Giải pháp hoàn thiện

Một phần của tài liệu hợp đồng mua bán lúa, thực tiễn tại huyện tháp mười tỉnh đồngtháp (Trang 61 - 66)

5. Kết cấu cu ̉a đề tài

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện

Như đã phân tích ở trên, luật pháp luôn phản ánh và điều chỉnh các quan hệ xã hội mà xã hội thì luôn vận động và phát triển nên sau một thời gian dài thực hiện, có nhiều quy định đã không còn phù hợp. Để ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng Bộ luật Dân sự xứng đáng với vị trí, vai trò quan trọng, điều chỉnh các mối quan hệ chung trong xã hội giữa các cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác, chúng ta cần đầu tư một cách thỏa đáng cả về trí tuệ, thời gian và vật chất, thể hiện ở các khía cạnh cụ thể sau:

Thứ nhất, cần có qui định khoản tiền giá trị bao nhiêu đảm bảo giá trị hợp đồng

vì trường hợp người dân trong tay nắm khoản tiền cọc chưa đủ thể hiện giá trị tài sản mình muốn bán, hợp đồng cần phải có công chứng chứng thực.

Thứ hai, xử lý hậu quả pháp lý giao dịch dân sự vô hiệu Điều 137 Bộ luật dân sự

2005 quy định cũng còn nhiều vấn đề phải bàn khi giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập. Điều này khi giải quyết hậu quả thì giao dịch dân sự này đã được thực hiện một thời gian dài, thậm chí qua nhiều giao dịch khác mà việc khắc phục hậu quả là vô cùng khó khăn

Thứ ba công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và Bộ luật Dân sự nói

riêng cần phải được chú trọng thường xuyên, liên tục và có hiệu quả để các sản phẩm pháp luật sớm đi vào cuộc sống, phát huy được thế mạnh phục vụ lại cuộc sống, góp phần phát triển đất nước. Việc tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật vào cuộc sống và cuộc sống có sự phản biện, tiếp thu quy định góp phần hoàn thiện giữa lý luận và thực tiễn, để người dân nắm rõ về hình thức hợp đồng có hiệu lực tránh việc ký hợp đồng bên mua chạy việc.Chính phủ cần qui định bắt buộc đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh và xuất khẩu lúa gạo ở việt nam phải có vùng nguyên liệu sản xuất lúa lúa phải có hợp đồng sản xuất với nông dân theo một tỷ lệ nhất định nào đó trong tổng sản lượng gạo mà doanh nghiệp kinh doanh hằng năm hay nói cach khác cần phải điều chỉnh lại nghị định số 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh sản xuất gạo. qui định các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu sản xuất hay hợp đồng

62

với người sản xuất tối thiểu 20% tồng sản lượng xuất khẩu hằng năm của doanh nghiệp, điều này nhằm hạn chê tối đa rủi ro trong sản xuất kinh doanh cho nông dân và doanh nghiệp đồng thời tiến tới việc xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam một cách cụ thể thiết thực, vì hiện nay doanh ngiệp xuất khẫu gạo, các doanh nghiệp nên hợp tác với nông dân thông qua đội ngũ thương lái để giảm bớt các chi phí giao dịch hơn so với hợp đồng trực tiếp vời từng nông hộ phương tiện vận chuyển có thể đến tận vùng sâu vùng xa và rất linh động thế manh về vốn vì thường họ thanh toán tiền ngay cho nông dân và rất am hiểu thời vụ và sản xuất của nông dân, các bên cần có trách nhiệm với nhau,

