1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà

84 699 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 673 KB

Nội dung

Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà

Trang 1

Sinh viên: Bùi Minh Thành

Lớp: Luật Kinh Doanh K45

Giáo viên hướng dẫn: Ts Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

Ths Vũ Văn Ngọc

Đề tài:

Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn thực hiện tại

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Nhà nước

một thành viên (MTV) Xuân Hoà

Trang 2

M ục l ục

Mở đầu 4

Chương I CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ 5

1 Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế 5

1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường 7

2 Khái quát về hợp đồng đại lý 8

2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý 8

2.2 Khái quát về đại lý thương mại 12

2.3 Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005 3

3 Giao kết hợp đồng đại lý 14

3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý 14

3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý 15

3.3 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý 15

3.4 Hình thức giao kết hợp đồng đại lý 16

3.5 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý 16

4 Thực hiện hợp đồng đại lý 17

4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý 17

4.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý 18

5 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý 19

6 Trách nhiệm pháp lý khi vị phạm hợp đồng 19

7 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý 21

7.1 Giải quyết bằng hoà giải 21

7.2 Giải quyết bằng trọng tài 21

7.3 Giải quyết bằng toà án 23

Trang 3

CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY.

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUÂN HOÀ 27

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xuân hoà 27

1.1 Giới thiệu chung về công ty Xuân Hoà 27

1.2 Những khởi đầu xây dựng .28

2 Khái quát về quá trình hoạt động của công ty 30

2.1 Giai đoạn sản xuất theo kế hoạch 30

2.2 Giai đoạn tiếp tục đổi mới 34

3 Tổ chức bộ máy tại Công ty 38

3.1 Cơ cấu tổ chức 38

3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 39

3.3 Phạm vi hoạt động của Công ty Xuân Hoà 42

4 Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty 42

4.1 Phân loại lao động 43

4.2 Chế độ tiền lương 43

4.3 Chế độ BHXH,BHYT,KPCĐ 44

4.4 Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi 44

4.5 Hình thức kỷ luật lao động 45

4.6 Tranh chấp lao động và tình hình giải quyết tranh chấp 45

5 Một vài nét chính về việc thực hiện pháp luật và nghĩa vụ của Công ty 46

5.1 Việc quản lý chất lượng sản phẩm hàng hoá 46

5.2 Việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả 46

5.3 Việc thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước 46

5.4 Việc thực hiện trách nhiệm đối với xã hội 47

6 Hiệu quả sản xuất kinh doanh và mục tiêu của Công ty 48

II QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY 50

1 Khái quát về hoạt động đại lý của Công ty Xuân Hòa .50

Trang 4

2 Những nội dung cơ bản trong giao kết hợp đồng đại lý của Công ty 56

2.1 Chủ thể giao kết 56

2.2 Nguyên tắc, căn cứ giao kết hợp đồng 58

2.3 Nội dung giao kết hợp đồng 58

2.4 Quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm 63

3 Thực tế thực hiện các điều khoản về hợp đồng đại lý đại tại Công ty 64

3.1 Thực hiện các điều khoản về số lượng, chủng loại 64

3.2 Thực hiện các điều khoản về trách nhiệm và quyền hạn của mỗi bên 65

3.3 Thực hiện các điều khoản về thanh toán tiền hàng 65

3.4 Thực hiện các điều khoản về thời hạn và phụ lục hợp đồng 65

3.5 Thực hiện các điều khoản khác trong hợp đồng 67

CHƯƠNG III KIẾN NGHỊ 1 Khó khăn bất cập trong hoạt động đại lý của Công ty 68

1.1 Do có sự thay đổi các quy định pháp luật về hoạt động đại lý 68

1.2 Do các nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty 69

1.3 Do các nguyên nhân khác 71

2 Kiến nghị 72

2.1 Kiến nghị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật 72

2.2 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng nói chung 73

2.3 Kiến nghị về việc hoàn thiện chế độ hợp đồng đại lý 75

2.4 Kiến nghị đối với Công ty Xuân Hoà 76

2.5 Kiến nghị đối với đại lý 79

Kết luận 81

Danh mục tài liệu tham khảo 82

Trang 5

Mở bài

Trong đời sống xã hội của chúng ta nhu cầu giao lưu trao đổi buôn bán…gọichung là giao dịch dân sự là một nhu cầu tất yếu khách quan Để điều chỉnh và đảmbảo tính hiệu lực của các giao dịch đó pháp luật về hợp đồng đã ra đời và ngày càngchứng tỏ được vai trò quan trọng đặc biệt của mình Hợp đồng chính là sự thỏa thuậngiữa các bên về việc xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ nào đó Phápluật về hợp đồng hiện nay đã cơ bản hoàn thiện với những quy định ràng buộc chặtchẽ Để hiểu rõ hơn bản chất, vai trò, nội dung các hình thức, chủ thể và các vấn đềkhác của hợp đồng Thông qua quá trình nghiên cứu thực tại Công ty Xuân Hoà, tôi

chọn đề tài “Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà” Đồng thời đây cũng là dịp tôi khải

nghiệm những kiến thức mà mình đã tích luỹ được trong suất thời gian ngồi trên GiảngĐường đại học

Bố cục của bài viết được kết cấu thành ba chương:

Chương I: Cơ sở lý luận về hợp đồng đại lý

Chương II: Thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng đại lý tại Công ty

Chương III: Kiến nghị

Trong suất quá trình thực tập và nghiên cứu tại Công ty TNHH Nhà nước mộtthành viên Xuân Hoà, tôi đã được sự giúp đỡ rất tận tình của toàn thể CBCNV củaCông ty đặc biệt là những CBCNV phòng Kinh doanh nơi tôi trực tiếp thực tập Hơnnữa với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ và ThS Vũ Văn Ngọc

đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập chuyên ngành của mình Thông qua bài viết nàytôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới toàn thể Công ty, TS Nguyễn Thị Thanh Thuỷ

và ThS Vũ Văn Ngọc đã giúp tôi hoàn thành đề tài thực tập của mình

Trang 6

Chương I CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ

1 Cơ sở lý lụân về hợp đồng trong nền kinh tế thị trường.

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng kinh tế

*Khái niệm

Hợp đồng kinh tế: Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, hợp đồng kinh tế

là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiệncông việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học

kỹ thuật và các thỏa thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền

và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình Như vậy, theokhái niệm này thì mục đích của hợp đồng kinh tế nhằm thực hiện công việc sản xuất,trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác Về hình thức của hợpđồng chủ yếu là văn bản Còn các hình thức lời nói, thông điệp, dữ liệu điện tử cũngnhư các hình thức khác chưa được quy định chính thức Chủ thể của hợp đồng kinh tếtrong pháp lệnh này là các pháp nhân và cá nhân có đăng ký kinh doanh

Nhưng theo quan điểm mới thì hợp đồng kinh tế được hiểu theo nghĩa rộng hơn

về chủ thể và hình thức Chủ thể của hợp đồng kinh tế giờ đây không chỉ dừng lại ởpháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh nữa mà rộng ra với người làm công táckhoa học kỹ thuật, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, ngư dân, cá thể, cá nhân, tổchức nước ngoài Nhưng mục đích thì vẫn không thay đổi đó là sinh lời không kể việcgiao kết hợp đồng để thực hiện các công việc khác nhau như sản xuất, kinh doanh,

Hợp đồng thương mại: Trong Luật thương mại 2005 của Việt nam không quy

định cụ thể hợp đồng thương mại như thế nào Mà chỉ đề cập đến các khái niệm hoạtđộng thương mại, hành vi thương mại, vi phạm hợp đồng…Tuy nhiên, theo các quyđịnh có liên quan trong Luật thương mại, chúng ta có thể nhận biết được hoạt độngthương mại qua các yếu tố như chủ thể, mục đích, hình thức quan hệ thương mại

Trang 7

Về chủ thể: Theo điều 2 của Luật thương mại: các thương nhân hoạt độngthương mại, các tổ chức cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại đều là chủ thểcủa Luật thương mại Để trở thành thương nhân các cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên cónăng lực hành vi dân sự đầy đủ, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đủ điều kiện đểkinh doanh thương mại theo quy định của pháp luật nếu có yêu cầu hoạt động thươngmại thì cơ quan nhà nước có toàn quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh vàtrở thành thương nhân.

Về mục đích: hợp đồng trong lĩnh vực thưong mại là nhằm thực hiện các hành

vi thương mại cụ thể sau: mua bán hàng hóa, đại diện cho thương nhân, môi giớithương mại, ủy thác mua bán hàng hóa, đại lý thương mại, gia công trong thương mại,đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao nhận hàng hóa, dịch vụ giám địnhhàng hóa, quảng cáo thương mại, trưng bày giới thiệu hàng hóa

Về hình thức: theo quy định của Luật thương mại, hình thức của hợp đồngthương mại có thể là lời nói, văn bản, hành vi cụ thể hoặc các thông điệp, dữ liệu điện

tử và các hình thức thông tin điện tử khác Như vậy, hình thức của hợp đồng theo Luậtthương mại cũng rất đa dạng và phong phú

Thông qua chủ thể, mục đích, hình thức của hợp đồng thương mại chúng ta cóthể hiểu hợp đồng thương mại tương tự như hợp đồng kinh tế Vì thực ra hai lĩnh vựcnày có quan hệ với nhau vô cùng chặt chẽ Hiện nay hai loại hợp đồng này có tên gọichung là hợp đồng kinh doanh thương mại

* Đặc điểm của hợp đồng kinh doanh thương mại.

