Sự cần thiết của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 36 - 50)

5. Bố cục đề tài

1.5. Sự cần thiết của pháp luật bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu trước hết là bảo vệ tài sản hợp pháp của các chủ thể kinh doanh, cũng như các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu hàng hóa là tài sản rất có giá trịđối với chủ sở hữu nên việc bảo vệ nó là điều tất yếu. Dưới sự bảo hộ của pháp luật thì chủ thể kinh doanh mới yên tâm đầu tư phát triển uy tín của nhãn hiệu hàng hóa bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ thấp giá thành sản phẩm mang nhãn hiệu.

Bảo hộ nhãn hiệu giúp doanh nghiệp tạo lập và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hóa, duy trì hoạt động kinh doanh ổn định và tiếp tục phát triển tài sản nhãn hiệu của mình. Từ đó thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng nâng cao năng suất chất lượng và uy tín trên thương trường, qua đó gián tiếp thúc đẩy nền kinh tế nói chung.

Bảo hộ nhãn hiệu góp phần tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ

thể kinh doanh. Ngoài ra bảo hộ nhãn hiệu còn góp phần bảo vệ người tiêu dùng. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa chống lại những hành vi làm giả nhãn hiệu, sao chép, bắt chước nhãn hiệu hoặc tạo ra những nhãn hiệu tương tự có nguy cơ gây nhằm lẫn cho người tiêu dùng là đã tạo điều kiện để người tiêu dùng có quyền lựa chọn đúng những hàng hóa, dịch vụ mong đợi vì nhãn hiệu ảnh hưởng rất lớn đến việc lựa chọn hàng hóa đúng của người tiêu dùng khi đứng trước nhiều loại sản phẩm cạnh tranh. Khi nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ hiệu quả và tích cực, hàng giả nhãn hiệu, hàng nhái sẽ dẫn người tiêu dùng đến những địa chỉ sai lầm và quyền lợi của họ sẽ bị ảnh hưởng.

Bảo hộ nhãn hiệu tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi thu hút vốn đầu tư và chuyển giao công nghệ nước ngoài. Khi tìm hiểu cơ hội đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài rất quan tâm đến việc tài sản của họ khi đầu tư vào một nước có pháp luật bảo hộ hay không, đặc biệt là tài sản sở hữu trí tuệ trong đó có nhãn hiệu. Nếu đứng trước tình trạng nhãn hiệu hàng hóa không được bảo hộ hoặc bảo hộ không hiệu quả họ luôn

dự kiến được khả năng sản phẩm gắn nhãn hiệu của mình bị sao chép, làm giả, hoặc có rất nhiều nhãn hiệu tương tự gắn lên sản phẩm cùng loại bán với giá rẻ thì nhiều khả năng là họ sẽ chọn một quốc gia khác nơi mà nhãn hiệu hàng hóa của họđược bảo hộ tốt hơn.

Ngày nay, trong mối quan hệ giữa thương mại và sở hữu trí tuệ ngày càng tăng cho thấy đòi hỏi sự cần thiết thừa nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu hàng hóa nói riêng.

Nhãn hiệu là một trong những yếu tố thúc đẩy đầu tư và thương mại thì việc bảo hộ nhãn hiệu là một chiến lược đúng đắn nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, đặc biệt là trong thực trạng vi phạm pháp luật về sỡ hữu trí tuệ ngày càng tăng trong đó có nhãn hiệu hàng hóa như hiện nay.

Xuất phát từ sự cần thiết quan trọng của pháp luật bảo hộđối với nhãn hiệu nên pháp luật của các nước nói chung và pháp luật của Việt Nam nói riêng ngày càng được củng cố và không ngừng hoàn thiện nhằm bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thểđồng thời đảm bảo cân bằng với lợi ích của các chủ thể khác và toàn xã hội.

CHƯƠNG 2

NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ NHÃN HIỆU ĐƯỢC BẢO HỘ

2.1. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu là các yêu cầu cụ thể đối với đối tượng của sở hữu công nghiệp để đối tượng này nhận được sự bảo hộ về mặt pháp lý, do vậy

điều kiện bảo hộđược xác định rõ ràng trong luật.

Cụ thể điều kiện bảo hộ đối với nhãn hiệu được quy định tại Mục 4 Chương VII Phần thứ ba Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện:“Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tốđó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc; khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ

của chủ thể khác”.

Như vậy, tại khoản 1 của điều luật này đã giới hạn phạm vi các dấu hiệu có thể được bảo hộ. Nếu như khái niệm nhãn hiệu tại Điều 4 mang tính mở thì tại quy định này, các dấu hiệu có khả năng được bảo hộ không thay đổi nhiều so với quy định tại

Điều 185 Bộ Luật Dân sự năm 1995. Từ khái niệm nhãn hiệu trên, nếu bản thân nhãn hiệu được bảo hộ phải đáp ứng điều kiện nhìn thấy được và có khả năng phân biệt.

2.1.1. Du hiu nhìn thy được

Tại khoản 2 Điều 15 mục 2 Hiệp định TRIPs quy định như sau: “Các thành viên có thể quy định rằng để được đăng kí là các dấu hiệu phải là dấu hiệu nhìn thấy

được”. Như vậy, điều kiện “dấu hiệu nhìn thấy được” của nhãn hiệu được Hiệp định TRIPs quy định một cách rất linh hoạt, không cứng nhắc. Các nước thành viên có thể

quy định trong pháp luật quốc gia rằng đây là một điều kiện bắt buộc mà một dấu hiệu phải đáp ứng được hoặc không quy định.

Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định dấu hiệu “nhìn thấy được” là một trong các điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ, như vậy đã giới hạn lại phạm vi các dấu hiệu

được bảo hộ và dấu hiệu tổ hợp màu sắc như trong quy định của Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì vẫn không được thừa nhận. Đểđáp ứng trình độ phát triển về

kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật của nước ta khi Việt Nam - một quốc gia đang phát triển, thì việc bảo hộ các dấu hiệu “không nhìn thấy được” vượt quá khả năng của chúng ta trong thời điểm hiện tại, khi mà điều kiện về cơ sở vật chất và khoa học kỹ

thuật chưa cho phép. Vì thế Luật Sở hữu trí tuệ 2005 đã vận dụng rất linh hoạt Hiệp

phải thoả mãn, đó là nhãn hiệu phải “nhìn thấy được”. Quy định này rất hợp lí trong thời điểm hiện nay, vì nó vừa không trái với TRIPs vừa phù hợp với điều kiện kinh tế

xã hội của Việt Nam.

Dấu hiệu nhìn thấy được có nghĩa là con người chỉ có thể nhận thức được, nắm bắt được về chúng qua khả năng thị giác của con người. Người tiêu dùng qua quan sát nhìn ngắm để phát hiện ra loại hàng hóa, dịch vụ có gắn với nhãn hiệu đó để lựa chọn.

Ở Việt Nam, các dấu hiệu liên quan đến đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu được quy định cụ

thể tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005. Theo quy định tại điểm 39.2 Thông tư của Bộ khoa học và Công nghệ

số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số

103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một sốđiều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp thì dấu hiệu nhìn thấy

được được thể hiện dưới các dạng chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả

hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tốđó được thể hiện bằng một hoặc một số màu sắc nhất định, nhưng không đề cập nhiều đến dấu hiệu ba chiều. Nhãn hiệu hàng hóa ba chiều là loại nhãn hiệu phức tạp, mang tính trừu tượng cao. Trong Bộ luật Dân sự

năm 1995 và các văn bản hướng dẫn về nhãn hiệu hàng hóa trước đây cũng như Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đều chưa quy định rõ vềđiều kiện để dấu hiệu ba chiều được

đăng kí làm nhãn hiệu.

2.1.2 Kh năng phân bit ca nhãn hiu

Theo Điều 5.C Công ước Paris, Điều 15.1 Hiệp định TRIPs, Điều 6.1 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kì, tiêu chí dầu tiên để một dấu hiệu được bảo hộ làm nhãn hiệu là nó phải có tính phân biệt với hàng hóa, dịch vụ khác. Khả năng phân biệt là tiêu chí, chức năng cơ bản để một dấu hiệu có thểđược bảo hộ làm nhãn hiệu. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định khả năng phân biệt của nhãn hiệu như là một điều kiện chủ yếu để một dấu hiệu được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu.

Trước đây, pháp luật Việt Nam có quy định về dấu hiệu không có tính phân biệt thì không được Nhà nước bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu hàng hóa.24 Tuy nhiên, để

xác định được tính phân biệt của nhãn hiệu không phải vấn đề đơn giản, Hiệp định TRIPs cũng như pháp luật các nước thường không xác định thế nào là tính phân biệt của nhãn hiệu. Khoản 1 Điều 15 Hiệp định TRIPs quy định: “Bất cứ một dấu hiệu, hoặc tổ hợp các dấu hiệu nào, có khả năng phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của một

24

doanh nghiệp với hàng hóa hoặc dịch vụ của các doanh nghiệp khác, đều có thể làm nhãn hiệu hàng hóa”.

Hay trong Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kì cũng quy định: “…nhãn hiệu được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của người khác...”.25 Pháp luật các nước cũng thường không đưa ra khái niệm chung về khả năng phân biệt của nhãn hiệu, mà chỉ

quy định những trường hợp nào mà dấu hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt và khi thuộc vào một trong các trường hợp đó sẽ không được đăng ký bảo hộ làm nhãn hiệu.

Một nhãn hiệu có khả năng phân biệt khi có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp đó với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp khác. Có thể hiểu một cách chung nhất về khả năng phân biệt của nhãn hiệu là khả năng nhãn hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định được nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Yếu tố nhận thức của người tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu khi xác

định nhãn hiệu có mang tính phân biệt hay không, đặc biệt khi cần giải quyết các vấn

đề liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng hoặc vấn đề nhãn hiệu liên quan đến pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.

Tại khoản 1 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 đã làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu: “Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2

Điều này…”.

Như vậy là hai thuộc tính dễ nhận biết và dễ ghi nhớ là hai thuộc tính đảm bảo cho khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Sở dĩ như vậy là do nhờ có hai thuộc tính này mà nhãn hiệu đó mới có thểđi vào tâm trí và nhận thức của người, giúp cho người tiêu dùng nhận ra đâu là sản phẩm mà họ lựa chọn. Từđó có thể hiểu rằng những dấu hiệu nào phức tạp, dài dòng khó nhớ sẽ không được bảo hộ. Nhưng thế nào là yếu tố dễ

nhận biết, dễ ghi nhớ thì trong các văn bản pháp luật vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, từ những quy định chi tiết trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có thể thấy rằng những dấu hiệu loại này là những dấu hiệu thông dụng mà người tiêu dùng Việt Nam với những trình độ hiểu biết thông thường cũng có thể nhận biết và ghi nhớ

được.

25

Pháp luật Việt Nam mặc dù không giải thích cụ thể khả năng phân biệt của nhãn hiệu nhưng đã đưa ra các yêu cầu chung nhất để một nhãn hiệu có khả năng phân biệt bằng cách liệt kê các trường hợp mà nhãn hiệu không có khả năng phân biệt. Theo đó, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt khi các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu có khả năng phân biệt. Do vậy, yêu cầu về khả năng phân biệt đối với nhãn hiệu chính là yêu cầu đặt ra đối với các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu. Các dấu hiệu chữ cái, chữ số, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó phải là các yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

Thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Việt Nam cho thấy nhãn hiệu hàng hóa

đã bị giới hạn đáng kể, nhãn hiệu được đăng kí chỉ bao gồm các dấu hiệu truyền thống là hình ảnh, từ ngữ hoặc sự kết hợp giữa chúng. Mặc dù khả năng phân biệt là điều kiện bắt buộc để nhãn hiệu được bảo hộ nhưng một số loại dấu hiệu khác dù thỏa mãn

điều kiện có tính phân biệt các hàng hóa, dịch vụ các loại như âm thanh, mùi vị, dấu hiệu được nhận biết qua xúc giác hoặc sự kết hợp giữa các dấu hiệu đó thậm chí cả

màu sắc cũng chưa được thừa nhận và bảo hộ tại Việt Nam.

Một nhãn hiệu có được tính phân biệt từ bản tính vốn có của nó hoặc có được thông qua quá trình sử dụng nhãn hiệu của chủ nhãn hiệu. Tính phân biệt của nhãn hiệu là một khái niệm chỉ mang tính tương đối, phụ thuộc vào các hoạt động của người sử dụng nhãn hiệu hay của bên thứ ba mà nhãn hiệu có thể có được.

Như vậy, khả năng phân biệt của nhãn hiệu gồm hai yêu cầu sau:26 Nhãn hiệu phải có khả năng tự phân biệt và nhãn hiệu phải không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với một trong các đối tượng thuộc phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người khác.

2.2. Tính phân biệt của nhãn hiệu

2.2.1. Du hiu ch cái, ch s

Dấu hiệu chữ cái, chữ số là tập hợp các chữ hoặc số hay gồm cả hai yếu tố cũng thường được sử dụng để tạo nên nhãn hiệu. Đây là loại dấu hiệu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa tương đối phổ biến. Bởi sự dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và điều quan trọng là dấu hiệu thông dụng, quen thuộc không chỉ đối với người tiêu dùng mà còn

đối với các thương nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ.

Trong pháp luật Viêt Nam, không phải mọi chữ cái và con số đều được thừa nhận là nhãn hiệu mà nó phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nhất định theo quy

26

định của pháp luật. Các chữ cái đơn lẻ và không được cách điệu thì thường được xem là không có khả năng phân biệt, do vậy không được đăng kí làm nhãn hiệu.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, khả năng phân biệt của chữ cái, chữ số thuộc các ngôn ngữ không thông dụng bị loại trừ. Tuy nhiên, nếu chúng đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu thì lại

được xem là có khả năng phân biệt. Dấu hiệu này có thể là sự kết hợp của các chữ cái

đơn lẻ (ví dụ: “BMW”, “IBM”); con số (ví dụ: “555”, “333”). Thông thường các chữ

sốđược xem là không có khả năng phân biệt, nhưng khi kết hợp nó với chữ cái thì lại

Một phần của tài liệu điều kiện bảo hộ nhãn hiệu theo quy định của pháp luật việt nam (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)