Một số biện pháp khắc phục hiện tượng xung đột định danh

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 68 - 74)

5. Kết cấu đề tài

3.5.2. Một số biện pháp khắc phục hiện tượng xung đột định danh

Định tội danh là cơ sở cho việc quyết định hình phạt, có trường hợp hành vi của người phạm tội có sự giống nhau giữa các tình tiết cơ bản của các tội phạm khác nhau, từ đó đã gây ra không ít khó khăn cho người tiến hành tố tụng trong việc định tội danh cho các hành vi đó. Cũng vì vậy mà người tiến hành tố tụng cần phải có kiến thức pháp luật, trình độ lý luận thật vững chắc khi đánh giá, phân tích, tổng hợp từng yếu tố của vụ án, nội dung văn bản pháp luật có liên quan một cách phù hợp, ngoài ra cần kiểm tra thật kỹ các yếu tố cấu thành tội phạm tạo cơ sở cho việc xác định đúng người đúng tội.

Thứ nhất, hoàn thiện chính sách pháp luật: để đảm bảo cho các quy định của pháp luật về đấu tranh phòng chống các loại tội phạm chúng ta cần thực hiện:

Nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản pháp luật về phòng chống các tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung và tội sản xuất, buôn bán hàng giả nói riêng.

Kiểm tra rà soát lại hiệu lực, hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật phòng chống tội phạm này trong thời gian qua đã đạt được những hiệu quả như thế nào để kịp thời hủy bỏ các văn bản kém hiệu quả, không rõ ràng, không phù hợp với các điều kiện thực tế của xã hội.

Thứ hai, cần thiết có các văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể: trong thực tế có rất nhiều vụ án xảy ra có nhiều tình tiết cơ bản giống tương tự nhau cũng vì lý do này mà cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể các điều luật được quy định và hướng dẫn rõ ràng các tình tiết đó nhằm hạn chế và khắc phục tình trạng oan sai, sai người, sai tội.

Thứ ba, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trong ngành Tòa án: Cùng với các cơ quan chức năng khác, tòa án là cơ quan phải đảm bảo quyền lực tư pháp của quốc gia và tăng cường lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước. Vì vậy mà tòa án cần phải khẩn trương đào tạo các cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ đang công tác trong ngành đặc biệt cần chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, chính trị. Đổi mới tổ chức hoạt động nhằm khắc phục thiếu sót, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng oan sai.

Bên cạnh những cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao có phẩm chất đạo đức chính trị tốt làm cho công tác xét xử được chính xác, đúng người đúng tội thì

vẫn còn đâu đó một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất, thiếu ý thức rèn luyện trong công tác, sa đọa, thoái hóa nên không hoàn thành trách nhiệm, nhiệm vụ của mình vi phạm kỹ luật thậm chí quy phạm pháp luật. Vì vậy, cũng cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, xử lý kịp thời các cá nhân, tập thể có hành vi vi phạm.

KẾT LUẬN

Tình hình tội phạm về xâm phạm trật tự quản lý kinh tế nói chung, tội sản xuất buôn bán hàng giả nói riêng ngày càng gia tăng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống xã hội, quyền lợi, tính mạng sức khỏe của cá nhân. Sự gia tăng đáng nói của loại tội phạm này là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cùng với những điểm yếu kém trong mặt quản lý kinh tế của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức doanh nghiệp. Mặt khác chúng ta chưa đánh giá đúng về tình hình và tính chất phức tạp nghiêm trọng sự phát triển của tội phạm trong thời kỳ mới, để đề ra chủ trương, biện pháp đấu tranh sao cho phù hợp.

Hệ thống pháp luật chưa thật sự đồng bộ, việc thi hành pháp luật lại chưa nghiêm, sự phối hợp hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu sự chặt chẽ, nhiều ngành, nhiều cấp chưa coi trọng công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm. Một bộ phận cán bộ bị tha hóa ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân, công tác phòng ngừa tội phạm trong gia đình, nhà trường, cộng đồng dân cư chưa được quan tâm đúng mức.

Ngoài ra, nguyên nhân còn do phần lớn do nhu cầu tiêu dùng hàng giá rẻ của người dân hiện nay còn rất nhiều, do hàng sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Mặt khác, những quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu hiện nay còn thiếu chặt chẽ cũng là yếu tố giúp hàng giả, hàng kém chất lượng dễ dàng tuồng sâu vào trong nước.