Về nội dung: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết nhằm phục vụ hoạt

động sản xuất kinh doanh, đó là việc thực hiện các công việc sản xuất, trao đổi hànghoá dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các hoạt động khácnhằm mục đích sinh lợi

Trang 8

Về hình thức: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết dưới các hình

thức văn bản hoặc các tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương như: điện,báo, telex, fax

Về chủ thể: hợp đồng kinh doanh thương mại được giao kết giữa pháp nhân với

pháp nhân hoặc giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh Như vậy, trongquan hệ hợp đồng kinh tế phải có ít nhất một bên là pháp nhân Ngoài ra, những ngườilàm công tác khoa học, nghệ nhân, hộ gia đình, hộ nông dân, hộ ngư dân, các tổ chức,

cá nhân nước ngoài cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng kinh tế khi họ ký kếthợp đồng kinh tế với pháp nhân

1.2 Vai trò của hợp đồng trong nền kinh tế thị trường

Như chúng ta đã biết trong nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấptrước đây hợp đồng kinh tế được coi là một công cụ cơ bản để quản lý nền kinh tế xãhội chủ nghĩa Hợp đồng kinh tế được kí kết theo chỉ tiêu theo kế hoạch của Nhà nước.Mỗi khi các chỉ tiêu kế hoạch thay đổi thì các bên tham gia kí kết hợp đồng cũng phảithay đổi nội dung kí kết cho phù hợp Nếu các bên vị phạm hợp đồng tức là vi phạm kếhoạch của Nhà nước Như vậy trong giai đoạn này chỉ tiêu kế hoạch là cơ sở để các bêntham gia kí kết hợp đồng Trong giai đoạn này, hợp đồng kinh tế chỉ là phương tiện đểcác xí nghiệp, các đơn vị của Nhà nước trao đổi sản phẩm với nhau một cách hìnhthức, đó là sự ghi nhận sự cấp phát vật tư, sản phẩm của Nhà nước cho các đơn vị kinh

tế và sự giao nộp sản phẩm của các đơn vị kinh tế cho Nhà nước Hợp đồng kinh tếhoàn toàn mất đi ý nghĩa đích thực của nó với tư cách là hình thức pháp lý chủ yếu củaquan hệ trao đổi

Trong nền kinh tế thị trường hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận của các chủ thểkinh doanh theo nguyên tắc tự do, tự nguyện, các bên cùng có lợi Nhà nước chỉ có thể

sử dụng pháp luật để tác động vào các quan hệ hợp đồng để đảm bảo lợi ích chính đángcủa các bên tham gia quan hệ hợp đồng và lợi ích chung của toàn xã hội Trong nềnkinh tế thị trường sản phẩm được làm ra để trao đổi mua bán do đó hợp đồng là công

cụ, là cơ sở để xây dựng và thực hiện kế hoạch của các chủ thể kinh doanh, làm cho kế

Trang 9

hoạch sản xuất kinh doanh của họ phù hợp với thị trường Qua đó các nhà sản xuấtkinh doanh có căn cứ để xây dưng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho mình Đó là mụctiêu đầu vào, nơi tiêu thụ sản phẩm đầu ra, chất lượng số lượng, giá…Sự thỏa thuận đóđảm bảo sự bình đẳng thực sự của các bên, thể hiện ý chí nguyện vọng của họ Hợpđồng luôn phản ánh những đòi hỏi, những điều kiện cụ thể của các chủ thể tham giagiao kết hợp đồng kinh tế Rõ ràng hợp đồng kinh tế là công cụ của các nhà kinh doanhchứ không phải công cụ của nhà nước như trước đây Vì thông qua việc đàm phán giaokết hợp đồng người ta có thể nắm được nhu cầu của thị trường về sản phẩm dịch vụcủa mình và kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch sản xuất kinh doanh Hợp đồng kinh

tế có tác dụng chuyển các quan hệ kinh tế khách quan thành các quan hệ pháp luật cụthể cho nên nó trở thành hình thức pháp lý để hình thành quan hệ thị trường

Hợp đồng kinh tế được giao kết đúng với pháp luật của nhà nước cho nên nóđược coi là luật của các bên tham gia giao kết Khi đã giao kết các bên phụ thuộc lẫnnhau, đồng thời bảo đảm quyền và lợi ích của các bên Như vậy vai trò của hợp đồngkinh tế trong giai đoạn hiện nay khác với vai trò của hợp đồng kinh tế trong thời kỳ kếhoạch hóa tập trung bao cấp trước đây vì vây phải hiểu rõ vai trò bản chất của hợpđồng kinh tế mới có thể xây dựng được những quy định về hợp đồng kinh tế với nhữngđòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trường

2 Khái quát về hợp đồng đại lý.

Trước khi có luật thương mại 1997, việc giao kết và thực hiện hợp đồng đại lyvẫn phải dựa trên các văn bản pháp luật chung về hợp đồng Vì vậy việc nghiên cứukhái quát về hợp đồng đại lý thực chất là nghiên cứu về hợp đồng nói chung

2.1 Quá trình phát triển của pháp luật về hợp đồng đại lý

* Chế độ hợp đồng kinh tế trước pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989

Sau khi Miền bắc được hoàn toàn giải phóng thì cách mạng Việt nam chuyểnsang một giai đoạn mới: xây dựng CNXH ở Miền bắc làm hậu phương vững chắc đểchi viện cho Miền nam; thực hiện cuộc cách mạng dân chủ ở Miền nam Trong thời kỳquá độ này ta có nhiều thành phần kinh tế cùng đan xen tồn tại, kinh tế quốc doanh,

Trang 10

kinh tế tập thể mới hình thành, kinh tế tư bản tư doanh còn chưa được cải tạo, kinh tế

cá thể vẫn còn tồn tại Để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh củacác thành phần kinh tế, Chính phủ đã ban hành điều lệ tạm thời về hợp đồng trong hoạtđộng kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định số 735/TTg ngày 10/4/1956 Văn bảnnày không điều chỉnh quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức nhằm mục đích lợi nhuận

Như vậy,thông qua điều lệ tạm thời này Chính phủ đã có một văn bản pháp luậtriêng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong hoạt động kinh doanh Theo văn bản phápluật này thì hợp đồng được hiểu là bằng cách: hai hay nhiều đơn vị kinh doanh tựnguyện cam kết với nhau để thực hiện nhiệm vụ nhất định, trong thời hạn nhất địnhnhằm mục đích phát triển kinh doanh công thương nghiệp góp phần thực hiện kế hoạchnhà nước Hợp đồng kinh doanh được xây dựng trên nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện,bình đẳng, thật thà các bên cùng có lợi và cùng có lợi cho sự phát triển kinh tế đấtnước Việc thi hành điều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh đã góp phần vào côngviệc khôi phục và phát triển kinh tế đất nước, động viên sự đóng góp của các thànhphần kinh tế Có thể nói điều lệ tạm thời này là văn bản pháp luật đầu tiên đặt nềnmóng cho sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế ở nước ta

Năm 1960 khi mà chúng ta đã căn bản hoàn thành công cuộc cải tạo XHCN và

mở đầu cho việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Lúc bấy giờ trong nền kinh tế

về cơ bản chỉ tổn tại hai thành phần kinh tế là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.Hoạt động kinh tế phải tuân theo kế hoạch thống nhất của nhà nước Do vậy điều lệtạm thời số 735/TTg không còn phù hợp nữa vì việc ký kết hợp đồng kinh doanhkhông còn là việc riêng của các nhà kinh doanh nữa mà là trực tiếp phục vụ cho chỉtiêu kế hoạch của nhà nước Trong điều kiện đó, Chính phủ đã ban hành Điều lệ tạmthời về hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 04/TTg ngày 4/1/1960 để thay thế điều

lệ cũ Khái niệm hợp đồng kinh tế đã được sử dụng đầu tiên trong Nghị định này Cóthể nói đây là sự ra đời của chế độ hợp đồng kinh tế và cũng chính là sự ra đời của hợpđồng kinh tế ở nước ta Mục đích của việc ban hành điều lệ này là thông qua việc kýkết hợp đồng kinh tế mà tăng cường trách nhiệm và quan hệ giữa các xí nghiệp quốcdoanh, cơ quan nhà nước trong việc bảo đảm thực hiện kế hoạch của nhà nước và

Trang 11

những nguyên tắc của chế độ hoạch toán kinh tế Hợp đồng kinh tế nói trong điều lệtạm thời này là hoạt động sản xuất về cung ứng và tiêu thụ hàng hóa về vận tải, baothầu xây dựng…Cở sở để ký kết hợp đồng kinh tế là chỉ tiêu kế hoạch Theo đó, hợpđồng kinh tế chỉ tồn tại trong khu vực kinh tế quốc doanh Hợp đồng được ký giữa cácđơn vị kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã không được coi là hợp đồng kinh tế vì cáchợp tác xã chưa phải là đơn vị hạch toán kinh tế , trình độ kế hoạch còn thấp.

Điều lệ tạm thời này được áp dụng đến năm 1975 Qua 15 năm thực hiện cùngvới nhiều văn bản liên quan đã dần đưa hợp đồng kinh tế vào nề nếp, góp phần thúcđẩy công tác kế hoạch hóa, hoàn thành kế hoạch của nhà nước Nhưng trong điều kiệnmới đã đến lúc cần phải có điều lệ chính thức về hợp đồng kinh tế nhằm đáp ứng yêucầu mới của quản lý kinh tế với mục tiêu: xóa bỏ lối quản lý hành chính bao cấp, thựchiện quản lý theo phương thức hạch toán kinh doanh XHCN, khắc phục các tổ chứcquản lý thủ công, phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách tổ chức quản lý thủcông phân tán theo lối sản xuất nhỏ, xây dựng cách thức quản lý nên công nghiệp lớnnhằm thúc đẩy quá trình đưa nền kinh tế chuyển từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớnXHCN Đồng thời tăng cường pháp chế XHCN Ngày 10/3/1975 Chính phủ đã banhành điều lệ về chế độ hợp đồng kinh tế kèm theo Nghị định số 54-CP

* Giai đoạn từ năm 1989 đến 2005

Ngày 25/5/1989, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế được ban hành, và là văn bản phápluật đã điều chỉnh quan hệ kinh tế một cách chung nhất trong bối cảnh những năm đầucủa thời kỳ đổi mới Các văn bản được ban hành sau đó như Nghị định 17/HĐBT ngày16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh

tế và Quyết định số 18/HĐBT ngày 16/1/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về việc ký kết

và thực hiện hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh và nhiều văn bản khác hướng dẫncủa cơ quan có liên quan hình thành nên một hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế.Ngoài những thành công của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế trong việc quản lý kinhdoanh, góp phần tăng cường pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việcsản xuất kinh doanh theo pháp luật trong lĩnh vực kinh tế bước đầu tạo đà cho việc sản

Trang 12

xuất kinh doanh theo pháp luật trong cơ chế kinh tế mới Pháp lệnh hợp đồng kinh tếngày càng tỏ ra không phù hợp với sự sôi động của nền kinh tế thị trường Chính vì vậycũng đã có nhiều quan điểm khác nhau về sự tồn tại, sửa đổi thay vì bỏ Pháp lệnh hợpđồng kinh tế hoặc đưa ra những chế định hợp đồng trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tếvào Bộ luật dân sự.

Năm 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ Luật dân sự với 838 điều, đánh dấu mộtbước quan trọng vì xét về đối tượng điều chỉnh phạm vi áp dụng đến nội dung cũngnhư kỹ thuật lập pháp, có thể nói Bộ luật dân sự đã góp phần vô cùng quan trọng vàoviệc thực hiện chính sách đổi mới và nhất là việc dân sự hoá các quan hệ xã hôi vốn đãđược hành chính hoá trong nhiều năm duy trì cơ chế quản lý tập trung kế hoạch hoá,nhất là các quy định về chế độ hợp đồng

Hoạt động đại lý trong nền kinh tế thị trường diễn ra ngày càng sôi động, chính

vì vậy mà Chính phủ ban hành Nghị định 25/CP ngày 25/4/1996 về quy chế đại lý muabán hàng hoá để điều chỉnh các hợp đồng đại lý Từ giai đoạn này mới có một văn bảnpháp luật riêng rã điều chỉnh hoạt động đại lý Còn trước đó lĩnh vực này cũng đượccác quy định của hợp đồng kinh tế điều chỉnh Nhưng hoạt động thương mại ngày càngphát triển mạnh mẽ đòi hỏi phải có một văn bản pháp luật riêng điều chỉnh

Để đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế, Luật thương mại đã được Quốc hộithông qua ngày 10/5/1997 và có hiệu lực từ ngày 1/1/1998: Trong đó có quy định vềhợp đồng đại lý Về bản chất, Luật thương mại sẽ bổ sung cho Bộ luật dân sự Do vậy,các quy định của hợp đồng thương mại trong Luật thương mại được xây dựng và cụ thểhoá trên các nguyên tắc của hợp đồng dân sự Sau hơn 7 năm có hiệu lực áp dụng, Luậtthương mại cũng đã bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ cần phải sửa đổi

* Giai đoạn 2005 – nay.

Đây là giai đoạn mà nước ta có nhiều thay đổi nhất và cũng là gai đoạn mở cửahội nhập mạnh mẽ nhất của nền kinh tế nước ta Trong giai đoạn này, để hội nhập vàgiao lưu với thế giới chúng ta gần như đã phải thay đổi và hoàn thiện toàn bộ pháp luậtcủa mình Trong đó có sự thay đổi hai văn bản pháp luật đáng chú ý, đó là sự thay thể

Trang 13

Bộ luật dân sự năm 1995bằng Bộ luật dân sự mới có hiệu lực vào năm 2005 và Luậtthương mại 1997 được thay thể bằng Luật thương mại mới có hiệu lực vào năm 2006.Hai văn bản luật này tuy mới đi vào thực tế nhưng đã chứng minh sự ưu việt hơn hẳncác văn bản pháp luật trước đó Đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, tính ưu việt đượcthể hiện rõ nét nhất với việc Luật thương mại đã điều chỉnh được hầu hết các quan hệthương mại phát sinh Trong hoạt đông đại lý với luật thương mại cũ thì chỉ có đại lýbán hàng Còn luật thương mại mới hoạt động đại lý đã được mở rộng ra tất cả cáclĩnh vực hàng hoá dịch vụ và các hoạt động khác mang tính thương mại.

2.2 Khái quát về đại lý thương mại

Theo điều 3 Luật thương mại hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thươngmại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Hoạt động đại lý cũng là một trongcác hoạt động thương mại do đó cũng thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại

Theo điều 166 Luật thương mại thì đại lý thương mại là hoạt động thương mại,theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mìnhmua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý chokhách hàng để hưởng thù lao

Chủ thể của hợp đồng đại lý, theo điều 167 Luật thương mại thì bao gồm bêngiao đại lý và bên đại lý Trong đó, bên giao đại lý là thương nhân giao hàng hoá chođại lý bán hoặc giao tiền mua hàng cho đại lý mua hoặc là thương nhân uỷ quyền thựchiện dịch vụ cho đại lý cung ứng dịch vụ Bên đại lý là thương nhân nhận hàng hoá đểlàm đại lý bán, nhận tiền mua hàng để làm đại lý mua hoặc là bên nhận uỷ quyền cungứng dịch vụ

Phương thức đại lý có một số khác biệt căn bản với các phương thức khác Bêngiao đại lý không phải là người sử dụng hàng hoá, dịch vụ của bên đại lý Hàng hoá,dịch vụ được giao cho bên đại lý để cung cấp cho người thứ ba nhưng khi giao hàng thìhàng hoá, dịch vụ vẫn thuộc sở hữu của bên đại lý nếu không có thoả thuận khác Nhưvậy, đại lý là trung gian giữa người mua và người bán

Trang 14

Bên giao đại lý được hưởng thù lao từ bên giao đại lý qua việc bán hàng, cungcấp dịch vụ, khoản thù lao này chủ yếu dưới hình thức là hoa hồng Như vậy, số tiềnthù lao này cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ của bên đại

lý Ngoài ra để khuyến khích các đại lý bên giao đại lý còn có các phần thưởng, sự hỗtrợ để các đại lý hoạt động tốt Bên đại lý phải thoả mãn cơ sở vật chất cũng như kênhphân phối sản phẩm và các điều kiện khác nếu có, vì đại lý với tư cách là người đạidiện của bên giao đại lý đối với khách hàng, họ phải bảo đảm được uy tín và hình ảnhcủa bên giao đại lý đối với khách hàng

Theo điều 169 Luật thương mại 2005, quy định 3 hình thức đại lý Cụ thể:

* Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọnvẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý

* Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bêngiao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứngmột hoặc một số loại dịch vụ nhất định

* Tổng đại lý mua bán hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý

tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứngdịch vụ cho bên giao đại lý Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc Cácđại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh nghĩa của tổngđại lý

Ngoài ra còn có các hình thức khác mà các bên thoả thuận

2.3 Những điểm mới về hợp đồng đại lý trong Luật thương mại 2005

Có thể nói luật thương mại 2005 ra đời đã đưa hạt động thương mại lên đúng vịtrí của nó, điểu này được thể hiện rất rõ trong phạm vi điều chỉnh của nó Theo Luậtthương mại 2205 phạm vi áp dụng là tất cả các hoạt động thương mại phát sinh bêntrong và bên ngoài lãnh thổ Việt nam miễm là các bên thoả thuận áp dụng nó, chủ thểtham gia có thể là các cá nhân hoạt động thương mại một cách thường xuyên và độclập không cần có đăng kí kinh doanh Còn Luật thượng mại 1997 chỉ có phạm vị vàđối tượng áp dụng vô cùng nhỏ hẹp trong lãnh thổ Việt nam và để kí kết hợp đồng thìcác chủ thể phải có đăng kí kinh doanh

Trang 15

Còn trong hoạt động đại lý: Cụm từ “Đại lý mua bán hàng hoá” được thay thếbàng cụm từ “Đại lý thương mại” Như vậy theo luật thương mại 2005 đối tượng điềuchỉnh của hoạt động đại lý không chỉ dừng lại ở những hàng hoá hữu hình nữa, mà đã

mở rộng ra các lĩnh vực dịch vụ

Ngoài ra trong Luật thương mại còn có rất nhiều điểm mới cần chú ý, nhưngtrong phạm vi của bài viết có hạn nên không thể đề cập đến

3 Giao kết hợp đồng đại lý.

3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng đại lý

* Nguyên tắc tự nguyện: Nội dung chính của nguyên tắc này thể hiện ở chỗ:

việc giao kết hợp đồng thương mại phải dựa trên cơ sở tự do ý chí của các bên trongquan hệ hợp đồng, bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân đều không được áp đặt ý chícủa mình cho bên tham gia quan hệ hợp đồng Khi xác lập quan hệ hợp đồng các chủthể có quyền tự do lựa chọn bạn hàng, thời điểm giao kết, bàn bạc, thoả thuận nội dungcủa hợp đồng Tuy nhiên, các bên khi sử dụng quyền giao kết hợp đồng phải tuân theocác quy định Không được phép lợi dụng giao kết hợp đồng kinh tế để hoạt động tráipháp luật Đối với các tổ chức kinh tế chức năng sản xuất kinh doanh trong các lĩnhvực thuộc đặc quyền của Nhà nước thì không được lợi dụng quyền giao kết hợp đồng

để đòi hỏi điều kiện bất bình đẳng với bạn hàng

* Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: Trong quan hệ kinh doanh thì lợi ích là

động lực thúc đẩy hành động của các chủ thể Theo nguyên tắc này thì nội dung củahợp đồng đảm bảo được lợi ích kinh tế của các bên cũng như sự tương ứng về quyền vànghĩa vụ đối với bất cứ tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế nào Tính bình đẳngnày không phụ thuộc vào quan hệ sở hữu và quan hệ quản lý của chủ thể

* Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản: Các bên tham gia quan hệ hợp

đồng kinh tế phải tự mình gáng vác trách nhiệm tài sản, gồm phạt vi phạm hợp đồng vàbồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm hợp đồng đã giao kết Các cơ quan Nhànước, các tổ chức kinh tế khác không thể đứng ra chịu trách nhiệm tài sản thay cho bên

vi phạm

Trang 16

* Nguyên tắc không trái với pháp luật đòi hỏi việc giao kết và thực hiện hợp đồng phải hợp pháp: Điều này có nghĩa là mọi thoả thuận trong hợp đồng phải hoàn

toàn không trái với những quy định của pháp luật, không được lợi dụng giao kết hợpđồng để hoạt động trái pháp luật Vấn đề này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệtrật tự, kỷ cương trong lĩnh vực hợp đồng kinh tế, cũng như hợp đồng thương mại

3.2 Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý

Chủ thể giao kết hợp đồng đại lý là thương nhân, Theo điều 6 Luật thương mạithì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt độngthương mại thường xuyên và có đăng ký kinh doanh Thương nhân được quyền hoạtđộng thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức mà phápluật không cấm

