Giáo án thủ công lớp 2 theo chương trình VNEN

37 3.5K 9
Giáo án thủ công lớp 2 theo chương trình VNEN

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TUẦN 1 & 2: BÀI 1. GẤP TÊN LỬA (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của tên lửa. − Biết cách gấp và gấp được tên lửa − Ứng dụng được kĩ thuật gấp tên lửa để làm đồ chơi ở nhà − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu gấp tên lửa. Số tên lửa bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp tên lửa − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Tên lửa gấp bằng giấy có dạng như thế nào? 2. Tên lửa có những bộ phận nào? 3. Từng bộ phận của tên lửa có hình dạng như thế nào? 4. Phán đoán xem tên lửa được gấp từ tờ giấy hình gì? 5. Tên lửa trong thực tế được làm bằng gì? Hình dạng như tế nào? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp tên lửa và phán đoán cách gấp tên lửa a) GV sử dụng hình mẫu gấp tên lửa đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp tên lửa. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Tên lửa có mũi, thân, 2 cánh. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp tên lửa của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài, xem hướng dẫn gấp tên lửa hoặc GV treo tranh quy trình gấp tên lửa. c) HS quan sát các bước, thao tác gấp tên lửa. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp tên lửa. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp tên lửa theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác gấp tên lửa trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp tên lửa b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp tên lửa, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp tên lửa của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 1 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp tên lửa theo 2 bước: • Bước 1: Gấp giấy tạo mũi và thân tên lửa (hình1 - 4) • Bước 2: Gấp tạo tên lửa và sử dụng (hình 5, 6) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp gấp thử tên lửa B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được tên lửa − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 tên lửa Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp tên lửa để gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp tên lửa với kích thước to nhỏ, tùy thích, có thể gấp theo cách khác miễn sao làm được tên lửa bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp tên lửa, cùng gấp tên lửa và chơi trò chơi phóng tên lửa cùng người thân. Gấp tên lửa tặng bạn. 2. Tìm hiểu xem có thể gấp tên lửa bằng cách nào khác và gấp như thế nào. Hỏi người thân hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn gấp hình để theo đó gấp tên lửa. TUẦN 3 & 4: BÀI 2. GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của máy bay phản lực và so sánh được hình dạng của máy bay phản lực với hình dạng của tên lửa. − Biết cách gấp và gấp được máy bay phản lực. − Ứng dụng được kĩ thuật gấp máy bay phản lực để làm đồ chơi ở nhà. − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu gấp máy bay phản lực. Số máy bay phản lực bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp máy bay phản lực − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập Máy bay phản lực gấp bằng giấy có dạng như thế nào? Máy bay phản lực có những bộ phận nào? Từng bộ phận của máy bay phản lực có hình dạng như thế nào? Hãy nhớ lại từng bộ phận của tên lửa đã học ở bài trước để so sánh với hình dạng các bộ phận của máy bay phản lực. 5. Phán đoán xem máy bay phản lực được gấp từ tờ giấy hình gì? 6. Máy bay phản lực trong thực tế được làm bằng gì? Hình dạng như tế nào? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. 2. 3. 4. 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp máy bay phản lực và phán đoán cách gấp máy bay phản lực a) GV sử dụng hình mẫu gấp máy bay phản lực đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp máy bay phản lực. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Máy bay phản lực có mũi, thân, 2 cánh nhưng mũi của máy bay phản lực phẳng, không nhọn như tên lửa. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp máy bay phản lực của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 2, xem hướng dẫn gấp máy bay phản lực hoặc GV treo tranh quy trình gấp máy bay phản lực. c) HS quan sát và so sánh các bước, thao tác gấp máy bay phản lực với gấp tên lửa. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp máy bay phản lực. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác gấp máy bay phản lực trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp máy bay phản lực, HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cách gấp máy bay phản lực với tên lửa ( bước 1 giống nhau ở hình 1 và 2) b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp máy bay phản lực, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp máy bay phản lực của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 2 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp máy bay phản lực theo 2 bước: • Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực (hình1đến hình 6) • Bước 2: Tạo máy bay phản lực và sử dụng (hình 7) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp gấp thử máy bay phản lực B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được máy bay phản lực − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 máy bay phản lực Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp máy bay phản lực để gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp máy bay phản lực với kích thước to nhỏ, tùy thích, có thể gấp theo cách khác miễn sao làm được máy bay phản lực bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp máy bay phản lực, cùng gấp máy bay phản lực và chơi trò chơi phóng máy bay phản lực cùng người thân. Gấp máy bay phản lực tặng bạn. 2. Tìm hiểu xem có thể gấp máy bay phản lực bằng cách nào khác và gấp như thế nào. Hỏi người thân hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn gấp hình để theo đó gấp máy bay phản lực. TUẦN 5 & 6: BÀI 3. GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của máy bay đuôi rời. − Biết cách gấp và gấp được máy bay đuôi rời − Ứng dụng được kĩ thuật gấp máy bay đuôi rời để làm đồ chơi ở nhà − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu gấp máy bay đuôi rời. Số máy bay đuôi rời bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp máy bay đuôi rời − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán; kéo − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Máy bay đuôi rời gấp bằng giấy có dạng như thế nào? 2. Máy bay đuôi rời có những bộ phận nào? 3. Từng bộ phận của máy bay đuôi rời có hình dạng như thế nào? 4. Phán đoán xem máy bay đuôi rời được gấp từ tờ giấy hình gì? 5. Máy bay đuôi rời trong thực tế được làm bằng gì? Hình dạng như tế nào? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán; kéo − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp máy bay đuôi rời và phán đoán cách gấp máy bay đuôi rời a) GV sử dụng hình mẫu gấp máy bay đuôi rời đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp máy bay đuôi rời. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Máy bay đuôi rời có đầu nhọn, có thân có 2 cánh. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp máy bay đuôi rời của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 3, xem hướng dẫn gấp máy bay đuôi rời hoặc GV treo tranh quy trình gấp máy bay đuôi rời. c) HS quan sát các bước, thao tác gấp máy bay đuôi rời. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp máy bay đuôi rời. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp máy bay đuôi rời theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác gấp máy bay đuôi rời trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp máy bay đuôi rời b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp máy bay đuôi rời, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp máy bay đuôi rời của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 3 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp máy bay đuôi rời theo 4 bước: • Bước 1: Cắt tờ giấy hình chữ nhật thành một hình vuông và một hình chữ nhật (hình1, 2) • Bước 2: Gấp giấy tạo đầu và cánh máy bay (hình 3 - 10) • Bước 3: Làm thân và đuôi máy bay (hình 11) • Bước 4: Gấp máy bay hoàn chỉnh và sử dụng (hình 12-15) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp gấp thử máy bay đuôi rời B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1. GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được máy bay đuôi rời − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 máy bay đuôi rời Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp máy bay đuôi rời để gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp máy bay đuôi rời với kích thước to nhỏ, tùy thích, có thể gấp theo cách khác miễn sao làm được máy bay đuôi rời bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp máy bay đuôi rời, cùng gấp máy bay đuôi rời và chơi trò chơi phóng máy bay đuôi rời cùng người thân. Gấp máy bay đuôi rời tặng bạn. 2. Tìm hiểu xem có thể gấp máy bay đuôi rời bằng cách nào khác và gấp như thế nào. Hỏi người thân hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn gấp hình để theo đó gấp máy bay đuôi rời. TUẦN 7 & 8: BÀI 4. GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của thuyền phẳng đáy không mui. − Biết cách gấp và gấp được thuyền phẳng đáy không mui − Ứng dụng được kĩ thuật gấp thuyền phẳng đáy không mui để làm đồ chơi ở nhà − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. Số thuyền phẳng đáy không mui bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Thuyền phẳng đáy không mui gấp bằng giấy có dạng như thế nào? 2. Thuyền phẳng đáy không mui có những bộ phận nào? 3. Từng bộ phận của thuyền phẳng đáy không mui có hình dạng như thế nào? 4. Phán đoán xem thuyền phẳng đáy không mui được gấp từ tờ giấy hình gì? 5. Thuyền phẳng đáy không mui trong thực tế được làm bằng gì?Hình dạng như tế nào?Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui và phán đoán cách gấp thuyền phẳng đáy không mui a) GV sử dụng hình mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Thuyền phẳng đáy không mui có khoang thuyền, 2 bên mạn thuyền và 2 mũi thuyền. Thuyền dùng chở hàng, chở người trên đường thủy (sông, hồ...) b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp thuyền phẳng đáy không mui của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 4, xem hướng dẫn gấp thuyền phẳng đáy không mui hoặc GV treo tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui. c) HS quan sát các bước, thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp thuyền phẳng đáy không mui. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp thuyền phẳng đáy không mui của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 4 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui theo 3bước: • Bước 1: Gấp giấy tạo 3 nếp gấp cách đều (hình 1- 5) • Bước 2: Gấp giấy tạo thân và mũi thuyền (hình 6 đến hình 10) • Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy có mui (hình 11, 12) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp gấp thử thuyền phẳng đáy không mui B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được thuyền phẳng đáy không mui − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 thuyền phẳng đáy không mui Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui để gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp thuyền phẳng đáy không mui với kích thước to nhỏ, tùy thích, có thể gấp theo cách khác miễn sao làm được thuyền phẳng đáy không mui bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp thuyền phẳng đáy không mui, cùng gấp thuyền phẳng đáy không mui và chơi trò chơi thả thuyền phẳng đáy không mui vào chậu nước, bồn nước cùng người lớn. Gấp thuyền phẳng đáy không mui tặng bạn. 2. Tìm hiểu xem có thể gấp thuyền phẳng đáy không mui bằng cách nào khác và gấp như thế nào. Hỏi người thân hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn gấp hình để theo đó gấp thuyền phẳng đáy không mui. TUẦN 9 & 10: BÀI 5. GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của thuyền phẳng đáy có mui và so sánh được hình dạng của thuyền phẳng đáy có mui với hình dạng của thuyền phẳng đáy không mui. − Biết cách gấp và gấp được thuyền phẳng đáy có mui. − Ứng dụng được kĩ thuật gấp thuyền phẳng đáy có mui để làm đồ chơi ở nhà. − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. Số thuyền phẳng đáy có mui bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − − Hồ dán Phiếu học tập Phiếu học tập Thuyền phẳng đáy có mui gấp bằng giấy có dạng như thế nào? Thuyền phẳng đáy có muicó những bộ phận nào? Từng bộ phận của thuyền phẳng đáy có mui có hình dạng như thế nào? Hãy nhớ lại từng bộ phận của thuyền phẳng đáy không mui đã học ở bài trước để so sánh với hình dạng các bộ phận của thuyền phẳng đáy có mui. 5. Phán đoán xem thuyền phẳng đáy có mui được gấp từ tờ giấy hình gì? 6. Thuyền phẳng đáy có mui trong thực tế được làm bằng gì? Hình dạng như tế nào? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. 2. 3. 4. 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui và phán đoán cách gấp máy bay phản lực a) GV sử dụng hình mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Thuyền phẳng đáy có muicó khoang thuyền, 2 bên mạn thuyền và 2 mũi thuyền. Trên thuyyền có 2 mui ở 2 đầu. Thuyền phẳng đáy có mui giống thuyền phẳng đáy không mui chỉ khác là có 2 mui thuyền ở 2 đầu. Thuyền dùng chở hàng, chở người trên đường thủy (sông, hồ...). Mui thuyền có tác dụng che mưa, che nắng. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu gấp thuyền phẳng đáy có mui của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài, xem hướng dẫn gấp thuyền phẳng đáy có mui hoặc GV treo tranh quy trình gấp máy bay phản lực. c) HS quan sát và so sánh các bước, thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui với gấp tên lửa. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách gấp máy bay phản lực. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn gấp hình trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui, HS nêu sự giống nhau và khác nhau giữa cách gấp thuyền phẳng đáy có mui với thuyền phẳng đáy không mui (Gấp thuyền phẳng đáy có mui thêm bước 1 là gấp giấy tạo mui thuyền, 3 bước sau thực hiện giống gấp thuyền phẳng đáy không mui). b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui, nêu cách gấp của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả gấp thuyền phắng đáy có mui của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 1 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công khổ A4 để thực hiện các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui theo 4 bước: • Bước 1: Gấp giấy tạo mui thuyền (hình1, 2) • Bước 2: Gấp giấy tạo 3 nếp gấp cách đều (hình 3, 4, 5) • Bước 3: Gấp giấy tạo thân và mũi thuyền (hình 6 đến hình 10) • Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui (hình 11, 12) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp gấp thử thuyền phẳng đáy có mui. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được thuyền phẳng đáy có mui − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp được ít nhất 1 thuyền phẳng đáy có mui Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui để gấp cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp thuyền phẳng đáy có mui với kích thước to nhỏ, tùy thích, có thể gấp theo cách khác miễn sao làm được thuyền phẳng đáy có mui bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp thuyền phẳng đáy có mui, cùng gấp thuyền phẳng đáy có mui và chơi trò chơi thả thuyền phẳng đáy có mui vào chậu nước hoặc bồn nước cùng người lớn. Gấp thuyền phẳng đáy có mui tặng bạn. 2. Tìm hiểu xem có thể gấp thuyền phẳng đáy có mui bằng cách nào khác và gấp như thế nào. Hỏi người thân hoặc tìm hiểu trong sách hướng dẫn gấp hình để theo đó gấp thuyền phẳng đáy có mui. TUẦN 11&12: BÀI 6. ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Củng cố kiến thức, kĩ năng, gấp hình − Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi − Ứng dụng được kĩ thuật gấp hình để làm đồ chơi. − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN Học sinh chuẩn bị Giấy thủ công − Bút màu; hồ dán, kéo TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A. Hoạt động thực hành 1. Đề kiểm tra: “ Em hãy gấp 1 trong những hình gấp đã học từ hình bài1 – bài 3 ”. − Nêu mục đích yêu cầu của bài kiểm tra: Gấp được 1 trong những sản phẩm đã học, đúng qui trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. − Cho HS nhắc lại tên các hình đã gấp và cho HS quan sát lại các mẫu đã học. − Tổ chức cho HS làm kiểm tra (giúp đỡ HS yếu). 2. Đề kiểm tra: “ Em hãy gấp 1 trong những hình gấp đã học từ hình bài 4 – bài 5”. - Nêu mục đích yêu cầu của bài kiểm tra: Gấp được 1 trong những sản phẩm đã học, đúng qui trình, cân đối, các nếp gấp thẳng, phẳng. - Cho HS nhắc lại tên các hình đã gấp và cho HS quan sát lại các mẫu đã học. - Tổ chức cho HS làm kiểm tra (giúp đỡ HS yếu). 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV nêu yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được ít nhất 1 hình − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá B. Hoạt động ứng dụng 1. Trang trí sản phẩm vào góc học tập của mình. 2. Tự làm đồ chơi 3. Làm đồ chơi tặng bạn TUẦN 13 & 14: BÀI 7. GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN (2 TIẾT) MỤC TIÊU − HS biết cách gấp, cắt, dán hình tròn (không sử dụng dụng cụ vẽ hình tròn) − Gấp, cắt, dán được hình tròn − Ứng dụng được kĩ thuật gấp, cắt, dán hình tròn để làm bức tranh đơn giản − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 hình tròn được gấp, cắt từ tờ giấy thủ công và 1 tờ giấy hình vuông có chiều dài cạnh bằng đường kính của hình tròn. Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh gấp, cắt, dán hình tròn − Tranh có sử dụng các hình tròn để ghép hình như biểu tượng 5 châu, em bé cầm chùm bóng ... − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Theo em, hình tròn mẫu được cắt bằng cách nào? 2. Em có nhận xét gì khi đặt hình tròn vào hình vuông? 3. Em có thể cắt hình tròn bằng cách nào? 4. Hình tròn cắt được có thể sử dụng làm gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán; kéo, bút chì, − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm của hình tròn mẫu và phán đoán cách cắt hình tròn a) GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu hình tròn và 1 hình vuông (như đã chuẩn bị). b) GV phát phiếu học tập cho các nhóm.Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát hình tròn mẫu đặt trên nền hình vuông, suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Thư kí tập hợp ý kiến. c) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. HS khác bổ sung ý kiến. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Hình tròn nằm trong khuôn hình vuông. Đường kẻ ngang qua giữa hình tròn có độ dài bằng cạnh hình vuông. Có thể cắt hình tròn bằng dụng cụ vẽ hình tròn như compa hoặc vẽ theo vật có hình tròn như nắp hộp tròn, miệng cốc ..., sau đó cắt theo đường vẽ. Cũng có thế cắt hình tròn bằng cách phối hợp gấp cắt. Trong thực tế có nhiều vật hình tròn. Hình tròn cắt được có thể ghép thành bức tranh. Biểu tượng 5 châu, chùm bóng, ... b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của tất cả HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài, xem hướng dẫn gấp, cắt, dán hình tròn hoặc GV treo tranh quy trình lên bảng. c) Làm thử: Dựa vào kí hiệu gấp hình trong bài 7 hoặc tranh quy trình, HS lấy giấy, bút chì, kéo thử thực hiện bước 1 (hình 1, 2a, 2b). Trao đổi với bạn xem mình đã gấp giấy, cắt hình tròn đúng chưa. 4. HS thực hiện các thao tác gấp giấy của bước 1 trước lớp a) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác cắt 1 tờ giấy hình vuông, sau đó gấp theo kí hiệu trong hình 1, 2a, 2b. Những HS khác quan sát cách gấp của bạn. b) HS nêu vướng mắc, yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó 5. GV hướng dẫn thao tác, HS lĩnh hội, củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dùng tờ giấy thủ công hình vuông (khổ A4 để HD các thao tác gấp, cắt, dán hình tròn theo 3 bước: • Bước 1: Gấp giấy (hình 1, 2a, 2b • Bước 2: Cắt hình tròn (hình 3-6) • Bước 3: Dán hình tròn 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp thử gấp, cắt hình tròn B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp, cắt, dán được hình tròn − Hình cắt tương đối tròn.Hình dán tương đối phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp, cắt được ít nhất 1 hình tròn. Có thể trang trí thành bức tranh Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp, cắt, dán hình tròn để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể gấp, cắt, dán hình tròn với kích thước to nhỏ, tùy thích, nhưng không được sử dụng compa 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp, cắt, dán hình tròn mà không cần compa. Luyện thao tác gấp, cắt, dán hình tròn nhiều lần cho thành thạo 2. Ghép những hình tròn cắt được trang trí thành một bức tranh Tuần 15, 16: BÀI 8 . GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU (2 TIẾT) MỤC TIÊU − HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều; − Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều; − Chấp hành tốt luật giao thông, góp phần giảm tai nạn. Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều được gấp, cắt từ tờ giấy thủ công. Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Biển biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều có những bộ phận nào? Hình dáng, kích thước, màu sắc của từng bộ phận? 2. Theo em, biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều mẫu được cắt bằng cách nào? 3. Em có thể cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều bằng cách nào? 4. Biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán; kéo, bút chì, − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 p. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm của biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều mẫu và phán đoán cách cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều a) GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. b) GV phát phiếu học tập cho các nhóm.Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều mẫu, suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Thư kí tập hợp ý kiến. c) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. HS khác bổ sung ý kiến. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều có 2 phần đó là mặt biển báo và chân biển báo. Mặt biển báo được làm bằng hình tròn màu đỏ được cắt từ hình vuông có cạnh 6 ô, bên trong có đường gạch ngang màu trắng được làm từ hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô. Chân biển báo cũng được làm từ một hình chữ nhật có màu sậm (tối) có chiều dài 10 ô, chiều rộng 1 ô. Biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều là một biển báo cấm, cấm xe cộ không được đi chiều ngược lại. Vì thế khi gặp biển báo này chúng ta phải chấp hành đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân cho mọi người, góp phần giảm tai nạn. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của tất cả HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 8, xem hướng dẫn gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều hoặc GV treo tranh quy trình lên bảng. c) Làm thử: Dựa vào kí hiệu hình trong bài 8 hoặc tranh quy trình, HS lấy giấy, bút chì, kéo thử thực hiện bước 1. Trao đổi với bạn xem mình đã gấp giấy, cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều đúng chưa. 4. HS thực hiện các thao tác gấp giấy của bước 1 trước lớp a) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác bước 1 . Những HS khác quan sát cách gấp, cắt của bạn. b) HS nêu vướng mắc, yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó 5. GV hướng dẫn thao tác, HS lĩnh hội, củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dùng tờ giấy thủ công có kẻ ô để HD các thao tác gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều theo 2 bước: • Bước 1: Gấp, cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều • Cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có chiều dài cạnh là 6 ô • Cắt hình chữ nhật màu trắng có chiều dài 4 ô và chiều rộng 1 ô • Cắt hình chữ nhật màu sậm có chiều dài 10 ô và chiều rộng 1 ô • Bước 2: Dán biển báo • Dán chân biển báo • Dán hình tròn màu đỏ lên chân biển báo • Dán hình chữ nhật màu trắng vào giữa hình tròn. 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp thử gấp, cắt biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều − Hình cắt tương đối tròn, thẳng. Hình dán tương đối phẳng, cân đối Lưu ý: Cần gấp, cắt đúng số ô theo bài mẫu Mỗi em trong nhóm phải gấp, cắt được ít nhất 1 biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: Cần gấp, cắt đúng số ô theo bài mẫu 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Luyện thao tác gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều nhiều lần cho thành thạo. 2. Nhắc nhở người thân chấp hành tốt luật giao thông khi gặp biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều . Tuần 17 & 18: BÀI 9 . GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE (2 TIẾT) MỤC TIÊU − HS biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe; so sánh biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều với biển bào giao thông cấm đỗ xe; − Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe ; − Chấp hành tốt luật giao thông, góp phần giảm tai nạn. Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 biển báo giao thông cấm đỗ xe được gấp, cắt từ tờ giấy thủ công. Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Biển biển báo giao thông cấm đỗ xe có những bộ phận nào? Hình dáng, kích thước, màu sắc của từng bộ phận? 2. Theo em, biển báo giao thông cấm đỗ xe mẫu được cắt bằng cách nào? 3. Biển Biển biển báo giao thông cấm đỗ xe và biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều giống nhau và khác nhau như thế nào? 4. Em có thể cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe bằng cách nào? 5. Biển báo giao thông cấm đỗ xe có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán; kéo, bút chì, − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 p. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài. A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm của biển báo giao thông cấm đỗ xe mẫu và phán đoán cách cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe a) GV phát cho mỗi nhóm 1 mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe . b) GV phát phiếu học tập cho các nhóm.Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát biển báo giao thông cấm đỗ xe mẫu, suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Thư kí tập hợp ý kiến. c) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. HS khác bổ sung ý kiến. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Biển báo giao thông cấm đỗ xe có 2 phần đó là mặt biển báo và chân biển báo. Mặt biển báo được làm bằng 2 hình tròn, 1 hình tròn màu đỏ được cắt từ hình vuông có cạnh 6 ô, 1 hình tròn màu xanh được cắt từ hình vuông có cạnh 4 ô, bên trong có đường gạch chéo màu đỏ được làm từ hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, chiều rộng 1 ô. Chân biển báo cũng được làm từ một hình chữ nhật có màu sậm (tối) có chiều dài 10 ô, chiều rộng 1 ô. Biển báo giao thông cấm đỗ xe là một biển báo cấm, cấm xe cộ không được đỗ khi gặp biển báo này. Vì thế khi gặp biển báo này chúng ta phải chấp hành đúng để đảm bảo an toàn cho bản thân cho mọi người, góp phần giảm tai nạn. Biển Biển biển báo giao thông cấm đỗ xe và biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều giống nhau là có mặt biển báo hình tròn màu đỏ, có chân màu sậm; khác nhau là biển báo giao thông cấm đỗ xe có thêm hình tròn màu xanh, đường gạch chéo. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của tất cả HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 9, xem hướng dẫn gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe hoặc GV treo tranh quy trình lên bảng. c) Làm thử: Dựa vào kí hiệu hình trong bài 9 hoặc tranh quy trình, HS lấy giấy, bút chì, kéo thử thực hiện bước 1. Trao đổi với bạn xem mình đã gấp giấy, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe đúng chưa. 4. HS thực hiện các thao tác gấp giấy của bước 1 trước lớp a) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác cắt bước 1. Những HS khác quan sát cách gấp, cắt của bạn. b) HS nêu vướng mắc, yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó 5. GV hướng dẫn thao tác, HS lĩnh hội, củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dùng tờ giấy thủ công có kẻ ô để HD các thao tác gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe theo 2 bước: • Bước 1: Gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe • Cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có chiều dài cạnh là 6 ô • Căt hình tròn màu xanh từ hình vuông có chiều dài cạnh là 4 ô • Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô và chiều rộng 1 ô • Cắt hình chữ nhật màu sậm có chiều dài 10 ô và chiều rộng 1 ô • Bước 2: Dán biển báo • Dán chân biển báo • Dán hình tròn màu đỏ lên chân biển báo • Dán hình tròn màu xanh chồng lên hình tròn màu đỏ • Dán hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh, đặt xiên về phía trái. 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp thử gấp, cắt biển báo giao thông cấm đỗ xe . B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe − Hình cắt tương đối tròn, thẳng. Hình dán tương đối phẳng, cân đối Lưu ý: Cần gấp, cắt đúng số ô theo bài mẫu Mỗi em trong nhóm phải gấp, cắt được ít nhất 1 biển báo giao thông cấm đỗ xe . Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: Cần gấp, cắt đúng số ô theo bài mẫu 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe . Luyện thao tác gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe nhiều lần cho thành thạo. 2. Nhắc nhở người thân chấp hành tốt luật giao thông khi gặp biển báo giao thông cấm đỗ xe . TUẦN 19 & 20: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG (2 TIẾT) MỤC TIÊU − HS biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng − Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng − Ứng dụng được kĩ thuật cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng để làm thiếp chúc mừng chúc mừng người thân, bạn bè nhân dịp sinh nhật, tết, lễ… − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − − − − − − − − − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 Mẫu 1 thiếp chúc mừng đã trang trí. Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp. Giấy thủ công Tranh quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng 6 tờ giấy cho 6 nhóm Hồ dán Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Thiếp chúc mừng có hình gì? 2. Mặt thiếp được trang trí gì? Ghi nội dung gì? 3. Thiếp chúc mừng dùng để làm gì? 4. Em hãy kể những thiếp chúc mừng mà em biết? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Mỗi học sinh sưu tầm một thiếp chúc mừng − Bút màu; hồ dán; kéo, bút chì, sáp màu; − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm của thiếp chúc mừng mẫu và phán đoán cách cắt thiếp chúc mừng a) HS xem thiếp chúc mừng sưu tầm được (như đã chuẩn bị). b) GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát thiếp chúc mừng của mình, suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Thư kí tập hợp ý kiến. c) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. HS khác bổ sung ý kiến. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Thiếp chúc mừng được làm bằng giấy, có hình chữ nhật hoặc hình vuông, màu sắc phong phú. Mặt thiếp thường trang trí hoa rất đẹp và ghi lời chúc mừng. Thiếp chúc mừng dùng để cho mọi người viết lời chúc mừng, quan tâm lẫn nhau trong các dịp sinh nhật, lễ tết, mừng thọ, mừng nhà mới… b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của tất cả HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 10, xem hướng dẫn cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng hoặc GV treo tranh quy trình lên bảng. c) Làm thử: Dựa vào kí hiệu gấp hình trong bài 10 hoặc tranh quy trình, HS lấy giấy, bút chì, kéo thử thực hiện bước 1. Trao đổi với bạn xem mình cắt, gấp thiếp chúc mừng đúng chưa. 4. HS thực hiện các thao tác cắt, gấp giấy của bước 1 trước lớp a) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện bước 1. Những HS khác quan sát cách cắt, gấp của bạn. b) HS nêu vướng mắc, yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó 5. GV hướng dẫn thao tác, HS lĩnh hội, củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dùng tờ giấy thủ công để HD các thao tác cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừngtheo 2 bước: • Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng: • Cắt tờ giấy hình chữ nhật có chiều dài 20 ô,chiều rộng 15 ô • Gấp đôi tờ giấy theo chiều rộng được thiếp chúc mừng có chiều dài 15 ô, chiều rộng 10 ô • Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp thử cắt, gấp thiếp chúc mừng B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng − Hình cắt tương đối thẳng Mỗi em trong nhóm phải cắt, gấp, trang trí ít nhất 1 thiếp chúc mừng. Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừngđể làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. Luyện thao tác gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng nhiều lần cho thành thạo 2. Thường xuyên làm thiếp chúc mừng để chúc mừng người thân, bạn bè nhân dịp sinh nhật, tết, lễ… TUẦN 21 & 22: GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ (2 TIẾT) MỤC TIÊU − HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì − Gấp, cắt, dán được phong bì − Ứng dụng được kĩ thuật gấp, cắt, dán phong bì để làm phong bì gửi thư cho người thân, bạn bè vào các dịp sinh nhật, tết, lễ… − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 phong bì. Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp, cắt, dán phong bì − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Phong bì có hình gì? 2. Mặt trước phong bì ghi gì? 3. Phong bì dùng để làm gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán; kéo, bút chì, sáp màu; − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm của phong bì mẫu và phán đoán cách gấp, cắt phong bì a) HS xem phong bì mẫu (như đã chuẩn bị). b) GV phát phiếu học tập cho các nhóm. Các thành viên trong nhóm cùng nhau quan sát phong bì mẫu, suy nghĩ, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. Thư kí tập hợp ý kiến. c) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. HS khác bổ sung ý kiến. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Phong bì được làm bằng giấy, có hình chữ nhật, Mặt trước phía trên, bên trái của phong bì ghi địa chỉ người gửi; phía dưới, bên phải phong bì ghi địa chỉ người nhận. Phong bì dùng để cho mọi người gửi thư thăm nhau, chúc mừng, quan tâm lẫn nhau trong các dịp sinh nhật, lễ, tết… b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu, dụng cụ của tất cả HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 11, xem hướng dẫn gấp, cắt, dán phong bì hoặc GV treo tranh quy trình lên bảng. c) Làm thử: Dựa vào kí hiệu gấp hình trong bài 10 hoặc tranh quy trình, HS lấy giấy, bút chì, kéo thử thực hiện bước 1. Trao đổi với bạn xem mình cắt, gấp phong bì đúng chưa. 4. HS thực hiện các thao tác cắt, gấp giấy của bước 1, 2 trước lớp a) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện bước 1, 2. Những HS khác quan sát cách gấp, cắt của bạn. b) HS nêu vướng mắc, yêu cầu GV hướng dẫn thao tác khó 5. GV hướng dẫn thao tác, HS lĩnh hội, củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dùng tờ giấy thủ công để HD các thao tác gấp, cắt, dán phong bì theo 3 bước: • Bước 1: Gấp phong bì H1, H2, H3: • Bước 2: Cắt phong bì H4, H5 • Bước 3: Dán thành phong bì H6 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp thử gấp, cắt phong bì B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp, cắt, dán được phong bì − Cắt tương đối thẳng. Dán tương đối phẳng Mỗi em trong nhóm phải gấp, cắt, dán ít nhất 1 phong bì. Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình gấp, cắt, dán phong bì để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách gấp, cắt, dán phong bì (theo nhiều cách khác nhau). Tìm hiểu những cách làm phong bì khác nhau. Luyện thao tác gấp, cắt, trang trí phong bì nhiều lần cho thành thạo 2. Thường xuyên làm phong bì để gửi thư thăm hỏi, quan tâm,chúc mừng người thân, bạn bè nhân dịp sinh nhật, tết, lễ… TUẦN 23 & 24 BÀI 12 : ôN TẬP, KIỂM TRA CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN HÌNH (2 TIẾT) MỤC TIÊU - Củng cố được kiến thức , kĩ năng gấp các hình đã học. − Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất một sản phẩm đã học. − Ứng dụng kĩ thuật gấp, cắt, dán để làm đồ chơi. − Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. * Với HS khéo tay: − Phối hợp gấp ,cắt ,dán được ít nhất hai sản phẩm đã học. − Có thể gấp ,cắt ,dán được sản phẩm mới có tính sáng tạo. − TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: Học sinh chuẩn bị Giấy thủ công Bút màu; hồ dán, kéo TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A. Hoạt động thực hành 1. Kiểm tra: “Em hãy gấp, cắt, dán 1 trong những sản phẩm đã học từ hình 7 – 9” − Học sinh tự chọn 1 trong những nội dung đã học để làm bài kiểm tra. 2. Kiểm tra: “Em hãy gấp, cắt, dán 1 trong những sản phẩm đã học từ hình 10 – 11” − Học sinh tự chọn 1 trong những nội dung đã học để làm bài kiểm tra. - Tổ chức cho HS làm kiểm tra (giúp đỡ HS yếu). 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV nêu yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Gấp được ít nhất 1 hình − Các đường gấp tương đối thẳng và phẳng GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá B. Hoạt động ứng dụng Trang trí sản phẩm và trưng bày ở góc học tập. Làm đồ chơi tặng bạn TUẦN 25 & 26: BÀI 13. LÀM DÂY XÚC XÍCH (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của dây xúc xích. − Biết cách làm và làm được dây xúc xích − Ứng dụng được kĩ thuật làm dây xúc xích để làm đồ chơi ở nhà − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu dây xúc xích. Số dây xúc xích bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình làm dây xúc xích − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán; kéo − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Dây xúc xích làm bằng giấy có dạng như thế nào? Màu sắc như thế nào? 2. Dây xúc xích trong thực tế được làm bằng gì? Hình dạng như thế nào? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công 4-6 tờ có màu khác nhau; − Bút màu; hồ dán, kéo − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu làm dây xúc xích và phán đoán cách làm dây xúc xích a) GV sử dụng hình mẫu làm dây xúc xích đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu làm dây xúc xích. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Dây xúc xích gồm nhiều nan giấy được dán thành hình vòng tròn và móc vào nhau. Trong thực tế dây xúc xích được lằm bằng nhựa, kim loại, được dùng để khóa cửa, khóa cổng, khóa xe, xích chó mèo. Dây xúc xích trong bài để làm đồ chơi, trang trí góc học tập... b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu làm thuyền phẳng đáy có mui của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài, xem hướng dẫn làm dây xúc xích hoặc GV treo tranh quy trình làm dây xúc xích. c) HS quan sát các bước, thao tác làm dây xúc xích. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách làm dây xúc xích. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn làm dây xúc xích trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác làm dây xúc xích theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác làm dây xúc xích trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước làm dây xúc xích b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác làm dây xúc xích, nêu cách làm của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách làm của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả làm thuyền của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 13 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công để thực hiện các thao tác làm dây xúc xích theo 2 bước: • Bước 1: Cắt thành các nan giấy (hình1) • Bước 2: Dán nan giấy thành dây xúc xích (hình 2-5) 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp làm thử dây xúc xích B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Làm được dây xúc xích − Các vòng tương đối đều, màu sắc đẹp Mỗi em trong nhóm phải làm được ít nhất 1 dây xúc xích khoảng 20 vòng móc vào nhau Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình làm dây xúc xích để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS sinh có thể làm theo cách khác miễn sao làm được dây xúc xích bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách làm dây xúc xích, cùng làm dây xúc xích để chơi và trang trí góc học tập, phòng học... 2. Làm dây xúc xích tặng bạn. TUẦN 27 & 28: BÀI 14. LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của đồng hồ đeo tay . − Biết cách làm và làm được đồng hồ đeo tay − Ứng dụng được kĩ thuật làm đồng hồ đeo tay để làm đồ chơi − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu đồng hồ đeo tay . Số đồng hồ đeo tay bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình làm đồng hồ đeo tay − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán; kéo − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Đồng hồ đeo tay làm bằng giấy có dạng như thế nào? 2. Đồng hồ đeo tay trong thực tế được làm bằng gì ? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công 4-6 tờ có màu khác nhau; − Bút màu; hồ dán, kéo − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu làm đồng hồ đeo tay và phán đoán cách làm đồng hồ đeo tay a) GV sử dụng hình mẫu làm đồng hồ đeo tay đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu làm đồng hồ đeo tay . c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Đồng hồ đeo tay khi đeo vào tay có dạng vòng tròn. Trong thực tế đồng hồ đeo tay được lằm bằng nhựa, kim loại, dùng để biết giờ. Đồng hồ đeo tay trong bài để làm đồ chơi b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu làm đồng hồ đeo tay của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 14, xem hướng dẫn làm đồng hồ đeo tay hoặc GV treo tranh quy trình làm đồng hồ đeo tay . c) HS quan sát các bước, thao tác làm đồng hồ đeo tay . Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách làm đồng hồ đeo tay . d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn làm đồng hồ đeo tay trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác làm đồng hồ đeo tay theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác làm đồng hồ đeo tay trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước làm đồng hồ đeo tay b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác làm đồng hồ đeo tay, nêu cách làm của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách làm của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả làm đồng hồ đeo tay của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 14 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công để thực hiện các thao tác làm đồng hồ đeo tay theo 4 bước: • Bước 1: Cắt thành các nan giấy : • 1 nan: 24 ô x 3 ô để làm mặt đồng hồ • 1 nan: 35 ô x 3 ô để làm dây đồng hồ • 1 nan: 8 ô x 1ô để làm đai cài dây đồng hồ • Bước 2: Làm mặt đồng hồ (hình1-3) • Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ H4-5 • Bước 4: Vẽ số và kim lên mặt đồng hồ H6-7 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp làm thử đồng hồ đeo tay B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Làm được đồng hồ đeo tay − Các đường cắt và gấp thẳng, khá đều Mỗi em trong nhóm phải làm được ít nhất 1 đồng hồ đeo tay. Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình làm đồng hồ đeo tay để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. Lưu ý: HS có thể làm theo cách khác miễn sao làm được đồng hồ đeo tay bằng giấy. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách làm đồng hồ đeo tay , cùng làm đồng hồ đeo tay để làm đồ chơi. 2. Làm đồng hồ đeo tay tặng bạn. TUẦN 29&30: BÀI 15. LÀM VÒNG ĐEO TAY (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được hình dạng của vòng đeo tay . − Biết cách làm và làm được vòng đeo tay − Ứng dụng được kĩ thuật làm vòng đeo tay để làm đồ chơi − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu vòng đeo tay . Số vòng đeo tay bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − − − − Tranh quy trình làm vòng đeo tay 6 tờ giấy cho 6 nhóm Hồ dán; kéo Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Vòng đeo tay làm bằng giấy có dạng như thế nào? 2. Vòng đeo tay trong thực tế được làm bằng gì ? Có tác dụng gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán, kéo − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu làm vòng đeo tay và phán đoán cách làm vòng đeo tay a) GV sử dụng hình mẫu làm vòng đeo tay đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu làm vòng đeo tay . c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Vòng đeo tay khi đeo vào tay có dạng vòng tròn. Trong thực tế vòng đeo tay được lằm bằng nhựa, kim loại, dùng để làm trang sức . Vòng đeo tay trong bài để làm đồ chơi. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu làm vòng đeo tay của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 15, xem hướng dẫn làm vòng đeo tay hoặc GV treo tranh quy trình làm vòng đeo tay . c) HS quan sát các bước, thao tác làm vòng đeo tay . Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách làm vòng đeo tay . d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn làm vòng đeo tay trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác làm vòng đeo tay theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác làm vòng đeo tay trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước làm vòng đeo tay b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác làm vòng đeo tay, nêu cách làm của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách làm của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả làm vòng đeo tay của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 15 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công để thực hiện các thao tác làm vòng đeo tay theo 4 bước: • Bước 1: Cắt các nan giấy: Lấy 2 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan rộng 1 ô • Bước 2: Dán nối các nan giấy. Dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50 đến 60 ô, rộng 1 ô (làm 2 nan như vậy) • Bước 3: Gấp các nan giấy H1-4 • Bước 4: Hoàn chỉnh vòn đeo tay. Dán 2 đầu sợi dây vừa gấp, được vòng đeo tay bằng giấy H5 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp làm thử vòng đeo tay B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Làm được vòng đeo tay − Các đường cắt và gấp thẳng, khá đều Mỗi em trong nhóm phải làm được ít nhất 1 vòng đeo tay. Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình làm vòng đeo tay để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách làm vòng đeo tay , cùng làm vòng đeo tay để làm đồ chơi, đeo tay. 2. Làm vòng đeo tay tặng bạn. TUẦN 31 & 32: BÀI 16. LÀM COM BƯỚM (2 TIẾT) MỤC TIÊU − Mô tả được các bộ phận của con bướm. − Biết cách làm và làm được con bướm − Ứng dụng được kĩ thuật làm con bướm để làm đồ chơi. Có thể làm đàn bướm với kích thước to nhỏ và màu sắc khác nhau. − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu con bướm. Số con bướm bằng số nhóm HS trong lớp. − Giấy thủ công − Tranh quy trình làm con bướm − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán; kéo − Phiếu học tập Phiếu học tập 1. Con bướm làm bằng gì? 2. Con bướm gồm những bộ phận nào? 3. Con bướm trong thiên nhiên có ích lợi gì? 2. Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán, kéo − Vở thực hành Thủ công 2 (nếu có) − Thẻ có 2 mặt: xanh và đỏ TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN 1. Quan sát, khám phá đặc điểm hình dạng của mẫu làm con bướm và phán đoán cách làm con bướm a) GV sử dụng hình mẫu làm con bướm đã chuẩn bị để giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát. b) Các nhóm HS quan sát hình mẫu làm con bướm. c) GV phát phiếu học tập cho các nhóm và yêu cầu nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập. d) GV mời đại diện một số nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. 2. Cùng nhau kiểm tra lại kết quả hoạt động 1 a) GV tập hợp ý kiến và kết luận: Con bướm làm bằng giấy có 2 cánh và râu. Con bướm trong thiên nhiên có đầu thân, 2 cánh, râu. Con bướm trong bài được làm bằng giấy để làm đồ chơi. Trong thiên nhiên, bướm làm đẹp cho thiên nhiên, giúp cây kết trái. b) Các nhóm kiểm tra kết quả hoạt động 1 bằng cách đối chiếu nhận xét của nhóm với kết luận của GV. 3. Xem hướng dẫn và làm thử a) Kiểm tra sử chuẩn bị vật liệu làm vòng đeo tay của HS. b) GV yêu cầu HS mở Vở thực hành Thủ công 2- bài 16, xem hướng dẫn làm con bướm hoặc GV treo tranh quy trình làm con bướm. c) HS quan sát các bước, thao tác làm con bướm. Từng cặp HS trao đổi với nhau về cách làm con bướm. d) GV yêu cầu HS dựa vào kí hiệu chỉ dẫn làm con bướm trong tranh quy trình để thực hiện các thao tác làm con bướm theo kinh nghiệm, khả năng của bản thân. 4. HS biểu diễn thao tác làm con bướm trước lớp theo cách hiểu, khả năng của bản thân a) GV yêu cầu HS nêu các bước làm con bướm b) Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện trước lớp các thao tác làm con bướm, nêu cách làm của từng bước. Sau đó nêu thắc mắc và yêu cầu GV hướng dẫn những thao tác chưa hiểu, thao tác khó tự mình không làm được. Những HS khác quan sát cách làm của bạn. c) Nhận xét cách thực hiện thao tác và kết quả làm con bướm của HS thực hiện trên bảng. Chú ý động viên, khuyến khích những HS có tinh thần xung phong và thực hiện đúng các thao tác. 5. GV hướng dẫn thao tác, HS củng cổ, khắc sâu kiến thức GV dựa vào hướng dẫn thao tác mẫu trong bài 16 – SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công để thực hiện các thao tác làm con bướm theo 4 bước: • Bước 1: Cắt giấy • Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 14 ô • Cắt 1 tờ giấy hình vuông có cạnh 10 ô • Cắt 1 nan giấy hình chữ nhật khác màu dài 12 ô, rộng gần nửa ô để làm râu bướm. • Bước 2: Gấp cánh bướm H1-7 • Bước 3: Buộc thân bướm H8 • Bước 4: Làm râu bướm. 6. Áp dụng trực tiếp HS lấy giấy nháp làm thử con bướm B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 1.GV nêu nhiệm vụ và các yêu cầu cần đạt của bài thực hành − Làm được con bướm − Các đường gấp thẳng, khá đều Mỗi em trong nhóm phải làm được ít nhất 1 con bướm. Có thể trang trí các con bướm trong nhóm thành một bức tranh đàn bướm, vẽ thêm cảnh vậ thiên nhiên cho tranh thêm đep. Thời gian thực hành khoảng 30 – 35 phút 2. HS thực hành a) HS ngồi thành từng nhóm. Các em trao đổi với nhau về những thao tác còn chưa rõ. Có thể sử dụng Vở thực hành Thủ công 2 hoặc tranh quy trình làm con bướm để làm cho đúng. GV đến các nhóm quan sát. Nhóm nào có khó khăn thì giơ thẻ để GV biết và hỗ trợ.. 3. Trưng bày sản phẩm -Phân chia vị trí cho các nhóm trưng bày sản phẩm, nhóm nào xong trước trình bày trước. 4. HS tự nhận xét, đánh giá GV gọi một số HS lên bảng, dựa vào yêu cầu cần đạt của bài thực hành, nêu nhận xét, đánh giá sản phẩm của bạn. HS khác tự đánh giá sản phẩm của mình. 5. GV nhận xét, đánh giá C. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 1. Hỏi người thân về cách làm con bướm, cùng làm con bướm để làm đồ chơi. Trang trí để có những bức tranh đàn bướm khác nhau. 2. Làm bức tranh đàn bướm tặng bạn. TUẦN 33 ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH ( tiết 1) MỤC TIÊU − − − * − − Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2. Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học. Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. Với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học. Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN − GV - Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán. − HS - Giấy thủ công, vở. TIẾN TRÌNH A.Hoạt động thực hành: • Hoạt động 1 : Ôn tập . − Chia nhóm thực hành − Hướng dẫn các bước : • Bước 1 : Cắt giấy. • Bước 2 : Cắt dán, dây xúc xích, vòng đeo tay . • Bước 3 : Dán dây xúc xích, vòng đeo tay . − Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh. • Hoạt động 2 : Thi khéo tay làm đồ chơi. − Yêu cầu Học sinh tự làm đồ chơi theo ý thích. − Nhận xét, đánh giá đội nào có nhiều đồ chơi trưng bày đẹp là đội thắng cuộc . B. Hoạt động ứng dụng Làm đồ chơi ở nhà. Làm đồ chơi tặng bạn TUẦN 34 ÔN TẬP, THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH ( tiết 2) MỤC TIÊU − Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2. − Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học. − Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. * Với HS khéo tay: − Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học. − Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo. − TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN − GV - Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng. Kéo, hồ dán. − HS - Giấy thủ công, kéo, hồ dán − TIẾN TRÌNH Khởi động: Hát tập thể một bài hoặc tổ chức chơi trò chơi khoảng 1-2 phút. Dẫn dắt vào bài và nêu mục đích của bài A.Hoạt động thực hành: Hoạt động 1 : Ôn tập . − Chia nhóm thực hành − Hướng dẫn các bước : • Bước 1 : Cắt giấy. • Bước 2 : Cắt dán con bướm . • Bước 3 : Dán con bướm. − Nhận xét đánh giá sản phẩm của học sinh. Hoạt động 2 : Thi khéo tay làm đồ chơi. Yêu cầu Học sinh tự làm đồ chơi theo ý thích. − Nhận xét, đánh giá đội nào có nhiều đồ chơi trưng bày đẹp là đội thắng cuộc . B. Hoạt động ứng dụng Tự làm đồ chơi ở nhà. Làm đồ chơi tặng bạn TUẦN 35 TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH MỤC TIÊU − Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được. − Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo. − Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi. − Giáo dục HS biết trân trọng thành quả lao động của mình và của bạn − TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN. − Học sinh: Các sản phẩm trong năm học TIẾN TRÌNH Nhiệm vụ 1 : Trình bày sản phẩm − Gợi ý cho học sinh : Dán sản phẩm vào giấy roki theo thứ tự các bài đã học Nhiệm vụ 2 : Đánh giá. − Nhận xét đánh giá sản phẩm qua một năm học. − Nhận xét, đánh giá các sản phẩm của bạn và của chính mình.) − Cho HS trưng bày sản phẩm. − Hướng dẫn học sinh xem và tổng kết. − Tuyên dương một số sản phẩm đẹp. Nhiệm vụ 3: Nhận xét về tinh thần, thái độ, kết quả học tập của HS trong năm học [...]... về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều được gấp, cắt từ tờ giấy thủ công Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp − Giấy thủ công − Tranh gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược... phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − − − − − − − − − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 Mẫu 1 thiếp chúc mừng đã trang trí Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp Giấy thủ công Tranh quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng 6 tờ giấy cho 6 nhóm Hồ dán Phiếu học tập Phiếu học... HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu vòng đeo tay Số vòng đeo tay bằng số nhóm HS trong lớp − Giấy thủ công − − − − Tranh quy trình làm vòng đeo tay 6 tờ giấy cho 6 nhóm Hồ dán; kéo Phiếu học tập Phiếu học tập 1 Vòng đeo tay làm bằng giấy có dạng như thế nào? 2 Vòng đeo tay trong thực tế được làm bằng gì ? Có tác dụng gì? 2 Học... dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu con bướm Số con bướm bằng số nhóm HS trong lớp − Giấy thủ công − Tranh quy trình làm con bướm − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán; kéo − Phiếu học tập Phiếu học tập 1 Con bướm làm bằng gì? 2 Con bướm gồm những bộ phận nào? 3 Con bướm trong thiên nhiên có ích lợi gì? 2 Học sinh chuẩn... SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 phong bì Số bộ mẫu bằng số nhóm HS trong lớp − Giấy thủ công − Tranh quy trình gấp, cắt, dán phong bì − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán − Phiếu học tập Phiếu học tập 1 Phong bì có hình gì? 2 Mặt trước phong bì ghi gì? 3 Phong bì dùng để làm gì? 2 Học sinh chuẩn bị − Giấy nháp, giấy thủ công; − Bút màu; hồ dán; kéo, bút chì,... − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu dây xúc xích Số dây xúc xích bằng số nhóm HS trong lớp − Giấy thủ công − Tranh quy trình làm dây xúc xích − 6 tờ giấy cho 6 nhóm − Hồ dán; kéo − Phiếu học tập Phiếu học tập 1 Dây xúc xích làm bằng giấy có dạng như thế nào? Màu sắc như thế nào? 2 Dây xúc xích trong thực... cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe ; − Chấp hành tốt luật giao thông, góp phần giảm tai nạn Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp 2 – Phần TC − HD thực hiện chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu 1 biển báo giao thông cấm đỗ xe được gấp, cắt từ tờ giấy thủ công Số... SGV Nghệ thuật 2, phần Thủ công và dùng giấy thủ công để thực hiện các thao tác làm vòng đeo tay theo 4 bước: • Bước 1: Cắt các nan giấy: Lấy 2 tờ giấy thủ công khác màu cắt thành các nan rộng 1 ô • Bước 2: Dán nối các nan giấy Dán nối các nan giấy cùng màu thành 1 nan giấy dài 50 đến 60 ô, rộng 1 ô (làm 2 nan như vậy) • Bước 3: Gấp các nan giấy H1-4 • Bước 4: Hoàn chỉnh vòn đeo tay Dán 2 đầu sợi dây... TUẦN 21 & 22 : GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ (2 TIẾT) MỤC TIÊU − HS biết cách gấp, cắt, dán phong bì − Gấp, cắt, dán được phong bì − Ứng dụng được kĩ thuật gấp, cắt, dán phong bì để làm phong bì gửi thư cho người thân, bạn bè vào các dịp sinh nhật, tết, lễ… − Yêu thích tự hào về sản phẩm làm được, yêu thích học thủ công TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN 1.GV chuẩn bị: − Hướng dẫn tổ chức HĐGD thủ công lớp 2 trong VNEN. .. cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2 Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học Rèn tính cẩn thận, kiên nhẫn, khéo tay biết tự làm đồ chơi Với HS khéo tay: Làm được ít nhất hai sản phẩm thủ công đã học Có thể làm được sản phẩm mới có tính sáng tạo TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN − GV - Giấy thủ công, giấy màu, giấy trắng Kéo, hồ dán − HS - Giấy thủ công, vở TIẾN TRÌNH A.Hoạt động thực hành: • Hoạt ... HĐGD thủ công lớp VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp – Phần TC − HD thực chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe gấp, cắt từ tờ giấy thủ công Số mẫu số nhóm HS lớp − Giấy thủ công. .. HĐGD thủ công lớp VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp – Phần TC − HD thực chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu bướm Số bướm số nhóm HS lớp − Giấy thủ công − Tranh quy trình làm bướm − tờ giấy cho nhóm − Hồ dán;... thủ công lớp VNEN − SGV môn Nghệ thuật lớp – Phần TC − HD thực chuẩn KT, KN Thủ công2 − Mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui Số thuyền phẳng đáy có mui số nhóm HS lớp − Giấy thủ công − Tranh quy trình

Ngày đăng: 04/10/2015, 19:05

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan