Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 quy định cụ thể các nguyên tắc khi ký kết hợp đồng dân sự, hình thức và nội dung của hợp đồng có những điều khoản cần tuân thủ đúng theo trình tự luật địn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA
TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Hoàng Thị Hải Hà mã số học viên: 7701250473A là học viên lớp
LOP_K25_MBL_CaMau; Khóa K25-2 chuyên ngành Luật kinh tế, Khoa Luật,
Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh, là tác giả của Luận văn thạc sĩ luật học
với đề tài “Giải quyết hợp đồng giả tạo từ thực tiễn tại tòa án nhân dân tỉnh Cà
Mau” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”)
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết quả
nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng Các số liệu, thông tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực
Học viên thực hiện
Hoàng Thị Hải Hà
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Tổng quan về tranh chấp hợp đồng giả tạo 6
1.1 Tổng quan tình hình tranh chấp liên quan đến hợp đồng giả tạo 6
1.2 Nguyên nhân dẫn đến hợp đồng giả tạo 8
1.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo 11
1.4 Hợp đồng giả tạo, vấn đề pháp lý cần được nghiên cứu 13
Tiểu kết chương 1: 13
Chương 2: Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo 15
2.1 Khái niệm 15
2.1.1 Khái niệm hợp đồng giả tạo 15
2.1.2 Khái niệm tranh chấp hợp đồng giả tạo 16
2.2 Đặc điểm của hợp đồng giả tạo 17
2.3 Phân loại hợp đồng giả tạo 19
2.4 Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo 20
2.4.1.Văn bản pháp luật áp dụng 20
2.4.2 Vấn đề áp dụng quy định chung của pháp luật về hợp đồng 21
2.4.3.Nguyên tắc khi xem xét tính hiệu lực của hợp đồng 22
2.4.3.1.Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội 22
2.4.3.2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 23
2.4.3.3 Chủ thể tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự 24
2.5 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo 25
2.5.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự 25
2.5.2 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự 26
2.6 Hợp đồng thông thường trong hợp đồng giả tạo 27
2.6.1 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất 27
2.6.2 Hợp đồng bảo lãnh 29
Trang 52.6.3 Hợp đồng vay tài sản 29
2.7 Quy định của Bộ luật hình sự có liên quan 31
Tiểu kết chương 2 32
Chương 3: Đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau Giải pháp hoàn thiện 33
3.1 Khái quát về tình hình tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tỉnh Cà Mau 33
3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án nân dân tỉnh Cà Mau 34
3.2.1 Hợp đồng giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng vay tài sản 34
3.2.2 Hợp giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sở hữu nhà và đất 47
3.2.3 Hợp đồng vay có người bảo lãnh 51
3.2.4 Hợp đồng giả tạo chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài 55
3.3 Một số bất cập khi giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau 60
3.3.1 Hợp đồng giả tạo là hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến hợp đồng vay 60
3.3.2 Hợp đồng giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất 62
3.3.3 Hợp đồng vay có người bảo lãnh 63
3.3.4 Hợp đồng giả tạo liên quan đến người Nước ngoài, người Việt Nam định cư ở Nước ngoài 64
3.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án 65
3.4.1 Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 65
3.4.2 Đối với hợp đồng vay tài sản: 66
3.4.3 Đối với hợp đồng bảo lãnh: 67
3.4.4 Đối với hợp đồng liên quan đến người Nước ngoài, người Việt Nam định cư ở Nước ngoài 67
Tiểu kết luận chương 3 69
KẾT LUẬN 71 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6NĐ Nguyên đơn
BĐ Bị đơn
DS-GĐT Dân sự giám đốc thẩm
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xã hội, để tồn tại và phát triển thì mỗi cá nhân, cũng như mỗi tổ chức đều chủ động tham gia vào các mối quan hệ khác nhau để qua đó nhằm đáp ứng các lợi ích về vật chất cũng như về tinh thần là một tất yếu của đời sống xã hội Khi tiến hành hàng loạt các hoạt động giao lưu trao đổi với nhau dần dần phát sinh các tranh chấp, nhất thiết cần có sự can thiệp, điều chỉnh nhằm để giải quyết những tranh chấp, đem lại sự hài hòa lợi ích cho các chủ thể khi tham gia giao dịch
Bộ luật dân sự 1995, 2005, 2015 quy định cụ thể các nguyên tắc khi ký kết hợp đồng dân sự, hình thức và nội dung của hợp đồng có những điều khoản cần tuân thủ đúng theo trình tự luật định, nhưng một số các chủ thể khi tiến hành giao kết hợp đồng dân sự với nhau, vì lý do không am hiểu pháp luật hoặc lý do nào khác không tuân thủ các quy định của pháp luật để nhằm đạt được mục đích của riêng mình nhằm che giấu một hợp đồng khác, nên dẫn đến thực trạng nhiều hợp đồng đã ký kết và phát sinh hiệu lực, thể hiện qua tình trạng cho vay với lãi suất cao diễn ra trong cuộc sống hàng ngày rất phổ biến, cách thức cho vay có nhiều dạng khác nhau, dân gian thường gọi cách thức này là “Tín dụng đen”, rất nhiều người dân đã mất tài sản, nhà, đất liên quan đến loại hình tín dụng này Theo thống kê chưa đầy đủ từ năm 2010 đến năm 2015 xảy ra hơn 4.900 vụ việc liên quan đến tội phạm tín dụng đen, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỷ đồng, ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức Vì thiếu vốn làm ăn, thiếu hiểu biết về thủ tục vay vốn ngân hàng hoặc không đủ điều kiện vay, thiếu hiểu biết về chuyển nhượng nhà đất nên đã chọn con đường vay “tín dụng đen” Hệ lụy từ “tín dụng đen” dẫn đến nhiều hành vi
vi phạm khác như bắt giữ người trái pháp luật, hủy hoại tài sản, vi phạm pháp luật
về cầm cố, thế chấp tài sản…1
Do các hình thức giao dịch là dân sự nên khi phát sinh tranh chấp, các bên thường tự giải quyết với nhau hoặc khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết Liên quan đến vấn đề này tại TAND tỉnh CM thời gian từ năm 2010 đến 2015 đã có hàng chục
vụ án người dân khởi kiện đến Tòa án, một số vụ án cho vay sau đó dùng hình thức bảo lãnh để nhằm buộc người được bảo lãnh phải thanh toán mức lãi suất cao hoặc cho vay sau đó buộc người đi vay phải thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất (hợp đồng giả tạo) nhằm chiếm đoạt tài sản Ngoài ra tại TAND tỉnh CM còn giải quyết
1 Theo kênh truyền hìnhVTV1 phát lúc 7 h 25’ ngày 28/9/2015 chuyên đề về cải cách hành chính
Trang 8các vụ án khác liên quan đến hợp đồng giả tạo như vụ án có yếu tố người nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng người Việt Nam lại đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất
Thực tế khi giải quyết các vụ án liên quan đến loại hình hợp đồng giả tạo thì những người có thẩm quyền giải quyết căn cứ vào quy phạm pháp luật tương ứng là các chế định về hợp đồng để giải quyết Tuy nhiên về thực tiễn thì còn có những khó khăn, bất cập như một số vụ án cũng cùng nội dung nhưng lại có cách giải quyết và nhìn nhận khác nhau, khi nào hợp đồng có hiệu lực và khi nào thì vô hiệu,
có phải tất cả mọi hợp đồng giả tạo đều bị vô hiệu Cho nên cần có sự nhận thức thống nhất, cũng như làm thế nào để hạn chế được tình trạng ký kết hợp đồng giả tạo tại địa phương cũng như trên cả nước, qua đó kiến nghị một số giải pháp để tháo