3.2 Nội dung giao kết hợp đồng đại lý

Trong luật thương mại không quy định nội dung giao kết của hợp đồng thươngmại, nhưng trên cơ sở quyền và nghĩa vụ của các bên, chúng ta có thể khái quát nộiđung giao kết thành các điều khoản sau

* Điều khoản chủ yếu: Đây là những điều khoản băt buộc không thê thiếu trong

hợp đồng Nếu thiếu một trong các điều khoản này thì hợp đồng không có giá trị pháp

lý Các điều khoản chủ yếu gồm các điều kiện sau:

- Họ tên và địa chỉ pháp lý của các bên giao kết hợp đồng thương mại

- Hàng hoá dịch vụ mà các bên thoả thuận làm đại lý

- Chủng loại hàng hoá các bên thoả thuận đại lý

- Thời hạn phương thức và điạ điểm giao hàng

- Giá cả và chiết khấu

- Phương thức và địa điểm thanh toán

- Chế độ thưởng phạt và bồi thường thiệt hại

- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng

* Điều khoản tuỳ nghi: là những điều khoản mà các bên thoả thuận với nhau

trong khuôn khổ pháp luật Khi một văn bản pháp luật quy định các bên có thể thoảthuận với nhau về một số điều khoản nào đó, thì các bên có quyền thoả thuận hoặc

Trang 17

không thoả thuận Nếu thoả thuận thì các bên có nghĩa vụ phải thực hiện các điềukhoản đó, còn không thoả thuận thi nghiễm nhiên không phải thực hiện Trong hợpđồng thương mại thì các điều khoản về thoả thuận trong tài giải quyết tranh chấp, hoàgiải, kiểm dịch, giám định là những điều khoản tuỳ nghi mà các bên có thể thoảthuận với nhau.

* Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được quy

định sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật Các bên có thể lựa chọn đưa hoặckhông đưa vào trong hợp đồng, nhưng theo quy định của pháp luật thì các bên tham giagiao kết hợp đồng vẫn phải thực hiện như là một điều khoản bắt buộc Trong hợp đồngnói chung hợp đồng thương mại nói riêng thì các điều khoản về khung hình phạt, cácđiều khoản về trình thụ thủ tục giải quyết tranh chấp là bắt buộc với các bên

và các loại tài liệu giao dịch khác có giá trị pháp lý tương đương văn bản như điện báo,telex, fax, và các hình thức khác theo quy định của pháp luật

Tuy nhiên các văn bản pháp luật của một số nước cũng quy định rất khác nhau

về hình thức của hợp đồng Luật của nước Anh quy định những hợp đồng có giá trị từ

10 bảng Anh thì phải giao kết bằng văn bản, luật của Mỹ lại quy định những hợp đồnggiao kết có giá trị từ 500$ trở lên thì phải giao kết bằng văn bản Còn theo Công ướcViên 1980 thì quy định hợp đồng không bị giới hạn bởi hình thức, miễn là các bên cóthể chứng minh hợp đồng đã được giao kết

3.4 Trình tự thủ tục giao kết hợp đồng đại lý

Bất cứ loại hợp đồng nào cũng phải được giao kết theo một trình tự thủ tục nhấtđịnh, đó là các cách thức, các bước mà các bên phải tiến hành nhằm xác lập một quan

Trang 18

hệ hợp đồng có giá trị pháp lý Trong hoạt động thương mại tồn tại hai hình thức giaokết hợp đồng, giao kết trực tiếp và giao kết gián tiếp.

* Giao kết trực tiếp: là trường hợp đại diện của các bên trực tiếp gặp gỡ nhau và

cùng trao đổi với nhau về các điều khoản trong hợp đồng Sau khi trao đổi bàn bạc kỹlưỡng các bên đi đến thống nhất các nội dung và tiến hành ký kết hợp đồng Hiện nayhình thức này là hình thức giao kết nhanh chóng và hiệu quả nhất Trong hoạt độngthương mại, những hợp đồng quan trọng các bên thường trực tiếp gặp gỡ nhau rồi tiếnhành đàm phán đi đến giao kết

* Giao kết gián tiếp: là phương thức giao kết mà theo đó các bên gửi cho nhau

văn bản, tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứađựng các nội dung giao dịch Quá trình giao kết gián tiếp thường trải qua hai giai đoạn

- Giai đoạn một: Một bên đề nghị hợp đồng thông báo ý định giao kết cho bênmời giao kết Trong đề nghị đưa ra phải đưa ra đầy đủ các nội dung định giao dịch Lời

đề nghị này phải rõ ràng chính xác tránh gây hiểu lầm cho bên kia

- Giai đoạn hai: Bên được đề nghị sau khi nhận được văn bản tài liệu giao dịchtiến hành xem xét kiểm tra các nội dung nghi trong tài liệu Sau khi tìm hiểu kĩ các nộidung sẽ trả lời cho bên đề nghị biết có đồng ý hay không đồng ý với những nội dungtrong tài liệu Nếu đồng ý một số nội dung và bổ xung thêm nội dung mới thì coi nhưmột đề nghị giao kết mới

Hợp đồng giao kết bằng hình thức gián tiếp được coi là hình thành và có giá trịpháp lý từ khi các bên nhận dược tài iệu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả cácđiều khoản trong nội dung của hợp đồng Căn cứ xác định sự giao kết hợp đồng là bênnhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự đồng ý

Bộ luật dân sự và Luật thương mại quy định về giao kết hợp đồng, thời hạn trảlời giao kết hợp đồng, điều kiện thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng khá chi tiết

và đầy đủ

4 Thực hiện hợp đồng đại lý.

4.1 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng đại lý

Trang 19

Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng và đầy đủ các nội dung trong hợp đồng đại

lý trên tinh thần hợp tác, tôn trọng lợi ích của nhau Thực hiện đúng có nghĩa là thựchiện đúng đối tượng, chất lượng chủng loại, thời hạn, giá và phương thức thanh toáncũng như các thoả thuận khác Hợp tác, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thựchiện hợp đồng Theo nguyên tắc này, các bên phải hợp tác thường xuyên theo đó quátrình thực hiện hợp đồng giúp đỡ lẫn nhau khắc phục khó khăn đồng thời thực hiện đầy

đủ và nghiêm chỉnh các nghĩa vụ đã cam kết Ngay cả khi tranh chấp xảy ra các bênphải chủ động thương lượng giải quyết Như vậy, nguyên tắc này không chỉ có ý nghĩatrong thực tế thực hiện hợp đồng mà còn giúp phòng ngừa ngăn chặn và giải quyết cáctranh chấp có thể sảy ra

4.2 Các biện pháp bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng đại lý

Các biện pháp bảo đảm được quy định hết sức cụ thể trong bộ luật dân sự Theođiều 324 có các biện pháp sau:

* Cầm cố tài sản: Là dùng tài sản thuộc quyền sở hửu của mình để đảm bảo cho

việc thực hiện hợp đồng Việc cầm cố tài sản phải lập thành văn bản Người giữ vậtcầm cố phải có nghĩa vụ bảo quản, không được bán, tặng, cho thuê, cho mượn, trao đổitài sản cầm cố trong thời hạn văn bản cầm cố tài sản còn hiệu lực

* Thế chấp tài sản: là việc bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của

mình để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng Bên thế chấp tài sản phải có nghĩa vụbảo đảm nguyên giá trị của tài sản, không được chuyển dịch quyền tài sản cho ngườikhác trong thời hạn văn bản thế chấp có hiệu lực pháp lý

* Bảo lãnh tài sản: là sự bảo đảm tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận

bảo lãnh để chịu trách nhiệm về tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này viphạm hợp đồng đã giao kết Người nhận bảo lãnh phải có tài sản không ít hơn giá trịhợp đồng được bảo lãnh

* Đặt cọc: là trường hợp một bên gaio cho bên kia một tài sản (tiền, kim khí

quý, ) để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng

* Ngoài các hình thức trên trong Bộ luật dân sự còn có các hình thức khác nhưlà: kí cược, kí quỹ, phạt vị phạm và các hình thức khác theo thoả thuận của các bên

Trang 20

5 Sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng đại lý.

Luật thương mại không quy định các trường hợp sửa đổi, chấm dứt, thanh lýhợp đồng đại lý Nhưng trong bộ luật dân sự có quy định khá cụ thể và chi tiết về cáctrường hợp này

* Sửa đổi hợp đồng: Hợp đồng đại lý là loại hợp đồng được soạn thảo bằng văn

bản và các loại hình khác có giá trị pháp lý tương đương Hơn nữa hình thức giao kếthợp đồng đại lý là hình thức giao kết trực tiếp Chính vì lẽ đó khi có sửa đổi hợp đồngđại lý các bên nhất thiết phải găp gỡ trao đổi các điều khoản cần sửa đổi, sau đó đi đếnthống nhất các điều khoản cần sửa đổi Sau khi sửa đổi xong các bên sẽ chính thức coicác điều khoản đó là các điều khoản trong nội dung của hợp đồng mới

* Chấm dứt hợp đồng đại lý trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng đại lý đã hoàn thành

- Theo thoả thuận của các bên

- Pháp nhân hoặc các chủ thế khác chấm dứt mà không phải do chính pháp nhânhay chủ thể đó thực hiện

- Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt

- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn vàcác bên có thoả thuận thay thế đối tương khác hoặc bồi thường thiệt hại

- Các trường hợp khác do pháp luật quy định

* Huỷ bỏ hợp đồng.