Để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về kinh tế nói chung, tội sản xuất buôn bán hàng giả nói riêng phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, trách nhiệm của các ngành các cấp trong phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm. Cần tiến hành các chủ trương và biện pháp chỉ đạo công tác phòng chống trong thời kỳ mới. Qua nghiên cứu đề tài người viết xin đưa ra một số biện pháp để phòng chống tội phạm này:

Đầu tiên, đối với người tiêu dùng

Cần nâng cao kiến thức, tinh thần cảnh giác khi mua hàng, cần nhận thức rõ việc chống hàng giả, hàng nhái là trách nhiệm của mình và để bảo vệ quyền lợi cho mình.

Cần nghiên cứu về các sản phẩm trước khi mua để tránh trường hợp mua nhầm hàng giả gây thiệt hại cho chính mình.

Vấn đề hàng giả, hàng nhái đã và đang gây nhiều nhức nhối trong thời gian vừa qua. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có hiệu lực chính thức từ ngày 1/7/2011. Đây được coi là bước ngoặt quan trọng trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.

Thứ hai, từ phía doanh nghiệp:

Doanh nghiệp cần thắt chặt hệ thống quản lý và tiêu thụ hàng hóa của mình, cần phải xem việc chống hàng giả, hàng nhái cũng là trách nhiệm của mình chứ không nên coi đó là việc của cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần nhanh chóng gửi đơn khiếu nại để giải quyết triệt để vấn đề.

Tăng cường Marketing quảng bá thương hiệu để hướng người tiêu dùng sử dụng nhiều hàng thật hơn. Các loại “tem chống giả”… cần phải được quảng bá dấu hiệu phát hiện rộng rãi để người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng thật- giả.

Thứ ba, từ phía nhà nước

Cần xã hội hóa công tác chống hàng giả, hàng nhái để người dân hiểu rõ công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là trách nhiệm của toàn dân. Nhà nước cần tiến hành các chiến dịch tuyên truyền cho toàn dân hiểu được tầm quan trọng và ý nghĩa của công cuộc chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.

Cần hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.Tuy luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 nhưng cho đến nay các hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn không có nguồn thu nào ổn định. . Luật đã quy định về việc giao cho các tổ chức này thực hiện một số nhiệm vụ của Nhà nước và được hỗ trợ từ Ngân sách Nhà nước. Mặc dù Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư quy định việc hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Nhà nước nhưng đến nay việc triển khai các quy định nói trên vẫn còn rất nhiều lúng túng và các tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động. Vì vậy, nhà nước cần xem xét hỗ trợ kinh phí, đảm bảo nguồn thu ổn định cho các tổ chức này.

Cần kiện toàn luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tăng cường thanh tra, kiểm tra giám sát chặt chẽ các mặt hàng được đưa ra thị trường, tránh sơ hở để các cá nhân, tổ chức có mục đích làm hàng giả, hàng nhái có cơ hội thực hiện mục tiêu của chúng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Bộ luật Hình sự năm 1985.

2. Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009. 3. Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

4. Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.

5. Pháp lệnh số 07/LCT/HDNN7 ngày 10/7/1982 Trừng trị tội đầu cơ, buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép năm 1982.

6. Pháp lệnh số 13/1999/PL-UBTVQH10 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ngày 27 tháng 4 năm 1999 về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

7. Nghị định 140/HĐBT ngày 25/4/1991 của Hội đồng bộ trưởng về kiểm tra xử lý việc buôn bán hàng giả.

8. Nghị định 06/2008/NĐ-CP ngày 16/1/2008 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

9. Nghị định 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

10. Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự.

11. Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT ngày 27 tháng 4 năm 2000 của Bộ thương mại, Bộ tài chính, Bộ công an, Bộ khoa học công nghệ và môi trường về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 31/1999/CT-TTG ngày 27/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán hàng giả

12. Thông tư liên tịch số 129/2004/TTLT/BTC-BKHCN ngày 29/12/2004 của Bộ tài chính và Bộ khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

13. Thông tư số 44/2011/TT- BTC ngày 1/4/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn công tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan.

14. Chỉ thị số 28/2008/CT-TTg ngày 8 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ Về một số biện pháp cấp bách, chống hàng giả, hàng kém chất lượng.

1. Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự - Phần các tội phạm, Tập VI - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2003.

2. Phạm Văn Beo, Giáo trình luật hình sự Việt Nam phần chung, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội, 2010.

3. Phan Hiền, Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự, Nxb Sự Thật, Hà Nội,1987.

 Ái Minh, Tranh cãi hàng giả hay hàng nhái, Báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh, http://plo.vn/phap-luat/tranh-cai-hang-gia-hay-hang-nhai-494755.html, [ Truy cập ngày 20/10/2014].

Danh mục trang thông tin điện tử

1. Báo Công an nhân nhân online, Phòng chống tội phạm công nghệ cao như thế nào? Học Viện Cảnh Sát nhân dân, http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Khoa-

hoc-Cong-nghe/64/398/Phong-chong-toi-pham-cong-nghe-cao-nhu-the-nao.aspx, [

Truy cập, 27/10/2014].

2. Duy Danh, Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh, Hàng giả, hàng nhái thực trạng, nguyên nhân và biện pháp phòng chống hiện nay,

http://haiquan.hochiminhcity.gov.vn/web/haiquan/tintuc/khac/chitiet;jsessionid =16CFF4D7CC5265E8D66FB4215FAF96EA?p_p_id=EXT_ARTICLEVIEW&p_p_l ifecycle=0&p_p_state=normal&p_p_mode=view&p_p_col_id=column- 2&p_p_col_count=1&_EXT_ARTICLEVIEW_delta=20&_EXT_ARTICLEVIEW_ke ywords=&_EXT_ARTICLEVIEW_advancedSearch=false&_EXT_ARTICLEVIEW_ andOperator=true&_EXT_ARTICLEVIEW_groupId=14&_EXT_ARTICLEVIEW_se archArticleId=&_EXT_ARTICLEVIEW_version=1.0&_EXT_ARTICLEVIEW_title= &_EXT_ARTICLEVIEW_description=&_EXT_ARTICLEVIEW_content=&_EXT_ ARTICLEVIEW_type=&_EXT_ARTICLEVIEW_structureId=&_EXT_ARTICLEVI EW_templateId=&_EXT_ARTICLEVIEW_status=approved&_EXT_ARTICLEVIE W_orderByCol=display-date&_EXT_ARTICLEVIEW_orderByType=desc&cur=33, [ Ngày truy cập, 9/10/2014].

3. Thùy Dung, Việt Nam đang dần trở thành điểm nóng sản xuất hàng giả, Kinh tế Sài Gòn Online, http://www.thesaigontimes.vn/113860/Viet-Nam-dang-dan-

tro-thanh-diem-nong-san-xuat-hang-gia.html [ Ngày truy cập 9/8/2014].

4. Nguyên Dũng, Công nghệ chống làm giả hàng hóa, sản phẩm và văn bản, Hội vô tuyến – Điện tử Việt Nam, http://rev.org.vn/411/news-detail/485275/tin-khoa-

hoc-va-cong-nghe/cong-nghe-chong-lam-gia-hang-hoa-san-pham-va-van-ban.html,

5. Văn Học, Chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Báo điện tử Nhân dân,

http://www.nhandan.com.vn/phapluat/thoi-su-phap-luat/item/8887702-.html, [ Truy

cập ngày 23/10/2014].

6. Mạnh Hùng, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Xử lý nghiêm hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, http://baodientu.chinhphu.vn/Hoat-dong-

Bo-nganh/Xu-ly-nghiem-hang-gia-bao-ve-nguoi-tieu-dung/187199.vgp, [ Truy cập

ngày 23/10/2014].

7. Việt Nam plus, 90% Doanh nghiệp thụ động trong chống hàng giả, hàng nhái, Mỹ Phương - Uyên Hương http://www.vietnamplus.vn/90-dn-thu-dong-trong-

chong-hang-gia-hang-nhai/174909.vnp, [ Truy cập ngày 23/10/2014].

Danh mục tài liệu khác

1. Tòa án nhân dân tối cao,Thống kê số liệu án của Tòa án nhân dân tối cao năm 2007 đến năm 2013, http://www.toaan.gov.vn/portal/page/portal/tandtc/5901712, [ Truy cập ngày 20/10/2014].

2. Thông báo rút kinh nghiệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội,

http://www.tks.edu.vn/portal/detailtks/4684_71_70_Ve-cac-toi-xam-pham-trat-tu-

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 68 - 74)