Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

5. Bố cục đề tài

1.3.1. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại

Theo Luật Sở hữu Trí tuệ năm 2005 đưa ra khái niệm:“Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”.13

Thực tế nhiều người vẫn còn nhầm lẫn giữa tên thương mại với nhãn hiệu ở chỗ

chúng cùng thực hiện chức năng phân biệt và bao gồm các dấu hiệu như một nhãn hiệu nên thành phần phân biệt của tên thương mại có thểđược sử dụng làm nhãn hiệu, nếu nó bảo đảm các yêu cầu của nhãn hiệu. Dấu hiệu của nhãn hiệu bao gồm các yếu tố khác nhau với chức năng là để phân biệt hàng hóa, dịch vụ còn tên thương mại chỉ

bao gồm từ ngữđể cá thể hóa chủ thể kinh doanh, phân biệt cơ sở kinh doanh và hoạt

động kinh doanh, do đó tên thương mại của chủ thể này phải đảm bảo điều kiện không gây nhầm lẫn với tên thương mại của chủ thể khác đã đăng ký kinh doanh trên cùng

địa bàn và trong một lĩnh vực. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn hóa mỹ phẩm Mỹ

Hảo sử dụng thành phần phân biệt trong tên thương mại là “Mỹ Hảo” đểđăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình như: nước rửa chén Mỹ Hảo, nước giặt đậm đặc Mỹ

Hảo.

Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa tên thương mại và nhãn hiệu có thể thấy qua tiêu chí quy định về khả năng phân biệt của tên thương mại và nhãn hiệu mà hai đối tượng này phải có. Theo khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu có “dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ”. Ngược lại, theo khoản 3 Điều 78 Luật Sở hữu trí tuệ thì tên thương mại chỉ được coi là có khả năng phân biệt nếu “không trùng hoặc tương tựđến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác”.

Một nhãn hiệu không bắt buộc phải đọc và phát âm được, còn tên thương mại thì yếu tố này là bắt buộc.14Đối với tên thương mại, yếu tố màu sắc cũng không được đặt

13

Khoản 21, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

14

Điều 14, Nghịđịnh 54/2000/NĐ-CP ngày 03/10/2000 về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại và bảo hộ quyền chống cạnh tranh liên quan tới sở hữu công nghiệp.

ra. Hơn nữa về cấu tạo, tên thương mại bao giờ cũng gồm phần mô tả (chỉ loại hình tổ

chức hoặc hình thức tồn tại của chủ thể kinh doanh hoặc xuất xứđịa lý) và thành phần phân biệt (chỉ tên riêng của chủ thể kinh doanh), còn nhãn hiệu không có phần mô tả

mà chỉ có tính phân biệt.

Ví dụ: Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải. Địa chỉ: Thị trấn Cát Hải, Huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: “CAT HAI”.

Phạm vi bảo hộ của tên thương mại, xét theo một khía cạnh là có thể hẹp hơn phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu là trên phạm vi toàn quốc, phạm vi bảo hộ của tên thương mại là chỉ giới hạn trên phạm vi địa phương nhưng trong một số trường hợp phạm vi bảo hộ tương đương như nhãn hiệu. Cụ thể, tên thương mại chỉ được bảo hộ trong một khu vực kinh doanh và định nghĩa về khu vực kinh doanh đã được xác định là “Khu vực địa lí nơi chủ thể kinh doanh có khách hàng hoặc có danh tiếng”.

Cũng theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì

điều kiện tiên quyết là phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền; Trong khi đó, tên thương mại nếu có đủ điều kiện bảo hộ theo luật định là “có khả năng phân biệt”

được chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác trong cùng khu vực và lĩnh vực kinh doanh thì mặc nhiên được bảo hộ mà không cần phải đăng ký.15

Nhãn hiệu và tên thương mại nói chung đều là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, hay nói rộng hơn là quyền sở hữu trí tuệ. Tuy vậy, đối với mỗi đối tượng khác nhau, cách thể hiện quyền cũng khác nhau, do đó cần thiết phân biệt hai đối tượng này

để việc xác lập và sử dụng quyền được hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)