gỡ được khó khăn khi giải quyết các vụ án Đó là lý do tác giả chọn đề tài “ Giải quyết hợp đồng giả tạo từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau”
2.Tình hình nghiên cứu đề tài
Số lượng án về tranh chấp hợp đồng tại Tòa án luôn chiếm tỉ lệ khá cao, trong năm 2016 Tòa án nhân dân tỉnh CM giải quyết 2.542 các vụ việc dân sự, nhưng lượng án liên quan đến tranh chấp hợp đồng là trên 1.000 vụ án, trong đó liên quan đến tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là 754 vụ, các vụ
án về vay tài sản là 125 vụ, các vụ án liên quan đến hợp đồng giả tạo là 28 vụ (Năm
2015 là 12 vụ) Do các vụ án liên quan đến hợp đồng ngày càng gia tăng, đặc biệt liên quan đến hợp đồng giả tạo Vì vậy để giải quyết các vụ án liên quan đến hợp đồng cần có sự nghiên cứu các quy định của pháp luật cũng như về thực tiễn phát sinh có vấn đề gì vướng mắc kịp thời tháo gỡ để nhằm đạt được kết quả cao hơn trong công tác xét xử
Chế định về hợp đồng là một chế định rất quan trọng trong BLDS vì mọi phát sinh tranh chấp về giao dịch dân sự đều áp dụng các chế định này để giải quyết Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan về chế định hợp đồng dân sự nhằm để phục vụ cho công tác nghiên cứu pháp luật, công tác xét xử và học tập như:
Tác giả Nguyễn Thị Hường (2010), “Tự do giao kết hợp đồng - Vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận văn Thạc sĩ luật học, đề tài này chủ yếu tập trung phần lý
luận về quyền tự do giao kết hợp đồng, vai trò và ý nghĩa của việc bảo vệ quyền tự
do giao kết nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia vào các giao dịch dân sự về hợp đồng
Trang 9Tác giả Bùi Thị Thu Huyền (2010), “Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể”, luận văn thạc sĩ luật học, đề tài này tác giả tập trung nghiên cứu
các trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm ý chí của chủ thể như hợp đồng
vô hiệu do giả tạo, do nhầm lẫn, do bị lừa dối, đe dọa…
Tác giả Vũ Thị khánh (2010), “Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật Việt Nam” luận văn thạc sĩ luật học, đề tài này tác giả tập trung nghiên
cứu lý luận và thực tiễn xét xử về giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối
Tác giả Lê Thị Tuyết Hà (2016), “Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thương mại ở Việt Nam hiện nay” luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, đề tài
này tác giả tập trung nghiên cứu về trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng được ký kết hợp pháp trên nền tảng quy định về hợp đồng dân sự và phân tích những bản án sơ thẩm, phúc thẩm về vi phạm hợp đồng thương mại từ năm 2006 đến năm 2016
Bên cạnh những công trình nghiên cứu như trên, còn có các công trình ngiên cứu khác cũng liên quan về hợp đồng và cách thức xử lý hợp đồng như luận văn
thạc sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh (2011) với đề tài “Xử lý hợp đồng vô hiệu theo pháp luật dân sự Việt Nam”; luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Hồng Hà với
đề tài “Tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm xe cơ giới thực tiễn tại Tòa án” nhưng
tác giả chưa tìm thấy đề tài nghiên cứu về hợp đồng giả tạo, trong khi thực tiễn phát sinh tranh chấp liên quan đến hợp đồng này ngày càng nhiều và phức tạp nên cần có
nghiên cứu riêng về vấn đề này Do vậy tác giả chọn đề tài “Giải quyết hợp đồng giả tạo từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau”, tác giả tập trung nghiên cứu
phân tích cách thức giải quyết của các bản án từ cấp sơ thẩm đến giám đốc thẩm, mặc khác qua các bản án này cũng tập trung tìm hiểu các loại sách báo, tạp chí, để nhằm làm sáng tỏ hơn các vấn đề giải quyết trong vụ án còn có quan điểm không thống nhất với nhau để phục vụ tốt hơn cho công tác xét xử
3.Mục đích nghiên cứu đề tài
Với đề tài “Giải quyết hợp đồng giả tạo – Từ thực tiễn tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau” tác giả chủ yếu tập trung nghiên cứu để nhằm làm rõ một số vấn đề sau :
Các bản án giải quyết tranh chấp về hợp đồng giả tạo tại TAND tỉnh CM từ năm 2010 đến năm 2015 chủ yếu căn cứ theo quy định của BLDS năm 2005 Khi nghiên cứu đề tài này đã có sự sửa đổi bổ sung BLDS năm 2015, trong đó có sửa đổi bổ sung về chế định hợp đồng, nên tác giả tập trung nghiên cứu phân tích cách thức giải quyết chế định hợp đồng trong BLDS năm 2005 và so sánh với những quy
Trang 10định trong BLDS năm 2015 nhằm làm sáng tỏ hơn liên quan đến cách thức giải quyết hợp đồng giả tạo Quy định của pháp luật và thực tiễn các cơ quan chức năng cũng như Tòa án giải quyết hợp đồng giả tạo như thế nào? Có khó khăn vướng mắc
gì hay không? Nếu có thì cách thức nào để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là trách nhiệm pháp lý khi vi phạm hợp đồng giả tạo và hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án nhân dân tỉnh CM Đề tài tập trung phân tích làm rõ những quy định của pháp luật hiện hành khi áp dụng giải quyết tranh chấp và những vướng mắc Tòa án thường gặp khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng giả tạo, qua đó đề xuất giải pháp khắc phục từng vấn đề cụ thể có liên quan
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước và phương pháp luận của Chủ Nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh Ngoài ra để hoàn thành luận văn tác giả còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích luật viết:
Đề tài phân tích các quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng dân sự để giải quyết các tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án
Phương pháp phân tích vụ việc:
Phương pháp được sử dụng để phân tích các vụ án tranh chấp hợp đồng có liên quan đến hợp đồng giả tạo mà Tòa án thụ lý, giải quyết
Trang 11Phương pháp so sánh:
So sánh cách thức giải quyết trong các vụ án, cũng cùng một nội dung nhưng
có cách thức giải quyết khác nhau, so sánh các quy định trong BLDS năm 2005 và quy định trong Luật Đất đai năm 2003 và năm 2013
Phương pháp thống kê và phân tích số liệu:
Phương pháp này dùng để thống kê và phân tích số liệu liên quan đến giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng vay tài sản và hợp đồng giả tạo
6 Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:Luận văn góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và
thực tiễn về khi áp dụng giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án
- Giá trị ứng dụng: Luận văn đề xuất những giải pháp về hoàn thiện các quy
định liên quan đến giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng dân sự và hợp đồng giả tạo được quy định trong BLDS năm 2015, Luật đất đai năm 2013
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về tranh chấp hợp đồng giả tạo
Chương 2: Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo
Chương 3: Đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa
án nhân dân tỉnh Cà Mau Giải pháp hoàn thiện
Trang 12Chương 1: Tổng quan về tranh chấp hợp đồng giả tạo
1.1 Tổng quan tình hình tranh chấp liên quan đến hợp đồng giả tạo
Tranh chấp về hợp đồng là loại tranh chấp khá phổ biến trong các loại tranh chấp được thụ lý và giải quyết tại cơ quan Tòa án, để giải quyết các vụ án tranh chấp liên quan đến hợp đồng thì theo quy định của bộ Luật dân sự và luật Thương mại, Luật đất đai, luật nhà ở và Bộ luật tố tụng dân sự Tuy nhiên trong thời gian
từ năm 2010 đến 2015 trên phạm vi cả nước đã có nhiều loại tranh chấp xuất phát từ hợp đồng nhưng khi yêu cầu Tòa án giải quyết thì các bên đặt ra tranh chấp mà các bên yêu cầu không phải là hợp đồng mà một trong các bên tự nguyện giao kết, chỉ
là hợp đồng giả để che giấu một hợp đồng khác, một bên thì không thừa nhận hợp đồng đang tranh chấp là hợp đồng giả, gọi chung là hợp đồng “Giả tạo”
Theo bài viết “Hiểu luật để sống đúng” của tác giả Nguyễn Văn Dũng có nội dung liên quan đến hợp đồng giả tạo là vay nợ nhưng ký tên vào hợp đồng mua bán nhà, vì có nhu cầu vay tiền bức bách nên nhiều người đã chấp nhận rủi ro vay tiền với lãi suất cao, chấp nhận các điều kiện do bên cho vay đặt ra Để vay được tiền thì bên đi vay phải ký hợp đồng chuyển nhượng, cầm cố nhà Không nhận thức được hậu quả nên nhiều hộ dân phải đứng trước nguy cơ mất nhà, nhiều trường hợp ở thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai đã vay nợ của bà H với lãi suất 10%, điển hình
là bà Trần Thu Th, do bị bệnh nên phải vay tiền của bà H hai lần, lần đầu là 70.000.000đ nhưng phải ghi giấy nợ là 140.000.000đ, lần 2 vay là 60.000.000đ cũng phải ghi giấy nợ là gấp đôi, ngoài ra bà Th còn phải ghi giấy chuyển nhượng nhà và đất, bà Th nghi vấn nhưng bà H giải thích là hình thức cho vay mới, sau đó
cả hai cùng đến phòng công chứng để thực hiện thủ tục chuyển nhượng 2
Ngoài ra bên cho vay còn dùng các hình thức khác nhằm che giấu hợp đồng vay như bên cho vay nhờ người thứ ba đứng tên chuyển nhượng nhà và đất của bên
đi vay, cụ thể tháng 5 năm 2011 bà Dương Phụng Q đã khởi kiện vợ chồng ông Hồ Quân M ra TAND Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh buộc vợ chồng ông M phải giao nhà cho Bà theo hợp đồng đã giao kết có công chứng Ông M thì cho rằng ông không giao dịch chuyển nhượng nhà gì với bà Q, trước đây vào tháng 3 năm 2009
bà Ph nhờ Ông đứng tên trong hợp đồng chuyển nhượng nhà với bà M, vì bà Ph cho rằng do mua nhiều nhà, sợ đóng thuế cao, hợp đồng có công chứng nhưng Ông
2 Nguyễn Văn Dũng- Phòng tư pháp quận 8
www.quan8.hochiminhcity.gov.vn/tintuc/lists/posts/post.aspx?lits=f73cebc3-9669=400e-b5fd-9e63a89949fo&ID=3380
Trang 13không được nghe đọc lại, Ông được bà Ph cho 2.000.000đ Sau đó vào tháng 4/2009
bà Ph tiếp tục yêu cầu vợ chồng Ông đến phòng công chứng bổ sung thủ tục, lần này Ông bà cũng không được nghe đọc hợp đồng, Ph có yêu cầu ông bà viết biên nhận có nhận của bà Q 30 lượng vàng SJC, Ông không hiểu biết pháp luật và chỉ nghĩ là không mua bán, không nhận tiền, không nhận nhà thì không ảnh hưởng gì đến ai và còn được nhận một khoản tiền Bà M là chủ nhà thì cho rằng bà vay của
bà Ph hai lần tổng cộng là 310.000.000đ với lãi suất 1,5 đến 2% để điều trị bệnh, bà
Ph có yêu cầu Bà đến phòng công chứng thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhà cho ông M, khi nào thanh toán hết nợ thì bà Ph hủy hợp đồng, trả lại giấy tờ nhà Năm
2010 khi có nhu cầu lấy lại nhà thì Bà mới biết nhà của Bà đã bị chuyển nhượng3 Ngoài trường hợp trên thì TAND Thành phố Đà Nẵng cũng giải quyết tranh chấp giữa vợ chồng ông Nguyễn Hùng C và bà Nguyễn Thị Ngọc Ng về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, tranh chấp này xuất phát từ việc vợ chồng ông C vay tiền của bà H, bà H đòi nợ nhiều lần nhưng
vợ chông ông C không có tiền để thanh toán Vợ chồng ông C có căn nhà cho thuê
20 năm, phía thuê nhà đã thế chấp nhà để vay 7 tỉ đồng, do bà H đe dọa nên vợ chồng ông C chấp nhận thỏa thuận với bà H là bà H trả 7 tỉ do bên thuê thế chấp lấy giấy tờ nhà để vay lại số tiền 7 tỉ đồng và thêm số tiền vợ chồng Ông C nợ tiền bà
H, khi thực hiện thủ tục thì bà H cho rằng giấy tờ nhà và đất phải để tên bà H là chủ
sở hữu thì Ngân hàng mới cho vay, do đó vợ chồng ông C và bà H đã thực hiện thủ tục chuyển nhượng nhà và đất Bà H trình bày việc bà chuyển nhượng nhà và đất của vợ chồng ông C là đúng theo trình tự thủ tục luật định, bà Ng đã ký nhận đủ tiền chuyển nhượng4
Thực tế tồn tại hợp đồng giả tạo trong đó có nội dung vừa “giả” vừa “thật” như hiện nay, khi các chủ thể khi thực hiện giao dịch giả tạo nhưng pháp luật không cấm thì họ vẫn thực hiện để nhằm đem đến lợi ích cho mình Khi chuyển nhượng tài sản là quyền sử dụng đất, hai bên giao kết hợp đồng thì thống nhất giao kết số tiền chuyển nhượng có giá trị thấp nhằm để trốn thuế, bên bán thì nhằm giảm thuế thu nhập cá nhân còn bên mua thì giảm thuế trước bạ, cả hai bên đều có lợi ích riêng, để giải quyết tranh chấp hợp đồng nào đúng với ý chí của các bên trong thực tiễn gặp
3 Hoàng Yến- Tòa thận trọng với hợp đồng giả
tạo-http//phongcongchung4tphcm.vn/news_dt_576852_toa-than-trong-voi- hop- dong-gia- cach.htm
4 Lệ Thủy- Hợp đồng giả tạo không qua mặt được
Tòa.http//plo.vn/phap-luat/hop-dong-gia-cach-khong-qua-mat-duoc-toa-617686.html
Trang 14rất nhiều khó khăn vì hợp đồng một bên cho rằng không đúng ý chí, mục đích giao kết, thì hợp đồng này lại được thực hiện các bước trình tự ký kết, hình thức, nội dung hợp đồng đúng quy định của pháp luật còn hợp đồng mà một bên khẳng định không đúng ý chí, mục đích giao kết lại không có căn cứ chứng minh đó là hợp đồng cả hai bên hướng đến thực hiện Do loại hợp đồng này không được quy định
cụ thể trong BLDS hay các luật có liên quan nên Tòa án các cấp không thống kê số liệu cụ thể nhưng về mặt thực tế thì cơ quan Tòa án giải quyết rất nhiều các tranh chấp loại hợp đồng này
1.2 Nguyên nhân dẫn đến hợp đồng giả tạo
Trong giao dịch dân sự có rất nhiều hình thức giao dịch đa dạng khác nhau, ,
có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự 5 nhưng mục đích của các chủ thể đều hướng đến quyền và lợi ích của họ khi tiến hành giao kết và thực hiện giao dịch, hình thức các chủ thể giao dịch trên thực tế chủ yếu là hợp đồng
Chế định về hợp đồng được quy định trong 250 Điều luật (từ Điều 388 đến
593 và từ Điều 693 đến 732)của BLDS năm 2005, trong khi bộ luật này có 777 Điều, quy định này đã thể hiện rõ tầm quan trọng của chế định về hợp đồng trong BLDS nói riêng và hệ thống pháp luật về dân sự nói chung Về các loại hợp đồng, trong BLDS năm 2005 có 13 loại hợp đồng dân sự thông dụng được quy định tại Điều 428 đến Điều 593, chưa tính đến hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại phần riêng trong BLDS; BLDS năm 2015 thì quy định về một số hợp đồng thông dụng gồm có 13 loại từ Điều 430 đến Điều 5696, trong hợp đồng thông dụng này có quy định hợp đồng về quyền sử dụng đất khác với BLDS năm
2005, ngoài ra BLDS năm 2015 cũng tách phần hứa thưởng, thi có giải thành chương riêng không nằm trong hợp đồng thông dụng như BLDS năm 2005 Như vậy trong chế định về hợp đồng không có điều luật nào quy định về hợp đồng giả tạo Trên thực tế thì vẫn xảy ra việc giao kết loại hợp đồng này Nguyên nhân vì sao các chủ thể không lựa chọn các loại hình hợp đồng dân sự thông thường để giao kết?
