| VV N Như TRUONG DAI HOC CAN THO ————=—=:›«>*<»<c== +—=— KHOA KHOA HỌC Xà HỘI & NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN œ Ll]w5 DO THI NHIÊN MSSV: 6106341
NOI DUNG VA MOT SO PHUONG TIEN, BIEN PHAP NGHE THUAT TRONG PHONG SU’
TREN BAO CONG AN NHAN DAN
Trang 2DE CUONG TONG QUAT
NOI DUNG VA MOT SO PHUONG TIEN, BIEN PHAP NGHE THUAT TRONG PHONG SU TREN BAO CONG AN NHAN DAN PHAN MO DAU 1 Li do chon dé tai 2 Lich str van dé 3 Muc dich — yéu cau nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG 1.1 Khai niém vé phong su
1.2 Các dạng phóng sự trên báo chí
1.3 Phân biệt phóng sự và các thể loại khác
1.4 Các phương tiện và biện pháp nghệ thuật 1.4.1 Phương tiện từ ngữ tiếng Việt 1.4.1.1 Từ láy 1.4.1.2 Thành ngữ 1.4.1.3 Từ lóng 1.4.2 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng 1.4.2.1 So sánh tu từ 1.4.3 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ kết hợp 1.4.3.1 Phép lặng 1.4.3.2 Nói giảm
CHUONG 2: PHONG SU TREN BAO CONG AN NHAN DAN 2.1 Đôi nét về báo Công an và phóng sự trên báo Công an nhân dân
2.1.1 Đôi nét về báo Công an nhân dân
2.1.2 Đôi nét về phóng sự trên báo Công an nhân dân 2.3 Nội dung phóng sự trên báo Công an nhân dân 2.3.1 Điều tra các vụ án giết người
2.3.2 Phản ánh vẫn đề tệ nạn xã hội 2.3.3 Phản ánh cuộc sống đời thường
2.3.4 Khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá
CHƯƠNG 3: KHẢO SÁT MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN, BIỆN PHÁP NGHỆ THUAT
PHONG SU TREN BAO CONG AN NHAN DAN 3.1 Tan sé xuat hién
3.2 Khảo sát một số biện pháp nghệ thuật
Trang 33.2.1.2.1 Phân tích 3.2.1.3 Từ lóng 3.2.1.3.1 Thống kê — phân loại 3.2.1.3.2 Phân tích 3.2.2 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được câu tạo theo quan hệ liên tưởng 3.2.2.1 So sánh tu từ 3.2.2.1.1 Thống kê — phân loại 3.2.2.1.2 Phân tích 3.2.3 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ kết hợp 3.2.3.1 Phép lặng 3.2.3.1.1 Thống kê — phân loại 3.2.3.1.2 Phân tích 3.2.3.2 Nói giảm 3.2.3.2.1 Thống kê — phân loại 3.2.3.2.2 Phân tích 3.3 Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật sử dụng trong phóng sự trên báo Công an 3.3.1 Tăng tính hấp dẫn 3.3.2 Tăng tính thuyết phục 3.3.3 Dễ hiểu, dễ đi vào lòng người 3.3.4 Diễn đạt các vẫn đề phức tạp khó nói 3.3.5 Giàu hình ảnh cụ thể 3.3.6 Bộc lộ kính đáo thái độ đánh giá, tâm tư tình cảm của người viết PHAN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHAN MO DAU 1 Lí do chọn đề tài
Song hành cùng lịch sử dân tộc, nên báo chí Việt Nam cũng có những chuyển
biến và phát triển không ngừng Qua từng giai đoạn của lịch sử dân tộc, các thể loại
báo chí đã tạo nên một diện mạo đặc trưng và không kém phần đặc sắc cho nền báo
chí nước nhà Trong đó phóng sự là một trong những thể loại tiêu biểu
Ngày nay, phóng sự ngồi việc cung cấp thơng tin đến người đọc về những van
đề, sự kiện, hiện tượng nôi bật, tiêu biểu trong cuộc sống hăng ngày còn nêu lên nhận
định của tác giả Qua đó, nhằm định hướng tư tưởng, suy nghĩ của người đọc về những vấn đề, sự kiện, hiện tượng đó Phóng sự góp phần vào tiếng nói chung của cộng đồng, phản ánh nhiều phương diện của cuộc sống Một mặt phóng sự ca ngợi
những con người, những hành động tích cực để độc giả học tập theo, mặt khác phóng
Trang 4cộng đồng dang tay giúp đỡ Phóng sự có một vai trò rất quan trọng trong báo chí nói chung và trong cuộc sống nói riêng, vì thế tìm hiểu, nghiên cứu ngôn ngữ, nội dung phóng sự là vô cùng cần thiết
Báo Công an nhân dân là một tờ báo luôn thu hút sự quan tâm của nhiều độc giả,
phóng sự trên báo Công an nhân dân luôn tạo được lòng tin ở người đọc Xét về nội
dung, phóng sự dé cap dén moi khia canh doi song của con người một cách chân thực, sinh động, hấp dẫn Xét về nghệ thuật, phóng sự trên báo Công an vận dụng nhiều
phương tiện và biện pháp nghệ thuật trong lĩnh vực văn học Nhờ sự phong phú, đa dạng về nội dung và nghệ thuật, phóng sự trên báo Công an được nhiều người yêu
thích, luôn nhận được sự quan tâm của độc giả Vì thế, tìm hiểu, nghiên cứu đề tài
Nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên bảo Công an nhân dân là cần thiết
Là một sinh viên ngành Ngữ văn, người viết muốn tìm hiểu sâu hơn về đặc điểm của thể loại này Rất mong có thể đóng góp một phần công sức trong vẫn dé nghiên cứu đặc điểm nội dung và nghệ thuật phóng sự trên báo Công an, từ đó giúp người đọc có cái nhìn khái quát hơn về đặc điểm phóng sự trên báo này Đây cũng là cơ hội để người viết tích lũy những kiến thức cần thiết cho bản thân về kĩ năng viết phóng sự sau khi ra trường
Từ những lí do trên, người viết đã chọn đề tài “Nội dưng và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên báo Công an nhân dân” làm luận văn tốt nghiệp
2 Lich sir van dé
Phóng sự là một thể loại quan trọng trong báo chí và cũng là thể loại được giới nghiên cứu lý luận văn học và lý luận báo chí đặc biệt chú ý trong những năm vừa qua Đây cũng là thể loại được nghiên cứu nhiều nhất, kĩ lưỡng nhất so với các thể loại báo chí khác Mặc dù, mỗi nhà nghiên cứu có những góc nhìn và quan điểm khác nhau, nhưng nhìn chung, những công trình đó phần nào đóng góp tích cực, khăng định vị trí và giá trị của thể thể loại phóng sự Sau đây là một số công trình nghiên cứu có liên quan đến thể loại phóng sự
Trang 5niệm về phóng sự, quá trình hình thành phóng sự, vai trò và vị trí của phóng sự trên báo viết hiện nay Bên cạnh đó tác giả còn cung cấp cho độc giả về kĩ thuật viết thể
loại phóng sự (cách lay tài liệu để viết phóng sự, kết cầu và bố cục một bài phóng sự, đặc trưng sự khác nhau giữa phóng sự vả điều tra, tiêu chí đánh giá một bài phóng sự
phong cách riêng của phóng sự)
Phóng sự báo chí hiện đại - NXB thông tân Hà Nội — 2004 của Đức Dũng Đức
Dũng trình bày quan niệm về thể loại phóng sự sự ra đời và phát triển, đặc trưng của phóng sự trên báo chí hiện đại, những đặc điểm của thê loại phóng sự về nội dung
(phản ánh những mâu thuẫn, nhân vật trần thuật và các nhân chứng) về đặc điểm hình thức (ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu) Tác giả cho rằng phóng sự trên báo chí có năm dạng: phóng sự vẫn đề, phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra,
phóng sự về hoàn cảnh, hiện trạng
Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng —- NXB Thanh Niên — 2007 cua Tran Đăng Thao Trong quyền sách này, tác giả đã nghiên cứu những đặc sắc phóng sự và tiểu thuyết phóng sự của Vũ Trọng Phụng Bên cạnh đó, tác giả còn giới thiệu cho
người đọc khái niệm về phóng sự và điều kiện hình thành phóng sự ở Việt Nam cũng
như giới thiệu cho độc giả về tiểu thuyết phóng sự “Kim Anh lệ sứ”, tiền thân của tiểu thuyết phóng sự trước năm 1930
Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật — NXB Dai học Quốc gia Hà Nội của Dương Xuân Sơn Tác giả trình bày tổng quan về thể loại và thể loại báo chí, khái
quát các thể loại phóng sự, ký chân dung ký chính luận, ghi nhanh Ở thể loại phóng
sự, tác giả có nêu sơ lược sự hình thành và phát triển của phóng sự nêu khái niệm và
đặc trưng của phóng sự Dương Xuân Sơn khái quát đặc trưng phóng sự, kết câu của một bài phóng sự (tác giả cho răng phần thân và phần kết bài là quan trọng nhất) Bên cạnh đó tác giả còn nói đến tít trong phóng sự, vai trò và đóng góp ảnh trong phóng sự và so sánh phóng sự với một số thể loại khác (phóng sự so với tin tức, phóng sự với ký chân dung, phóng sự với ký chính luận, phóng sự với thể loại ghi nhanh)
100 câu hỏi về cách viết báo - NXB Lý luận chính trị - Hà Nội, 2004 của Đức
Dũng, được viết dưới dạng câu hỏi và trả lời ngắn gọn, tác giả giúp độc giả tiếp cận
được nghiệp vụ viết báo, hiểu rõ đặc trưng các thể loại báo chí Ngoài ra, cuốn sách
này còn cung cấp phân lý luận chung về báo chí (Báo chí và người làm báo; Báo chí
Trang 6giúp cho bạn đọc có được phương pháp để phân biệt một số thê loại báo chí và kĩ năng sáng tạo tác phẩm báo chí
Giáo trình Ngôn ngữ báo chí của Ngô Thị Bảo Châu, 2008, giới thiệu về các tham tố của một bài báo, kĩ năng diễn đạt trong báo chí và nêu một số đặc điểm của
một số thể loại báo chí như tin tức, phóng sự, ký chân dung
Phương pháp thực hiện phóng sự báo chí - NXB Thành phố Hỗ Chí Minh, 2000 của Hoàng Minh Phương, đã tập trung một số phương pháp cụ thể về phóng sự nhằm hướng dẫn sinh viên báo chí học Ở đây tác giả nói đến đặc điểm các thể loại văn báo trong phóng sự (tin, tường thuật, phỏng vấn, ký sự, đặc tả, bình luận) và trình
tự thực hiện một bài phóng sự
Ngôn ngữ báo chí —- NXB Thông Tấn, Hà Nội, 2007 của Vũ Quang Hào, là một
công trình rất có ích cho sinh viên chuyên ngành báo chí Trong quyền này, tác giả đã cho người đọc một cái nhìn sâu sắc về ngôn ngữ trong báo chí Vũ Quang Hào, đã đề cập đến ngôn ngữ ở các phương diện sau: Ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí; Ngôn ngữ các phong cách báo chí; Ngôn ngữ của tên riêng trên báo chí; Ngôn ngữ của thuật
ngữ khoa học, danh pháp học, ký hiệu học, chữ tắt và số liệu trên báo chí; Ngôn ngữ tít
báo: Ngôn ngữ phát thanh; Ngôn ngữ tin quốc tế đối nội: Ngôn ngữ của sách tra cứu
báo chí học; Ngôn ngữ của báo chí học: hệ thuật ngữ báo chí; Ngôn ngữ thông tin phi
văn tự và ngôn ngữ Maquette của báo chí; cuối cùng là Ngôn ngữ quảng cáo và quảng bá báo chí
Ngôn ngữ báo chí của Nguyễn Tri Niên, NXB tổng hợp Đồng Nai, năm 2003 Trong công trình này, một mặt Nguyễn Tri Niên đề cập vấn dé đặc điểm, quy trình thông tin của ngôn ngữ báo chí, mặt khác tác giả còn đi sâu nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ báo chí của Hồ Chí Minh
Trang 799 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của Đinh Trọng Lạc Trong công trình này tác giả phân chia rất cụ thể và chỉ tiết về 99 phương tiện và biện pháp tu từ
tiếng Việt Bên cạnh đó, tác giả còn trình bày khái niệm, đặc điểm và cho ví dụ cụ thể,
sinh động
Phong cách học tiếng Việt do Đinh trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa cùng xuất bản Đây là một công trình có ích trong lĩnh vực phong cách học Công trình
này, tác giả đã trình bày cụ thể về các khái niệm một phương tiện tu từ và biện pháp tu
từ cơ bản của tiếng Việt, giúp người đọc có thể phân biệt giữa các phương tiện, biện pháp nghệ thuật này
Phong cách học tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở - Đại học Cần Thơ là một công trình có ích cho sinh viên, cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về phong cách học Tiếng Việt Ngoài việc giúp sinh viên năm được phương pháp phân tích sự biểu đạt của phong cách học, đặc điểm tu từ của các phương tiện và các biện pháp tu từ tiếng Việt ở các cấp độ: ngữ âm, từ vựng, cú pháp
Các công trình nghiên cứu trên đều là những nhận định mang tính khái quát, nghiêng về trình bày lí thuyết và đặc điểm các thể loại trên báo chí, cũng như phương tiện nghệ thuật và biện pháp tu từ
3 Mục đích — yêu cầu nghiên cứu
Khảo sát “Nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật trong phóng sự trên bảo Công an nhân dân” là một việc làm rất cần thiết và bố ích cho những người chuyên nghiên cứu về ngôn ngữ, yêu thích phóng sự và có dự định sẽ làm nghề báo, đặc biệt viết về mảng phóng sự Qua nghiên cứu để tải này, người viết có dịp tìm hiểu về đặc điểm của phóng sự trên tờ báo Công an, đặc điểm nội dung và một số phương
tiện biện pháp nghệ thuật trong lĩnh vực văn học vào phóng sự báo chí
Với đề tài luận văn này, người viết đặt yêu cầu sau:
Trên cơ sở những quan niệm khác nhau về phóng sự, rút ra những khái niệm về phóng sự, nhận ra các dạng của phóng sự, phân biệt phóng sự với các thể loại báo chí khác
Trang 8Ở phần nội dung: giới thiệu về tờ báo Công an và phóng sự trên báo Công an, phân tích, trình bày, nội dung phóng sự Nội dung phản ánh những vụ án giết người,
vấn đề tệ nạn, hiện tượng nhức nhối của xã hội
Về mặt hình thức: Thống kê, phân loại, phân tích một số phương tiện, biện pháp
nghệ thuật phóng sự đăng trên báo Công an (từ láy, thành ngữ, từ lóng, so sánh, phép lặng, nói giảm .)
