Trên thế giới

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)

5. Bố cục đề tài

1.4.1.Trên thế giới

Trong quá trình cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện tượng bắt chước nhãn hiệu đã gây thiệt hại cho chủ nhãn hiệu ngày càng nhiều. Số vụ kiện tại các tòa án ngày càng tăng. Vấn đề đặt ra cho các tòa án cần phải giải quyết là quyền đối với nhãn hiệu cụ thể nào đó thuộc về ai. Các biện pháp tòa án áp dụng chỉ

dựa vào thông lệ chứ không theo quy định của một văn bản pháp luật nào.

Vấn đề bảo hộ nhãn hiệu được ghi nhận lần đầu tiên trong Luật về xí nghiệp, cơ

sở chế tạo và lò xưởng thủ công năm 1809 của Pháp sau đó lần lượt các nước Italia (ngày 30/8/1868), Bỉ (ngày 01/4/1879), Hoa Kỳ (ngày 03/03/1881), Anh (ngày 25/8/1883), Đức (ngày 12/3/1894), Nga (ngày 26/02/1896), Nhật Bản (1875),...cũng ban hành pháp luật về nhãn hiệu của mình.19

Các đạo luật trên quy định khá chi tiết về cơ chế bảo hộ đối với nhãn hiệu, thủ

tục xác lập quyền, sử dụng và bảo vệ nhãn hiệu, phạm vi các dấu hiệu có thểđược bảo hộ,…Từ đó có thể thấy rằng, ngay từ bước đi đầu tiên trong quá trình hình thành các văn bản pháp luật bào hộ nhãn hiệu, các quốc gia đã thiết lập được một loạt các nguyên tắc cơ bản về bảo hộ nhãn hiệu.

Sự phát triển của sản xuất đã tạo ra nhu cầu to lớn cho sự hình thành và phát triển của thương mại quốc tế. Đến nửa cuối thế kỷ XIX, việc trao đổi sản phẩm qua biên giới quốc gia đã tạo nên một làn sóng toàn cầu hóa tới các cường quốc công nghiệp. Cùng với sự phát triển của hàng hóa thương mại xuyên quốc gia, tình trạng làm hàng giả, hàng nhái nhãn hiệu hàng hóa cũng được gia tăng. Điều đó là một cản trở lớn cho quá trình phát triển giao lưu thương mại.

Người ta bắt đầu nhận thấy tính chất quốc tế trong vấn đề bảo hộ sở hữu trí tuệ

trong đó có bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, vì vậy nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu vượt ra khỏi

19

phạm vi các quốc gia là điều tất nhiên. Kết quả là cuối thế kỉ XIX, các điều ước quốc tế liên quan đến bảo hộ nhãn hiệu lần lượt được ra đời với sự hợp tác dung hòa quyền lợi giữa các nhóm lợi ích khác biệt trên thế giới, góp phần quan trọng trong việc bào hộ quốc tếđối với nhãn hiệu, thúc đẩy sự phát triển của thương mại trên phạm vi toàn cầu.

Văn bản đầu tiên là Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp được kí kết ngày 20/03/1883 tại Paris, được xem xét và sửa đổi lại tại Roma năm 1886, tại Madrit năm 1890, tại Brussels năm 1897 và năm 1900, tại Washington năm 1911, tại La Hay năm 1925, tại Luân Đôn năm 1934, tại Lisbon năm 1958, tại Stockholm năm 1967 và

được sửa đổi vào năm 1979. Tính đến ngày 15/01/2002 có 162 nước là thành viên của công ước này.

Việc bảo hộ nhãn hiệu theo công ước Paris được thể hiện trên hai khía cạnh: một là thiết lập những nguyên tắc bảo hộ chung cho các đối tượng sở hữu công nghiệp trong đó có nhãn hiệu, hai là đưa ra những quy định riêng về chế độ bảo hộ đối với nhãn hiệu.20 Tuy nhiên, dưới góc độ lập pháp quốc tế, Công ước vẫn chưa giải quyết

được một số vấn đề quan trọng như việc kí kết nhãn hiệu hàng hóa vẫn phải được tiến hành tại từng quốc gia nơi người nộp đơn yêu cầu bảo hộ. Công ước chưa quy định cụ

thể về nhãn hiệu dịch vụ, chưa thiết lập được một hệ thống đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa.

Nhằm khỏa lắp một phần những khoảng trống trong Công ước Paris liên quan

đến bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, năm 1891 Thỏa ước Madrid được thông qua tại Tây Ban Nha. Tính đến ngày 18/01/2002, Thỏa ước đã thu hút được 52 quốc gia thành viên. Những quy định trong Thỏa ước đã mở ra cơ hội cho việc thiết lập cơ chế đăng kí quốc gia và quốc tế cho cùng một nhãn hiệu, trong đó mỗi nước thành viên đều có nghĩa vụ công nhận.

Thỏa ước làm đơn giản hơn quá trình đăng kí bảo hộđồng thời ở nhiều quốc gia

đã khắc phục được nguyên tắc lãnh thổ trong bảo hộ nhãn hiệu tại các quốc gia. Tuy nhiên, Thỏa ước vẫn còn một số nhược điểm chưa được khắc phục trong vấn đề đăng kí bảo hộ nhãn hiệu.21

Với mục đích mở rộng hệ thống đăng kí thu hút nhiều quốc gia tham gia hơn nữa, năm 1995 Nghị định thư Madrid đươc ra đời. Tính đến ngày 18/01/2002 có 55

20

Công ước Paris về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, http://trademarks.vn/vi/Nhan-hieu-Viet-Nam/Cong-uoc- paris-ve-bao-ho-nhan-hieu-hang-hoa.html, [Ngày truy cập, 09-8-2014].

21

Hiệp ước Madrid vềđăng kí nhãn hiệu hàng hóa quốc tế, http://baohothuonghieu.com/banquyen/tin-chi- tiet/hiep-uoc-madrid-ve-dang-ky-nhan-hieu-hang-hoa-quoc-te/1566.html, [Ngày truy cập, 09-8-2014].

quốc gia là thành viên Nghị định thư. Việt Nam đã gia nhập Nghị định thư này từ

17/7/2006.

Cũng trong năm 1994, một điều ước quốc tế vô cùng quan trọng đã đươc thông qua, sự xuất hiện của nó đã mang lại những thay đổi cơ bản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (trong đó có nhãn hiệu) đó là Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs).

Hiệp định TRIPs quy định việc bảo hộ nhiều đối tượng sở hữu trí tuệ khác nhau, trong đó có nhãn hiệu. Hiệp định TRIPs đã khẳng định lại và mở rộng các chuẩn mực của Công ước Paris. Hơn nữa, Hiệp định TRIPs đã vượt ra ngoài Công ước Paris khi lần đầu tiên đưa ra một nguyên tắc mới là đối xử tối huệ quốc.

Năm 1970 Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) được thành lập và đi vào hoạt động cũng nhằm mục đích tăng cường bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu hàng hóa trên quy mô toàn thế giới.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 31 - 33)