Ví dụ: A chuyển nhượng cho B một lô đất với giá 500.000.000đ, hai bên thỏa thuận cùng nhau thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, công chứng với giá 50.000.000đ Vì sao họ lại có thỏa thuận như vậy, thỏa thuận của hai bên sẽ có lợi
5 Điều 121 giao dịch dân sự BLDS năm 2005
6 Chương XVI BLDS năm 2015
Trang 15cho ai và liệu việc thỏa thuận của hai bên có thuộc trường hợp vi phạm điều cấm của pháp luật hay không Theo giá đất quy định tại địa phương thì giá trị 50.000.000đ được công chứng đối với lô đất nêu trên là phù hợp, không trái pháp luật, do đó thỏa thuận trong hợp đồng là việc pháp luật không cấm và thỏa thuận này cũng không ảnh hưởng gì đến quyền và lợi ích của cá nhân hay tổ chức nào, các chủ thể vẫn đảm bảo nộp thuế đầy đủ mà bên bán chịu trách nhiệm nộp thuế chỉ chịu khoản thuế thấp hơn nhiều so với giá thực tế hai bên đã giao nhận cho nhau
Đó là lý do mà hai bên thực hiện hợp đồng giả tạo tuy nhiên còn về mặt bản chất của hợp đồng vẫn là hợp đồng thật, hai bên vẫn tiến hành thực hiện hợp đồng Nếu không có tranh chấp phát sinh thì hợp đồng này đương nhiên có hiệu lực pháp luật, mặc dù có yếu tố giả tạo trong đó
Qua thực tiễn tranh chấp các hợp đồng giả tạo, tồn tại các nguyên nhân sau: Thứ nhất: Các chủ thể giao kết thực hiện hợp đồng giả tạo đều nhằm mục đích có lợi, không vi phạm pháp luật và hợp đồng cũng không bị vô hiệu nếu không phát sinh tranh chấp và kể cả phát sinh tranh chấp thì phải có cơ sở chứng minh được hợp đồng là giả tạo
Ví dụ: A thực hiện hợp đồng tặng cho quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho B với mục đích là trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với người thứ 3, và B đã thực hiện xong thủ tục đứng tên sở hữu nhà, quyền sử dụng đất như vậy B là chủ sở hữu đối với tài sản được tặng cho
Thứ hai: Quy định của pháp luật không cho phép các chủ thể thực hiện một quyền nào đó nhất định, cụ thể
Đối với việc thế chấp nhà, về trình tự thủ tục thế chấp nhà và đất tại các tổ chức tín dụng rất chặt chẽ, cần phải chứng minh được thu nhập ổn định cũng như có bất cập về định giá tài sản, ngoài ra đối với thế chấp nhà ở, theo quy định Luật nhà
ở năm 2005 thì chủ sở hữu nhà ở chỉ được thế chấp nhà ở để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ tại một tổ chức tín dụng7 Trong khi đó người có nhu cầu về vốn cấp bách thì các tổ chức tín dụng không thể đáp ứng kịp thời được nên người đi vay tìm đến các nguồn vốn tư nhân và tổ chức khác
Đối với quyền được sử dụng đất và nhà ở cho người nước ngoài và người nước ngoài ở Việt Nam, theo Luật đất đai năm 2003, luật nhà ở năm 2005 và năm
2014 thì chỉ có những người nước ngoài, sống và làm việc tại Việt Nam, có thời
7 Điều 114 Luật nhà ở năm 2005
Trang 16gian định cư tại Việt Nam theo luật quốc tịch thì mới được chuyển nhượng nhà gắn liền với quyền sử dụng đất Nên thời gian qua một số người nước ngoài ở Việt Nam cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhu cầu cần chuyển nhượng đất
ở Việt Nam nên đã chuyển tiền cho người thân ở Việt Nam để chuyển nhượng quyền sử dụng đất hộ Hồ sơ chuyển nhượng quyền sử dụng nhà ở và quyền sử dụng đất đều đứng tên chủ sử dụng là người Việt Nam Trường hợp khác hiện nay đang tồn tại là người nước ngoài nhờ người Việt Nam chuyển nhượng quyền sử dụng, sau đó người Việt Nam sử dụng quyền sử dụng đất này làm vốn góp vào Công ty của người nước ngoài
Đối với hợp đồng bảo lãnh, theo quy định của pháp luật là khi chủ thể bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ về vốn và lãi suất thì chủ thể bảo lãnh có quyền yêu cầu người được bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đối với người bảo lãnh Do quy định của pháp luật có quy định về nghĩa vụ của người được bảo lãnh là phải thanh toán cả vốn lẫn lãi cho người bảo lãnh khi họ đã thực hiện nghĩa vụ thay cho mình Từ quy định này nên một số người cho vay đã dùng hình thức đứng tên trong hợp đồng bảo lãnh cho người đi vay với bên cho vay là người thứ ba, thực chất người thứ ba chỉ là hình thức để hợp thức hóa cho người cho vay là người đứng ra bảo lãnh
BLDS năm 2005 dự liệu hậu quả pháp lý về giao dịch dân sự giả tạo sẽ bị vô hiệu, hợp đồng vô hiệu, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập8 Cho nên để đảm bảo cho nguồn vốn không bị mất, bên cho vay đã thực hiện hợp đồng giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất với hình thức này nhằm che đậy bản chất của quan hệ vay vốn có đảm bảo bằng tài sản Bên bảo lãnh thì che giấu hợp đồng vay bằng hợp đồng bảo lãnh; người nước ngoài chuyển nhượng quyền sử dụng nhà và đất được che giấu bằng hợp đồng vốn góp …
Thứ ba: Khi thực hiện hợp đồng giả tạo, đa số chủ thể chủ động giao kết hợp đồng giả tạo đều hiểu rõ những quy định của pháp luật về hợp đồng nên khi tiến hành các trình tự thủ tục, chủ thể này thực hiện đúng theo quy định Do đó nếu có phát sinh tranh chấp thì một trong các chủ thể phải chứng minh được hợp đồng các bên đang thực hiện là hợp đồng giả tạo thì mới có sở để Tòa án chấp nhận tuyên bố hợp đồng giả tạo là vô hiệu Để chứng minh hợp đồng giả tạo là rất khó vì bên yếu
8 Điều 137 BLDS năm 2005
Trang 17thế thường vào thế bị động và do cần nguồn vốn, nên buộc phải chấp nhận giao kết hợp đồng mà không lưu giữ những chứng cứ về hợp đồng thực chất mà hai bên đã giao kết
Nhìn chung các nguyên nhân dẫn đến giao kết hợp đồng giả tạo đều với mong muốn đạt được mục đích mà các bên hướng tới, đa số là họ mong muốn đạt được lợi ích về vật chất, các hợp đồng giả tạo này có thể không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội nhưng cũng có hợp đồng vi phạm những điều pháp luật không cho phép họ thực hiện, cũng như hợp đồng vi phạm về điều kiện vô hiệu của hợp đồng
1.3 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo
Qua cách thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng giả tạo của các Tòa án nhân dân các cấp có thẩm quyền trên phạm vi cả nước, có thể thấy một điểm chung là các Tòa án đều xem xét các bên giao dịch thực chất với nhau là mối quan hệ gì, tranh chấp cụ thể là tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hay tranh chấp hợp đồng vay tài sản, vì khi phát sinh tranh chấp các bên đương sự đều khẳng định mối quan hệ giao dịch là không thống nhất, một bên khẳng định hợp đồng chuyển nhượng một bên khẳng định không có việc chuyển nhượng mà là hợp đồng vay tài sản Việc giải quyết căn cứ vào chứng cứ mà các bên chứng minh, hợp đồng nào được thực tế các bên giao dịch đúng ý chí mà hai bên thỏa thuận, đã có nhiều bản án giải quyết tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu
và hợp đồng bị che giấu là hợp đồng vay tài sản có hiệu lực pháp luật, cụ thể các vụ
án sau
Ngày 26/5/2015 TAND Quận T Thành phố Hồ Chí Minh xét xử tranh chấp
“Hợp đồng tặng cho nhà, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản” giữa NĐ Nguyễn Văn T, Trần Thị Thúy Ng và BĐ Hoàng Văn T, Châu Yến Phụng Nội dung, NĐ thực hiện hợp đồng tặng cho tài sản cho BĐ để nhờ BĐ vay tiền hộ, BĐ thì cho rằng trước đây NĐ có vay Ngân hàng 500.000.000đ và thế chấp căn nhà
113, không có khả năng trả nợ nên NĐ đã nhờ BĐ thanh toán tiền cho Ngân hàng Hai bên thỏa thuận khi thanh toán tiền cho Ngân hàng xong thì BĐ có quyền sở hữu
và định đoạt nhà BĐ đã thanh toán tiền cho Ngân hàng 800.000.000đ nên mới có
sự kiện NĐ làm hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho BĐ dưới hình thức tặng cho Tòa án cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của NĐ tuyên bố hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là vô hiệu; Viện kiểm sát nhân dân quận T kháng nghị
Trang 18với nội dung sửa án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của NĐ do hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là tự nguyện, đúng theo quy định của pháp luật Bản án phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm9
Ngoài vụ án điển hình nêu trên còn nhiều bản án do Tòa án các Quận TĐ, BT…và TAND Thành phố Hồ Chí Minh đã giải quyết chấp nhận yêu cầu của NĐ
về việc công nhận hợp đồng chuyển nhượng nhà, đất liên quan đến hợp đồng giả tạo như bản án sơ thẩm số 211/2015/DS-ST, bản án số 42/2016/DS-ST ngày 21/01/2016 của TAND quận TĐ; bản án phúc thẩm số 724/2015/DS-PT ngày 18/6/2015, bản án số 604/2016/DS-PT ngày 17/6/2016 của TAND Thành phố Hồ Chí Minh…
Trái ngược với quan điểm giải quyết nêu trên thì có một số bản án giải quyết chấp nhận yêu cầu của đương sự, tuyên bố các hợp đồng là vô hiệu như bản án sơ thẩm số 90/2015/DS-ST ngày 26/5/2015 của TAND quận TB về việc tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng nhà; Bản án phúc thẩm số 1158/2015/DS-PT ngày 15/9/2015 về việc “Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất”, bản
án phúc thẩm số 422/2016/DSPT ngày 01/4/2016 của Tòa án nhân dân TPHCM giải quyết “Tranh chấp quyền sở hữu nhà và đòi lại nhà”,
Ngoài ra trên phạm vi cả nước còn có trường hợp liên quan đến người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhờ người Việt Nam chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người Việt Nam đứng tên trong quyền sử dụng đất đã dùng quyền sử dụng đất đó góp vốn với người nước ngoài để xây dựng nhà hàng, khách sạn Các bên không phát sinh tranh chấp với nhau, pháp luật không thể nào can thiệp vào việc sử dụng đất cũng như gốp vốn để kinh doanh của cả hai bên, trường hợp này thì đương nhiên hợp đồng giả tạo tồn tại và được chấp nhận
Trong năm 2015 tại tỉnh CM đã có nhiều tin tức từ báo chí và kênh truyền thông đưa tin “Hàng trăm hộ dân ở CM mất đất vì liên quan đến hợp đồng giả tạo”,
từ phản ánh thực tế nên Ủy ban nhân dân tỉnh CM đã chủ trì các cuộc họp với các
cơ quan như Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Thi hành án… để tìm cách hạn chế và giải quyết, xử lý những tranh chấp liên quan đến các hợp đồng giả tạo
Trường hợp hợp đồng giả tạo có tranh chấp phát sinh, thì khi Tòa án giải quyết cũng cần phải căn cứ vào thực tế hai bên đã giao kết thực hiện hợp đồng và các chứng cứ để chứng minh cho việc thực hiện hợp đồng Chẳng hạn như hợp đồng
9 Bản án sơ thẩm số 750/2015/DSPT ngày 25/6/2016 TAND Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 19được ký kết giá trị là 50.000.000đ nhưng thực chất đã giao nhận 500.000.000đ, sau
đó phát sinh tranh chấp thì căn cứ vào hợp đồng giao kết, giá trị thực tế của hợp đồng và hai bên đã tiến hành giao nhận tiền như thế nào, chứng cứ nào chứng minh cho việc giao nhận…chỉ khi nào hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội, giả tạo…thì hợp đồng mới vô hiệu
1.4 Hợp đồng giả tạo, vấn đề pháp lý cần được nghiên cứu
Trong xã hội đã và đang tồn tại nhiều hợp đồng giả tạo như nêu trên thì xã hội đó có phát triển hài hòa lợi ích hay không, hay mang đến những bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị Một điều thực tế là khi đã thực hiện những hợp đồng về dân
sự, nói đến hợp đồng thì gắn với quyền lợi và nghĩa vụ của các bên, khi một bên vi phạm thì phát sinh tranh chấp Nếu có nhiều tranh chấp mà tranh chấp này lại liên quan đến hợp đồng thật và hợp đồng giả thì quá trình giải quyết đương nhiên sẽ có những cách thức giải quyết không giống nhau, do tùy vào cách thức giao dịch và tài liệu chứng minh cho việc thực hiện giao kết hợp đồng, việc giải quyết các loại tranh chấp không giống nhau dẫn đến tình trạng bất ổn cho xã hội Như vậy câu hỏi đặt ra
là liệu những quy định của pháp luật hiện nay có gì chưa rõ ràng hay đã rõ ràng nhưng do chính những chủ thể tham gia giao kết hợp đồng giả tạo cố tình thực hiện
Từ thực tiễn giải quyết hợp đồng giả tạo của Tòa án các cấp trên phạm vi cả nước và tại CM tác giả nhận thấy có nhiều hợp đồng giả tạo với cách thức thực hiện hợp đồng đều giống nhau như về chủ thể, đối tượng của hợp đồng giả tạo và bản chất thật của hợp đồng mà hai bên đã giao kết và thực hiện với nhau nhưng kết quả giải quyết lại có sự khác nhau Vấn đề này có thể về cách nhận định của Hội đồng xét xử là khác nhau, cũng có thể là do các đương sự trong vụ án không có tài liệu chứng cứ để chứng minh liên quan đến hợp đồng nào thật, hợp đồng nào là giả Vấn
đề khác cũng có thể là do quy định của pháp luật chưa cụ thể rõ ràng dẫn đến việc
áp dụng của Hội đồng xét xử không thống nhất nhau Chính vì nguyên nhân này nên cần có sự nghiên cứu thực tiễn các hợp đồng giả tạo diễn ra như thế nào và khi tranh chấp thì áp dụng quy định của pháp luật như thế nào để giải quyết và mặt khác dùng cách thức giải pháp nào là hữu hiệu để hạn chế việc giao kết các hợp đồng giả tạo
Trang 20như thế nào, từ đó có cách nhìn tổng quan hơn để giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật
Trang 21Chương 2: Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm hợp đồng giả tạo
Hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi
hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, chỉ khi có sự tự nguyện thỏa thuận và thống nhất ý chí thì lúc này hợp đồng mới được hình thành Các bên được thiết lập, tự do thoả thuận hợp đồng nhưng sự tự do ấy phải được đặt trong giới hạn lợi ích của người khác và trong khuôn khổ pháp luật quy định, phù hợp với lợi ích chung của toàn xã hội
Theo quy định của bộ luật dân sự năm 2005 quy định “Hợp đồng dân sự là
sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
sự mà chỉ quy định về hợp đồng như “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chất dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”
Như vậy, so với BLDS hiện hành thì BLDS năm 2015 đã bỏ cụm từ “Dân sự” sau hai từ “Hợp đồng” Việc sửa đổi này xuất phát từ thực tiễn áp dụng vì BLDS năm 2005 quy định là hợp đồng dân sự nên khi có những tranh chấp phát sinh thì ngoài quy định tại BLDS này không còn bộ luật nào quy định cụ thể chi tiết
về hợp đồng, kể cả luật chuyên ngành là Luật Thương mại cũng không quy định cụ thể chi tiết, nên nếu có tranh chấp hợp đồng thương mại, hợp đồng đầu tư… thì áp dụng thực tiễn có khó khăn, đã không phải là hợp đồng dân sự nên chúng sẽ không chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự hiện hành Cho nên, quy định mới về khái niệm hợp đồng theo BLDS năm 2015 là hợp lý, phù hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật.11
Giả tạo: Là cách thức thực hiện của một hay nhiều người tiến hành làm việc
nào đó không được thật
Hợp đồng là thỏa thuận phải gặp và diễn ra hằng ngày trong cuộc sống đối với tất cả các chủ thể, do vậy việc nắm rõ bản chất và cách thức vận dụng là hết sức cần thiết
để bảo vệ quyền và lợi ích của tất cả các chủ thể khi tham gia hợp đồng hằng ngày Một hợp đồng khi hai bên tiến hành giao kết thì nhất định phải có tên gọi Khi hợp
10 Điều 388 BLDS năm 2005
11 Hồng phong- Điểm mới về hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015, moi-ve-hop-dong-theo-quy-dinh-cua-bo-luat-dan-su-nam-2015.html
Trang 22http://www.kiemsat.vn/diem-đồng được các bên gọi bằng một tên nhất định và tên gọi này được thể hiện trong luật thực định, thì toàn bộ chế độ pháp lý của hợp đồng đó được áp dụng để chi phối các mối quan hệ kết ước liên quan mà không cần sự bày tỏ ý chí rõ ràng của các bên Do đó, tên gọi của hợp đồng là vấn đề rất quan trọng, tên gọi của hợp đồng thể hiện qua mục đích của hai bên giao kết, việc xác định tên gọi của hợp đồng nhằm xác định hậu quả pháp lý nếu như các bên có tranh chấp, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết những quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của các bên Nếu phát sinh tranh chấp khởi kiện tại Toà án thì Toà án sẽ dễ dàng xác định quan hệ pháp lý, quan hệ tranh chấp và thuận lợi hơn khi giải quyết và vận dụng
pháp luật để giải quyết một cách chính xác
Tuy nhiên đối với hợp đồng hai bên giao kết có tên gọi nhất định mà hợp đồng đó không phải là hợp đồng hai bên đang thống nhất thực hiện, hai bên đang thực hiện một hợp đồng khác thì gọi chung đó là hợp đồng giả tạo
Từ quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng tác giả đưa ra khái niệm về hợp đồng giả tạo như sau:
Hợp đồng giả tạo là do các bên cùng thực hiện một hợp đồng giả để nhằm che giấu một hợp đồng, một giao dịch thật khác được thực hiện cùng thời điểm hoặc trước đó
2.1.2 Khái niệm tranh chấp hợp đồng giả tạo
Khi các bên giao kết hợp đồng giả tạo thì lúc nào cũng mong muốn đạt được mục đích của mình Một bên mong muốn có một nguồn vốn hoặc lợi ích vật chất, một bên mong muốn thu được lợi nhuận Do đó, việc xảy ra tranh chấp là cả hai bên đều không hướng đến Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân nên tranh chấp hợp đồng giả tạo vẫn phát sinh, mục đích không đạt được mà nhiều khi còn thiệt hại về tài sản
Theo từ điển tiếng Việt “Tranh chấp là sự tranh đấu, giằng co khi bất đồng ý kiến giữa hai bên”12
Theo tiến sĩ Đào Văn Hội “Tranh chấp, hiểu theo nghĩa khái quát nhất đó là những xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp luật”13
12 Viện ngôn ngữ học (2010), Từ điển tiêng Việt năm 2000, NXB.Từ điển Bách khoa, Hà Nội
13 Đào Văn Hội (2004), Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế ở nước ta hiện nay, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, Tr.10
Trang 23Theo BLDS “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”14
Hiện nay do chưa có khái niệm về tranh chấp hợp đồng, cũng như tranh chấp
về hợp đồng giả tạo, tuy nhiên có thể qua khái niệm tranh chấp và khái niệm về hợp đồng, hợp đồng giả tạo mà tác giả đã tổng kết được để có cách khái quát chung nhất
về tranh chấp hợp đồng Tranh chấp về hợp đồng là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng hoặc tranh chấp của bên thứ ba, liên quan đến giá trị pháp lý của hợp đồng, việc thực hiện hoặc không thực các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng Tranh chấp hợp đồng có các yếu tố sau:
* Có một quan hệ hợp đồng tồn tại giữa các bên tranh chấp
* Có sự vi phạm hoặc giả thiết là vi phạm nghĩa vụ của một bên làm ảnh hưởng tới lợi ích của bên kia hoặc việc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng làm ảnh hưởng đến bên thứ ba
* Có sự bất đồng ý kiến của các bên về sự vi phạm hoặc xử lý hậu quả phát sinh từ sự vi phạm hợp đồng
Từ khái niệm tranh chấp hợp đồng có thể thấy tranh chấp hợp đồng giả tạo
là những xung đột, bất đồng mâu thuẫn giữa các bên hoặc với người thứ ba về việc thực hiện hoặc không thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các hợp đồng mà các bên đồng thời giao kết với nhau
2.2.Đặc điểm của hợp đồng giả tạo
Thứ nhất: Hợp đồng giả tạo là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của cả hai bên, mặc dù có thể chỉ có một bên tiến hành thực hiện mọi giao dịch, mục đích của việc thực hiện hợp này nhằm để đảm bảo cho hợp đồng thật được thực hiện một cách thuận lợi Tuy nhiên có sự thống nhất ý chí phù hợp với ý chí của Nhà nước,
có ý chí không phù hợp với ý chí của Nhà nước
Sự thống nhất về ý chí thể hiện trong việc cả hai bên đều thống nhất về việc thực hiện đồng thời cả hai loại hợp đồng, hợp đồng giả và hợp đồng thật Do có sự thống nhất ý chí nên mới phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên
Ví dụ: Ý chí của Nhà nước về việc không ghi nhận người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam
14 Điều 388 Bộ luật dân sự năm 2005; Điều 385 bộ luật dân sự năm 2015
Trang 24Thứ hai: Hợp đồng giả tạo là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp
lý như xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể Khi các bên có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm để đáp ứng mục đích mà các chủ thể hướng đến thì hợp đồng được tiến hành thực hiện