Ngoài việc trình bày lý thuyết, người viết phân tích và có dẫn chứng cụ thể để làm nỗi bật nội dung và một số biện pháp nghệ thuật phóng sự trên báo Công an
Sau khi phân tích xong, người viết kết luận, nhận xét, thâu tóm lại vẫn đề
4 Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, người viết khảo sát những bài phóng sự đăng trên báo Công an nhân dân từ tháng 4 đến tháng 12 trong năm 2012
“ Nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật phóng sự trên báo Công am” đã giới hạn phần nào phạm vi nghiên cứu đề tài Người viết chỉ tập trung khảo sát,
nghiên cứu đặc điểm nội dung và một số phương tiện, biện pháp nghệ thuật xuất hiện
nỗi bật nhất
5 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, người viết đã vận dụng các phương pháp sau: phương pháp thông kê, phương pháp phân loại, phương pháp phân tích — tổng hợp để hoàn thành luận văn
Trước hết người viết dùng phương pháp thống kê để tập hợp những bài phóng sự thuộc diện khảo sát Thống kê các phương tiện tu từ - từ ngữ tiếng Việt (từ láy, từ lóng, thành ngữ), biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng (So sánh tu từ), biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ kết hợp (phép lặng, nói giảm) trong phóng sự đăng trên báo Công an
Kế tiếp, người viết tiến hành phân loại các bài phóng sự theo tiêu chí được nêu Phân loại các bài phóng sự theo nội dung và hình thức
Sau đó phân tích các ngữ liệu được chọn, so sánh đối chiếu để làm nỗi bật các
đặc trưng của phóng sự, đồng thời qua việc phân tích đối chiếu người viết tổng hợp lại những đặc điểm tiêu biểu của thể loại phóng sự
Cuối cùng, nêu đánh giá, nhận xét, tong két lai van dé da trinh bay đề làm nỗi bật
Trang 9PHAN NOI DUNG
CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG
1.1 Khái niệm phóng sự
Phóng sự là một thể loại văn báo trên báo chí được nhiều độc giả yêu thích Ngoài việc phản ánh sự kiện, sự việc, van đề diễn ra trong cuộc sống hang ngày một
cách chân thực thì phóng sự còn định hướng dư luận, giúp người đọc suy nghĩ những hiện thực đang diễn ra trong cuộc sống, phóng sự cung cấp cho chúng ta những bài học kinh nghiệm quý báu
Cho đến nay vẫn còn tôn tại nhiều quan điểm khác nhau về thể loại phóng sự Từ
khi mới ra đời, thể loại này được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau Người Đức
Trang 10trình bày các sự kiện Người Pháp xem phóng sự là điều tra, phóng sự phải nêu được những sự kiện, khám phá những nguyên nhân của sự việc Người Mỹ thì xem phóng
sự là việc mô tả, tường thuật các cuộc họp Thông qua những bài phóng sự, độc giả
biết được những cuộc cãi vã của các ông nghị trong Quốc hội
Trong từ điển Thuật ngữ văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, Nxb Thế giới,
2004 phóng sự được định nghĩa như sau: “Phóng sự là một thể thuộc loại hình ky
Phóng sự ghỉ chép kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự
kiện, một vấn đề có liên quan đến hoạt động và số phán của một hoặc nhiều người và
có ý nghĩa thời sự đối với địa phương hay toàn xã hội” [tr.1421] Quan niệm này xác định phóng sự thuộc nhóm thể loại ký Các vẫn đề trong phóng sự phải có tính thời sự Phóng sự phải đề cập đến những vấn đề có liên quan đến hoạt động của con người
Các sự kiện đó phải có ý nghĩa chính trị, xã hội nhất định
Đối với từng tác giả khác nhau cũng có những ý kiến khác nhau về phóng sự Hai
giáo sư bộ môn Báo chí Trường Đại học Tennesse; Stanny Johnson va Jolian Narit
trong cuốn sách Người phóng viên toàn năng cho răng “Phóng sự là một bài tường
thuật hoặc một bài báo được phát triển và xử ly mot cách có tính văn học” Quan niệm
này công nhận phóng sự là một thể tài báo chí có khả năng sử dụng yếu tổ văn học
Trọng tâm được đặt vào khía cạnh thông tin, vào cách xử ly cụ thể tài liệu và sự việc
Người phóng viên phải có khả năng trả lời những câu hỏi sau: Chuyện gì xảy ra? Chuyện ấy có liên quan đến những ai? Chuyện ấy diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu? Chuyện ấy xảy ra như thế nào và tại sao lại xảy ra chuyện ấy?
Theo quan niệm của Đức Dũng trong cuốn sách Các thể ký báo chí, tác giả cho rằng: “Phóng sự là thê loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn ta sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển dưới dạng một bức tranh toàn cảnh vừa khái quái, vừa chỉ tiết sống động với vai trò quan trọng của nhân vật tôi trần thuật và bằng bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn học ” [2: tr.60] Quan niệm này cho rằng phóng sự là thể loại đứng giữa văn học và
báo chí, không chỉ mô tả sự kiện đơn lẻ mà được xem xét trong quá trình phát sinh,
phát triển Ở đây tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của người viết qua sự việc thắm định
hiện thực một cách chân thực và có cảm xúc
Quan niệm của Huỳnh Dũng Nhân: “Phóng sự là một thể tài báo chí, phản ánh
Trang 11Phóng sự có thê viết bằng bút pháp mang tính văn học Trong phóng sự có nhân vật
vò có cải tôi trần thuật Phóng sự giúp bạn đọc hiểu sâu hơn, rõ hơn sự việc và chia sẻ
được với tác giả những vấn đề được đặt ra trong tác phẩm” [13: tr.36]
Quan niệm của Gs Hà Minh Đức: “Phóng sự cũng gân gũi với kí sự, cả hai thể loại điều quan tâm đến việc ghi chép, phản ánh những sự kiện mới trong đời sống khách quan, cả hai điều có thê mở rộng quy mô phản ánh đến mức thê hiện trọn vẹn một sự kiện lớn trong xã hội Nhưng chỗ khác nhau giữa phóng sự và ký cũng khác
nhau rõ rệt Phóng sự đặc biệt chú ý đến tính chất thời sự của hiện trọng đang được
quan tâm chung, và mọi người muốn tìm hiểu và giải đáp Cũng vì thể, phóng sự phải
kịp thời Một phóng sự mát thời gian tính sẽ hạn chế tác dụng Sự kiện lịch sử mà
phóng sự quan tâm phản ánh thường bao hàm ở dạng vấn để, một vấn đề được làm sáng tỏ, được trình bày cụ thể và người viết cũng bộc lộ rõ chính kiến và thải độ giải quyết” “Phóng sự là một thê văn xung kích” |4: tr.203, 204]
Tác giả Vũ Ngọc Phan: “Phóng sự tức là ký sự mà có lời phẩm bình, phóng sự ghỉ những điểu mắt thấy tai nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích Còn kỷ sự không cân đến lời phẩm bình và không kế đến tính cách thời sự” Ngoài ra ông còn lên tiếng khăng định vai trò của phóng sự ở Việt Nam “Viếf được một thiên phóng sự cho hay không những cần phải có tài đặc biệt về nghệ bảo mà còn can phải có nhiễu chất văn sĩ mới được ( ) Người viết phóng sự chân chính bao giờ cũng là người bênh vực lẽ phải, bênh vực sự công bình” [16: tr 505]
Hoàng Ngọc Hiến: “7rong số các thể ký văn học, có lẽ phóng sự là thể loại kỷ báo chí hơn cđ” [12: tr.65] Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nam cho rằng: “Phóng sự là một thể loại ký nhằm ghi chép một vấn đề, sư việc nào đó có ý nghĩa thời sự So với tùy bút, bút ký, phóng sự có mục đích cụ thể trực tiếp phạm vi và địa điểm được quy định chặt chẽ Đó là thể văn gân với khoa học hơn là nghệ thuật, giàu yếu tô thông tin hơn là yếu tổ trữ tình” [12: tr.220]
Trong quyền Ly /uận văn học t IL, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1987, GS TSKH
Trang 12Trong quyén Lam bdo lý thuyết và thực hành, tác giả Trần Quang đã nêu quan
điểm của mình về phóng sự: Phóng sự là dạng bài linh hoạt và có tính độc lập Hiện thực được thê hiện một cách chính xác, nhanh chóng mà tác gia là người tận mắt chứng kiến Với tính chất đặc biệt này của thể loại, phóng sự được thể hiện như hình
thức tường thuật có chứa đựng những yếu tô nghệ thuật trong phương pháp thể hiện Trong một tác phẩm phóng sự được kết hợp một cách chặt chẽ và có tô chức các yếu
tô của các thể loại tin tức và nghệ thuật — chính luận [18: tr.99|
Ngoài ra có những quan niệm khác: Phóng là mở rộng ta, Sự là sự việc — mở
rộng sự việc Như vậy, phóng sự là phải có một cái sự nào đó roi mới phóng ra Phóng
còn có nghĩa là tìm hiểu, hỏi han, mô tả, chứ không phải là phóng tác, phóng đại, phóng bút
Từ những điều phân tích trên, chúng ta có thể hiểu về phóng sự như sau theo ý kiến của Dương Xuân Sơn: “Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự
kiện, sự việc, vấn để đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt
động và số phận của một hoặc nhiễu người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật,
kết hợp nghị luận ở mức độ nhát định TÌ rong phóng sự, vai trò cái Tôi tran thuật —
nhân chứng khách quan rất quan trọng `
Với tư cách là “7hể văn xung kích” trong nhóm ký báo chí, phóng sự đã thực sự
phát huy được sức mạnh của mình trong việc phản ánh những sự việc, hiện tượng nỗi
bật và những bức xúc trong cuộc sống với những hình thức biểu đạt đa dạng, phong phú bằng sự phản ánh kịp thời, sâu sắc của mình
1.2 Các dạng phóng sự trên báo chí
Phóng sự phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống Theo Đức Dũng
phóng sự được chia ra làm năm dạng, mỗi dạng có những đặc điểm riêng, có nhiệm vụ
riêng
Phóng sự phản ánh các vấn đề của đời sống: Dạng phóng sự này có nhiệm vụ phản ánh những vẫn đẻ trong đời sống Đó là những vẫn đề tiêu biểu, xác thực và đáp ứng yêu câu thời sự Tuy không trực tiếp phản ánh những sự kiện lớn, những tình huống nỗi bật nhưng những vấn đề mà dạng phóng sự này đề cập vẫn có thể có sức lay động rất lớn Dạng phóng su nay luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong các dạng phóng su
