Đánh giá tình hình hoạt động tín dụng thông qua các chỉ số

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh cần thơ (Trang 60)

Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết cho mỗi cá nhân và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh giá đó để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, để đưa ra phương hướng hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả thông qua các chỉ tiêu sau đây:

Bảng 4.21: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng giai đoạn (2010-2012)

Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ

Tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp ta xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn cho thấy nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, chỉ tiêu nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Qua bảng 4.21 ta thấy tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đang có xu hướng giảm dần đến con số nhỏ hơn 1. Năm 2010 con số này là 4,3 lần có nghĩa là cứ 1 đồng vốn huy động thì có 4,3 đồng vốn cho vay. Năm 2011 vốn huy đồng có tăng nhưng dư nợ lại giảm làm cho chỉ số này giảm là 1 đồng vốn huy động huy động chỉ cho vay 1,2 đồng và lại giảm trong năm 2012 còn 0,6 lần. Tuy nhiên, nguyên nhân của chỉ số này không phải vì cân bàng giữa tăng trưởng huy động vốn và dư nợ mà do năm 2011 ngân hàng đã hạn chế

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Tổng nguồn vốn huy động triệu đồng 45.796 86.924 116.107 2. Tổng tài sản triệu đồng 211.655 115.123 116.107 3. Doanh số cho vay triệu đồng 276.435 68.279 15.440 4.Doanh số thu nợ triệu đồng 116.905 157.616 52.954 5.Tổng dư nợ triệu đồng 195.977 106.640 69.126 6. Dư nợ bình quân triệu đồng 116.212 151.309 87.883

7. Tổng nợ xấu triệu đồng 0 4.622 912

Dư nợ trên tổng tài sản (5/2) % 92,6 92,6 59,5 Dư nợ trên vốn huy động (5/1) Lần 4,3 1,2 0,6 Vòng quay vốn tín dụng (4/6) Vòng 1,0 1,0 0,6

Hệ số thu nợ (4/3) % 42,3 230,8 343,0

cho vay dẫn đến dư nợ cho vay giảm. Năm 2012 vốn huy động của ngân hàng tăng khá cao, trong khi đó chỉ số này chỉ ở mức 0,6 lần, nó phản ánh Ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn không hiệu quả, nhưng khi tìm hiểu nguyên nhân thì ta lại thấy chỉ số này thấp như vậy là do Ngân hàng đang tập trung công tác thu hồi các khoản nợ còn tồn động, đảm bảo tính thanh khoản của Ngân hàng luôn ở mức cao trong giai doạn khủng hoảng của nền kinh tế. Nhìn chung Ngân hàng đã sử dụng hầu hết số vốn lưu động được để cho vay nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu vay vốn trong 2 năm 2010 và 2011 dẫn đến tình trạng phải nhờ vào vốn điều chuyển. chỉ riêng năm 2012 Ngân hàng chỉ sử dụng khoản 60% vốn huy động để cho vay phần vốn còn lại Ngân hàng điều chuyển vốn về ngân hàng Hội sở.

Tổng dư nợ trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh chính sách tín dụng của Ngân hàng cho thấy hoạt động của Ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Qua bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ba năm qua chỉ tiêu này luôn đạt ở mức khá cao vào 2 năm 2010 và 2011 nhưng lại giảm vào năm 2012. Cụ thể năm 2010 đạt 92,6%, năm 2011 đạt 92,6%, năm 2012 đạt 59,5%. Qua đó cho thấy nguồn vốn hoạt động trong năm 2010 và năm 2011 của ngân hàng tập trung nhiều vào lĩnh vực tín dụng, lĩnh vực này đã mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng trong 2 năm 2010 và năm 2011 nhưng năm 2012 ngân hàng đã tập trung nhiều vào thu hồi nợ nên hạn chế cho vay nên làm cho chỉ tiêu này giảm.

Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Qua bảng ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng tăng dần qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 chỉ tiêu này đạt 0,5 lần, qua năm 2011 đạt 2,4 lần, sang năm 2012 hệ số này là 3,4 lần. Thông qua chỉ số này ta thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên chỉ số này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nó còn phụ thuộc nhiều

vào rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng năm thông qua tỷ lệ nợ xấu.

Hệ số vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). Đánh giá một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của

ngân hàng TMCP Đông Nam Á là vòng quay vốn tín dụng. sản phẩm kinh doanh của ngân hàng khá đặc biệt, đa số gắn với thời gian ngắn, nên tốc độ tăng trưởng dư nợ và thu nợ thường xuyên thay đổi. Do đó không ngạc nhiên khi mức luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng biến động nhiều qua 3 năm. Chỉ tiêu này giúp ta thấy được đồng vốn trong một năm quay vòng bao nhiêu lần, đồng thời cũng cho ta biết thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Thời gian qua ở ngân hàng chỉ tiêu này đã tăng đều vào năm 2010 và 2011, nhưng lại sụt giảm vào năm 2012. cụ thể năm 2010 và năm 2011 đạt mức 1,0 vòng, sở dĩ có sự tăng đều như vậy là do trong năm 2010 và năm 2011, công tác thu hồi nợ của ngân hàng diễn ra rất tốt, nhiều món nợ đến hạn có số dư lớn được cán bộ ngân hàng thu hồi rất tốt. Năm 2012 vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng chưa được tốt xuất phát từ sự khó khăn chung của cả nền kinh tế, hơn nữa các món vay còn lại trong năm 2012 chủ yếu là các món vay cầm cố sổ tiết kiệm do đó số tiền đến hạn trả trong năm không nhiều dẫn đến vòng quay vốn tín dụng năm 2012 chỉ đạt 0,6 vòng.

Nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy trong 2010 ngân hàng phát triển cực kỳ tốt nên không có nợ xấu. Nhưng đến năm 2011, thì nợ xấu tăng lên 3,6% so với tổng dư nợ, nguyên nhân khách quan là do các khoản vay đa số là ngắn hạn nên chịu sự tác động của môi trường kinh tế là rất lớn, nên khi nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng xấu đi chẳng hạn lãi suất tiền gửi tăng lên 14%, kéo theo lãi suất cho vay lại tăng thêm nên các khoản vay này dường như là chỉ có con đường là không trả được nợ. Còn nguyên nhân chủ quan chính là do khi mới thành lập, bộ máy hoạt động còn chưa tốt, cụ thể là công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay chưa được tốt, đã dẫn tới 1 khoản nợ xấu cho ngân hàng đối với khoản vay trung dài hạn. Đến năm 2012, thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được duy trì ở mức 1,3% cho thấy ngân hàng đã có sự nổ lực trong công tác thu hồi nợ và quản lý nợ xấu có hiệu quả.

Bên cạnh bảng đánh giá hoạt động tín dụng qua 3 năm 2010 đến 2012, ta cũng có thêm bảng đánh giá hoạt động tín dụng qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 để ta nắm bắt được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng gần đây nên ta phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 cụ thể:

Tổng dư nợ trên vốn huy động

Chỉ tiêu này giúp ta xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, nó cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng, chỉ tiêu này

quá lớn hay quá nhỏ đều ảnh hưởng xấu đến Ngân hàng. Chỉ tiêu này lớn cho thấy nguồn vốn huy động không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay, chỉ tiêu nhỏ cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả.

Nhìn vào bảng ta thấy tổng dư nợ trên tổng vốn huy động đang có xu hướng giảm dần đến con số nhỏ hơn 1. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 đạt 0,7 lần, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 0,3 lần. Nguyên nhân 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy đồng tăng nhưng dư nợ lại giảm làm cho chỉ số này giảm cho ta thấy cứ 1 đồng vốn huy động huy động chỉ cho vay 0,3 đồng. Tuy nhiên, nguyên nhân của chỉ số này không phải vì cân bằng giữa tăng trưởng huy động vốn và dư nợ mà do ngân hàng tập trung thu hồi nợ nên làm dư nợ giảm. Vì 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động của ngân hàng tăng khá cao, trong khi đó chỉ số này chỉ ở mức 0,3 lần, nó phản ánh ngân hàng đang sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Bảng 4.22: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Nguồn: phòng khách hàng cá nhân tại SeABank Cần Thơ

Tổng dư nợ trên tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ảnh chính sách tín dụng của ngân hàng cho thấy hoạt động của ngân hàng có tập trung vào hoạt động cấp tín dụng hay không. Qua

Chỉ tiêu Đơn vị tính 6T2012 6T2013

1. Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng 108.134 147.035

2. Tổng tài sản Triệu đồng 108.134 147.035

3. Doanh số cho vay Triệu đồng 3.351 22.863

4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 38.901 48.098

5. Tổng dư nợ Triệu đồng 71.090 43.891

6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 68.387 69.576

7. Tổng nợ xấu Triệu đồng 2.786 918

Dư nợ trên tổng tài sản(5/2) % 65,7 29,9

Dư nợ trên vốn huy động (5/1) Lần 0,7 0,3

Vòng quay vốn tín dụng(4/6) Vòng 0,6 0,7

Hệ số thu nợ(4/3) % 1.160,9 210,4

bảng kết quả chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng ta thấy 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 giảm dần. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 đạt 65,7%, 6 tháng đầu năm 2013 đạt 29,9%. Qua đó cho thấy nguồn vốn hoạt động 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 đã tập trung nhiều vào thu hồi nợ nên hạn chế cho vay nên làm cho chỉ tiêu này giảm. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn.

Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thu hồi vốn của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Qua bảng ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng giảm dần qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2012 chỉ tiêu này đạt 1160,9%, còn 6 tháng đầu năm năm 2013 hệ số này là 210,4%. Thông qua chỉ số này ta thấy công tác thu hồi nợ của ngân hàng có hiệu quả vào 6 tháng đầu năm 2012 còn 6 tháng đầu năm 2013 thì hệ số này có giảm xuống chỉ có 210,4%. Do đó, để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng đòi hỏi bản thân ngân hàng cần có sự nổ lực, cần kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường thu hồi nợ nhằm giúp cho đồng vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên chỉ số này cũng chỉ có ý nghĩa tương đối, nó còn phụ thuộc nhiều vào rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng năm thông qua tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng.

Hệ số vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, cho biết số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm trong một thời kỳ nhất định ( thường là một năm). Đánh giá một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Đông Nam Á là vòng quay vốn tín dụng. Sản phẩm kinh doanh của ngân hàng khá đặc biệt, đa số gắn với thời gian ngắn, nên tốc độ tăng trưởng dư nợ và thu nợ thường xuyên thay đổi. Do đó không ngạc nhiên khi mức luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng tăng lên qua 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013. Chỉ tiêu này giúp ta thấy được đồng vốn trong một năm quay vòng bao nhiêu lần, đồng thời cũng cho ta biết thời gian thu hồi nhanh hay chậm. Thời gian qua ở ngân hàng chỉ tiêu này đã tăng lên, cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức 0,7 vòng, sở dĩ có sự tăng đều như vậy là do trong 6 tháng đầu năm 2013, công tác thu hồi nợ của ngân hàng diễn ra rất tốt, nhiều món nợ đến hạn có số dư lớn được cán bộ ngân hàng thu hồi rất

tốt. Mặt khác là do tình hình kinh tế ổn định nên các doanh nghiệp kinh doanh có hiểu qua nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn.

Nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu nợ xấu trên tổng dư nợ phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng một cách rõ rệt. Ta nhận thấy 6 tháng đầu năm 2012 ngân hàng có nợ xấu chiếm 4,0% trên tổng dư nợ. Đến 6 tháng đầu năm 2013, thì nợ xấu giảm 2,1% so với tổng dư nợ. Nguyên nhân khách quan là do các khoản vay đa số là ngắn hạn nên chịu sự tác động của môi trường kinh tế là rất lớn, nên khi nền kinh tế thay đổi theo chiều hướng xấu đi chẳng hạn lãi suất tiền gửi tăng lên 14%, kéo theo lãi suất cho vay lại tăng thêm nên các khoản vay này dường như là chỉ có con đường là không trả được nợ. Còn nguyên nhân chủ quan chính là do khi mới thành lập, bộ máy hoạt động còn chưa tốt, cụ thể là công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay chưa được tốt, đã dẫn tới 1 khoản nợ xấu cho ngân hàng đối với khoản vay trung dài hạn. Nhưng sang 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu giảm là do tình hình kinh tế ổn định nên các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả nên trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn làm cho dư nợ giảm, điều này cho thấy công tác thẩm định các dự án trước khi cho vay của ngân hàng đã đạt kết quả tốt.

Chương 5

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHĂM NÂNG CAO TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN

5.1.1 Tồn tại

Ngoài những kết quả đạt được trong những năm qua, Ngân hàng vẫn còn một số tồn tại như sau:

Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà cụ thể là hoạt động tín dụng đóng góp phần lớn vào thu nhập của Ngân hàng. Tuy nhiên nền kinh tế hiện nay thị trường cạnh tranh gây gắt, do SeABank Cần Thơ mới được thành lập vào tháng 5 năm 2008, nên hoạt động của Ngân hàng còn nhiều hạn chế:

- Nhiều người chưa biết đến SeABank.

- Doanh số cho vay có xu hướng tăng trưởng chậm.

- Vòng quay vốn tín dụng chưa cao và giảm, luân chuyển vốn chậm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng.

- Nợ xấu tăng cao.

5.1.2 Nguyên nhân

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam á chi nhánh cần thơ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)