1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hợp đồng mua bán lúa, thực tiễn tại huyện tháp mười tỉnh đồngtháp

66 1,7K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 838,71 KB

Nội dung

Chủ thể hợp đồng mua bán lúa phải có ích nhật từ hai bên, vì giao dich dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng mua bán lúa là giao dich pháp lý đơn phương song phương hay

Trang 1

Ths:NGUYỄN THỊ NGỌC TUYỀN NGUYỄN DUY PHƯƠNG

Bộ môn: Luật Tư pháp MSSV: S120064

Lớp: Luật Hành Chính – K38

Cần Thơ, tháng 11 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề ta ̀i

2 Mục tiêu nghiên cư ́ u của đề tài

3 Phạm vi nghiên cư ́ u của đề tài

4 Phương pháp nghiên cư ́ u của đề tài

5 Kết cấu cu ̉ a đề tài

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA

1.1.Lược Sử hình thành hợp đồng mua bán lúa

1.1.1.Giai đoạn trước khi có Bộ luật dân sự năm 2005

1.1.2.Giai đoạn sau khi có Bộ Luật dân sự năm 2005

1.2 Khái nệm chung về hợp đồng mua bán lúa

1.2.1 Khái niện chung về hợp đồng dân sự

1.2.2 khái niệm về hợp đồng mua bán lúa

1.3 Đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán lúa

1.3.1 Đặc điểm hợp đồng mua bán lúa

1.3.2 phần loại hợp đồng mua bán lúa

1.4 So sánh hợp đồng mua bán lúa với một số hợp đồng mua bán tài sản khác

1.4.1 So sánh hợp đồng mua bán lúa với hợp đồng mua bán nông sản khác

1.4.2 So sánh hợp đồng mua bán lúa với hợp đồng mua bán tài sản khác

1.5 Sự cần thiết điều chỉnh pháp lý về hợp đồng mua bán lúa

CHƯƠNG 2: NHỮNG QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA

2.1 Giao kết hợp đồng mua bán lúa

2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán lúa

2.1.2 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán lúa

2.1.3 Nội dung hợp đồng mua bán lúa

2.1.4 Hình thức hợp đồng mua bán lúa

2.1.4.1 Hình thức hợp đồng bằng lời nói

2.1.4.2 Hình thức hợp đồng được thể hiện bằng hành vi

2.1.4.3 Hình thức bằng văn bản

2.2 Hiệu lực của hợp đồng mua bán lúa

Trang 3

2.2.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán lúa

2.2.2.1 Quyền và nghĩa vụ của bên mua lúa

2.2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của bên bán lúa

2.3 Các trường hợp hợp đồng vô hiệu

2.4 Chấm dứt hợp đồng mua bán lúa

2.4.1 Chấm dứt hợp đồng mua bán khi hoàn thành hợp đồng mua bán lúa

2.4.2 Chấm dứt hợp đồng theo thỏa thuận của hợp đồng mua bán lúa

2.4.3 Chấm dứt hợp đồng trong trường hợp bị hủy bỏ hợp đồng mua bán lúa

2.5 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán lúa

2.5.1 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán lúa hình thức hòa giải

2.5.2 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán lúa hình thức thương lượng 2.5.3 Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán lúa hình thức Tòa án

CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA TẠI HUYỆN THÁP MƯỜI TỈNH ĐỒNG THÁP HIỆN NAY – MỘT SỐ VƯỚNG MẮC VÀ HƯỚNG HOÀNG THIỆN

3.1 Tổng quan về nền nông nghiệp huyện Tháp Mười

3.1.1 Tình hình chung hoạt động mua bán lúa

3.1.2 Thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán lúa tại huyện Tháp Mười

3.1.2.1 Thuận lợi trong hoạt động ký kết mua bán lúa

3.1.2.1 Khó khăn trong hoạt động ký kết mua bán lúa

3.2 Một số vướng mắc và giải pháp hoàn thiện

3.2.1 Một số vướng mắc

3.2.2 Giải pháp hoàn thiện

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mua bán là họat động trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, nó có vị trí quan trọng và có ý nghĩa quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội Lúa là thứ hàng hóa rất quan trọng trong đời sống hàng ngày của mỗi người chúng ta Người Việt Nam sử dụng lúa làm nhu cầu thiết yếu hằng ngày Đồng bằng sông Cửu long vựa lúa lớn nhất, cũng là vùng sản xuất lương thực hàng đầu của nước ta Về việc mua bán hàng lúa có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những cho vùng mà còn nhu cầu tiêu dùng của các địa phương khác và xuất khẩu Mua bán lúa hàng năm thu về hàng triệu USD trên năm, ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp nói riêng đất ngọt ven bờ sông Tiền và sông Hậu, Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên hơn 4 triệu ha trong đó đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp khoản 3 triệu ha Trong đó không có vùng nào có diện tích lớn hơn như vậy, nó chiếm ¾ diện tích của vùng, diện tích tự nhiên của vùng và 1/3 đất nông nghiệp vùng được phù sa bồi đấp, nên đất đai màu mỡ, nhất là dãi đất phù sa ngọt màu

mỡ, nhất là dãi phù sa ngọt có diện tích 1.2 triệu ha dọc sông Tiền và sông Hậu, có điều kiện tự nhiên thiên nhiên ưu đãi, thích hợp cho việc nuôi trồng và phát triển nông nghiệp, đời sống người dân trong vùng chủ yếu dựa vào ngành sản xuất nông nghiệp là chính Vùng khu vực đồng bằng sông Cửu Long với hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt đặc biệt có, huyện Tháp Mười nằm ở vùng thấp, tương đối bằng phẳng, kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo và dự trên nền nông nghiệp mua ban lúa diễn

ra rất phổ biến Nông dân là người trực tiếp sản xuất ra lúa mà cũng là chủ thể đứng ra giao kết hợp đồng mua bán lúa Để tìm hiểu sâu hơn những qui định pháp luật cũng như thực tiễn về hợp đồng mua bán lúa Hiện nay hệ thống giao thông thuận lợi phương tiện kỹ thuật phát triển thì các hình thức thâm canh năng xuất thì người nông dân Thời gian qua, các địa phương tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo từng mùa vụ giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác mang lại hiệu quả cao Nông dân trồng lúa bước đầu xác định việc phải liên kết lại giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp thì sản

xuất mới bền vững, không sợ tình trạng bị thương lái ép giá Tuy nhiên, qua từng mùa

vụ, liên kết sản xuất đã bộc lộ một số bất cập như: hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ giữa doanh nghiệp và nông dân chưa cụ thể, chặt chẽ, chưa có những điều khoản ràng buộc mang tính pháp lý

Nguyên nhân khách quan do thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì nguyên nhân chủ quan do hợp đồng liên kết giữa doanh nghiệp và hợp tác xã đa số còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, các nội dung cơ bản của hợp đồng chưa cụ thể, nhất là các tiêu chí về chất lượng lúa, thời gian thu hoạch, khảo sát và thỏa thuận giá thị trường, phương pháp

Trang 5

kiểm định chất lượng lúa, dụng cụ cân đo nên khi xảy ra tranh chấp khó xử lý Về chủ quan, giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân và ngược lại chưa có sự thông cảm, chia sẻ khó khăn; tính pháp lý của hợp đồng chưa cao; biện pháp chế tài trong hợp đồng chưa đủ mạnh; các ngành, các cấp chưa có giải pháp hợp lý để quản lý và sử dụng lực lượng thương lái Ngoài ra, cũng còn một số khó khăn khác trong liên kết sản xuất như: giá vật tư của công ty đầu tư còn cao hơn so với thị trường, chưa thống nhất

về giá thu mua khi đến thời điểm thu hoạch, giá lúa sụt giảm, việc đầu tư của doanh nghiệp chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất của nông dân

Chính vì vậy giao kết hợp đồng dân sự có ý nghĩa thực tiễn trong đời sống kinh tế

- xã hội Ngoài ra, người viết nhận thấy rằng: giao kết hợp đồng dân sự là quan hệ dân

sự phổ biến đang diễn ra hàng ngày; xuất phát từ “ tự do ý chí”, việc xác lập quan hệ dân sự trong hợp đồng mua bán lúa – Thực tiễn về giao kết hợp đồng mua bán lúa tại huyện Tháp Mười, Tỉnh Đồng Tháp làm đề tài nghiên cứu của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài

Hiện nay đời sống người dân ngày càng phát triển do nhu cầu vật chất của con người ngày càng cao Do đó, hợp đồng mua bán lúa cũng thay đổi cùng với sự phát triển của thời đại nên nhầm tìm hiểu sâu về hoạt động mua bán lúa cũng như những qui định pháp luật điều chỉnh trong hoạt động mua bán lúa để có thể hiểu rõ và áp dụng những qui định đó vào thực tiễn hằng ngày cũng từ đó tìm ra điểm hạn chế chưa thật sự phù hợp với thực tiễn của luật để từ đó có thể tìm ra những điểm hạn chế chưa thật sự phù hợp với thực tiễn của luật để từ đó đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện hơn

pháp luật trong hoạt động mua bán

3 Phạm vi nghiên cứu đề tài

Hợp đồng dân sự là một đề tài phạm vi nghiên cứu khá rộng tuy nhiện trong thời gian cho phép cũng như khả năng kiến thức bản thân có giới hạn nên tác giả chỉ tập trung nghiện cứu về hợp đồng mua bán lúa, thực tiễn tại huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp

5 Bố cục của đề tài

Đề tài bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận, phần nội dung của

đề tài được chia thành ba chương như sau

Chương 1: Lý luận chung về hợp đồng mua bán lúa

Chương 2: Những qui định pháp luật về hợp đồng mua bán lúa

Chương 3: Thực tiễn giao kết hợp đồng tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hiện nay – Một số vướn mắc và hướng hoàn thiện

Trang 6

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA

1.1 Lược sử hình thành và phát triển về hợp đồng mua bán lúa

1.1.1 Giai đoạn trước khi có Bộ luật dân sự năm 2005

Giao dịch mua bán lúa là một hoạt động trao đổi hàng hóa rất quan trọng trong đời sống nói riêng và giao dịch dân sự nói chung, và mua bán hàng hóa thông thương trao đổi giữ thương lái với nông dân là một hoạt động trao đổi hàng hóa rất quan trọng trong đời sống người nông dân ở tất cả các vùng miền và nó hình thành và phát triển rất lâu đời Đặc biệt ở miền Nam hoạt động mua bán lúa và các sản phẩm có nguồn góc từ nông nghiệp diễn ra phổ biến

Trong thời kì phong kiến tất cả đất nông nghiệp tập trung vào tay địa chủ người nông dân chiếm số lượng phần đông nhưng chỉ là giai cấp tá điền không có đất sản xuất nên phải mướn đất của địa chủ canh tác, nông sản làm ra chủ yếu là đóng thuế và giao cho chủ, nên người nông dân ít có nông sản dư để bán cho thương lái

Thời kỳ pháp thuộc vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân pháp tiến hành xâm lược nước ta với danh nghĩa bảo hộ nhưng thực chất tiến hành khai thác thuộc địa Thực dân pháp đã biến đổi và ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của xã hội Việt Nam, nhưng cũng có một số ảnh hưởng tích cực Cuộc sống người dân hết sức khó khăn do vừa phải sản xuất, lại vừa phải tham gia công cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, đất đai tâp trung chủ yếu và tay địa chủ, nông dân sản xuất ra lúa nhưng lại không có quyền mua bán mà khi đến vụ thu họach địa chủ đến thu lấy vì các khoản thuế tô hay trừ vào khoản nợ mà mình vay mượn hay tiền thuê đât của địa chủ, nông dân không có đất sản xuất nên phải thuê đất của địa chủ, còn thừa lại bao nhiêu thì đễ ăn nên không có để bán Họ còn tích lũy một phần lương thực để tiếp tế cung cấp cho bộ đội giải phóng đất nước Nên hoạt động mua bán nông sản diễn ra rất nhộn nhịp lúa được các chủ nhà mày xuống tận thôn xóm thu mua