Trang 13Phóng sự phản ánh các sự kiện, sự việc: Dạng phóng sự phản phản ánh các sự
kiện, sự việc có khả năng đáp ứng yêu cầu thời sự vì những sự kiện được phản ánh
phải là những sự kiện vừa mới xảy, nổi bật, tiêu biểu Phóng sự sự kiện phải bám sát
sự kiện trong quá trình phát triển của nó Nhiệm vụ chủ yếu của một phóng sự sự kiện
là diễn tả một cách sinh động quang cảnh, hiện trạng của sự kiện trong toàn bộ dáng vẻ
sinh động và phức tạp của nó Đôi khi, nó có thể đề cập đến nguyên nhân và những
van đề đặt ra sau sự kiện
Phong sự phản ánh chán dung nhán vát: Phóng sự chân dung là dạng phóng sự giao thoa, kết hợp với thể loại ký chân dung, trong đó, tính chất ký chân dung được thể hiện ở việc lẫy con người làm đối tượng chủ yếu để phản ánh, còn tính chất phóng sự bộc lộ rõ nhất ở hình thức, cách thức phản ánh những chân dung đó Trong phóng sự chân dung, hình thức phóng sự đã phá vỡ bố cục truyền thông (gồm bốn phân) của thể
loại ký chân dung đề hình thành những lối bố cục mới mạng đậm chất phóng sự, được
biêu hiện ở các tít phụ ở những chi tiết sống động ở bối cảnh và nhất là ở cái góc nhìn mang đậm chất nhân văn của nhân vật trần thuật Phóng sự chân dung có thể phản ánh
cả chân dung cá nhân và chân dung tập thể và bao giờ cũng đặt nhân vật trong những hoàn cảnh điển hình đang vận động phát triển một cách năng động
Phóng sự phản ánh những hoàn cảnh, hiện trạng: Trên báo chí hiện nay, còn khá phô biến một dạng phóng sự phản ánh về những hoàn cảnh và hiện trạng của đời sống mà không nhất thiết phải đề cập đến các mâu thuẫn hay trả lời những câu hỏi
Với tư cách là những tác phâm thuộc thể loại phóng sự báo chí, tất nhiên phóng sự thuộc dạng nảy vẫn đòi hỏi phải có nhiệm vụ khám phá, phát hiện và cung cấp những thông tin mới mẻ, lý thú và bố ích Nó phải giúp cho người đọc những kiến thức xác thực, cụ thể và sinh động về cuộc sống xung quanh họ, giúp họ có những kiến thức cần thiết đề suy nghĩ, nhận thức và hành động
Phóng sự điểu tra: Phóng sự điều tra là một dạng kết hợp giữa phóng sự báo chí và thể loại điều tra Khi đứng trước những mâu thuẫn gay gắt, người viết thường kết
hợp phóng sự với thể loại điều tra, tạo nên một biến thể là “phóng sự diéu tra’ Nhu
Trang 14gai gdc, cang thang một cách mềm mại, linh hoạt Dạng phóng sự điều tra thường
được sử dụng trong các trường hợp khi đứng trước những sự kiện, tình huống, hiện trạng nào đó vẫn đang còn chưa có cách giải quyết Trên báo Công an, phóng sự điều
tra là một dạng phóng sự nôi trội, thu hút sự quan tâm của độc giả, có nhiều tác giả đã
ghi được dấu ấn trong lòng người đọc khi viết phóng sự ở dạng điều tra
1.3 Phân biệt phóng sự và các thể loại khác
1.3.1 Phóng sự báo chí và phóng sự trong văn hoc
Các nhà nghiên cứu lí luận báo chí và văn học đã từng khăng định: phóng sự là thể loại trung gian giữa báo chí và văn học Tuy nhiên, họ cũng khăng định phóng sự thiên về báo chí nhiều hơn văn học Có phóng sự báo chí và phóng sự văn học Đặc
điểm chung nhất của hai loại phóng sự này là cùng lây sự kiện người thật, việc thật, có
tính thời sự đề làm đối tượng phản ánh
Trong thực tế có nhiều tác phẩm phóng sự có thể kết hợp một cách sinh động và
nhuan nhuyễn những tính chất của văn học và báo chí nên rất khó có thể phân biệt rạch ròi về tính chất thể loại Tuy nhiên, chúng ta có thê nhận dạng được hai thể loại này
qua các đặc điểm sau
Xét về dung lượng của tác phẩm thì chúng ta thấy phóng sự văn học có dung lượng lớn hơn phóng sự báo chí Do phải đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự và thích hợp với khuôn khổ trang báo, các tác phẩm phóng sự báo chí thường chỉ có dung lượng ngắn gọn trong khoảng một, hai nghìn chữ Trong khi đó, tác phẩm phóng sự văn học không bị giới hạn về dung lượng, một tác phẩm có thể được trình bày với dung lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào người viết
Xét về nhiệm vụ và yêu cầu của phóng sự, phóng sự văn học không có nhiệm vụ
đáp ứng những yêu cầu về tính xác thực và tuyên truyền thời sự như phóng sự báo chí
Tuy nhiên, phóng sự văn học lại chịu su chi phối của những yêu cầu khác — đặc biệt là
yêu cầu về thông tin thâm mĩ So với phóng sự báo chí, tác phẩm phóng sự văn học
không trói buộc vào con người, sự kiện có thật mà có thể mở rộng phạm vi phản ánh
găn liền với cảm xúc của tác giả
Xét về trách nhiệm của tác giả, hai phóng sự cùng phản ánh trực tiếp những vấn để trong cuộc sống, người thực, việc thực nhưng phóng sự báo chí phải phản ánh
người thực, việc thực một cách trực tiếp nhất Tác giả là nhân chứng số một, dẫn dắt
Trang 15không phải qua hiện thực cuộc sống hàng ngày mả tưởng tượng ra Tác giả phải là
người chịu trách nhiệm trực tiếp cao nhất trước dư luận về những van dé dua ra, dam
bảo tính trung thực, khách quan, có nguồn gốc, thời điểm rõ ràng với những con
người, sự kiện đó, khi viết phóng sự báo chí tác giả phải có địa chỉ cụ thé dé tao tinh chân thật cho người đọc Ngược lại phóng sự văn học không nhất thiết phản ánh người thật, việc thật, tác giả có thể tưởng tượng ra những tình tiết, sự kiện khác nhau
Xét về lỗi văn phong — ngôn từ, lối văn trong phóng sự báo chí phải đạt yêu cầu cao hơn phóng sự văn học Người viết phóng sự báo chí phải linh hoạt trong kết cấu,
sáng tạo trong lựa chọn sự kiện với giọng điệu, ngôn ngữ phong phú, phản ánh đúng thông tin, diễn tả chính xác cụ thê về người thực - việc thực, không dùng lời lẽ khoa
trương, hư cấu, phóng đại như trong phóng sự văn học Để tác động tình cảm của độc giả nhanh chóng hiệu quả, tác giả trong phóng sự báo chí phải sử dụng ngôn từ, lời lẽ
dễ hiểu, phản ánh đúng bản chất sự việc Bên cạnh đó, phải đảm bảo cao yêu cầu “tính chất thời sự” của sự việc, tìm ra những mâu thuẫn gay gat trong sự kiện, khám phá, lật tây
vẫn đề
Ngôn từ trong phóng sự báo chí đòi hỏi cô đọng, súc tích, gọi đúng tên sự vật hiện tượng, chuẩn về mặt ngữ nghĩa và không mơ hồ Trong khi đó ngôn ngữ trong phóng sự văn học là ngôn ngữ hình tượng, ngôn ngữ mang tính khái quát cao phụ thuộc nhiều vào trình độ của người viết phóng sự cho nên, những tác phẩm phóng sự văn học chỉ có những người có học thức mới hiểu được ý nghĩa mà tác giả gửi găm trong tác phẩm Giá trị của những tác phẩm phóng sự văn học thường động lại trong lòng độc giả lâu hơn
Xét về hình thức của tác phẩm, so với tác phẩm phóng sự báo chí thì tác phẩm
phóng sự văn học, tác gia có thể bố trí, tổ chức, tái tạo các đữ kiện, chỉ tiết, tình huống,
nhân vật và sử dụng bất cứ các biện pháp nghệ thuật nào kế cả hư cầu nghệ thuật đề xây
dựng hình tượng nghệ thuật Phóng sự văn học có thể phản ánh hiện thực ở nhiều phương
diện khác nhau và đặc biệt chú ý vẫn đề con người Tác giả phóng sự văn học còn có thể
vận dụng những kiến thức phong phú của mình để tái hiện lại trong tác phẩm Nhân vật
trần thuật giữ vai trò quyết định trong việc tạo ra giọng điệu riêng găn liền với bản sắc của cá nhân của mỗi tác giả
Xét về góc độ dẫn dắt tình tiết câu chuyện, trong phóng sự báo chí, người viết có
Trang 16Nhung 6 phong su van hoc, dé dam bao giá trị nhận thức cũng như giá trỊ thâm mĩ của
độc giả sau khi đọc tác phẩm, thì tác giả có thể thể hiện cảm nhận chủ quan của minh trước hiện thực bằng những triết lý chân thành, băng lời bình phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân Không chỉ nhăm tới giá trị phản ánh - thông tin mà phóng sự văn học còn ước muốn đạt tới giá trị phản ánh - thông tin - thâm mĩ
1.3.2 Phóng sự và bản tin
Phóng sự và bản tin là hai thể loại quan trọng trên báo chí Cả hai đòi hỏi sự chân thật khi phản ánh sự việc thông qua cái tôi trần thuật — nhân chứng khách quan Phóng
sự có kết cầu linh hoạt, bút pháp giàu chất văn học trong việc thâm định và phản ánh hiện thực
Ngôn ngữ trong bản tin phải chính xác hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ, lối nói bóng gió mập mờ để người đọc dễ dàng tiếp nhận Ngược lại, ngôn ngữ phóng sự ngoài việc đòi hỏi sự chính xác thông tin thời sự, còn là ngôn ngữ giàu hình ảnh và có khả năng biểu đạt cao
Khi viết phóng sự và bản tin, tác giả phải cung cấp đầy đủ những thông tin cơ bản nhất (5W + 1H) cho người đọc Các thông tin 5W là Who (ai -Trong tin có những ai?), What (chuyén gi -Su kién xay ra trong tin?), Where (6 dau -Tin này xảy ra ở dau?), When (khi nao -chuyén do xay ra lic nao?), Why (tai sao - Chuyén do tai sao lại xảy ra?) IH là How (như thế nào -chuyện xảy ra như thế nào?) Cả hai thể loại cùng
có chức năng, nhiệm vụ là đưa tin một cách trực tiếp đến người đọc, tuy nhiên trong
bản tin đòi hỏi thông tin mới nhất, nóng bỏng nhất, có tính thời sự cao và thu hút sự
quan tâm của độc giả Dung lượng trong bản tin thường ngắn, bị giới hạn câu chữ nên lượng thông tin được nén trong bài tin rất cao Phóng sự không bị giới hạn bởi câu chữ nên lượng thông tin được trải dài suốt bài, cách xắp xếp lượng thông tin xuyên suốt bài phóng sự đó đòi hỏi kĩ năng của người viết phóng sự để người đọc không bị nhàm chán
Từ những thông tin mà bản tin đã đưa, người viết có thể sử dụng những thông tin
trong bản tin đó để viết thành bài phóng sự với điều kiện là những tin đó có nội dung
Trang 17Phóng sự đề cập đến những vấn đề nồi bật nhất, điển hình nhất trong xã hội chứ không
