Tình hình chung hoạt động mua bán lúa

Một phần của tài liệu hợp đồng mua bán lúa, thực tiễn tại huyện tháp mười tỉnh đồngtháp (Trang 50)

5. Kết cấu cu ̉a đề tài

3.1.1.Tình hình chung hoạt động mua bán lúa

Huyện Tháp Mười có một số lợi thế nhất định như sau:

15

Điều kiện tự nhiên huyện Tháp Mười

http://thapmuoi.dongthap.gov.vn/wps/portal/htm/!ut/p/c0/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os_jQEDc3n1AXEwMLU1MXA8_QEB9D 8wBLL58gE_2CbEdFAJTctbw!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/HTM/sithuyenthapmuoi/sitachinhquyen/sitathongtinve huyen/sitadieukientunhien/dieukientunhientm

51

- Huyện Tháp Mười ở phía Đông TP Cao Lãnh, nằm trên trục QL N2 nối liền TP Cao Lãnh với TP HCM, các trục kinh tế lúa gạo, thuận lợi trong việc phát triển giao lưu kinh tế theo các trục này, làm cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và thu hút đầu tư phát triển công nghiệp – đô thị.

- Đất đai phần lớn thuộc nhóm phù sa, độ phì khá, địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất và bố trí hệ thống thủy lợi. Nguồn nước ngọt quanh năm và cột nước bơm thấp, khả năng bồi lắng phù sa dồi dào thuận lợi cho việc bơm, tưới tiêu phục vụ trồng trọt, chăn nuôi

Thị trường tiêu thụ hàng lúa gạo của Tháp Mười chú trọng vào thị trường nội địa hàng hóa chuyển đi tiêu thụ khắp nơi trong nước và ra tới nước ngoài, thị trường tiêu thụ lúa gạo chủ yếu hàng hóa tập trung đi thị trường tiêu thụ tại thành phố Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, lúa gạo sau khi thương lái mua bán xong đưa xuống các phương tiện vận chuyển đi các vùng trong tỉnh và các huyện lân cận để xay xác chế biến thành phẩm, vì thị trường mua bán mặt dù một giống nhưng chất lượng khác nhau, tùy theo nhu cầu sử dụng mà người thương lái sử dụng chế biến thành phẩm khác nhau, đáp ứng cung cầu mà của thị trường, Tuy nhiên trong quá trình sản xuất còn gặp nhiều khó khăn thị trường tiêu thu luôn trong tình trạng được mùa rớt giá, nông dân hay bị thương lái ép giá, sức cạnh tranh của hàng nông sản chưa chưa cao do sản xuất mạnh ai nấy làm.

Cung cấp cho thị trường ngày càng đa dạng các sản phẩm, chất lượng không thay đổi.hình thức liên kết Mô hình sản xuất gắn với tiêu thụ được xem là xu hướng tất yếu góp phần đưa sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu. Những năm qua, mô hình này được huyện Tháp Mười thực hiện khá thành công. Để phát huy hiệu quả, huyện xây dựng kế hoạch hình thành vùng nguyên liệu, tạo ra nguồn sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp... thời gian qua, việc liên kết với doanh nghiệp đã mở ra hướng đi cho nông nghiệp địa phương, người nông dân được chủ động hơn khi bán lúa và giá cả cao hơn thị trường, hạn chế lớn tình trạng thương lái ép giá vào thời điểm thu hoạch rộ.

Ban hành tiêu chí xây dựng mô hình cánh đồng mẫu lớn. Tiêu chí này là căn cứ để xây dựng và chỉ đạo thực hiện mô hình cánh đồng lớn ở địa bàn tỉnh Đồng Tháp, làm cơ sở nhân rộng mô hình sản xuất lúa phát triển bền vững. Yêu cầu của mô hình cánh đồng lớn là hệ thống đê bao, giao thông nội đồng tương đối hoàn chỉnh, phù hợp cho việc chủ động sản xuất, đưa cơ giới hóa các khâu trong sản xuất lúa từ làm đất, đến thu hoạch. Nông dân tham gia mô hình với tinh thần tự nguyện, tuân thủ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chủ động tham gia mô hình. Mô hình phải có hợp tác xã, tổ hợp tác hoạt động tốt, Hội đồng quản trị có đủ năng lực điều hành và năng động trong sản xuất và hợp tác kinh doanh.

