Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 81 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
81
Dung lượng
2,31 MB
Nội dung
BỘ Y T Ế
TRUỒNG ĐẠI HỌC DUỢC HÀ NỘI
--------------- s o c a ----------------
PHẠM THỊ NGA
KHẢO SÁT THỰC
TRẠNG
TIẾP CẬN
VÀ s ử DỤNG
•
•
•
•
THUỐC THIẾT YẾU TẠI MỘT s ố TRẠM Y TẾ XÃ
THUỘC TỈNH NAM ĐỊNH
(KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC SỸ ĐẠI HỌC KHÓA 2002- 2007)
Người hướng dẫn:
PGS. TS. Lê Viết Hùng
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kỉnh tế Dược
HÀ NỘI, THÁNG 05 - 2007
ịi m ‘9
MỜ3'&ẨMƠW
Với lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn:
PGS. TS. Lê Viết Hùng
Người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới:
-
ThS. Trần Thị Thoa - cán bộ giảng dạy khoa Y tế công cộng - Đại học
YHà Nội - người đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong phương pháp nghiên
cứu và xử lý kết quả để hoàn thành khóa luận.
- Tập thể cán bộ Bộ môn Quản lý và Kỉnh tế Dược - Đại học Dược Hà
Nội - đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện khóa luận.
- Các cán bộ, nhân viên tại các trạm y tế xã tham gia khảo sát đã tạo
điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn khuyến
khích, động viên và tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thiện khóa luận này.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2007
Sinh từền: rpitífin ^7ít ị Qtụa
MỤC LỤC
Nội d u n g .....................................................................................................Trang
ĐẬT VẤN ĐỂ ................................................................................................................. 1
PHẦN 1. TỔNG QUAN.................................................................................................3
1.1. Một số khái niệm về tiếp cận và sử dụng TTY........................................3
1.1.1. Khái niệm TTY và DMTTY.............................................................. 3
1.1.2. Khái niệm tiếp cận và sử dụng TTY..................................................4
1.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY trên thế giới.................................... 5
1.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt Nam ................................... 7
1.3.1. Việc ban hành DMTTY ở Việt N am ................................................7
1.3.2. Sự cẩn thiết và ưu việt của DMTTY.................................................9
1.3.3. Tinh hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt N am ........................... 10
1.4. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tế xã, phường...............12
1.4.1. Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của tuyến y tế xã, phường............ 12
1.4.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tế xã, phường....... 14
1.5. Một vài nét về y tế tỉnh Nam Định ....................................................... 15
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u .................................18
2.1. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 18
2.1.1. Phương pháp mô tả hồi cứu............................................................ 18
2.1.2. Phương pháp điều tra ngang........................................................... 18
2.1.3. Phương pháp phân tích quản trị h ọ c............................................... 18
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................19
2.1.5. Kỹ thuật thu thập thông tin..............................................................19
2.2. Đối tượng nghiên cứ u............................................................................19
2.3. Thiết kế nghiên cứ u...............................................................................20
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN.......................................................................22
3.1. Mô tả tình hình tiếp cận TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006 ...................................................................................... 22
3.1.1. Tình hình tiếp cận về chủng loại thuốc tại các TY TX ................ 22
3.1.2. Tình hình tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX................. 25
3.1.3. Tình hình tiếp cận về nhân lực y tế tại các T Y T X ...................... 26
3.1.4. Tình hình tiếp cận về tài chính tại các TYTX...............................29
3.1.5. Khả năng đáp ứng thuuốc, TTY tại các TYTX ...........................31
3.2. Khảo sát việc sử dụng TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006...................................................................................... 33
3.2.1. Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc các TYTX..............................33
3.2.2. Thuốc, TTY cấp phát cho BHYT, người nghèo tại TYTX ......... 36
3.2.3. Thuốc, TTY cấp phát cho Trẻ em, các CTYT tại TYTX............. 39
3.2.4. Tình hình kê đơn - sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại TYTX...... 42
3.3. Đánh giá và bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY
tại 6 TYTX trong năm 2006.............................................................. 44
3.3.1. Đánh giá về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại 6 TYTX.......44
3.3.2. Bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại 6 TYTX.......48
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT .................................................................... 53
4.1. Kết lu ậ n .................................................................................................53
4.1.1. Về tình hình tiếp cận TTY tại các TYTX.................................... 53
4.1.2. Về việc sử dụng TTY tại các TYTX............................................ 54
4.2. Đề x u ấ t..................................................................................................54
4.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước...................................................... 55
4.2.2. Với các TYTX khảo sát................................................................ 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
BHYT:
Bảo hiểm y tế
BQ:
Bình quân
CBYT:
Cán bộ y tế
CSSK:
Chăm sóc sức khỏe
CSSKND:
Chăm sóc sức khỏe nhân dân
CSVBVSKND: Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
CTYT:
Chương trình y tế
DMTTY:
Danh mục thuốc thiết yếu
TB:
Trung bình
TCYTTG:
Tổ chức y tế thế giới
TTY:
Thuốc thiết yếu
TYTX:
Trạm y tế xã
ĐẶT VẤN ĐỂ
Thuốc thiết yếu có vai trò quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khỏe nhân dân. CSSK toàn dân là chiến lược y tế hàng đầu của đại đa
số các quốc gia hiện nay. Để thực hiện việc CSSK cho nhân dân, việc cung
cấp đầy đủ, kịp thời các thuốc thiết yếu với chất lượng tốt, giá cả hợp lý đang
là một nhu cầu cấp bách hàng đầu, đặc biệt là ở các nước nghèo. Theo tổ chức
y tế thế giói “để thực hiện CSSK ban đầu, chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có
thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân ở
cộng đồng”. [2], [13], [21]
Nhận rõ vai trò to lớn của thuốc thiết yếu trong CSSK nói chung và
CSSK ban đầu nói riêng. Ngay từ năm 1985, Bộ y tế đã ban hành danh mục
TTY lần thứ nhất, sau đó thường xuyên xây dựng, sửa đổi, ban hành danh
mục TTY (cứ 3 - 5 năm 1 lần). Danh mục TTY được xây dựng và ban hành
dựa trên mô hình bệnh tật, tình hình kinh tế xã hội và các tiến bộ về công
nghệ trong điều kiện của Việt Nam. Chính sách TTY được coi là một trong
những chiến lược quan trọng đem lại sức khỏe cho mọi người. Mục tiêu của
chính sách TTY là thực hiện việc cung ứng thuốc đúng danh mục đề ra, tức là
đúng nhu cầu, sử dụng an toàn hợp lý, với giá thấp, ai cũng có thể mua để
dùng, nhất là người nghèo trong cộng đồng bằng kỹ thuật thích hợp, ít tốn
kém, có hiệu quả, dễ được cộng đồng chấp nhận. [2], [21]
Tuy nhiên, việc tiếp cận và sử dụng thuốc của người dân vẫn còn nhiều
khó khăn và thiếu hiệu quả. Vì thế, nghiên cứu về tình hình tiếp cận và sử
dụng thuốc thiết yếu ở tuyến xã là cần thiết để có được những thông tin làm cơ
sở cho việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách nhằm thực hiện được mục
tiêu của nền y tế nước nhà là đảm bảo công bằng trong CSSK cho nhân dân.
[2], [17], [21]
1
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Khảo
sát thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu ở một sô trạm y tế xã
thuộc tình Nam Định ”, với các mục tiêu:
1. Mô tả tình hình tiếp cận thuốc thiết yếu tại 6 trạm y tế xã thuộc tỉnh
Nam Định trong năm 2006.
2. Khảo sát việc sử dụng thuốc thiết yếu tại 6 trạm y tế xã thuộc tỉnh
Nam Định trong năm 2006.
Từ đó: Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp đ ể nâng cao khả năng
tiếp cận và sử dụng TTY tại các trạm y tế xã.
2
PHẦN 1.
TỔNG QUAN
1.1.1. Khái niệm TTY
vàDMTTY
1.1.2. Khái niệm tiếp
cận và sử dụng TTY
1.3.1. Việc ban hành
DMTTY ở Việt Nam
1.3.2. Sự cần thiết và
ưu việt của DMTTY
1.3.3. Tình hình tiếp
cận và sử dụng TTY ở
Việt Nam
1.4. TÌNH HÌNH TIẾP
CẬN VÀ SỬ DỤNG
TTY Ở TUYẾN Y TẾ
XÃ, PHƯỜNG
1.4.1. Tổ chức, chức
năng, nhiệm vụ của
tuyến y tế xã, phường
1.4.2. lìn h hình tiếp
cận và sử dụng TTY ở
1.5. MỘT VÀI NÉT VỀ
Y TẾ TỈNH NAM
ĐINH
tuyến y tế xã, phường
PHẦN 1. TỔNG QUAN
1.1. Một sô khái niệm về tiếp cận và sử dụng TTY
1.1.1. Khái niệm TTY và DMTTY
1.1.1.1. Khái niệm TTY [2]
TTY là những thuốc cần thiết cho CSSK của đa số nhân dân, được nhà
nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất,
phân phối vói nhu cầu thực tế CSSK của nhân dân, được lựa chọn và cung ứng
để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an
toàn và giá cả phù hợp. [2], [13], [14], [16], [19]
Nguyên tắc lựa chọn TTY:
- Có hiệu lực phòng chữa bệnh cao
- An toàn trong điều trị
- Dạng bào chế (dạng chế phẩm, nồng độ, hàm lượng) dễ sử dụng
- Phù họp với trình độ chuyên môn của nhân viên y tế
- Phù hợp vói các phương tiện, trang thiết bị để sử dụng, bảo quản tại các
tuyến y tế
- Giá thành điều trị hợp lý
- Có sự ưu tiên nhất định cho các thuốc sản xuất trong nước
1.1.1.2. Khái niệm DMTTY [2]
“DMTTY là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc
sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào
với số lượng lớn cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”.
- Vói chủng loại thuốc và số lượng thuốc phong phú, phù hợp vói mô
hình bệnh tật và hệ thống y tế của từng noi nên danh mục này có chủng loại
thuốc tương đối đủ với số lượng cân đối phù hợp với điều kiện thực tế về tài
3
chính của mình, chủng loại và lực lượng thuốc này là tối ưu cho việc chăm sóc
sức khoẻ đa số nhân dân.
- Do chủng loại và lực lượng thuốc là tối ưu nên có điều kiện để dự trù,
mua sắm bảo quản để các loại thuốc luôn có với số lượng vừa đủ không quá
thừa, không quá thiếu, dạng thuốc phù hợp vói trình độ của cán bộ y tế và dân
trí địa phương.
- Do vậy, có thể có một số thuốc cẩn thiết để đáp ứng cho một số ít ngưòi
với nhu cầu hoặc thị hiếu riêng biệt nào đó sẽ không có trong danh mục này.
- Một loại thuốc có thể có nhiều dạng khác nhau, vói nhiều tên gọi khác
nhau nhưng trong danh mục thuốc thiết yếu tên thuốc sẽ đơn giản, là tên gốc
để dễ nhớ và đủ thông tin hơn so vói thuốc ngoài thị trường. [2], [14], [16],
[19]
Nguyên tắc xây dựng DMTTY:
- Cơ cấu bản DMTTY phải phù hợp để giải quyết mô hình bênh tật của
nhân dân trong từng thời kỳ.
- Cơ cấu bản DMTTY phải đảm bảo có đầy đủ các nhóm thuốc cấp cứu,
các nhóm thuốc điều trị các bệnh thông thường nhiều người mắc, các bệnh xã
- DMTTY phải được rà soát, ban hành lại theo chu kỳ 5 năm một lần và
được thay thế kịp thòi hàng năm nếu cần.
1.1.2. Khái niệm tiếp cận và sử dụng TTY
I.I.2.I.
Khái niệm tiếp cận TTY [17]
Tiếp cận là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm hiểu
một đối tượng nghiên cứu nào đó.
Tiếp cận TTY là từng bước, bằng những phương pháp nhất định, tìm
hiểu về TTY. Tiếp cận TTY tại trạm y tế xã là tiếp cận các đối tượng tác động
trực tiếp đến TTY. Các đối tượng đó có rất nhiều nhưng có một số đối tượng
4
chính như: chủng loại TTY, chất lượng TTY, nhân lực y tế, tài chính TYTX và
khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại TYTX.
1.1.2.2. Khái niệm sử dụng TTY [17], [19]
Sử dụng TTY là đem TTY dùng vào việc chữa bệnh cho người bệnh. Là
đem những thuốc cần thiết nhất nhằm chữa các bệnh thông thường nhất cho đa
số mọi người trong cộng đồng. Sử dụng TTY ở các trạm y tế bao gồm: số
lượng TTY, tiền bán TTY tại quẩy thuốc trạm y tế xã, số lượng thuốc, tiền
thuốc cấp phát cho các đối tượng: BHYT, người nghèo, trẻ em, các CTYT...
1.2.
Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY trên thế giới [2], [13],
[14], [16], [19]
Thuốc có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe nhân dân, là một trong những yếu tố chủ yếu bảo đảm mục tiêu sức
khoẻ cho mọi người.
Trong những năm cuối thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, ngành công nghiệp Dược đã nghiên cứu ra nhiều loại
thuốc có tác dụng mạnh và hiệu quả cao. Sản lượng thuốc trên thế giới đang
tăng vói tốc độ 9 - 10% mỗi năm. Sản phẩm của thuốc hết sức đa dạng và
phong phú. Chỉ tính riêng nguyên liệu hoá dược dùng để bào chế dưới dạng
thuốc trên thế giói đã có khoảng 2000 loại. Từ những loại nguyên liệu đó,
người ta có thể bào chế được rất nhiều dược phẩm khác nhau tạo điều kiện cho
người thầy thuốc có thể dễ dàng lựa chọn thuốc trong điều trị.
Mặc dù công nghiệp sản xuất thuốc ngày càng phát triển nhưng vấn đề
đáp ứng yêu cầu của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân vẫn chưa
được tốt. Theo TCYTTG: “để thực hiện chăm sóc sức khoẻ ban đầu, chỉ cần 1
USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông
thường của một người dân tại cộng đồng” (diễn văn của tổng giám đốc
TCYTTG trong đại hội đồng TCYTTG lần họp thứ 48, Genever, 2/ 5/ 1995).
5
Tuy nhiên “cho đến năm 1995 vẫn có 50% dân số thế giới không được chăm
sóc sức khoẻ khi mắc những chứng bệnh thông thường nhất và không có thuốc
thiết yếu khi cần”.
Trong khi đó, tình trạng thiếu công bằng trong sử dụng thuốc ngày càng
trầm trọng giữa các nước phát triển và đang phát triển. Điều đáng nói là
khoảng cách đó không rút ngắn lại mà ngày càng xa hơn. Các nước, đặc biệt
là các nước đang phát triển cần phải sử dụng thuốc hợp lý hơn để sử dụng có
hiệu quả nguồn tài chính hạn hẹp của mình. Đồng thời thông qua việc sử dụng
thuốc hợp lý, có thể cung cấp cho nhân dân một lượng thuốc lớn mà không
tăng thêm chi phí. Điều này chỉ có thể thực hiện được nhờ hiệu quả của
chương trình thuốc thiết yếu.
Trong CSSK ban đầu, thuốc thiết yếu là công cụ thiết yếu cho CSSK,
trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống và được TCYTTG xây dựng thành
chương trình hoạt động riêng. Mục tiêu của chương trình hoạt động thuốc thiết
yếu là:
- Cải thiện các dịch vụ CKSK ban đầu.
- Bảo đảm cung cấp thường xuyên các TTY để điều trị các bệnh
thông thường ở tuyến CSSK ban đầu.
- Thúc đẩy việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn vói từng cá nhân,
từng bệnh nhân thông qua việc nâng cao khả năng khám chữa bệnh của
nhân viên y tế.
- Đưa ra phác đồ điều trị chuẩn.
- Tránh lạm dụng và lãng phí thuốc.
Chương trình TTY của TCYTTG được thành lập năm 1972. Tói năm
1975, TCYTTG ban hành danh mục TTY lần thứ nhất, 2 năm sau (1977),
TCYTTG đã xem xét lại để đưa ra danh mục lần thứ 2 gồm 200 loại thuốc. Kể
từ đó, cứ 2 hay 3 năm một lần, các danh mục TTY mẫu lại được điều chỉnh để
phù hợp vói những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cập nhật thuốc mói, loại bỏ
6
thuốc không thích hợp. Tháng 2 năm 1997, u ỷ ban Giám định của TCYTTG
đã chọn một danh mục mẫu các loại TTY lần thứ 10 bao gồm gần 250 thuốc
và vaxcin thiết yếu. Sự thay đổi này ngoài mục đích cập nhật những thuốc mới
còn nhằm đáp ứng nhu cầu trong CSSKND. Hiện nay trên thế giới có hon 150
nước đã áp dụng và có DMTTY (chủ yếu là các nước đang phát triển). Số
lượng tên thuốc trong DMTTY của mỗi nước trung bình khoảng 300 thuốc.
Chương trình hoạt động TTY được thực hiện trên thế giói và đã thu được
những thành tựu to lớn.
1.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt Nam
1.3.1. Việc ban hành DMTTY ở Việt Nam [2], [10], [13], [16], [19]
Cũng như nhiều nước trên thế giói, Việt Nam đã nhận rõ vai trò to lớn
của TTY trong CSSK nói chung và CSSK ban đầu nói riêng vì không có thuốc
thì không chữa được bệnh và không có CSSK.
Từ những năm 1960, Bộ y tế đã chú ý tói việc đảm bảo một danh mục
thuốc tối thiểu, cần thiết cho nhu cầu bảo vệ sức khoẻ của nhân dân và dựa
vào khả năng của đội ngũ cán bộ y tế thời kỳ đó. Sau này, khi có khuyến cáo
của TCYTTG, Bộ y tế đã ban hành DMTTY lần thứ I vào năm 1985 gồm 225
thuốc.