Các bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng trong các trường hợp sau: nếu một bên đơnphương huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vị phạm hợp làđiều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định Bên huỷ bỏ hợpđồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ, nếu không thông báo màgây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại

6 Trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng.

* Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm

thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện vàbên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh Trường hợp bên vi phạm giao thiếu hàng hoặc

Trang 21

cung ứng dịch vụ không đúng hợp đồng thì phải giao đủ hàng hoặc cung ứng dịch vụtheo đúng thoả thuận trong hợp đồng Trường hợp bên vi phạm giao hàng hoá, cungứng dịch vụ kém chất lượng thì phải loại trừ khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch

vụ hoặc giao hàng hoá khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng Bên viphạm không được dùng tiền hoặc hàng hoá khác chủng loại, dịch vụ khác để thay thếnếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm

* Phạt vi phạm : là trường hợp bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một

khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thảo thuận Mức phạt tối

đa đối với điều vi phạm hợp đồng do các bên thoả thuận nhưng không được quá 8%phần giá trị hợp đồng bị vi phạm

* Bồi thường thiệt hại : là trường hợp bên vi phạm bồi thường những tổn thất do

hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm Giá trị bồi thường gồm giá trị tổnthất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợitrực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm Căn cứphát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là có hành vi vi phạm hợp đồng, có thiệt hạithực tế và hành vi vi pham hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại

* Tạm ngừng thực hiện hợp đồng : là việc một bên tạm thời không thực hiện

nghĩa vụ hợp đồng Tạm ngừng trong những trường hợp sau đây: xảy ra hành vi viphạm mà các bên đã đề thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặcmột bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng

* Đình chỉ thực hiện hợp đồng : là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ

hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây: xảy ra hành vi vi phạm mà các bên

đã thoả thuận là điều kiện để đinh chỉ hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nhữngnghĩa vụ hợp đồng

* Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hai trường hợp: huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng

và huỷ bỏ một phần nội dung hợp đồng Huỷ bỏ toàn bộ nội dung hợp đồng là việc loại

bỏ hoàn toàn tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bội hợp đồng Huỷ bỏ một phầnnội dung hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần cònlại vẫn có hiệu lực Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng hoặc cung ứng dịch

Trang 22

vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng,cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một hành vi vi phạm cơ bản đối với lần giaohàng, cung ừng dịch vụ đó thì bên có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giaohàng hoặc cung ứng dịch vụ đó.

7 Giải quyết tranh chấp hợp đồng đại lý.

Khi có tranh chấp sảy ra, việc đầu tiên là các bên tiến hành gặp gỡ nhau cùngtrao đổi bàn bạc giải quyết tranh chấp Nếu các bên có thể tự thương lượng giải quyếtđươc với nhau thì sẽ không phải tiến hành các biện pháp tiếp theo Nhưng khi tranhchấp chưa được giải quyết thì các bên có thể lựa chọn một trong các hình thức giảiquuyết sau

7.1 Giải quyết bằng hoà giải

Hoà giải là đưa các bên đến người thứ ba để giải quyết tranh chấp, nếu hoà giảithành công, thoả thuận hoà giải được lập thành biên bản hoà giải có chữ ký của các bên

và của hòa giải viên Trong quá trình hoà giải, với thoả thuận giữa các bên, hoà giảiviên luôn cố gằng trình bày cho các bên thấy được những triển vọng tốt đẹp nhất để từ

đó hoà giải các quan điểm khác nhau, và vì vậy, chuyển tình huống tranh chấp thành sựhoà giải Hoà giải viên tiến hành quy trình hoà giải mà họ cho rằng theo nguyên tắc vô

tư công bằng và theo công lý Các đề nghị hoặc kiến nghị của hoà giải viên không cógiá trị ràng buộc do vậy các bên có thể tự do áp dụng hoặc khước từ Tuy nhiên các bên

có thể đưa các đề nghị của hoà giải viên và một hợp đồng đã ký kết hoặc một quyếtđịnh ràng buộc được các bên thoả thuận với nhau

7.2 Giải quyết bằng trọng tài

Đây là phương thức giả quyết tranh chấp bằng cách giao vấn đề tranh chấp chobên thứ ba là các trọng tài để họ phân xử và đưa ra quyết định cuối cùng trong trườnghợp các bên không thể dàn xếp được với nhau mà không muốn đưa tranh chấp ra toà ángiải quyết

Pháp lệnh trọng tài thương mại được Quốc hội thông qua 12/3/2003, quy định

về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp giữa các bên trong hoạtđộng thương mại theo sự thoả thuận của các bên và theo quy định của pháp luật Theo

Trang 23

pháp lệnh này “Hoạt động thương mại là việc một hay nhiều hành vi thương mại của cánhân, tổ chức, kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, phân phối đạidiện, đại lý thương mại, ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, kĩ thuật,lixăng, đầu tư; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác; vận chuyển hànghoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và cáchành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật” (điều 2.3).

Đặc điểm của phương pháp giải quyết tranh chấp bằng trọng tài: phải có sự thoảthuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài Thoả thuận đó có thể

là một điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc một thoả thuận trọng tài riêng biệtđược lập sau khi tranh chấp phát sinh Toàn bộ quá trình trọng tài được coi như sự thểhiện ý chí của các bên dựa trên quyền tự chủ của họ Một khi thoả thuận trọng tài cóhiệu lực thì không một bên nào có quyền rút lui ý kiến Điều khoản trọng tài được coi

là độc lập với các điều khoản khác trong hợp đồng chính nên ngay cả khi hợp đồngchính đã kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm điều khoản trọng tài vô hiệu mộtcách tương ứng (Điều11 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003)

Hội đồng trọng tài sẽ ra quyết định sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luậncủa các bên

Các bên tranh chấp thoả thuận giao cho trọng tài quyền và nghĩa vụ phải ra cácphán quyết, quyết định có tính bắt buộc đối với các bên Để ra được phán quyết, quyếtđịnh trọng tài phải tuân theo các trình tự, thủ tục tố tụng nhất định do các bên lựachọn , bao gồm những quy định cơ bản sau đây:

- Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài ;

- Thoả thuận trọng tài;

- Khởi kiện;

- Thành lập hội đồng trọng tài;

- Chuẩn bị giải quyết tranh chấp;

- Phiên họp giải quyết tranh chấp ;

- Quyết định trọng tài ;

- Huỷ quyết định trọng tài ;

Trang 24

- Thi hành quyết định trọng tài.

Nếu quy trình tố tụng này không được tuân thủ, một hoặc các bên không cóđược cơ hội công bằng để trình bày trường hợp của mình trước hội đồng trọng tài thìquyết định của trọng tài có thể sẽ không được công nhận và cho thi hành Dưới góc độnày, trọng tài gần với toà án nhưng so với phương pháp giải quyết tranh chấp bằng toà

án thì tố tụng trọng tài có một số ưu điểm là: Đỡ tốn kém thời gian, bảo toàn được bímật kinh doanh (trọng tài được xét sử kín); tính phù hợp về chuyên môn nghiệp vụkinh doanh của các quyết định trọng tài (do các trọng tài viên thường là các chuyên giatrong lĩnh vực kĩ thuật, các thương nhân có uy tín, kinh nghiệm ), tính khách quantrung lập của trọng tài

Các quyết định phán quyết của trọng tài có thể được toà án công nhận và cho thihành thông qua một thủ tục tư pháp Mặc dù phán quyết của trọng tài là kết quả của sựthoả thuận có tính chất riêng tư giữa các bên tranh chấp và do hội đồng trọng tài banhành (mà bản thân hợp đồng dó chấm dứt nhiệm vụ và không còn tồn tại sau khi raphán quyết) nhưng giá trị bắt buộc của phán quyết trọng tài đối với các bên vẫn đượcpháp luật Việt nam công nhận

Giải quyết tranh chấp bằng phương pháp trọng tài thực sự đi vào đời sống, điểnhình như trung tâm trọng tai quốc tế tại Việt Nam nằm bên cạnh phòng Thương mại vàcông nghiệp Việt Nam (VIAC) đã được các chủ thể kinh doanh thường xuyên lựa chọnlàm cơ quan xét xử tranh chấp phát sinh từ hoạt động ký kết và thực hiện hợp đồng, vớithủ tục xét xử của trung tâm được tiến hành theo quy tắc của VIAC

7.3 Giải quyết bằng toà án

Theo điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định thẩm quyền của toà án.Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức cóđăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:

Trang 25

-Ký gửi;

-Thuê, cho thuê, thuê mua;

-Tư vấn về kỹ thuật;

-Xây dựng;

-Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt đường thuỷ, nội địa;

-Vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng không , đường biển;

-Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác;

-Đầu tư, tài chính, ngân hàng;

Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định

Như vậy thẩm quyền giải quyết của toà án bao gồm rất nhiều hoạt động tronglĩnh vực kịnh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá nhân và tổchức, với mục đích là lợi nhuận, trong đó hợp đồng đại lý với mục đích và chủ thể nhưtrên là do toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Thủ tục giải quyết các vụ án theo bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 bao gổm cácbước sau:

-Khởi kiện và thụ lý vụ án;

-Chuẩn bị xét xử vụ án;

-Phiên toà sơ thẩm;

-Thủ tục phúc thẩm;

-Thủ tục xem xét lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật;

-Thi hành bản án (quyết định) của toà án;

Trang 26

Ngoài ra các tranh chấp hợp đồng được giải quyết bằng 2 cơ quan toà án khácnhau là Toà Kinh tế và Toà Dân sự

Theo quy định hiện hành thì Toà Kinh tế và Toà Dân sự có chức năng khácnhau Toà Dân sự có nhiệm vụ giải quyết các vụ việc dân sự trong đó có tranh chấp vềhợp đồng dân sự, Toà Kinh tế có nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp kinh tế trong đó

có că các tranh chấp về hợp đồng đại lý

Như vậy thuận lợi của toà án là có tính bắt buộc và cưỡng chế rất cao Tố tụngtại Tòa án, các bên không phải trả thù lao cho Thẩm phán, ngoài ra phí hành chính rấthợp lý, các bên tranh chấp chỉ mất chi phí cho các luật sư trong việc tham gia tố tụngbảo vệ quyền lợi cho họ Các Tòa án, đại diện cho chủ quyền quốc gia, có thể triệu tậpbên thứ ba và nhân chứng ra trước Tòa án, đây là quyền cưỡng chế mà trọng tài viênkhông có

Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều bất lợi vì thủ tục xét xử công khai sẽkhông cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và quá trình xết xử kéo dài phứctạp Còn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có rất nhiều ưuđiểm nổi bật

Thứ nhất: về tính chung thẩm, phán quyết của Tòa án thường bị kháng cáo hay

kháng nghị Còn đa số các quyết định Trọng tài không bị kháng cáo, chỉ có thể dựa vàomột vài lý do để khước từ quyết định Trọng tài tại Tòa án Và thường lý do đó là donhững sai sót trong thủ tục cơ bản

Thứ hai: về tính trung lập, Mặc dù Thẩm phán có thể khách quan xong họ vẫn

phải phụ thuộc vào những quy định của pháp luật, sử dụng ngôn ngữ và áp dụng quytắc tố tụng do pháp luật quy định gắn liền với quốc tịch của các họ Còn các bên có thểbình đẳng về nơi tiến hành Trọng tài, ngôn ngữ sử dụng, quy tắc tố tụng, quốc tịch củacác trọng tài viên, và đại diện pháp lý khi đưa tranh chấp của mình ra giải quyết tạiTrọng tài

Thứ ba: không phải tất cả các Thẩm phán đề có chuyên môn về lĩnh vực nào đó.

