1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam

74 739 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Để tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, trên cơ sở phân tích thực trạng hàng giả, hiệu lực, hiệu quả quản l

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

NGUYỄN VĂN TRÒN HỒ THỊ HẠNH NGOAN

Bộ Môn: Luật Tư Pháp MSSV: 5117413

Cần Thơ, 11/2014

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Trong suốt thời gian bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến các thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là các thầy Khoa Luật của trường đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Và em cũng xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Tròn giảng viên Khoa Luật Bộ môn luật Tư pháp đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên giúp em hoàn thành tốt luận văn

Trong quá trình nghiên cứu, làm bài khó tránh khỏi những sai sót, đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên những thiếu sót trong bài khó có thể không xảy ra rất mong các Thầy, Cô vui lòng bỏ qua Em rất mong nhân được ý kiến đóng góp của Thầy, Cô và các bạn để em học thêm được nhiều kinh nghiệm quý báu, góp phần làm cho đề tài được nghiên cứu hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, 11/2014 Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Hạnh Ngoan

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN



Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN



Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014

Hội đồng phản biện

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu đề tài 3

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ 4

1.1 Khái quát về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 4

1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 4

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế 5

1.1.2.1 Mặt khách thể của tội phạm 5

1.1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm 5

1.1.2.3 Mặt chủ thể của tội phạm 5

1.1.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm 6

1.2 Khái quát về tội sản xuất, buôn bán hàng giả 6

1.2.1 Một số khái niệm liên quan tội sản xuất, buôn bán hàng giả 6

1.2.1.1 Khái niệm hàng giả 6

1.2.1.2 Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả 8

1.2.2 Đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả 9

1.2.3 Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả 10

1.3 Lịch sử phát triển của luật Hình sự Việt Nam về tội sản xuất và buôn bán hàng giả 11

1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật hình sự 1985 12

1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 15

1.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay 18

CHƯƠNG 2 TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 20

2.1 Các dấu hiệu pháp lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả 20

2.1.1 Mặt khách thể của tội phạm 20

Trang 6

2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm 22

2.1.3 Mặt chủ thể của tội phạm 25

2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm 27

2.2 Trách nhiệm hình sự đối với tội sản xuất và buôn bán hàng giả theo Bộ luật hình sự năm 1999 29

2.2.1 Phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả không có các tình tiết định khung tăng nặng quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 30

2.2.2 Tội sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 điều 156 Bộ luật hình sự 1999 30

2.2.3 Tội sản xuất buôn bán hàng giả thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 36

2.2.4 Hình phạt bổ sung đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả 37

2.3 Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với các tội khác 38

2.3.1 Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm( Điều 155 Bộ luật hình sự 1999) 38

2.3.2 Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hang giả với tội lừa dối khách hàng (Điều 162) 40

2.3.3 Phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh ( Điều 157) 41

2.3.4 Phân biệt tội sản xuất và buôn bán hàng giả với tội sản xuất buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi ( Điều 158) 42

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ, MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM NÀY 44

3.1 Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả ở Việt Nam 44

3.2 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trường Việt Nam 46

3.4 Một số bất cập và nguyên nhân trong đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả 49

3.4.1 Khó khăn trong việc điều tra, phát hiện tội phạm 50

3.4.2 Xung đột quan điểm trong quá trình định danh 53

3.5 Giải pháp phòng chống có hiệu quả tội sản xuất, buôn bán hàng giả 56

3.5.1 Một số biện pháp phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả 56

3.5.2 Một số biện pháp khắc phục hiện tượng xung đột định danh 58

Trang 7

KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 8

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Sự xuất hiện của hàng giả đã có từ rất lâu và luôn là mối quan tâm lo lắng của tất cả mọi người, lo lắng của người tiêu dùng và cả những người sản xuất Vào thời điểm hiện nay hàng giả đã và đang xuất hiện trên diện rộng từ những sản phẩm có giá trị thấp đến những mặt hàng có giá trị cao, hàng giả lan tràn khắp mọi nơi, ở Việt Nam xu thế của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng về quy

mô, tinh vi về công nghệ và thủ đoạn Hàng giả không chỉ gây thiệt hại về tiền của, sức khỏe, tính mạng con người mà còn gây rối loạn trật tự kinh tế thị trường, giá cả, kìm hãm sự phát triển sản xuất và lưu thông hàng hóa Nói đến hàng giả thì chắc hẳn bất kỳ ai trong chúng ta cũng đã ít nhất một lần là nạn nhân của nó, còn nói đến tác hại thì ai ai cũng biết hàng giả gây ra những thiệt hại như thế nào

Đối với số ít sản phẩm nó ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhưng đa phần sản phẩm được làm giả như: hàng giả là lương thực, thực phẩm, hàng giả là thuốc chữa bệnh thuốc phòng bệnh… thì thiệt hại của chúng chắc hẳn mọi người sẽ hình dung ra, thiệt hại đó không chỉ về vật chất mà nghiêm trọng hơn người tiêu dùng còn phải đánh đổi cả mạng sống của mình khi vô tình sử dụng sản phẩm giả mạo, tác hại của loại hàng này là không thể lường trước được mức độ vậy mà hàng giả vẫn cứ chen vai, hích cánh cùng với hàng thật, bất kỳ một thứ gì có thể thu lợi nhuận điều có thể bị làm giả

Việc chúng ta có thể bắt gặp nhiều loại sản phẩm như điện thoại, giày dép, túi xách, dây thắt lưng làm nhái các thương hiệu nổi tiếng được bày bán khắp nơi, từ trên phố, đến trong chợ kể cả có những gian hàng sản phẩm này được bày bán trong siêu thị Hay chúng ta có thể bắt gặp những gian hàng bán những thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh có tác dụng còn hơn cả tiên dược, trị được bách bệnh được quảng bá rao bán với giá rất rẻ qua những người bán dạo, bất kể những người tiêu dùng nhẹ dạ nào cũng có thể là nạn nhân của những loại hàng giả này

Vấn đề nhẹ dạ, cả tin là nguyên nhân dẫn đến hậu quả là người tiêu dùng bị lừa, tiền mất tật mang là chuyện có thể nói là ngoài ý muốn, nhưng trên thực tế có những khách hàng dù biết là hàng giả nhưng vẫn chấp nhận mua và sử dụng bởi giá của những mặt hàng này rẻ hơn so với hàng thật rất nhiều, với những mặt hàng thời trang thì khỏi phải bàn bởi những mặt hàng này rất dễ bị làm giả, có khách hàng khẳng định rằng họ chấp nhận việc mua loại hàng này bởi một phần là họ thích sự trẻ trung và lịch lãm của nhãn hàng nổi tiếng, nhưng do giá của mặt hàng này quá đắt nên họ đành chấp nhận sử dụng sản phẩm được làm nhái vì chất lượng tạm ổn

và phải thừa nhận rằng, hàng giả có tốc độ cập nhật mẫu mới rất nhanh, màu sắc và

Trang 9

kiểu dáng phong phú, giá cả lại “mềm” nên được một bộ phận người tiêu dùng chấp nhận

Các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả ở nước ta đang có chiều hướng gia tăng và ngày càng lan rộng sang nhiều ngành hàng, nhiều chủng loại hàng hoá Trước nguy cơ gây hại của nạn hàng giả, việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả là một yêu cầu cấp bách đòi hỏi sự quan tâm của Đảng và Nhà nước

Mặt khác, công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả còn đòi hỏi các cơ quan chức năng phải thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp đồng bộ với các cơ quan hữu quan để đấu tranh hạn chế nạn hàng giả Trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật quan trọng làm cơ sở pháp lý cho hoạt động phòng, chống sản xuất, buôn bán hàng giả Các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương các cấp cũng đã tích cực tổ chức kiểm tra, xử lý, đấu tranh, ngăn ngừa và làm giảm dần các vụ sản xuất buôn bán, hàng giả, góp phần lành mạnh hoá hoạt động lưu thông hàng hoá trên thị trường nhằm bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, người sản xuất chân chính và người tiêu dùng

Để tìm hiểu một cách tương đối toàn diện về hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả nhìn dưới góc độ quản lý nhà nước, trên cơ sở phân tích thực trạng hàng giả, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xu hướng phát triển của hàng giả và những tồn tại, hạn chế để tìm ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả, tôi

đã chọn nghiên cứu đề tài: “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong luật Hình sự Việt Nam” nhằm đề ra giải pháp phòng chống về loại tội phạm này và qua đó nâng

cao nhận thức về pháp luật đối với những người có ý định phạm tội, cũng như đối với người tiêu dùng trong việc cảnh giác với tội phạm nói chung và tội sản xuất buôn bán hàng giả nói riêng

2 Mục đích nghiên cứu

Người viết nghiên cứu về tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhằm tìm hiểu những quy định của pháp luật về tội này trong Bộ luật Hình sự Bên cạnh đó, tìm hiểu những thủ đoạn, phương thức hoạt động của bọn sản xuất, buôn bán hàng giả Nghiên cứu thực trạng sản xuất, buôn bán hàng giả từ đó nhận xét, đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại để đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm này trong thời gian tới

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài luận văn được giới hạn trong các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên phạm vi cả nước

Trang 10

Trong giới hạn đề tài này, người viết sẽ nghiên cứu một số vấn đề lý luận xung quanh các quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Bên cạnh đó, khái quát sơ lược đặc điểm các cấu thành về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội sản xuất buôn bán hàng giả nói riêng

Đồng thời qua đó phản ánh những thực trạng trong giai đoạn hiện nay và những vướng mắc trong quy định của pháp luật, từ đó rút ra giải pháp nhằm khắc phục và hoàn thiện về pháp luật quy đinh tội sản xuất, buôn bán hàng giả

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu lý luận trên tài liệu sách vở, phương pháp so sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp và tham khảo từ nguồn sách báo có liên quan là những phương pháp chủ yếu để người viết sử dụng

để hoàn thành đề tài nghiên cứu này

Trang 11

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN

1.1 Khái quát về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

Quản lý hoạt động kinh tế nhằm mục đích sản xuất nhiều hàng hóa, tạo điều kiện phát triển xã hội, đồng thời điều chỉnh các hoạt động kinh tế theo một trật tự nhất định tuân thủ đúng với các định hướng mà Đảng và Nhà nước đề ra Vai trò bảo vệ trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước thuộc về luật Hình sự bằng cách quy định tội phạm và các hình phạt áp dụng đối với người có hành vi xâm hại đến trật tự quản lý kinh tế Việc quy định các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế phải hướng tới mục đích thúc đẩy phát triển nền kinh tế, tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh, hạn chế tiêu cực trong các hoạt động kinh tế

Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định tại Chương XVI Bộ luật Hình sự năm 1999 bao gồm các tội được quy định từ Điều 153 đến Điều 181cụ thể một số tội như: Buôn lậu ( Điều 153); Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới ( Điều 154); Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả ( Điều 156)…, với việc quy định cụ thể từng loại tội phạm đã cho thấy thái độ nghiêm khắc của Nhà nước ta đối với loại tội phạm

Trang 12

này bên cạnh đó ta cũng thấy được hậu quả nghiêm trọng của các hành vi phạm tội này gây ra, đồng thời phản ánh kết quả của nền kinh tế quốc dân trong giai đoạn cải

cách, đổi mới hiện nay Theo đó, các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được hiểu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm hại nền kinh tế quốc dân, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tổ chức và của công dân qua việc vi phạm quy định của Nhà nước trong quản lý kinh tế Tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các tội diễn ra trong lĩnh vực kinh tế hoặc có liên quan đến kinh tế

1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế

1.1.2.1 Mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại, trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến lợi ích và sự tồn tại của giai cấp thống trị được Nhà nước bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự.1

Khách thể của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế là các tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, xâm phạm đến các quan hệ xã hội đảm bảo cho sự ổn định và phát triển của nền kinh tế quốc dân, có thể nói đó chính là chế độ quản lý, điều hành toàn bộ nền kinh tế của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức kinh tế, quyền và lợi ích sức khỏe, tính mạng của người tiêu dùng được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật hiện hành

1.1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là tổng hợp tất cả những biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại bên ngoài thế giới khách quan.2 Vậy mặt khách quan của tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế được thể hiện ở các hành vi cố ý làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế ở những mức độ khác nhau với mục đích vụ lợi, người phạm tội thực hiện những hành vi phạm tội dưới dạng hành động và nó đã gây ra thiệt hại hoặc sẽ đe dọa thiệt hại đối với nền kinh tế đất nước, hoặc cụ thể hơn chính là gây thiệt hại cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể Hậu quả của các tội phạm này gây ra có từng mức độ khác nhau như, hậu quả ít nghiêm trọng, hậu quả nghiêm trọng, hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, hành vi phạm tội này gây ra nhiều hệ lụy như làm rối loạn thị trường, tình trạng mất cân đối cung cầu, đáng nói hơn chính là gây ra những hậu quả không thể khắc phục được chính là sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng

1.1.2.3 Mặt chủ thể của tội phạm

Pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành xác định chủ thể của tội phạm chỉ có thể

là cá nhân con người, tuy nhiên không phải bất kỳ cá nhân nào cũng trở thành chủ thể của tội phạm nếu như không đủ năng lực trách nhiệm hình sự vì vậy cho nên chỉ

1 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, tr 164

2 Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Phần chung, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010, Tr 175

Trang 13

người nào có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể trở thành chủ thể của tội

phạm, nó được rút ra từ “Tội phạm là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý” 3 , cũng có nghĩa là về mặt chủ thể của tội phạm chính là bất kỳ ai

có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự điều có thể trở thành chủ thể của loại tội phạm này Trong một số tội, chủ thể phải là người có chức vụ, quyền hạn nhất định trong các cơ quan, các tổ chức kinh tế ( còn gọi là chủ thể đặc biệt)

1.1.2.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Như chúng ta đã biết thì tội phạm chính là sự thống nhất giữa hai mặt khách quan và chủ quan, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc quy tội khách quan, nghĩa là việc truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ căn cứ vào những biểu hiện của hành vi gây nguy hiểm cho xã hội mà không kể hành vi đó bắt nguồn từ đâu, diễn biến tâm lý của người thực hiện hành vi đó ra sao Chúng ta cần xem xét rõ ràng mặt chủ quan của hành vi đó biểu hiện như thế nào trong khi người phạm tội thực hiện những hành vi gây nguy hiểm Mặt chủ quan biểu hiện thông qua ba yếu tố: yếu tố lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội mỗi yếu tố điều có ý nghĩa khác nhau trong việc chủ thể thực hiện hành vi phạm tội Vậy mặt chủ quan của tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh

tế chính là tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp, khi thực hiện hành vi người phạm tội ý thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, nhưng vẫn cố ý thực hiện tội phạm và mong muốn tội phạm xảy ra hoặc với ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Mục đích và động cơ phạm tội chủ yếu là vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác

1.2 Khái quát về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.1 Một số khái niệm liên quan tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Bộ luật Hình sự năm 1999 chính là một sự phát triển mới của luật hình sự Việt Nam Bộ luật được xây dựng trên cơ sở sửa đổi bổ sung một cách tương đối toàn diện

Bộ luật hình sự năm 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lý qua các lần sửa

đổi Điều 156 quy định về “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” nằm trong Chương XVI

“Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế” là một điều luật có đổi mới Trước khi

chúng ta nghiên cứu tìm hiểu các dấu hiệu pháp lý, hình phạt và phân biệt tội phạm này với một số tội khác, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan đến tội phạm này, đưa ra định nghĩa thế nào là tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1.2.1.1 Khái niệm hàng giả

Khái niệm hàng giả lần đầu tiên được sử dụng kể từ khi đất nước được thống nhất trong Pháp lệnh Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu làm hàng giả, kinh doanh trái phép

3 Khoản 1, Điều 8, Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Trang 14

năm 1982.4 Điều 5 của Pháp lệnh này quy định về Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả tuy nhiên đến thời điểm Pháp lệnh ban hành, khái niệm hàng giả vẫn chưa được làm rõ Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên ra đời năm 1985 quy định về Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả tại Điều 167, mặc dù có quy định chi tiết hơn Pháp lệnh số 07 năm 1982 nhưng Điều 167 của Bộ luật Hình sự năm 1985 không đưa ra định nghĩa về hàng giả Văn bản pháp luật đầu tiên đưa ra khái niệm hàng giả là Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về kiểm tra, xử lý hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả Tính từ thời điểm Nghị định 140/HĐBT ban hành, khái niệm hàng giả tiếp tục được đề cập trong nhiều văn bản pháp luật khác từ các văn bản về xử lý vi phạm hành chính, hình sự,5

đến các văn bản về kinh doanh, thương mại,6 bảo hộ sở hữu trí tuệ,7 hải quan,8 bao gồm cả các văn bản chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.9 Nhìn chung các quy định tại các văn bản này đều nói lên hàng giả bao gồm: giả về nội dung, giả về hình thức, giả mạo về sở hữu trí tuệ và các sản phẩm là tem, nhãn, bao bì giả

Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ Quy định xử phạt

vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng, khái niệm hàng giả được quy định tại Khoản 8 Điều 3 Nghị định này có mức độ chi tiết cao hơn, khái niệm hàng giả bao gồm bốn trường hợp: trường hợp giả về nội dung, trường hợp giả về hình thức, trường hợp giả mạo về

sở hữu trí tuệ và trường hợp các sản phẩm là tem, nhãn, bao bì giả cũng được coi là hàng giả

Thứ nhất, Giả về nội dung hàng hóa không có giá trị sử dụng, công dụng; có giá

trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; có giá trị sử dụng công dụng không đúng với giá trị sử dụng, công dụng đã công

bố hoặc đăng ký; hàng hóa có hàm lượng đã định lượng chất chính hoặc trong các chất dinh dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố, áp dụng hoặc ghi trên

6 Xem Điều 7 Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm

1999 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

7

Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004 của Bộ tài chính và Bộ khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

8 Khoản 1 điều 3 Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan

9 Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách, chống hàng giả, hàng kém chất lượng

Trang 15

nhãn, bao bì hàng hóa; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người, vật nuôi không có dược chất; có dược chất nhưng không đúng với hàm lượng đã đăng ký; không đủ loại dược chất đã đăng ký; có dược chất khác với dược chất ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa; thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất, hàm lượng hoạt chất chỉ đạt từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng; không đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác với hoạt chất ghi trên nhãn, bao

bì hàng hóa;

Thứ hai, giả về hình thức hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa giả mạo

tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; giả mạo tên thương mại hoặc tên thương phẩm hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã vạch hoặc giả mạo bao

bì hàng hóa của thương nhân khác; hàng hóa có nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất đóng gói, lắp ráp hàng hóa;

Thứ ba, hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ bao gồm: hàng hóa có gắn nhãn hiệu,

dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn đại lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý; hàng hóa là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan.10

Cuối cùng, là tem, nhãn, bao bì giả, nó gồm: các loại đề can, tem chất lượng,

tem chống giả, phiếu bảo hành, niêm màng có hàng hóa có nội dung giả mạo tên, địa chỉ thương nhân, nguồn gốc hàng hóa, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp hàng hóa

Qua đây chúng có thể hiểu khái niệm, hàng giả là “những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trái với quy định của pháp luật có hình dáng giống với những sản phẩm hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường , những sản phẩm hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi công dụng của nó.”

1.2.1.2 Khái niệm tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Sản xuất là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chế tạo, chế

bản, in ấn, gia công, đặt hàng, sơ chế, chế xuất, tái chế, lắp ráp, pha trộn, san chia, sang chiết, nạp, đóng gói và hoạt động khác làm ra hàng hóa.11

Hàng hóa chính là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu của con

người thông qua trao đổi mua bán hàng hóa có nhiều dạng, nhưng ở bất cứ dạng nào

nó điều có hai thuộc tính đó là giá và giá trị sử dụng

10 Điều 213, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005

11 Khoản 1, Điều 3, Nghị định 185/2013/NĐ-CP

Trang 16

Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng,

bày bán lưu giữ, bảo quản vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.12

Qua các khái niệm về hàng giả, sản xuất, buôn bán,chúng ta có thể rút ra khái niệm về tội sản xuất, buôn bán hàng giả mặc dù theo Điều 156 Bộ luật Hình sự năm

1999 không có định nghĩa cụ thể như thế nào là tội sản xuất buôn bán hàng giả nhưng dưới gốc độ pháp lý chúng ta có thể xây dựng định nghĩa tội này trên cơ sở của định nghĩa tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999:

“ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi làm ra, mua đi bán lại hàng giả,

do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiên với lỗi cố ý xâm phạm đến trật tự của nền kinh tế, làm mất ổn định thị trường và xâm hại lợi ích người tiêu dùng”

1.2.2 Đặc điểm của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Nói đến hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là nói đến hành vi cướp giật giá trị vật chất và tinh thần của người khác, chúng có thể dùng mọi thủ đoạn để lừa dối người tiêu dùng nhằm mục đích thu lợi bất chính

Sản xuất, buôn bán hàng giả là hành vi cướp đoạt giá trị vật chất hoặc tinh thần của người khác, điều này thể hiện rất rõ có thể ai ai cũng nhìn thấy bởi lẽ đã là hàng giả thì bao giờ chất lượng cũng kém hơn so với hàng thật, thậm chí trên thị trường còn xuất hiện nhiều loại hàng giả không có giá trị sử dụng mà bên trong bản chất của nó mang nhiều độc tố gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, chính vì những lý do đó mà số tiền người tiêu dùng đã bỏ ra hoàn toàn không tương xứng với giá trị cần sử dụng của mặt hàng

Để thực hiện được hành vi trên, những người sản xuất, buôn bán loại hàng này

sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích, bọn chúng có thể dùng những thủ thuật nhằm che mắt người tiêu dùng, ở đây chúng đánh vào tâm lý và sự thiếu hiểu biết về sản phẩm của khách hàng để lừa dối

Hiện nay, ở Việt Nam xu thế của hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng về quy mô, tinh vi về công nghệ và thủ đoạn Hàng giả không chỉ được sản xuất trong nước mà chúng còn được nhập khẩu dưới dạng nguyên chiếc hoặc ở dạng linh kiện nên rất khó có thể phát hiện, có những sản phẩm được làm nhái, làm giả do các công ty cung cấp tới 90% hàng giả là sản phẩm nhập khẩu giống đến mức những doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa đó bằng những biện pháp nghiệp vụ riêng mới phát hiện ra được.13

Trang 17

Theo Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 24/4/2000 về đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả do Bộ Thương mại, Bộ Công an và Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường thì những đặc điểm của hàng hóa được coi là hàng giả:

Hàng giả chất lượng hoặc công dụng nó không có giá trị sử dụng hoặc giá trị sử dụng của nó không đúng với bản chất tự nhiên tên gọi và công dụng của nó, những loại hàng hóa này được người sản xuất ra nó đưa thêm tạp chất, chất phụ gia không được phép sử dụng làm thay đổi chất lượng của nó, có thể người sản xuất sử dụng một

số nguyên liệu sản xuất có ít dược chất, hoàn toàn không có dược chất hoặc dược chất khác với tên dược chất được ghi trên nhãn, bao bì Nhằm mục đích thu lợi với mong muốn bỏ ra ít vốn mà thu được lợi nhuận nhiều người sản xuất không ngại cho ra đời những sản phẩm hàng hóa không có đầy đủ thành phần nguyên liệu, có thể thay thế nguyên liệu chính bằng những nguyên liệu, phụ tùng khác không đảm bảo chất lượng

so với tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa đã công bố, doanh nghiệp sản xuất đưa ra thị trường những sản phẩm hoàn toàn không được kiểm định phù hợp tiêu chuẩn và không có giấy chứng nhận hoặc dấu phù hợp tiêu chuẩn

Giả về nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, trong trường hợp này doanh nghiệp làm giả hàng hóa sẽ dùng biện pháp sử dụng nhãn hiệu hàng hóa trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của người khác đang được Nhà nước bảo hộ thậm chí cả nhãn hiệu hàng hóa đang được bảo hộ theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia mà không có bất kỳ sự cho phép nào của chủ nhãn hiệu đó, nhằm mục đích gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng các doanh nghiệp này sẽ gắn vào những loại hàng được làm giả những dấu hiệu, hình dáng, tên gọi và cả chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, nơi sản xuất lắp ráp hàng hóa

Giả về nhãn của hàng hóa, hàng hóa được sản xuất có nhãn giống hệt hoặc tương tự với nhãn đã được cơ sở khác sử dụng cũng được các doanh nghiệp sản xuất loại hàng này áp dụng, những chỉ tiêu ghi trên nhãn hoàn toàn không phù hợp với chất lượng của hàng hóa, nội dung được ghi trên nhãn bị cạo, tẩy xóa, sửa đổi, ghi không đúng thời hạn sử dụng nhằm lừa dối khách hàng sử dụng sản phẩm

Các loại ấn phẩm đã in sử dụng vào việc sản xuất, tiêu thụ hàng giả Các loại đề can, tem sản phẩm, nhãn hàng hoá, mẫu nhãn hiệu hàng hoá, bao bì sản phẩm có dấu hiệu vi phạm như: trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hàng hoá cùng loại, với nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hoá được bảo hộ Các loại hoá đơn, chứng từ, chứng chỉ, tem, vé, tiền, ấn phẩm có giá trị như tiền, ấn phẩm và sản phẩm văn hoá giả mạo khác

Trang 18

Từ đây ta thấy, hình thức làm hàng giả của các doanh nghiệp sản xuất rất đa dạng giả về chất lượng, công dụng, giả hoặc nhái nhãn hiệu, kiểu dáng…, các đối tượng sản xuất, buôn bán hàng giả dùng nhiều thủ đoạn tinh vi như lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc thời điểm sốt giá, sốt hàng để sản xuất và tiêu thụ số hàng đó, mà theo nhận định của các ngành chức năng hầu hết hàng giả, hang nhái đều không đảm bảo chất lượng, an toàn sử dụng thậm chí gây tác hại cho người sử dụng hoặc môi sinh, môi trường

1.2.3 Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Việc sản xuất, buôn bán hàng giả gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển kinh tế của đất nước Không những thế tác hại của hàng giả còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng và lòng tin của người tiêu dùng, chẳng hạn một số loại hàng giả ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người tiêu dùng như thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, lương thực, thực phẩm Trong khi đó người tiêu dùng phải được đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ ,đã được quy định cụ thể trong luật.14

Ngoài ra vấn nạn sản xuất, buôn bán hàng giả còn gây ra những hậu quả phức tạp, nặng nề về đạo đức xã hội Yếu tố phi pháp đã làm gia tăng sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo Lợi nhuận phi pháp thu lại từ việc sản xuất, buôn bán hàng giả làm cho đạo đức bị tha hóa bởi muốn thu lại nguồn lợi đó người sản xuất buôn bán hàng giả sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào, kể cả việc làm đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng của người khác, kèm theo đó là nguy cơ các tệ nạn khác có cơ hộ phát triển bởi sự tha hóa về đạo đức

Những năm gần đây nạn làm giả hàng hóa, sản phẩm, văn bản giấy tờ, tiền bạc, gia tăng tới mức báo động ở phần lớn các nước Châu Âu và Châu Á, xâm hại đến sức khỏe và cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân, xâm hại đến lợi ích của các nhà sản xuất, gây thất thu thuế tổn hại lớn cho nhà nước, làm nhức nhối cho toàn xã hội Bọn tội phạm sử dụng kỹ thuật sao, in hiện đại và các phương tiện kỹ thuật mới nhất trong việc làm giả Siêu lợi nhuận của việc tiêu thụ hàng giả, giấy tờ giả đã cuốn hút bọn buôn lậu và thế giới tội phạm Việc sản xuất và lưu hành hàng giả, giấy tờ giả ngày càng gia tăng trở thành một vấn nạn, nhất là khi có dấu hiệu xuất xứ tác động từ bên ngoài thì rõ ràng nó liên quan trực tiếp đến an ninh của đất nước (theo số liệu điều tra, thiệt hại trực tiếp đối với Hoa kỳ do việc làm giả đô la gây ra ước tính hơn 10 tỉ,do

14 Khoản 1, Điều 8, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010

Trang 19

việc giả mạo giấy tờ giá trị khoảng 15 tỉ USD mỗi năm, thiệt hại đối với các công ty Nhật do bị sử dụng trái phép mẫu mã sản phẩm là khoảng 400 triệu USD mỗi năm).15 Tóm lại, việc sản xuất buôn bán hàng giả gây sẽ gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người khác, ảnh hưởng đến nền kinh tế đang phát triển của đất nước không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước trên thế giới, đó là những hậu quả nghiêm trọng nhất

1.3 Lịch sử phát triển của Luật Hình Sự Việt Nam về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Bước vào những năm đầu của thế kỷ XXI nước ta đã và đang tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới Đứng trước những tác động và yêu cầu của quá trình hội nhập Đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt, trong sự thay đổi đó thì sự thay đổi về nền kinh tế là lớn nhất và giữ vai trò quan trọng nhất Để quản lý theo hướng tốt nhất nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa theo hướng chủ trương và đường lối của Đảng và Nhà nước thì bên cạnh những chính sách phát triển về kinh tế thì chính sách hình sự về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế cũng phải ra đời nhằm hạn chế tối đa các hành vi xâm hại đến nền kinh tế đất

nước Chương XVI của Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định “ Các tội xâm phạm trật

tự quản lý kinh tế ” đã đáp ứng được vấn đề đã đặt ra Trong 29 Điều luật ( từ Điều

153 đến Điều 181) thì tội sản xuất, buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 156 nhằm mục tiêu đấu tranh chống nạn sản xuất buôn bán hàng giả nói riêng và các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung Lịch sử lập pháp hình sự của nước ta về

tội “ Sản xuất, buôn bán hàng giả” cũng đã được quy định và có hình phạt nghiêm

khắc đối với loại tội phạm này, những quy định này được ghi nhận cụ thể qua từng thời kỳ mà chúng ta có thể khái quát như sau:

1.3.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi có Bộ luật Hình sự năm 1985

Ngày 2/9/1945 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên của Đông Nam Á, Nhà nước và bộ máy Nhà nước mới thành lập đã phải

đương đầu với bao khó khăn và thử thách “ giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm…” để

bảo vệ thành quả của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, để bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình, nhiệm vụ quan trọng và đặt lên hàng đầu đó chính là giữ vững an ninh quốc gia, đảm bảo phát triển kinh tế ổn định đời sống cho nhân dân Nhiều chính sách luật đã ra đời (Sắc luật) nhưng chưa thể cho ra đời một chính sách Hình sự được pháp điển hóa vì hoàn cảnh Đất Nước lúc bấy giờ chưa cho phép

15

Nguyên Dũng, Công nghệ chống làm giả hàng hóa, sản phẩm và văn bản, Hội vô tuyến – Điện tử Việt Nam,

pham-va-van-ban.html , [ Truy cập ngày 20/10/2014]

Trang 20

http://rev.org.vn/411/news-detail/485275/tin-khoa-hoc-va-cong-nghe/cong-nghe-chong-lam-gia-hang-hoa-san-Trong khoảng thời gian từ năm 1945 đến năm 1975 Đất nước ta liên tục có chiến tranh, cả nước tập trung toàn bộ sinh lực vào cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Đất nước, các văn bản pháp luật mang tính Hình sự ra đời cũng chỉ tập trung vào các tội phạm có liên quan đến cuộc chiến như: tội phản cách mạng, tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, tội đầu cơ, tội buôn bán hàng cấm…, các tội này có ảnh hưởng nhiều đến cuộc chiến tranh Tội sản xuất, buôn bán hàng giả trong giai đoạn này không hề được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật mang tính hình sự nào

Do trong giai đoạn này nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế bao cấp mặc khác

cả nước tập trung toàn bộ sinh lực vào cuộc đấu tranh, hàng hóa lưu thông trên thị trường điều do các doanh nghiệp Nhà nước sản xuất hoặc do các nước khác viện trợ vì vậy mà hàng giả gần như không có môi trường để phát triển

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã đem lại sự hòa bình cho miền Nam, thống nhất nước nhà Tuy độc lập nhưng sau khi chiến tranh kết thúc, nền kinh tế của Đất nước hết sức nghèo nàn và lạc hậu, bọn tư sản ngoại bản được sự tiếp tay của tư sản nước ngoài đã không ngừng gây rối loạn thị trường, trong đó vấn nạn làm hàng giả cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn của thị trường Trong khi chờ đợi sự thống nhất về mặt Nhà nước, trên thực tế tạm thời tồn tại hai nhà nước ở hai miền Bắc, Nam mỗi Nhà nước có một pháp luật riêng.16

Ở miền Bắc, các văn bản pháp luật hình sự đã ban hành trước đó vẫn tiếp tục được áp dụng

Ở miền Nam, Nhà nước đã kịp ban hành một số văn bản pháp luật hình sự phục

vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ cấp bách là trấn áp bọn phản cách mạng và các tội phạm khác bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và an toàn trật tự xã hội

Ngày 15/3/1976, Nhà nước cộng hòa miền Nam Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp luật hình sự như: Luật tổ chức tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Sắc luật quy định việc bắt giam, khám người, khám nhà ở khám đồ vật của người phạm tội, Thông tư số 03-BTP/TT ( 4/1976), kèm theo đó là Sắc luật số 03-

SL/76 quy định các tội phạm và hình phạt với 7 loại tội phạm, “ Tội sản xuất buôn bán hàng giả” cũng được quy định tại Điều 6 của sắc luật này trong các tội kinh tế:

“Tội kinh tế là tội gây thiệt hại về tài chính cho Nhà nước, cho hợp tác xã hoặc cho tập thể nhân dân, gây trở ngại cho việc khôi phục và phát triển sản xuất, cho việc ổn định đời sống nhân dân, gồm các tội: Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ; Kinh doanh trái phép, cố ý trốn tránh quy định của Nhà nước; Làm bạc giả hoặc tiêu thụ bạc giả…”,tại sắc luật này cũng quy định mức hình phạt cho những hành vi vi

16 Phan Hiền, Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự,Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1987, tr 35

Trang 21

phạm như “phạm một trong số những tội đã được nêu trên thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và phạt tiền đến năm mươi nghìn đồng Ngân hàng hoặc một trong hai hình phạt đó, trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù đến hai mươi chín năm, tù chung thân hoặc xử tử hình và tịch thu một phần hoặc toàn bộ sản”

Việc quy định về tội sản xuất hàng giả trong sắc luật số 03-SL đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đấu tranh chống tội phạm về hàng giả trong các tội phạm về kinh tế Qua đó thể hiện được tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội sản xuất hàng giả và đã cho thấy thái độ của Nhà nước đối với loại tội phạm này là rất nghiêm khắc

Bên cạnh những ý nghĩa tích cực thì Sắc luật số 03-SL cũng còn bộc lộ một số hạn chế nhất định và việc quy định về tội sản xuất hàng giả cũng vậy Sắc luật chưa phân hóa rõ ràng các tội phạm về kinh tế nói chung và tội sản xuất hàng giả nói riêng

Điều 6 của Sắc luật chỉ quy định “ Sản xuất hàng giả cố ý lừa gạt người tiêu thụ” mà

không có quy định hành vi buôn bán hàng giả cũng là tội phạm, không đưa ra đối tượng nào là hàng giả ví dụ như: hàng giả là lương thực, thực phẩm, là thuốc chữa bệnh…, mà chỉ định chung chung về hàng giả, thậm chí ngoài Sắc luật này ra thì không có bất kỳ văn bản nào hướng dẫn như thế nào là hàng giả, hàng giả bao gồm những loại hàng hóa nào? Việc quy định như vậy có thể nói là chưa rõ ràng, chưa cụ thể Về vấn đề hình phạt, nội dung của Sắc luật quy định mức hình phạt chung cho các tội phạm, việc quy định áp dụng chung hình phạt này chưa cho ta thấy rõ mức độ

và tính chất nguy hiểm cho xã hội của từng tội phạm, cũng như chế tài được áp dụng với tội phạm đó Là một văn bản pháp luật đầu tiên có quy định về các tội phạm thuộc lĩnh vực kinh tế việc có một số thiếu sót trong nội dung là không thể tránh khỏi, việc thiếu sót này đã gây ra một số khó khăn trong việc áp dụng vào thực tiễn, tuy nhiên do hoàn cảnh lịch sử nên Sắc luật này vẫn được áp dụng trong cả nước từ năm 1976 đến năm 1982

Nhằm khắc phục những hạn chế, thiếu sót của Sắc luật số 03-SL/76 và phù hợp hơn với tình hình mới của nền kinh tế, trên cơ sở của Hiến pháp năm 1980, Pháp lệnh

số 07-LCT/HĐNN ban hành ngày 10/7/1982 pháp lệnh trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả trước khi Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả được quy định tại Điều 5 của Pháp

lệnh:

“ Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả nhằm thu lợi bất chính thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm và bị phạt tiền từ năm nghìn đồng đến năm vạn đồng; Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh hoặc phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng quy định tại Khoản 1

Trang 22

Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm, bị phạt tiền đến năm trăm nghìn đồng và có thể bị tịch thu một phần tài sản; Phạm tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả có chất độc hại hoặc các chất khác có thể nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng hoặc phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 9 Pháp lệnh này thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân, bị phạt tiền đến một triệu đồng và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”

“Tội làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả” được quy định trong pháp lệnh đã

thể hiện một sự thay đổi căn bản về trình độ lập pháp so với Sắc luật số 03-SL Không còn quy định đơn giản chỉ một câu mà tội phạm này được quy định tại một điều luật riêng và rất cụ thể, trong đó hành vi buôn bán hàng giả đã được coi là tội phạm và xét tính nguy hiểm cho xã hội nó tương đương với hành vi sản xuất hàng giả và ở đây hàng giả cũng đã được phân định thành nhiều loại với mức độ nguy hiểm khác nhau

và chế tài áp dụng với từng loại hàng giả khác nhau Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mới, nổi bậc thì Pháp lệnh cũng còn một số hạn chế nhất định Các tình tiết như:

“Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh này thì phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân” mà

theo quy định tại Điều 8 của Pháp lệnh có quy định trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thì hình phạt cao nhất là hình phạt tử hình Những quy định này cho thấy tính không nhất quán của pháp luật đối với hành vi phạm tội Pháp luật cũng chưa phân định được tội phạm và những hành vi vi phạm pháp luật khác mà phải áp dụng Nghị định 46/HĐBT ngày 10/5/1983 quy định về việc xử lý bằng biện pháp hành chính các hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép Nghị định này đưa ra một số dấu hiệu định lượng và định tính để xác định tội phạm và vi phạm pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:

“Mọi hành vi đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép thuộc loại vi phạm nhỏ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự điều bị xử lý bằng các biện pháp hành chính theo quy định của Nghị định này.”

Vi phạm nhỏ là vi phạm trong trường hợp giá trị hàng phạm pháp dưới hai vạn đồng, tính chất việc vi phạm không nghiêm trọng, tác hại gây ra cho sản xuất, đời sống nhân dân, trật tự và an toàn xã hội là không nhiều, người vi phạm không có tiền

án, tiền sự, khi bị phát hiện không có hành vi chống đối lại cán bộ, nhân viên làm

nhiệm vụ Mặc khác Nghị định này có quy định “ hàng giả thuộc loại lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh thì bất cứ trường hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự” vì do loại hàng giả này có mức độ nguy hiểm cao hơn so với các loại hàng

giả khác Trên thực tế, khi áp dụng pháp luật để xử lý một hành vi làm hoặc buôn bán hàng giả thì các cơ quan chức năng phải căn cứ vào cả hai văn bản này để xác định có

Trang 23

truy cứu trách nhiệm hình sự hay chỉ áp dụng xử lý vi phạm bằng biện pháp hành chính việc áp dụng này phần nào đã gây ra những trở ngại nhất định, không thuận tiện Việc cho ra đời Bộ luật Hình sự là vấn đề cần thiết để quy định cụ thể và khoa học về tội làm hàng giả, buôn bán hàng giả nói riêng và các tội phạm hình sự nói chung

1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999

Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả Năm 1985, Bộ luật Hình sự Việt Nam đầu tiên và cũng là bộ luật đầu tiên của nước ta được ban hành Đây được coi là một móc son lịch sử lập pháp của nước ta Từ đây các tội phạm không còn được quy định riêng lẻ trong các văn bản pháp luật, văn bản dưới luật nữa mà tất cả sẽ được tập hợp lại vào một quyển Bộ luật Hình sự Mỗi một tội phạm và hình phạt dôid với tội phạm đó được quy định trong một điều luật riêng và được sắp xếp vào từng nhóm tội khác nhau “Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả” thuộc nhóm “ Các tội kinh tế” quy định tại Điều 167 của Bộ luật:

“ 1 Người nào làm hàng giả hoặc buôn bán hàng giả thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm

2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:

a) Hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;

b) Có tổ chức;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc danh nghĩa Nhà nước, tổ chức xã hội; d) Hàng giả có số lượng lớn; thu lợi bất chính lớn;

đ) Tái phạm nguy hiểm

3 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.”

Từ quy định trên cho thấy Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 1985 đã kế thừa Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 nhưng cũng có những thay đổi có tính tiến bộ hơn: Khoản 1

không thay đổi mà chỉ thay đổi về hình phạt; ở Khoản 2 không đưa ra thuật ngữ “ Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng” mà thay vào đó là các trường hợp cụ thể

Về hình phạt, Điều 167 chỉ quy định hình phạt một là tước đi quyền tự do ( phạt tù), hai là hình phạt tử hình có điểm khác so với Pháp lệnh 07 quy định hình phạt tù và hình phạt tiền Việc quy định như vậy có lẽ theo chúng ta thì quy định đó chưa thực sự khoa học

Để giải thích thế nào là hàng giả thì tại Nghị định 140/HĐBT ngày 25 tháng 4 năm 1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả

Trang 24

và Thông tư liên bộ số 1254 – TTLB ngày 8 tháng 11 năm 1991 của Ủy ban khoa học Nhà nước, Bộ thương mại và du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/HĐBT đã đưa ra định nghĩa hàng giả, các dấu hiệu nhận biết hàng giả, cách phân biệt hàng giả với hàng kém chất lượng

Theo Nghị định này “hàng giả là những sản phẩm hàng hóa được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống với những sản phẩm hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ trên thị trường , những sản phẩm hàng hóa không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi công dụng của nó” 17

Theo Điều 4 của Nghi định này cũng có quy định những dấu hiệu để nhận biết như thế nào là hàng giả Sản phẩm, hàng hóa có một trong những dấu hiệu sau đây được coi là hàng giả:

Thứ nhất, sản phẩm, hàng hóa ( kể cả hàng nhập khẩu) có nhãn sản phẩm giả

mạo hoặc nhãn của sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ của nhãn sản phẩm đó đồng ý

Thứ hai, sản phẩm, hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương tự

có khả năng làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã đăng ký với cơ quan bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ( Cục sáng chế) hoặc đã được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia

Thứ ba, sản phẩm, hàng hóa mang nhãn không đúng với sản phẩm đã đăng ký

với cơ quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Thứ tư, sản phẩm, hàng hóa ghi dấu phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng Việt

Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam

Thứ năm, sản phẩm hàng hóa đã đăng ký hoặc chưa đăng ký chất lượng với cơ

quan tiêu chuẩn đo lường chất lượng mà có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu cho phép

Cuối cùng, là sản phẩm, hàng hóa có giá trị sử dụng không đúng với nguồn gốc,

bản chất tự nhiên và tên gọi công dụng của nó

Qua đây, ta có thể thấy rõ ràng hàng giả được chia ra thành hai loại: hàng giả về hình thức và hàng giả về nội dung

Hàng giả về hình thức tức là chúng được sản xuất, sử dụng nhãn giả và bao bì mang nhãn giả hoặc sử dụng nhãn của người khác, của cơ sở sản xuất khác mà không được sự cho phép của chủ nhãn hiệu nó bao gồm nhãn sản phẩm, nhãn hiệu hàng hóa

và dấu hiệu phù hợp chất lượng tiêu chuẩn Việt Nam

17 Điều 3 Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc buôn bán hàng giả

Trang 25

Hàng giả về nội dung là hàng không có giá trị sử dụng, không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên tên gọi và công dụng của nó hoặc có chất lượng dưới mức tối thiểu mà Nhà nước quy định nhằm mục đích đánh lừa, gây thiệt hại cho người tiêu dùng để thu lợi bất chính

Hàng giả là hàng có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu còn hàng kém chất lượng là hàng có chất lượng thấp hơn mức chất lượng ghi trên nhãn đăng ký song nó chưa vi phạm múc chất lượng tối thiểu

Qua những quy định trên đây, hàng giả đã phần nào được làm rõ hơn với những dấu hiệu cụ thể của nó mà trước đây chưa hề có một văn bản pháp luật nào của Nhà nước đưa ra khái niệm hàng giả Nó có ý nghĩa lớn trong việc áp dụng để phân định hàng giả, hàng thật và hàng kém chất lượng Tuy nhiên việc đưa ra định nghĩa và dấu hiệu này vẫn chưa phản ánh đúng bản chất của hàng giả Hàng giả được chia ra thành hai loại trong đó có giả về hình thức nhưng từ định nghĩa tới dấu hiệu của loại hàng này cho thấy đây không phải là hàng giả mà là hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp Việc đưa ra mức chất lượng tối thiểu để phân định hàng giả và hàng kém chất lượng nhưng trên thực tế cho thấy không phải bất cứ loại hàng hóa nào cũng có được quy định mức chất lượng tối thiểu mà đa phần là không có, do vậy việc áp dụng thực

tế các quy định này rất khó khăn

Bộ luật Hình sự năm 1985 ra đời nó được xây dựng trên cơ sở kinh tế xã hội của nền kinh tế bao cấp và tình hình tội phạm của thời kỳ đó vì thế Bộ luật này có những hạn chế nhất định Nắm bắt được những mặt hạn chế cũng vì vậy mà trong khoảng mười lăm năm tồn tại Bộ luật Hình sự năm 1985 được sửa đổi, bổ sung 4 lần Trong

đó, Điều 167 được sửa đổi bổ sung 2 lần, ở lần sửa đổi bổ sung năm 1992 Điều 167 được sửa đổi bổ sung theo hướng tăng mức hình phạt cao hơn và bổ sung đối tượng

hàng giả mới là “ Vật liệu xây dựng, phân bón thuốc trừ sâu” Sau lần sửa đổi, bổ

sung này thì ta thấy được các loại hàng giả càng ngày càng đa dạng hơn và việc tăng hình phạt lên mức cao hơn càng cho thấy thái độ của Nhà nước ngày càng nghiêm khắc hơn đối với loại tội phạm này

Mặc dù đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung nhưng Điều 167 vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, nó đã tạo ra những khó khăn nhất định trong việc áp dụng pháp luật như: việc không đưa ra các tiêu chuẩn để định lượng cũng như định tính để xác định một hành

vi làm, buôn bán hàng giả là tội phạm hay vi phạm pháp luật khác do vậy một người

có hành vi làm, buôn bán hàng giả sẽ có 3 khả năng có thể xảy ra: người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 167 Bộ luật Hình sự, người đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 57/CP ngày 31/5/1997 quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường chất lượng hàng hóa hoặc có thể bị

xử phạt bằng các biện pháp khác như cảnh cáo, tịch thu tài sản

Trang 26

Cả ba khả năng trên cùng tồn tại cho thấy Điều 167 không kế thừa được những điểm tích cực của văn bản pháp luật trước đó là Pháp lệnh số 07-LCT/HĐNN7 và Nghị định 46/HĐBT ngày 10/5/1983

Để đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của sự phát triển nền kinh tế xã hội và sự phát triển của tội phạm đòi hỏi phải có pháp luật hình sự phù hợp và tiến bộ hơn Bộ luật Hình sự năm 1999 ra đời đã giả quyết được yêu cầu này

1.3.3 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1999 đến nay

Trước yêu cầu thực tế, Bộ luật Hình sự 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi,

bổ sung một cách tương đối toàn diện Bộ luật Hình sự 1985 nhưng có sự kế thừa những nội dung tích cực của Bộ luật Hình sự sau 4 lần sửa đổi, bổ sung Cũng theo xu

hướng chung của Bộ luật Hình sự thì “ Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả” được sửa đổi một cách khá toàn diện, nó được quy định tại Điều 156 của Bộ luật là “ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”

Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả trong đó bao gồm các loại hàng giả là: hàng giả nói chung, hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, hàng giả là vật liệu xây dựng, phân bón và về bản chất thì hàng giả được chia ra làm hai loại là hàng giả về hình thức, hàng giả về nội dung

Kế thừa và phát huy những điểm tích cực, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tách các loại hàng giả trên thành các loại hàng giả được quy định riêng ở các Điều luật cụ thể

trong chương “ Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Điều 156 quy định về tội

sản xuất, buôn bán hàng giả, Điều 157 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Điều 158 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi và Điều 171 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.18

Việc tách ra như vậy là hoàn toàn phù hợp vì mỗi loại hàng giả khác nhau sẽ có những tác động và tác hại đến các đối tượng khác nhau, từ đó trách nhiệm hình sự được áp dụng với mỗi loại tội phạm được đúng đắn hơn Điều 156 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhìn chung có nhiều sự thay đổi hơn so với Điều 167, phạm

vi đối tượng tác động là hàng giả ở đây đã được thu hẹp không còn các loại hàng giả

là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, phân bón,… nay đã được quy định cụ thể tại Điều 157, 158 Trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đã được các văn bản dưới luật quy định cụ thể, hàng giả có số lượng lớn đã được

18 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.Tr.6

Trang 27

định lượng rõ ràng, về hình phạt đã được giảm nhẹ hơn so với Điều 167 với mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến mười lăm năm, việc tách tội phạm quy định tại Điều 167 ra thành các điều luật khác nhau đã góp phần làm giảm nhẹ hình phạt, hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 4 Điều 156 khác so với Bộ luật Hình sự

1985 hình phạt bổ sung quy định tại một điều luật riêng và áp dụng cho các tội phạm thuộc nhóm tội ( Điều 185 Bộ luật Hình sự 1985)

Tên của điều luật cũng có sự thay đổi Điều 167 quy định “ Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả” quy định hai tội danh mỗi tội danh có một hành vi khách quan riêng cho một điều luật, còn Điều 156: “ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” quy định

một tội danh nhưng có hai hành vi khách quan Về bản chất việc quy định như vậy không có gì khác nhau, nhưng việc để gọi tên Điều luật như Điều 156 thì hợp lý hơn, thể hiện tính phân hóa tội phạm cao hơn

Theo Điều 156 thì những người có hành vi buôn bán hàng giả vẫn bị tòa án xét

xử về tội buôn bán hàng giả còn người có hành vi sản xuất hàng giả thì bị tòa án xét

xử về tội sản xuất hàng giả

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 điều luật quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhìn chung không có sự thay đổi

Trang 28

CHƯƠNG 2 TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ

VIỆT NAM

Nội dung ở chương hai là các quy định của pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, bao gồm: Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm, các tình tiết định khung hình phạt của loại tội phạm này Ngoài ra người viết còn phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với một số tội khác như: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), Tội lừa dối khách hàng (Điều 162), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo

vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

2.1 Các dấu hiệu pháp lý về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Tội phạm được cấu thành bởi các dấu hiệu: Dấu hiệu hành vi (mặt khách quan của tội phạm), dấu hiệu quan hệ xã hội bị xâm hại (mặt khách thể của tội phạm), dấu hiệu lỗi (mặt chủ quan của tội phạm), dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi (mặt chủ thể của tội phạm) Cấu thành tội phạm được xem như là sự mô tả khái quát đối với từng loại tội phạm cụ thể Chỉ có trên cơ sở tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp

lý này, thì mới có căn cứ để khẳng định một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội nào đó

bị luật Hình sự cấm và đã thực hiện trên thực tế chính là tội phạm.Tội sản xuất, buôn bán hàng giả cũng được cấu thành bởi bốn yếu tố trên cụ thể như:

2.1.1 Mặt khách thể của tội phạm

Khách thể của tội phạm là hệ thống các quan hệ xã hội bị xâm hại, được bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật hình sự Khách thể của từng loại phạm cụ thể (còn gọi là khách thể trực tiếp của tội phạm) là một hoặc một số quan hệ xã hội cụ thể bị hành vi phạm tội cụ thể xâm hại, thông qua việc gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đối với khách thể trực tiếp mà tội phạm đã gây phương hại đến khách thể chung và khách thể loại của tội phạm

Khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là sự xâm phạm tính trung thực, xâm phạm đến sự hoạt động đúng đắn của người sản xuất, kinh doanh

Khách thể trực tiếp của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là những quan hệ xã hội trong lĩnh vực quản lý chất lượng hàng hóa, lưu thông, phân phối hàng hóa trên thị trường và đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng

Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng giả Cũng như các khái niệm đã được nêu trên, cụ thể hơn ở đây chúng ta có thể khái quát lại hàng giả là các loại hàng hóa được làm giả về nội dung, chất lượng và công dụng không đạt những tiêu chuẩn kỹ

Trang 29

thuật tối thiểu cần phải có so với các loại hàng thật, hàng giả về hình thức như nhãn mác giả, bao bì của sản phẩm giả

Theo Nghị định số 140-HĐBT ngày 25 tháng 4 năm 1991 thì những sản phẩm hàng giả cũng được cụ thể hóa trong quy định, khái niệm về hàng giả và các dấu hiệu

để nhận biết hàng hóa như thế nào thì sẽ bị coi là hàng giả: Sản phẩm hàng hóa có nhãn sản phẩm giả mạo hoặc nhãn sản phẩm của một cơ sở sản xuất khác mà không được chủ nhân của nhãn sản phẩm đó đồng ý, sản phẩm mang nhãn hiệu hàng hóa giống hệt hoặc tương đương mà người sản xuất cố tình gắn vào sản phẩm nhằm mục đích làm cho người tiêu dung nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa của cơ sở sản xuất, buôn bán khác đã được đăng ký bảo hộ theo pháp luật Việt Nam hoặc theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia Sản phẩm bị coi là hàng giả khi nó không mang nhãn hiệu đúng với nhãn đã được đăng ký và sản phẩm hàng hóa ghi dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam khi chưa được cấp giấy chứng nhận và dấu phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam, hàng hóa có mức chất lượng thấp hơn mức chất lượng cho phép hoặc sản phẩm hàng hóa có giá trị

sử dụng không đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó cũng sẽ bị coi là hàng giả

Từ những quy định đã nêu, hàng giả có thể chia thành ba loại:

Thứ nhất, hàng giả về nội dung (chất lượng và công dụng): nó được làm giả về

chất lượng và công dụng Đây là loại hàng hóa không có giá trị sử dụng hoặc có giá trị

sử dụng không đúng với bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó

Ví dụ như: Dùng muối hòa vào nước tinh khiết để làm thuốc nhỏ mắt, dùng bột

mì để làm thuốc B1, …

Thứ hai, hàng giả về hình thức, giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, bao bì hàng hóa

đây là loại hàng mang nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm của cơ sở sản xuất khác nhưng có giá trị sử dụng

Ví dụ: Hàng loạt những túi xách nhái kiểu dáng của các thương hiệu lớn nổi

tiếng ở nước ngoài như: Louis Vuitton, Gucci, Chanel… được bày bán ở khắp nơi, Các mẫu nước hoa nổi tiếng của nhiều hãng lớn như: Calvin Klein, Bossini, Lacoste, Hugo, Chanel cũng không tránh khỏi tình trạng bị làm giả Kính mắt, ví và dây lưng cũng là những mặt hàng được làm giả rất nhiều các nhãn hiệu được làm giả cũng rất quen thuộc như Gucci, Versace, D&G, Chanel, những loại hàng này được làm giả với kiểu dáng giống hệt và chất liệu chắc chắn là kém hơn nhiều so với hàng thật tuy nhiên chúng được bày bán rất đàng hoàng trong các cửa hàng thậm chí ngay cả trong các siêu thị cũng có bày bán những loại hàng này

Trường hợp trên thị trường hiện nay có hai nhãn hiệu nước khoáng thiên nhiên

có nhãn hiệu gần giống nhau đó là nhãn hiệu Lavie và nhãn hiệu TaVie, việc những

Trang 30

nhãn hiệu mới đặt tên nhái với nhãn hiệu đã có uy tín trên thị trường là một sự tính toán nhầm tạo ra sự nhầm lẫn cho khách hàng, khiến họ phân tâm khi lựa chọn các sản phẩm, đây là một hình thức làm giả hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang diễn ra hiện nay

Thứ ba, hàng giả về nội dung lẫn hình thức là hàng hóa có gắn nhãn hiệu, kiểu

dáng sản phẩm của cơ sở sản xuất khác,

Ví dụ: Trên thị trường hiện nay có những chiếc điện thoại di động mang nhãn

mác và kiểu dáng của nhãn hiệu Nokia, nhưng thực tế bên trong những chiếc điện thoại này là những linh kiện đã cũ hoặc kém chất lượng, thời gian sử dụng những sản phẩm này không dài, chỉ một thời gian là bị hỏng hoặc nguy hiểm hơn là những tai nạn đáng tiết xảy ra

2.1.2 Mặt khách quan của tội phạm

Bất kỳ một tội phạm nào khi xảy cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được nó như: hành vi, hậu quảcho xã hội, mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả, các điều kiện bên ngoài khi thực hiện hành vi Tổng hợp những điều kiện trên tạo thành mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bênngoài thế giới khách quan

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm, không

có mặt khách quan thì sẽ không có yếu tố khác của tội phạm và dĩ nhiên sẽ không có tội phạm

Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản, những biểu hiện khác của mặt khách quan chỉ có ý nghĩa khi có hành vi khách quan

Theo Điều 156 “ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” với cái nhìn khái quát chung thì

đây có thể là một điều luật quy định một hành vi khách quan đó chính là hành vi buôn bán hàng giả, nhưng khi đã xem xét kỹ thì ta có thể thấy đây tuy chỉ là một điều luật nhưng quy định hai hành vi khách quan, hành vi thứ nhất là hành vi sản xuất hàng giả, hành vi thứ hai là hành vi buôn bán hàng giả

Thứ nhất, đối với hành vi sản xuất hàng giả

Hành vi sản xuất hàng giả được hiểu là hành vi làm ra hàng giả dưới mọi hình thức từ nguyên liệu qua khâu sản xuất, người phạm tội tạo ra thành phẩm chứ không phải là sự pha trộn các thành phẩm có sẵn Người phạm tội có thể tham gia vào cả quá trình làm ra hàng giả từ đầu đến cuối hoặc chỉ có thể tham gia vào một công đoạn của quá trình làm ra hàng giả như: lắp ráp, chế biến, đóng gói, dãn nhãn hiệu để tạo ra hàng giả Hàng giả được sản xuất ra chủ yếu bằng phương pháp công nghiệp theo một quy

Trang 31

trình từ nguyên liệu đến sản phẩm Ở Điều 156 BLHS năm 1999 không sử dụng thuật

ngữ “làm” hàng giả như Điều 167 BLHS năm 1985 mà sử dụng thuật ngữ “sản xuất”

hàng giả, sự khác biệt này có những ý nghĩa nhất định

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức sản xuất mà trong đó có sự phân công lao động và sản phẩm được làm ra phải trải qua nhiều khâu khác nhau của một quá trình sản xuất, được thực hiện theo một quy trình từ nguyên liệu đến sản phẩm Sản xuất hàng giả cũng như vậy, việc sản xuất hàng giả là việc tạo ra hàng giả trong đó cũng có

sự phân công lao động ra các khâu của quá trình sản xuất, hàng giả làm ra phải trải qua các khâu đó Do vậy để sản xuất phải có từ hai người trở lên hoặc phải có máy móc và

trang thiết bị kỹ thuật số lượng hàng giả làm ra là tương đối nhiều Còn việc “làm”

hàng giả là tạo ra sản phẩm giả trên cơ sở bắt chước kiểu dáng, tính năng của một loại hàng hóa nào đó, người làm hàng giả làm ra nó theo phương pháp thủ công, không có quy trình kỹ thuật nhất định nào, số lượng hàng giả làm ra là không nhiều Điều 156 quy định như vậy có tính hợp lý hơn rất nhiều, do mục đích của tội phạm là hàng giả làm ra để lừa dối khách hàng nhằm thu lợi bất chính Với mục đích như vậy mà sử

dụng thuật ngữ “làm” để chỉ hành vi khách quan của tội phạm này có thể dẫn đến

nhầm lẫn với hành vi khách quan của tội phạm khác và cũng có thể là hành vi khác mà không phải tội phạm

Ví dụ: Từ các chất hóa học cụ thể nào đó mà người phạm tội pha trộn để tạo ra

kẹo dẽo, bột ngọt, nước giải khát, bia, …

Cụ thể trường hợp: Nếu anh A làm ra sản phẩm được coi là hàng giả, anh A

đem sản phẩm này bán cho khách hàng, để thu tiền từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây ra hậu quả nghiêm trọng thì anh A sẽ phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự 1999 Tuy nhiên, nếu trường hợp anh A chỉ làm ra sản phẩm giả đó để sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt của bản thân và gia đình thì hành vi của anh A không bị coi

là hành vi làm hàng giả và không vi phạm pháp luật

Do vậy việc sử dụng thuật ngữ “sản xuất” để thực hiện hành vi khách quan của

tội sản xuất hàng giả là chính xác và không gây nhầm lẫn

Thứ hai, đối với hành vi buôn bán hàng giả

Hành vi buôn bán hàng giả là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất khác để mua đi, bán lại những hàng hóa mà biết là hàng giả để thu lợi bất chính Có thể thấy hành vi khách quan của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đều được thể hiện dưới dạng hành động Người phạm tội phải tiến hành một hoạt động cụ thể tác động một cách trực tiếp vào quan hệ xã hội cụ thể

Trang 32

Đối với hành vi sản xuất hàng giả người phạm tội phải tiến hành một loạt các hành động như: lắp ráp, dán nhãn… ngoài ra người phạm tội phải chuẩn bị trước mọi thứ như nguyên liệu, máy móc, nhà xưởng, dự trù loại hàng hóa sản xuất, móc nối để tiêu thụ do vậy họ bắt buộc phải thể hiện bằng hành động Còn đối với hành vi buôn bán hàng giả: là hành vi mua đi bán lại hàng hóa giả Người phạm tội phải tìm mối mua hàng giả sau đó bán lại hàng giả đó cho người khác để thu lợi bất chính.

Về thời gian thực hiện tội phạm, thì hành vi sản xuất hàng giả phải xảy ra trong một thời gian dài có tính liên tục còn hành vi buôn bán hàng giả thì khác nó vừa có thể xảy ra trong một thời gian dài liên tục, có thể xảy ra trong thời gian ngắn và không liên tục Hành vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả có mối quan hệ khăng khít với nhau

Người phạm tội có thể thực hiện một trong hai hành vi hoặc là sản xuất hàng giả hoặc là buôn bán hàng giả, hoặc thực hiện cả hai hành vi vừa sản xuất vừa buôn bán hàng giả Có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thì hàng giả mới đến được tay người tiêu dùng và gây hậu quả Có hành vi buôn bán hàng giả thì mới tạo ra nhu cầu và cần

có cơ sở sản xuất để đáp ứng cho nhu cầu buôn bán

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả được cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau: hàng giả mà nếu tính tương đương với hàng thật mà có giá trị từ

ba mươi triệu đồng trở lên, hoặc dưới ba mươi triệu đồng mà gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại các điều 153, 154, 155,157,158,159,161 của Bộ luật Hình sự 1999 mà còn vi phạm, đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155,157,158,159,161

Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nói tại Điều này khác với các hành vi quy định tại các Điều 157, 180, 181 ở đối tượng phạm tội Nếu hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả ở đây là các sản phẩm, hàng hoá giả nói chung thì tại Điều 157, đối tượng hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, tại Điều 180 là tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả, tại Điều 181 là séc giả và các giấy tờ có giá giả khác Hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả cũng cần phân biệt với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 139) và tội lừa dối khách hàng (Điều 162) Đối với hành vi mua bán hàng giả, người phạm tội nhằm vào bất cứ khách hàng nào mua sản phẩm, hàng hoá đó

mà không có hoặc có hành vi (không đáng kể) lừa dối một đối tượng cụ thể nào đó tin

đó là hàng thật

Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho quan hệ xã hội

là khách thể bảo vệ của luật hình sự Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua

sự biến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội là khách

Trang 33

thể của tội phạm Tính chất, mức độ của thiệt hại được xác định bởi tính chất; mức độ biến đổi của các đối tượng tác động của tội phạm

Hậu quả của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là từ sự biến đổi về chất của hàng hóa dẫn đến những thiệt hại cho khách thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả đó là những thiết hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, nhân phẩm, danh

dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…

Theo quy định của Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì yếu tố hậu quả của tội phạm không phải lúc nào cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với mặt khách quan của tội

phạm Nó chỉ có ý nghĩa là dấu hiệu bắt buộc trong trường hợp “…hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị…dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng…” Có ý kiến cho rằng tội sản xuất, buôn bán hàng giả là tội có cấu

thành vật chất có nghĩa là phải có các dấu hiệu của mặt khách quan của tội phạm là hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi hậu quả, thì mới được coi là tội phạm Nhưng khi nghiên cứu thực tế tội phạm này, đã cho thấy rằng tội sản xuất, buôn bán

hàng giả có cấu thành hình thức nghĩa là chỉ cần có hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương số lượng hàng thật có giá trị 30 triệu đồng” đã cấu thành tội phạm

mà không cần xem xét dấu hiệu hậu quả của tội phạm

Đối với hàng giả sản xuất trong nước thì thường làm giả về nhãn hiệu, kiểu dáng tương tự giống hàng thật hoặc sản xuất hàng giả dùng nhãn nhác hàng thật có cả chỉ dẫn địa lý hẳn hoi khiến người tiêu dùng khó phân biệt

Đối với hàng giả sản xuất tại nước ngoài, phần lớn đây là những hàng giả trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất phải chi phi cao như: hàng điện tử, điện lạnh, phụ tùng ôtô, thiết bị viễn thông… các hàng giả này thường được gắn nhãn hiệu của

các nhà sản xuất lớn có uy tín trong nước và trên thế giới Có trường hợp chúng “đội lốt” rất tinh vi đặt sản xuất một số bộ phận của hàng thật như: nhãn tem nhập khẩu,

tem chống hàng giả, sau đó nhập lậu vào trong nước để bán Thủ đoạn thường là buôn bán nhỏ lẻ, phân tán nhiều nơi, khi nào hết sản phẩm mới sản xuất tiếp nhằm trốn tránh việc phát hiện của các cơ quan chức năng Thủ đoạn khác là cho hàng giả trôn lẫn với hàng thật để tránh sự phát hiện của người tiêu dùng hay chuyên nghiệp hơn là các đối tượng móc nối với các đại lý độc quyền phân phối sản phẩm… Chúng sản xuất các mặt hàng phù hợp với từng thời điểm tiêu thụ

Ví dụ: Xi măng giả tập trung vào mùa xây dựng; hàng điện gia dụng giả tập

trung vào mùa tiêu thụ như mùa hè và giáp tết âm lịch; bánh kẹo giả tập trung và dịp tết âm lịch, tết trung thu; mỹ phẩm giả thì bầy bán ngang nhiên trong các cửa hàng sang trọng lẫn lộn với mỹ phẩm thật…

Trang 34

2.1.3 Mặt chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi và có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Khác với một số pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, pháp luật hình sự Việt Nam không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm do vậy trong trường hợp pháp nhân có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định tại Điều 156 BLHS thì pháp nhân đó không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chỉ cá nhân mới phải chịu trách nhiệm hình sự Do vậy pháp nhân vi phạm pháp luật Hình sự thì người đại diện của pháp nhân sẽ là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay người đại diện đó mới là chủ thể tội phạm Việc quy định như vậy sẽ có trường hợp dẫn đến bỏ lọt tội phạm, do nếu một pháp nhân vi phạm pháp luật thì tất cả các thành viên của pháp nhân đó đều thực hiện hành vi vi phạm nhưng chỉ có một người phải chịu trách nhiệm hình sự

Từ thực tế này cho thấy, quy định của pháp luật hình sự là chưa phù hợp cần có những sửa đổi hợp lý hơn Chủ thể của tội sản xuất, buôn bán hàng giả có thể là chủ

thể đặc biệt “lợi dụng quyền hạn, chức vụ” quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 156

Nếu người phạm tội là người nước ngoài (người có quốc tịch nước khác hoặc không

có quốc tịch) phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả trên lãnh thổ Việt Nam thì vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam trừ những trường hợp được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ theo quy định của pháp luật Việt Nam

và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia thì khi đó trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao

Về tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các Điều 8, Điều 12 Bộ luật Hình sự thì độ tuổi của người phạm tội theo quy định tại Điều 156 sẽ như sau: Nếu người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại Khoản 1 của điều luật, nhưng phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy đinh tại Khoản 2 và Khoản 3 của điều luật Vì Khoản 1 của điều luật

là “tội phạm nghiêm trọng” là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội là mức cao nhất

của khung hình phạt đối với tội ấy đến 7 năm tù19, mà Khoản 1 Điều 156 thì mức cao nhất của khung hình phạt là năm năm tù và căn cứ tại Khoản 2 Điều 12 tuổi chịu trách

nhiệm hình sự “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc hoặc tội pham đặc biệt nghiêm trọng” Còn theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 156 là tội rất nghiêm

19 Khoản 3, Điều 8, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Trang 35

trọng và mức cao nhất của khung hình phạt tại Khoản 2 là đến mười năm tù, Khoản 3

là đến mười lăm năm tù (căn cứ vào Khoản 3 Điều 8) Nếu “người phạm tổi đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm” 20

Vấn đề nhân thân người phạm tội theo quy định tại Khoản 1 Điều 156 “Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị… dưới 30 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại điều này hoặc tại một điều khoản trong các Điều 153, 154, 155,

157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” Qua đây ta thấy dấu hiệu đã bị xử phạt hành

chính… mà còn vi phạm là người phạm tội đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả hoặc một trong các hành vi quy định tại Điều 153 (Tội buôn lậu); Điều 154 (Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới); Điều 155 (Tội sản xuất tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm); Điều 157 (Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh); Điều 158 ( Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi); Điều 159 (Tội kinh doanh trái phép); Điều 161 (Tội trốn thuế) Sở dĩ quy định như vậy

là do nhóm tội này có tính chất nguy hiểm cho xã hội tương đối giống nhau Do vậy việc quy định đã bị xử phạt hành chính về các hành vi quy định tại các tội trên cũng có

ý nghĩa như quy định đã xử phạt hành chính về các hành vi quy định tại các tội trên cũng có ý nghĩa như quy định đã xử phạt hành chính hành vi quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Theo quy định tại Điều 11 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính: “… nếu qua một năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi là chưa có vi phạm pháp luật.” thì “… đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm…” là trường hợp người có

hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả nhưng giá trị hàng giả tương đương với giá trị của hàng thật là dưới 30 triệu đồng nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng thì bị phát hiện và bị xử phạt hành chính nhưng chưa hết hạn một năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc chưa chấp hành xong quyết định xử phạt thì lại có hành

vi sản xuất, buôn bán hàng giả Việc người này đã vi phạm lại tiếp tục vi phạm như vậy thể hiên tính ngoan cố của chủ thể vi phạm do vậy cần xử lý thật nghiêm minh Việc quy định còn cho thấy chính sách hình sự của nhà nước ta là tương đối tiến bộ,

trước tiên là giáo dục sau đó mới xử lý bằng hình phạt Dấu hiệu “ đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” là trường hợp người phạm

tội đã có bản án kết tội về một trong các hành vi quy định tại Điều 153 ,154, 155, 157,

20 Khoản 2, Điều 12, Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009

Trang 36

158, 159 và 161 của Bộ luật Hình sự… chưa chấp hành xong hình phạt hoặc đã chấp hành xong hình phạt nhưng trong thời gian thử thách lại có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả Đây là các trường hợp tái phạm nguy hiểm (Điều 49 Bộ luật Hình sự )

Qua quy định trên, ta thấy được thái độ nghiêm khắc của nhà nước đối với hành

vi phạm tội liên tiếp này Các quy định đã thể hiện một chính sách hình sự tiến bộ của nhà nước ta nó vừa mang tính giáo dục vừa nghiêm minh đối với những tội phạm ngoan cố, không chịu hối cải

2.1.4 Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm là một thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan Mặt khách quan là những biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm, còn mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của người phạm tội Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm: lỗi, mục đích, động cơ, trong đó lỗi là dấu hiệu được phản ánh trong tất cả

các cấu thành tội phạm “Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý”

Một người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi

đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ

quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội Đối với “Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: người thực

hiện hành vi quy định tại Điều 156 được thực hiện với lỗi cố ý Tuy nhiên, để xác định đây là lỗi cố ý trực tiếp hoặc lỗi cố ý gián tiếp thì có nhiều quan điểm trái ngược nhau:

Quan điểm thứ nhất, cho rằng lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý trực tiếp, người

phạm tội biết rõ hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả do mình thực hiện là nguy hiểm cho xã hội trái pháp luật nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó

Quan điểm thứ hai, cho rằng người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng

giả là do lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp) người thực hiện các hành vi này, nhận thức rõ các hành vi của mình là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của hành

vi và mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra

Quan điểm thứ nhất sẽ hợp lý hơn bởi tội sản xuất, buôn bán hàng giả có cấu thành hình thức Hậu quả nguy hiểm cho xã hội không phải là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc xác định ý chí của người phạm tội đối với hậu quả nguy hiểm cho xã hội không được đặt ra Người phạm tội đã nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả song vẫn luôn mong muốn thực hiện các hành

vi đó Do vậy, trong trường hợp này là lỗi cố ý trực tiếp

Đối với hành vi buôn bán hàng giả thì người buôn bán phải biết đó là hàng giả mới cấu thành tội phạm Mục đích của người phạm tội là buôn bán để thu lợi bất

Trang 37

chính, động cơ vì vụ lợi Vì tội sản xuất, buôn bán hàng giả gồm hai hành vi là hành

vi sản xuất hàng giả và hành vi buôn bán hàng giả

Đối với hành vi sản xuất hàng giả luôn được người thực hiện hành vi với lỗi cố

ý trực tiếp, còn đối với hành vi buôn bán hàng giả thì vấn đề lỗi lại có quan điểm khác nhau:

Hành vi buôn bán hàng giả có thể được thực hiện với lỗi cố ý của người phạm tội Có nghĩa là có trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý: biết rõ là hàng giả mà vẫn buôn bán, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi

Với trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi vô ý, họ thực hiện hành vi buôn bán hàng giả nhưng không biết hàng hóa mình đang buôn bán là hàng giả, họ không nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội mặc dù phải thấy trước hoặc có thể thấy trước Vì vậy, nếu một người nào có hành vi buôn bán hàng giả với lỗi vô ý nếu không xảy ra hậu quả nghiêm trọng thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Quan điểm khác cho rằng hành vi buôn bán hàng giả được quy định trong tội phạm này luôn được người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý, có nghĩa là người thực hiện hành vi biết rõ hàng hóa mình đang mua bán là giả nhưng vẫn mua bán để thu lợi bất chính Với quan điểm thứ hai này, theo đánh giá và nhìn nhận thì nó là quan điểm hợp

lý hơn vì theo quy định của Nhà nước và Pháp luật đối với cơ sở kinh doanh phải kiểm soát được chất lượng hàng hoá mà mình bán ra Mặt khác trong thực tiễn xét xử tội này của các tòa án nước ta, thì tòa án rất ít quan tâm đến xác định hành vi phạm tội đó

có lỗi cố ý hay vô ý mà chủ yếu quan tâm đến mức độ nguy hiểm cho xã hội để truy cứu trách nhiệm hình sự hay không

Ngoài yếu tố lỗi, trong mặt chủ quan của tội phạm còn có các yếu tố khác như động cơ phạm tội, mục đích phạm tội Động cơ là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý Nhìn chung, động cơ phạm tội không có ý nghĩa quyết định đến tính chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm Hầu hết các điều luật đều không quy định dấu hiệu động cơ phạm tội trong cấu thành tội phạm Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thì động cơ phạm tội cũng không phải là dấu hiệu bắt buộc khi định tội hoặc quyết định hình phạt

Tuy nhiên việc làm rõ động cơ phạm tội trong từng trường hợp cụ thể để nắm bắt nguyên nhân của tội phạm sẽ giúp nhà nước đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và xây dựng các chính sách kinh tế xã hội phù hợp Thực tế động cơ phạm tội này chủ yếu là do lòng tham, vụ lợi Các chủ thể thực hiện tội phạm đều hướng tới những mục đích nhất định

Ngày đăng: 03/10/2015, 17:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Nhà XB: Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh
2. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội
3. Phan Hiền, Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1987. Ái Minh, Tranh cãi hàng giả hay hàng nhái, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, http://plo.vn/phap-luat/tranh-cai-hang-gia-hay-hang-nhai-494755.html, [ Truy cập ngày 20/10/2014]. Danh mục trang thông tin điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh cãi hàng giả hay hàng nhái
Nhà XB: Nxb Sự Thật
1. Báo Công an nhân nhân online, Phòng chống tội phạm công nghệ cao như thế nào? Học Viện Cảnh Sát nhân dân, http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Khoa-hoc-Cong-nghe/64/398/Phong-chong-toi-pham-cong-nghe-cao-nhu-the-nao.aspx,[Truy cập, 27/10/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng chống tội phạm công nghệ cao như thế nào
3. Thùy Dung, Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng sản xuất hàng giả, Kinh tế Sài Gòn Online, http://www.thesaigontimes.vn/113860/Viet-Nam-dang-dan-tro-thanh-diem-nong-san-xuat-hang-gia.html [ Ngày truy cập 9/8/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng sản xuất hàng giả
4. Nguyên Dũng, Công nghệ chống làm giả hàng hóa, sản phẩm và văn bản, Hội vô tuyến – Điện tử Việt Nam, http://rev.org.vn/411/news-detail/485275/tin-khoa-hoc-va-cong-nghe/cong-nghe-chong-lam-gia-hang-hoa-san-pham-va-van-ban.html,[ Truy cập ngày 20/10/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công nghệ chống làm giả hàng hóa, sản phẩm và văn bản, Hội vô tuyến – Điện tử Việt Nam
5. Văn Học, Chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Báo điện tử Nhân dân, http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/8887702-.html, [ Truy cập ngày 23/10/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống sản xuất và buôn bán hàng giả
6. Mạnh Hùng, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Xử lý nghiêm hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-Bo-nganh/Xu-ly-nghiem-hang-gia-bao-ve-nguoi-tieu-dung/187199.vgp, [ Truy cập ngày 23/10/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý nghiêm hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng
7. Việt Nam plus, 90% Doanh nghiệp thụ động trong chống hàng giả, hàng nhái, Mỹ Phương - Uyên Hương http://www.vietnamplus.vn/90-dn-thu-dong-trong-chong-hang-gia-hang-nhai/174909.vnp, [ Truy cập ngày 23/10/2014]. Danh mục tài liệu khác Sách, tạp chí
Tiêu đề: 90% Doanh nghiệp thụ động trong chống hàng giả, hàng nhái
1. Tòa án nhân dân tối cao,Thống kê số liệu án của Tòa án nhân dân tối cao năm 2007 đến năm 2013, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/5901712,[ Truy cập ngày 20/10/2014] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê số liệu án của Tòa án nhân dân tối cao năm 2007 đến năm 2013
5. Pháp lệnh số 07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982 Khác
6. Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khác
7. Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc buôn bán hàng giả Khác
8. Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại Khác
9. Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Khác
10. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự Khác
11. Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ thương mại, Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ khoa học công nghệ và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 31/1999/CT-TTG ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả Khác
12. Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004 của Bộ tài chính và Bộ khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Khác
13. Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan Khác
14. Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách, chống hàng giả, hàng kém chất lượng. Danh mục sách, báo tạp chí Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w