Thứ tư trách nhiệm dân sự trong hợp đồng được quy định từ điều 302 đến điều

308 của Bộ luật dân sự 2005, tức trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ, hợp đồng là nguồn phát sinh chủ yếu của nghĩa vụ nên chúng ta có thể hiểu trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ ở đây bao gồm cả nghĩa vụ trong hợp đồng. Tuy nhiên, cách tổ chức, sắp xếp điều luật như vậy đã làm cho sự phân định giữa trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và ngoài hợp đồng không được rõ ràng. Do đó, theo chúng tôi, nên xếp riêng trách nhiệm dân sự do vi phạm hợp đồng tại Mục 7 Chương XVII Phần thứ III “hợp đồng dân sự” của trách nhiệm dân sự 2005, và những quy định về trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng tại phần trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Chương XXI của Bộ luật dân sự 2005. Cách sắp xếp riêng biệt như vậy sẽ giúp dễ dàng nhận diện các loại trách nhiệm và tránh được nhầm lẫn giữa hai chế định trách nhiệm của luật dân sự.

Thứ năm, chủ thể quan hệ dân sự là tổ hợp tác: Khoản 1, Điều 111 về “Tổ hợp tác”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tổ hợp tác được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn của từ ba cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm là chủ thể trong các quan hệ dân sự.”Điều 12 về “Quyền của tổ hợp tác”, Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10-10-2007 của Chính phủ Về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác quy định: Tổ hợp tác được lựa chọn ngành, nghề sản xuất, kinh doanh; được trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài để mở rộng sản xuất, kinh doanh; được mở tài khoản riêng tại ngân hàng,…. Tuy nhiên, khoản 5 Điều này lại chỉ quy định “được ký kết các hợp đồng dân sự”. Vậy, tỏ hợp tác có được ký hợp đồng thương mại, lao động,… thậm chí là “giao kết” hợp đồng dân sự

Cũng tại khoản 1, Điều 111 về “Tổ hợp tác”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân theo quy định của pháp luật thì đăng ký hoạt động với tư cách pháp nhân tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.” Việc quy định một số tổ hợp tác có thể trở thành pháp nhân là không hợp lý. Cần hoặc là

63

công nhận tất cả các tổ hợp tác là pháp nhân hoặc là tất cả đều không có tư cách pháp nhân (muốn trở thành pháp nhân thì phải chuyển đổi thành hợp tác xã hay tổ chức kinh tế khác).

Thứ sáu các qui định hiện hành của pháp luật về hợp đồng không tuân thủ theo

các qui định về hình thức bắt buộc đã làm không ít người hiểu sai về nó sự vô hiệu của hợp đồng không do không tuân thủ qui định về hình thức, pháp luật qui định hợp đồng có thể giao kết bằng lời nói bằng văn bản bằng hành vi cụ thể nhưng trong trường hợp pháp luật có qui định hợp đồng phải thể hiện bằng văn bản và có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo qui định đó18, hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dich trong trường hợp pháp luật qui định19, và trong trường hợp pháp luật có qui định hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên thực hiện qui định về hình thức của giao dịch là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, tòa án cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc các bên thực hiện về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; qua thời hạn đó mà không thực hiện giao dịch thì gai dịch đó vô hiệu. các qui định này đã làm một số người hiểu sai về nó đối với những hợp đồng mà qui định hình thức bắt buộc mà bên không tuân theo qui địnhvề hình thức thì hợp đồng đ1o vô hiệu. thực tế hiện nay khia giải quyết các tranh chấp về hợp đồngvvi phạm qui định về hình thức, có rất nhiều tòa án do hiểu không đúng mà áp dụng vào trong quá trình xét xử gây không ích oan sai, mâu thuẫn kéo dài mà không giải quyết thỏa đáng. Quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 401 “hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có qui phạm qui định về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác” là không cần thiết gây ra nhiều cách hiểu không đúng về hợp đồng vô hiệu hay không vi phạm về hình thức.

