Ngôn từ chính xác, hàm súc, biểu cảm

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh trong kinh thi (Trang 85 - 88)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Ngôn từ chính xác, hàm súc, biểu cảm

Chiến tranh bùng nổ là điều chẳng ai mong muốn bởi sự tàn phá khóc liệt mà nó để lại, đáng sợ nhất chính là sự chia ly chết chóc. Lúc này người người đạo diễn tài ba kia dẽ có mặt đúng lúc để quay lại những thướt phim hay nhất, sống động nhất về tâm trạng của những người trong cuộc còn diễn viên chính của bộ phim ấy chính là người chinh phu và người chinh phụ. Tâm trạng mỗi nhân vật được khắc họa khá rõ nét từ đơn giản đến phức tạp, để cuối cùng làm nổi bật lên tính cách nhân vật. Cũng như người chinh phu từ khi bị bắt đi quân dịch, đến lúc đấu tranh gian khổ thì tâm trạng mỗi thời điểm là khác nhau, nhưng vẫn đảm bảo được tính chân thực khách quan trong tâm trạng nhân vật. Qua từng giai đoạn mà tâm trạng người chinh phu có những chuyển biến riêng, điều đó có được chính là nhờ vào sự chân thực từ hiện thực đang diễn ra. Đấy là nỗi đắng cay vì phu phen tạp dịch, bởi những người dân thấp cổ bé họng siêng năng, chăm chỉ làm việc để lo toan cho cuộc sống kia đã phải xa gia đình, quê hương đi làm sai dịch cho bọn thống trị, khi ấy trong lòng họ luôn canh cánh một nỗi mong nhớ người thân da diết, không nguôi, để rồi sự bất an đã bao trùm trong tâm trí họ và giờ đây họ luôn dằn dặt không yên vì chưa hoàn thành được nghĩa vụ cũng như trách nhiệm đối với những người thân yêu. Trong suốt thời gian ấy, không lúc nào họ không nghĩ đến cha mẹ, vợ con mình (瞻 望 父 兮chiêm vọng phụ hề). Chính ngòi bút chân thực, sắc bén của người sáng tác đã ghi lại cảm xúc thật nhất của một người con luôn nghĩ về cha mẹ, lo cho mẹ không người chắm sóc, dưỡng nuôi, vật nên ngày ngày họ đều lên đỉnh núi để ngóng trông về nơi quê nhà, ở đó có thấp thoáng bóng dáng cha mẹ và họ cũng biết rằng ở nơi ấy cha mẹ cũng nhớ nhung, mong mình sớm về đoàn tụ. Quả thật ơn nghĩa sinh thành là vô cùng lớn lao, cao cả thế nên khi đi xa những người con ấy luôn nhớ về bậc sinh thành bằng tất cả lòng thành kính và yêu

81

thương nhất, đây đúng là những cảm xúc chân thực xuất phát từ trái tim của một người con hiếu thảo.

陟 彼岵 兮 瞻 望父 兮 父 曰嗟 予子行 役 Trắc bỉ hộ hề! Chiêm vọng phụ hề! Phụ viết: Ta dư tử hành dịch,

Ta hãy trèo lên trên non hộ! Đứng trông về hướng đó nhớ cha!

Cha than: Quân dịch con ta,

(Chương ITrắc Hộ) [8, tr. 408] Không những thế, người sáng tác còn dành những tình cảm hết sức đặc biệt cho những đôi vợ chồng phải cách xa trong thời chiến tranh, để rồi nhiều bài thơ về sự nhớ nhung, lưu luyến cũng được ra đời đáp ứng nhu cầu của quần chúng. Tuy nhiên, tất cả đều được viết dựa trên những câu chuyện có thật nên khi viết thành thơ nó hết sức chân thực và xúc động, chứ không hề cường điệu, thêm thắt hay tô hồng sự thật. Điển hình như hình ảnh người chinh phu ở bài Kích Cổ 擊 皷 trong Bội Phong 邶 風, họ ra đi đánh giặc nhưng lúc nào cũng giữ trọn lời thề sắt đá với vợ mình (執 子 之 手 chấp tử

chi thủ), là dù sống chết hay cách xa cũng luôn có nhau, luôn nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời (與 子 偕 老 dữ tử giai lão). Có lẽ có nằm trong hoàn cảnh như thế người ta mới có thể viết nên những lời thật từ tận đáy lòng như thế, nó đã đi sâu vào lòng người một cách tự nhiên mà không gò bó, gượng ép. Dường như sáng tác bằng chính trái tim đồng cảm đã đạt được hiểu quả cao, tạo nên một bức tranh tổng thể về cuộc sống đa sắc không có sự dối trá, lừa gạt.

死 生契 闊

與 子成 說

執 子之 手

與 子偕 老

Tử sinh khiết khoát. Dữ tử thành thuyết. Chấp tử chi thủ, Dữ tử giai lão.

Lúc tử sinh hai khe cách biệt, Chẳng bỏ nhau lời quyết thệ rồi.

82

Cầm tay nàng, hẹn mấy lời:

“Sống bên nhau mãi đến hồi già nua”.

(Chương IV – Kích Cổ) [8, tr. 137] Và hình ảnh một người chinh phụ ngày đêm trông ngóng, đợi chờ chồng cũng được khắc họa hết sức rõ nét và chân thực trong Kinh Thi. Nó thể hiện được thái độ căm ghét chiến tranh bởi chiến tranh chính là nguyên nhân dẫn đến các cuộc chia ly không hẹn ước và đau thương chết chóc. Nhưng qua đây ta càng nhận ra được tấm lòng thủy chung son sắt của những người vợ đối với chồng mình, dù cho chồng đi chiến đấu xa nhà nhưng người vợ vẫn cứ đợi, đợi chờ ngày đoàn tụ. Còn nếu chồng có gặp bất trắc thì nguyện chết theo chồng để vẹn tròn đạo nghĩa phu thê (歸 于 其 居 quy vu kỳ ). Đến đây thì ta có thể khẳng định một điều là tính chân thực của ngôn từ đã tạo nên một cái nhìn khác hơn trong phong cách sáng tác của các tác giả xưa, hình như nó là nhân tố chủ đạo góp phần làm cho sự thành công của một bài thơ và làm cho bài thơ có sức sống lâu bền trong lòng công chúng.

夏 之日 冬 之夜 百 歲之 後 歸 于其 居 Hạ chi nhật, Đông chi dạ. Bách tuế chi hậu, Quy vu kỳ cư.

Ngày mùa hè nhớ trông đằng đẳng, Sầu canh dài thêm nặng đêm đông. Trăm năm trọn kiếp má hồng,

Nguyện chôn một huyệt cùng chồng mà thôi.

(Chương IV – Cát Sinh) [8, tr. 454 - 455] Nói tóm lại, trong Kinh Thi nói chung và trong đề tài chiến tranh nói riêng thì tính chân thực là điểm nổi bật được thể hiện xuyên suốt trong tất cả các bài thơ. Nó tạo nên giá trị to lớn cho bài thơ, bởi nó được đánh giá cao và tiếp nhận một cách rộng rãi. Đọc bài thơ mà ta như thấy nó đang diễn ra trước mắt mình vì sự chân thực đến từng chi tiết, hình ảnh. Càng đọc nhiều ta càng bị cuốn hút và đồng cảm hơn với những số

83

phận nhỏ bé trong thời đại lúc bấy giờ. Đó là một cuộc sống loạn lạc, có nhiều mất mát đau thương, cũng như sự nhớ nhung đợi chờ mà nguyên nhân trực tiếp chính là do chiến tranh. Hơn bao giờ hết tính chân thực đã phát huy tốt được tác dụng của mình, nó đã thể hiện được đầy đủ giá trị tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm đến độc giả và giới văn sĩ các thế hệ sau cần sáng tác dựa trên tính chân thực để tác phẩm trở nên khách quan trung thực hơn.

Một phần của tài liệu đề tài chiến tranh trong kinh thi (Trang 85 - 88)