Hợp đồng giả tạo được thực hiện thì đồng thời phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng được thỏa thuận là thật, cũng có thể quyền và nghĩa vụ của các bên phát sinh trong hợp đồng được thỏa thuận là giả
Ví dụ: Hợp đồng giả là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, khi giao kết hợp đồng này thì quyền và nghĩa vụ của hợp đồng thật là hợp đồng vay tài sản phát sinh, bên vay nhận được vốn vay và bên cho vay nhận được lãi suất như hai bên thỏa thuận theo hợp đồng vay
Thứ ba: Hình thức của hợp đồng không có giá trị bắt buộc đối với các bên, chỉ mang tính hình thức Hợp đồng bị che giấu mới là hợp đồng thật là hợp đồng mà các bên mong muốn thực hiện
Hai bên cùng thỏa thuận hợp đồng thật có thể bằng văn bản hoặc cùng có thể thỏa thuận bằng lời nói mà không lập thành văn bản, không thông qua cơ quan chức năng quản lý cùng như không công chứng Để đảm bảo cho hợp đồng thật được thực hiện thì hai bên cùng thỏa thuận lập hợp đồng giả tạo, hợp đồng này được thực hiện bằng văn bản có công chứng, về hình thức phù hợp với quy định của pháp luật
Thứ tư: Nội dung của hợp đồng giả tạo thể hiện chủ thể, đối tượng của hợp đồng, giá trị, phương thức thanh toán…tuân theo quy định của pháp luật, một số hợp đồng tiến hành thực hiện, một số hợp đồng không tiến hành thực hiện nội dung của hợp đồng Một số hợp đồng cả hai bên chủ thể đều thống nhất ý chí, cũng có một số loại hợp đồng không phải là ý chí của các bên hướng đến, vẫn thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên đã quy định cho nhau
Thứ năm: Mục đích của hợp đồng giả tạo hướng đến là lợi ích của cả hai bên, chỉ khi mục đích của hợp đồng được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế
Thứ sáu: Chủ thể giao kết, thực hiện hợp đồng giả tạo phải có ít nhất từ hai bên trở lên, vì hợp đồng là một giao dịch pháp lý song phương hay đa phương Các chủ thể khi giao kết, thực hiện hợp đồng đều phải có tư cách chủ thể tức là phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật đối với một chủ thể của quan hệ dân
sự
Trang 25Qua đặc điểm của hợp đồng giả tạo có thể thấy các đặc điểm của tranh chấp hợp đồng giả tạo như sau:
- Phát sinh trực tiếp từ các quan hệ hợp đồng nên luôn gắn với quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp
- Mang yếu tố tài sản và gắn liền lợi ích của các bên tranh chấp
- Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng là bình đẳng, thỏa thuận Như vậy, giải quyết tranh chấp hợp đồng, là việc xác định giá trị pháp lý của hợp đồng và xác định quyền, nghĩa vụ của các chủ thể
Muốn giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng giả tạo thì các cơ quan có thẩm quyền phải căn cứ quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng và đối chiếu xem xét khi ký kết và thực hiện hợp đồng giả tạo, hợp đồng giả tạo vi phạm cụ thể những nguyên tắc, những quy định nào, từ đó giải quyết có căn cứ, đúng quy định của pháp luật, đem lại công bằng cho xã hội, mặt khác đảm bảo được những quy định của pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc
2.3 Phân loại hợp đồng giả tạo
Để nhận biết hợp đồng giả tạo, ta có thể phân loại các loại hợp đồng giả tạo sau:
Loại hợp đồng giả tạo thứ nhất: Các bên lập hợp đồng giả che giấu hợp đồng thật, giao dịch thật
Về hình thức hợp đồng: Thể hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực, đúng trình tự luật định
Về nội dung: Những thỏa thuận trong hợp đồng không được thực hiện
Ví dụ: Người cho vay thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với người đi vay để che giấu hợp đồng vay với lãi suất cao hoặc người cho vay lập hợp đồng bảo lãnh
Loại hợp đồng giả tạo thứ hai: Hợp đồng thật che giấu giao dịch thật, giả ở chủ thể giao dịch
Về hình thức hợp đồng: Thể hiện bằng văn bản, một số hợp đồng có công chứng, chứng thực, đúng trình tự luật định
Về nội dung: Những thỏa thuận trong hợp đồng được thực hiện, các bên chủ thể trong hợp đồng đều thống nhất về mặt ý chí
Ví dụ: Người nước ngoài mua đất tại Việt Nam, nhờ người Việt Nam đứng tên, trong đó chủ thể trong hợp đồng chỉ đứng tên thay cho người thứ ba, thực tế
Trang 26hợp đồng này là hợp đồng thật được hai bên thống nhất về mặt ý chí, cùng tiến hành cách thức thực hiện, hình thức hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật, giả ở hình thức là người thực hiện hợp đồng chỉ thực hiện thay thế cho người thứ ba, mọi giao dịch đều do chủ thể đứng tên trong hợp đồng thực hiện Đối tượng giao dịch được giao cho người mua trong hợp đồng sử dụng Tài sản đứng tên bên mua, bên mua thực hiện mọi giao dịch với bên bán, người thứ ba hoàn toàn không tham gia vào hợp đồng được giao kết và giao dịch này là giao dịch thật Ngoài ra liên quan đến hợp đồng này còn là hợp đồng bảo lãnh, người cho vay lập hợp đồng bảo lãnh đối với người đi vay
Loại hợp đồng giả tạo thứ ba: Hai bên lập hợp đồng vừa giả vừa thật để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với nhà nước
Về hình thức hợp đồng: Thể hiện bằng văn bản, có công chứng, chứng thực, đúng trình tự luật định
Về nội dung: Những thỏa thuận trong hợp đồng chỉ thực hiện một phần, các bên thống nhất ý chí thực hiện hợp đồng giả
Các chủ thể đều tham gia giao kết hợp đồng, hợp đồng này về mặt hình thức đều tuân thủ theo quy định của pháp luật nhưng về mặt nội dung, đối tượng của hợp đồng, cách thức thanh toán giá trị của hợp đồng thì không tiến hành thực hiện, chỉ quy định trong hợp đồng cho đầy đủ đúng trình tự của pháp luật nhằm để che giấu một hợp đồng khác trước đó họ đã tiến hành thực hiện hoặc nội dung của hợp đồng chỉ giả một phần
Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giá trị cao nhưng khi công chứng hợp đồng thì ghi nhận giá trị của hợp đồng thấp để được lợi khi thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước
Điểm giống nhau của các hợp đồng này đều thực hiện giả tạo để nhằm che giấu đi một giao dịch, hợp đồng thực chất khác
2.4 Cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo
2.4.1.Văn bản pháp luật áp dụng
Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, một hay các bên có đơn yêu cầu hay khởi kiện thì các cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự và luật chuyên ngành có liên quan đến hợp đồng các bên đã ký kết để giải quyết tranh chấp,
vì ngoài những quy định chung của giao dịch dân sự, mỗi loại hợp đồng dân sự lại
có quy định riêng
Trang 27Quá trình cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo thì đều xem xét đến thời điểm xác lập về hợp đồng để áp dụng pháp luật một cách chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật từng thời điểm
