1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án thủ công lớp 2 theo chương trình VNEN (FULL)

36 4K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 5,15 MB

Nội dung

GIÁO ÁN THỦ CÔNG LỚP 2 THEO CHƯƠNG TRÌNH VNEN Thủ công: Lớp 2 Tiết 1: GẤP TÊN LỬA I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp tên lửa - Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Quan sát và nhận xét mẫu tên lửa - GV cho HS quan sát mẫu tên lửa đã gấp và hướng dẫn HS nhận xét hình dáng, đặc điểm của tên lửa - Sau khi cho HS quan sát nhận xét GV thực hiện thao tác mở dần mẫu gấp tên lửa và gấp lại như hình dạng ban đầu để HS sơ bộ hiểu được các bước gấp tên lửa. - GV giới thiệu qua về tên lửa gấp bằng giấy thủ công 3. Đọc tài liệu, quan sát tranh hướng dẫn quy trình gấp tên lửa và tìm hiểu cách gấp - HS mở vở Thủ công, quan sát tranh quy trình tìm hiểu các bước gấp tên lửa và làm thử + Bước 1: Gấp tạo mũi và thân tên lửa - GV mời 1-2 HS lên bảng thực hiện gấp tạo mũi và thân tên lửa trên giấy thủ công, HS còn lại quan sát, thực hiện theo - HS nêu vướng mắc khi thực hiện bước này - GV nhận xét, nêu tóm tắt cách gấp và tạo thân tên lửa + Bước 2: Tạo tên lửa - HS quan sát tranh quy trình sau đó GV mời 1-2 HS lên bảng thao tác - HS quan sát, nhận xét các thao tác của bạn - GV nhận xét, hướng dẫn lại các thao tác sau đó tổ chức cho HS tập gấp tên lửa bằng giấy thủ công \ 4. GV dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành. ____________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 2: GẤP TÊN LỬA ( Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp tên lửa - Gấp được tên lửa. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. GV nêu yêu cầu bài thực hành 2. HS thực hành gấp tên lửa - HS thực hành gấp theo cá nhân - GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng - HS thực hành xong tự chấm vào phiếu đánh giá 3. Trưng bày sản phẩm - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình - Tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm chọn sản phẩm đẹp nhất thi sản phẩm đẹp - GV tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất 4. GV nhận xét đánh giá - GV tiếp thu các nhận xét của HS và đánh giá kết luận về kết quả thực hành của HS 2. Hoạt động ứng dụng \ - Tập tạo các đồ chơi cho mình bằng giấy thủ công - Dùng sản phẩm đã thực hành trang trí tại góc học tập và tặng cho bạn bè, người thân. ____________________________________ TIẾT 3: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC ( Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp máy bay phản lực - Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Quan sát nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu máy bay phản lực đã gấp gợi ý HS tìm hiểu các bộ phận, màu sắc của máy bay - GV yêu cầu HS so sánh máy bay phản lực với tên lửa - GV nhận xét, rút ra kết luận 3. Đọc tài liệu, quan sát tranh quy trình tìm hiểu các bước gấp - GV cho HS quan sát tranh quy trình gấp máy bay phản lực và yêu cầu HS tìm hiểu các bước gấp + Bước 1: Gấp tạo mũi, thân, cánh máy bay phản lực - GV mời 1-2 HS lên bảng thực hiện gấp tạo mũi, thân và cánh máy bay phản lực, các HS còn lại quan sát, thực hiện theo - HS nêu vướng mắc khi thực hiện bước này - GV nhận xét, nêu tóm tắt cách gấp mũi, thân và cánh máy bay - GV thao tác lại cách gấp từng bộ phận để HS quan sát nắm được + Bước 2: Tạo máy bay phản lực \ - GV yêu cầu HS quan sát tranh quy trình, gọi 2 HS lên bảng thực hiện bước tạo máy bay phản lực - GV uốn nắn thao tác cho HS - GV cho HS tập gấp máy bay phản lực bằng giấy thủ công 4. Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau thực hành. ____________________________________ TIẾT 4: GẤP MÁY BAY PHẢN LỰC ( Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp máy bay phản lực - Gấp được máy bay phản lực. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS nêu lại các bước cơ bản gấp máy bay phản lực - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước - GV tổ chức cho HS thực hành gấp theo cá nhân - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng. - GV gợi ý HS sau khi gấp xong có thể dùng bút trang trí thêm một số hình ảnh cho sản phẩm thêm sinh động 2. Trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình - Tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm chọn sản phẩm đẹp nhất thi sản phẩm đẹp - GV tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất - GV nhận xét, đánh giá 3. Nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau . 2. Hoạt động ứng dụng: \ - Dùng sản phẩm đã thực hành làm đồ chơi và trang trí - Giới thiệu với mọi người sản phẩm của mình ____________________________________ TIẾT 5: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI HOẶC GẤP MỘT ĐỒ CHƠI TỰ CHỌN ( Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Quan sát nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu máy bay đuôi rời đã gấp gợi ý HS tìm hiểu các bộ phận, màu sắc của máy bay - GV yêu cầu HS so sánh máy bay đuôi rời với máy bay phản lực và tên lửa - GV nhận xét, rút ra kết luận 3. Đọc tài liệu, quan sát tranh quy trình tìm hiểu các bước gấp - GV cho HS quan sát tranh quy trình gấp máy bay phản lực và yêu cầu HS tìm hiểu các bước gấp + Bước 1: Gấp đầu, cánh máy bay - GV mời 1-2 HS lên bảng thực hiện gấp tạo đầu và cánh máy bay, các HS còn lại quan sát, thực hiện theo - HS nêu vướng mắc khi thực hiện bước này - GV nhận xét, nêu tóm tắt cách gấp đàu và cánh máy bay - GV thao tác lại cách gấp từng bộ phận để HS quan sát nắm được + Bước 2: Tạo thân và đuôi - GV hướng dẫn HS cách dùng phần giấy còn lại để tạo thân, đuôi mấy bay - GV thao tác mẫu \ - Yêu cầu 1-2 HS thực hiện thao tác làm thân, đuôi máy bay - GV uốn nắn thao tác cho HS + Bước 3: Lắp máy bay hoàn chỉnh - GV thực hiện lắp ráp thân và đuôi máy bay để tạo máy bay đuôi rời hoàn chỉnh - GV yêu cầu 1-2 HS lên thực hiện lại thao tác trên - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện lại các thao tác gấp máy bay đuôi rời - GV cùng lớp nhận xét - GV cho cả lớp tập gấp máy bay đuôi rời hoặc tập làm một đồ chơi theo ý thích 5. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết sau thực hành ____________________________________ TIẾT 6: GẤP MÁY BAY ĐUÔI RỜI HOẶC GẤP MỘT ĐỒ CHƠI TỰ CHỌN ( Tiết 2) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp máy bay đuôi rời hoặc một đồ chơi tự chọn II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1-2 HS lên bảng thao tác gấp máy bay đuôi rời - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bước - GV tổ chức cho HS thực hành gấp theo cá nhân - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng. - GV gợi ý HS sau khi gấp xong có thể dùng bút tranh trí thêm một số hình ảnh cho sản phẩm thêm sinh động 2. Trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình - Tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm chọn sản phẩm đẹp nhất thi sản phẩm đẹp - GV tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất - GV nhận xét, đánh giá 2. Hoạt động ứng dụng: \ - Dùng sản phẩm đã thực hành làm đồ chơi và trang trí - Giới thiệu với mọi người sản phẩm của mình ____________________________________ TIẾT 7: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI ( Tiết 1) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui, các nếp gấp tương đói phẳng, thẳng.. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản 1. Nghe giới thiệu bài. 2. Quan sát nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu thuyền phẳng đáy không mui và yêu cầu HS tìm hiểu + Miêu tả hình dáng, màu sắc của mẫu thuyền phẳng đáy không mui? ( HS kể tên các bộ phận: Thân, đáy, mũi...) + Nêu tác dụng của thuyền ngoài thực tế? - GV nhận xét, rút ra kết luận - GV yêu cầu 1 HS lên mở mẫu thuyền ra thành HCN như ban đầu sau đó GV thao tác mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui cho HS quan sát 3. Quan sát tranh quy trình tìm hiểu các bước gấp - GV cho HS quan sát tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy không mui và yêu cầu HS tìm hiểu các bước gấp + Bước 1: Gấp 3 nếp gấp cách đều: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ( hình 2-5), 1-2 HS lên bảng nêu cách gấp và thực hành gấp trước lớp \ - GV quan sát, yêu cầu cả lớp thực hiện theo bạn - GV và cả lớp nhận xét về bước gấp tạo 3 nếp gấp cách đều - GV nêu tóm tắt lại cách gấp + Bước 2: Gấp tạo thân và mũi thuyền - GV cho HS lần lượt gấp các bước tiếp theo theo tranh hướng dẫn - Các nhóm cử 1 thành viên lên bảng thực hiện, các thành viên khác quan sát, làm theo + Bước 3: Tạo thuyền phẳng đáy không mui - GV thao tác lách ngón tay vào lòng thuyền và tiến hành lộn tạo thành chiếc thuyền phẳng đáy không mui cho HS quan sát - GV yêu cầu 2 HS thực hiện thao tác tạo thuyền - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện lại từ đầu các thao tác gấp thuyền phẳng đáy không mui 4. GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau ____________________________________ TIẾT 8: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY KHÔNG MUI ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy không mui - Gấp được thuyền phẳng đáy không mui, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.. II/ Tài liệu và phương tiện: Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu gấp thuyền phẳng đáy không mui. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy không mui - GV nhận xét, tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy không mui - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá \ - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình - Tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm chọn sản phẩm đẹp nhất thi sản phẩm đẹp - GV tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất - GV nhận xét, đánh giá 3. GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Dùng sản phẩm đã thực hành làm đồ chơi và trang trí - Giới thiệu với mọi người sản phẩm của mình ____________________________________ TIẾT 9: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành 1. Nghe giới thiệu bài. 2. Quan sát nhận xét - GV cho HS quan sát mẫu thuyền phẳng đáy có mui và yêu cầu HS tìm hiểu + Miêu tả hình dáng, màu sắc của mẫu thuyền phẳng đáy có mui? ( HS kể tên các bộ phận: Thân, đáy, mũi...) - HS so sánh giữa thuyền phẳng đáy có mui và thuyền phẳng đáy không mui. - GV yêu cầu 1 HS lên mở mẫu thuyền ra thành HCN như ban đầu sau đó GV thao tác mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui cho HS quan sát. \ 3. Quan sát tranh quy trình tìm hiểu các bước gấp - GV cho HS quan sát tranh quy trình gấp thuyền phẳng đáy có mui và yêu cầu HS tìm hiểu các bước gấp: + Bước 1: Gấp tạo mui thuyền: - Đặt ngang tờ giấy lên bàn ( mặt trái bên trên ) gấp mỗi đầu vào khoảng 2-3 ô. - Miết nếp gấp cho thẳng, phẳng. + Bước 2: Gấp 3 nếp gấp cách đều: - GV yêu cầu HS quan sát tranh ( hình 2-5), 1-2 HS lên bảng nêu cách gấp và thực hành gấp trước lớp - GV quan sát, yêu cầu cả lớp thực hiện theo bạn - GV và cả lớp nhận xét về bước gấp tạo 3 nếp gấp cách đều - GV nêu tóm tắt lại cách gấp + Bước 3: Gấp tạo thân và mũi thuyền - GV cho HS lần lượt gấp các bước tiếp theo theo tranh hướng dẫn - Các nhóm cử 1 thành viên lên bảng thực hiện, các thành viên khác quan sát, làm theo + Bước 4: Tạo thuyền phẳng đáy có mui - GV thao tác lách ngón tay vào lòng thuyền và tiến hành lộn tạo thành chiếc thuyền phẳng đáy có mui cho HS quan sát - GV yêu cầu 2 HS thực hiện thao tác tạo thuyền - GV nhận xét, yêu cầu HS thực hiện lại từ đầu các thao tác gấp thuyền phẳng đáy có mui - Tổ chức cho HS tập gấp thuyền phẳng đáy có mui. 4. GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. ____________________________________ TIẾT10: GẤP THUYỀN PHẲNG ĐÁY CÓ MUI ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp thuyền phẳng đáy có mui - Gấp được thuyền phẳng đáy có mui, các nếp gấp tương đối phẳng, thẳng.. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu gấp thuyền phẳng đáy có mui. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành \ 1. HS thực hành - GV yêu cầu 1 – 2 HS nhắc lại các bước gấp thuyền phẳng đáy có mui - GV nhận xét, tổ chức cho HS thực hành gấp thuyền phẳng đáy có mui - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng 2. Trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá - GV cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm của mình - Tổ chức cho HS tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình - Các nhóm chọn sản phẩm đẹp nhất thi sản phẩm đẹp - GV tổ chức cho HS bình chọn sản phẩm đẹp nhất - GV nhận xét, đánh giá 3. GV nhận xét chung tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Dùng sản phẩm đã thực hành làm đồ chơi và trang trí - Giới thiệu với mọi người sản phẩm của mình ____________________________________ TIẾT11: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất 1 hình để làm đồ chơi. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu các hình đã học - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản 1. Nghe giới thiệu bài \ 2. Củng cố kiến thức đã học - GV yêu cầu HS nhớ lại các bài đã học và tìm hiểu: + Tên các bài đã học? (Gấp tên lửa, gấp máy bay phản lực...) + Quy trình gấp các sản phẩm đó? - GV nhận xét, bổ xung kiến thức cho các nhóm - GV cùng cả lớp hệ thống lại toàn bộ kiến thức, quy trình thực hiện từng bài đã học ( Mỗi sản phẩm cho 1-2 HS thực hành mẫu cho cả lớp quan sát, nhận xét ) - GV cho HS thực hành gấp các sản phẩm đã học. ______________________________________ TIẾT 12: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ GẤP HÌNH ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Củng cố được kiến thức, kĩ năng gấp hình đã học. - Gấp được ít nhất 1 hình để làm đồ chơi. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu các hình đã học - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Thực hành - GV yêu cầu HS chọn cho mình sản phẩm để thực hành, mỗi HS chọn gấp được ít nhất 1 sản phẩm - HS thực hành cá nhân - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng 2. Nhận xét, đánh giá sản phẩm - GV tổ chức cho các nhóm trưng bày, nhận xét sản phẩm: + Số lượng sản phẩm gấp được + Hình gấp cân đối, thẳng, phẳng... - HS tự đánh giá, chọn ra sản phẩm đẹp nhất của nhóm 3. GV nhận xét, đánh giá, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. \ 2. Hoạt động ứng dụng: - Trang trí sản phẩm tại góc học tập theo ý thích. ____________________________________ TIẾT 13: GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu - Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu hình tròn đã cắt dán - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu về hình tròn đã cắt dán - GV cho HS quan sát hình tròn đã cắt dán để HS nhận biết được hình tròn được cắt và dán từ giấy thủ công. - GV nêu tóm tắt 3. HS tìm hiểu cách cắt dán hình tròn - GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách cắt dán hình tròn và thao tác mẫu, hướng dẫn HS quy trình thực hiện: a. Bước 1: Gấp hình: - GV hướng dẫn HS cắt hình vuông cạnh 6 ô, thao tác gấp hình vuông làm tư theo đường chéo( h 2a), tiếp tục gấp (h 2b) sau đó mở ra gấp các mép sát vào nhau theo đường dấu giữa ( h 3 ) - GV yêu cầu mỗi nhóm 1 HS thao tác thực hiện gấp cho cá bạn quan sát - GV quan sát, nhận xét, uốn nắn thao tác cho HS b. Bước 2: Cắt hình tròn: - GV thao tác mẫu cho HS quan sát \ + Lật mặt sau của hình đã gấp ( h 4 ) cắt theo đường dấu ( h 5a ) sau đó sửa hình ta được hình tròn - Yêu cầu HS nêu cách thực hiện - GV nhận xét, thao tác lại cho HS quan sát và nêu cách cắt hình cho HS nắm được. c. Bước 3: Dán hình: - GV nêu cách thực hiện, thao tác dán mẫu + Dùng hồ dán bôi một lớp mỏng sau đó đặt hình cân đối, miết nhẹ tay hình sẽ phẳng - GV cho HS quan sát hình tròn vừa cắt dán 4. HS tập cắt, dán hình tròn - GV tổ chức cho HS tập cắt dán hình tròn theo các bước 5. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau thực hành. ____________________________________ TIẾT 14: GẤP, CẮT, DÁN HÌNH TRÒN ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán hình tròn - Gấp, cắt, dán được hình tròn. Hình có thể chưa tròn đều và có kích thước to nhỏ tùy thích. Đường cắt có thể mấp mô. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu hình tròn đã cắt dán - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn - GV yêu cầu HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán hình tròn - GV nhận xét, nêu lại các bước cho HS nắm vững quy trình - HS thực hành gấp, cắt, dán hình tròn - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng. \ 2. Nhận xét, đánh giá - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm theo nhóm, các nhóm tự nhận xét, đánh giá, chọn ra các sản phẩm đẹp - GV nhận xét bài 3. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Trưng bày sản phẩm tại góc học tập - Tập ứng dụng cắt dán hình tròn vào việc tạo hình như cắt dán bông hoa, quả bóng... ____________________________________ TIẾT 15: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc nhỏ hơn kích thước GV hướng dẫn. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu về biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều - HS quan sát mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều và tìm hiểu: + Biển báo gồm mấy phần? ( Gồm hai phần: mặt và chân biển báo ) \ + Nêu đặc điểm các phần của biển báo? (Mặt biển báo cấm xe đi ngược chiều có hình tròn, màu đỏ. Ở giữa biển có hình chữ nhật nằm màu trắng. Chân biển báo có dạng HCN đứng ) - GV nhận xét giới thiệu thêm về tác dụng của biển báo cấm xe đi ngược chiều. 