Giai đọan 1945-1975

Năm 1945 sau khi lập nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi mọi người bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, đẩy mạnh tăng gia sản xuất với tất cả các lĩnh vực nông nghiệp nhằm mục tiêu trước mắt giải quyết vấn

đề nạn đói trước năm 1945 còn ảnh hưởng nặng nề, củng cố lực lượng đấu tranh chống quân Tưởng Giới Thạch, nền nông nghiệp nước ta lúc đó khó khăn do sau chiến tranh đất đai cằn cõi một phần diện tích đất phèn nên sản xuất trồng rau màu không cho năng xuất cao trình độ thâm canh trồng trọt thì chưa tiến bộ chủ yếu là thâm canh theo truyền thống ông cha, chỉ gieo sạ một vụ trên năm và năng xuất lại thấp nên trong giai

Trang 7

đoạn này chủ yếu để giải quyết nạn đói năm 1945 Mặt khác, Miền nam là khu vực sản xuất lương thực chủ yếu thì lại đang bị đế quốc Mỹ xâm chiếm, do chiến tranh nên hoạt động mua bán nói chung hoạt động mua bán lúa nói riêng cũng ảnh hưởng phần nào Chịu sự quản lí của nhà nước, nông dân không có quyền mua bán lúa mà sau khi

thu hoạch sẽ chia cho nhân dân

Giai đoạn 1975 – 1986

Thời kỳ đất nước ta hoàn toàn giải phóng, độc lập thống nhất đất nước, kinh tế dần dần phát triển, và cũng là thời kỳ đầu bao cấp do đất nước mới vừa được giải phóng miền nam thống nhất đất nước đời sống người dân ngày một được cải thiện đất ruộng còn hoang hóa do chiến tranh để lại một phần đất còn phèn mặn, diện tích đất còn nhiều vùng chưa được đầu tư, họat động mua bán nông sản thời kỳ này diễn ra trong tập đoàn nhà nước là chủ yếu, người nông dân khi họ sản xuất ra nhiều lúa nhưng không có quyền tự do mua bán, mua bán thì phải còn lệ thuộc vào chính sách của nhà nước lúc bấy giờ Do nguồn lương thực còn ít, đề đảm bảo chiến lược an ninh lương thực quốc gia nên họat động mua bán lúa chỉ do nhà nước chi phối và điều tiết

là chính

Giai đoạn 1986 đến nay, thời kỳ đổi mới xóa bỏ cơ chế quan liêu tập trung bao cấp, dần chuyển sang nền kinh tế thị trường sản xuất lúa nước ta chủ yếu là tăng năng xuất tăng vụ chính sách đổi mới đã tạo động lực mạnh mẽ cho nông dân đầu tư công sức, chăm bón Trao đổi mua bán hàng hóa hai chiều giữa nhà nước và người nông dân sản xuất ra được nhiều lúa họ bán đi cho thương lái vận chuyển đi nhiều vùng miền trên cả nước Nhiều tác động đổi mới cơ chế, thúc đẩy sự tự chủ trong nông dân, thành tựu xuất khẩu nông sản trong những năm gần đây có được là nhờ chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước Một đất nước với mức dân số tăng gấp 1,5 triệu người/năm và từng phải nhập khẩu lương thực đến một triệu tấn năm, trong thời kỳ đổi mới vượt lên thành một nước xuất khẩu gạo và xuất khẩu lương thực Đất nước ta ảnh hưởng nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc, là một nước có nền nông nghiệp lâu đời, xuất phát từ nghề trồng lúa nước Nông nghiệp có vai trò quan trọng là nguồn cung cấp lương thực trong nước, mà cụ thể là tự cung tự cấp mà dần dần lượng nông sản làm ra không chỉ để tự cung tự cấp mà còn dư thừa, vì vậy đã xuất hiện mua bán trao đổi mua bán hàng hóa lẫn nhau trong xã hội Xã hội càng phát triển thì nhu cầu mua bán hàng hóa ngày càng phát triển nhu cầu trao đổi trong dân ngày càng cao Cùng với sự phát triển của xã hội thì hoạt động mua bán cũng phát triển khá phồn thịnh, với truyền thống cần cù siêng năng người nông dân đã vượt qua tất cả khó khăn

để hoạt động mua bán trao đổi hàng hóa theo kịp sự phát triển và tiến bộ xã hội trong giai đoạn hình thành và phát triển người nông dân thường sử dụng lúa đổi những nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình và phục vụ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp

Trang 8

Từ khi pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991

Pháp lệnh hợp đồng dân sự quy định hình thức hợp đồng có thể giao kết bằng miệng bằng văn bản Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định phải lập thành văn bản, đăng ký, hoặc chứng thực cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì các bên phải tuân theo quy định đó Tuy nhiên hình thức hợp đồng không là điều kiện để hợp đồng có hiệu lực và chưa được coi trọng, để các chủ thể tự do giao kết dưới hình thức các bên lựa chọn bên cạnh đó, pháp lệnh còn quy định hình thức một số hợp đồng trong giao dịch đảm bảo như hình thức hợp đồng thế chấp, hợp đồng cầm cố tài sản, hợp đồng bảo lãnh phải lập thành văn bản phải được nhà nước công chứng và chứng thực Pháp lệnh hợp đồng dân sự 1991 chưa cụ thể hóa một số hợp đồng thông dụng trong giao lưu mua bán trao đổi hàng hóa chỉ qui định đối với những hợp đồng cần thiết đối với pháp luật hình thức hợp đồng dân sự Trong bói cảnh nước ta mới dành được độc lập, cùng với đang xây dựng nền kinh tế, chính trị… thì pháp luật trong pháp lệnh hợp đồng dân

sự năm 1991 quy định hợp đồng dân sự nói chung và hợp đồng dân sự nói riêng phần nào đáp ứng mong mỏi của chủ thể giao lưu dân sự lúc bấy giờ và công cuộc xây dựng

và quản lí đất nước của nhà nước ta

Bộ luật dân sự năm 1995 để đảm bảo pháp lý cho các quan hệ hợp đồng dân sự trong điều kiện phát triển kinh tế đất nước không ngừng thay đổi, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa đã cho ra đời của bộ luật dân sự năm 1995

Bộ luật được thông qua ngày 28/10/1995 quốc hội khóa IX, kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/06/1996 Hình thức hợp đồng được quy định hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng một hành vi cụ thể khi pháp luật không qui định hợp đồng đó phải được giao kết dưới một hình thức nhất định, khi các bên đã thỏa thuận giao kết bằng một hình thức nhất định, khi các bên thỏa thuận giao kết hợp đồng bằng hình thức nhất định, thì hợp đồng có thể được giao kết theo hình thức hợp đồng đó, phải được lập thành văn bản có công chứng và chứng thực, có đăng

ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó Quy định hình thức hợp đồng trong luật dân sự 1995, trường hợp pháp luật quy định cụ thể hợp đồng đó phải tuân theo một cách tuyệt đối Ngoài ra, hình thứ hợp đồng la một trong bốn điều kiện tạo nên tính hợp pháp của hợp đồng, nếu hợp đồng không thỏa mãn qui định về hình thức, hợp đồng đương nhiên vô hiệu, các bệnh có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố vô hiệu bất cứ lúc nào Bộ luật dân sự 1995 coi sự vi phạm điều kiện về hình thức nghiêm trọng, bộ luật dân sự 1995 qui định đối với giao dịch dân sự được qui định tại điều 137, 138, 139 của bộ luật này thì hợp đồng này thì thời gian tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu không

Trang 9

hạn chế 1qui định phần nào thể hiện tiến bộ trong luật dân sự 1995, mong muốn của nhà làm luật minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện cho cơ quan tô tụng trong xét xử tranh chấp dân sự Tuy nhiên, ở giai đoạn này một số pháp luật có liên quan hỗ trợ cho hình thức áp dụng hình thức hợp đồngdân sự chưa có hiệu quả và khó khăn khi áp dụng qui

định trên như khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng

1.1.2 Giai đoa ̣n sau khi có Bộ luật dân sự năm 2005 cho đến nay

Pháp luật hình thức hợp đồng dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều qui định phù hợp với xu hướng phát triển và tình hình kinh tế mới của đất nước, ví dụ trong luật dân sự 1995 hợp đồng giao kết bằng văn bản chủ yếu trong giấy các nên trực tiếp ký kết với nhau Theo xu hướng phát triển của dất nước Bộ luật dân sự 2005 đã ghi nhận thêm hình thức giao dịch bằng điện tử cũng xem là giao dịch bằng văn bản

trong ký kết hợp đồng

Bộ luật dân sự năm 2005 có nhiều điểm kế thừa và có tiến bộ hơn Bộ luật dân sự năm 1995 Cụ thể Bộ luật dân sự 2005 qui định hình thức hợp đồng2

: “trong trường hợp pháp luật qui định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng và chứng thực, đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo quy định đó” Ngoài ra hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp không vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có qui định, quy định Bộ luật dân sự năm 2005 chú trọng yếu tố tự do lựa chọn hình thức hợp đồng trong khi giao kết chính vì vậy cũng đã quy định hợp đồng không

bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm hình thức của hợp đồng

Theo qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp không vi phạm về hình thức trừ trường hợp pháp luật không qui định khác Theo qui định này thì hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng khi pháp luật có qui định Giao dịch dân sự vi phạm hình thức của hợp đồng mà các bên không khởi kiện hay yêu cầu giao dịch dân sự vô hiệu về hình thức hợp đồng thì tòa án không xem xét, nếu trường hợp đương sự yêu cầu tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu do vi phạm hình thức quy định tại điều 136 Bộ luật dân sự 2005, thời gian tuyên bố vô hiệu

là 2 năm kể từ ngày giao dịch dân sự được xác lập, quá thời hạn này đương sự mới yêu cầu thì không được chấp nhận Sau đó tòa án buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của của giao dịch trong thời hạn: quá thời hạn đó mà không thực hiện thì hợp đồng vô hiệu

Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể Dù được hình thành trong lĩnh vực quan hệ xã hội nào thì hợp đồng luôn có những điểm chung sau đây:

1 Khoản 2 điều 145 Bộ luật dân sự 1995

2 Khoản 1 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005

Trang 10

- Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có

sự ưng thuận giữa các bên với nhau Người ta thường gọi nguyên tắc này là nguyên tắc hiệp ý Nguyên tắc hiệp ý là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng: khi giao kết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối Nhà nước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức, trật tự xã hội, trật tự công cộng Trong những trường hợp thật cần thiết, nhân danh tổ chức quyền lực công, nhà nước có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng Tuy nhiên sự can thiệp này phải là sự can thiệp hợp lý và được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợp đồng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố thỏa thuận trong giao kết hợp đồng được đề cao Tất cả các hợp đồng đều là sự thỏa thuận Tuy nhiên không thể suy luận ngược lại mọi sự thỏa thuận của các bên đều là hợp đồng Chỉ được coi là hợp đồng những thỏa thuận thực sự phù hợp với ý chí của các bên, tức là có sự ưng thuận đích thực giữa các bên Hợp đồng phải là giao dịch hợp pháp do vậy sự ưng thuận ở đây phải là sự ưng thuận hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức Các hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc là không có sự ưng thuận đích thực Những trường hợp có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng bức thì dù có sự ưng thuận cũng không được coi là hợp đồng, tức là có sự vô hiệu của hợp đồng Như vậy, một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên

- Ý chí chỉ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi người giao kết có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập hợp đồng

