1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đưa sản phẩm dầu dừa việt nam ra thị trường mỹ

19 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 448,25 KB

Nội dung

Đưa sản phẩm dầu dừa việt nam ra thị trường mỹ

Bài tiểu luận Đưa sản phẩm dầu dừa Việt Nam ra thị trường Mỹ Giáo viên hướng dẫn: Trần Thị Lan Nhung Lớp học phần: 13211010058 Niên Khóa: 2014-2015 Nhóm 2: Mục lục: Nhóm 2 Trang 1 1 Mục tiêu hoạt đông kinh doanh ra thị trường quốc tế: Quá trình quốc tế hóa đang phát triển mạnh mẽ ở khắp các châu lục, các khu vực trên thế giới với sự tham gia ngày càng mạnh mẽ của các nước chậm phát triển, những lợi ích quốc tế mang lại cho mỗi nước tham gia là rõ ràng và khó có thể bác bỏ. một trong những bước đi của qúa trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Phần còn lại của thế giới là một thị trường lớn hơn rất nhiều so với thị trường trong nước vì vậy hoạt động xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp mở rông thị trường kinh doanh. Nếu nắm bắt được cơ hội thì hoạt động xuất khẩu sẽ là một bước tiến xa trong kinh doanh cho sự phát triển lớn mạnh của doanh nghiệp. Khai thác được những thị trường tiềm năng, tối đa hóa cơ hội của mình,tiếp cận được, khai thác và gia tăng đáng kể sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp. Không dừng lại ở đó, hoạt động xuất khẩu ra thị trường quốc tế không những mang lại những lợi ích kinh tế trông thấy mà còn giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình tiến xa và khẳng định trên trường quốc tế. 2 Mô tả,giới thiệu về đặc tính,công dụng của sản phẩm: 2.1 Công dụng của dầu dừa: Làm đẹp: Sử dụng thay dầu xả sau khi đã gội đầu bình thường, giúp tóc hạn chế xơ, rối . Sử dụng làm sáp chống nẻ cho môi. Dầu dừa có thể thay thế cho kem cạo râu. Sử dụng dầu dừa làm kem tẩy trang rất tốt cho da. Dầu dừa cũng có tác dụng làm dài lông mi nếu thoa thường xuyên trước khi đi ngủ. Dầu dừa có thể thay thế kem dưỡng da. Dầu dừa có thể sử dụng để đánh bóng nữ trang. Dầu dừa mát xa móng tay giúp móng tay chắc khỏe hơn. Hỗn hợp bơ thực vật - dầu dừa sẽ là loại kem đắc lực trong việc chữa cháy nhanh làn da đang nứt nẻ do khô ráp. Trộn dầu dừa chung với đường hoặc muối sẽ cho ra hỗn hợp tẩy da chết tuyệt vời, đặc biệt là cho phần da gót chân dễ bong tróc. Bôi 1 lượng dầu dừa nhỏ lên lọn tóc trước khi sử dụng máy làm xoăn tóc sẽ giúp cho tóc bớt bị khô cháy do nhiệt độ cao đồng thời giữ nếp tóc bóng mượt và giảm triệt để tình trạng tóc chỉa. Massage da đầu với dầu dừa để giảm bớt các triệu chứng của gàu như ngứa hay bong tróc da đầu. Dầu dừa có thể thay thế kem chống nắng tự nhiên. Dầu dừa giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, vì thế hỗ trợ giảm cân rất tốt. Bôi dầu dừa lên vùng mắt bị thâm quầng hoặc phần da có nhiều nếp nhăn mỗi tối sẽ giúp đánh bay quầng thâm mắt, nếp nhăn giảm rõ rệt. 2.1.1 • • • • • • • • • • • • • • • Nhóm 2 Trang 2 • • • Trộn thêm một lượng nhỏ dầu dừa vào cùng với kem nền rồi phủ đều lên mặt giúp bạn nhanh chóng có được lớp nền trong suốt, căng bóng. Sử dụng dầu dừa trong thời kỳ mang bầu có thể hạn chế tình trạng rạn da. Ngoài ra dầu dừa cũng giúp làm mờ dần vết rạn. Trộn dầu dừa với bột bắp hoặc thuốc muối sẽ tạo ra chất khử mùi tự nhiên, không độc hại. Chữa bệnh: Sử dụng 5 muỗng mỗi ngày sẽ giúp cải thiện chức năng tuyến giáp. Dầu dừa trị hăm da ở trẻ sơ sinh rất tốt. Dầu dừa giúp trị vùng da bị ong đốt, làm lành vết thương nhanh hơn. Sử dụng một thìa dầu dừa mỗi ngày giúp bạn cải thiện hệ tiêu hóa. Dầu dừa giúp làm dịu và chữa lành bệnh trĩ. Dùng dầu dừa thường xuyên giúp loại bỏ chứng đau nửa đầu. Trộn dầu dừa với bạc hà, tinh dầu trà giúp bạn có một loại thuốc chống côn trùng tuyệt vời. Dầu dừa có tác dụng giải độc cơ thể. Ngậm 1 muỗng dầu dừa nguyên chất có thể chữa đau họng rất tốt. Thoa dầu dừa lên vùng da bị nấm để giúp chữa bệnh nấm một cách hiệu quả. Trộn vài giọt dầu dừa với vài giọt dầu đinh hương thoa lên chỗ đau răng sẽ có thể hạn chế cơn đau nhức răng khó chịu. Dùng vài giọt dầu dừa kết hợp với dầu tỏi có thể chữa được bệnh đau tai, viêm tai, nhiễm trùng tai hiệu quả. Khi bị nhiệt miệng, hãy thoa dầu dừa lên vết loét miệng để làm giảm đau và ngăn nhiễm trùng. 2.1.2 • • • • • • • • • • • • • Công dụng khác: Sử dụng dầu dừa làm chất tẩy rửa sẽ giúp loại bỏ những vết bụi bẩn nhanh chóng và hiệu quả. Sử dụng dầu dừa trong việc nấu nướng sẽ đem đến cho bạn bữa ăn ngon miệng và đảm bảo chất chất dinh dưỡng. Dùng dầu dừa để đánh bóng thắt lưng, ví, áo khoác có chất liệu bằng da khi chúng bị khô. Dùng dầu dừa để ngăn ngừa đồ gỗ của gia đình không bị thối hay hao mòn. Ngâm 1 số thanh củi mồi vào dầu dừa sẽ khiến chúng dễ dàng bắt lửa hơn, tiện lợi khi dùng cho các buổi dã ngoại hay tiệc nướng, giúp tránh được mùi khó chịu và tính nguy hiểm của xăng dầu. Khi bản lề cửa, dây xích xe hay bánh răng bị rỉ sét khiến khó sử dụng và gây ra tiếng ồn khó chịu, có thể sử dụng dầu dừa để khắc phục tình trạng này. 2.1.3 • • • • • • 2.2 Quy trình sản xuất Dầu dừa tinh khiết B1: Gọt vỏ dừa B2: Rửa sạch dừa B3: Nạo thành cơm dừa B4: Sấy khô cơm dừa khoảng 2 tiếng ở nhiệt độ từ 40 – 45 độ C B5: Ép lạnh từ cơm dừa sấy khô, sau đó tinh dầu sẽ được qua một máy lọc để loại bỏ tạp chất và sẽ cho ra sản phẩm dầu dừa tinh khiết. 2.2.1 Nhóm 2 Trang 2 2.2.2 Dầu dừa tinh luyện B1: Gọt vỏ dừa B2: Nạo thành cơm dừa B3: Rửa sạch cơm dừa B4: Ép cơm dừa qua nhiệt độ cao B5: Lọc dừa B6: Tẩy mùi B7: Cho ra dầu dừa tinh luyện 3 Thị trường thâm nhập: 3.1 Dầu dừa thâm nhập thị trường Mỹ khi nào? Trong những năm 1930 dầu dừa đã là nguồn thực phẩm nhập khẩu phổ biến ở Mỹ và thường được dùng cho việc cho gia súc ăn. Tuy nhiên, những nông dân lại phàn nàn rằng mặc dù họ cho bò của họ ăn nhiều, những con bò này vẫn không béo khoẻ mập mạp, trái lại chúng chỉ gầy còm và khá khoẻ. Kể từ khi chuyển qua cho ăn uống sữa đậu nành có nhiều chất béo đa bất bão hoà, những người nông dân đã tạo ra một kì tích ngoạn mục trong việc làm cho những con bò bình thường này chuyển thành những con vật siêu trọng lượng với lợi nhuận cao hơn. Một phần nào đó người Mỹ có những nét tương đồng với sự phát triển của loài bò này. Những điều chính thống ở phương Tây đó là chất béo bão hoà thì không tốt cho bạn và chất béo đa bất bão hoà thì tốt cho bạn. Kể từ năm 1970, thông tin từ ti vi, bác sĩ, chuyên gia chính phủ đã từng quảng bá mọi người chuyển đổi chế độ dinh dưỡng từ bơ, mỡ lợn, những chất béo bão hoà khác đến những chất béo đa bất bão hoà được tìm thấy trong bơ thực vật, dầu đậu nành, dầu thực vật và dầu hướng dương. Ngày nay thậm chí những thức ăn nhanh hay những đồ ăn vặt chứa gần như toàn những chất đa bão hoà có lợi cho sức khoẻ. Nhưng tại sao béo phì đang trên đà gia tăng ở Mỹ, Canada và Úc? Tại sao những quốc gia giàu có như thế lại có tỉ lệ ung thư và bệnh tim nhiều hơn ở Polynesia hay những quốc gia Đông Nam Á? Câu trả lời thật đơn giản. Những nhà khoa học đã sai. Những chất béo đa bất bão hoà thì không tốt cho bạn, nhưng chất béo bão hoà thì có đó. Chúng ta đã sai lầm trong việc nhấn mạnh sự liên kết giữa cholesterol trong máu và chất béo bão hoà. Thứ quan trọng cần phải cân nhắc ở đây đó là tuyến giáp. Một tuyến giáp hoạt động tích cực có thể làm phá vỡ cholesterol trong máu và chuyển nó thành những hợp chất có cấu trúc nhân (steroid) chống lại tuổi già trong cơ thể. Một tuyến giáp hoạt động tích cực còn có thể nâng đỡ hệ thống miễn dịch và làm ngừng căn bệnh ung thư của con người. Sự thật đó là những chất béo đa bão hoà như dầu dừa sống và những loại bơ hữu cơ lại kích thích tuyến giáp hoạt động. Trái lại, những chất béo đa bất bão hoà có những ảnh hưởng xấu: chúng làm giảm hoạt động của tuyến giáp và làm ngưng hệ thống miễn dịch.Trong khi đó, dầu dừa sống hoặc dầu dừa hữu cơ (những cụm từ có thể được dùng lẫn nhau) giúp thúc đẩy sự hoạt động của tuyến giáp - nơi giúp cơ thể phá vỡ Nhóm 2 Trang 2 cholesterol trong máu và tránh khỏi những căn bệnh (ung thư), loại dầu dừa này cũng cung cấp một nguồn axít lauric quý giá trong việc bảo vệ cơ thể chống lại những vi sinh vật gây bệnh. 3.2 Điều kiện tự nhiên của Mỹ: • Là đất nước thuộc châu Mỹ. • Vị trí địa lý: Nằm ở Tây bán cầu; Bắc giáp Ca-na-đa; Nam giáp Mê-hi-cô và vịnh Mê-hi-cô; Đông giáp Đại Tây Dương; Tây giáp Thái Bình Dương; bang Alaska nằm phía Tây bắc Cana-đa, quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương. • Diện tích: 9.631.418 km2 • Khí hậu: Phần lớn là ôn hoà; nhiệt đới ở Hawai và Florida; giá rét ở Alaska; bán khô cằn ở phía Tây sông Mississipi và khô ở vùng Hồ Lớn phía Tây Nam. • Dân số: 295.734.000 (ước tính 2005) • -Ðịa hình: Đồng cỏ rộng lớn ở vùng trung tâm, núi ở phía Tây, đồi và núi thấp ở phía Đông, núi gồ ghề và các thung lũng sông rộng ở Alaska; địa hình lởm chởm có núi lửa ở Hawaii • -Tài nguyên thiên nhiên: Than đá, đồng, chì, molypđen, phốt phát, uranium, bauxit, vàng, sắt, thuỷ ngân, nicken, potash, bạc, tungsten, thiếc, dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ • Các vấn đề về môi trường: Ô nhiễm không khí do mưa axit; nguồn cácbon dioxit lớn nhất thế giới do đốt cháy các nguyên liệu rắn; ô nhiễm nước do dùng thuốc trừ sâu và phân hoá học trong nông nghiệp; rất ít nguồn nước sạch tự nhiên trong phần lớn vùng lãnh thổ phía Tây; tình trạng sa mạc hoá. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên để trồng được dừa là: Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cần độ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn. 3.3 Đặc điểm về kinh tế: Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trường, hoạt động theo cơ chế thị trường cạnh tranh có lịch sử phát triển hàng trăm năm nay. Hiện nay nó được coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng giá trị sản phẩm quốc nội bình quân hàng năm trên 10.000 tỷ USD, chiếm trên 20% GDP toàn cầu và thương mại chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại quốc tế. Mỹ là nước hay dùng tự do hoá thương mại để yêu cầu các quốc gia khác mở cửa thị trường của họ cho các Công ty của mình nhưng lại tìm cách bảo vệ nền sản xuất trong nước thông qua hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường... Nhóm 2 Trang 2 3.4 Đặc điểm về chính trị: Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập. Quyền lập pháp tối cao ở Mỹ được quốc hội thực hiện thông qua hai viện: Thượng viện và Hạ nghị viện. Hệ thống luật pháp của Mỹ được phân chia thành hai cấp chính phủ: các Bang và Trung ương. Tuy các Bang là những đơn vị hình thành nên một hệ thống quốc gia thống nhất, nhưng các Bang cũng có những quyền khá rộng rãi và đầy đủ. Trên lãnh thổ mỗi Bang tại Mỹ đều có hai chính phủ hoạt động: Chính phủ của Bang với các tổ chức chính quyền và toà án. Nhà nước có quyền đặt ra tiêu chuẩn đo lường, cấp chứng nhận bản quyền, bằng phát minh, điều chỉnh thương mại giữa các bang với các nước... đồng thời cùng với chính quyền các Bang đưa ra các quy định về thuế, thành lập ngân hàng... Người đứng đầu chính quyền Trung ương là Tổng thống. Hiến pháp cho phép Tổng thống được quyền bổ nhiệm nhất định, tuy nhiên những quyết định bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng phải được Thượng nghị viện thông qua. Phó tổng thống là người sẽ phụ trách nội các. Một đặc điểm lớn về chính trị của Mỹ trong chính sách đối ngoại nói chung và chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng là Mỹ thường hay sử dụng chính sách cấm vận và trừng phạt kinh tế để đạt được mục đích của mình. Theo thống kê thì kể từ năm chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1998 Mỹ đã áp đặt 115 lệnh trừng phạt, trong đó hơn một nửa được ban hành trong 4 năm cuối và 2/3 dân số thế giới đang phải chịu một hình thức trừng phạt nào đó do Mỹ áp