1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam

73 606 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA LUẬT --- --- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT KHÓA 37 (2011-2015) Đề tài: ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Phạm Thị Mỹ Hằng Bộ Môn: Luật Tư Pháp MSSV: 5115886 Lớp: Luật Thương Mại 2, K37 Cần Thơ, Tháng 12/2014 Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày … tháng …năm 2014 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 2 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 2 5. Bố cục đề tài.................................................................................................... 2 CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU ................ 4 1.1. Khái niệm chung về bảo hộ nhãn hiệu ...............................................................4 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu.....................................................................................4 1.1.1.1. Khái niệm về nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs...................4 1.1.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam ...............5 1.1.1.3. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu ....................................................................7 1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu ...............................................................................8 1.1.3. Căn cứ xác lập quyền với nhãn hiệu.............................................................9 1.1.3.1. Đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam...............................................................9 1.1.3.2. Đăng kí nhãn hiệu tại nước ngoài..........................................................14 1.2. Một số loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam ..............................................15 1.2.1. Nhãn hiệu tập thể........................................................................................15 1.2.2. Nhãn hiệu chứng nhận ...............................................................................16 1.2.3. Nhãn hiệu liên kết .......................................................................................18 1.2.4. Nhãn hiệu nổi tiếng.....................................................................................19 1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác .............21 1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại.....................................................21 1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lí ........................................................22 1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu với kiểu dáng công nghiệp.........................................24 1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu..................................................................................................................25 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.4.1. Trên thế giới ................................................................................................25 1.4.2. Ở Việt Nam..................................................................................................27 1.5. Sự cần thiết của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu...................................................30 CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ............................................................................................. 32 2.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ..............................................32 2.1.1. Dấu hiệu nhìn thấy được ............................................................................32 2.1.2 Khả năng phân biệt của nhãn hiệu..............................................................33 2.2. Tính phân biệt của nhãn hiệu...........................................................................35 2.2.1. Dấu hiệu chữ cái, chữ số ............................................................................35 2.2.2. Dấu hiệu từ ngữ ..........................................................................................37 2.2.3. Dấu hiệu hình vẽ.........................................................................................39 2.2.4. Dấu hiệu là hình ảnh ..................................................................................41 2.2.5. Dấu hiệu kết hợp .........................................................................................43 2.3. Các trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ ...............................................44 2.3.1. Nhãn hiệu không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt ..............................44 2.3.1.1. Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng .........................................................45 2.3.1.2. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến .......................................................................................46 2.3.1.3. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ ....................................................................46 2.3.1.4. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh .........................................................................................................................47 2.3.1.5. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận ..............47 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.3.2. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác......................................48 2.3.2.1. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho các hàng hóa và các dịch vụ trùng hoặc tương tự.......................................48 2.3.2.2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp .........................50 2.3.2.3. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với các cơ quan, tổ chức hoặc có tính lừa dối người tiêu dùng ...................................................51 CHƯƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU - MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN.......................................................... 52 3.1. Tình hình chung hiện nay về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa...............................52 3.2. Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu......................................................................................................54 3.2.1. Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thiếu quy định cụ thể về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu ........................................54 3.2.2. Quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng chưa cụ thể và rõ ràng ...........58 3.3. Một số hướng hoàn thiện về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu................................60 KẾT LUẬN..................................................................................................... 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài “Nhãn hiệu” đã được sử dụng từ khá sớm trong lịch sử phát triển của xã hội loài người. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung đã được thể chế hóa một cách mạnh mẽ trong nhiều điều ước quốc tế cũng như trong pháp luật quốc gia. Những sự cố gắng đó đã được thể hiện trong bước tiến bộ vượt bậc về bảo hộ nhãn hiệu ở từng quốc gia cũng như trên phạm vi toàn cầu. Cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam đã cố gắng tạo ra một hệ thống những quy định chung về quyền sở hữu trí tuệ trong đó có vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Đến nay, Việt Nam đã có hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế về sở hữu trí tuệ theo đánh giá chung của quốc tế với trụ cột là Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Đặc biệt từ khi Việt Nam trở thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), điều này mở ra cơ hội to lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, tạo một bước ngoặc lớn trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Ngoài ra, một số sự kiện khác cũng đã diễn ra có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của nước ta như sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid vào ngày 11/04/2006 và ngày 11/07/2006 thì Nghị định thư phát sinh hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam, trước đó thì Việt Nam cũng trở thành viên của một số điều ước quốc tế như: Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp kể từ ngày 8/3/1949, Thỏa ước Madrid năm 1891 kể từ ngày 8/3/1949, Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) kể từ ngày 2/7/1976, Hiệp định khung về Sở hữu Trí tuệ của ASEAN ngày 15/12/1995,…Bên cạnh việc thuận lợi khi Việt Nam là thành viên của nhiều tổ chức liên quan đến sở hữu trí tuệ trên thế giới thì cũng phải đối mặt với nhiều thách thức đặc biệt là tuân thủ các cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu tất yếu của con người thì nhiều hàng hóa, dịch vụ xuất hiện ngày càng đa dạng. Nhãn hiệu luôn gằn liền với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và có vai trò trò rất quan trọng không chỉ trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn là dấu hiệu để giúp người tiêu dùng nhận ra những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm đó ra thị trường. Ngoài ra, nhãn hiệu còn giúp cho doanh nghiệp khẳng định uy tín chất lượng của sản phẩm trên thị trường. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây, số đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ tăng lên đáng kể, điều đó chứng tỏ sự nhận thức về giá trị, vai trò của nhãn hiệu trong xã hội đã thay đổi nhưng vẫn còn số lượng lớn đơn yêu cầu bị từ chối chủ yếu do vấn đề hiểu biết về bảo hộ nhãn hiệu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 1 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay ở Việt Nam chưa được đầy đủ, gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp cạnh tranh trên thị trường nước ngoài cũng như thị trường nội địa. Để xây dựng được một nhãn hiệu đáp ứng được mục đích kinh doanh của doanh nghiệp và đáp ứng được những quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu lại không phải dễ dàng. Việc bảo hộ một nhãn hiệu có thành công hay không trước hết nhãn hiệu đó phải đáp ứng được các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ. Với mong muốn có cơ hội tìm hiểu, nghiên cứu một cách có hệ thống các quy định về nhãn hiệu, đặc biệt là các quy định về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, mà người viết chọn đề tài “Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Đồng thời qua đó có thể đưa ra những kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận, đồng thời đưa ra những nhận xét, đánh giá các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu. Từ đó đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung đi sâu vào nghiên cứu các quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu, đồng thời nghiên cứu những quy định về pháp luật nhãn hiệu ở Việt Nam và so sánh, đối chiếu với quy định của các điều ước quốc tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở khoa học pháp lý là nền tảng trong việc nghiên cứu. Phương pháp duy vật biện chứng là cơ sở để xây dựng các vấn đề của luận văn. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích luật viết được sử dụng để tìm hiểu các quy định của pháp luật hiện hành, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê. 5. Bố cục đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì luận văn của người viết gồm 3 chương: - Chương 1: Khái quát chung về bảo hộ nhãn hiệu - Chương 2: Những điều kiện cần thiết để nhãn hiệu được bảo hộ GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 2 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam - Chương 3: Thực tiễn áp dụng những quy định của pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu - Một số vướng mắc và giải pháp hoàn thiện GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 3 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO HỘ NHÃN HIỆU 1.1. Khái niệm chung về bảo hộ nhãn hiệu 1.1.1. Khái niệm nhãn hiệu 1.1.1.1. Khái niệm về nhãn hiệu theo quy định của Hiệp định TRIPs Nhãn hiệu là một trong những đối tượng cơ bản của quyền sở hữu trí tuệ, vì vậy pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia luôn coi trọng việc bảo hộ nhãn hiệu. Cho đến nay đã có khá nhiều các điều ước quốc tế song phương và đa phương điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu. Trong số này, có thể kể một số điều ước quốc tế có nhiều thành viên tham gia như Công ước Paris 1883, Hệ thống Madrid, Hiệp định TRIPs. Tuy Công ước Paris, Hệ thống Madrid chưa đưa ra khái niệm nhãn hiệu nhưng đã quy định các điều khoản liên quan đến việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp (Công ước Paris) hoặc thiết lập hệ thống quốc tế về đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (Hệ thống Madrid). Riêng TRIPs đã có quy định khái niệm về nhãn hiệu. Theo Hiệp định TRIPs, nhãn hiệu hàng hóa tại khoản 1 Điều 15 được quy định: “Bất kì một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu. Các dấu hiệu đó, đăc biệt là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp các màu sắc cũng như tổ hợp bất kì của các dấu hiệu đó, phải có khả năng được đăng kí là nhãn hiệu. Trường hợp bản thân các dấu hiệu không có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ tương ứng, các thành viên có thể quy định rằng khả năng được đăng ký phụ thuộc vào tính phân biệt đạt được xác định thông qua quá trình sử dụng. Các thành viên có thể quy định rằng điều kiện để được đăng ký là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Qua khái niệm nhãn hiệu của Hiệp định TRIPs thì nhãn hiệu có các yếu tố sau: - Bất kỳ một dấu hiệu hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào đó có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp khác (đương nhiên phải được hiểu đây là hàng hóa, dịch vụ cùng loại, vì nếu không cùng loại sẽ mất đi ý nghĩa phân biệt của nhãn hiệu và không có tính cạnh tranh trong thương mại). GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 4 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam - Các loại dấu hiệu có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu có thể bao gồm các dấu hiệu nhìn thấy và không nhìn thấy được: đó có thể là các từ, kể cả tên riêng, các chữ cái, chữ số, các yếu tố hình họa và tổ hợp màu sắc cũng như tổ hợp bất kỳ của các dấu hiệu đó. - Yêu cầu đối với dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu được xác định rõ, trong đó điều quan trọng cơ bản là các dấu hiệu đăng ký làm nhãn hiệu phải có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Có thể thấy khái niệm nhãn hiệu hàng hóa trong Hiệp định TRIPs được quy định rất khái quát và mang tính quy chuẩn cao. Việc xác định một dấu hiệu bất kỳ có thể đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa hay không sẽ căn cứ vào tính phân biệt của các dấu hiệu đó. Điều này thể hiện rõ nhất trong các quy định tương ứng của Hiệp định TRIPs là bất kỳ một dấu hiệu nào cho dù là hình ảnh, màu sắc, âm thanh hay mùi có khả năng phân biệt được hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hoá, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác đều được coi là nhãn hiệu hàng hóa. Đây cũng là cách tiếp cận chung của các nước khi định nghĩa nhãn hiệu hàng hóa trong pháp luật của mình. Tuy nhiên, các nước cũng có những quan điểm khác nhau liên quan đến những dấu hiệu có thể phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp. Pháp luật các nước cũng như trong các Điều ước quốc tế đều không liệt kê một danh sách các dấu hiệu cố định mà chỉ đưa ra các dấu hiệu phổ biến, cơ bản. Các quốc gia tùy vào điều kiện kinh tế-xã hội mà đưa ra các khái niệm phù hợp. 1.1.1.2. Khái niệm về nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Sự hình thành pháp luật sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa ở nước ta được đánh dấu bằng việc Hội đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa, ban hành kèm theo Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa. Theo đó, tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 197/HĐBT quy định:“Nhãn hiệu hàng hoá được bảo hộ pháp lý là những dấu hiệu được chấp nhận có thể là từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ, hình nổi... hoặc là sự kết hợp các yếu tố trên, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc kết hợp”. Do đó, điều kiện để một dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu hàng hóa theo khái niệm này đó là “dấu hiệu được chấp nhận”. Quy định này chưa thể hiện được chức năng quan trọng nhất của nhãn hiệu đó là chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các tổ chức, cá nhân khác nhau, đồng thời thuật ngữ “dấu hiệu được chấp nhận” trong khái niệm này không rõ ràng, gây khó hiểu cho các chủ sở hữu nhãn hiệu khi lựa chọn các dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Đến ngày 28/1/1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau: “Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm đã khắc phục được hạn chế trong Nghị định 197/HĐBT về dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của nhãn hiệu.1 Tuy nhiên, các dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hóa cũng rất hạn chế : “…có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Đến năm 1995, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định trong Điều 785 Bộ luật Dân sự năm 1995: “Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc”. Khái niệm này tương tự như khái niệm quy định tại Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm nhãn hiệu hàng hóa quy định trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là khá phù hợp với quy định trong Hiệp định TRIPs khi đưa ra nội dung quy định nhãn hiệu hàng hoá là dấu hiệu. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ có thể là từ ngữ, chữ cái, chữ số hoặc là sự kết hợp bất kì của hai hay nhiều yếu tố đó với nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu có thể là tổ hợp màu sắc, các yếu tố hình họa của hàng hoá hoặc bao bì. Các dấu hiệu được quy định dùng làm nhãn hiệu hàng hoá trong Bộ luật Dân sự năm 1995 là rất hạn chế so với các quy định phong phú và mở rộng của Hiệp định TRIPs.2 Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp có ít sự lựa chọn hơn khi xây dựng nhãn hiệu hàng hoá, họ không thể chọn các dấu hiệu nằm ngoài các dấu hiệu đã được liệt kê tại Điều 785 Bộ luật Dân sự 1995. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế, sự ra đời Bộ luật Dân sự 2005 và đặc biệt Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2006 đánh dấu bước phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. 1 Khoản 1, Điều 3 Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ Trưởng ban hành điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa. 2 Khoản 1, Điều 15 Hiệp định TRIPs. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 6 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Khái niệm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được quy định cụ thể tại khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”. Đây là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật Dân sự 1995 khi sử dụng thuật ngữ “nhãn hiệu” thay cho “nhãn hiệu hàng hóa” và không hề giới hạn các dấu hiệu có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Ở góc độ chung nhất, nhãn hiệu có thể được hiểu là bất kỳ dấu hiệu nào có thể nhận biết được bao gồm từ ngữ, tên gọi, chữ cái, con số, biểu tượng, thiết kế, hình vẽ hay bất kỳ sự kết hợp nào của chúng, và kiểu dáng hay bao bì hàng hóa được sử dụng hoặc sẽ được sử dụng trong thương mại để xác định và phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của chủ thể này với hàng hóa hay dịch vụ của các chủ thể khác. Do đó nhãn hiệu là bất kì một dấu hiệu nào hoặc bất kì sự kết hợp nào của những dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa hay dịch vụ của doanh nghiệp khác. Khả năng phân biệt luôn là điều kiện bắt buộc của nhãn hiệu, đây cũng là chức năng chính của nhãn hiệu. Bất kì dấu hiệu nào không thỏa mãn điều kiện này đều không thể bảo hộ nhãn hiệu đó. 1.1.1.3. Khái niệm bảo hộ nhãn hiệu Theo quy định tại Hiệp định TRIPs: “Bảo hộ phải bao gồm các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đạt được, phạm vi, việc duy trì hiệu lực và việc thực thi các quyền sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề ảnh hưởng đến việc sử dụng quyền sở hữu trí tuệ”.3 Trong từ điển Tiếng Việt của Viện Khoa học và Xã hội Việt Nam, bảo hộ là sự “chở che”, không dễ bị hư hỏng, tổn thất. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hàng hóa cũng cần được che chở, bảo vệ, tránh bị tổn thất bởi hành vi xâm phạm. Ngoài ra, bảo hộ là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của Nhà nước trong việc xác lập và bảo vệ các quan hệ xã hội phát sinh. Nhãn hiệu là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nên bảo hộ nhãn hiệu là một bộ phận của bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, bảo hộ nhãn hiệu không chỉ giới hạn ở việc xác lập quyền mà còn bao gồm cả việc thực thi quyền đó trên thực tế, cụ thể là áp dụng những biện pháp theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền sở hữu của nhãn hiệu đồng thời ngăn chặn, xử lí những hành vi sử dụng, khai thác trái phép nhãn hiệu đó. 3 Phụ lục Điều 3, Điều 4 Hiệp định TRIPs. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 7 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Trong khoa học pháp lý Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, theo đó cách hiểu chung về bảo hộ nhãn hiệu là: “Bảo hộ nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của cơ quan chức năng trong việc xác lập quyền đối với nhãn hiệu cho các chủ thể, bảo vệ quyền đó chống lại bất kì sự vi phạm nào của bên thứ ba”. Để có thể được bảo hộ, nhãn hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; đồng thời, phải có khả năng phân biệt. Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện không bảo hộ các nhãn hiệu dạng âm thanh hoặc mùi hương do không nhìn thấy được, ngay cả khi âm thanh hoặc mùi hương đó có khả năng phân biệt cao. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…Một số dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt như: các biểu tượng, hình vẽ, tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ; các dấu hiệu chỉ địa điểm, nguồn gốc địa lý, phương pháp sản xuất hoặc các đặc tính mô tả hàng hoá, dịch vụ; các hình đơn giản, chữ số, chữ cái…Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 cũng thừa nhận khả năng một số dấu hiệu nêu trên có thể dần dần đạt được khả năng phân biệt nhờ một quá trình sử dụng đến trước thời điểm nộp đơn đăng ký, do vậy sẽ được chấp nhận bảo hộ. 1.1.2. Đặc điểm của nhãn hiệu Để nhãn hiệu được bảo hộ thì tính phân biệt là điều kiện tiên quyết. Việc đăng ký đối với một nhãn hiệu sẽ bị từ chối và theo đó quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu cũng sẽ không được bảo vệ nếu nhãn hiệu không có tính phân biệt hoặc trong một số trường hợp tính phân biệt đó không được thể hiện một cách rõ ràng. Tính đa dạng là một đặc trưng của nhãn hiệu. Các dấu hiệu được xem xét như là nhãn hiệu luôn tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, như là những từ ngữ, tên gọi (bao gồm cả tên riêng), biểu tượng, hình ảnh, âm thanh hay bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố này, hình dạng của hàng hóa (nhãn hiệu không gian ba chiều), màu sắc hay sự kết hợp các màu sắc và bất kỳ một cái gì khác có thể được sử dụng để xác định những hàng hóa hay dịch vụ được bán hay được cung cấp trên thị trường. Nhãn hiệu tạo ra tính giá trị cho sản phẩm của doanh nghiệp, là một dạng tài sản rất quan trọng của chính doanh nghiệp. Nhãn hiệu tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp này với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác, GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 8 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam nâng cao giá trị của sản phẩm. Giá trị thương mại của nhãn hiệu có thể được xác định khi chính bản thân các nhãn hiệu có thể được đưa vào lưu thông chuyển nhượng trên thị trường. Nhãn hiệu chỉ mang tính chất lãnh thổ. Theo nguyên tắc giới hạn của lãnh thổ quốc gia, một nhãn hiệu thông thường phải được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định. Khi đó nó sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó. Nên một nhãn hiệu được bảo hộ đầy đủ ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước đó 1.1.3. Căn cứ xác lập quyền với nhãn hiệu Quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng kí hoặc công nhận đăng kí quốc tế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Riêng đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng kí. 1.1.3.1. Đăng kí nhãn hiệu tại Việt Nam Khác với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác, nhãn hiệu cần phải được xác lập quyền thông qua đăng kí mới được bảo hộ, trừ nhãn hiệu nổi tiếng. Do đó, một chủ thể muốn sở hữu và được bảo hộ nhãn hiệu một cách đầy đủ thì phải đăng kí nhãn hiệu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Trên cơ sở hồ sơ đăng kí của chủ thể kinh doanh, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thẩm định đơn bao gồm thẩm định hình thức và thẩm định nội dung sau đó quyết định cấp hay từ chối cấp đăng kí bảo hộ nhãn hiệu. Việt Nam đã thiêt lập được cơ chế đăng kí nhìn chung khá phù hợp với các chuẩn mực của pháp luật quốc tế. * Điều kiện đăng kí nhãn hiệu Muốn đăng kí nhãn hiệu trước hết phải là chủ thể kinh doanh hợp pháp, ngoài ra nhãn hiệu đăng kí phải đáp ứng được hai điều kiện sau: - Thứ nhất, là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. - Thứ hai, có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 9 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam * Chủ thể có quyền nộp đơn đăng kí nhãn hiệu Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/CP của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, các chủ thể sau có quyền yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: - Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá dùng cho sản phẩm do mình sản xuất hoặc sẽ sản xuất. - Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động dịch vụ hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ dùng cho dịch vụ do mình tiến hành hoặc sẽ tiến hành. - Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm do mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đó cho sản phẩm tương ứng và không phản đối việc nộp đơn nói trên. - Đối với nhãn hiệu tập thể, quyền nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ thuộc về cá nhân, pháp nhân đại diện cho tập thể các cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác cùng tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu hàng hoá tương ứng. Khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời, chủ thể có quyền đăng kí nhãn hiệu đã được mở rộng phạm vi như sau:4 - Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. - Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó. - Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. 4 Điều 87, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 10 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam - Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó. * Thủ tục nộp đơn đăng kí nhãn hiệu Từ Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ta thấy tổ chức, cá nhân Việt Nam, cá nhân nước ngoài thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Cá nhân nước ngoài không thường trú tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài không có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam nộp đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Để xác lập quyền đối với nhãn hiệu, theo Điều100, Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 người yêu cầu nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền với các tài liệu sau: Tờ khai đăng kí theo mẫu quy định, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ (bao gồm: mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận); Giấy ủy quyền (nếu đơn nộp thông qua đại diện); Chứng từ nộp phí, lệ phí. Quyền sở hữu đối với nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của Cục sở hữu trí tuệ. Như vậy, muốn được bảo hộ cho doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký để xác lập quyền sở hữu. Khi quyền được xác lập, chủ sở hữu có quyền khai thác tài sản của mình, có quyền cho phép hoặc ngăn chặn người khác sử dụng (khai thác) tài sản đó và khi quyền bị xâm phạm thì pháp luật sẽ bảo vệ như bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng. Khi các cá nhân, tổ chức nộp đơn yêu cầu công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng và có đủ bằng chứng chứng minh là thỏa mãn điều kiện về nhãn hiệu nổi tiếng thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét và ra quyết định công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu là Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể gia hạn liên tiếp nhiều lần, mỗi lần mười năm.5 5 Khoản 6, Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 11 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam * Quá trình thẩm định đơn Thẩm định hình thức: - Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ, thì Cục Sở hữu trí tuệ xác nhận ngày nộp đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết định chấp nhận đơn. - Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp. - Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục Sở hữu trí tuệ. Công bố đơn: Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo. Thẩm định nội dung: - Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố. - Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định hay không. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, đăng bạ: - Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cục Sở hữu trí tuệ thông báo cho người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Văn bằng bảo hộ. - Nếu người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên, thì Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành các thủ tục cấp Văn bằng bảo hộ cho người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu, thì đơn coi như bị rút bỏ. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam * Nguyên tắc chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: - Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”. Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Nghị định 63/CP của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp: “Nếu có từ hai chủ thể trở lên đều nộp đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ với cùng một sáng chế, một giải pháp hữu ích, một kiểu dáng công nghiệp, một nhãn hiệu hàng hoá dùng cho cùng một loại sản phẩm, dịch vụ thì khi được cấp, Văn bằng bảo hộ được cấp cho người nộp đơn sớm nhất trong số những người nộp đơn đó”. Như vậy, điểm hạn chế ở đây là nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên chỉ được áp dụng cho trường hợp hai hay nhiều chủ thể cùng nộp đơn xin đăng kí bảo hộ cùng một nhãn hiệu đăng kí cho một sản phẩm. Trường hợp hai hay nhiều chủ thể nộp đơn xin đăng kí các nhãn hiệu tương tự với nhau tới mức có khả năng gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng thì nguyên tắc này không được áp dụng. - Khắc phục nhược điểm đó tại khoản 1 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: “Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký cùng một sáng chế hoặc đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau hoặc đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với nhau cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau hoặc tương tự với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ”. - Một vấn đề khác được đặt ra ở đây là theo khoản 2 và khoản 3 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký cùng đáp ứng các điều kiện để cấp văn bằng bảo hộ và có cùng ngày ưu tiên hoặc có ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thỏa thuận của tấc cả những người nộp đơn; Nếu không thỏa thuận được thì tấc cả các đơn đều bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nguyên tắc ưu tiên: Một vấn đề quan trọng trong pháp luật sở hữu công nghiêp liên quan đến nguyên tắc người nộp đơn đầu tiên là vấn đề quyền ưu tiên. “Nguyên tắc ưu tiên” được đề cập đến tại Điều 91 trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, theo đó người nộp đơn đăng kí nhãn hiệu có quyền hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên nếu đáp ứng các điều kiện sau: GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 13 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam - Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam. - Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác nhưng cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam; công dân cư trú hoặc có cơ sở kinh doanh tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam. - Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên. - Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn. Ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên. 1.1.3.2. Đăng kí nhãn hiệu tại nước ngoài * Đăng kí theo Thỏa ước Madrid Việt Nam đã là thành viên của Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu. Đăng kí theo Thỏa ước này, chủ nhãn hiệu chỉ cần dùng một đơn đăng kí quốc tế theo mẫu quy định đánh dấu những nước thành viên doanh nghiệp muốn đăng kí nhãn hiệu và nộp đến Cục sở hữu trí tuệ. Việc đăng kí theo hệ thống này tiện lợi, đơn giản và rẻ hơn nhiều so với đăng kí trực tiếp ở từng quốc gia. Tuy nhiên, đơn đăng kí này chỉ được thực hiện khi nhãn hiệu đã được đăng kí bảo hộ ở Việt Nam. Thời hạn xem xét đơn đăng kí quốc tế trong vòng một năm. Mặc khác, từ ngày 11/7/2006 Việt Nam đã trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid. Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng kí nhãn hiệu bảo hộ ở các nước đã là thành viên của Thỏa ước hoặc Nghị định thư. * Đăng kí trực tiếp tại từng quốc gia Với những quốc gia không phải thành viên của Thỏa ước Madrid, khi có nhu cầu đăng kí nhãn hiệu tại các nước khác thì các doanh nghiệp phải đăng kí trực tiếp tại từng quốc gia đó GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 14 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.2. Một số loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lý luận mà cả trong thực tiễn. Trước hết phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu, đặc trưng này không những ảnh hưởng đến tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng đến quá trình đăng kí và xác định chế độ pháp lí đối với từng loại nhãn hiệu, giúp phân loại nhãn hiệu với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí,… Do mục đích của sử dụng nhãn hiệu trong hoạt động thương mại nên pháp luật Việt Nam đề cập đến các loại nhãn hiệu sau: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết và nhãn hiệu nổi tiếng. 1.2.1. Nhãn hiệu tập thể Nhãn hiệu tập thể được ghi nhận tại Điều 7bis, Công ước Paris năm 1883. Tuy nhiên, Công ước này không đưa ra khái niệm về nhãn hiệu tập thể, cũng như cách thức bảo hộ. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì cũng chỉ quy định về nhãn hiệu tập thể như sau: “Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm cả nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu tập thể và nhãn hiệu chứng nhận”.6 Theo khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, nhãn hiệu tập thể được định nghĩa: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. Nhãn hiệu tập thể được áp dụng đối với hàng hóa và dịch vụ. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu của một tập thể các nhà sản xuất (thường là một hiệp hội, hợp tác xã, tổng công ty…). Trong đó, tổ chức tập thể xây dựng quy chế chung về việc sử dụng nhãn hiệu tập thể (như các chỉ tiêu chung về chất lượng, nguồn gốc, phương pháp sản xuất…) và các thành viên có quyền sử dụng nhãn hiệu nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng được các tiêu chuẩn đó. Vì vậy nhãn hiệu tập thể có chức năng thông báo cho công chúng biết những đặc điểm đặc trưng của các sản phẩm mang nhãn hiệu tập thể.7 Đương nhiên, việc sử dụng nhãn hiệu tập thể không ngăn cản những thành viên của hiệp hội có những nhãn hiệu hàng hóa riêng của mình. Quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể tùy từng trường hợp có thể là cá nhân hoặc pháp nhân đại diện hợp pháp cho tập thể đó. Chủ nhãn hiệu tập thể có nghĩa vụ kiểm soát sự 6 7 Khoản 1, Điều 6, Chương 2 Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì. Vai trò của nhãn hiệu tập thể, http://nhanhieu.vn/nhan-hieu-tap-the-la-gi/, [Ngày truy cập, 12-7-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 15 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể. Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sử dụng một loại nhãn hiệu, nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tư cách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bình thường mà không được xem là nhãn hiệu tập thể, vì nhãn hiệu chỉ do một chủ thể duy nhất, nhân danh bản thân sử dụng.8 Trong trường hợp như vậy, việc tạo ra một nhãn hiệu tập thể không chỉ hỗ trợ tiếp thị sản phẩm ở thị trường trong nước và thị trường quốc tế mà còn cung cấp cơ sở cho việc hợp tác giữa những nhà sản xuất trong nước. Việc tạo nhãn hiệu tập thể, trên thực tế phải đi kèm với sự phát triển các tiêu chuẩn nhất định cùng với một chiến lược chung. Khi đó, nhãn hiệu tập thể mới có thể trở thành một công cụ hữu hiệu cho phát triển trong nước. Ví dụ như: Nhãn hiệu Gạo Bao Thai Định Hoá và hình là nhãn hiệu tập thể của tỉnh Thái Nguyên (số bằng: 4-0090842-000, ngày cấp bằng: 26/10/2007). Đây là nhãn hiệu tập thể thứ hai của tỉnh Thái Nguyên được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể sau Chè Thái Nguyên (Số bằng: 4-0084266-000, ngày cấp bằng : 26/12/2006).9 Hình 1: Nhãn hiệu Chè Thái Nguyên Hình 2:Nhãn hiệu Gạo Bao Thai Định Hóa 1.2.2. Nhãn hiệu chứng nhận Nhãn hiệu chứng nhận mới xuất hiện gần đây trong thực tiễn thương mại. Nó hầu như không được đề cập đến trong các Điều ước quốc tế đa phương về sở hữu trí tuệ, kể cả Hiệp định TRIPs. 8 9 Khoản 8, Điều 2, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Khai thác giá trị thương hiệu Gạo Bao thai Định Hóa, http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/dua-nghi- quyet-dai-hoi-dang-bo-tinh-lan-thu-xviii-vao-cuoc-song/khai-thac-gia-tri-thuong-hieu-gao-bao-thai-dinhhoa-200326-198.html, [Ngày truy cập, 13-7-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 16 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Tại khoản 18 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 định nghĩa: “Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu”. Nhãn hiệu chứng nhận có mục đích chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ thể kinh doanh các loại hàng hóa dịch vụ khác nhau. Nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng để chứng nhận về nhiều hình thức khác nhau như: nguồn gốc, xuất xứ địa lí, nguyên vật liệu sử dụng, độ chính xác, cách thức cung cấp dịch vụ nhưng chủ yếu là để chứng nhận chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Nhãn hiệu chứng nhận do các tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính…của hàng hóa, dịch vụ đăng ký, sau đó tổ chức này có quyền cấp phép sử dụng cho bất kỳ chủ thể sản xuất, kinh doanh nào nếu hàng hóa, dịch vụ của họ đáp ứng các tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận đặt ra. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu trong quá trình chứng nhận hàng hóa, dịch vụ đủ tiêu chuẩn mang nhãn hiệu và có nghĩa vụ kiểm soát sự tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận tương ứng. Sự khác biệt chủ yếu giữa nhãn hiệu chứng nhận và nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu tập thể chỉ có thể do các thành viên của tổ chức tập thể sử dụng, trong khi nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng bởi bất kỳ ai có sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được các tiêu chuẩn định sẵn. Hình 3: Nhãn hiệu Sữa bò Ba Vì GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền Hình 4:Nhãn hiệu Rau Đà Lạt 17 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Ví dụ: Nhãn hiệu BaVi Cows Milk Sữa bò Ba Vì và hình (số bằng: 4-0118140000, ngày cấp bằng: 20/01/2009) hay nhãn hiệu Rau Đà Lạt Vegetable và hình (số bằng: 4-0135739-000, ngày cấp bằng: 23/10/2009) là những nhãn hiệu chứng nhận.10 1.2.3. Nhãn hiệu liên kết Đây là loại nhãn hiệu mới nên hiện nay chưa có sự thống nhất trong quan điểm của các nước về vấn đề bảo hộ chúng. Pháp luật Hoa Kì không quy định riêng về nhãn hiệu liên kết nhưng lại lồng ghép các quy định tương ứng vào việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu liên kết lần đầu tiên được ghi nhận tại Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, theo đó khoản 8a Điều 2: “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu hàng hóa tương tự nhau do cùng một chủ thể đăng ký, để dùng cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cùng loại, tương tự với nhau hoặc có liên quan đến nhau”. Khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời cũng đã kế thừa tinh thần của Nghị định trên, được quy định: “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng kí, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho các sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau”.11 Trên thương trường hành vi cạnh tranh không lành mạnh diễn ra ngày càng phổ biến và tinh vi, trong đó có các hành vi sao chép nhãn hiệu hàng hóa. Do muốn đạt được lợi nhuận nhanh chóng, các doanh nghiệp sao chép theo các nhãn hiệu được công chúng ưa chuộng. Vì vậy việc đăng ký nhãn hiệu liên kết mang lại nhiều lợi ích cho chủ nhãn hiệu. Chủ nhãn hiệu sẽ không cần phải xây dựng uy tín cho từng mặt hàng, từng nhãn hiệu riêng biệt, do đó tiết kiệm được các chi phí quảng cáo, khuếch trương được nhanh chóng uy tín thương mại của mình. Việc sử dụng nhãn hiệu liên kết tạo uy tín cho những sản phẩm dịch vụ mới của doanh nghiệp bởi nhãn hiệu đã từng được biết đến và chiếm được sự tín nhiệm của người tiêu dùng. Nhãn hiệu liên kết cũng hạn chế tối đa việc các chủ sở hữu sản xuất kinh doanh khác lợi dụng uy tín của nhãn hiệu mà đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tương tự gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và thiệt hại cho chủ nhãn hiệu. 10 Danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp văn bằng bảo hộ, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/danh-sach-nhan-hieu-chung-nhan-da-duoc-cap-van-bangbao-ho/719.html, [Ngày truy cập, 07-8-2014]. 11 Khoản 19, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 18 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Trên thị trường ta có thể bắt gặp rất nhiều nhãn hiệu liên kết như: Nhãn hiệu Sony của công ty điện tử Sony được dùng cho tất cả các mặt hàng của hãng như tivi, tủ lạnh, điều hòa nhiệt độ. Hay công ty Toyota với các nhãn hiệu liên kết: Toyota Camry, Toyota Vios, Toyota Innova… Hình 5: Nhãn hiệu Toyota Camry Hình 6: Nhãn hiệu Toyota Innova 1.2.4. Nhãn hiệu nổi tiếng Nhãn hiệu nổi tiếng không chỉ thực hiện tốt chức năng phân biệt của nhãn hiệu mà còn là cam kết về chất lượng và những phẩm chất khác của sản phẩm, của nhà sản xuất sản phẩm đối với người tiêu dùng. Nó chiếm lĩnh cả một thị trường rộng lớn, vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia sản xuất ra loại hàng hóa, sản phẩm đó. Nhãn hiệu nổi tiếng là một trong những thành quả đầu tư và là một tài sản có giá trị rất lớn của các doanh nghiệp sở hữu nó, đôi khi nhãn hiệu nổi tiếng còn tạo ra thương hiệu cho mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Cũng chính vì vậy mà tình trạng nhãn hiệu nổi tiếng bị sao chép, quyền của chủ nhãn hiệu nổi tiếng bị xâm phạm diễn ra khắp nơi trên toàn thế giới. Trong Công ước Paris năm 1883, vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng được đề cập đến trong Điều 6bis nhưng chỉ dừng lại trong chừng mực nhất định, hầu như không có định nghĩa chính thức ghi nhận về nhãn hiệu nổi tiếng. Trong pháp luật Việt Nam, năm 2001 tại Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp thì vấn đề nhãn hiệu nổi tiếng mới được đề cập gián tiếp, nhưng chỉ dừng lại ở việc thừa nhận bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này thì nhãn hiệu nổi tiếng được quy định như sau: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu hàng hóa được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu được biết đến một cách rộng rãi”. Đây được coi là quá trình nội luật hóa các quy luật của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 19 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam xây dựng các quy phạm pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng. Việc xác lập quyền và thực thi quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng trước khi Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 ra đời là không hiệu quả do việc không tương đồng trong pháp luật. Để khắc phục nhược điểm trên Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra đời đã có quy định liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng và đưa ra các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Quy định nhãn hiệu nổi tiếng được xác định thông qua thủ tục công nhận của cơ quan nhà nước thẩm quyền, chứ không phải thông qua việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu như các loại nhãn hiệu thông thường khác. Theo Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005, đã đưa ra tiêu chí cơ bản làm chuẩn mực xem xét đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng.12 Tuy nhiên dễ nhận thấy rằng có nhiều tiêu chí mang tính định lượng, ví dụ như số lượng các quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng, số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo. Bên cạnh đó, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong khoản 6 Điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia. Có thể nhận xét chung rằng các quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hình 7: Nhãn hiệu Coca-Cola Hình 8: Nhãn hiệu Ford Ví dụ: Khi nói đến nhãn hiệu Coca-Cola người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay đến nước 12 Điều 75, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 20 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam giải khát hay Ford là nhãn hiệu xe hơi của Hoa Kỳ nhưng nó được biết đến bởi người tiêu dùng trên hầu hết các quốc gia trên thế giới. 1.3. Phân biệt nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác 1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại Theo Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 đưa ra khái niệm:“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.13 Thực tế nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa tên thương mại với nhãn hiệu ở chỗ chúng cùng thực hiện chức năng phân biệt và bao gồm các dấu hiệu như một nhãn hiệu nên thành phần phân biệt của tên thương mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu, nếu nó bảo đảm các yêu cầu của nhãn hiệu. Dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm các yếu tố khác nhau với chức năng là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ còn tên thương mại chỉ bao gồm từ ngữ để cá thể hóa chủ thể kinh doanh, phân biệt cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh, do đó tên thương mại của chủ thể này phải đảm bảo điều kiện không gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đã đăng ký kinh doanh trên cùng địa bàn và trong một lĩnh vực. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại là “Mỹ Hảo” để đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình như: nước rửa chén Mỹ Hảo, nước giặt đậm đặc Mỹ Hảo. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu mà hai đối tượng này phải có. Theo khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Ngược lại, theo khoản 3 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”. Một nhãn hiệu không bắt buộc phải đọc và phát âm được, còn tên thương mại thì yếu tố này là bắt buộc.14 Đối với tên thương mại, yếu tố màu sắc cũng không được đặt 13 14 Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Điều 14, Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 21 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam ra. Hơn nữa về cấu tạo, tên thương mại bao giờ cũng gồm phần mô tả (chỉ loại hình tổ chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh hoặc xuất xứ địa lý) và thành phần phân biệt (chỉ tên riêng của chủ thể kinh doanh), còn nhãn hiệu không có phần mô tả mà chỉ có tính phân biệt. Ví dụ: Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, Huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “CAT HAI”. Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo một khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là trên phạm vi toàn quốc, phạm vi bảo hộ của tên thương mại là chỉ giới hạn trên phạm vi địa phương nhưng trong một số trường hợp phạm vi bảo hộ tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “Khu vực địa lí nơi chủ thể kinh doanh có khách hàng hoặc có danh tiếng”. Cũng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì điều kiện tiên quyết là phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; Trong khi đó, tên thương mại nếu có đủ điều kiện bảo hộ theo luật định là “có khả năng phân biệt” được chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh thì mặc nhiên được bảo hộ mà không cần phải đăng ký.15 Nhãn hiệu và tên thương mại nói chung đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay nói rộng hơn là quyền sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, đối với mỗi đối tượng khác nhau, cách thể hiện quyền cũng khác nhau, do đó cần thiết phân biệt hai đối tượng này để việc xác lập và sử dụng quyền được hiệu quả nhất. 1.3.2. Phân biệt nhãn hiệu với chỉ dẫn địa lí Trong Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, cả hai đối tượng nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý đều là đối tượng bảo hộ theo quy định của luật này. Theo đó chỉ dẫn địa lý được định nghĩa: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.16 Chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu đều là các dấu hiệu có khả năng phân biệt dùng cho hàng hóa, dịch vụ trong lưu thông thương mại và để chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm. Chỉ dẫn địa lý là để thông tin về nguồn gốc, xuất xứ địa lý của sản phẩm, do đó nó cũng có khả năng phân biệt nên việc phân biệt nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là cần 15 Khoản 3, Điều 6 Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 16 Khoản 22, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 22 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam thiết. Nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định doanh nghiệp nào cung cấp hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường. Trong khi đó, chỉ dẫn địa lý giúp người tiêu dùng xác định một khu vực địa lí cụ thể mà trên đó một hoặc một số doanh nghiệp đóng trụ sở và các doanh nghiệp này sản xuất hàng hoá mang chỉ dẫn địa lý đó. Chỉ dẫn địa lý có thể là các dấu hiệu từ ngữ, tuy nhiên khác với nhãn hiệu có thể là những từ ngữ bất kỳ, kể cả các từ không có nghĩa, dấu hiệu từ ngữ chỉ có thể sử dụng làm chỉ dẫn địa lý nếu nó chỉ dẫn đến một khu vực địa lý nhất định, ví dụ: nước mắm Phú Quốc. Chỉ dẫn địa lý cũng có thể là các dấu hiệu hình ảnh hoặc biểu tượng mô tả một khu vực địa lý. Chúng gián tiếp thông tin về nguồn gốc của sản phẩm, có khả năng làm người tiêu dùng liên tưởng đến một khu vực địa lý nhất định, mà khu vực đó lại có mối liên hệ với những đặc điểm riêng biệt của hàng hóa. Tuy nhiên, những hình ảnh hoặc biểu tượng này phải thực sự nổi tiếng và được biết đến rộng rãi thì mới bảo đảm được chức năng chỉ dẫn về nguồn gốc sản phẩm. Một nhãn hiệu có thể hàm chứa chỉ dẫn địa lý hoặc một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ như một loại nhãn hiệu, khoản 3 Điều 80 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định:“Không bảo hộ những chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc sản phẩm”. Đối với nhãn hiệu, người chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng, có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu và nghiêm cấm người khác sử dụng hoặc cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ. Còn chỉ dẫn địa lý là đối tượng không được độc quyền sử dụng, vì vậy người sử dụng chỉ dẫn địa lý không được quyền chiếm hữu, định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng. Các thông tin địa lý đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa đã mất khả năng chỉ dẫn nguồn gốc địa lý thì không được bảo hộ dưới danh nghĩa chỉ dẫn địa lý. Ví dụ: Từ ngày 14/10/2005, Cục Sở hữu trí tuệ đã có Quyết định 806/QĐ SHTT cấp đăng bạ quốc gia số 00004, công nhận bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý cà phê Buôn Ma Thuột cho tỉnh Đăk Lăk.17 Sản phẩm vải thều Thanh Hà cũng được bảo hộ độc quyền chỉ dẫn địa lý số 0009 17 Phạm Anh - Tiền Phong, 38 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/38-san-pham-viet-nam-duoc-bao-ho-chi-dan-dialy/1629.html, [Ngày truy cập, 08-8-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 23 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.3.3. Phân biệt nhãn hiệu với kiểu dáng công nghiệp Định nghĩa kiểu dáng công nghiệp được quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện: có tính mới, có tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.18 Kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu đều là các đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu có nhiều điểm khác nhau. Nhãn hiệu cần được thiết kế đơn giản, chữ hoặc hình, hoặc sự kết hợp các yếu tố này trong một nhãn hiệu cần phải tạo ra sự khác biệt, giúp người tiêu dùng dễ nhận biết, dễ nhớ, dễ đọc, truyền tải được ý nghĩa hoặc thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng, có thể gắn lên sản phẩm hoặc dịch vụ và dễ dàng được chấp nhận bởi nhiều cộng đồng thuộc các nền văn hóa và các quốc gia khác nhau. Như vậy, kiểu dáng công nghiệp là những hoạt động sáng tạo nhằm tạo ra một hình dáng trang trí bên ngoài cho những hàng hóa được sản xuất hàng loạt, đảm bảo được điều kiện là hàng hóa đó phải hấp dẫn người tiêu dùng về thị giác và phải thể hiện một cách có hiệu quả chức năng kỹ thuật đã định trước. Trong khi đó, nhãn hiệu là các dấu hiệu nhìn thấy được và có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Kiểu dáng công nghiệp thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng điều kiện nhất định về tính sáng tạo, còn nhãn hiệu thuộc nhóm các đối tượng sở hữu công nghiệp có tính thương mại. Tuy nhiên cũng giống nhãn hiệu, những hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó cũng dùng để thể hiện hình dáng bên ngoài của kiểu dáng công nghiệp. Kiểu dáng công nghiệp phải luôn có tính mới, có kiểu dáng khác biệt cơ bản so với các kiểu dáng công nghiệp tương tự và chưa được sử dụng ở đâu bằng bất kì hình thức nào trên thế giới. Những kiểu dáng chỉ là sự kết hợp đơn thuần đặc điểm giữa các hình học đơn giản (hình vuông, hình tròn, elip…) hoặc sao chép hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến rộng rãi ở Việt Nam và thế giới thì không được bảo hộ. Kiểu dáng công nghiệp có chức năng dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm công nghiệp hoặc thủ công nghiệp và phải khác biệt về căn bản với kiểu dáng 18 Điều 63, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 24 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam công nghiệp tương tự đã được bảo hộ. Vì vậy, đòi hỏi kiểu dáng công nghiệp cần phải chứa đựng sự tưởng tượng của cá nhân tạo ra nó và là sản phẩm tư duy của cá nhân. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản với nhãn hiệu, đối với nhãn hiệu thực chất là kết quả của một hoạt động trí tuệ. Nó chỉ là một biểu tượng có sẵn trong tài sản chung của cộng đồng được cá nhân hoặc doanh nghiệp dùng để đánh dấu hàng hóa hoặc dịch vụ riêng của mình. 1.4. Lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu 1.4.1. Trên thế giới Trong quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện tượng bắt chước nhãn hiệu đã gây thiệt hại cho chủ nhãn hiệu ngày càng nhiều. Số vụ kiện tại các tòa án ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra cho các tòa án cần phải giải quyết là quyền đối với nhãn hiệu cụ thể nào đó thuộc về ai. Các biện pháp tòa án áp dụng chỉ dựa vào thông lệ chứ không theo quy định của một văn bản pháp luật nào. Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật về xí nghiệp, cơ sở chế tạo và lò xưởng thủ công năm 1809 của Pháp sau đó lần lượt các nước Italia (ngày 30/8/1868), Bỉ (ngày 01/4/1879), Hoa Kỳ (ngày 03/03/1881), Anh (ngày 25/8/1883), Đức (ngày 12/3/1894), Nga (ngày 26/02/1896), Nhật Bản (1875),...cũng ban hành pháp luật về nhãn hiệu của mình.19 Các đạo luật trên quy định khá chi tiết về cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu, thủ tục xác lập quyền, sử dụng và bảo vệ nhãn hiệu, phạm vi các dấu hiệu có thể được bảo hộ,…Từ đó có thể thấy rằng, ngay từ bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành các văn bản pháp luật bào hộ nhãn hiệu, các quốc gia đã thiết lập được một loạt các nguyên tắc cơ bản về bảo hộ nhãn hiệu. Sự phát triển của sản xuất đã tạo ra nhu cầu to lớn cho sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, việc trao đổi sản phẩm qua biên giới quốc gia đã tạo nên một làn sóng toàn cầu hóa tới các cường quốc công nghiệp. Cùng với sự phát triển của hàng hóa thương mại xuyên quốc gia, tình trạng làm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu hàng hóa cũng được gia tăng. Điều đó là một cản trở lớn cho quá trình phát triển giao lưu thương mại. Người ta bắt đầu nhận thấy tính chất quốc tế trong vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ trong đó có bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, vì vậy nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu vượt ra khỏi 19 The History Of Trademark Law, http://www.iip.or.jp/translation/ono/ch2.pdf, [Ngày truy cập, 09-8-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 25 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam phạm vi các quốc gia là điều tất nhiên. Kết quả là cuối thế kỉ XIX, các điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu lần lượt được ra đời với sự hợp tác dung hòa quyền lợi giữa các nhóm lợi ích khác biệt trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc bào hộ quốc tế đối với nhãn hiệu, thúc đẩy sự phát triển của thương mại trên phạm vi toàn cầu. Văn bản đầu tiên là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được kí kết ngày 20/03/1883 tại Paris, được xem xét và sửa đổi lại tại Roma năm 1886, tại Madrit năm 1890, tại Brussels năm 1897 và năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến ngày 15/01/2002 có 162 nước là thành viên của công ước này. Việc bảo hộ nhãn hiệu theo công ước Paris được thể hiện trên hai khía cạnh: một là thiết lập những nguyên tắc bảo hộ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu, hai là đưa ra những quy định riêng về chế độ bảo hộ đối với nhãn hiệu.20 Tuy nhiên, dưới góc độ lập pháp quốc tế, Công ước vẫn chưa giải quyết được một số vấn đề quan trọng như việc kí kết nhãn hiệu hàng hóa vẫn phải được tiến hành tại từng quốc gia nơi người nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Công ước chưa quy định cụ thể về nhãn hiệu dịch vụ, chưa thiết lập được một hệ thống đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. Nhằm khỏa lắp một phần những khoảng trống trong Công ước Paris liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, năm 1891 Thỏa ước Madrid được thông qua tại Tây Ban Nha. Tính đến ngày 18/01/2002, Thỏa ước đã thu hút được 52 quốc gia thành viên. Những quy định trong Thỏa ước đã mở ra cơ hội cho việc thiết lập cơ chế đăng kí quốc gia và quốc tế cho cùng một nhãn hiệu, trong đó mỗi nước thành viên đều có nghĩa vụ công nhận. Thỏa ước làm đơn giản hơn quá trình đăng kí bảo hộ đồng thời ở nhiều quốc gia đã khắc phục được nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia. Tuy nhiên, Thỏa ước vẫn còn một số nhược điểm chưa được khắc phục trong vấn đề đăng kí bảo hộ nhãn hiệu.21 Với mục đích mở rộng hệ thống đăng kí thu hút nhiều quốc gia tham gia hơn nữa, năm 1995 Nghị định thư Madrid đươc ra đời. Tính đến ngày 18/01/2002 có 55 20 Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, http://trademarks.vn/vi/Nhan-hieu-Viet-Nam/Cong-uocparis-ve-bao-ho-nhan-hieu-hang-hoa.html, [Ngày truy cập, 09-8-2014]. 21 Hiệp ước Madrid về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa quốc tế, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chitiet/hiep-uoc-madrid-ve-dang-ky-nhan-hieu-hang-hoa-quoc-te/1566.html, [Ngày truy cập, 09-8-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 26 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam quốc gia là thành viên Nghị định thư. Việt Nam đã gia nhập Nghị định thư này từ 17/7/2006. Cũng trong năm 1994, một điều ước quốc tế vô cùng quan trọng đã đươc thông qua, sự xuất hiện của nó đã mang lại những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (trong đó có nhãn hiệu) đó là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs). Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau, trong đó có nhãn hiệu. Hiệp định TRIPs đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực của Công ước Paris. Hơn nữa, Hiệp định TRIPs đã vượt ra ngoài Công ước Paris khi lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới là đối xử tối huệ quốc. Năm 1970 Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) được thành lập và đi vào hoạt động cũng nhằm mục đích tăng cường bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu hàng hóa trên quy mô toàn thế giới. 1.4.2. Ở Việt Nam So với lịch sử hình thành và phát triển về pháp luật bảo hộ trên thế giới, ở Việt Nam pháp luật bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bào hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nói riêng chậm phát triển do những hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Trong khi các nước phương Tây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn nhờ phương thức tư bản chủ nghĩa và biến xã hội họ thành xứ sở công nghệ với nền thương mại phát triển thì Việt Nam vẫn còn dưới chế độ phong kiến với nền sản xuất chủ yếu là tự cấp, tự túc. Nhãn hiệu hàng hóa và pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa từ đó mà chưa có điều kiện ra đời. Ngày 08/03/1949 chính quyền Việt Nam cộng hòa đã gia nhập hai điều ước quốc tế quan trọng liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu là Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và Thỏa ước Madrid 1891 về đăng kí quốc tế nhãn hiệu, sau đó được chính phủ cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa năm 1976. Giai đoạn 1954-1975 đất nước bị chia cắt nên pháp luật hai miền hoàn toàn khác nhau. Ở miền Bắc, ngày 3/1/1958 Thủ tướng Chính phủ đã kí Nghị định 175-TTg có đề cập đến đăng kí nhãn hiệu thương phẩm. Còn ở miền nam, một số đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu được bảo hộ tại Luật số 13/57 ngày 1/8/1957 và Luật số 14/59 ngày 11/9/1959 về chống sản xuất hàng giả. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 27 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Từ năm 1975 đến 1981 việc bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiêp trong đó có nhãn hiệu hàng hóa bị gián đoạn. Từ năm 1981 đến trước năm 1989, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu.22 Tuy nhiên, tấc cả các văn bản chỉ mới dừng lại ở cấp Hội đồng Bộ trưởng, cụ thể về nhãn hiệu hàng hóa đã có Điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa ban hành kèm theo Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 84/HĐBT ngày 20/3/1990; Điều lệ mua bán li-xăng ban hành kèm theo Nghị định 201/HĐBT ngày 28/12/1988. Ngày 11/2/1989 Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được công bố đã đánh dấu một bước tiến mới trong lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu. Tiếp đó các văn bản hướng dẫn liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa lần lượt được ra đời như Thông tư số 437 ngày 19/3/1993 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn bổ sung về đăng kí nhãn hiệu; Thông tư số 163 ngày 15/4/1994 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn các quy định về phê duyệt và đăng kí hợp đồng li-xăng. Năm 1992 Hiến pháp thứ tư của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời ghi nhận Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu hàng hóa. Sự ra đời của Bộ luật Dân sự năm 1995, hệ thống pháp luật bảo hộ sở hữu công nghiệp nói chung, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng đã có bước phát triển quan trọng. Sau đó, hàng loạt văn bản hướng dẫn có liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa được ban hành như: Nghị đinh 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp; Nghị định 60/CP ngày 6/6/1997 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài; Thông tư 3055/TT-SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP của Chính phủ; Nghị định 06/CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 63/CP của Chính phủ; Thông tư số 22 25 năm xây dựng và phát triển của Cục Sở hữu trí tuệ (1982-2007), http://noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/1A47EA87D7348E47472579CF000E77C0/$FILE/25% 20nam%20Cuc%20SHTT_Vietnamese.pdf, [Ngày truy cập, 12-8-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 28 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 132/TT-BTC ngày 30/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp. Để khắc phục những hạn chế và nhược điểm trong Bộ luật Dân sự năm 1995, Bộ luật Dân sự năm 2005 được thông qua nhưng vấn đề về sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu chỉ quy định chung. Nhằm hoàn thiện và đảm bảo sự tương thích pháp luật về sở hữu trí tuệ, trong đó có pháp luật về sở hữu trí tuệ thì ngày 29/11/2005 Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội thông qua. Đây là lần đầu tiên pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác được ban hành thống nhất trong một văn bản chuyên biệt. Sau đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn ra đời để đảm bảo thực hiện những quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp; Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. Ngoài ra, còn rất nhiều văn bản khác liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa như: Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật thương mại,… Song song với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, Việt Nam cũng tích cực tham gia và ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến vấn đề bảo hộ nhãn hiệu. Đến nay, Việt Nam trở thành thành viên một số điều ước quốc tế như:23 - Công ước Paris năm 1883 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp kể từ ngày 8/3/1949. - Thỏa ước Madrid năm 1891 kể từ ngày 8/3/1949. - Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kể từ ngày 2/7/1976. - Hiệp định khung về Sở hữu trí tuệ của ASEAN ngày 15/12/1995. - Hiệp định giữa Việt Nam và Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày 7/7/1999. - Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì ngày 13/7/2000. - Nghị định thư Madrid kể từ ngày 11/7/2006. 23 Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu Việt Nam đã tham gia, http://luatminhkhue.vn/bimat/cac-dieu-uoc-quoc-te-ve-shtt-va-nhan-hieu-ma-viet-nam-da-tham-gia.aspx, [Ngày truy cập, 12-8-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 29 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam - Ngày 7/11/2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) điều đó cũng đồng nghĩa với việc nước ta gia nhập Hiệp định TRIPs. Tóm lại, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về bảo hộ sở hữu trí tuệ nói chung, về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng của nước ta tương đối đầy đủ và ngày càng chi tiết, hoàn thiện hơn so với thời kì trước. Điều này góp phần tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực thi pháp luật bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa tương đối hiệu quả. 1.5. Sự cần thiết của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu Bảo hộ nhãn hiệu trước hết là bảo vệ tài sản hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, cũng như các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa là tài sản rất có giá trị đối với chủ sở hữu nên việc bảo vệ nó là điều tất yếu. Dưới sự bảo hộ của pháp luật thì chủ thể kinh doanh mới yên tâm đầu tư phát triển uy tín của nhãn hiệu hàng hóa bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm mang nhãn hiệu. Bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và tiếp tục phát triển tài sản nhãn hiệu của mình. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất chất lượng và uy tín trên thương trường, qua đó gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế nói chung. Bảo hộ nhãn hiệu góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể kinh doanh. Ngoài ra bảo hộ nhãn hiệu còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chống lại những hành vi làm giả nhãn hiệu, sao chép, bắt chước nhãn hiệu hoặc tạo ra những nhãn hiệu tương tự có nguy cơ gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng là đã tạo điều kiện để người tiêu dùng có quyền lựa chọn đúng những hàng hóa, dịch vụ mong đợi vì nhãn hiệu ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hàng hóa đúng của người tiêu dùng khi đứng trước nhiều loại sản phẩm cạnh tranh. Khi nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ hiệu quả và tích cực, hàng giả nhãn hiệu, hàng nhái sẽ dẫn người tiêu dùng đến những địa chỉ sai lầm và quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng. Bảo hộ nhãn hiệu tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc tài sản của họ khi đầu tư vào một nước có pháp luật bảo hộ hay không, đặc biệt là tài sản sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu. Nếu đứng trước tình trạng nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ hoặc bảo hộ không hiệu quả họ luôn GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 30 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam dự kiến được khả năng sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình bị sao chép, làm giả, hoặc có rất nhiều nhãn hiệu tương tự gắn lên sản phẩm cùng loại bán với giá rẻ thì nhiều khả năng là họ sẽ chọn một quốc gia khác nơi mà nhãn hiệu hàng hóa của họ được bảo hộ tốt hơn. Ngày nay, trong mối quan hệ giữa thương mại và sở hữu trí tuệ ngày càng tăng cho thấy đòi hỏi sự cần thiết thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng. Nhãn hiệu là một trong những yếu tố thúc đẩy đầu tư và thương mại thì việc bảo hộ nhãn hiệu là một chiến lược đúng đắn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đặc biệt là trong thực trạng vi phạm pháp luật về sỡ hữu trí tuệ ngày càng tăng trong đó có nhãn hiệu hàng hóa như hiện nay. Xuất phát từ sự cần thiết quan trọng của pháp luật bảo hộ đối với nhãn hiệu nên pháp luật của các nước nói chung và pháp luật của Việt Nam nói riêng ngày càng được củng cố và không ngừng hoàn thiện nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể đồng thời đảm bảo cân bằng với lợi ích của các chủ thể khác và toàn xã hội. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 31 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ 2.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng của sở hữu công nghiệp để đối tượng này nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý, do vậy điều kiện bảo hộ được xác định rõ ràng trong luật. Cụ thể điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Mục 4 Chương VII Phần thứ ba Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:“Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác”. Như vậy, tại khoản 1 của điều luật này đã giới hạn phạm vi các dấu hiệu có thể được bảo hộ. Nếu như khái niệm nhãn hiệu tại Điều 4 mang tính mở thì tại quy định này, các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ không thay đổi nhiều so với quy định tại Điều 185 Bộ Luật Dân sự năm 1995. Từ khái niệm nhãn hiệu trên, nếu bản thân nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng điều kiện nhìn thấy được và có khả năng phân biệt. 2.1.1. Dấu hiệu nhìn thấy được Tại khoản 2 Điều 15 mục 2 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Các thành viên có thể quy định rằng để được đăng kí là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy được”. Như vậy, điều kiện “dấu hiệu nhìn thấy được” của nhãn hiệu được Hiệp định TRIPs quy định một cách rất linh hoạt, không cứng nhắc. Các nước thành viên có thể quy định trong pháp luật quốc gia rằng đây là một điều kiện bắt buộc mà một dấu hiệu phải đáp ứng được hoặc không quy định. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định dấu hiệu “nhìn thấy được” là một trong các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ, như vậy đã giới hạn lại phạm vi các dấu hiệu được bảo hộ và dấu hiệu tổ hợp màu sắc như trong quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì vẫn không được thừa nhận. Để đáp ứng trình độ phát triển về kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật của nước ta khi Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, thì việc bảo hộ các dấu hiệu “không nhìn thấy được” vượt quá khả năng của chúng ta trong thời điểm hiện tại, khi mà điều kiện về cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật chưa cho phép. Vì thế Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã vận dụng rất linh hoạt Hiệp định TRIPs, khi quy định dấu hiệu trước tiên để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 32 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam phải thoả mãn, đó là nhãn hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này rất hợp lí trong thời điểm hiện nay, vì nó vừa không trái với TRIPs vừa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam. Dấu hiệu nhìn thấy được có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn. Ở Việt Nam, các dấu hiệu liên quan đến đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ thể tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo quy định tại điểm 39.2 Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp thì dấu hiệu nhìn thấy được được thể hiện dưới các dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định, nhưng không đề cập nhiều đến dấu hiệu ba chiều. Nhãn hiệu hàng hóa ba chiều là loại nhãn hiệu phức tạp, mang tính trừu tượng cao. Trong Bộ luật Dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn về nhãn hiệu hàng hóa trước đây cũng như Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đều chưa quy định rõ về điều kiện để dấu hiệu ba chiều được đăng kí làm nhãn hiệu. 2.1.2 Khả năng phân biệt của nhãn hiệu Theo Điều 5.C Công ước Paris, Điều 15.1 Hiệp định TRIPs, Điều 6.1 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì, tiêu chí dầu tiên để một dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu là nó phải có tính phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác. Khả năng phân biệt là tiêu chí, chức năng cơ bản để một dấu hiệu có thể được bảo hộ làm nhãn hiệu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là một điều kiện chủ yếu để một dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu. Trước đây, pháp luật Việt Nam có quy định về dấu hiệu không có tính phân biệt thì không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa.24 Tuy nhiên, để xác định được tính phân biệt của nhãn hiệu không phải vấn đề đơn giản, Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật các nước thường không xác định thế nào là tính phân biệt của nhãn hiệu. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất cứ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một 24 Điều 6.2.a, Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 33 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”. Hay trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì cũng quy định: “…nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người khác...”.25 Pháp luật các nước cũng thường không đưa ra khái niệm chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, mà chỉ quy định những trường hợp nào mà dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và khi thuộc vào một trong các trường hợp đó sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu. Một nhãn hiệu có khả năng phân biệt khi có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Có thể hiểu một cách chung nhất về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là khả năng nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định được nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Yếu tố nhận thức của người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu khi xác định nhãn hiệu có mang tính phân biệt hay không, đặc biệt khi cần giải quyết các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hoặc vấn đề nhãn hiệu liên quan đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh. Tại khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này…”. Như vậy là hai thuộc tính dễ nhận biết và dễ ghi nhớ là hai thuộc tính đảm bảo cho khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Sở dĩ như vậy là do nhờ có hai thuộc tính này mà nhãn hiệu đó mới có thể đi vào tâm trí và nhận thức của người, giúp cho người tiêu dùng nhận ra đâu là sản phẩm mà họ lựa chọn. Từ đó có thể hiểu rằng những dấu hiệu nào phức tạp, dài dòng khó nhớ sẽ không được bảo hộ. Nhưng thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ thì trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, từ những quy định chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có thể thấy rằng những dấu hiệu loại này là những dấu hiệu thông dụng mà người tiêu dùng Việt Nam với những trình độ hiểu biết thông thường cũng có thể nhận biết và ghi nhớ được. 25 Khoản 1, Điều 6 Hiệp định Thương Mại Việt Nam – Hoa Kì. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 34 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Pháp luật Việt Nam mặc dù không giải thích cụ thể khả năng phân biệt của nhãn hiệu nhưng đã đưa ra các yêu cầu chung nhất để một nhãn hiệu có khả năng phân biệt bằng cách liệt kê các trường hợp mà nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Do vậy, yêu cầu về khả năng phân biệt đối với nhãn hiệu chính là yêu cầu đặt ra đối với các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu. Các dấu hiệu chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó phải là các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ. Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam cho thấy nhãn hiệu hàng hóa đã bị giới hạn đáng kể, nhãn hiệu được đăng kí chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống là hình ảnh, từ ngữ hoặc sự kết hợp giữa chúng. Mặc dù khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc để nhãn hiệu được bảo hộ nhưng một số loại dấu hiệu khác dù thỏa mãn điều kiện có tính phân biệt các hàng hóa, dịch vụ các loại như âm thanh, mùi vị, dấu hiệu được nhận biết qua xúc giác hoặc sự kết hợp giữa các dấu hiệu đó thậm chí cả màu sắc cũng chưa được thừa nhận và bảo hộ tại Việt Nam. Một nhãn hiệu có được tính phân biệt từ bản tính vốn có của nó hoặc có được thông qua quá trình sử dụng nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu. Tính phân biệt của nhãn hiệu là một khái niệm chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào các hoạt động của người sử dụng nhãn hiệu hay của bên thứ ba mà nhãn hiệu có thể có được. Như vậy, khả năng phân biệt của nhãn hiệu gồm hai yêu cầu sau:26 Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt và nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác. 2.2. Tính phân biệt của nhãn hiệu 2.2.1. Dấu hiệu chữ cái, chữ số Dấu hiệu chữ cái, chữ số là tập hợp các chữ hoặc số hay gồm cả hai yếu tố cũng thường được sử dụng để tạo nên nhãn hiệu. Đây là loại dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa tương đối phổ biến. Bởi sự dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và điều quan trọng là dấu hiệu thông dụng, quen thuộc không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn đối với các thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. Trong pháp luật Viêt Nam, không phải mọi chữ cái và con số đều được thừa nhận là nhãn hiệu mà nó phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nhất định theo quy 26 Điều 74, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 35 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam định của pháp luật. Các chữ cái đơn lẻ và không được cách điệu thì thường được xem là không có khả năng phân biệt, do vậy không được đăng kí làm nhãn hiệu. Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, khả năng phân biệt của chữ cái, chữ số thuộc các ngôn ngữ không thông dụng bị loại trừ. Tuy nhiên, nếu chúng đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu thì lại được xem là có khả năng phân biệt. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của các chữ cái đơn lẻ (ví dụ: “BMW”, “IBM”); con số (ví dụ: “555”, “333”). Thông thường các chữ số được xem là không có khả năng phân biệt, nhưng khi kết hợp nó với chữ cái thì lại được xem là có khả năng phân biệt. Hình 09: Nhãn hiệu Bia 333 Hình 10: Nhãn hiệu Xe BMW Tại Việt Nam, trước khi Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có hiệu lực, nhãn hiệu được tạo thành từ các chữ cái nhưng không phát âm được như một từ ngữ thì chỉ được bảo hộ khi được trình bày dưới những hình thức độc đáo, sáng tạo. Theo quy định hiện hành, chữ cái thuộc ngôn ngữ thông dụng (thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường, có thể nhận biết và ghi nhớ được) có thể được bảo hộ nếu đó là những kí tự có từ ba chữ cái trở lên. Những ngôn ngữ không thông dụng đối với người tiêu dùng nhưng khi đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác thì vẫn được xem là có khả năng phân biệt. Đối với những kí tự mặc dù có nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc bao gồm chỉ một chữ số hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ kể cả khi nó kèm theo số, trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt.27 27 Mục 39.3a, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định về việc hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 36 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.2.2. Dấu hiệu từ ngữ Theo từ điển Tiếng Việt thì từ ngữ phải bao gồm tập hợp các chữ cái có thể ghép lại thành từ và ngữ có nghĩa hoàn chỉnh, nói lên ý nghĩa nhất định. Dấu hiệu từ ngữ là dấu hiệu phổ biến, chiếm số lượng lớn nhất và chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Dấu hiệu bao gồm các từ, sự kết hợp giữa các chữ cái có thể phát âm, cụm từ, câu, những đơn vị tiếng khác cũng như sự kết hợp giữa chúng. Những dấu hiệu từ ngữ phổ biến hơn do những đặc tính phân biệt có thể có trong ý nghĩa của những từ ngữ. Có thể giải thích vai trò của từ ngữ bằng một số yếu tố như: dấu hiệu từ ngữ để được cảm nhận (cả về thính giác và vị giác) và dễ ghi nhớ hơn; khả năng tạo ra những dấu hiệu từ ngữ là không hạn chế trên thực tế; dấu hiệu từ ngữ thể hiện chính xác và tinh tế hơn những đặc tính ưu việt của hàng hóa và luôn có ưu thế hơn trong quảng cáo. Ở đây, cũng cần có sự phân biệt rõ ràng giữa nhãn hiệu và tên thương mại được viết tắt (tên giao dịch). Như đã phân tích tại mục 1.3.1 Chương 1, nếu nhãn hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ do các chủ thể khác nhau cung cấp thì tên thương mại để phân biệt, cá thể hóa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực, khu vực kinh doanh, và tên thương mại được viết tắt cũng chỉ nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc giao dịch trong kinh doanh. Tên giao dịch mà doanh nghiệp thường sử dụng trong hoạt động thương mại bắt buộc vẫn phải có thành phần phân biệt. Phần phân biệt trong tên thương mại có thể được sử dụng làm nhãn hiệu nếu nó đáp ứng được điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ: Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk, có tên giao dịch là Công ty Vinamilk, và công ty cũng đã đăng ký VINAMILK là nhãn hiệu của mình (số bằng: 40013675-000, ngày cấp bằng: 10/10/1994). Như vậy, khi xác định từ ngữ là dấu hiệu được bảo hộ là nhãn hiệu không nhất thiết phải bó hẹp trong khái niệm “từ ngữ” trong từ điển Tiếng Việt đã chỉ ra, mà chỉ cần là các chữ cái, chuỗi chữ cái có thể phát âm được và đạt được khả năng phân biệt thì nhãn hiệu đó vẫn được bảo hộ. Dấu hiệu từ ngữ được dùng làm nhãn hiệu bao gồm tên công ty, tên địa danh, họ, tên, khẩu hiệu hay các từ bất kỳ hoặc chuỗi từ bất kỳ do chủ nhãn hiệu sáng tạo ra. Tên gọi, tên công ty là một dấu hiệu có khả năng được đăng ký là nhãn hiệu. Đây chính là sự kết hợp của các chữ cái được ghép lại với nhau tạo thành từ có nghĩa hoàn chỉnh. Tuy nhiên, tên gọi, tên công ty chỉ được sử dụng làm nhãn hiệu, khi bản thân nó GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 37 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam đạt được tính phân biệt giữa tên gọi này với tên gọi khác khi gắn liền với hàng hóa, dịch vụ cụ thể. Ngoài ra, tên địa danh và tên người cũng có xu hướng được sử dụng nhiều làm nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi sử dụng hai dấu hiệu này làm nhãn hiệu đều có những điểm bất cập như tên địa danh có nguy cơ khó phân biệt với việc bảo vệ tên gọi xuất xứ hàng hoá hay chỉ dẫn địa lý vì nó chỉ đến những khu vực địa lý mà người tiêu dùng thường nghĩ rằng đó là nơi xuất xứ gốc của sản phẩm, ví dụ như sản phẩm Kẹo dừa Bến Tre hay Bia Hà Nội. Trong khi đó, tên người thì rất dễ gây nhầm lẫn cho khách hàng, bởi có rất nhiều người tên giống nhau, vì vậy không phải chủ hàng hoá, dịch vụ nào sử dụng tên người để đăng kí nhãn hiệu cũng được chấp nhận. Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã thể hiện sự tiến bộ khi không công nhận dấu hiệu này. Hiện nay nhãn hiệu là từ ngữ cũng đang trở nên chiếm ưu thế hơn so với nhãn hiệu là hình ảnh mặc dù nhãn hiệu là hình ảnh xuất hiện lâu đời hơn so với các loại nhãn hiệu khác. Thông thường, các chuyên gia thường sử dụng bốn cách đặt tên nhãn hiệu: - Thứ nhất là sử dụng từ tự tạo, đó là từ được kết hợp từ các kí tự thành một từ mới phát âm được và không có trong từ điển và không có nghĩa. Những dấu hiệu luôn mang tính độc đáo và khả năng phân biệt cao hơn so với những nhãn hiệu là từ ngữ được cấu tạo ra từ ngôn ngữ thông dụng. Trong đó có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng như: “COCA-COLA”, “KODAK”, “NOKIA”, “SAMSUNG”... Mặc dù đều là những từ ngữ không có nghĩa nhưng chúng thường được sử dụng cho sản phẩm mới, nó nhấn mạnh được tính mới và độc đáo của hàng hóa do vậy có khả năng phân biệt cao. Hình 11: Nhãn hiệu SamSung Hình 12: Nhãn hiệu Nokia - Loại thứ hai là sử dụng những từ thông dụng dưới dạng các danh từ (“CHANEL”, “TECHNICA”), tên riêng (“FORD”, “PHILIPS”), tên địa danh (“ALPES”, “ALASKA”)… những nhãn hiệu này có đặc tính ghi nhớ tương đối cao và nhãn hiệu là từ ngữ dưới dạng tên riêng chiếm vị trí quan trọng. Nhãn hiệu là từ ngữ lấy ra từ ngôn ngữ thông dụng nhưng những dấu hiệu này lại trở nên rất độc đáo nếu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 38 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam chúng truyền tải một ý nghĩa không liên quan trực tiếp đến các sản phẩm gắn các nhãn hiệu đó. Hình 13: Nhãn hiệu Ford Hình 14: Nhãn hiệu Chanel - Thứ ba là sử dụng từ ghép tức là sử dụng các từ hiện dùng và các âm tiết dễ nhận biết, như Thinkpad. - Thứ tư là sử dụng các từ viết tắt là những từ thông thường được tạo thành từ chữ cái đầu tiên của tên công ty, từ viết tắt có thể phát âm được và mang một thông điệp nào đó như: AIA, IBM, LG. Hình 15: Nhãn hiệu LG Hình 16: Nhãn hiệu IBM Một dạng nhãn hiệu đặc biệt của nhãn hiệu là từ ngữ là slogan (khẩu hiệu). Khẩu hiệu quảng cáo là tập hợp những từ ngữ thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế, cô đọng, rõ ràng của chủ thể kinh doanh. Mặc dù những từ ngữ trong khẩu hiệu kinh doanh có thể có tính liên quan đến việc miêu tả sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp nhưng chúng hoàn toàn không miêu tả trực tiếp mà chỉ ở dạng ngụ ý, ẩn ý, do vậy những khẩu hiệu kinh doanh có thể được bảo hộ với tư cách là nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu nếu chúng đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác của nhãn hiệu. Một số khẩu hiệu nổi tiếng được bảo hộ là nhãn hiệu (hoặc một phần của nhãn hiệu) như: “Bitis – nâng niu bàn chân Việt”, “LG – Life’s Good”. 2.2.3. Dấu hiệu hình vẽ Theo từ điển Tiếng Việt, hình vẽ được hiểu là tập hợp các đường nét, mảng màu theo những nguyên tắc hội họa nhất định trên mặt phẳng, phản ánh hình dạng một vật thể nào đó trong tự nhiên. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 39 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Nhãn hiệu là hình vẽ được chấp nhận bảo hộ tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tuy nhiên những quy định về việc đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu là hình vẽ vẫn chưa được rõ ràng. Dấu hiệu hình vẽ bao gồm các hình họa, các nét vẽ, biểu tượng hoặc hình họa hai chiều của hàng hóa hoặc bao bì được hình thành trên cơ sở kết hợp các yếu tố đường nét, hình ảnh, màu sắc. Những dấu hiệu này cần có khả năng phân biệt rất lớn vì vậy một số hình đơn giản trong hình học như hình vuông, hình tam giác, hình elip,…sẽ không được pháp luật bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu là hình vẽ.28 Những dấu hiệu của nhãn hiệu là hình vẽ có thể là hình dáng đặc biệt của bản thân sản phẩm (ví dụ như bánh xà phòng, thỏi socola,…) hay có thể là hình dáng bao bì của sản phẩm (ví dụ như: hình dáng đặc biệt của lọ nước hoa, chai nước giải khát, hộp đựng kẹo,...) Dấu hiệu là hình vẽ có thể được bảo hộ với tư cách là kiểu dáng công nghiệp. Do vậy, một điều hết sức quan trọng là cần phân biệt được sự khác biệt và tương đồng giữa hai loại đối tượng này. Theo nguyên tắc chung, chỉ có hình dạng bên ngoài của nguyên vẹn một sản phẩm mới được bảo hộ là kiểu dáng công nghiệp, còn nhãn hiệu có thể là những yếu tố tách rời bên ngoài của sản phẩm hoặc thậm chí chỉ là những dấu hiệu trên bao bì sản phẩm. Do vậy, không phải tất cả mọi dấu hiệu nhãn hiệu là hình vẽ có thể bảo hộ với tư cách là kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó, không phải hình dáng bên ngoài nào của toàn bộ một sản phẩm cũng có thể được bảo hộ vởi tư cách là nhãn hiệu hình vẽ. Tuy nhiên, có những trường hợp trên cùng một vật thể (ví dụ như một hình vẽ dạng đặc thù của sản phẩm), hình dạng sản phẩm có thể vừa là nhãn hiệu vừa là kiểu dáng công nghiệp. Trong những trường hợp đó cần lưu ý đến những đặc thù khác biệt của chế độ pháp lý đối với kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu. Khi hình dạng của sản phẩm được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu hình vẽ, pháp luật đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn về khả năng phân biệt so với các loại nhãn hiệu khác. Các hình vẽ, biểu tượng có tính phân biệt đều có khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bản thân dấu hiệu phải được trình bày một cách đặc biệt, ấn tượng tạo ra được sự phân biệt và gây ấn tượng đối với người tiêu dùng. Ví dụ: HONDA (số bằng: 4-0020130-000, ngày cấp bằng: 26/02/1996), nhãn hiệu POND’s và hình (số bằng: 4-0118146-000, ngày cấp bằng: 20/01/2009). 28 Khoản 2, Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 40 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Hình 17: Nhãn hiệu Honda Hình 28: Nhãn hiệu Pond’s Trong trường hợp bao bì của hàng hóa được bảo hộ là nhãn hiệu hình vẽ, nhãn hiệu này thường sẽ có thêm những đặc tính nhất định như bao bì của hàng hóa phải phù hợp với tính chất của hàng hóa, với phong cách của nhà sản xuất, với thị hiếu người tiêu dùng. Bên cạnh đó, trong trường hợp này bao bì của sản phẩm sẽ thực hiện cả chức năng quảng cáo. Một bao bì chất lượng, đưa lại những thông tin về bản thân hàng hóa và nhà sản xuất một cách chính xác và nhanh chóng sẽ có hiệu quả như một nhãn hiệu. Trong đó, những thông tin trên bao bì cần được xây dựng sao cho bảo đảm được tính hiệu qủa tối đa của thông tin: nhanh và dễ ghi nhớ. Thông thường những nét đồ họa cô đọng, vắn tắt sẽ có hiệu quả rất cao trong việc tạo ra những thông tin như vậy. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì hình ba chiều cũng thuộc dấu hiệu nhìn thấy được và được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu. Tuy nhiên hình ba chiều là loại dấu hiệu hình khối phức tạp vì khi thể hiện trên bản vẽ người ta chỉ mô tả được nó chứ không phải bản thân của nhãn hiệu. Trong Bộ luật Dân sự năm 1995 và các văn bản hướng dẫn về nhãn hiệu trước đây cũng như Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chưa quy định rõ về điều kiện về một dấu hiệu ba chiều có thể được đăng kí làm nhãn hiệu. Tại điểm a khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì các hình và các hình học đơn giản là không có khả năng phân biệt. Từ đó có thể suy luận rằng các hình học đơn giản trong không gian ba chiều như hình lập phương, hình cầu, hình trụ, hình chóp,…không được pháp luật Việt Nam thừa nhận là nhãn hiệu hàng hóa. 2.2.4. Dấu hiệu là hình ảnh Theo từ điển Tiếng Việt, hình ảnh là hình người, vật, cảnh tượng thu được bằng khí cụ quang học (như máy ảnh) hoặc để lại ấn tượng nhất định và tái hiện được trong trí nhớ. Dấu hiệu hình ảnh là cả dấu hiệu hai chiều và ba chiều. Dấu hiệu hình ảnh ba GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 41 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam chiều là loại dấu hiệu hình khối có khả năng được sử dụng làm nhãn hiệu, dạng điển hình nhất của dấu hiệu này là hình dáng hàng hóa hoặc hình dáng bao bì. Việc đăng ký nhãn hiệu là chính hình dáng hàng hóa hay bao bì sản phẩm rất phổ biến vì khả năng phân biệt đạt được cao. Ví dụ: Nhãn hiệu Vinamilk sữa chua và hình (số bằng: 4-0066998-000, ngày cấp bằng: 03/10/2005)29, nhãn hiệu Vina Acecook Phở Gà Xưa & Nay Phở Ăn Liền và hình (số bằng: 4-0096825-000, ngày cấp bằng: 03/03/2008). Hình 19: Nhãn hiệu Vinamilk sữa chua Hình 20: Nhãn hiệu Vina Acecook Phở Gà Xưa và Nay Nhãn hiệu dạng hình ảnh là những nhãn hiệu mà khả năng phân biệt của chúng đạt được thông qua những cách trình bày mang tính chất nghệ thuật và chủ yếu hướng tới những cảm nhận về thị giác của người tiêu dùng. Các hình ảnh này đòi hỏi cần phải đáp ứng các yêu cầu về tính độc đáo và đặc trưng nếu không sẽ khó có sự phân biệt để bảo hộ nhãn hiệu đó. Những đặc trưng cơ bản của các dấu hiệu này là việc sử dụng các yếu tố đồ họa, xây dựng các biểu tượng theo các nguyên tắc bố cục mỹ thuật, màu sắc. Khía cạnh cảm nhận của các dấu hiệu là hình ảnh chính là từ sự quan sát bằng mắt thường. Do vậy, tính chất quảng cáo - mỹ cảm cao chính là một trong nét ưu việt nổi trội của nhãn hiệu loại này. Biểu tượng đập vào mắt, cấu trúc sắc nét làm cho nhãn hiệu là hình ảnh trở nên dễ ghi nhận chung đối với người tiêu dùng ở nhiều quốc gia. Hơn thế nữa, nhãn hiệu loại này thường đơn giản, kết cấu gọn hơn so với những dấu hiệu từ ngữ, làm cho việc sử dụng nhãn hiệu trên hàng hóa trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, việc tạo ra nhãn hiệu là hình ảnh với trình độ đồ họa không cao hoặc nếu chúng bị quá tải bởi những yếu tố phức tạp sẽ thì những dấu hiệu này khó có thể thực hiện được chức năng phân biệt hàng hóa. 29 Thư viện số về sở hữu công nghiệp, http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WHitList.php, [Ngày truy cập, 15-82014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 42 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Nhãn hiệu là hình ảnh có thể được đăng ký với bất kỳ sự kết hợp màu sắc nào. Tuy nhiên khi nhãn hiệu là màu sắc hoặc sự kết hợp giữa các màu sắc lại với nhau thì pháp luật Việt Nam không bảo hộ nhãn hiệu dưới dạng này. 2.2.5. Dấu hiệu kết hợp Dấu hiệu kết hợp là sự kết hợp của hai hay nhiều dấu hiệu, kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình, theo đó pháp luật bảo hộ cho đồng thời cả hai dấu hiệu. Sự kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình tạo thành nhãn hiệu có giá trị ngữ nghĩa cao, một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết và có khả năng phân biệt như: nhãn hiệu Tiger với biểu tượng con hổ, nhãn hiệu Halida với biểu tượng con voi… Các dấu hiệu trên có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Thông thường, nhãn hiệu kết hợp được cấu tạo từ phần từ ngữ và phần hình ảnh, trong đó phần hình ảnh và phần từ ngữ thường minh họa lẫn cho nhau. Hình 21: Nhãn hiệu Halida Hình 22: Nhãn hiệu Tiger Beer Hiệp định TRIPs quy định không những dấu hiệu cụ thể có thể được đăng ký là nhãn hiệu với những màu sắc nhất định, mà bản thân sự kết hợp các màu sắc với nhau cũng có thể được đăng ký làm nhãn hiệu. Hiệp định Thương Mại Việt Nam - Hoa Kì cũng quy định tổ hợp màu sắc là một loại dấu hiệu có thể đăng ký làm nhãn hiệu. Điều 785 Bộ luật Dân sự năm 1995 không quy định cụ thể loại dấu hiệu màu sắc có thể được đăng ký là nhãn hiệu hay không, mà chỉ xác định màu sắc là phương thức thể hiện các loại dấu hiệu khác. Như vậy, quy định này tương đồng với quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo pháp luật Việt Nam, quy định cụ thể về nhãn hiệu kết hợp giữa nhãn hiệu hình và nhãn hiệu chữ tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN. Điều kiện bảo hộ đối với loại nhãn hiệu này đòi hỏi phải đáp ứng cả những điều kiện đối với nhãn hiệu từ ngữ và nhãn hiệu hình ảnh. Tuy nhiên, khả năng phân biệt của nhãn hiệu kết hợp phải được đánh giá trong tổng thể sự kết hợp giữa các yếu tố tạo thành nhãn hiệu chứ không phải chỉ dựa trên việc xem xét khả năng phân biệt của từng yếu tố một cách riêng biệt. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 43 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Tại mục 39.6 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình kết hợp tạo thành một tổng thể có khả năng phân biệt. Cụ thể là các trường hợp như sau: - Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt. - Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác của người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc ít có khả năng phân biệt. - Trường hợp dấu hiệu kết hợp gồm các dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng cách thức kết hợp độc đáo của các dấu hiệu đó tạo ra một ấn tượng riêng biệt thì tổng thể kết hợp đó vẫn được coi là có khả năng phân biệt. - Dấu hiệu kết hợp gồm các thành phần chữ và hình không có hoặc ít có khả năng phân biệt nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt trong quá trình sử dụng. Những dấu hiệu chỉ đơn thuần là màu sắc như mảng màu, vệt màu mà không được kết hợp với dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình hoặc không được thể hiện thành dạng dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình thì pháp luật Việt Nam không chấp nhận bảo hộ. Những dấu hiệu dạng này chỉ có thể được chấp nhận bảo hộ nếu như chúng đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân bịêt đối với hàng hóa và dịch vụ liên quan. Những nhãn hiệu kết hợp giữa các yếu tố hình vẽ và từ ngữ hoặc hình ảnh luôn được coi là có sức biểu cảm và tính phân biệt cao. Việc áp dụng phổ biến loại nhãn hiệu kết hợp trong thực tiễn hoạt động thương mại đã chứng tỏ khả năng phân biệt nổi trội của loại nhãn hiệu này. 2.3. Các trường hợp nhãn hiệu không được bảo hộ 2.3.1. Nhãn hiệu không được bảo hộ do thiếu tính phân biệt Hiện nay, quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam về nhãn hiệu không đưa ra các quy định cụ thể một dấu hiệu như thế nào thì đạt được khả năng phân biệt và sẽ được đăng ký nhãn hiệu, mà thay vào đó là quy định các dấu hiệu loại trừ, dựa vào đó sẽ đưa ra kết luận một dấu hiệu nào đạt được khả năng phân biệt. Nhãn hiệu bị GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 44 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam coi là không có khả năng tự phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau: 2.3.1.1. Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng Hình và hình học đơn giản được hiểu là các hình ảnh, hình vẽ, hình khối, hình học nhưng không được cách điệu hoặc không được thể hiện bằng các màu sắc độc đáo vì vậy không gây được ấn tượng ghi nhớ, phân biệt.30 Những hình học phổ thông được sử dụng trong toán học như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác…loại dấu hiệu này đã được sử dụng phổ biến và được nhiều người biết đến nhờ nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân biệt nhãn hiệu. Bản thân các dấu hiệu này không có khả năng tự phân biệt, do quá đơn giản khiến cho việc nhận biết và ghi nhớ của người tiêu dùng rất hạn chế nếu không nói rằng không có khả năng ghi nhớ. Đối với dấu hiệu là hình đơn giản chỉ là các đường nét, không được thiết kế một cách khác biệt và không ấn tượng sẽ không lưu lại trong trí nhớ người tiêu dùng, không tạo được ấn tượng để họ ghi nhớ. Ngược lại những hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớ được đặc điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau, những dấu hiệu này không được sử dụng như là một nhãn hiệu. Chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng được hiểu là thuộc các ngôn ngữ mà tại Việt Nam được ít người biết đến. Theo quy định tại điểm 39.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì các dấu hiệu chữ sau đây sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt: - Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái… Đại đa số người tiêu dùng khi tiếp cận với những ký tự này đều không thể đọc được nên không hiểu được ý nghĩa, mục đích của nó. Mặc dù những dấu hiệu này có khả năng phân biệt với các dấu hiệu khác, nhưng do khó nhận biết và ghi nhớ nên không thể có tác động sâu sắc vào trí nhớ người tiêu dùng hay nói cách khác là những dấu hiệu này không có khả năng phân 30 Điểm 39.4a, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định về việc hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 45 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam biệt. Tuy nhiên, khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt, hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác mà nhờ đó nó có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng, khiến họ nhận biết được nó trong rất nhiều các dấu hiệu khác thì những dấu hiệu này được thừa nhận bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam. - Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác. - Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản. - Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt. 2.3.1.2. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến Trường hợp này được hiểu là các cá nhân, tổ chức không được dùng các dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ được sử dụng rộng rãi làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ của mình ví dụ như: hình chữ thập đỏ biểu tượng cho ngành y tế, năm vòng tròn lồng vào nhau biểu tượng cho thế vận hội thể thao… Đồng thời, cũng không được dùng tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ thuộc bất kỳ ngôn ngữ nào để làm nhãn hiệu, vì chúng quá chung chung và chỉ được dùng để chỉ ra chủng loại hàng hóa. Ví dụ: không được sử dụng chữ “bánh ngọt” trong Tiếng Việt cũng như chữ “cake” trong tiếng Anh để làm nhãn hiệu cho hàng hóa là bánh ngọt. Sở dĩ nhãn hiệu này sẽ bị từ chối bảo hộ vì nếu nhãn hiệu này được bảo hộ sẽ hạn chế cạnh tranh lành mạnh, hơn nữa cũng không tạo được tính phân biệt. 2.3.1.3. Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ Các dấu hiệu này mang chức năng thông tin về chất lượng, đặc tính sản phẩm mà hoàn toàn không có chức năng phân biệt sản phẩm của chủ thể có nhãn hiệu với sản GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 46 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam phẩm của người khác, bởi rất nhiều sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau cũng có chung chất lượng, đặc tính, thành phần. Vì vậy, về nguyên tắc không thể dùng các dấu hiệu đó để làm nhãn hiệu, bởi điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người tiêu dùng mà cả của các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: “cà phê hòa tan”, “trà xanh nguyên chất” không thể đăng ký là nhãn hiệu. Tuy nhiên, nếu các dấu hiệu này đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu đều được chấp nhận làm nhãn hiệu. Điều này cho thấy, mặc dù sử dụng chính các dấu hiệu không có tính phân biệt nhưng thông qua quá trình sử dụng trước đó, đã được người tiêu dùng thừa nhận và có thể nhận biết nó như một nhãn hiệu thì yêu cầu đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận. 2.3.1.4. Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh Các chủ thể không được dùng các dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý của chủ thể kinh doanh bao gồm các từ ngữ thể hiện loại hình tổ chức, hoạt động, tư cách chủ thể như công ty, hợp tác xã, cũng như các dấu hiệu mô tả về lĩnh vực kinh doanh như thương mại, xây dựng, may mặc… để làm nhãn hiệu. 2.3.1.5. Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận Nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ là nơi sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ tạo một địa phương với điều kiện những hàng hóa, dịch vụ này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện về địa lý độc đáo, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc sự kết hợp cả hai yếu tố đó. Sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý làm nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ không được sản xuất, cung cấp tại địa phương đó sẽ làm cho người tiêu dùng hiểu lầm về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ, dẫn đến việc người tiêu dùng mua nhầm phải sản phẩm không đúng với mục đích của mình. Do vậy, việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự không được chấp nhận. Tuy nhiên, trường hợp dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi như một nhãn hiệu thì việc từ chối của cơ quan đăng ký là không có căn cứ pháp lý. Hơn nữa, nếu dấu hiệu này đã được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận và việc sử dụng chúng để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đó đương nhiên được công nhận. Trong trường hợp này sẽ không ảnh hưởng đến nhận GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 47 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam thức của người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Do vậy, việc sử dụng dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ để đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự không được chấp nhận. 2.3.2. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác Nhãn hiệu luôn đi liền với sản phẩm, nó có chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các nhà sản xuất, cung cấp dịch vụ khác nhau. Nhờ vào tính phân biệt này mà người tiêu dùng có thể nhận ra sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đã được biết từ trước hoặc qua quảng cáo. Vì chức năng phân biệt này của hàng hóa mà chỉ những dấu hiệu có tính phân biệt mới có khả năng được đăng ký bảo hộ. Nếu nhãn hiệu được đăng ký lại trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với dấu hiệu của người khác đã được bảo hộ hoặc nộp đơn đăng ký sớm hơn thì sẽ không được bảo hộ, vì không đảm bảo chức năng phân biệt của nhãn hiệu. Để xác định một dấu hiệu đăng ký trùng với một nhãn hiệu đối chứng tương đối đơn giản, tuy nhiên việc xác định được sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của một nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đối chứng thì lại chưa được hướng dẫn theo pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Có thể chia thành 2 loại nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt sau: 2.3.2.1. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác dùng cho các hàng hóa và các dịch vụ trùng hoặc tương tự Việc xác định một nhãn hiệu có trùng với một nhãn hiệu khác hay không đơn giản hơn rất nhiều so với việc xác định tính “tương tự tới mức gây nhầm lẫn” giữa các loại nhãn hiệu với nhau. Để xác định tính tương tự gây nhầm lẫn giữa hai hay nhiều nhãn hiệu có thể xem xét một số tiêu chí sau đây: so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng. Theo điểm 39.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu đối chứng nếu dấu hiệu đó giống hệt nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, ý nghĩa và hình thức thể hiện. Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu: dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc, nội dung, cách phát âm, ý GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 48 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam nghĩa, hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc; Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối chứng là nhãn hiệu nổi tiếng. Hàng hóa, dịch vụ trùng là hàng hóa, dịch vụ có cùng bản chất (thành phần, cấu tạo), cùng chức năng, mục đích sử dụng.31 Như vậy, nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các hàng hóa và dịch vụ trùng hay tương tự trong các trường hợp sau:32 - Dấu hiệu không phải là nhãn hiệu liên kết trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự trên cơ sở đơn đăng ký có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn trong trường hợp đơn đăng ký được hưởng quyền ưu tiên, kể cả đơn đăng ký nhãn hiệu được nộp theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Việc tạo ra những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu đã được đăng ký cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự nhằm lợi dụng uy tín vốn có của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và nếu kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là mức độ tương tự đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng thì nhãn hiệu đó bị coi là vi phạm và sẽ bị từ chối đăng ký. Hiện nay chưa có quy định cụ thể về mức độ tương tự như thế nào và đến đâu thì sẽ đến mức gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. - Nhãn hiệu của người khác đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi từ trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, trường hợp này được hiểu là nếu trước ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên (trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên) mà đã có người sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với hàng hóa, dịch vụ theo nhãn hiệu đang đăng ký thì nhãn hiệu đang đăng ký đó sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ. - Giấy chứng nhận đăng ký một nhãn hiệu đã hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực bảo hộ nhưng thời gian tính từ khi hết hiệu lực hoặc bị đình chỉ hiệu lực chưa quá năm năm, trừ trường hợp hiệu lực bị đình chỉ do nhãn hiệu không được sử dụng. 31 Điểm 39.9, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định về việc hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ. 32 Điều 74, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 49 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam - Nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. 2.3.2.2. Nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu trùng hoặc tương tự với các đối tượng sở hữu công nghiệp - Tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ. - Chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hoá. - Kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn. Như đã phân tích tại Chương I, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý cũng có khá nhiều điểm tương đồng với nhãn hiệu, do đó nếu không có sự phân biệt rõ ràng rất dễ gây sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác. Theo quy định tại điểm 39.8, 39.9 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN như đã trình bày ở trên, để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu trên cơ sở so sánh với các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của người khác, cần phải đánh giá trên hai tiêu chí: - Thứ nhất là so sánh về dấu hiệu xem có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn không. Đối với dấu hiệu chữ, thường sẽ so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm. Đối với dấu hiệu hình, sẽ so sánh về hình thức thể hiện, màu sắc. Đối với dấu hiệu kết hợp, so sánh về tổng thể các dấu hiệu chữ và hình, cách bố cục, sắp xếp. - Thứ hai là so sánh về hàng hóa, dịch vụ xem hàng hóa, dịch vụ đó là trùng hay tương tự. Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định rất cụ thể trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã phát huy được hiệu quả trong thực tế. Tuy còn nhiều quy định còn chung chung, chưa được hướng dẫn rõ ràng nên trong nhiều trường hợp còn gây khó khăn cho các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc đánh giá tính phân biệt của nhãn hiệu. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 50 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.3.2.3. Nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhằm lẫn với các cơ quan, tổ chức hoặc có tính lừa dối người tiêu dùng Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã xác định các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu bao gồm: * Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với: - Hình quốc kỳ, quốc huy của các nước. - Biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép. Ví dụ: WIPO là tên viết tắt của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual Property Organization) hay WTO là tên viết tắt của Tổ chức Thương Mại thế giới (World Trade Organization) sẽ không được dùng để làm nhãn hiệu. - Tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài. - Dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận. Ví dụ: dấu hiệu ISO 9000 chứng nhận cho các sản phẩm hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế không được dùng để làm nhãn hiệu. * Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính lừa dối người tiêu dùng về: - Nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ. - Tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ: Nhãn hiệu từ ngữ, hình ảnh gây ấn tượng sai lệch về thành phần cấu tạo của sản phẩm như nhãn hiệu dùng cho sản phẩm trà xanh có hình quả chanh nhưng trong thành phần của sản phẩm đó không hề đề cập đến việc có tinh chất chanh tươi trong trà, như vậy người tiêu dùng sẽ nhầm tưởng rằng sản phẩm trà xanh đó có tinh chất chanh tươi. Vì thế, nhãn hiệu đó sẽ bị từ chối bảo hộ. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 51 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam CHƯƠNG 3 THỰC TIỄN ÁP DỤNG NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ NHÃN HIỆU - MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 3.1. Tình hình chung hiện nay về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa đang là vấn đề ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã tham gia nhiều điều ước quốc tế song phương và đa phương có liên quan đến nhãn hiệu như: Công ước Paris, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid,…đặc biệt là Hiệp định TRIPs đã tạo điều kiện hoàn thiện cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ. Pháp luật Việt Nam ngoài Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ra cũng có nhiều văn bản được ban hành quy định về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng như: Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, Thông tư 3055/TTSHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP của Chính phủ. Nhìn chung việc bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam những năm qua đạt được thành công nhất định, hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn, dần dần đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế của đất nước. Hoạt động đăng kí nhãn hiệu cũng sôi động, trên thực tế ngày càng có nhiều đơn xin đăng kí nhãn hiệu hàng hóa. Hằng năm số lượng rất lớn đơn đăng ký nhãn hiệu mới được nộp ở Việt Nam, bao gồm đơn đăng ký nhãn hiệu nộp trực tiếp (“đơn quốc gia”) tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ, và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (“đơn quốc tế”) theo hệ thống Madrid được nộp tại Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) trước khi chuyển về Việt Nam và được tiếp nhận bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Số lượng đơn đăng ký được ghi nhận ngày càng tăng tính theo hàng năm, đạt mức tăng trung bình khoảng gần 20%. Theo số liệu thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ trong năm 2007 có tổng số 27.110 đơn quốc gia và 4.920 đơn quốc tế. Số lượng đơn quốc gia được nộp trong các năm 2003, 2004, 2005 và 2006 tương ứng là: 12.135, 14.916, 18.018 và 23.058. Như vậy tính ra số lượng đơn đăng ký mới của GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 52 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam mỗi năm sau đều tăng hơn so với năm trước liền kề gần 20%, cá biệt tỷ lệ này đạt gần 30% của năm 2006 so với năm 2005. Riêng đối với đơn quốc tế, số lượng đơn quốc tế mới chỉ định Việt Nam năm 2007 tăng hơn khoảng gần 900 đơn đạt mức tăng 21%.33 Đây là bước tiến lớn trong công tác bảo hộ sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, cho thấy nhận thức về bảo hộ sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp Việt Nam tốt hơn những năm trước đó. Tổng kết từ năm 1982 đến hết năm 2007, tổng số đơn quốc gia là 160.421 đơn, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 90.920 Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Từ năm 1949 (Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid ) và từ ngày 11/7/2006 (Việt Nam trở thành thành viên của Nghị định thư Madrid) đến ngày 27/7/2008, đã có tổng cộng 60.719 nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ định hoặc mở rộng lãnh thổ vào Việt Nam.34 Như vậy, bằng một vài số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy số lượng đơn quốc gia và đơn quốc tế đạt con số rất lớn tuy nhiên còn số lượng lớn đơn yêu cầu không được chấp nhận, bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân trong đó từ chối do trùng hoặc tương tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu khác đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc có ngày nộp đơn sớm hơn chiếm đa số. Tiếp đến là lí do nhãn hiệu không có khả năng tự phân biệt. Doanh nghiệp Việt Nam mới bắt đầu ý thức được đầy đủ các điều kiện bảo hộ nhãn hiệu dẫn đến việc vi phạm điều kiện được xem là sơ đẳng, dể thực hiện và không đáng có nếu trang bị hiểu biết chung về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều chưa nhận thức đúng về vấn đề nhãn hiệu và sự đóng góp của nhãn hiệu trong giá trị sản phẩm. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ quan tâm tới việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong nước, mà chưa chú ý tới đăng ký ở nước ngoài. Vì vậy, không ít thương hiệu lớn của các doanh nghiệp Việt đã bị các công ty của nước ngoài đăng ký bảo hộ tại nước ngoài như: Cà phê Đăk Lăk năm 1997, kẹo dừa Bến Tre năm 1998, Vifon năm 2001, thuốc lá Vinataba và Petro năm 2002… Vụ gần nhất trong năm 2011 là cà phê Buôn Ma Thuột và nước mắm Phú Quốc. Nhãn hiệu nổi tiếng là một bộ phận quan trọng của nhãn hiệu hàng hóa. Việc áp dụng quy định về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc bảo hộ 33 Hoạt động sở hữu trí tuệ 2007, http://noip.gov.vn/noip/RESOURCE.NSF/vwResourceList/4F53626802ED36124725768C002FCAF3/$FILE/SH TT%20Annual%20Report%202007.pdf, [Ngày truy cập, 07-10-2014]. 34 Lê Quang Vinh, Vài nét về thực trạng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu và khả năng chấm dứt hiệu lực theo pháp luật Việt Nam, http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-tue/2009/8571/Vai-net-ve-thuctrang-dang-ky-va-su-dung-Nhan-hieu.aspx, [Ngày truy cập, 15-10-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 53 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam nhãn hiệu được nhiều người ưa chuộng của Việt Nam và người nước ngoài cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới. Để tăng cường bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam, ngày 01/02/2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, trong đó đã đưa vào các quy định mới nhằm bảo hộ hiệu quả hơn nhãn hiệu nổi tiếng tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn như: thiếu sự đồng nhất việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới về thủ tục cụ thể công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng... Trong thực tế, việc quyết định một nhãn hiệu là nổi tiếng thì ít nhiều mang tính chất chủ quan, chủ yếu phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của thẩm định viên, không cần phải đưa ra các bằng chứng xác thực để chứng minh cho quyết định của mình. Việt Nam chưa thiết lập được danh sách chính thức nhãn hiệu được xem là nổi tiếng trên thị trường cũng như những nhãn hiệu được xem là sử dụng và thừa nhận rộng rãi cũng chưa hề được thu thập. Vấn đề xác lập quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng được quy định tại khoản 2 Điều 6 của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, theo quy định tại điều này thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu dó theo quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký. Việc quy định về việc xác lập quyền như trên là phù hợp với thực tiễn quốc tế về nhãn hiệu nổi tiếng. Theo quy định của luật pháp Hoa Kì cũng như pháp luật của hầu hết các quốc gia thì nhãn hiệu nổi tiếng cũng không cần phải xác lập quyền bằng thủ tục đăng ký mà sẽ xác lập trên cở sở thực tiễn sử dụng. 3.2. Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu 3.2.1. Pháp luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thiếu quy định cụ thể về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu Theo pháp luật của một số quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia phát triển (Hoa Kỳ, các quốc gia EU), việc bảo hộ đối với nhãn hiệu được áp dụng đối với cả các loại nhãn hiệu là những dấu hiệu âm thanh như âm thanh mà con người có thể nhận GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 54 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam biết qua thính giác hoặc nhãn hiệu là các dấu hiệu mùi con người có thể nhận biết thông qua khứu giác hay nhãn hiệu chỉ đơn thuần được thể hiện thông qua một màu sắc nhất định. Việc bảo hộ các nhãn hiệu đặc biệt của các quốc gia phát triển phù hợp với quy định của Hiệp định TRIPs, đồng thời lại phù hợp với điều kiện kinh tế, khoa học kỹ thuật rất phát triển của nước họ. Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa thừa nhận và bảo hộ là nhãn hiệu các dấu hiệu như dấu hiệu âm thanh, mùi, màu sắc mà không kết hợp với các yếu tố khác như dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình. Theo quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ…”. Như đã phân tích, thế nào là yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ, hiện tại vẫn chưa được pháp luật sở hữu trí tuệ hướng dẫn cụ thể. Điều này đã gây khó khăn không nhỏ không những cho các cơ sở kinh doanh trong việc lựa chọn các yếu tố để tạo lập nhãn hiệu cho mình, mà còn cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc xem xét khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Hiện tại, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa có quy định cụ thể về các yếu tố để xác định và đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu loại trừ được quy định tại Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, chúng ta có thể xác định được khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Song một số quy định của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN còn chung chung và chưa được hướng dẫn cụ thể nên việc đánh giá tính phân biệt trong một chừng mực nào đó vẫn phụ thuộc nhiều vào trình độ, kinh nghiệm thực tiễn của các xét nghiệm viên nên đôi khi những đánh giá, kết luận được đưa ra còn mang tính chất cảm tính. Trong văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành chưa có quy định cụ thể về việc xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác, vì vậy đã xảy ra nhiều vụ tranh chấp vi phạm do tính tương tự gây nhằm lẫn với nhãn hiệu khác. Một số một số vụ án tranh chấp về nhãn hiệu điển hình như: Vụ tranh chấp nhãn hiệu hàng hóa của mặt hàng bánh tráng ở Tiền Giang. Năm 2007, Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp với sản phẩm bánh tráng hiệu K. kèm ảnh cho Công ty TP. Một năm sau, Công ty TP được Cục sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trên. Để bảo vệ nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường Mỹ, công ty này tiếp tục đăng ký bảo hộ tại Mỹ sản phẩm bánh K. và được bảo hộ nhãn hiệu cùng kiểu dáng công nghiệp. Tháng 11/2009, Công ty TP phát hiện trong một số siêu thị ở GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 55 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Mỹ có bày bán mặt hàng bánh tráng hiệu K’ có màu sắc tương tự, khó phân biệt và gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của công ty. Tìm hiểu, Công ty TP biết Công ty TG đã sản xuất số bánh hiệu K’ trên. Qua đối chất, Công ty TG thừa nhận khoảng tháng 9/2009 có xuất sang Mỹ gần 39.000 tấn bánh tráng K’. Nhãn hiệu này do khách hàng bên Mỹ đặt gắn lên bao bì sản phẩm. Đầu tháng 12/2009, Công ty TP đã nhờ luật sư ở Mỹ gửi công văn khuyến cáo Công ty TG về hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Tháng 2/1010, Công ty TP đã kiện Công ty TG ra Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang để yêu cầu chấm dứt hành vi sản xuất, xuất khẩu loại bánh tráng K’, thu hồi toàn bộ lượng bánh đã xuất khẩu, bán trên thị trường Mỹ. Vào tháng 5/2010, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang nhận định việc Công ty TG sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu của Công ty TP đã được cấp giấy chứng nhận bảo hộ về nhãn hiệu trên cùng một loại hàng hóa là vi phạm Luật sở hữu trí tuệ năm 2005. Việc Công ty TG khiếu nại rằng thực hiện theo hợp đồng với đối tác nước ngoài nên lỗi vi phạm sở hữu trí tuệ thuộc bên thứ ba là không có cơ sở. Việc quyết định một nhãn hiệu xin đăng ký có tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu đối chứng hay không, hoàn toàn phụ thuộc vào sự xem xét của Cục sở hữu trí tuệ, nên việc xem xét này gặp rất nhiều khó khăn và tốn nhiều thời gian, do hiện tại Cục Sở hữu trí tuệ cũng chưa có một quy chế hướng dẫn chính thức về phương pháp xác định mức độ tương tự như thế nào thì có thể gây nhầm lẫn. Việc đánh giá, xem xét tính tương tự đến mức gây nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác này có ảnh hưởng quan trọng đến sự uy tín và sự phát triển của doanh nghiệp khi nhãn hiệu của họ bị xâm phạm. Trong khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định một trong những trường hợp của nhãn hiệu bị coi không có khả năng phân biệt là “Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ”. Còn khoản 3 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định một trong các điều kiện để xác định khả năng phân biệt của tên thương mại là “Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng”. Với quy định trên, trong thực tế khi xảy ra tranh chấp giữa một bên là chủ thể quyền của nhãn hiệu được bảo hộ và chủ thể quyền của tên thương mại đã được cấp phép, các cơ quan có thẩm quyền sẽ áp dụng thủ tục nào để giải quyết, cơ quan nào sẽ có thẩm quyền và chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc. Bộ Khoa học và Công nghệ hay Bộ Kế hoạch và Đầu tư? Bởi vì Bộ Khoa học và Công nghệ (thông qua Cục Sở hữu trí GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 56 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam tuệ) quản lý nhà nước đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư quản lý tên thương mại của các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp; Bộ Tài chính quản lý tên thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quản lý tên thương mại của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán… Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ, còn các bộ khác có trách nhiệm “phối hợp” với các bộ trên trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, hiện chưa hề có một văn bản nào quy định về cơ chế phối hợp. Hệ thống đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý do Cục Sở hữu trí tuệ quản lý được tổ chức rất chặt chẽ, không có khả năng trùng hoặc rất ít trường hợp tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn trên phạm vi toàn quốc. Nhưng tên thương mại lại do quá nhiều bộ quản lý như trên nên việc trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn giữa tên thương mại với nhau, tên thương mại trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Trong thực tế đã xảy ra khá nhiều vụ tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng khác nhau mà lỗi không phải từ phía các doanh nghiệp mà từ phía các cơ quan quản lý nhà nước. Trong thực tế, ngày 24/5/1995 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 311/TTg về việc thành lập Tổng công ty Lương thực Miền Nam có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM SOUTHERN FOOD CORPORATION, viết tắt là VINAFOOD II. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ cũng ra Quyết định số 312/TTg về việc thành lập Tổng công ty Lương thực Miền Bắc có tên giao dịch quốc tế là VIETNAM NORTHERN FOOD CORPORATION, viết tắt là VINAFOOD I. Cần lưu ý rằng, VINAFOOD I và VINAFOOD II trong các quyết định nói trên của Thủ tướng Chính phủ chỉ là tên thương mại, nhưng một thời gian dài sau đó, cả 2 tổng công ty này đều dùng VINAFOOD I và VINAFOOD II như là nhãn hiệu để in trên bao bì sản phẩm của mình. Đến ngày 28/06/2002, Tổng công ty Lương thực Miền Nam nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VINAFOOD II cho nhóm 29 và 30 và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Đăng bạ quốc gia nhãn hiệu hàng hóa vào ngày 20/06/2003. Ngày 06/12/2006, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc mới nộp đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VINAFOOD I. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng VINAFOOD I đã “tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn” với VINAFOOD II. Do vậy, ngày 17/09/2007, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã phải nộp đơn xin bảo hộ cho nhãn hiệu VNF1 và cho đến thời điểm này, Tổng công ty Lương thực Miền Bắc vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu VINAFOOD I và nhãn hiệu VNF1. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 57 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Có thể thấy, VINAFOOD I là tên thương mại mạnh được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, nếu trở thành nhãn hiệu thì sẽ thuận lợi hơn cho doanh nghiệp. Điều đặc biệt là, mặc dù VNF1 chưa được coi là “đăng ký quốc gia” về nhãn hiệu nhưng đã được coi là “đơn quốc gia” về nhãn hiệu nên Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đã vận dụng Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VNF1 tại các quốc gia thành viên của Nghị định thư. Đây là một chiến lược đúng đắn của một doanh nghiệp lớn trong quá trình hội nhập. Thực tế, chỉ trong một thời gian ngắn, người tiêu dùng trong nước và nhiều đối tác nước ngoài đã quen và tin tưởng khi dùng sản phẩm và dịch vụ mang nhãn hiệu VNF1.35 Trên thế giới đã có không ít trường hợp doanh nghiệp lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu như: SONY, TOSHIBA, HONDA… Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp không lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu như trường hợp điển hình là UNILEVER, tập đoàn hiện đang sở hữu khoảng trên 1.600 nhãn hiệu: LIPTON, OMO, P/S… nhưng chưa bao giờ lấy UNILEVER làm nhãn hiệu sản phẩm. Như vậy, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sẽ còn rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp phải trường hợp như trên, không những gây tốn kém về tài chính mà còn ảnh hưởng tới quá trình vươn ra chiếm lĩnh thị trường nước ngoài. 3.2.2. Quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng chưa cụ thể và rõ ràng Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu nổi tiếng được định nghĩa như sau: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Quy đinh nêu trên đã khắc phục được nhược điểm của đinh nghĩa nhãn hiệu nổi tiếng trong Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 63/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, thứ nhất định nghĩa này đã đưa ra phạm vi nổi tiếng, có nghĩa là trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Việc quy đinh vi phạm này sẽ rút ra một hệ quả, nếu một nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, tuy nhiên nếu người tiêu dùng Việt Nam không biết đến, thì nhãn hiệu này sẽ không được coi là nổi tiếng theo quy định của pháp luật Việt Nam. Một hệ quả tất yếu đối với các nhãn hiệu nổi tiếng là sự thu hút khách hàng lớn hơn, thị phần cũng nhiều hơn so với các nhãn hiệu không nổi tiếng khác, vì vậy sự 35 Trần Văn Hải, Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truong-XHCN/2011/13682/Bao-ve-quyen-so-huu-tri-tuetrong-qua-trinh-hoi-nhap.aspx, [Ngày truy cập, 18-11-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 58 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam xâm phạm dù vô tình hay hữu ý cũng nhiều và khốc liệt hơn. Việt Nam là quốc gia đang từng bước đi vào nền kinh tế thị trường và là thành viên của công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và đang thực hiện các quy định của Hiệp định TRIPS nên có trách nhiệm phải thực hiện các cam kết về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng quy định trong các điều ước quốc tế này. Tuy cả trong Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng như nghị định hướng dẫn không có những quy định cụ thể về nhãn hiệu nổi tiếng nhưng có dành cho những nhãn hiệu loại này một sự bảo hộ bước đầu: không chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá có các dấu hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác được coi là nổi tiếng. Trong thực tiễn, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã áp dụng để từ chối bảo hộ các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng (cả trong trường hợp những nhãn hiệu này chưa đăng kí bảo hộ tại Việt Nam). Một số trường hợp cụ thể như: - Năm 1992, Cục Sở hữu công nghiệp đã bác bỏ đơn đăng ký nhãn hiệu McDonald’s cho một công ty Australia cho các sản phẩm đồ ăn nhanh, dịch vụ ăn uống và các nhóm sản phẩm khác với lý do Cục Sở hữu công nghiệp có đủ thông tin để khẳng định nhãn hiệu McDonald’s là nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cho đồ ăn nhanh và dịch vụ ăn nhanh của Công ty McDonald’s Corporation của Hoa Kỳ, mặc dù công ty này chưa từng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu trên tại Việt Nam.36 - Năm 1993, Cục Sở hữu công nghiệp đã xem xét và quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu hàng hóa số 4854 cấp cho OPHIX GROUP (Australia) đối với nhãn hiệu “Pizza Hut” trên cơ sở khiếu nại của Công ty Pizza Hut International, LLC (Hoa Kì). Công ty Hoa Kì đã chứng minh được sự nổi tiếng của các nhãn hiệu của mình, mặc dù chưa được đăng kí bảo hộ ở Việt Nam. Khi một đơn đăng kí nhãn hiệu hàng hoá được nộp tới Cục sở hữu trí tuệ, sau khi xem xét về hình thức cũng như tính hợp lệ của đơn, Cục sẽ tiếp nhận đơn và thực hiện xét nghiệm nội dung. Một trong những vấn đề được xét tới là khả năng phân biệt của nhãn hiệu được quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Trong đó nhãn hiệu không được coi là có khả năng phân biệt nếu nó là một dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đăng ký cho hàng hoá, dịch vụ không tương tự, nếu việc sử dụng dấu hiệu 36 Phan Anh, Khi thương hiệu nổi tiếng bị lợi dụng, http://vneconomy.vn/doanh-nhan/khi-thuong-hieu-noi-tiengbi-loi-dung-65603.htm, [Ngày truy cập, 18-11-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 59 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam đó có thể làm ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu nổi tiếng hoặc việc đăng ký nhãn hiệu nhằm lợi dụng uy tín của nhãn hiệu nổi tiếng. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chưa quy định cụ thể những dấu hiệu như thế nào thì được coi là “trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn” với nhãn hiệu nổi tiếng. Khắc phục điều này, tại khoản 4 Điều 13 Nghị định 105/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có hướng dẫn tương đối cụ thể. Trên thực tế, tình trạng một phần của nhãn hiệu này có chứa sự sao chép, sự bắt chước, sự phiên dịch, hoặc sự phiên chữ của nhãn hiệu nổi tiếng, có khả năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng vẫn xảy ra thường xuyên. Năm 2012 Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh vừa chấp nhận toàn bộ yêu cầu của phía nguyên đơn là Interbrand Group (địa chỉ ở Anh). Trước đó, trình bày với tòa, nguyên đơn cho biết Interbrand Group ra đời vào năm 1974 ở London, nổi tiếng trong lĩnh vực định giá, sáng tạo và quản trị tài sản thương hiệu. Năm 2006, nhãn hiệu Interbrand được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Hội đồng xét xử nhận định Interbrand Group đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Interbrand. Việc bị đơn sử dụng tên viết tắt là Interbrand JSC sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, vi phạm nhãn hiệu đã đăng ký của Interbrand Group. Theo tòa, phán quyết trên nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho Interbrand Group và ngăn chặn hành vi xâm phạm trong tương lai. 3.3. Một số hướng hoàn thiện về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu Như đã phân tích ở Chương 1, khái niệm về nhãn hiệu được quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, tuy nhiên khái niệm này chưa làm rõ bản chất của dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu, theo đó không hạn chế các loại dấu hiệu có thể sử dụng được làm nhãn hiệu. Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu là sự bổ sung cho khái niệm về nhãn hiệu, qua đó làm rõ các dấu hiệu có thể được bảo hộ. Việc quy định như vậy, khiến các chủ thể đăng ký bảo hộ nhãn hiệu muốn biết được dấu hiệu nào có thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và những yêu cầu đặt ra đối với nó ra sao, các chủ thể phải đồng thời xem xét và tìm hiểu ở cả hai điều khoản. Việc quy định này không chặt chẽ, lại dễ gây ra sự hiểu lầm cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu. Một khái niệm chung về nhãn hiệu không chỉ giúp cho các chủ thể khi lựa chọn dấu hiệu đăng ký nhãn hiệu, mà còn tạo điều kiện thuận lợi trong công tác cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền, tức là phải quy định thống nhất giữa Điều 4 và Điều 72 Luật Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 60 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Khái niệm nhãn hiệu quy định trong Hiệp định TRIPs hay một số khái niệm của các nước trên thế giới đều được quy định như vậy. Theo người viết, có thể tiếp cận khái niệm nhãn hiệu như sau: “Nhãn hiệu là những dấu hiệu nhìn thấy được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể sản xuất, kinh doanh khác nhau được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc và các dấu hiệu đó phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác”. Trong điều kiện hội nhập mạnh mẽ như hiện nay, việc bổ sung quy định pháp luật để có thể bảo hộ các nhãn hiệu là âm thanh, mùi, màu sắc… là điều cần thiết giúp phong phú và mở rộng phạm vi các dấu hiệu có thể đăng kí nhãn hiệu, ngoài ra còn phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế đặc biệt là Hiệp định TRiPs, tạo điều kiện để Việt Nam hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Từ những quy định tại Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, có thể thấy yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là những yếu tố thông dụng mà mọi người đều có thể nhận biết và ghi nhớ được. Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của mỗi người khác nhau và điều quan trọng là phải tạo được sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, cho nên việc đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về những yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ là việc cần thiết. Cần thiết xây dựng cụ thể hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt cũng như cách thức đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các quy định giải thích cụ thể một số từ ngữ ở Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 như: “ngôn ngữ không thông dụng”, “lãnh tụ”, “anh hùng dân tộc” “danh nhân” vì đây là những khái niệm trừu tượng, gây khó hiểu hoặc sẽ có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo trình độ nhận thức của mỗi người. Các dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã đưa ra các trường hợp không được bảo hộ do “trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn” với các đối tượng khác do pháp luật quy định. Tuy nhiên, không có quy định hướng dẫn xác định tính tương tự tới mức gây nhằm lẫn. Vì vậy, cần có quy định hướng dẫn cụ thể về tiêu chí hay cách thức để xác định tính tương tự tới mức gây nhằm lẫn của một dấu hiệu xin đăng kí với dấu hiệu đối chứng. Quy định này sẽ là căn cứ giúp cho các xét nghiệm viên trong quá trình đánh giá, thẩm định nội dung đơn của chủ sở hữu và đây cũng là căn cứ chính thức cho việc giải quyết các tranh chấp nhãn hiệu và xử lý các hành vi vi phạm đến nhãn hiệu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 61 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Theo quy định của pháp luật, mổi tên doanh nghiệp phải có môt tên thương mại riêng, mỗi doanh nghiệp lại có thể có nhiều hơn một nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình. Để tránh tình trạng mâu thuẫn về thủ tục áp dụng khi tranh chấp xảy ra giữa nhãn hiệu và tên thương mại cần phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên thương mại, trước hết là giữa hai bộ, Bộ Khoa học và Công nghệ (quản lý nhà nước về nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư (quản lý nhà nước về tên thương mại). Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp lấy tên thương mại của mình làm nhãn hiệu tạo ra hiện tượng “tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn”. Vì vậy, không nên ghép tên thương mại và nhãn hiệu làm một, bởi ngay Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp đã quy định chúng là các đối tượng khác nhau của quyền sở hữu công nghiệp. Có ý kiến cho rằng, nên lấy luôn tên thương mại làm nhãn hiệu cho đỡ tốn kém, song Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa chỉ dựa trên “đăng ký quốc gia” về nhãn hiệu và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa chỉ dựa trên “đơn quốc gia” về nhãn hiệu Mạng thông tin tương đối hiện đại của Cục Sở hữu trí tuệ hiện nay đã đăng tải đầy đủ và kịp thời về tình trạng pháp lý của các đối tượng sở hữu công nghiệp, do vậy, mọi chủ thể có thể khai thác miễn phí các thông tin này. Nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp đăng ký kinh doanh phải tra cứu các thông tin về tình trạng pháp lý của các đối tượng sở hữu công nghiệp (chủ yếu là nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý) để tránh cấp tên thương mại trùng hoặc tương tự tới mức độ gây nhầm lẫn với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế mạnh mẽ như hiện nay, nhu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng càng phải được quan tâm. Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng ở Việt Nam còn tồn tại một số điểm hạn chế. Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng ở Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 chỉ mang tính định lượng như: số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu, số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng…Vấn đề đặt ra ở đây là khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét một nhãn hiệu có phải là nổi tiếng không thì các tổ chức, cá nhân cần phải cung cấp số lượng bao nhiêu quốc gia mà nhãn hiệu đã được đăng ký. Ngoài ra, có sự mâu thuẫn giữa quy định trong khoản 6 Điều 75 về số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu và quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 chỉ yêu cầu nhãn hiệu nổi tiếng chỉ cần được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong khi tiêu chí công nhận lại nêu số lượng quốc gia nên cần có quy định để thống nhất việc áp dụng quy định trên. Để tránh tranh chấp phát sinh cùng một nhãn hiệu mà quốc gia GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 62 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam này công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng còn quốc gia khác thì không, nên lập các danh mục nhãn hiệu nổi tiếng và bổ sung hằng năm như một số nước trên thế giới. Có thể nhận xét chung rằng các quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam còn thiếu và chưa đáp ứng được tình hình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Do đó, cần thiết phải có những quy định pháp luật về nhãn hiệu nổi tiếng cụ thể và rõ ràng hơn để tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, nhằm tạo sự tin cậy và an tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một trong những điều kiện để đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu như theo điểm i khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Việc hoàn thiện quy định pháp luật về bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng theo đó cũng gián tiếp ảnh hưởng đến điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu nói chung. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 63 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt giữa các loại hàng hóa - dịch vụ vì vậy nhãn hiệu có vai trò ngày càng quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Với chức năng ban đầu là giúp người tiêu dùng phân biệt hàng hóa cùng loại của các nhà sản xuất khác nhau, qua quá trình sử dụng và phát triển, nhãn hiệu đã trở thành một công cụ hữu hiệu cho doanh nghiệp tiếp cận, phát triển và bảo vệ thị phần hàng hóa, dịch vụ của mình. Ngày nay, cùng với bằng sáng chế, bằng kiểu dáng công nghiệp và tên gọi xuất xứ, nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ nhiều nhất ở Việt Nam, nhưng để xây dựng một nhãn hiệu riêng lại không phải dễ dàng. Mỗi doanh nghiệp phải tìm ra đúng cách để hình thành một nhãn hiệu riêng của chính mình, không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác, nhằm tạo uy tín và sự yên tâm cho người tiêu dùng. Do đó, việc hoàn thiện những quy định pháp luật về điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là yếu tố quan trọng quyết định việc tạo lập một nhãn hiệu, tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh tạo dựng cho mình một nhãn hiệu phù hợp với mục đích kinh doanh. Cùng với sự phát triển và vững mạnh của nhãn hiệu riêng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ vững chắc hơn bao giờ hết. Quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu đã bao quát và toàn diện các vấn đề cần điều chỉnh, có nhiều điểm tương đồng với những điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp nói chung, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nói riêng mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên trong quá trình phân tích, người viết đã nhận thấy một số quy định còn bất cập, thiếu sót trong các quy định pháp luật. Bên cạnh chỉ ra được một số hạn chế, vướng mắc nhất định, người viết cũng đưa ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu. Trên đây là kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu đề tài “Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam”. Với những nghiên cứu trong luận văn này, người viết hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ hiểu biết cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn nhằm hoàn thiện hơn nữa về pháp luật bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 64 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1883. 2. Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới ngày 02/7/1976. 3. Hiệp định khung về Sở hữu trí tuệ của ASEAN ngày 15/12/1995. 3. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì ngày 13/7/2000. 5. Hiệp định TRIPs về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ. 6. Nghị định thư Madrid ngày 11/7/2006. 7. Thỏa ước Madrid năm 1891. 8. Bộ luật dân sự năm 1995. 9. Bộ luật dân sự năm 2005. 10. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009. 11. Nghị định 197/HĐBT ngày 14/12/1982 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ về nhãn hiệu hàng hóa. 12. Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. 13. Nghị định 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 Về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp. 14. Nghị định 06/2001/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 63/CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. 15. Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 16. Nghị định 105/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu Trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ. 17. Thông tư 3055/TT-SHCN của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn thi hành các thủ tục xác lập quyền sở hữu công nghiệp và một số thủ tục khác trong Nghị định 63/CP của Chính phủ. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 18. Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ khoa học và Công nghệ ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp. 19. Lê Nết, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004. 20. Nguyễn Phan Khôi, Bài giảng Luật Sở hữu trí tuệ, Trường Đại học Cần Thơ, năm 2012. 21. Phan Trung Hiền, Để hoàn thành tốt luận văn ngành luật, Nxb chính trị quốc gia, năm 2009. 22. 25 năm xây dựng và phát triển của Cục Sở hữu trí tuệ (1982-2007), http://noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/1A47EA87D7348E47472579CF0 00E77C0/$FILE/25%20nam%20Cuc%20SHTT_Vietnamese.pdf, [Ngày truy cập, 128-2014]. 23. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ và nhãn hiệu Việt Nam đã tham gia, http://luatminhkhue.vn/bi-mat/cac-dieu-uoc-quoc-te-ve-shtt-va-nhan-hieu-ma-vietnam-da-tham-gia.aspx, [Ngày truy cập, 12-8-2014]. 24. Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, http://trademarks.vn/vi/Nhan-hieu-Viet-Nam/Cong-uoc-paris-ve-bao-ho-nhan-hieuhang-hoa.html, [Ngày truy cập, 09-7-2014]. 25. Danh sách nhãn hiệu chứng nhận đã được cấp văn bằng bảo hộ, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/danh-sach-nhan-hieu-chung-nhanda-duoc-cap-van-bang-bao-ho/719.html, [Ngày truy cập, 07-8-2014]. 26. Hiệp ước Madrid về đăng kí nhãn hiệu hàng hóa quốc tế, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/hiep-uoc-madrid-ve-dang-ky-nhanhieu-hang-hoa-quoc-te/1566.html, [Ngày truy cập, 09-8-2014]. 27. Hoạt động sở hữu trí tuệ 2007, http://noip.gov.vn/noip/RESOURCE.NSF/vwResourceList/4F53626802ED361247257 68C002FCAF3/$FILE/SHTT%20Annual%20Report%202007.pdf, [Ngày truy cập, 0710-2014]. 28. Khai thác giá trị thương hiệu Gạo Bao thai Định Hóa, http://www.baothainguyen.org.vn/tin-tuc/dua-nghi-quyet-dai-hoi-dang-bo-tinh-lan- GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam thu-xviii-vao-cuoc-song/khai-thac-gia-tri-thuong-hieu-gao-bao-thai-dinh-hoa200326-198.html, [Ngày truy cập, 13-7-2014]. 29. Lê Quang Vinh, Vài nét về thực trạng đăng ký và sử dụng nhãn hiệu và khả năng chấm dứt hiệu lực theo pháp luật Việt Nam, http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-tue/2009/8571/Vai-netve-thuc-trang-dang-ky-va-su-dung-Nhan-hieu.aspx, [Ngày truy cập, 15-10-2014]. 30. Một tập đoàn của Anh kiện doanh nghiệp Việt Nam, http://dantri.com.vn/kinh-doanh/mot-tap-doan-cua-anh-kien-doanh-nghiep-viet-nam523732.htm, [Ngày truy cập, 15-10-2014]. 31. Phạm Anh-Tiền Phong, 38 sản phẩm Việt Nam được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi-tiet/38-san-pham-viet-nam-duoc-baoho-chi-dan-dia-ly/1629.html, [Ngày truy cập, 08-7-2014]. 32. Phan Anh, Khi thương hiệu nổi tiếng bị lợi dụng, http://vneconomy.vn/doanh-nhan/khi-thuong-hieu-noi-tieng-bi-loi-dung-65603.htm, [Ngày truy cập, 18-11-2014]. 33. The History Of Trademark Law, http://www.iip.or.jp/translation/ono/ch2.pdf, [Ngày truy cập, 09-8-2014]. 34. Thư viện số về sở hữu công nghiệp, http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WHitList.php, [Ngày truy cập, 15-8-2014]. 35. Trần Văn Hải, Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/kinh-te-thi-truongXHCN/2011/13682/Bao-ve-quyen-so-huu-tri-tue-trong-qua-trinh-hoi-nhap.aspx, [Ngày truy cập, 18-11-2014]. 36. Vai trò của nhãn hiệu tập thể, http://nhanhieu.vn/nhan-hieu-tap-the-la-gi/, [Ngày truy cập, 12-7-2014]. GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng [...]... Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Trong khoa học pháp lý Việt Nam có nhiều quan điểm khác nhau về bảo hộ quy n sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, theo đó cách hiểu chung về bảo hộ nhãn hiệu là: Bảo hộ nhãn hiệu là sự bảo đảm của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và hoạt động của cơ quan chức năng trong việc xác lập quy n đối với nhãn hiệu cho các chủ thể, bảo vệ quy n... trình nội luật hóa các quy luật của điều ước quốc tế vào các văn bản pháp luật Việt Nam đồng thời cũng đánh dấu một bước tiến trong quá trình GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 19 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam xây dựng các quy phạm pháp luật Việt Nam về bảo hộ quy n sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nổi tiếng nói riêng Việc xác lập quy n và... Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 12 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam * Nguyên tắc chấp nhận đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên: - Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu theo nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên” Trước đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 16, Nghị định 63/CP của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp: “Nếu có từ hai... Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam * Chủ thể có quy n nộp đơn đăng kí nhãn hiệu Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 63/CP của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, các chủ thể sau có quy n yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu: - Cá nhân, pháp nhân, các chủ thể khác tiến hành hoạt động sản xuất hợp pháp có quy n nộp đơn yêu... Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam tuân theo quy chế sử dụng nhãn hiệu của các cá nhân, tổ chức có quy n sử dụng nhãn hiệu tập thể Trong một nhãn hiệu tập thể thì nhiều người cùng có thể cùng sử dụng một loại nhãn hiệu, nhưng khi tập thể sử dụng nhãn hiệu này mà với tư cách nhân danh tập thể thì lúc này nhãn hiệu sẽ được xem là một nhãn hiệu bình thường... SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam 1.2 Một số loại nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam Việc phân loại nhãn hiệu có ý nghĩa rất lớn không chỉ về mặt lý luận mà cả trong thực tiễn Trước hết phân loại nhãn hiệu cho phép xác định đặc trưng của một loại nhãn hiệu, đặc trưng này không những ảnh hưởng đến tính chất của việc sử dụng nhãn hiệu mà còn ảnh hưởng... khi lựa chọn các dấu hiệu để đăng ký nhãn hiệu GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Tuyền 5 SVTH: Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Đến ngày 28/1/1989, Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh bảo hộ sở hữu công nghiệp Tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này, khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được quy định như sau: Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt... Phạm Thị Mỹ Hằng Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam Khái niệm nhãn hiệu theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 được quy định cụ thể tại khoản 16 Điều 4 phần giải thích từ ngữ như sau: Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau” Đây là một quy định đã mang tính khái quát hơn rất nhiều so với quy định của Bộ luật Dân sự 1995 khi... điểm của các nước về vấn đề bảo hộ chúng Pháp luật Hoa Kì không quy định riêng về nhãn hiệu liên kết nhưng lại lồng ghép các quy định tương ứng vào việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhãn hiệu liên kết lần đầu tiên được ghi nhận tại Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, theo đó khoản 8a Điều 2: Nhãn hiệu liên kết là các nhãn. .. thổ quốc gia, một nhãn hiệu thông thường phải được đăng ký bảo hộ ở một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nhất định Khi đó nó sẽ được bảo hộ bởi pháp luật của quốc gia hay vùng lãnh thổ đó Nên một nhãn hiệu được bảo hộ đầy đủ ở Việt Nam sẽ không được bảo hộ ở các quốc gia khác nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở nước đó 1.1.3 Căn cứ xác lập quy n với nhãn hiệu Quy định tại khoản 3 Điều 6 Luật Sở hữu trí

Ngày đăng: 03/10/2015, 11:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN