Xung đột quan điểm trong quá trình định danh

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 62)

5. Kết cấu đề tài

3.4.2.Xung đột quan điểm trong quá trình định danh

Vấn đề xác định tội danh là một vấn đề hết sức quan trọng, là giai đoạn cơ bản trong tất cả quá trình áp dụng luật hình sự, tất cả các việc từ khởi tố, điều tra, truy tố đều nhằm phục vụ cho việc định tội được chính xác.

Định tội đúng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong các vụ án hình sự, bởi việc định tội là cơ sở cần thiết đầu tiên cho việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm. Định tội danh là việc xác định người phạm tội đã thực hiện hành vi phạm tội gì, quy định tại điều khoản nào của luật Hình sự, người định tội sẽ xác định người bị định tội sẽ bị áp dụng hình phạt như thế nào là phù hợp với hành vi phạm tội đó.

Việc định tội được xem là tiền đề, điều kiện cho việc quyết định hình phạt đúng đắn sao cho mang lại hiệu quả trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

Tuy nhiên, nếu có trường hợp định tội không chính xác sẽ dẫn đến tình trạng bị kết án sai, không phù hợp với sự khách quan của vụ án, để lọt tội phạm, hình phạt được áp dụng nhẹ hoặc nặng hơn so với tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội gây ra. Hậu quả của việc xử lý hình sự thiếu chính xác sẽ xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, vi phạm pháp chế, ảnh hưởng lớn đến công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm.

Trên thực tế, vẫn còn có rất nhiều trường hợp các cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp phải nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình định tội danh, đặc biệt đối với những vụ án mà hành vi phạm tội của bị can, bị cáo không thể hiện các yếu tố cấu thành tội phạm một cách rõ ràng như: Tội lừa dối khách hàng có yếu tố lừa dối thể hiện ở hành vi gian dối trong bán hàng, kinh doanh nhằm thu lại nguồn lợi bất chính, hàng

34

Báo Công an nhân nhân online, Phòng chống tội phạm công nghệ cao như thế nào?, Học Viện Cảnh Sát nhân

dân, http://www.hvcsnd.edu.vn/vn/Acedemy/Khoa-hoc-Cong-nghe/64/398/Phong-chong-toi-pham-cong-nghe-

kém chất lượng nhưng bán theo giá hàng chất lượng tốt, cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp, làm cho khách hàng phải thanh toán số lượng tiền nhiều hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ thực tế.

Đối với những vụ án thuộc những trường hợp này đòi hỏi người tiến hành tố tụng phải có trình độ lý luận cơ bản và vững chắc, dựa trên cơ sở đánh giá phân tích tổng hợp từng yếu tố của vụ án, áp dụng văn bản pháp luật có liên quan một cách chính xác thì mới định tội danh một cách chính xác.

Ví dụ. Nội dung vụ án: Ngô Thị Phương là giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn may và xuất nhập khẩu Hoàng Huỳnh. Từ tháng 12 năm 2007, thông qua Lê Thị Hà giới thiệu, Vũ Tuấn Anh (không rõ lai lịch, địa chỉ) làm nghề kinh doanh buôn bán quần áo tại UKRAINE đến gặp Phương tại cơ sở may thoả thuận may gia công áo thun lưới gắn nhãn hiệu ADIDAS và NIKE gồm nhiều màu với số lượng 15.000 cái, giá bán là 8.000 đồng/1cái, tức trị giá của hợp đồng là 120.000.000 đồng. Tuấn Anh đã ứng trước cho Phương số tiền là 80.000.000 đồng (tương đương 70% tổng giá trị hàng hóa). Sau đó, Ngô Thị Phương đã mua vải, các nguyên phụ liệu tại khu vực chợ Tân Bình đưa về cơ sở tự cắt mẫu và đưa cho các thợ bên ngoài may gia công với cách thức như sau: Trải vải trên mặt bàn rồi dùng rập đo vẽ mẫu áo cho kín mặt vải, dùng máy cắt mỗi lần thành nhiều lớp sau đó bỏ cho người tên Cường ở quận Gò Vấp để thêu lôgô theo mẫu do Tuấn Anh đưa (mỗi lần giao là 1.000 cái). Sau khi thực hiện xong, Cường trực tiếp đến giao lại cho Phương và tiếp tục nhận hàng mới về làm.