Ví dụ, trong các tranh chấp về sáng chế, ngân hàng Trong các vụ kiện kéo dài, có thể

có nhiều Thẩm phán kế tiếp nhau xét xử vụ kiện Việc xét xử hai cấp đã thấy rõ điều

Trang 27

đó, Thẩm phán giải quyết tại phiên tòa sơ thẩm khác với Thẩm phán tại phiên phúcthẩm Khi giải quyết tại Trọng tài thì lại khác, các bên có thể lựa chọn các trọng tàiviên có trình độ chuyên môn cao miễn là trọng tài viên độc lập Thông thường thì cáctrọng tài viên theo kiện từ đầu đến cuối

Thứ tư: về tính linh hoạt, đa số các quy tắc tố tụng Trọng tài quy định rất linh

hoạt việc xác định thủ tục Trọng tài, phiên họp giải quyết tranh chấp, thời hạn, địađiểm tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp và nơi các trọng tài viên gặp gỡ, thời giansoạn thảo quyết định trọng tài Còn Tòa án bị ràng buộc nghiêm ngặt bởi các quy tắc tốtụng của pháp luật

Thứ năm: về tính bí mật, các phiên xét xử cũng như các phán quyết Tòa án là

công khai Còn các phiên giải quyết tranh chấp của Trọng tài không được tổ chức côngkhai và chỉ có các bên nhận được quyết định Đây là một ưu điểm lớn của Trọng tài khi

vụ kiện liên quan đến các bí mật thương mại hay phát minh, các đìều khoản chínhtrong hợp đồng bao gồm cả những điều khoản về tính bí mật phải tuân thủ trong tốtụng trọng tài Bởi tính bí mật là rất quan trọng trong tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệnên các điều khoản bổ sung về tính bí mật có thể được các bên lập hoặc được trọng tàiviên lập để đảm bảo tính bí mật trong tố tụng Trọng tài

Thứ sáu: phán quyết của Tòa án thường rất khó đạt được sự công nhận quốc tế,

phán quyết của Tòa án được công nhận tại một nước khác thường thông qua một hiệpđịnh song phương hoặc theo các quy tắc rất nghiêm ngặt Còn quyết định trọng tài đạtđược sự công nhận quốc tế thông qua một loạt các công ước quốc tế và đặc biệt là côngước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nướcngoài

Chính vì những ưu điểm trên của hình thức giải quyết bằng trọng tài mà hiệnnay trong hầu hết các tranh chấp thương mại, các chủ thể đều có ý định đưa tranh chấp

ra trọng tài

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TIỄN GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN

HỢP ĐỒNG ĐẠI LÝ TẠI CÔNG TY.

I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUÂN HOÀ.

1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Xuân hoà.

1.1 Giới thiệu chung về công ty Xuân Hoà

Tên Công ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN XUÂN HOÀ

Tên giao dịch băng tiếng việt: CÔNG TY XUÂN HOÀ

Tên giao dịch quốc tế: XUAN HOA COMPANYTên viết tắt: XUHA Co

Trụ sở chính: Phường Xuân Hoà -Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc

Sồ điện thoại: 0211863244 Fax : 0211863019Email: xuanhoa@hn.vnn.vn Webside: www.xuanhoa.comGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 109380

Ngành nghề kinh doanh:

+ Sản xuất, kinh doanh hàng trang thiết bị nội thất và trang thiết bị văn phòng,rắp ráp xe đạp xe máy, ống thép và phụ tùng xe đạp, xe máy, ô tô phục vụ cho nhu cầuthị trường trong nước và xuất khẩu; liên doanh liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chứckinh tế trong và ngoài nước để mở rộng sản xuất kinh doanh của Công ty, được nhậpkhẩu nguyên, vật liệu, máy móc phụ tùng thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinhdoanh của Công ty và thị trường

+ Làm đại lý, mở cửa hàng tiêu thụ và giới thiệu sản phẩm của công ty và sảnphẩm liên doanh liên kết; Dịch vụ cho thuê: bến bãi đỗ xe, văn phòng làm việc, nhà ở,siêu thị, kinh doanh bất động sản; kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lựccủa Công ty nhu cầu thị trường và được Pháp luật cho phép

Vốn điều lệ: 35.000.000.000,0 đồng (Ba mươi lăm tỷ đồng VN)

Trang 29

Chủ sở hữu : UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.

Người đại diện pháp lý của Công ty:

-Chức danh: Chủ tịch Công ty kiêm Tổng giám đốc

-Họ và tên : Trần Quốc Lập Nam

-Sinh ngày : 14/7/1954 Dân tộc : Kinh Quốc tịch: Việt Nam

-Chứng minh nhân dân số: 012227176

-Ngày cấp: 27/4/1999 Nơi cấp: Công an Thành Phố Hà Nội

-Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

Số 15 - Đường 2/3 - Phường Láng Hạ - Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội

Tên địa chỉ chi nhánh:

Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà tại TP Hồ ChíMinh

Trụ sở : Số 558 - Đường Cộng Hoà - Phường 13 – Quận Tân Bình TP Hồ ChíMinh

Chi nhánh Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Xuân Hoà tại TP Hà Nội

Trụ sở : Số 7 Phố Yên Thế - Phường Điện Biên - Quận Ba Đình – TP Hà Nội

Tên địa chỉ đơn vị trực thuộc: Cơ sở sản xuất Đường Đông Lạnh - Thị Trấn CầuDiễn - Huyện Từ Liêm – Thành Phố Hà Nội

1.2 Những khởi đầu xây dựng

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại Miền Bắc, màđỉnh cao là “Điện Biên Phủ trên không”, Chính phủ Mỹ buộc phải kí kết hiệp định Parichấm dứt chiến tranh ở Việt Nam Bên cạnh những thuận lợi cơ bản thì nhân dân MiềnBắc phải đương đầu với rất nhiều khó khăn do hậu quả của chiến tranh để lại Vào thờiđiểm này Đảng và Nhà nước chủ trương khuyến khích sản xuất các mặt hàng phục vụdân sinh, trong đó có việc sản xuất một nhà máy sản xuất xe đạp để phục vụ cho nhucầu nhân dân Nhà máy được lựa chọn đặt địa điểm trên vùng huyện Mê Linh tỉnhVĩnh Phúc (nay thuộc thị trấn Xuân Hoà huyện Mê Linh tỉnh Vỉnh Phúc) cách Hà Nội

42 Km, có công xuất thiết kế lắp ráp hoàn chỉnh 200.000 xe đạp/năm và các phụ tùng

Trang 30

xe đạp như xích, vành, nan hoa, ghi đông phục vụ tiêu dùng Công trình do nước Cộnghoà Pháp chuyển giao công nghệ, thiết bị.

Giữa năm 1974, Bộ cơ khí luyện kim là chủ đầu tư đã điều động các lực lượnggồm đoàn thi công cơ giới 32, công trường xây lắp máy số 6 thuộc công ty xây lắpcông trình cơ khí tiến hành khởi công xây đựng Cuối năm 1977 phần xây dựng nhàxưởng về cơ bản đã xong, chuyển sang giai đoạn lắp đặt thiết bị Ban chuẩn bị sản xuấtNhà máy xe đạp Xuân Hoà được thành lập Ban này có nhiệm vụ tiếp nhận công trìnhsau khi xây lắp xong, tổ chức và bố trí cán bộ theo chuyên gia tiếp thu công nghệ vàchuẩn bị mọi điều cần thiết cho xí nghiệp ra đời

Từ cuối năm 1977 đến năm 1979 đã tiếp nhận nhiều đợt cán bộ, công nhân viên

về làm nòng cốt cho xí nghiệp Tháng 5-1978, Chi bộ Ban chuẩn bị sản xuất đượcthành lập với 46 đảng viên Tổ chức công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng đượcthành lập

Tháng 6-1979, Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển công trình xe đạpXuân Hoà từ Bộ cơ khí luyện kim sang cho UBND thành phố Hà Nội quản lý Việcchuyển giao giữa lúc công trình chưa hoàn thành trọn vẹn và đang thời kỳ chuyên giahướng dẫn về nước gây khó khăn, ách tắc nghiêm trọng cho việc thực hiên hợp đồnghướng dẫn công nghệ của chuyên gia Pháp

Đầu năm 1980 có 3 giây chuyền sản xuất chạy thử cho ra sản phẩm là: xích, ổgiữa, nan hoa Tháng 3-1980, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định thành lập Xínghiệp xe đạp Xuân Hoà và bổ nhiệm các đồng chí Nguyễn Mạnh Hiển làm Giám đốc,đồng chí Nguyễn Văn Tịnh, Văn Huy Quân làm phó Giám đốc Sau khi ra đời các điềukiện về tổ chức quản lý, tổ chức sản xuất của một doanh nghiệp quốc doanh được xúctiến khẩn trương Quý I năm 1980 đã cho ra đời các phân xưởng trực thuộc: Phòng Tổchức lao động, Phòng Tài vụ, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch, Ban hành chính đờisống, Ban bảo vệ Bốn dây chuyền vành, sơn, mạ và cân vành do những khó khăn vềchuyển giao tổ chức, về điện nước và hợp đồng chuyển giao công nghệ với Pháp bịchậm trễ nên cuối năm 1980 dây chuyền vẫn chưa ổn định Sau những nỗ lực tiếp nhậnnhững cán bộ công nhân viên về, nhưng hầu hết đều mới ra trường, kinh nghiệm công

Trang 31

tác còn non yếu, lãnh đạo xí nghiệp thực hiện nhiều biện pháp: cử nhiều đoàn CNV đikiến tập ở Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, ở Bi Xích Líp Đông Anh, ở Xe đạpThống Nhất, mở nhiều lớp nghiệp vụ quản lý, hướng dẫn kỹ thuật cho công nhân cácdây chuyền.

