chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp

117 528 1
chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011 – 2015) Đề tài: CHUYỂN GIÁ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ THỊ NGUYỆT CHÂU Bộ môn Luật Thương Mại Khoa Luật – ĐHCT Sinh viên thực hiện: LÂM THẢO DUY MSSV: 5118687 Lớp: Luật Thương Mại Cần Thơ, tháng 12/2014 Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp LỜI CẢM TẠ  Để hoàn thành luận văn và chương trình đại học của mình, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các Thầy cô Khoa Luật và Khoa Phát triển Nông thôn – Trường Đại học Cần Thơ, là những người đã truyền đạt cho em những kiến thức hữu ích làm cơ sở để thực hiện luận văn và áp dụng vào cuộc sống, công việc sau này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô – Tiến sĩ Lê Thị Nguyệt Châu, là người đã dành thời gian quý báu cùng với tâm huyết của mình để tận tình hướng dẫn cho em trong suốt thời gian thực hiện Luận văn. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các anh chị đang công tác tại Tổng cục Thuế đã cung cấp những tài liệu hữu ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả của các luận văn, bài viết nghiên cứu về vấn đề chuyển giá, vì đã tạo ra cơ sở, tiền đề để em có thể tham khảo cho luận văn của mình. Sau cùng con xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, vì đã thương yêu, chăm sóc, tận tụy vì tương lai của con. Cảm ơn những người bạn đã luôn ở bên, động viên và giúp đỡ mình trong suốt quá trình thực hiện Luận văn. Do những hạn chế về thời gian cũng như kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu về pháp luật kinh tế trong lĩnh vực chuyển giá, nên Luận văn sẽ còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý báo của quý thầy cô và các bạn để em có thể hoàn thành Luận văn một cách tốt nhất, đóng góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam. Em xin cảm ơn và trân trọng kính chào! GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu i SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….... …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu ii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu iii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BĐS Bất động sản ĐTNN Đầu tư nước ngoài ĐTNT Đối tượng nộp thuế FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDLK Giao dịch liên kết IRS Cơ quan thuế nội địa Hoa Kỳ MNC Công ty đa quốc gia NSNN Ngân sách nhà nước OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế PSM Phương pháp tách lợi nhuận RPM Phương pháp giá bán lại SAT Cơ quan thuế Trung Quốc SGATAR Hiệp hội các nhà quản lý thuế Châu Á SXKD Sản xuất kinh doanh Thuế GTGT Thuế giá trị gia tăng Thuế NK Thuế nhập khẩu Thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế TTĐB Thuế tiêu thụ đặc biệt TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định USD Đồng đô la Mỹ VNĐ Đồng Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại thế giới GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu iv SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp MỤC LỤC Lời cảm tạ Danh mục từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP FDI VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ ....................................................................................................................3 1.1 Khái niệm, hình thức và tác động của doanh nghiệp FDI .......................................3 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI ................................................................................3 1.1.2 Các hình thức FDI phổ biến ..................................................................................4 1.1.3 Tác động của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế .............................................6 1.2 Khái quát về hoạt đông chuyển giá.........................................................................10 1.2.1 Khái niệm hoạt động chuyển giá .........................................................................10 1.2.2 Đặc điểm và dấu hiệu của chuyển giá .................................................................12 1.2.3 Phạm vi chuyển giá .............................................................................................14 1.3 Các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá ...............................15 1.3.1 Yếu tố thúc đẩy bên ngoài ...................................................................................15 1.3.2 Yếu tố thúc đẩy bên trong....................................................................................16 1.4 Tác động của hoạt động chuyển giá........................................................................17 1.4.1 Đối với quốc gia nhận đầu tư ..............................................................................17 1.4.2 Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư ........................................................20 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia .............................................20 1.5.1 Kinh nghiệm của Mỹ ...........................................................................................20 1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................................23 1.5.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản .................................................................................24 1.5.4 Kinh nghiệm của một số nước ASEAN.................................................................25 1.5.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam............................................................26 Kết luận chương 1 .........................................................................................................28 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀ QUẢN LÝ, KIẾM SOÁT CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM.............29 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu v SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và quá trình hình thành hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam....................................................29 2.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam.......................................29 2.1.2 Quá trình xuất hiện và hình thành hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .........................................................................................................32 2.2 Phân tích hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam...................................................................................................................33 2.2.1 Khái quát chung về thực trạng chuyển giá tại Việt Nam ......................................33 2.2.2 Một số hình thức và trường hợp chuyển giá tiêu biểu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam .........................................................................................................35 2.2.2.1 Nâng giá trị tài sản vốn góp..........................................................................36 2.2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ ..............................................37 2.2.2.3 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất ..................................................38 2.2.2.4 Một số thủ thuật chuyển giá khác..................................................................40 2.2.2.5 Một số trường hợp doanh nghiệp FDI có dấu hiệu thực hiện hành vi chuyển giá................................................................................................................41 2.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề chuyển giá .......................................46 2.3.1 Lược sử của pháp luật Việt Nam về hoạt động chuyển giá ..................................46 2.3.2 Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.........................................................................................................................48 2.3.2.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng......................................................................48 2.3.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia ................................................49 2.3.2.3 Phương pháp xác định giá thị trường ...........................................................51 2.3.2.4 Xử lý vi phạm................................................................................................60 2.3.3 Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) .........................61 2.3.3.1 Khái quát về APA .........................................................................................62 2.3.3.2 Trình tự thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA ..........................................63 2.3.3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên.....................................................................66 2.4 Thực tế việc áp dụng các biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam và một số trường hợp chuyển giá đã được xử lý thành công .......................................................67 2.4.1 Thực tế việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam...............67 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu vi SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 2.4.2 Một số trường hợp xử lý chuyển giá thành công..................................................70 Kết luận Chương 2 ........................................................................................................74 CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC.................................................................................................................................75 3.1 Những khó khăn, vướng mắc nãy sinh từ công tác quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam .......................................................................................75 3.1.1 Về môi trường pháp lý.........................................................................................75 3.1.2 Về hệ thống cơ sở dữ liệu ....................................................................................76 3.1.3 Về đội ngũ và tổ chức bộ máy quản lý chuyển giá ...............................................77 3.2 Nguyên nhân khiến công tác quản lý hoạt động chuyển giá chưa hiệu quả .........78 3.2.1 Nguyên nhân khách quan ....................................................................................78 3.2.2 Nguyên nhân chủ quan........................................................................................79 3.3 Các giải pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả quản lý chuyển giá.......................80 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thuế...................................................80 3.3.2 Hoàn thiện đội ngũ quản lý chuyển giá và tổ chức bộ máy ..................................85 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế ....................................86 3.3.4 Tăng cường hợp tác quốc tế ................................................................................87 3.4 Một số kiến nghị bổ sung.........................................................................................88 3.4.1 Ban hành quy định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển giá ...................................................................................................................88 3.4.2 Giám sát các doanh nghiệp báo lỗ nhiều năm .....................................................89 3.4.3 Tăng cường công tác tuyên truyền.......................................................................90 Kết luận Chương 3 ........................................................................................................92 PHẦN KẾT LUẬN ...........................................................................................................93 Phụ lục Danh mục tài liệu tham khảo GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu vii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu viii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế thế giới, cùng việc từng bước thay đổi chính sách kinh tế, đầu tư đã giúp cho Việt Nam thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng. Qua nhiều năm, nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ tăng về số lượng các dự án mà còn tăng về cả quy mô và chất lượng, trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận, học hỏi trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, kinh nghiệm quản lý kinh tế và giải quyết vấn đề việc làm cho lao động cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI đối với kinh tế và xã hội ở nước ta, Việt Nam đã và đang phải đối mặt với tình trạng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm nhưng vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh, sản xuất. Hiện tượng này không chỉ làm thất thu NSSN của Việt Nam mà còn đem lại nhiều tác động tiêu cực khác. Qua quá trình tìm hiểu và điều tra đã phát hiện ra, một trong những nguyên nhân chính của hiện tượng thua lỗ là do các doanh nghiệp FDI thực hiện hoạt động chuyển giá. Chuyển giá là hiện tượng phổ biến trên thế giới và đang là một chủ đề thời sự, được nhiều quốc gia quan tâm. Thực tế cho thấy rằng, hoạt động chuyển giá đã diễn ra từ lâu tại Việt Nam. Từ năm 1997 nước ta đã ban hành một số quy định điều chỉnh hoạt động này nhưng lại thiếu đi các quy định hướng dẫn chi tiết nên dường như vẫn chưa được thực thi. Qua nhiều lần sửa đổi, đến nay pháp luật về kiểm soát chuyển giá mặc dù đã khá đầy đủ nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Hoạt động chuyển giá tuy không còn mới mẻ đối với Việt Nam, nhưng để kiểm soát và xử lý các doanh nghiệp thực hiện hoạt động này vẫn còn là một vấn đề nan giải đối với các cơ quan chức năng. Dù đã có nhiều nghiên cứu, quan tâm nhưng các biện pháp quản lý cơ quan thuế thực hiện đối với các thủ thuật chuyển giá vẫn chưa đạt được hiệu quả cao do gặp phải những khó khăn, bất cập nhất định. Thiết nghĩ, để có thể kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, chúng ta cần phải có cái nhìn toàn diện, đúng đắn về hoạt động này, những mặt làm được và chưa làm được của công tác quản lý hoạt động chuyển giá, để từ đó có thể đưa ra như giải pháp tiến bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn tại Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quản quản lý chuyển giá, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, tạo nên công bằng trong hoạt động SXKD và tăng tính tự giác tuân thủ pháp luật về thuế của các GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 1 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp doanh nghiệp. Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI – thực trạng và giải pháp” để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình. 2. Mục đích, đối tượng nghiên cứu Mục đích của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích công tác quản lý hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Cụ thể, đề tài sẽ phân tích bản chất hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, các quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá và những mặt hạn chế của khung pháp luật hiện hành cũng như hạn chế trong công tác quản lý. Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chuyển giá, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và thông lệ quốc tế. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI và công tác quản lý hoạt động này. Tuy nhiên, chuyển giá là một vấn đề nhạy cảm trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng như đối với hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài của nước ta, nên rất khó tiếp cận với nguồn thông tin và số liệu thực tế. Vì vậy, trong đề tài người viết sẽ tập trung vào các sự kiện đã được công bố trên phương tiện truyền thông đại chúng, trong giới hạn các vụ việc thực tế tìm thấy và nguồn tài liệu tham khảo trên các sách, báo, tạp chí chuyên ngành. 3. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu luận văn dựa vào hệ thống văn bản pháp luật kiểm soát hoạt động chuyển giá, tài liệu như sách, tạp chí, thông tin từ các trang điện tử và tài liệu thực tiễn của cơ quan quản lý chuyên ngành. Từ các nguồn thông tin này, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp sưu tầm thống kê số liệu thực tế. 4. Nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện ở 3 chương: Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp FDI và hoạt động chuyển giá Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI và hoạt động quản lý, kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam. Chương 3: Những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý hoạt động chuyển giá và một số giải pháp, kiến nghị. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 2 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP FDI VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, hình thức và tác động của doanh nghiệp FDI 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI FDI (Foreing Direct Investmen) nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với sự phát triển của nền kinh tế thế giới như hiện nay, FDI đã trở thành một hình thức đầu tư phổ biến. Các tổ chức kinh tế quốc tế và pháp luật quốc gia đưa ra định nghĩa về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: - Theo khái niệm của Quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1997): FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. - Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Có các mục đầu tư như: + Thành lập hoặc mở rộng một DN hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư. + Mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có. + Tham gia vào một doanh nghiệp mới + Cấp tín dụng dài hạn ( hơn 5 năm). - Theo tổ chức thương mại thế giới WTO: Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. - Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư. Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật. Như vậy, từ những khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ta có thể hiểu rằng doanh nghiệp FDI là những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư và có sự quản lý trực tiếp của chủ đầu tư nước ngoài. Đây là những tổ chức kinh doanh quốc tế đồng thời GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 3 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp cũng là pháp nhân của nước nhận đầu tư, do đó phải hoạt động theo luật pháp của nước nhận đầu tư, các hiệp định và các điều ước quốc tế mà nước đó đã ký kết. Bên cạnh đó, nhằm đi đúng với mục tiêu và nâng cao hiệu quả hoạt động tại thị trường mới, các doanh nghiệp FDI không chỉ di chuyển vốn mà còn phải thực hiện việc chuyển giao công nghệ, chuyển giao kiến thức và kinh nghiệm quản lý của mình. Tùy theo quy định khác nhau của mỗi quốc gia mà tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào doanh nghiệp sẽ khác nhau, tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư 2005 phía đầu tư nước ngoài phải có số vốn góp tối thiểu bằng 30% vốn pháp định của dự án. Cũng như các doanh nghiệp khác, quyền điều hành của doanh nghiệp FDI sẽ phụ thuộc vào mức độ vốn góp, lợi nhuận mà các nhà đầu tư nước ngoài nhận được sẽ dựa vào kết quả hoạt động kinh doanh, tỷ lệ vốn góp của mình, và được phân chia sau khi doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ thuế, chi trả cổ tức. Doanh nghiệp FDI Việt Nam gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại1. 1.1.2 Các hình thức FDI phổ biến Các hình thức FDI rất đa dạng, sau đây là những hình thức FDI phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới: - Thành lập doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài được hiểu là loại hình doanh nghiệp hình thành dựa trên sự đóng góp của các bên, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Các bên cùng nhau đóng góp vốn, quản lý lao động và cùng nhau chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro. Hoạt động liên doanh bao gồm hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dich vụ, hoạt động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu triển khai. Ví dụ: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa ba đối tác: + Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam + Công ty Honda Moto Nhật Bản + Công ty Asia Honda Moto Thái Lan Đây là một hình thức được áp dụng rộng rãi của đầu tư trực tiếp nước ngoài, mang lại hiệu quả cao thông qua sự hợp tác giữa các bên. 1 Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Luật đầu tư năm 2005. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 4 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Đầu tư theo hình thức công ty mẹ và công ty con (holding company): Các tập đoàn kinh tế đa quốc gia (MNC) hiện nay thường được tổ chức theo mô hình công ty mẹ và công ty con, theo đó trong mô hình này công ty mẹ có quyền kiểm soát hoạt động quản lý và điều hành của các công ty con có trụ sở ở những quốc gia khác nhau. Thuận lợi của hình thức này là tập đoàn sẽ quản lý các khoản vốn góp của mình trong các công ty con như một thể thống nhất, từ đó có thể đưa ra những quyết định và lập kế hoạch chiến lược điều phối hoạt động tài chính của cả nhóm công ty. Với mô hình này, các MNC có thể tạo thành một chuỗi khép kín từ cung cấp nguyên liệu, sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời các công ty thành viên có thể hổ trợ nhau trong các khâu như: quan hệ đối ngoại, phát triển thị trường, lập kế hoạch, nghiên cứu đầu tư… - Thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là loại hình mà nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam với 100% là vốn của mình, theo đó nhà đầu tư sẽ tự quản lý về mọi mặt cũng như tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Với hình thức này chủ đầu tư nước ngoài sẽ có mọi quyền quyết định đối với hoạt động của doanh nghiệp mình và phải tuân theo pháp luật của nước sở tại, đồng thời cần phải có kế hoạch và chính sách phù hợp để sử dụng và quản lý lao động, tránh phát sinh bất đồng, phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của nước nhận đầu tư. - Thành lập công ty cổ phần: Đây là hình thức doanh nghiệp FDI có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi số cổ phần của mình. Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu và cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. - Hợp tác kinh doanh dựa trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài mà không thành lập pháp nhân mới. Các bên tiến hành ký kết hợp đồng, quy định trách nhiệm, phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên theo tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận. Quyền và nghĩa vụ của các bên sẽ được ghi rõ trong hợp đồng, các bên đầu tư sẽ có nghĩa vụ đối với nhà nước của nước sở tại một cách độc lập. - Đầu tư theo hình thức xây dựng- vận hành- chuyển giao (BOT): Là mô hình liên kết bằng hợp đồng được lập bởi nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước nhận đầu tư. Mục đích nhằm để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, khi xây dựng xong nhà đầu tư sẽ được quyền kinh doanh công trình GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 5 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý, sau đó sẽ chuyển giao không bồi hoàn toàn bộ công trình cho nước sở tại. - Đầu tư theo hình thức xây dựng- chuyển giao- kinh doanh (BTO): Khác với BOT, ở hình thức này sau khi nhà đầu tư xây dựng xong công trình kết cấu hạ tầng thì sẽ chuyển giao công trình đó cho nước nhận đầu tư. Chính phủ nước nhận đầu tư sẽ cho phép nhà đầu tư kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý. - Hợp đồng xây dựng và chuyển giao (BT): Đây là hình thức hợp đồng được ký kết giữa cơ quan có thẩm quyền của nước nhận đầu tư với nhà đầu tư nước ngoài nhằm để xây dựng kết cấu hạ tầng, sau khi xây xong nhà đầu tư sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Đồng thời nhà đầu tư sẽ tạo điều kiện để thực hiện một dự án khác để thu hồi lại vốn và lợi nhuận hợp lý. - Đầu tư thông qua hình thức sáp nhập, mua lại: Với hình thức này, nhà đầu tư có thể tận dụng những lợi thế, điều kiện có sẵn của đối tác ở nước mà mình muốn đầu tư, dễ dàng nắm bắt được thị trường, tiết kiệm chi phí, thời gian và giảm thiểu rủi ro. 1.1.3 Tác động của doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế * Tác động tích cực: Trong nền kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, FDI ngày càng khẳng định tầm quan trọng và tính tất yếu của mình, không một quốc gia nào có thể phủ nhận vai trò của nó. Đối với các quốc gia đang phát triển, FDI đóng vai trò vực dậy nền kinh tế, từng bước mở cửa hội nhập với thế giới và nâng cao vị thế trên trường quốc tế. Với các quốc gia phát triển, FDI lại là hình thức để mở rộng phạm vi đầu tư, hướng đến những thị trường tiềm năng, nâng cao khả năng cạnh tranh và tìm kiếm thêm lợi nhuận. Vốn là điều kiện tiên quyết để các quốc gia thực hiện những chính sách tăng trưởng kinh tế của mình, tuy nhiên đối với những nước nghèo, những nước đang phát triển, thiếu vốn luôn là vấn đề mà họ trăn trở. Nguồn vốn do các doanh nghiệp FDI đầu tư vào lúc này thực sự cần thiết và đóng vai trò rất quan trọng, nhờ có nguồn vốn từ nước ngoài mà tiềm năng trong nước được khai thác hợp lý, nhiều lĩnh vực kinh tế có cơ hội phát triển. Ở các nước đang phát triển, tuy có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ có thể tạo ra nguồn hàng xuất khẩu với chi phí thấp, song lại bị hạn chế về thị trường tiêu thụ. Thông qua các doanh nghiệp FDI, nước tiếp nhận đầu tư sẽ có cơ hội thâm nhập, mở rộng ra thị trường thế giới nên năng lực xuất khẩu ngày càng tăng lên. Ngoài ra, doanh nghiệp FDI còn đóng góp một phần vào NSNN thông qua hình thức đóng thuế và tiêu GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 6 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp dùng các loại dịch vụ công cộng. Với tác động của mình, FDI đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Các doanh nghiệp FDI còn góp phần vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ - những ngành đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. Với trình độ công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp FDI, những ngành công nghiệp chủ lực, những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao được hình thành và ngày càng phát triển. Nhờ đó mà quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở các nước đang phát triển sẽ diễn ra nhanh hơn. Nhiều dự án đầu tư được mở ra nhờ có nguồn vốn nước ngoài đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, thu hút lao động và góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở những nước tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường trả lương cao hơn so với doanh nghiệp trong nước, song yêu cầu của họ về trình độ, khả năng của người lao động cũng cao. Đó chính là động lực để người lao động tự giác nâng cao trình độ bản thân để có thể đáp ứng đủ tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Mặc khác, doanh nghiệp FDI còn đóng vai trò tiên phong trong việc đào tạo tại chổ và đào tạo bên ngoài nhằm bồi dưỡng chuyên môn và kỹ năng làm việc của công nhân, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý2, nhờ đó năng suất và chất lượng lao động cũng tăng lên. Đồng thời nhà đầu tư nước ngoài không chỉ đầu tư về vốn mà còn phải chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý của mình. Nhờ vào hoạt động chuyển giao công nghệ mà nền kinh tế của nước nhận đầu tư sẽ có cơ hội ứng dụng những thành tựu công nghệ trên thế giới. Tác động lan tỏa và mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước đã giúp cho doanh nghiệp trong nước tiếp cận với hoạt động chuyển giao công nghệ, là động lực để nâng cao trình độ công nghệ, linh hoạt ứng dụng những công nghệ tương tự vào sản xuất. Không những thế trong một số loại hình của doanh nghiệp FDI điển hình là doanh nghiệp liên doanh, chủ đầu tư của nước sở tại cùng tham gia quản lý với nhà đầu tư nước ngoài, đó là cơ hội để họ học hỏi những kinh nghiệm quản lý tiên tiến và hiệu quả, nâng cao khả năng quản lý cùng với kiến thức kinh doanh của mình. Đầu tư trực tiếp nước ngoài còn là động lực để các doanh nghiệp trong nước phát triển. Ngày nay, doanh nghiệp FDI đã trở nên phổ biến và xuất hiện ngày càng nhiều ở 2 Tạp chí tài chính, Những đóng góp tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế- xã hội của Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh-luan/Nhung-dong-gop-tich-cuc-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-doivoi-kinh-te-xa-hoi-cua-Viet-Nam/24159.tctc , [ ngày truy cập 19/7/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 7 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp mọi quốc gia, đặc biệt là ở những quốc gia kém phát triển và đang phát triển - những quốc gia đang thực hiện chính sách kêu gọi đầu tư. Với lợi thế về nguồn vốn, công nghệ hiện đại, thị trường tiêu thụ lớn…các doanh nghiệp FDI dễ dàng nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, chiếm lĩnh thị trường ở nước mà họ đầu tư. Đều đó đã đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp trong nước, buộc họ phải tìm ra biện pháp làm thế nào để trụ vững và tiếp tục phát triển. Đổi mới công nghệ, áp dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những cách để doanh nghiệp trong nước giành lại thị trường, song mức độ hiệu quả của việc áp dụng những công nghệ đó lại phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý cũng như trình độ của lao động. Thế nên, để tồn tại trong môi trường cạnh tranh khốc liệt các doanh nghiệp trong nước phải đổi mới và hoàn thiện về mọi mặt. Đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế đa dạng, đa phương và sâu rộng. Bởi quan hệ đầu tư góp phần thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển, ngoại thương của các nước tiếp nhận đầu tư được mở rộng. Thông qua nhu cầu nhập khẩu các loại nguyên vật liệu và xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp FDI, nước nhận đầu tư sẽ có thêm nhiều mối quan hệ hợp tác với nhiều nước trên thế giới, tạo điều kiện để những quốc gia này tham gia vào những hiệp định hợp tác song phương và đa phương. * Tác động tiêu cực: Những tác động tích cực mà FDI mang lại thực sự đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia nhận đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, FDI cũng có một số tác động tiêu cực, một số mặt hạn chế mà mỗi quốc gia cần phải chú ý, cân nhắc trước khi thực hiện chính sách thu hút hoặc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Một số tác động tiêu cực cụ thể như sau: Khi phía nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu thích nghi với môi trường kinh doanh và đạt được nhiều lợi nhuận thì họ sẽ chuyển lợi nhuận về nước, nguồn vốn sẽ bị chuyển ra khỏi nước nhận đầu tư. Hoặc khi ở nước nhận đầu tư gặp phải những khó khăn như khủng hoảng kinh tế, bất ổn về chính trị, số tiền lợi nhuận ban đầu được dự định trở thành nguồn vốn tái đầu tư sẽ bị các doanh nghiệp FDI chuyển đi ồ ạt nhằm tránh rủi ro. Nếu đây là những doanh nghiệp có quy mô lớn thì tình trạng giảm, chuyển vốn của họ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế của nước sở tại, đặc biệt là ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc tế. Với sự phát triển của mình, các doanh nghiệp FDI có khả năng sẽ chèn ép các doanh nghiệp nội địa và cạnh tranh với chính nền kinh tế trong nước. Bởi lẽ, doanh GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 8 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thường có những lợi thế hơn các doanh nghiệp trong nước về nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường…Do đó, hàng hóa và dịch vụ do họ sản xuất ra cũng sẽ chiếm ưu thế hơn so với doanh nghiệp trong nước. Thế nên, doanh nghiệp trong nước phải đối mặt với việc bị mất dần thị trường, hạn chế khả năng cạnh tranh và dễ dẫn đến tình trạng phá sản hoặc bị thôn tính. Không chỉ có những ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế mà các doanh nghiệp FDI còn là một trong những nguyên nhân khiến cho môi trường ở nước nhận đầu tư bị ô nhiễm và tài nguyên bị cạn kiệt. Ô nhiễm môi trường đã trở thành hệ quả của việc mở rộng sản xuất, phát triển kinh tế. Tình trạng bị các công ty xuyên quốc gia chuyển đến nước mình các nhà máy gây ô nhiễm, các doanh nghiệp FDI trong quá trình sản xuất thải các chất độc hại ra môi trường...đều xảy ra ở những nước tiếp nhận đầu tư - thường là các nước đang phát triển với những quy định về bảo vệ môi trường không chặt chẽ, hoặc cơ chế quản lý bị buông lõng. Vô tình đều đó lại trở thành một trong những điểm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, và nếu như thắc chặt việc quản lý hoặc nâng cao tiêu chuẩn môi trường sẽ làm các nước này mất đi lợi thế cạnh tranh của mình, nên vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước nhận đầu tư chưa thực sự nhận được sự quan tâm thỏa đáng. Bên cạnh đó, nguồn tài nguyên dồi dào cũng là một trong những điểm quan trọng để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhưng nếu như các doanh nghiệp FDI không tập trung vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ mà chỉ tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên, tìm kiếm nguồn nguyên liệu thì nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các nước tiếp nhận đầu tư sẽ dần cạn kiệt. Mặt khác, các nước tiếp nhận đầu tư còn có nguy cơ trở thành bãi rác công nghệ. Thực tế đã chứng minh rằng độc quyền về công nghệ sẽ tăng thêm sức mạnh và khả năng cạnh tranh của các công ty đa quốc gia trước đối thủ của mình, vì vậy không một công ty nào mong muốn những công nghệ tiên tiến của mình trở nên phổ biến. Đặc biệt, hoạt động chuyển giao công nghệ đến các công ty con ở các quốc gia khác hoặc trong doanh nghiệp liên doanh rất dễ làm rò rĩ thông tin về bí mật kinh doanh, bản quyền trí tuệ. Nên chuyển giao công nghệ đã qua sử dụng và lạc hậu trở thành giải pháp, vừa có thể đảm bảo được mục đích bảo vệ thông tin, vừa kéo dài thêm tuổi thọ của những công nghệ đó và vừa giúp cho các công ty mẹ, các nhà đầu tư nước ngoài thu được tiền sử dụng bản quyền từ những công nghệ đã không phù hợp với nền sản xuất ở chính quốc. Vậy nên các nước tiếp nhận đầu tư bất đắc dĩ trở thành sân sau, nơi tập kết những công nghệ lạc hậu, năng suất sản xuất thấp hơn so với thế giới, khiến cho môi trường bị ô nhiễm và an toàn lao động không được đảm bảo. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 9 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Ngoài ra các doanh nghiệp FDI còn có những ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực chính trị - xã hội, vì do thành công trong kinh doanh và phạm vi ảnh hưởng được mở rộng nên các doanh nghiệp FDI ngày càng có vai trò quan trọng, các doanh nghiệp này có thể can thiệp vào những chính sách, quyết định phát triển kinh tế của một quốc gia cũng như những hoạt động chính trị khác. Đồng thời, với chế độ đãi ngộ và tốc độ tăng trưởng cao, các doanh nghiệp FDI dễ dàng thu hút được nguồn lao động có chất lượng và tay nghề, thậm chí lôi kéo những nhà nghiên cứu đang làm việc ở các doanh nghiệp trong nước về với doanh nghiệp mình, từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ở những nước tiếp nhận đầu tư. Sự hình thành và phát triển của các khu công nghiệp từ những dự án của nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ dẫn đến tình trạng người dân di chuyển từ nông thôn lên thành thị, khoảng cách giàu nghèo sẽ ngày một tăng lên. 1.2 Khái quát về hoạt đông chuyển giá 1.2.1 Khái niệm hoạt động chuyển giá Chủ thể của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu gồm có: công ty đa quốc gia, tổ chức chính phủ, tổ chức phi chính phủ…Trong đó, các công ty đa quốc gia (Multinational Corporation- MNC) là chủ thể chiếm tỷ trọng cao nhất, vì theo số liệu thống kê có hơn 90% nguồn vốn FDI trên thế giới là của các công ty này3. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận luôn là vấn đề được các chủ thể kinh doanh quan tâm nhất. Với đặc trưng riêng của mình như hoạt động kinh doanh diễn ra ở nhiều nước trên thế giới; có sự liên kết, phối hợp giữa các chủ thể kinh doanh; lợi ích kinh tế không phải chỉ trong phạm vi một chủ thể riêng lẻ mà là cả tập đoàn, nhóm liên kết thì đối với các MNC, các doanh nghiệp FDI hoạt động chuyển giá chính là lời giải cho bài toán lợi ích đó. Trước tiên cần phải xác định rằng, sẽ không có gì là bất hợp pháp hay trục lợi đối với vấn đề chuyển giá nếu nó được thực hiện theo đúng quy định của nước sở tại. Theo khái niệm của OECD 2009, chuyển giá được coi là một phương thức phân chia lợi nhuận, được sử dụng để tính toán và phân bố lãi (nếu có) thuần trước thuế của các MNC tại các nước mà họ đang hoạt động. Thế nên, chuyển giá chỉ trở thành mối lo ngại khi được áp dụng không đúng, với mục đích xấu nhằm giảm lợi nhuận, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Hoạt động này được gọi đầy đủ là “chuyển sai giá” Theo đó, “chuyển sai giá” được hiểu là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới 3 Huỳnh Thiên Phú, Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong gia đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2009, tr. 4. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 10 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của công ty đa quốc gia (MNC) trên toàn cầu4. Cụ thể là, các MNC theo đuổi chiến lược toàn cầu hóa với phạm vi đầu tư và kinh doanh mở rộng ra nhiều nước trên thế giới. Sản phẩm của họ với các khâu như: thiết kế, sản xuất linh kiện, lắp ráp, phân phối … sẽ được tiến hành riêng lẻ ở từng chi nhánh, công ty con có trụ sở trên các quốc gia khác nhau. Hoặc với mối liên kết chặt chẽ của mình, các doanh nghiệp, công ty trong cùng tập đoàn có thể cung cấp, giao dịch với nhau thông qua các nghiệp vụ như: chuyển giao tài sản cố định; vay hay cho vay; cung cấp dịch vụ tư vấn quản lý, quảng cáo, nghiên cứu phát triển… Những hình thức giao dịch đó được gọi là nghiệp vụ chuyển giao nội bộ, các nghiệp vụ này diễn ra thường xuyên do đó đòi hỏi các MNC phải xác định, tính toán giá chuyển giao của các giao dịch đó nhằm tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi hơn. Theo thuật ngữ tài chính thì công việc trên được gọi là định giá chuyển giao (price transferring). Định giá chuyển giao là một chính sách của các MNC nhằm giúp cho các MNC giảm các rủi ro về thị trường, rủi ro về công nợ5. Tuy nhiên, khi giá chuyển giao nội bộ được xác định cao hoặc thấp hơn thị trường thì xảy ra hiện tượng chuyển giá. Ngoài ra, chuyển giá còn có thể hiểu là hành vi “ám chỉ” việc doanh nghiệp dàn xếp các giao dịch với bên có mối quan hệ liên kết theo mức giá không như mức giá đối với bên độc lập hoặc các khoản chi trả dịch vụ bất hợp lý, hoặc không cần thiết nhằm mục đích chuyển lợi nhuận về doanh nghiệp có mức thuế suất có lợi nhất cho tập đoàn đó6. Và dưới góc độ của cơ quan quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chuyển giá là việc dùng một số phương thức khác nhau để trốn tránh các khoản thuế/phí thông qua việc báo lỗ trong hoạt động kinh doanh. Các đơn vị thành viên có thể mua cao hơn - bán thấp hơn giá thị trường, qua đó chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài hoặc một doanh nghiệp thành viên7. 4 Thanh Mai – Trung Kiên (2012), Gian lận qua chuyển giá: Nhận dạng các hành vi, Tạp chí thuế Nhà nước, số 12 (370), tr. 6-7. 5 Huỳnh Thiên Phú (2009), Luận văn, như chú dẫn số 3. 6 Trang tin Luật Tài chính, Chống chuyển giá và khả năng thực thi pháp luật của cơ quan thuế, Dư Ngọc Bích, http://luattaichinh.wordpress.com/2013/03/21/chong-chuyen-gi-v-kha-nang-thuc-thi-php-luat-cua-co-quan-thue/, [ truy cập ngày 20/7/2014]. 7 Phạm Hùng Tiến (2012), Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí khoa học Kinh tế và Kinh doanh, số 28, tr.36-48. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 11 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 1.2.2 Đặc điểm và dấu hiệu của chuyển giá * Đặc điểm chuyển giá: Đối tượng của hoạt động chuyển giá chính là giá cả, bởi lẽ các chủ thể kinh doanh không cần thêm vốn, mở rộng sản xuất hay cải thiện chất lượng sản phẩm mà chỉ cần “phù phép” sổ sách kế toán, thay đổi giá giao dịch là có thể tăng thêm lợi nhuận cho mình. Sỡ dĩ giá cả trong các giao dịch có thể thay đổi được là do8: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó, họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá mà họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Nên sẽ dẫn đến sự chênh lệch mức độ điều tiết thuế. Vậy nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Cụ thể là những tập đoàn gồm nhiều doanh nghiệp liên kết có tư cách pháp nhân, hoặc là các chủ thể kinh tế hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, trong đó mỗi thành viên đều có thẩm quyền riêng và có thể tự đưa ra quyết định về mức chi phí và doanh thu. Để thực hiện chuyển giá họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy thuộc vào lợi ích đạt được từ những giao dịch như thế. Hình thức này khác với trường hợp khai giá giao dịch thấp với cơ quan quản lý thuế nhằm trốn thuế nhưng thực chất họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuân. Còn đối với giao dịch chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên, thậm chí có thể định giá giao dịch cao hơn. Các doanh nghiệp này nắm bắt và vận dụng những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi. Thoạt nhìn có vẻ như đó là 8 Trang tin Trường Đại học Luật TP.HCM, Chống chuyển giá ở Việt Nam, Phan Thị Thành Dương, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=article&catid=104:ctc20062&id=361: ccgovn&Itemid=109 , [ truy cập ngày 20/7/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 12 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp hành vi hợp pháp, tuy nhiên chính hành vi đó vô hình chung đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác, dẫn đến sự bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu NSNN. * Dấu hiệu chuyển giá: Do các giao dịch nội bộ của các doanh nghiệp FDI diễn ra rất đa dạng và khó kiểm soát nên các thủ thuật chuyển giá cũng diễn ra với rất nhiều hình thức và ở từng giai đoạn đầu tư, một số dấu hiệu để nhận biết hành vi chuyển giá gồm có9: Một là, doanh nghiệp FDI định giá cao khi nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu…và giá bán thấp khi xuất khẩu sản phẩm, bất chấp doanh nghiệp tại nước tiếp nhận đầu tư (dù là có vốn của họ) không có lợi nhuận, thậm chí thua lỗ, để sau khi thu hồi vốn đầu tư, đạt được mục tiêu lợi nhuận thì có thể dừng hoạt động, bán lại doanh nghiệp hoặc giải thể, tuyên bố phá sản. Hai là, ngay từ đầu khi lập dự án đầu tư, nhà đầu tư đã chủ động tăng giá đầu vào (máy móc, thiết bị kỹ thuật, sáng chế phát minh…) để nâng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất và kinh doanh sau này, giá cả máy móc thiết bị mới khi cần bổ sung, thay thế (kể cả trong trường hợp tăng vốn mở rộng sản xuất) đều được khai khống giá, tạo nên giá trị ảo về vốn. Mức khấu hao được tăng lên, lợi nhuận thấp hoặc không có lợi nhuận và doanh nghiệp đương nhiên sẽ bị lỗ vốn. Ba là, trong quá trình sản xuất - kinh doanh doanh nghiệp sẽ kê khai giá nguyên liệu đầu vào rất cao, đồng thời tìm mọi cách kê khai để các chi phí khác tăng lên như chi phí quảng cáo, khuyến mại…nhằm triệt tiêu lợi nhuận. So với các doanh nghiệp khác kinh doanh cùng ngành nghề, có thể thấy chi phí của doanh nghiệp FDI thường cao hơn một cách bất thường; còn có doanh nghiệp lợi dụng ưu đãi của một số nước là được giảm trừ phần chi phí cho hoạt động quảng cáo, khuyến mại nên đã tận dụng để tuyên truyền, quảng cáo cho cả công ty mẹ. Bốn là, công ty mẹ đưa nguyên vật liệu, vật tư linh kiện đầu vào mà ở nước tiếp nhận đầu tư chưa sản xuất được hoặc chất lượng chưa đảm bảo, công ty con ở nước sở tại báo cáo không có tiền lấy hàng, công ty mẹ cho trả chậm để sau khi bán sẽ trả, thời gian trả chậm đó phải có lãi. Việc này được doanh nghiệp coi như trả lãi tiền vay. Nên khi bán hàng ra có lãi, đều được tính vào chi phí trả lãi tiền vay, dẫn tới không còn lợi nhuận. Lúc 9 Báo đầu tư Việt Nam, Nhận biết dấu hiệu chuyển giá, Phan Hữu Thắng, http://baodautu.vn/nhan-biet-dau-hieuchuyen-gia.html , [truy cập ngày 20/7/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 13 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp đó, phần lợi nhuận thực đã được chuyển về hết cho công ty mẹ thông qua hình thức trả lãi vay. Năm là, mặc dù doanh nghiệp luôn báo lỗ liên tục nhiều năm, nhưng doanh thu lại tăng, hoạt động sản xuất được mở rộng. Tinh vi hơn, doanh nghiệp đó có thể chủ động làm cho số năm lỗ và lãi chênh lệch nhau. Ví dụ như lỗ 3 năm, 1-2 năm có lãi ít, thì lũy kế vẫn là lỗ. Trường hợp này, các doanh nghiệp FDI không thể làm riêng lẻ mà thường phối hợp, liên kết trong cùng tập đoàn, hoặc trong nhóm liên kết. Các doanh nghiệp này dàn xếp giá với nhau trong giao dịch liên kết, để các công ty trong nhóm cùng giảm được tổng nghĩa vụ thuế, lợi nhuận sau thuế tăng lên. Sáu là, lợi dụng sự khác biệt thuế suất giữa các quốc gia, khu vực để tránh thuế. Những trụ sở của công ty mẹ hoặc trụ sở chính của nhà đầu tư sẽ được đặt ở những quốc gia, vùng lãnh thổ có mức thuế suất thuế TNDN thấp. Những công ty con hoặc chi nhánh sẽ bán sản phẩm cho công ty mẹ (ở nơi có mức thuế suất thấp) với giá bằng giá gốc để tránh phải nộp thuế tại nước có trụ sở của công ty con, sau đó công ty mẹ lại bán sản phẩm cho một bên khác, do mức thuế suất thấp nên nghĩa vụ thuế mà công ty mẹ phải thực hiện sẽ không đáng kể. 1.2.3 Phạm vi chuyển giá Phạm vi của hoạt động chuyển giá chỉ được xem xét trong giao dịch của các chủ thể liên kết, bởi lẽ bản chất của hoạt động chuyển giá chính là việc chuyển giao giá trị trong quan hệ nội bộ. Hai doanh nghiệp được xem là liên kết được ghi nhận tại Điều 9 Công ước mẫu của OECD về định giá chuyển giao như sau10: i. Một doanh nghiệp tham gia vào quản lý, điều hành hay góp vốn vào doanh nghiệp kia một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc qua trung gian; ii. Hai doanh nghiệp có cùng một hoặc nhiều người hay những thực thể (entities) khác tham gia quản lý, điều hành hay góp vốn một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc thông qua trung gian. Như vậy, yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn chính là điều kiện quyết định sự ảnh hưởng, sự giao hòa về mặt lợi ích của các chủ thể này nên cũng là cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết. Vì thế nên các doanh nghiệp liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc cũng có thể ở nhiều quốc gia khác nhau. Từ đó, chuyển giá không chỉ diễn ra trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch quốc 10 Phan Thị Thành Dương, như chú dẫn số 8. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 14 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp nội. Song, trên thực tế chuyển giá ở các giao dịch quốc tế thường diễn ra nhiều hơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ và có sự chênh lệch. Do phải tuân thủ nguyên tắc đối xử quốc gia nên các nghĩa vụ thuế trong nước ít có sự cách biệt. Thế nên, phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với những giao dịch quốc tế. 1.3 Các yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá Hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Với những đặc trưng của nền kinh tế hiện nay, trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp FDI đã nhận ra những điều kiện thuận lợi để có thể thực hiện hành vi chuyển giá, hành vi ấy không chỉ giúp các doanh nghiệp tăng thêm lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường mà còn có thêm nhiều lợi ích khác. Những điều kiện và lợi ích đó được xem là động cơ, yếu tố thúc đẩy các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá. 1.3.1 Yếu tố thúc đẩy bên ngoài Sự khác biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia trên thế giới chính là một trong những điều kiện để các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá. Chúng ta đều biết khi nghĩa vụ thuế giảm thì tổng thu nhập sau thuế sẽ tăng lên, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các doanh nghiệp FDI có mối quan hệ liên kết với nhau, mà chủ yếu là thành viên của MNC sẽ lợi dụng sự chênh lệch thuế suất để chuyển giá. Cụ thể là tiến hành việc tối đa hóa chi phí ở nước có thuế suất cao và tối đa hóa thu nhập ở nước có thuế suất thấp. Hoặc như các doanh nghiệp FDI có trụ sở ở những nước thuế suất cao thì họ sẽ định giá cao ở đầu vào nhập khẩu và định giá thấp ở đầu ra xuất khẩu. Như vậy, khả năng lỗ rất cao nên sẽ không phải đóng thuế TNDN, phần lợi nhuận sẽ được chuyển về những nơi có thuế suất thấp, tại đây số thuế mà họ phải nộp cũng giảm đi đáng kể. Sự biến động của tỷ giá hối đoái cũng là một nguyên nhân khiến cho các MNC lên kế hoạch cho các công ty con, các doanh nghiệp FDI thành viên thực hiện hành vi chuyển giá. Vì mong muốn được bảo toàn và phát triển vốn đầu tư theo nguyên tệ nên các MNC sẽ chọn đầu tư ở các quốc gia mà họ dự đoán rằng trong tương lai giá trị đồng tiền của quốc gia này sẽ tăng lên, hay khi dự đoán giá trị đồng tiền đó giảm thì họ sẽ rút vốn đi; Hoặc dựa trên các dự báo về tình hình tỷ giá, các MNC sẽ thực hiện các khoản thanh toán nội bộ sớm hay muộn nhằm giảm rủi ro về tỷ giá. Khi dự báo cho rằng đồng tiền của nước có trụ sở của công ty con bị mất giá, họ sẽ nhanh chóng thanh toán các khoản nợ, còn nếu như dự báo giá của đồng tiền đó sẽ tăng lên thì họ sẽ trì hoãn việc thanh toán. Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI chỉ có thể chuyển lợi nhuận của họ về chính quốc - nơi có trụ sở của nhà đầu tư sau khi kết thúc năm tài chính và phải được các cơ GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 15 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp quan thuế kiểm tra. Do đó mà các cơ hội đầu tư có thể bị bỏ lỡ do không kịp huy động nguồn vốn, chuyển giá là một biện pháp nhằm giúp các chủ đầu tư nhanh chóng thu hồi nguồn vốn và lợi nhuận để nắm lấy những cơ hội đầu tư khác. Để bảo toàn lượng vốn đầu tư và lợi nhuận trước tình hình lạm phát, các MNC cũng sẽ thực hiện chuyển giá nhằm di chuyển nguồn vốn đến những nước có tình hình lạm phát thấp hơn, những nước đồng tiền không bị mất giá. MNC có hệ thống các công ty con ở nhiều quốc gia, mỗi quốc gia lại có tình hình, chính sách kinh tế xẽ hội khác nhau và nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của các công ty con nói riêng và MNC nói chung. Khi chính sách kinh tế thay đổi, quyền lợi của các công ty con cũng sẽ thay đổi, hoặc khi tình hình chính trị bị bất ổn thì hiệu quả trong hoạt động kinh doanh cũng bị giảm sút. Vậy nên để giảm thiểu các rủi ro, bảo toàn nguồn vốn, các doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển giá khi các tình trạng trên xảy ra. Do các giao dịch mua bán nội bộ thường là những giao dịch mang tính phức tạp, đặc thù cao như: phí sử dụng bản quyền, tiền trả cho các dịch vụ tư vấn quản lý tài chính,…Đây điều là những giao dịch rất khó để xác định mức giá phù hợp, lợi dụng điều này các doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện chuyển giá. Đồng thời, khi các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá, các khoản lãi trên sổ sách, báo cáo sẽ giảm đi, từ đó cũng hạn chế áp lực đòi tăng lương của người lao động. 1.3.2 Yếu tố thúc đẩy bên trong Với hình thức đầu tư liên doanh hoặc mua cổ phần, nhằm tăng cường tỷ lệ vốn góp để có thể nắm quyền quản lý và trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ chủ động định giá thật cao các yếu tố đầu vào mà họ đóng góp. Hay khi các hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ do sai lầm trong kế hoạch kinh doanh, sai lầm trong việc nghiên cứu và đưa sản phẩm mới vào thị trường, các chi phí cho quản lý hay quảng cáo quá cao. Để tạo ra một bức tranh tài chính tươi sáng hơn nhằm để củng cố niềm tin của đối tác, cổ đông… Các doanh nghiệp FDI cùng các doanh nghiệp liên kết với mình sẽ phối hợp thực hiện chuyển giá. Đồng thời nhờ chuyển giá mà họ có thể san sẻ thua lỗ để giảm các khoản thuế phải đóng, tạo nên một kết quả kinh doanh hoàn toàn sai lệch phục vụ cho mục đích của mình, bất chấp đây là một hành vi mà pháp luật của các quốc gia không cho phép. Khi các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện liên kết hay liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, để chiếm lấy quyền quản lý, kiểm soát doanh nghiệp, họ sẽ dùng tiềm lực tài chính hùng hậu của mình để thực hiện chuyển giá bất hợp pháp làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài. Đến khi các bên liên doanh, liên kết không duy trì nổi đành GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 16 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp phải rút vốn hoặc chuyển nhượng lại số cổ phần cho bên phía đầu tư nước ngoài, lúc này doanh nghiệp sẽ hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư; Hoặc với mục đích nhằm chiếm lĩnh, đánh bật đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường, các nhà đầu tư của doanh nghiệp FDI sẽ tăng cường các hoạt động quảng cáo, quảng bá sản phẩm, khuyến mại… khiến cho doanh nghiệp lỗ nặng trong giai đoạn này. Sau khi đạt được mục đích của mình - toàn quyền sở hữu doanh nghiệp và chiếm thị phần lớn, các doanh nghiệp FDI sẽ nâng giá sản phẩm, tiếp tục chuyển giá nhằm không phải thực hiện nghĩa vụ thuế để bù trừ lại phần chi phí đã bỏ ra. Bên cạnh đó, trụ sở một số doanh nghiệp FDI nằm ở những quốc gia hiện đang có những ưu đãi hoặc đặc quyền, đặc lợi nhằm để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Lúc này, với những lợi thế đó, các doanh nghiệp này sẽ trở thành trung tâm lợi nhuận11 để các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết chuyển lợi nhuận về thông qua hoạt động chuyển giá. Hoặc khi các nhà đầu tư thực hiện việc bán các tài sản, thiết bị lỗi thời với giá cao cho doanh nghiệp FDI mà mình góp vốn, nó không chỉ giúp các nhà đầu tư thiết kiệm chi phí đổi mới công nghệ nhờ vào việc bán đi những thiết bị mà họ không cần đến, mà đó còn là một các giúp họ nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. 1.4 Tác động của hoạt động chuyển giá Hoạt động chuyển giá được thực hiện chủ yếu để phục vụ cho mục đích tối đa lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, hành vi ấy lại không chỉ tác động đến doanh nghiệp thực hiện mà còn ảnh hưởng đến những chủ thể khác. Để kiểm soát chúng, ta cần phải có cái nhìn bao quát về những tác động mà chuyển giá đem lại. 1.4.1 Đối với quốc gia nhận đầu tư * Đối với nền kinh tế của quốc gia: Trong trường hợp quốc gia nhận đầu tư có mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn so với những quốc gia khác, đây sẽ trở thành trung tâm để các doanh nghiệp trong chuỗi liên kết chuyển lợi nhuận về. Quốc gia này vô tình được hưởng lợi từ hoạt động chuyển giá và dĩ nhiên họ sẽ cố tình làm lơ để các nhà đầu tư nước ngoài thoải mái thực hiện chuyển giá, thậm chí có thể từ chối yêu cầu hợp tác, cung cấp thông tin của các quốc gia khác trong công tác kiểm soát chuyển giá. Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia được các nhà đầu tư xem là “thiên đường về thuế” với mức thuế suất thuế TNDN 0%, và những chính sách thuế thông thoáng, thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ dàng. Tuy nhiên, đó chỉ là cái lợi trước mắt, bởi những hậu quả mà chuyển giá đem lại sẽ ảnh hưởng sâu 11 Huỳnh Thiên Phú, như chú dẫn số 3. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 17 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp sắc không chỉ đối với nền kinh tế - xã hội của nước sở tại mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới. Với những chính sách mở và dễ dãi của mình, các quốc gia này trở thành nơi giúp các nhà đầu tư, các MNC lách luật, gây ra rủi ro lớn cho toàn hệ thống kinh tế thế giới, che giấu những giao dịch ảo, khiến cho bất công xã hội ngày càng lớn khi những người nghèo phải trả cho cả phần thuế của những người giàu12. Đồng thời, chính những quốc gia khuyến khích chuyển giá này phải gánh chịu hậu quả vì đã thờ ơ trong việc kiểm soát chuyển giá. Bởi nguồn thu mà nước sở tại nhận được do các doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận về thực chất chỉ là một nguồn thu không bền vững, và có thể bị chuyển đi nơi khác bất cứ lúc nào cũng do chính hoạt động chuyển giá. Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế không được phản ánh đúng đắn nên khủng hoảng rất dễ xảy ra. Cũng chính do chính sách quản lý lõng lẻo của mình, những quốc gia này phải đối diện với những chỉ trích và cáo buộc của cộng đồng quốc tế. Còn đối với trường hợp quốc gia nhận đầu tư có mức thuế suất thuế TNDN cao thì việc thất thu NSNN là hiển nhiên, do phần nguyên liệu, chi phí đầu vào luôn được kê giá cao còn lợi nhuận thu được đã nhanh chóng bị các doanh nghiệp FDI chuyển đến những nơi khác thông qua hoạt động chuyển giá. Các doanh nghiệp FDI luôn báo lỗ nhưng lại mở rộng hoạt động sản xuất, xây dựng thêm nhà máy…Với tình hình đó, quốc gia tiếp nhận đầu tư không chỉ thất thu thuế mà còn có đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Thông qua hình thức định giá cao các yếu tố đầu vào, các doanh nghiệp FDI có thể rút ngắn thời gian thu hồi vốn, thế nên nguồn vốn có xu hướng chảy ngược ra khỏi quốc gia nhận đầu tư13. Nguồn vốn bị dịch chuyển đi sớm hơn so với kế hoạch đầu tư sẽ khiến cho cơ cấu kinh tế của nước nhận đầu tư bị thay đổi, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh bị bóp méo và không phản ánh đúng thực tế. Ở những quốc gia nhận đầu tư có nền kinh tế kém, đang phát triển thì tình trạng yếu kém về nội lực, kinh tế bị phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI thường xãy ra. Do đó, khi các doanh nghiệp FDI chuyển giá sẽ làm phá sản kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân của nước nhận đầu tư, nguồn vốn không cố định ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Mặt khác, khi bị phụ thuộc về mặt kinh tế thì chính trị của các quốc gia sở tại cũng dễ bị chi phối, mất đi tính tự chủ trong quá trình hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, hiệu lực quản lý yếu đi và cán cân thanh toán quốc tế cũng mất cân bằng do hành vi kê khống giá trị các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp FDI. 12 Tuổi trẻ cuối tuần, Thiên đường thuế, Hải Minh- Việt Toàn- Mai Vinh- Hạ Quyên, http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoituan/552765/thien-duong-thue.html#ad-image-0 , [truy cập ngày 26/7/2014]. 13 Huỳnh Thiên Phú, như chú dẫn số 3. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 18 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp * Đối với các doanh nghiệp nội địa: Dựa vào lợi thế về nguồn vốn của mình, trong thời gian mới tham gia vào thị trường các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành các chiêu thức khuyến mại, quảng cáo rầm rộ nhằm chiếm lĩnh thị phần, lấn át những doanh nghiệp nội địa trong cùng lĩnh vự kinh doanh. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước lại không đủ tiềm lực để cạnh tranh. Do vậy mà dần dần sẽ thu hẹp sản xuất, chuyển sang kinh doanh các lĩnh vực khác hoặc sẽ bị phá sản. Các doanh nghiệp FDI lúc này trở nên độc quyền trong ngành sản xuất đó, gây lũng đoạn và bắt đầu thao túng thị trường. Tự do cạnh tranh không còn nên giá cả cũng sẽ bị kiểm soát theo ý muốn của những doanh nghiệp này. Đối với các doanh nghiệp liên doanh, các công ty cổ phần trong nước có đối tác là nhà đầu tư nước ngoài (mà chủ yếu là MNC) chiếm tỷ lệ vốn góp cao đủ để nắm quyền quản lý, trong quá trình hoạt động nhà đầu tư nước ngoài sẽ thực hiện chính sách chuyển giá để tình trạng thua lỗ diễn ra nhiều năm khiến cho các đối tác trong nước - thật ra là những người sáng lập ra doanh nghiệp đứng trước lựa chọn hoặc là tăng thêm vốn góp để tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, hoặc là bán lại số vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài nếu như không đủ tiềm lực tài chính. Lúc này, doanh nghiệp sẽ trở thành doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp trong nước đã bị thôn tính thành công, nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục tận dụng nguồn thị trường sẵn có mà doanh nghiệp trong nước tạo được để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. Hành vi chuyển giá sẽ tạo nên sự bất bình đẳng trong cạnh tranh giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Vì các doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá là nhằm để hạn chế số thuế phải nộp, nhiều trường hợp các doanh nghiệp đó không phải nộp thuế và thậm chí còn được hoàn thuế. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước vẫn phải nghiêm túc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, số thuế mà các doanh nghiệp FDI không phải nộp chính là nguồn lực tài chính để họ mạnh tay đầu tư vào hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm. Vì vậy, sẽ xuất hiện sự cách biệt trong cạnh tranh, khiến cho các doanh nghiệp trong nước bị thiệt thòi. Bên cạnh đó, chuyển giá còn có tác động trực tiếp đến chính người tiêu dùng ở những quốc gia tiếp nhận đầu tư. Người tiêu dùng sẽ bị thiệt hại khi giá cả sản phẩm được tính toán trên cơ sở không rõ ràng, hợp lý14 nhằm để phục vụ cho mục đích riêng 14 Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Ngầm chuyển giá, nhiều hệ lụy, Đình Lý, http://www.giaoduc.edu.vn/print_page/top-root-653/ngam-chuyen-gia-nhieu-he-luy-227676.aspx, [truy cập ngày 26/07/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 19 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp của doanh nghiệp, sản phẩm đến tay người tiêu dùng thường có mức giá cao hơn so với giá trị thực. 1.4.2 Tác động đối với quốc gia xuất khẩu đầu tư Các nhà đầu tư nước ngoài thường lợi dụng sự chênh lệch mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia trên thế giới để thực hiện chuyển giá, vì thế nên quốc gia nào có mức thuế suất thấp thì sẽ được hưởng lợi. Các quốc gia xuất khẩu đầu tư sẽ bị thất thu NSNN nếu như có mức thuế suất cao hơn mức thuế suất của các quốc gia tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp, công ty có trụ sở chính tại đây nhưng lại không đóng thuế, hoặc có thể được hoàn thuế đã gây ra tình trạng bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, nguồn thu NSSN bị mất cân đối và đôi lúc còn phải trích ra cho chính các doanh nghiệp chuyển giá này. Hoạt đông chuyển giá sẽ làm cho dòng vốn đầu tư dịch chuyển không theo ý muốn quản lý của chính phủ quốc gia xuất khẩu đầu tư, do các nhà đầu tư sẽ chỉ chuyển lợi nhuận đến những nước có thuế suất thấp để bảo toàn nguồn vốn và tối đa hóa lợi nhuận đạt được, do đó mục tiêu quản lý kinh tế vĩ mô sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc một quốc gia xuất khẩu đầu tư có nhiều doanh nghiệp, công ty đa quốc gia thực hiện chuyển giá sẽ gây nên tâm lý hoài nghi, e ngại cho những nước muốn thu hút đầu tư nước ngoài. Bởi không quốc gia nào muốn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp FDI thành lập ở nước mình, được hưởng những ưu đãi, chia sẻ thị trường với những doanh nghiệp quốc nội nhưng lại không thực hiện bất kỳ một nghĩa vụ thuế nào, thậm chí còn có khả năng thâu tóm thị trường, chèn ép các doanh nghiệp trong nước. Từ đó sẽ làm mất đi hình ảnh, uy tín của quốc gia xuất khẩu đầu tư trên trường quốc tế. 1.5 Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số quốc gia 1.5.1 Kinh nghiệm của Mỹ Hoạt động chuyển giá đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và tác động đến tất cả các quốc gia. Mỹ - một quốc gia tư bản với nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, mặc dù có kinh nghiệm về quản lý cùng với hệ thống pháp luật chặt chẽ cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu là do thuế suất thuế TNDN của Mỹ là 40%, cao hơn so với phần lớn các quốc gia trên thế giới. Một trong những vụ chuyển giá lớn và được phát hiện sớm ở Mỹ chính là vụ việc công ty ô tô Nissan của Nhật. Cụ thể công ty này khi chuyển nhượng ô tô và các phụ tùng cho chi nhánh ở Mỹ đã định giá rất cao, làm cho lợi nhuận của chi nhánh ở Mỹ giảm và GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 20 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp lợi nhuận của công ty mẹ ở Nhật tăng lên gần 1 tỷ USD15. Do đó, số thuế thu nhập đáng ra công ty Nissan phải nộp cho Mỹ đã bị chuyển về Nhật Bản. Sau quá trình điều tra, vào năm 1993 Cơ quan Thuế nội địa của Mỹ đã đưa ra kết luận hãng ô tô Nissan của Nhật Bản đã thực hiện hành vi chuyển giá nhằm tránh thuế và buộc hãng phải nộp khoản tiền phạt 170 triệu USD. Chuyển giá từ lâu đã được cơ quan có thẩm quyền về thuế của Mỹ là IRS (Internal Revenue Service) chú ý đến và tìm biện pháp kiểm soát hoạt động này. Những cơ sở pháp lý đầu tiên để điều chỉnh hoạt động này bắt đầu được hình thành từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ, mà khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nhập nội bộ (IRC) ban hành vào năm 1968. Mục đích của nội dung điều khoản này là cải thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan thuế, theo đó giá chuyển giao nội bộ của các bên phải được xác định tương đương với giá thị trường, đồng thời điều luật này khuyến khích việc vận dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận để định giá chuyển giao của các bên. Tháng 10/1988, IRS đề nghị hai phương pháp nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là dựa trên phân tích các giao dịch có thể so sánh; hai là dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết16. Năm 1991, Cơ chế thỏa thuận trước giá tính thuế (APA) được ban hành nhằm để hổ trợ việc quản lý thuế trong vấn đề chuyển giá. Đến tháng 1/1992, IRS lại ban hành quy định giới thiệu bổ sung thêm ba phương pháp định giá mới vào các phương pháp định giá thị trường. Tất cả các phương pháp đó đều phải dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Đến năm 1994, quy định chính thức được ban hành và có hiệu lực với tên gọi Đạo luật chống chuyển giá IRS sec 6662. Những điểm nổi bật trong các quy đinh của pháp luật Mỹ về kiểm soát chuyển giá gồm có: - Các công ty ở Mỹ được yêu cầu phải có văn bản đính kèm công khai các hoạt động liên quan đến việc định giá chuyển giao khi nộp hồ sơ khai báo thuế. Việc chuẩn bị và nộp hồ sơ phải cùng lúc với việc khai báo lợi nhuận nộp thuế. 15 Dân Kinh tế, Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới- rút kinh nghiệm cho Việt Nam, http://www.dankinhte.vn/hoat-dong-chong-chuyen-gia-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-rut-kinh-nghiem-cho-vietnam/, [truy cập ngày 26/7/2014]. 16 Dân Kinh tế, như chú dẫn số 15. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 21 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Trong hồ sơ khai báo hoạt động định giá chuyển giao phải có các nội dung sau: + Tổng quan về hoạt động kinh doanh của tổ chức nộp thuế, trong đó nêu rõ tình hình kinh tế và các nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến việc định giá tài sản và dịch vụ + Cơ cấu tổ chức của tổ chức nộp thuế, trong đó có sơ đồ mô tả tất cả các bên có liên quan trong giao dịch + Phân tích chức năng + Phân tích rủi ro + Các thỏa thuận liên công ty + Đặc điểm các giao dịch chịu sự quản lý, và các dữ liệu nội bộ để phân tích giao dịch + Miêu tả các phương pháp có thể được xem xét và lý do tại sao không chọn + Miêu tả các giá dùng để so sánh và lý do, mức độ so sánh - Các phương pháp tính giá chuyển giao được áp dụng: + Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price Method) + Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method) + Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method) + Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ cở giá nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh được (Comparable uncontrolled transaction Method) + Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ cở giá dịch vụ tự do có thể so sánh được (Comparable uncontrolled service price Method) + Phương pháp lợi nhuận của tổng dịch vụ (Gross service margin Method) + Phương pháp giá dịch vụ cộng lãi (Cost of service plus Method) + Phương pháp giá dịch vụ (Service cost Method) + Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh được (Comparable profits method) + Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method) + Và một số phương pháp khác. - Các chỉ số về mức giá để so sánh do cơ quan thuế lập ra và công khai trên nguồn thông tin đại chúng. - Theo đạo luật IRC Sec1.6662 quy định chế tài xử lý hành vi chuyển giá gồm có hai hình thức phạt: GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 22 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp + Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRC Sec1.482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. + Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRC Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước. - Mức phạt dao động từ 20-40% trên tổng số thuế phải nộp. Ở Mỹ cũng cho phép các MNC có thể có các thỏa thuận giá trước APA. Các loại APA có thể có là đơn phương, song phương hoặc đa phương. 