5. Kết cấu cu ̉a đề tài
2.1.4.3. Hình thức bằng văn bản
Hợp đồng được thể hiện bằng văn bản là trường hợp các bên tham giao giao kết hợp đồng dân sự lập thành văn bản thỏa thuận theo điều khoản của hợp đồng và cùng
26
ký tên vào đó. Mọi sự thỏa thuận giữa các bên được ghi nhận lại một cách rỏ ràng, tạo một sự minh bạch giúp các bên dễ dang thực hiện hợp đồng. So với hai hình thức trên thì hình thức bằng văn bản” giấy trắng mực đen” góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Hình thức này giúp cho các bên xác lập chứng cứ và chứng minh tại Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền khác nếu có tranh chấp xảy ra. Bên cạnh đó, bản hợp đồng không còn là văn bản không thể thiếu trong hợp đồng và pháp luật quy định phải làm đúng thủ tục đăng ký, xin phép hoặc công chứng, chứng thực. chính những ưu điểm này hình thức của hợp đồng bằng văn bản mà pháp luật đã qui định một số hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản mà pháp luật qui định một số hợp đồng bắt buộc phải lập thành văn bản thì mới có giá trị. Hình thức này được áp dụng đối với hợp đồng mà việc giao kết và thực hiện hợp đồngkhông được thực hiện cùng một lúc, hoặc đối tượng của hợp đồng là tài sản hoặc công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện tương đối phức tạp hoặc thỏa thuận giữa các bên.
Ví dụ: ngày 01 tháng 01 năm 2012 ông Hùng có bán cho ông Bình 40 công lúa hai bên thỏa thuận ngày thu hoạch và ông Hùng có làm biên nhận với ông Bình 40 công lúa, giá lúa là 4800 đồng/kg, ông bình ký vào biên nhận bán lúa cho ông Hùng.
So với hợp đồng được giao kết bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể thì các bên giao kết hợp đồng bằng văn bản thì việc chứng minh sự tồn tại của hơp đồng cũng như nội dung của nó thì sẽ dễ dàng nhiều hơn. Hình thức bằng văn bản được xem là chuẩn mực hình thức bằng văn bản được xem là chuẩn mực về hình thức trong giao dịch dân sự, nó ghi nhận đầy đủ chính xác nội dung của hợp đồng, trừ trường hợp có bằng chứng rõ ràng và ngược lại. hình thức bằng văn bản ta có thể xác lập bằng văn bản, ta có thể xác lập chủ thể tham gia giao kết theo hợp đồng, nội dung của hợp đồng mà các bên đã thỏa thuận.hợp đòng ký theo nguyên tắc tự do bình đằng nên nội dung của mỗi hợp đồng luôn là sự khác nhau, bởi nó phụ thuộc và ý chí của các bên, điều kiện, hoàn cảnh khác nhau.
Ví dụ: anh nông dân A bán lúa cho Ông thương lái B đứng ra xác lập hợp đồng mua bán với thương lái đến mua lúa, khi mua lúa ông thương lái B phát hiện trong số lúa mình mua có một phần không phải là lúa của ông A mà là của ông C.
Hợp đồng mua bán lúa giữa nông dân và tổ hợp tác thông thường giao kết giữa nông dân và người đại diện hợp pháp của tổ hợp tác. Tuy nhiên trên thực tế cũng xảy ra nhiều trường hợp người tham gia giao kết mua bán lại không phải là chủ thể có quyền xác lập quan hệ mua bán trao đổi không hay không là đại diện tổ hợp tác thu mua lúa xuống để giao dịch với nông dân. Cụ thể là người đứng ra ký kết hợp đồng không phải là người dại diện theo pháp luật của công ty và cũng không có hợp đồng có hợp đồng ủy quyền của người đãi diện theo pháp luật của pháp nhân. Nếu người đó thực hiện chức năng kinh doanh của tổ hợp tác của mình thì phải có văn bản để chứng
27
minh là đang thực hiện chức năng của mình. Khi người đó đứng ra giao kết hợp đồng mua bán với nông dân. Thì hợp đồng mua bán lúa chỉ có hiệu lực giữa người đứng ra xác lập không có chức năng đại diện do. Thực tế hợp hợp đồng thu mua lúa nói chung và lúa nói riêng giữa nông hộ và tổ hợp tác khi xuống nông hộ thu mua lúa khi người đại diện của tổ hợp tác khi xuống nông hộ không thể biết người đó có được tổ hợp tác ủy quyền hay không, có thể dựa trên sự tin tưởng hay chỉ dựa vào mối quan hệ thân thiết giữa nông dân với người đại diện đó. Để thực hiện giao kết với với nông dân và tổ hợp tác, ngoài ra người nông dân vốn thật thà nên không quan tâm việc mình xác lập giao dịch. Hợp đồng xác lập thông qua người đại diện giữa tổ hợp tác hay công ty có quyền khi tới thu hoạch nông dân phải bán nông sản cho theo hợp đồng đã giao kết.
Điều kiện về giao kết hợp đồng có hiệu lực pháp luật, trong đó hình thức hợp đồng là cách thức hai bên giao kết với nhau hình thức hợp đồng do luật ấn định trước buộc các bên khi giao kết hợp đồng phải tuân theo. Tùy theo từng loại hợp đồng mua bán có đối tượng như thế nào mà pháp luật qui định riêng. Chẳng hạn như việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản với thương lái với nông dân thì hình thức giao kết hợp đồng không bắt buộc phải được lập thành văn bản mà chỉ thông qua hình thức hợp đồng miệng bằng lời nói với nhau dựa trên sự ưng thuận. khi giao kết không có người làm chứng. hình thức hợp đồng này đước áp dụng trong quan hê giao kết mua bán nông sản có giá trị lớn với số lượng nhiều như: hợp đồng mua bán lúa với công ty mua bán lúa gạo, hình thức hợp đồng quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ giữa các bên với nhau trong điều khoản của hợp đồng. các chủ thể căn cứ vào nội dung của hợp đồng mua bán đã ký kết và thực hiện yêu cầu của mình đối với bên kia hợp đồng mua bán lúa với công ty thu lúa ủy quyền. Người đại diện cho nhà máy thu mua ủy quyền ký kết hợp đồng với nông dân hai bên thống nhất trong các điều khoản của hợp đồng về giá cả thu mua, chủng loại, giá kích thước đúng qui cách đồng điều chất lượng cần mua, phương thức và thời hạn thanh toán của hợp đồng. Hình thức các bên lựa chọn sử dụng trong hợp đồng mua bán lúa là hợp đồng miệng, vì thế các bên giao kết với nhau dựa trên uy tín, tin tưởng lẫn nhau giữa bên bán và bên mua. Tuy nhiên vì là hợp đồng bằng miệng nên khi phát sinh tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gặp khó khi đưa ra những yếu tố, lý lẽ chứng minh mình đã thực hiện đúng như nội dung thỏa thuận.
Hình thức mua bán thường được sử dụng khi tiến hành hoạt động mua bán là hợp đồng miệng. Hai bên sẽ dùng uy tín của bản thân để giao kết hợp đồng, đây là hình thức được sử dụng phổ biến vì khi nông dân thu hoạch xong lúa của mình thì thương lái sẽ đến mua, sau khi xem hàng hai bên sẽ tiến hành giao dịch về giá cả, số lượng và chất lượng nếu đồng ý thì hợp đồng được thực hiện không cần lập thành văn bản, hay trường hợp hai bên giao kết hợp đồng dựa trên sự tin tưởng của bên bán biết với
28
thương lái và giao kết bán với nhau, hẹn trong thời gian bao lâu mới nhận tiền và đảm bảo trả với mức gia nhu thỏa thuận. mua bán trước khi thu hoạch còn gọi là mua non hay mua theo thỏa thuận, thương lái sẽ trả tiền cho nông dân, hợp đồng mua bán lúa được lập thành văn bản được ký kết trong trường hợp giữa công ty, tổ hợp tác với nông dân với số lượng lớn, số tiền thanh toán giá trị lớn nên phải lập thành văn bản, để đảm bảo hợp đồng được thực hiện cũng như quyền và nghĩa vụ các bên đồng thời là bằng chứng chứng minh rằng hai bên có giao kết với nhau hay sử dụng hợp đồng viết một cách sơ sài chỉ ghi vài chữ giữ hai bên không ràng buộc gì chỉ thể hiện bên bán và bên mua với ngày giao nhận.
Hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa công ty thu mua lúa với nông dân thì thông thường phải lập thanh văn bản do hợp đồng này có rất nhiều điều khoản ghi nhận quyền và nghĩa vụ của hai bên như: bên công ty thu mua có trách nhiệm cung cấp đầy đủ giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăm sóc, về giá thu mua cũng được thỏa thuận trong hợp đồng bao tiêu. Thông thường các công ty luôn đưa ra yêu cầu là được lập thành văn bản để chứng minh có giao kết hợp đồng sẽ ghi nhận các điều khoản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia xác lập hợp đồng mua bán lúa với nhau. Trên thực tế các công ty đề nghị nông dân ký hợp đồng mẫu mà họ soạn sẵn. Điều 407 Bộ luật dân sự 2005 quy định hợp đồng dân sự theo mẫu bên kia trả lời trong một thời gian hợp lí, nếu bên đề nghị trả lời chấp nhận thì coi như chấp nhận toàn bộ nội dung hợp đồng theo mẫu mà bên đề nghị đã đưa ra.
Qua thực tiễn cho thấy các qui định của Bộ luật dân sự 2005 về hợp đồng nói chung là tương đối đầy đủ, tiếp thu qua được tin hoa lập pháp của các thời kỳ cũng như thể hiện được tính đạt thù của dân tộc. tuy nhiên, trong một số trường hợp và một số đối tượng thì pháp luật chưa qui định cụ thể hình thức của hợp đồng.