Đối với số hàng đã thêu, Phương lại giao cho các thợ may bên ngoài để may gia công thành phẩm. Với cách làm như trên, đến ngày 26-02-2008 Phương đã làm ra 14.916 cái áo thun lưới (gồm 12.440 áo thun nhãn hiệu ADIDAS và 2.476 áo thun nhãn hiệu NIKE) và dùng máy ép thuỷ lực dập, đóng kiện để gửi kho vận chuyển ra nước ngoài cho Tuấn Anh. Tính chi phí thành phẩm 01 cái áo như sau: tiền vải 5.000 đồng, thêu 500 đồng, bao bì nhãn mác 500 đồng, tiền công may 1.000 đồng, công đóng cắt ủi-đóng gói 500 đồng; tổng cộng 7.500 đồng, bán lời được 500 đồng/1cái.

Theo Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ xác nhận: nhãn hiệu ADIDAS và NIKE hiện đang được bảo hộ tại Việt Nam theo đăng ký quốc tế. Qua xác minh giá bán áo thun nhãn hiệu ADIDAS là 500.000 đồng/1 cái x 12.440 cái = 6.220.000.000 đồng (theo công văn trả lời xác minh cung cấp thông tin giá về hàng thật ADIDAS số 32/2008/ĐHS-VPL của Văn phòng luật sư Đoàn Hồng Sơn- Đại diện theo ủy quyền của công ty ADIDAS). Giá bán áo thun nhãn hiệu NIKE là 630.000 đồng/1 cái x 2.476 cái = 1.559.880.000 đồng (theo công văn trả lời xác minh cung cấp thông tin giá về hàng thật NIKE số 01140708/ER-GD ngày 14-7-2008 của Văn phòng đại diện thường trú NIKE tại thành phố H). Tổng cộng 14.916 áo thun lưới nhãn hiệu ADIDAS và NIKE nói trên có giá trị là 7.779.880.000 đồng, đại diện hai hãng

ADIDAS và NIKE đều yêu cầu xử lý về hình sự đối với Ngô Thị Phương, nhưng không yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Quá trình tố tụng: Tại bản án hình sự sơ thẩm số 21/2009/HSST ngày 22-01- 2010 Tòa án nhân dân quận TB, thành phố H, xử phạt Ngô Thị Phương 2 năm 6 tháng tù về tội "Sản xuất hàng giả”; áp dụng khoản 4 Điều 156 Bộ luật hình sự phạt tiền bị cáo Phương 5.000.000 đồng để sung quỹ Nhà nước.

Ngày 25-01-2010, bị cáo Ngô Thị Phương kháng cáo xin được giảm án và xin được án treo.

Bản án hình sự phúc thẩm số 263/2010/HSPT ngày 31-5-2010 của Tòa án nhân dân thành phố H chấp nhận đơn kháng cáo của bị cáo, sửa bản án sơ thẩm, áp dụng khoản 1 Điều 156; các điểm g,p khoản 1, khoản 2 Điều 46; khoản 1, khoản 2 Điều 60 Bộ luật hình sự, xử phạt Ngô Thị Phương 2 năm 6 tháng tù về tội “Sản xuất hàng giả”, nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm kể từ ngày tuyên án phúc thẩm.

Ngày 28-10-2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Quyết định số 28/QĐ/VKSTC-V3 kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án hình sự phúc thẩm số 263/2010/HSPT ngày 31-5-2010 của Tòa án nhân dân thành phố H và bản án hình sự sơ thẩm số 21/2009/HSST ngày 22-01-2010 Tòa án nhân dân quận TB, thành phố H; đề nghị Tòa Hình sự-Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm để hủy các bản án nêu trên; giao hồ sơ cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tại Quyết định giám đốc thẩm số 23/2011/HS-GĐT ngày 26-7-2011, Tòa Hình sự-Tòa án nhân dân tối cao đã chấp nhận kháng nghị tuyên huỷ bản án hình sự phúc thẩm số 263/2010/HSPT ngày 31-5-2010 của Tòa án nhân dân thành phố H và bản án hình sự sơ thẩm số 21/2009/HSST ngày 22-01-2010 Tòa án nhân dân quận TB, thành phố H để điều tra lại; giao hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao để giải quyết theo thủ tục chung.

Vấn đề: Công ty TNHH may và xuất nhập khẩu Hoàng Huỳnh do Ngô Thị Phương làm giám đốc đã sản xuất số hàng hóa gồm 14.916 cái áo thun lưới giả nhãn hiệu ADIDAS và NIKE. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm kết án Ngô Thị Phương về tội “Sản xuất hàng giả” theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự là có căn cứ và đúng pháp luật.

Khi xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã căn cứ vào số tiền 149.160.000 đồng do Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự kết luận, để xử phạt bị cáo theo khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự là không chính xác. Việc định giá tài sản phải dựa trên giá trị hàng hóa thật được bán trên thị trường, hàng hóa giả không được

phép bán trên thị trường nên không thể lấy đó để làm cơ sở định giá tài sản. Vì vậy, việc Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự quận TB dựa trên giá trị hàng hóa giả (áo thun lưới không cổ, hàng Việt Nam giả nhãn hiệu ADIDAS và NIKE) được bán trên thị trường để làm căn cứ định giá là không đúng với quy định của pháp luật.

Mặt khác, với những tài liệu có trong hồ sơ vụ án, nếu căn cứ vào số lượng hàng giả mà Ngô Thị Phương đã sản xuất ra tương đương với số lượng hàng thật cả hai loại áo có tổng giá trị là 7.779.880.000 đồng để xét xử bị cáo theo điểm a khoản 3 Điều 156 Bộ luật hình sự cũng chưa có căn cứ. Bởi, việc xác định tổng giá trị hàng thật của cả hai loại áo là 7.779.880.000 đồng mới chỉ dựa trên các công văn trả lời của hai văn phòng là Văn phòng luật sư Đoàn Hồng Sơn-đại diện theo ủy quyền của công ty ADIDAS và Văn phòng đại diện thường trú NIKE tại thành phố H mà chưa có sự thẩm định, định giá của Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự là không tuân theo đúng các quy định của pháp luật về định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Chính vì vậy, Quyết định giám đốc thẩm số 23/2011/HS-GĐT ngày 26-7-2011 của Tòa Hình sự -Tòa án nhân dân tối cao hủy cả hai bản án của cấp phúc thẩm và sơ thẩm tại thành phố H để điều tra lại là cần thiết và đúng pháp luật.

Thông qua việc giải quyết vụ án này, Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự xin thông báo để Viện kiểm sát địa phương nghiên cứu trong quá trình giải quyết vụ án, khi áp dụng pháp luật cho phù hợp với hành vi phạm tội của bị cáo. 35

3.5. Giải pháp phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Hàng giả không chỉ gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, không những thế hàng giả còn ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng sức khỏe của người tiêu dùng, hiện nay kinh tế phát triển kéo theo đó cũng là sự phát triển của những thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, khó phát hiện.

Bên cạnh sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, tiến tới một xã hội dân giàu nước mạnh. Thì trong những năm gần đây tình hình tội phạm ngày càng gia tăng với nhiều thủ đoạn mới, trong đó có tội sản xuất, buôn bán hàng giả diễn ra ngày càng phức tạp cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy để phòng chống loại tội phạm này cần có sự phối hợp của các ngành các cấp trên mọi phương diện, tiến tới loại bỏ những nguyên nhân tạo điều kiện để cho tội phạm xảy ra, đồng thời nâng cao ý thức của người dân, tuyên truyền phổ biến pháp luật để người dân tự bảo vệ quyền lợi và chính bản thân mình.

35

Thông báo rút kinh nghiệm về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội,

http://www.tks.edu.vn/portal/detailtks/4684_71_70_Ve-cac-toi-xam-pham-trat-tu-quan-ly-kinh-te.html, [ Truy cập ngày 21/10/2014]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể nói công cuộc đấu tranh phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả là một cuộc chiến khó khăn, cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và nhân dân.

3.5.1. Một số biện pháp phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả

Để việc phòng chống tội sản xuất, buôn bán hàng giả có hiệu quả hơn đầu tiên phải nói đến các biện pháp đấu tranh phòng ngừa của các cơ quan chức năng, cần phải lập và triển khai kế hoạch phòng chống hàng giả trên địa bàn mình quản lý, hướng dẫn người tiêu dùng dưới mọi hình thức về tác hại của hàng giả, nhằm tạo nên phong trào nhân dân cùng chung tay chống loại tội phạm này, tập trung kiểm tra xử lý các vụ sản xuất, buôn bán hàng giả có tổ chức, có quy mô lớn, phải truy tố và xét xử nghiêm khắc công khai các vụ án về sản xuất, buôn bán hàng giả, tổ chức các hòm thư thu thập tố cáo của người nhân dân về các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả.

Thứ nhất, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng, doanh nghiệp trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, doanh nghiệp cần thắt chặt hệ thống quản lý và tiêu thụ hàng hóa của mình, cần phải xem việc chống hàng giả, hàng nhái cũng là trách nhiệm của mình chứ không nên coi đó là việc của cơ quan thực thi pháp luật. Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, các doanh nghiệp cần nhanh chóng gửi đơn khiếu nại để giải quyết triệt để vấn đề.

Tăng cường Marketing quảng bá thương hiệu để hướng người tiêu dùng sử dụng nhiều hàng thật hơn. Các loại “tem chống giả”, cần phải được quảng bá dấu hiệu phát hiện rộng rãi để người tiêu dùng có thể nhận biết được hàng thật- giả.

Vấn đề quan trọng và lâu dài là nâng cao ý thức cộng đồng về công tác đấu tranh chống hàng giả và đặc biệt là doanh nghiệp và người tiêu dùng. Việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ cần được triển khai thường xuyên cùng với việc triển khai đào tạo về quyền sở hữu trí tuệ một cách bài bản có hệ thống ngay từ trong nhà trường phổ thông và tại các bậc học cao hơn.

Mục đích của biện pháp này là “giảm cầu” đối với hàng giả thông qua việc cung cấp các tiêu chí để người tiêu dùng phân biệt được hàng thật và hàng giả; tác động để người tiêu dùng đóng vai trò chủ động trong việc tố giác vi phạm với các cơ quan chức năng, thực hiện xã hội hóa công tác đấu tranh chống hàng giả.

Thứ hai, hoàn chỉnh khung pháp lý thông qua việc sửa đổi, bổ sung, xây dựng các quy phạm pháp luật có liên quan để đảm bảo thực thi có hiệu quả công tác phòng, chống hàng giả.

Các quy định về hàng giả, hàng kém chất lượng hiện nay không rõ ràng dẫn đến nhiều trường hợp hàng hóa có chất lượng rất thấp, nhưng thiếu căn cứ rõ ràng để kết

luận là hàng giả về chất lượng, trong khi đó, hàng hóa giả về chất lượng gây tác hại trực tiếp và rõ ràng nhất đến người tiêu dùng.

Quy định về việc tiêu hủy hàng hóa trong trường hợp không đảm bảo an toàn sử dụng, gây hại tới sản xuất, sức khỏe người, vật nuôi, cây trồng, môi sinh, môi trường cũng gây nhiều khó khăn trong thực thi. Việc xác định mức độ ảnh hưởng phải có căn cứ kết luận của cơ quan chuyên môn thông qua quy trình đánh giá, khảo nghiệm trong một thời gian nhất định.

Thứ ba, tăng cường sự phối hợp và hợp tác giữa các tổ chức thực thi và các hiệp hội, doanh nghiệp trong việc chống hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng:

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ để tranh thủ trợ giúp về kỹ thuật, tổ chức và kinh nghiệm, nhằm nâng cao năng lực thực thi quyền sở hữu trí tuệ của ViệtNam.

Trong công tác đấu tranh chống hàng giả, doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ thương hiệu cũng như phối hợp chặt chẽ với các lực lượng thực thị quyền sở hữu trí tuệ. Doanh nghiệp có thể thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đại diện quyền sở hữu trí tuệ của mình để thực hiện.

Một phần của tài liệu tội sản xuất buôn bán hàng giả trong luật hình sự việt nam (Trang 62)