1.5.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc Từ khi tiến hành cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước tiến nhảy vọt, trở thành một quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ngày càng được hoàn thiện. Với nhiều tiềm năng, đây từ lâu đã trở thành nơi thu hút nguồn vốn FDI đồng thời phạm vi và quy mô hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc cũng ngày càng được mở rộng. Với những đặc trưng đó, hoạt động chuyển giá thường xuyên diễn ra ở Trung Quốc. Để có thể kiểm soát hoạt động đó, Trung Quốc đã không ngừng thay đổi và điều chỉnh nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế. Trước năm 2008, Trung Quốc tồn tại song song hai hệ thống thuế cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước ngoài. Chính sách này đã tạo ra sự chênh lệch mức thuế suất khá lớn giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi hơn. Ngày 16/3/2007, Trung Quốc đã ban hành Luật Thuế TNDN mới (có hiệu lực từ ngày 01/1/2008), theo đó đã thống nhất mức thuế suất chung là 25%17. Đến ngày 9/1/2008 Trung Quốc tiếp tục ban hành thông tư Guoshuifa số 2 quy định chi tiết các biện pháp chống việc tránh thuế, tập trung nhất chính là việc định giá chuyển giao và kiểm soát chặt chẽ giao dịch của các bên liên quan. Với những quy định mới này, đã tạo nên tính nhất quán trong quản lý và thi hành việc định giá chuyển giao, là công cụ hữu hiệu để kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Trung Quốc. Trong đó, quy định cụ thể nghĩa vụ khai báo về các giao dịch của các bên 17 Nguyễn Tấn Sang, Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam về xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Cần thơ, năm 2014, tr. 29. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 23 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp liên quan; yêu cầu về giấy tờ, chứng từ kèm theo; kiểm toán về chuyển giá; các thỏa thuận định giá trước…Đồng thời đưa ra những định nghĩa cụ thể về các bên liên quan. Ngoài ra còn có một số quy định nổi bật như: - Các doanh nghiệp có các giao dịch tài sản hữu hình liên quan đến các bên liên kết có giá trị hằng năm trên 200 triệu Nhân dân tệ hoặc có các giao dịch giữa các bên liên kết trên 40 triệu Nhân dân tệ phải chuẩn bị tài liệu đương thời giải trình rõ18. - Các phương pháp định giá gồm có: + Phương pháp so sánh giá thị trường + Phương pháp dựa vào giá bán ra + Phương pháp cộng chi phí vào giá vốn + Bất kỳ phương pháp phù hợp nào khác - Hình thức phạt: khi bị phát hiện kê khai giảm thu nhập các doanh nghiệp FDI sẽ bị phạt đến 3 lần số thuế trốn và 5 lần đối với trường hợp nghiêm trọng. - Điều kiện để trở thành ứng viên cho APA là các công ty phải có tổng giá trị các giao dịch hằng năm với các bên liên quan lớn hơn 40 triệu Nhân Dân Tệ, đã chuẩn bị hoặc đã nộp hồ sơ hàng năm và nộp hồ sơ tài liệu đương thời theo quy định của pháp luật. Đồng thời công ty sẽ không tốn lệ phí khi nộp đơn cho APA. 1.5.3 Kinh nghiệm của Nhật Bản Với một nền kinh tế thuộc “top” đầu của thế giới, Nhật Bản là nước có rất nhiều công ty đa quốc gia với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp, đồng thời là nước sở hữu lượng tài sản ròng (được tính bằng cách lấy tổng giá trị các khoản cho vay, đầu tư trực tiếp và các hình thức đầu tư khác của nhà nước và doanh nghiệp Nhật Bản trừ đi các khoản đầu tư tương ứng của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Nhật Bản) lớn nhất thế giới19, thế nên chuyển giá luôn là một nỗi lo của chính phủ Nhật Bản. Thuế chống chuyển giá tại Nhật bản đã được thi hành từ năm 1986, quy định cụ thể về việc chống chuyển giá đối với cả hàng hóa hữu hình và với các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng tập đoàn20. 18 Nguyễn Tấn Sang, như chú dẫn số 17. Thông tấn xã Việt Nam, Nhật Bản: tài sản ròng ở nước ngoài tăng lên mức cao kỷ lục,http://www.baomoi.com/Nhat-Ban-Tai-san-rong-o-nuoc-ngoai-tang-len-muc-cao-ky-luc/126/13935938.epi, [truy cập ngày 25/7/2014]. 20 Nguyễn Tấn Sang, Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam về xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Cần thơ, năm 2014, tr. 28. 19 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 24 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Bên cạnh đó Nhật Bản đã chủ động điều chỉnh mức thuế suất thuế TNDN từ 37.5% vào năm 1996 xuống chỉ còn 25,5% vào năm 2012. Đây là một chính sách tích cực nhằm đưa mức thuế suất của mình xấp xỉ với mức thuế suất trung bình của thế giới, do sự chênh lệch về thuế suất giữa các nước chính là một trong những điều kiện để thúc đẩy hoạt động chuyển giá diễn ra. Ngoài ra để hạn chế tối đa những rủi ro về chuyển nhượng giá, Nhật Bản đã ký hiệp định với các nước để phối hợp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và công ty con. Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian trước đã làm khoản lỗ ở các công ty con cộng dồn về công ty mẹ ở Nhật Bản là rất lớn, do đó để giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế và tránh hoạt động chuyển giá, Tổng cục Thuế Nhật Bản đã tập trung lực lượng thực hiện việc thanh tra, trong đó yêu cầu các đơn vị kinh doanh thu thập, kê khai các thông tin về giá giao dịch và gửi về cho cơ quan thuế. Qua kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra, thanh tra, chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm được áp dụng theo quy định phạt vi phạm thuế chung21. Để kiểm soát hoạt động chuyển giá được hiệu quả hơn, Nhật Bản đã tiến hành thực hiện cơ chế Thỏa thuận giá trước (APA) với các doanh nghiệp. Nhằm giúp công tác quản lý APA thuận lợi hơn, APA được phân loại thành hai nhóm chính: chương trình APA theo đề nghị của các doanh nghiệp có vốn trên 100 triệu Yên sẽ do Tổng cục Thuế Nhật bản trực tiếp xử lý; còn với APA của doanh nghiệp có vốn dưới 100 triệu Yên sẽ do các cơ quan Thuế cấp dưới chịu trách nhiệm xử lý. Đặc biệt, nhằm để đảm bảo tính bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, ở mỗi cấp xử lý APA sẽ có phòng ban độc lập để thực hiện đàm phán. Nguồn dữ liệu để được sử dụng là nguồn dữ liệu chung với các nước khác. 1.5.4 Kinh nghiệm của một số nước ASEAN Nhìn chung đa số các nước trong khối ASEAN đều đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá, mà cụ thể là đưa ra những phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn của OECD như: phương pháp so sánh giá thị trường, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuần từ giao dịch. 21 Viettax, Xác định giá chuyển nhượng, kinh nghiệm từ các thành viên SGATAR http://viettax.com.vn/Desktop.aspx/Tinh-thueTra-cuu-truc-tuyen/Thue-quocte/Xac_dinh_gia_chuyen_nhuong_Kinh_nghiem_tu_cac_thanh_vien_SGATAR/, [truy cập ngày 25/7/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 25 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Nhiều quốc gia cũng đã ban hành cơ chế thỏa thuận trước giá tính thuế (APA) nhằm để hạn chế rủi ro, chống thất thu thuế và tạo ra một môi trường thuế minh bạch cho các doanh nghiệp. Bên cạnh những điểm chung đó, mỗi quốc gia trong khối ASEAN lại có thêm những giải pháp khác phù hợp với điều kiện, đặc trưng của nền kinh tế nước mình nhằm tăng hiệu quả quản lý thuế, đặc biệt là trong công tác chống chuyển giá. Ví dụ như: - Thái Lan: thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp đang là mục tiêu để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra, những doanh nghiệp nằm trong diện “tình nghi” thường có những dấu hiệu như: thua lỗ liên tục hơn 2 năm; tổng số lợi nhuận âm; không nộp thuế trong một giai đoạn… Cơ quan quản lý thuế các doanh nghiệp lớn của Thái Lan (LTO) cũng đã ban hành bảng câu hỏi với 10 mục danh cho các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp lớn, và các doanh nghiệp này không chỉ phải trả lời những câu hỏi đó mà còn phải đưa ra những tài liệu chứng minh. - Malaysia: ngoài việc tiến hành xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, quốc gia này còn mua thêm dữ liệu tài chính từ một số công ty dịch vụ chuyên cung cấp thông tin tài chính quốc tế. 1.5.5 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam Mỗi quốc gia đều có những biện pháp, chính sách thích hợp để hạn chế và kiểm soát hành vi chuyển giá cho mình. Việt Nam, một nền kinh tế vẫn còn đang phát triển sau hơn 20 năm đổi mới, do chưa có kinh nghiệm quản lý nên vấn đề chuyển giá của các doanh nghiệp FDI mặc dù đã diễn ra khá lâu nhưng các cơ quan chức năng vẫn còn khá lúng túng trong việc xử lý. Từ kinh nghiệm của những quốc gia trong khu vực và thế giới, chúng ta có thể rút ra những bài học, xem xét trong điều kiện và thực tiễn tại nước mình để có thể tìm ra biện pháp chống chuyển giá thích hợp mà vẫn không ảnh hưởng đến việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài và không gây phiền hà cho doanh nghiệp. Trước hết, thực tế ở các quốc gia khác cho chúng ta thấy rằng việc xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh là vấn đề quan trọng nhất. Việt Nam cần phải đảm bảo pháp luật nước mình bắt kịp với tốc độ phát triển và đổi mới của nền kinh tế hiện nay. Từ đó mới có thể không để kẻ xấu lợi dụng những lỗ hỏng, sự lạc hậu của hệ thống pháp luật thực hiện những hành vi trục lợi, để nguồn vốn FDI thực sự phát huy tối đa những tác động tích cực của mình, thúc đẩy kinh tế phát triển. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 26 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Là một nước phát triển sau, chúng ta cần phải “đi tắt đón đầu” nhằm rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển trên thế giới, tiếp thu một cách có chọn lọc những kinh nghiệm, thành công của các nước khác, đồng thời rút kinh nghiệm từ những thất bại của họ trong quá trình kiểm soát hoạt động chuyển giá. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 27 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Kết luận chương 1 Khu vực doanh nghiệp FDI ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Song, bên cạnh những mặt lợi thì cũng có không ít thách thức nảy sinh, đặt biệt là hoạt động chuyển giá nhằm gian lận thuế, tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI. Nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo đó những thủ thuật chuyển giá ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Nó không chỉ tác động đến bản thân doanh nghiệp thực hiện chuyển giá mà còn đem lại những hệ quả tiêu cực cho kinh tế của cả quốc gia xuất khẩu đầu tư và quốc gia nhận đầu tư. Để có thể kiểm soát hoạt động chuyển giá hiệu quả, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách đầy đủ và toàn diện về hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, phạm vi và mục đích của hoạt động này. Cùng với việc học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới để từ đó tăng cường, nâng cao chất lượng của công tác chống chuyển giá tại Việt Nam. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 28 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA DOANH NGHIỆP FDI VÀ QUẢN LÝ, KIẾM SOÁT CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM 2.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài và quá trình hình thành hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam 2.1.1 Tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam Việt Nam chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986, với mục tiêu chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đến năm 1987, Luật đầu tư nước ngoài được ban hành, trở thành cột mốc đầu tiên trong hệ thống các quy định pháp lý của chính sách mở cửa, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu được khuyến khích và đảm bảo bằng pháp luật. Kể từ đó đến nay, mặc dù đôi lúc bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế không ổn định nhưng Việt Nam vẫn đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể được thể hiện qua biểu đồ sau: Bảng 2.1: Tình hình thu hút vốn FDI từ năm 1988 năm đến năm 2013 80000 70000 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 19881990 Nguồn vốn FDI 1994 1998 2002 2006 2010 (Nguồn: Niên giám thống kê năm 2013) Qua biểu đồ ta thấy quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất từ năm 1988 đến năm 1996: Là giai đoạn đầu tiên nước ta thực hiện chính sách mở cửa, kêu gọi đầu tư nước ngoài. Ngay khi Luật Đầu tư bắt đầu có hiệu lực, đã có một số dự án được đầu tư vào nước ta. Chỉ trong hai năm (1988-1990) Việt Nam đã thu hút được 211 dự án với tổng số vốn đăng ký 1603,5 triệu USD, mặc dù con số trên còn rất khiêm tốn, nhưng phù hợp và là một tín hiệu đáng mừng đối với nền GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 29 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp kinh tế đang bước những bước đầu để đổi mới như nước ta. Sau hai lần sửa đổi bổ sung Luật Đầu tư (năm 1990 và năm 1992), chính sách kêu gọi và thu hút đầu tư nước ngoài được đẩy mạnh. Đến năm 1996, những thay đổi trong chính sách đã thực sự phát huy hiệu quả. Đồng thời trong thời kỳ này Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năng, do các nhà đầu tư nước ngoài hy vọng sẽ tìm thấy cơ hội đầu tư với mức lãi suất cao ở một nền kinh tế vừa chuyển sang cơ chế thị trường. Thị trường Việt Nam lúc này thực sự là một cơ hội rộng mở cho những nhà đầu tư kinh doanh, do người tiêu dùng vừa trãi qua một thời kỳ dài phải xếp hàng để được phân phối hàng hoá, nhu yếu phẩm cần thiết tại các cửa hàng bao cấp của nhà nước. Bên cạnh đó Việt Nam còn có lợi thế về nguồn lao động dồi dào và giá nhân công rẻ, vì thế nên nguồn vốn FDI trong giai đoạn này đã tăng mạnh mẽ, đạt 9635,3 triệu USD, gấp hơn 6 lần so với hai năm đầu 1988-1990 và đã trở thành nguồn vốn bổ sung quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế. Những thành công bước đầu ấy đã góp phần khẳng định tính đúng đắn trong chính sách phát triển kinh tế của nước ta, và Việt Nam có thể trở thành một điểm đến lý tưởng, một lựa chọn đúng đắn cho những nhà đầu tư nước ngoài. Giai đoạn từ năm 1997 đến 2008: Cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực Châu Á xảy ra vào năm 1997, Việt Nam mặc dù không phải là quốc gia chịu tác động lớn nhất, tuy nhiên cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng thời, dù nước ta đưa ra những chính sách kêu gọi đầu tư nước ngoài nhưng môi trường pháp lý lại có nhiều bất cập chưa được giải quyết, đó đã trở thành trở ngại lớn trong việc thu hút vốn FDI. Vì thế nên tổng số vốn FDI từ năm 1996 đến 1999 đã giảm liên tục đến hơn 70%. Đến năm 1999 thu hút FDI chỉ còn hơn 2282,5 triệu USD. Trước tình hình đó, Việt Nam đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư nước ngoài vào năm 2000 nhằm khắc phục những hạn chế, lạc hậu của các quy định pháp lý. Nhờ những cố gắng thay đổi trên, qua các năm sau số vốn nước ngoài được đầu tư vào Việt Nam đã phục hồi và có xu hướng tăng lên, đạt 6847 triệu USD vào năm 2005. Đến năm 2006, Luật Đầu tư nước ngoài và Luật Doanh nghiệp mới ra đời đã đánh dấu bước tiến quan trọng, khởi đầu cho một thời kỳ mới do đã có nhiều đổi mới phù hợp với tình hình kinh tế trong nước cũng như quốc tế, đó là tiền đề để chúng ta có thể hội nhập kinh tế sâu rộng. Vào năm 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới WTO sau hơn 11 năm đàm phán, nhờ đó mà vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế cũng được nâng lên. Với những thuận lợi nối tiếp như trên, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển, đến năm 2008 tổng số vốn FDI đã lên đến gần 72 tỷ USD, đây được xem là mức kỷ lục trong quá trình thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 30 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Giai đoạn từ năm 2009 đến 2013: Bước vào năm 2009, số vốn FDI đầu tư vào nước ta bất ngờ bị giảm sút rõ rệt, chỉ còn khoảng hơn 23 tỷ USD và đến năm 2012 vẫn tiếp tục giảm. Nguyên nhân của sự suy giảm trên là do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn bởi lạm phát và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn, cuộc khủng hoảng này đã đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thoái. Bên cạnh đó những trở ngại lớn trong lĩnh vực thu hút đầu tư ở nước ta ngày càng bộc lộ rõ ràng như về chất lượng lao động, những ngành công nghiệp phụ trợ phát triển chưa tương xứng, chính sách thu hút còn nhiều hạn chế và có nhiều rào cản về thủ tục…đó cũng là lý do khiến lượng vốn FDI giảm mạnh. Năm 2013, tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã có nhiều tín hiệu đáng mừng, tính đến tháng 12/2013, nước ta thu hút được 21,6 tỷ USD từ nguồn vốn FDI, tăng 54,5% so với năm 201222. Đã có hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc là quốc gia có số vốn đầu tư vào nước ta nhiều nhất với hơn 3.752 triệu USD, kế tiếp là Singapore, Trung Quốc và Nhật Bản. Công nghiệp - xây dựng là lĩnh vực thu hút vốn FDI cao nhất, chiếm hơn 58,4% tổng số vốn FDI của Việt Nam, từ đó đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực như viễn thông, khai thác, chế biến dầu khí, điện tử, công nghệ thông tin, thép, xi măng…Vào năm 2013, hơn 50 tỉnh, thành phố trực thuộc tỉnh và Trung ương có được những dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó Thái Nguyên là tỉnh có số vốn đăng ký lớn nhất. Một số dự án của nhà đầu tư nước ngoài nổi bật trong năm 2013 gồm có: - Dự án Công ty TNHH lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) của nhà đầu tư Nhật Bản với vốn đầu tư 2,8 tỷ USD. - Dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 của nhà đầu tư Trung Quốc với tổng số vốn đầu tư 2,018 tỷ USD để thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy nhiệt điện đốt than tại Vĩnh Tân. - Dự án Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên của nhà đầu tư Singapore với tổng vốn đầu tư 2 tỷ USD để sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện, điện tử. 22 Báo Nhân dân Điện tử, Những “điểm nhấn” trong 25 năm thu hút FDI vào Việt Nam và triển vọng, Nguyễn Minh Phong,http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/22237302-nhung-%E2%80%9Cdiemnhan%E2%80%9D-trong-25-nam-thu-hut-fdi-vao-viet-nam-va-trien-vong.html, [ngày truy cập 25/8/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 31 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Dự án công ty TNHH Bus Industrial Center của nhà đầu tủ Liên Bang Nga với tổng số vốn đầu tư 1 tỷ USD để xây dựng nhà máy lắp ráp và sản xuất phụ tùng xe ô tô buýt và các dịch vụ hỗ trợ khác tại Bình Định. Theo Tổng cục Đầu tư nước ngoài, trong bảy tháng đầu năm 2014 tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 9,53 tỷ USD, giảm 19,9% so với cùng kỳ 2013. Trong đó, dự án cấp mới gồm có 889 dự án với 6850 triệu USD và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài nhất. Theo dự báo, tình hình thu hút FDI trong năm 2014 sẽ không thấp hơn so với năm 2013 bởi còn nhiều dự án lớn đang trong quá trình đàm phán để ký kết và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Mặc dù kết quả trên vẫn còn thấp so với thời kỳ trước khủng hoảng, nhưng với tình hình nhiều nhà đầu tư còn gặp khó khăn, kinh tế thế giới vẫn chưa thật sự phục hồi thì đây có thể xem là thành quả đáng ghi nhận cho nổ lực của Chính phủ nhằm để cải thiện, tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi, bình đẵng, góp phần cũng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường Việt Nam. 2.1.2 Quá trình xuất hiện và hình thành hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Hoạt động chuyển giá bắt đầu xuất hiện từ năm 1990, khi các nguồn vốn FDI ồ ạt đổ vào nước ta - một nền kinh tế mới nổi. Sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nghiệp FDI trên thị trường Việt Nam khiến cho thị trường bị chia nhỏ, vì vậy các nhà đầu tư phải tìm ra những biện pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh và tối đa hóa lợi nhuận của mình, chuyển giá chính là hành vi thường được các doanh nghiệp FDI thực hiện. Trong giai đoạn những năm 1990, với những đặc trưng của một nền kinh tế đang trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới, hệ thống quy định pháp luật còn lõng lẻo, chưa hoàn thiện, đặc biệt là ở lĩnh vực đầu tư nước ngoài và thuế nên các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tìm ra kẽ hở để lách luật nhằm phục vụ cho mục đích xấu của mình. Đồng thời, do trước thời kỳ đổi mới công nghiệp nặng được coi là ngành chủ lực phát triển kinh tế, nên sau năm 1986 hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài ở Việt Nam diễn ra theo chiều ngang, nhằm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thiết yếu của người dân, nhiều ngành sản xuất đã ra đời trong thời gian này như điện tử, ô tô, xe máy…. Nhưng nước ta lại chưa có đủ điều kiện để sản xuất trực tiếp nên cần phải nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng, máy móc… Những yếu tố trên đã tạo điều kiện để các doanh nghiệp FDI thực hiên chuyển giá Mặt khác, trong thời điểm đó, các xí nghiệp liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước với nhà đầu tư nước ngoài phát triển mạnh mẽ, trở thành hình thức đầu tư phổ biến GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 32 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp nhất. Lúc này, do chính sách bảo hộ sản xuất trong nước của Việt Nam nên thuế suất thuế nhập khẩu vẫn còn cao, các doanh nghiệp FDI khó lòng thực hiện hành vi chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận về nước đầu tư. Thay vào đó, họ thực hiện chuyển giá nhằm làm tăng giá trị phần vốn góp của mình để có thể dễ dàng thôn tính doanh nghiệp, nhanh chóng thu hồi lợi nhuận. Với mục đích thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đã đưa ra rất nhiều ưu đãi. Cụ thể là cấp ưu đãi về thuế cho nhà đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở những đề xuất của họ trong hồ sơ xin cấp giấy phép đầu tư, họ đề xuất sử dụng công nghệ càng cao thì mức thuế lợi tức (thuế thu nhập doanh nghiệp) càng thấp, do đó các doanh nghiệp này đã kê khống mức giá của các công nghệ, dây chuyền sản xuất mà họ đưa vào nước ta. Với sự yếu kém về kinh nghiệm và năng lực trong việc thẩm định giá, các cơ quan chức năng đã dễ dàng bị các doanh nghiệp FDI qua mặt. Ngoài ra, còn có những ưu đãi về đất, thuế cho những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, những doanh nghiệp ở vùng xâu vùng xa. Tranh thủ cơ hội được miễn tiền thuê đất và thuế TNDN trong 10 -15 năm đầu và tiếp tục giảm thuế 50% trong 5-7 năm tiếp theo, nhiều doanh nghiệp FDI đã chuyển lợi nhuận từ nước ngoài vào Việt Nam để tránh thuế. Có thể nói rằng, những ưu đãi tràn lan đó đã giúp cho các Doanh nghiệp FDI lợi dụng để trục lợi cho mình, trong khi những lợi ích mà nước ta mong muốn khi thực hiện chính sách thu hút đầu tư lại không đạt được. Từ khi Luật đầu tư nước ngoài lần đầu được ban hành, các ưu đãi đầu tư không còn, một số doanh nghiệp FDI mới lộ rõ bản chất lách luật, trốn thuế mà cụ thể là thông qua hành vi chuyển giá. Dù nước ta đã đưa ra những biện pháp cụ thể trong công tác kiểm soát chuyển giá, song do còn nhiều hạn chế trong hệ thống pháp luật, trong công tác thanh tra, phòng chống cũng như xử lý nên đến nay hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp FDI vẫn không giảm mà còn tăng lên với những thủ thuật ngày càng tinh vi hơn. 2.2 Phân tích hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trong thời gian qua tại Việt Nam 2.2.1 Khái quát chung về thực trạng chuyển giá tại Việt Nam Hoạt động chuyển giá đã không còn là một vấn đề mới mẻ đối với Việt Nam, bởi thực tế nó đã tồn tại hơn 20 năm qua. Tình trạng các doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục trong nhiều năm nhưng lại mở rộng sản xuất đã trở thành một thực trạng đáng báo động GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 33 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp hiện nay, thu hút sự quan tâm của dư luận và cơ quan quản lý23. Mặc dù, nước ta ngày càng thu hút được thêm nhiều dự án có vốn đầu tư nước ngoài, số nhà máy và doanh nghiệp FDI cũng tăng lên nhưng theo báo cáo về chính sách thuế và ưu đãi trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam của Bộ Tài chính, việc kê khai và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh nghiệp FDI còn chưa tương xứng với kỳ vọng của nhà nước đối với khối doanh nghiệp này. Theo đó, đa số các doanh nghiệp FDI trên cả nước kê khai lỗ, cá biệt có những doanh nghiệp khai lỗ liên tục trong vòng 3 năm, thậm chí lỗ trong suốt quá trình hoạt động, nhưng vẫn tiếp tục mở rộng kinh doanh, sản xuất. Các doanh nghiệp thi nhau kê khai lỗ đã làm sụt giảm nguồn thu vào NSNN ở các địa phương. Cụ thể tại một số địa phương như: Bình Dương, số DN FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 DN, chiếm tỷ trọng 50,6%, trong đó có tới 200 DN lỗ quá vốn chủ sở hữu; tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ số DN FDI kê khai lỗ qua nhiều năm luôn ở mức cao và được thể hiện cụ thể qua biểu đồ sau: Bảng 2.2: Tình hình các Doanh nghiệp FDI báo lỗ từ năm 2007 đến 2012 tại Thành phố HCM. 120% 100% 80% DN FDI 60% DN FDI báo lỗ 40% 20% 0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 (Nguồn : Báo cáo Cục thuế TP.HCM 2012)24 Năm 2013, Tổng cục thuế đã tiến hành rà soát kết quả kinh doanh những năm gần đây đối với 5.531 doanh nghiệp FDI, chiếm khoảng 60% số doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước. Trong đó, có đến 3.175 doanh nghiệp có số lỗ lũy kế, chiếm 57,4%. Đặc biệt, có đến 529 doanh nghiệp báo cáo lỗ nhưng vẫn tăng trưởng doanh thu, tình 23 Tạp chí tài chính, Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: thực trạng và giải pháp, Nguyễn Quang Tiến, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Quan-ly-thue-doi-voi-hoat-dong-chuyen-gia-Thuc-trang-va-giaiphap/5673.tctc ,[ngày truy cập 26/8/2014]. 24 Võ Thanh Thu, Nguyễn Văn Cương, Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 13, 2013, tr. 51-58, tr. 53. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 34 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp trạng trên tập trung vào các ngành như: dệt may, da giày, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, chế biến và bảo quản nông sản, lâm sản, thủy sản. Cũng trong năm này, ngành tài chính phối hợp với cơ quan công an tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại một số địa phương, kết quả phát hiện 122 doanh nghiệp FDI vi phạm các quy định về chuyển giá và phải nộp thuế bổ sung hơn 10 triệu USD. Với hy vọng nhờ nguồn vốn FDI, nước ta sẽ nhận được những lợi ích như: được chuyển giao những công nghệ tiên tiến; thu hút lao động trong nước; sự lan tỏa của loại hình doanh nghiệp FDI đến các ngành kinh tế trong nước; nguồn vốn bổ sung và đóng góp vào NSNN…nên Việt Nam đã tạo điều kiện và đưa ra nhiều ưu đãi cho các doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động, kinh doanh. Song do các doanh nghiệp này thực hiện chuyển giá nên đến nay, những kỳ vọng trên đều nhạt nhòa, thậm chí là không có gì25.Mặc dù đa số các doanh nghiệp FDI đều có doanh thu cao nhưng tỷ lệ đóng góp vào NSNN lại thấp, cụ thể vào năm 2013 chỉ chiếm 30,5% trong tổng thu NSNN của toàn bộ khu vực doanh nghiệp. Sau nhiều đợt thanh tra, Tổng cục thuế đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp thực hiện chuyển giá với giá trị lớn trong một thời gian dài, điển hình như: Keangnam Vina, Hualong Corporation. Ngoài ra, nhiều công ty đa quốc gia tên tuổi đang đầu tư tại nước ta như: Coca Cola, Adidas, Metro, Cash&Carry…cũng đã được ngành thuế Việt Nam đưa vào danh sách những doanh nghiệp FDI có nghi vấn chuyển giá, trốn thuế. Ngày càng có thêm nhiều doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá, trong đó thường là những doanh nghiệp đến từ các nền kinh tế có mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn Việt Nam và tập trung ở các doanh nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp, thiếu chiến lược kinh doanh; hay các doanh nghiệp sản xuất cung ứng hàng tiêu dùng có thương hiệu nổi tiếng. Có thể thấy rằng, quy mô và phạm vi của hoạt động chuyển giá ngày càng được mở rộng, mặc dù nước ta đã có những chính sách nhất định nhằm để kiểm soát, quản lý hoạt động này. 2.2.2 Một số hình thức và trường hợp chuyển giá tiêu biểu của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam Mặc dù khái niệm “chuyển giá” hiện nay không còn mới ở Việt Nam, nhưng làm thế nào để ngăn chặn hành vi chuyển giá luôn là một vấn đề thời sự mà các cơ quan chức năng đang loay hoay để tìm câu trả lời. Trong khi nền kinh tế thế giới đang ngày càng vận động và phát triển, nguồn vốn FDI đổ vào nước ta gia tăng nhanh chóng, thì trình độ quản lý và hệ thống quy định pháp luật về kiểm soát hoạt động chuyển giá của Việt Nam 25 Báo Đất Việt, Việt Nam biệt đãi FDI: giảm của cải quốc gia, Vũ Lan, http://baodatviet.vn/kinh-te/doanhnghiep/viet-nam-biet-dai-fdi-giam-cua-cai-quoc-gia-3050768/ , [ngày truy cập 27/8/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 35 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp còn hạn chế và mang nhiều bất cập. Lợi dụng những điểm đó, các doanh nghiệp FDI đã thực hiện chuyển giá nhằm trục lợi cho mình với những thủ thuật ngày càng tinh vi. Thông qua công tác thanh tra và kiểm tra, Cơ quan thuế đã phát hiện ra những thủ thuật chuyển giá thường được các doanh nghiệp FDI áp dụng gồm có: nâng giá trị tài sản vốn góp, kê khống các khoảng chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, giá mua bán sản phẩm không theo giá thị trường song phẳng…hoặc thực hiện chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất, lợi dụng các chính sách đầu tư, ưu đãi…Sau đây là một số hình thức chuyển giá cụ thể tại Việt Nam. 2.2.2.1 Nâng giá trị tài sản vốn góp Đây là hình thức chuyển giá truyền thống và thường được các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lựa chọn để thực hiện. Đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh: loại hình doanh nghiệp này mang nhiều ưu điểm như nhà đầu tư có thể tận dụng thị trường sẵn có, kinh nghiệm của đối tác nội địa, cũng như doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ mới của nhà đầu tư đến từ những quốc gia tiên tiến hơn. Nhờ đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và quốc gia sở tại nên đây là một hình thức được Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi ngay từ khi thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của mình, và cũng thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Với hình thức này, các đối tác liên doanh sẽ cùng nhau góp vốn. Thông thường, những nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như các MNC) với sức mạnh về vốn và công nghệ của mình sẽ thường góp vốn bằng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, còn phía đối tác Việt Nam do hạn chế về nguồn lực tài chính lại thường góp vốn bằng quyền sử dụng đất (giá trị thường nhỏ hơn so với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại). Như mọi loại hình doanh nghiệp khác, lợi nhuận và quyền quản lý doanh nghiệp được phân chia theo tỷ lệ vốn góp của các đối tác liên doanh. Lúc này, để có thể tối đa hóa lợi nhuận và giành quyền quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng khống giá trị tài sản mà mình góp vào. Do những dây chuyền, thiết bị công nghệ thường mang tính đặc thù (trên thị trường không có), mặc dù có thể chúng đã lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng do doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh. Nên trong quá trình định giá, những máy móc thiết bị và công nghệ này thường bị đẩy cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó, và các cơ quan chức năng cũng rất khó để định giá chính xác. Thế nên các MNC, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng thực hiện thủ thuật chuyển giá này. Ngoài mục đích tối đa hóa lợi nhuận, chuyển giá thông qua hình thức nâng giá trị tài sản vốn góp sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài lên nắm quyền quản lý (do tỷ lệ vốn góp cao hơn so với đối tác Việt Nam), sau đó họ sẽ điều hành doanh GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 36 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp nghiệp theo mục đích của mình, gây ra thua lỗ liên tục, tăng thêm vốn góp để doanh nghiệp có thể hoạt động, cho đến khi bên liên doanh Việt Nam không còn đủ khả năng và tiềm lực tài chính, đành bán lại phần vốn góp cho họ. Bằng cách này, đã có nhiều doanh nghiệp từ hình thức liên doanh đã chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài như công ty Coca Cola Chương Dương, công ty Unilever Việt Nam, công ty Colgate- Palmolive…26 Đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: trong loại hình này nhà đầu tư nước ngoài có quyền quản lý về mọi mặt cũng như tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Cơ quan Thuế, hải quan lại xác định thuế dựa trên cơ sở giá trị theo chứng từ, hóa đơn (mà đối tác liên kết cung cấp) nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác nhập khẩu vào Việt nam có thể được thỏa thuận để định giá ở mức cao hơn, từ đó chi phí khấu hao tài sản cố định cũng sẽ cao hơn so với thông thường. Do đó, với hành vi chuyển giá bằng thủ thuật này, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể khấu hao và thu hồi vốn nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, trì hoãn và giảm số thuế TNDN phải nộp. Trên thực tế, các cơ quan chức năng của nước ta đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp thực hiện hành vi trên. Cụ thể là: Dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI Tiền Giang được chính Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (BGI) định giá là 30,85 triệu USD, nhưng qua kết quả giám định của công ty chuyên về giám định SGS thì giá trị của dây chuyền trên chỉ còn 23,55 triệu USD (giảm 7,3 triệu USD). Đối tác Thái Lan đã góp vốn vào Công ty Liên doanh gia cầm Việt Thái bằng dây chuyền giết mổ. Trong khi giá trị thực tế của dây chuyền này khi được thẩm định là 400.000 USD, nhưng bên đối tác Thái Lan lại khai khống giá trị của dây chuyền này lên đến 600.000 USD khi thực hiện góp vốn ( chênh lệch 200.000 USD so với giá trị thực). Các trang thiết bị của Tập đoàn Vina Group góp vốn vào khách sạn liên doanh với Công ty Saigon Tourist là 4.340.000 USD. Nhưng theo công ty kiểm định quốc tế, thì giá trị của tài sản này chỉ có 2.990.000 USD, nghĩa là Vina Group đã kê khống phần vốn góp của mình đến 1.350.000, tương đương 45,2%. 2.2.2.2 Chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ Khi đầu tư vào nước ta, các nhà đầu tư thường cam kết sẽ chuyển giao cho đối tác Việt Nam những công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Đây cũng chính là một trong những động lực để nước ta tăng cường chính sách thu hút các dự án có vốn đầu tư nước 26 Dương Võ Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 60. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 37 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ngoài, do công nghệ trong nước vẫn còn lạc hậu so với các nước phát triển trên thế giới. Những công nghệ này thường độc quyền, nên giá giao dịch sẽ do chính nhà đầu tư quyết định. Do tính độc quyền, khó có thể tìm thấy công nghệ tương tự trên thị trường để so sánh nên giá cả chuyển giao cũng sẽ rất khó để xác định. Lợi dụng điểm này, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng định giá chuyển giao theo ý muốn của mình nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Mặt khác, bên nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện chuyển giao công nghệ cho phía đối tác Việt Nam còn có thể thu phí tiền bản quyền (phí li-xăng), đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn được trừ do khấu hao giá trị tài sản cố định vô hình. Công ty Liên doanh nhà máy Bia Việt Nam là một trong những trường hợp điển hình của hành vi chuyển giá thông qua hình thức chuyển giao công nghệ. Cụ thể, đây là công ty Liên doanh hoạt động theo luật Đầu tư Nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép số 287/GP ngày 09/12/1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm II tại Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì cấp giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore). Tổng vốn đầu tư là 49,5 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 17 triệu USD. Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn. Ngành nghề là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động, tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài nhiều năm, nguyên nhận chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm. Tình hình công ty liên doanh thường xuyên bị thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài lại không bị ảnh hưởng gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền có xu hướng ngày càng tăng. 2.2.2.3 Chuyển giá thông qua chênh lệch thuế suất Một trong những điều kiện thuận lợi của hoạt động chuyển giá chính là sự chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia trên thế giới. Lợi dụng sự chênh lệch này mà nhà đầu tư nước ngoài (cụ thể là các MNC) sẽ linh hoạt nâng lên hoặc giảm xuống giá của hàng hóa, dịch vụ trong hợp đồng mua bán giữa các bên, nhằm giảm mức thuế phải nộp tại quốc gia có thuế suất cao hoặc lập thêm các công ty thành viên tại các quốc gia có mức thuế suất thấp để chuyển lợi nhuận về đó nhằm tránh thuế. Cụ thể là vụ việc chuyển giá của Công ty Foster’s Việt Nam27: 27 Huỳnh Thiên Phú, Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong gia đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM, 2009, tr. 52. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 38 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Vào thời điểm mà giá bán một két bia Foster’s được công ty bia Foster’s Việt Nam bán cho các đại lý là 240.00 đồng/két với thuế suất thuế TTĐB cho bia chai là 75%, thì số thuế TTĐB mà công ty phải đóng cho mỗi két bia là: Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt / (1+thuế suất) = 240.000 / (1+75%) = 137.143 VND Thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng = 137.143 x 75% = 102.857 VND Nghĩa là, với giá bán một két bia là 240.000 VND thì công ty bia Foster’s Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ cho nhà nước là 102.857 VND. Với số thuế phải nộp lớn như vậy thì chủ đầu tư của Foster’s Việt Nam đã tìm ra cách để lách thuế và nộp số thuế nhỏ hơn. Chủ đầu tư Foster’s tại Việt Nam đã quyết định thành lập thêm một công ty TNHH Foster’s Việt Nam. Công ty này có nhiệm vụ tiêu thụ sản phẩm do hai nhà máy bia Foster’s sản xuất ra. Giá bán một két bia Foster’s của hai nhà máy bia cho công ty TNHH Foster’s Việt Nam chỉ là 137.500 VND. Với giá bán như vậy thì thuế TTĐB phải nộp cho mỗi két bia sẽ là: 137.500 Thuế TTĐB= ------------- x 75% = 58.929 VND 1+ 75% Công ty TNHH Foster’s Việt Nam bán bia ra thị trường thì công ty này phải nộp thêm thuế GTGT là 5%. Giả sử giá bán một két bia ra thị trường vẫn là 240.000 VND thì số thuế GTGT mà công ty TNHH bia Foster’s phải nộp là: 240.000 Thuế GTGT = -------------- x 5% = 11.429 VND 1+5% Như vậy, có thể thấy rằng tổng nghĩa vụ thuế (gồm có thuế TTĐB và thuế GTGT) mà chủ đầu tư phải nộp khi thành lập thêm công ty TNHH bia Foster’s cho mỗi két bia là: 58.929 VND + 11.429 VND = 70.358 VND. So với số thuế mà chủ đầu tư phải nộp khi không thành lập thêm công ty TNHH bia Foster’s chênh lệch khá lớn, cụ thể chủ đầu tư đã “tiết kiệm” được một khoản tiền thuế là 32.499 VND cho mỗi két bia (tương đương 31,6%). Với cách thực hiện này, thuế TNDN mà chủ đầu tư phải nộp có thể là không thay đổi hoặc sẽ thay đổi theo hướng có lợi cho chủ đầu tư vì chủ đầu tư có thể đưa thêm các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao hay chi phí quảng cáo nhằm giảm số thuế TNDN phải nộp. Với trường hợp trên, các chuyên gia tài chính cho rằng có thể nhận diện GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 39 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp đây là một hành vi chuyển giá, nhưng do pháp luật về thuế của Việt Nam còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ hoặc không có điều luật chế tài đối với hành vi trên, do đó không thể xử phạt thủ thuật tách rời khâu sản xuất và khâu thương mại của Công ty bia Foster’s nhằm mục đích lách thuế và giảm số thuế phải nộp tại Việt Nam. 2.2.2.4 Một số thủ thuật chuyển giá khác Chuyển giá thông qua mua/bán nguyên vật liệu, thành phẩm với các doanh nghiệp liên kết: Bằng cách tương tự với việc nâng giá trị tài sản vốn góp, các doanh nghiệp là đối tác trong các quan hệ liên kết đặc biệt sẽ tự thỏa thuận mức giá nguyên vật liệu cung ứng cho nhau. Cụ thể các doanh nghiệp sẽ nâng giá trị hàng hóa, tài sản nhập khẩu cao hơn so với mức giá thị trường nhằm mục đích tăng chi phí đầu vào. Đồng thời lại tìm mọi cách hạ giá bán sản phẩm xuất khẩu. Từ đó, lợi nhuận sẽ giảm đi nên số thuế phải nộp cũng sẽ giảm, thậm chí gây ra tình trạng chi phí đầu vào cao hơn so với giá trị sản phẩm bán ra, tình trạng “lỗ giả, lãi thật” này sẽ giúp cho doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ thuế. Hành vi này được thể hiện cụ thể ở lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô. Vì: Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách để phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước, trong đó có chính sách thuế. Với quan điểm cho rằng việc áp dụng mức thuế suất thuế NK cao đối với ô tô nguyên chiếc và thuế suất thấp đối với linh kiện nhập khẩu có thể bảo hộ được nền sản xuất trong nước, khuyến khích cách doanh nghiệp đăng ký nội địa hóa, giảm số thuế phải nộp từ đó giảm giá xe. Song trên thực tế thì ngược lại, tỷ lệ nội địa hóa của ô tô trong nước vẫn thấp, và giá xe trong nước vẫn cao. Bởi lẽ các doanh nghiệp liên doanh đã lợi dụng chính sách thuế đối với linh kiện nhập khẩu để thực hiện chuyển giá. Cụ thể là đẩy giá linh kiện lên cao để thu khoản chênh lệch thuế, sở dĩ các doanh nghiệp liên doanh vô tư thực hiện hành vi trên là do khó có thể xác định rằng giá phụ tùng, linh kiện nhập khẩu từ chính hãng có phải theo đúng giá thị trường như các giao dịch độc lập hay không. Nhiều ý kiến cho rằng có lẽ các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô đang thực hiện chuyển giá, tuy nhiên do chúng ta chưa có đầy đủ thông tin, số liệu cụ thể làm bằng chứng để bắt lỗi họ về viêc này. Chuyển giá thông qua việc đào tạo, chi phí quảng cáo, quản lý, bán hàng: Về đào tạo, chuyển giá có thể thực hiện thông qua việc đào tạo ở nước ngoài như cử chuyên viên, công nhân sang học tập hoặc thực tập tại công ty mẹ với chi phí rất cao. Chi phí bán hàng, quảng cáo cũng là mục chi phí mà doanh nghiệp thường lợi dụng đẩy giá lên cao, kể cả việc tìm cách dồn vào các chi phí của các công ty trong cùng nhóm lợi ích về một doanh nghiệp nào đó, để cả hệ thống được lợi nhất về thuế. Thực tế cho thấy, nhiều công ty liên doanh kê khai lỗ xuất phát từ việc nâng cao đáng kể chi phí GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 40 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp quảng cáo và tiếp thị. Trong khi tiền chi ra cho quảng cáo là của doanh nghiệp liên doanh, còn sản phẩm được quảng cáo lại là của công ty mẹ. Tăng chi phí quản lý: Theo quy luật, càng kinh doanh sẽ càng có kinh nghiệm, giảm bớt các chi phí, thế nhưng chi phí quản lý tại các doanh nghiệp này lại ngày càng cao. Do đây là loại chi phí liên quan nhiều đến việc vận hành nội bộ doanh nghiệp, căn cứ vào các quy chế và hợp đồng nội bộ, nên rất dễ bị doanh nghiệp nâng lên cao để bóp méo giá thành, giảm lợi nhuận hoặc gây ra tình trạng lỗ nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Chuyển giá thông qua các nhà thầu: qua kiểm tra các dự án kinh doanh BĐS cho thấy nhiều doanh nghiệp FDI đã thực hiện việc chuyển giá thông qua các nhà thầu có mối liên kết với chủ đầu tư. Trong trường hợp này, lỗ của chủ đầu tư chính là lãi của nhà thầu. Cụ thể, thủ thuật chuyển giá này chủ yếu được thực hiện thông qua hành vi các doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết, điển hình như các công ty con trong cùng tập đoàn. Các dịch vụ đó thường là: khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công công trình xây dựng, tư vấn tài chính, dàn xếp vay vốn…Sau đó, chi phí chi trả cho các hợp đồng này sẽ được các doanh nghiệp nâng lên cao gấp nhiều lần so với thực tế, gây ra tình trạng doanh nghiệp thua lỗ do chi phí phải trả cho các dịch vụ này quá cao, nên doanh nghiệp đương nhiên sẽ không phải đóng thuế TNDN. Số lợi nhuận có được nhờ hành vi chuyển giá đó sẽ được chuyển về công ty mẹ ở quốc gia khác. Trên thực tế, cơ quan thuế rất khó có cơ sở xác định giá thị trường của các dịch vụ này, do các doanh nghiệp liên kết chỉ cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp trong cùng chuỗi liên kết với mình. Công ty TNHH Một thành viên Keangnam- Vina chính là một trong những doanh nghiệp vừa được phát hiện đã chuyển giá thông qua hành vi này. Chuyển giá thông qua các hợp đồng độc quyền về nhập khẩu, phân phối hàng hóa hoặc qua các hợp đồng độc quyền bao tiêu sản phẩm ký với các doanh nghiệp nước ngoài. Giá trị của các hợp đồng này sẽ được doanh nghiệp FDI kê khống với mức cao hơn nhiều so với giá trị thực tế. 2.2.2.5 Một số trường hợp doanh nghiệp FDI có dấu hiệu thực hiện hành vi chuyển giá Có thể thấy rằng hoạt động chuyển giá được các doanh nghiệp FDI thực hiện ở tất cả các giao dịch, các khâu trong quá trình hoạt động của mình và ngày càng tinh vi hơn. Sau đây là một số trường hợp các doanh nghiệp FDI mà cơ quan thuế đặt ra nghi vấn đã thực hiện hành vi chuyển giá: GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 41 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Công ty liên doanh Coca cola Chương Dương28: Hiện nay, Coca cola Chương Dương đang là doanh nghiệp thống lĩnh thị phần đồ uống tại Việt Nam, doanh số tăng theo chiều thẳng đứng, nhưng từ khi đầu tư tại thị trường Việt Nam đến nay Coca cola chưa đóng một đồng thuế TNDN nào do báo lỗ liên tục. Điều này đã khiến các cơ quan chức năng của Việt Nam đặt ra nghi vấn và tiến hành điều tra. Kết quả cho thấy, đây là một trong những trường hợp chuyển giá nghiêm trọng với mục đích nhằm chiếm lĩnh thị trường. Công ty liên doanh Coca cola Chương Dương là một liên doanh giữa hai đối tác là công ty Nước giải khác Chương Dương trực thuộc Bộ Công Nghiệp Việt Nam và công ty Coca Cola Indochina PTE…LTD. Liên doanh này được cấp phép hoạt động vào ngày 27/9/2005 với tổng số vốn đầu tư là 48,7 triệu USD. Vốn pháp định của liên doanh này là 20,7 triệu USD. Trong đó phía Việt Nam góp 8,3 triệu USD bằng quyền sử dụng 6 ha đất trong thời gian 30 năm và chiếm 40% trong tổng vốn đầu tư. Liên doanh này được cấp phép theo ngành nghề sản xuất kinh doanh là nước giải khát mang nhãn hiệu Coca cola, Fanta, Sprite…theo giấy phép của Công ty Coca cola company, Atlanta, Georia (Hoa Kỳ) và một số loại nước giải khát khác. Sau khi đi vào hoạt động thì công ty đã thực hiện các hành vi chuyển giá sau: Khi tham gia góp vốn liên doanh, bên đối tác nước ngoài đã tiến hành nâng giá trị tài sản vốn góp bằng cách định giá cao máy móc thiết bị và dây chuyển sản xuất nước giải khát. Tại thời điểm này do trình độ chuyên môn và thẩm định giá trị tài sản của Việt Nam còn nhiều hạn chế, nên không kiểm soát được. Như vậy, bên liên doanh đã nâng giá trị tài sản vốn góp thành công. Sau khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì công ty Coca cola bắt đầu thực hiện các chiến lược chiếm lĩnh thị phần của các công ty nội địa. Đầu tiên, Coca cola thực hiện chiến lược bán phá giá sản phẩm, quảng bá sản phẩm và xây dựng thương hiệu thông qua quảng cáo và tiếp thị (marketing) sản phẩm, khuyến mại, tài trợ để xây dựng thương hiệu nhằm đánh bóng thương hiệu tại Việt Nam. Mặc dù mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam một thời gian ngắn, nhưng sản phẩm mang nhãn hiệu Coca cola đã tràn ngập thị trường và dần dần chiếm thị phần của các doanh nghiệp nội địa. Cuộc đối đầu giữa hai nhãn hiệu nước giải khát lớn là Coca cola và Pepsi đã dần dần loại bỏ các nhà sản xuất nước giải khát nội địa như Hòa Bình, Cavinco, Chương Dương,…Các công ty nội địa một số phải đóng của hoặc phải bỏ thị trường chính tại 28 Dương Võ Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 63. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 42 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Thành phố Hồ Chí Minh, Hà nội và các thành thị để chuyển đến các thị trường nông thôn. Một số ít các công ty phải chuyển sang kinh doanh sản phẩm khác như công ty Tribeco đã chuyển hướng sang kinh doanh sản phẩm sữa đậu nành (là một sản phẩm mà Pepsi và Coca cola chưa sản xuất). Tiếp theo, công ty Coca Cola Chương Dương đã thực hiện chính sách bán phá giá. Giá bán của sản phẩm giảm rõ rệt qua từng năm, có thời điểm giá bán phá giá từ 25% đến 30% doanh thu, Chính điều này đã làm cho công ty Coca Cola Chương Dương lỗ nặng nề. Theo báo cáo số liệu thống kê của cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, thì giá bán giữa tháng 6/1996 và tháng 3/1998 giảm đến 23%. Bảng 2.3: Giá bán của Công ty Coca Cola từ năm 1996-1998 tại Việt Nam Thời Điểm Tỷ lệ thay đổi Giá Bán (VND/Thùng) 23/06/1996 32.400 - 03/06/1997 29.700 9% 01/09/1997 28.350 5% 19/09/1997 27.700 2% 01/03/1998 22.600 23% (Nguồn: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh)29 Thông qua việc bán phá giá này, công ty Coca Cola Chương Dương đã thao túng thị trường nội địa Việt Nam. Giá bán sản phẩm giảm nhưng doanh số vẫn tăng, lượng hàng tiêu thụ tăng lên chính là từ thị phần được mở rộng. Khi tiến hành so sánh thấy rằng giá bán một lon Coca tại Việt Nam thấp hơn giá bán tại thị trường Mỹ khoảng 50%. Khi diễn ra Cúp bóng đá Thế giới năm 1998, để đánh bóng cho tên tuổi và thương hiệu Coca Cola tại Việt Nam, công ty Coca Cola tiếp tục thực hiện tài trợ 1,3 tỷ đồng cho chương trình này, bất chấp sự phản đối từ phía Liên doanh Việt Nam. Đi đôi với chiến dịch khuyến mại là việc tăng dung tích chai Coca cola từ 200 ml lên 300 ml nhưng giá bán lại không đổi. Chiến dịch khuyến mại này được triển khai rầm rộ trong suốt thời gian diễn ra cúp bóng đá thế giới trên các phương tiện truyền thông như các kênh truyền hình, 29 Dương Võ Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 64. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 43 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp đài phát thanh và báo chí. Kết quả của chiến dịch khuyến mại này đã là cho công ty lỗ hết 20 tỷ đồng. Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của công ty Coca Cola Chương Dương từ năm 1996 đến năm 1998. Diễn Giải Tỷ suất lợi nhuận 1996 1997 1998 -24.8% -24.50% -52.10% -11.30% Lợi nhuận/tài sản ròng Lợi nhuận/doanh thu -22.10% Thay đổi(%) 26.30% -22.13% -46.50% 11% 53% (Nguồn: Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh)30 Ngoài những hoạt động như khuyến mại, quảng cáo thì công ty Coca Cola còn có đặc điểm là có hơn 40% chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất được nhập khẩu trực tiếp từ công ty mẹ. Do đó chắc chắn sẽ có hiện tượng nâng giá đầu vào tại khâu mua nguyên vật liệu từ công ty mẹ. Mục đích của việc làm này là gây lỗ cho công ty tại Việt Nam, trong khi đó công ty mẹ sẽ thu lợi do nguyên vật liệu được bán với giá cao. Hoạt động này được ngang nhiên thực hiện vì nhà nước chưa quản lý được giá mua nguyên vật liệu giữa công ty Coca cola Chương Dương và công ty Coca Cola mẹ nên tình trạng này rất khó kiểm soát. Với kế hoạch chuyển giá tinh vi của mình, công ty Coca Cola Chương Dương đã có thể từng bước chiếm lĩnh thị trường, “hất chân” đối tác liên doanh phía Việt Nam ra khỏi công ty để trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đồng thời chuyển một khoảng lợi nhuận kếch sù về công ty mẹ nhờ việc không đóng một đồng thuế TNDN nào trong vòng gần 20 năm kể từ khi thành lập tại Việt Nam. - Công ty TNHH Adidas Việt Nam: Adidas có mặt chính thức tại Việt Nam từ năm 2009, công ty này được sở hữu 100% vốn bởi Adidas International B.V (có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan). Trong quá trình kinh doanh của mình, Adidas Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu của chuyển giá. Cụ thể: 30 Dương Võ Nhật Minh, như chú dẫn số 29. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 44 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Mặc dù Adidas Việt Nam hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh là quyền phân phối bán buôn, nhưng danh mục chi phí của doanh nghiệp này lại xuất hiện nhiều chi phí của một doanh nghiệp bán lẻ như chi phí hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ, tiền tiếp thị quốc tế, phí quản lý vùng, tiền hoa hồng mua hàng và đặc biệt công ty không phải nhà sản xuất nhưng lại phát sinh khoản tiền bản quyền. Qua tìm hiểu, những loại chi phí được kê khai ở trên điều được Adidas Việt Nam thực hiện với các bên có mối quan hệ liên kết với mình. Theo đó: Adidas Việt Nam đã thanh toán cho công ty Adidas AG (công ty mẹ) khoản tiền bản quyền chi phí bằng 6%, chi phí tiếp thị quốc tế bằng 4% doanh thu ròng của sản phẩm. Ngoài ra, Adidas Việt Nam còn ký hợp đồng dịch vụ Đông Nam Á với Adidas Singapore (cùng thuộc quản lý trực tiếp của công ty mẹ) với nội dung cung cấp dịch vụ và thỏa thuận việc thu các khoản phí liên quan. Theo Adidas Việt Nam, đây là khoản chi phí quản lý vùng và được đưa vào hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. Adidas Việt Nam trả chi phí hoa hồng mua hàng cho Adidas International Trading B.V với tỷ lệ 8,25% giá trị mỗi giao dịch. Theo đó, đây là chi phí phát sinh trong hợp đồng đại lý mua hàng giữa hai bên. Trong nội dung hợp đồng này, Adidas Việt Nam sẽ ủy quyền cho Adidas International Trading B.V thực hiện các dịch vụ như tìm nhà sản xuất cho hàng hóa liên quan, tìm nguồn cung ứng mẫu, đặt đơn hàng, kiểm tra vật liệu, thành phần và hàng hóa, giám sát sự tuân thủ… Ngoài những giao dịch trên, Adidas Việt Nam còn chuyển tiền hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẽ như cung cấp tủ kệ, đồ nội thất, ngoại thất…mà không yêu cầu phải thanh toán. Những chi phí này được Adidas Việt Nam hạch toán vào chi phí cho tài sản cố định, trích khấu hao và hạch toán toán chi phí bán hàng được trừ trong kỳ. Trong khi những chi phí này không hợp lý đối với một nhà bán buôn như trong giấy phép kinh doanh của Adidas Việt Nam. Mỗi khoảng chi phí nêu trên hằng năm “ngốn” của Adidas Việt Nam số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Những chi phí này đều cho người tiêu dùng Việt Nam gánh, bởi chúng đều được hạch toán vào chi phí bán hàng nên thực tế một đôi giày Adidas bán ra tại thị trường Việt Nam với giá 2 triệu đồng thì giá gốc khi nhập khẩu chỉ khoảng 1 triệu đồng. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 45 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Dù vậy nhưng ngân sách nước ta lại thất thu vì lợi nhuận được chuyển lòng vòng qua các đối tác rồi lại chảy về túi công ty mẹ31. 2.3 Quy định của pháp luật Việt Nam về hoạt động chuyển giá 2.3.1 Lược sử của pháp luật Việt Nam về hoạt động chuyển giá Hoạt động chuyển giá đã được các doanh nghiệp FDI thực hiện chỉ sau một thời gian ngắn đầu tư vào nước ta. Tuy nhiên do những hạn chế nhất định, đặc biệt là do hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện nên hoạt động chuyển giá thời kỳ đầu chưa được phát hiện và kiểm soát. Đến khi Luật đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được ban hành vào năm 1987 các doanh nghiệp FDI mới lộ rõ hành vi chuyển giá nhằm trốn thuế của mình, tuy nhiên giai đoạn này vẫn chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp. Thông tư 74-TC/TCT được Bộ Tài chính ban hành vào ngày 20/10/1997 chính là văn bản pháp luật đầu tiên liên quan đến vấn đề chuyển giá. Nội dung của Thông tư này cho thấy, cơ quan Thuế bắt đầu có sự quan tâm tới vấn đề các doanh nghiệp liên kết có những thỏa thuận chuyển lợi nhuận với nhau. Tuy nhiên, thông tư này chỉ giới hạn phạm vi áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, mặc dù Thông tư này có nêu định nghĩa về “các bên liên kết” và đưa ra một số quy tắc để xác định giá hợp lý giữa các bên liên kết, song những quy định này quá sơ sài, chưa sát với thực tế và thiếu những hướng dẫn cụ thể, nên hầu như không được áp dụng. Năm 2001, Bộ Tài chính tiếp tục ban hành Thông tư 13/2001/TC/BTC ngày 8/3/2001 nhằm hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, 3 phương pháp định giá chuyển đổi truyền thống được áp dụng để xác định giá giao dịch của các bên có liên quan gồm có: phương pháp so sánh giá không kiểm soát được, phương pháp giá bán lại và phương pháp cộng thêm chi phí. Thông tư 13 cũng đã đổi tên gọi “Biện pháp chống chuyển giá” thành “Biện pháp xác định giá thị trường trong quan hệ giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết”. Tuy nhiên, cũng giống như Thông tư 71-TC/TCT năm 1997, Thông tư 13 vẫn không quy định chi tiết về việc áp dụng các phương pháp hoặc hướng dẫn cụ thể bằng tài liệu. Thông tư 13 sau đó được thay thế bởi Thông tư 128/2003/TT/BTC ban hành vào tháng 12/2003 hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp. Nhưng Thông tư 128 lại không đề cập đến quy định về giao dịch giữa các bên liên kết như trong các thông tư trước. Do trong giai đoạn này, Luật Thuế TNDN năm 31 Báo Tuổi trẻ Online, Adidas Việt Nam lòng vòng chuyển giá, Ánh Hồng , 2012, http://tuoitre.vn/tin/kinhte/20121213/adidas-vn-long-vong-chuyen-gia/524652.html, [ngày truy cập 11-11-2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 46 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 2003 đã thống nhất mức điều tiết thu nhập đối với nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nên các quy định về biện pháp kiểm soát chuyển giá ở thời điểm này không còn. Cho đến năm 2005, Bộ Tài chính mới quan tâm trở lại đối với quy định về áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết thông qua việc ban hành Thông tư 117/2005/TTBTC. Thông tư này đưa ra các định nghĩa chi tiết về "các bên liên kết" và phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết đó. Các phương pháp này gần như rập khuôn các phương pháp của OECD với những thay đổi nhỏ cho phù hợp với tình hình của Việt Nam. Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 117 rộng hơn rất nhiều so với các thông tư trước đó, chỉ cần là doanh nghiệp có giao dịch với các bên liên kết, bao gồm các các doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thông tư mới này bắt đầu thể hiện tác động từ năm 2007 khi các công ty quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2006. Thông tư 66/2010/TT-BTC được ban hành vào ngày 22/4/2010 đã kế thừa các điểm tiến bộ của Thông tư 117, đồng thời có thêm một số điều chỉnh về thuật ngữ. Đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ và chi tiết điều chỉnh về hoạt động chuyển giá (hay xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết) tại Việt Nam cho đến nay. Nhận thấy hiệu lực pháp lý của các quy định về kiểm soát hoạt động chuyển giá còn chưa cao, do chỉ dừng lại ở những quy định của Thông tư. Nên sau một thời gian, vài quy định có nội dung trực tiếp về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam đã được Quốc Hội khóa XIII xem xét, thông qua và được đưa vào Luật số 21/2012/QH13 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2013. Với những quy định nổi bật như: cơ quan Thuế có quyền ấn định thuế khi người nộp thuế “mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường” (được quy định tại điểm e, khoản 1, điều 37). Luật Giá 2012 cũng có quy định cấm “Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi”32. Ngoài ra, pháp luật về thuế TNDN cũng có quy định các khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như “khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; và khoảng chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật”33, nhờ đó mà cơ quan thuế có thể loại bỏ những khoản chi phí bất hợp lý đã được doanh nghiệp dàn xếp với bên liên kết nhằm để giảm số thuế phải nộp của mình. Bên cạnh những quy định về kiểm soát chuyển giá mà cụ thể là xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 201/2013/TT32 Theo quy định tại điểm d, Khoản 2, Điều 10, Luật Giá năm 2012. Theo quy định tại Điều 9, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/1013 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 33 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 47 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp BTC ngày 20/12/2013 hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tình thuế (APA) trong quản lý thuế. Đây là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro trong giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết và hạn chế thất thu thuế. Đã có nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng thỏa thuận này như: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản…Đây được xem là một bước tiến mới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyển giá của nước ta. Vì không chỉ hành lang pháp lý về xác định giá thị trường các giao dịch của các bên liên kết, để xác định nghĩa vụ thuế TNDN được thiết lập và dần hoàn thiện, mà cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp thực hiện giá chuyển giao đúng theo quy định của pháp luật cũng đã được ban hành. 2.3.2 Xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết 2.3.2.1 Đối tượng và phạm vi áp dụng Đối tượng áp dụng: tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết, có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh tại Việt Nam 34. Theo quy định này, đối tượng điều chỉnh là doanh nghiệp không phân biệt trong hay ngoài nước, không phân biệt quy mô, loại hình doanh nghiệp, chỉ cần là doanh nghiệp có thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết. Trước đây, theo quy định của Thông tư 117/2005/TT-BTC thì cá nhân kinh doanh cũng là một trong những đối tượng điều chỉnh của những quy định về xác định giá thị trường. Tuy nhiên, đến khi Thông tư 66/2010/TT-BTC ban hành thì đối tượng này đã được lược bỏ, vì theo Luật Thuế thu nhập cá nhân (có hiệu lực từ ngày 01/01/2009) cá nhân kinh doanh thuộc diện điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân, thay cho diện điều chỉnh của Luật Thuế TNDN như trước đây. Phạm vi áp dụng: pháp luật về kiểm soát hoạt động chuyển giá của nước ta quy định phạm vi áp dụng những quy định kiểm soát chuyển giá là các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh giữa doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá35. So với hướng dẫn của OECD và trong quy định 34 Theo quy định tại Điều 1, Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. 35 Theo quy định tại Điều 2, Thông tư 66/2010/TT-BTC, như chú dẫn số 34. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 48 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp của một số quốc gia thì tại Việt Nam, phạm vi các giao dịch liên kết đang áp dụng có phần hẹp hơn, chỉ đưa ra những quy định chung cho các giao dịch mà không có giới hạn cho bất kỳ một nhóm giao dịch nào, nhờ vậy sẽ tránh được tình trạng trùng lắp hoặc thiếu sót khi định danh từng loại giao dịch. Tuy nhiên, do bị hạn chế bởi chính sách bình ổn giá theo quy định của pháp luật nhà nước ở một số mặt hàng (ví dụ như sữa dành cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi, thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người…), nên không được đưa vào phạm vi điều chỉnh của pháp luật kiểm soát chuyển giá hiện nay. Trong khi trên thực tế, qua điều tra và ý kiến của các chuyên gia thì tình trạng liên tục tăng giá với lý do là tăng chi phí đầu vào của các mặt hàng này, có thể là do các doanh nghiệp thực hiên hành vi chuyển giá. 2.3.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan Thuế: hoạt động chuyển giá gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta, ngoài việc tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh thì nó còn gây thất thu lớn cho NSNN. Do đó, Nhà nước bắt buộc phải tham gia vào quan hệ pháp luật và kiểm soát chuyển giá nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cơ quan Thuế chính là chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật liên quan đến chuyển giá, bởi vì chức năng chính của cơ quan Thuế chính là quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, trong đó có thuế. Theo điều 9 Luật quản lý Thuế 201336, cơ quan Thuế có 8 quyền cơ bản. Đây là những quyền nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình quản lý thuế. Hoạt động chuyển giá 36 Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế 1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế. 2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế. 3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. 4. Ấn định thuế. 5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế. 6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế. 7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật. 8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ. 9. Cơ quan Thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tráng đáng thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 49 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp cũng là một trong những hành vi làm sai lệch nghĩa vụ thuế, nên các quyền trên của cơ quan Thuế cũng sẽ được vận dụng trong quá trình quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá. Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC, Cơ quan Thuế còn có thêm một số quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm soát chuyển giá, cụ thể là trong hoạt động xác định giá thị trường trong giao dịch của các bên liên kết như: phải giữ bí mật các thông tin do danh nghiệp cung cấp liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết khi các thông tin đó không xuất xứ từ các nguồn không được công khai; khi các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp như tạo ra các giao dịch giả mạo, khi các doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khia không đầy đủ…thì Cơ quan Thuế có quyền ấn định mức giá được sử dụng để kê khai thuế, ấn định thu nhập phải chịu thuế hoặc số thuế TNDN sẽ thu. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp: Là chủ thể bị cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra khi có nghi vấn về hoạt động chuyển giá, doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết phải có trách nhiệm kê khai các thông tin về giao dịch liên kết theo mẫu quy định.Đồng thời, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lựa chọn, lưu giữ các thông tin, tài liệu chứng cứ làm áp dụng phương pháp xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch liên kết và khi có yêu cầu của Cơ quan Thuế, doanh nghiệp phải xuất trình trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan Thuế, các thông tin, tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao theo quy định của pháp luật37. Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC, với các giao dịch liên kết, doanh nghiệp còn phải lưu giữ hồ sơ gồm thông tin, tài liệu chứng từ liên quan tới các nội dung như: Về thông tin chung của doanh nghiệp và các bên liên kết: doanh nghiệp phải lưu giữ thông tin về quan hệ liên kết giữa các bên liên kết với doanh nghiệp; báo cáo cập nhật về chiến lược phát triển, điều hành, kiểm soát giữa các bên liên kết; chính sách xây dựng giá giao dịch về từng nhóm sản phẩm theo định hướng chung của các bên liên kết và doanh nghiệp; các tài liệu, báo cáo về quá trinh phát triển, chiến lược kinh doanh, dự án, kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh; quy định và quy trình về chế độ báo cáo tài chính và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp… 37 Dương Nguyễn Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 77 . GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 50 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ các thông tin, tài liệu về giao dịch của doanh nghiệp gồm có: sơ đồ giao dịch và tài liệu giao dịch mô tả về giao dịch bao gồm các thông tin về các bên tham gia giao dịch, trình tự và thủ tục thanh toán, chuyển giao sản phẩm; tài liệu mô tả đặc tính, chỉ tiêu, kỹ thuật sản phẩm, băng kê chi tiết chi phí (hoặc giá thành) đơn vị, giá bán, tổng số lượng sản phẩm sản suất và tiêu thụ trong kỳ; các thông tin, chứng từ về quá trình thương lượng, ký kết, thực hiện và thanh lý các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến giao dịch; ngoài ra còn phải lưu giữ các tài liệu, thông tin về điều kiện kinh tế của thị trường khi diễn ra giao dịch và có ảnh hưởng đến phương pháp xác định giá giao dịch. Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và phương pháp xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết phải được lập tại thời điểm diễn ra các giao dịch liên kết, được cập nhật, bổ sung trong suốt quá trình thực hiện giao dịch và lưu giữ phù hợp với các quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách, kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có quyền yêu cầu cơ quan Thuế giữ bí mật các thông tin đã cung cấp cho cơ quan Thuế, phục vụ việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế38. 2.3.2.3 Phương pháp xác định giá thị trường a) Định nghĩa các bên có quan hệ liên kết Các bên được coi là có quan hệ liên kết khi: (i) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào bên kia; (ii) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức của một bên khác; (iii) Các bên cùng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư dưới mọi hình thức vào một bên khác39. Do đó, thông thường hai doanh nghiệp trong một kỳ tính thuế có quan hệ giao dịch kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau thì xác định là các bên liên kết: Quan hệ về sở hữu: (i)Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữ doanh nghiệp kia; (ii)Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;(iii) Cả hai doanh nghiệp đều nắm giữu trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 20% vốn đầu tư của 38 39 Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8, Thông tư 66/2010/TT-BTC, như chú dẫn số 34. Theo quy định tại Điều 3, Thông tư 66/2010/TT-BTC, như chú dẫn số 34. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 51 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp chủ sở hữu của một bên thứ ba; (iv)Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% vốn đầu tư của chủ sở hữu doanh nghiệp kia, Quan hệ về quản lý điều hành: (i) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba; (ii) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau: vợ và chồng, bố mẹ và con (không phận biệt con đẻ, con nuôi hoặc con dâu, con rể); anh chị em có cùng cha mẹ (không phân biệt cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi); ông nội, bà nội và cháu nội; ông ngoại, bà ngoại và cháu ngoại; cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột; (iii) Hai doanh nghiệp có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tố chức, cá nhân nước ngoài; (iv) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai. Quan hệ về hợp tác kinh doanh: (i) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 20% vốn đầu tư của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay; (ii) Một doanh nghiệp SXKD sản phẩm sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ của một doanh nghiệp khác với điều kiện chi phí phải trả cho việc sử dụng tài sản vô hình, quyền sở hữu trí tuệ đó chiếm trên 50% giá vốn (hoặc giá thành) sản phẩm; (iii)Một doanh nghiệp cung cấp trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% tổng giá trị nguyên vật liệu, vật tư hoặc sản phẩm đầu vào (không bao gồm chi phí khấu hao đối với tài sản cố định) để sử dụng cho hoạt động SXKD sản phẩm đầu ra của một doanh nghiệp khác; (iv) Một doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp trên 50% sản lượng sản phẩm tiêu thụ (tính theo từng chủng loại sản phẩm) của một doanh nghiệp khác; (v) Hai doanh nghiệp có thỏa thuận hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 52 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp b) Nguyên tắc phân tích, so sánh giao dịch liên kết với giao dịch độc lập40 Nguyên tắc phân tích so sánh: Là so sánh giữa GDLK với giao dịch độc lập hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp thực hiện GDLK với doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập. Việc so sánh được thực hiện trên cơ sở lựa chọn và phân tích dữ liệu, chứng từ, tài liệu có liên quan đến giao dịch độc lập, giao dịch liên kết diễn ra trong cùng kỳ đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế phù hợp với các quy định pháp luật về kế toán, thống kê và thuế. Giao dịch độc lập được chọn để so sánh phải là giao dịch được lựa chọn từ các giao dịch độc lập có tính chất và bối cảnh giao dịch (điều kiện giao dịch) tương đương với giao dịch liên kết. Khi đó, giá sản phẩm trong các giao dịch độc lập được chọn để so sánh là căn cứ để xác định giá sản phẩm trong GDLK theo các phương pháp xác định giá thị trường. Khi so sánh giữa GDLK với giao dịch độc lập, điều kiện giao dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được chọn để so sánh không nhất thiết phải hoàn toàn giống nhau nhưng phải đảm bảo tính tương đương, không có các khác biệt gây ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Nếu điều kiện giao dịch của GDLK và giao dịch độc lập có khác biệt trọng yếu, doanh nghiệp phải phản ánh các khác biệt trọng yếu này theo giá trị tiền tệ nhằm làm cơ sở điều chỉnh, loại trừ những khác biệt trọng yếu. Việc so sánh giữa GDLK và giao dịch độc lập được thực hiên trên cơ sở từng giao dịch về từng loại sản phẩm riêng biệt. Tuy nhiên, trong trường hợp các giao dịch không thể tách biệt hoặc việc tách biệt từng giao dịch theo từng loại sản phẩm là không phù hợp với thực tiễn kinh doanh, doanh nghiệp có thể gộp chung nhiều giao dịch thành một giao dịch. Khi lựa chọn giao dịch độc lập để so sánh, doanh nghiệp ưu tiên lựa chon giao dịch độc lập của chính doanh nghiệp với điều kiện giao dịch độc lập này không được tạo ra hoặc sắp đặt lại từ GDLK. Số lượng tối thiểu giao dịch độc lập được chọn để so sánh sau khi phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu như sau: 01 giao dịch trong trường hợp giao dịch độc lập và GDLK không có khác biệt trọng yếu; 03 giao dịch trong trường hợp các giao dịch độc lập và GDLK có khác biệt nhưng doanh nghiệp có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu; 04 giao dịch đối với trường hợp các giao dịch độc lập và giao dịch liên kết có khác biệt nhưng doanh nghiệp chỉ có thông tin, dữ liệu 40 Theo quy định tại Điều 4, Thông tư 66/2010/TT-BTC, như chú dẫn số 34. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 53 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu. Còn với trường hợp doanh nghiệp không thể lựa chọn được giao dịch độc lập để so sánh theo các nguyên tắc nêu trên do tính chất duy nhất và đặc thù của GDLK, thì doanh nghiệp phải giải trình lý do và thực hiện theo quy định về việc xác định giá thị trường đối với một số trường hợp đặc biệt như: Biện pháp tổng hợp hay biện pháp vận dụng số liệu giữa các kỳ41. Các tiêu thức ảnh hưởng đến phân tích so sánh giữa giao dịch độc lập với GDLK42: Khi tiến hành so sánh giữa giao dịch độc lập được chọn để so sánh và GDLK, doanh nghiệp phải thực hiện phân tích và đánh giá các tiêu thức ảnh hưởng và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu (nếu có) để làm rõ tính tương đương theo các tiêu thức sau: Đặc tính sản phẩm: là các đặc tính có ảnh hưởng chủ yếu đến giá của sản phẩm. Các yếu tố phản ánh đặc tính sản phẩm chủ yếu bao gồm: Chủng loại sản phẩm như: mô tả tính chất sản phẩm là hàng hóa hữu hình, bản quyền, bí quyết công nghệ hoặc dịch vụ…và đặc điểm vật chất của sản phẩm như: vật liệu cấu thành, tính chất cơ, lý, hóa…; Chất lượng, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm; Tính chất chuyển giao sản phẩm như: mua, bán có hoặc không kèm theo điều kiện như độc quyền phân phối, cấp phép, nhượng quyền thương hiệu… Chức năng hoạt động của doanh nghiệp: là các yếu tố phản ánh khả năng sinh lời từ các hoạt động mà doanh nghiệp đã thực hiện gắn với việc sử dụng các tài sản, vốn và chi phí có liên quan. Khi phân tích chức năng hoạt động, doanh nghiệp phải phản ánh được các chức năng chính trong mối quan hệ giữa việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí cũng như rủi ro gắn với việc đầu tư tài sản, vốn và chi phí đó với khả năng thu lợi nhuận mà doanh nghiệp thực hiện có liên quan đến giao dịch kinh doanh. Chức năng chính của doanh nghiệp chủ yếu bao gốm: Nghiên cứu, phát triển,; Thiết kế, định mẫu sản phẩm; Sản xuất, chế tạo, chế biến; Gia công, lắp ráp, cài đặt thiết bị; Phân phối, lưu thông, marketing, quảng cáo; Quản lý, cung ứng vật tư; Vận chuyển giao nhận, dịch vụ cung cấp kho bãi; Thực hiện các dịch vụ ngành nghề như môi giới, tư vấn, đào tạo, kế toán, kiểm toán, quản lý nhân sự, cung cấp lao động, thu thập thông tin. Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch: là các quy định hoặc giao ước về trách nhiệm, quyền lợi của các bên khi tham gia giao dịch kinh doanh. Điều kiện hợp đồng khi thực hiện giao dịch chủ yếu bao gồm: Khối lượng, điều kiện giao hoặc phân phối sản phẩm; Thời hạn, điều kiện và phương thức thanh toán; Điều kiện bảo hành, thay thế, nâng cấp, chỉnh sửa hoặc hiệu chỉnh sản phẩm; Điều kiện về đặc quyền kinh doanh, phân 41 42 Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 66/2010/TT-BTC. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 66/2010/TT-BTC. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 54 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp phối sản phẩm; Các điều kiện có ảnh hưởng kinh tế khác như: dịch vụ hổ trợ, tư vấn kiểm tra chất lượng, hướng dẫn sử dụng, hổ trợ quảng cáo, khuyến mại. Trong mọi trường hợp (dù có hay không có hợp đồng bằng văn bản), căn cứ xác định các điều kiện hợp đồng là các sự kiện thực tế hoặc các dữ liệu tài chính, kinh tế phản ánh bản chất của giao dịch. Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch: là các yếu tố về điều kiện kinh tế trên thị trường tại thời điểm diễn ra giao dịch ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Điều kiện kinh tế khi diễn ra giao dịch chủ yếu bao gồm: Quy mô và vị trí địa lý của thị trường sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm; Thời gian và tính chất hoạt động của giao dịch trên thị trường như: giao dịch thuộc hoạt động bán buôn, bán lẽ thông thường, phân phối đọc quyền, sự phân đoạn thị trường theo đối tượng tiêu dùng sản phẩm; Mức độ cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường; Các yếu tố kinh tế tác động đến chi phí SXKD phát sinh tại nới diễn ra giao dịch như: các loại thuế, phí, các ưu đãi tài chính; Chính sách điều tiết thị trường của nhà nước. Điều chỉnh các khác biệt trọng yếu: Khác biệt trọng yếu có thể dẫn đến điều chỉnh giá so sánh hoặc giao dịch so sánh. Theo đó, sự khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 1% đơn giá sản phẩm giao dịch hoặc khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu làm tăng hoặc giảm ít nhất 0,5% tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời được xem là khác biệt trọng yếu43. Sau khi phân tích so sánh, doanh nghiệp xác định các khác biệt trọng yếu về điều kiện giao dịch giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập. Trường hợp có khác biệt trọng yếu, doanh nghiệp phải xác định giá trị bằng tiền của các khác biệt trọng yếu đó để điều chỉnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể tăng hoặc giảm giá trị nhằm loại trừ các khác biệt trọng yếu đó. Còn nếu như không có khác biệt trọng yếu thì không cần loại trừ. c) Các phương pháp xác định giá thị trường Sau khi tiến hành so sánh, phân tích, đánh giá giữa GDLK và giao dịch độc lập sẽ chỉ ra phương pháp xác định giá thị trường nào phù hợp, nhằm xác định chính xác giá sản phẩm trong giao dịch liên kết. Có 5 phương pháp xác định giá thị trường được quy định cụ thể tại Thông tư 66/2010/TT-BTC: - Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP) - Phương pháp giá bán lại (RPM) - Phương pháp giá vốn công lãi (CPLM) - Phương pháp so sánh lợi nhuận (CPM) hay (TNMM) 43 Theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 66/2010/TT-BTC GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 55 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Phương pháp tách lợi nhuận (PSM) Tùy theo mỗi phương pháp cụ thể mà giá thị trường của sản phẩm có thể được tính trực tiếp ra đơn giá sản phẩm hoặc gián tiếp thông qua tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời của sản phẩm. Đối với các phương pháp tính giá gián tiếp thì khi xác định kết quả kinh doanh cho mục đích kê khai, tính thuế thu nhập doanh nghiệp thì không nhất thiết phải tính ra đơn giá sản phẩm cụ thể. Phương pháp xác định giá phù hợp nhất là phương pháp được lựa chọn trong 5 phương pháp nên trên phù hợp với điều kiện giao dịch và có nguồn thông tin, dữ liệu, số liệu đầy đủ và tin cậy nhất để phân tích so sánh. Doanh nghiệp tự chọn một giá trị phù hợp nhất trong các giá trị của biên độ giá thị trường chuẩn để làm căn cứ điều chỉnh giá tương ứng của giao dịch liên kết. Trường hợp giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khác với giá trị phù hợp nhất nhưng kết quả không làm giảm thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp không phải thực hiện điều chỉnh. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập (CUP): Đây là phương pháp dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau. Đơn giá sản phẩm của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo đơn giá sản phẩm để điều chỉnh phù hợp. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh các tiêu thức ảnh hưởng thì tiêu thức ưu tiên là đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng, còn các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và chức năng của doanh nghiệp. Phương pháp giá bán lại (RPM): Phương pháp xác định giá bán lại dựa vào giá bán lại (hay giá bán ra) của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết. Giá mua vào của sản phẩm từ bên liên kết được xác định trên cơ sở giá bán ra của sản phẩm trong các giao dịch độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trừ (-) các chi phí khác được tính trong giá sản phẩm mua vào (nếu có) như: thuế nhập khẩu, phí hải quan, chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế…Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán (doanh thu thuần) của giao dịch liên kết được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp để điều chỉnh phù hợp nhất, nhưng kết quả không làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh các tiêu thức, tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 56 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Phương pháp giá vốn công lãi (CPLM): Đây là phương pháp dựa vào giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết. Giá bán của sản phẩm cho bên liên kết được xác định trên cơ sở lấy giá vốn (hoặc giá thành) của sản phẩm cộng (+) lợi nhuận gộp. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) của GDLK được so với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (hoặc giá thành) để điều chỉnh phù hợp nhất, nhưng kết quả không làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh các tiêu thức ảnh hưởng, thì tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế. Phương pháp so sánh lợi nhuận (CPM) hay (TNMM): Phương pháp so sánh lợi nhuận dựa vào tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau. Các tỷ suất sinh lời được tính bằng lợi nhuận (thu nhập) thuần trước thuế TNDN trên doanh thu thuần, trên chi phí hoặc trên tài sản của hoạt động SXKD theo quy định của chế độ kế toán và báo cáo tài chính. Lợi nhuận (thu nhập) thuần trước thuế TNDN có thể được cộng thêm (+) chi phí lãi tiền vay hoặc khấu hao TSCĐ để xác định hiệu quả SXKD trước khi chi trả các khoản chi phí này. Việc lựa chọn tỷ suất sinh lời được tính trên doanh thu thuần, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc và bản chất kinh tế của giao dịch. Tỷ suất sinh lời của GDLK được so với tỷ suất sinh lời phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn để điều chỉnh phù hợp nhất, nhưng kết quả không làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN. Đối với phương pháp này, khi phân tích so sánh các tiêu thức ảnh hưởng, thì tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế. Phương pháp tách lợi nhuận (PSM): Phương pháp tách lợi nhuận dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận thích hợp cho từng doanh nghiệp liên kết đó theo cách các bên độc lập thực hiện phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương. GDLK tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết tham gia là giao dịch mang tính chất đặc thù, duy nhất, bao gồm nhiều GDLK có liên quan chặt chẽ với nhau về các sản phẩm độc quyền hoặc các GDLK khép kín giữa các bên liên kết có liên quan. Phương pháp tách lợi nhuận có hai cách tính: - Cách tính thứ nhất: Phân bổ lợi nhuận cho từng bên liên kết trên cơ sở chi phí đóng góp; như vậy, lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp liên kết tham gia trong giao dịch GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 57 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp được xác định trên cơ sở phân bổ tổng lợi nhuận thu được từ GDLK tổng hợp theo tỷ lệ chi phí đống góp thực tế trong GDLK của doanh nghiệp đó trong tổng chi phí thực tế để tạo ra sản phẩm cuối cùng. - Cách tính thứ hai: Phân chia lợi nhuận theo 2 bước + Bước thứ nhất- phân chia lợi nhuận cơ bản: mỗi doanh nghiệp tham gia GDLK được nhận phần lợi nhuận cơ bản tương ứng với các chức năng hoạt động của mình. Phần lợi nhuận này phản ánh giá trị lợi nhuận của GDLK tổng hợp mà doanh nghiệp thu được do thực hiện chức năng hoạt động của mình và chưa tính đến các yếu tố đặc thù và duy nhất như: độc quyền sở hữu hoặc sử dụng tài sản vô hình hoặc quyền sở hữu trí tuệ. Phần lợi nhuận cơ bản được tính theo tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời tương ứng với giá trị phù hợp nhất thuộc biên độ giá thị trường chuẩn theo tỷ lệ lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất sinh lời tại phương pháp giá bán lại; phương pháp giá vốn cộng lãi và phương pháp so sánh lợi nhuận. + Bước thứ hai- phân chia lợi nhuận phụ trội: mỗi doanh nghiệp tham gia GDLK được nhận tiếp phần lợi nhuận phụ trội tương ứng với tỷ lệ đóng góp tạo ra tổng lợi nhuận phụ trội (tức là tổng lợi nhuận thu được trừ (-) tổng lợi nhuận cơ bản đã phân chia ở bước thứ nhất) của GDLK tổng hợp. Phần lợi nhuận phụ trội này phản ánh lợi nhuận của GDLK tổng hợp mà doanh nghiệp thu được ngoài phần lợi nhuận cơ bản nhờ các yếu tố đặc thù và duy nhất. Phương pháp tách lợi nhuận khi phân tích so sánh các tiêu thức ảnh hưởng và các điều kiện áp dụng được thực hiện theo quy định đối với phương pháp giá bán lại, phương pháp giá vốn cộng lãi hoặc phương pháp so sánh lợi nhuận tùy từng trường hợp áp dụng phù hợp với bước thứ nhất nêu trên. Thông tư 66/2010/TT-BTC cũng đã quy định cụ thể từng trường hợp áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường như sau: Bảng 2.5 : Các trường hợp áp dụng phương pháp xác định giá thị trường Các trường hợp áp dụng Tên phương pháp Phương pháp so sánh - Các giao dịch riêng lẻ về từng chủng loại hàng hóa lưu giá giao dịch độc lập thông trên thị trường; - Các giao dịch riêng lẻ về từng loại hình dịch vụ, bản quyền, khế ước vay nợ; GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 58 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Cơ sở kinh doanh thực hiện cả giao dịch độc lập và GDLK về cùng một chủng loại sản phẩm. Phương pháp giá bán Giao dịch đối với các sản phẩm thuộc khâu cung cấp dịch lại vụ đơn giản và thương mại phân phối có thời gian quay vòng từ khi mua vào đến khi bán ra ngắn,ít chịu biến động về tính thời vụ. Đồng thời, sản phẩm trước khi được bán ra không qua khâu gia công, chế biến, lắp ráp, thay đổi tính chất sản phẩm hoặc gắn với nhãn hiệu thương mại để làm gia tăng đáng kể giá trị sản phẩm. Phương pháp giá vốn cộng lãi - Giao dịch thuộc khâu sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm để bán cho các bên liên kết; - Giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh để sản xuất, lắp ráp, chế tạo, chế biến sản phẩm, hoặc thực hiện các thỏa thuận về cung cấp các yếu tố sản xuất đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra; - Giao dịch về cung cấp dịch vụ cho các bên liên kết. Phương pháp so sánh Đây là phương pháp mở rộng của phương pháp giá bán lại lợi nhuận và phương pháp giá vốn cộng lại. Do đó, phương pháp so sánh lợi nhuận thường được áp dụng rộng rãi trong những trường hợp của hai phương pháp trên. Phương pháp tách lợi - Phương pháp tách lợi nhuận thường được áp dụng trong nhuận trường hợp các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới; - Hoặc, phát triển sản phẩm là tài sản vô hình độc quyền hoặc các giao dịch trong quy trình sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng để lưu thông sản phẩm gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 59 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp d) Công thức tính và ví dụ các phương pháp xác định giá thị trường44 2.3.2.4 Xử lý vi phạm Cơ chế ấn định giá: biện pháp xử lý này được quy định cụ thể trong Thông tư 66/2010/TT-BTC.Theo đó, khi phát hiện doanh nghiệp dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xử để xác định mức giá tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho giao dịch liên kết; hay doanh nghiệp có hành vi tạo ra giao dịch độc lập giả mạo hoặc sắp đặt lại giao dịch liên kết thành giao dịch độc lập để lấy giao dịch này làm giao dịch độc lập được chọn để so sánh; doanh nghiệp thuộc đối tượng phải tiến hành kê khai các giao dịch liên kết phát sinh trong năm theo Phụ lục 1-GCN/CC của Thông tư 66/2010/TT-BTC nhưng lại không kê khai hoặc kê khai không đầy đủ, hoặc không thực hiện đúng yêu cầu về thời hạn cung cấp các thông tin, dữ liệu và tài liệu để chứng minh cho việc kê khai, hạch toán giá thị trường đối với giao dịch liên kết; ngoài ra cơ chế ấn định giá còn được áp dụng trong trường hợp cơ quan Thuế nghi ngờ doanh nghiệp không áp dụng, cố tình áp dụng không đúng các quy định tại Thông tư này và doanh nghiệp không chứng minh được trong thời hạn tối đa là 90 ngày kể từ khi nhận được thông báo của cơ quan Thuế. Khi doanh nghiệp thuộc một trong những trường hợp vi phạm trên thì cơ quan Thuế sẽ ấn định giá nhằm để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Cơ chế ấn định thuế: theo quy định tại Điểm e, khoản 1, Điều 37 Luật quản lý Thuế 2013 thì cơ chế ấn định thuế được áp dụng trong trường hợp doanh nghiêp thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường. Việc ấn định thuế được thức hiện theo các nguyên tắc được quy định cụ thể tại Thông tư 66/2010/TT-BTC, gồm có: đối với trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ thì việc ấn định thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các phương pháp xác định giá thị trường trên cơ sở mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời do cơ quan Thuế xác định phù hợp với từng trường hợp hoặc từng ngành nghề kinh doanh. Còn trong các trường hợp khác, việc ấn định thuế được thực hiện căn cứ vào cơ sở dữ liệu của cơ quan Thuế phù hợp với các quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế. Khi thực hiện ấn định thuế mà có liên quan đến biên độ giá thị trường chuẩn, giá trị phù hợp nhất để xác định mức giá bán, 44 Xem phần Phụ lục 1. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 60 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc các tỷ suất sinh lời áp dụng cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị ấn định thuế là giá trị không thấp hơn giá trị trung vị của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế xác định; giá trị phù hợp nhất để xác định mức giá mua áp dụng cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị ấn định thuế là giá trị không cao hơn giá trị trung vị của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế xác định. Nếu như có căn cứ xác định rằng, hành vi chuyển giá của doanh nghiệp đã làm giảm số tiền thuế phải nộp, tăng số tiền thuế được miễn giảm hoặc hoàn thuế, nghĩa là lúc này hành vi chuyển giá đã có dấu hiệu của hành vi gian lận thuế, thì doanh nghiệp ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định còn phải nộp phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn45. Qua việc phân tích nội dung của những quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết trong Thông tư 66/2010/TT-BTC, có thể thấy rằng thông tư này đã có những điều chỉnh và cập nhập một số nội dung để phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, khắc phục được những bất cập của Thông tư 117/2005/TT-BTC. Thông tư này cơ bản đã điều chỉnh được các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết như: việc quy định các bên liên kết rõ ràng, cụ thể hơn so với quy định trước đây; nguồn thông tin dữ liệu được phép sử dụng để phân tích, so sánh về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xác định giá thị trường của doanh nghiệp và của cơ quan thuế. Có thể nói, những quy định này đã góp phần nâng cao hiệu quả pháp lý trong hoạt động kiểm soát chuyển giá, góp phần đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. 2.3.3 Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) Cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) là một trong những cơ chế quản lý giá chuyển nhượng mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, và đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Hình thức APA góp phần sử dụng hiệu quả nguồn lực cán bộ thuế cho các công việc phải tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên. Còn đối với doanh nghiệp, việc áp dụng APA giúp loại bỏ những rủi ro khi bị thanh tra, xác định trước được các chi phí về thuế. Việt Nam sau một thời gian xem xét và lựa chọn hình thức thức phù hợp, đến ngày 20/12/2013 Bộ Tài Chính đã ban hành Thông tư số 201/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. Thông tư này đã tạo nên hành lang pháp lý quan trọng nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý, kiểm soát chuyển giá. 45 Theo quy định tại điều 108, Luật quản lý Thuế 2013. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 61 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 2.3.3.1 Khái quát về APA a) Khái niệm APA APA là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thuế cho một thời hạn nhất định, trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. APA được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp46. Có thể hiểu APA là một hình thức “hợp đồng có điều kiện” do cơ quan thuế và người nộp thuế cùng tham gia đàm phán ký kết, đồng thời các bên phải tôn trọng thực hiện. Quy định này không bắt buộc với đối tượng nộp thuế. b) Các hình thức của APA47 APA gồm có 3 hình thức: thỏa thuận đơn phương, thỏa thuận song phương và thỏa thuận đa phương. APA đơn phương là APA được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam và người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dụng APA. Hình thức này có ưu điểm là thời gian đàm phán ngắn, tuy nhiên dễ dẫn đến tình trạng trùng thuế nên chỉ phù hợp để áp dụng đối với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, giao dịch chỉ diễn ra trong nước (không có hoạt động xuất nhập khẩu) hoặc với những giao dịch liên kết, xuất nhập khẩu nhưng không có rủi ro về chuyển giá hoặc các giao dịch đơn giản. APA song phương và đa phương là APA được đàm phán và ký kết giữa cơ quan thuế Việt Nam, người nộp thuế và một hoặc nhiều cơ quan thuế đối tác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế đứng đơn đề nghị áp dung APA trên cơ sở Hiệp định thuế. Ưu điểm của loại thỏa thuận này là có thể tránh được tình trạng trùng thuế. c) Đối tượng và phạm vi áp dụng thỏa thuận APA - Thông tư 201/2013/TT-BTC quy định đối tượng áp dụng APA gồm có: + Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và thực hiện khai thuế theo phương pháp: số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất, thực hiện giao dịch kinh doanh với các bên có 46 Theo quy định tại khoản 1, Điều 3 Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính dẫn việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. 47 Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 201/2013/TT-BTC. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 62 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp quan hệ liên kết và có đơn đề nghị áp dụng APA trước khi thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế cho năm đầu tiên của giai đoạn đề nghị áp dụng APA. Người nộp thuế là đối tượng áp dụng APA gồm: Các tổ chức, đơn vị có quan hệ liên kết trong một doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế hoạt động tại nhiều địa bàn khác nhau (bao gồm cả các quốc gia và vùng lãnh thổ); Các tổ chức, đơn vị có mối quan hệ là cơ sở thường trú và trụ sở chính của doanh nghiệp. Trong trường hợp này, mỗi một cơ sở thường trú sẽ được xem là một doanh nghiệp (người nộp thuế) riêng và hoàn toàn tách biệt khỏi trụ sở chính hay các cơ sở thường trú khác của doanh nghiệp. + Cơ quan thuế bao gồm: Tổng cục Thuế, Cục thuế các tỉnh, thành phố. + Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng APA trong quản lý thuế. - Các giao dịch được áp dụng APA48: + Các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, chuyển giao hoặc chuyển nhượng hàng hóa, dịch vụ trong quá trình kinh doanh (được gọi chung là giao dịch kinh doanh) giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá. + Người nộp thuế được quyền đề nghị một hoặc nhiều giao dịch liên kết để áp dụng APA. Người nộp thuế có thể gộp chung nhiều giao dịch liên kết có tính chất phụ thuộc lẫn nhau thành giao dịch tổng thể để phản ánh tính khách quan phù hợp với thực tiễn, thông lệ kinh doanh tương ứng với chức năng, tài sản và rủi ro kinh doanh liên quan đến nghĩa vụ thuế theo kỳ khai thuế phù hợp với quy định của văn bản pháp luật hướng dẫn về việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết cho mục đích khai thuế. 2.3.3.2 Trình tự thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA Trình tự thủ tục giải quyết đề nghị áp dụng APA được quy đinh cụ thể từ Điều 7 đến Điều 12 cuả Thông tư 201/2013/TT-BTC và bao gồm các giai đoạn: Tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức, nộp hồ sơ chính thức; thẩm định hồ sơ APA; trao đổi, đàm phán các nội dung APA và ký kết, lưu hành APA. a)Tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức Việc tham vấn trước khi nộp hồ sơ chính thức được thực hiện trên cơ sở đề nghị của người nộp thuế để trao đổi và xác định sự phù hợp của đề nghị áp dụng APA. Người nộp 48 Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư 201/2010/TT-BTC. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 63 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp thuế nộp hồ sơ tham vấn trong các trường hợp: khi có kế hoạch áp dụng APA (không phân biệt nộp hồ sơ lần đầu hay nộp hồ sơ áp dụng APA đối với các giao dịch liên kết chưa thuộc phạm vi của APA đang có hiệu lực thi hành); người nộp thuế nộp hồ sơ gia hạn APA khi sắp hết hạn APA đang thực hiện; khi người nộp thuế đã ký APA đơn phương với cơ quan thuế nhưng muốn chuyển sang áp dụng APA song phương, APA đa phương hoặc ngược lại; hoặc nộp hồ sơ tham vấn khi người nộp thuế đã chấp thuận khuyến nghị của cơ quan thuế về việc áp dụng APA. Thông qua quá trình tham vấn, người nộp thuế phải cung cấp, giải trình đầy đủ các thông tin dữ liệu và các chứng từ hỗ trợ để Tổng cục Thuế có cơ sở quyết định về việc chấp thuận hoặc từ chối việc người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị APA chính thức. Kết quả của từng đợt tham vấn sẽ được ghi tại Biên bản tham vấn. Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc tham vấn, trên cơ sơ kết luận tại Biên bản tham vấn APA và điều kiện thực tế của ngành thuế, Tổng cục Thuế có văn bản trả lời người nộp thuế về việc chấp thuận hoặc (lý do) không chấp thuận cho phép người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức. b) Nộp hồ sơ chính thức Hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức phải được gửi về Tổng cục Thuế trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày người nộp thuế nhận được văn bản chấp thuận của Tổng cục Thuế về việc nộp hồ sơ APA chính thức. Trong trường hợp người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ đúng hạn do những lý do khách quan hợp lý thì phải có văn bản đề nghị và được Tổng cục Thuế gia hạn nộp hồ sơ. Thời gian gia hạn không quá 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ trước đó. Hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức gồm có tờ khai theo mẫu và các thông tin chi tiết theo quy định, phải được lập thành 03 bản và viết bằng ngôn ngữ Tiếng Việt. Đối với trường hợp hồ sơ đề nghị áp dụng APA song phương, đa phương thì hồ sơ được viết bằng ngôn ngữ tiếng Việt và có bản dịch bằng tiếng Anh. Đối với các tài liệu gốc được viết bằng ngôn ngữ khác thì phải có bản dịch tiếng Việt và tiếng Anh ( đối với hồ sơ APA song phương, đa phương) gửi kèm bản tài liệu gốc. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của bản dịch. Ngoài hồ sơ được nộp bằng văn bản thì người nộp thuế cũng phải cung cấp các tài liệu trong hồ sơ dưới dạng dữ liệu điện tử (bản mềm). Nếu như hồ sơ có các tài liệu đính kèm quá nhiều và không hợp lý khi in và dịch toàn bộ nội dung sang tiếng Việt để gửi cùng thời hạn với hồ sơ đề nghị áp dụng APA, người nộp thuế phải tóm tắt nội dung, giải trình lý do và nêu rõ địa điểm, phương thức lưu giữ tài liệu để cơ quan thuế có thể tiếp cạn và tìm hiểu khi cần. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 64 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp c) Thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng APA Thời gian để Tổng cục Thuế thực hiện thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng APA tối đa là 90 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế theo quy định. Nếu việc thẩm định hồ sơ kéo dài hơn 90 ngày thì Tổng cục Thuế sẽ thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc kéo dài thời gian thẩm định. Thời gian kéo dài không quá 60 ngày. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị áp dụng APA chính thức của người nộp thuế, Tổng cục Thuế và người nộp thuế sẽ tổ chức họp trao đổi, thống nhất kế hoạch, trình tự thực hiện các bước tiếp theo để giải quyết hồ sơ đề nghị áp dụng APA. Phạm vi thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng APA bao gồm các công việc để đánh giá, kiểm tra và xác định tính đầy đủ, khách quan về hồ sơ, thông tin do người nộp thuế cung cấp để cơ quan thuế có thể đưa ra bản đánh giá về phương pháp xác định giá thị trường hợp lý làm cơ sở đàm phán với người nộp thuế và cơ quan thuế đối tác (khi cần thiết) d) Trao đổi, đàm phán nội dung APA Phương thức tiến hành trao đổi, đàm phán APA có thể được thực hiện theo hình thức tổ chức họp, gặp mặt trực tiếp hoặc gián tiếp qua điện thoại, truyền hình trực tuyến hoặc bằng trao đổi văn bản qua thư tín. Đối với APA đơn phương, nội dung trao đổi, đàm phán là dự thảo APA do cơ quan thuế lập, cơ quan thuế có thể gửi dự thảo trước cho người nộp thuế. Đối với APA song phương và đa phương, đại diện cơ quan thuế là nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế đối tác về việc tiến hành thảo luận, đàm phán APA theo điều khoản thủ tục thỏa thuận song phương của Hiệp định thuế có liên quan. Trong quá trình đàm phán, cơ quan Thuế có thể thông báo các thông tin tóm tắt về tiến độ, kết quả đàm phán cho người nộp thuế, đồng thời có thể yêu cầu người nộp thuế bổ sung thông tin, dữ liệu hoặc giải trình các nội dung có liên quan. e) Ký kết và lưu hành APA Dự thảo APA sau khi đã được cơ quan Thuế và người nộp thuế hoặc được các cơ quan thuế có liên quan thống nhất toàn bộ nội dung được gọi là dự thảo cuối cùng và sẽ được tiến hành ký kết để lưu hành. Bản dự thảo APA cuối cùng phải bao gồm ít nhất các nội dụng sau: Tên, địa chỉ của các bên liên kết tham gia trong APA; mô tả các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA; phương pháp xác định giá thị trường làm cơ sở tính thuế, cách thức xác định, tính toán các số liệu về mức giá, tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất sinh lời làm cơ sở xác định giá tính thuế có liên quan đến giao dịch liên kết thuộc diện áp dụng APA; các giả định quan trọng có thể gây ảnh hưởng trọng yếu, đáng kể, tác động đến quá trình thực hiện APA; quy định về trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế, cơ GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 65 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp quan thuế và hiệu lực áp dụng…Đối với APA đơn phương, dự thảo cuối cùng sẽ được cơ quan thuế gửi kèm văn bản thông báo về việc ký kết chính thức, đại diện pháp luật của người nộp thuế thực hiện ký, đóng đấu vào bản dự thảo APA cuối cùng và gửi lại cho cơ quan Thuế để ký và lưu hành. Còn đối với trường hợp APA song phương hoặc đa phương, Tổng cục Thuế lập dự thảo cuối cùng dựa trên các điều khoản đã được thống nhất giữa Tổng cục Thuế và cơ quan Thuế đối tác và gửi cho người nộp thuế kèm công văn yêu cầu người nộp thuể trả lời bằng văn bản về việc chấp nhận (không phản đối) nội dụng bản dự thảo cuối cùng. Đại diện cơ quan Thuế có liên quan và đại diện theo pháp luật của người nộp thuế thực hiện việc ký và đóng dấu APA song phương, đa phương. Tổng cục Thuế có trách nhiệm thông báo và lưu hành APA đã được các bên ký kết. 2.3.3.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên a) Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế Người nộp thuế có nghĩa vụ lưu giữ hồ sơ, chứng từ liên quan trong quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện APA và cung cấp cho cơ quan Thuế khi có yêu cầu. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp báo cáo APA thường niên kèm theo Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Khi có yêu cầu của cơ quan Thuế, người nộp thuế phải cung cấp thông tin, chứng từ hoặc giải trình các vấn đề liên quan đến việc thực hiện APA. Hoặc trong quá trình thực hiện APA có phát sinh các sự kiện gây ảnh hưởng trọng yếu đến việc tiếp tục thực hiện APA hoặc ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh và kê khai thuế thì người nộp thuế phải báo cáo đột xuất với cơ quan Thuế. Bên cạnh các nghĩa vụ thì người nộp thuế còn có thêm các quyền như trong trường hợp thực hiện APA đơn phương, nếu có phát sinh việc đánh thuế trung hay có sự điều chỉnh về thu nhập chịu thuế dẫn đến bất lợi cho người nộp thuế xuất phát từ quyết định của cơ quan thuế đối tác, người nộp có quyền đề nghị nhà chức trách có thẩm quyền của cơ quan thuế thực hiện thủ tục thỏa thuận song phương theo Hiệp định để giải quyết bất lợi này49. Ngoài ra người nộp thuế còn có quyền đề nghị rút đơn hoặc dừng đàm phán bằng cách gửi văn bản đề nghị cho Tổng cục Thuế50. b) Quyền và trách nhiệm của cơ quan thuế. Cơ quan Thuế có trách nhiệm giám sát việc thực hiện APA của người nộp thuế theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Phạm vi giám sát thực hiện APA bao gồm: Xác định thực tế việc chấp hành các quy định tại APA đã ký (bao gồm cả phương pháp xác định giá thị trường); kiểm tra việc khai, nộp thuế và điều chỉnh thu nhập chịu thuế theo các quy định 49 50 Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 201/2013/TT-BTC. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 201/2013/TT-BTC. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 66 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp tại APA; kiểm tra, xác định thông tin báo cáo định kỳ, báo cáo đọt xuất do người nộp thuế báo cáo phù hợp với thực tế phát sinh51. Cơ quan Thuế còn có quyền dừng đàm phán trong các trường hợp như: Phạm vi giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA và nghĩa vụ thuế (tài chính) phát sinh từ giao dịch thuộc đối tượng giải quyết tranh chấp, khiếu nại về vi phạm hành chính về quản lý thuế; các giao dịch liên kết thuộc phạm vi APA được sắp xếp nhằm mục đích trốn, tránh thuế hoặc lợi dụng Hiệp định thuế; Người nộp thuế cung cấp thông tin, dữ liệu không chính xác cho cơ quan Thuế; các trường hợp cụ thể khác như trường hợp các cơ quan thuế thống nhất về việc dừng đàm phán APA song phương hoặc đa phương52. Với những quy định trên, cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) sẽ đóng một vai trò quan trọng đối với công tác kiểm soát chuyển giá, trên cơ sở các bên cùng hợp tác và đàm phán nhằm để đưa ra thỏa thuận chung, giúp cơ quan Thuế chủ động hơn trong việc thu thuế đồng thời tạo cho doanh nghiệp sự chủ động trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh và thực hiện nghĩa vụ thuế. Tuy nhiên, qua trình để đi đến việc ký kết APA thật sự rất phức tạp và còn mới mẻ đối với Việt Nam, do đó bên cạnh việc ban hành quy định chi tiết về việc áp dụng APA trong quản lý thuế thì chúng ta còn phải chú trọng nâng cao trình đồ nguồn nhân lực, tuyền truyền về APA đồng thời cần phải tăng cường mối quan hệ hợp tác với các cơ quan Thuế nước ngoài nhằm đảm bảo rằng APA sẽ thực sự mang lại hiệu quả, tránh trường hợp tạo cơ hội có các doanh nghiệp FDI lợi dụng chuyển lợi nhuận về công ty mẹ ở nước ngoài một cách hợp pháp53 2.4 Thực tế việc áp dụng các biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam và một số trường hợp chuyển giá đã được xử lý thành công 2.4.1 Thực tế việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam Trong giai đoạn từ 2005-2009, công tác thanh tra giá chuyển nhượng ít được tiến hành và chủ yếu chỉ do cấp Tổng cục Thuế thực hiện nhằm thí điểm, rút kinh nghiệp để xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, kỹ năng và quy trình thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng. Đến năm 2010, sau khi Thông tư 66/2010/TT-BTC được ban hành thì công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng mới được quan tâm và triển khai mạnh mẽ hơn. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục thuế địa phương lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng tập trung thanh tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá như: kê khai thua lỗ kéo dài, lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, lỗ vượt vốn chủ sở 51 Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 201/2013/TT-BTC. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 201/2013/ TT-BTC. 53 Thỏa thuận xác định giá trước và khả năng áp dụng trong hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam, Ts.Nguyễn Tiến Dũng, Lý Thị Ngọc Lan, Trường ĐH Kinh tế- Luật, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 52 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 67 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp hữu…Trên cơ sở đó, các Cục Thuế đã bắt đầu nhập cuộc tích cực và chủ động hơn54. Kết quả đạt được là từ năm 2010 đến hết năm 2013, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 4.857 doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá. Đồng thời, cơ quan thuế đã ra kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng, giảm lỗ 11.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 335 tỷ đồng đối với hàng ngàn doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Trong đó, năm 2013, cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.110 doanh nghiệp, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng gần 137 tỷ đồng, buộc các doanh nghiệp phải giảm lỗ hơn 4.192 tỷ đồng55. Kết quả trên cho thấy rằng, từ khi Thông tư 66 được ban hành và ngành thuế đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nghi vấn thực hiện chuyển giá, thì số lượng doanh nghiệp FDI kê khai thua lỗ đã giảm xuống rõ rệt, nhiều doanh nghiệp chuyển từ kê khai lỗ sang kê khai lãi và nộp thuế TNDN, đặc biệt có nhiều trường hợp trước thời điểm thanh tra thuế đến làm việc đã tự động điều chỉnh nhằm khắc phục những sai phạm của mình (ví dụ như trường hợp công ty Keangnam Vina). Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế. Cụ thể là: đối với việc xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết, Thông tư 66/2010/TT-BTC đã đưa ra quy định bao quát về các bên được xem là có quan hệ liên kết, tuy nhiên chính những quy định với phạm vi quá rộng này đã tạo nên một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tế. Cụ thể là, trong trường hợp hai doanh nghiệp có giao dịch kinh doanh với nhau nhưng theo giá thị trường sòng phẳng mà không hề biết mình có mối quan hệ liên kết như trong quy định của pháp luật, hoặc đối với trường hợp doanh nghiệp chỉ đơn thuần sản xuất và bán nhiều cho một doanh nghiệp khác với số lượng, giá trị lớn (trên 50% giá trị đầu vào) và giao dịch mang tính sòng phẳng theo giá thị trường mà không có quan hệ liên kết. Với hai trường hợp này, dựa theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC thì cơ quan Thuế sẽ cho rằng giao dịch đó là giao dịch kinh doanh có quan hệ liên kết. Thế nên, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành xác định giá thị trường và kê khai đối với các giao dịch mà quy định hiện hành xác định là giao dịch liên kết. Nếu như doanh nghiệp trên không tuân thủ theo những quy định của Thông tư 66 như không thực hiện đầy đủ chế độ kế 54 Tổng Cục Thuế, Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 20062010 và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong giai đoạn tới, Hà Nội 2011. 55 Đầu tư Chứng khoán, Tổng cục Thuế thừ nhận chuyển giá không đơn giản, Mạnh Bôn, http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/tong-cuc-thue-thua-nhan-chong-chuyen-gia-khong-don-gian-94343.html ,[ngày truy cập 15/9/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 68 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp toán, hóa đơn, chứng từ thì sẽ bị ấn định thuế, trong khi thực tế thì họ thực hiện giao dịch đúng theo giá thị trường. Thực tế cho thấy rằng việc xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết rất khó khăn và cần phải có nhiều thời gian. Muốn xác định giá chuyển giao nội bộ của các bên có quan hệ liên kết chúng ta cần phải nhìn vào chuỗi giá trị gia tăng của chi tiết, sản phẩm đó. Ví dụ như đối với một chi tiết sản xuất ở Việt Nam rồi xuất sang Hàn Quốc thì cần phải xem xét tổng thể cả sản phẩm (bao gồm rất nhiều chi tiết) giá thành bao nhiêu, được sản xuất ở những đâu…so sánh giữa tổng chi phí đầu vào và đầu ra nếu có chênh lệch nhiều lần thì mới có thể xác định có hiện tượng chuyển giá56. Ngoài ra, việc xử lý vi phạm đối với các giao dịch liên kết bằng cơ chế ấn định giá cũng chưa được quy đinh rõ ràng, khiến cho việc áp dụng vào thực tế không đươc nhất quán. Do chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hoặc khi không có giao dịch tương tự để so sánh. Từ đây có thể dẫn đến việc cơ quan Thuế sẽ tùy nghi vận dụng. Hay theo quy định tại điểm d, khoản 2, điều 9 Phần C Thông tư 66/2010/TT-BTC có đề cập đến sự nghi ngờ của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh. Thế nhưng, lại không có cơ sở chính xác cho sự nghi ngờ này, khiến cho đối tượng nộp thuế sẽ rất khó thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình, nhưng sẽ rất dễ để cơ quan thuế làm khó đối tượng nộp thuế vì thực chất sự nghi ngờ có thể xuất phát từ cảm tính của chủ thể quản lý57. Đối với việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), đây là một cơ chế còn mới mẻ, Thông tư hướng dẫn được Bộ tài chính ban hành chỉ vừa có hiệu lực vào tháng 2 năm 2014, do đó trên thực tế nước ta chỉ đang thực hiện thí điểm đối với Samsung, Intel và một số doanh nghiệp khác. Do APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện nên cơ quan thuế không thể ép doanh nghiệp thực hiện, và các doanh nghiệp này chỉ hứng thú khi họ nhận thấy rằng việc thanh tra chuyển giá có thể khiến họ chịu nhiều thiệt hại hơn là khi tham gia APA. Cơ chế này có đem lại hiệu quả như kỳ vọng của nước ta hay không chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ thuế và sự quan tâm áp dụng của các doanh nghiệp. 56 57 Phạm Hùng Tiến, như chú dẫn số 8. Phan Thị Thành Dương, như chú dẫn số 9. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 69 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 2.4.2 Một số trường hợp xử lý chuyển giá thành công Mặc dù nước ta đã ban hành những quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi chuyển giá, tuy nhiên trước tình hình hiện nay, khi hành vi chuyển giá được các doanh nghiệp FDI tiến hành ngày càng tinh vi và phức tạp thì việc để các cơ quan chức năng phát hiện, kết luận những doanh nghiệp này có thực hiện chuyển giá đã khó, nhưng để họ thừa nhận và tiến hành xử lý lại càng khó hơn. Do đó, trên thực tế dù có thể dễ dàng nhận ra sự phi lý trong bức tranh lãi lỗ của các doanh nghiệp FDI nhưng để điều tra, tiến hành ấn định, truy thu và buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế là cả một quá trình gian nan. Thời gian qua, đã có một số vụ việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI bị phanh phui và xử lý, điều đó đã cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý và kiểm soát chuyển giá. Những thành công bước đầu ấy chính là động lực để cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá ở nước ta. Một trong những trường hợp chuyển giá được xử lý thành công chính là trường hợp của các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng. Đây là những doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, đầu tư vào nước ta để sản xuất, chế biến và xuất khẩu trà ô long. Các doanh nghiệp này thuê đất để sản xuất, kinh doanh trà, chiếm đến ¾ diện tích trồng trà của cả tỉnh và trên 90% sản phẩm những doanh nghiệp này sản xuất ra được đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng không thu được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào từ các doanh nghiệp này, thậm chí phải hoàn thuế GTGT nhiều tỷ đồng ngược lại cho họ. Qua điều tra và kê khai của các doanh nghiệp, sản phẩm trà của họ làm ra có giá trị xuất khẩu thấp hơn so với giá bán trong nước, đặc biệt có những trường hợp giá bán ra chỉ bằng 42% giá thành sản phẩm. Một trong những doanh nghiệp FDI sản xuất chè tại Lâm Đồng là Công ty Haiyih (Cầu Đất, Thành phố Đà Lạt) có giá xuất khẩu chè chỉ bằng 13% giá tiêu thụ nội địa, hay sản phẩm trà của Vina-Suzuki (huyện Di Linh) xuất khẩu qua thị trường Nhật bản nhưng giá cao nhất của chỉ bằng 61% giá bán trong nước. Từ đó, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn thu lỗ, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã lỗ gần hết số vốn đầu tư hoặc vượt hơn số vốn đầu tư. Bằng việc thực hiện quy trình điều tra thuế tại cơ quan thuế đã cho thấy các doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất, chế biến trà xuất khẩu thu mua nguyên liệu đầu vào với giá 35.000 đông/kg chè búp tươi (tính ở thời điểm cao giá). Cứ 5kg chè búp tươi chế biến được 1kg trà ô long thành phẩm. Như vậy, giá nguyên liệu cho 1kg trà ô long thành phẩm là 175.000 đồng (chưa tính các chi phí khác như nhân công, điện, nước...). Nhưng khi tiêu thụ sản phẩm, đơn vị xuất khẩu có đầy đủ các thủ tục gồm hợp đồng xuất khẩu, tờ khai xuất khẩu có xác nhận hàng thực xuất của hải quan, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, với giá xuất khẩu trà ô long loại 1 là 64.580 đồng/kg. Với nghi vấn các doanh GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 70 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp nghiệp FDI này thực hiện hành vi chuyển giá, Cục thuế Lâm Đồng đã thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ thanh tra theo quy định của pháp luật như: khảo sát thực tế, thu thập thông tin (từ các tổ chức cá nhân là đối tác mua hàng, bán hàng, từ nhân viên đã từng làm việc tại các doanh nghiệp này, từ các cơ quan nhà nước có liên quan như Hải quan, Sở Công thương,…) và tiến hành tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp…Kết quả kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp FDI này đã đi đến kết luận về hành vi chuyển giá của doanh nghiệp và xác định các doanh nghiệp này có lãi từ năm 2005 hoặc 2006 và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật58. Trường hợp xử lý thành công tiếp theo chính là đối với Keangnam Vina. Đây là một trong những trường hợp điển hình của Doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá thông qua các nhà thầu trong lĩnh vực Bất động sản. Công ty TNHH Một thành viên KeangnamVina (Keangnam Vina) là doanh nghiệp với 100% vốn Hàn Quốc, kinh doanh trong lĩnh vực BĐS và là chủ sở hữu của tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark. Sau hơn 5 năm đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp này báo lỗ liên tục, mặc dù doanh thu lên đến 5200 tỷ đồng nhưng công ty này vẫn báo lỗ 140 tỷ đồng (tính đến năm 2011). Với những dấu hiệu khả nghi đó, Keangnam Vina đã bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan Thuế ngay từ cuối năm 2012. Từ đây, những mánh lới chuyển giá đã lần lượt được phơi bày. Cụ thể vào tháng 10/2013, sau 3 tháng được cấp phép, Keangnam Vina đã ký hợp đồng chìa khóa trao tay với công ty Keangnam Enterprise- một thành viên cùng công ty mẹ để là tổng thầu EPC (Engineering Procurenment and Construction contract- Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng). Tổng giá trị hợp đồng lên đến 871 triệu USD. Keangnam Enterprise không chỉ đảm nhiệm việc khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng mà còn cung cấp cả dịch vu tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam vina. Năm 2008, riêng khoản chi phí tư vấn tài chính này đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả cho Keangnam Enterprise lên tới 30 triệu USD. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên đến 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng vài triệu USD. Trên sổ sách, trong khi chủ đầu tư Keangnam Vina thua lỗ liên tục, không nộp thuế TNDN thì tổng thầu EPC Keangnam Enterprise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với 58 Tạp chí Tài chính, Chống chuyển giá ở Việt Nam: tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Lê Xuân Trường, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Chong-chuyen-gia-o-Viet-Nam-Tiep-tuc-hoanthien-khung-phap-ly-va-cac-dieu-kien-thuc-hien/5672.tctc ,[ngày truy cập 16/9/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 71 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp việc nộp thuế TNDN với thuế suất từ 25-28%. Bằng những dàn xếp về giá vốn xây dựng, một khoản lợi nhuận kếch sù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc. Sau quá trình thanh tra, cơ quan thuế đã xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Tổng giá trị của hợp động EPC từ mức 871 triệu USD thực chất giảm chỉ còn 699 triệu USD. Đặc biệt, những con số lãi lỗ của Keangnam Vina đã được làm sáng tỏ. Thực tế, doanh thu bán căn hộ đạt đến khoảng 3.500 tỷ đồng. Keangnam Vina bị buộc phải nộp truy thu thuế TNDN cho mảng kinh doanh căn hộ với tổng thuế là 95,2 tỷ đồng. Ngoài ra còn trường hợp của công ty Hualon Corporation, là công ty với 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan- British Virgin Island, hiện đang hoạt động tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) ngành nghề chuyên sản xuất sợi và dệt vải. Đây là doanh nghiệp FDI thuộc thế hệ đầu tiên được đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt hơn 20 năm hoạt động của mình, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ. Tính đến cuối năm 2010, công ty này đã lỗ lũy kế tới hơn 1.000 tỷ đồng, dĩ nhiên nhờ vậy mà doanh nghiệp này cũng đã không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong từng ấy năm. Mặc dù lỗ liên tục nhưng Hualong Corporation vẫn mở rộng sản xuất, đầu tư thêm nhiều dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đó cũng chính là một trong những lý do được doanh nghiệp đưa ra để giải thích cho tình trạng lỗ liên tục cùng với việc giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao trong khi giá bán không đủ bù đắp các loại chi phí. Với nghi vấn công ty Hualon Corporation thực hiện hành vi chuyển giá, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và tiến hành điều tra. Từ đó, những mánh khóe chuyển giá nhằm không phải thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp này đã được đưa ra ánh sáng. Công ty Hualon Corporation khai rằng đã nhập khẩu 1 bộ dây chuyền dệt vải từ bên liên kết nước ngoài với giá gần 16 triệu USD. Tuy nhiên sau đó, bộ dây chuyền vải này lại được bán cho một doanh nghiệp khác với giá thấp hơn đến 40 lần, khoảng 400.000 USD. Công ty Hualon Corporation giải thích do không có nhu cầu sử dụng nên đã thanh lý tài sản. Nhưng xét thấy thanh lý với giá rẻ hơn rất nhiều lần như vậy, trong khi chỉ vừa mua về trong thời gian ngắn thật sự là một việc bất thường. Bất ngờ hơn, theo điều tra của cơ quan thuế, dây chuyền sản xuất máy dệt này đã rất lạc hậu, tại nước ngoài đã thuộc diện phải thải bỏ, không thể sử dụng. Nhưng thay vì nên tiêu hủy, công ty Hualon lại mua về Việt Nam để “nâng cao năng lực sản xuất”. Thực tế, khi nhập về, dây chuyền dệt này cũng chỉ xếp xó, không sử dụng. Nhưng vẫn được doanh nghiệp này coi là tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn tính khấu hao như những tài sản khác. Bên cạnh hành vi nâng giá trị tài sản cố định, Công ty Hualon Corporation còn tiến hành chuyển giá với việc mua nguyên liệu ở công ty liên kết nước ngoài, nhờ đó mà tổng giá vốn đã được nâng khống lên tới 1.156 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 72 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp tỷ đồng. Với những thủ thuật như trên, số lỗ lũy kế ảo của Công ty Hualon đã lên tới 956,2 tỷ đồng. Để phát hiện và buộc doanh nghiệp này thừa nhận những hành vi sai phạm của mình, cơ quan thuế đã phải huy động mấy nghìn doanh nghiệp may trong nước gửi dữ liệu giá về, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích để cho ra dữ liệu giá so sánh độc lập. Nhờ đó mà toàn bộ số lỗ mà doanh nghiệp đã “qua mặt” cơ quan thuế đã buộc phải giảm lỗ hết. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có lãi lớn và tổng số thuế bị truy thu lên đến 78,1 tỷ đồng59. Trên đây là hai trường hợp doanh nghiệp chuyển giá với quy mô lớn đã được cơ quan thuế điều tra và tiến hành truy thu thuế. Ngoài ra còn có thêm nhiều trường hợp doanh nghiệp chuyển giá được các cơ quan thuế ở địa phương phát hiện và xử lý. Đây có thể được xem là những thành công bước đầu trong quá trình đấu tranh chống hoạt động chuyển giá của nước ta. Tuy nhiên, số vụ việc chuyển giá được phát hiện và xử lý chưa nhiều so với số lượng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Do những hạn chế nhất định nên mặc dù chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những điều bất thường trong bức tranh lãi lỗ của doanh nghiệp, nhưng vẫn không đủ cơ sở, căn cứ để doanh nghiệp thừa nhận hành vi chuyển giá của mình để tiến hành xử lý, truy thu thuế như đối với công ty Coca cola. Hoặc như Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina, chỉ vừa có tin Cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra với nghi vấn doanh nghiệp này thực hiện chuyển giá (vì mức lãi suất tiền vay mà doanh nghiệp này phải trả cho công ty mẹ cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất trung bình của ngân hàng), thì doanh nghiệp này đã nhanh chóng điều chỉnh mức lãi suất tiền vay thấp xuống. Vì động thái “sửa sai” nên Keangnam Vina đã không bị phạt chuyển giá vì hành vi này, trong khi nước ta đã thất thu một khoản NSNN chính vì hành vi này của doanh nghiệp. 59 Báo Điện tử Việt Nam, Vô địch chuyển giá, trắng trơn hơn cả Keangnam, Phạm Huyền, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/146466/vo-dich-chuyen-gia--trang-tron-hon-ca-keangnam.html ,[ngày truy cập 17/9/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 73 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Kết luận Chương 2 Việt Nam từ khi tiến hành mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã gặt hái được nhiều thành quả và lợi ích nhất định, nền kinh tế tăng trưởng và từng bước hội nhập với thế giới. Các loại hình doanh nghiệp FDI lần lượt xuất hiện ở nước ta, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp này đã thực hiện hành vi chuyển giá. Trước tình trạng hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, làm thất thu một lượng lớn NSNN, nước ta đã ban hành một số quy định nhằm để điều chỉnh và xử lý hoạt động này. Qua nhiều lần sửa đối bổ sung, cơ sở pháp lý quy định về hoạt động chuyển giá đang dần được hoàn thiện. Nổi bật nhất là thông tư 66/2010/TTBTC, thông tư này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác kiểm soát chuyển giá, là những quy định phù hợp với thông lệ quốc tế giúp cơ quan thuế có thể dễ dàng phát hiện hành vi chuyển giá của doanh nghiệp và tiến hành xử lý. Ngoài ra, thông tư 201/2013/TT-BTC được ban hành đã tạo ra một cơ chế thỏa thuận giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc hoạch định việc kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các quy định này vẫn chưa thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn, số vụ việc chuyển giá được xử lý vẫn còn khá ít. Thông qua việc phân tích các thủ thuật chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, một số bất cập trong nội dung của các quy định hiện hành về quản lý, kiểm soát chuyển giá và thực tế của việc áp dụng các quy định đó chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó, đông thời cần phải đưa các giải pháp, kiến nghị nhằm để công tác kiểm soát chuyển giá thực sự có hiệu quả, đảm bảo nguồn thu NSNN không bị thất thoát, để Việt Nam trở thành một môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 74 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ KHẮC PHỤC 3.1 Những khó khăn, vướng mắc nãy sinh từ công tác quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam Mặc dù Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá và đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Sở dĩ cuộc “đấu tranh” chống chuyển giá của nước ta chưa thực sự đem lại hiệu cao là do một số khó khăn, vướng mắc như sau: 3.1.1 Về môi trường pháp lý Một là, việc quản lý giá giao dịch giữa các bên liên kết chưa được quy định một cách cụ thể trong Luật thuế hiện hành. Xét ở cấp độ văn bản luật, quy định về hoạt động chuyển giá chưa đầy đủ và rõ ràng. Ngoài quy định tại điểm e, khoản 1, điều 37 của Luật Quản lý Thuế 2013, và quy định tại Luật Giá 201260 với nội dung liên quan có thể vận dụng làm cơ sở cho công tác chống chuyển giá, thì những quy định về xác định giá chuyển giao nội bộ hay thỏa thuận trước về phương pháp tính thuế (APA) chỉ dừng lại ở mức thông tư, do đó hiệu lực pháp lý chưa cao. Hai là, hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp không chỉ gấy thất thu NSNN mà còn gây ra nhiều tác động tiêu cực khác, tuy nhiên mức độ xử phạt đối với hành vi này còn quá nhẹ. Đặc biệt, chưa phân định rõ trong chế tài xử lý phạt giữa doanh nghiệp có hành vi kê khai sai nhằm trốn thuế với doanh nghiệp không kê khai chứng minh các giao dịch kinh doanh có mối quan hệ liên kết của mình theo giá thị trường61. Ba là, Thanh tra thuế luôn là một lĩnh vực khó, đặc biệt là đối với hoạt động chuyển giá. Đây là một lĩnh vực quản lý phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin, phân tích, so sánh, loại trừ khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm được chuyển giao, lựa chọn và áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường phù hợp. Tuy nhiên, theo quy định tại Luật thanh tra hiện hành, không quy định riêng thời gian thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá mà quy định chung như thời gian thanh tra thuế đối với các trường hợp thông thường khác. Hạn chế này đã dẫn tới hiệu quả các cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng trong giai đoạn vừa qua chưa cao. 60 61 Xem, Lược sử của pháp luật Việt Nam về hoạt động chuyển giá, tiểu mục 2.3.1 Chương 2, tr .Luận văn. Nguyễn Tấn Sang, Luận văn, như chú dẫn số GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 75 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Bốn là, cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền điều tra về thuế nên rất khó khăn trong đấu tranh chống chuyển giá. Một trong những cơ sở quan trọng để xác định doanh nghiệp có thực hiện hành vi chuyển giá hay không, và phương pháp nào được áp dụng để xác định giá chuyển gia trong trường hợp có hành vi chuyển giá là phải có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về người nộp thuế. Song nếu cơ quan thuế không có quyền điều tra (với những thẩm quyền cụ thể như: kiểm tra đột xuất, khám xét, bắt giữ…) thì sẽ rất khó khăn trong việc thu thập thông tin62. Nhưng đến nay, vẫn chưa có quy định về việc cơ quan thuế có quyền điều tra. Năm là, quy định về kê khai thông tin giao dịch liên kết chưa thật sự giảm thiểu gánh nặng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có hành vi chuyển giá thông qua các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến số thu NSNN và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành của Việt Nam, doanh nghiệp vẫn phải xác định giá thị trường và kê khai đối với giao dịch liên kết có giá trị nhỏ, trong khi chi phí và thời gian để xác định giá thị trường, kê khai với cơ quan thuế là đáng kể và không thấp hơn đối với việc xác định giá thị trường và kê khai đối với giao dịch lớn. 3.1.2 Về hệ thống cơ sở dữ liệu Nhận thức được tầm quan trọng của cơ sở dữ liệu về người nộp thuế trong công tác quản lý thuế nên trong vài năm trở lại đây, ngành thuế đã từng bước chú trọng đến việc xây dựng hệ thống thông tin người nộp thuế, đồng thời từng bước phát triển các ứng dụng phục vụ cho việc phân tích, tổng hợp và khai thác thông tin. Tuy nhiên, về cơ bản hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế, đặc biệt là thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý chuyển giá vẫn chưa được hoàn thiện. Cụ thể, kho dữ liệu này vẫn còn phân tán, rời rạc, thiếu các thông tin bổ trợ quan trọng để hổ trợ cho công tác theo dõi, rà soát các doanh nghiệp phải thực hiện kê khai thông tin giao dịch liên kết và công tác phân tích, so sánh giá trong thanh tra giá chuyển nhượng. Nguyên nhân là do nguồn thông tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, trong khi trên thực tế, đòi hỏi phải có nguồn thông tin đa dạng và cập nhập kịp thời từ các cơ quan nhà nước và các nguồn cung cấp thông tin khác. Mức độ tích hợp thông tin, dữ liệu còn thấp, mới chỉ tích hợp một số thông tin cơ bản theo từng đối tượng nộp thuế mà chưa tích hợp được các thông tin của bên liên kết với người nộp thuế trên hệ thống tin học ngành thuế. 62 Lê Xuân Trường, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, như chú dẫn số GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 76 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Bên cạnh đó, để thu thập thông tin của các doanh nghiệp tại nước ngoài có quan hệ liên kết với doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, từ năm 2007 Tổng cục Thuế cũng đã thực hiện mua thông tin từ một số tổ chức bán thông tin trên thế giới như hệ thống cơ sở dữ liệu OSIRIS, nhưng việc khai thác thông tin từ các nguồn dữ liệu này chưa thực sự hiệu quả. Đối với việc áp dụng APA, yêu cầu cơ bản ban đầu trong quá trình thương lượng, đàm phán là người nộp thuế cung cấp lượng thông tin chứng minh cho cơ sở hình thành giá, phương pháp xác định giá tính thuế…và những nội dung cơ bản khác. Nhưng do hệ thống dữ liệu của nước ta vẫn cón yếu và chưa được hoàn thiện nên khó có thể kiểm chứng, đánh giá mức độ chính xác, đầu đủ, toàn diện của các thông tin mà người nộp thuế cung cấp. Vì lý do đó mà toàn bộ dữ liệu cho APA đều gần như bị chi phối bởi thông tin người nộp thuế cung ứng, như vậy mục đích áp dụng APA nhằm kiểm soát và hạn chế hoạt động chuyển giá của nước ta sẽ không có tác dụng. 3.1.3 Về đội ngũ và tổ chức bộ máy quản lý chuyển giá Bên cạnh những bất cập về môi trường pháp lý và hệ thống thông tin, dữ liệu thì một số hạn chế về đội ngũ quản lý hoạt động chuyển giá và tổ chức bộ máy cũng là nguyên nhân khiến cho hiệu quả hoạt động kiểm soát chuyển giá của nước ta trong thời gian quan chưa cao. Cụ thể như sau: Nguồn nhân lực đảm nhiệm công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng còn thiếu và yếu. Đa số công chức thanh tra còn chưa được đào tạo chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng thanh tra giá chuyển nhượng63. Mức độ hiểu biết của công chức thuế về giá chuyển nhượng chỉ mới dừng lại ở cấp độ cơ bản, kiến thức về kinh tế ngành còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong phân tích hồ sơ giá chuyển nhượng, kinh nghiệm thực tiễn về quản lý giá chuyển nhượng còn hạn chế. Ngành thuế chưa tổ chức bộ phận chuyển trách về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, việc quản lý thuế trong lĩnh vực này được thực hiện phân tán và lồng ghép với các chức năng quản lý thuế khác, tính chuyên môn hóa trong công tác quản lý chuyển giá chưa cao. Do đó, việc thu thập thông tin, phân tích rủi ro và kiểm soát, tuân thủ đối với nội dung này chưa được thường xuyên, liên tục. Đồng thời, chưa xây dựng được quy trình và các kỹ năng dành riêng cho nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng. Công tác luân phiên, luân chuyển công chức chưa hợp lý cũng là một trong những bất cập phát sinh. Bởi một số công chức thanh tra đã từng được tham gia các lớp đào tạo, 63 Tổng cục Thuế ,Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 20062010, Hà Nội 2011. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 77 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp tập huấn về giá chuyển nhượng được điều chuyển sang làm công tác khác. Sự luân phiên, luân chuyển công chức như vậy đã gây ra sự lãng phí nguồn nhân lực và làm giảm hiệu quả của công tác thanh tra giá chuyển nhượng vì đây là công việc đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp. Công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ thanh tra giá chuyển nhượng còn chưa chuyên sâu. Mặc dù Tổng cục Thuế đã tổ chức một số hội nghị, hội thảo về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, tuy nhiên vẫn chưa thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với hành vi chuyển giá vẫn chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp, chưa được tổ chức rộng khắp ở cả nước. 3.2 Nguyên nhân khiến công tác quản lý hoạt động chuyển giá chưa hiệu quả 3.2.1 Nguyên nhân khách quan Trong giai đoạn mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nước ta đã đưa ra những chính sách với những ưu đãi, miễn giảm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI. Lợi dụng điều này, các doanh nghiệp FDI dễ dàng đầu tư vốn vào Viêt Nam mà không có sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước, dẫn đến hàng loạt các doanh nghiệp FDI được thành lập tại Việt Nam. Sự gia tăng nhanh chóng của khối doanh nghiệp này không chỉ tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế mà còn đặt ra cho Việt Nam những thách thức mới, trong đó có hành vi chuyển giá. Với bối cảnh nước ta còn thiếu kinh nghiệm quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, chúng ta vừa phải học hỏi, vừa áp dụng vào thực tiễn và phải vừa rút kinh nghiệm cho mình. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác quản lý chuyển giá ở nước ta chưa đạt được hiệu quả cao. Nền kinh tế của nước ta có xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong thời gian khá dài trước đây, chúng ta không có điều kiện kinh tế để đầu tư cho các hoạt động hợp tác quốc tế về thuế, không đủ điều kiện để đầu tư trang thiết bị hệ thống máy tính điện tử hiện đại. Trong khi, đó đều là những điều kiện thiết yếu để thu thập và xử lý thông tin phục vụ hoạt động đấu tranh chống chuyển giá. Nguyên nhân thứ ba chính là việc thu thập, sàng lọc thông tin trong tình hình các giao dịch quốc tế đa dạng, phức tạp trên phạm vi toàn cầu. Bởi không phải tất cả các cơ quan thuế các nước đều sẵn sàng hợp tác để cung cấp thông tin, và cũng không phải lúc nào họ cũng có thông tin để cung cấp kịp thời. Trong khi, muốn xác định giá chuyển giao theo các nguyên tắc mà pháp luật quy định thì đòi hỏi phải thu thập đầy đủ thông tin, nếu không có thông tin thì không thể xác định được giá chuyển giao. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 78 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ngày càng tinh vi và phức tạp, những doanh nghiệp có hành vi chuyển giá thường là các doanh nghiệp đa quốc gia, vốn kinh doanh lớn, phạm vi hoạt động rộng kèm theo là đội ngũ chuyên gia tư vấn giỏi có rất nhiều kinh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch “lách và trốn thuế” thông qua xác định giá chuyển giao, vì vậy để phát hiện và đấu tranh với những doanh nghiệp này thực sự rất khó khăn. 3.2.2 Nguyên nhân chủ quan Thời gian qua, ngành thuế mới chỉ chú trọng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để phục vụ cho công tác quản lý thuế nói chung mà chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc xây dựng cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, trong khi giá chuyển nhượng là một lĩnh vực đặc thù, đòi hỏi phải được quản lý trên cơ sở thông tin đa chiều về người nộp thuế. Trước năm 2007, ngành thuế tổ chức bộ máy quản lý theo đối tượng nộp thuế, công chức theo dõi tất cả các khâu của quá trình quản lý thuế đối với người nộp thuế. Song, từ năm 2007, ngành thuế đã tổ chức lại bộ máy quản lý thuế theo mô hình chức năng. Mô hình này có ưu điểm là cán bộ công chức thuế được chuyên môn hóa, làm việc chuyên sâu tại một chức năng với mục tiêu phát huy tối đa tính tự giác tuân thủ theo pháp luật của người nộp thuế. Tuy nhiên, ưu điểm này lại chính là khó khăn khi triển khai thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, bởi lẽ các doanh nghiệp có quan hệ liên kết thường là những doanh nghiệp lớn, phạm vi hoạt động rộng. Công chức thuế lại làm việc tại các bộ phận chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi chức năng của bộ phận mình đối với nhiều doanh nghiệp không phân biệt quy mô, tính chất hoạt động. Việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các bộ phận chức năng chưa mang tính chuyên sâu nên chưa đạt được hiệu quả cao (chẳng hạn công chức thuộc phòng kê khai và kế toán thuế thực hiện các công việc liên quan đến kê khai và kế toán thuế của nhiều doanh nghiệp, không quản lý kê khai theo mảng chuyên biệt về giá chuyển nhượng). Vì vậy mô hình tổ chức bộ máy hiện tại cũng là một nguyên nhân khiến cho việc quản lý hoạt động chuyển giá hiệu quả chưa cao mà cụ thể là việc tổng hợp đánh giá một cách chuyên sâu về hoạt động chuyển giá của bất cứ doanh nghiệp liên kết nào cũng sẽ rất khó khăn64. Để quản lý hiệu quả hoạt động chuyển giá thì cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với các bên có liên quan như Ngân hàng, cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan quản lý giá, cơ quan thống kê, cơ quan thuế nước ngoài,…nhằm để tạo nguồn dữ 64 Tổng cục Thuế (2011), như chú dẫn số . GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 79 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp liệu thông tin từ nhiều phía giúp cơ quan thuế có thể kiểm chứng, xác định giá thị trường trong giao dịch liên kết của doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các đơn vị nói trên còn hết sức hạn chế và chưa có sự đồng bộ về công nghệ nên gặp nhiều khó khăn trong trao đổi thông tin, dữ liệu, đặc biệt là đối với việc thu thập dữ liệu phục vụ cho việc xác định giá thị trường trong những giao dịch liên kết có sản phẩm, hàng hóa, máy móc, thiết bị khan hiếm hoặc không có bán tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra, nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Thuế chưa được bố trí và quan tâm một cách thỏa đáng. Do đó hệ thống cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý chuyển giá chưa được tạo mọi điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ năng lực và hiệu quả công tác. 3.3 Các giải pháp kiểm soát và nâng cao hiệu quả quản lý chuyển giá Trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện những tác động tiêu cực của hoạt động chuyển giá, đồng thời căn cứ vào những phân tích về khó khăn, bất cập và nguyên nhân khiến cho công tác quản lý hoạt động chuyển giá ở nước ta chưa đạt được hiệu quả cao, chúng ta cần phải đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện như về các quy định pháp luật, hệ thống cơ sở dữ liệu và trình độ của đội ngũ cán bộ…để từ đó, hạn chế tối đa hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp, đồng thời xử lý thích đáng những doanh nghiệp cố tình thực hiện chuyển giá nhằm thu lại lợi nhuận cho mình, thu hồi lại số thu NSNN bị thất thoát và tạo ra một môi trường cạnh tranh bình đẵng. 3.3.1 Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thuế a) Đối với Luật Quản lý Thuế Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13 được ban hành mặc dù đã bổ sung thêm những quy định làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chuyển giá ở nước ta, tuy nhiên khi áp dụng vào thực tiễn vẫn còn một số vấn đề bị bỏ ngõ, cần phải được quy định rõ ràng nhằm góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động chuyển giá. Thứ nhất, cần phải quy định riêng về thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá. Như phân tích ở phần trên, công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá rất phức tạp và tốn nhiều thời gian. Bởi hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI ngày càng phổ biến với nhiều thủ thuật tinh vi và phức tạp, các doanh nghiệp lớn thực hiện chuyển giá thường có sự giúp sức của một số công ty cung cấp dịch vụ tư vấn thuế. Mặt khác, để đạt hiệu quả cao trong việc quản lý hành vi chuyển giá cơ quan thuế cần phải tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, sau đó so GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 80 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp sánh, phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, xác định và áp dụng các phương phác xác định giá chuyển nhượng phù hợp…Tất cả những công việc này đều cần rất nhiều thời gian. Trong khi hiện nay, thời hạn thanh tra chuyển giá “bị khống chế” bởi quy định chung tại Luật Thanh tra nên thường không đủ để cơ quan Thuế hoàn thành nhiệm vụ của mình. Theo thông lệ quốc tế thời gian để hoàn thành một vụ việc thanh tra hay điều tra về giá giao dịch của các bên liên kết là từ 18 đến 24 tháng65. Thế nên, thời hạn thanh tra đối với hoạt động chuyển giá cần phải được quy định riêng, với một mức hợp lý. Thứ hai, Cơ quan thuế cần phải được giao quyền điều tra riêng. Vấn đề này đã được quan tâm từ lâu, cụ thể trong dự thảo Luật Quản lý thuế tháng 4/2005 đã dự kiến trao cho cơ quan thuế quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự về thuế. Tuy nhiên, vì có nhiều ý kiến cho rằng nếu trao quyền quá lớn cho cơ quan thuế sẽ dễ dẫn đến tình trạng lạm quyền, nhũng nhiễu nên hiện nay cơ quan thuế chỉ tham gia với vai trò cơ quan phối hợp điều tra thuế. Việc chưa được trao quyền điều tra là rào cản trong công tác quản lý giá chuyển nhượng của cơ quan thuế. Theo quy định hiện nay, quyền điều tra thuế thuộc về các cơ quan tố tụng hình sự. Nhưng thực tế cho thấy, việc điều tra thuế đòi hỏi cán bộ điều tra phải có nghiệp vụ riêng, do đặc trưng của thuế có liên quan đến hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, nên người thực hiện điều tra bắt buộc phải có nghiệp vụ về thuế thì công việc mới đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế như hiện nay, việc trốn thuế không chỉ diễn ra riêng lẽ ở một doanh nghiệp mà nó còn có thêm sự liên kết, phối hợp giữa nhiều doanh nghiệp khác nhau (do đầu vào chứng từ của doanh nghiệp này lại là đầu ra của doanh nghiệp khác), phạm vi ngày càng được mở rộng, không chỉ giới hạn ở một địa phương hay một vùng miền. Đó chính là lý do giải thích cho tình trạng các cơ quan phát hiện ra đối tượng trốn thuế rất nhiều nhưng tỷ lệ xử lý được lại rất thấp. Đồng thời, cơ quan công an, do hạn chế về lực lượng, không thông thạo về chuyên môn nghiệp vụ, không trực tiếp quản lý thông tin về thuế nên quá trình điều tra thường bị chậm trễ, dẫn đến việc truy thu thuế không kịp thời nên tính răn đe để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thuế bị hạn chế. Vì vậy, việc bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra cho cơ quan thuế là cần thiết, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhằm phát hiện và xử lý truy thu kịp thời tiền thuế trốn, tiền thuế bị chiếm đoạt vào NSNN, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế và sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ 65 Bùi Văn Nam, Gian nan chống chuyển giá, Báo điện tử Nhân Dân, 2014, http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/24249102-gian-nan-chong-chuyen-gia.html, [ngày truy cập 1510-2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 81 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp chức, cá nhân nộp thuế66. Hiện nay, quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự về thuế của cơ quan thuế cũng đã được đưa vào dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Tố tụng hình sự. Song, một vấn đề khác được đặt ra chính là làm thế nào để cơ quan thuế phát huy được quyền lực của mình, nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá, đặc biệt là hạn chế sự lạm quyền, nhũng nhiễu sau khi được trao quyền điều tra, khởi tố vụ án hình sự về thuế. Để làm được việc đó chúng ta cần phải xây dựng một cơ chế kiểm soát chặt chẽ thông qua các quy định nghiêm ngặt của pháp luật và hệ thống giám sát đa dạng trong Luật Quản lý thuế. Thứ ba, Luật Quản lý Thuế cần phải có những quy định rõ ràng về các chế tài đối với hành vi chuyển giá của doanh nghiệp. Vì hiện nay, chế tài đối với những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá ở Việt Nam còn quá nhẹ và được quy định chung với các hành vi vi phạm khác về thuế, mà chưa có hình thức xử phạt riêng, nghiêm khắc hơn nên chưa đủ sức răn đe. Thiết nghĩ, chúng ta cần phải đưa ra mức xử lý vi phạm hành chính đối với việc các doanh nghiệp sau quá trình thanh tra phải điều chỉnh giá giảm lỗ, hay khi các doanh nghiệp chuyển giá dẫn tới số lỗ lũy kế bằng hoặc vượt số vốn chủ sở hữu. b) Đối với Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài Chính Về phạm vi áp dụng: có thể thấy rằng, các hành vi chuyển giao hàng hóa, dịch vụ không theo giá thị trường với mục đích làm giảm số thuế phải nộp điều là đối tượng bị điều chỉnh của Thông tư này. Do đó, thay vì đưa ra quy định liệt kê chi tiết từng loại giao dịch như hiện nay, nên chăng cần đưa ra quy định chung nhất về các giao dịch là đối tượng điều chỉnh, như vậy sẽ hạn chế được tình trạng thiếu sót, trùng lắp và cơ quan thuế không gặp khó khăn trong việc nhận diện các giao dịch. Về các bên có quan hệ liên kết: cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về các bên có quan hệ liên kết cho phù hợp với thực tế, hoặc có thể yêu cầu các doanh nghiệp phải công khai các doanh nghiệp đang năm giữ vốn của mình với các đối tác kinh doanh, nhằm để tránh trường hợp hai doanh nghiệp này thực hiện giao dịch theo giá thị trường, không hề biết mình có quan hệ liên kết với nhau nhưng vẫn phải là đối tượng điều chỉnh của thông tư 66/2010/ TT-BTC. Về kê khai thông tin GDLK: cần phải đưa ra quy định về ngưỡng an toàn đối với các GDLK. Cụ thể, nếu các doanh nghiệp thực hiện các GDLK có giá trị nhỏ ( ảnh hưởng không đáng kể đến số thu NSNN và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp) thì không 66 Trao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế sẽ góp phần tăng hiệu quả xử lý trốn thuế, Tạp chí tài chính, 2013, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieu-tra/Trao-quyen-dieu-tra-thue-cho-co-quan-thue-se-gop-phan-tanghieu-qua-xu-ly-tron-thue/32016.tctc, [ngày truy cập 15-10-2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 82 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp thuộc phạm vi áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Các doanh nghiệp này sẽ không có nghĩa vụ kê khai tờ khai thông tin GDLK và không phải lập, lưu giữ hồ sơ chứng minh giá thị trường. Quy định này sẽ giúp giảm thiểu gánh nặng thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thực tế hiện nay cho thấy rằng, việc phải kê khai thông tin GDLK bị các doanh nghiệp xem như là một gánh nặng, số lượng doanh nghiệp kê khai còn ở mức thấp. Do đó, trước mắt chỉ nên yêu cầu doanh nghiệp kê khai thông tin về các bên liên kết và các giao dịch phát sinh với các bên liên kết, còn việc xác định phương pháp và giá điều chỉnh là do cơ quan thuế thực hiện67. Về phương pháp xác định giá thị trường: đa số các cục thuế đều đưa ra kiến nghị cần phải hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn trong việc phân tích, so sánh giữa giao dịch độc lập với GDLK và việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Để giúp cho việc thực hiện các phương pháp xác định giá được dễ dàng, nhanh chóng hơn, cần phải xây dựng một bảng tổng hợp tỷ suất lợi nhuận bình quân cho từng ngành vào các năm khác nhau. Bảng tỷ suất lợi nhuận bình quân ngành sẽ tổng hợp các tiêu chí xác định cho từng ngành nghề, là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thanh tra thuế thực hiện thanh tra khi thấy doanh nghiệp có những dấu hiệu bất thường về tỷ suất lợi nhuận ( quá cao hoặc quá thấp) so với tỷ lệ bình quân ngành. Về xử lý vi phạm: cần phải đưa ra quy định cụ thể xử lý trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện kê khai giao dịch liên kết. Do chưa có chế tài xử lý nên các doanh nghiệp vẫn còn xem nhẹ nghĩa vụ kê khai của mình, cơ quan thuế cũng không có đủ cơ sở để áp dụng các biện pháp chế tài đủ mạnh, nhằm buộc các doanh nghiệp phải kê khai chính xác về giá đối với các hoạt động giao dịch liên kết. c) Đối với Thông tư 201/2013/TT-BTC Nhìn chung, các hướng dẫn về APA được quy định trong Thông tư là phù hợp với các quy định chuẩn mực quốc tế về APA, tuy nhiên vẫn có những nội dung chưa được quy định hoặc cần phải được quy định chi tiết hơn. Cụ thể, theo quy định người nộp thuế phải nộp phí giải quyết hồ sơ APA, do đó cần phải đưa vào thông tư quy định chi tiết về việc xác định mức phí này. Đồng thời, cần quy định rõ ràng hơn về việc không cho phép tham vấn trên cơ sở ẩn danh và các loại thuế được áp dụng loại thỏa thuận này. 67 Cục thuế Bình Dương, Báo cáo kết quả công tác thanh, kiểm tra chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 83 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp d) Các quy định về chính sách thuế Thu hẹp các ưu đãi thuế, nhằm tránh tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng những ưu đãi này để thực hiện hành vi chuyển giá. Mặc dù vì những mục tiêu nhất định như thu hút nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ hay khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các ngành, lĩnh vực đúng với chiến lược phát triển kinh tế của nước ta...nên cần phải đưa ra các ưu đãi thuế, nhưng cần cân nhắc các biện pháp khác để điều tiết nền kinh tế, đảm bảo nguồn thu cho NSNN thay vì đưa ra ưu đãi tràn lan. Tránh trường hợp mặc dù đưa ra nhiều ưu đãi nhưng không thu được lợi ích mà còn để các doanh nghiệp lợi dụng nhằm trục lợi bất chính. Xây dựng một chế độ thuế ổn định và có khả năng dự báo68, sự phức tạp và những thay đổi liên tục của các quy định trong chính sách thuế là một trong những vấn đề khiến các nhà đầu tư e ngại khi tiến hành đầu tư vào nước ta, đồng thời nó cũng gây ra khó khăn cho chính các cơ quan, cán bộ thuế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngay cả khi mức thuế suất ở Việt Nam không có sự thay đổi, nhưng nếu cơ quan thuế có thể đảm bảo một lộ trình tăng thuế hay thay đổi các chính sách có thể dự đoán được thì sẽ giúp cho doanh nghiệp ước lượng một cách đầy đủ gánh nặng, nghĩa vụ thuế của mình trong tương lai. Vì, các thay đổi đáng kể và thường xuyên trong chính sách thuế ở nước ta tạo thêm nhiều chi phí cho doanh nghiệp, buộc họ phải xây dựng lại chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp với tình hình và những quy định mới. Như vậy, sự ổn định của chính sách thuế và khả năng dự báo những thay đổi được nâng cao không những khiến cho động cơ thực hiện chuyển giá của doanh nghiệp giảm bớt mà còn cũng cố niềm tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Ban hành Luật quản lý hoạt động chuyển giá, do hiện nay các quy định điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động chuyển giá như hướng dẫn xác định giá thị trường, cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế APA chỉ dừng lại ở cấp Thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Việc xây dựng và ban hành luật riêng điều chỉnh hoạt động chuyển giá với những chế tài xử lý tách biệt và cứng rắn là cơ sở pháp lý quan trọng và cấp thiết trong quá trình đấu tranh với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI nói riêng và các doanh nghiệp đang sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nói chung. 68 Edmund Malesky, Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013, http://www.pcivietnam.org/tailieu/BaocaoPCI_2013_VN.pdf ,[truy cập ngày 16-11-2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 84 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 3.3.2 Hoàn thiện đội ngũ quản lý chuyển giá và tổ chức bộ máy a) Hoàn thiện đội ngũ quản lý chuyển giá Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đóng vai trò rất quan trọng trong công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Dù hệ thống pháp luật được hoàn thiện nhưng chủ thể quản lý không đủ trình độ, kiến thức để áp dụng vào thực tiễn thì vẫn không đạt được kết quả. Đặc biệt với tình hình hiện nay, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thường là các công ty con của những công ty đa quốc gia, với phạm vi hoạt động rộng lớn cùng đội ngũ tư vấn nhiều kinh nghiệm, nếu như năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý thuế của nước ta yếu thì sẽ dễ dàng bị các doanh nghiệp FDI qua mặt, lách luật, thực hiện những hành vi vì lợi ích bất chính và làm thất thu NSNN. Thế nên, việc nâng cao năng lực, hoàn thiện đội ngũ quản lý chuyển giá là rất cần thiết. Một số giải pháp hoàn thiện như: Một là, cần có chương trình nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các bộ quản lý chuyển giá. Cụ thể là đào tạo cho họ kỹ năng xác định giá thị trường, trang bị kiến thức về kinh tế ngành, trau dồi kỹ năng về tin học và ngoại ngữ. Có thể soạn thảo tài liệu đào tạo riêng, xây dựng các bài tập tình huống để đào tạo kỹ năng cho công chức thuế trong toàn ngành. Hoặc tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về chuyển giá có mời những chuyên gia nước ngoài đến tham dự, nhằm tạo điều kiện để các Cục thuế được trao đổi và học hỏi kinh nghiệm. Hai là, trang bị đầy đủ kỹ năng và kiến thức về giá chuyển nhượng cho công chức thuế làm công tác tuyên truyền, hỗ trợ để nâng cao hiệu quả của công tác hỗ trợ người nộp thuế trong quá trình thực hiện các quy định về giá chuyển nhượng, đồng thời hỗ trợ dưới nhiều hình thức như: hỗ trợ trực tiếp qua điện thoại, qua e-mail hoặc trả lời bằng văn bản… Ba là, thường xuyên khảo sát, học tập kinh nghiệm thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng tại các quốc gia đã có nhiều thành công trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Đồng thời, cần phải tạo điều kiện để các cán bộ quản lý hoạt động chuyển giá được sang các nước có nhiều kinh nghiệm về chống chuyển giá để học tập. Bốn là, không thực hiện luân phiên, luân chuyển đối với các công chức chuyên trách, có kinh nghiệm trong quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá sang làm công tác khác. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 85 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp b) Hoàn thiện tổ chức bộ máy Trước tiên, cần phải bổ sung lực lượng công chức thuế làm công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại tất cả các cấp quản lý. Do hiện nay cán bộ quản lý hoạt động chuyển giá không chỉ yếu về chất lượng mà còn yếu cả về số lượng. Xây dựng, thành lập bộ phận chuyên trách phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động quản lý chuyển giá ở cả Tổng cục thuế và các Cục thuế địa phương, cụ thể: Ở Tổng cục thuế: cần thiết xây dựng một bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá để các Cục thuế dễ dàng liên hệ trong quá trình quản lý và đảm bảo cho việc hỗ trợ của Tổng cục thuế đối với các Cục thuế địa phương được kịp thời và thuận tiện hơn. Bộ phận này phải được chọn lọc từ các công chức có nhiều kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ tốt, có trình độ về ngoại ngữ và tin học, đồng thời lập bộ phận chuyên thu thập thông tin, dữ liệu để cung cấp và phục vụ cho công tác phân tích, so sánh xác định giá thị trường trong công tác thanh tra chống chuyển giá. Ở các Cục thuế địa phương: với Cục thuế tại những tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiều doanh nghiệp FDI nên thành lập phòng chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá. Còn đối với các Cục thuế còn lại, nên phân công một phòng chức năng để theo dõi, tổng hợp công tác quản lý đối với hoạt động chuyển giá. Có quy định phối hợp giữa cơ quan thuế với các ngành chức năng khác như: Hải quan, Công an, Công thương, Kế hoạch- đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp nhằm để các cơ quan này phối hợp trao đổi thông tin phục vụ cho công tác điều tra, kiểm soát hoạt động chuyển giá. Thường xuyên tổ chức các cuộc cuộc thanh tra toàn diện chống chuyển giá đối một số doanh nghiệp lớn, trên cơ sở đó đúc kết và phổ biến kinh nghiệm hoặc tổ chức cho các Cục thuế đi tìm hiểu thực tế ở các địa phương đã xử lý thành công các vụ việc chuyển giá để học tập và vận dụng vào tình hình thực tế ở mỗi địa phương. 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế Cơ sở dữ liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý hoạt động chuyển giá nói riêng. Nó không chỉ tác động đến hiệu quả quản lý của cơ quan thuế ở các các lĩnh vực như: tuyên truyền hỗ trợ, kê khai kế toán thuế, quản lý nợ mà còn là một yếu tố không thể thiếu trong công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng. Tuy nhiên hiện nay, cơ sở dữ liệu của ngành thuế mới bao quát với những thông tin cơ bản nên chỉ mới đáp ứng một phần cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động kiểm soát chuyển giá. Thế nên hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chuyển giá ở nước ta. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 86 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Đối với cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, cần phải hoàn thiện theo hướng bổ sung thêm các thông tin cần thiết như thông tin về các bên có quan hệ liên kết, cơ cấu tổ chức, chức năng hoạt động, quan hệ sở hữu vốn trong tập đoàn…Đồng thời, để phục vụ cho việc phân tích, so sánh xác định giá thị trường còn cần phải bổ sung thêm các thông tin về tình hình hoạt động của các nghành nghề như: xu hướng phát triển, tốc độ tăng trưởng, tỷ suất lợi nhuận; đặc điểm của loại hình doanh nghiệp sản xuất69. Bên cạnh đó, cũng cần phải hoàn thiện hệ thống dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận bình quân của từng ngành nghề, từng lĩnh vực, thông tin về giá thị trường trong và ngoài nước nhằm làm cơ sở tham khảo trong quá trình phân tích giá giao dịch của các bên có mối quan hệ liên kết. Tuy nhiên, những thông tin này không thể thu thập đầy đủ từ các nguồn trong nước mà chúng ta còn cần phải nhận được sự hợp tác từ cơ quan thuế của các nước, nhưng không phải nước nào cũng sẵn sàn hợp tác với nước ta hoặc không phải lúc nào cũng có thể cung cấp thông tin kịp thời. Do đó, Việt Nam nên mua lại nguồn cơ sở dữ liệu này mặc dù kinh phí khá tốn kém. Ngoài cơ sở dữ liệu riêng của ngành thuế, cơ quan thuế nên phối hợp với các cơ quan hữu quan xây dựng cơ sở dữ liệu chung, cho phép doanh nghiệp có thể truy cập và thu thập thông tin, phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ xác định giá chuyển nhượng, cung cấp cho cơ quan thuế khi có yêu cầu70. Xây dựng thêm một số ứng dụng để khai thác phục vụ cho việc phân tích, so sánh xác định giá thị trường. Các ứng dụng phải được liên kết và hỗ trợ nhau, cho phép khai thác thông tin theo nhiều tiêu thức. Ngoài ra, thông tin thu thập được từ bên thứ ba và thông tin về giao dịch liên kết mà các doanh nghiệp phải kê khai cũng cần phải lưu trữ trên hệ thống tin học ngành thuế. Các thông tin trao đổi với các Bộ, ngành cũng nên được kết nối tự động. 3.3.4 Tăng cường hợp tác quốc tế Chuyển giá hiện nay là vấn đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm và tìm những biện pháp ngăn chặn. Đối tượng thực hiện chuyển giá thường là các công ty đa quốc gia, với phạm vi hoạt động kinh doanh trên nhiều nước và vùng lãnh thổ, hoạt động chuyển giá cũng không diễn ra riêng lẽ ở từng nơi mà sẽ có mối liên kết với nhau. Do đó các quốc gia cần phải phối hợp với nhau trong công tác chống chuyển giá. 69 70 Nguyễn Tấn Sang (2013), Luận văn như chú dẫn số , Tổng cục thuế (2011), như chú dẫn số . GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 87 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Mở rộng quan hệ thương mại, ký kết hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các quốc gia trên thế giới là một trong những giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Các hiệp định này không chỉ tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại mà còn giảm gánh nặng thuế cho các nhà đầu tư, từ đó có thể hạn chế động cơ thực hiện chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với nội dụng cho phép nước ký kết có quyền điều tiết đối với hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết. Đồng thời hiệp định này có thể sử dụng như một công cụ hỗ trợ trong việc xây dựng, công nhận hoặc cùng công nhận các Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thị trường (APA) với các bên liên kết là đối tượng cư trú ở hai nước ký kết này. Hiệp định có nội dung thỏa thuận về hổ trợ thông tin giữa các bên ký kết sẽ là căn cứ cho việc xây dựng cơ sở dữ liệu xác lập giá thị trường trong các giao dịch liên kết71. Bên cạnh đó, Việt Nam nên ký kết các hiệp định song phương hoặc đa phương trong việc trao đổi các thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ thuế của đối tượng nộp thuế ở các quốc gia sở tại. Những thông tin này sẽ giúp nước ta có được nguồn dữ liệu mang tính chính thức về giá giao dịch làm cơ sở tính thuế của các quốc gia trên thế giới. Sau khi tiến hành so sánh, sang lọc, phân tích và xử lý sẽ được bổ sung vào nguồn dữ liệu của nước ta nhằm để phục vụ cho việc xác định những giao dịch liên kết không đúng với giá thị trường. 3.4 Một số kiến nghị bổ sung 3.4.1 Ban hành quy định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển giá Ban hành quy định các dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp thực hiện chuyển giá sẽ giúp cơ quan thuế dễ dàng xác định đối tượng các doanh nghiệp có khả năng thực hiện hành vi chuyển giá. Sau đó, theo dõi tình hình hoạt động rồi tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với những doanh nghiệp có một hoặc nhiều các dấu hiệu như trong quy định. Như vậy, trong tình hình ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc diện nghi vấn đang thực hiện hành vi chuyển giá, thì việc ban hành quy định này sẽ giúp hoạt động kiểm soát chuyển giá hiệu quả, chính xác và tiết kiệm thời gian hơn. Một số dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp chuyển giá có thể đưa vào quy định như: - Các doanh nghiệp bị lỗ trong hai năn liên tiếp trở lên sau giai đoạn mới thành lập hoặc lời lỗ mang tính chu kỳ khiến cho doanh nghiệp không phải đóng thuế TNDN. 71 Phan Thị Thành Dương, như chú dẫn số . GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 88 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Thường thua lỗ do mức lợi nhuận thấp hơn so với mức lợi nhuận bình quân của ngành, và mặc dù kết quả kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh - Có giao dịch mua bán với các doanh nghiệp liên kết trên 50% tổng giá trị thương mại của doanh nghiệp, cụ thể giá bán thường thấp hơn chi phí và giá mua nguyên vật liệu cao hơn giá bình quân nhập khẩu, - Những giao dịch quan trọng với bên liên kết đều diễn ra ở những khu vực thuế suất thấp. -Doanh nghiệp có tình trặng vay nợ quá mức, các khoản vay nợ kéo dài, vượt quá khả năng trả nợ. Hoặc lãi suất đi vay cao hơn nhiều so với lãi suất thị trường. -Có thêm những khoản thanh toán đặc biệt như: thanh toán các khoản lãi suất tín dụng, chi phí bảo hiểm, quảng cáo, chi phí tư vấn, trả bản quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu…với các công ty có quan hệ liên kết nước ngoài. -Các hóa đơn, chứng từ không đầy đủ và đáng tin cậy chứng tỏ doanh nghiệp đã thực hiện định giá các giao dịch liên kết. 3.4.2 Giám sát các doanh nghiệp báo lỗ nhiều năm Mặc dù không phải doanh nghiệp nào báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh thua lỗ thì đều thực hiện chuyển giá nhưng những doanh nghiệp thực hiện chuyển giá thì đều báo lỗ, lỗ nhiều năm, thậm chí là lỗ quá vốn chủ sở hữu. Do vậy, Bộ tài chính và các cục thuế cần phải giám sát tình hình các doanh nghiệp thường xuyên báo lỗ. Cụ thể, đối với những doanh nghiệp mới đầu tư, nếu như ngay năm đầu hoặc năm thứ hai đã phát sinh lỗ phải tập trung giám sát, kiểm tra, yêu cầu doanh nghiệp giải trình nguyên nhân lỗ. Đối với các doanh nghiệp lỗ nhiều năm hay lỗ vượt quá số vốn chủ sở hữu, cần phải tiến hành rà soát lại một cách toàn diện, tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh và so sánh với doanh nghiệp trong nước có cùng quy mô, vị trí…qua đó đề xuất tiến hành thanh tra, kiểm tra những doanh nghiệp này72. Cần có biện pháp xử lý mạnh đối với những doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu nhưng vẫn hoạt động, mở rộng sản xuất, với một số biện pháp như ban hành quy định buộc doanh nghiệp kê khai lỗ liên tục sau 3 năm sẽ phải nộp thuế theo tỷ lệ ngành nghề, lĩnh vực hoặc nếu cần thiết có thể buộc doanh nghiệp này giải thể vì bình thường không doanh nghiệp nào có thể tiếp tục đầu tư khi đã lỗ quá 3 năm. 72 Phan Nguyễn Nhật Minh (2012), Luận văn, như chú dẫn số . GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 89 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 3.4.3 Tăng cường công tác tuyên truyền Công tác tuyên truyền đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động chống chuyển giá. Hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp FDI đã tạo ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, do vậy “cuộc chiến” chống chuyển giá không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chức năng mà còn cần có thêm sự tham gia của mỗi người dân. Nhưng hiện nay, ý thức đấu tranh với hoạt động chuyển giá của mỗi người dân ở nước ta chưa được nâng cao. Thực tế ở các nước trên thế giới đã cho thấy rằng, sức ép từ dư luận và người tiêu dùng cũng là một biện pháp hữu hiệu để hạn chế tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Khi người dân hiểu rõ hành động sai trái của các doanh nghiệp, họ sẽ thay đổi hành vi tiêu dùng của mình, không mua sản phẩm của những doanh nghiệp chuyển giá, trốn thuế đó nữa. Mục tiêu của doanh nghiệp là đạt được lợi nhuận thông qua việc bán sản phẩm, hàng hóa, thế nên sự quay lưng của người tiêu dụng đối với sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khiến cho mục tiêu của doanh nghiệp không đạt được và là điều doanh nghiệp thực sự lo lắng. Có thể lấy ví dụ từ Starbuck tại Anh, công ty Starbucks sau khi thực hiện chuyển giá, trốn thuế với mức độ lớn, khi thông tin này được công bố rộng rãi thì người dân Anh đã rất bất bình và tẩy chay Starbucks, sau đó công ty này đã phải tính toán lại, cam kết nộp thuế bổ sung73. Mặc khác, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế đến các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về quyền lợi của mình và có trách nhiệm trong việc tự giác kê khai thông tin giao dịch liên kết. Còn đối với Thỏa thuận APA vừa được nước ta ban hành Thông tư hướng dẫn cách đây không lâu, để có được sự quan tâm và tin tưởng của các doanh nghiệp thì công tác tuyên truyền cũng là một trong những yếu tố quan trọng. Vì vậy, cần tạo nên sự đa dạng và phong phú trong các hình thức tuyên truyền, tiến hành các hình thức như tổ chức các hội nghị đối thoại, xây dựng các chương trình hỏi đáp về pháp luật thuế trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, tivi…, biên soạn sách hỏi đáp, tài liệu hướng dẫn kê khai cho người nộp thuế, hoặc tuyên truyền bằng panô, áp phích, tời rơi… Đăng tải những nội dung liên quan đến việc xác định giá thị trường, thỏa thuận APA…lên trang thông tin điện tử của các Cục thuế, không chỉ nhằm thông báo cho người nộp thuế biết đến chính sách pháp luật thuế về chuyển giá mà còn tiến hành công tác hổ trợ người nộp thuế trong việc giải quyết các vướng mắc từ các quy định. 73 Tâm An, Chuyển giá FDI: tẩy chay doanh nghiệp chuyển giá, Báo Đất Việt, http://baodatviet.vn/kinh-te/doanhnghiep/chuyen-gia-fdi-tay-chay-doanh-nghiep-chuyen-gia-3035587/, [ngày truy cập 17/10/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 90 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Đồng thời, mở rộng phạm vi tuyên truyền và phổ biến chính sách mới về thuế trên phạm vi cả nước và đến tất cả doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 91 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp Kết luận Chương 3 Có thể thấy rằng trong công tác quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá thời gian qua, nước ta đã gặp không ít khó khăn, thử thách nên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Do đó cần phải nhìn nhận một cách toàn diện những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan để đưa ra giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý chuyển giá. Các giải pháp như hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giá, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ thuế, xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu, tăng cường hợp tác quốc tế… là những giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, những giải pháp này chỉ thật sự phát huy hiệu quả khi được áp một cách đồng bộ và toàn diện. Khi đó, không chỉ hạn chế hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp, bảo vệ lợi ích của nhà nước mà những lợi ích của các chủ thể khác cũng được quan tâm trong một môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 92 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp PHẦN KẾT LUẬN Hiện nay, nước ta không ngừng tạo ra những chính sách thông thoáng nhằm để thu hút nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, sau khi thu hút thì vấn đề đặt ra chính là làm sao để quản lý và sử dụng nguồn vốn đó được hiệu quả và phục vụ cho mục tiêu phát triển vĩ mô nền kinh tế. Thực tế cho thấy rằng, song song những lợi ích mà nguồn vốn FDI đem lại, nó cũng đặt ra cho Việt Nam không ít thách thức mới, trong đó có hoạt động chuyển giá. Chuyển giá là hoạt động tài chính tinh vi và phức tạp mà các doanh nghiệp FDI thường áp dụng nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế và tối đa hóa lợi nhuận. Chuyển giá đem lại những tác động tiêu cực cho cả quốc gia nhận đầu tư và quốc gia xuất khẩu đầu tư. Hành vi này không chỉ gây thất thoát về thuế, tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, mà còn bóp méo bức tranh kinh tế và làm sai lệch định hướng phát triển ở các quốc gia. Chuyển giá thường được thực hiện bởi chủ thể là các doanh nghiệp có trình độ và kinh nghiệm tiên tiến nên ngày càng trở nên phức tạp, phổ biến với nhiều thủ thuật tinh vi vì vậy rất khó tiếp cận và ngăn chặn. Về cơ bản Việt Nam đã ban hành khung hành lang pháp lý để kiểm soát hoạt động chuyển giá, nổi bật nhất chính là Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định về xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết và Thông tư 201/2013/TT-BTC hướng dẫn cụ thể về việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. Hai thông tư này được xem là công cụ quan trọng trong công tác quản lý hoạt động chuyển giá. Cùng với sự nổ lực quyết liệt của cơ quan thuế, bước đầu cũng đã gặt hát được một số kết quả khả quan, tuy nhiên số lượng doanh nghiệp bị xử lý, truy thu thuế vẫn còn khá ít so với số lượng các doanh nghiệp thực tế đang thực hiện chuyển giá. Nguyên nhân là do trong quá trình thực thi pháp luật về kiểm soát chuyển giá, nước ta gặp phải nhiều khó khăn và hạn chế như hệ thống quy định pháp luật có hiệu lực chưa cao, chưa cụ thể và rõ ràng, đội ngũ cán bộ quản lý yếu về cả số lượng và chất lượng, chưa có một bộ máy hoàn chỉnh để kiểm soát hoạt động chuyển giá, cơ sở vật chất và hệ thống thông tin dữ liệu vẫn còn thiếu…Từ đó, đã khiến cho hiệu quả công tác quản lý chuyển giá chưa được như mong đợi. Để có thể hạn chế hoạt động chuyển giá đồng thời xử lý những doanh nghiệp đã thực hiện hành vi này, cần phải khắc phục những khó khăn, bất cập trên bằng cách thực hiện đồng bộ những giải pháp sau đây: hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về thuế, đội ngũ cán bộ, tổ chức bộ máy, hệ thống thông tin dữ liệu, đồng thời cần phải tăng cường hợp tác quốc tế, ngoài ra để tiết kiệm thời gian và tăng độ chính xác đối với việc xác định các doanh nghiệp thực hiện chuyển giá, nên ban hành quy định các dấu hiệu nhận biết các GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 93 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển giá, giám sát tình trạng các doanh nghiệp lỗ nhiều năm. Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền để chính sách thuế có thể đến với mọi doanh nghiệp, mọi người dân, nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật về thuế. Với những giải pháp đồng bộ này, hành vi gian lận thuế thông qua hoạt động chuyển giá mới được đưa vào quỹ đạo kiểm soát, đảm bảo nguồn thu NSNN được kịp thời và đầy đủ, phát huy chủ trương của nhà nước trong việc thu hút nguồn vốn FDI, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này và tạo nên một mối trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẵng cho mọi thành phần kinh tế. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 94 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp TÀI LIỆU THAM KHẢO  Văn bản quy phạm pháp luật 1. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ. 2. Luật Đầu tư 2005. 3. Luật Quản lý thuế năm 2006 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2012). 4. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 (đã sửa đổi, bổ sung năm 2013). 5. Luật Thanh tra năm 2010. 6. Luật Khiếu nại năm 2011. 7. Luật Giá năm 2012. 8. Nghị định số 38/2003/NĐ-CP ngày 15/4/2003 của Chính phủ về việc chuyển đổi một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. 9. Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về xửa phạt vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. 10. Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế. 11. Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. 12. Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. 13. Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 – 2020. 14. Thông tư số 74-TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. 15. Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. 16. Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 và GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu i SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, Nghị định số 122/2011/NĐ 17. CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 18. Thông tư số 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc áp dụng thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA) trong quản lý thuế. 19. Quyết định số 1250/QĐ-BTC ngày 21/5/2012 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc phê duyệt chương trình hành động kiểm soát hoạt động chuyển giá giai đoạn 2012-2015.  Sách, báo, tạp chí 1. Cục thuế Bình Dương, Báo cáo kết quả công tác thanh, kiểm tra chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2011 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2. Cục Thuế TP.HCM (2013), Báo cáo tham luận công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có giao dịch liên kết năm 2012, TP.HCM, 4/2013. 3. Dương Võ Minh Nhật (2012), Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Cần Thơ. 4. Huỳnh Thiên Phú (2009), Chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 5. Lê Văn Hải (2010), Pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp và giải pháp chống chuyển giá ở Việt Nam, Luận văn Luật kinh tế, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Nguyễn Tấn Sang, Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam về xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Cần thơ, năm 2014 7. Nguyễn Thị Quỳnh Giang (2010), Chuyển giá trong các công ty đa quốc gia ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. 8. Nguyễn Trí Thành (2004), Các giải pháp kiểm soát hoạt động chuyển giá tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu ii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 9. Phạm Hùng Tiến (2012), Bàn về chống chuyển giá trong giai đoạn hiện nay, Đại học Quốc gia Hà Nội, Tạp chí khoa học Kinh tế và Kinh doanh, số 28. tr.36-48. 10. Thanh Mai - Trung Kiên (2012), Gian lận qua chuyển giá: Nhận dạng các hành vi, Tạp chí thuế Nhà nước, số 12 (370), tr. 6-7. 11. Thỏa thuận xác định giá trước và khả năng áp dụng trong hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam, Ts.Nguyễn Tiến Dũng, Lý Thị Ngọc Lan, Trường ĐH Kinh tế- Luật, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. 12. Tổng Cục Thuế, Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010 và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong giai đoạn tới, Hà Nội 2011. 13. Tổng cục Thuế, Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010, Hà Nội 2011. 14. Võ Thanh Thu, Nguyễn Văn Cương, Chuyển giá và kiểm soát chuyển giá ở các doanh nghiệp FDI trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 13, 2013, tr. 51-58.  Trang thông tin điện tử 1. Báo Đất Việt, Chuyển giá FDI: tẩy chay doanh nghiệp chuyển giá, Tâm An, http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/chuyen-gia-fdi-tay-chay-doanh-nghiepchuyen-gia-3035587/, [truy cập ngày 17/10/2014]. 2. Báo Đất Việt, Việt Nam Biệt Đãi FDI: giảm của cải quốc gia, Vũ Lan, http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/viet-nam-biet-dai-fdi-giam-cua-caiquoc-gia-3050768/, [truy cập ngày 27/8/2014]. 3. Báo đầu tư Việt Nam, Nhận biết dấu hiệu chuyển giá, Phan Hữu Thắng, http://baodautu.vn/nhan-biet-dau-hieu-chuyen-gia.html , [truy cập ngày 20/7/2014]. 4. Báo điện tử Nhân dân, Gian nan chống chuyển giá, Bùi Văn Nam, http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/24249102-gian-nan-chongchuyen-gia.html, [truy cập ngày 15-10-2014]. 5. Báo điện tử Nhân dân, Những “điểm nhấn” trong 25 năm thu hút FDI vào Việt Nam và triển vọng, Nguyễn Minh Phong, http://www.nhandan.com.vn/kinhte/nhan-dinh/item/22237302-nhung%E2%80%9Cdiem-nhan%E2%80%9D-trong-25-nam-thu-hut-fdi-vao-viet-namva-trien-vong.html, [truy cập ngày 25/8/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu iii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp 6. Báo Điện tử Việt Nam, Vô địch chuyển giá, trắng trơn hơn cả Keangnam, Phạm Huyền, http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/146466/vo-dich-chuyen-gia--trang-tronhon-ca-keangnam.html ,[truy cập ngày 17/9/2014]. 7. Báo Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh, Ngầm chuyển giá, nhiều hệ lụy, Đình Lý, http://www.giaoduc.edu.vn/print_page/top-root-653/ngam-chuyen-gia-nhieu-heluy-227676.aspx, [truy cập ngày 26/07/2014]. 8. Báo Tuổi trẻ Online, Adidas Việt Nam lòng vòng chuyển giá, Ánh Hồng, http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20121213/adidas-vn-long-vong-chuyengia/524652.html, [truy cập ngày 11-11-2014]. 9. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, Edmund Malesky, http://www.pcivietnam.org/tailieu/BaocaoPCI_2013_VN.pdf, [truy cập ngày 1611-2014]. 10. Đại học Luật TP.HCM, Chống chuyển giá ở Việt Nam, Phan Thị Thành Dương, http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?option=com_content&view=arti cle&catid=104:ctc20062&id=361:ccgovn&Itemid=109 , [ truy cập ngày 20/7/2014]. 11. Dân Kinh tế, Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới- rút kinh nghiệm cho Việt Nam, http://www.dankinhte.vn/hoat-dong-chong-chuyen-gia-cuamot-so-nuoc-tren-the-gioi-rut-kinh-nghiem-cho-viet-nam/, 26/7/2014]. [truy cập ngày 12. Đầu tư Chứng khoán, Tổng cục Thuế thừ nhận chuyển giá không đơn giản, Mạnh Bôn, http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/tong-cuc-thue-thua-nhan-chongchuyen-gia-khong-don-gian-94343.html ,[truy cập ngày 15/9/2014]. 13. Luật Tài chính, Chống chuyển giá và khả năng thực thi pháp luật của cơ quan thuế, Dư Ngọc Bích, http://luattaichinh.wordpress.com/2013/03/21/chong-chuyengi-v-kha-nang-thuc-thi-php-luat-cua-co-quan-thue/, [ truy cập ngày 20/7/2014]. 14. Tạp chí Tài chính, Chống chuyển giá ở Việt Nam: tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Lê Xuân Trường, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Chong-chuyen-gia-o-VietNam-Tiep-tuc-hoan-thien-khung-phap-ly-va-cac-dieu-kien-thuc-hien/5672.tctc ,[truy cập ngày 16/9/2014]. 15. Tạp chí tài chính, Những đóng góp tích cực của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với kinh tế- xã hội của Việt Nam, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-BinhGVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu iv SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp luan/Nhung-dong-gop-tich-cuc-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-doi-voi-kinh-texa-hoi-cua-Viet-Nam/24159.tctc , [ ngày truy cập 19/7/2014]. 16. Tạp chí tài chính, Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá: thực trạng và giải pháp, Nguyễn Quang Tiến, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-traodoi/Quan-ly-thue-doi-voi-hoat-dong-chuyen-gia-Thuc-trang-va-giaiphap/5673.tctc, [truy cập ngày 26/8/2014]. 17. Tạp chí tài chính, Trao quyền điều tra thuế cho cơ quan thuế sẽ góp phần tăng hiệu quả xử lý trốn thuế, 2013, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-dieutra/Trao-quyen-dieu-tra-thue-cho-co-quan-thue-se-gop-phan-tang-hieu-qua-xu-lytron-thue/32016.tctc, [truy cập ngày 15-10-2014]. 18. Thông tấn xã Việt Nam, Nhật Bản: tài sản ròng ở nước ngoài tăng lên mức cao kỷ lục, http://www.baomoi.com/Nhat-Ban-Tai-san-rong-o-nuoc-ngoai-tang-len-muccao-ky-luc/126/13935938.epi, [truy cập ngày 25/7/2014]. 19. Tuổi trẻ cuối tuần, Thiên đường thuế, Hải Minh- Việt Toàn- Mai Vinh- Hạ Quyên, http://tuoitre.vn/Tuoi-tre-cuoi-tuan/552765/thien-duong-thue.html#ad-image-0 , [truy cập ngày 26/7/2014]. 20. Viettax, Xác định giá chuyển nhượng, kinh nghiệm từ các thành viên SGATAR http://viettax.com.vn/Desktop.aspx/Tinh-thueTra-cuu-truc-tuyen/Thue-quocte/Xac_dinh_gia_chuyen_nhuong_Kinh_nghiem_tu_cac_thanh_vien_SGATAR/, [truy cập ngày 25/7/2014]. GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu v SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp PHỤ LỤC CÔNG THỨC TÍNH VÀ VÍ DỤ PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ THỊ TRƯỜNG (Theo hướng dẫn tại Thông tư 66/2010/TT-BTC) 1. Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập - Dựa vào đơn giá sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định đơn giá sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau - Tiêu thức ưu tiên là đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện kinh tế và chức năng của doanh nghiệp - Ví dụ minh họa: NƯỚC X (TS 15%) Mua SP A VIỆT NAM (TS 25%) Bán SP A Công ty P Bán SP A Công ty con S (Mua SP A giá 100.000) Bán SP A Công ty độc lập T (Mua SP A giá 60.000) Bên độc lập (Cửa hàng bán lẻ) Bán SP A Bên độc lập (Các đại lý) + Khái quát về hoạt động kinh doanh của Công ty con S và công ty mẹ P tại nước ngoài:  Công ty P là pháp nhân nước ngoài X ( nước có thuế suất thuế công ty là 15%) chuyên mua sản phẩm A từ các bên liên kết để xuất khẩu.  Năm 2001, công ty P đã thành lập công ty con S tại Việt Nam, chuyên nhập khẩu sản phẩm A từ công ty mẹ P để bán cho các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam.  Ngoài việc xuất khẩu sản phẩm A cho công ty con S, công ty P còn thực hiện xuất khẩu sản phẩm A cho các bên độc lập, trong đó có công ty T tại Việt Nam. + Khái quát về giao dịch liên kết: GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu i SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp  Thuế suất thuế công ty tại nước X là 15%.  Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 25%.  Giá bán sản phẩm A tháng 5/2009 cho các công ty như sau: o Bán cho công ty con S với giá 100.000 đồng/1 sản phẩm; o Bán cho công ty độc lập T với giá 60.000 đồng/1 sản phẩm. + Điều kiện hợp đồng liên quan đến xuất khẩu sản phẩm A của Công ty P cho Công ty con S và công ty độc lập T:  Đều là sản phẩm A  Số lượng sản phẩm nhập khẩu lớn;  Giao hàng tại cửa khẩu Việt Nam;  Điều kiện thanh toán: Trả tiền trước khi công ty S và T nhận hàng 3 ngày bằng hình thức chuyển khoản;  Không bảo hành sản phẩm;  Các điều kiện khác như nhau, ngoại trừ điều kiện giá cả. + So sánh giá giao dịch độc lập:  Điều kiện hợp đồng của 2 giao dịch là tương đương nhau (ngoại trừ điều kiện giá cả);  Cấp độ giao dịch của công ty S và công ty T là tương đương nhau (cùng nhập khẩu từ công ty P để bán buôn).  02 giao dịch này đủ điều kiện để so sánh với nhau về đơn giá sản phẩm (do không có khác biệt trọng yếu có ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm) + Doanh nghiệp S cần phải điều chỉnh giá mua sản phẩm A đã được tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh từ 100.000 đồng/1 sản phẩm xuống còn 60.000 đồng/ 1 sản phẩm khi kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan Thuế 2. Phương pháp giá bán lại - Dựa vào giá bán ra của sản phẩm do doanh nghiệp bán cho bên độc lập để xác định giá mua vào của sản phẩm đó từ bên liên kết - Tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu ii SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp - Ví dụ minh họa: VIỆT NAM Bên thứ 3 (các công ty bán lẻ) Bán SP A NƯỚC X Công ty S (Tổng đại lý NK) Bán SP A Công ty sản xuất P (bên liên kết) Mua nguyên vật liệu “Giao dịch tương đối so sánh” Bên thứ 3 (các đại lý) Bán SP B Công ty T (Tổng đại lý NK) Bán SP B Công ty sản xuất E (bên thứ 3) Mua nguyên vật liệu - Phân tích so sánh: + Đối tượng xem xét: Giao dịch mua sản phẩm A từ Công ty liên kết P + Điều kiện giao dịch của công ty S và Công ty T: Chức năng hoạt động giống nhau:  Cùng là Tổng đại lý nhập khẩu: Cty S và Cty T đều là doanh nghiệp bán buôn bán phẩm cho các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam (không có sự khác biệt về cấp độ giao dịch của cả 2 giao dịch này);  Cùng tiến hành hoạt động tuyên truyền quảng cáo;  Không sử dụng thương hiệu của công ty mình để bán hàng; Đặc tính sản phẩm:  Sản phẩm A và sản phẩm B tương tự nhau: hình dáng, cấu tạo, tính năng, chất liệu giống hệt nhau;  Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm (màu sắc của sản phẩm khác nhau) Điều kiện hợp đồng (mua hàng) tương tự nhau, ngoại trừ điề kiện giá cả:  Nhận hàng tại của khẩu Việt Nam;  Trả tiền trước khi nhận hàng từ 3 đến 5 ngày;  Có được bảo hành sản phẩm; GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu iii SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp  Mua hàng với số lượng lớn. Điều kiện kinh tế:  Bán hàng trên phạm vi toàn quốc, giao hàng tại kho đơn vị mua hàng;  Cùng thời điểm kinh doanh (năm 2009);  Không được hưởng ưu đãi thuế;  Sản phẩm không thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước theo quy định của pháp luật về giá;  Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đền giá sản phẩm Kết luận: Công ty T gần tương đồng với công ty S về điều kiện giao dịch (không có khác biệt trọng yếu ảnh hưởng đến giá sản phẩm). + Đối tượng so sánh của Công ty S: Công ty T + Chỉ tiêu so sánh: So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của công ty S với tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của công ty T để xem xét giá mua sản phẩm A của công ty S từ công ty liên kết P có chênh lệch với giá thị trường hay không. + Phải điều chỉnh giá mua sản phẩm A từ công ty P khi tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của công ty S < Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra của công ty T. 3. Phương pháp giá vốn cộng lãi - Dựa vào giá vốn của sản phẩm do doanh nghiệp mua vào từ bên độc lập để xác định giá bán ra của sản phẩm đó cho bên liên kết - Tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế - Ví dụ minh họa: VIỆT NAM Mua SP A,B Công ty P NƯỚC X Bán SP A Bán SP B Công ty S (bên liên kết) Bán SP A Cửa hàng bán lẻ (bên độc lập) Công ty T (bên độc lập) Bán SP B Cửa hàng bán lẻ (bên độc lập) - Phân tích so sánh: + Đối tượng xem xét: Giao dịch bán sản phẩm A cho công ty liên kết S + Đối tượng so sánh: Giao dịch bán sản phẩm B cho công ty độc lập T GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu iv SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp + Điều kiện giao dịch: Chức năng hoạt động giống nhau: Cùng là công ty P. Chức năng của công ty P là mua vào sản phẩm A và sản phẩm B, sau đó bán 2 sản phẩm này cho công ty S và công ty T, không có hoạt động đăc thù, không sử dụng thương hiệu. Đặc tính sản phẩm tương tự nhau:  Sản phẩm A và sản phẩm B tương tự nhau: hình dáng, cấu tạo, tính năng, chất liệu giống hệt nhau;  Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm (màu sắc của sản phẩm khác nhau). Điều kiện hợp đồng (bán hàng) tương tự nhau:  Cấp độ giao dịch: giống nhau (cùng xuất khẩu sản phẩm cho công ty bán buôn tại nước X);  Các điều kiện khác tương tự nhau ngoại trừ điều kiện giá cả. Điều kiện kinh tế: Tương tự nhau, không có khác biệt trọng yếu. Kết luận: Giao dịch bán sản phẩm A cho Công ty liên kết S gần tương đồng với giao dịch bán sản phẩm B cho công ty độc lập T về điều kiện giao dịch (Không có khác biệt trọng yếu ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm). + Chỉ tiêu so sánh: So sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm A với tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm B để xem xét giá bán sản phẩm A cho công ty liên kết S có chênh lệch với giá thị trường hay không. + Phải điều chỉnh giá bán sản phẩm A cho Công ty liên kết S khi tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm A < Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của sản phẩm B. 4. Phương pháp so sánh lợi nhuận - Dựa vào tỷ suât sinh lời của sản phẩm trong giao dịch độc lập để xác định tỷ suất sinh lời của sản phẩm trong giao dịch liên kết khi các giao dịch này có điều kiện giao dịch tương đương nhau - Tiêu thức ưu tiên là chức năng hoạt động của doanh nghiệp, các tiêu thức bổ trợ là điều kiện hợp đồng, đặc tính sản phẩm và điều kiện kinh tế - Tỷ suất sinh lời bao gồm: + Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần; +Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tổng chi phí; GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu v SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp +Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên tài sản của hoạt động sản xuất kinh doanh. - Ví dụ minh họa: VIỆT NAM NƯỚC Y Các bên độc lập Mua NVL Công ty L (SX ô tô) Bán ô tô S TSLN: 8% Bán ô tô N Công ty con L1 (bên liên kết) Công ty T (bên độc lập) Bán ô tô S Đại lý (bên độc lập) Bán ô tô N Đại lý (bên độc lập) TSLN: 12% - Phân tích so sánh: + Đối tượng xem xét: giao dịch bán ô tô nhãn hiệu S cho Công ty liên kết L1 + Đối tượng so sánh: Giao dịch bán ô tô nhãn hiệu S cho Công ty liên kết L1 với Giao dịch bán ô tô nhãn hiệu N cho Công ty độc lập T + Điều kiện giao dịch: Chức năng hoạt động giống nhau: Cùng là Công ty sản xuất và lắp ráp ô tô L. Chức năng của công ty L là mua nguyên liệu từ các bên độc lập, thực hiện sản xuất và lắp ráp ô tô nhãn hiệu N và nhãn hiệu S. Sau đó, công ty L bán 2 sản phẩm này cho công ty L1 và công ty T (bán buôn) Đặc tính sản phẩm tương tự nhau:  Ô tô nhãn hiệu S và ô tô nhãn hiệu N tương tựu nhau, cùng là ô tô con 4 chỗ ngồi; công suất 2.0  Các điều kiện khác không ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của sản phẩm (màu sắc của sản phẩm khác nhau, hình dáng khác nhau không đáng kể). Điều kiện hợp đồng (bán hàng) tương tự nhau:  Cáp độ giao dịch: Giống nhau (cùng bán cho công ty bán buôn tại Việt Nam);  Có bảo hành sản phẩm;  Trả tiền ngay trước khi giao hàng bằng hình thức chuyển khoản; GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu vi SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp  Các điều kiện khác tương tự nhau ngoại trừ điêu kiện giá cả. Điều kiện kinh tế: Tương tự nhau, không có khác biệt trọng yếu. Kết luận: Giao dịch bán ô tô nhãn hiệu S cho Công ty liên kết L1 gần tương đồng với giao dịch bán ô tô nhãn hiệu N cho Công ty độc lập T về điều kiện giao dịch (không có khác biệt trọng yếu ảnh hưởng đáng kể đến tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần). Tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp đối với ô tô nhãn hiệu S (8%) thấp hơn tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với ô tô nhãn hiệu N (12%)  Giá bán ô tô nhãn hiệu S cho công ty liên kết L1 thấp hơn giá thị trường  cần phải điều chỉnh theo giá thị trường, sao cho tỷ suất thu nhập thuần trước thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần đối với ô tô nhãn hiệu S đạt 12%. 5. Phương pháp tách lợi nhuận - Dựa vào lợi nhuận thu được từ một giao dịch liên kết tổng hợp do nhiều doanh nghiệp liên kết thực hiện để xác định lợi nhuận cho từng doanh nghiệp liên kết theo cách các bên độc lập phân chia lợi nhuận trong các giao dịch độc lập tương đương - Thường được áp dụng khi các bên liên kết cùng tham gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm hoặc các giao dịch trong quy trính sản xuất, kinh doanh chuyển tiếp giữa các bên liên kết từ khâu nguyên vật liệu đến thành phẩm cuối cùng gắn liền với việc sở hữu hoặc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ duy nhất GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu vii SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp - Ví dụ minh họa: VIỆT NAM (TS thuế TNDN: 25%) NƯỚC X ( TS Công ty 10%) Bán linh kiện ô tô: 240 Mua NL: 100 CPSX (trừ NL): 50 CP Ng.cứu, PT:30 Công ty mẹ A (sản xuất linh kiện ô tô) CPSX khác: 150 CPBH, CPQL: 10 Công ty con B (lắp ráp ô tô) Ng.cứu, PT: 50 Bán ô tô Các bên độc lập bán lẻ SP ô tô (200 công ty) CPBH, QL: 50 Đối tượng so sánh có điều kiện giao dịch tương đương Công ty độc lập P (SX linh kiện ô tô) TSLN trên giá thành 10% Công ty độc lập Q (lắp ráp ô tô) TSLN trên giá thành 8% Bán linh kiện Bán ô tô Các bên độc lập (bán lẻ SP ô tô) - Phân tích so sánh: +Đối tượng xem xét: Giao dịch mua linh kiện ô tô của Công ty con B từ Công ty mẹ A. + Lợi nhuận của các bên liên kết theo kế hoạch tránh thuế:  Lợi nhuận của Công ty A: 240 – (100 + 50 + 30 + 10) = 50  Lợi nhuận của Công ty B: 500 – (240 + 150 + 50 + 50) = 10 + Phân tích tình hình phân chia lợi nhuận:  Kết quả kinh doanh tổng hợp của Công ty A và Công ty B:  Doanh thu thuần: 500  Giá vốn hàng bán: 100 + 50 + 150 = 300  Chi phí nghiên cứu, phát triển: 30 + 50 = 80  Chi phí bán hàng và quản lý chung: 10 + 50 = 60  Lợi nhuận tổng hợp: 500 – 300 – 80 – 60 = 60 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu viii SVTH: Lâm Thảo Duy Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thực trạng và giải pháp  Phân chia lợi nhuận cơ bản căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận trên giá thành tại cùng thời điểm trên thị trường: Công ty A: (100 + 50 + 30 + 10)  10% = 19 Công ty B: {(300 + 80 + 60) – (100 + 50 + 30 + 10)}  8% = 20  Phân chia lợi nhuận phụ trội dựa trên tỷ lệ đóng góp chi phí nghiên cứu phát triển của từng Công ty: Lợi nhuận còn lại sau khi phân chia lợi nhuận cơ bản: 60 – (19 + 20) = 21 Tỷ lệ đóng góp chi phí nghiên cứu, phát triển của Công ty A: 30 : (30 + 50)  100% = 37.5% Tỷ lệ đóng góp chi phí nghiên cứu, phát triển của Công ty B: 100% - 37.5% = 62.5% Lợi nhuận phụ trội của Công ty A: 21  37.5% = 8.87 Lợi nhuận phụ trội của Công ty B: 21 - 8.87 = 12.13  Tổng hợp lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội của từng Công ty: Công ty A: 19 + 8.87 = 27.87 Công ty B: 20 + 12.13 = 32.13 Kết luận: Giao dịch mua linh kiện của công ty B từ công ty mẹ A cao hơn giá thị trường làm giảm thu nhập chịu thuế TNDN kê khai tại Việt Nam là: 32.13 - 10 = 22.13  Công ty B phải điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế TNDN là 22.13 GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu ix SVTH: Lâm Thảo Duy [...].. .Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp doanh nghiệp Đó chính là lý do người viết chọn đề tài Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI – thực trạng và giải pháp để làm luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật của mình 2 Mục đích, đối tượng nghiên cứu Mục đích của đề tài là tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích công... mắc trong công tác quản lý hoạt động chuyển giá và một số giải pháp, kiến nghị GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 2 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP FDI VÀ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ 1.1 Khái niệm, hình thức và tác động của doanh nghiệp FDI 1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp FDI FDI (Foreing Direct Investmen)... lý hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI Cụ thể, đề tài sẽ phân tích bản chất hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, các quy định pháp luật về kiểm soát chuyển giá và những mặt hạn chế của khung pháp luật hiện hành cũng như hạn chế trong công tác quản lý Từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chuyển giá, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam và. .. Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp * Đối với các doanh nghiệp nội địa: Dựa vào lợi thế về nguồn vốn của mình, trong thời gian mới tham gia vào thị trường các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành các chiêu thức khuyến mại, quảng cáo rầm rộ nhằm chiếm lĩnh thị phần, lấn át những doanh nghiệp nội địa trong cùng lĩnh vự kinh doanh Trong khi đó, các doanh. .. Châu 21 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp - Trong hồ sơ khai báo hoạt động định giá chuyển giao phải có các nội dung sau: + Tổng quan về hoạt động kinh doanh của tổ chức nộp thuế, trong đó nêu rõ tình hình kinh tế và các nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến việc định giá tài sản và dịch vụ + Cơ cấu tổ chức của tổ chức nộp thuế, trong... Ngoài ra, doanh nghiệp FDI còn đóng góp một phần vào NSNN thông qua hình thức đóng thuế và tiêu GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 6 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp dùng các loại dịch vụ công cộng Với tác động của mình, FDI đã trở thành một nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế phát triển Các doanh nghiệp FDI còn góp phần vào quá... ra, các doanh nghiệp FDI chỉ có thể chuyển lợi nhuận của họ về chính quốc - nơi có trụ sở của nhà đầu tư sau khi kết thúc năm tài chính và phải được các cơ GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 15 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp quan thuế kiểm tra Do đó mà các cơ hội đầu tư có thể bị bỏ lỡ do không kịp huy động nguồn vốn, chuyển giá. .. chức kinh doanh quốc tế đồng thời GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 3 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp cũng là pháp nhân của nước nhận đầu tư, do đó phải hoạt động theo luật pháp của nước nhận đầu tư, các hiệp định và các điều ước quốc tế mà nước đó đã ký kết Bên cạnh đó, nhằm đi đúng với mục tiêu và nâng cao hiệu quả hoạt động tại... liên doanh với các doanh nghiệp trong nước, để chiếm lấy quyền quản lý, kiểm soát doanh nghiệp, họ sẽ dùng tiềm lực tài chính hùng hậu của mình để thực hiện chuyển giá bất hợp pháp làm cho hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài Đến khi các bên liên doanh, liên kết không duy trì nổi đành GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 16 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI. .. nghiên cứu sau đây: phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp sưu tầm thống kê số liệu thực tế 4 Nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được thể hiện ở 3 chương: Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp FDI và hoạt động chuyển giá Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI và hoạt động quản lý, kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam Chương ... Duy Chuyển giá kiểm soát hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI thực trạng giải pháp doanh nghiệp Đó lý người viết chọn đề tài Chuyển giá kiểm soát hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI – thực trạng. .. Duy Chuyển giá kiểm soát hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI thực trạng giải pháp GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu viii SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá kiểm soát hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI. .. chống chuyển giá Việt Nam GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 28 SVTH: Lâm Thảo Duy Chuyển giá kiểm soát hoạt động chuyển giá doanh nghiệp FDI thực trạng giải pháp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ

Ngày đăng: 03/10/2015, 23:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan