Qua bảng ta thấy tình hình nguồn vốn của Ngân hàng tăng qua các năm cụ thể: Năm 2011 tăng 41.128 triệu đồng và chiếm 89,8% so với năm 2010, còn năm 2012 tăng 29.183 triệu đồng và chiếm 33,6% so với năm 2011. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm chịu sự ảnh hưởng của 2 khoản đó là tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế, trong tiền gửi dân cư có tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán. Nhìn vào tình hình huy động vốn của ngân hàng ta nhận thấy tiền gửi dân cư có xu hướng tăng dần qua 3 năm (2010,2011,2012) và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động được. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của tiền gửi dân cư. Sau đây ta tiến hành tìm hiểu chi tiết từng khoản mục:
Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng giai đoạn (2011-2012)
ĐVT: Triệu đồng
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Qua bảng ta thấy, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là từ tiền gửi của dân cư nên qua các năm tiền gửi dân cư luôn tăng, năm 2011 tiền gửi
Chênh lệch Chênh lệch 2011/2010 2012/ 2011 Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Số tiền % Số tiền % 1.Tiền gửi dân cư 44.138 85.080 113.866 40.942 92,8 28.786 33,8 a. Tiền gửi tiết kiệm 43.020 84.795 109.788 41.775 97,1 24.993 29,5 +Ngắn hạn 23.535 84.417 94.711 60.882 258,7 10.294 12,2 +Trung, dài hạn 19.485 378 15.077 (19.107) (98,1) 14.699 3.888,6 b. Tiền gửi thanh toán 1.118 285 4.078 (833) (74,5) 3.793 1.330,9 2. Tiền gửi tổ chức 1.658 1.844 2.241 186 11,2 397 21,5 Tổng cộng 45.796 86.924 116.107 41.128 89,8 29.183 33,6
từ dân cư là 85.080 triệu đồng tăng hơn năm 2010 là 40.942 triệu đồng và chiếm 92,8% so với năm 2010, không dừng lại ở đó trong năm 2012 tiền gửi dân cư là 113.866 triệu đồng tăng 28.786 triệu đồng và chiếm 33,8% so với 2011. Nguyên nhân của sự tăng tiền gửi dân cư là nhờ sự cố gắng của toàn thể ngân hàng, đã tích cực phát triển thêm nhiều hình thức huy động đa dạng với lãi suất hấp dẫn, có các hình thức khuyến mãi thường xuyên nên khuyến kích khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.
Tiền gửi từ các tổ chức chủ yếu là tiền gửi thanh toán nhằm mục đích đảm bảo chuyển tiền khi cần thiết của các tổ chức tín dụng. Do các tổ chức kinh tế doanh nghiệp có xu hướng giao dịch, thanh toán tiền mua hàng hóa thông qua ngân hàng ngày càng phổ biến nên làm cho tiền giử của các tổ chức ngày càng cao như năm 2011 tăng 41.128 triệu đồng và chiếm 89,8% so với năm 2010, còn năm 2012 tăng 29.183 triệu đồng và chiếm 33,6% so với năm 2011. Mặc dù tăng với tốc độ không cao nhưng đây cùng là điều có lợi cho ngân hàng, chứng tỏ các tổ chức tin tưởng vào ngân hàng và giao dịch với ngân hàng. Đây là một mảng huy động tương đối lớn và ngày càng có xu hướng mở rộng nên ngân hàng cần quan tâm nhiều hơn nữa để đưa ra chính sách huy động hấp dẫn nhằm thu hút những đối tượng là các tổ chức kinh tế.
Bên cạnh bảng nguồn vốn huy động qua 3 năm 2010 đến 2012, ta cũng có thêm bảng nguồn vốn huy động qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động của Ngân hàng gần đây nên ta phân tích tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013.
Bên cạnh nguồn vốn huy động tăng trưởng đáng kể qua 3 năm thì trong đó vốn huy động qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 cũng đều tăng trưởng. Qua bảng ta thấy, Trong 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này tăng 36,0% so với cùng kỳ 6 tháng đầu năm 2012 với con số đạt được là 147.035 triệu đồng, và cũng tăng lên 38.901 triệu đống so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân là do 6 tháng đầu năm 2013 Ngân hàng tập trung vào công tác huy động vốn, với sự không ngừng mở rộng và đa dạng các hình thức huy động nhằm thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư như chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn nên nguồn vốn huy động tăng đáng kể, tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng hoạt động và đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng và tổ chức.
Bảng 4.4: Tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6T2013/6T2012 Chỉ tiêu 6T2012 6T2013 Số tiền % 1.Tiền gửi dân cư 105.878 145.324 39.446 37,3 a. Tiền gửi tiết kiệm 104.840 145.124 40.284 38,4
+Ngắn hạn 100.970 118.178 17.208 17,0
+Trung, dài hạn 3.870 26.946 23.076 596,3
b. Tiền gửi thanh toán 1.038 200 (838) (80,7) 2. Tiền gửi tổ chức 2.256 1.711 (545) (24,2)
Tổng cộng 108.134 147.035 38.901 36,0
Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ
Tiền gửi dân cư qua bảng 4.4 ta thấy tăng, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 tăng 39.446 triệu đồng tương đương 37,3%. Nguyên nhân tiền gửi dân cư tăng lên là do Ngân hàng tích cực trong công huy động vốn với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng và nhiều sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn hấp dẫn thu hút lượng tiền nhàn rổi của cá nhân và bên cạch đó cũng có nhiều trương trình khuyến mãi khuyến kích khách hàng gửi tiền.
Tiền gửi tổ chức qua bảng 4.4 ta thấy có phần giảm xuống, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 giảm 545 triệu đồng tương đương giảm 24,2% so với 6 tháng đầu năm 2013. Điều này cho thấy Ngân hàng nên quan tâm nhiều hơn nữa khoản tiền gửi này, bằng cách đưa ra chính sách huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút những đối tượng tổ chức kinh tế nhiều hơn vì các tổ chức chủ yếu có xu hướng giao dịch, thanh toán tiền mua hàng thông qua ngân hàng nên tiền gửi thanh toán sẽ được tổ chức quan tâm chứng tỏ đây là một mảng huy động tương đối lớn và có xu hướng mở rộng.
Tóm lại, tuy tổng nguồn vốn tăng trưởng không đồng đều qua các năm, nhưng trong đó vốn huy động tăng trưởng đáng kể hàng năm điều đó chứng tỏ Ngân hàng có nhiều khách hàng với lượng khách hàng ngày càng tăng, khẳng định Ngân hàng có chỗ đứng ngày càng vững chắc, uy tín được nâng cao tạo được lòng tin cho khách hàng giao dịch.