đặt. Các lệnh trừng phạt, cấm vận này đã vi phạm những nguyên tắc cơ bản về thách thức có tiềm năng phá hoại tương lai của WTO. 3.5 Đặc điểm về luật pháp. Mỹ có hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới. Luật pháp được xem là một vũ khí thương mại lợi hại của Mỹ. Người ta nói rằng có hiểu biết về luật pháp xem như bạn đã đặt được một chân vào thị trường Mỹ. Đứng trên góc độ xâm nhập của các doanh nghiệp vào thị trường Mỹ, hệ thống luật pháp về kinh doanh của Mỹ có một số đặc điểm đáng chú ý sau đây: Khung luật cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm luật thuế suất năm 1930, luật buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ; bảo vệ người tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lượng; định hướng cho các hoạt động buôn bán; quy định về sự bảo trợ của Chính phủ với các chướng ngại kỹ thuật và các hình thức bán phá giá, trợ giá, các biện pháp trừng phạt thương mại. Về luật thuế, đáng chú ý là danh bạ thuế quan thống nhất HTS và chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP. Trong đó GSP rất quan trọng với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Nội dung chính của chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP là miễn thuế hoàn toàn hoặc ưu đãi mức thuế thấp cho những mặt hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển được Mỹ chấp thuận cho hưởng GSP. Đây là hệ thống ưu đãi của GSP thậm chí còn thấp hơn mức thuế ưu đãi Nhóm 2 Trang 2 tối huệ quốc MFN-là chế độ ưu đãi với điều kiện có đi có lại giữa các nước thành viên WTO, các nước có hiệp định song phương với Mỹ. Về Hải quan, hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ được áp dụng thuế suất theo biểu quan Mỹ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nước không được hưởng quy chế tối huệ quốc. Sự khác biệt giữa hai cột thuế suất này thông thường là từ 2-5 lần. Cần phải chú ý các quy định khác của Hải quan như nhãn mác phải ghi rõ nước xuất xứ và về chế độ hoàn thuế. Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần lưu ý về môi trường luật pháp của Mỹ và Luật thuế bù giá và Luật chống phá giá. Đây là hai đạo luật phổ biến nhất bảo hộ các ngành công nghiệp Mỹ chống lại hàng nhập khẩu. Cả hai luật này quy định rằng, phần thuế bổ sung sẽ được ấn định đối với hàng nhập khẩu nếu chúng bị phát hiện là được trao đổi không công bằng. 3.6 Đặc điểm về văn hoá và con người: Hoa Kỳ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt. Hầu hết người Mỹ có nguồn gốc từ châu Âu, các dân tộc thiểu số gồm người Mỹ bản xứ, Mỹ gốc Phi, Mỹ La Tinh, châu Á và người từ các đảo Thái Bình Dương. Các dân tộc này đã đem vào nước Mỹ những phong tục tập quán, ngôn ngữ, đức tin riêng của họ. Điều này tạo nên một môi trường văn hoá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, nhìn chung văn hoá mỹ chủ yếu thừa hưởng một số kinh nghiệm và địa danh của người bản xứ Indian, còn hầu hết các mặt như ngôn ngữ, thể chế, tôn giáo, văn học, kiến trúc, âm nhạc... đều có xuất xứ từ châu Âu nói chung và nước Anh, Tây Âu nói riêng. Có thể nói, chủ nghĩa thực dụng là nét tiêu biểu nhất của văn hoá Mỹ và lối sống Mỹ. Điều này thể hiện trong cách tính toán sòng phẳng đến chi li trong mọi việc với bất kỳ ai, từ người thân trong gia đình tới bạn hữu. Người Mỹ trọng sự chính xác, cách làm việc cần thận, tỉ mỉ, khoa học. Họ rất quý trọng thời gian, ở Mỹ có câu thành ngữ "thời gian là tiền bạc". Một đặc điểm lớn của lối sống Mỹ là tính cá nhân chủ nghĩa cao độ. Nó thể hiện ở chỗ người ta rất coi trọng tự do cá nhân, coi trọng dân chủ, họ chỉ quan tâm đến những gì có liên quan đến đời sống hàng ngày của họ. Trong kinh doanh, chủ nghĩa tự do cá nhân biểu hiện ở việc các cá nhân, doanh nghiệp được tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, chọn loại hình kinh doanh, loại hình đầu tư. Tôn giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của người Mỹ. Ở Mỹ có tới 219 tôn giáo lớn nhỏ, song chỉ có 3 trụ cột chính là Kito tôn giáo chiếm 40%, Thiên chúa giáo 30%, Do Thái giáo 3,2%. Còn lại là đạo chính thống Phương Đông, Đạo Phật, Đạo Hồi... hoặc không đi theo tôn giáo nào. Tuy đa số dân chúng theo đạo nhưng tín ngưỡng ở Mỹ không được coi trọng bằng chủ nghĩa cá nhân. Đây chính là thuận lợi đối với những doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trường Mỹ, bởi vì các doanh nghiệp ít khi (nếu không nói là không) gặp phải trở ngại nào do yếu tốn tín ngưỡng hay tôn giáo như các thị trường khác. Kết luận: Chính vì lịch sử thâm nhập của sản phẩm dầu dừa vào thị trường Mỹ cũng như những đặc điểm riêng biệt của thị trường Mỹ đối với sản phẩm dầu dừa nói trên, chúng tôi Nhóm 2 Trang 2 nhận thấy, thị trường Mỹ là một thị trường phù hợp và giàu tiềm năng để hoạch định và tổ chức các hoạt động chiến lược đưa sản phẩm dầu dừa của Việt Nam đến thị trường này. 4 Những thuận lợi và rào cản khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ: 4.1 Thuận lợi khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ 13 năm kể từ khi Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực thi hành vào ngày 10/12/2001 đến nay, Hoa Kỳ đã nhanh chóng trở thành thị trường xuất khẩu đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trao đổi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa khoảng từ 10 15%/năm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến năm 2013, tổng kim ngạch trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đạt 29,1 tỷ USD, tăng 18,8% so với năm 2012 và gấp 4,3 lần so với năm 2005. Theo ông Nguyễn Hồng Dương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Hoa Kỳ, Bộ Công Thương, nếu như năm 2001, Việt Nam chỉ xuất sang Hoa Kỳ 1,05 tỷ USD giá trị hàng hóa thì con số này đã lên tới 23 tỷ USD năm 2013. Trong khi đó, giá trị nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Hoa Kỳ của Việt Nam tăng chậm hơn so với