Đánh giá và bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu tại một số trạm y tế xã thuộc tỉnh nam định (Trang 52)

TTY tại 6 TYTX trong năm 2006

3.3.1. Đánh giá về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại TYTX

3.3.3.1. Đối tượng tham gia đánh giá: 12 cán bộ y tế gồm: 6 trưởng trạm y tế tại các đơn vị khảo sát và 6 cán bộ đứng bán thuốc tại quầy thuốc của trạm, những ngưòi liên quan trực tiếp đến tình hình tiếp cận và sử dụng thuốc, TTY tại TYTX.

3.3.3.2. Các chỉ tiêu được đánh giá

^ Chủng loại TTY Tiếp cận TTY / ^ Chất lượng TTY

Nhân lực y tế \ Tài chính

Khả năng đáp ứng thuốc, TTY

yệ Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc TYTX _ Sử dụng TTY Thuốc, TTY cấp phát cho BHYT, người nghèo

Thuốc, TTY cấp phát cho trẻ em, các CTYT Kê đơn - sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

Về tiếp cán TTY tai TYTX

Bảng 3.3.1. Các chỉ tiêu và đánh giá về tiếp cận TTY tại TYTX

Chỉ tiêu Đánh giá

Tiếp cận về chủng loại

- SỐ mặt hàng thuốc thiếu, không phong phú, đa dạng như thị trường tự do trên địa bàn xã. (12/12)

- Đa số là TTY, nhưng vẫn không đủ thuốc theo DMTTY tuyến xã do Bộ y tế ban hành. (9/12)

- SỐ lượng 1 số loại thuốc như: tim mạch, kháng sinh thế hệ m ới... còn ít, ảnh hưởng tới khả năng điều trị bệnh tại TYTX. (12/12)

Tiếp cận về chất lượng

- Chất lượng thuốc tại TYTX được đảm bảo tốt, tỷ lệ thuốc hỏng, thuốc hết hạn là rất thấp, và số lượng này không được bán cho bệnh nhân dùng. (12/12)

Tiếp cận về nhân lực y tế

- Cơ cấu nhân lực y tế còn thiếu, đặc biệt là cán bộ y tế phụ trách quầy thuốc (2/6 TYTX có dược tá) (8/12)

- Chất lượng nhân lực y tế được nâng cao, số lượng cán bộ được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng lại hàng năm là khoảng 50%. Trình độ, chuyên môn của cán bộ y tế đáp ứng được nhu cầu CSSKND ngày càng phức tạp tại TYTX. (10/12)

Tiếp cận về tài chính

- Vốn thuốc của TYTX là ít và thiếu, chủ yếu do cán bộ y tế đóng góp và ủy ban nhân dân xã cho. (12/12)

- Điều đó làm cho quy mô quầy thuốc tại trạm không đáp ứng được nhu cầu về thuốc của nhân dân. (12/12)

Khả năng đáp ứng thuốc, TTY

- Số lượng thuốc, TTY thiếu nhưng các y, bác sỹ tại trạm y tế cố gắng kê các thuốc có tại quẩy thuốc của trạm. (11/12) - Trường hợp các bệnh nhân nặng hon, cần các thuốc đặc hiệu, giá đắt, các bác sỹ kê các thuốc ngoài và bệnh nhân mua để tiếp tục điều trị. (7/12)

Về sử dụng TTY tai TYTX

Bảng 3.3.2. Các chỉ tiêu và đánh giá về sử dụng TTY tại TYTX

Chỉ tiêu Đánh giá

Thuốc, TTY bán ra tại quầy thuốc

TYTX

- Số lượt thuốc bán ra hàng tháng ít do quy mô quầy thuốc TYTX nhỏ, không đủ thuốc đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Quầy thuốc chủ yếu là các TTY, dùng chữa các bệnh thông thường, không có thuốc đặc trị như thuốc tim mạch, kháng sinh hiệu lực cao... (12/12)

- TYTX lấy thuốc từ công ty Dược của huyện có giá cao hơn thị trường tự do khoảng 10-15%. Vì thế, sử dụng thuốc, TTY tại TYTX bị hạn chế. (6/12)

Thuốc, TTY cấp phát cho

BHYT, người nghèo

- Số mặt hàng thuốc cấp phát cho BHYT, người nghèo là rất ít. Điều đó gây khó khăn cho việc chữa bệnh tại TYTX, các thuốc này chủ yếu là TTY, chỉ chữa được một số bệnh như: cảm cúm, sốt, viêm họng, sưng khớp ... (12/12)

- Thuốc dùng ở TYTX chủ yếu là cấp phát cho BHYT, ngưòi nghèo. Vì đây là đối tượng được hưởng lợi, là nod họ được khám bệnh và nhận thuốc miễn phí. Số lượng thuốc trong mỗi lượt phát và số tiền tương ứng vói số thuốc đó bị khống chế bỏi trung tâm y tế huyện và quỹ BHYT. (10/12)

Thuốc, TTY cấp phát cho trẻ em , các

CTYT

- Số mặt hàng thuốc cấp phát cho trẻ em là quá ít so với nhu cầu CSSKBĐ cho trẻ em (Hải Hậu: 21 thuốc, Trực Ninh: 22 thuốc). Số thuốc được cấp phát trong 1 lượt là 2-3 thuốc. Tại TYTX, nhu cầu thuốc cho trẻ em là lớn hơn nhiều, đặc biệt là về chủng loại thuốc, nhưng không được đáp ứng. Đó là vấn đề khó khăn mà các TYTX gặp phải trong công tác khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em. (12/12)

- Thuốc dành cho CTYT ngoài tiêm chủng mở rộng, chỉ có thuốc phòng chống lao. Đối tượng này ít trong cộng đồng các xã khảo sát. Số lượng thuốc cấp là 2 thuốc: Ethambutol (30 viên), viên kết hợp Isoniazid và Riíampicin (60 viên). (12/12)

Kê đơn - sử dụng thuốc an toàn, hợp

- Tình hình bệnh tật xã chủ yếu là viêm nhiễm nên số lượng kháng sinh dùng nhiều, nhưng các kháng sinh tại TYTX là hạn chế, gây thiếu thuốc, đặc biệt là các kháng sinh mói có tác dụng điều trị cao, chưa bị kháng thuốc. (12/12)

- Khám chữa bệnh cho người cao tuổi nhiều nên gặp khó khăn trong việc kết hợp thuốc hợp lý để đạt hiệu quả điều trị cao và an toàn, vì đối tượng này thường mắc nhiều bệnh, nhưng chưa có hiện tượng phản ứng thuốc nào. (8/12)

3.3.2. Bàn luận về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại TYTX 3.3.2.I. Tình hình tiếp cận TTY tại TYTX

* Số mặt hàng thuốc ở các TYTX là tương đối ít, và chủ yếu là TTY vì hầu hết các trạm y tế nghiên cứu đều nằm gần bệnh viện (< 4 km), nên tại TYTX thường chỉ khám các bệnh nhẹ, thông dụng, số lượng thuốc dùng để điều trị ít. Với các bệnh nặng hơn thì bệnh nhân thường đến các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh hoặc trung ương. Tỷ lệ TTY so vói DMTTY lần thứ V (2005) cho tuyến y tế cơ sở là thấp. Điều đó chứng tỏ, ở các TYTX vẫn còn thiếu các thuốc cần thiết để chữa các bệnh thông thường nhất. Đó là thiệt thòi và khó khăn cho người dân có thể tiếp cận với thuốc, đặc biệt là TTY, với dịch vụ khám chữa bệnh tại địa phương.

