hê KHCN,... Chương 4 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG NAM Á TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2012 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1 TINH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013 4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho Ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại