Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu đề tài

1.3.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay

Trước yêu cầu thực tế, Bộ luật Hình sự 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương đối toàn diện Bộ luật Hình sự 1985 nhưng có sự kế thừa những nội dung tích cực của Bộ luật Hình sự sau 4 lần sửa đổi, bổ sung. Cũng theo xu hướng chung của Bộ luật Hình sự thì “ Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả”

được sửa đổi một cách khá toàn diện, nó được quy định tại Điều 156 của Bộ luật là Tội sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Bộ luật Hình sự năm 1985 quy định về tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả trong đó bao gồm các loại hàng giả là: hàng giả nói chung, hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, hàng giả là vật liệu xây dựng, phân bón và về bản chất thì hàng giả được chia ra làm hai loại là hàng giả về hình thức, hàng giả về nội dung.

Kế thừa và phát huy những điểm tích cực, Bộ luật Hình sự năm 1999 đã tách các loại hàng giả trên thành các loại hàng giả được quy định riêng ở các Điều luật cụ thể trong chương “ Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế”, Điều 156 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, Điều 157 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, Điều 158 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng vật nuôi và Điều 171 quy định về tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.18

Việc tách ra như vậy là hoàn toàn phù hợp vì mỗi loại hàng giả khác nhau sẽ có những tác động và tác hại đến các đối tượng khác nhau, từ đó trách nhiệm hình sự được áp dụng với mỗi loại tội phạm được đúng đắn hơn. Điều 156 quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhìn chung có nhiều sự thay đổi hơn so với Điều 167, phạm vi đối tượng tác động là hàng giả ở đây đã được thu hẹp không còn các loại hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh, phân bón,… nay đã được quy định cụ thể tại Điều 157, 158. Trong trường hợp phạm tội đặc biệt nghiêm trọng đã được các văn bản dưới luật quy định cụ thể, hàng giả có số lượng lớn đã được

18 Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm trật tự

định lượng rõ ràng, về hình phạt đã được giảm nhẹ hơn so với Điều 167 với mức cao nhất của khung hình phạt là phạt tù đến mười lăm năm, việc tách tội phạm quy định tại Điều 167 ra thành các điều luật khác nhau đã góp phần làm giảm nhẹ hình phạt, hình phạt bổ sung được quy định tại Khoản 4 Điều 156 khác so với Bộ luật Hình sự 1985 hình phạt bổ sung quy định tại một điều luật riêng và áp dụng cho các tội phạm thuộc nhóm tội ( Điều 185 Bộ luật Hình sự 1985).

Tên của điều luật cũng có sự thay đổi Điều 167 quy định “ Tội làm hàng giả, tội buôn bán hàng giả” quy định hai tội danh mỗi tội danh có một hành vi khách quan riêng cho một điều luật, còn Điều 156: “ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả” quy định một tội danh nhưng có hai hành vi khách quan. Về bản chất việc quy định như vậy không có gì khác nhau, nhưng việc để gọi tên Điều luật như Điều 156 thì hợp lý hơn, thể hiện tính phân hóa tội phạm cao hơn.

Theo Điều 156 thì những người có hành vi buôn bán hàng giả vẫn bị tòa án xét xử về tội buôn bán hàng giả còn người có hành vi sản xuất hàng giả thì bị tòa án xét xử về tội sản xuất hàng giả.

Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 điều luật quy định tội sản xuất, buôn bán hàng giả nhìn chung không có sự thay đổi.

CHƢƠNG 2

TỘI SẢN XUẤT, BUÔN BÁN HÀNG GIẢ TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

Nội dung ở chương hai là các quy định của pháp luật về tội sản xuất, buôn bán hàng giả, bao gồm: Các dấu hiệu pháp lý cấu thành tội phạm, các tình tiết định khung hình phạt của loại tội phạm này. Ngoài ra người viết còn phân biệt tội sản xuất, buôn bán hàng giả với một số tội khác như: Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 155), Tội lừa dối khách hàng (Điều 162), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157), Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 26 - 28)