* Thuốc ở TYTX chủ yếu là thuốc nội phù hợp với khả năng chi trả của đa số ngưòi dân trong cộng đồng. Mặt khác, thuốc sản xuất trong nước ngày càng đạt chất lượng cao nên xu hướng sử dụng thuốc nội ngày càng tăng. Đó cũng là chính sách của chương trình TTY quốc gia, ưu tiên sử dụng các thuốc sản xuất trong nước.

* Chất lượng thuốc tại các TYTX khảo sát luôn được đảm bảo không có thuốc hết hạn, thuốc hỏng bán cho người dân, đó là ưu điểm của TYTX. Nhưng tình trạng quản lý thuốc ở đây còn yếu kém, vẫn có thuốc không được bảo quản đúng quy định, đặc biệt là thuốc độc, nghiện, hướng thần.

* Tại TYTX, nhân lực y tế được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng, nhưng cán bộ y tế về dược vẫn còn thiếu khi 4/6 TYTX thì người đứng bán thuốc tại quầy thuốc của trạm là nữ hộ sinh, không có chuyên môn về dược. Đó là vấn đề yếu kém ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp cận về thuốc tại TYTX. Hàng năm, các TYTX luôn cử ngưòi đi đào tạo lại hoặc bồi dưỡng thêm về chuyên môn dược. Vì thế, các thông tin cập nhật về thuốc, sử dụng thuốc luôn được cung cấp đầy đủ cho các TYTX. Công tác đào tạo nâng cao

trình độ chuyên môn của cán bộ y tế đang được đầu tư, nhằm mục đích nâng cao khả năng khám chữa bệnh tại các TYTX, phục vụ tốt nhất cho CSSKND.

* Tình hình tiếp cận thuốc tại các TYTX bị ảnh hưởng rất nhiều do bị thiếu vốn thuốc. Nguồn vốn thuốc chủ yếu do ủy ban nhân dân xã cho và do cán bộ y tế tự đóng góp. Vốn thuốc hạn hẹp nên quầy thuốc TYTX luôn thiếu thuốc, nhiều thuốc cần nhưng không có: thuốc tim mạch, nội tiết, kháng sinh thế hệ mới...

* Khả năng đáp ứng thuốc, TTY tại các TYTX khảo sát là mặc dù còn hạn chế nhưng với khả năng sẵn có của các TYTX là tương đối tốt. Số lượng thuốc, TTY là thiếu nhưng các y, bác sỹ luôn cố gắng sử dụng các thuốc có sẵn tại quầy thuốc của trạm để kê cho bệnh nhân. Trong một số trường hợp đặc biệt, cần các thuốc mà TYTX không có, các bác sỹ kê thuốc cho bệnh nhân mua ngoài để tiếp tục điều trị. Ở những xã có điều kiện kinh tế cao hơn thì tỷ lệ mua thuốc ngoài cũng cao hơn. Các thuốc đó thường là các thuốc ngoại, giá đắt hơn nhưng có tác dụng điều trị tốt hơn và được các bác sỹ khuyến khích dùng.

3.3.3.2. Tình hình sử dụng TTY tại TYTX

* Số lượt người dân đến TYTX khám và mua thuốc tại các xã khảo sát là ít vì người dân đây thường đến bệnh viện nếu bệnh nặng, hoặc các bác sỹ tư trên địa bàn xã để khám bệnh. Dịch vụ này nhanh và người bệnh thưòmg được chỉ định dùng các thuốc có hiệu lực điều trị mạnh, nên thuốc TYTX (chủ yếu là TTY) không đáp ứng được khả năng chữa bệnh. Hiện nay, các nhà thuốc tư nhân, đại lý thuốc ngày càng có nhiều với lượng thuốc đa dạng và phong phú, nên người dân ngày càng ít đến TYTX để mua thuốc.

* Tại các TYTX khảo sát, chủ yếu khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho các đối tượng chính sách: BHYT, ngưòi nghèo, trẻ em, các CTYT. Hai huyện Hải Hậu, Trực Ninh có mức thu nhập bình quân đầu người thấp của tỉnh

Nam Định, tỷ lệ hộ đói không còn, nhưng tỷ lệ hộ nghèo chiếm khoảng 13%. Số người nghèo có thẻ khám chữa bệnh là 11%, nên TYTX có số lượt khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho người nghèo đông. Người có thẻ BHYT chủ yếu là người có chế độ chính sách như: thương bệnh binh, cán bộ xã, hưu trí, chất độc da cam, người nhà quân nhân chuyên nghiệp..., còn số lượng người mua BHYT là ít, đó cũng là vì mức sống đây còn khó khăn.

* Trẻ em trên cả nước có quyền được CSSK, khám chữa bệnh miễn phí nhưng số lượng trẻ em đến TYTX là ít. Số mặt hàng thuốc cấp cho trẻ em hạn hẹp, trong đo 100% là TTY. Tại các TYTX khảo sát thì chỉ những trẻ em con gia đình có thu nhập thấp mới sử dụng quyền dược khám và chăm sóc sức khỏe miễn phí, còn trẻ em khác khi ốm đau được đưa luôn tới bệnh viện hoặc bác sỹ tư. Tại đây, thuốc được dùng với số lượng nhiều và tác dụng mạnh nên tình hình lạm dụng thuốc tương đối cao, đặc biệt tình trạng kháng kháng sinh là không thể kiểm soát, gây khó khăn trong việc quản lý và xây dựng mô hình bệnh tật tại địa phương.

* Hơn nữa, bình quân tiền thuốc cấp phát miễn phí cho các đối tượng hưởng lợi là thấp, nên không đáp ứng được nhu cầu CSSKBĐ, nhất là trẻ em - đối tượng rất cần sự chăm sóc của y tế, của xã hội. Đó cũng là lý do mà trẻ em thường được cha mẹ đưa đi khám ở bệnh viện hoặc khám ngoài mà không đến TYTX.

* Khám chữa bệnh và cấp phát thuốc cho các đối tượng hưởng lọi tuy còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được nhu cầu, nhưng đó là chính sách quốc gia mà nhà nước ta đã và đang cố gắng thực hiện hiệu quả đảm bảo CSVBVSKND, xây dựng tài nguyên con người cho đất nước.

* Do hạn chế về vốn thuốc, chủng loại thuốc nên tình hình kê đơn - sử dụng thuốc tại TYTX là khó khăn. Các y, bác sỹ đã cố gắng sử dụng kết hợp tốt nhất các thuốc có tại TYTX để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả, an toàn và

hợp lý. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít các đơn thuốc kê cho trẻ em chưa an toàn cho sự phát triển của trẻ nhỏ, cần phải được điều chỉnh.

Qua quá trình khảo sát tại 6 TYTX Hải Lý, Hải Triều, Hải Tân (Hải Hậu), Liêm Hải, Việt Hùng, Trực Phú (Trực Ninh), thuộc tỉnh Nam Định, chúng tôi nhận thấy một số điểm mạnh (Strength), điểm yếu (Weekness), cơ hội (Opportunity) và thách thức (Threat) về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại tuyến y tế xã, phường (tuyến y tế cơ sở) như sau:

Bảng 3.3.2. Phân tích SWOT về tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại các TYTX năm 2006

Điểm mạnh (Strength)

- Là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với dân.

- Là cơ sở y tế duy nhất tại xã phục vụ

khám chữa bệnh và phát thuốc miễn phí cho các đối tượng hưởng lợi.

- Đội ngũ cán bộ y tế có chuyên môn, có uy tín và tạo được lòng tin với dân.

- Danh mục thuốc, giá thuốc ổn định, được niêm yết tại quầy thuốc TYTX. - Thời gian phục vụ khám chữa bệnh và bán thuốc là 24h/ngày, các ngày trong tuần.

- Được hướng dẫn về sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn, hợp lý.

- Chất lượng thuốc tại TYTX được đảm bảo, không có thuốc hết hạn, thuốc hỏng bán cho người dân.

Điểm yếu (Weekness)

- Trình độ quản lý về thuốc còn yếu, chưa chú trọng đến đào tạo, nâng cao chất lượng cán bộ y tế.

- Thiếu thuốc, đặc biệt là các thuốc đặc trị: tim mạch, nội tiết...

- Thiếu vốn, ngân sách y tế hạn hẹp. - Cơ sở vật chất thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu đảm bảo chất lượng thuốc và khám chữa bệnh.

- Nguồn thuốc của TYTX là các công ty dược của huyện nên số mặt hàng thuốc bị hạn hẹp, gây khó khăn trong tiếp cận thuốc.

- Giá thuốc cao hom thị trường tự do khoảng 10-15%, ảnh hưởng đến tình hình sử dụng thuốc tại TYTX.

Tình hình tiếp cận và sử dụng TTY tại các TYTX

Cơ hội (Opportunity)

- Có các chính sách hỗ trợ về thuốc và cung ứng thuốc cho các trạm y tế xã, phường.

- Được nhà nước đầu tư về ngân sách, cơ sở vật chất, củng cố mạng lưới y tế cơ sở.

- Cán bộ y tế được đào tạo lại hoặc bồi dưỡng lại hàng năm nhằm nâng cao chuyên môn y, dược.

- Danh mục TTY tuyến xã được Bộ y tế ban hành định kỳ 3- 5 năm một lần, định hướng chủng loại thuốc tại TYTX.

- Số người tham gia BHYT ngày càng tăng, số người nghèo giảm, ngân sách y tế huyện tăng, khả năng chi cho y tế xã được nâng cao.

Thách thức (Threat) - Số lượng các phòng khám và quầy thuốc tư nhân trên địa bàn xã ngày càng nhiều.

- Thị trường thuốc tự do phong phú và đa dạng.

- Công ty Dược của huyện vẫn hoạt động chậm không theo kịp sự thay đổi của cơ chế thị trường, mà thuốc tại TYTX phụ thuộc hoàn toàn vào ngưồn thuốc của công ty Dược.

- Thu nhập bình quân đầu người của các xã thấp, người dân không có khả năng chi trả về thuốc khi ốm đau. - Một số loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh tại TYTX bị lạm dụng nhiều, gây hiện tượng kháng thuốc, khó khăn trong điều trị bệnh.

4.1. KẾT LUẬN

4.1.1. Về tình hình tiếp cận TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định trong năm 2006.

4.1.2. Về việc sử dụng TTY tại 6 TYTX tỉnh Nam Định tại 6 TYTX tỉnh Nam Định trong năm 2006.

PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT

4.1. Kết luận

4.1.1. Về tình hình tiếp cận TTY tại các TYTX

* Tiếp cận về chủng loại thuốc, TTY bị hạn chế do chủng loại thuốc

ít, không đa dạng, phong phú như thị trường tự do. Thuốc tại TYTX chủ yếu là TTY, những thuốc cần thiết nhất để chữa các bệnh thông thường nhất tại cộng đồng.

* Chất lượng thuốc tại TYTX khảo sát là đảm bảo khi không có thuốc

hỏng, thuốc hết hạn bán cho người bệnh, vẫn còn một số thuốc không được bảo quản đúng quy định tại quầy thuốc (như thuốc độc, nghiện, hướng tâm thần) và công tác quản lý thuốc cần phải được kiểm soát hơn nữa.

* Cơ cấu cán bộ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khi số lượng cán bộ phụ trách về dược tại các TYTX khảo sát còn thiếu (2/6 TYTX có cán bộ

Một phần của tài liệu Khảo sát thực trạng tiếp cận và sử dụng thuốc thiết yếu tại một số trạm y tế xã thuộc tỉnh nam định (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)