Thứ bảy ngày nay, việc sử dụng hợp đồng theo mẫu trong các giao dịch dân sự

trở nên khá phổ biến, những lợi ích mà hợp đồng theo mẫu mang lại là không thể phủ nhận được. Vai trò của hợp đồng theo mẫu càng được khẳng định hơn khi nó được chính thức ghi nhận vào trong Bộ luật dân sự năm 2005. Hợp đồng theo mẫu là hợp đồng được thể hiện dưới dạng văn bản, có ghi các điều khoản cơ bản cần phải có của một hợp đồng, các bên có thể tham khảo, có quyền chấp nhận hoặc không chấp nhận giao kết theo mẫu hợp đồng đó.

Hiện nay, việc sử dụng hợp đồng dân sự theo mẫu được thực hiện khá phổ biến ở nước ta, nhất là trong những hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các công ty, doanh nghiệp có số lượng khách hàng lớn. Qua đó, bên bán và bên mua đều có thể tiết kiệm

18 Khoản 2 Điều 401 Bộ luật dân sự 2005 19 Khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân sự 2005

64

được thời gian, sức lực trong đàm phán và thỏa thuận. Trong nhiều lĩnh vực hoạt động, ở đó các giao dịch được thực hiện lặp đi lặp lại giữa một chủ thể với nhiều chủ thể khác nhau với đối tượng phục vụ như nhau, hợp đồng thường được soạn thảo sẵn, bên kia có quyền tự do trong việc quyết định tham gia hợp đồng đó hay không mà không cần cùng nhau thảo luận để đưa ra các điều khoản của hợp đồng. Khi tham gia vào quan hệ trên họ buộc phải tuân theo điều khoản cảu hợp dồng đã được bên kia đưa ra. Thực tế hiện nay, khi xây dựng các hợp đồng mẫu, các bên đưa ra hợp đồng có xu hướng ưu tiên bảo vệ quyền lợi của mình, thường đặt bên kia vào vị trí thấp hơn, dẫn đến tình trạng quyền tự do của khách hàng bị xâm phạm. Tình trạng này dẫn đến việc vi phạm “nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận” trong Bộ luật dân sự. Một số vi phạm quyền tự do giao kết hợp đồng của các bên đưa ra hợp đồng hiện nay là hợp đồng mẫu có những quy định hạn chế, loại bỏ quyền của khách hàng,

Hợp đồng mẫu trên thực tế ngày càng phát triển và giữ một vị trí rất quan trọng, song không đảm bảo sự tự do ý chí và công bằng thỏa đáng giữa các bên. Người tiêu dùng là người yếu thế, là người thiếu kinh nghiệm và ít khả năng lựa chọn nên quyền và lợi ích chính đáng của họ không đảm bảo. Mặc dù theo quy định tại khoản 2 Điều 407 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Trong trường hợp hợp đồng mẫu có điều khoản không rõ ràng thì bên đưa ra hợp đồng mẫu chịu bất lợi khi giải thích điều khoản đó”, hay trong trường hợp “Hợp đồng theo mẫu có điều khoản miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng theo mẫu, tăng trách nhiệm hoặc loại bỏ quyền lợi chính đáng của bên kia thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”20

. Theo Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng năm 1999 và Nghị định 69/2001 ngày 02/10/2001 về việc hướng dẫn thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng thì “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được đưa ra các quy tắc trái pháp luật và ép buộc người tiêu dùng trong cam kết, các quy ước bán hàng, quy ước phục vụ, …”. Theo người viết, chỉ với những quy định như vậy vẫn không đủ cơ sở để đảm bảo được nguyên tắc tự do, bình đẳng khi giao kết hợp đồng theo mẫu. Pháp luật cần có quy định cụ thể về khái niệm, đối tượng, phạm vi, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng theo mẫu. Bên cạnh đó, Nhà nước nên có quy định buộc các bên đưa ra hợp đồng mẫu phải đăng ký công khai các hợp đồng mẫu với cơ quan chức năng để tránh tình trạng bất bình đẳng về quyền và lợi ích giữa các bên khi giao kết hợp đồng theo mẫu như hiện nay. Có như vậy thì hợp đồng mẫu mới phát huy được ưu điểm của nó, góp phần tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, giảm thời gian và công sức trong đàm phán thỏa thuận, điều chỉnh các giao dịch dân sự trên diện rộng, và thực hiện phòng vệ chủ động, không tham gia thỏa thuận nhưng vẫn đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của bên yếu thế, nguyên tắc tự do, bình đẳng trong Bộ luật dân sự được đảm bảo.