phải bất cứ thông tin nào cũng viết thành bài phóng sự
Câu cú trong bản tin phải ngăn gọn, cô đọng, súc tích nhưng phải sống động Thường thì trong bản tin sử dụng câu tường thuật, câu đơn để đưa thông tin đến người đọc dễ dàng Trong phóng sự, người viết sử dụng đa dạng các câu cú, và vận dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, bút pháp để bài phóng sự sinh động và hấp dẫn người đọc Cái tôi trần thuật của tác giả xuất hiện trong bản tin không cao bằng trong phóng sự Trong bản tin hạn chế sắc thái biểu cảm chủ quan Tuy nhiên, tính chủ quan vẫn được
tác giả sử dụng nhăm định hướng dư luận xã hội, để đảm bảo tính khách quan
1.4 Các phương tiện và biện pháp nghệ thuật 1.4.1 Phương tiện từ ngữ tiếng Việt
1.4.1.1 Từ láy
Trong quyền 7 /áy rong tiếng Việt Hoàng Văn Hành quan niệm: “Từ láy là từ được cấu tạo bằng cách nhân đôi tiếng gốc theo những quy tắc nhất định, sao cho các tiếng trong từ vừa điệp vừa đối, hài hòa với nhau về âm và về ngHĩa, có giá trị tượng trưng hóa” |tr.33 |
Nguyễn Thiện Giáp cũng trình bảy quan niệm về từ láy trong Từ vựng học tiếng Việt: “Tur lay (ngữ láy âm) là những đơn vị được hình thành do sự lặp di lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đồi ngữ âm nào đó của từ đã có Chúng có sự hài hòa vê ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi ta” [5; tr.86|
Trong quyên 7 và vốn từ tiếng Việt hiện đại Nguyễn Văn Tu gọi từ láy là những từ ghép láy âm và còn xem đó là “whững từ ghép vì thực chất chúng được tạo ra bởi
một từ tô với bản thân nó không bị bién âm hoặc bị biến âm” [tr.68]
Đỗ Hữu Châu quan niệm từ láy trong công trình Từ vựng — ngữ nghĩa tiếng Việt “Từ lúy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm: nhóm cao: thanh ngang, thanh hỏi; thanh sắc, và nhóm thấp: thanh huyện, thanh ngã, thanh nặng) của
một hình vị hay một đơn vị có nghĩa) [tr 36]
Trang 18(1) Lay doi:
Láy đôi gồm những đơn vị có hai thành tố trực tiếp, mỗi thành tố là một từ đơn
Từ láy đôi được chia ra thành hai kiểu: /4y hoàn toàn và láy bộ phận
Láy hoàn toàn: là những tổ hợp có sự tương ứng hoàn toàn giữa hai thành tô như:
âm âm, ào ào, pho pho, kho kho, hu hu, ram ram Do hiện tượng phát âm lướt nhẹ ở âm tiết đầu nên có thể xảy ra hiện tượng biến thanh, biến vẫn theo quy luật chặt chẽ
Các thanh bao giờ cũng chuyên sang thanh băng ở cùng âm vực Ví dụ: Tim tim thi chuyén sang tim tim; mon mon: mon mon,
Láy bộ phận: Căn cứ vào bộ phận khác biệt giữa hai thành tố ta có thể chia từ /áy
bộ phận thành: láy điệp vần và láy đổi vẫn
Điệp vần (tiễng gốc đứng ở vị trí tht hai) vi du: bing nhing, long thong
(tiếng gốc đứng ở vị trí thứ nhất) ví dụ: khéo léo, thè lè
Đối vần: (tiếng gốc đứng trước) ví dụ: đỏ đến, la liễm (tiếng gốc đứng sau) ví dụ: ngâm nga, mò mẫm
(2) Láy ba: là những đơn vị gồm có ba yếu tổ (đơn vị) có sự hòa phối ngữ âm với
nhau
Láy ba được cầu tạo như sau:
Dị hóa phụ âm đầu: /ở /ở mờ
Chuyển đồi phụ âm cuối: sđ/ sờn sạt
Chuyên đôi thanh điệu: khít khìn khịt, dừng dừng dưng
(3) Láy tư: hình thức láy bốn thường được xây dựng trên cơ sở các ngữ láy đôi bộ phận Có các kiểu láy đôi chủ yếu sau:
Lay b6 phan d6i van: khdp kha khap khénh
Láy bộ phận điệp vần: /uộm thà luộm thuộm
Láy hoàn toàn đổi vẫn: hổn hà hồn hến
Trang 19hap dẫn hơn Trong tac pham Truyén Kiéu, dai thi hao Nguyén Du da st dung tir lay
một cách khéo léo trong việc miều tả cảnh du xuân, bức tranh thiên nhiên mùa xuân
hiện lên sinh động trước mắt người đọc: đập đìu; ngồn ngan; tà tà; thơ thần; thanh
thanh; nao nao; nho nho, sé sé; rdu rau
1.4.1.2 Thành ngữ
Trong công trình Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt của Cù Đình Tú, thành ngữ được định nghĩa như sau “Thanh ngit von là những tô hợp từ mang tỉnh chất tự do, được nhiều người cùng dùng, cùng tham gia sửa đổi dân dân, gọt giũa dân dân trong trường kỳ lịch sử, cuối cùng trở thành những từ tô hợp có định" [20 tr 149] Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa thì cho rằng “Thành ngữ là cụm từ cô định có kết cấu lớn hơn từ nhưng mang chức năng của từ, có hình ảnh và giàu màu sắc biểu cảm”
[10, tr 177]
Trong Giáo trình phong cách tiếng Việt của Nguyễn Văn Nở, ông cho rằng, thành ngữ là “N?ững tổ hợp từ có sẵn (cụm từ cô định), trơng đối bên vững về hình
thái cấu trúc, có khả năng định danh như từ dùng đề gọi tên sự vát, tinh chát, hành
động thì được gọi là thành ngữ ` [15, tr 114]
Thành ngữ có khả năng sử dụng rộng rãi, có thể dùng để diễn đạt mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội Dựa vào phạm vi su dụng thành ngữ được chia thành ba loại:
Thành ngữ đa phong cách; thành ngữ gọi giũa và thành ngữ khẩu ngữ Ví dụ:
Thành ngữ đa phong cách: Núi cao sông dài; chôn nhau cốt rồn; chị ngã em
náng
Đặc điểm của thành ngữ đa phong cách là những thành tô tạo nên chúng thường là những từ đa phong cách và nội dung biểu đạt thường có ý nghĩa tốt đẹp
Thành ngữ gọt giữa là những thành ngữ có nguồn gốc từ việc vay mượn gốc Hán và được sử dụng rộng rãi trong các văn bản nghệ thuật, văn bản mang tính nghi thức
Vị dụ:
Trang 20Thành ngữ khẩu ngữ là lớp từ được dùng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày và thường có nội dung phê phán, châm biếm hoặc đả kích Ví dụ:
Thành ngữ khâu ngữ: ba que xỏ lả, nước đô đâu vịt, lên voi xuông chó, đàn ødy tại trấu
Sắc thái biểu cảm của thành ngữ thường có hai dạng: dương tính và âm tính và thường mang tính khái quát, tính chung không mang tính cụ thể, riêng biệt Ở mặt hình thức, thành ngữ thường dựa vào quy luật hài hòa về âm thanh, trong đó có vẫn, nhịp và sóng đôi cú pháp đóng vai trò quan trọng Ở mặt nội dung, thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa hoặc hình thức so sánh để tạo nghĩa biểu trưng
Do được cấu tạo theo nguyên tắc chuyển nghĩa ân dụ hoặc hoán dụ mà thành ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Nghĩa đen của thành ngữ do bản thân tổ
hợp từ ngữ mang lại có tính cụ thể, sinh động và hình ảnh Nghĩa bóng có tính trừu
tượng, khái quát đồng thời có sắc thái biểu cảm Tùy vào sự đánh giá tốt hoặc xấu và
tính chất thâm mĩ của hình ảnh duoc lay làm dấu hiệu biểu trưng mà sắc thái biểu cảm
của thành ngữ có thể là dương tính hay âm tính
Qua việc tìm hiểu đặc điểm tu từ của thành ngữ, chúng tôi thấy, so với việc dùng
một ngữ diễn đạt có nghĩa tương đương, dùng thành ngữ phù hợp trong giao tiếp sẽ giúp cho lời nói có giá trị biểu đạt cao hơn Vì so với cách nói bình thường, thành ngữ
còn có thêm hình ảnh sinh động nghĩa biểu trưng thâm thúy, âm điệu hài hòa, tính dân tộc đậm đà và có sức thuyết phục cao
1.4.1.3 Từ lóng
Từ lóng (tiếng lóng) là những từ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ khơng phải tồn dân sử dụng mà chỉ có một tầng lớp xã hội nảo đó sử dụng
Cũng là hiện tượng ngôn ngữ, song dường như tiếng lóng chỉ là một hiện tượng kí sinh vào tiếng Việt Số phận của tiếng lóng gắn liền với mơi trường, hồn cảnh va bản thân xã hội đã sinh ra nó Vì vậy, tiếng lóng thay đối thường xuyên Sự thay đổi
này tùy thuộc vảo hai nhân tố Sự thay đổi của bản thân mơi trường, hồn cảnh xã hội
Trang 21Trong quyén Khái luận ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, 1960, Lưu Vân Lăng cho rang “T iéng long la mot thir tiếng ước lệ có tính chất bí mật, một lỗi nói kín của bọn
nhà nghệ dùng để che dấu những ý nghĩ, việc làm của mình cho người khác khỏi biết”
[tr 75|
Trong Từ vựng học tiếng việt hiện đại, Nxb Giáo dục, 1968, Nguyễn Văn Tu
quan niệm: “Nó không phải là một công cụ giao tế của xã hội mà chỉ là một số từ với ý nghĩa bí hiểm của một nhóm người với mục đích không cho người khác biếP" [tr 132]
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm: “7iếng lóng là những từ ngữ được dùng hạn chế về mặt xã hội, tức là những từ ngữ khơng phải tồn dân sử dụng mà chỉ một tầng lớp xã hội nào đó sử dụng mà thô?” [Š, tr.26 T]
Theo ông, từ lóng thay đối thường xuyên phụ thuộc vào hai nhân tó
(7) Sự thay đôi của bản thân cái mơi trường, hồn cảnh xã hội và những tâng lớp sinh ra nó
(2) Bản chât của tiêng lóng là muôn bí mật, muôn che giâu với mục đích nào đó, trong phạm vi của giới mình, cho nên khi cái bí mật đã bị phát hiện thi cơ sở tôn tại của tiêng lóng cũng bị mật
Từ lóng thường được câu tạo băng những cách sau:
(1) Sô lớn là dùng từ ngữ toàn dân với nghĩa khác Ví dụ: 5ă/ “gặp”; dính “mua”, đó “băng lòng”, ca “tân gái1”
(2) Sử dụng những từ không độc lập trong ngôn ngữ toàn dân nghĩa của chúng
bi lu mo Vi du: nhdau “nhanh”, nghéch “ngoc’’, xé “xau’’
(3) Dùng các từ Hán — Việt vôn sử dụng hạn chê trong ngôn ngữ toàn dân Ví
dụ: 5ách “trăm”, thién “nghìn”, ngán “tiên”
(4) Biên đôi vỏ ngữ âm của từ trong ngôn ngữ toàn dân Ví dụ: chợ đứu “chợ
gidl’, xé “xe”, sôi me “sôi máu”
(5) Muon từ nước ngoài Ví dụ: øhe “buôn bán”, s/z “tiên”, sốp pho “tai xe”, amI “tình nhán”`
(6) Phục hồi một sô tiêng lóng cũ Ví dụ: móng “gái điêm”, /ê Đướu “nhiều
Trang 22Trong quyên Số /ay fừ - ngữ lóng Tiếng Việt, Nxb Công an nhân dân, 2007 Đoàn Tử Huyến — Lê Thị Yến đã trình bày quan điểm “7 /óng là một loại ngôn ngữ riêng
của một nhóm xã hội nhằm tạo ra sự tách biệt với những người không liên đới, sự
tách biệt này có thể là nhằm mục đích giữ bí mật, nhưng cũng có thể chỉ nhằm tạo ra một nét riêng cho nhóm xã hội minh” |tr.9|
Có hai quan điểm trái ngược nhau về tiếng lóng:
Quan điểm thứ nhất cho răng tiếng lóng là hiện tượng không lành mạnh và kiên quyết gạt nó ra khỏi ngôn ngữ văn hóa “Những tiếng lóng này không làm cho ngôn ngữ phong phú thêm lên mà chỉ làm cho nó bị tê liệt với số lượng từ đông đảo, nay sinh mai chế£' [tr.57] (Hoàng Thị Châu Tiếng Việt trên khắp miền đất nước, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1989) “Khác biệt ngữ, tiếng lóng có nghĩa xấu” [tr.177] (Dai Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Quang, Vương tồn, Ngơn ngữ học: Khuynh
hướng — lĩnh vực — khái niệm (tập 2), Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 1986)
Quan điểm thứ hai thì đề nghị chấp nhận những từ lóng “tích cực” nhăm bố sung cho ngôn ngữ tồn dân: “Khơng lên án tồn bộ song cũng khơng chấp nhận tất cđ° (ý kiến của Trịnh Liễn phát biểu trong hội nghị “Œ¡ữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về
mặt từ ngữ được tô chức ở Hà Nội tháng 10 năm 1979) “Những tiếng lóng không thô
tục, mà chỉ là những tên gọi có hình ảnh của sự vật, hiện tượng nào đó có thể được
dùng phổ biến, dân dân thâm nhập vào ngơn ngữ tồn dân Trong các tác phẩm văn
học nghệ thuật, tiếng lỏng được dùng làm một phương tiện tu từ học dé khắc hoa tinh
cách và miêu tả hoàn cảnh sống của nhân vật" [tr 64-65] (Nguyễn Thiện Giáp, Từ
vựng học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 2002)
Mặc các nhà nghiên cứu tranh luận, trong thực tẾ cuộc sống từ lóng vẫn nảy sinh,
ngày càng phát triển, được nhiều tầng lớp xã hội sử dụng Từ lóng xuất hiện ngay cả trong tác phẩm văn học, báo chí như một phương tiện tu từ học nhằm phản ánh sinh
động đời sông xã hội và tính cách nhân vật, làm tăng giá trị biêu đạt của tác phâm
Trang 231.4.2 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ liên tưởng
1.4.2.1 So sanh tu tir
Cu Dinh Tú định nghĩa “So sánh fu từ là cách công khai đổi chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đây (nét giống nhau) nhằm diễn tả một
cách hình ảnh đặc điểm của một đối tuong” [20, tr 175]
Dinh Trong Lac, Nguyén Thai Hoa cho rang “So sdnh la phuong thitc dién dat tu
từ khi đem sự vát này đối chiếu với sự vật khác, miễn là giữa hai sự vật có nét lương
đồng nào đó, đề gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, ngưởi nghe” [10 tr 189
Trong Giáo trình phong cách học tiếng Việt Nguyễn Văn Nở thì cho rang: “So sánh là biện pháp tu từ dùng đề chỉ sự đối chiếu giữa hai hay nhiễu đối tượng (hoặc sự vật) có một nét tương đông nào đó về hình thức bên ngoài hay tính chất bên trong để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thâm mĩ trong nhận thức của người đọc người nghe {15, tr 132]
Trong công trình Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt Hữu Dat
quan niệm: “So sảnh là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các moi quan hé nhát
định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng” [tr 399]
Có nhiều quan điểm khác nhau để phân loại so sánh ứ¿ ừ Cù Đình Tú dựa vào
nội dung và hình thức Về mặt hình thức, ông căn cứ vào hai về: về được so sánh và về
so sánh, ông đã phân ra thành ba loại:
Loại l: A như (tựa như, chừng như ) B Ví du: Đôi ta là bạn thong dong
Trang 24(ca dao)
Loại 3: A là B
Bác ngồi đó, lớn mênh mông Trời xanh, biên rộng đông nước non
(1ô Hữu)
Định Trọng Lạc và Nguyên Thái Hòa chu yêu dựa vào mặt hình thức đề phần
loại không dựa vào mặt nội dung, hai ông căn cứ vào bồn 4 nhân tô, cải so sánh, cơ sở
so sánh, từ so sảnh và cải được so sảnh Dựa vào 4 nhân tô đó, hai tác giả phân ra
thành 5 loại so sánh
Loại I là hình thức so sánh đây đủ nhất gồm đảo ngược trật tự so sánh
“Chong chanh như nón không quai Như thuyên không lái như ai không chỗng” (Ca dao) Loại 2 bớt cơ sở (thuộc tính) so sánh “4¡ về ai ở mặc di Ta như dau đượm thấp hoài năm canh” (Ca dao) Loại 3 bớt từ so sánh
“Gái thương chông, đêm đông giữa chợ”— (Ca dao)
Loại 4 thêm “bao nhiều, bay nhiêu”
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiễu” (Ca dao)
Loai 5 dung “la” làm từ so sánh
Trang 25(Tục ngữ)
Đối với quan điểm của Nguyễn Văn Nở, để phân loại so sánh ông dựa vào cả hai
mặt, mặt hình thức lẫn nội dung Ông cho rang ở dạng thức day đủ nhất, so sánh gồm bốn thành tố: Về so sánh, cơ sở so sảnh, từ so sảnh, về được so sánh Ví dụ:
“Lòng ta vẫn vững như kiêng ba chân” (Tục ngữ)
Có nhiều cách phân loại dựa vào hình thức so sánh
Thứ nhât, căn cứ vào sự xuât hiện hay văng mặt có yêu tô thứ hai hoặc thứ ba và
trật tự của các yếu tố, ta có các kiểu so sánh như sau:
Kiểu 1, c6 day đủ bốn thành tố và không đảo trật tự Ví dụ:
“Mat em trong như nước dừa xiêm Môi em tròn tựa miéng đường thốt nốt” (Ca dao) Kiểu 2, lược thành tổ thứ (2) Ví dụ: “Nhân dân là bẻ, Văn nghệ là thuyền ” (Tỗ Hữu) Kiểu 3, lược thành tổ (2), (3) Ví dụ: “Loi noi, gói vàng ” “Tác đái, tắc vàng” “Miéng quan, tron trẻ ` (Tục ngữ)
Kiểu 4, đảo trật tự các yếu tô Kiểu này có nhiều dạng Về so sánh được đưa lên đầu câu:
Như mặt trời mọc lúc rạng động, cách mạng tháng Mười đã xua tan bóng đêm day đặc của chủ nghĩa tr bản (Lê Duan)
Trang 26“Chong chanh như nón không quai, Như thuyên không lái, như ai không chông”
(Ca dao)
Thứ hai, căn cứ vào từ chỉ quan hệ so sánh có các kiểu: Kiểu 1, A như (tựa như, dường như, ) B
“Thán em như cá giữa rào Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai?” (CD) Kiểu 2, A bao nhiêu B bấy nhiêu “Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu” (CD) Kiểu 3, A là B
“Em la gai trong song cura Anh là mây bốn phương Anh theo cảnh gió chơi vơi Em vẫn nằm trong nhung lụa”
(Lưu Trọng Lư) Kiểu 4, A (ấn từ so sánh) B
“Tác đái, tắc vàng” (Tục ngữ)
Ở mặt nội dung, các đối tượng nằm trong hai về là khác loại nhưng lại có nét
tương đồng nảo đó, tạo thành cơ sở cho so sánh Nếu nét giống nhau này thể hiện ra cụ thể băng từ ngữ (cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh nỗi, nếu nét giống nhau này không thể hiện ra cụ thể bằng từ ngữ (cơ sở giống nhau) thì ta có so sánh chìm
Trang 27Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đen không lồ (Vũ Tú Nam) So sánh chìm:
“Thương di rồi lại nhớ ai,
Mặt em như thể nương khoai mới trồng” (Ca dao)
Hữu Đạt dựa vào mặt câu trúc và mặt ngữ nghĩa đê phân loại so sánh tu từ, ông
phân ra thành năm dạng chủ yếu:
Dạng I: So sánh không có từ so sánh Ví dụ:
Bác ngôi đó lớn mênh mông Trời cao biên rộng ruộng đông nước non
(Tố Hữu)
Dạng 2: So sánh có từ so sánh Ví dụ:
Ta yêu quá ø, yêu gì tha thiết Nhu tre, dtra nhu lang x6m quê hương (Lé Anh Xuan) Dang 3: So sanh bang Vi du: Qua đình ngả nón trông đình Dinh bao nhiêu ngói, thương mình bay nhiêu (Ca dao) Dạng 4: So sánh bậc hơn — kém Ví dụ: Kiểu càng sắc sảo mặn mà So bẻ tài sắc lại là phần hơn (Nguyễn Du) Dạng 5: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối) Ví dụ:
Trang 28(Phạm Tiến Duật)
So sánh là một biện pháp tu từ được sử dụng rất phổ biến ngay cả trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, trong văn chương nghệ thuật và nhiều lĩnh vực khác So sánh tu từ có hai chức năng nhận thức và biểu cảm nhưng thế mạnh của so sánh chính là chức
năng nhận thức So sánh tu từ một mặt giúp cho người nói, người viết diễn đạt một
cách sinh động cụ thể, hình ảnh; thể hiện sự nhận thức về đối tượng được nói đến
cũng như thái độ, tình cảm đối với đối tượng đó Mặt khác, so sánh tu từ giúp người nghe hiểu nhanh van đề được nói đến băng một hình ảnh so sánh cụ thể
1.4.3 Các biện pháp tu từ từ ngữ tiếng Việt được cấu tạo theo quan hệ
kết hợp
1.4.3.1 Phép lặng (im lặng)
Đinh Trọng Lạc định nghĩa phép lặng như sau: “mm lặng là ngắt lời đột ngột đo
bi don nén về tình cảm, do lưỡng lự, trù trừ, hoặc do không muốn tiếp tục câu chuyện,
lời nó?” [9 tr.89|
Cù Đình Tú định cho rang “/m lang là cách tu từ dùng sự đề trồng - tín hiệu zêrô - đề thể hiện Trong chuỗi lời nói chính những từ ngữ có mặt làm cho những từ ngữ đề trồng này - từ ngữ zêrô - trở nên có nghĩa” [20 tr 203]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa thì định nghĩa “Phép lặng (còn gọi là ân ngữ hay tỉnh lược) là phương thức biểu đạt bằng cách bỏ trồng đề người nghe (người đọc) suy ra mà tự mình hiểu, không cân diễn đạt bằng lờ? [10 tr 218]
Nguyễn Văn Nở định nghĩa khác “Phép lặng còn gọi là im lặng, là biện pháp tu từ dùng sự biếu đạt bằng cách bỏ trồng (tín hiệu zêrô)” [15 tr 163]
Im lặng là hình thức diễn đạt bang tín hiệu zero, nói không thành tiếng, viết
chang ra chữ Sự biểu đạt như thế là bất thường “phi logic” nên chính điều đó lại gây
nên sự chú ý, một hiệu quả đặc biệt và nội dung thông tin nhờ ngữ cảnh, nhờ những
dòng chữ, những tiếng nói có mặt mà những dòng chữ, những tiếng nói văng mặt trở nên có nghĩa (Trong chữ viết, phép lặng được thể hiện bằng dấu ba chấm .) Ví dụ:
“Tay em câm một bông hông Đẹp tươi như thế trắng trong như là
Trang 29(Pham Công Trứ) Phép lặng thường được dùng trong hai trường hợp:
Diễn tả sự e thẹn, đau khô, tiếc thương hay sự uất ức, nghẹn ngào mà không nói ra được Ví dụ:
“Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước máy man mác ngậm ngủi lòng ta!”
