Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)

5. Bố cục đề tài

2.3.1.1.Hình và hình học đơn giản không có khả năng phân biệt, chữ số, chữ

cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng

Hình và hình học đơn giản được hiểu là các hình ảnh, hình vẽ, hình khối, hình học nhưng không được cách điệu hoặc không được thể hiện bằng các màu sắc độc đáo vì vậy không gây được ấn tượng ghi nhớ, phân biệt.30

Những hình học phổ thông được sử dụng trong toán học như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác…loại dấu hiệu này đã được sử dụng phổ biến và được nhiều người biết đến nhờ nó có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phân biệt nhãn hiệu. Bản thân các dấu hiệu này không có khả năng tự phân biệt, do quá đơn giản khiến cho việc nhận biết và ghi nhớ của người tiêu dùng rất hạn chế nếu không nói rằng không có khả năng ghi nhớ.

Đối với dấu hiệu là hình đơn giản chỉ là các đường nét, không được thiết kế một cách khác biệt và không ấn tượng sẽ không lưu lại trong trí nhớ người tiêu dùng, không tạo được ấn tượng để họ ghi nhớ. Ngược lại những hình vẽ, hình ảnh quá rắc rối phức tạp khiến cho người tiêu dùng không dễ nhận thức và không dễ ghi nhớđược đặc

điểm của hình như gồm quá nhiều hình ảnh, đường nét kết hợp hoặc chồng lên nhau, những dấu hiệu này không được sử dụng như là một nhãn hiệu.

Chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng được hiểu là thuộc các ngôn ngữ mà tại Việt Nam được ít người biết đến. Theo quy định tại điểm 39.3 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì các dấu hiệu chữ sau đây sẽ bị coi là không có khả

năng phân biệt:

- Ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớđược (không đọc được, không hiểu được, không nhớ được) như ký tự không có nguồn gốc La-tinh: chữ Ả-rập, chữ Slavơ, chữ Phạn, chữ

Trung Quốc, chữ Nhật, chữ Triều Tiên, chữ Thái… Đại đa số người tiêu dùng khi tiếp cận với những ký tự này đều không thể đọc được nên không hiểu được ý nghĩa, mục

đích của nó. Mặc dù những dấu hiệu này có khả năng phân biệt với các dấu hiệu khác, nhưng do khó nhận biết và ghi nhớ nên không thể có tác động sâu sắc vào trí nhớ

người tiêu dùng hay nói cách khác là những dấu hiệu này không có khả năng phân

30

Điểm 39.4a, Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học Công nghệ quy định về

việc hướng dẫn thi hành NĐ 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Sở hữu trí tuệ.

biệt. Tuy nhiên, khi ký tự thuộc ngôn ngữ trên đi kèm với các thành phần khác tạo nên tổng thể có khả năng phân biệt, hoặc được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác mà nhờ đó nó có khả năng gây ấn tượng mạnh đối với người tiêu dùng, khiến họ nhận biết được nó trong rất nhiều các dấu hiệu khác thì những dấu hiệu này

được thừa nhận bảo hộ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam.

- Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng dấu hiệu chỉ bao gồm một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thểđọc được như

một từ - kể cả khi có kèm theo chữ số; trừ trường hợp các dấu hiệu đó được trình bày dưới dạng đồ họa hoặc dạng đặc biệt khác.

- Một tập hợp quá nhiều chữ cái hoặc từ ngữ khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớđược như một dãy quá nhiều ký tự không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định hoặc một văn bản, một đoạn văn bản.

- Mặc dù là ký tự nguồn gốc La-tinh nhưng đó là một từ có nghĩa và nghĩa của từ đó đã được sử dụng nhiều và thông dụng tại Việt Nam trong lĩnh vực liên quan đến mức bị mất khả năng phân biệt.

2.3.1.2. Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên,

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 51 - 52)