[19] Qua quá trình tìm hiểu khái niệm chiến tranh, chúng tôi nhận thấy ở mỗi nguồn tài liệu có cách thể hiện không giống nhau, như vậy sẽ gây bất tiện cho việc nghiên cứu đề tài, chính
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGỮ VĂN
VÕ HOÀNG CHÂU MSSV: 6116116
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG KINH THI
Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành Ngữ Văn
Cán bộ hướng dẫn: TẠ ĐỨC TÚ
Cần Thơ, 2014
Trang 21.1 Khái quát về Kinh Thi
1.1.1 Giới thiệu chung về Kinh Thi
1.1.2 Quá trình hình thành Kinh Thi
1.1.3 Vấn đề biên soạn Kinh Thi
1.1.4 Kết cấu của bộ Kinh Thi
1.2 Tóm tắt nội dung tư tưởng của Kinh Thi
1.2.1 Phản ánh đời sống của nhân dân lao động
1.2.2 Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực
1.2.3 Tình yêu và hôn nhân của nhân dân lao động
1.3 Khái quát về đề tài chiến tranh
1.3.1 Khái niệm chiến tranh
1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
1.3.3 Đề tài chiến tranh trong văn học
Trang 3CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI CHIẾN
TRANH TRONG KINH THI
2.1 Chiến tranh tác động đến đời sống xã hội
2.1.1 Cuộc sống bị áp bức bóc lột
2.1.2 Nỗi cay đắng vì phu phen tạp dịch
2.1.3 Lòng oán hờn phẫn nộ và tinh thần phản kháng
2.2 Tố cáo tội ác chiến tranh
2.2.1 Thông qua tâm trạng người chinh phu
2.2.2 Thông qua tâm trạng người chinh phụ
2.3 Phản ánh tâm trạng và khí thế của người lính trong những cuộc chiến chính nghĩa
2.3.1 Phản ánh tâm trạng người lính trong những cuộc chiến tranh chính nghĩa
2.3.2 Phản ánh khí thế của người lính trong những cuộc chiến tranh chính nghĩa
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA ĐỀ TÀI
CHIẾN TRANH TRONG KINH THI
3.1 Hình ảnh chân thực xuất phát từ đời sống và ngôn từ chính xác, hàm xúc, biểu cảm
3.1.1 Hình ảnh chân thực xuất phát từ đời sống
Trang 43.3 Kết cấu trùng chương điệp cú
Trang 5MỞ ĐẦU
Trang 61 Lý do chọn đề tài
Kinh thi là một bộ sưu tập thơ ca cổ của Trung Quốc, với hơn ba trăm bài thơ
đã được sáng tác từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên trở về trước Có thể nói Kinh
thi là bộ giáo trình chính trị - luân lý hàng đầu của nền văn học Trung Quốc cổ đại,
đã gánh vác nhiệm vụ giáo hóa muôn dân Kinh thi còn là một kiệt tác văn học giàu
tính sáng tạo cả về nội dung lẫn hình thức Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật đều ảnh hưởng sâu xa đến văn học đời sau và có thể khẳng định rằng
toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển dưới sự khơi gợi của Kinh thi
Từ lâu Kinh thi đã được các nho sinh học sĩ tôn lên hàng kinh điển, trở thành
chuẩn mực để mọi người noi theo và dùng làm cơ sở cho các lập luận trong những
kinh truyện khác Chính vì thế, mà Kinh thi có sức ảnh hưởng rộng lớn và thâm
nhập sâu vào cuộc sống, nó chứa đựng, phản ánh khá toàn diện đời sống của nhân dân Trung Quốc xưa, trên phương diện tình cảm, sinh hoạt, lao động sản xuất,… qua đó đã nói lên một cách sinh động những khát vọng muôn thuở của con người
Có đọc Kinh thi ta mới thật sự cảm nhận hết giá trị mà nó mang lại cho độc giả và việc tìm hiểu Kinh thi vì vậy ngoài ý nghĩa thưởng thức còn giúp chúng ta ngày nay
có thêm cơ sở để hiểu sâu hơn nền văn học cổ điển của Trung Quốc cũng như của
Việt Nam Những bài thơ được tập hợp trong Kinh thi tuy đã được tìm hiểu, nghiên
cứu nhiều nhưng chúng tôi nhận thấy rằng chưa có công trình nào nói về đề tài chiến tranh Tất cả còn là những ý kiến, nhận định cá nhân của mỗi nhà phê bình
khi tìm hiểu về Kinh thi Vẫn chưa có một cách nhìn nhận tổng quát nhất về Đề tài
chiến tranh trong Kinh thi
Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu Đề tài chiến tranh
trong Kinh thi để làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng sẽ góp phần tìm thấy những
đặc điểm làm nên giá trị của Kinh thi so với các thể loại khác Đồng thời, việc nghiên cứu Kinh thi một mặt giúp ta hiểu được những đặc điểm và giá trị riêng của
Kinh thi, mặt khác thấy rõ hơn những nét đặc trưng sinh động, cụ thể của nền văn
học cổ điển Trung Quốc
Đó là những lí do của việc chọn đề tài và thực hiện luận văn này
Trang 72 Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Kinh Thi là bộ giáo trình kết tinh những tinh hoa của nền văn học Trung
Quốc cổ đại Kinh Thi có ảnh hưởng rộng lớn và thâm nhập sâu vào cuộc sống, nó
chứa đựng, phản ánh khá toàn diện sâu sắc đời sống của nhân dân, đồng thời qua đó nói lên những khát vọng của con người trong thời đại lúc bấy giờ Tuy có giá trị rất
cao như vậy nhưng Kinh Thi chưa được nghiên cứu sâu về một lĩnh vực hay khía
cạnh mà chỉ là công trình tìm hiểu chung và nhận xét đánh giá của các nhà nghiên
cứu, phê bình về Kinh Thi Đấy là những công trình:
Trong Kinh Thi (1995), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh, Nguyễn Khắc Hiếu có nhận xét: “Về phương diện văn học, ảnh hưởng của
Kinh thi đối với văn học đời sau rất lớn; trước hết đó là kho tài liệu, điển cố rất phong phú, là nguồn cảm hứng vô tận của thi nhân các đời Kinh, Sử, Tử, Tập của Trung Quốc dẫn chứng Kinh Thi rất nhiều, coi đó là một chỗ dựa để ăn nói cho nghệ thuật và hiểu quả, đúng là “Bất học Thi vô dĩ ngôn” như sách Luận ngữ đã
sau, tạo tiền đề cũng như cảm hứng cho các tác giả thế hệ sau sáng tác Kinh Thi
còn là nền tảng, là nguồn tư liệu góp phần cho Kinh, Sử, Tử, Tập của Trung Quốc
phát triển Ngay từ khi được tiếp cận Kinh Thi đã được các nhà phê bình đánh giá
cao, tuy vậy lúc bấy giờ nó chỉ được nghiên cứu khái quát dựa trên dựa trên nền văn học cổ Trung Quốc
Trong Lịch sử văn học Trung Quốc (1997), NXB Giáo Dục, Hà Nội, Lê
Huy Tiêu nhận xét: “Tác phẩm trong Kinh Thi đã từ nhiều mặt miêu tả đời sống
hiện thực, thể hiện sự cảm nhận đối với đời sống hiện thực của những con người thuộc các giai cấp và tầng lớp khác nhau Những tác phẩm ấy đã phản ánh chân
sống, con người, qua đó bộc lộ thái độ cũng như tình cảm của tác giả thông qua từng bài thơ Dần dần các nhà nghiên cứu đã xác định được cách tiếp cận cũng như
nguồn cảm hứng để các tác giả sáng tác ra những bài thơ tập hợp trong Kinh Thi, đó
là những gì xuất phát từ đời sống hiện thực Thế nhưng các đề tài cụ thể, chưa dần xác định mà chỉ nói chung chung
Trang 8Ngữ văn Hán Nôm (tập 2) – Ngũ Kinh (2004), NXB Khoa Học Xã Hội, Hà
Nội có nhận định: “Kinh Thi là một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo cả về nội
dung lẫn hình thức Khuynh hướng tư tưởng và phong cách nghệ thuật đều ảnh hưởng sâu xa đến văn học đời sau Toàn bộ lịch sử văn học Trung Quốc phát triển
cứu về nét độc đáo của Kinh Thi, để rồi các nhà nghiên cứu đã kết luận Kinh Thi là
một kiệt tác văn học giàu tính sáng tạo ở cả nội dung và nghệ thuật Đồng thời,
trong công trình này đã tái khẳng định sức ảnh hưởng và giá rị đích thực của Kinh
Thi, nó đã chi phối toàn bộ nền văn học Trung Quốc về khuynh hướng tư tưởng
cũng như phong cách nghệ thuật
Còn trong công trình gần đây nhất là Kinh Thi (Kinh Thi Tập truyện –
Quyển Thượng) (2013), NXB Văn Học, Hà Nội, nhà phê bình Tạ Quang Phát có
nhận xét: “Kinh Thi là một tác phẩm phản ánh được thời đại của nó, vì qua tác
phẩm ấy, ta có thể biết được phong tục tập quán, tình trạng xã hội và chế độ của các nước chư hầu ở Trung Quốc ngày xưa Ngoài những bài thơ tả tình luyến ái giữa trai gái, tình chung thủy giữa vợ chồng, cảnh sinh hoạt của nông dân Kinh Thi còn có những bài tả nỗi thống khổ của dân chúng đối với vua quan thời đó nữa” [8, tr 18] Đây là công trình nghiên cứu thể hiện khá đầy đủ nội dung tư
tưởng của Kinh Thi Nó đã giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp cận, tìm hiểu Kinh
Thi hơn Thông qua đó chúng ta sẽ thấy được những đặc sắc về phong tục tập quán
cũng như toàn bộ nền kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước Trung Quốc Tuy nhiên, cách thể hiện nội dung tư tưởng này chưa thật sự chú ý vào một đề tài riêng biệt nào cả mà chỉ là cách nói khái quát về nội dung truyền tải, chứ chưa khai thác tìm hiểu sâu vào từng khía cạnh của đề tài
Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn Đề tài chiến tranh trong Kinh Thi để làm
đề tài nghiên cứu cho Luận văn Tốt nghiệp Đây là đề tài khá mới nên chúng tôi sẽ