Bốn năm sau, năm 1989, DMTTY lại được ban hành lần thứ II. Danh
mục này gồm 116 TTY, cùng vói một danh mục gồm 64 thuốc tối cần, trong
đó ở tuyến xã có 58 TTY và 27 thuốc tối cần. Danh mục lần thứ III được ban
hành năm 1995, gồm 255 TTY, phân chia theo trình độ chuyên môn của cán
bộ y tế. Cơ sở y tế có bác sỹ, được sử dụng danh mục TTY gồm 197 loại, còn
cơ sở không có bác sỹ thì sử dụng danh mục TTY gồm 83 loại. Danh mục
TTY lần này đã hợp lý hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế, cập nhật những
thuốc mới có tác dụng tốt trong điều trị, phù hợp với điều kiện nước ta trong
giai đoạn vừa qua.
7
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện danh mục mẫu lần thứ III tại các cơ
sở y tế, đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Vì vậy, ngày 28/ 07/ 1999, BYT đã
ban hành DMTTY Việt Nam lần thứ IV với 346 thuốc tân dược, 81 thuốc thiết
yếu y học cổ truyền, 60 danh mục cây thuốc nam, 185 vị thuốc. Đồng thòi Bộ
y tế cũng đã ban hành bản hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt Nam lần thứ IV,
nhằm đạt được mục tiêu cơ bản của chính sách quốc gia về thuốc là: Cung ứng
thường xuyên, đủ thuốc có chất lượng đến tận ngưòi dân và đảm bảo sử dụng
thuốc an toàn, hợp lý trong giai đoạn hiện nay.
Từ năm 1999 đến nay, chính sách quốc gia TTY đã đóng góp vai trò to
lớn trong sự nghiệp CSSKND. Mặt khác trong thòi gian này, cùng vói sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ nói chung và nền công nghiệp Dược
Việt Nam nói riêng, đã có rất nhiều sự thay đổi trong đời sống xã hội của nước
ta. Mô hình bệnh tật chung của Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể: các bệnh
nhiễm trùng đã giảm nhưng vẫn còn cao, đặc biệt là ở nông thôn. Nguy cơ
mắc bệnh tim mạch, u bướu... gia tăng. Cùng vói đó là sự kháng thuốc xảy ra
ngày càng nhiều, nhất là các thuốc kháng sinh. Điều này đặt ra vấn đề là chính
sách quốc gia TTY đã không còn phù hợp với thực tế đất nước.
Ngày 01/ 07/ 2005, Bộ y tế ban hành DMTTY Việt Nam lần thứ V và
bản hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt Nam lần thứ V. Danh mục gồm 355
thuốc tân dược (của 314 hoạt chất), 94 chế phẩm dược học cổ truyền và 215 vị
thuốc đông y. Nếu như trong danh mục cũ, chế độ sử dụng thuốc được phân
thành nhiều bậc dựa theo xếp hạng bệnh viện thì hiện nay, điều này đã được
cải thiện: bệnh viện hạng 1 và 2 được sử dụng thuốc vói cùng 1 chế độ, tương
tự là bệnh viện hạng 3 và không hạng. Tại tuyến y tế cơ sở, danh mục TTY
gồm 194 thuốc tân dược, các chế phẩm y học cổ truyền và vị thuốc được dùng
cho tất cả các tuyến và các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền.
DMTTY lần thứ V đã phù hợp hơn với mô hình bệnh tật ở nước ta (phụ
lục 2) và cơ cấu, chức năng của từng hạng bệnh viện. Việc lựa chọn thuốc đưa
8
vào danh mục được làm theo nguyên tắc: đảm bảo hiệu lực điều trị, an toàn,
phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh và quỹ bảo hiểm y tế, hợp lý giữa
hiệu quả điều trị và giá thành.
1.3.2. Sự cần thiết và ưu việt của DMTTY [2], [13]
Số lượng thuốc lưu hành ở Việt Nam hiện nay là rất nhiều, rất phong
phú. Có tói hàng chục ngàn loại thuốc nên việc lựa chọn thuốc để phòng và
chữa bệnh bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn bất cập khác.
Theo hướng dẫn về những nguyên tắc lựa chọn TTY, cho thấy tính ưu việt của
DMTTY là:
- Danh mục mẫu lần I đưa ra khoảng 200 tên thuốc, tất cả các
thuốc và vaxcin có trong danh mục đó đã được xác nhận là an toàn và
có hiệu lực.
- Loại trừ được hạn chế về sử dụng thuốc do không biết hết mọi tác
dụng và tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Tập trung đầu tư cho sản xuất, cung ứng các thuốc thiết yếu nên
đảm bảo việc cung cấp đầy đủ, thường xuyên, có chất lượng các loại
thuốc cho nhu cầu y tế.
- Có điều kiện tài chính để hỗ trợ cho việc nghiên cứu, phát triển,
sản xuất các loại thuốc mới phù hợp với nhu cầu thực tế ở các nước
đang phát triển.
- Đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn hơn.
- Thầy thuốc và nhân dân dễ lựa chọn thuốc cho nhu cầu khám
chữa bệnh của mình.
- Hạn chế được sự lãng phí, tốn kém trong dùng thuốc. Giá cả hợp
lý (thường là thấp) vì đa số thuốc dùng dưới dạng tên gốc nên ngưòi dân
dễ biết, dễ tìm mua, giá cả dễ chấp nhận, đặc biệt là vói cả cộng đồng.
- Đa số các thuốc trong DMTTY đã hết thòi hạn bảo hộ quyền sở
hữu công nghiệp nên nó được sản xuất vói giá không cao, do đó giá bán
9
cũng thoả đáng, mặt khác những thuốc này dùng dưới dạng tên gốc, tên
khoa học, tên thông dụng quốc tế, điều này tạo điều kiện để thầy thuốc,
nhân dân dễ nhận biết, dễ sử dụng, giá cả hợp lý.
- Xác định được nhu cầu thuốc một cách hợp lý.
- Thuận tiện cho việc cung cấp thông tin cũng như việc đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ.
- Tạo điều kiện thuận lọi cho các cơ quan quản lý nhà nước trong
công tác quản lý của ngành.
1.3.3. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở Việt Nam [2], [6], [17]
Chăm sóc sức khoẻ toàn dân là chiến lược y tế hàng đầu của đại đa số
các quốc gia. Để thực hiện việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, việc cung
cấp đầy đủ, kịp thời các TTY với chất lượng tốt và giá cả hợp lý đang là một
nhu cầu cấp bách hàng đầu, đặc biệt là ở các nước nghèo. Chính vì lý do đó
mà chính sách thuốc quốc gia ở nhiều nước đang phát triển như Philippin,
Malaixia, Trung Quốc... cũng như trong các văn bản hướng dẫn về chính sách
thuốc quốc gia cho các nước đang phát triển của TCYTTG đều xác định rõ:
“Việc lựa chọn và cung ứng thường xuyên TTY vói giá cả hợp lý, chất lượng
phù hợp là một yêu cầu khẩn cấp và việc xây dựng chính sách TTY được coi
là một trong những nội dung cơ bản của chính sách thuốc quốc gia”.
Ở Việt Nam, chương trình quốc gia TTY đã từ lâu là một trong những
chương trình giành được sự quan tâm lớn và đã trở thành một trong các nội
dung mang tính chất chiến lược của ngành. Để nâng cao chất lượng phục vụ
thuốc cho chăm sóc sức khoẻ của đại đa số nhân dân, chính sách quốc gia
TTY đã ra đời như một bộ phận cốt lõi của chính sách quốc gia về thuốc của
Việt Nam. Chính sách quốc gia TTY đã đưa những loại thuốc cần thiết nhất
trong CSSK nhân dân đến tận tay người dân, những người thiệt thòi nhất trong
việc tiếp cận và sử dụng thuốc - loại hàng hoá đặc biệt.
10
* Mục tiêu của chính sách quốc gia TTY
- Nhà nước đảm bảo bằng chính sách, cơ chế và biện pháp việc cung cấp
TTY cho công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong toàn quốc đến tận
cộng đồng.
- Bộ y tế xây dựng và phổ biến danh mục quốc gia TTY và triển khai việc
sản xuất, cung ứng TTY đáp ứng nhu cầu CSSK nhân dân trong từng thời kỳ.
* Nội dung của chính sách quốc gia TTY
1. Lựa chọn thuốc thiết yếu và ban hành danh mục thuốc thiết yếu
2. Danh mục thuốc thiết yếu
3. Sản xuất thuốc thiết yếu
4. Cung ứng thuốc thiết yếu
5. Kê đơn, hướng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý thuốc thiết yếu
6. Chất lượng thuốc thiết yếu
7. Thông tin về thuốc
8. Đào tạo nhân viên y tế
9. Hợp tác trong nước và hợp tác quốc tế
10. Các điều khoản đảm bảo cho việc thi hành chính sách
Chính sách quốc gia về TTY đã góp phần thiết thực vào việc CSSK cho
người dân. Chính sách này đã và đang từng bước giúp người dân, đặc biệt là
người nghèo, ngưòi dân tộc thiểu số...ở các vùng sâu, vùng xa...được tiếp cận
và sử dụng các loại thuốc nhằm chữa các bệnh thông thường nhất. Người dân
trong cả nước đã được CSSK toàn diện hơn, hiệu quả hơn, góp phần nâng cao
sức khoẻ nhân dân. Vì vậy, tuổi thọ trung bình của người dân nước ta đạt hơn
71 tuổi (cao hơn 1 số nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu quân). Tuy
nhiên, trong việc tiếp cận và sử dụng thuốc của người dân vẫn còn nhiều vấn
đề bất cập. Nhà nước đã có chính sách trợ giá và trợ cước vận chuyển thuốc
cho vùng nghèo, người nghèo nhưng việc thực hiện chính sách này còn nhiều
11
khó khăn. Có địa phương thừa thuốc ồ tuyến tỉnh nhưng lại thiếu thuốc ở
tuyến xã do cơ chế vận chuyển và phân phối thuốc xuống cơ sở còn chưa hợp
lý. Một số yếu tố khác như các đặc điểm về phong tục, tập quán, giao thông
khó khăn, mạng lưói y tế còn mỏng và yếu, đặc biệt thiếu cán bộ dược, trình
độ quản lý còn hạn chế... cũng ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc và sử
dụng thuốc an toàn hợp lý cho ngưòi nghèo, vùng nghèo. Vì thế, việc tiếp cận
và sử dụng thuốc, TTY ở nước ta còn nhiều khó khăn và bất cập.
1.4. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tê xã, phường
1.4.1.
Tổ chức, chức năng, nhiệm vụ tuyến y tê xã, phường (y tê cơ sở) [4],
[7], [12], [15]
Ngành y tế Việt Nam được tổ chức thành 1 hệ thống chặt chẽ từ trên
xuống dưói theo các tuyến khác nhau. Mỗi tuyến đều có liên quan đến các
tuyến khác, tuyến trên hỗ trợ, chỉ đạo tuyến dưói nhất là về chuyên môn
nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật.
Cụ thể, hệ thống tổ chức ngành y tế được chia thành 4 tuyến:
- Tuyến y tế trung ương
- Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: sở y tế
- Tuyến y tế huyện, quận, thị xã
- Tuyến y tế xã, phường (y tế cơ sở)
* Khái niệm:
Y
tế cơ sở là đon vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân, nằm
trong hệ thống y tế nhà nước. Trạm y tế cơ sở bao gồm các trạm y tế của các
cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học.
* Tổ chức biên chế:
Trạm y tế cơ sở được tổ chức theo địa bàn cụm dân cư, địa giới hành
chính và theo nhu cẩu chăm sóc sức khoẻ và khả năng ngân sách của cộng
đồng. Cán bộ phụ trách có năng lực quản lý.
12
- Các bộ phận tổ chức: Trạm y tế cơ sở thường có 3 bộ phận:
+ Vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch
+ Điều trị và hộ sinh
+ Dược
- Biên chế cán bộ y tế ở trạm: được xây dựng dựa theo:
+ Địa bàn hoạt động
+ SỐ lượng dân cư (tốt nhất cứ 1000 dân có 1 cán bộ y tế)
+ Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tại cộng đồng
* Nhiệm vụ của trạm y tế cơ sở:
- Lập kế hoạch hoạt động và lựa chọn chương trình ưu tiên về chuyên
môn y tế của u ỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn duyệt, báo cáo trung tâm y
tế huyện, quận, thị xã và tổ chức triển khai thực hiện sau khi kế hoạch đã được
phê duyệt.
- Phát hiện báo cáo kịp thòi các bệnh dịch lên tuyến trên và giúp chính
quyền địa phương thực hiện các biện pháp về công tác vệ sinh phòng bệnh,
phòng chống dịch, giữ vệ sinh những nơi công cộng và đường làng, xã, tuyên
truyền bảo vệ sức khoẻ cho mọi đối tượng tại cộng đồng.
- Tuyên truyền vận động, triển khai thực hiện các biện pháp chuyên
môn về bảo vệ sức khoẻ bà mẹ trẻ em và kế hoạch hoá gia đình, bảo đảm việc
quản lý thai, khám thai và đỡ đẻ thường cho sản phụ.
- Tổ chức sơ cứu ban đầu, khám chữa bệnh thông thường cho nhân dân
tại trạm y tế và mở rộng dần việc quản lý sức khoẻ tại hộ gia đình.
- Tổ chức khám chăm sóc và quản lý sức khoẻ cho các đối tượng trong
khu vực mình phụ trách, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự.
- Xây dựng vốn tủ thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn và hợp lý, có
kế hoạch quản lý các nguồn thuốc. Xây dựng và phát triển thuốc nam, kết hợp
ứng dụng y học dân tộc phòng và chữa bệnh.
13
- Quản lý các chỉ số sức khoẻ và tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin
kịp thời, chính xác, liên tuyến trên theo quy định thuộc đơn vị mình phụ trách.
- Bồi dưỡng kiến thức chuyên môn kỹ thuật cho cán bộ y tế thôn, làng,
ấp, bản và nhân viên y tế cộng đồng.
- Tham mưu cho chính quyền xã, phường, thị trấn và giám đốc trung
tâm y tế huyện chỉ đạo thực hiện các nội dung chăm sóc sức khoẻ, bảo đảm và
tổ chức thực hiện những nội dung chuyên môn thuộc các chương trình trọng
điểm về y tế tại địa phương.
- Phát hiện báo cáo u ỷ ban nhân dân xã và chính quyền y tế cấp trên
các hành vi hoạt động y tế phạm pháp trên địa bàn để kịp thòi ngăn chặn và xử
lý.
- Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể quần chúng, các ngành trong xã để
tuyên truyền và cùng tổ chức thực hiện các nội dung chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân.
1.4.2. Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY ở tuyến y tế xã, phường [6], [9],
[11], [17]
Những năm qua, sự nghiệp CSVBVSKND ở nước ta tiếp tục đạt được
khá nhiều thành tựu quan trọng. Mạng lưới y tế trong đó có y tế cơ sở ngày
càng được quan tâm đầu tư, củng cố và phát triển. Tính đến hết năm 2005,
100% xã, phường đã có cán bộ y tế hoạt động, hơn 65% trạm y tế xã trong cả
nước có bác sỹ công tác. Nhờ coi trọng công tác y học dự phòng, chúng ta đã
ngăn chặn đẩy lùi được các loại bệnh truyền nhiễm gây dịch như bại liệt, uốn
ván sơ sinh, sốt rét; loại trừ bệnh phong trên phạm vi cả nước theo tiêu chuẩn
của tổ chức y tế thế giói, đặc biệt gần đây chúng ta đã khống chế có hiệu quả
các loại dịch bệnh nguy hiểm: SARS và cũm A.HgNị. Dịch vụ CSSKND ngày
càng đa dạng, các kỹ thuật tiên tiến được nghiên cứu, ứng dụng vào điều trị,
thuốc đặc biệt là TTY đến tận tay người dân.
14
Tuy nhiên, công tác CSVBVSKND vẫn còn không ít yếu kém và thách
thức. Hoạt động của lĩnh vực y học dự phòng còn hạn chế, hệ thống y tế chậm
đổi mói, chưa theo kịp sự đòi hỏi của cuộc sống và sự thay đổi cơ cấu bệnh tật.
Mặt khác, tình trạng thuốc, TTY ở các trạm y tế xã thiếu, không đảm bảo chất
lượng luôn là vấn đề khó khăn đối vói ngành y tế. Tình trạng các trạm y tế chỉ
được cấp một số chủng loại thuốc, thuốc cần thì không có, trong khi những
loại thuốc được cấp nhiều khi không dùng hết lại để hết hạn dùng vẫn đang
tồn tại. Tình trạng ngưòi nghèo phải sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, người
nghèo phải dùng thuốc bảo quản không tốt, người nghèo trước khi dùng thuốc
không được thầy thuốc khám vẫn đang xảy ra. Tình trạng thiếu cả về số lượng
và chất lượng cán bộ y tế tại các trạm y tế xã vẫn còn nan giải. Điều đó gây
khó khăn trong tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY ở các trạm y tế xã, đặc biệt là
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa...
1.5. Một vài nét về tình hình y tê tỉnh Nam Định [10]
Tỉnh Nam Định nằm ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, cách Hà Nội
90km về hướng Đông Nam, với dân số 1962,0 nghìn người (năm 2005),
1980,0 nghìn người (năm 2006).
Hưởng ứng chương trình hành động TTY của Nhà nước và Bộ y tế, u ỷ
ban nhân dân tỉnh phối hợp với Sở y tế tỉnh Nam Định đã triển khai chương
trình quốc gia TTY đến tận tuyến y tế xã nhằm mục tiêu CSSKND. Trạm y tế
xã là đơn vị kỹ thuật đầu tiên tiếp xúc với dân nằm trong hệ thống y tế nhà
nước, là nơi đầu tiên mà ngưòi dân có thể tiếp cận khi ốm đau, là cơ sở y tế
gần nhất, dễ tiếp cận nhất đối vói đại đa số người dân sống ở nông thôn như
tỉnh Nam Định. Là tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng với mô hình bệnh tật chủ
yếu là mắc các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh viêm phổi, viêm phế quản và tiểu
phế quản cấp, viêm họng và amidan cấp...Mô hình bậnh tật đã giúp Sở y tế
tỉnh có cơ sở cung ứng đầy đủ các thuốc thiết yếu để chữa các bệnh thông
thường mà người dân hay gặp phải trong cộng đồng.