52

Đối với kỹ thuật canh tác, cần đẩy mạnh tăng cường năng lực sản xuất cho nông dân thông qua hình thức tọa đàm, tập huấn để nông dân áp dụng vào thực tiễn sản xuất. Bố trí mùa vụ thích hợp đảm bảo thời gian cách ly giữa 2 vụ ít nhất 20 ngày, áp dụng quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP.

Theo đó, quyết định cũng quy định tiêu chí về vệ sinh đồng ruộng, về lúa giống, hình thức gieo sạ, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục thuốc được phép sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam, 100% diện tích thu hoạch bằng cơ giới hóa. Đồng thời tiến tới thực hiện sổ tay ghi chép tình hình sản xuất lúa theo hướng VietGAP. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đã đóng vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển của cánh đồng mẫu lớn. Một số doanh nghiệp đã cung ứng vật tư nông nghiệp bảo đảm chất lượng và lãi suất bằng 0% cho nông dân. Thậm chí, một số doanh nghiệp như Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang cung ứng giống, thuốc bảo vệ thực vật, bao tiêu sản phẩm đầu ra, giúp người nông dân an tâm sản xuất. Các công ty này còn có đội ngũ cán bộ kỹ thuật trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất, vừa giúp tiết kiệm chi phí sản xuất vừa bảo đảm an toàn vệ sinh cho những loại nông sản mà nông dân sản xuất. Nhờ vậy, nông dân trong nhiều cánh đồng mẫu lớn giảm được chi phí sản xuất, có thu nhập cao hơn những người nông dân ngoài mô hình.Tuy nhiên, vai trò của các doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu lớn ở đồng bằng sông Cửu Long chưa thể hiện rõ nét. Thực tế cho thấy, số lượng các doanh nghiệp sẵn sàng ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm không nhiều, một phần do sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro, việc ký kết hợp đồng diễn ra trước khi tiến hành sản xuất nhưng định giá cả sau thu hoạch với rất nhiều biến động của thị trường nên nhiều doanh nghiệp không ký kết giá sàn mua. Có những trường hợp doanh nghiệp ký kết cả giá mua nhưng đến khi thu hoạch, giá cả thị trường sụt giảm, doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng, bỏ rơi người nông dân, không mua theo giá đã ký kết mà mua theo giá thị trường khi đó. Thậm chí, có doanh nghiệp còn ép giá, mua thấp hơn giá thị trường; có doanh nghiệp mua cầm chừng, buộc người nông dân phải bán cho thương lái và bị ép giá. Điệp khúc “được mùa mất giá” lại tái diễn. Trong khi đó, do tính pháp lý của các hợp đồng không cao nên các cấp chính quyền cũng không thể xử lý được các trường hợp này. Số lượng các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho người nông dân trong cánh đồng mẫu lớn hiện cũng chưa nhiều do năng lực tài chính của nhiều doanh nghiệp không lớn. Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long đều có quy mô nhỏ và siêu nhỏ (doanh nghiệp nhỏ chiếm 28,5%, doanh nghiệp siêu nhỏ 68,5%, doanh nghiệp vừa và lớn chỉ chiếm 3%). Khi sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn, thu hoạch cùng một thời điểm với số lượng lớn, những doanh nghiệp có năng lực tài chính yếu không có đủ cơ sở để phơi, sấy, bảo quản, thiếu nhân lực để mua bán, đặc biệt là không đủ tiền để trả cho một khối lượng nông sản lớn trong

53

cùng một lúc. Quan trọng hơn, doanh nghiệp không có nhiều thị phần trong việc tiêu thụ, không có thương hiệu lớn, bản thân họ cũng khó tìm thị trường nên khó có thể đảm bảo cho người nộng dân. Khó khăn trong bao tiêu sản phẩm cho nông dân còn do giữa doanh nghiệp và nông dân chưa thống nhất phương thức thu mua và tính giá cả. Tập quán của nông dân là bán lúa tươi cho thương lái ngay tại ruộng. Khi tham gia cánh đồng mẫu lớn, lúa tươi được vận chuyển về nhà máy và quy đổi về lúa khô để tính theo giá lúa khô. Cách thức quy đổi của nhà máy khiến nông dân chưa thật sự hài lòng. Thực tế thời gian qua cho thấy, một số doanh nghiệp chỉ muốn bán vật tư cho nông dân để kiếm lời chứ không muốn bao tiêu sản phẩm. Thậm chí, có một số doanh nghiệp không muốn ký kết hợp đồng đầu tư cung ứng với người nông dân trong cánh đồng mẫu lớn, nhất là doanh nghiệp tư nhân, vì họ sợ chịu rủi ro cao khi ứng vốn cho nông dân. Khi gặp rủi ro do thiên tai hay các nguyên nhân bất khả kháng khác, nông dân không trả được nợ cho doanh nghiệp, các doanh nghiệp kéo dài thời gian nợ ngân hàng, làm tăng lãi suất vốn vay, tăng giá thành chế biến sản phẩm.

3.1.2. Thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán lúa tại huyê ̣n Tháp Mười

3.1.2.1. Thuận lợi trong ký kết hợp đồng mua bán lúa

Thời gian qua, các địa phương tỉnh Đồng Tháp nói chung huyện Tháp Mười đã tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ lúa theo từng mùa vụ giữa doanh nghiệp với nông dân thông qua Hợp tác xã nông nghiệp, Tổ hợp tác mang lại hiệu quả cao. Nông dân trồng lúa trong tỉnh bước đầu xác định việc phải liên kết lại giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với doanh nghiệp thì sản xuất mới bền vững, không sợ trường hợp mùa vụ, liên kết sản xuất đã bộc lộ một số bất cập như: hợp đồng liên kết hợp tác sản xuất và tiêu thụ.hệ thống giao thông thuận lợi trên đường bộ và đường thủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các địa phương tập trung tháo gỡ những nút thắt trong quá trình thực hiện liên kết thời gian qua; tập trung hỗ trợ hợp tác xã thực hiện tốt mô hình này, đồng thời đề nghị các bên khi xây dựng hợp đồng phải thảo luận kỹ, chặt chẽ về các điều khoản và thi hành theo đúng nội dung đề ra. Bên cạnh đó, cần xác định rõ vai trò của mỗi tác nhân trong chuỗi liên kết cũng như tổ chức thực hiện lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc hợp tác liên kết đặt hàng với hợp tác xã, hộ nông dân trồng lúa của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; cũng cố, đẩy mạnh vai trò, uy tín, nâng cao năng lực quản lý, điều hành của hội đồng quản trị hợp tác xã; xây dựng phương án kinh doanh và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, Tổ hợp tác theo hướng đa dịch vụ để chủ động trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng liên kết đã ký.. nhưng trên thực tế hợp đồng được ký kết tại nông hộ thông thường hợp đồng cũng tuy theo công ty hay doanh nghiệp, đại diện bên mua tới ký kết với nông dân. Người nông dân nhiều khi không biết doanh nghiệp đó việc ký kết cũng sơ sài qua loa chì vài dòng chữ sơ sài. Còn các doanh nghiệp lớn thì hình thưc hợp đồng đồng được ký kết chặt chẽ.

54

Nhưng khi thanh lý hợp đồng thì có nhiều trường hợp xảy ra thường là chê này nọ không đạt chuẩn.

Thứ nhất, thực hiện cánh đồng mẫu lớn góp phần phát triển nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. Điểm mấu chốt trong thực hiện cánh đồng mẫu lớn là người nông dân phải gieo cấy cùng một loại giống, cùng một thời điểm, cùng quy trình sản xuất và kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, cánh đồng mẫu lớn khắc phục tình trạng không đồng đều về chất lượng do trình độ, kỹ thuật canh tác của các hộ nông dân khác nhau. Mô hình này cung ứng sản phẩm có chất lượng đồng đều, số lượng lớn, đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn còn giúp cho việc sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường cả về số lượng và chất lượng, bởi vì trước khi sản xuất, doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân với những điều khoản rõ ràng về số lượng cũng như tiêu chuẩn chất lượng; việc sản xuất phải bảo đảm đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Việc tiêu thụ lúa gạo thông qua hợp đồng có nhiều lợi ích: Nông dân có thị trường tiêu thụ nông sản ổn định, sản xuất hiệu quả, có lãi, còn doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu để phát triển sản xuất. tranh việc thương lái ép giá, Hợp đồng được ký kết vào đầu vụ sản xuất, đại diện doanh nghiệp sẽ cung ứng hạt giống vật tư nộng nghiệp, bằng các cuộc hội thảo chỉ đạo hướng dẫn nông dân thực hành các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, đồng thời thu mua sản phẩm sau khi thu hoạch, dịch vụ nông nghiệp được doanh nghiệp tổ hợp tác đâu tư. Nhiều năm qua, diện tích trồng lúa giống có bao tiêu sản phẩm của huyện đã được mở rộng, do có đầu ra ổn định, giá thu mua sản phẩm hợp lý phù hợp với hợp đồng thị trường tiêu thụ, kế hoạch tạm trữ kho bãi dự trữ được đầu tư 16

Ngày nay, nhu cầu của thị trường ngày càng đòi hỏi lúa phải có chất lượng cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Việc sản xuất theo quy trình kỹ thuật của cánh đồng mẫu lớn thực hiện theo phương châm “3 giảm, 3 tăng”, trong đó “3 giảm” là giảm giống, phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, giúp tạo ra những nông sản an toàn, chất lượng. Vì vậy, có thể nói, cánh đồng mẫu lớn đã đáp ứng yêu cầu sản xuất lúa gạo gắn với thị trường, đáp ứng được xu thế của thị trường lúa hiện đại. Mô hình này còn thúc đẩy sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn với công nghiệp chế biến, bởi lẽ những doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho những cánh đồng mẫu lớn đều là những doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị hàng hóa, những doanh nghiệp tiêu thụ hoặc những doanh nghiệp chế biến sâu các sản phẩm đó.

Thứ hai, thực hiện cánh đồng mẫu lớn góp phần thực hiện cơ khí hóa, điện khí

hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng nhanh các thành tựu khoa học, công nghệ trong sản xuất

16 Vai trò doanh nghiệp trong phát triển cánh đồng mẫu lớn

55

nông nghiệp. Việc sản xuất nông nghiệp nhỏ trên những cánh đồng manh mún với hệ thống bờ thửa ngăn cách rất khó cho việc thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất. Hơn nữa, sản xuất nhỏ lẻ, mỗi người có một lịch sản xuất khác nhau, việc xuống giống cũng như thu hoạch không cùng lúc cũng không thuận tiện cho việc áp dụng máy móc. Khi thực hiện cánh đồng mẫu lớn, việc cơ khí hóa, thủy lợi hóa và điện khí hóa được đẩy mạnh; Nhà nước và nông dân phải thiết kế lại đồng ruộng, bỏ bờ thửa, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, trạm bơm điện, nâng cấp hệ thống giao thông đến cánh đồng, xây dựng hệ thống điện 3 pha… Sản xuất với quy mô lớn, có cùng một quy trình và lịch trình theo mô hình cánh đồng mẫu lớn rất thuận tiện cho việc cơ giới hóa trong.

Thứ ba, Đảng ta xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông

nghiệp là xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, “phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao”. Quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn ở địa phương huyện Tháp Mười nói chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long thời gian qua cho thấy, người nông dân giảm được chi phí sản xuất, trong khi năng suất, chất lượng đều tăng. Vì vậy, khả năng cạnh tranh của nhiều loại nông sản trên thị trường và thu nhập của người nông dân cũng được tăng lên. Thực hiện cánh đồng mẫu lớn đã trở thành yêu cầu tất yếu để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp đồng bằng sông Cửu Long nói chung huyện tháp mười nói riêng. Tuy nhiên, để bảo đảm sự thành công của mô hình này, vai trò của doanh nghiệp là rất lớn. Chính vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của doanh nghiệp trong cánh đồng mẫu lớn là rất quan trọng, nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cánh đồng mẫu lớn hiện nay.

Cánh đồng mẫu lớn là mô hình “liên kết bốn nhà”: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Trong mối liên kết đó, “mỗi nhà” đều có vị trí, vai trò (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu hợp đồng mua bán lúa, thực tiễn tại huyện tháp mười tỉnh đồngtháp (Trang 50)