65

Thứ tám Trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) phải quy định bổ sung một số loại hợp

đồng thông dụng, bên cạnh những loại hợp đồng đã được quy định hiện nay. Bộ luật Dân sự hiện hành đã quy định riêng về 13 loại hợp đồng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhiều quan hệ hợp đồng mới đã hình thành, nhiều biến thể của các hợp đồng thông dụng đã xuất hiện mà chưa được Bộ luật Dân sự quy định như: hợp đồng cung cấp điện năng, nước, điện thoại; hợp đồng mua bán hoặc cho thuê doanh nghiệp hoặc cơ sở kinh doanh; hợp đồng cho thuê tài chính hợp đồng xây dựng; hợp đồng kỹ thuật; các hợp đồng liên quan đến hoạt động ngân hàng; hợp đồng đại lý, ủy thác, môi giới; hợp đồng liên doanh, liên kết kinh tế; hợp đồng tín thác…

66

KẾT LUẬN

Hợp đồng mua bán lúa trong dân chúng và lúa là loại tài sản của người nông dân tần tảo một nắng hai sương để tạo ra, người nông dân phải đổ mồi hôi

Qua nghiên cứu đề tài đã giúp bản thân hoàn thiện được hiểu rỏ và sâu sắc hơn các qui định của luật về giao kết hợp đồng mua bán lúa. Lúa là loại tài sản vô cùng quan trọng của con người Việt Nam nói chung cả nước nói riêng việc sản xuất củng như hoạt động mua bán lúa đã hình thành rất lâu đời, ban đấu chỉ là hình thức dùng lúa để đổi những vật dụng thiết yếu, nó trở thành thói quen của người nông dân khi tiến hành mua bán lúa với thương lái. Chủ thể của hợp đồng mua bán lúa chủ yếu là nông dân trực tiếp sản xuất ra lúa với thương lái bên bán và bên mua sẽ giao kết hợp đồng mua bán với nhau dựa trên chữ tín là chủ yếu hay nói cách khác thì khi xác lập quan hệ mua bán thông thường dự trên sự ưng thuận của chủ thể khi giao dịch các nội dung của hợp đồng. hình thức được hai bên sữ dụng là hợp đồng là hợp đồng miệng khi giao kết. Tuy nhiên trong hợp đồng mua bán lúa được giao kết lập thành văn bản để nhầm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người nông dân khi tham gia gia kết. Hợp đồng mua bán đôi khi cần được chú trọng trong việc ký kết đảm bảo quyên lợi hai bên, giá cả cùng là nguyên nhận hợp đồng đổ vỡ do chủ thể của hợp đồng đôi khi chủ thể phải khi thương lái hủy hợp đồng hay thương lái phải chịu thiệt khi bên nông dân không giao đủ số lượng do bên nông dân không dung cấp đủ cho thương lái vì giá cả thị trường lên cao, cần phảii có sân chơi cho thị trường mua bán lúa của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Tháp Mười nói riêng .

Xuất phát từ sự quan tâm về quan hệ mua bán hàng hóa, đề tài đã đi sâu nghiên cứu những vấn đề pháp lý về chế độ ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá, từ đó khẳng định vai trò và vị trí của hợp đồng mua bán hàng hoá với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế thị trường Việt Nam.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hợp đồng mua bán lúa và thực tiễn tại huyện

Một phần của tài liệu hợp đồng mua bán lúa, thực tiễn tại huyện tháp mười tỉnh đồngtháp (Trang 61 - 66)