15
Bảng 1. Mười bệnh có tỷ lệ mắc và chết cao nhất ở vùng
đồng bằng sông Hồng năm 2004
Đơn vị tính: trên 100.000 dân
STT
Các bệnh mắc cao nhất
Các bệnh chết cao nhất
1
Bệnh viêm phổi
358,60
Nhiễm HIV
2,56
2
Viêm phế quản và tiểu
305,37
Tai nạn giao thông
1,01
260,67
Bệnh viêm phổi
0,93
196,44
Lao bộ máy hô hấp
0,83
phế quản cấp
3
Viêm họng và amidan
cấp
4
lả chảy, viêm dạ dày,
ruột non có nguồn gốc
nhiễm khuẩn
5
Tai nạn giao thông
126,79
Chảy máu não
0,72
6
Tăng huyết áp nguyên
108,77
Thương tổn do chấn
0,69
phát
7
Cúm
thương sọ trong sọ
95,59
Hội chứng viêm thận
0,66
cấp và tiến triển nhanh
8
Mắt hột
90,53
u ác khí quản, phế
0,48
quản và phổi
9
Loét dạ dày tá tràng
86,34
10
u ác dạ dày
0,42
Thai chậm phát triển,
Lao bộ máy hô hấp
82,92
suy dinh dưỡng, rối
0,36
loạn khi sinh
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 2004)
Ngành y tế tỉnh Nam định trong những năm gần đây đã có những tiến
bộ vượt bậc. Tính đến hết năm 2004, 100% các trạm y tế xã có bác sỹ công
tác, 94% các thôn, bản có nhân viên y tế hoạt động. Nhờ đó mà công tác
CSSK cho ngưòi dân ngày càng được đảm bảo. Người dân có thể được khám
16
chữa bệnh bởi các bác sỹ ở ngay tuyến y tế đầu tiên mà họ tiếp cận: tuyến y
tế xã, phường.
Bảng 2. Tình hình y tế xã của tỉnh Nam Định năm 2004
Số xã có bác sỹ
% số xã có bác sỹ
Số xã có y sỹ hoặc
% số xã có y sỹ
nữ hộ sinh
hoặc nữ hộ sinh
229
100
229
100
Số thôn, bản, ấp
Số có nhân viên y tế
% số có nhân viên
Tổng số nhân viên
hoạt động
y tế hoạt động
y tế thôn
3034
94
3034
3227
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2004)
Nhân lực y tế là vấn đề cốt lõi cho sự phát triển ngành y tế của tỉnh.
Chính vì thế, chú trọng đầu tư và phát triển cả về số lượng và chất lượng cán
bộ y tế luôn là mục tiêu hàng đầu của y tế Nam Định. Tỉnh Nam Định đã đề ra
các chính sách hỗ trợ, mức lương cao... để thu hút nhân lực về làm việc tại
tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực dược và cán bộ y tế tại tuyến huyện, xã. Nhờ thế,
nguồn nhân lực y tế tỉnh đã đáp ứng được rất nhiều trong CSSK cho nhân dân
tỉnh Nam Định.
Năm 2006 là năm ngành y tế bắt đầu triển khai thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển hệ thống y tế Việt Nam, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế
5 năm (2006- 2010) theo hướng tăng cường xã hội hoá với vai trò chủ đạo là y
tế công lập. Vì thế, tỉnh Nam Định đã chú trọng đầu tư để phát triển y tế, đặc
biệt là y tế cơ sở. Y tế tỉnh ưu tiên nguồn vốn cho việc nâng cấp 1 số bệnh
viện đa khoa tuyến huyện, trạm y tế xã, phát triển mạng lưới cung ứng thuốc,
nhất là thuốc thiết yếu đến tận tay người dân... đẩy mạnh việc triển khai đề án
xã hội hoá trong CSVBVSKND, tạo điều kiện cho mọi ngưòi dân được tiếp
cận và sử dụng các dịch vụ CSSK ở mức ngày càng cao.
17
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN c ú u
2.1.1. Phương pháp mô
tả hồi cứu
2.1.2.
Phương
pháp
nghiên cứu điều tra
2.1.3. Phương pháp quản
trị học
2.1.4. Phương pháp xử lý
số liệu
2.2. ĐỐI TƯỢNG
6 trạm y tế xã thuộc 2
huyện Hải Hậu, Trực
Ninh, tỉnh Nam Định:
NGHIÊN CỨƯ
* Hải Lý, Hải Triều,
Hải Tân (Hải Hậu)
* Việt Hùng, Liêm Hải,
Trực Phú (Trực Ninh)
PHẦN 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp nghiên cứu
2.1.1. Phương pháp mô tả hồi cứu:
—
Hồi cứu lại toàn bộ các số liệu về tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc,
thuốc thiết yếu ở các trạm y tế xã trong năm 2006. Bao gồm:
+ Sổ sách ghi chép ban đầu, báo cáo thống kê trong năm 2006: sổ nhập
thuốc, sổ bán thuốc, sổ cấp phát thuốc cho các chương trình y tế, báo cáo hoạt
động của quầy thuốc, báo cáo hoạt động của các chương trình y tế ...
+ Thống kê đầy đủ các thuốc, TTY tại quầy thuốc trạm y tế xã.
2.1.2. Phương pháp điều tra ngang:
+ Sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc sẵn, phiếu điền thông tin để thu thập thông
tin cẩn thiết. (Các thông tin về tiếp cận và sử dụng TTY trong năm 2006).
+ Bộ câu hỏi và phiếu điền thông tin được gửi tới trưởng trạm y tế xã và
người bán thuốc tại quầy thuốc trạm y tế.
+ Trong quá trình khảo sát có phỏng vấn thêm các cán bộ y tế tại các
TYTX nghiên cứu.
Phiếu điền thông tin được trình bày ở phụ lục 1.
2.1.3. Phương pháp quản trị học: Phân tích SWOT (Hình 2.1)
Phân tích điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weekness), cơ hội
(Oppurtunity), thách thức (Threat) đối vói việc tiếp cận và sử dụng TTY tại
các trạm y tế xã.
18
Hình 2.1. Phương pháp quản trị học: SWOT
2.1.4. Phương pháp xử lý số liệu:
Từ những số liệu đã thu thập được tiến hành phân tích, hệ thống hoá, sơ đồ
hoá... Sử dụng phương pháp thống kê y học: tính Trung bình, Tỷ lệ phẩn
trăm...
Trình bày sử dụng phần mềm Microsolí Word for Windows
2.1.5. Kỹ thuật thu thập thông tin:
Nghiên cứu sẽ sử dụng các kỹ thuật: hồi cứu số liệu từ sổ sách, báo cáo
hoạt động, phỏng vấn theo bộ câu hỏi cấu trúc sẵn, phiếu điền thông tin, kỹ
thuật quan sát, thống kê, chụp ảnh...
2.2. Đốỉ tượng nghiên cứu
* Cách chọn mẫu:
+ Tỉnh Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nên chọn 2 huyện Hải
Hậu, Trực Ninh theo chủ đích:
^ Hải Hậu: huyện ven biển
Trực Ninh: huyện đồng bằng
Tại mỗi huyện chọn chủ đích 3 xã: 1 xã có thu nhập bình quân đầu
người cao nhất huyện, 1 xã thấp nhất huyện và 1 xã trung bình.
-ỳ Từ cách chọn mẫu trên, tiến hành nghiên cứu tại 6 trạm y tế xã thuộc
2 huyện Hải Hậu và Trực Ninh, tỉnh Nam Định.
19
+ Huyện Hải Hậu: Hải Lý, Hải Triều, Hải Tân
+ Huyện Trực Ninh: Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Phú
* Cơ sở y tế xã:
—Các báo cáo thống kê về tình hình kinh tế - xã hội năm 2006.
—Các báo cáo thống kê, sổ sách, số liệu ghi chép ban đầu, số liệu thống kê
về tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc, quản lý thuốc, cấp phát thuốc, thuốc
thiết yếu tại các trạm y tế trong năm 2006.
—Thống kê tại quầy thuốc, tủ thuốc, cửa hàng thuốc của các trạm y tế tại
thời điểm nghiên cứu.
—Các báo cáo hoạt động của quẩy thuốc năm 2006.
—Các báo cáo hoạt động các chương trình y tế tại trạm y tế xã trong năm
2006.
* Cán bộ y tế tại trạm y tế xã: Trưởng trạm y tế, người bán thuốc tại quầy
thuốc trạm y tế.
—Kiến thức, kỹ năng về tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY tại tuyến xã.
— Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY tại
các trạm y tế xã tỉnh Nam Định.
2.3. Thiết kế nghiên cứu
20
Phương pháp NC
Mô tả tình hình tiếp cận
TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam
Định năm 2006:
- Tiếp cận về chủng loại
thuốc
- Tiếp cận về chất lượng
thuốc
- Tiếp cận về nhân lực y tế
- Tiếp cận về tài chính
- Khả năng đáp ứng thuốc,
Phương pháp mô tả
hồi cứu, kết hợp điều
tra ngang, phương
pháp xử lý kết quả
+ Từ sổ sáct1 ghi chcp ban §
đầu, báo cáo thống kê:
- Sổ nhập, bár1 thuốc
- Báo cáo ìloạt động của
1 quầy thuốc, ciíc CTYT
\ - Thống kê tlÌUỐC hiện có ở
ệ quầy thuốc
+ Trưởng trạm y tế, người 1
phụ trách quầ1y thuốc
TTY
Khảo sát việc sử dụng
TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam
Định năm 2006:
- Thuốc, TTY bán ra tại quầy
thuốc trạm y tế
- Thuốc, TTY cấp phát cho
BHYT, người nghèo
- Thuốc, TTY cấp phát cho
trẻ em, các CTYT
- Kê đơn - sử dụng thuốc an
Phương pháp mô tả
hồi cứu, kết hợp điều
tra ngang, phương
pháp xử lý kết quả
toàn, hợp lý tại TYTX
Đánh giá và bàn luận về
tình hình tiếp cận và sử
dụng TTY tại TỶTX tỉnh
Nam Đinh
Mô tả hồi cứu, điều
ịtra ngang, phân tích
SWOT,
phương
pháp xử lý kết quả
+ Từ sổ sách ghi chép ban
đầu, báo cáo thống kê:
- Sổ cấp phát thuốc cho
BHYT, người nghèo các
1 CTYT
* - Báo cáo hoạt động của
' quầy thuốc, các CTYT
- Thống kê thuốc hiện có ở
quầy thuốc
+ Trưởng trạm y tế, người
phụ trách quầy thuốc
1
1
1
1
§
^ + Người phụ trách quầy §
thuốc
Hình 2.2. Thiết kế nghiên cứu
21
+ Trưởng trạm1 y tế
1
1
1
1
1
1
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN
CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. MÔ TẢ TÌNH HÌNH
TIẾP CẬN TTY TẠI 6
TYTX THUỘC TỈNH 1
NAM ĐỊNH TRONG
NĂM 2006
Ị
3.2. KHẢO SÁT VIỆC sủ
DỤNG TTY TẠI 6 TYTX
THUỘC TỈNH NAM
ĐỊNH TRONG NĂM 2006
r
—
3.4. ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN
LUẬN VỀ TÌNH HÌNH
* TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG
TTY TẠI TYTX TRONG
NĂM 2006
V ______________________________
3.1.1. Tình hình tiếp cận về chủng loại
thuốc tại các TYTX
3.1.2. Tình hình tiếp cận về chất lượng
thuốc tại các TYTX
3.1.3. Tình hình tiếp cận về nhân lực y tế
nán TVTY
p*lal CaC
1 1 1À
3.1.4. Tình hình tiếp cận về tài chính tại
các TYTX
3.1.5. Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại
các TYTX
3.2.1. Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc
các TYTX
3.2.2. Thuốc, TTY cấp cho BHYT, người
nghèo tại 6 TYTX.
3.2.3. Số thuốc, TTY cấp cho trẻ em, các
CTYT tại TYTX
3.2.4. Tình hình kê đơn-sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý tại TYTX
3.4.1. Đánh giá về tình hình tiếp cận và
sử dụng TTY tại 6 TYTX thuộc tỉnh
^ Nam Định trong năm 2006
3.4.2. Bàn luận về tình hình tiếp cận và
sử dụng TTY tại 6 TYTX thuộc tỉnh Nam
Định trong năm 2006
PHẦN 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Mô tả tình hình tiếp cận TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006
Nghị quyết 46 — NQ/TW của Bộ chính trị “ Về công tác bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mói” (3/2005), đã đề ra
mục tiêu chung: “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm
sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có
chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt
về thể chất và tinh thần. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ
và phát triển nòi giống”. Trong đó phát triển y tế nông thôn là một nhiệm vụ
quan trọng trong tiến trình xây dựng và phát triển, đảm bảo sức khỏe nhân
dân. Để nâng cao chất lượng trong CSVBVSKND, trước hết cần tạo điều kiện
cho nhân dân tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế cơ bản ngay tại cơ sở và coi đó
là quyền của người dân về CSSK.
Tiếp cận TTY tại tuyến y tế xã, phường là tiếp cận về chủng loại thuốc,
tiếp cận về chất lượng thuốc, tiếp cận về nhân lực y tế, tiếp cận về tài chính và
khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại TYTX.. Chúng tôi tiến hành khảo sát, thống
kê số liệu trong năm 2006 và thu được kết quả như sau:
3.1.1. Tình hình tiếp cận về chủng loại thuốc tại các TYTX năm 2006
Chủng loại thuốc là số lượng các mặt hàng thuốc có tại quầy thuốc: các
mặt hàng TTY, thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc đông dược...
3.1.1.1. Số mặt hàng thuốc kinh doanh tại quầy thuốc TYTX:
Số mặt hàng TTY tại quầy thuốc TYTX là số các mặt hàng thuốc nằm
trong DMTTY lần thứ V (2005) cho tuyến y tế xã. Trong đó, gồm DMTTY
tân dược (187 thuốc), DMTTY các chế phẩm y học cổ truyền (94), DMTTY
các vị thuốc y học cổ truyền.
22
Bảng 3.I.I.I. Mặt hàng thuốc kỉnh doanh tại quầy thuốc TYTX
STT Trạm y tế xã Số mặt hàng Số mặt hàng
thuốc/ quầy TTY/quầy
% TTY/thuốc
có trong quầy
1
Hải Lý
152
137
90
2
Hải Triều
Hải Tân
224
179
141
80
84
173
86
87
3
4
Liêm Hải
168
202
5
Việt Hùng
181
6
Trực Phú
193
157
174
7
Trung bình
186,7
160,2
90
86,2
%TTY/DM
TTY lần V
49
64
50
62
56
62
57,2
Từ Bảng 3.1.1.1 trên ta có biểu đồ:
H. Lý
H. Triều
H. Tân
L. Hải
V. Hùng
T. Phú
Hình 3.1. Biểu đồ biếu diễn tỷ lệ % TTY
Nhận xét:
* Số mặt hàng thuốc ở các TYTX là tương đối ít (186,7 thuốc), trong đó
nhiều nhất là TYTX Hải Triều (224 thuốc), ít nhất là ở TYTX Hải lý (152
thuốc).
* Tỷ lệ TTY trong tổng số mặt hàng thuốc tại các TYTX chiếm tỷ lệ
cao (86,2%), cao nhất là TYTX Hải Lý và Trực Phú (90%), thấp nhất là
TYTX Hải Triều (80%).
23
*
Tỷ lệ TTY so với DMTTY lần thứ V (2005) cho tuyến y tế cơ sở còn
thấp (57,2%). Cao nhất là TYTX Hải Triều (64%), TYTX Hải Lý chỉ đáp ứng
được 49%, chưa được một nửa số thuốc cần thiết nhất mà Bộ y tế yêu cầu đối
với tuyến y tế cơ sở. Điều đó chứng tỏ, ở các TYTX còn thiếu nhiều các thuốc
thiết yếu để chữa các bệnh thông thường hay gặp ở cộng đồng.
3.I.I.2. Số lượng thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc đông dược tạỉ quầy thuốc
TYTX
Bảng 3.I.I.2. Số lượng các loại thuốc có trong quầy thuốc TYTX
Số thuốc nội /
STT Trạm y tế xã quây thuốc
SL
122
%
80
75
77
1
Hải Lý
2
3
Hải Triều
Hải Tân
169
130
4
Liêm Hải
153
5
Việt Hùng
Trực Phú
137
6
7
153
Trung bình
Số thuốc
ngoại / quầy
thuốc
SL
%
4
3
18
8
Số thuốc
đông dược /
quầy thuốc
SL %
26
17
37
17
30
18
8
5
76
8
4
41
20
76
79
77,2
9
8
5
4
35
32
19
17
4,8
Tổng số
thuốc / quầy
thuốc
SL %
152
100
224
100
168
100
202
181
100
193
100
100
18
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
100%
17
□ Số thuốc đông
dược/quầy
thuốc
■ Sô thuốc
ngoạỉ/quầỵ
thuốc
□ Số thuốc
nội/quầy thuốc
80%
60%
40%
I
I
I
I
I
I
I
I
I
1
I
I
I
20 %
I
I
1
3
1
0%
H.Lý
H. Triều
H.Tân
L.Hải
V.Hùng
T.Phú
Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thuốc nội, ngoại, đống dược
24
Nhận xét:
* Thuốc ở TYTX chủ yếu là thuốc nội (77,2%), và thuốc đông dược
(18%), số lượng thuốc ngoại là rất ít (4,8%). Tỷ lệ thuốc nội cao nhất ở TYTX
Hải Lý (80%), tỷ lệ thuốc đông dược cao nhất ở TYTX Liêm Hải (20%), tỷ lệ
thuốc ngoại cao nhất ở TYTX Hải Triều (8%).
* Thuốc ở TYTX thường là TTY, được sản xuất trong nước, nên tỷ lệ
thuốc nội và thuốc đông dược lớn (95,2%). Trong đó 100% thuốc đông dược
là TTY nằm trong DMTTY các chế phẩm y học cổ truyền lẩn thứ V (2005).