Đến cuối năm 1980 về cơ bản Xí nghiệp xe đạp đã hình thành về tổ chức, nhân

sự và quản lý Chỉ sau thời gian chuẩn bị chưa đầy một năm, đầu năm 1981 Xí ngiệp đã

có thể đi vào sản xuất theo kế hoạch nhà nước Ngày 30-12-1980 trước sự chứng kiếncủa đại diện các cơ quan Nhà nước và Thành phố Hà Nội, Xí nghiệp chính thức khaitrương

Đây là một thời kỳ vô cùng khó khăn về đời sống vật chất cũng như tinh thần.Công trình Xe đạp Xuân Hoà được xây dựng đã thức dậy một vùng đất hoang vu khôcằn, chính sự hoang vu khô cắn này mà tổ chức hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ còn sơkhai, cộng với chế độ tem phiếu thời bao cấp làm cho đời sống của CBCNV Xí nghiệpgặp muôn vàn khó khăn thiếu thốn Đời sống tinh thần cung cũng buồn tẻ không kém,tối không có điện, không phim ảnh không văn nghệ…Chấp nhận thực tế khó khăn đónhưng không chịu lùi bước, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, Ban Giám đốc đã phối hợpvới Công đoàn, Đoàn thanh niên kiên trì tuyên truyền giáo dục vân động CBCNV tinhthần vượt khó, từng bước thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhằm khắc phục khókhăn

2 Khái quát về quá trình hoạt động của công ty

2.1 Giai đoạn sản xuất theo kế hoạch

* Giai đoạn 1981-1985:

Năm 1981 năm đầu tiên sản xuất theo kế hoạch nhà nước giao, Xí nghiệp gặprất nhiều khó khăn lúng túng Trước hết là đội ngũ đã yếu lại thiếu, tổng số lao độngđầu năm là 350 người, trong đó kỹ sư chưa đến 20, trung cấp trên 30 người, công nhân

kỹ thuật chiếm 60% nhưng hầu hết mới ra trường bậc 2 bậc 3, mà phải tiếp nhận mộtcông trình kỹ thuật hiện đại vào loại nhất Việt Nam và trong khu vực lúc bấy giờ tronglĩnh vực Xe đạp Lúc này mới có 4 dây chuyền đã sản xuất thử: xích, ổ giữa, nan hoa

và vành còn 3 dây chuyền nữa chưa được hướng dẫn đầy đủ và chạy chưa ổn định thì

Trang 32

chuyên gia hướng dẫn đã về nước Nhưng với tinh thần khắc phục khó khăn đoàn thanhniên đề xướng phong trào thi đua chào mừng 50 năm thành lập đoàn 26-3-1931 26-3-

1981 đưa sản lượng xích đạt 26.000 sợi/tháng một kỷ lục chưa từng có Tháng 3/1981UBND Thành phố Hà Nội chuyển xí nghiệp từ sở công nghiệp Hà Nội vào Liên hiệp

Xe đạp Hà Nội Tháng 4/1981 tiếp nhận Xí nghiệp kéo ống thép Kim Anh thành mộtphân xưởng chuyên sản xuất ống thép các loại phục vụ cho sản xuất xe đạp

Năm 1982 nhiều khó khăn mới phát sinh: các loại vật tư chính và phụ thiếu théplàm xích và ổ giữa hết, hợp đồng mới chưa về kịp Dụng cụ khuôn cối có có một sốloại dơ dão hỏng hóc vật tư phục vụ cũng cạn kiêt Vì vậy Nhà nước chỉ giao kế hoạchbằng 50% kế hoạch năm 1981

Năm 1983 sản xuất có nhiều thuận lợi hơn do kết quả hoạt động của hai năm vềtrước, đăc biệt là các giải pháp khoa học kỹ thuật đem lại Mặt khác các loại vật tưchính: Thép làm ổ giữa đã về, khí thế thi đua sản xuất có nhiều khởi sắc Xí nghiệp lầnđầu tiên áp dụng hình thức treo tiền thưởng cho từng dây chuyền sản xuất, định mứclao động và áp dụng chế độ lương theo sản phẩm có chế độ khuyến khích luỹ tiến, nênkhông khí thi đua diễn ra rất sôi nổi Công tác quản lý kỹ thuật chú ý chương trình bảodưỡng định kỳ hướng dẫn kiểm tra quy trình công nghệ và quy phạm an toàn, công tác

kế hoạch thực hiện điều độ, công tác thống kê đã tổ chức mạng lưới ghi chép đến từngphân xưởng từng ngày Kế hoạch sản xuất năm 1983 đạt 108,8% trong đó sản lượng ổgiữa đạt 75.000 chiếc

Năm 1984 được giao thêm nhiệm vụ sản xuất xe đạp, các nhiệm vụ khác cũngđược giao tăng hơn Đời sống văn hoá tinh thần có nhiều tiến bộ, năm đầu tiên tổ chứccho CBCNV đi nghỉ mát mùa hè và thăm cố đô Huế Mua sắm nhiều dụng cụ thể thao

tổ chức thi đấu bóng chuyền, bóng đá Đặc biệt là phong trào văn nghệ quần chúngdiễn ra sôi nổi Công tác quản lý cũng đạt thành tựu: xích được cấp dấu chất lượng cấp

1, xe đạp được công nhận là xe chất lượng cao Tác phong công nghiệp trong làm việc

nề nếp quản lý được chấn chỉnh

Năm 1985 là năm thứ năm thành lập Xí nghiệp đã bớt phần khó khăn, songtrong sản xuất kinh doanh còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết: đó là tình trạng mất

Trang 33

cân đối vật tư; thiếu dụng cụ phụ tùng thay thế phục vụ sản xuất; đồng tiền bị mất giánghiêm trọng do lạm phát làm ảnh hưởng đến đời sống của CBCNV Tuy gặp nhiềukhó khăn nhưng năm 1985 Xí nghiệp hoàn thành vượt mức trước kế hoạch 20 ngày.

Năm năm (1980-19895) là giai đoạn đầu tiên hình thành Xí nghiệp về mọi mặt

Về tổ chức sản xuất đã phát triển dần theo hướng chuyên môn hoá Nếu năm 1981 có 4phân xưởng, 7 phòng ban thì năm 1985 có 7 phân xưởng, 11 phòng ban Đội ngũ cán

bộ lãnh đạo điều hành được bồi dưỡng thử thách từ trong thực tiễn

Kết quả sản xuất kinh doanh và đời sống 1981-1985 như sau:

Giá trị TSL Tr.đ 18,547 8,897 13,131 20,000 34,414Sản phẩm

xã hội, đồng thời đề ra phương hướng đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế và cơchế quản lý, để tạo ra một bước chuyển biến căn bản của đất nước

Trang 34

Thấm nhuần quan điểm của TW, Xí nghiệp đã tổ chức đợt sinh hoạt chính trịsâu rộng trong quần chúng nhằm đánh giá thực trạng tình hình và những ưu khuyếtđiểm Từ đó lãnh đạo xí nghiệp đã từng bước thực hiện đề án cải tiến quản lý Trongcông tác kế hoạch Xí nghiệp đã giao cho các phân xưởng căn cứ vào năng lực thiết bịxây dựng và đăng ký kế hoạch Phân cấp kỹ thuật đưa một số kĩ sư, trung cấp kỹ thuậtvào làm việc tại phân xưởng trực tiếp giải quyết tại chỗ những khó khăn vướng mắc.

Bước sang năm 1989, kiên trì tư tưởng đổi mới của Đảng và Nhà nước và đềcao vai trò tự chủ của các đơn vị trong sản xuất kinh doanh Với những trang thiềt bịcông nghệ có sẵn ban lãnh đạo Xí nghiệp đã mạnh dạn đi vào hướng sản xuất mặt hàngnội thất Quán triệt tư tưởng của đồng chí Nguyễn Văn Linh “Tự cứu lấy mình trướckhi trời cứu…” một phong trào tìm kiếm sản phẩm mới dấy lên rộng khắp Chỉ trongquý 3 năm 1989 Xí nghệp đã cho ra đời hàng chục mẫu mã bàn, nghế, giá… Đặc biệt

là các loại nghế gấp kiểu Liên Xô, Thái Lan được khách hàng rất ưa chuộng Việc chếtạo thành công các loại sản phẩm mới năm 1989 là một sự kiện lịch sử quan trọng của

Xí nghiệp, tạo ra một hướng phát triển hoàn toàn mới

Trên đà thắng lợi của năm 1989 năm 1990 kết quả sản xuất kinh doanh đạt140% khẳng định hướng đi đúng của Xí nghiệp và triển vọng phát triển trong nhữngnăm tiếp theo

Kết quả sản xuất, kinh doanh và đời sống giai đoạn1985-1990.