cố gắng tìm hiểu nghiên cứu dựa trên cơ sở các công trình có sẵn và nguồn tài liệu tham khảo từ sách cũng như nguồn tài liệu mạng Internet Có lẽ quá trình nghiên cứu của chúng tôi chưa thật sự đầy đủ và hoàn hảo, nhưng phần nào cũng sẽ lý giải
được khía cạnh mới, một mảng đề tài mới của Kinh Thi, sẽ góp phần tạo nên sự đa dạng về đề tài trong Kinh Thi Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự nhận xét,
Trang 9đánh giá và đóng góp ý kiến từ Hội đồng bảo vệ Luận văn để công trình nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện hơn Đồng thời, góp phần làm cho đề tài trở thành nguồn tài liệu để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu sau này
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua nghiên cứu Đề tài chiến tranh trong Kinh thi, chúng tôi muốn
tìm hiểu rõ hơn về giá trị mà những bài trong Kinh Thi mang lại Qua đề tài này,
người viết hy vọng trong quá trình nghiên cứu sẽ phát hiện ra những điều mới, lạ về
những bài trong Kinh Thi, đặc biệt ở mảng đề tài chiến tranh, góp phần khẳng định giá trị của Kinh Thi trong nền văn học Trung Hoa Người viết sẽ cố gắng khai thác
sâu những đặc điểm nổi bật ở cả nội dung và nghệ thuật của đề tài này, điều này sẽ mang đến cho người đọc có cái nhìn mới mẻ hơn về cách tiếp cận đề tài cũng như
tạo nên sự đa dạng về đề tài cho Kinh Thi Thông qua đó, cũng giúp chúng tôi có
thêm vốn kiến thức văn học nước ngoài Đồng thời, quá trình tìm hiểu này cũng là nền tảng rèn luyện cho người viết kỹ năng và phương pháp nghiên cứu văn học
4 Phạm vi nghiên cứu
Vì số lượng bài thơ trong Kinh thi là rất lớn Ở đây chúng tôi đi sâu vào tìm
hiểu Đề tài chiến tranh trong Kinh thi thông qua đặc điểm nội dung và nghệ thuật
Với mục đích khoa học đã đề ra, chúng tôi sẽ tập trung đi sâu khảo sát những bài
thuộc Đề tài chiến tranh, tiêu biểu như những bài: Kích Cổ, Thái Vi, Bá Hề,Quân
Tử Vu Dịch, Trắc Hộ, Phạt Đàn, Thạc Thử, Bảo Vũ, Cát Sinh, Tiểu Nhung, Thần Phong, Vô Y, Thấp Hữu Trường Sở, Thi Cưu, Thất Nguyệt, Thái Vi, Đệ Đồ, Lục Nguyệt, Kỳ Phủ, Chính Nguyệt, Đại Đông, Bắc Sơn, Thái Lục, Hà Thảo Bất Hoàng,
Ức, Thường Vũ
Thông qua sự chọn lọc này, phạm vi nghiên cứu của đề tài đã được thu hẹp lại nhưng vẫn đảm bảo được tính hợp lý, đồng thời tạo thuận lợi cho việc xem xét một cách tập trung nhất
5 Phương pháp nghiên cứu
Đi vào nghiên cứu Đề tài chiến tranh trong Kinh thi chúng tôi đã sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu văn học như: Phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp Bên cạnh đó, còn có một
số dẫn chứng, chứng minh để làm rõ vấn đề nghiên cứu
Trang 10Phương pháp lịch sử - cụ thể: Bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng đều chịu sự chi phối mạnh mẽ và trực tiếp của hoàn cảnh lịch sử Sử dụng phương pháp lịch sử giúp chúng tôi lý giải những vấn đề có liên quan đến bối cảnh chính trị - xã hội Trung Hoa lúc bấy giờ Đồng thời, vận dụng phương pháp này sẽ giúp cho việc nhìn nhận về đề tài chiến tranh một cách đầy đủ và chính xác nhất
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Đây là phương pháp mà chúng tôi sử dụng những lý luận dựa vào những nguồn tư liệu mà phương pháp lịch sử - cụ thể
đã cung cấp, cũng như đi sâu vào một số bài cụ thể để khai thác những vấn đề trọng tâm nhất liên quan đến đề tài Sau khi đã phân tích trình bày các ý và đưa ra nhận xét đánh giá, cũng như so sánh các vấn đề vừa nêu thì chúng tôi tổng hợp để đưa ra khái quát, kết luận cuối cùng cho bài nghiên cứu
Phương pháp so sánh: Ở phương pháp này chúng tôi sẽ tiến hành so sánh, đối chiếu những đặc điểm giống và khác nhau giữa các bài thơ có cùng nội dung biểu
hiện trong Kinh Thi để làm nổi bật lên đề tài Đồng thời, chúng tôi còn so sánh mở
rộng với thơ Đường để làm nổi bật lên những điểm đặc sắc của Kinh Thi mà khó có thể bắt gặp được ở tác phẩm khác
Trang 11NỘI DUNG
Trang 12CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái quát về Kinh Thi
1.1.1 Giới thiệu chung về Kinh Thi
Kinh Thi tức Thi Kinh (Trung văn giản thể: 诗 经, phồn thể: 詩 經), còn
được gọi là Thi Tam Bách 詩 三 百 (Ba trăm bài thơ), hoặc gọi ngắn hơn là Tam
Bách 三 百 (Ba Trăm bài thơ); có khi còn được gọi ngắn hơn nữa, chỉ gọi là Thi 詩
(Thơ) [16, tr 88]
Thi Kinh còn một tên gọi khác nữa, tên đó là Ba Kinh 葩 經 Tên Ba Kinh gọi thay Thi Kinh là tên gọi có từ đời Đường 唐 trở về sau Xuất xứ của chữ Ba
Kinh là từ bài Tiến Học Giải 進 學 解 của nhà học giả Hàn Dũ 韓 愈 (768 – 823),
người đời Đường, Trung Quốc Trong bài Tiến Học Giải, Hàn Dũ có viết Thi chính
nhi ba 詩 正 而 葩 (Kinh Thi nghiêm chỉnh mà tươi đẹp), từ đó Thi Kinh có khi
được gọi là Ba Kinh [16, tr 88 - 89]
Ngoài ra, Kinh Thi vốn bị nhà Tần 秦 đốt mất nguyên bản Tiên Tần, đến
đời nhà Hán 漢 được bốn nhà Tề 齊, Lỗ 魯, Hàn 韓, Mao 毛 phục nguyên, thành ra
bốn bản Tề Thi 齊 詩, Lỗ Thi 魯 詩, Hàn Thi 韓 詩, Mao Thi 毛 詩 Về sau, chỉ có bản Kinh Thi của họ Mao được lưu truyền, vì vậy khi gọi Mao Thi, tức đã chỉ Kinh
Thi, không ai nhầm Mao Thi với thơ của họ nào khác Do đó, Kinh Thi còn có tên là Mao Thi [16, tr 89]
Kinh Thi 詩 經 là tập thơ cổ của nhân dân phương Bắc – Trung Quốc, lấy
lưu vực sông Hoàng Hà 黄 河 làm trung tâm, bao gồm bốn tỉnh: Hà Nam 河 南, Hà Bắc 河 北, Sơn Đông 山 東, Sơn Tây 山 西 ngày nay [15, tr 37]
Kinh Thi tiêu biểu cho văn hóa phương Bắc (cùng với triết học Khổng Mạnh 孔
孟; Sở Từ 楚 辭 tiêu biểu cho văn hóa miền Nam cùng với triết học Lão Trang 老 莊) [15, tr 37]
Về tên gọi Kinh Thi Chữ Kinh 經 có hai nghĩa, một là kinh điển, tức các sách được lấy làm chuẩn mực Kinh Thi nghĩa là sách làm chuẩn mực cho thơ ca;
Trang 13hai là đạo thường, nghĩa là trường tồn bất biến, là đạo muôn đời Kinh Thi là cách
gọi của nhà Nho 術 士 Cụ thể là các nhà Nho đời Hán 漢, khi mà Đổng Trọng Thư
董 仲 舒 dâng sớ “Độc tôn Nho thuật, bãi truất bách gia” [15, tr 37]
1.1.2 Quá trình hình thành Kinh Thi
Kinh Thi là bộ tổng tập thơ đầu tiên của Trung Quốc, ra đời cách đây 2500
năm, vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên Phần lớn là những bài dân ca được nhiều người sáng tác (đa số là nhân dân lao động, một số ít là của quý tộc và của sĩ đại phu) trong khoảng 500 năm từ đầu thời Tây Chu 西 周 đến giữa thời Xuân Thu
春 秋, tức khoảng từ thế kỷ thứ XI trước Công nguyên đến thế kỷ VI trước Công nguyên [15, tr 38]
Chế độ xã hội trong thời kỳ hình thành Kinh Thi là chế độc nô lệ Nói đúng
hơn hơn là cuối nô lệ đầu phong kiến Đầu thời Tây Chu có khoảng 100 năm ổn định, sau đó là thời kỳ khủng hoảng của chế độ nô lệ (với sáu thế kỷ hỗn loạn của thời Xuân Thu, từ 1800 nước thôn tính lẫn nhau còn 15 nước; rồi đến hai thế kỷ thời Chiến Quốc 戰 國, từ 15 nước còn 7 nước, đến thế kỷ thứ II trước Công nguyên, nhà Tần 秦 thống nhất Trung Quốc), trong nó đã thai nghén mầm mống của xã hội phong kiến [15, tr 38]
1.1.3 Vấn đề biên soạn Kinh Thi
Kinh Thi được biên soạn dựa vào Thập Ngũ Quốc Phong 十 五 國 風, tức là Phong dao mười lăm vùng được sưu tầm vào Kinh Thi là Chu 周, Thiệu 邵, Bội 邶,
Dung 鄘, Vệ 衞, Vương 王, Trịnh 鄭, Tề 齊, Ngụy 讆, Đường 唐, Tần 秦, Trần 陳, Cối 鄶, Tào 曹, Mân 閩 thì tương ứng với các tỉnh Trung Quốc ngày nay là tỉnh Thiểm Tây 陝 西, tỉnh Sơn Tây 山 西, tỉnh Hà Bắc 河 北, tỉnh Hà Nam 河 南, tỉnh Sơn Đông 山 東, tỉnh Hồ Bắc 湖北 Với phương tiện giao thông và thông tin xưa, một vùng đất như vậy phải nói là rất rộng đối với người sưu tầm dân ca Vậy thì lúc
bấy giờ, người ta đã sưu tầm Thi như thế nào? [16, tr 90]
Các nhà Kinh thời Hán đã đưa ra thuyết Thái Thi 采 詩, tức nhặt thơ (sưu
tầm thơ) như sau:
Trang 14Trong sách Lễ Ký 禮 記 chương Vương Chế 王 制, Nhị Đới 珥 帯 có chép lại: “Thiên tử cứ năm năm đi tuần thú một lần Tháng hai năm ấy đi tuần thú đến
núi Thái Sơn ở phía Đông, thắp hương nến tế vọng núi sông Thăm chư hầu, hỏi về các bậc cao tuổi và đến gặp Truyền mệnh cho quan Thái sư trình thơ để xem xét nề nếp dân chúng Mệnh cho quan Thị coi chợ trình giá cả để xem xét sự thích, ghét trong dân; ghi chép nết hay nết xấu phổ biến Mệnh cho quan Điển chế khảo sát thời tiết, tháng để định ngày trước sau Xem xét luật lệ, lễ nhạc, chế độ, y phục,
ca dân gian đã được nhà Chu đặt ra một cách nghiêm túc, có quan đặc trách theo quy chế nhà nước; vị quan đó được gọi là Thái sư Quan Thái sư này lại tổ chức một mạng lưới sưu tầm thi ca trong dân gian [16, tr 91 - 92]
Trong phần Thực Hóa Chí 食 貨 志, sách Hán Thư 漢 書, học giả Ban Cố 頒
固 có chép: “Vào tháng Giêng, người dự hội lễ sắp tỏa đi, Hành nhân tay đánh mõ,
đi lại trên đường để sưu tầm thi ca; trình lên Thái sư, so sánh với các làn điệu rồi
vào tháng đầu Xuân và cũng có thể là các tháng khác, tuy nhiên tháng đầu Xuân nhiều lễ hội, người các nơi kéo về nên việc sưu tầm chắc chắn sẽ thuận lợi hơn Mặt khác, vào thời gian này các vị Hành nhân đã phải nộp số thơ ca đã sưu tầm được cho Thái sư theo quy định [16, tr 92]
Những người được chọn làm quan Thái Thi ở nơi thôn dã là những người
tương đối cao tuổi Hà Hưu 何 休 chú ở Công Dương Truyện 公 洋 傳, sách Xuân
Thu 春 秋 rằng: “Đàn ông sáu mươi tuổi, đàn bà năm mươi tuổi, không có con,
Những người làm việc Thái Thi không những là người cao tuổi, không có
con mà còn là những người mù lòa, am hiểu về âm nhạc Sách xưa gọi là cổ, mông,
tẩu Phần Chu Ngữ 周 語, sách Quốc Ngữ 國 語 cũng chép: “Thiên tử điều hành chính sự, sai công khanh và các quan dâng thơ, cổ dâng khúc hát, sử dâng sách, sư phụ khắc bản, tẩu đọc, mông ngâm, thợ in, mọi người truyền đi, các quan làm theo, giám sát thêm, cổ làm sử dạy dỗ, bậc cao tuổi sửa thêm, sau đó vua châm chước; ấy
Trang 15là làm các việc mà không trái vậy” [16, tr 93 - 94] Cổ, mông, tẩu trong sách xưa cũng có chú giải: “Không có tròng mắt gọi là cổ, có tròng mắt nhưng nhìn không
người cổ, mông, tẩu (mù lòa) ở đời Chu rất được coi trọng, có vị trí nhất định ở lĩnh vực văn hóa trong bộ máy nhà nước Phần Xuân Quan 春 官, sách Chu Lễ 周 禮 nói: “Thái sư coi Lục luật Lục đồng để tiếng nhạc hợp âm dương… Đều đặt lời ca
theo ngũ thanh: cung, thương, giốc, chủy, vũ Đều phổ vào bát âm: kim, thạch, thổ, cách, ti, mộc, bào, trúc Dạy Lục Thi: gọi là Phong, gọi là Phú, gọi là Tỷ, gọi là Hứng, gọi là Nhã, gọi là Tụng Lấy Lục đức làm gốc; lấy Lục luật làm âm Lễ Đại
tế, dẫn cổ lên ca, sai tấu các nhạc cụ, dưới bầy nhạc khí, sai đánh trống lớn trống nhỏ Lễ Đại tiệc cũng như vậy Lễ Đại xạ, dẫn cổ mà ca xạ tiết Thái sư cầm Đồng luật để nghe tiếng quân sĩ mà nêu rõ cát hung Lễ Đại tang, dẫn cổ viết thụy cho
Cổ, mông, tẩu là những người mù lòa, họ được triều đình chọn cho làm nhạc quan,
chuyên trách phần nhạc
Tuy nhiên, việc nghiên cứu Kinh Thi cũng có người không tin từ đời Chu đã
có được mạng lưới sưu tầm như thế, họ chỉ cho rằng đây chỉ là sự phỏng đoán của học giả đời Hán vì trước đó không thấy có sách nào ghi chép lại Nhưng thực ra
việc sưu tầm Kinh Thi đời Chu có thể không chỉ hạn chế ở những người mù lòa,
việc sưu tầm phải thực sự nghiêm túc mới có được khối lượng thơ lớn trên địa bàn rộng như vậy
Số thơ Kinh Thi sau khi được sưu tầm đã qua khâu chọn lọc mới có bộ Kinh
Thi ba trăm linh năm bài như ngày nay Theo thiên Khổng Tử Thế Gia 孔 子 世 家 trong sách Sử Ký 史 記 của nhà sử học nổi tiếng đời Hán là Tư Mã Thiên 司 馬 遷 thì số thơ sưu tầm được ở thời Chu vốn có hơn ba ngàn bài, nhưng Khổng Tử đã chọn lọc lại chỉ lấy ba trăm linh năm bài Chính vì vậy mà Tư Mã Thiên đã viết:
“Xưa kia Thi vốn có hơn ba ngàn bài đến Khổng Tử bỏ các bài trùng, chỉ lấy ba trăm linh năm bài hợp với việc thực thi lễ nghĩa, đều phổ nhạc, cố tìm âm hợp với nhạc Thiều, Vũ, Nhã, Tụng” [16, tr 97 -98]
Trang 16Tuy nhiên, thuyết Khổng Tử chọn lọc Thi mà Sử Ký chép cũng có một số người cho là không đúng bởi thời gian không khớp Vì vậy, Sử Ký chép Khổng Tử chọn lọc Kinh Thi có lẽ chỉ là sửa câu chữ cho hợp với làn điệu nhạc mà thôi
Nhưng phải nói rằng, từ nhiều khía cạnh, phương diện, Khổng Tử đã công rất lớn
trong việc định hình Thi Tam Bách, đưa thơ ca dân gian vào văn bản kinh điển,
khiến gốc rễ tho ca được làm sáng tỏ, có ảnh hưởng tích cực sâu sắc đến toàn bộ
văn học Hán văn Bên cạnh đó, có những nhà nghiên cứu Kinh Thi cho rằng, Thi được gọi là Thi Kinh, cũng như các bộ khác trong Lục Kinh, chỉ có thể chỉ là cách gọi từ đời Hán và còn có thể là muộn hơn nữa Trong bộ Trung Quốc văn học sử, nói dứt khoát: “Tên gọi Thi Kinh là do Hán nho thêm vào” [12, tr 35] Trong lời Tiền ngôn của bộ Thi Kinh toàn dịch, cũng viết: “Thi Kinh là bộ tổng tập thi ca sớm
nhất của Trung Quốc, gồm ba trăm linh năm bài Vốn chỉ gọi là Thi, Nho gia xếp vào một trong những sách kinh điển, bởi vậy gọi là Thi Kinh” [13, tr 1] Quả thật,
khi xem xét các sách nói về việc Khổng Tử bàn về Thi, ta chỉ bắt gặp Khổng Tử nói
Thi Tam Bách hoặc Tụng Thi Tam Bách, chưa thấy ông nói về Thi Kinh và các sách
cùng thời cũng như vậy [16, tr 99]
Đối với bộ Kinh Thi đang lưu hành hiện nay, còn có tên gọi khác là Mao Thi
毛 詩 Mao Thi có nguồn gốc từ đâu? Và để trả lời cho câu hỏi này cũng chính là tìm hiểu về Kinh Thi sau khi bị nhà Tần đốt [16, tr 100]
Có nhiều ý kiến cho rằng nhà Tần hướng theo Pháp gia 法 家, thực hiện
chính sách Phần thư khanh Nho 焚 書 坑 儒 (Đốt sách chôn Nho), Phần thư cấm
học 燔 書 禁 學 (Đốt sách cấm học) Chính vì vậy mà phần lớn sách kinh điển của
Nho gia bị đốt và trong đó có Kinh Thi [16, tr 100]
Mãi cho đến đời Hán, Kinh Thi mới được sưu tầm và phục nguyên lại, trong
số đó có các học giả có công lớn chính là: Viên Cố Sinh 轅 固 生 người nước Tề
齊, Thân Bồi 申 培 người nước Lỗ 魯, Hàn Anh 韓 嬰 người nước Yên 燕, hai thầy trò Mao Hanh 毛 亨 người nước Lỗ và Mao Trường 毛 萇 người nước Triệu 趙…
Từ đó về sau, tên gọi Kinh Thi được gọi theo tên các học giả hoặc theo tên nước, bộ
Kinh Thi do Viên Cố Sinh sưu tầm gọi là Tề Thi 齊 詩, bộ do Thân Bồi sưu tầm
gọi là Lỗ Thi 魯 詩, bộ do Hàn Anh sưu tầm gọi là Hàn Thi 韓 詩 và bộ do hai
Trang 17thầy trò học Mao sưu tầm gọi là Mao Thi 毛 詩 Vào thời Hán Vũ Đế, Lỗ Thi, Tề
Thi, Hàn Thi được lập Học quan nghiên cứu riêng, còn Mao Thi xuất hiện muộn
hơn nên chưa được lập Học quan nghiên cứu Đến cuối đời Đông Hán, nhà học giả
Trịnh Huyền 鄭 玄 đã chú thích kỹ cho Mao Thi, chú thích ấy ảnh hưởng rất lớn đến việc nghiên cứu Kinh Thi Về sau, người học Mao Thi ngày càng đông, còn Lỗ
Thi, Tề Thi, Hàn Thi bị mai một dần, chính vì thế chỉ còn Mao Thi lưu hành cho đến
ngày nay [16, tr 100 - 101]
Tuy nhiên, nhìn chung việc truyền Thi đầu đời Hán vẫn được người đời sau
chấp nhận bốn nhà Tề, Lỗ, Hàn và Mao, trong đó Mao Thi được lưu hành rộng rãi
hơn, sau đó các nhà học giả của đời Đường, Tống, Minh, Thanh đều dựa vào đó mà chú thích thêm Ở nước ta, nhiều nhà học học lớn, các nhà thơ lớn khi viết về Kinh
Thi hoặc viết lời Tựa, Bạt cho các tập thơ đều dẫn Mao Thi [16, tr 104]
Từ đời Tống trở về sau, Mao Thi chiếm vị trí độc tôn, các nhà Nho đều dựa
vào đó để dạy dỗ cho học trò và học trò đi thi muốn đỗ đạt phải am hiểu và giả
nghĩa đúng theo Mao Thi
Qua đây chúng ta có thể thấy, sau đời Hán, Mao Thi ngày càng được khảo cứu, bổ sung nhiều hơn còn Tề Thi, Lỗ Thi và Hàn Thi thì bị quên dần.; sau đời Tống, Mao Thi thực sự chiếm vị trí độc tôn trong học đường, Thi của ba nhà Tề, Lỗ
và Hàn không còn ai nhắc đến nữa Ở nước ta, bản Kinh Thi đang lưu hành chính là bản Mao Thi được biên soạn [16, tr 109
1.1.4 Kết cấu của bộ Kinh Thi
Bộ Kinh Thi đang lưu hành hiện nay, khi xem Thiên Mục 篇 目 ta thấy có
ba trăm mười một Thiên (Thi Thiên 詩 篇), xưa còn gọi là Thập (Thi Thập 詩 什),
nay gọi là bài Nhưng thực ra, trong ba trăm mười một bài này, có sáu bài chỉ có đề
mục chứ không có thơ (Hữu mục vô từ 有 目 無 辭) Sáu bài đó bao gồm: Nam Cai
南 陔 (thuộc Lộc Minh Chi Thập 鹿 鳴 之 什); Bạch Hoa 白 華, Hoa Thử 華 黍,
Do Canh 由 庚, Sùng Khâu 崇 邱, Do Nghi 由 儀 (thuộc Bạch Hoa Chi Thập 白
華 之 什) Các nhà nghiên cứu Kinh Thi cho rằng, sáu bài thuộc phần Tiểu Nhã này
là sáu nhạc ca, tên bài thì còn những lời ca đã mất, vì vậy không chép vào Kinh Thi được Do đó, sáu bài “Hữu mục vô từ” này được gọi là Sênh Thi 笙 詩 (Sinh Thi),
Trang 18có khi gọi là Dật Thi 逸 詩 (Thơ đã mất) [16, tr 109 - 110] Sênh là dàn nhạc cụ
xưa làm bằng vỏ bầu khô, nối với mười ba ống, thổi vào sẽ có các âm thanh khác
nhau Chính vì vây, Sênh Thi có thể hiểu là Thơ của nhạc, nhưng nhạc còn mà thơ
mất Từ đây chúng ta có thể thấy được mối quan hệ hết sức chặt chẽ giữa các làn
điệu nhạc lúc đương thời với các bài thơ trong Kinh Thi
Như vậy, nếu trừ sáu bài Sênh Thi “Hữu mục vô từ”, thì bộ Kinh Thi do Chu
Hy 朱 熹 biên soạn, được chia làm ba phần; đó là Phong 風, Nhã 雅, Tụng 頌
Ngày xưa, Phong Nhã Tụng được gọi là ba Thể 體, nay gọi là ba Bộ Phận 部 分,
tức là ba phần của Kinh Thi; gồm ba trăm linh năm bài Trong đó, phần Phong có một trăm sáu mươi bài, Nhã có một trăm linh năm bài và Tụng có bốn mươi bài
[16, tr 111 -112]
Phong 風 còn gọi là Quốc Phong hoặc Thập Ngũ Quốc Phong, mở đầu bộ Kinh Thi, gồm một trăm sáu mươi bài, chỉ các nhạc điệu, các bài ca dao của mười
lăm địa phương và nước chư hầu (thuộc các tỉnh Sơn Đông, Thiểm Tây, Hà Bắc, Hà
Nam hiện nay): Chu Nam 周 南, Thiệu Nam 召 南, Bội Phong 邶 風, Dung Phong
鄘 風, Vệ Phong 衛 風, Vương Phong 王 風, Trịnh Phong 鄭 風, Tề Phong 齊 風,
Phong 檜 風, Tào Phong 曹 風, Mân Phong 閩 風 [16, tr 116] Chính vì vậy, Chu
Hy chú: “Quốc là khu vực mà chư hầu được phong Còn Phong, đó là thơ ca dao về
dân tục Gọi thơ ấy là Phong, bởi họ nhờ đức hóa ở trên mà phát ra lời, lời lại rất rung động lòng người Giống như vật vì gió lay động mà phát ra tiếng, rồi tiếng đó lại làm vật hết sức rung động vậy Bởi thế các chư hầu sưu tầm để nâng lên Thiên
tử, Thiên tử nhận và giao cho Nhạc quan, lấy đó để khảo sát cái tốt cái xấu trong phong tục mà dân ưa chuộng, từ đó biết được chỗ được chỗ mất trong chính sự Theo thuyết cũ, Nhị Nam là Chính phong, thơ này được dùng cho gia đình, làng xóm, đất nước và giáo hóa cả Thiên hạ vậy Thơ mười ba nước là Biến phong, giao cho Nhạc quan lĩnh lấy, dùng để thời thường học tập, tất cả gồm mười lăm nước”
[16, tr 113] Nội dung của phần Phong chủ yếu thể hiện trạng thái của tình yêu –
hôn nhân, biểu hiện lành mạnh trong sáng trong mối quan hệ tình cảm giữa những
Trang 19người lao động, ngợi ca hình ảnh người phụ nữ, đề cao tinh thần phản đối chiến tranh cũng như chống áp bức bóc lột,…
Nhã 雅 gồm một trăm linh năm bài, được chia ra làm hai phần nhỏ nữa là Tiểu Nhã và Đại Nhã Đề cập đến phần Nhã, Chu Hy có chú: “Nhã là chính vậy Là lời ca của Chính nhạc vậy Các bài vốn có sự khác nhau về Đại, Tiểu và theo Tiên Nho thì các bài còn có sự khác nhau về Chính, Biến Nay khảo thì Chính Tiểu Nhã
là nhạc dùng ở yến tiệc, Chính Đại Nhã là nhạc dùng ở triều hội Lời nhạc nói về nhận phúc lộc, bày tỏ khuyên răn vậy Bởi vậy có khi vui vẻ hòa dịu để tỏ hết tình với mọi người; có khi cung kính trang nghiêm để làm rõ đức Tiên Vương, khí lời không giống nhau mà âm tiết cũng khác Phần nhiều do Chu Công định ra khi chế tác vậy Đến như Biến Nhã thì vị tất giống vậy; mà các loại lấy thanh của nó phổ phụ vào Thứ tự thời thế các bài, có bài không thể khảo được nữa rồi” [16, tr 114]
Tiểu Nhã 小 雅 gồm bảy mươi bốn bài, thuộc: Lộc Minh Chi Thập 鹿 鳴 之
什 (trừ Nam Cai 南 陔), Bách Hoa Chi Thập 白 華 之 什 (trừ Bạch Hoa 白 華,
Hoa Thử 華 黍, Do Canh 由 庚, Sùng Khâu 崇 邱, Do Nghi 由 儀), Đồng Cung Chi Thập 彤 弓 之 什, Kỳ Phủ Chi Thập 祈 斧 之 什, Tiểu Mân Chi Thập 小 旻
之 什, Bắc Sơn Chi Thập 北 山 之 什, Tang Hỗ Chi Thập 桑 扈 之 什, Đô Nhân
Sĩ Chi Thập 都 人 士 之 什 [16, tr 116 - 117] Nội dung Tiểu Nhã khá phức tạp,
chủ yếu ngợi ca chiến công chinh phục nước khác, lối sống xa hoa của quý tộc
Tiểu Nhã cũng có những bài rất gần với Phong, nó phản ánh nỗi thống khổ của
người lao động do áp bức bóc lột, do chiến tranh phi nghĩa
Đại Nhã 大 雅 gồm ba mươi mốt bài, thuộc Văn Vương Chi Thập 文 王 之
什, Sinh Dân Chi Thập 生 民 之 什, Đãng Chi Thập 蕩 之 什 Đây đều là những
sáng tác của quý tộc, nó ngợi ca trời, ngợi ca vua và trong đó ít nhiều cũng có giá trị phê phán
Tụng 頌 là nhạc cung đình dùng lúc tế lễ thượng đế, thần linh, tổ tiên, vua đã
chết,… mang tính chất tán tụng ngợi ca Chính vì vây, Chu Hy chú: “Tụng là những
nhạc ca dùng ở tông miếu bài Đại Tự gọi đó là hình dung ra việc làm đẹp đức thịnh Đem công lao viên thành cáo cùng thần minh Trong chữ cổ, Tụng với dung thông dụng Bởi thế bài Tự do đó mà nói vậy Chu Tụng có ba mươi mốt thiên, phần
Trang 20nhiều do Chu Công định ra; nhưng cũng có thể có thơ sau đời Khang Vương Lỗ Tụng có bốn thiên, Thương Tụng có năm thiên; nhân cũng theo đó chia cùng loại phụ vào vậy Tất cả gồm năm quyển” [16, tr 114 -115] Tụng gồm có bốn mươi bài,
thuộc: Chu Tụng – Thanh Miếu Chi Thập 周 頌 - 清 廟 之 什, Chu Tụng – Thần
Công Chi Thập 周 頌 - 臣 工 之 什, Chu Tụng – Mẫn Dư Tiểu Tử Chi Thập 周
頌 - 閔 予 小 子 之 什, Lỗ Tụng 魯 頌, Thương Tụng 商 頌 Tụng là phần ít có
giá trị nhất trong Kinh Thi, chỉ có một số ít bài cho thấy vài nét của sinh hoạt xã hội đương thời
1.2 Tóm tắt nội dung tư tưởng của Kinh Thi
1.2.1 Phản ánh đời sống của nhân dân lao động
Kinh Thi là bộ tổng hợp thơ ca phản ánh toàn bộ đời sống của nhân dân lao
động dưới chế độ nô lệ Đa số nô lệ lúc bấy giờ đã phải làm việc vất vả không bất
kể ngày đêm để làm giàu thêm cho bọn thống trị Đời sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, quanh năm đầu tắt mặt tối để làm việc, ấy vậy mà bọn chủ nô vẫn đối xử rất tàn tệ Điều kiện làm việc hết sức khắc nghiệt họ có thể đối mặt với những hiểm nguy, mạng sống của họ đã và đang bị đe dọa Họ bị giám sát chặt chẽ bởi bọn chủ
nô hút máu người và đôi khi chính thân thể của họ cũng không thuộc về họ mà phải
do người khác định đoạt Tuy bị áp bức bóc lột nhưng họ không thể kêu cứu bởi lẽ thế lực của giai cấp thống trị quá lớn nên người dân lao động đành bất lực Dường như công việc đã cuốn lấy họ, khiến cho họ quên đi nỗi cực khổ, bao nỗi bất công ngang trái và chính nhịp sống hối hả, khẩn trương của lao động quanh năm suốt
tháng ta đã phần nào cảm nhận được những tâm hồn hăng sai lao động (Thất
Nguyệt 七 月 trong Bội Phong 邶 風)
Trong thời đại của Kinh Thi, hai phương thức bóc lột phong kiến cơ bản là
địa tô và lao dịch Những người dân lao động phải chịu sự trói buộc của cả hai phương thức bóc lột của bọn chủ nô là phân phong và lao dịch Cuộc sống phân phong gắn với chế độ đẳng cấp, xã hội lúc bấy giờ (nhà Chu) có năm đẳng cấp: thiên tử, chư hầu, đại phu, sĩ và thứ dân Ba đẳng cấp trên gọi chung là lãnh chúa phong kiến (giai cấp thống trị) Thứ dân là giai cấp bị trị, đa số là nông nô Những người quen giai cấp thống trị được phân phong đất đai Đất đai được chia theo chữ
Trang 21tỉnh (tỉnh điền), tám miếng xung quanh nông nô cày cấy mà ăn, gọi là “tư điền”, nông nô phải cày không công cho miếng đất ở giữa goi là “công điền” để nuôi lãnh chúa Chế độ tỉnh điền về sau mới phát triển thành chế độ địa tô, tất cả là đất của chủ, người nông dân cày mướn rồi nộp tô cho chủ Người nông dân phải rơi vào hoàn cảnh hết sức khó khăn Không chỉ bị bóc lột địa tô, mà người dân còn bị lãnh chúa phong kiến bóc lột sức lao động, gọi là phu phen tạp dịch Họ phải có nghĩa vụ
đi phu làm tạp dịch để phục vụ cho lãnh chúa Đời sống của người nông nô càng trở nên cơ cực hơn, để rồi hình thành những người đi phu làm sai dịch trong nỗi đắng
cay, lòng oán giận vô cùng (Bảo Vũ 鴇 羽 trong Đường Phong 唐 風, Quân Tử Vu
Dịch 君 子 于 役 trong Vương Phong 王 風, Thức Vi 式 微 trong Bội Phong 邶
風)
Cảnh lao động khổ sai của nô lệ cũng được phản ánh rõ trong Kinh Thi
Người nô lệ phải đi vào rừng sâu âm u, rùng rợn để tìm kiếm những sản vật cung ứng phục vụ cho bọn chủ nô Công việc ngày một nặng nhọc thêm, mà người nô lệ thì chỉ biết cam chịu, khuất phục số mệnh, không lối thoát và trong họ bắt đầu có sự hoài nghi phản kháng Sự hoài nghi ngày một tăng tiến, bất công ngày một lớn hơn, ngang trái ngày một trầm trọng hơn Hoài nghi là đầu mối của sự phản kháng, để rồi
họ đã thét lên trong sự phẫn nộ tột đỉnh Lòng căm thù như được dồn nén lại, ý chí phản kháng như được hun đúc thêm và lòng oán giận trong họ đã trổi dậy Người
lao động đã cảnh cáo chúng một cách đanh thép “không được ăn không” và nêu ra chân lý “có làm mới được ăn”, bởi họ đã hiểu được bản chất nham hiểm của bọn chúng (Thạc Thử 碩 鼠 trong Ngụy Phong 魏 風, Phạt Đàn 伐 檀 trong Ngụy
Tóm lại, qua thơ ca của quần chúng lao động trong Kinh Thi chúng ta hiểu
được đời sống của nhân dân lao động Các tác giả từ chỗ chưa ý thức thật rõ ràng về
áp bức bóc lột giai cấp, nhưng chính nhờ cuộc sống thực tế mà họ đã nhận thức được sự bất công, đã vạch mặt chỉ tên kẻ bóc lột Thấy được nguyên nhân cuộc sống khốn khổ và nung nấu một tinh thần phản kháng chống đối mạnh mẽ, đây cũng chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc chiến tranh sau này
Trang 221.2.2 Phản đối chiến tranh bành trướng thế lực
Trong vòng năm trăm năm lịch sử (từ thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu)
có hàng nghìn cuộc chiến tranh, đặc biệt là thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên
miên Lúc bấy giờ, có ba loại chiến tranh đang diễn ra: bành trướng xâm lược các
nước lân cận; chiến tranh giành đất đai, cướp đoạt nô lệ giữa các lãnh chúa; chiến tranh chống sự xâm lược của ngoại tộc Kinh Thi đã phản ánh nỗi cơ cực của nhân
dân trong chiến tranh Họ phải bỏ quê hương để mặc áo lính, bị đầy đọa nơi chiến
trường, họ còn phải chịu cảnh cô đơn, thắc thỏm (Hà Thảo Bất Hoàng 何 草 不 黄 trong Tiểu Nhã 小 雅, Đông Sơn 東 山 trong Bân Phong 豳 風)
Người lính ra đi (chinh phu): thể hiện tâm trạng của người lính trên đường, nỗi nhớ quê hương, gia đình luôn thường trực trong họ và họ khao khát được trở về quê sau khi tham gia cuộc đem quân dẹp loạn bọn làm phản Đó còn là số phận của những người lính nô lệ Họ ra đi hoặc bỏ xác nơi chiến trường, hoặc ở triền miên
trong quân ngũ và học đã ra đi không hứa hẹn ngày trở về Trong Kinh Thi ta không
bắt gặp cảnh khải hoàn, hân hoan kèn trống mà chỉ thấy người lính trở về trong mưa
sa bão táp, trong cảnh tuyết rơi buồn thảm Số phận của họ đều như người lính ngoài bãi dâu (không nhà), khi may mắn trở về thì biết bao thương tâm tủi hờn và
cả sự đe dọa trước mắt (Đông Sơn 東 山 trong Bân Phong 豳 風, Thái Vi 菜 薇 trong Tiểu Nhã 小 雅, Kích Cổ 擊 皷 trong Bội Phong 邶 風)
Để phục vụ cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa, ngoài những người lính ra
có còn biết bao nhiêu nông nô phải chịu phu phen tạp dịch Chế độ nô dịch nặng nề,
cũng như nỗi phẫn uất vì chiến tranh (Quân Tử Vu Dịch 君 子 于 役 trong Vương
Phong 王 風, Bảo Vũ 鴇 羽 trong Đường Phong 唐 風)
Cùng với chinh phu còn có chinh phụ: cảnh chia ly ở đây không chỉ gây nên nỗi chán chường bởi những người vợ, những đứa con mất đi chỗ dựa, cuộc sống bị
đe dọa bởi vì những người chinh phu ra đi chính là lao động chính trong gia đình
(Đệ Đỗ 杕 杜 trong Tiểu Nhã 小 雅, Thần Phong 晨 風 trong Tần Phong 秦 風, Bá
Trang 23Cảnh tang thương, tàn phá, chết chóc, chia ly, nhân dân lao động đã bày tỏ thái độ phản đối chiến tranh và nguyện vọng khát khao hòa bình chính đáng cũng là
nội dung tiêu biểu (Hà Thảo Bất Hoàng 何 草 不 黄 trong Tiểu Nhã 小 雅)
Tuy nhiên, nhân dân lao động không phải phản đối mọi cuộc chiến tranh
Mặc dù đa số chiến tranh là phi nghĩa nhưng trong Kinh Thi cũng có những bài thơ
chủ chiến phản ánh tâm trạng phấn chấn, khí thế hào hùng khi người lính biết mình
chiến đấu vì mục đích cao cả (Vô Y 無 衣 trong Tần Phong 秦 風)
Nhìn chung, Kinh Thi có đến một phần ba số bài thơ phản ánh nỗi khổ trong
chiến tranh lòng phẫn uất cũng như nguyện vọng khát khao vì hòa bình
1.2.3 Tình yêu và hôn nhân của nhân dân lao động
Trong Kinh Thi, đề tài tình yêu và hôn nhân chiếm một số lượng lớn, đa số là
ca dao Những bài ca dao ấy phần lớn thổ lộ một cách thẳng thắn, mạnh bạo, những tình cảm rất chân thật, sôi nổi, chất phác và lành mạnh Đều là những bài thuộc đề tài tình yêu nhưng nội dung ít khi bị trùng lặp Những nỗi lo âu, vui mừng, được mất, hợp tan trong đời sống yêu đương đều được thể hiện trong những bài thơ
Tình yêu nam nữ trong Kinh Thi được thể hiện qua những tâm trạng, cung bậc cảm xúc khác đó là: tình yêu trong sáng, tha thiết và lành mạnh – thứ tình yêu
trong lao động (Quan Thư 關 雎 trong Chu Nam 周 南); tình yêu chân thành tha thiết (Tĩnh Nữ 靜 女 trong Bội Phong 邶 風); tâm trạng hồ hởi vui tươi trong cuộc sống yêu đương của nam nữ thanh niên (Tang Trung 桑 中 trong Dung Phong 鄘
風); tâm trạng khắc khoải bồn chồn của người con gái đến độ yêu đương nhưng tình
yêu chưa đến (Phiếu Hữu Mai 摽 有 梅 trong Thiệu Nam 召 南);…
Nhiều lần nói chuyện tình cờ, gặp gỡ yêu đương rồi hẹn hò thề thốt, điều đó nói lên rằng đời sống đương giữa nam nữ trong xã hội lúc bấy giờ còn tương đối tự
do Sự kết duyên ấy thật tự nhiên, thật tự do, tình yêu thật chất phác và chân thật Đời sống yêu đương của đôi nam nữ cũng được nhận được nhiều lời chúc phúc, vui
mừng từ mọi người xung quanh (Trăn Vĩ 溱 洧 trong Trịnh Phong 鄭 風)
Bên cạnh những đôi nam nữ có đời sống yêu đương thuận lợi và tốt đẹp, phản ánh hoàn cảnh yêu đương tự do, thì cũng có không ít đôi nam nữ bị gia đình ngăn cản, can thiệp Tự do yêu đương mà bị ngăn trở thì rốt cục rất đau khổ nhưng
Trang 24những người con không thể làm khác hơn bởi chữ hiếu luôn được đặt ở vị trí quan
trọng (Tương Trọng Tử 將 仲 子 trong Trịnh Phong 鄭 風)
Ngoài nỗi đau khổ vì yêu đương bị ngăn cấm, trong Kinh Thi còn có những nỗi đau khổ vì thất tình (Giảo Đồng 狡 童 trong Trịnh Phong 鄭 風); nỗi đau khổ vì
yêu mà không được yêu (Trạch Pha 澤 陂 trong Trần Phong 陳 風);…
Đời sống hôn nhân gia đình cũng được thể hiện hết sức rõ nét trong Kinh
Thi, đó là đời sống gia đình vui vẻ hòa thuận, đầm ấm, hạnh phúc (Nữ Viết Kê Minh
女 曰 雞 鳴 trong Trịnh Phong 鄭 風) Cũng có những cuộc hôn nhân bất hạnh, nỗi bất hạnh của người phụ nữ bị chồng ruồng bỏ (người phụ nữ đã cố nhịn, chồng giận thì vợ làm lành, nhưng chồng đuổi thì phải ôm áo ra về) nguyên nhân do sự bất bình đẳng nam nữ nên đã dẫn đến quan niệm trọng nam khinh nữ và người đàn ông tự cho mình quyền tự ý bỏ vợ (Cốc Phong 谷 風 trong Tiểu Nhã 小 雅)
Tóm lại, thơ tình yêu và hôn nhân chiếm quá nữa trong Kinh Thi Đó là
những bài tình ca trong sáng, khẳng định hạnh phúc của tình yêu trong lao động Nhưng xã hội đã phân chia giai cấp, bất bình đẳng nam nữ đã xuất hiện có những số
phận rơi vào bi kịch trong tình yêu và hôn nhân Kinh Thi đã lên án lễ giáo phong
kiến, tuy nó chưa ăn sâu, chưa phức tạp nhưng đã là kẻ thù của tình yêu tự do và của hôn nhân tự chủ
1.3 Khái quát về đề tài chiến tranh
1.3.1 Khái niệm chiến tranh
Để có thể nghiên cứu về Đề tài chiến tranh trong Kinh Thi, trước tiên
chúng tôi đã tìm hiểu khái niệm chiến tranh dựa trên nhiều nguồn tài liệu khá nhau:
Nguyễn Thanh Đạm, 1999, Từ Điển Tường giải và Liên tưởng Tiếng Việt,
NXB Văn Hóa Thông Tin: Chiến tranh là xung đột có tổ chức trên qui mô lớn bằng bạo lực giữa hai hay nhiều nước hoặc (nội chiến) giữa các phe phái trong một nước [2, tr 143]
Hoàng Phê, 2004, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng: Chiến tranh là xung
đột vũ trang giữa các giai cấp, các dân tộc, hoặc các nước nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế nhất định [9, tr 157]
Trang 25Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, 1992, Từ Điển Tiếng Việt, NXB Từ Điển
Bách Khoa: Chiến tranh là sự tranh giành quân lực giữa nước này với nước khác [17, tr 210]
Nguyễn Như Ý, 1998, Đại Từ Điển Tiếng Việt, NXB Văn Hóa Thông Tin:
Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính lịch sử, biểu hiện bằng xung đột bạo lực đối kháng trong một nước hoặc giữa các nước [18, tr 358]
Nguồn Tài Liệu Internet: Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia, 2014, Chiến
Tranh, http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh: Chiến tranh là một hiện tượng chính trị - xã hội có tính chất lịch sử, sự tiếp tục của chính trị bằng bạo lực giữa các tập đoàn xã hội trong một nước hoặc giữa các nước hay liên minh các nước Đặc trưng của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường kết hợp với các hình thức đấu tranh khác (chính trị, kinh
tế, ngoại giao ) [19]
Qua quá trình tìm hiểu khái niệm chiến tranh, chúng tôi nhận thấy ở mỗi nguồn tài liệu có cách thể hiện không giống nhau, như vậy sẽ gây bất tiện cho việc nghiên cứu đề tài, chính vì thế chúng tôi đã khái quát nên một khái niệm đầy đủ nhất về chiến tranh như sau: Chiến tranh là hiện tượng chính trị - xã hội có tính chất lịch sử, là cuộc xung đột có tổ chức, diễn ra trên qui mô lớn bằng bạo lực giữa hai hay nhiều nước hoặc giữa các phe phái trong một nước nhằm thực hiện mục đích nào đó Bản chất của chiến tranh là đấu tranh vũ trang có tổ chức, theo những quy tắc nhất định và thường được kết hợp với các hình thức đấu tranh khác như chính trị, kinh tế, ngoại giao…
Khi đề cập đến đề tài chiến tranh, ta có thể phân chiến tranh thành các loại như sau:
Chiến tranh xâm lược: Là hành động quân sự của một nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác Bởi vì, chiến tranh cuộc xâm lược là một cuộc tấn công bằng lực lượng từ bên ngoài vào nên các cuộc nổi loạn, các cuộc nội
quân sự chiến thuật có quy mô nhỏ ở biên giới như các cuộc giao tranh nhỏ, các cuộc đột kích bất ngờ, thâm nhập hay chiến tranh du kích thông thường không được coi như cuộc chiến tranh xâm lược Tuy nhiên trong bối cảnh các cuộc chiến tranh