- Yếu tố thứ ba không thể thiếu của hợp đồng chính là đối tượng Sự thống nhất ý chí của các bên phải nhằm vào một đối tượng cụ thể Mọi hợp đồng phải có đối tượng xác định Đối tượng của hợp đồng phải được xác định rõ rệt và không bị cấm đưa vào các giao dịch dân sự – kinh tế Chẳng hạn, đối tượng của hợp đồng mua bán phải là những thứ không bị cấm Nếu đối tượng của hợp đồng là bất hợp pháp thì hợp đồng bị coi là vô hiệu

Một khi hợp đồng được hình thành một cách hợp pháp thì nó có hiệu lực như pháp luật đối với các bên giao kết Đây là nguyên tắc cơ bản của pháp luật hợp đồng Sau khi hợp đồng được xác lập với đầy đủ các yếu tố thì hợp đồng đó có hiệu lực ràng buộc như pháp luật, các bên buộc phải thực hiện cam kết trong hợp đồng, mọi sự vi phạm sẽ dẫn đến trách nhiệm tài sản mà bên vi phạm sẽ phải gánh chịu Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, xử lý vi phạm hợp đồng, tòa án hoặc trọng tài phải căn cứ vào các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng để ra bản án hoặc quyết định công bằng, đúng đắn

Trang 11

Khi các mối quan hệ về tài sản, các mối quan hệ về nhân thân càng ngày càng phát triển trong xã hội dân sự, một sự nhu cầu về trao đổi tài sản, hàng hóa cũng như vấn đề thuê nhân lực để phục vụ cho việc phát triển tài sản của mình cũng ngày càng phát triển theo Khi ý chí của các bên trong việc trao đổi đó gặp nhau ở một số điểm nhất định, họ muốn tiến tới thực hiện ý chí của nhau ở những điểm trùng lặp đó Nhưng việc đơn thuần để tiến hành những điểm chung đó là chưa đủ, cần có một cơ chế để giúp việc đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ với nhau khi họ thực hiện ý chí của mình, và từ đó hợp đồng ra đời

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính của thế giới, lúa do nông dân gieo trồng canh tác sau nhiều tháng trên đồng, sau khi thu hoach lúa là một dạng gọi là dạng thô sau khi qua khâu xay xát lúa được thành phẩm là gạo tấm cám và trấu từ đó các sản phẩm từ lúa là gạo và các sản phẩm sau đó được đem đi tiêu thụ khắp nơi

1.2 Khái niệm chung về hợp đồng mua bán lúa

1.2.1 Khái niệm về hợp đồng mua bán dân sự

Hợp đồng được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa các chủ thể nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong những quan hệ xã hội cụ thể Dù được hình thành trong lĩnh vực quan hệ xã hội nào thì hợp đồng luôn có những điểm chung sau đây 3:

Trong các hợp đồng yếu tố cơ bản nhất là sự thỏa hiệp giữa các ý chí, tức là có sự ưng thuận giữa các bên với nhau Người ta thường gọi nguyên tắc này là nguyên tắc hiệp ý Nguyên tắc hiệp ý là kết quả tất yếu của tự do hợp đồng: khi giao kết hợp đồng các bên được tự do quy định nội dung hợp đồng, tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của các bên Đương nhiên tự do hợp đồng không phải là tự do tuyệt đối Nhà nước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tôn trọng đạo đức, trật tự xã hội, trật tự công cộng Trong những trường hợp thật cần thiết, nhân danh tổ chức quyền lực công, nhà nước có thể can thiệp vào việc ký kết hợp đồng và do đó giới hạn quyền tự do giao kết hợp đồng Tuy nhiên sự can thiệp này phải là sự can thiệp hợp lý và được pháp luật quy định chặt chẽ để tránh sự lạm dụng, vi phạm quyền tự do hợp đồng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay yếu tố thỏa thuận trong giao kết hợp đồng được đề cao Tất cả các hợp đồng đều là sự thỏa thuận Tuy nhiên không thể suy luận ngược lại mọi sự thỏa thuận của các bên đều là hợp đồng Chỉ được coi là hợp đồng những thỏa thuận thực sự phù hợp với ý chí của các bên, tức là có sự ưng thuận đích thực giữa các bên Hợp đồng phải là giao dịch hợp pháp do vậy sự ưng thuận ở đây phải là sự ưng thuận hợp lẽ công bằng, hợp pháp luật, hợp đạo đức Các hợp đồng được giao kết dưới tác động của sự lừa dối, cưỡng bức hoặc mua chuộc là không có sự

chí Nhà nước và Pháp luật Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Trang 12

ưng thuận đích thực Những trường hợp có sự lừa dối, đe dọa, cưỡng bức thì dù có sự ưng thuận cũng không được coi là hợp đồng, tức là có sự vô hiệu của hợp đồng Như vậy, một sự thỏa thuận không thể hiện ý chí thực của các bên thì không phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên

Ý chí chỉ phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý khi người giao kết có đầy đủ năng lực hành vi để xác lập hợp đồng

1.2.2 Khái niệm về hợp đồng mua bán lúa

Phần này nên có sự lập luận thêm về hợp đồng mau bán tài sản ????

Mua bán lúa là loại hợp đồng có sự chuyển giao lúa cho thương lái với người nông dân Khi hai bên giao kết, hai bên dựa trên sự ưng thuận, Thuận mua vừa bán.khi hợp đồng được xác lập thông qua lời nói và thỏa thuận lời nói qui chuẩn mặt hàng và

đã được hoàn tất, nhưng cũng có một số hợp đồng các bên thỏa thuận là bên mua sẽ trả tiền trước và nhận lại hàng hóa sau sau khoản thời gian cụ thể mà các bên đã thỏa

thuận từ lúc trước

Hợp đồng mua bán Lúa cũng giống như hợp đồng khác điều được giao kết dựa trên cơ sở là sự thỏa thuận giữa bên mua lả thương lái và bên bán là người nông dân sau khi xem nông sản hai bên sẽ thỏa thuận về qui cách chất lượng, thời gian thu

hoạch và địa điểm giao nhận lúa

Hợp đồng mua bán lúa là phương tiện pháp lý tạo điều kiện cho nông dân thương lái trao đổi hàng hóa hoạt động mua bán giúp hàng hóa thông thương, giao lưu giữa các vùng, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân Mua bán lúa giúp góp phần giải quyết và cung cấp thực phẩm, nông sản cho các vùng, mà còn xuất

khẩu ra thị trường nước ngoài

1.3 Đặc điểm và phân loại hợp đồng mua bán lúa

1.3.1 Đặc điểm hợp đồng mua bán lúa

Hợp đồng mua bán lúa có hai nét cơ bản đó là sự thỏa thận giữa các bên và làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý Hợp đồng mua bán lúa trước hết phải là sự thỏa thuận có nghĩa là hợp đồng phải chứa đựng yếu tố tự nguyện khi gaio kết giao kết nó

sự trùng hợp ý chí của các bên Việc giao kết hợp đồng phải tuân theo nguyên tắc tự

Trang 13

nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng, tự do giao kết hợp đồng, nhưng không được trái với đạo đức xã hội

Chủ thể hợp đồng mua bán lúa phải có ích nhật từ hai bên, vì giao dich dân sự phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng mua bán lúa là giao dich pháp lý đơn phương song phương hay đa phương cácchủ thể hiện hợp đồng khi giao kết, thực hiện hợp đồng phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân sự mục đích hướng tới của các bên khi tham gia hợp đồng là để xác lập thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Hợp đồng mua bán lúa có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định đối với hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định

Trong trường hợp pháp luật qui định hợp đồng phải được thê hiện công chứng chứng thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì phải theo các qui định đó

1.3.2 Phân loại hợp đồng mua bán lúa

Là hợp đồng song vụ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia giao kết hợp đồng Quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại vì bên mua nhận lúa còn bên bán nhận tiền, bên bán có quyền và nghĩa vụ bảo vệ tài sản cho bên mua đến khi thanh toán hợp đồng hai bên không còn quyền và nghĩa vụ gì Vì mang tính chất song vụ nên hai bên có quyền và nghĩa vụ ngang nhau không thể chuyển đổi quyền và nghĩa vụ cho nhau mà đòi hỏi họ phải chấp hành một cách nghiêm chỉnh và đúng pháp luật, các bên trong hợp đồng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ cùng lúc với nhau khi hợp đồng mua bán lúa được giao kết thì người bán có quyền yêu cầu thương lái thanh toán đủ tiền đồng thời có nghĩa vụ chuyển giao mặt hàng cho bên mua đúng

mẫu mã chất lượng, thời gian địa điềm giao nhận theo như thỏa thuận

Là hợp đồng mang tính chất ưng thuận nghĩa là hợp đồng được giao kết dựa trên

sự thỏa thuận của các bên về nội dung mà họ muốn hướng tới, là sự gặp gở ý chí của hai bên, sự tự nguyện là yếu tố không thể thiếu trong giao dịch dân sự, nó phản ánh khách quan, trung thực mong muốn hướng tới bên trong của các bên khi tham gia giao kết khi các bên tham gia giao dịch hợp đồng thì có quyền tự do bài tỏ ý chí nguyện vọng của mình về nội dung giao kết Khi các bên tham gia giao dịch hợp đồng thì có quyền tự do bài tỏ ý chí, nguyện vọng của mình về nội dung giao kết mà hoàn toàn không nhầm lẫn, lừa dối đe dọa hay cưỡng ép từ bên kia hoặc của người thứ ba tham gia Khi hai bên giao kết thì mùa vụ tiếp theo nông dân tiếp tục bán nông sản giao cho thương lái sau khi thu hoạch tuy chỉ là hợp đồng miệng nhưng họ tôn trọng chữ tín của

mình để đảm bảo là hợp đồng mua bán sẽ được thực hiện như thỏa thuận

Trang 14

Ví dụ: anh A sau khi mua lúa của ông B bài tỏ ý chí muốn tiếp tục giao kết hợp đồng với ông B mua lúa mùa sau với giống và chất lượng như mùa này Nên hai bên

đã thỏa thuận chấp nhận mua bán với nhau bằng hợp đồng miệng

Là hợp đồng có tính chất chuyển giao tài sản: hợp đồng đã giao kết khi các bên thực hiện hợp đồng thì có sự chuyển giao giữa bên bán và bên mua sau khi bên mua đã thực hiện xong nghĩa vụ tài chính cho bên bán Trong trường hợp hợp đồng thanh toán nhiều lần thì bên bán sẽ chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua sau khi nhận được một khoản tiền hai bên đồng ý hoặc tùy vào sự thỏa thuận của cac bên Thông thường mua bán lúa giữa thương lái với nông dân hai bên thỏa thuận việc mua bán thì thương lái sẽ thanh toán đủ tiền cho bên bán sau khi nhận lúa đầy đủ và đúng chất lượng, việc chuyển giao từ thương lái và người nông dân là đã chuyển giao quyền sở hữu, lúa là loại tài sản mà không đăng kí quyền sở hữu nên người nông dân giao quyền sở hữu cùng với nông sản mà mình sở hữu cho thương lái

1.4 So sánh hợp đồng mua bán lúa với hợp đồng mua bán tài sản khác

Hợp đồng dân sự trong bộ luật dân sự 2005 và sự đa dạng của các hợp đồng dân

sự mà pháp luật thừa nhận hợp đồng dân sự có thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy theo tính chất và đối tượng hợp đồng và nhu cầu của con người mà hợp đồng

có sự khác nhau

So sánh hợp đồng mua bán lúa với hợp đồng mua bán nông sản khác

Hợp đồng mua bán lúa với hợp đồng mua bán nông sản có cùng điểm chung là hợp đồng mua bán tài sản, từ nông nghiệp, có cùng chung là hợp đồng song vụ khi hai bên giao kết hợp đồng mang tinh chất ưng thuận, “ thuận mua vừa bán”

Nội dung của hợp đồng điều do hai bên giao kết, do sự thoả thuận của hai bên về cách thức thanh toán do hai bên chọn,

Quyền và nghĩa vụ của hai bên điều bằng nhau sau khi giao kết xong không bên nào bị thiệt hại so với bên nào

Phần so sánh này viết sơ sài quá, chưa thấy được gì

So sánh hợp đồng mua bán lúa với hợp đồng mua bán nhà

+ Điểm giống nhau của hợp đồng mua bán lúa và một số hợp đồng mua bán tài sản Hợp đồng mua bán lúa và hợp đồng mua bán nông sản và tài sản khác có cùng điểm chung là hợp đồng mua bán, có sự thỏa thuận của bên mua và bên bán theo đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua

có nghĩa vụ nhận hàng, quyền sở hữu và thanh toán cho bên bán, bên cạnh đó hai loại hợp đồng này điều còn có các hình.thức xác lập như lời nói, văn bảnh hành vi cụ thể hình thức hợp đồng quyền của bên mua và quyền của bên bán

+ Điểm khác nhau của hợp đồng mua bán lúa và một số hợp đồng mua bán tài sản khác

Trang 15

Ngoài sự khác nhau về định nghĩa về hai loại hợp đồng, hợp đồng mua bán lúa và hợp đồng mua bán tài sản thì hợp đồng mua bán lúa là tài sản mà người nông dân sản xuất ra hình thành trong tương lai

Còn hợp đồng mua bán nhà thì tải sản gắn liền với đất quyền và nghĩa vụ bên bán được chuyển giao cho bên mua kể từ khi hợp đồng công chứng và chứng thực hình thức mua bán nhà được Bộ luật dân sự qui định thành một chế định riêng vì nhà có vai trò quan trong trong đời sống con người khi các bên thực hiện hợp đồng mua bán nhà thì có quyền và nghĩa vụ của các bên thỏa thuận với nhau những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, bên bán thông báo cho bên mua về hạn chế quyền sở hữu nhà mua bán nếu có4, bên bán thực hiện giao kết mua bán nhà giao nhà đúng thời hạn, bên mua chậm nhận nhà thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua thanh toán chi phí hợp lí đó5, bên mua nhà trả đủ tiền và nhận nhà các giấy tờ liên quan đến nhà và đất các giấy tờ liên quan tới nhà đúng theo hiện trạng của nhà ở quy định trong hợp đồng, nếu không giao đúng thời hạn có quyền yêu cầu bên bán bồi thường hợp đồng6 thời hạn của hợp đồng mua bán nhà chấm dứt hợp đồng khi hai bên giao cho nhau tài sản giá trị của mình, bên mua phải được đứng tên chủ sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất không bị bất kỳ ai tranh chấp về tài sản đó.Còn hợp đồng mua bán lúa thì bên bán bên mua cũng nhận

1.5 Sự cần thiết điều chỉnh pháp lý về hợp đồng mua bán lúa

Lúa là loại lương thực rất quan trọng trong đời sống người dân không chỉ trong nước nói riêng mà còn là nguồn lương thực cho toàn thế giới nói chung Việc sản xuất cũng như hoạt động mua bán lúa cũng hình thành từ lâu đời, ban đầu là hay việc hay bên giaom dich mà bên thương lái dùng miện để cắn thử hạt lúa để xem độ khô, độ chăt của hạt lúa hình thức dùng lúa để đổi những vật dụng nhu yếu phẩm thiết yếu, hay việc mua bán hai bên sau khi thỏa thuận hai bên tiến hành giao kết hợp đồng bằng cach tính như đong lúa bằng thùng bằng táo như mua bán chia lúa hay mua bán qui ra lúa, hình thức giao dịch đáng nói ở đây là mua bán lúa non khi lúa còn trên ruộng nhưng do vì cần tiền nên thương lái đến để bán lúa non, và theo thỏa thuận hai bên thì nông dân có quyền bảo quản lúa cho tới khi thu hoạch xong và giao lúa cho thương lái như thỏa thuận theo tập quán mua bán lúa thì giao kết mua bán giữa người nông dân với thương lái khi hai bên thương thảo với nhau xong về giá cả mặt hàng thì bên mua

và thương lái trả tiền nó đã trở thành thói quen của người nông dân khi tiến hành mua bán lúa với thương lái, chủ thể của hoạt động mua bán lúa chủ yếu là nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa với thương lái Theo tập quán thì bên bán và bên mua sẽ giao kết với nhau, dựa trên lòng tin là chủ yếu, nói cách khác thì khi xác lập quan hệ mua bán

4

Điều 451 Bộ luật dân sự 2005

5 Điều 452 Bộ luật dân sự 2005

6 Điều 454 Bộ luật dân sự 2005

Trang 16

thông thường dựa trên sự ưng thuận của các chủ thể khi giao dịch các nội dung của hợp đồng, Hình thức thường được hai bên sử dụng là hợp đồng bằng lời nói khi giao kết, tuy nhiên trong một số trường hợp thì hợp đồng mua bán lúa sẽ được lập thành văn bản để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người nông dân khi tham gia giao kết Được sự hỗ trợ của các cấp có chính quyền việc mua bán lúa non và các cach tính mua bán truyền thống được điều chỉnh dân mất đi vì khi sử dụng cách tính đong thùng táo để tính lúa theo đơn vị giạ thì người một trong hay bên có thể chịu thiệt về mình khi xác định đơn vị tính bằng thùng vì có một số người đại diện đứng ra đong lúa đôi khi không có tính công bằng ở đây vì khi tính ra bằng ki lô gam đôi khi vơi ra hay mất

đi một ít, còn khi mua bán cần phải có qui định chính xác về độ khô chất lượng hạt gạo cho đung theo một tiêu chuẩn nhất định cho từng loại giống

Trang 17

CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN LÚA

2.1 Giao kết hợp đồng mua bán lúa

Giao kết hợp đồng mua bán lúa là sự ưng thuận trong giao kết hợp đồng mua bán, trong bất kỳ hợp đồng mua bán hàng nông sản nào thì sự ưng thuận là yếu tố quan trọng, nó thể hiện ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán Nó thể hiện

ý chí của bên tham gia giao kết hợp đồng mua bán Lúa là loại hàng hóa có thể bán trước khi thu hoạch người ta có thể xác định được chất lượng của sản phẩm nông sản, khi các bên tham gia giao dịch mua bán tài sản khi đại diện bên bán và bên mua bán sản phẩm của mình, sự ưng thuận trong mua bán hàng hóa nộng sản thể hiện việc mua bán thể hiện bên làm ra nông sản và người tiếp nhận việc phân phối nộng sản ra thị trường tiêu thụ đã thỏa thuận với nhau bằng giá cả và chất lượng và phương thức thanh toán thời gian địa điềm giao nhận sản phẩm

2.1.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán lúa

Nguyên tắc giao kết hợp đồng dân sự, theo quy định tại điều 389 BLDS, khi giao kết hợp đồng dân sự, các bên phải tuân theo nguyên tắc sau:

Thứ nhất, tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái với pháp luật, đạo đức

xã hội

Các bên Giao kết phải tuân thủ qui định của pháp luật trong hợp đồng dân sự, như: được phép cầm đoán, hoặc buộc phải giao kết hợp đồng hoặc trong trường hợp cụ thể phải làm như thế nào Điều 11 BLDS quy định khi xác lập nghĩa vụ dân sự các bên phải tuân thủ quy định của bộ luật này và quy định khác của pháp luật, Tóm lại, các bên khi tham gia giao kết phải biết rỏ quy định của luật cho phù hợp nhất với quy định của pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự, trong giao kết hợp đồng các bên tự do bài

tỏ ý chí nhà nước

Ví dụ: Điều 11 Bộ luật dân sư 2005 quy định việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân

sự phải tuân theo quy định của bộ luật này và quy định khác của pháp luật hoặc như các Điều 21 và 22 Bộ luật dân sự 2005 quy định: người có đủ năng lực hành vi dân sự việc giao kết hợp đồng dân sự phải có người đại diện

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng Chuẩn mực ứng xử chung được hiểu là những quan niệm, quan điểm của con người (cộng đồng, một giai cấp) về cái thiện và cái ác cộng bằng và danh dự, nghĩa vụ… Mặt khác, trong xã hội loài người trải qua nhiều hình thái xã hội khác nhau, ở một hình thái xã hội khác nhau Ví dụ: pháp luật xã hội chủ nghĩa thể hiện ý chí chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, phản ánh lợi ích lâu dài và cơ bản của họ nhầm xây dựng một xã hội mới

Trang 18

trong đó mọi người điều phát huy vai trò khả năng của mình, chính vì vậy phạm trù đạo đức luôn gắng với một xã hội cụ thể “tự do … nhưng không trái” nhằm tạo điều kiện về đời sông vật chất cũng như tin thần bộ luật dân sự cho phép mọi chủ thể có quyển tự do giao kết theo nguyên tắt này, mọi cá nhân tổ chức này, mọi cá nhân, tổ chức, có đủ chủ thể có quyền tham gia bất kỳ hợp đồng dân sự nào, nếu họ muốn mà không ai có quyền ngăn cản bằng ý chí tự do của mình các chủ thể có quyền giao kết những hợp đồng dân sự khác dù rằng pháp luật chưa qui định Tuy nhiên, sự tự do ý chí đó phải trong “ tầm kiểm soát” của pháp luật bên cạnh đó chú ý đến quyền lợi của mình, các chủ thể phải hướng đến quyền lợi của những người khác cũng như lợi ích của toàn xã hội Vì vậy, tự do của mọi chủ thể phải không trái vời đạo đức xã hội nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, mỗi chủ thể chỉ có quyền “tự do giao kết hợp đồng” vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội Lợi ích của cộng đồng (được quy định bằng pháp luật) và đạo đức xã hội được coi là sự giới hạn ý chí tự do của mọi chủ thể trong việc giao kết hợp đồng dân sự nói riêng, cũng như đối với mọi hành vi nói chung của họ, luật không cho phép các chủ thể giao kết lợi dụng

sự tự do giao kết hợp đồng, tự do ý chí thành phương tiện kiếm lợi bất chính

Thứ hai, nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, thiện chí, hợp tác trung thực và ngay thẳng

Theo nguyên tắc này, các bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng phải bảo đảm nội dung của các quan hệ đó, thể hiện được sự tương xứng về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng, bảo đảm lợi ích cho các bên Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân, tổ chức dù thuộc thành phần kinh tế nào, do cấp nào quản lý khi ký kết hợp đồng đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ Khi hợp đồng đã được xác lập thì phải bảo đảm quyền và nghĩa vụ tương xứng giữa các chủ thể, có thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ thì mới được hưởng quyền, nếu vi phạm phải bị xử lý

Sự tự nguyện quyền tự do cam kết, tiệc xhỏa thuận trong việc xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự được pháp luật đảm bảo, nếu cam kết và thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội7.1c bên tham gia giao kết hoàn toàn tự nguyện được hiểu là các bên tham gia giao kết hoàn toàn tự do bày tỏ ý chí, nguyện vọng của mình, tự nguyện thỏa thuận với nhau về nội dung của giao kết mà không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép từ phía bên kia hoặc của người khác; các bên tự nguyện thỏa thuận các vấn đề nhằm làm phát sinh, thay đổi quyền và nghĩa vụ dân sự của mình Cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc đối với các bên và phải được cá nhân, chủ thể khác tôn trọng

Sự bình đẳng được đề cập ở đây là sự bình đẳng về mặt pháp lý, sự bình đẳng trước pháp luật chứ không phải là sự bình đẳng về mặt kinh tế giữa các chủ thể Dựa

7 Điều 4 Bộ uật dân sự 2005

Trang 19

trên cơ sở tự nguyện cùng nhau giao kết hợp đồng, nhưng nếu giữa các bên không có thiện chí, thiếu sự hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thì việc xác lập hợp đồng này cũng không mang lại lợi ích tối đa cho các bên trong quan hệ hợp đồng Thêm vào đó, trong giao kết hợp đồng các bên phải thể hiện sự trung thực, ngay thẳng thì mới có thể trở thành đối tác lâu dài của nhau trong các quan

2.1.2 Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán lúa

Chủ thể của hợp đồng mua bán Lúa bao gồm bên bán và bên mua, chủ thể của hợp đồng mua bán nông sản có thể là: cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác…và có đầy đủ năng lực chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng khi hợp đồng được giao kết xong thì quyền lợi nghĩa vụ của các bên sẽ bị ràng buộc Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sẽ

có tính đối lập nhau, quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại Ờ đây, chủ thể của hợp đồng mua bán lúa là nông dân người làm ra sản phẩm này

và thương lái là người tiêu thụ sản phẩm Quyền của nông dân đạt được khi thương lái, hoàn thành nghĩa vụ đã giao kết trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật Kể

từ khi hợp đồng được xác lập các bên tham gia trong hợp đồng thì có nghĩa vụ đối với nhau Nghĩa vụ có thể là hành vi cụ thể gồm các hành vi khác nhau và có thể tiến hành cùng lúc, và cùng một thời điểm, hoặc có thể tiến hành theo một quá trình trong một

thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận giữa các bên

Bên bán chủ tài sản đem bán, ở đây bên bán cụ thể là người nông dân sản xuất ra lúa, nhưng không phải bất kỳ hợp đồng mua bán nào được xác lập cũng có hiệu lực pháp luật mà chỉ có những hợp đồng mua bán lúa được giao kết giữa các chủ thể có thể có đầy đủ năng lực chủ thể theo quy địnhpháp luật về hợp đồng mua bán mới có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên tham gia giao dịch đó Năng lực chủ thể theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, thì bao gồm năng lực hành vi dân sự, năm lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, mỗi cá nhân điều có năng lực pháp luật như nhau

và có tư cách khi cá nhân được sinh ra và sẽ kết thúc khi người đó chết8, Năng lực hành vi dân sự cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện và nghĩa vụ dân sự người từ đủ mười lăm tuổi trở lên mà không bị mất hạn chế năng lực hành vi dân sự thì là người có đầy đủ năng lực hành vi dân sự năng lực hành

vi dân sự, có tài sản riêng thì có thể tự mình đứng ra xác lập hợp đồng mua bán lúa ruộng Khi đó, cá nhân bằng chính năng lực hành vi dân sự, sự hiểu biết của mình đứng ra xác lập hợp đồng mua bán tài sản của chính mình không bị ai ngăn cản, và khi cá nhân đó thừa kế từ cha mẹ mình 5000m đất sau khi tự sản xuất được 250 giạ lúa ( 5800/kg) lúc này, tự bản thân đứa trẻ tự đứng ra xác lập hợp đồng mua bán thương lái mà không cần phải thông qua vai trò của người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật dân sự 2005 thì trong trường hợp người đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18

8 Điều 14 Bộ luật dân sự 2005

Trang 20

tuổi có tải sản riêng đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật người dưới 15 tuổi thì hợp đồng mua bán thông qua người giám hộ, ví dụ: Người mười ba tuổi mồ côi cha mẹ, không anh chị em , sống cùng ông bà ngoại làm người giám hộ, có 5000m đất ruộng cha mẹ để lại sau khi sản xuất số lượng lúa muốn bán thương lái thì người đó không thể tự mình đứng ra xác lập như thực hiện các giao dịch dân sự, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày

Ngoài ra, chủ thể của hợp đồng mua bán lúa, là hộ gia đình thì thông thường chủ

hộ9, là cha mẹ hoặc thành viên khác đã thành niên sẽ đại diện gia đình đứng ra xác lập quan hệ mua bán với thương lái Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng có thể được một người khác là người thành viên của gia đình, nhưng thực tế việc giao kết hợp đồng do cha hoặc mẹ tiến hành vì họ là chủ sở hữu cũng chính là người chủ đứng ra sản xuất ra Theo Bộ luật dân sự 2005, giao dịch dân sự do người đại diện hợp tác xã xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt động của tổ hợp tác theo quyết định đa số tổ viên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác, khi thu hoạch lúa các tổ viên tổ hợp tác có nghĩa vụ giao lúa cho thương lái đúng thỏa thuận Người đại diện của tổ hợp tác là tổ trưởng hoặc người được tổ trưởng ủy quyền giao dịch với thương lái và đáp ứng các điều kiện về chủ thể khi tham gia xác lập hợp đồng mua bán lúa theo quy định pháp luật về hợp đồng mua bán Nghĩa là người đó phải đủ mười lăm tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

Bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền đúng theo thời hạn đã thõa thuận bên bán có nghĩa vụ giao lúa cho bên thương lái đúng chủng loại đúng số lượng đúng thời hạn, địa điểm chất lượng đã thỏa thuận, Đối với lúa người nông dân có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin về mặt hàng mà họ đem bán như: lúa gì, chất lượng thế nào giá cả thanh toán hình thức nào, thời gian và địa điểm giao nhận hàng hóa như thế nào… để bên mua biết vì lúa bán ra cùng một mặt hàng nhưng có nhiều loại nhiều giống kiểu dáng kích cở sản phẩm vì mỗi loại có giá khác nhau, nên nhầm tránh sự nhầm lẫn ngoài ra bên bán còn phải đảm bảo chất lượng cho bên mua, tuy nhiên do tài sản bán là lúa bên bán có nghĩa vụ đảm bảo chất lượng chủng loại sản phẩm cho bên mua, nhận đúng chủng loại nếu không đúng chất lượng tại thời điểm giao tài sản do bên bán lúc giao kết hợp đồng thì bên bán phải thay đổi giống khác cùng chủng loại cho bên mua hoặc bên thỏa thuận khác

Chủ thể của bên mua là người mua lúa có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán nông sản bên mua chính là thương lái đi thu mua lúa trong nông dân và cũng phải đáp ứng điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự… tuổi thì đủ mười tám tuổi trở lên, tuy nhiên

9

Điều 107 Bộ luâ ̣t dân sự năm 2005

Trang 21

khi một người nào đó khi đủ mười lăm tuổi có tài sản riêng đảm bảo thanh toán cho người bán thì vẫn có quyền tự mình xác lập hợp đồng mua bán với nông dân Vì trong trường hợp hợp đồng mua bán Lúa khi hai bên thỏa thuận xong về giá cả và số lượng Lúa cần mua, thương lái phải thanh toán đủ tiền và nhận Lúa, nhưng trên thực tế, cũng

có không ích trường hợp khi thương lái đã trả đủ tiền nhưng sau một thời gian mới nhận Lúa, khi đến thời hạn thực hiện hợp đồng mà bên bán không giao Lúa, hay giao không đúng chủng loại, không đúng qui cách, bên mua có quyền yêu cầu bên kia thực hiện đúng như nội dung đã thỏa thuận, hay yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình Trường hợp bên mua là pháp nhân thì theo quy định của pháp luật người đại diện của pháp nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ ( khoản 5 Điều 139 Bộ luật dân

sự năm 2005) hợp đồng mua bán Lúa giữa nông dân và công ty xí nghiệp thu mua thì chủ thể giao kết hợp đồng là người được ủy quyền chỉ thực hiện giao kết hợp đồng theo đúng nội dung và được ủy quyền của công ty khi tham gia thỏa thuận các nội dung của hợp đồng mua bán Nếu hợp đồng do người không có năng lực chủ thể xác lập thì sẽ tuyên bố vô hiệu ngoài ra, sau khi thương lái mua nông sản cho người nông dân sau đó bán lại cho nhà máy, trong trường hợp này thì hợp đồng mua bán giữa hai bên sẽ tiến hành sau khi thương lái đem lúa đến nhà máy để đảm bảo hai bên thường xác lập hợp đồng bằng văn bản, mỗi giữ một bản

2.1.3 Nội dung của hợp đồng mua bán lúa

Nội dung của hợp đồng bao gồm những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng thỏa thuận xác lập nên sau khi hai bên tự do thỏa thuận, thương lượng Nội dung của hợp đồng xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên, quyết định tính khả thi của hợp đồng cũng như hiệu lực pháp lý của hợp đồng Các bên khi thỏa thuận về nội dung của hợp đồng phải bảo đảm là những nội dung hợp pháp với các điều khoản rõ ràng, cụ thể, có tính hiện thực cao

Trong Bộ luật dân sự 2005 qui định nội dung của hợp đồng mua bán khi xem xét vấn đề nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa chúng ta có thể dựa trên các quy định của Bộ luật Dân sự Theo đó, trong hợp đồng mua bán hàng hóa tùy theo từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa thuận về những nội dung được qui định tại Điều 402 bộ luật dân sự 2005 sau đây:

- Đối tượng của hợp đồng

- Số lượng, chất lượng

- Giá, phương thức thanh toán

- Quyền, nghĩa vụ của các bên

- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

- Phạt vi phạm hợp đồng

- Các nội dung khác

Trang 22

Không nên liệt kê thế này

Nội dung của hợp đồng có thể chia thành ba loại điều khoản với những ý nghĩa khác nhau: điều khoản chủ yếu, điều khoản thường lệ và điều khoản tùy nghi

Điều khoản chủ yếu

Các điều khoản chủ yếu nêu lên những quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên, làm cơ sở cho việc thực hiện mà nếu thiếu nó thì quan hệ hợp đồng chưa được coi là

đã xác lập Có những điều khoản luôn được coi là điều khoản chủ yếu vì không có nó không thể nói là đã hình thành hợp đồng Đối với hợp đồng mua bán hàng hoá thì điều khoản về đối tượng luôn là điều khoản chủ yếu Hàng hoá là đối tượng của hợp đồng phải tuân theo quy định tại Nghị định số 59/2006/NĐ-CP và Nghị định số 89/2006 NĐ-CP Điều khoản chủ yếu cũng có thể là đối tượng, chất lượng, số lượng, giá cả, địa điểm khi các bên thấy cần phải thỏa thuận trong giao kết hợp đồng

Theo qui định của bộ luật dân sự 2005 tại Điều 402 thì nội dung của hợp đồng mua bán tài sản là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham giao kết thỏa thuận quy định các quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong nội dung của hợp đồng Nội dung của hợp đồng bao gồm các điều khoản như chủ thể, đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá bán, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ giữa các bên trách nhiệm do vi phạm hợp đồng và các nội dung khác do bên thỏa thuận Các điều khoản đó là những điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu củ hợp đồng, Nếu không thỏa thuận được thì hợp đồng không thể thực hiện được Hợp đồng mua bán hàng lúa thường là hợp đồng miệng được giao kết giữa nông dân với thương lái nên các bên chỉ bàn bạc với nhau các nội dung cần thiết một cách nhanh chóng vì thông thường hợp đồng sẽ không thực hiện xong khi chưa thỏa thuận về giá chất lượng

Để cho việc giao kết hợp đồng mua bán lúa có hiệu lực thì phải thỏa mãn điều kiện về; đối tượng, giá, phương thức thanh toán, thời gian địa điềm giao nhận…

Trong hợp đồng mua bán Lúa đối tượng là sự đáp ứng giữa người mua và người bán trong khuôn khổ hợp đồng Đối tượng của hợp đồng mua bán lúa là lúa nó là tài sản được hình thành trong tương lai tùy theo thời điểm người nông dân và thương lái thỏa thuận với nhau

Lúa là tài sản hiện hữu nghĩa là khi xác lập, hợp đồng mua bán lúa hình thành trong tương lai tùy theo thời điểm mà các bên giao dịch Tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán lúa sẽ xác định được cụ thể về số lượng, chất lượng và chủng loại vì là tài sản hiện hữu nên thông thường thì các bên sẽ căn cứ vào số lượng thực tế tính tiền, thông thường nông dân bán lúa theo giạ hay táu( 1 giạ = 20kg)

Ví dụ: anh A thu hoạch được 15 tấn ( 750 giạ) lúa IR 50404 anh kêu thương lái C lại bán

Trang 23

Trong mua bán giá được qui định tại Điều 431 Bộ luật dân sự 2005: giá là do hai bên thỏa thuận hoặc do người thứ 3 xác định theo yêu cầu các bên Giá là là số tiền mà bên mua trả tiền cho bên bán để đổi lấy sản phẩm hoặc tài sản và quyền sở hữu đối với tài sản đó Theo đó Điều 402 Bộ luật dân sự năm 2005, Nội dung của hợp đồng dân sự, theo từng loại hợp đồng các bên thỏa thuận như: đối tượng của hợp đồng, số lượng, giá

và phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán, thời hạn địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên

Trên thực tế mua bán lúa trong nhân dân thường giá cả mua bán không đúng so với thực tế, khi họ sản xuất ra được vụ mùa kêu thương lái bán lúa thì bị ép giá Như giá thực tế ngoài thị trường là 5.300/kg đối với lúa nàng hoa người dân kêu thương lái

bị ép giá thỏa thuận việc mua bán giá chỉ 5000/kg lúa Người dân phải chịu mất đi 300/kg lúa Nhằm đảm bảo quyền lợi cho nông dân khi sản xuất ra vụ mùa nhưng lại mất giá Chính phủ sẽ qui định giá sàn lúa gạo nhằm bảo vệ người nông dân, còn những mặt hàng giống lúa khác người nông dân bùn phát sản xuất ăn theo các chủ ruộng khác thì điệp khúc của nhà nông tiếp tục diễn ra khi thương lái ép giá, so với giá ngoài thị trường hay điều kiện tự nhiên là ảnh hưởng tới việc mua bán lúa của nông dân Quy định giá sàn lúa nhằm tránh đảo lộn giá hay giá ảo mà các tiểu thương hay các công ty thu mua đưa ra như đối với lúa giá sàn chính phủ qui định các công ty thu mua lúa không được thấp hơn so với mức giá 4800/kg như hiện nay Việc qui định giá giá sàn cho từng loại lúa khi người dân tham gia vào việc mua bán với tiểu thương , thương lái cũng được công bằng hơn

Phương thức thanh toán là cách thức bên mua phải trả tiền cho bên bán như thế nào, các bên có thể thỏa thuận trả một lần hoặc có thể trả nhiều lần tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên Nếu bên bán hàng hóa trước khi thu hoạch thì bên mua có nghĩa

vụ đặt cọc trước cho bên bán một số tiền đề đảm bảo hợp đồng Đây là nghĩa vụ qan trọng của người mua, nghĩa vụ trả tiền được coi như người mua trả đủ tiền cho bên bán Mua bán lúa thông thường thương lái sẽ trả đủ tiền cho nông dân sau khi nhận đủ

số lượng lúa đã thỏa thuận giữa các bên Nếu bên bán bán hàng hóa trước khi thu hoạch thì bên mua có nghĩa vụ dặt cọc trước cho bên bán một số tiền để đảm bảo hợp đồng đây là nghĩa vụ quan trọng của người mua, nghĩa vụ trả tiền được coi như người trả đủ tiền cho bên bán Mua bán lúa thông thường thương lái sẽ trả đủ tiền cho nông dân sau khi nhận đủ số lượng lúa đã thỏa thuận, trong trường hợp bán non thì sau khi hợp đồng được giao kết thương lái sẽ đưa trước cho nông dân số tiền gọi là tiền đặt cọc hoặc hai bên có thể thỏa thuận nông dân sẽ nhận đủ tiền sau khi giao đầy đủ lúa cho thương lái trong giao kết hợp đồng nhà máy thu mua lúa với nông dân, hai bên hợp đồng nhà máy sẽ thu mua lúa do nông dân phương thức thanh toán trong hợp đồng thanh toán tiền mặt một lần khi hai bên nhận được hàng và bên giao hàng đúng

Trang 24

chủng loại và chất lượng do nhà máy thu mua Nếu nông dân có tài khoản tại ngân hàng nào đó thì bên mua có thể trả bằng tiền hay chuyển khoản hoặc nhận tiền tại công

ty tùy theo sự thỏa thuận

Trong trường hợp thoả thuận về phương thức thanh toán Đây là nghĩa vụ quan trọng mà các bên tham gia giao kết hợp đồng và buộc các bên phải thực hiện theo tập quán mua bán lúa của nông dân ta từ trước đến nay, thông thường thì khi hai bên thực hiện việc mua bán lúa xong thì thương lái sẽ trả tiền cho nông dân ngay lập tức Trường hợp thanh toán bắt buộc phải được ghi nhận trong hợp đồng đối với hợp đồng

có giá trị tài sản mua bán lúa số lượng lớn để tránh rủi ro tranh chấp xảy ra tranh chấp thì các bên ký kết hợp đồng sẽ được lập thanh văn bản để đảm bảo quyền và nghĩa vụ giữa các bên

Ví dụ: hợp đồng mua thu mua lúa giữa công ty A với ông E mà ông M là người

ký kết hợp đồng vì ông là người đại diện cho các tổ viên tổ hợp tác sản xuất nông sản chất lượng cao Thì nội dung của hợp đồng được ghi nhận về hình thức thanh toán cụ thể về thời gian công ty phải thanh toán tiền cho bên bán khi nào thanh toán một lần hay nhiều lần tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán Trên thực tế việc mua bán lúa người nông dân luôn đặt ra yêu cầu bên mua thương lái phải thanh toán một lần trường hợp bên mua thanh toán từng lần Trường hợp bên mua thanh toán từng lần khi bên mua thương lái đi xem lúa của người nông dân trước cho bên bán nông dân trước cho bên bán nông dân một khoản tiền sau thời hạn hai ba ngày thương lái mới đến lấy nông sản và đưa đủ tiền Thông thường việc đặt cọc được thực hiện trong trường hợp người nông dân mong muốn giao kết

2.1.4 Hình thức hợp đồng mua bán lúa

Khi tham gia giao kết hợp đồng dân sự cũng đạt mục đích cụ thể và các hợp đồng dân sự được thể hiện dưới một hình thức nhất định, Bộ luật dân sự 2005 hiện hành qui định hình thức hợp đồng rất phong phú và đa dạng có thể bằng lời nói, hành vi cụ thể, bằng văn bản thông thường bằng văn bảng dưới bất kỳ hình thức nào nhưng có công chứng chứng thực, các qui định về hình thức ề hợp đồng là sự kết hợp hài hòa giữa phong tục, tập quán, với nguyên tắc hiện đại theo pháp luật Việt Nam hiện hành, hình thức hợp đồng là sự kết hợp hài hòa giữa phong tục tập quán Theo pháp luật hiện hành, thì hình thức hợp đồng được đề cập đến nhiều tại Khoản 1 Điều 124 Bộ luật dân

sự 2005 “ giao dich dân sự có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành

vi cụ thể” Khoản 1 điều 401: “ Hợp đồng dân sự có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể, khi pháp luật không qui định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định” Hình thức hợp đồng mua bán lúa bao tiêu lập thành văn văn bản, có công chứng chứng thực, trừ trường hợp pháp luận có qui định khác10

10 Khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005

Trang 25

2.1.4.1 Hình thức hợp đồng bằng lời nói

Là hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ lời nói, bằng lời hay còn gọi

là hợp đồng miệng các bên tham gia giao kết hợp đồng cũng gặp gỡ trao đỗi trực tiếp, thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng Thông qua hình thức này các bên giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản củ hợp đồng Hình thức này thường được áp dụng trong những trường hợp các bên có sự tin tưởng lẫn nhau, quan hệ thân thiết hoặc đối với những hợp đồng đơn giản hoặc hợp đồng mà ngay sau khi giao kết đã được thực hiện và chấm dứt ngay sao khi thực hiện Đối với những hợp đồng được lập theo hình thức này, các bên giao kết chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau với những nội dung chủ yếu của hợp đồng, hợp đồng được giao kết khi các bên đã thỏa thuận đầy đủ các nội dung cơ bản của hợp đồng

Ví dụ: ngày 22 tháng 02 năm 2013, C cho ông A xem lúa mình tại ruộng thỏa thuận tuần sau sẽ đến mua lúa của C với số lượng là 250 giạ với giá 5000 đồng/kg

2.1.4.2 Hình thức hợp đồng được thể hiện bằng hành vi

Cụ thể là trường hợp của mình bày tỏ ý chí nhằm tạo ra quan hệ hợp đồng dân

sự, các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng mặt nhiên thừa nhận những hành vi đó đó dối với nhau Hình thức này cũng như hình thức hợp đồng bằng lời nói cũng được áp dụng đối với các hợp đồng phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày, các hợp đồng có giá trị nhỏ, các bên có sự tin tưởng quen biết lẫn nhau Pháp luật qui định “Hợp đồng dân sự

có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật quy định loại hợp đồng đó tham gia giao kết bằng hình thức nhất định”11

nguyên tắc các bên khi tham gia giao kết hợp đồng có thể thỏa thuận với nhau bằng hình thức hợp đồng, có quyền tự do lựa chọn hình thức bằng lời nói, bằng hành vi cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, mục đích, nội dung tính chất của giao dich dân sự, hạn chế tranh chấp có thể Ưu điểm của hình thức bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể là tiết kiệm được thời gian tiền bạc các bên tham gia gaio kết hợp đồng có thể đi đến sự thống nhất ý chí, giao kết hợp đồng một cách nhanh chóng trong quan hệ dân sự hình thức này rất thông dụng, một số hợp đồng điển hình trong cuộc sống hằng ngày thường được áp dụng hình thức này như: sau khi trao đổi trò chuyện qua điện thoại cùng A chủ doanh nghiệp là B đề nghị muốn bán cho A 5000kg lúa thơm zetmin với gía là 6000đồng/kg địa điểm giao hàng tại trụ sở của doanh nghiệp A, bảo đảm chất lượng vàng, sáng, bóng,… Nếu A vần giữ im lặng trong thời hạn mường ngày kể từ ngày nhận được đề nghị coi như chấp nhận hợp đồng

Trang 26

ký tên vào đó Mọi sự thỏa thuận giữa các bên được ghi nhận lại một cách rỏ ràng, tạo một sự minh bạch giúp các bên dễ dang thực hiện hợp đồng So với hai hình thức trên thì hình thức bằng văn bản” giấy trắng mực đen” góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng Hình thức này giúp cho các bên xác lập chứng cứ và chứng minh tại Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác nếu có tranh chấp xảy ra Bên cạnh đó, bản hợp đồng không còn là văn bản không thể thiếu trong hợp đồng và pháp luật quy định phải làm đúng thủ tục đăng ký, xin phép hoặc công chứng, chứng thực chính những ưu điểm này hình thức của hợp đồng bằng văn bản mà pháp luật đã qui định một số hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản mà pháp luật qui định một số hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản thì mới có giá trị Hình thức này được áp dụng đối với hợp đồng mà việc giao kết và thực hiện hợp đồngkhông được thực hiện cùng một lúc, hoặc đối tượng của hợp đồng là tài sản hoặc công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện tương đối phức tạp hoặc thỏa thuận giữa các bên

Ví dụ: ngày 01 tháng 01 năm 2012 ông Hùng có bán cho ông Bình 40 công lúa hai bên thỏa thuận ngày thu hoạch và ông Hùng có làm biên nhận với ông Bình 40 công lúa, giá lúa là 4800 đồng/kg, ông bình ký vào biên nhận bán lúa cho ông Hùng

So với hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản thì việc chứng minh sự tồn tại của hơp đồng cũng như nội dung của nó thì sẽ dễ dàng nhiều hơn Hình thức bằng văn bản được xem là chuẩn mực hình thức bằng văn bản được xem là chuẩn mực về hình thức trong giao dịch dân sự,

nó ghi nhận đầy đủ chính xác nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng và ngược lại hình thức bằng văn bản ta có thể xác lập bằng văn bản, ta có thể xác lập chủ thể tham gia giao kết theo hợp đồng, nội dung của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận.hợp đòng ký theo nguyên tắc tự do bình đằng nên nội dung của mỗi hợp đồng luôn là sự khác nhau, bởi nó phụ thuộc và ý chí của các bên, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau

Ví dụ: anh nông dân A bán lúa cho Ông thương lái B đứng ra xác lập hợp đồng mua bán với thương lái đến mua lúa, khi mua lúa ông thương lái B phát hiện trong số lúa mình mua có một phần không phải là lúa của ông A mà là của ông C

Hợp đồng mua bán lúa giữa nông dân và tổ hợp tác thông thường giao kết giữa nông dân và người đại diện hợp pháp của tổ hợp tác Tuy nhiên trên thực tế cũng xảy

ra nhiều trường hợp người tham gia giao kết mua bán lại không phải là chủ thể có quyền xác lập quan hệ mua bán trao đổi không hay không là đại diện tổ hợp tác thu mua lúa xuống để giao dịch với nông dân Cụ thể là người đứng ra ký kết hợp đồng không phải là người dại diện theo pháp luật của công ty và cũng không có hợp đồng có hợp đồng ủy quyền của người đãi diện theo pháp luật của pháp nhân Nếu người đó thực hiện chức năng kinh doanh của tổ hợp tác của mình thì phải có văn bản để chứng

Trang 27

minh là đang thực hiện chức năng của mình Khi người đó đứng ra giao kết hợp đồng mua bán với nông dân Thì hợp đồng mua bán lúa chỉ có hiệu lực giữa người đứng ra xác lập không có chức năng đại diện do Thực tế hợp hợp đồng thu mua lúa nói chung

và lúa nói riêng giữa nông hộ và tổ hợp tác khi xuống nông hộ thu mua lúa khi người đại diện của tổ hợp tác khi xuống nông hộ không thể biết người đó có được tổ hợp tác

ủy quyền hay không, có thể dựa trên sự tin tưởng hay chỉ dựa vào mối quan hệ thân thiết giữa nông dân với người đại diện đó Để thực hiện giao kết với với nông dân và tổ hợp tác, ngoài ra người nông dân vốn thật thà nên không quan tâm việc mình xác lập giao dịch Hợp đồng xác lập thông qua người đại diện giữa tổ hợp tác hay công ty có quyền khi tới thu hoạch nông dân phải bán nông sản cho theo hợp đồng đã giao kết

Điều kiện về giao kết hợp đồng có hiệu lực pháp luật, trong đó hình thức hợp đồng là cách thức hai bên giao kết với nhau hình thức hợp đồng do luật ấn định trước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân theo Tùy theo từng loại hợp đồng mua bán có đối tượng như thế nào mà pháp luật qui định riêng Chẳng hạn như việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản với thương lái với nông dân thì hình thức giao kết hợp đồng không bắt buộc phải được lập thành văn bản mà chỉ thông qua hình thức hợp đồng miệng bằng lời nói với nhau dựa trên sự ưng thuận khi giao kết không

có người làm chứng hình thức hợp đồng này đước áp dụng trong quan hê giao kết mua bán nông sản có giá trị lớn với số lượng nhiều như: hợp đồng mua bán lúa với công ty mua bán lúa gạo, hình thức hợp đồng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau trong điều khoản của hợp đồng các chủ thể căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán đã ký kết và thực hiện yêu cầu của mình đối với bên kia hợp đồng mua bán lúa với công ty thu lúa ủy quyền Người đại diện cho nhà máy thu mua ủy quyền ký kết hợp đồng với nông dân hai bên thống nhất trong các điều khoản của hợp đồng về giá cả thu mua, chủng loại, giá kích thước đúng qui cách đồng điều chất lượng cần mua, phương thức và thời hạn thanh toán của hợp đồng Hình thức các bên lựa chọn sử dụng trong hợp đồng mua bán lúa là hợp đồng miệng, vì thế các bên giao kết với nhau dựa trên uy tín, tin tưởng lẫn nhau giữa bên bán và bên mua Tuy nhiên vì là hợp đồng bằng miệng nên khi phát sinh tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gặp khó khi đưa ra những yếu tố, lý lẽ chứng minh mình đã thực hiện đúng như nội dung thỏa thuận

Hình thức mua bán thường được sử dụng khi tiến hành hoạt động mua bán là hợp đồng miệng Hai bên sẽ dùng uy tín của bản thân để giao kết hợp đồng, đây là hình thức được sử dụng phổ biến vì khi nông dân thu hoạch xong lúa của mình thì thương lái sẽ đến mua, sau khi xem hàng hai bên sẽ tiến hành giao dịch về giá cả, số lượng và chất lượng nếu đồng ý thì hợp đồng được thực hiện không cần lập thành văn bản, hay trường hợp hai bên giao kết hợp đồng dựa trên sự tin tưởng của bên bán biết với

Trang 28

thương lái và giao kết bán với nhau, hẹn trong thời gian bao lâu mới nhận tiền và đảm bảo trả với mức gia nhu thỏa thuận mua bán trước khi thu hoạch còn gọi là mua non hay mua theo thỏa thuận, thương lái sẽ trả tiền cho nông dân, hợp đồng mua bán lúa được lập thành văn bản được ký kết trong trường hợp giữa công ty, tổ hợp tác với nông dân với số lượng lớn, số tiền thanh toán giá trị lớn nên phải lập thành văn bản, để đảm bảo hợp đồng được thực hiện cũng như quyền và nghĩa vụ các bên đồng thời là bằng chứng chứng minh rằng hai bên có giao kết với nhau hay sử dụng hợp đồng viết một cách sơ sài chỉ ghi vài chữ giữ hai bên không ràng buộc gì chỉ thể hiện bên bán và bên mua với ngày giao nhận

Hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa công ty thu mua lúa với nông dân thì thông thường phải lập thanh văn bản do hợp đồng này có rất nhiều điều khoản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của hai bên như: bên công ty thu mua có trách nhiệm cung cấp đầy

đủ giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc, về giá thu mua cũng được thỏa thuận trong hợp đồng bao tiêu Thông thường các công ty luôn đưa ra yêu cầu là được lập thành văn bản để chứng minh có giao kết hợp đồng sẽ ghi nhận các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia xác lập hợp đồng mua bán lúa với nhau Trên thực tế các công ty đề nghị nông dân ký hợp đồng mẫu mà họ soạn sẵn Điều 407 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng dân sự theo mẫu bên kia trả lời trong một thời gian hợp lí, nếu bên đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra

Qua thực tiễn cho thấy các qui định của Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng nói chung là tương đối đầy đủ, tiếp thu qua được tin hoa lập pháp của các thời kỳ cũng như thể hiện được tính đạt thù của dân tộc tuy nhiên, trong một số trường hợp và một

số đối tượng thì pháp luật chưa qui định cụ thể hình thức của hợp đồng

2.2 Hiệu lực của hợp đồng mua bán lúa

Quyền và nghĩa vụ các bên khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng các bên có quyền và nghĩa vụ ràng buộc nhau Quyền và nghĩa vụ phát sinh các chủ thể thiết lập quan hê mua bán với nhau, bất kỳ hợp đồng nào dù là giao kết bằng miệng hay lập thành văn bản thì các bên điều phải có nghĩa vụ đảm bảo hiệu lực hợp đồng Hợp dồng mua bán hàng hóa giữa nông dân và thương lái phát sinh hiệu lực thì cả các bên bán bên mua đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, bên bán có nghĩa vụ giao nông sản đúng loại, thời gian và địa điểm có quyền yêu cầu bên mua trả tiền đúng thời hạn như thỏa thuận

2.2.1 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng bán lúa

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trong khoa học pháp lý của nước ta được hiểu là thời điểm bắt đầu có sự ràng buộc pháp lý giữa các bên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng và kể từ thời điểm đó các bên không đơn phương

Trang 29

thay đổi hoặc rút lại các cam kết trong hợp đồng ghi nhận từ thời điểm này các bên phải chịu trách nhiệm dân sự khi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa

vụ dân sự của mình khi phát sinh hợp đồng Bộ luật dân sự năm 2005 không qui định

cụ thể thờ i điểm có hiệu lực của hợp đồng chỉ ghi nhận tại điều 405 “Hợp đồng giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác” Theo quy định như trên, thời điểm hợp đồng giao kết xong trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác có thể thấy pháp luật nước ta thừa nhận hai loại thời điểm khác nhau là “thời điểm có hiệu lực của hợp đồng” và “thời điểm giao kết hợp đồng” đó là một đặc điểm khá thú vị trong pháp luật dân sự nước ta, thông thường pháp luật dân sự các nước không có sự phân biệt, thường gặp có sự đồng nhất thời điểm giao kết và thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005 thừa nhận nguyên tắc chung thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm bên đề nghị nhận được trả lởi chấp nhận giao kết Ngoài ra thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản, ngoài ra có thể xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng bằng văn bản có công chứng hoặc có chứng thực, đăng ký hoặc cho phép là thời điểm hợp đồng được công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc xin phép

Tuy nhiên, phân loại hợp đồng dựa vào thời điểm có hiệu lực của hợp đồng xác định các lọai hợp đồng hợp đồng ưng thuận, hợp đồng trọng thức hợp đồng thực tại … hợp đồng ưng thuận có hiệu lưc sau thời điểm giao kết như hợp đồng mua bán Hợp đồng trọng thức hợp đồng có hiệu lực sau khi hoàn thành hình thức hợp đồng lập thành văn bản có công chứng và chứng thực, đăng ký xin phép hợp đồng mua bán giữa công

ty mua bán lúa gạo Cẩm Nguyên với tổ hợp tác hay với nông hộ, như vậy đối với hợp đồng thực tại được chuyển giao vật mà các bên quan tâm, việc chuyển giao đó cũng coi như điều kiện về hình thức hợp đồng, không có hình thức đó, sự thỏa thuận giữa hai bên không có hiệu lực ràng buộc cho dù luật qui định thởi điểm có hiệu lực ràng buộc cho dù luật qui định thời điểm có hiệu lực đi chăng nữa Về nguyên tắc hình thức hợp đồng, ngoại trừ một số trường hợp đối với hợp đồng thực tại chỉ khi nào các bên

có sự chuyển giao tài sản thì hợp đồng phát sinh hiệu lực nếu cho mượn tài sản mà không giao tài sản tặng cho thì không thể có chế tài gì khác ở đây vì đ1o là ý muốn tự nguyện của các bên cho mượn, bên tặng bên cho

Ví dụ: ông H cho ông M mượn số lúa là 1000 giạ lúa IR 50404 với giá trong thời điểm là 4800đ/kg, nhưng ông H bán với giá 5400đ/kg sau thời hạn 4 tháng mới lấy tiền, tới thời điểm giao nhận tiền cho dù giá thị trường lên xuống như thế nào thì vẫn trả với giá 5400đ/kg cho ông H

Trang 30

Điều 405 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác, hoặc pháp luật có quy định khác Theo quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm hợp đồng được giao kết, trừ trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên hoặc pháp luật có qui định khác Trên cơ sở, nếu không có sự thỏa thuận giữa các bên về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng thì căn cứ vào hình thức của hợp đồng mà các bên đã lựa chọn để xác định thởi điểm của hợp đồng Và trong khoản 3 Điều 404 của Bộ luật dân sự 2005 quy định thời điểm có hiệu lực đối với hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng Hợp đồng miệng mang đặc điểm của hợp đồng ưng thuận, do đó nội dung của hợp đồng sẽ có hiệu lực ngay sau khi các bên đã thỏa thuận xong, nếu không có sự thỏa thuận một thời điểm nào khác để hợp đồng có hiệu lực Trong Bộ luật dân sự năm 2005 quy định hợp đồng mua bán hàng khi giao kết giữa chủ ruộng và thương lái mua bán tại ruộng được giao kết bằng lời nói, và trên thực tế hợp đồng có hiệu lực Ngay sau khi thỏa thuận trao đổi giữa các bên đã hoàn thành

Bộ luật dân sự 2005 qui định “Hợp đồng dân sự cũng được xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận

im lặng là sự trả lời chấp nhập giao kết” do đó, có thể hiểu hành vi “im lặng” không trả lời đề nghị giao kết hợp đồng cũng được xem như dấu hiệu cho việc giao kết hợp đồng, từ đó có thể xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, bởi trong trường hợp này pháp luật quy định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chính là thời điểm giao kết hợp đồng

Ví dụ: chị M ngỏ lời mua lúa 5 tấn lúa của chị L, chị M và chị M đồng ý, nếu sau

3 ngày chị L im lặng thì chị M chở lúa đến giao cho chị chị L Thanh toán ngay, sau 3 ngày chị M vẫn im lặng, theo sự giao kèo trước đó chị M chở lúa cho chị L thanh toán tiền cho chị M Trong trường hợp trên, thời điểm giao kết hợp đồng là ngày hôm giao lúa do đã thỏa thuận trước 3 ngày nên thông qua hành vi của mình để giao kết hợp đồng và ngày giao cũng là ngày hợp đồng có hiệu lực

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng còn được thể hiện trong một số văn bản truyền thống Bộ luật dân sự hiện hành quy định thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm mà bên sau cùng ký vào văn bản và thời điểm giao kết hợp đồng cũng

là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng giao kết hợp đồng bằng văn bản thông thường

có chữ ký hai bên càng dễ dàng hơn cho các bên giao kết trong việc xác định thời điểm

có hiệu lực cũng như thực hiện hợp đồng các bên tham gia giao kết chỉ cần thỏa thuận xong các điều khoản cần thiết của hợp đồng và ký tên vào hợp đồng được giao kết xong, cũng chính thời điểm đó, hợp đồng bắt đầu có hiệu lực, nếu các bên không thỏa

Trang 31

thuận gì khác Nhưng trên thực tế hợp đồng được ký thông qua người môi người môi giới

Thời điểm phát sinh hiệu lực được công chứng và chứng thực đăng kí và công chung tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại đối tượng của hợp đồng mà pháp luật qui định mà phải được lập thành văn bản và có công chứng chứng thực hoặc hợp đồng được công chứng chứng thực, hoặc hợp đồng phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, hợp đồng phải được sự cho phép của nhà nước và được phép giao dịch Có thể nói đây

là hợp đồng trọng thức, nghĩa là hợp đồng có giá trị được lập theo hình thức nhất định

do luật định ra Về nguyên tắc, hợp đồng này có hiệu lực từ thời điểm hoàn thành thủ tục công chứng, chứng thực hoặc đăg ký, xin phép

Ví dụ: hợp đồng bao tiêu lúa gạo của công ty Cẩm nguyên với nông dân khi hai bên giao kết hợp đồng bao tiêu bên công ty cung cấp đầy đủ vật tư đến kỹ thuật cho người nông hộ, hợp đồng được ký kết và được công chứng và chứng thực đầy đủ thì bên công ty luôn xuống đồng ruộng kiểm tra qui trình sản xuất, hổ trợ kỹ thuật canh tác cho bên nông dân

2.2.2 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hơ ̣p đồng mua bán lúa

2.2.2.1 Quyền va ̀ nghĩa vụ bên bán lúa

Quyền của bên bán lúa

Bên bán có quyền nhận tiền bán tài sản và có quyền yêu cầu bên mua thực hiện đúng nghĩa vụ như trả tiền đúng thời hạn, nhận tài sản đúng thời hạn và địa điềm như thời hạn đúng hợp đồng

Ví dụ: hai bên giao kết hợp đồng giữa ông A và bà B phơi khô lúa đúng thời hạn đúng độ ẩm đúng như điều kiện, yêu cầu bà B thanh toán tiền cho mình, đồng thời có quyền hủy bỏ hợp đồng mua bán lúa trong trường hợp bên mua không thực hiện và thực hiện đầy đủ nội dung của hợp đồng Khi các bên tham gia vào hợp đồng mua bán lúa thì người nông dân có quyền nhận số tiền mà mình đã giao lúa cho bên thương lái sau khi đã giao đúng sống lượng chất lượng đúng theo như sự thỏa thuận của hai bên Trên thực tế hợp đồng mua bán lúa thường được nông dân và thương lái giao kết bằng hợp đồng miệng nên rất ích trường hợp hủy hợp đồng vì sau khi hai bên thỏa thuận xong thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ cho nhau ngay lập tức

Nghĩa vụ của bên bán

Nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua: Còn nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua sau

khi thống nhất xong các khoản điều khoản của hợp đồng mua bán đến khi thời hạn thực hiện hợp đồng thì bên bán có nghĩa vụ phải giao tài sản cho bên mua đúng thời gian và địa điểm như thỏa thuận

Sau khi các bên giao kết hợp đồng xong các bên có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, bên bán có quyền giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên mua Theo Điều

Trang 32

289 Bộ luật dân sự 2005, thì bên bán có quyền giao vật phải bảo quản vật cho đến khi giao Khi giao vật đặc định bên có nghĩa vụ phải giao đúng vật đó và đúng như như tình trạng đã cam kết; Nếu là vật cùng loại phải đúng chất lượng đúng số lượng như đã thỏa thuận về chất lượng và nếu không thỏa thuận về chất lượng thì phải giao vật đó với chất lượng trung bình

Nhưng trong thực tiễn cho thấy hợp đồng mua bán lúa giữa thương lái với nông dân, diễn ra khi hai bên thực hiện việc mua bán với nhau dựa trên sự ưng thuận về mặt hàng và giá cả, thì bên bán có quyền giao cho bên mua đúng chủng loại như thỏa thuận và bên bán cũng phải có nghĩa vụ bảo vệ tài sản cho bên mua Việc mua bán với nhau giữa người mua và người bán, bên bán cũng phải đảm bảo không có người thứ ba đòi lại

Tài sản được mua bán chuyển giao cho bên mua kể từ thởi điểm chuyển giao tài sản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Trên thực tiễn theo cách hiểu của người dân trong mua bán lúa thì khi thực hiện hợp đồng giữa nông dân và thương lái thì bên bán sẽ tiến hành giao lúa cho bên mua ngay lập tức thông qua việc cân hay đong tùy vào phương thức mà họ thống nhất chọn

Nghĩa vụ giao lúa đúng số lượng: Sau khi hợp đồng mua bán được ký kết và xác

lập khi bên mua có yêu cầu hoặc khi thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán thì bên bán phải giao đầy đủ số lượng đã thõa thuận sau khi thương lái thanh toán đủ các khoản tiền cho mình thì người bán có trách nhiệm giao hàng hóa cho bên mua đúng số lượng và chất lượng tương ứng số tiền mà mình nhận được Thông thường trong hoạt động mua bán thì nông dân sẽ giao hàng hóa do minh sản xuất cho thương lái và nhận tiền sau Còn với hợp đồng bao tiêu thì thương lái sẽ ứng cho người nông dân một số tiền để mua giống và vật tư nông nghiệp gọi là tiền ứng trước đề bên bán gắn kết nghĩa vụ với nhau Khi đến thời hạn thu hoạch lúa thì sau khi thu hoạch xong nông dân phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình là tự nguyện giao và bán lại lại cho chủ đầu tư đúng chất lượng và số lượng trong hợp đồng mua bán Hoặc theo yêu cầu của bên mua khi đã đến thời hạn mà bên bán không thực hiện nghĩa vụ giao hàng Theo điều 435 Bộ luật dân sự 2005 qui định trong trường hợp bên bán giao đúng số lượng và nhiều hơn số lượng đã thỏa thuận thì bên mua có quyền mua hoặc không mua phần dư ra Do vậy nếu khi đến thời hạn thực hiện hợp đồng nông dân lúa cho thương lái nhiều hơn số lượng thỏa thuận thì bên mua có quyền nhận hay không nhận số nông sản dư ra, nếu nhận, bên mua phải trả thêm tiền cho bên bán sau khi hai bên thỏa thuận giá cả của phần dư đó

Ví dụ: bên ông A ký hợp đồng bán 35 tấn lúa cho ông B, khi tới thu hoạch, ông A giao cho ông B 40 tấn, ông B sau khi cân số dư do quá trọng tải ông B không mua vì

đã đủ số lượng và hai bên thỏa thuận và giao lúa lại và hẹn ngày cân

Trang 33

Trường hợp nếu bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận cho bên mua có quyền nhận vật đã giao và yêu cầu bồi thường thiệt hại Nếu giao không đủ số lượng như thỏa thuận thì phía bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thưởng thiệt hại cho việc giao không đúng số lượng cho bên mua, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng đã giao kết và yêu cầu bên bán phải bồi thường thiệt hại cho mình, bên mua có quyền yêu cầu họ phải thực hiện nghĩa vụ hoặc không đủ số lượng đã thỏa thuận cho bên mua có quyền hủy hợp đồng vả yêu cầu bồi thường thiệt hai do bên bán gây ra Quy định pháp luật về quyền đơn phương chấm dức hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nhầm bảo vệ quyền lợi cho một bên khi thực hiện không đúng nội dung thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và hợp đồng mua bán lúa ruộng nói riệng hay bất

kỳ hợp đồng nào một khi có sự vi phạm nghĩa vụ từ phía bên bán và ngược lại

Nghĩa vụ giao lúa đúng chất lượng giao hàng đúng chất lượng khi bên mua và

bên bán giao kết với nhau đã thỏa thuận về giá cả, chất lượng như có màu sắc đồng đều, hạt sáng bóng, khi giao hàng phải đảm bảo đúng chất lượng cho bên mua Thông thường các bên sẽ căn cứ vào chất lượng bên trong của của sản phẩm để định giá chất lượng cho món hàng đó đúng như thỏa thuận Nhưng khi đến hạn thực hiện hợp đồng bên bán tiến hành giao lúa cho bên mua đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận nhưng khi kiểm tra chất lượng thì thương lái phát hiện không đúng như thỏa thuận mà bên bán giao cho bên mua như hợp đồng mua bán Nếu bên bán không giao hàng hóa đúng như thỏa thuận thì bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao đúng chất lượng hay yêu cầu hủy hợp đồng vả yêu cầu bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng

Ví dụ: anh A hợp đồng giao lúa với anh M, hai bên thỏa thuận lúa có màu vàng tươi, khi giao anh A giao lúa có màu vàng sẩm không đúng với chất lượng, nên anh M

có quyền không nhận lúa và có quyền yêu cầu anh A bồi thường thiệt hại cho mình Điều 430 Bộ luật dân sự 2005 chất lượng vật nuôi do hai bên thỏa thuận, trong trường hợp chất lượng của vật đã được công bố hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên không có thỏa thuận và pháp luật không qui định về chất lượng thì chất lượng của vật bán được xác định theo tiêu chuẩn qui định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi các bên không có thỏa thuận các bên qui định về chất lượng thì chất lượng của vật mua bán tùy theo chất lượng của vật được sử dụng và chất lượng trung bình của vật cùng loại Theo đó các bên không thỏa thuận cụ thể chất lượng sản phẩm khi giao kết hàng hóa thì bên bán sẽ giao chất lượng trung bình cho bên mua Mua bán trong nhân dân thì trong lúc xác lập hợp đồng mua bán lúa giữa nông dân và thương lái nếu lúa là tải sản hiện hữu tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán thì thương lái

sẽ kiểm tra chất lượng hạt lúa dùng miệng để cắn để xác định lúa đã được phơi khô và đạt chất lượng hay không Việc xác định chất lượng độ khô của hạt lúa rất quan trọng

Ngày đăng: 01/10/2015, 22:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w