3. HS tìm hiểu cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông - GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn quy trình và mẫu biển báo đã cắt dán hướng dẫn mẫu các bước : a. Bước 1: Gấp cắt biển báo + Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6ô. Cắt HCN màu trắng có chiều dài 4ô, rộng 1ô. Cắt HCN màu khác có cạnh dài 10ô, rộng 1ô làm chân biển báo b. Bước 2: Dán biển báo + Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng. Dán hình tròn làm biển báo chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô. Dán HCN màu trắng vào giữa hình tròn. 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. _______________________________________ TIẾT 16: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM XE ĐI NGƯỢC CHIỀU ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc nhỏ hơn kích thước GV hướng dẫn. II/ Tfai liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện - GV nêu lại các bước a. Bước 1: Gấp cắt biển báo \ + Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6ô + Cắt HCN màu trắng có chiều dài 4ô, rộng 1ô + Cắt HCN màu khác có cạnh dài 10ô, rộng 1ô làm chân biển báo b. Bước 2: Dán biển báo + Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng + Dán hình tròn làm biển báo chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô + Dán HCN màu trắng vào giữa hình tròn - GV cho HS thực hành -Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho cá HS còn lúng túng 2. Nhận xét đánh giá - GV cho HS trưng bày sản phẩm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét đánh giá - GV nhận xét đánh giá 3. GV dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Trưng bày sản phẩm tại góc học tập - Tìm hiểu thêm về cá loại biển báo giao thông. ____________________________________ TIẾT 17: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài \ 2. HS quan sát, tìm hiểu về biển báo giao thông cấm đỗ xe - GV yêu cầu HS quan sát mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe và yêu cầu HS tìm hiểu: + Biển báo gồm mấy phần? ( Gồm hai phần: mặt và chân biển báo ) + Nêu đặc điểm các phần của biển báo? (Mặt biển báo cấm đỗ xe có hình tròn màu đỏ. Ở giữa biển có hình tròn màu xanh và gạch chéo màu đỏ. Chân biển báo có dạng HCN đứng ) - GV nhận xét giới thiệu thêm về tác dụng của biển báo cấm đỗ xe. 3. HS quan sát tranh quy trình, tìm hiểu cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe - GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn quy trình và mẫu biển báo đã cắt dán hướng dẫn mẫu các bước : a. Bước 1: Gấp cắt biển báo + Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô + Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô + Cắt HCN màu đỏ có chiều dài 4ô, rộng 1ô + Cắt HCN màu khác có cạnh dài 10ô, rộng 1ô làm chân biển báo b. Bước 2: Dán biển báo + Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng + Dán hình tròn màu đỏ làm biển báo chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô + Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ + Dán HCN đỏ vào giữa hình tròn màu xanh theo đường chéo. - HS tập gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe theo các bước. 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. ____________________________________ TIẾT 18: GẤP, CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm xe đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu biển báo giao thông cấm đỗ xe. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... \ III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành gấp cắt dán biển báo giao thông - GV yêu cầu HS nêu lại cách thực hiện - GV nêu lại các bước a. Bước 1: Gấp cắt biển báo + Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô + Gấp cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô + Cắt HCN màu đỏ có chiều dài 4ô, rộng 1ô + Cắt HCN màu khác có cạnh dài 10ô, rộng 1ô làm chân biển báo b. Bước 2: Dán biển báo + Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng + Dán hình tròn màu đỏ làm biển báo chờm lên chân biển báo khoảng nửa ô + Dán hình tròn màu xanh ở giữa hình tròn màu đỏ + Dán HCN đỏ vào giữa hình tròn màu xanh theo đường chéo. - GV cho HS thực hành -Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho cá HS còn lúng túng 2. Nhận xét đánh giá - GV cho HS trưng bày sản phẩm và tiến hành nhận xét đánh giá - HS tự nhận xét đánh giá - GV nhận xét đánh giá 3. GV dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Trưng bày sản phẩm tại góc học tập - Tìm hiểu thêm về cá loại biển báo giao thông. ____________________________________ Tiết 19: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng. - Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt được thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.. II/ Tài liệu và phương tiện : \ Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu thiếp chúc mừng đã cắt, gấp trang trí.. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu thiếp chúc mừng - GV cho HS quan sát thiếp chúc mừng đã chuẩn bị và yêu cầu HS quan sát tìm hiểu: + Hình dáng thiếp chúc mừng? ( Nhiều hình dáng khác nhau như: vuông, tròn..) + Thiếp thường có nội dung gì? ( Chúc mừng các ngày Lễ, ngày kỉ niệm...) + Thiếp được trang trí ra sao? ( Trang trí đẹp, bắt mắt ) + Thiếp thường được sử dụng làm gì? - GV nhận xét, nêu tóm tắt về thiếp chúc mừng 3. HS tìm hiểu các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng - GV viên treo tranh quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng yêu cầu HS quan sát, nêu các bước thực hiện - GV nhận xét, hướng dẫn các bước: a. Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng: + Cắt tờ giấy trắng hoặc giấy thủ công có chiều dài 20 ô, rộng 15 ô. + Gấp đôi theo chiều ngang được thiếp chúc mừng có kích thước rộng 10 ô, dài 15 ô. - GV cho HS các nhóm thực hiện cắt, gấp thiếp chúc mừng - Quan sát, nhận xét thao tác cho HS b. Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng - GV gợi ý HS cách trang trí thiếp chúc mừng phù hợp với nội dung: + Có thể cắt, dán, hoặc vẽ trang trí theo ý thích + Viết thêm lời chúc theo ý thích 4. HS tập cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng theo ý thích. 5. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. \ ___________________________________ Thủ công: Lớp 2 TIẾT 20: CẮT, GẤP, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, trang trí thiếp chúc mừng. - Cắt, gấp trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt được thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. Nội dung và hình thức trang trí có thể đơn giản.. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu thiếp chúc mừng đã cắt, gấp trang trí.. - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng - GV yêu cầu HS nêu lại các bước cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng - GV nhận xét, tóm tắt lại các bước - HS thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng. - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phâmmr của mình. 3. Nhận xét đánh giá - HS các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá + Cách cắt, gấp: Đều, phẳng + Cách trang trí: Vẽ họa tiết đẹp, rõ nội dung - GV nhận xét đánh giá cho các nhóm. - GV cho các nhóm lựa chọn sản phẩm đẹp, thi sản phẩm đẹp nhất. 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: \ - Trang trí tại góc học tập. - Cắt, gấp, trang trí một thiếp chúc mừng và tặng cho người thân của mình. ___________________________________ Tiết 21: GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán phong bì. - Gấp cắt dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng, thẳng. Phong bì có thể chưa cân đối. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu thiếp phong bì đã gấp, cắt, dán, giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu về cái phong bì - GV cho HS quan sát mẫu phong bì và yêu cầu HS tìm hiểu: + Phong bì thường có hình gì? ( Hình chữ nhật ) + Mặt trước và mặt sau phong bì như thế nào? ( Mặt trước ghi người gửi và người nhận. Mặt sau dán theo hai cạnh...) + So sánh kích thước phong bì và thiếp chúc mừng? - GV nhận xét, bổ xung. 3. HS tìm hiểu các bước gấp, cắt, dán phong bì - GV cho HS quan sát tranh hướng dẫn cách gấp và yêu cầu HS tìm hiểu - GV hướng dẫn HS các bước. ( HS quan sát, tìm hiểu nắm các bước ) a. Gấp phong bì: GV thao tác mẫu: + Lấy một tờ giấy thủ công, gấp thành 2 phần theo chiều rộng (h1 ) sao cho mép dưới cách mép trên khoảng 2 ô ( h2 ). + Gấp 2 bên hình 2 khoảng 1 ô rưỡi lấy đường dấu gấp. + Mở hai đường dấu gấp, gấp chéo các góc (h3) lấy đường dấu gấp. \ - HS tập làm theo các bước - GV quan sát, nhận xét. b. Cắt phong bì: + Mở tờ giấy, cắt bỏ phần gạch chéo theo đường dấu ở hình 4 được hình 5. c. Dán phong bì: + Gấp lại theo nếp gấp (h5), dán hai mép theo đường dấu (h6 ) được chiếc phong bì. 4. GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt dán phong bì theo ý thích. __________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 22: GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán phong bì. - Gấp cắt dán được phong bì. Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng, thẳng. Phong bì có thể chưa cân đối. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu thiếp phong bì đã gấp, cắt, dán - Giấy thủ công, keo dán... Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì. - GV yêu cầu HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán phong bì - GV nhận xét, nêu lại các bước - HS thực hành gấp, cắt, dán phong bì - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng tùng. 3. Nhận xét đánh giá - GV tổ chức cho các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét về: + Cách gấp, cắt, dán, đường gấp, nếp gấp... \ - GV nhận xét, đánh giá 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Trưng bày sản phẩm tại góc học tập. - Gấp, cắt, dán một cái phong bì theo ý thích và tặng cho người thân của mình. ___________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 23: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu các sản phẩm gấp cắt dán đã học Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Củng cố kiến thức - GV cho HS củng cố lại kiến thức đã học theo các câu hỏi: + Tên các bài gấp cắt, dán đã học? ( Hình tròn, biển báo giao thông...) + Đặc điểm của từng sản phẩm ra sao? + Quy trình thực hiện gấp. Cắt, dán các sản phẩm đó? - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bài đã học và quy trình thực hiện. - GV thao tác mẫu cách thực hiện cho HS quan sát để HS nắm rõ hơn. 3. GV tổ chức cho HS tập gấp, cắt dán một sản phẩm theo ý thích. __________________________________ \ Thủ công: Lớp 2 Tiết 24: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học. - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu các sản phẩm gấp cắt dán đã học Học sinh: - Giấy thủ công,bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài - GV yêu cầu 1-2 HS nêu lại tên và quy trình thực hiện 1 sản phẩm đã học - GV nhận xét, nêu tóm tắt lại các bài đã học và quy trình thực hiện. 2. HS thực hành gấp, cắt dán một sản phẩm theo ý thích. - Tong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình. 3. Nhận xét đánh giá - GV cho HS các nhóm trưng bày sản phẩm và nhận xét đánh giá + Cách cắt, gấp: Đều, phẳng + Cách trang trí: Vẽ họa tiết đẹp, rõ nội dung - GV nhận xét đánh giá cho các nhóm. - GV cho các nhóm lựa chọn sản phẩm đẹp, thi sản phẩm đẹp nhất. 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng: - Trang trí tại góc học tập. - Cắt, gấp, trang trí một thiếp chúc mừng và tặng cho người thân của mình. __________________________________ \ Thủ công: Lớp 2 Tiết 25: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm dây xúc xích trang trí. - Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây tương đối đều nhau. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu dây xúc xích trang trí Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát, tìm hiểu về dây xúc xích trang trí - GV giới thiệu dây xúc xích mẫu và đặt câu hỏi: + Các vòng của dây xúc xích làm bằng gì? ( Làm bằng giấy thủ công ) + Hình dáng, kích thước ra sao? ( Các vòng giấy nối lại với nhau ) + Để có được dây xúc xích ta phải làm thế nào? ( Cắt, dán các vòng giấy...) - GV nhận xét kết luận 3. HS tìm hiểu cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công - GV hướng dẫn HS theo các bước: a. Cắt các nan giấy + Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công màu khác nhau mỗi tờ cắt từ 4-6 nan có kích thước rộng 1 ô dài 12 ô. b. Dán các nan thành dây xúc xích + Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành hình tròn + Bôi hồ vào đầu nan thứ 2 và luồn vào vòng nan thứ 1 sau đó dán thành vòng tròn thứ 2 + Bôi hồ vào đầu nan thứ 3 khác màu sau đó luồn vào vòng nan thứ 2 dán thành vòng tròn thứ 3 + Làm tương tự với các vòng nan 4, 5, 6… cho đến hết các nan - GV yêu cầu HS nhắc lại cách làm dây xúc xích sau đó cho HS tập làm dây xúc xích \ 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. __________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 26: LÀM DÂY XÚC XÍCH TRANG TRÍ ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm dây xúc xích trang trí. - Cắt, dán được dây xúc xích trang trí. Đường cắt tương đối thẳng. Có thể chỉ cắt, dán được ít nhất 3 vòng tròn. Kích thước các vòng tròn của dây tương đối đều nhau. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu dây xúc xích trang trí Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS nêu lại cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công - GV yêu cầu 1-2 HS nêu cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công - Nhận xét, khái quát lại các bước: a. Cắt các nan giấy + Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công màu khác nhau mỗi tờ cắt từ 4-6 nan có kích thước rộng 1 ô dài 12 ô. b. Dán các nan thành dây xúc xích + Bôi hồ vào một đầu nan và dán nan thứ nhất thành hình tròn + Bôi hồ vào đầu nan thứ 2 và luồn vào vòng nan thứ 1 sau đó dán thành vòng tròn thứ 2 + Bôi hồ vào đầu nan thứ 3 khác màu sau đó luồn vào vòng nan thứ 2 dán thành vòng tròn thứ 3 + Làm tương tự với các vòng nan 4, 5, 6… cho đến hết các nan - GV yêu cầu 1 HS nhắc lại cách làm dây xúc xích 3. HS thực hành làm dây xúc xích trang trí - GV yêu cầu HS thực hành làm dây xúc xích trang trí theo ý thích \ - Trong khi thực hành GV quan sát, uốn nắn cho các HS còn lúng túng. 4. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - Tổ chức cho các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm về: + Cách cắt dán các nan: đều, đẹp... + Dây xúc xích tương đối đẹp - HS tự đánh giá - GV nhận xét, đánh giá 5. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng - Trưng bày tại góc học tập - Làm một dây xúc xích trag trí theo ý thích. __________________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 27: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay. - Làm được đồng hồ đeo tay. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu đồng hồ đeo tay. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát tìm hiểu về đồng hồ đeo tay - GV giới thiệu mẫu đồng hồ đeo tay làm bằng giấy và gợi ý HS nhận xét: + Vật liệu làm đồng hồ? + Các bộ phận của đồng hồ? \ - GV nhận xét, giới thiệu tác dụng, hình dáng, màu sắc… của đồng hồ thật 3. HS tìm hiểu cách làm đồng hồ đeo tay - GV hướng dẫn HS cách làm đồng hồ đeo tay theo các bước: a. Bước 1: Cắt thành các nan giấy + Cắt 1 nan giấy dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ + Cắt và dán một nan giấy khác dài 30-35 ô rộng gần 3 ô. Cắt vát hai bên đầu nan để làm dây đeo đồng hồ + Cắt một nan dài 8 ô rồng 1 ô làm đai b. Bước 2: Làm mặt đồng hồ + Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ H1 + Gấp cuốn tiếp cho đến hết giấy như H2 c. Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ + Gài một đầu nan giấy làm dây đeo vào mặt đồng hồ H4 + Gấp nan đè lên được nếp gấp cuối H5 + Dán hai đầu nan giấy dài 8 ô làm đai giữ đồng hồ d. Bước 4: Vẽ số, kim lên mặt đồng hồ + GV hướng dẫn HS lấy dấu sau đó ghi số và vẽ kim cho đồng hồ - GV cho HS tập làm đồng hồ đeo tay bằng giấy 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. __________________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 28: LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay. - Làm được đồng hồ đeo tay. II/ Tài liệu và phương tiện: Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu đồng hồ đeo tay. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài \ 2. HS thực hành làm đồng hồ đeo tay - GV yêu cầu HS nêu lại các bước làm đồng hồ đeo tay. a. Bước 1: Cắt thành các nan giấy + Cắt 1 nan giấy dài 24 ô, rộng 3 ô để làm mặt đồng hồ + Cắt và dán một nan giấy khác dài 30-35 ô rộng gần 3 ô. Cắt vát hai bên đầu nan để làm dây đeo đồng hồ + Cắt một nan dài 8 ô rồng 1 ô làm đai b. Bước 2: Làm mặt đồng hồ + Gấp một đầu nan giấy làm mặt đồng hồ H1 + Gấp cuốn tiếp cho đến hết giấy như H2 c. Bước 3: Gài dây đeo đồng hồ + Gài một đầu nan giấy làm dây đeo vào mặt đồng hồ H4 + Gấp nan đè lên được nếp gấp cuối H5 + Dán hai đầu nan giấy dài 8 ô làm đai giữ đồng hồ d. Bước 4: Vẽ số, kim lên mặt đồng hồ - GV cho HS thực hành làm đồng hồ đeo tay bằng giấy 3. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - Tổ chức cho các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm về: + Cách cắt dán các nan và làm đồng hồ: đều, đẹp... + Đồng hồ cân đối, đẹp mắt. - HS tự đánh giá - GV nhận xét, đánh giá 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng - Trưng bày tại góc học tập - Làm một chiếc đồng hồ và tặng cho bạn thân của mình. ______________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 29: LÀM VÒNG ĐEO TAY ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm vòng đeo tay. - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vồng tương đối đều nhau. Dán và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. \ II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu vòng đeo tay. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS quan sát tìm hiểu về vòng đeo tay - GV giới thiệu mẫu vòng đeo tay làm bằng giấy và gợi ý HS nhận xét: + Vật liệu làm vòng? - GV nhận xét, giới thiệu tác dụng, hình dáng, màu sắc… của vòng đeo tay . 3. HS tìm hiểu cách làm vòng đeo tay - GV hướng dẫn HS cách làm vòng đeo tay theo các bước: a. Bước 1: Cắt thành các nan đan - Lấy 2 tờ giấy thủ công màu khác nhau, cắt thành các nan giấy rộng 1 ô b. Bước 2: Dán nối các nan - Dán nối các nan giấy cùng màu lại với nhau thành 1 nan dài 50 ô c. Bước 3: Gấp các nan đan - Dán 2 đầu của 2 nan ( H1 ) - Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan ( H2 ) - Gấp nan ngang đè lại nan dọc ( H3 ) - Tiếp tục gấp cho tới khi hết nan giấy d. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay - Dán hai đầu sợi dây vừa gấp được vòng đeo tay - GV tổ chức cho HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy 4. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. _____________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 30: LÀM VÒNG ĐEO TAY ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm vòng đeo tay. \ - Làm được vòng đeo tay. Các nan làm vòng tương đối đều nhau. Dán và gấp được các nan thành vòng đeo tay. Các nếp gấp có thể chưa phẳng, chưa đều. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu vòng đeo tay. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động thực hành: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS nêu lại các bước làm vòng đeo tay. - GV nhận xét, hướng dẫn HS cách làm vòng đeo tay theo các bước: a. Bước 1: Cắt thành các nan đan - Lấy 2 tờ giấy thủ công màu khác nhau, cắt thành các nan giấy rộng 1 ô b. Bước 2: Dán nối các nan - Dán nối các nan giấy cùng màu lại với nhau thành 1 nan dài 50 ô c. Bước 3: Gấp các nan đan - Dán 2 đầu của 2 nan ( H1 ) - Gấp nan dọc đè lên nan ngang sao cho nếp gấp sát mép nan ( H2 ) - Gấp nan ngang đè lại nan dọc ( H3 ) - Tiếp tục gấp cho tới khi hết nan giấy d. Bước 4: Hoàn chỉnh vòng đeo tay - Dán hai đầu sợi dây vừa gấp được vòng đeo tay - GV tổ chức cho HS tập làm vòng đeo tay bằng giấy 3. HS thực hành làm vòng đeo tay bằng giấy 4. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - Tổ chức cho các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm. - HS tự đánh giá - GV nhận xét, đánh giá 5. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng \ - Trưng bày tại góc học tập - Làm một chiếc vòng đeo tay bằng giấy và tặng cho bạn thân của mình. _________________________________________ Thủ công: Lớp 2 Tiết 31+ 32: LÀM CON BƯỚM I/ Mục tiêu: - Biết cách làm con bướm bằng giấy. - Làm được con bướm bằng giấy. Con bướm tương đối cân đối. Các nếp gấp tương đối đều, phẳng. II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu con bướm bằng giấy. Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công... III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Quan sát nhận xét, tìm hiểu về con bướm - GV cho HS quan sát mẫu con bướm bằng giấy thủ công và đặt câu hỏi gợi ý: + Con bướm được làm bằng gì? ( Bằng giấy thủ công ) + Con bướm có những bộ phận nào? ( Có cánh, đầu,...) - GV nhận xét câu trả lời. GV giới thiệu khái quát về con bướm trong tự nhiên và con bướm bằng giấy thủ công 3. HS tìm hiểu cách làm con bướm bằng giấy thủ công - GV hướng dẫn HS làm con bướm theo các bước: a. Bước 1: Cắt giấy - Cắt 1 tờ giấy hình vuông cạnh 14 ô - Cắt 1 tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô - Cắt 1 nan giấy dài 12 ô, rộng gần nửa ô làm râu bướm b. Bước 2: Gấp cánh bướm - Tạo các đường nếp gấp: + Gấp đôi tờ giấy hình vuông 14 ô theo đường chéo \ + Gấp liên tiếp 3 lần tương tự như vậy + Mở tờ giấy trở về dạng hình vuông ban đầu. Gấp đôi lại lấy dấu giữa ta được đôi cánh bướm thứ nhất + Gấp tờ giấy hình vuông cạnh 10 ô tương tự hình vuông thứ nhất ta được cánh bướm thứ 2 c. Bước 3: Buộc thân con bướm - Dùng chỉ buộc chặt 2 cánh con bướm ở nếp gấp giữa sao cho 2 cánh bướm mở theo hai hướng ngược chiều nhau d. Bước 4: Làm râu bướm - Gấp đôi nan giấy làm râu bướm, mặt có dòng kẻ ô bên ngoài. Dùng thân bút chì hoặc mũi kéo làm cong râu bướm - Dán râu bướm vào thân bướm - HS tập làm con bướm bằng giấy thủ công 2. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành làm con bướm bằng giấy thủ công 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - Tổ chức cho các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm. - HS tự đánh giá - GV nhận xét, đánh giá 3. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 2. Hoạt động ứng dụng - Trưng bày tại góc học tập - Làm một con bướm bằng giấy và tặng cho bạn thân của mình. _________________________________________ Thủ công: Lớp 2 TIẾT 33+34: ÔN TẬP THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH I/ Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2 - Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Mẫu các mô hình đã học + SGV, giấy thủ công… \ - Học sinh: + Giấy thủ công, kéo, keo dán… III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. HS củng cố lại kiến thức đã học - GV chia nhóm, yêu cầu HS thảo luận về nội dung các bài đã học + Kể tên các bài đã học? + Nêu lại các bước cơ bản làm đồ vật theo theo quy trình? - GV cho từng nhóm báo cáo - Nhận xét bổ xung - GV cùng HS khái quát lại các bài đã học và quy trình làm sản phẩm của các bài cụ thể. 2. Hoạt động thực hành: 1. HS thực hành làm sản phẩm đã học - GV yêu cầu HS nêu tên sản phẩm mình định làm - GV cho HS thực hành làm một sản phẩm đã học theo ý thích - Trong khi thực hành GV quan sát,uốn nắn thao tác cho các HS còn lúng túng để các em hoàn thiện sản phẩm của mình 2. Trưng bày sản phẩm, nhận xét đánh giá - Tổ chức cho các nhóm trưng bày và nhận xét sản phẩm. - HS tự nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá - Tổ chức cho HS thi sản phẩm đẹp nhất, chọn ra sản phẩm đẹp nhất và trưng bày tại góc học tập. 3. GV nhận xét tiết học, dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau. 3. Hoạt động ứng dụng - Trưng bày tại góc học tập - Làm 2 sản phẩm theo ý thích và tặng cho người thân của mình. \ _________________________________________ Thủ công: Lớp 2 TIẾT 35: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH I/ Mục tiêu: - Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được - Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Mẫu các sản phẩm đã học + SGV, giấy thủ công… - Học sinh: + Các sản phẩm đã học III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi. 1. Hoạt động cơ bản: 1. Nghe giới thiệu bài 2. Trưng bày sản phẩm - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm - GV tổ chức cho HS nhận xét đánh giá, bình chọn - GV nhận xét tổng kết năm học, khen ngợi những HS có nhiều sản phẩm đẹp. - GV đánh giá và thông báo kết quả học tập của HS. 2. Hoạt động ứng dụng: - Thực hành làm các sản phẩm đã học theo ý thích trong hè. _________________________ \ [...]... Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi 1 Hoạt động thực hành: 1 Nghe giới thiệu bài 2 HS nêu lại cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công - GV yêu cầu 1 -2 HS nêu cách làm dây xúc xích bằng giấy thủ công - Nhận xét, khái quát lại các bước: a Cắt các nan giấy + Lấy 3, 4 tờ giấy thủ công. .. THỰC HÀNH THI KHÉO TAY LÀM ĐỒ CHƠI THEO Ý THÍCH I/ Mục tiêu: - Ôn tập, củng cố được kiến thức, kĩ năng làm thủ công lớp 2 - Làm được ít nhất một sản phẩm thủ công đã học II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Mẫu các mô hình đã học + SGV, giấy thủ công \ - Học sinh: + Giấy thủ công, kéo, keo dán… III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi... cho tiết học sau Thủ công: Lớp 2 Tiết 28 : LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay - Làm được đồng hồ đeo tay II/ Tài liệu và phương tiện: Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu đồng hồ đeo tay Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi... bì theo ý thích Thủ công: Lớp 2 Tiết 22 : GẤP, CẮT, DÁN PHONG BÌ ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách gấp, cắt, dán phong bì - Gấp cắt dán được phong bì Nếp gấp, đường cắt, đường dán tương đối phẳng, thẳng Phong bì có thể chưa cân đối II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu thiếp phong bì đã gấp, cắt, dán - Giấy thủ công, ... bằng giấy Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi 1 Hoạt động cơ bản: 1 Nghe giới thiệu bài 2 Quan sát nhận xét, tìm hiểu về con bướm - GV cho HS quan sát mẫu con bướm bằng giấy thủ công và đặt câu hỏi gợi ý: + Con bướm được làm bằng gì? ( Bằng giấy thủ công ) + Con bướm có những... dán - Giấy thủ công, keo dán Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi 1 Hoạt động cơ bản: 1 Nghe giới thiệu bài 2 HS quan sát, tìm hiểu về hình tròn đã cắt dán - GV cho HS quan sát hình tròn đã cắt dán để HS nhận biết được hình tròn được cắt và dán từ giấy thủ công - GV nêu... Làm 2 sản phẩm theo ý thích và tặng cho người thân của mình \ _ Thủ công: Lớp 2 TIẾT 35: TRƯNG BÀY SẢN PHẨM THỰC HÀNH CỦA HỌC SINH I/ Mục tiêu: - Trưng bày các sản phẩm thủ công đã làm được - Khuyến khích trưng bày những sản phẩm mới có tính sáng tạo II/ Tài liệu và phương tiện: - Giáo viên: + Mẫu các sản phẩm đã học + SGV, giấy thủ công ... tiết học sau 2 Hoạt động ứng dụng - Trưng bày tại góc học tập - Làm một dây xúc xích trag trí theo ý thích Thủ công: Lớp 2 Tiết 27 : LÀM ĐỒNG HỒ ĐEO TAY ( Tiết 1 ) I/ Mục tiêu: - Biết cách làm đồng hồ đeo tay - Làm được đồng hồ đeo tay II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu đồng hồ đeo tay Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì,... sản phẩm theo ý thích \ Thủ công: Lớp 2 Tiết 24 : ÔN TẬP CHỦ ĐỀ PHỐI HỢP GẤP, CẮT, DÁN ( Tiết 2 ) I/ Mục tiêu: - Củng cố kiến thức, kĩ năng gấp các hình đã học - Phối hợp gấp, cắt, dán được ít nhất một sản phẩm đã học II/ Tài liệu và phương tiện : Giáo viên: - SGK, SGV, mẫu các sản phẩm gấp cắt dán đã học Học sinh: - Giấy thủ công, bút... kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi 1 Hoạt động thực hành: 1 Nghe giới thiệu bài 2 HS nêu lại các bước làm vòng đeo tay - GV nhận xét, hướng dẫn HS cách làm vòng đeo tay theo các bước: a Bước 1: Cắt thành các nan đan - Lấy 2 tờ giấy thủ công màu khác nhau, cắt thành các nan giấy rộng 1 ô b Bước 2: Dán nối các nan ... tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi... tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi... tiện : Giáo viên: - SGK, SGV - Giấy thủ công, keo dán Học sinh: - Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, keo dán, vở thủ công III/ Tiến trình: - Lớp khởi động hát hoặc chơi trò chơi

Ngày đăng: 04/10/2015, 19:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w