Trang 26luôn bao gồm các thủ đoạn đấu tranh chính trị phức tạp, tiêu chuẩn trên thường chỉ mang tính tương đối Các hành động quân sự của nước khác thường được tiến hành cùng với sự cộng tác của một nhóm người bản xứ (vừa để giảm thương vong cho quân của nước xâm lược, vừa tạo danh nghĩa để thuận lợi cho ngoại giao và sự cai trị sau này) Chính vì vậy, việc đánh giá một cuộc chiến tranh xâm lược không chỉ qua quốc tịch của quân đội tham chiến, mà còn cần tìm hiểu chi tiết về mối quan hệ giữa các lực lượng tham chiến
giữa những người đồng bào cùng ngôn ngữ nhưng tranh chấp nhau vì nhiều lý do khác nhau như tôn giáo, chính trị, kinh tế,… [19]
Chinh phạt: Là đem quân đến các nước nhỏ để đánh chiếm lấy cớ là để trị
tội [18, tr 366]
1.3.2 Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh
Nguyên nhân của chiến tranh thường do mâu thuẫn giữa các giai cấp, dân tộc, tôn giáo phát triển đến mức gay gắt nhất hoặc do mâu thuẫn trong nội bộ một dân tộc, tôn giáo Như vậy, chiến tranh là sự xung đột do mâu thuẫn ý thức giữa các
tư tưởng khác nhau Nguyên nhân của những mâu thuẫn này xuất phát từ tham vọng riêng của từng thực thể con người Khi những tham vọng này đối chọi nhau đến mức độ bão hòa thì chiến tranh xảy ra Nghĩa là chỉ khi nào tồn tại hai bên phản nghịch nhau thì chiến tranh mới bùng nổ
Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh được giải thích theo các học thuyết:
Theo các học thuyết lịch sử: Những người theo thuyết lịch sử chú ý đến
khía cạnh bất khả kháng của chiến tranh, họ cho rằng nó ngẫu nhiên nó như là một tai nạn Có thể có các điều kiện, tình huống giống như là sắp xảy ra chiến tranh nhưng người ta không thể tiên đoán được thời gian và địa điểm xảy ra chiến tranh Các nhà xã hội học phê phán cách tiếp cận này, họ cho rằng sự bắt đầu của các cuộc chiến tranh là do một số nhà lãnh đạo đưa ra, đó không phải là tai nạn thuần túy Vẫn còn có những bất đồng nhưng thực sự rất khó khăn trong việc xây dựng một thống tiên đoán về chiến tranh
Trang 27Theo các học thuyết tâm lý chiến tranh: Theo thuyết này chiến tranh xuất
phát từ tâm lý của con người, cho rằng đó là "bản năng xâm lược" của con người, là
"hành vi" của con người Thông thường những loại xung đột này bị kìm nén bởi xã hội, nó cần một cơ hội để giải thoát các xung đột bằng chiến tranh
Theo các học thuyết về nhân khẩu: Theo thuyết này thì sự mất cân bằng
giữa việc tăng dân số và tăng thức ăn là nguồn gốc của xung đột Nghĩa là trong khi dân số tăng theo cấp số nhân thì nguồn tài nguyên, của cãi lại tăng theo cấp số cộng tạo ra sự mất cân đối dẫn đến chiến tranh Lý thuyết bùng nổ dân số trẻ lại quan niệm do sự mất cân đối giữa những lực lượng trẻ được đào tạo, đến tuổi trưởng thành, cần có việc làm và số lượng những vị trí có thể cho họ trong xã hội là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự nổi loạn trong xã hội (bao gồm cả chiến tranh) Theo các học thuyết này "con người cần thức ăn, cần vị trí nên họ bắn nhau"
Theo học thuyết của Chủ nghĩa Marx: Trong học thuyết này thì chiến tranh
được hiểu theo ba nguyên nhân:
Nguyên nhân chung: Là sự tác động giữa phương thức sản xuất bóc lột và những hiện tượng chính trị xã hội do phương thức sản xuất đó sinh ra dưới hình thức bạo lực vũ trang của giai cấp này đối với giai cấp khác
Nguyên nhân đặc thù: Là sự tác động của những chính sách hiếu chiến, phản động của giai cấp thống trị, những kẻ cầm đầu nhà nước
Nguyên nhân đơn nhất: Là sự tác động có tính đột biến, tức thì từ những nhân tố cá biệt như cá tính bất thường của cá nhân cầm đầu tổ chức hoặc diễn biến không chuẩn xác của các thông tin, của phương tiện tiến hành chiến tranh, trong những tình huống nhất định [19]
1.3.3 Đề tài chiến tranh trong văn học
Ngay từ khi mới hình thành, nền văn học thế giới đã phản ánh khá đầy đủ các đề tài thuộc các lĩnh vực, phương diện của đời sống, đấy là những tinh hoa được kết tinh trong suốt quá trình hoạt động văn học của con người ở cả bộ phận văn học dân gian và văn học viết Tuy vậy cách thể hiện nội dung đề tài ở mỗi giai đoan, mỗi nền văn học là không giống nhau Chẳng hạn khi đề cập đến đề tài chiến tranh
Trang 28chúng tôi nhận thấy ở nền văn học phương Tây và phương Đông cũng như trong nội
bộ của từng nền văn học có cách thể hiện khác nhau
Ở nền văn học phương Tây:
Đề tài chiến tranh đã sớm được nói đến trong bộ phận văn học dân gian, đấy
là những cuộc đấu tranh chống kẻ thù được thần thoại đề cập đến qua những lực lượng xâm lươc bên ngoài và những kẻ độc ác gian tham, những tên bạo chúa tàn
ác Nổi bật trong nền văn học Hy Lạp là hình tượng Têzê, Belêrôphông, Hêraklex,… họ đều đương đầu với những thế lực xâm lược để giữ gìn bờ cõi của thành bang quê hương hay giúp đỡ những dân tộc yếu bảo vệ cuộc sống yên lành của mình [3, tr 28] Các tác giả dân gian đã thấy được hiện thực đời sống lúc bấy giờ, đó là cuộc sống đầy rẫy những bất công ngang trái, các dân tộc thường xuyên chiếm đánh xâm lược lẫn nhau mà đối tượng phải gánh chịu chính là con người trong những dân tộc ấy, vì vậy mà hình tượng những vị anh hùng đã được tạo ra bằng trí tưởng tượng của họ như vị cứu tinh giúp con người thoát khỏi cảnh sống như thế, đồng thời đây còn là ước mơ khát vọng của con người về một cuộc sống no
đủ Ở giai đoạn này chúng ta sẽ khó có thể bắt gặp được những tác phẩm mang tính
cá nhân mà chủ yếu thể hiện chủ nghĩa anh hùng ca, ca ngợi vẻ đẹp những vị anh hùng của cộng đồng, dân tộc
Đến thời Phục hưng đề tài chiến tranh đã được thể hiện rộng hơn, không còn đơn thuần chỉ là những cuộc đấu giành lại độc lập chủ quyền, giữ nguyên bờ cõi mà lúc bấy giờ tinh thần, ý chí đấu tranh chống áp bức xã hội đã được hình thành [3,
tr 124] Tư tưởng mới mẽ về đề tài chiến tranh ở thời Phục hưng đã góp phần tạo nên sự đa dạng về cách thể hiện hơn cho các tác giả, nhờ vào đó mà độc giả có thể cảm nhận được nhiều khía cạnh khác nhau về đề tài chiến tranh Đến đây chúng ta
sẽ không còn hiểu theo nghĩa hẹp chiến tranh là đấu tranh chống xâm lược giành được lập dân tộc, mà phải hiểu theo nghĩa rộng hơn chiến tranh chiến là đấu tranh chống lại những gì làm tổn hại ảnh hưởng đến quyền sống, quyền tự do cá nhân của con người Có lẽ nhờ vào sự đa dạng ở cách thể hiện mà hàng loạt những tác phẩm nói về đề tài chiến tranh đã được ra đời ở giai đoạn này Uyliam Sêcxpia là một tác giả tài ba trong thời kỳ Phục hưng, các tác phẩm của ông chủ yếu xoáy sâu vào đời sống xã hội, ông cũng của nhiều tác phẩm đề cập đến đề tài chiến tranh khá nổi
Trang 29tiếng, đó là những gì mắt thấy tai nghe về cái xã hội thối nát mục ruỗng kia, nơi mà con người bị kìm hãm không thể phát triển được Những tác phẩm của ông ra đời như đánh thẳng vào các thế lực đen tối đã chà đạp con người một cách không thương tiếc Đồng thời, qua đó tác giả như muốn gửi gắm một thông điệp con người hãy đứng lên để đấu tranh giành lại tự do cho chính mình, nhằm hướng đến một cuộc sống tốt đẹp hơn
Văn học phương Tây từ thế kỷ XVII đến XX cũng không có sự thay đổi nhiều ở mảng đề tài chiến tranh về cách thể hiện, chủ yếu vẫn dựa trên cái nền của văn học giai đoạn trước và phát huy thêm những mặt tiến bộ sau này đó chính là khắc họa tâm trạng của con người trong chiến tranh Đây có thể xem là điểm đặc sắc của nền văn học phương Tây trong giai đoạn này, từng số phận cũng như tâm của con người đã được khắc họa khá rõ nét thông qua từng tác phẩm, nó như những đứa con tinh thần phản ánh tất cả tâm tư tình cảm của tác giả, đôi khi tác giả hóa thân vào nhân vật mới có thể nói lên hết tâm trạng của mình và đây chính là cái hay cái mới của nền văn học phương Tây Bởi các tác giả đã mạnh dạn đem chủ nghĩa
cá nhân vào tác phẩm và đặc biệt là những tác phẩm nói về chiến tranh (nó có ý nghĩa lịch sử, trọng đại), đây là một sáng tạo rất đáng ghi nhận bởi nó đã mở ra một cái nhìn mới mẻ hơn về cách thể ở mỗi đề tài Từ đây người đọc sẽ không còn cảm thấy nhàm chán khi tiếp cận những tác phẩm ở một khía cạnh mà sẽ có nhiều khía cạnh để cảm nhận, đặc biệt ở đề tài chiến tranh ta sẽ không còn cảm thấy khô khan khi đọc vào đó là tác phẩm chỉ toàn nói về cảnh chiến đấu, chết chóc, đau thương,…
mà bấy giờ còn có thêm tâm trạng nhớ nhung lưu luyến hay nỗi đau nỗi bất hạnh của con người sống trong chiến tranh
Ở nền văn học phương Đông:
Đối với nền văn học phương Đông chúng tôi xin khảo sát phần chiến tranh trong văn học Đường – Tống, Lý – Trần Sở dĩ chúng tôi lựa chọn như vậy là vì trong giai đoạn văn học này có nhiều nét tiêu biểu nhất của nền văn học Trung Hoa
và Việt Nam khi nói về đề tài chiến tranh
Đề tài chiến tranh trong nền văn học Đường – Tống chủ yếu phản ánh những cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc thống nhất toàn vẹn lãnh thổ như ở nền văn học phương Tây Song, ngoài việc thể hiện những nét chung khi bàn về đâu tranh
Trang 30thì bấy giờ ta thấy thấp thoáng đâu đó tâm trạng của những con người phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, trong họ luôn đau đáu nỗi lo vì chiến tranh chưa dứt, buồn vì người thân phải đi chiến đấu Đồng thời, trong giai đoạn này đã xuất hiện nhiều tác phẩm khắc họa thành công hình ảnh cũng như tâm trạng của người chinh phu và người chinh phụ, họ đại diện cho những người dân phải sống trong cảnh chia
ly, loạn lạc, để rồi họ phải thốt lên những tiếng kêu than thật não lòng, đứt ruột Đó cũng chính là những tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa, bởi lẽ lúc bấy giờ đã
có nhiều cuộc chiến tranh phi nghĩa ra đời mà mục đích chính của những cuộc đấu tranh ấy chính là nhằm muốn bành trướng thế lực và sự uy quyền của các tập đoàn thống trị với nhau Vì thế hàng loạt các cuộc chiến tranh phi nghĩa đã bùng nổ mà nạn nhân trực tiếp chính là những người dân vô tội Hằng ngày hằng giờ họ phải đối diện nỗi với ám ảnh về chiến tranh, làm cho họ không có được một chút bình yên
mà cứ thấp thỏm âu lo Dường như chiến tranh là đề tài thường xuyên xuất hiện trong nền văn học thời Đường – Tống, nó khơi nguồn cho các tác giả viết nên những cảm xúc, làm cho tác phẩm có giá trị nhân văn cao hơn Để khi thưởng thức một tác phẩm người đọc sẽ thấy nó gần gũi và chân thật hơn, gắn liền với cuộc sống
của chính bản thân họ Cũng như trong Khuê Oán 閨 怨 của Vương Xương Linh là
một điển hình, tác phẩm là một lời tâm trạng của người phụ nữ ở nơi khuê các khi mùa xuân đến lại nhớ đến chồng mình đi chinh chiến chưa về, nỗi nhớ ấy cứ thường trực trong lòng của người phụ nữ ấy Tuy nhiên giá trị thực sự của tác phẩm không chỉ hiển hiện bên trên bề mặt ngôn từ mà còn ẩn bên trong nó, đó chính là tiếng nói phản đối chiến tranh phi nghĩa của người dân đang phải sống trong cảnh chiến tranh loạn lạc, cũng chỉ vì muốn bành trướng thế lực của mình mà bọn thống trị đã ra sức đem quân đi đánh chiếm để cuối cùng người dân phải gánh chịu hậu quả là nỗi đau thương mất mát mà chiến tranh để lại
Trang 31Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu
Ngẩn ngơ thiếu phụ quên sầu, Ngày xuân trang điểm, lên lầu dạo chơi
Chợt nhìn bờ liễu xanh tươi, Hối cho phu tế kiếm nơi phong hầu
(Khuê Oán – Vương Xương Linh) [5, tr 414 – 415]
Quả thật đề tài chiến tranh ở văn học thời Đường – Tống thật đa dạng về chủ đề, phong phú về nguồn cảm hứng, thật dễ dàng để cho các tác giả có thể bày tỏ cảm xúc của mình, đấy là cảm xúc rất thật mà không hề thêm thắt, tô hồng sự thật, có lẽ vì vậy
mà văn học giai đoạn này rất được ưa thích và trân trọng, góp phần tạo tiền đề cho các nền văn học đời sâu tiếp nối và phát triển
Đối với nền văn học Việt Nam thì giai đoạn văn học thời Lý – Trần có thể coi là giai đoạn đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất, đây là giai đoạn đánh bước phát triển của nền văn học nước nhà, nó có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với dân tộc ta Lúc bấy giờ, đất nước ta đã đánh bại được nhiều kẻ thù xâm lược, giữ vững nền hòa bình cho dân tộc, có thể xem đây là động lực để thôi thúc các tác giả có cảm hứng viết về đề tài chiến tranh, ca ngợi những chiến công hiển hách của những vị anh hùng, đồng thời qua
đó thể hiện ý chí quyêt chiến của ta đối với quân thù Chính giai đoạn này đã xuất hiện nhiều tác giả là những vị vua, vị hòa thượng, hay những vị quan, vị đại Nho học,… họ
đã viết nên những tác phẩm có giá trị sâu sắc, lưu truyền rộng rãi đến thế sau này Đặc biệt ở giai đoạn này không thể không nói đến Hào khí Đông A – Hào khí đời Trần, đó
là tinh thần tự lực, tự cường, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước; ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù Đây là cảm hứng vô tận để các tác giả có thể thể hiện
Trang 32tấm lòng của mình đối với quốc gia dân tộc Tuy đề tài chiến tranh trong giai đoạn này chỉ xoay quanh việc ca ngợi các cuộc đấu tranh cũng như khí thế của nhân dân ta trong các cuộc chiến nhưng phần nào cũng đã giúp người đọc cảm nhân khá đầy đủ về nội dung tư tưởng cũng như phong cách sáng tác của các nhà văn nhà thơ Đồng thời, góp phần tạo nên nét đặc sắc riêng cho một giai đoạn văn học của dân tộc về đề tài nhạy cảm – đề tài chiến tranh
Tóm lại, đề tài chiến tranh đã được thể hiện khá rõ nét trong nền văn học thế giới, dù ở phương Tây hay phương Đông thì nó cũng truyền tải được nội dung tư tưởng chủ đạo xoay quanh các cuộc đấu tranh và những hệ lụy mà nó để lại đó là tâm trạng, nỗi đau, nỗi mất mát của những người trong cuộc Tuy vậy, cách tiếp cận cũng như diễn đạt mỗi nơi khác nhau đã tạo nên sự đa dạng, phong phú cho nền văn học
Trang 33CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VỀ CHIẾN TRANH TRONG KINH THI
2.1 Chiến tranh tác động đến đời sống xã hội
2.1.1 Cuộc sống bị áp bức bóc lột
Kinh Thi là bức tranh toàn vẹn nhất phản ánh đời sống của nhân dân lao động
dưới chế độ nô lệ Người lao động phải làm việc quần quật không bất kể ngày đêm để nuôi béo cho bọn thống trị Quanh năm đầu tắt mặt tối vậy mà những người nô lệ tội
nghiệp ấy còn bị áp bức một cách tàn nhẫn Và bài Thất Nguyệt 七 月 trong Mân
Phong 閩 風 đã vẽ lên cuộc sống chân thực của những người lao động Thất Nguyệt có
dáng dấp của một bài ca “nông gia lịch”, có người coi như “một bài Hạ tiểu chính hoặc
Nguyệt lệnh bằng văn vần” (xem bài Thơ và ca trong Văn Nhất Đa toàn tập Hạ tiểu chính là tên một thiên trong Kinh Thi chép khí hậu và sự việc từng tháng Nguyệt lệnh
là tên một thiên trong Lễ kí ghi chính lệnh mười hai tháng), tuy nhiên đây không chỉ
đơn thuần là một bài ca về tập quán làm ăn như các nhà Nho đã khai thác, quan trọng hơn nó thể hiện sinh động cuộc sống khốn khổ quanh năm làm lụng vất vả của người lao động Bài ca có tám chương, mỗi chương nói về một mùa làm ăn, có thể thấy từ tháng bảy (lịch nhà Hạ bắt đầu từ tháng bảy) đến cuối năm họ làm việc không nghỉ
Thất Nguyệt đã miêu tả toàn bộ cảnh sinh hoạt của người dân trong suốt cả năm: trai
trai, gái gái, năm bốn mùa, sớm tối không ngừng làm lụng, nào việc cày cấy hái dâu, hái rau quả, nuôi tằm, nhuộm tơ, cho đến việc săn bắn, chặt củi, dọn sân phơi lúa, đặt rượu, đục băng, lợp nhà, làm phu phen tạp dịch,… tất cả đều được miêu tả ngắn gọn nhưng hết sức sinh động, lời lẽ, tình điệu thật uyển chuyển Khi thì vui vẻ nói về những kết quả thu lượm được, khi thì bi phẫn tố cáo tình trạng bị chủ bóc lột và lúc nào cũng
tỏ ra lo lắng, suy nghĩ đến công việc của mùa sau Càng yêu lao động và quý trọng thành quả lao động, người dân càng căm ghét áp bức, bóc lột
Trang 34Ở Trung Quốc, tháng bảy là tháng mà chuôi sao Bắc đẩu xoay về thân, về sau phàm nói (月 nguyệt) là tháng đều phỏng theo đó để tính Vào đêm đầu tháng sáu thì thấy ở phương nam trên trời có sao Đại hỏa (火 hỏa), đến đầu tháng bảy thì thấy thấp xuống (流 lưu), tháng chín thì sương xuống bắt đầu lạnh, việc nuôi tằm kéo sợi cũng đã xong, nên mọi người có áo mặc để chống lại cái lạnh buốt Lúc này, chuôi sao Bắc đẩu
đã dịch chuyển, biến chữ 月 nguyệt mà nói ra chữ 日 nhật (一 之 日 nhất chi nhật, 二
之 日 nhị chi nhật) là ý nói những ngày của tháng ấy Vào tháng bảy, khí nóng đã lui, khí lạnh sẽ đến, nên sang tháng chín thì đưa cho áo ấm mặc để chống lại khí lạnh, vì từ tháng mười một trở về sau, gió lạnh (觱 發 tất phát) và khí lạnh (栗 烈 lật liệt) rất khắc nghiệt, nếu không có những áo vải gai thô (褐 hạt) như thế thì không thể nào sống đến cuối năm (歲 tuế)
Vô y vô hạt
Hà dĩ tốt tuế?
Tháng bảy mọc thấp sao Đại hỏa,
Tháng chín thì áo đã trao xong,
Tháng mười một gió rét đông,
Tháng mười hai khí lạnh lùng cắt da
Nếu chẳng áo thô và áo tốt,
Đến cuối năm sống sót được sao?
(Chương I – Thất Nguyệt) [8, tr 552 - 553]
Bắt đầu năm mới, từ trai gái đến đàn ông đàn bà, từ trẻ nhỏ đến người già, mỗi người một công việc, ai làm việc nấy nhưng mục đích cuối cùng của họ là làm sao có
Trang 35đủ cái ăn cái mặc, ấy vậy mà họ bị bọn thống trị bóc lột sức lao động, điều này đã gây nên một mối mâu thuẫn lớn trong lòng người dân, góp phần châm ngòi nổ dẫn đến
những cuộc đấu tranh sau này Theo lịch nhà Hạ, lấy tháng giêng (一 之 nhất chi) làm ngày đầu năm, tháng giêng thì lo đi (于 vu) sửa soạn khí cụ làm ruộng Tháng hai (二
之 nhị chi) thì bắt đầu đi cày (舉 趾 cử chỉ), người trai trẻ, đàn ông đã đều ra đồng làm
ruộng, săn bắn, làm nhà, đục băng Sau khi chăm sóc ruộng lúa, họ phải đi vào rừng sâu để tìm kiếm, săn bắn thú rừng hết sức hung hăng, chúng có thể tấn công con người
bất cứ lúc nào Đấy là những con hồ ly, chồn, cáo (貉 hạc), họ cố đem hết sức mình ra
để đi săn (同 đồng) và công việc này được những người đi trước truyền lại cho người
đi sau (纘 toản) Vất vả là vậy nhưng thành quả thu được thì phải cống nạp lên cho chủ nhân, thú lớn (豵 tông) phải dâng lên bề trên còn thú nhỏ (豜 kiên) thì để lại dùng
Tái toản vũ công
Ngôn tư kỳ tông, Hiến kiên vu công
Tháng mười một săn loài chồn dữ
Bắt sạch cho hết thứ cáo nầy
Áo da công tử vội may
Bước qua tháng chạp thì bày săn chung
Để tập luyện vũ công thành thục
Được heo con thì thuộc của riêng, Heo to thì mới dân lên
(Chương IV – Thất Nguyệt) [8, tr 559 - 560]
Trang 36Săn bắn về cũng là lúc lúa trổ bông kết hạt còn ở ngoài đồng (稼 giá) do lúa trồng trước mà chín sau (重 trùng) nên lúc này những người đàn ông trai tráng lại tiếp tục đi thu gặt lúa và những loại cây trồng có hạt khác (禾 hòa) Thu hoạch xong tất cả được tụ hợp lại (同 đồng) đem dự trữ ở nhà chung trong ấp (宮 cung) Bởi ngày xưa
mỗi người dân được nhận năm mẫu để làm nhà ở, chia ra làm hai, một nửa làm nhà ở trong ruộng để ở vào mùa xuân mùa hạ, còn nửa kia thì làm nhà chung ở trong ấp để ở vào mùa thu và mùa đông Chính vì vậy, mọi người sau khi thu hoạch phải cùng nhau
sửa san lại nhà chung (功 công) để ở và dự trữ lương thực
Thượng thập chấp cung công
Tháng mười thì đem trữ lúa vào, Nếp, gạo chín trước chín sau
Lúa gai đậu mạch dồi dào đầy kho
Ôi! Những kẻ nông phu ta ấy
Vào thành làm việc trong cung
Lấy tranh ngươi phải ra công ban ngày
(Chương VII – Thất Nguyệt) [8, tr 565 - 566]
Và có lẽ công việc nặng nề nhất mà những người đàn ông thanh niên sợ nhất
đấy chính là đi đục nước đã ở trên núi (鑿 冰 tạc băng) để đem về cất giấu (納 nạp) vào nhà chứa (凌 陰 lăng âm) dự phòng vào mùa nóng bức Bởi ở nước Bân lạnh
nhiều gió đông tháng giêng chưa thổi tan nước đá, nên nước đá có thể giấu giữ lại dùng Công việc đục lấy nước đá hết sức hiểm nguy bởi người đục phải đối mặt với cái lạnh buốt và làm việc trên núi cao như thế tính mạng của họ luôn bị đe dọa Dẫu biết
Trang 37rằng điều kiện làm việc khắc nghiệt như vậy nhưng họ không còn sự lựa chọn nào khác, bởi bọn chủ nhân bắt họ phải đi làm để cung phụng cho bọn chúng
二 之 日 鑿 冰 沖 沖
三 之 日 納 于 凌 陰
Nhị chi nhật tạc băng trùng trùng
Tam chi nhật nạp vu lăng âm
Tháng chạp đục lấy nhiều nước đá
Tháng giêng đem giấu cả hầm sâu
(Chương VIII – Thất Nguyệt) [8, tr 568 - 569]
Công việc của những người đàn ông trai tráng là như thế còn những người phụ
nữ con gái cũng vất vả không kém Họ nuôi tằm dệt lụa, vì tằm sinh ra không đồng đều
không thể cho ăn lá dâu (柔 桑 nhu tang), nên họ phải lấy lá rau phiền (攀 phiền), rau
bạch hao để cho tằm ăn Hình ảnh người con gái hái lá dâu cho tằm ăn dần trở nên quen thuộc với mọi người, tuy nhiên những cô gái ấy luôn lo sợ trong khi làm việc vì luôn bị quan sát theo dõi bởi các vị công tử con vua, gia tộc sang giàu và họ có thể bị bắt về làm vợ mà không thể nào làm gì khác hơn được Cái cảnh phải xa lìa cha mẹ ruột của mình để về làm vợ các vị công tử là nỗi đau canh canh trong lòng những cô gái ấy
Nữ tâm thương bi
Đĩa cập công tử đồng quy
Dâu non tìm hái xa gần
Khí xuân ấm áp, ngày xuân trì trì
Mớ rau phiền, bước đi tìm hái
Trong lòng người con gái xót xa
Bước theo công tử lìa nhà
(Chương II – Thất Nguyệt) [8, tr 555 - 556]
Trang 38Đến tháng bảy khi khí nóng vừa bớt đi và khí lạnh sắp đến Những công việc
chuẩn bị chống lại khí lạnh của mùa đông đã xong, chim quyết (鵙 quyết) kêu cũng là
lúc tằm đã đủ độ lớn, gai đã già đến lúc phải kéo gai thành sợi (績 tích) để dệt vải Tất
cả những tấm vải lụa đã dệt xong được đem đi nhuộm màu đen ửng đỏ (玄 huyền) hay màu vàng, những phần nhuộm đỏ (朱 chu), sáng đẹp (陽 dương) đều để dâng lên vua
may quần áo cho công tử Làm việc cực khổ, mệt nhọc như vậy mà họ không thể để lại dùng mà phải dâng lên cho vua, để thể hiện lòng thành kính đối với bề trên, tuy đôi lúc
ở họ cũng đứng lên đấu tranh lại nhưng những suy nghĩ ấy đều bị dập tắt bởi sự áp bức của bọn thống trị
Quyết kêu tháng bảy nhặt thưa
Bắt đầu tháng tám thì vừa kéo gai
Huyền và vàng nhuộm ngay tức khắc
Nhuộm đỏ thì trông rất tươi xinh
May quần công tử nước mình
(Chương III – Thất Nguyệt) [8, tr 557 - 558]
Từ xưa đến nay, những người lớn tuổi và trẻ nhỏ luôn được ưu tiên, chăm lo đầy
đủ Ấy vậy, trong xã hội lúc bấy giờ trẻ nhỏ không có đủ quần áo ấm để mặc, không có chỗ vui chơi và thậm chí còn phải phụ giúp việc nhà Còn những người lớn tuổi chưa được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già mà phải hàng ngày mang cơm ra đồng cho con hoặc
phụ dệt với con Đến tháng mười – tháng cuối cùng để sang năm mới (改 歲 cải tuế),
vì theo lịch nhà Chu lấy tháng mười một làm tháng đầu năm, lúc này con dế (蟋 蟀 tất
suất) đã tựa vào nhà báo hiệu mùa lạnh sắp đến Vì thế những người lớn tuổi thấy hiện
Trang 39tượng đó họ bắt đầu bít lại những lỗ trống (穹 khung) trong nhà, xông khói vào hang khiến cho chuột không thể ở trong hang ấy được Bít cửa sổ ở phía bắc (向 hướng) để
chống gió bấc, lấy bùn, đất sét trét vào phên để ngăn lạnh,… Những việc ấy tưởng chừng như đơn giản nhưng chỉ người có kinh nghiệm mới có thể làm được, họ muốn giúp con cái gánh bớt đi nỗi lo về cuộc sống
Tắc hướng quán hộ
Ta ngã phụ tử, Viết vi cải tuế
Nhập thử thất xứ
Dế tháng mười chung giữa gầm sàng,
Để xông khói chuột, bít hang
Bít song hướng bắc để ngăn gió vào
Dặn vợ con tam mau ghi nhớ
Rằng: Tháng mười sẽ trở tân niên
Hãy vào nhà ấy ở liền
(Chương V – Thất Nguyệt) [8, tr 561 - 562]
Làm việc vất vả là thế nhưng đời sống của những người dân nô lệ vẫn còn gặp nhiều khó khăn bởi họ bị bọn chủ nhân áp bức bóc lột Họ không có lấy một ngày để ngơi nghỉ, không được ăn mặc đẹp mà chỉ biết có công việc với công việc, điều này đã gây nên sự căm phẫn trong lòng người dân, tuy nó chưa đủ để bộc phát ra bên ngoài
nhưng phần nào cũng đã nhen nhóm ý chí đấu tranh trong họ Thất Nguyệt quả thật là
bức tranh sống động thể hiện sự đối lập hết sức rõ rệt giữa đời sống của nhân dân lao động với bọn thống trị Đây có thể chính là sáng tác của những người dân, bởi chúng ta
dễ dàng nhận thấy tình cảm mà học gửi gắm vào bài thơ, nó quá chân thực, quá sinh động Qua đây, phần nào cũng thể hiện được thái độ của nhân dân đối với giai cấp thống trị xưa và cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những cuộc đấu tranh sau này
Trang 40Đời sống của người dân lúc bấy giờ quá cùng cực, đến nỗi cơm cũng không đủ
ăn, vật dụng chẳng có gì quý giá cả, phải lấy dép bằng vải gai mà mang giẵm lên sương thay vì mang dép bằng da Họ phải làm việc vất vả và siêng năng để cho ra những sản phẩm dệt hết sức kỳ công, tuy nhiên họ cũng không thể giấu đi cái dáng vẻ mệt mỏi,
không chịu nổi lao nhọc (挑 thiêu) Đời sống của những người dân lao động nghèo khổ
là thế, nhưng bề tôi tôn quý của chư hầu (公 子 công tử) chẳng giúp được gì, mà còn quấy phá, khiến lòng dân phải u sầu mà sinh bệnh (疚 cửu)
Qua qua lại lại tới lui,
Lòng ta sầu não để rồi bịnh mang
(Chương II – Đại Đông) [7, tr 307 - 308]
Càng ngày người dân càng mắc nhiều bệnh tật hơn, không chỉ vì quá bất bình u sầu bọn bề tôi tôn quý mà còn bởi họ làm việc quá sức của mình Điều này được ví như
củi sau khi được chặt về (穫 hoạch) đem chở đi ngâm (載 tái) trong dòng suối (氿 泉
quỹ tuyền) trong lúc tiết trời lạnh giá (洌 liệt) vậy Người dân quá lao nhọc thì chỉ
mong được nghỉ ngơi để bình yên