Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trƣờng

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 56 - 59)

5. Kết cấu đề tài

3.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả trên thị trƣờng

Sản xuất và buôn bán hàng giả không những ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chân chính, mà còn ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe nhân dân, tạo ra không khí tâm lý xã hội không lành mạnh.

Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng sản xuất và buôn bán hàng giả:

Thứ nhất, do luật chưa “kín”, chế tài chưa đủ mạnh, chưa có tính răn đe đối với các trường hợp vi phạm

Ví dụ: Việc đội mũ bảo hiểm là bắt buộc đối với người ngồi trên mô tô, xe máy khi tham gia giao thông, quy định này nhằm bảo đảm an toàn cho người sử dụng khi gặp tai nạn. Tuy nhiên, nhiều người sử dụng nó chỉ để đối phó với quy định của pháp luật và qua đó tạo điều kiện cho mũ bảo hiểm “rởm” có cơ hội phát triển, phản lại tác dụng việc đội mũ bảo hiểm. Thế nhưng cho đến thời điểm hiện tại các cơ quan chức năng vẫn còn lúng túng trong việc tìm phương pháp để xử lý những đối tượng sản xuất, buôn bán mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng.

Những hiện tượng như thế vẫn còn hiên ngang tồn tại chính là do luật vẫn còn nhiều sơ hở, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh cũng như do sự tiếp tay của các cán bộ, cơ quan quản lý.

Thứ hai, do mâu thuẫn giữa cung và cầu. Cho đến nay nền kinh tế nước ta vẫn là nước kinh tế nhỏ, phân tán, năng suất lao động và thu nhập thấp so với nhiều nước trên thế giới. Hàng hóa sản xuất trong nước có hàm lượng chất xám ít, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới còn yếu.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chưa đáp ứng đủ nhu cầu, hàng hoá vừa yếu về chất lượng, vừa thiếu về số lượng và hơn nữa là giá thành cao..., hàng hóa sản xuất trong nước có giá quá cao, hàng thật ngoại nhập lại càng cao thì giá cả của hàng giả là chấp nhận được vì nó phù hợp với túi tiền của đa số nhân dân lao động.

Phần lớn do nhu cầu tiêu dùng hàng giá rẻ của người dân hiện nay còn rất nhiều, do hàng sản xuất trong nước chưa thể đáp ứng đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Mặt khác, những quy định về hàng rào kỹ thuật đối với hàng nhập khẩu hiện nay còn thiếu chặt chẽ cũng là yếu tố giúp hàng giả, hàng kém chất lượng dễ dàng tuồn sâu vào trong nước.

Thứ ba, do mâu thuẫn giữa các đối tượng cạnh tranh,vẫn còn không ít những cơ sở sản xuất kinh doanh tìm mọi cách hạ uy tín, lấn chiếm, giành giật thị phần khách hàng của cơ sở sản xuất khác.

Mặt khác, ý thức phòng, chống hàng giả, hàng nhái để bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp chưa cao, hiện mới chỉ có khoảng 10% các doanh nghiệp tham gia, còn lại 90% doanh nghiệp khác vẫn trông chờ vào cơ quan chức năng.30

Thậm chí nhiều doanh nghiệp bị xâm phạm nhưng không muốn công bố, hợp tác với cơ quan chức năng do tâm lý e ngại bị người tiêu dùng biết sản phẩm bị làm giả, nhái. Việc dán tem chống hàng giả của một số doanh nghiệp còn mang tính hình thức, chủ yếu là dán tem nhãn chứ chưa có cơ chế bảo vệ tem, nên chưa mang lại hiệu quả trong việc sử dụng dán tem. Tình trạng sản xuất hàng giả, nhái nhãn mác, kiểu dáng là thủ đoạn thường thấy trong cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ tư, là do mâu thuẫn giữa nhu cầu lao động và nạn thất nghiệp. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay nước ta có khoảng chín triệu lao động chưa có việc làm.31 Tình trạng thất nghiệp, không có việc làm bổ sung, không có việc làm hoặc việc làm chân chính, buộc họ phải tham gia vào các tổ chức, các ổ nhóm sản xuất, buôn bán, hàng giả để kiếm sống.

Thứ năm, do mâu thuẫn trong quá trình điều hành, quản lý của Nhà nước về sản xuất, kinh doanh và chống hàng giả. Mặc dù Nhà nước đã liên tục đề ra và đổi mới các chính sách quản lý kinh tế, song vẫn chưa theo kịp với thực tiễn sản xuất, kinh doanh. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật thiếu đồng bộ và chặt chẽ, quá trình triển khai thực hiện các chính sách còn nhiều bất cập.

Công tác kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng chưa được tổ chức thường xuyên, liên tục, nhiều nơi, nhiều lúc còn khá manh mún, đa phần chưa có kế hoạch, chiến dịch kiểm tra, kiểm soát cụ thể, chỉ sau khi có thông tin liên quan đến hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng thì mới bắt tay vào kiểm tra. Chính vì vậy, hiệu quả không cao và hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn có cơ hội đến tay người tiêu dùng. Mặt khác, nhiều hoạt động phối hợp còn mang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Vẫn còn tình trạng chồng chéo về chức năng kiểm soát hàng hóa lưu thông trên thị trường. Chính vì vậy đã gây cho tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả có chiều hướng gia tăng.

Thứ sáu,do mâu thuẫn giữa dân trí với công tác tuyên truyền giáo dục về công tác phòng, chống hàng giả còn yếu, đối với nhân dân nói chung với tư cách là những người không tham gia quá trình sản xuất và buôn bán hàng giả, nhưng lại là những người hoặc là gián tiếp hoặc là trực tiếp tiêu thụ, sử dụng hàng giả nhìn nhận ở khía cạnh khác thì ý thức pháp luật của công dân và thái độ của họ với phòng, chống hàng

30 Mỹ Phương - Uyên Hương, 90% Doanh nghiệp thụ động trong chống hàng giả, hàng nhái, Việt Nam plus,

http://www.vietnamplus.vn/90-dn-thu-dong-trong-chong-hang-gia-hang-nhai/174909.vnp, [ Truy cập ngày 23/10/2014].

31 Văn Học, Chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Báo điện tử Nhân dân,

giả chưa cao, cũng do thói quen mua bán không hóa đơn, chứng từ nên khi phát hiện ra mua nhầm hàng giả thì cũng không có chứng cứ để khiếu kiện.

Bên cạnh đó, một bộ phận người tiêu dùng thích dùng hàng ngoại nhưng giá rẻ cũng là nguyên nhân khiến hàng giả, hàng nhái có điều kiện phát triển. Nguyên nhân của vấn đề này có thể là chúng ta chưa triển khai tốt kiến thức pháp luật về hàng giả và chống hàng giả cho người dân. Cụ thể là chưa phổ biến đầy đủ cho các trường học, cán bộ, công chức, viên chức và đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng cũng chưa phổ biến thường xuyên về kiến thức pháp luật, về thông tin tội phạm, về gương người tốt trên mặt trận chống buôn bán và sản xuất hàng giả. Vì vậy chưa vận động được các tầng lớp nhân dân tham gia mặt trận chống sản xuất và buôn bán hàng giả.

Thứ bảy, do mâu thuẫn giữa yêu cầu của cuộc đấu tranh chống hàng giả với hạn chế về tổ chức và hoạt động của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật. Tại nhiều cuộc hội thảo, phần lớn ý kiến các nhà khoa học và cán bộ trong cơ quan bảo vệ pháp luật đều cho rằng, tỷ lệ tội phạm ẩn về hàng giả chiếm tỷ lệ từ 75 - 85%, tức là chúng ta chỉ mới phát hiện, tổ chức điều tra và xử lý được khoảng 20%.32

Sự hạn chế này làm cho các đối tượng là tội phạm hàng giả coi thường pháp luật.

Hơn nữa, các quy phạm pháp luật không phát huy tác dụng răn đe, trừng trị và phòng ngừa tội phạm... Những hạn chế đó đều xuất phát từ các nguyên nhân như: tổ chức của các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật thiếu tính đồng bộ, chưa có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về hàng giả trong các cơ quan bảo vệ pháp luật do vậy khả năng phân biệt hàng thật, hàng giả kém. Mặc dù các ngành chức năng như công an, hải quan, biên phòng, quản lý thị trường,... đã chủ động tích cực đấu tranh nhưng kết quả còn thấp so với thực tế.

Thứ tám, do mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa sản xuất, buôn bán hàng giả với mở rộng hợp tác quốc tế, phối hợp phòng ngừa và đấu tranh giữa các ngành các cấp. Trong những năm gần đây hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả đã diễn ra khắp nơi trên toàn quốc, đặc biệt trong quá trình hội nhập và hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng như hiện nay, thì hiện tượng này ngày càng được bọn tội phạm lợi dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật để sản xuất hoặc móc nối với các phần tử nước ngoài đặt sản xuất hàng giả. Trong khi đó, các cơ quan pháp luật chưa có sự phối hợp thường xuyên, chặt chẽ. Hơn nữa còn quá hạn chế trong việc mở rộng quan hệ quốc tế về khoa học kỹ thuật, về thông tin tội phạm phục vụ cho việc đấu tranh chống hàng giả.

Cuối cùng, do điều kiện địa hình đường biên giới của nước ta rất dài với nhiều đường mòn, lối mở,… nhưng việc bố trí kiểm soát của các lực lượng chức năng lại

32 Văn Học, Chống sản xuất và buôn bán hàng giả, Báo điện tử Nhân dân,

mỏng. Mặt khác cơ chế phối hợp phòng, chống hàng giả của các lực lượng chức chưa đồng bộ, còn lỏng lẻo, ý thức trách nhiệm trong việc chống buôn lậu của lực lượng kiểm tra chưa kiên quyết, triệt để nên việc ngăn chặn hàng giả thâm nhập từ biên giới, đặc biệt là biên giới phía Bắc vào vẫn còn hạn chế.

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 56 - 59)