nhập khẩu, từ 416 triệu USD lên 4,8 tỷ USD. 10 tháng năm 2014, Việt Nam cũng đã xuất siêu 18,7 tỷ USD sang Hoa Kỳ, trong đó dệt may đứng đầu về kim ngạch, tiếp đến là giầy dép, đồ gỗ và nội thất, đồ cơ khí, đồ điện tử.Kể từ năm 2009 đến nay, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đã tăng gấp đôi, trong khi kim ngạch xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam tăng 61%. Đối với đầu tư, Hoa Kỳ cũng là nhà đầu tư lớn của Việt Nam. TPP có thể giúp thúc đẩy đầu tư của nước này vào Việt Nam, đặc biệt trong một số lĩnh vực Việt Nam mong muốn như Nhóm 2 Trang 2 phát triển các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ của các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp. Điều này tạo khả năng cho Việt Nam tham gia tốt hơn vào chuỗi giá trị trong khu vực và trên toàn cầu. Cũng theo nhiều chuyên gia, TPP sẽ giúp tạo sự khác biệt cho Việt Nam với các nước đang phát triển khác đang tìm kiếm đầu tư, vì sẽ được cải thiện xếp hạng trái phiếu và dòng vốn đầu tư mới. Việc thâm nhập thị trường TPP rộng lớn sẽ tăng ưu đãi cho các nhà đầu tư để di chuyển thiết bị điện tử, các nhà máy thiết bị, góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt, quá trình đàm phán tham gia TPP đã giúp giải quyết các vấn đề còn khúc mắc giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hoa Kỳ như bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tăng số lượng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính...Với mức tăng trưởng đều như hiện nay, Hoa Kỳ đã, đang và sẽ là thị trường xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Bà Marybeth Turner, chuyên viên kinh tế Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội cho biết, Hiệp định TPP được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm như dệt may, thủy sản, giầy dép, sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường tiếp cận thị trường cho các sản phẩm mới như phụ tùng ô tô và thủy sản chế biến, thúc đẩy đầu tư từ Hoa Kỳ và các nước khác vào Việt Nam. Tuy nhiên, cũng theo ông Nguyễn Hồng Dương, chuyển dịch cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ còn đơn giản, hàm lượng gia tăng của sản phẩm còn thấp. Đến nay, chưa có sự chuyển biến về chất để tăng giá trị gia tăng của sản phẩm. Bên cạnh đó, theo xu hướng chung, thị trường Hoa Kỳ đang gia tăng các rào cản (chống bán phá giá, hàng rào kỹ thuật - từ sản phẩm đến quy trình), đòi hỏi từ chất lượng sản phẩm sang tính chất quy trình sản xuất. Đây là những khó khăn, thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. 4.2 Những rào cản khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ 4.2.1 Rào cản về thương mại Hoa Kỳ là một thị trường khó tính với nhiều luật lệ phức tạp, mỗi bang lại có quy định riêng, do đó doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu kỹ luật lệ, nếu không sẽ dễ dẫn đến những vụ kiện, tranh chấp thương mại. Cơ hội thâm nhập thị trường Hoa Kỳ sẽ ngày càng rộng mở hơn sau khi TPP được ký kết, nhưng tính bảo hộ cho sản xuất trong nước của thị trường này rất cao, đặc biệt đối với một số mặt hàng như nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, những rào cản thương mại, kỹ thuật của Hoa Kỳ ngày càng khắt khe và nếu thấy có dấu hiệu làm nguy hại tới sản xuất trong nước, lập tức họ sẽ bổ sung những quy định mới, điều luật mới để đối phó. Ví dụ, các sản phẩm thủy sản Việt Nam khi vào thị trường Hoa Kỳ thường xuyên vấp phải việc bị kiện chống bán phá giá, nghĩa là sản phẩm được bán với giá rất rẻ. Điều đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải chú ý về chất lượng sản phẩm khi xuất khẩu cũng như tìm hiểu thêm thông tin về thị trường... Nhóm 2 Trang 2 Một cản trở nữa là hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% tại thị trường Hoa Kỳ và các thị trường TTP khác với điều kiện các nguyên liệu, linh kiện của sản phẩm, hàng hóa có chứng nhận xuất xứ nội khối. Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cảnh báo, việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ gặp sức ép về mở cửa thị trường, cùng với đó là thách thức về khả năng nắm bắt cơ hội, nguy cơ bị trừng phạt thương mại, khởi kiện trong cạnh tranh.  Những rào cản phi thuế quan khi thực hiện xuất khẩu phải đối mặt: • Các biện pháp hạn chế định lượng (như cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép); • Các biện pháp quản lý giá (như trị giá tính thuế quan tối thiểu, giá nhập khẩu tối đa, phí thay đổi, phụ thu); • Các biện pháp quản lý đầu mối (như đầu mối xuất khẩu, nhập khẩu); • Các biện pháp kỹ thuật (như quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn, thủ tục xác định sự phù hợp, yêu cầu về nhãn mác, kiểm dịch động thực vật); • Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (như tự vệ, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, biện pháp chống bán phá giá); • Các biện pháp liên quan tới đầu tư (như thuế suất thuế nhập khẩu phụ thuộc tỷ lệ nội địa hóa, hạn chế tiếp cận ngoại tệ, yêu cầu xuất khẩu, ưu đãi gắn với thành tích xuất khẩu); • Các biện pháp khác (như tem thuế, biểu thuế nhập khẩu hay thay đổi, yêu cầu đảm bảo thanh toán, yêu cầu kết hối, thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, mua sắm chính phủ, quy tắc xuất xứ) . 4.2.2 4.2.2/Giải pháp để vượt qua những rào cản  Đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển dây chuyền sản xuất hiện đai, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chủ động triển khai áp dụng các hệ thống quản lý tiêu chuẩn chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với bảo vệ môi trường và quan tâm đến lợi ích của người lao động.  Phát triển các loại hình DN, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu; mở rộng, tăng cường liên kết giữa các DN trong nước và DN nước ngoài. Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động và tăng cường năng lực pháp lý. Nhóm 2 Trang 2  Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, nâng cao hiệu quả của hệ thống đại diện thương mại. Điều này sẽ giúp chủ động đối phó và vượt qua các rào cản trong thương mại quốc tế. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ cung cấp những thông tin có hệ thống về thị trường xuất khẩu bao gồm các thông tin về: các rào cản đang được áp dụng, dung lượng thị trường, các đối thủ cạnh tranh… Qua đó, có thể chủ động ứng phó với những rào cản kỹ thuâṭ, tạo ra thế chủ động khi thâm nhập thị trường, xây dựng và quảng bá được hình ảnh, thương hiệu của hàng hóa Việt Nam.  Chú trọng tới việc xây dựng và phát triển thương hiệu, mẫu mã, đặt phương châm nâng cao chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Cùng với việc xây dựng và phát triển thương hiệu cần đặc biệt quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và quyền sở hữu trí tuệ.  Chủ động tạo được nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, để giảm bớt và dần loại bỏ việc nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài. Điều này sẽ có ý nghĩa quyết định tới năng lực cạnh tranh trong dài hạn của DN Việt Nam trên thương trường quốc tế.  Gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu. Cần phải đẩy mạnh kết hợp với các hoạt động sản xuất, phân phối, chính điều này đã giúp tránh được một số những rào cản mà nước nhập khẩu giành cho các sản phẩm xuất khẩu.  Hỗ trợ kiểm tra, giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế. Qua cơ chế kiểm tra, giám sát này, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các yếu tố: chi phí sản xuất, thị trường xuất khẩu, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối... sẽ được kiểm soát, từ đó có các tác động kịp thời nhằm tránh các trường hợp sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vi phạm các quy định trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế.Nhờ sự hỗ trợ sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các rào cản môi trường tạo cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam.  Nâng cao hoạt động của Hiệp hội DN, đặc biệt là các Hiệp hội ngành hàng có hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU… như Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Da giày Việt Nam… Vai trò quan trọng của các Hiệp hội ngành hàng được thể hiện trong việc tổ chức cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thị trường quốc tế cho các DN trong nước, tổ chức các hội chợ quốc tế, làm cầu nối giữa DN sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam với các thị trường quốc tế, cung cấp những dự báo chính xác và cảnh báo sớm cho DN.  Tích cực đàm phán với chính phủ các nước nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam có kim ngạch xuất khẩu lớn, để dành được những ưu đãi phi thuế quan; Nâng cao vai trò đại diện của các cơ quan quản lý, cơ quan đại diện tại nước ngoài; Hoàn thiện hệ thống pháp luật thương mại Việt Nam phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế. Nhóm 2 Trang 2 4.3 Những điều cần lưu ý khi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ Ông Stuart Schaag, Tham tán thương mại, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội khuyến nghị, cần nghiên cứu kỹ thị trường để hiểu biết thị trường thâm nhập và xu hướng phát triển của thị trường đó. Bên cạnh đó, cần phát triển chiến lược, quyết định thời điểm và quy mô thâm nhập thị trường, xác định phương pháp marketing hỗn hợp của doanh nghiệp. Đồng thời, tìm và lựa chọn công ty vận tải chuyên nghiệp, hiểu biết quy định và giấy phép, thuế xuất và phí nhập khẩu, tiêu chuẩn và giấy chứng nhận của thị trường nhập khẩu. Cần tìm hiểu biểu thuế quan hài hòa của Hoa Kỳ, từ đó xác định nhu cầu cũng như đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam là nguyên liệu đầu vào thì trước tiên doanh nghiệp cần tìm hiệp hội của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm đó. Hầu hết tất cả các ngành/sản phẩm đều có hiệp hội doanh nghiệp và thành viên của những hiệp hội này sẽ là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam. Chủ động tham gia các triển lãm thương mại công nghiệp tại Hoa Kỳ để tiếp cận khách hàng kinh doanh tiềm năng, tham gia thành mắt xích trong các chuỗi bán lẻ của nước này. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể trở thành một nhà cung cấp “đạt tiêu chuẩn” đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ bằng cách nỗ lực đáp ứng các tiêu chí nêu tại “Cẩm nang nhà cung cấp” của các đối tác Hoa Kỳ. Để có thể phát huy được hết những lợi thế khi tham gia TPP, ông Trần Bá Cường cho rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, cải tiến công nghệ, nâng cao năng suất lao động, chủ động, tích cức tham gia vào chuỗi sản xuất và cung ứng trong khu vực và toàn cầu. Cùng với đó, chủ động thực thi đầy đủ nghĩa vụ trong hiệp định, tránh vi phạm các quy định của hiệp định (đầu tư, lao động, môi trường…). Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ cho người lao động. Ngay từ bây giờ, các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tìm hiểu thông tin, bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường của Hiệp định TPP để xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất; đề ra các mục tiêu và phương thức hoạt động theo hướng xuất khẩu. Do vậy, phải kiểm soát tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí kỹ thuật nhằm đáp ứng tốt sự hài lòng và nhu cầu cho khách hàng, bằng việc theo dõi quy trình chất lượng. Nếu để sau khi đã thành phẩm mới phát hiện lỗi sẽ là quá trễ, ông Surin Witzman nhấn mạnh. Nhóm 2 Trang 2 Tại Hoa Kỳ, nhằm đảm bảo chất lượng hàng nhập khẩu, một số cơ quan Nhà nước và Liên bang có ban hành các quy định và yêu cầu về chất lượng. Các quy định này ở mỗi Bang khác nhau và ở mỗi ngành lại cũng khác nhau. Do đó, doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng nào phải nắm rõ những quy định và yêu cầu của ngành đó. Những quy định này không thể hiện cụ thể trong hợp đồng mà doanh nghiệp ký kết nên không dự đoán được những vấn đề pháp lý. Nếu vi phạm, hậu quả sẽ ảnh hưởng tới rất nhiều công ty nằm giữa các nhà phân phối. Đây là lý do khiến nhà nhập khẩu Hoa Kỳ không muốn làm việc với những công ty mới chưa có kinh nghiệm và quy mô nhỏ. Lý do là mỗi lần làm việc với đối tác mới, họ phải phổ biến các luật định của thị trường. Điều này không riêng doanh nghiệp Hoa Kỳ mà cả doanh nghiệp châu Âu cũng có tư tưởng như vậy. Ngoài ra, pháp luật, quy định xã hội là yếu tố mà doanh nghiệp phải tuân thủ nếu muốn đưa hàng hóa thâm nhập vào thị trường. Một trong những rào cản ảnh hưởng đến sự thành công khi làm ăn tại Hoa Kỳ là ngôn ngữ. Do sự diễn dịch mỗi bên khác nhau nên khó nắm bắt chính xác ý của đối tác. Đồng thời, cần luôn lắng nghe để được đối tác Hoa Kỳ cung cấp thêm thông tin, từ đó có điều kiện hiểu rõ hơn những mong muốn của khách hàng. Lỗi các doanh nghiệp thường xuyên mắc phải là luôn giả định hàng hóa của mình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn của quốc gia này thì chắc chắn sẽ đáp ứng yêu cầu của quốc gia khác. Thực tế không phải như vậy do mỗi thị trường yêu cầu cao hơn về yếu tố thiết kế hay những yêu cầu phù hợp cho sự khác biệt về khí hậu có thể tác động đến hàng hóa. Nhà sản xuất phải thoát khỏi quan điểm tự tin thái quá và luôn ý thức rằng, mỗi người sử dụng đều có tiêu chí, yêu cầu khác nhau. Mỗi thị trường khác nhau sẽ có những chuẩn mực, kỹ thuật khác nhau nên phải đảm bảo sản phẩm đáp ứng những chi tiết khác biệt đó. Đối với quy trình sản xuất, dây chuyền sản xuất phải đảm bảo xuyên suốt để chất lượng sản phẩm đồng đều. Theo ông Bryan Phan, CEO của Công ty 4hrs, để sản phẩm vào được Hoa Kỳ thì chất lượng sản phẩm phải tốt và đồng nhất. Đối tác mua hàng ở Hoa Kỳ sẽ yêu cầu nhà cung cấp chứng minh chất lượng, khả năng tài chính của công ty và cần có 1 văn phòng tại địa phương để Nhóm 2 Trang 2 họ có thể nhanh chóng phản hồi về sản phẩm khi có lỗi. Do vậy, việc doanh nghiệp xuất khẩu hàng vào Hoa Kỳ nên làm là cần tìm một đơn vị đại diện tại đây. Thực tế cho thấy, sự thất bại của hầu hết các công ty mới thâm nhập thị trường Hoa Kỳ thời gian qua là do không thực hiện tốt dịch vụ khách hàng. Muốn có thị phần, doanh nghiệp phải có kênh phản hồi thông tin từ người sử dụng, qua đó tạo điều kiện cải thiện chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là một thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam. Thời điểm này, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ có giảm sút hơn trước do ảnh hưởng những khó khăn của nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2012, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 11,1 tỷ USD. Trong 7 tháng qua, Việt Nam đã nhập khẩu từ Hoa Kỳ với kim ngạch hơn 2,77 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng dùng làm nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất ở trong nước. Cùng với TPP, nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ được giảm thuế, từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường này 5 Cách thâm nhập vào thị trường nướcngoài Mỹ: Đểthâmnhậpvàothịtrườngnướcngoàitừsảnxuấttrongnướcthìcó 2 cách • Xuấtkhẩutrựctiếp • Xuấtkhẩugiántiếp Đối với hình thức xuất khẩu gián tiếp thì đòi hỏi chính doanh nghiệp phảitự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, cókinhnghiệmtrênthươngtrườngvànhãnhiệuhànghóatruyềnthốngcủadoanhnghiệp đãtừngcóm ặttrênthịtrườngthếgiới. Hìnhthứcnàythườngđemlạilợinhuậncaonếucácdoanhnghiệp nắmchắcđượcnhucầuthịtrường, thịhiếucủakháchhàng ... Nhưngngượclại, nếucácdoanhnghiệp ít am hiểuhoặckhôngnắmbắtkịpthờithông tin vềthịtrườngthếgiớivàđốithủcạnhtranhthìrủirotronghìnhthứcnàykhôngphảilàít. _Đốivớixuấtkhẩugiántiếpkhôngđòihỏicósựtiếpxúctrựctiếpgiữangườimuanướcngoàivàngườisản xuất trongnước. Ðểbánđượcsảnphẩmcủamìnhranướcngoài, ngườisảnxuất phảinhờvàongườihoặctổchứctrunggiancóchứcnăngxuất khẩu trựctiếp. Vớithựcchấtđó, xuất khẩu giántiếpthườngsửdụngđốivớicáccơsởsảnxuất có qui mônhỏ, chưađủđiềukiệnxuất khẩu trựctiếp, chưaquenbiếtthịtrường, kháchhàngvàchưathôngthạocácnghiệpvụkinhdoanhxuấtnhậpkhẩu.Xuấtkhẩugiántiếpthông qua cáchhìnhthứclà : Nhóm 2 Trang 2 + Qua cáccôngtyquảnlíxuấtkhẩu + Qua cáckháchhàngngoạikiều + Qua cácnhàủythác, ctymôgiới + Qua các hang buônxuấtkhẩu Ngoàira, chúng ta cònphảitìmhiểuvềthịtrườngthịhiếu, cáccôngtyhoặcnhãnhàngkháccạnhtranh.Chú ý tớihàngràothuếchốngbánphá giá..v..v  Vì là một Doanh nghiệp mới thành lập, quy mô nhỏ, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng tài chính hạn chế nên Công ty chọn chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ từ sản xuất trong nước. Ðây là chiến lược thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu. Xuất khẩu vào thị trường mục tiêu là phương thức truyền thống được thiết kế chặt chẽ để thâm nhập thị trường. Hình thức xuất khẩu không đòi hỏi việc sản xuất phải được thực hiện tại nước nhập khẩu do vậy không đòi hỏi tiền vốn đầu tư cho trang thiết bị, nhà xưởng sản xuất, như vậy sẽ tiết kiệm được chi phí.  Có hai hình thức thực hiện chiến lược thâm nhập này: - Xuất khẩu trực tiếp. - Xuất khẩu gián tiếp. 6 Chiến lược thâm nhập: 1. Hình thức xuất khẩu trực tiếp: (Direct Exporting) Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. Xuất khẩu trực tiếp nên áp dụng đối với những doanh nghiệp có trình độ và qui mô sản xuất lớn, được phép xuất khẩu trực tiếp, có kinh nghiệm trên thương trường và nhãn hiệu hàng hóa truyền thống của doanh nghiệp đã từng có mặt trên thị trường thế giới. Mà Doanh nghiệp mới thành lập, còn non trẻ nên sẽ không dùng hình thức này mà chọn hình thức xuất khẩu gián tiếp. 2. Hình thức xuất khẩu gián tiếp: (Indirect Exporting) Hình thức xuất khẩu gián tiếp không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Ðể bán được sản phẩm của mình ra nước ngoài, người sản xuất phải nhờ vào người hoặc tổ chức trung gian có chức năng xuất khẩu trực tiếp. Với thực chất đó, xuất khẩu gián tiếp thường sử dụng đối với các cơ sở sản xuất có qui mô nhỏ, chưa đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp, chưa quen biết thị trường, khách hàng và chưa thông thạo các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu. Doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: Nhóm 2 Trang 2 − Các công ty quản lý xuất khẩu (EMC)(Export Management Company) Công ty quản lý xuất khẩu là Công ty quản trị xuất khẩu cho Công ty khác. Các nhà xuất khẩu nhỏ thường thiếu kinh nghiệm bán hàng ra nước ngoài hoặc không đủ khả năng về vốn để tự tổ chức bộ máy xuất khẩu riêng. Do đó, họ thường phải thông qua EMC để xuất khẩu sản phẩm của mình. Các EMC không mua bán trên danh nghĩa của mình. Tất cả các đơn chào hàng, hợp đồng chuyên chở hàng hóa, lập hóa đơn và thu tiền hàng đều thực hiện với danh nghĩa chủ hàng. Thông thường, chính sách giá cả, các điều kiện bán hàng, quảng cáo ... là do chủ hàng quyết định. Các EMC chỉ giữ vai trò cố vấn, thực hiện các dịch vụ liên quan đến xuất nhập khẩu và khi thực hiện các dịch vụ trên EMC sẽ được thanh toán bằng hoa hồng. Một khuynh hướng mới của EMC hiện nay, đặc biệt là những Công ty có qui mô lớn là thường mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất và mang bán ra nước ngoài để kiếm lời. Nói chung, khi sử dụng EMC, vì các nhà sản xuất hàng xuất khẩu ít có quan hệ trực tiếp với thị trường, cho nên sự thành công hay thất bại của công tác xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của EMC mà họ lựa chọn. − Thông qua khách hàng nước ngoài (Foreign Buyer) Ðây là hình thức xuất khẩu thông qua các nhân viên của các Công ty nhập khẩu nước ngoài. Họ là những người có hiểu biết về điều kiện cạnh tranh trên thị trường thế giới . Khi thực hiện hình thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu cũng cần phải tìm hiểu kỹ khách hàng để thiết lập quan hệ làm ăn bền vững với thị trường nước ngoài. − Qua ủy thác xuất khẩu : (Export Commission House) Những người hoặc tổ chức ủy thác thường là đại diện cho những người mua nước ngoài cư trú trong nước của nhà xuất khẩu . Nhà ủy thác xuất khẩu hành động vì lợi ích của người mua và người mua trả tiền ủy thác. Khi hàng hóa chuẩn bị được đặt mua, nhà ủy thác lập phiếu đặt hàng với nhà sản xuất được chọn và họ sẽ quan tâm đến mọi chi tiết có liên quan đến quá trình xuất khẩu. Bán hàng cho các nhà ủy thác là một phương thức thuận lợi cho xuất khẩu. Việc thanh toán thường được bảo đảm nhanh chóng cho người sản xuất và những vấn đề về vận chuyển hàng hóa hoàn toàn do các nhà được ủy thác xuất khẩu chịu trách nhiệm. − Qua môi giới xuất khẩu (Export Broker) Môi giới xuất khẩu thực hiện chứng năng liên kết giữa nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Người môi giới được nhà xuất khẩu ủy nhiệm và trả hoa hồng cho hoạt động của họ. Người môi giới thường chuyên sâu vào một số mặt hàng hay một nhóm hàng nhất định. − Qua hãng buôn xuất khẩu (Export Merchant) Hãng buôn xuất khẩu thường đóng tại nước xuất khẩu và mua hàng của người chế biến hoặc nhà sản xuất và sau đó họ tiếp tục thực hiện các nghiệp vụ để xuất khẩu và chịu mọi rủi ro liên quan đến xuất khẩu . Như vậy, các nhà sản xuất thông qua các hãng buôn xuất khẩu để thâm nhập thị trường nước ngoài. Phương thức thực hiện chiến lược thâm nhập thị trường thế giới từ sản xuất trong nước là một chiến lược được nhiều doanh nghiệp nước ta sử dụng. Nhóm 2 Trang 2  Ưu và Nhược điểm của chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ từ sản xuất trong nước : 1. Ưu điểm : − Tạo nguồn vốn ngoại tệ để tích lũy phát triển sản xuất. − Khai thác tốt tiềm năng của đất nước trên cơ sở liên hệ với thị trường thế giới . − Là phương thức truyền thống, dễ thực hành đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2. Nhược điểm : − Phụ thuộc vào quota nhập khẩu của nước ngoài. − Gặp phải hàng rào quan thuế và phi quan thuế của nước ngoài. − Chưa linh hoạt trong thương mại quốc tế. − Phụ thuộc nhiều vào hệ thống phân phối tại nước ngoài. 7 Chọn phương thức thâm nhập : Xuất khẩu Hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiên thanh toán, với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia. Mục đích của hoạt động này là khai thác được lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng hoạt động này. Xuất khẩu gián tiếp: Là hình thức khi doanh nghiệp thông qua dịch vụ của các tổ chứcđộc lập đặt ngay tại nước xuất khẩu để tiến hành xuất khẩu sản phẩm của mình ra nướcngoài. Hình thức xuất khẩu gián tiếp khá phổ biến ở những doanh nghiệp mới tham giavào thị trường quốc tế. Hình thức này có ưu điểm là ít phải đầu tư. Doanh nghiệp khôngphải triển khai một lực lượng bán hàng ở nước ngoài cũng như các hoạt động giao tiếp– khuyếch trương ở nước ngoài và thêm vào đó là hạn chế được các rủi ro. Xuất khẩu trực tiếp: Hầu hết các nhà sản xuất chỉ sử dụng các trung gian phân phối trong các điều kiện cần thiết. Khi đã phát triển đủ mạnh để tiến tới thành lập tổ chức bán hàng riêng của mình để có thể kiểm soát trực tiếp thị trường thì họ thích sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp hơn. Trong hình thức này nhà sản xuất giao dịch trực tiếp với khách hàng nước ngoài thông qua tổ chức của mình. 7.1 Vì sao chọn phương thức thâm nhập đó? - Xuất khẩu là phương thức thâm nhập phù hợp và rất được các doanh nghiệp vừa và nhỏ yêu thích. Các doanh nghiệp lần đầu tiên kinh doanh ở nước ngoài thường sử dụng xuất khẩu là phương thức thâm nhập chủ yếu. - Tối thiểu hóa được rủi ro và tối đa hóa tính linh hoạt. Nếu cần thiết doanh nghiệp có thể rút lui khỏi thị trường xuất khẩu một cách nhanh chóng. - Chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một đại lý ở thị trường mục tiêu. Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu để kiểm nghiệm thị trường mới trước khi tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường. Nhóm 2 Trang 2 - Tậndụng nguồn nhân công giá rẻ và dồi dào, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống nhân dân. - Tăng quy mô trong hoạt động sản xuất dầu dừa, mở rộng thị trường. - Sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có từ dừa ở nước ta để giảm chi phí đầu vào từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. - Cho phép doanh nghiệp có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường để thích nghi với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất. Nhóm 2 Trang 2 [...]... chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ từ sản xuất trong nước Ðây là chiến lược thâm nhập thị trường được các quốc gia đang phát triển trên thế giới thường vận dụng, để đưa sản phẩm của mình thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu Xuất khẩu vào thị trường mục tiêu là phương thức truyền thống được thiết kế chặt chẽ để thâm nhập thị trường Hình thức xuất khẩu không đòi hỏi việc sản xuất phải được... 2,77 tỷ USD, chủ yếu là các mặt hàng dùng làm nguyên liệu phục vụ cho các ngành sản xuất ở trong nước Cùng với TPP, nhiều mặt hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ được giảm thuế, từ đó sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam tại thị trường này 5 Cách thâm nhập vào thị trường nướcngoài Mỹ: Đểthâmnhậpvàothịtrườngnướcngoàitừsảnxuấttrongnướcthìcó 2 cách • Xuấtkhẩutrựctiếp • Xuấtkhẩugiántiếp Đối với hình... nhu cầu cũng như đối thủ cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp Nếu sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam là nguyên liệu đầu vào thì trước tiên doanh nghiệp cần tìm hiệp hội của ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm đó Hầu hết tất cả các ngành /sản phẩm đều có hiệp hội doanh nghiệp và thành viên của những hiệp hội này sẽ là những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp Việt Nam Chủ động tham gia các triển... EU… như Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hiệp hội Da giày Việt Nam Vai trò quan trọng của các Hiệp hội ngành hàng được thể hiện trong việc tổ chức cung cấp thông tin kịp thời về tình hình thị trường quốc tế cho các DN trong nước, tổ chức các hội chợ quốc tế, làm cầu nối giữa DN sản xuất hàng xuất khẩu Việt Nam với các thị trường quốc tế, cung cấp những... nữa là hàng hóa xuất khẩu Việt Nam chỉ được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% tại thị trường Hoa Kỳ và các thị trường TTP khác với điều kiện các nguyên liệu, linh kiện của sản phẩm, hàng hóa có chứng nhận xuất xứ nội khối Ông Trần Bá Cường, Trưởng phòng WTO, Vụ Chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương cũng cảnh báo, việc Việt Nam tham gia vào TPP sẽ gặp sức ép về mở cửa thị trường, cùng với đó là thách... lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn Hiện tại, Hoa Kỳ vẫn là một thị trường xuất khẩu chủ lực của hàng hóa Việt Nam Thời điểm này, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ có giảm sút hơn trước do ảnh hưởng những khó khăn của nền kinh tế Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 7 tháng đầu năm 2012, hàng hoá của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đạt kim ngạch hơn 11,1 tỷ USD Trong 7 tháng qua, Việt Nam. .. khẩu của Việt Nam vi phạm các quy định trong hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế.Nhờ sự hỗ trợ sử dụng nhãn mác sinh thái để đối phó và vượt qua các ra o cản môi trường tạo cơ hội tiếp cận và mở rộng thị trường của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam  Nâng cao hoạt động của Hiệp hội DN, đặc biệt là các Hiệp hội ngành hàng có hàng hóa xuất khẩu chủ lực sang các thị trường lớn như... các sản phẩm xuất khẩu  Hỗ trợ kiểm tra, giám sát và xây dựng các hệ thống tiêu chuẩn chất lượng theo chuẩn quốc tế Qua cơ chế kiểm tra, giám sát này, hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các yếu tố: chi phí sản xuất, thị trường xuất khẩu, khả năng đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật, kênh phân phối sẽ được kiểm soát, từ đó có các tác động kịp thời nhằm tránh các trường hợp sản phẩm xuất khẩu của Việt. .. doanh nghiệp có thể rút lui khỏi thị trường xuất khẩu một cách nhanh chóng - Chi phí thâm nhập thị trường thấp bởi vì doanh nghiệp không cần phải thực hiện các dự án đầu tư hay phải duy trì một đại lý ở thị trường mục tiêu Vì thế, doanh nghiệp có thể sử dụng hình thức xuất khẩu để kiểm nghiệm thị trường mới trước khi tập trung nhiều nguồn lực hơn vào thị trường Nhóm 2 Trang 2 - Tậndụng nguồn nhân công... và nâng cao đời sống nhân dân - Tăng quy mô trong hoạt động sản xuất dầu dừa, mở rộng thị trường - Sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có từ dừa ở nước ta để giảm chi phí đầu vào từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp - Cho phép doanh nghiệp có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường để thích nghi với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất Nhóm 2 Trang 2 ... luận: Chính lịch sử thâm nhập sản phẩm dầu dừa vào thị trường Mỹ đặc điểm riêng biệt thị trường Mỹ sản phẩm dầu dừa nói trên, Nhóm Trang nhận thấy, thị trường Mỹ thị trường phù hợp giàu tiềm để... chiến lược đưa sản phẩm dầu dừa Việt Nam đến thị trường Những thuận lợi rào cản thâm nhập thị trường Hoa Kỳ: 4.1 Thuận lợi thâm nhập thị trường Hoa Kỳ 13 năm kể từ Hiệp định Thương mại Việt Nam -... doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất sản phẩm dệt may, thủy sản, giầy dép, sản phẩm gỗ vào thị trường Hoa Kỳ, đồng thời tăng cường tiếp cận thị trường cho sản phẩm phụ tùng ô tô thủy sản chế biến,

Ngày đăng: 04/10/2015, 21:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w