Giá trị TSL Tr.đ 40,318 59,98 71,40 39,92 51,67Sản phẩm

Bàn ghế các loại cái 36.300 35.400 27.438 31.993Xích sợi 115.045 300.000 293.000 67.653 1.222Vành mạ đôi 32.662 40.492 80.900 63.156 75.291

Trang 35

2.2 Giai đoạn tiếp tục đổi mới.

và được khách hàng tìn nhiệm cao

Trong xu thế phát triển chung của đất nước, để tạo điều kiện cho các doanhnghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, ngày 7/10/1993 UBND thành phố Hà Nội đã raquyết định số 5614- QĐ/UB, chuyển Xí nghiệp xe đạp Xuân Hoà thành công ty XuânHoà Tên giao dịch quốc tế là XUANHOACOMPANY Việc chuyển Xí nghịêp thànhcông ty đã mở bước phát triển mới cho đơn vị Nếu trước đây nhiệm vụ chủ yếu của Xínghiệp là sản xuất thì nay Công ty được mở rộng tối đa quyền hạn về kinh doanh,thương mại, dịch vụ, kết liên doanh với trong nước và nước ngoài, xuất nhập khẩu trực

Trang 36

tiếp…Công ty có thể phát huy tối đa quyền tự chủ phù hợp với cơ chế mở Đây là sựphát triển về chất mà nhờ đó đã đưa Công ty phát triển với tốc độ nhanh hơn, toàn diệnhơn Trong hai năm 1993-1994 Công ty đã tích cực đầu tư công nghệ mới hiện đại hoádây chuyền sản xuất vừa đáp ứng nhu cầu của thị trường vừa tạo khoảng cách với cácđối thủ cạnh tranh về công nghệ

Cuối năm 1993 mở thêm chi nhánh ở Hà Nội (số 4 Thanh Nhàn) Đầu năm 1994

mở thêm chi nhánh ở thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 1993-1995 mở 46 đại lý trên 31tỉnh thành trong cả ba vùng miền trên cả nước Đồng thời cử nhiều đoàn cán bộ chủchốt đi tham khảo nhiều thị thị trường thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh Miền nam vàcác nước Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN,…Nhờ vậy Công ty đã có hàng trăm sángkiến đổi mới kỹ thuật Do nhưng thành tích nổi bật đó năm 1995 Công ty đã được Chủtịch nước tặng Huân chương lao động hạng Nhất

Kết quả sản xuất kinh doanh và đời sống CBCNV năm 1991-1995.

Giá trị TSL Tr.đ 5.145 5.891 9.280 37.606 52.700Sản phẩm

bàn ghếcác loại cái 73.668 117.260 219.783 348.650 500.244Xích sợi 147.802 238.09 256.202 122.600 8.840Vành mạ đôi 74.36 68.999 56.171 68.998 41.188

Từ năm 1996 cùng với toàn Đảng toàn dân thực hiện kế hoạch 5 năm cuối thế

kỷ XX được Đảng ta xác định là năm bản lề của thời kỳ CNH-HĐH đất nước Tronggiai đoạn này xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh tranh mới, trong đó có cả liên doanh

Trang 37

với nước ngoài có quy mô sản xuất và trình độ công nghệ khá hiện đại Từ sự nhậnthức sâu sắc các vấn đề trên, lãnh đạo Công ty xác định cần phải đẩy mạnh đổi mớitoàn diện trên tất cả các lĩnh vực Trước hết đầu tư công nghệ hiện đại nhưng có hiệuquả ngay, mở rộng thị trường đặc biệt là thị trường xuất khẩu Tính đến năm 2000, saugần 10 năm cố gắng nỗ lực đấu tư, Công ty đã trang bị lại gần như hoàn toàn hệ thốngmáy móc thiết bị, mỗi dây chuyền công nghệ hầu hết được cơ giới hoá tự động hoá, tạo

sự thay đổi cơ bản về trình độ sản xuất, từ đó đưa Công ty trở thành một doanh nghiệphàng đầu về hàng nội thất ở Việt Nam

Từ ngày 1-1-1995 Bộ luật Lao động có hiệu lực pháp lý Công ty đã từng bướcđưa vào thực hiện Năm 1996 tổ chức ký kết hợp đồng lao động và thoả ước lao động,xoá bỏ chế độ biên chế Năm 1997 xây dựng và ban hành nội quy lao động

Năm 1996 Công ty tham gia cùng 2 công ty Nhật Bản góp vốn thành lập công tyliên doanh TANICHI-VIETNAM, là một liên doanh làm ăn có hiệu quả

Đầu năm 1998 tiếp nhận cơ sở Cầu Diễn, và xây dựng thành một nhà máy sảnxuất tủ văn phòng Tháng 1-1999 tiếp nhận Công ty Sản xuất kinh doanh ngoại tỉnh(HACO), có trụ sở số 7 Yên Thế, quận Ba Đình làm Trung tâm thương mại và là nơitiếp xúc giao dịch với khách hàng Tháng 6-1999 xúc tiến chương trình quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 Sau một năm thực hiện, tháng 6-2000 đã được QMScủa AUSTRALIA và Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERP cấp giấychứng nhận đạt tiêu chuẩn Đến năm 2000 mở thêm 25 Đại lý nâng tổng số đại lý trêntoàn quốc lên 61 Đại lý và hai chi nhánh ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Thịtrường xuất khẩu đã hình thành và phát triển mạnh mẽ Năm 1997 là năm đầu tiên xuấtkhẩu, đã thực hiện xuất khẩu được 130.000 USD Năm 1998 đã đạt mức 2,2 triệuUSDchiếm 30% doanh thu

Trang 38

Kết quả sản xuất kinh doanh và đời sống CBCNV năm 1996-2000.

* Giai đoạn 2000 – nay

Có thể nói đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của công ty Với rất nhiềuthành tích rực rỡ ở tất cả các mặt hoạt động, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu hàng hoáhiện nay giá trị hàng hoá xuất khẩu đã chiếm đến 50% tổng giá trị hàng hoá của Công

ty Không những thế các phong trào thi đua văn hoá thể thao, xã hội phục vụ đời sốngcũng diễn ra sôi nổi

Công đoàn, Đoàn thanh niên, nữ công đã biết bám sát thực tế chủ động đề xuấtphát động nhiều phong trào quần chúng nhằm hướng vào mục tiêu sản xuất kinhdoanh Các phong trào “người tốt việc tốt”, “phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật” đãđược Công đoàn phối hợp chặt chẽ với hội đồng thi đua của công ty duy trì tốt Côngđoàn chủ trì tổ chức phong trào thể thao sôi nổi liên tục, các phong trào thi đấu bóng

đá, bóng chuyền, cầu lông đã lôi cuốn đông đảo CBCNV tham gia Đoàn TNCS HồChí Minh thực hiện các chương trình: “Tuổi trẻ thủ đô rèn đức luyện tài, xung kíchsáng tạo trong sự nghệp CNH-HĐH” đất nước, phong trào “Thanh niên lập nghiệp,tuổi trẻ giữ nước

Để phù hợp với xu thế phát triển của xã hội trong thời kì hội nhập, căn cứ vàoNghị định số 63/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/9/2001về việc chuyển doanhnghiệp nhà nước doanh nghiệp của các cơ quan tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xãhội thành công ty TNHH một thành viên và căn cứ vào quyết định số 918 của UBNDthành phố Hà Nội về việc phê duyệt danh sách các DNNN triển khai đổi mới thành

Giá trị TSL Tr.đ 61.800 70.100 95.700 101.000 107.00Doanh thu Tr.đ 65.660 72.156 99.062 104.286 111.65Bàn nghế các loại cái 506.602 637.39 807.446 828.327 920.000

Trang 39

Công ty TNHH nhà nước một thành viên Ngày 23/8/2004 UBND thành phố Hà Nội đã

ra quyết định số 132/2004/QĐ-UB về việc chuyển Công ty Xuân Hoà thuộc Sở Côngnghiệp Hà Nội thành Công ty TNHH nhà nước một thành viên Từ đây Công ty ngàycàng được tự chủ hơn về tất cả các lĩnh vực hoạt động vì vậy doanh thu của Công tynhanh chóng tăng cao

Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu của công ty.

1 Tổng tài sản 134.365.979 122.431.459 126.352.413

2 Vốn lưu động 69.096.123 65.644.680 75.221.765

3 Doanh thu 170.977.510 194.439.254 216.918.489

4 Lợi nhuận trước thuế 4.345.673 6.622.541 9.512.215

5 Lợi nhuận sau thuế 4.233.989 6.585.677 8.590.154

- Chủ tịch Công ty - Kế toán trưởng - 03 Phó tổng giám đốc

- Tổng giám đốc Công ty - Các phòng nghiệp vụ - Các đợn vị trực thuộc

3.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

Trang 40

GĐPX MỘC

PHÓ GĐ 1PHÓ GĐ

GĐPX CẦU DIẼNPHÓ TGĐ 2

PHÓ GĐ 2

TGĐ

PHÓ TGĐ3

BỘ PHẬN KHÁC

PHÓ TGĐ 2PHÓ TGĐ 1

PHÓ GĐ

PHÓ GĐ 1

Ngày đăng: 26/03/2013, 08:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Điều lệ tạm thời 735/TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 10/4/1956 về hợp đồng kinh doanh Khác
1.Thống nhất luật hợp đồng ở Việt nam. Tác giả Đinh Thị Mai Phương. NXB tư pháp 2005 Khác
2.Sửa đổi luật thương mại Việt nam năm 1997 phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. GS.TS Nguyễn Thị Mơ. NXB Lý luật chính trị Khác
5. Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty những năm gần đây Khác
6. Bảng báo giá các sản phẩm của công ty Khác
7. Một số tài liệu về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Khác
8. Hướng sản xuất kinh doanh trong những năm tới Khác
9. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Khác
10. Một số mẫu hợp đồng cụ thể của công ty về đại lý bán hàng Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

4. Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty. - Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
4. Tình hình nhân sự và lao động tại Công ty (Trang 43)
Công ty áp dụng các hình thức trả lương phù hợp với từng loại hình lao động cụ thể: Với lao động làm việc theo chế độ hành chắnh Nhà nước, áp dụng hình thức chi trả  lương theo tháng, người lao động được nhận lương vào đầu tháng - Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
ng ty áp dụng các hình thức trả lương phù hợp với từng loại hình lao động cụ thể: Với lao động làm việc theo chế độ hành chắnh Nhà nước, áp dụng hình thức chi trả lương theo tháng, người lao động được nhận lương vào đầu tháng (Trang 44)
Dưới đây là bảng tổng hợp các khoản thuế phải nộp của Công ty và cá đơn vị thành viên năm 2004: - Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
i đây là bảng tổng hợp các khoản thuế phải nộp của Công ty và cá đơn vị thành viên năm 2004: (Trang 48)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh - Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
Bảng b áo cáo kết quả kinh doanh (Trang 49)
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh - Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
Bảng b áo cáo kết quả kinh doanh (Trang 49)
Sau đây là bảng tổng hợp số lượng các đại lý cấp1 của Công ty: - Chế độ pháp lý về hợp đồng đại lý và thực tiễn tại Công ty trách nhiện hữu hạn Nhà nước một thành viên Xuân Hoà
au đây là bảng tổng hợp số lượng các đại lý cấp1 của Công ty: (Trang 53)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w