3.1.2. Tình hình tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX
Tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX có nhiều chỉ tiêu nhưng
chúng tôi chỉ khảo sát 2 chỉ tiêu: tiếp cận về hạn dùng thuốc và bảo quản (BQ)
thuốc đúng quy định tại quẩy thuốc của trạm y tế.
Qua hồi cứu số liệu năm 2006, có bảng sau:
Bảng 3.I.2.I. Chất lượng thuốc tại quầy thuốc của các TYTX
STT Trạm y tế xã
Số thuốc hết
% thuốc
Số thuốc BQ
% thuốc BQ
hạn/quầy
hết hạn
không đúng quy
không đúng
định / quầy
quy định
1
Hải Lý
0
0
2
1,5
2
Hải Triều
3
1,4
0
0
3
Hải Tân
1
0,6
3
2,0
4
Liêm Hải
4
2,3
3
1,7
5
Việt Hùng
1
0,6
6
3,7
6
Trực Phú
3
1,6
6
3,1
7
Trung bình
2
1,1
3,3
2
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
25
H. Lý
♦
H. Triều
H. Tân
% thuốc hết hạn
L. Hải
V. Hùng
T. Phú
—41— % thuốc bảo quản không đúng quy định
Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ % thuốc hết hạn và
bảo quản không đúng quy định trong năm 2006
Nhận xét:
* Số thuốc hết hạn ở các TYTX trong năm 2006 là rất ít, trung bình chỉ
có 2 thuốc (1,1%), đặc biệt ở quầy thuốc Hải Lý không có thuốc hết hạn. Đó
là vì tại các TYTX, thuốc bán hoặc cấp phát đến đâu thì lấy từ công ty dược
đến đấy. Do vậy, ít có hiện tượng tồn đọng thuốc, để thuốc quá hạn dùng, các
thuốc này thì đều còn với số lượng rất ít và bị hủy
* Số lượng thuốc bảo quản không đúng quy định ở các TYTX là vẫn
còn (2%), cao nhất là ở Việt Hùng (3,7%), chỉ có Hải Triều là thuốc được bảo
quản đúng quy định. Các thuốc này thường là những thuốc độc, nghiện,
hướng thần không được để tủ riêng, hoặc để lẫn vói các thuốc thường không
cần bảo quản chế độ đặc biệt khác.
3.1.3. Tình hình tiếp cận về nhân lực y tế tại các TYTX
Tiếp cận về nhân lực y tế TYTX là tiếp cận về cơ cầu nguồn nhân lực,
chất lượng nguồn nhân lực y tế tại các TYTX.
3.I.3.I. Cơ cấu nguồn nhân lực y tế tại các TYTX
Bảng 3.I.3.I. Nguồn nhân lực y tê tại các TYTX
26
ST ''SEcam y tế xã
Hải
Hải
Lý
T
Triều
N h a n ìự & \
1
Tổng CBYT
5
6
2
Bác sỹ
1
1
3
Dược sỹ
0
0
Hải
Tân
Liêm
Hải
Việt
Hùng
Trực
Phú
Tỷ lệ (%)
5
6
5
5
100
1
1
1
1
18,75
0
0
0
0
0
1
1
18,75
1
1
18,75
4
Y sỹ đa khoa
1
1
1
5
CBYHCT
1
1
1
1
1
6
Ytá
1
1
1
1
1
1
18,75
7
Nữ hộ sinh
1
1
1
1
Dược sỹ TH
Dược tá
0
0
1
0
0
0
1
0
18,75
8
1
0
1
0
0
9
0
0
6,25
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
6,25%
18.75%
18,75%
Hình 3.4. Cơ cấu nhân lực tại các TYTX
Nhận xét:
* Tại các TYTX khảo sát, tổng số lượng CBYT là 32, trong đó, tỷ lệ bác
sỹ, y sỹ đa khoa, cán bộ y học cổ truyền, y tá, nữ hộ sinh là bằng nhau:
18,75%, tỷ lệ dược tá là 6,25%.
* Nhân lực y tế tại TYTX được cơ cấu theo số lượng dân cư của xã. Hải
Triều và Liêm Hải là 2/6 xã khảo sát có cán bộ về dược hoạt động tại trạm y
tế, 4 TYTX còn lại không có cán bộ phụ trách về dược hoạt động.
27
3.I.3.2. Chất ỉượng nguồn nhân lực y tế tại các TYTX
♦ Trình độ chuyên môn của người bán thuốc tại các TYTX:
Bảng 3.1.3.2a. Trình độ chuyên môn người bán thuốc tại quầy thuốc TYTX
STT Trạm y tế xã
Chuyên môn
STT
Trạm y tế xã
Chuyên môn
1
Hải Lý
Nữ hộ sinh
4
Liêm Hải
Dược tá
2
Hải Triều
Dược tá
5
Việt Hùng
Nữ hộ sinh
3
Hải Tân
Nữ hộ sinh
6
Trực Phú
Nữ hộ sinh
Từ bảng số liệu trên ta thấy: Chỉ có TYTX Hải Triều, Liêm Hải là có
người đứng bán thuốc tại quầy thuốc TYTX đúng chuyên môn: dược tá. Các
TYTX Hải Lý, Hải Tân, Việt Hùng, Liêm Hải, Trực Phú, người đứng bán
thuốc đều là nữ hộ sinh. Điều đó gây khó khăn cho việc quản lý và hướng dẫn
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả.
♦
Tỷ lệ cán bộ y tê được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng về chuyên môn
trong năm 2006 (CBĐT-BD):
Bảng 3.1.3.2b. Tỷ lệ CB y tế được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng
về chuyên môn trong năm 2006
STT
Trạm y tế
Tổng CBYT
Số CBĐT-BD
xã
Số CBĐT-BD
% CBĐT-BD
về dược
/Tổng
1
Hải Lý
5
3
1
60
2
Hải Triều
6
3
1
50
3
Hải Tân
5
2
1
40
4
Liêm Hải
6
2
1
33
5
Việt Hùng
5
2
1
40
6
Trực Phú
5
2
1
40
Từ bảng trên ta có biểu đồ
28
H. Lý
H. Triều
H.Tân
L.Hải
V. Hùng
T.Phú
Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ CBYT của TYTX được đào tạo lại
hoặc bồi dưỡng về chuyên môn
Nhận xét:
* Tỷ lệ cán bộ y tế tại các TYTX được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng trong
năm 2006 là tương đối tốt (43,83%). Tại mỗi trạm y tế, gần 1 nửa cán bộ được
tham gia các lớp học nhằm nâng cao chuyên môn của mình. Đặc biệt tại Hải
Lý, Hải Triều, Việt Hùng, các bác sỹ trưởng trạm đều đang học chuyên khoa
_ ị/
ỵ
cấp I.
* Về cán bộ dược tại các TYTX, có 4/ 6 xã, các nữ hộ sinh đứng bán
thuốc tại quầy nhưng hàng năm đều được cử đi học về chuyên môn dược,
nhằm bổ sung thêm kiến thức về thuốc, đặc biệt là sử dụng thuốc. Trong năm
2006, 100% người đứng bán thuốc được bồi dưỡng thêm về dược, do trung
tâm y tế huyện tổ chức định kỳ.
3.1.4. Tình hình tiếp cận về tài chính tại các TYTX
Tài chính tại các TYTX luôn là vấn đề cấp thiết. Nguồn vốn tại TYTX
chủ yếu là sự đầu tư của ủy ban nhân dân xã và các cán bộ y tế của trạm tự
đóng góp, nên vốn thuốc là rất thiếu, ảnh hưởng đến tình hình tiếp cận thuốc,
nhất là các thuốc đặc trị, ngay cả TTY - những thuốc cần thiết nhất cũng
không đủ.
* Tổng vốn thuốc, vốn TTY tại các TYTX:
29
Bảng 3.I.4.I. Tổng vốn thuốc, vốn TTY tại các TYTX
STT
Trạm y tế xã
Tổng số vốn thuốc
Tổng số vốn
% vốn TTY /
/TYTX(VNĐ)
TTY/ TYTX (VNĐ)
tổng vốn thuốc
1
Hải Lý
10.000.000
8.000.000
80
2
Hải Triều
20.000.000
15.000.000
75
3
Hải Tân
10.000.000
8.500.000
85
4
Liêm Hải
15.000.000
12.000.000
80
5
Việt Hùng
12.000.000
10.000.000
83
6
Trực Phú
12.000.000
10.000.000
83
Tổng vốn thuốc tại các TYTX là tương đối thấp (khoảng 13.000.000 đ),
cao nhất là Hải Triều (20.000.000 đ), thấp nhất là Hải Lý và Hải Tân
(10.000.000 đ). Trong đó, chủ yếu là vốn TTY, chiếm từ 75- 85%. Điều đó là
phù hợp vói mô hình quầy thuốc TYTX, đa số phục vụ thuốc để chữa các bệnh
thông thường trong cộng đồng. Trong đó được phân thành ba loại vốn là vốn
thuốc nội, vốn thuốc đông dược và vốn thuốc ngoại.
♦
Tỷ lệ vốn các loại thuốc nội, thuốc ngoại, thuốc đông dược trong
tổng số vốn thuốc tại các TYTX:
Bảng 3.I.4.2. Tỷ lệ vốn các loại thuốc tại quầy thuốc của TYTX
STT
Trạm y tế
xã
Thuốc nội
Tổng vốn
%
Tổng vốn %
1
Hải Lý
8.000.000
80
1.000.000
10
1.000.000
10
2
Hải Triều
15.000.000
75
3.000.000
15
2.000.000
10
3
Hải Tân
8.000.000
80
1.000.000
10
1.000.000
10
4
Liêm Hải
12.000.000
80
1.500.000
10
1.500.000
10
5
Việt Hùng
9.500.000
79
1.000.000
8
1.500.000
13
6
Trực Phú
9.500.000
79
1.000.000
8
1.500.000
13
7
Trung bình
Thuốc ngoại
78,8
30
Thuốc đông dược
Tổng vốn %
10,2
11
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
100%
80%
□ Tỷ lệ vốn
thuốc ngoại
60%
■ Tỷ lệ vồn
thum; ĐD
40%
□ Tỷ lệ vốn
thuốc nội
20%
H.Lý
H.Triều
H.Tân
l..Hải
V.Hùng
T.Phú
Hình 3.6. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ vốn thuốc tại quầy thuốc TYTX
Nhận xét:
* Tại TYTX, các thuốc nội chiếm tỷ lệ cao nên nguồn vốn thuốc nội
cũng chiếm đa số tổng vốn thuốc của quầy thuốc. Tỷ lệ vốn thuốc nội trung
bình là 78,8%; cao nhất là Hải Lý, Hải Tân và Liêm Hải (80%), tiếp đến là
Việt Hùng, Trực Phú (80%), thấp nhất là Hải Triều (75%). TYTX Hải Triều
có tỷ lệ thuốc nội thấp nhất vói 75%.
* Tương ứng với đó, Hải Triều có tỷ lệ thuốc ngoại cao nhất trong các
TYTX, chiếm 15%, đó cũng là do trạm y tế này có số lượng thuốc ngoại nhiều
nhất. Các TYTX còn lại, tỷ lệ thuốc ngoại là 8 - 10%.
* Tỷ lệ vốn thuốc đông dược trong tổng vốn thuốc là tương đối như
nhau giữ các TYTX, khoảng 10 - 13%. Trong đó, 100% các thuốc đông dược
đều là các thuốc nằm trong DMTTY các chế phẩm y học cổ truyền lần thứ V.
3.1.5. Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại các TYTX
Đáp ứng thuốc, TTY tại các TYTX là khả năng đáp ứng các thuốc, TTY
có trong đơn thuốc được các y, bác sỹ kê cho bệnh nhân tại TYTX. Ở đây,
chúng tôi chỉ xét các đom thuốc bệnh nhân mua tại quầy thuốc khi khám bệnh
31
tại TYTX, không xét các đơn thuốc được cấp phát thuốc miễn phí cho các đối
tượng hưởng lợi.
Bảng 3.1.5. Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại các TYTX
Đơn thuốc (1 tháng)
ST
Trạm y tế
T
xã
Số lượng
Theo
Đáp
đơn
ứng
%
Thuốc (1 tháng)
TTY (1 tháng)
Số lượng
Số lượng
Theo
Đáp %
Theo Đáp
đơn
ứng
đơn
ứng
%
1
Hải Lý
159
129
81
604
471
78
538
511
95
2
Hải Triều
290
268
92
1216
1071
88
1071
996
93
3
Hải Tân
157
124
79
581
436
75
532
473
89
4
Liêm Hải
191
172
90
723
586
81
630
579
92
5
Việt Hùng
173
151
87
667
534
80
617
574
93
6
Trực Phú
168
139
83
612
490
80
574
545
95
7
Trung bình
85,5
80,3
92,8
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
100 ----- i í * _____ 2 Ỉ Z
—
" oo
■ —
80
78
60
89 ------- 93-------.93
— - 95
-*-T ỷ lệ (%)
thuốc
■
75
"
81
80
80
được đáp
40
ứng
-•-T ỷ ỉệ(%)
20
TTYđược
đáp ứng
0
1
H. Lý
1
1
H. Triều H. Tân
L. Hải
1
1
V. Hùng T.Phú
Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ thuốc, TTY được đáp ứng tại TYTX
Nhận xét:
*
Khả năng đáp ứng đơn thuốc có đủ thuốc tại các TYTX khảo sát là
85,5%. Cao nhất là TYTX Hải Triều (92%), thấp nhất là Hải Tân (79%).
32
* Khả năng đáp ứng thuốc của quầy thuốc các TYTX với số thuốc cần
thiết mà y, bác sỹ đã kê cho bệnh nhân đến khám và mua thuốc tại trạm y tế là
80,3%; cao nhất là Hải Triều (88%), thấp nhất là Hải Tân (75%).
* Khả năng đáp ứng TTY tương ứng là 92,8%, cao nhất là Hải Lý, Trực
Phũ (95%), thấp nhất là Hải Tân (89%).
3.2.
Khảo sát việc sử dụng TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006
Sử dụng TTY tại các TYTX được biểu hiện thông qua: số lượng thuốc,
doanh số bán thuốc, TTY tại quẩy thuốc và số lượng thuốc, tiền thuốc cấp
phát cho BHYT, người nghèo, trẻ em, các CTYT... tại TYTX. Qua thống kê
sổ nhập thuốc, sổ bán thuốc, sổ cấp phát thuốc, báo cáo hoạt động của quầy
thuốc, các chương trình y tế... trong năm 2006, chúng tôi thu được các kết
quả sau:
3.2.1. Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc các TYTX
3.2.1.1. Số lượng thuốc, số lượng TTY bán ra tại quầy thuốc TYTX
Bảng 3.2.I.I. Sô lượng thuốc bán ra tại quầy thuốc TYTX
ST
T
1
Trạm y tế xã
Số lượt bán
Số thuốc TB
thuốc TB/tháng / lượt bán
197,2
3,8
2
Hải Triều
369,7
3
Hải Tân
4
Số TTY TB
/ lượt bán
3,4
/ thuốc bán
89,5
4,2
3,7
88,1
175,3
3,7
3,4
91,9
Liêm Hải
238,5
3,8
3,3
86,8
5
Việt Hùng
207,3
3,9
3,6
92,3
6
Trực Phú
189,7
3,6
3,3
91,7
7
Trung bình
229,6
3,8
3,5
90,1
Hải Lý
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
33
% SỐTTY
H. Lý H. Triều H. Tân L. Hải V. Hùng T. Phú
Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn sô lượng thuốc bán ra tai quầy thuốc
Nhận xét:
* Số lượt bán thuốc TB hàng tháng tại quầy thuốc TYTX là 229,6 lượt.
Trong đó cao nhất là TYTX Hải Triều (369,7), thấp nhất là TYTX Hải Tân
(175,3).
* SỐ thuốc TB trong 1 lượt bán là 3,8%, số TTY chiếm 90,1%. Như vậy
thuốc bán ở TYTX chủ yếu là TTY, những thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong
quầy thuốc, những thuốc cần thiết chữa các bệnh thông thường với hiệu lực
điều trị cao, giá thành rẻ, phù hợp với khả năng chi trả của đa số người dân ở
các xã.
3.2.I.2. Doanh số bán thuốc, TTY tại quầy thuốc các TYTX
Bảng 3.2.1.2a. Doanh sô bán thuốc , TTY của các quầy thuốc TYTX
Đơn vị tính: VNĐ
ST
T
Trạm y tế
xã
1
2
Hải Lý
Hải Triều
3
Hải Tân
4
Liêm Hải
5
Tổng số tiền Tổng tiền bán BQ tiền bán
TTYTB/
bán thuốc TB
thuốc / ngưòi
/ tháng
tháng
trong xã(2006)
1.126.667
1.053.735
1.442
5.586.065
4.376.833
6.639
1.258.667
1.197.600
1.743
BQ tiền bán
TTY / người
trong xã (2006)
1.349
5.202
1.659
2.551.467
3.737
Việt Hùng
2.967.533
2.912.372
2.631.283
3.892
3.213
3.517
6
Trực Phú
1.459.425
1.293.570
1.890
1.676
7
Trung bình
2.551.788
2.184.080
3.224
2.769
34
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
H. Lý
H. Triều
H. Tân
L. Hải
V. Hùng
T. Phú
Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn tiền thuốc bình quân đầu người năm 2006
Nhận xét:
* Tổng số tiền bán thuốc tại TYTX là ít (2.551.788 VNĐ). Cao nhất là
TYTX Hải Triều (5.586.065 VNĐ), thấp nhất là TYTX Hải Lý (1.126.667
VNĐ). Tổng số tiền bán TTY tại TYTX thấp (2.184.080 VNĐ), cao nhất là
Hải Triều, thấp nhất là Hải Lý.
* Bình quân tiền bán thuốc tại trạm y tế trên ngưòi dân trong xã còn
thấp, 3.224 VNĐ (so với 11,23 USD/ năm 2006 tính ở Việt Nam). Bình quân
tiền bán TTY trên ngưòi dân trong xã cũng thấp (2.769 VNĐ).