(Nguyễn Khuyến) “Người quốc sắc, kẻ thiên tài Tình trong như đã mặt ngoài còn e `
(Nguyễn Du)
Dùng để chấm biếm, đả kích, vui đùa Ví dụ: “Có tiền mới có tình
Không tiền son phấn khinh Đi qua pho hàng Giấy Thấy nhiều cô cũng xinh
Mẫn thỉnh!”
(Thơ Yết Hậu)
Phép lặng cũng có hai chức năng là chức năng nhận thức và biểu cảm Biện pháp này thường được dùng trong các phong cách khẩu ngữ, văn chương đặc biệt phép lặng xuất hiện nhiều trong phong cách báo chí
1.4.3.2 Nói giảm
Cù Đình Tú cho rằng “Nói giảm còn được gọi là nhã ngữ, khinh từ Đó là cách
tu tù dùng hình thức biểu đạt giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hon, mém mai hon dé
thay thể cho sự biếu đạt bình thường cân phải lảng tránh do những nguyên nhân tình cđm ” [20 tr 205]
Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa định nghĩa nói giảm như sau: “Nói giđm còn
Trang 30Nguyễn Văn Nở cho rằng “Nói giảm là biện pháp tu từ dùng hình thức biểu đạt
giảm bớt mức độ hơn, nhẹ nhàng hơn, mém mai hon dé thay thế cho sự biểu đạt bình
thường cần phải làng tránh do những nguyên nhân của tình cảm” [15, tr 167]
Biện pháp tu từ nói giảm đối lập hoàn toàn với ngoa dụ Nếu ngoa dụ dùng sự
cường điệu quy mô, tính chất, trạng thái, hành động của đối tượng được miêu tả so với
cái vốn có thì nói giảm lại thực hiện bằng cách ngược lại “Bác Dương .thôi đã thôi rỗi
Nước máy man mác ngậm ngủi lòng ta!” (Nguyễn Khuyến)
“Rai rac bién cương mô viễn xứ Chiến trường đi chăng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gâm lên khúc độc hành”
(Quang Dũng)
Những câu in đậm trên đều viết về cái chết, nhưng do sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nên làm cho câu thơ giảm bớt sự đau thương
CHUONG 2: PHONG SU TREN BAO CONG AN NHAN DAN
2.1 Đôi nét về báo Công an và phóng sự trên báo Công an nhân dân 2.1.1 Đôi nét về báo Công an nhân dân
Báo Công an nhân dân là cơ quan cấp Cục thuộc Tổng cục Xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Bộ Công an (với số hiệu là X21) Tiền thân của Báo Công an
nhân dân là Báo Công an mới Số đầu tiên của Công an mới ra ngày 1/11/1946 dày 20
trang, khổ lớn 21 x 30 em, bìa in màu Từ lúc ra đời cho đến nay, báo Công an đã nhiều lân đôi tên như: Báo Cổng an Mới, Bạn Dán, Nội san Rèn luyện, Táp san Công an nhân dân và từ năm 1965 đến nay báo lấy tên là Báo Công an nhân dân
Năm 1988, Báo Công an nhân dân đã chuyền từ bao cấp (cấp phát trong nội bộ)
Trang 31Năm 2004, Báo An ninh Thế giới và Văn nghệ Công an sáp nhập vào Báo Công an nhân dân, trở thành cơ quan ngôn luận duy nhất (cùng với Tạp chí Công an nhân dân - cơ quan lý luận của Bộ Công an)
Tổng biên tập báo Công an nhân dân là Trung tướng an ninh nhân dân, Đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, Nhà báo Nguyễn Hữu Ước Ông hiện cũng đồng thời là Ủy viên Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Ủy viên Ban
Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam Ngày 2 tháng 12 năm 2009, ông được bồ nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Xây dựng
Lực lượng Công an Nhân dân và vẫn kiêm nhiệm chức vụ Tổng Biên tập Báo Công an Nhân dân cho đên nay
Hiện nay, Báo Công an nhân dân có loại báo sau:
Về loại báo Ấn phẩm gồm có: Báo Công an nhân dân ra hàng ngày, 7 số/(tuân;
Chuyên đề 4m ninh thế giới phát hành thứ Tư và thứ Bảy hằng tuần; Chuyên dé An
nình thế giới giữa tháng, cuối tháng phát hành tuân 1, phát vào tuần thứ 3 của tháng: cuối cùng là Chuyên dé Van nghệ Công an phát hành 2 số/tháng
Ngoài loại báo ấn phẩm, báo Công an còn thiết lập hai trang báo điện tử onlie:
Www Congan.COm.Vn hay www.cand.com.vn
2.1.2 Đôi nét về phóng sự trên báo Công an nhân dân
Phóng sự hiện nay được công chúng độc giả yêu thích, phóng sự có vai trò cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác.Thông qua bài viết, tác giả giúp cho người đọc có thể nhận thức đánh giá đúng về con người và sự việc mà họ đang quan tâm, theo dõi Tính xác thực trong thông tin đòi hỏi người viết phải thật
sự hiểu biết về vấn dé mình đề cập đến Tác giả tận mắt chứng kiến sự việc hoặc tự
mình tìm hiéu van dé thông qua những nhân chứng đáng tin cậy Ngồi việc cung cấp thơng tin, phóng sự còn có vai trò giáo dục con người hướng đên cái đẹp
Báo Công an là tờ báo có uy tín từ nhiêu năm nay, chiêm được tỉnh cảm của
người đọc Phóng sự là một thê mạnh tạo điêm nhân cho tờ báo, độc giả rât thích đọc
Trang 32Thứ nhất là những vẫn đề phóng sự trên báo nói đến là những vẫn dé quan trong, phức tạp Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao vấn đề, tờ báo chú ý đến những van đề nhức nhối trong xã hội
Thứ hai là thông qua việc viết phóng sự người đọc tin rằng họ được đọc bài viết
của những người viết phóng sự đã đến tận nơi, gặp những người có liên quan đến những vấn đề đó, và thu thập từ nhiều nguồn tin để phân tích những vấn để quan trọng và phức tạp Phóng sự giúp cho người đọc có cảm giác như những vấn đề đó đang diễn ra trước mắt mình, chứ không thông qua người viết phóng sự kế lại
Thứ ba là thông qua phóng sự người đọc sẽ nhận được câu trả lời của người viết
phóng sự về những vấn đề mà mình quan tâm hoặc những vẫn đề mà xã hội đang quan tâm
Phóng sự trên báo Công an thường viết về đề tài nhức nhối trong xã hội, những
van đề tệ nạn xã hội (mại dâm, giết người, trộm cướp, ma túy ) van dé con người khai
thác tài nguyên thiên nhiên một cách thái quá, một số khía cạnh đời tư của con người
và các vẫn đề lịch sử xã hội
2.2 Nội dung phóng sự trên báo Công an nhân dân
Qua quá trình tìm hiểu phóng sự trên báo Công an từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2012, người viết nhận thấy, nội dung phóng sự trên báo Công an phản ánh chủ yếu hai chủ đề: Điều tra các vụ án giết người và phản anh van dé tệ nạn xã hội Hai chủ đề này chiếm 74,4%, trong đó bài viết về các vụ án mạng giết người xuất hiện 47 lần trong 98
bài được đăng, chiếm 48,4%; chủ đề tệ nạn xã hội xuất hiện 25/98, chiếm 26%, 25,6%
còn lại là những bài phản ánh những hiện tượng trong cuộc sống như: vẫn đề con người khai thác quá mức tải nguyên thiên nhiên (8/98, chiếm 8,1%), phản ánh cuộc sống đời thường của con người (4/98, chiếm 4,1%), 13,4% nằm rải rác ở những van dé khác trong xã hội
2.2.1 Điều tra các vụ án øiết người
Trang 33Đọc những bài phóng sự điều tra vụ án giết người Tội ác ở rừng Muông: Tội ác kinh hoàng bên dòng suối; Vụ án đau lòng; Vụ án vườn dừa; Kỳ án vườn mít; Ác quỷ
trên đôi; Những chiếc cúc áo tô cáo tội ác; Cuộc tình oan trải; Cô bán vé số bị chôn
xác giữa rừng; Xác chết trên sông Đông Nai; Sát thủ nhuộm tóc đỏ; Ác phụ; Cuộc trả thù tàn độc; Kẻ sát nhân có hành tung bí ẩn; Ngôi nhà quỷ ám; Ấn mạng rúng động Ca Mau; Tham sat kinh hoang luc nua dém; Ga tu ti va nhitng dong thu ri mau; Co thêm một Lê Văn Luyện chủng tôi rút ra được một số điểm chung sau Tội phạm giết người đo:
Thứ nhất do cuộc sống vợ chồng “cơm không lành canh không ngọt”, kẻ bạt tình nhẫn tâm quyết đoạn tình chăn gối Ở khía cạnh này có bốn bài được đăng, mỗi bài là một vụ án đau thương, gợi lên cho người đọc suy nghĩ quan niệm hai chữ “wg”7a — fình” trong cuộc sống hôn nhân hiện nay: (7) “Ngôi nhà quỷ ám; (2) Người phụ nữ đột nhiên mất tích; (3) Xác chết trên sông Đông Nai; (4) Ac quy trong vai giáo viên
Đây là bốn vụ án mạng gây khó khăn trong việc điều tra của các chiến sĩ công an Bởi những kẻ giết người này là chồng, là vợ của hai nạn nhân Sau khi gây án
xong, kẻ bạc tình đã dùng mọi thủ đoạn, tạo hiện trường giả đánh lạc hướng công an
điều tra
Phóng sự (7); (2); (3) kế về ba vụ án mạng, ba người chồng đều mang trong mình dòng máu của ác quỷ Vì một số mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống vợ chồng
mà họ trở thành kẻ thua loài cầm thú, nhẫn tâm giết vợ mình một cách dã man
Phóng sự (7) mang lại cho độc giả hai cảm xúc, ngưỡng mộ và căm phẫn Mối tình giữa Sáu và Quân là mối tình đẹp khiến mọi người phải ngưỡng mộ Đề cưới được Quân, Sáu đã mang sính lễ đến nhà quỳ lạy xin gia đình nhà gái đến sáu lần mới được chấp thuận Họ trải qua bao khó khăn sóng gió tưởng đâu Sáu sẽ trân trọng mối tình
cao quý đó Nhưng, khi gia đình làm ăn khắm khá, Sáu lại sanh tật ngoại tình với
Trang 34neuy trang l@y mung, cac doan day dién thiua ném xuéng song, dong thoi ding thanh gỗ vuông đến võ khuôn bông thông gió phía trước nhà đề tạo hiện trưởng gia `
Phóng su (2) va (3) có nội dung giống nhau Hai hung thủ đã giết vợ mình rồi đem xác vợ quăng dưới sông, trước khi phi tang xác vợ, hung thủ đã lột áo vợ để đánh lạc hướng điều tra của công an Sau đó hung thủ đến đồn công an báo là vợ họ đã mất
tích
Phóng sự (4) kế về cuộc trả thù tàn khốc của một người phụ nữ Vì trả thù chồng đã phản bội mình, Thuận một cô giáo viên yêu nghề nhiệt quyết đã ăn miếng trả miếng
với chồng Cô cặp kè với một người đàn ông khác, khi chồng cô (anh Tuấn) phát hiện,
mâu thuẫn ngày càng gay gắt, hai người quyết định ly thân Thuận sống cùng con trai, anh Tuấn dọn đến nơi khác ở Câu chuyện thương tâm sẽ không xảy ra nếu như anh Hưng (anh chồng của Thuận) đến khuyên Thuận và tìm cách cứu vãn hôn nhân của em
trai mình Vì nghĩ, anh chồng bênh vực em trai, nên trong lòng Thuận căm hận anh
chồng Thuận đã thuê một băng giang hồ, tưới xăng vào nhà anh Hưng đốt nhà làm cả ba người tử vong (anh Hưng, vợ anh (chị Hà) và cháu Hiền con anh) Hơn một năm trời Thuận sống ung dung ngoài vòng pháp luật, đội lớp là một công chức nhà nước để mọi người không nghĩ cô là thủ phạm, ngay cả công an điều tra cũng phải nề cô Qua
một năm điều tra, cuối cùng vụ án được đem ra ánh sáng, tội ác của Thuận được lÍ giải
bằng một nguyên nhân rất đơn giản, rất đàn bà: vì ghen!
Vì chữ “ghen” đã biến Thuận thành một con “ác quỷ”, cô đã đánh mất tất cả
tương lai và sự nghiệp Khi đứng trước vành móng ngựa, chắng những Thuận đã không ăn năn hồi cải mà Thuận còn trâng tráo, nghe tiếng người thân của nạn nhân cũng là người thân một thời với Thuận, tiếng con trai cô nói “Bà ơi! Sao mẹ Thuận ác hết” cô vẫn không động lòng, cô cũng không quay lại nhìn đứa con thơ một lần Trước khi nhận bản án, Thuận đã nói một câu trước quan tòa “Lâm lỗi lớn nhất trong đời tôi là đã lấy anh Tuần làm chồng” Thuận không cảm thấy ăn năn, hồi hận tội ác mình gây ra
Trang 35Phong su Vu dn mang viron dita ké vé mét vụ thảm sát gây chấn động ở xã Phước Lập, huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang Nạn nhân là một bé gái bảy tuổi bị dìm xác xuông đáy ao ở khu vườn dừa phía sau nhà của nạn nhân
Hung thủ là Lê Văn Tấn, người làm công cho gia đình nạn nhân Cha me Tan ly
di khi Tan con nam trong bụng mẹ, mẹ đi thêm bước nữa nên Tấn phải hứng chịu sự
đối xử khắc nghiệt đầy ác cảm của người cha dượng Khi trưởng thành Tấn sống cuộc sống buông thả, đồi trụy Bị cuốn hút bởi những hình ảnh phim sex mà đám bạn xấu thường tuyên truyền, Tân nảy sinh ý định hiếp dâm bé Cẩm “7za 30-1-1997, Tấn đụ bé ra gò đất ngoài ruộng ăn dừa Tại đây, Tấn đòi quan hệ nhưng Cẩm không đồng ý
và dọa sẽ nói việc này lại cho ông nội biết Sợ bị phát hiện, 1: ấn ding tay bop CO
không cho Cẩm tri hô Khi thấy Cẩm bắt động nhưng vẫn còn thở nhẹ, Tấn liên giở trò đổi bại Sau đó, gã kéo ngược Cẩm vòng qua gò mả đất đến ao nước, lúc này phía
dưới quân Cam bi cuon nếp vò lộn trái Tấn lên bờ chặt bốn nhánh cây và nho mot
nhánh mù u dìm xác Cẩm xuống ao bùn, rồi vào nhà ông Sáu Y tắm rửa thay quân áo tìm gặp Tuán “đâu đỏ ” và được giúp đỡ bỏ trôn'
Vụ án Lê Văn Luyện giết ba người và làm bị thương nặng một cháu bé tại tiệm vàng Ngọc Bích ở phố Sản, Lục Nam, Bắc Giang khiến dư luận chưa hết bàng hoàng
thì mới đây tại xã Yên Dương, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc lại xảy ra một vụ kinh
hồng khơng kém Đào Văn Tải, sinh ngày 22-5-1994 (học sinh lớp 12) đã dùng dao
giết me con chu quan internet chi dé kiểm tiên mua chiếc điện thoại đi động (Có /hêm
một Lê Văn Luyện) Là một học sinh gương mẫu, là đứa con trai trong gia đình khá giá những tưởng tương lại của Tài sẽ tốt đẹp, nhưng vì nghiện game Tài trở thành một tên tội phạm giết người Nguyên nhân dẫn đến vụ án đau lòng này vì Tài lấy điện thoại của bố chơi game Thấy con sắp thi tốt nghiệp nên mẹ Tài giăng lây điện, bị mẹ măng, bị bạn bẻ kích bác “Nhà mày giàu thể mà không có điện thoại à”, Tài quyết
định phái kiếm tiền để mua điện thoại mới Tài chợt nhớ đến tiệm internet của chị
Trang 36toc kéo chi Neuyét vao bép lay con dao chém chi Neuvét guc xuong Trong con say mau, Tai ra ngoai tiép tuc chém nhiều nhát vao châu Trung `
Thay Nguyét (11 tuổi sớm ra đáng là một thiếu nữ xinh đẹp, bị luôi cuốn thứ phim đen trên mạng, Lễ Văn Thà (14) tuôi đã gây nên tội ác tải trời Lợi dụng gia đình đi vắng Thả rủ bé Nguyệt ra sau vườn chơi Là hàng xóm với nhau nên bé Nguyệt đi theo Thà, Nguyệt không ngờ đó là một cái bây mà Thà đã giăng ra “Äđủ cơn cách Nguyệt khoảng gân một mé, Thà chồng tay ơm và bịt miệng Nguyệt Bị không chế bất ngờ, Nguyệt vùng vậy phản ứng Sợ có người phái hiện, Thà kéo Nguyệt xuống mương, rồi bóp cô, nhận xuống nước đến khi nạn nhân không còn phản ứng gì Thà kéo xác Nguyệt lên định giớ tò đôi bại, nhưng gã phát hiện Nguyệt đã chết” Khi Nguyệt chết, Thà lấy một số nữ trang trên người Nguyệt, và xóa sạch mọi dấu vết, Trước tiên Thả giấu xác Nguyệt dưới mương nơi có năng mọc im tùm ở cuối vườn, mang đôi đép của Nguyệt vút ở kênh 3 Sau đó hắn về đi chơi bida cùng đám bạn, xem như không có chuyện gì xảy ra (Tiếng gọi của “quỷ đữ) Chưa đầy 24 giờ, lực lượng công an đã điều tra và băt hung thú phải đến lỘI
Phóng sự Tôi ác giữa rùng Muông kế về cuộc điều tra vụ án giết người — cướp của xảy ra năm 2008 ở tính Đồng Nai Nạn nhân là người đản ông độc thân làm nghề mua ve chai Quá trinh điều tra vụ án này rất gian nan và vất và đối với các chiến sĩ công an Bởi không xác định được manh mối, và một khoáng thời gian sau, công an
tính Đông Nai đã khám phá vụ án trước sự thán phục của công chúng Tiên tột phạm
gây án Nguyễn Trần Hoàng Thuận chưa đủ tuôi thành niên (14 tuối Cũng là con nhà nghèo, cha mất sớm, gia cảnh nghèo túng, Ngoài giờ chăn bò Thuận lén giấu mẹ đi chơi biđa cùng bạn bè và trở thành con nghiện game không biết từ lúc nào đến phải
lâm nợ Bị chủ nợ hối thúc, không cho vào tiệm nên Thuận nảy sinh ý định cướp tải
sản của anh Ngãi Thuận dụ anh Ngãi vào rùng Muông để lây dây đồng bán, trong khí
anh ve chai xấu số dang loay hoay kiém day đông thị Thuận nhật một khúc cây đặt vào đầu anh Ngãi Trong lúc lục lọi tải sản, Thuận phát hiện anh Ngãi còn sống, SỢ nạn
Trang 37Thứ ba, tội phạm giết người để trả thù những mâu thuẫn cá nhân Ở khía cạnh này có hai bài được đăng: (1) Kẻ trả thù tàn độc; (2)Kịch bản của kẻ sát nhán
Ở phóng sự (7) nạn nhân là một cô giáo trẻ tên Hậu Do một số mâu thuẫn nhỏ giữa gia đình Hậu và ông Thanh khiến hai gia đình ngày càng xa cách (Hậu bị ông Thanh nhiều lần sàm sỡ, Hậu kế cho mẹ nghe, ông Thanh hay mắng Hậu, cho là Hậu đang xúc phạm danh dự của ông: Hậu chặt cây của ông Thanh khi mọc sang đất nhà của mình và rượt đàn vịt của ông Thanh khi ruộng chưa gieo trồng øì) Mâu thuẫn đó được con trai ông Thanh là Đinh Hoàng Minh giải quyết bằng cách giết chết Hậu Một kế hoạch trả thù duge Minh lap ra: “Chiéu 9-6, sau khi com nwoc xong, Minh lay sei dav dién (dai khoang 1,5 mét) vừa nhặt được rồi gấp đôi lại buộc thành 4 nút bó vào túi quân Tử khe cửa nhìn ra bên ngoài, Minh thấy Hậu đi ngang liền mở của nhà sau đi ra ngoài Khi con cach Hau khoang 3 mét, tue phia sau Minh nhon chan trong
đây điện vào cô Hậu rôi siết chặt cho đến chết Sau đó, Minh kéo xác Hậu ra Rạch Cấu Hàn, cới bỏ quản do cua nan nhdn) Mink da x6a moi vết tích, vào nhà của Hậu
tạo hiện trường giả để đánh lạc hướng điều tra của công an Tuy nhiên trong vòng 24 giờ công an đã fim ra hung thủ bãi bung thủ phái đên tội,
Một kịch bản của kẻ sát nhân đã đản dựng khiến các điều tra viên phải bó tay, Phóng sự (2), một vụ án hung thủ đặt bom trong máy casset làm 4 đứa trẻ chết, Gần
hai năm trời vẫn chưa tìm ra hung thủ, bởi rất khó có thể điều tra khi kịch bản của kẻ
sát nhân rất hoàn mĩ Cuỗi cùng Thượng tá Bùi Thanh Sơn đã đem vụ việc ra ánh sáng Ông Hải khai nhận ông là thủ phạm, người ông muốn giết không phái là các con của ông Đạt mà chính là ông Đạt Do mâu thuẫn trong việc tranh chấp lỗi đi mà ông Hải rắp tâm giết người hàng xóm từng là đồng đội của mình, Ông Hải đã chuân bị kế hoạch cài bom trong hai năm troi
Thứ tư, các vụ trọng án giết người — cướp của được đăng nhiều nhất trên báo
Công an: Gả fứ tù và những dòng thư rĩ máu; Sát thủ đội lot tài xế Hung thủ tử thủ
trên nóc nhà, Những chiếc cúc áo tô cáo tội ác; Một gia đình tội phạm, Tội ác ghê rợn; An mạng trên đôi vang, Tên tội phạm có óc vọng điên ro; Nhitng phi vu bac ti;
Kẻ sát nhân có hành tung bí ấn; Ác quỷ đội lốt người
Hầu hết các vụ án trên đều liên quan đến vẫn đề tiền bạc, do không tiền tiêu xài
Trang 38nhau, có người cướp của — giêt người đê lo cho gia đình của mình, có người đi cướp đê
ăn chơi
Phóng sự Mội gia đình tội phạm hung thủ là một người phụ nữ, gây án tại nhà
mình và kéo theo cả gia đình đều trở thành tội phạm Nạn nhân là anh Phan Văn Sơn
hành nghề chạy xe ôm Nhiều lần đi xe của anh Sơn nên Bùi Thị Biết nảy sinh ý định
giết anh để cướp tài sản Chị vạch ra kế hoạch, hẹn anh Sơn đến nhà chở dàn máy may
của chị đi sữa “Khi anh Sơn đang khom người mở đầu máy may, Biết đến tủ chén lấy cây búa đã chuẩn bị sẵn từ trước chém vào đâu anh Sơn làm nạn nhân ngã quy tại chỗ Thấy anh Sơn vẫn còn thở Biết tiếp tục bôi thêm nhiều nhác búa nữa cho đến khi chết hăn” Do căm lòng không đặng, không nở để con đi tù, vợ chồng ông xem cùng Biết và anh rễ Biết đem xác anh Sơn xuống kênh Mỹ Xuân Trước khi thủ tiêu Biết lột sạch giấy tờ và vàng bạc của anh Sơn, để đánh lạc hướng điều tra của công an, Biết dùng dao hủy hoại đôi mặt của người lái xe ôm
Vụ án giết người - cướp của gây chấn động dư luận Hung thủ có một cái tên rất đẹp Nguyễn Kim Châu, đã một mình gây án dã man với gia đình ông chủ tiệm vàng
Kim Sinh, để rồi phải lãnh án tử hình (Gả #ứ từ và những dòng thư rỉ máu)
Nguyên nhân dẫn đến án mạng là do Châu đã trót vay 20 triệu và đã nướng sạch vào sòng bài Để giải quyết nợ nần Châu nghĩ đến ông Sinh, người mà Châu thường lui tới bán vàng và thường ngủ lại nhà ông Trong đầu Châu vạch ra kế hoạch giết người — cướp của Nhà ông Kim Sinh có 4 người, vợ chồng ơng thì đã ngồi 70, hai
đứa con trai đều bị tâm thần Khi cả nhà đi ngủ, Châu cũng hiện thành một con ác thú,
giết người không gớm máu: “Hiến nhẹ nhàng mở chiếc cặp đen, lôi ra con dao đã mua từ chiêu rồi đến gân anh Thức, lúc này dạng say ngu Hăn dùng tay trải bịt mẫm, chân phải đè lên bụng và dùng dao cửa vào cô anh Thức Hăn đâm và chém liên tiếp vào người ông Sinh khiến ông gục xuống Nghe tiếng kêu của chồng, bà Tịch chạy ra cũng hi han dam cho đến chết Quay lại chỗ anh Tảo đang ngôi, bản chất dã thủ của hẳn lên tới định điểm Khi hắn quyết tâm giêt Hội người tâm thân vô hại này”
Trong những ngày trong trại giam, Châu đã thấm thía cái giá phải trả Là một kẻ độc ác nhưng Châu rất yêu thương vợ của hắn Trước khi xứ bắn, Châu đã viết những dong thu ri mau cho vợ khiến độc giả cảm động, Châu san sang dén tội, không cầu xin
Trang 39Người chết thì hệt tội, nhưng những người ở lat nhu vo con han, nguoi than sé khong
bao giờ rửa sạch vết nhơ mà Châu đã việt lên cuộc đời họ Quả thật cái tên của Châu
rât đẹp nhưng những việc làm của Châu không đẹp như tên cua anh ay
Thứ năm giết người do mâu thuẫn chuyện tình cảm: Hz¡ người đàn ông và đóa hông hư hỏng; Cuộc tình oan trái; Kiểu nữ long đong và những cuộc trả thù tàn khóc;
Vu an tình làm ba cô gai chết, Sát thủ khoát áo tình nhân; Sát thủ nhuộm tóc đỏ
Những vụ án mạng liên quan đền tình cảm nam nữ là những vụ án thường xảy ra
trong xã hội hiện nay Đã có biết bao nhiêu vụ án được báo chí đưa tin như vụ chém
người yêu tại quán cơm, vụ đôt xăng một cô gái tại quán bar do bị tu choi tinh cam
Phóng sự trên báo Công an đã khai thác mọi khía cạnh ở van đề nay Phong su Vụ ăn tình làm ba cô gái chế: là vụ ân đặc biệt nghiêm trọng, hung thủ đã sát hại ba
chị em Yến Linh Do bị Yến Linh từ chối tình cảm, Nguyễn Văn Dương ôm mối hận trong lòng Lần bị Linh từ chối Dương đã dùng dao chặt đứt ngón tay trỏ để thể hiện
tam chân tình của mình rồi lủi thủi bước đi Dương nghĩ đến chuyện bị Yến Linh
ruồng bỏ nên tim cách trả thủ Y định trả thù người yêu cứ nung nấu trong tâm trí Dương “Khoảng 20 giờ, y đi bộ đến chợ Tà Niên mua hai lũ xăng, Đến 23 giờ 30, thấy mọi người tắt đèn ngu, Dương nhẹ nhàng leo vách lá phòng ngu của ba chi em Yến Linh Y dùng xăng tưới lên mãi nhà, sau đó bật quẹt” Đám cháy làm cho ba chi
em Linh tu vong khi dua dén bénh vién Gay ra cai chét cha ba chi em Yén Linh, Đương luôn thất thiểu trong nỗi ám ảnh tội ác của mình, Dò Dương đã đền tội ác, bị
pháp luật trừng phạt nhưng không thể bù đấp nổi đau mất con của gia đình anh Lê Anh Tuan Không tài sản nào bù được, khi ba đứa con gái xinh đẹp, ngoan ngoãn đã ra đi vĩnh viên không vê
Hai người đàn ông và một đóa hồng hư hỏng; Kiểu nữ long đong và cuộc trả thù
làn khóc là hai vụ an cuộc tình tại ba Vì ghen nên hung thủ đã sát hại kẻ thứ ba cho bỏ tức Ngô Mạnh Hùng rat yêu Lat Thi Kiéu Lan Chi vi sw ngu ngốc, hèn hạ, ích ky,
Hùng đã tự tay kết thúc cuộc đời mình và đây người con gái mả anh fa yêu vào vòng tù
tội Trước khi đến với Hùng, Lan đã trao cuộc đời mình cho Nguyễn Văn Viện, hi
Trang 40đứa con hai tháng tuổi của Viện) Vì bản tính nhút nhát, Lan không đám khuyên Hùng để cả hai trở thành tội phạm, Hùng nhận mức án tử hình còn Lan tủ chung thân, cánh cửa tương lai đóng lạt, khép cuộc đời trong vòng lao H Lan luôn chịủ sự đau đớn khi nghĩ về hai người đàn ông, người cô yêu hết mình, đã đãng hiến cuộc đời con gái để
rôi nhận về mình sự bẽ bàng, người cô từng yếu đang hận cô tột do; đối với Hùng,
người đã đây cuộc đời cô vào bị kịch, cô luôn nhớ những ngày hai người còn mặn nồng vui vẻ, hạnh phúc, cô lây đó là niềm an úi duy nhất cho tâm hồn (K?êu nữ long đong và cuộc fra thu tàn khóc)
Trước khi đến gá nghĩa với ông Phan Đức Hoành (43 tuôi bà Thu Ba (38 tuổi đã trải qua ba đời chồng và có sáu đứa con, Ơng Hồnh là người chồng mẫu mực, chăm lo làm ăn, rất yêu và chiều vợ Với bản tính lắng lơ nay cặp với người nảy mai cặp với người khác, bà làm cho ông Hoành khó chịu, nhưng vị thương vợ nên ông bỏ qua Chuyện đau lòng sẽ không xảy ra nêu như ông Hoành không chứng kiến cảnh vợ mình và ông Nguyễn Văn Rành (67 tuổi) đang quan hệ với nhau Dất hận trong lòng kẻ đã phá tan hạnh phúc gia đình mình, trong người có rượu, khơng kiềm chế được, “Ơng Hoành dùng tay trái chặt mạnh vào cô tình địch Lúc ông Rành khụvu xuống, ông Hoành bôi tiển mội chó nữa vào lưng rồi lấy chiếc quân lót nhét vào miệng cho đến lúc nạn nhân nằm bất động mới dừng tay Biết ông Rành đã chết hắn, ơng Hồnh kéo xác bị hại quăng xuống hồ Vẫn chưa hả dạ, hung thủ lao theo xẻ quân bị hại rỗi dùng mảnh thúy tính cắt bộ phận sinh dục làm môi cho cd’ Va an gay xôn xao dư luận không chỉ vì hành ví ra tay tàn độc của thủ phạm mà còn là nỗi đau thê thái nhân tình (Hai người đàn ông và đóa hông hư hong)
Cuộc tình oan trái là một vụ an tình giữa chị đầu và người em họ bên chồng La
m6t chang trai hién lanh, chan that, chua ting ném qua hương vị tình yêu, Thăng đã đem lòng sĩ mê Mỹ Dung, chị dầu của mình Cả hai người lén lút quan hệ với nhau trong một thời gian dải Khi bố chồng Mỹ Dung phát hiện chuyện tày trời của con đâu và đứa cháu họ, ông đã khuyên bảo hai người Thăng chợt tính ngộ, không thể duy trì
mối tình này được Thăng bỏ xứ đi để quên đi mỗi tình đầu, mối tình khắc cốt ghi tâm