Hồi cứu về tỷ lệ tiền bán TTY tại quầy thuốc TYTX năm 2006, có bảng
số liệu sau:
Bảng 3.2.1.2b. Tỷ lệ tiền bán TTY tại quầy thuốc các trạm y tế xã
STT Trạm y tế
xã
1
Hải Lý
TB tiền bán thuốc /
lượt bán (VNĐ)
5.713
TB tiền bán TTY Tỷ lệ tiền bán TTY /
/ lượt bán (VNĐ)
tổng (%)
5.344
93,5
2
Hải Triều
15.110
11.839
78,4
3
Hải Tân
7.305
6.832
93,5
4
Liêm Hải
12.442
10.698
86
5
Việt Hùng
14.049
12.693
90,4
6
Trực Phú
7.693
6.819
88,6
35
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
95 T
y 16000
- - 14000
90 -85 -80 -
-- 12000
I------1Tỷ lệ tiền bán
-- 10000
„8000
TTỸ/tổng
tiền bán (%)
y
75 -- 2000
70
bán(V N Đ )
0
H.Lý
H. Triều H.Tân
L.Hải
V.Hùng
T.Phú
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ TTY tại quầy thuốc TYTX
Nhận xét:
* Tỷ lệ tiền bán TTY trong tổng tiền bán thuốc tại quầy thuốc TYTX
chiếm khoảng 90%, thấp nhất là Hải Triều (78,4%), cao nhất là Hải Lý, Hải
Tân (93,5%). Tỷ lệ này là tương ứng vói số lượng TTY ở mỗi TYTX.
* Trung bình tiền bán thuốc trong một lượt bán tại các TYTX có sự
chênh lệch, xã Hải Lý thấp nhất, 5.713 VNĐ/1 lượt, cao nhất là Hải Triều,
15.110 VNĐ/1 lượt (gấp 2,6 lần). Có sự chênh lệch đó vì: quầy thuốc Hải
Triều có lượng thuốc lớn, quy mô kinh doanh nên ngưòi dân đến TYTX mua
thuốc nhiều.
3.2.2. Thuốc, TTY cấp phát cho BHYT, người nghèo tại TYTX
Hai huyện Hải Hậu, Trực Ninh có mức thu nhập bình quân đầu ngưòi
thấp của tỉnh Nam Định, khoảng 4,5 triệu đồng (năm 2006), tỷ lệ hộ đói
không còn, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm 13%. Số người nghèo có thẻ khám
chữa bệnh miễn phí vào khoảng 11%.
Người có thẻ BHYT chủ yếu là những người có chế độ chính sách như
thương bệnh binh, cán bộ xã, hưu trí... còn số lượng người mua BHYT là rất ít
3.2.2.I. Số lượng thuốc, TTY cấp cho BHYT, người nghèo tại TYTX
Bảng 3.2.2.I. Số lượng thuốc cấp cho BHYT, người nghèo tại TYTX
36
STT Trạm y tế xã
Số mặt
Số mặt
Số lượt cấp thuốc TB /
Số thuốc
hàng
hàng
tháng
TB / lượt
thuốc
TTY
BHYT
Người nghèo
cấp
1
Hải Lý
29
25
129,3
174,9
3,73
2
Hải Triều
29
25
184,7
139,2
3,86
3
Hải Tân
29
25
137,5
179,3
3,64
4
Liêm Hải
34
31
143,3
176
3,7
5
Việt Hùng
34
31
151,7
157,9
3,78
6
Trực Phú
34
31
139,1
173,7
3,52
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
200
ISỐ lượt cấp thuốc
TB cho BHYT /
tháng
ISố lượt cấp thuốc
TB cho người
nghèo/ tháng
-Số thuốc TB/
lượt cấp
150
100
50
0
H. Lý H. Triều H.Tân
L.Hải V.Hùng T.Phú
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn số lượng thuốc cấp cho BHYT, người nghèo
Nhận xét:
* SỐ mặt hàng thuốc cấp cho BHYT, người nghèo tại các TYTX trung
bình là 31,5 thuốc (29 thuốc tại huyện Hải Hậu, 34 thuốc tại huyện Trực
Ninh), trong đó đa số là TTY (25/29, 31/34).
* SỐ lượt cấp thuốc trung bình hàng tháng cho BHYT là 147,6 lượt; cao
nhất là TYTX Hải Triều (184,7 lượt), thấp nhất là Hải Lý (129,3 lượt).
* Số lượt cấp thuốc trung bình hàng tháng cho ngưòi nghèo là 166,8
lượt. Cao nhất là TYTX Hải Tân (179,3), thấp nhất là Hải Triều (139,2 lượt).
37
*
Số thuốc trong 1 lượt cấp phát thuốc là 3- 4 thuốc (3,7), số lượng tại
các TYTX là tương đuơng, đó là mức quy định cho phép kê thuốc cho người
hưởng lọi của trung tâm y tế huyện và của quỹ BHYT.
3.2.2.2. Tiền thuốc, TTY cấp cho BHYT, người nghèo tại các TYTX
Bảng 3.2.2.2. Tiền thuốc cấp cho BHYT, người nghèo tại TYTX
Đơn vị tính: VNĐ
s
T
T
Trạm
y tế
xa
1
2
Cấp cho người nghèo
TB tiền thuốc /
TB tiền TTY/
TB tiền TYY/
BQ/
Lượt
người
Tháng
Lượt Tháng Lượt người
Hải
1.821.
1.556.
Lý
Hải
236
10.41
2
10.46
0
832
1.193.
779
8.90
0
8.57
6
20.69
5
25.62
5
1.346.
131
1.932.
125
10.4
11
10.4
61
1.150.
702
1.617.
233
8.90
0
8.75
6
13.25
9
16.16
8
8.93
5
11.0
19.66
3
21.08
1.392.
325
1.681.
10.1
26
11.7
1.228.
563
1.578.
8.93
7
13.29
2
12
10.0
38
7
19.97
8
20.18
6
625
1.705.
108
1.580.
732
35
11.2
40
11.3
64
019
1.522.
764
11.0
12
10.0
38
1.519.
807
10.9
26
15.83
6
17.48
4
14.28
3
Hải
4
Tân
Liêm
591
2.065.
1.602.
6
046
11.73 1.938.
Hải
Việt
Hùng
Trực
Phú
360
1.774.
796
1.973.
927
5
11.24
0
11.36
4
6
TB tiền thuốc/
Lượt Tháng
Triều
5
BQ/
Tháng
1.456.
080
1.815.
I
Cấp cho BHYT
10.12
112
1.585.
000
1.897.
846
10.9
26
Từ bảng 3.2.2.2 ta có biểu đồ:
•BQ tiền thuốc /
người nghèo
-BQ tiền thuốc/
người BHYT
Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn tiền thuốc bình quân người nghèo, BHYT
38
5
Nhận xét:
* Trung bình tiền thuốc cấp cho BHYT, người nghèo 1 lượt là 10.890
đồng, trong đó tiền TTY là 9.731 đồng ( chiếm 89%). Thuốc phát cho BHYT,
người nghèo tại TYTX chủ yếu là TTY, chữa các bệnh thông thường, các bệnh
nặng hơn sẽ được giới thiệu chuyển lên tuyến y tế cao hơn. Các thuốc này
100% là thuốc nội, giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu lực điều trị.
* Tiền thuốc bình quân đầu ngưòi nghèo, BHYT là cao hơn so với tiền
thuốc bình quân đầu quân ngưòi trong xã (gần 20.000 đồng so vói 3.224
đồng).
* Tiền thuốc bình quân đầu người hưởng lợi dành cho người nghèo là
cao hơn cho BHYT (21.206 so vói 15.054 VNĐ), vì người nghèo có thẻ khám
chữa bệnh miễn phí thường là ngưòi cao tuổi, cuộc sống khó khăn, mức sống
thấp, nên hay bị ốm đau. Họ hay đến TYTX để xin thuốc, do đó tiền thuốc cấp
cho ngưòi nghèo và bình quân tiền thuốc cấp cao hơn dành cho BHYT.
3.2.3. Thuốc, TTY cấp phát cho Trẻ em, các CTYT tại TYTX
Năm 2005, đất nước ta đã có bước đột phá quan trọng trong ngành y tế
về CSVBVSKND khi trẻ em dưới 6 tuổi được khám chữa bệnh miễn phí tại
các cơ sở y tế trên địa bàn.
CTYT quốc gia nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia. CTYT quốc
gia bao gồm 9 mục tiêu: phòng chống sốt rét, phòng chống bướu cổ, tiêm
chủng mở rộng, phòng chống lao, phòng chống phong, bảo vệ sức khỏe tâm
thần cộng đồng, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ
em, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
3.2.3.I. Sô lượng thuốc, TTY cấp cho Trẻ em, các CTYT tại TYTX
Tại 6 TYTX khảo sát, trong các CTYT, ngoài tiêm chủng mở rộng, chỉ
có phong trào phòng chống lao.
Bảng 3.2.3.I. Số lượng thuốc cấp cho trẻ em, các CTYT tại TYTX
39
Cấp cho Trẻ em
ST
T
Trạm y
tế xã
1
2
3
4
5
Hải Lý
H.Triều
H.Tân
L. Hải
V Hùng
T.Phú
6
Cấp cho CTYT (phòng chống Lao)
Số mặt hàng
Số lượt/ Số thuốc Số mặt hàng Số lượt/ SỐthuốc
Thuốc TTY Tháng TB/lượt Thuốc TTY Tháng TB/lượt
21
21
21
22
22
22
21
21
21
22
22
22
47,6
58,2
52,9
49,6
51,8
50,1
2,4
2,7
2,7
2,6
2,7
2,5
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
2
1
2
1
3
2
1
2
2
2
2
2
2
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
70
T
2.8
2.7
2.6
2.5
2.4
2.3
Ịg g Ị SỐ lượt cấp
thuốc/tháng
♦
Sỏ' thuốc
TB/lượt cấp
2.2
H.Lý
H. Triều
H.Tân
L.Hải
V.Hùng
T.Phú
Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn sô lượng thuốc cấp cho trẻ em tại TYTX
Nhận xét:
* Cũng giống như thuốc cấp cho BHYT, người nghèo, số mặt hàng
thuốc cấp cho trẻ em rất ít (Hải Hậu: 21, Trực Ninh: 22), trong đó 100% là
TTY. Số lượt cấp thuốc cho trẻ em hàng tháng là rất ít (51,7 lượt/tháng).
* Tại các TYTX, số mặt hàng cấp cho trẻ em còn ít, chỉ giói hạn chữa
một số bệnh đơn giản: cảm cúm, sốt, ho. Số thuốc trung bình trong 1 lần cấp
phát là 2-3 thuốc, trong đó luôn có 1 thuốc kháng sinh. Và tình trạng sử dụng
thuốc kháng sinh là không kiểm soát, do đó hiện tượng kháng kháng sinh
ngày càng cao.
40
*
Số lượng người mắc lao nằm trong chương trình quốc gia được cấp
phát thuốc miễn phí, tại mỗi xã chỉ là 1, 2, hoặc 3 người. Số lượng thuốc cấp
cho đối tượng này là 2 thuốc: Ethambutanol (30viên), viên kết hợp Isoniazid
và Rifampicin (60 viên).
3.2.3.2. Tiền thuốc, TTY cấp cho trẻ em, các CTYT tại các TYTX
Bảng 3.2.3.2. Tiền thuốc cấp cho trẻ em, CTYT tại TYTX
Đơn vị tính: YNĐ
Cấp cho trẻ em
STT
Trạm y tế
Cấp cho CTYT (Lao)
TB tiền thuốc /
BQ/
xã
Tháng
Lượt
người
Tháng
Lượt
người
1
Hải Lý
567.500
11.922
6.631
35.550
35.550
35.550
2
Hải Triều
649.333
11.160
7.064
71.100
35.550
35.550
3
Hải Tân
580.100
10.966
6.982
35.550
35.550 35.550
4
Liêm Hải
604.400
12.185
6.685
106.650
35.550
35.550
5
Việt Hùng
589.743
11.385
6.702
71.100
35.550
35.550
6
Trực Phú
589.743
11.771
6.393
35.550
35.550
35.550
TB tiền thuốc/
BQ/
Từ bảng trên ta có biểu đồ:
□ TB tiền thuốc
cấp / lượt
11 BQ tiền
thuốc
cấp / người
hưởng lợi
H. Lý
H. Triều
H. Tân
L. Hải
V. Hùng
T. Phú
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tiền thuốc cấp cho trẻ em tại TYTX
Nhân xét:
41
* Trung bình tiền thuốc cấp cho trẻ em 1 lượt tại các TYTX là 11.565
đồng. SỐ tiền này là tương đương nhau ở các trạm y tế, cao nhất là Liêm Hải
(12.185 đồng), thấp nhất là Hải Tân (10.966 đồng).
* Bình quân tiền thuốc đầu người hưởng lợi là 6.743 đồng/năm, cao
nhất là Hải Triều (7.064 đồng), thấp nhất là Trực Phú (6.393 đồng).
* Trung bình tiền thuốc cấp cho CTYT phòng chống lao là 35.500 đồng
cho 1 người trong 1 tháng. Lao là bệnh mãn tính, phải uống thuốc định kỳ,
thường xuyên, nên bình quân tiền thuốc trên đầu người hưởng lọi là tương đối
cao, 426.000 đồng/năm. Đây là chương trình nhằm thanh toán các bệnh xã hội
mà nhà nước ta đã cố gắng xây dựng và phát triển nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ
mắc và chết một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, nâng cao sức khỏe
nhân dân.
3.2.4. Tình hình kê đơn - sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các TYTX
Tại các TYTX, kê đơn - sử dụng thuốc dựa theo tình hình bệnh tật ở địa
phương. Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý là mục tiêu hàng đẩu trong CSSKND.
Người kê đơn thuốc phải theo đúng quy chế của Bộ y tế và phải chịu
trách nhiệm về những chỉ định của mình. Nghiêm cấm việc kê đơn và sử dụng
các thuốc: không nắm vững tác dụng hoặc nguồn gốc, nghi ngờ về chất lượng,
Bộ y tế cấm lưu hành, và không nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh.
* Tại 6 TYTX khảo sát, CBYT kê đơn đều là bác sỹ, Vsỵ theo đúng quy
chế của Bộ y tế. Sau khi khám bệnh, bệnh nhân được kê đơn thuốc, hướng dẫn
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Các thuốc sử dụng được kê tại TYTX là các
TTY theo tình hình bệnh tật chung của địa phương:
Bảng 3.2.4.I. Tình hình bệnh tật tại 2 huyện Hải Hậu,
Trực Ninh năm 2006
42
Đơn vị tính: tỷ lệ %
STT
Các bệnh mắc cao nhất (Hải Hậu)
Các bệnh mắc cao nhất (Trực Ninh)
1
Bệnh viêm phổi
0,33
Bệnh viêm phổi
0,31
2
Viêm họng và amidan
0,31
Viêm phế quản và tiểu
0,31
cấp
3
Viêm phế quản và tiểu
phế quản cấp
0,27
Cúm
0,29
0,19
Viêm họng và amidan
0,25
phế quản cấp
4
lả chảy
cấp
5
Tai nạn giao thông
0,13
lả chảy
0,15
6
Rối loạn tiêu hóa
0,11
Tai nạn giao thông
0,12
7
Cúm
0,10
Rối loan tuần hoàn
0,08
não
8
Mắt hột
0,09
Rối loạn tiêu hóa
0,08
9
Loét dạ dày - tá tràng
0,09
Mắt hột
0,07
10
Viêm da dị ứng
0,08
Loét dạ dày - tá tràng
0,06
(Nguồn: Báo cáo thống kê y tế 2 huyện Hải Hậu, Trực Ninh năm 2006 )
Ta thấy, các bệnh chủ yếu mắc phải ở cộng đồng các xã nghiên cứu là
nhiễm khuẩn: viêm họng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu... Chính vì thế, tại
các TYTX, sử dụng thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn. Các thuốc này chủ yếu
là TTY, giá rẻ, phù hợp vói khả năng chi trả của người dân, nhưng vẫn đạt
hiệu quả cao trong điều trị. Một số đơn thuốc điển hình kê theo tình hình bệnh
tật tại 6 TYTX khảo sát năm 2006 được trình bày ở phụ lục 3.
Các TYTX khảo sát chủ yếu khám chữa bệnh cho đối tượng người
nghèo, BHYT. Trong đó, có nhiều người cao tuổi (trên 60 tuổi chiếm 58%),
những ngưòi này thường kết hợp nhiều bệnh nên việc kê đơn và sử dụng thuốc
cho đối tượng này là rất khó khăn. Vói số lượng thuốc hạn chế tại TYTX,
43
nhưng các y, bác sỹ đã cố gắng kê đơn phối hợp thuốc hợp lý để ngưòi bệnh
có thể sử dụng thuốc hiệu quả và an toàn nhất.
*
Tại TYTX, số lượng trẻ em (dưới 6 tuổi) mắc các bệnh viêm nhiễm
chiếm tỷ lệ cao (khoảng 90%), chủ yếu là sốt, viêm họng, viêm phổi, viêm da
dị ứng, tiêu chảy cấp... nên trẻ em phải sử dụng thuốc kháng sinh nhiều. Hàm
lượng thuốc kháng sinh dành cho trẻ em thấp hơn của người lớn nhưng việc sử
dụng nhiều cũng có nguy cơ gây hiện tượng kháng kháng sinh. Trong mỗi đơn
thuốc kê cho trẻ em, đa số đều có một kháng sinh trong đơn (phụ lục 4). Điều
đó sẽ làm cho các thuốc kháng sinh này có thể bị mất tác dụng trong các lần
điều trị sau.
Đặc biệt, trong nhiều đơn thuốc dành cho trẻ em, vẫn có sử dụng một số
thuốc như: prednisolon 5mg, clopheniramin 4mg...Các thuốc này là corticoid,
có hại cho sự phát triển của trẻ em, và được khuyến cáo là không dùng cho trẻ
em. Như vậy, kê đơn - sử dụng thuốc cho trẻ em tại TYTX khảo sát vẫn còn
chưa an toàn, hợp lý.
3.3. Đánh giá và bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng
TTY tại 6 TYTX trong năm 2006
3.3.1. Đánh giá về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại TYTX
3.3.3.1. Đối tượng tham gia đánh giá: 12 cán bộ y tế gồm: 6 trưởng trạm y
tế tại các đơn vị khảo sát và 6 cán bộ đứng bán thuốc tại quầy thuốc của trạm,
những ngưòi liên quan trực tiếp đến tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY
tại TYTX.
3.3.3.2. Các chỉ tiêu được đánh giá
44
^ Chủng loại TTY
Tiếp cận TTY /
^ Chất lượng TTY
Nhân lực y tế
\
Tài chính
Khả năng đáp ứng thuốc, TTY
yệ Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc TYTX
_ Sử dụng TTY
Thuốc, TTY cấp phát cho BHYT, người nghèo
Thuốc, TTY cấp phát cho trẻ em, các CTYT
Kê đơn - sử dụng thuốc an toàn, hợp lý
Về tiếp cán TTY tai TYTX
Bảng 3.3.1. Các chỉ tiêu và đánh giá về tiếp cận TTY tại TYTX
Chỉ tiêu
Đánh giá
- SỐ mặt hàng thuốc thiếu, không phong phú, đa dạng như thị
Tiếp cận về
trường tự do trên địa bàn xã. (12/12)
chủng loại
- Đa số là TTY, nhưng vẫn không đủ thuốc theo DMTTY
tuyến xã do Bộ y tế ban hành. (9/12)
- SỐ lượng 1 số loại thuốc như: tim mạch, kháng sinh thế hệ
mới... còn ít, ảnh hưởng tới khả năng điều trị bệnh tại TYTX.
(12/12)
Tiếp cận về
- Chất lượng thuốc tại TYTX được đảm bảo tốt, tỷ lệ thuốc
chất lượng
hỏng, thuốc hết hạn là rất thấp, và số lượng này không được
bán cho bệnh nhân dùng. (12/12)
- Cơ cấu nhân lực y tế còn thiếu, đặc biệt là cán bộ y tế phụ
Tiếp cận về
trách quầy thuốc (2/6 TYTX có dược tá) (8/12)
nhân lực y tế
45
- Chất lượng nhân lực y tế được nâng cao, số lượng cán bộ
được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng lại hàng năm là khoảng 50%.
Trình độ, chuyên môn của cán bộ y tế đáp ứng được nhu cầu
CSSKND ngày càng phức tạp tại TYTX. (10/12)
- Vốn thuốc của TYTX là ít và thiếu, chủ yếu do cán bộ y tế
Tiếp cận về
tài chính
đóng góp và ủy ban nhân dân xã cho. (12/12)
- Điều đó làm cho quy mô quầy thuốc tại trạm không đáp
ứng được nhu cầu về thuốc của nhân dân. (12/12)
- Số lượng thuốc, TTY thiếu nhưng các y, bác sỹ tại trạm y tế
Khả năng
cố gắng kê các thuốc có tại quẩy thuốc của trạm. (11/12)
đáp ứng
- Trường hợp các bệnh nhân nặng hon, cần các thuốc đặc
thuốc, TTY
hiệu, giá đắt, các bác sỹ kê các thuốc ở ngoài và bệnh nhân
mua để tiếp tục điều trị. (7/12)
Về sử dụng TTY tai TYTX
Bảng 3.3.2. Các chỉ tiêu và đánh giá về sử dụng TTY tại TYTX
Chỉ tiêu
Đánh giá
- Số lượt thuốc bán ra hàng tháng ít do quy mô quầy thuốc
TYTX nhỏ, không đủ thuốc đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Thuốc, TTY
Quầy thuốc chủ yếu là các TTY, dùng chữa các bệnh thông
bán ra tại
thường, không có thuốc đặc trị như thuốc tim mạch, kháng
quầy thuốc
TYTX
sinh hiệu lực cao... (12/12)
- TYTX lấy thuốc từ công ty Dược của huyện có giá cao hơn
thị trường tự do khoảng 10-15%. Vì thế, sử dụng thuốc, TTY
tại TYTX bị hạn chế. (6/12)
46
- Số mặt hàng thuốc cấp phát cho BHYT, người nghèo là rất
ít. Điều đó gây khó khăn cho việc chữa bệnh tại TYTX, các
thuốc này chủ yếu là TTY, chỉ chữa được một số bệnh như:
Thuốc, TTY
cảm cúm, sốt, viêm họng, sưng khớp ... (12/12)
cấp phát cho - Thuốc dùng ở TYTX chủ yếu là cấp phát cho BHYT, ngưòi
BHYT,
nghèo. Vì đây là đối tượng được hưởng lợi, là nod họ được
người nghèo khám bệnh và nhận thuốc miễn phí. Số lượng thuốc trong mỗi
lượt phát và số tiền tương ứng vói số thuốc đó bị khống chế
bỏi trung tâm y tế huyện và quỹ BHYT. (10/12)
- Số mặt hàng thuốc cấp phát cho trẻ em là quá ít so với nhu
cầu CSSKBĐ cho trẻ em (Hải Hậu: 21 thuốc, Trực Ninh: 22
thuốc). Số thuốc được cấp phát trong 1 lượt là 2-3 thuốc. Tại
Thuốc, TTY
TYTX, nhu cầu thuốc cho trẻ em là lớn hơn nhiều, đặc biệt là
cấp phát cho về chủng loại thuốc, nhưng không được đáp ứng. Đó là vấn
trẻ em , các
CTYT
đề khó khăn mà các TYTX gặp phải trong công tác khám
chữa bệnh miễn phí cho trẻ em. (12/12)
- Thuốc dành cho CTYT ngoài tiêm chủng mở rộng, chỉ có
thuốc phòng chống lao. Đối tượng này ít trong cộng đồng các
xã khảo sát. Số lượng thuốc cấp là 2 thuốc: Ethambutol (30
viên), viên kết hợp Isoniazid và Riíampicin (60 viên). (12/12)
- Tình hình bệnh tật ở xã chủ yếu là viêm nhiễm nên số lượng
Kê đơn - sử
kháng sinh dùng nhiều, nhưng các kháng sinh tại TYTX là
dụng thuốc
hạn chế, gây thiếu thuốc, đặc biệt là các kháng sinh mói có
an toàn, hợp
tác dụng điều trị cao, chưa bị kháng thuốc. (12/12)
lý
- Khám chữa bệnh cho người cao tuổi nhiều nên gặp khó
khăn trong việc kết hợp thuốc hợp lý để đạt hiệu quả điều trị
cao và an toàn, vì đối tượng này thường mắc nhiều bệnh,
nhưng chưa có hiện tượng phản ứng thuốc nào. (8/12)
47
3.3.2. Bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại TYTX
3.3.2.I. Tình hình tiếp cận TTY tại TYTX
* Số mặt hàng thuốc ở các TYTX là tương đối ít, và chủ yếu là TTY vì
hầu hết các trạm y tế nghiên cứu đều nằm gần bệnh viện (< 4 km), nên tại
TYTX thường chỉ khám các bệnh nhẹ, thông dụng, số lượng thuốc dùng để
điều trị ít. Với các bệnh nặng hơn thì bệnh nhân thường đến các bệnh viện
tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc trung ương. Tỷ lệ TTY so vói DMTTY lần thứ V
(2005) cho tuyến y tế cơ sở là thấp. Điều đó chứng tỏ, ở các TYTX vẫn còn
thiếu các thuốc cần thiết để chữa các bệnh thông thường nhất. Đó là thiệt thòi
và khó khăn cho người dân có thể tiếp cận với thuốc, đặc biệt là TTY, với dịch
vụ khám chữa bệnh tại địa phương.
* Thuốc ở TYTX chủ yếu là thuốc nội phù hợp với khả năng chi trả của
đa số ngưòi dân trong cộng đồng. Mặt khác, thuốc sản xuất trong nước ngày
càng đạt chất lượng cao nên xu hướng sử dụng thuốc nội ngày càng tăng. Đó
cũng là chính sách của chương trình TTY quốc gia, ưu tiên sử dụng các thuốc
sản xuất trong nước.
* Chất lượng thuốc tại các TYTX khảo sát luôn được đảm bảo không có
thuốc hết hạn, thuốc hỏng bán cho người dân, đó là ưu điểm của TYTX.
Nhưng tình trạng quản lý thuốc ở đây còn yếu kém, vẫn có thuốc không được
bảo quản đúng quy định, đặc biệt là thuốc độc, nghiện, hướng thần.
* Tại TYTX, nhân lực y tế được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng,
nhưng cán bộ y tế về dược vẫn còn thiếu khi 4/6 TYTX thì người đứng bán
thuốc tại quầy thuốc của trạm là nữ hộ sinh, không có chuyên môn về dược.
Đó là vấn đề yếu kém ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận về thuốc tại
TYTX. Hàng năm, các TYTX luôn cử ngưòi đi đào tạo lại hoặc bồi dưỡng
thêm về chuyên môn dược. Vì thế, các thông tin cập nhật về thuốc, sử dụng
thuốc luôn được cung cấp đầy đủ cho các TYTX. Công tác đào tạo nâng cao
48
trình độ chuyên môn của cán bộ y tế đang được đầu tư, nhằm mục đích nâng
cao khả năng khám chữa bệnh tại các TYTX, phục vụ tốt nhất cho CSSKND.
* Tình hình tiếp cận thuốc tại các TYTX bị ảnh hưởng rất nhiều do bị
thiếu vốn thuốc. Nguồn vốn thuốc chủ yếu do ủy ban nhân dân xã cho và do
cán bộ y tế tự đóng góp. Vốn thuốc hạn hẹp nên quầy thuốc TYTX luôn thiếu
thuốc, nhiều thuốc cần nhưng không có: thuốc tim mạch, nội tiết, kháng sinh
thế hệ mới...
* Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại các TYTX khảo sát là mặc dù còn
hạn chế nhưng với khả năng sẵn có của các TYTX là tương đối tốt. Số lượng
thuốc, TTY là thiếu nhưng các y, bác sỹ luôn cố gắng sử dụng các thuốc có
sẵn tại quầy thuốc của trạm để kê cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp
đặc biệt, cần các thuốc mà ở TYTX không có, các bác sỹ kê thuốc cho bệnh
nhân mua ở ngoài để tiếp tục điều trị. Ở những xã có điều kiện kinh tế cao
hơn thì tỷ lệ mua thuốc ở ngoài cũng cao hơn. Các thuốc đó thường là các
thuốc ngoại, giá đắt hơn nhưng có tác dụng điều trị tốt hơn và được các bác sỹ
khuyến khích dùng.
3.3.3.2.Tình hình sử dụng TTY tại TYTX
* Số lượt người dân đến TYTX khám và mua thuốc tại các xã khảo sát
là ít vì người dân ở đây thường đến bệnh viện nếu bệnh nặng, hoặc các bác sỹ
tư trên địa bàn xã để khám bệnh. Dịch vụ này nhanh và người bệnh thưòmg
được chỉ định dùng các thuốc có hiệu lực điều trị mạnh, nên thuốc ở TYTX
(chủ yếu là TTY) không đáp ứng được khả năng chữa bệnh. Hiện nay, các nhà
thuốc tư nhân, đại lý thuốc ngày càng có nhiều với lượng thuốc đa dạng và
phong phú, nên người dân ngày càng ít đến TYTX để mua thuốc.
* Tại các TYTX khảo sát, chủ yếu khám chữa bệnh và cấp phát thuốc
cho các đối tượng chính sách: BHYT, ngưòi nghèo, trẻ em, các CTYT. Hai
huyện Hải Hậu, Trực Ninh có mức thu nhập bình quân đầu người thấp của tỉnh
49
Nam Định, tỷ lệ hộ đói không còn, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 13%.
Số người nghèo có thẻ khám chữa bệnh là 11%, nên TYTX có số lượt khám
chữa bệnh và cấp phát thuốc cho người nghèo đông. Người có thẻ BHYT chủ
yếu là người có chế độ chính sách như: thương bệnh binh, cán bộ xã, hưu trí,
chất độc da cam, người nhà quân nhân chuyên nghiệp..., còn số lượng người
mua BHYT là ít, đó cũng là vì mức sống ở đây còn khó khăn.
* Trẻ em trên cả nước có quyền được CSSK, khám chữa bệnh miễn phí
nhưng số lượng trẻ em đến TYTX là ít. Số mặt hàng thuốc cấp cho trẻ em hạn
hẹp, trong đo 100% là TTY. Tại các TYTX khảo sát thì chỉ những trẻ em con
gia đình có thu nhập thấp mới sử dụng quyền dược khám và chăm sóc sức
khỏe miễn phí, còn trẻ em khác khi ốm đau được đưa luôn tới bệnh viện hoặc
bác sỹ tư. Tại đây, thuốc được dùng với số lượng nhiều và tác dụng mạnh nên
tình hình lạm dụng thuốc tương đối cao, đặc biệt tình trạng kháng kháng sinh
là không thể kiểm soát, gây khó khăn trong việc quản lý và xây dựng mô hình
bệnh tật tại địa phương.
* Hơn nữa, bình quân tiền thuốc cấp phát miễn phí cho các đối tượng
hưởng lợi là thấp, nên không đáp ứng được nhu cầu CSSKBĐ, nhất là trẻ em đối tượng rất cần sự chăm sóc của y tế, của xã hội. Đó cũng là lý do mà trẻ em
thường được cha mẹ đưa đi khám ở bệnh viện hoặc khám ngoài mà không đến
TYTX.
* Khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho các đối tượng hưởng lọi tuy
còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được nhu cầu, nhưng đó là chính sách
quốc gia mà nhà nước ta đã và đang cố gắng thực hiện hiệu quả đảm bảo
CSVBVSKND, xây dựng tài nguyên con người cho đất nước.
* Do hạn chế về vốn thuốc, chủng loại thuốc nên tình hình kê đơn - sử
dụng thuốc tại TYTX là khó khăn. Các y, bác sỹ đã cố gắng sử dụng kết hợp
tốt nhất các thuốc có tại TYTX để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả, an toàn và
50
hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các đơn thuốc kê cho trẻ em chưa an toàn
cho sự phát triển của trẻ nhỏ, cần phải được điều chỉnh.
Qua quá trình khảo sát tại 6 TYTX Hải Lý, Hải Triều, Hải Tân (Hải
Hậu), Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Phú (Trực Ninh), thuộc tỉnh Nam Định,
chúng tôi nhận thấy một số điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weekness), cơ
hội (Opportunity) và thách thức (Threat) về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY
tại tuyến y tế xã, phường (tuyến y tế cơ sở) như sau:
Bảng 3.3.2. Phân tích SWOT về tình hình tiếp cận và sử dụng
TTY tại các TYTX năm 2006
51
Điểm mạnh (Strength)
- Là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc
với dân.
- Là cơ sở y tế duy nhất tại xã phục vụ
khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí
cho các đối tượng hưởng lợi.
- Đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, có
uy tín và tạo được lòng tin với dân.
- Danh mục thuốc, giá thuốc ổn định,
được niêm yết tại quầy thuốc TYTX.
- Thời gian phục vụ khám chữa bệnh và
bán thuốc là 24h/ngày, các ngày trong
tuần.
- Được hướng dẫn về sử dụng thuốc hiệu
quả, an toàn, hợp lý.
- Chất lượng thuốc tại TYTX được đảm
bảo, không có thuốc hết hạn, thuốc hỏng
bán cho người dân.
Điểm yếu (Weekness)
- Trình độ quản lý về thuốc còn yếu,
chưa chú trọng đến đào tạo, nâng cao
chất lượng cán bộ y tế.
- Thiếu thuốc, đặc biệt là các thuốc đặc
trị: tim mạch, nội tiết...
- Thiếu vốn, ngân sách y tế hạn hẹp.
- Cơ sở vật chất thiếu, chưa đáp ứng
được nhu cầu đảm bảo chất lượng thuốc
và khám chữa bệnh.
- Nguồn thuốc của TYTX là các công ty
dược của huyện nên số mặt hàng thuốc
bị hạn hẹp, gây khó khăn trong tiếp cận
thuốc.
- Giá thuốc cao hom thị trường tự do
khoảng 10-15%, ảnh hưởng đến tình
hình sử dụng thuốc tại TYTX.
Tình hình tiếp cận và sử
dụng TTY tại các TYTX
Cơ hội (Opportunity)
- Có các chính sách hỗ trợ về thuốc và
cung ứng thuốc cho các trạm y tế xã,
phường.
- Được nhà nước đầu tư về ngân sách, cơ
sở vật chất, củng cố mạng lưới y tế cơ
sở.
- Cán bộ y tế được đào tạo lại hoặc bồi
dưỡng lại hàng năm nhằm nâng cao
chuyên môn y, dược.
- Danh mục TTY tuyến xã được Bộ y tế
ban hành định kỳ 3- 5 năm một lần, định
hướng chủng loại thuốc tại TYTX.
- Số người tham gia BHYT ngày càng
tăng, số người nghèo giảm, ngân sách y
tế huyện tăng, khả năng chi cho y tế xã
được nâng cao.
Thách thức (Threat)
- Số lượng các phòng khám và quầy
thuốc tư nhân trên địa bàn xã ngày
càng nhiều.
- Thị trường thuốc tự do phong phú và
đa dạng.
- Công ty Dược của huyện vẫn hoạt
động chậm không theo kịp sự thay đổi
của cơ chế thị trường, mà thuốc tại
TYTX phụ thuộc hoàn toàn vào ngưồn
thuốc của công ty Dược.
- Thu nhập bình quân đầu người của
các xã thấp, người dân không có khả
năng chi trả về thuốc khi ốm đau.
- Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc
kháng sinh tại TYTX bị lạm dụng
nhiều, gây hiện tượng kháng thuốc, khó
khăn trong điều trị bệnh.
4.1.1. Về tình hình tiếp cận
TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam
Định trong năm 2006.
4.1. KẾT LUẬN
4.1.2. Về việc sử dụng TTY
tại 6 TYTX tỉnh Nam Định
trong năm 2006.
4.2. ĐỀ XUẤT
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT
4.1. Kết luận
4.1.1. Về tình hình tiếp cận TTY tại các TYTX
* Tiếp cận về chủng loại thuốc, TTY bị hạn chế do chủng loại thuốc
ít, không đa dạng, phong phú như thị trường tự do. Thuốc tại TYTX chủ yếu là
TTY, những thuốc cần thiết nhất để chữa các bệnh thông thường nhất tại cộng
đồng.
* Chất lượng thuốc tại TYTX khảo sát là đảm bảo khi không có thuốc
hỏng, thuốc hết hạn bán cho người bệnh, vẫn còn một số thuốc không được
bảo quản đúng quy định tại quầy thuốc (như thuốc độc, nghiện, hướng tâm
thần) và công tác quản lý thuốc cần phải được kiểm soát hơn nữa.
* Cơ cấu cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khi số lượng cán bộ
phụ trách về dược tại các TYTX khảo sát còn thiếu (2/6 TYTX có cán bộ
phụ trách về dược). Chất lượng nguồn nhân lực y tế ngày càng được nâng
cao về trình độ chuyên môn khi hàng năm cán bộ y tế xã luôn được tham gia
các lớp đào tạo lại hoặc bồi dưỡng thêm về chuyên môn do trung tâm y tế
huyện tổ chức định kỳ.
* Nguồn tài chính, đặc biệt là vốn thuốc tại TYTX là rất thiếu. Vì thế
khả năng tiếp cận về thuốc bị ảnh hưởng nhiều, không đáp ứng được nhu cầu
sử dụng thuốc ngày càng lớn của nhân dân trong xã.
* Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại TYTX vẫn còn hạn chế (đáp ứng
thuốc là 80,3%, đáp ứng TTY là 92,8%). Thuốc tại quầy thuốc không đa
dạng như thị trường tự do nên vẫn có các đơn thuốc bác sỹ kê, bệnh nhân phải
mua ở ngoài về điều trị. Đó thường là các bệnh nặng và thuốc ở trạm y tế là
không có hoặc không đủ tác dụng điều trị.
53
4.1.2. Về việc sử dụng TTY tại các TYTX
* Sô lượt bán thuốc tại TYTX thấp. Doanh sô bán thuốc vì thế cũng
thấp. Thuốc bán chủ yếu là TTY, giá rẻ, nhưng vẫn đạt hiệu quả điều trị, phù
hợp vói khả năng chi trả của đa số ngưòi dân trong cộng đồng các xã khảo sát.
* Số m ặt hàng thuốc cấp cho BHYT, người nghèo là ít, gây khó khăn
trong việc kê đơn - sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả. Bình quân tiền
thuốc đầu ngườỉ hưởng lợi là thấp nhưng đó là quy định cho phép của trung
tâm huyện y tế và quỹ BHYT, khi kinh tế xã, huyện vẫn còn khó khăn.
* Tương tự, thuốc cấp phát cho trẻ em cũng được quy định bỏti trung
tâm y tế huyện, số mặt hàng thuốc ít, bình quân tiền thuốc thấp, nên tỷ lệ
trẻ em khám chữa bệnh miễn phí tại TYTX là thấp. CTYT quốc gia tại các
TYTX khảo sát chỉ ngoài tiêm chủng mở rộng, chỉ có chương trình phòng
chống lao. Thuốc phòng chống lao được cấp phát là 2 thuốc, mỗi tháng người
bệnh nhận một lần, là bệnh mãn tính nên phải sử dụng thuốc hàng ngày.
* Tình hình kê đơn - sử dụng thuốc ở TYTX được thực hiện theo đúng
quy định của Bộ y tế. Ngưòi kê đơn là các bác sỹ, y sỹ. Người bệnh được
khám và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Dù nguồn thuốc hạn hẹp
nhưng cán bộ y tế đã cố gắng phối hợp thuốc để đạt hiệu quả điều trị cao
nhất mà không gây phản ứng thuốc. Tuy nhiên, thuốc tại các TYTX ngày càng
bị giảm tác dụng điều trị do lạm dụng thuốc, đặc biệt hiện tượng kháng
kháng sinh xảy ra ngày càng nhiều.
4.2. Đề xuất
Với mục đích phát huy sức mạnh của chương trình TTY quốc gia tại
tuyến y tế cơ sở (tuyến ỵ tế xã, phường), chúng tôi đưa ra một số đề xuất với
cơ quan quản lý nhà nước và các trạm y tế khảo sát như sau:
54
4.2.1. Với cơ quan quản lý nhà nước
* Về đầu tư:
Từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên cho y tế trong tổng chi
ngân sách Nhà nước. Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng sâu,
vùng xa về các hoạt động y tế dự phòng, y học cổ truyền, các hoạt động chăm
sóc sức khỏe ban đầu tại y tế cơ sở, khám chữa bệnh cho người nghèo và các
đối tượng chính sách, bảo vệ sức khỏe bà mẹ, trẻ em.
Xây dựng các TYTX phù hợp với điều kiện kinh tế, địa lý, môi trường
sinh thái và nhu cầu khám chữa bệnh từng vùng
* Kiện toàn tổ chức:
Củng cố và hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành y tế, đặc biệt là y tế cơ
sở. Hoàn thiện cơ chế quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở.
* Táng cường công tác quản lý:
Đào tạo cán bộ tổ chức và quản lý y tế ở các cấp. Phân cấp quản lý rõ
ràng cho các tuyến y tế, các địa phương.
Tổ chức thực hiện chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ chuyên
môn y tế cho các cơ sở y tế miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Xây dựng
các chế độ chính sách cho cán bộ y tế công tác tại các vùng này.
* Phát triển nhân lực y tế:
Tiêu chuẩn hóa việc đào tạo các loại cán bộ y tế cho từng tuyến. Đào
tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành để đảm bảo số lượng cán bộ y tế theo
đầu dân, cân đối giữa các chuyên khoa.
Sắp xếp lại nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể
điều động luân phiên các bác sỹ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình
độ chuyên môn, tăng cường kỷ luật lao động và y đức của cán bộ y tế.
Cơ cấu cán bộ có chuyên môn về dược: dược sỹ trung cấp, dược tá phụ
trách các quầy thuốc tuyến y tế xã, phường để đảm bảo quản lý, hướng dẫn sử
dụng thuốc hiệu quả, hợp lý, an toàn.
55
4.2.2. Với các TYTX khảo sát
* Tăng cường huy động vốn, đặc biệt là vốn thuốc để có nguồn thuốc đa
dạng, phong phú, đáp ứng yêu cẩu về khám chữa bệnh tại địa phương.
* Có chế độ quản lý phù hợp vói nguồn thuốc trôi nổi trên thị trường tự
do. Có chính sách ưu đãi giá thuốc cho trạm y tế xã.
* Tăng cường cán bộ y tế xã có chuyên môn về dược như dược sỹ trung
học hoặc dược tá, phụ trách quầy thuốc trạm y tế. Tổ chức định kỳ các lớp tập
huấn, các lớp học về y tế để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.
Phân công công tác theo đúng năng lực của từng cán bộ, phát huy sức mạnh
của y tế cơ sở.
* Thường xuyên kiểm tra, giám sát về công tác quản lý thuốc, đặc biệt
là quản lý các thuốc độc, nghiện, hướng tâm thần.
* Đầu tư hơn nữa các trang thiết bị cho trạm y tế xã, các phương tiện
bảo quản thuốc đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất.
* Tiếp tục hoàn thiện và đáp ứng hơn nữa nhu cầu được khám chữa
bệnh và cấp phát thuốc miễn phí của các đối tượng hưởng lợi: BHYT, người
nghèo, trẻ em, các CTYT. Đây là quyền lọi về CSSK của người dân.
* Tiếp tục thực hiện các mục tiêu Chương trình Quốc gia thanh toán
một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm.
* Chủ động trong phong trào phòng chống dịch bệnh, không để dịch lớn
xảy ra. Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả
của thảm họa, thiên tai, phòng chống tai nạn và thương tích.
56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIÊNG VIỆT
1. Bộ môn Q uản lý và kinh tế dược(2005), Dịch tễ Dược học, Trường
Đại học Dược Hà Nội.
2. Bộ môn Q uản lý và kinh tế dược (2005), Dược xã hội học, Trường
Đại học Dược Hà N ộ i. Tr 56 - 59, 107 - 123
3. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2006), Kinh tế dược, Trường Đại
học Dược Hà Nội, Tr 204 - 208
4. Bộ môn Quản lý và kinh tế dược (2005), Pháp chế hành nghề Dược,
Trường Đại học Dược Hà Nội. Tr 34 - 36
5. Bộ y tê (2004), Báo cáo toàn văn Hội nghị KHCN tuổi trẻ các trường
Y- Dược lần thứ 12 (2004), NXB Y học
6. Bộ y tế (2006), Báo cáo tổng kết ngành y tế năm 2005 và triển khai kế
hoạch năm 2006, Báo cáo hội nghị, Tạp chí Dược học số 1/ 2006. Tr 40
7. Bộ y tế, Cục quản lý Dược Việt Nam (2002), Các văn bản quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực Dược, NXB Y học
8. Bộ y tê (2005), Danh mục Thuốc thiết yếu Việt Nam lần thứ V và bản
hướng dẫn sử dụng DMTTY Việt Nam lần thứ V.
9. Bộ Y tê (2002), Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động của trạm y tế xã, Báo cáo nghiên cứu, Bộ y tế
10. Bộ Y tế, Niên giám thống kê y tế năm 2004, NXB y học
11. Bộ Y tế, Tổng cục thống kê (2003), Chất lượng dịch vụ tại trạm y tế
xã / phường, Báo cáo chuyên đề Điều tra y tế Quốc gia 2001- 2002,
NXB Y học. Tr 10 - 11
12. Bộ y tế (2004), Quản lý y tế, NXB Y học
13. Nguyễn Quang Chấn (1998), Sơ bộ khảo sát và đánh giá việc triển
khai chính sách thuốc quốc gia và chương trình quốc gia về thuốc thiết
yếu, Luận văn tốt nghiệp dược sỹ đại học năm 1998, Trường Đại học
Dược Hà Nội
14. Ngô Phương Chung (2002), Khảo sát và đánh giá thực trạng cung
ứng thuốc thiết yếu tại 1 số tỉnh thành từ năm 1992- 2000, Luận văn tốt
nghiệp dược sỹ đại học năm 2002, Trường Đại học Dược Hà Nội
15. Trương Việt Dũng & c s , Báo cáo phát triển và đề xuất lựa chọn
chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế góp phần đổi mới, hoàn thiện
hệ thống y tế Việt Nam theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển
(2006), Báo cáo dự thảo lần 3, Vụ Khoa học và đào tạo, Bộ Y tế
16. Vũ Thị Hoàn (2000), Điều tra thực trạng quản lý thuốc thiết yếu
tuyến cơ sở và kiến thức sử dụng thuốc của người dân hai xã huyện Ba
Bể, tỉnh Bắc Cạn năm 1999, Luận văn thạc sỹ dược học năm 2000
17. Phạm M ạnh Hùng, I. Harry Minas & c s (2001), Chăm sóc sức khỏe
nhân dân theo định hướng công bằng và hiệu quả, NXB Y học
18. Khoa Y tê Công cộng, Đại học Y Hà Nội (2004), Phương pháp
nghiên cứu khoa học trong Y học và Sức khỏe cộng đồng, NXB Y học
19. Vũ Tuyết Nhung (1996), Khảo sát tình hình cung ứng và sử dụng
thuốc thiết yếu tuyến xã ở một vài địa phương, Luận văn tốt nghiếp
dược sỹ đại học năm 1996, Trường Đại học Dược Hà Nội
20. Cao Minh Quang, Tân dược Việt Nam - chất lượng tốt mà rẻ, Tạp chí
Bệnh viện tháng 01/ 2006. Tr 5
21. Lê Ngọc Trọng, Phấn đấu đảm bảo đủ thuốc phòng và chữa bệnh có
chất lượng tốt và giá cả ổn định đủ yêu cầu của nhân dân, Tạp chí Dược
học số 5/ 2005. Tr 5-7
:
TÀI LIỆU THAM KHẢO NƯỚC NGOÀI
1. Bernard Pecoul, Pierre Chirac, Patrice Truoiller (1999), Access to
essential Drugs in Poor countries. Medecines Prontieres
2. K arrkee SB, Tamang AL (2005), “Iproving accees to drugs by poor
housholds: a wealth ranking approach”, Nepal Med Coll J.
3. Petrera, M argarita, Luis (2001), “ Health Sector Inequalities and
Poverty in Peru”, Investment in Health. Pan American Health
Organization,
pp 218 - 232
4. Theodore, Karl, Althea, Dominic (2001), “Health System Inequalities
and Poverty in Jamaca”, Investment in Health. Pan American Health
Organization, pp 189 - 206
5. http:\www\moh.gov.vn
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 01:
Phiếu thu thập thông tin tại trạm y tế xã
Phụ lục 02:
Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam các năm
1999, 2001, 2003, 2004
Phụ lục 03:
Một số đơn thuốc kê tại 6 TYTX khảo sát năm 2006
Phụ lục 04:
Một số đom thuốc kê cho trẻ em (dưới 6 tuổi) tại
6 TYTX khảo sát năm 2006
Phụ lục 1
PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TẠI TRẠM Y TẾ XÃ
Tên xã:.................................... Huyện:
Tỉnh:.........................................
I. THÔNG TIN CHUNG
1.1.
Dân số của xã:
-
Dân số chung:.......................................người
-
Trẻ em < 6 tu ổ i:....................................trẻ
-
Trẻ em < 1 tu ổ i:....................................trẻ
- Tỷ lệ sinh th ô :....................................... p 1000
- Tỷ lệ phát triển dân s ố :.........................p 1000
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
-
Tổng số hộ trong x ã :.............................................. hộ
-
Số hộ đ ó i:................................................................ hộ
(chiếm.................. %).
-
Số hộ nghèo:........................................................... hộ
(chiếm.................. %).
-
Thu nhập bình quânđầu ngưòti:...................................
1.3.
Địa bàn của xã:
Đồng bằng
1
Trung du
2
Miền núi
3
Ven biển
4
1.5. Khoảng cách từ TYT xã đến :
- Đến phòng khám đa khoa gần n h ất: ................................km
- Đến bệnh viện gần n h ấ t:................................................... km
II. NHÂN
Lực Y TẾ
2.1. SỐ lượng cán bộ y tế tại xã : (ghi rỗ số lượng vào các ô)
STT
Trình độ cán bộ
Cán bộ ở TYT
Biên chế
1
Tổng cộng
2
Bác sĩ
3
YS đa khoa
4
YS sản nhi
5
Nữ hộ sinh
6
Y tá T.cấp
7
Y tá sơ cấp
8
Dược sĩ
9
Dược tá
10
CB YHCT
11
Khác
Hợp đồng
Y tế thôn
bản
2.2. Số cán bộ tại TYT X (cả biên chế và hợp đồng) được đào tạo lại hoặc bồi
dưỡng thêm về :
-
Chuyên môn : ............................................người
-
Dược : ........................................................ người
2.3. Tổng số thôn/bản (hoặc đơn vị tương đương): ...............thôn/bản
2.4. Số thôn/bản đã có CBYT hoạt động : .............................................
III. TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG THUỐC
3.1.
SỐ cơ sở dược trong địa bàn xã :
-
SỐ quầy thuốc của TYT ở tại trạm : ............................................ quầy
-
SỐ quầy thuốc của TYT ở ngoài trạm: .........................................quầy
-
Số đại lý, quầy thuốc của công ty dược :...................................... hiệu
-
Số nhà thuốc tư nhân có giấy phép : ....................................nhà thuốc
3.2.
Số điểm bán thuốc tư nhân không giấy phép : ...................điểm
Thuốc tại trạm y t ế :
- Trạm y tế có danh mục tất cả các loại thuốc hiện có hay không ?
-
Có danh mục đủ các loại thuốc
1
Có danh mục, nhưng không đủ
2
Không có danh mục thuốc
3
Tổng số mặt hàng thuốc hiện có tại cơ sở : ...............................loại
- Tổng số loại thuốc tây y thiết yếu hiện có : .................... loại
-
Tỷ lệ thuốc quá hạn trong năm 2006 : .......................................... %
-
Tỷ lệ thuốc hư hỏng, mất mát (năm 2006):.................................. %
- Trạm Y tế có sổ mua bán, cấp phát thuốc cập nhật hàng ngày không ?
-
Có
1
Không
2
Trạm y tế có sổ/hệ thống theo dõi hạn dùng của thuốc hay không ?
Có đủ danh mục các loại thuốc
1
Có danh mục, nhưng không đủ
2
- Trạm y tế có tủ thuốc cấp cứu và có đủ các loại thuốc quy định hay
không ?
3.3.
3.4.
Có đủ
1
Không đủ
2
Các nguồn cung cấp thuốc thường xuyên cho trạm trong 12 tháng qua :
Công ty dược
1
Các chương trình y tế
2
Các nhà tài trợ
3
Thị trường tự do
4
Khác
5
Quỹ quay vòng vốn thuốc :
- Trạm y tế có quỹ quay vòng vốn thuốc không ?
-
Có
1
K h ô n g ---------- >chuyển sang câu hỏi sau
2
Nếu có, tổng số vốn thuốc quay vòng hiện có ?.................... đồng
- Tổng số tiền vốn thuốc hiện có của cơ sở là bao nhiêu? (gồm tổng giá
trị tiền thuốc và tiền m ặ t..................................................................
- Nguồn cung cấp vốn quay vòng của trạm:
Ngân sách xã
1
Trung tâm Y tế huyện
2
Công ty dược huyện
3
Viện trợ
4
Cán bộ Y tế xã tự đóng góp
5
Nguồn khác
6
3.5.
Xin Anh/Chị cho biết mức lãi thuốc của trạm y tế là......................%
3.6.
Cơ quan qui định tỷ lệ lãi thuốc :
TTYT huyện
1
UBND xã
2
Trạm y tế
3
Công ty dược huyện
4
Khác
5
3.7. Trạm y tế có thường bị thiếu thuốc không ?
3.8.
Có
1
Không
2
Những lý do không có, không đủ thuốc ?
3.9. Những loại thuốc nào rất cán thiết cho trạm y tế mà hiện nay không có
hoặc thiếu ?
3.10. Những loại thuốc nào được cấp phát nhưng ít sử dung, bi dư thừa ?
3.11. Lý do ít hoặc không sử dụng những loại thuốc đó :
3.12. Thời gian bán thuốc tại trạm y t ế : (ghi số giờ, số ngày vào các ô tương
ứng)
SỐ giờ bán thuốc trong ngày
Số ngày bán thuốc trong tuần
3.13.
Thòi gian bán thuốc trong ngày tại TYTX : (khoanh tròn số tương ứng)
Bán thuốc theo giờ hành chính
1
Trực bán thuốc 24/24 h
2
Bán thuốc theo giờ
3
Khác {ghi rõ.................................................... )
4
3.14. Theo Anh/chị thòi gian bán thuốc tại trạm y tế có hợp lý không ?
Có
1
Không
2
Xin cho biết lý do tại sao ?
3.15. Xin Anh/chị cho biết những khó khăn, bất cập trong các hoạt động liên
quan đến việc mua bán, cấp phát thuốc tại trạm y tế xã :
3.16. Xin Anh/chị cho biết những lý do nhân dân ít đến TYTX khám bệnh,
mua thuốc ?
3.17.
Xin Anh/chị cho biết những giải pháp để cải thiện tình hình trên ?
Xin chân thành cảm ơn ỈU
Phụ lục 2.
Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam các năm 1999, 2001, 2003, 2004
Đơn vị: tỷ lệ %
ST
Chương bệnh
Năm 1999
T
1
Bệnh nhiễm trùng và
Năm 2001
Năm 2003
Năm2004
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
Mắc
Chết
15,48
17,62
9,1 1
13,05
12,06
15,91
12,12
16,62
ký sinh trùng
2
Bướu tân sinh
1,81
3 ,0 3
1,03
1,55
1,86
3 ,5 4
2,11
3 ,0 2
3
Bệnh máu, cơ quan tạo
0 ,4 2
1,14
0 ,4 6
1 ,4 2
0 ,4 5
0 ,6 0
0 ,3 9
0 ,7 7
dinh
1,61
1,08
1,32
0 ,5 9
1,39
1,06
1,56
0 ,8 5
Rối loạn tâm thần và
0 ,7 3
0 ,1 4
0 ,5 8
0 ,0 8
0 ,0 7
0,11
0 ,7 3
0 ,1 0
máu,rối loạn miễn dịch
4
Bệnh
nội
tiết,
dưỡng,chuyển hoá
5
hành vi
6
Bệnh của hệ thần kinh
2 ,5 7
1,86
3 ,9 5
1,63
2 ,2 6
1,96
2 ,7 0
2 ,1 5
7
Bệnh mắt và phần phụ
3 ,4 3
0 ,0 3
2 ,7 7
0 ,0 4
2,7 1
0 ,1 5
3,0 3
0 ,1 1
8
Bệnh tai, xương chũm
0 ,5 9
0,01
0 ,8 4
0 ,0 4
0 ,0 8
0 ,2 4
0 ,9 4
0,0 1
9
Bệnh hệ tuần hoàn
5 ,7 6
2 2 ,7 9
5 ,4 4
1 7 ,4 4
6 ,0 9
19,41
6,9 3
1 8 ,4 4
10
Bệnh hệ hô hấp
2 2 ,8 5
1 1 ,6 0
2 3 ,8 5
16 ,2 7
1 8 ,4 2
9 ,9 3
19,73
8 ,8 9
11
Bệnh hệ tiêu hoá
9 ,5 7
5,21
9 ,9 8
7 ,1 5
8 ,9 8
4 ,2 3
9 ,6 0
3 ,7 8
12
Bệnh của da, mô dưới
1,58
0,14
1,19
0,08
1,12
0,19
1,17
0 ,1 1
13
Bệnh của hệ cơ, xương
2,78
0,13
3,97
0,13
2 ,6 3
0,16
2 ,9 7
0 ,0 5
5,35
1,43
5 ,4 0
3 ,8 5
8 ,4 2
1,21
4 ,4 2
2 ,2 6
11,28
0 ,3 8
12,46
0 ,3 8
14,53
1,49
13,37 0,28
16 Một số bệnh xuất phát
sau thời kỳ chu sinh
17 Dị tật, dị dạng bẩm
0,81
9,77
0,29
5,44
1,20
11,99
1,31
10,41
sinh và bất thường của
0,27
3,30
0,11
0,50
0,27
2,03
0,29
1,91
khóp và mô liên kết
14
Bệnh hệ tiết niệu, sinh
dục
15
Thai nghén, sinh đẻ,
hậu sản
nhiễm sắc thể
18
Triệu chứng và các dấu
hiệu lâm sàng, cận lâm
1,44
2 ,0 7
2,11
2 ,0 9
1,45
2 ,2 1
1,42
4 ,7 0
6 ,9 0
11 ,2 4
6 ,6 9
1 6 ,4 4
7 ,7 8
15 ,0 6
8 ,4 4
15 ,35
2 ,8 9
6 ,6 7
4 ,2 9
1 1 ,8 4
3 ,8 0
8 ,3 6
4 ,2 9
9 ,5 9
1,52
0 ,3 7
4 ,1 7
0 ,0 0
3 ,0 8
0 ,1 6
2 ,4 8
0 ,5 9
sàng không phân loại ở
phần khác
19
Vết thương ngộ độc và
hậu quả do nguyên
nhân bên ngoài
20
Nguyên
nhân
bên
ngoài của bệnh tật và
tử vong
21
Yếu tố ảnh hường đến
tình trạng sức khoẻ và
việc tiếp xúc với dịch
vụ y tế
(Nguồn: Niên giám thống kê y tế năm 1999, 2001, 2003, 2004)
í.
J
Phụ lục 3.
Một số đơn thuốc kê tại 6 TYTX khảo sát năm 2006
STT
Tên bệnh nhân
Giới
Tuổi
Địa chỉ
Chẩn đoán
1
Nguyễn Thị Lê
Nữ
12
Xóm A -
Rối loạn tiêu hóa
Hải Lý
Chỉ định dùng thuốc (1 ngày)
Atropin 25mg X 2 ống/ TB
Eldoper 4 viên
Antibio
2
Mai Văn Đại
Nam
50
Đội 8 -
Rối
Hải Tân
hoàn não
loạn
tuần Nootropin lOOOmg X 1 Ống/TMC
Cinanizin 25mg
MgB6
Vitamin
3
Đinh Văn Hải
Nam
53
Đội 1 -
Viêm đa khớp
Việt Hùng
4
Phạm Thị Hảo
Nữ
36
Xóm Lê Lợi Hải Lý
2 gói
X
4 viên
2 viên
c
lOOmg X 10 viên
Diclofenac 75mg
X
1 ống/ TB
Penicilin V 1000.000 UI X 4 viên
Paracetamol 500mg
X
2 viên
Viêm dây thanh Lincomycin 600mg
X
2 ống
X
2 viên
âm
Astelg
4
v iê n
Paracetamol 500mg
5
Nguyễn Thị Hoa
Nữ
30
Đội 3 -
Viêm họng
Penicilin G 1000.000UI X 4 viên
Hải Tân
6
Nguyễn Thanh
Nữ
13
Hòa
Đội 1 -
Paracetmol 500mg X 2 viên
Viêm phế quản
Liêm Hải
Ampicilin lg
21ọ/TB
X
Salbutamol 4mg
X
2 viên
Paracetamol 500mg
7
Trần Văn Hải
Nam
45
Đội 8 Hải Triều
Trần Huy Hùng
Nam
40
Đội 6 -
- tá tràng
Alverin 40mg
Suy nhược cơ thể
Liêm Hải
B - comlex
X
4 viên
Bùi Thị Cường
Nữ
36
Đội 2
-
Hải Triều
Đau
thần
X
2 viên
4 viên
2 viên
kinh Dicloíenac 75mg
lưng sống
X
1 ống/ TB
Cinanizin 25mg
Homtamin
9
X
Hoàng Thị Liên
Nữ
32
Đội 3 Trực Phú
Viêm đại tràng
1 ống/ TB
Hỗn hợp thần kinh 4 viên
Paracetamol 500mg
10
viên
Hội chứng dạ dày Amoxcycilin 500mg X 2 viên
Ranitidin 150mg
8
X4
Atropin 25 mg
X
X
2 ống
Ciproíloxacin 500mg
Amaca
4 viên
2 viên
X
2 viên
Phụ lục 4
Một số đơn thuốc kê cho trẻ em (dưói 6 tuổi) tại 6 TYTX khảo sát năm 2006
STT
Tên bệnh nhân
Giới
Tuổi
Địa chỉ
1
Nguyễn Thị Hòa
Nữ
3
Mẹ Lê Thị Hoa
Chẩn đoán
Viêm phổi
Đội 2- Hải Triều
Chỉ định dùng thuốc (1 ngày)
Ampicilin lg
X
llọ/ TB
Salbutamol 2mg
X
2 viên
Bé nóng (paracetamol)
2
Phạm Hải Nam
Nam
4
Mẹ Nguyễn Thị Lý
Xóm B - Hải Lý
3
Nguyên Thu
Nữ
5
Trang
Mẹ Mai Thu Thủy
Viêm họng, sốt PenicilinV 1triệu UI
X
X
2 gói
1 ống
38°c
Hapacol
Viêm da dị ứng
Ceíalexin 150mg
X
2 gói
Prednisolon 5mg
X
2 viên
Đội 1 - Việt Hùng
X
4 gói
VitaminC lOOmg X 4 viên
4
Mai Thị Yến
Nữ
6
Mẹ Nguyễn Thị Thu Viêm họng
Đội 3 - Hải Tân
5
Nguyễn Văn
Minh
Nam
3
Mẹ Cao Thị Thơm
Xóm E - Hải Lý
Amoxicilin 250mg
X
2 viên
Dextromethophan lOmg X 2viên
Viêm phế quản
Ampicilin 1 g
X
1 lọ/ TB
Clopheniramin 4mg
X
2 viên
VitaminC lOOmg X 4 viên
6
Phạm Quỳnh
Nữ
5
Giang
7
Nguyên Thế Sơn
Mẹ Phạm Thị Lan
Đau mắt đỏ
Đội 5 - Liêm Hải
Nam
4
Mẹ Bùi Thu Hoài
Mỡ Tetracycilin 1% tra mắt
Tiêu chảy cấp
Đội 7 - Liêm Hải
8
Nguyễn Khánh
Nữ
5
Linh
Mẹ Nguyễn Thị
Phạm Thu Lan
Viêm họng
Mai
Nữ
4
Mẹ Phạm Thị Loan
Nguyên Hữu Việt
Nam
3
2 gói
4 gói
Ceíalexin 150mg X 2 gói
X
Bé nóng (paracetamol)
Sốt 38,5°c
Mẹ Bùi Thu Phương Tiêu c h ả y
Đội 9 - Hải Triều
X
X
Terpincodein 250mg
Đội 1 - Hải Tân
10
Atapugit
Oresol
Đội 5 - Trực Phú
9
Ceíalexin 150mg X 2 gói
Haphacol 150mg
Ampicilin lg
cấp
Oresol
X
Antibio
4
X
X
X
2 gói
Atapugit X 2 gói
X
4 gói
llọ/TB
gói
2 viên
2 gói
[...]... trạm y tế trong năm 2006 —Thống kê tại qu y thuốc, tủ thuốc, cửa hàng thuốc của các trạm y tế tại thời điểm nghiên cứu —Các báo cáo hoạt động của qu y thuốc năm 2006 —Các báo cáo hoạt động các chương trình y tế tại trạm y tế xã trong năm 2006 * Cán bộ y tế tại trạm y tế xã: Trưởng trạm y tế, người bán thuốc tại qu y thuốc trạm y tế —Kiến thức, kỹ năng về tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY tại tuyến xã —... trẻ em, các CTYT tại TYTX 3.2.4 Tình hình kê đơn -sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại TYTX 3.4.1 Đánh giá về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại 6 TYTX thuộc tỉnh ^ Nam Định trong năm 2006 3.4.2 Bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại 6 TYTX thuộc tỉnh Nam Định trong năm 2006 PHẦN 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Mô tả tình hình tiếp cận TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định trong năm 2006 Nghị quyết 46 — NQ/TW... qu y thuốc TYTX: Số mặt hàng TTY tại qu y thuốc TYTX là số các mặt hàng thuốc nằm trong DMTTY lần thứ V (2005) cho tuyến y tế xã Trong đó, gồm DMTTY tân dược (187 thuốc) , DMTTY các chế phẩm y học cổ truyền (94), DMTTY các vị thuốc y học cổ truyền 22 Bảng 3.I.I.I Mặt hàng thuốc kỉnh doanh tại qu y thuốc TYTX STT Trạm y tế xã Số mặt hàng Số mặt hàng thuốc/ qu y TTY/qu y % TTY /thuốc có trong qu y 1 Hải Lý... Tình hình tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX Tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX có nhiều chỉ tiêu nhưng chúng tôi chỉ khảo sát 2 chỉ tiêu: tiếp cận về hạn dùng thuốc và bảo quản (BQ) thuốc đúng quy định tại qu y thuốc của trạm y tế Qua hồi cứu số liệu năm 2006, có bảng sau: Bảng 3.I.2.I Chất lượng thuốc tại qu y thuốc của các TYTX STT Trạm y tế xã Số thuốc hết % thuốc Số thuốc BQ % thuốc. .. kê: - Sổ nhập, bár1 thuốc - Báo cáo ìloạt động của 1 qu y thuốc, ciíc CTYT \ - Thống kê tlÌUỐC hiện có ở ệ qu y thuốc + Trưởng trạm y tế, người 1 phụ trách quầ 1y thuốc TTY Khảo sát việc sử dụng TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định năm 2006: - Thuốc, TTY bán ra tại qu y thuốc trạm y tế - Thuốc, TTY cấp phát cho BHYT, người nghèo - Thuốc, TTY cấp phát cho trẻ em, các CTYT - Kê đơn - sử dụng thuốc an Phương pháp... dụng thuốc, TTY tại tuyến xã — Các y u tố ảnh hưởng đến tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY tại các trạm y tế xã tỉnh Nam Định 2.3 Thiết kế nghiên cứu 20 Phương pháp NC Mô tả tình hình tiếp cận TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định năm 2006: - Tiếp cận về chủng loại thuốc - Tiếp cận về chất lượng thuốc - Tiếp cận về nhân lực y tế - Tiếp cận về tài chính - Khả năng đáp ứng thuốc, Phương pháp mô tả hồi cứu,... loại TTY, chất lượng TTY, nhân lực y tế, tài chính TYTX và khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại TYTX 1.1.2.2 Khái niệm sử dụng TTY [17], [19] Sử dụng TTY là đem TTY dùng vào việc chữa bệnh cho người bệnh Là đem những thuốc cần thiết nhất nhằm chữa các bệnh thông thường nhất cho đa số mọi người trong cộng đồng Sử dụng TTY ở các trạm y tế bao gồm: số lượng TTY, tiền bán TTY tại qu y thuốc trạm y tế xã, số lượng... hình tiếp cận về chủng loại thuốc tại các TYTX 3.1.2 Tình hình tiếp cận về chất lượng thuốc tại các TYTX 3.1.3 Tình hình tiếp cận về nhân lực y tế nán TVTY p*lal CaC 1 1 1À 3.1.4 Tình hình tiếp cận về tài chính tại các TYTX 3.1.5 Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại các TYTX 3.2.1 Thuốc, TTY bán ra tại qu y thuốc các TYTX 3.2.2 Thuốc, TTY cấp cho BHYT, người nghèo tại 6 TYTX 3.2.3 Số thuốc, TTY cấp cho... qu y § thuốc Hình 2.2 Thiết kế nghiên cứu 21 + Trưởng trạm1 y tế 1 1 1 1 1 1 PHẦN 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 MÔ TẢ TÌNH HÌNH TIẾP CẬN TTY TẠI 6 TYTX THUỘC TỈNH 1 NAM ĐỊNH TRONG NĂM 2006 Ị 3.2 KHẢO SÁT VIỆC sủ DỤNG TTY TẠI 6 TYTX THUỘC TỈNH NAM ĐỊNH TRONG NĂM 2006 r — 3.4 ĐÁNH GIÁ VÀ BÀN LUẬN VỀ TÌNH HÌNH * TIẾP CẬN VÀ SỬ DỤNG TTY TẠI TYTX TRONG NĂM 2006 V 3.1.1 Tình hình tiếp. .. dân ng y càng được đảm bảo Người dân có thể được khám 16 chữa bệnh bởi các bác sỹ ở ngay tuyến y tế đầu tiên mà họ tiếp cận: tuyến y tế xã, phường Bảng 2 Tình hình y tế xã của tỉnh Nam Định năm 2004 Số xã có bác sỹ % số xã có bác sỹ Số xã có y sỹ hoặc % số xã có y sỹ nữ hộ sinh hoặc nữ hộ sinh 229 100 229 100 Số thôn, bản, ấp Số có nhân viên y tế % số có nhân viên Tổng số nhân viên hoạt động y tế hoạt ... y tế xã thuộc tình Nam Định ”, với mục tiêu: Mô tả tình hình tiếp cận thuốc thiết y u trạm y tế xã thuộc tỉnh Nam Định năm 2006 Khảo sát việc sử dụng thuốc thiết y u trạm y tế xã thuộc tỉnh Nam. .. tế xã: Trưởng trạm y tế, người bán thuốc qu y thuốc trạm y tế —Kiến thức, kỹ tiếp cận sử dụng thuốc, TTY tuyến xã — Các y u tố ảnh hưởng đến tình hình tiếp cận sử dụng thuốc, TTY trạm y tế xã tỉnh. .. ngành y tế chia thành tuyến: - Tuyến y tế trung ương - Tuyến y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: sở y tế - Tuyến y tế huyện, quận, thị xã - Tuyến y tế xã, phường (y tế sở) * Khái niệm: Y tế