Để xác định hợp đồng hợp pháp phải căn cứ vào pháp luật tương ứng như sau:
- Từ ngày 01-7-1991 đến ngày 01-7-1996 áp dụng pháp lệnh hợp đồng dân
sự năm 1990
- Giai đoạn từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-2006, áp dụng BLDS năm
1995, Nghị quyết của Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 về việc thi hành BLDS năm 1995; Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16-4-2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
- Giai đoạn từ 01-01-2006 đến 01-01-2017 áp dụng BLDS năm 2005 và Nghị quyết số 45/2005/QH11 ngày 14-6-2005 của Quốc hội về việc thi hành BLDS năm
2005
- Giai đoạn từ 01-01-2017 đến nay áp dụng BLDS năm 2015
2.4.2 Vấn đề áp dụng quy định chung của pháp luật về hợp đồng
Hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, nên ngoài các quy định cụ thể về hợp đồng (Quy định chung về hợp đồng từ Điều 388 đến Điều 427 BLDS năm 2005 và các quy định về các hợp đồng thông dụng từ Điều 428 đến Điều 593 BLDS năm 2005) thì hợp đồng còn phải tuân theo các quy định chung về giao dịch dân sự (được quy định từ Điều 121 đến Điều 138 BLDS năm 2005) Do đó, khi giải quyết tranh chấp về hợp đồng giả tạo thì cần phải áp dụng các quy định chung về giao dịch, các quy định chung về hợp đồng, các quy định về hợp đồng cụ thể Ngoài ra, trong quan hệ hợp đồng, các biện pháp đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ cũng thường được các bên thỏa thuận áp dụng, nên trong trường hợp các bên có thỏa thuận về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định từ Điều 318 đến Điều
373 BLDS năm 2005 thì cũng áp dụng khi giải quyết tranh chấp hợp đồng Ngoài việc tuân theo các quy định của BLDS, thì hợp đồng có đối tượng cụ thể còn phải tuân theo các quy định pháp luật chuyên ngành như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Luật
sở hữu trí tuệ, pháp luật về bán đấu giá tài sản…và áp dụng án lệ để giải quyết
Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo thì xem xét đến thời điểm xác lập
về hợp đồng để áp dụng pháp luật một cách chính xác, phù hợp với quy định của pháp luật từng thời điểm
Trang 282.4.3.Nguyên tắc khi xem xét tính hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng được hình thành từ kết quả của một quá trình giao kết, từ đề nghị giao kết, giao kết và thực hiện hợp đồng cho nên để giao kết hợp đồng thì các chủ thể cần tuân theo các quy định về giao dịch dân sự và những nguyên tắc nhất định Tại Điều 122 và Điều 389 BLDS năm 2005 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự và nguyên tắc giao kết hợp đồng có những điểm tương đồng nhau như sau:
2.4.3.1.Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội
Trong xã hội, đối với các quan hệ giao dịch dân sự, nếu có sự ràng buộc ý chí khi giao dịch thì nhất định xã hội đó sẽ không phát triển Điển hình như thời kỳ bao cấp của Việt Nam trước đây giai đoạn trước năm 1986, thời kỳ tem phiếu, bao cấp, đã từng xảy ra tình trạng “ngăn sông, cấm chợ” có thể nói là mọi giao dịch dân
sự đã bị hạn chế, sự tự do giao dịch bị hạn hẹp, các chủ thể không phải lúc nào cũng được tự do giao dịch, kinh doanh, làm những gì mình muốn để đem đến cuộc sống sung túc và phát triển kinh tế cho xã hội Chính sự hạn chế quyền tự do kinh doanh
đã làm triệt tiêu tính chủ động sáng tạo của mọi người, nó đã không khơi dậy được động lực làm việc và khi không ai có thể tự do “làm giàu”, kết quả tất yếu là nền kinh tế không phát triển bị tụt hậu Đến năm 1995 bộ luật dân sự ra đời đã dỡ bỏ hàng rào ngăn cản, cho phép các chủ thể tự do giao dịch, tự do ký kết hợp đồng, kế thừa nguyên tắc này bộ luật dân sự năm 2005 vẫn duy trì nguyên tắc tự do của các chủ thể khi giao kết hợp đồng dân sự Theo nguyên tắc này thì mọi cá nhân hay tổ chức, khi có đủ tư cách chủ thể thì có quyền tham gia giao kết bất cứ một hợp đồng dân sự nào nếu họ thấy cần và muốn thực hiện, không ai có quyền ngăn cản
Tuy nhiên sự tự do ý chí đó cũng phải nằm trong một khuôn khổ nhất định, nếu không có các quy tắc điều tiết sẽ dẫn đến tình trạng bất chấp vì lợi ích của mình
mà làm tổn hại đến lợi ích của người khác Do đó, ngoài việc chú ý đến quyền và lợi ích của mình, các chủ thể phải hướng đến việc quyền và lợi ích của người khác được đảm bảo cũng như lợi ích của toàn xã hội Cho nên tự do của mỗi chủ thể theo Điều luật này quy định “không trái pháp luật, đạo đức xã hội” Đạo đức là hệ thống các chuẩn mực ứng xử trong mỗi cộng đồng được đa số mọi người tôn trọng, thừa nhận và thực hiện theo, vì vậy mỗi xã hội có những chuẩn mực không giống nhau Trái đạo đức xã hội là làm ngược lại các chuẩn mực này Tuy nhiên do mỗi xã hội
có mỗi chuẩn mực đạo đức khác nhau, thể hiện “Đạo đức xã hội là những chuẩn
Trang 29mực ứng xử giữa người với người trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa
thế nào là vi phạm đạo đức chỉ mang tính chủ quan của người có thẩm quyền giải quyết, quy định này đã gây ra không ít khó khăn trong việc áp dụng thực tế
Nằm trong mối liên hệ tương ứng giữa quyền và nghĩa vụ, các chủ thể vừa có quyền tự do của mình là “tự do giao kết hợp đồng”, cũng vừa có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật và đạo đức xã hội Bất cứ thỏa thuận, giao kết hợp đồng dân sự nào có mục đích trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội đều không phát sinh hiệu lực pháp luật
2.4.3.2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng
Khi các bên giao kết hợp đồng đều trên tinh thần tự nguyện, không bị cưỡng bức, ép buộc mà phải hoàn toàn tự do về ý chí và sự mong muốn tham gia hợp đồng Quy luật giá trị đòi hỏi các bên khi thiết lập các quan hệ trao đổi phải bình đẳng với nhau, khi nào các bên bình đẳng với nhau về tất cả các phương diện trong giao kết hợp đồng dân sự thì ý chí tự nguyện của các chủ thể mới thật sự được đảm bảo Không ai được lấy bất cứ một lý do gì như về giai cấp, thành phần xã hội, tôn giáo, giới tính, điều kiện kinh tế…để làm biến dạng các quan hệ dân sự Các bên có
tự nguyện hay không thông qua thể hiện sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài thông qua một hình thức nhất định Hợp đồng giao kết được coi là tự nguyện khi hợp đồng đó thể hiện một cách khách quan, trung thực, với mong muốn và nguyện vọng của chủ thể là tham gia thực hiện được hợp đồng
Mặt khác đối với nguyên tắc bình đẳng trong giao kết hợp đồng dân sự được hiểu là các bên chủ thể đều có tư cách ngang hàng nhau, được làm và thực hiện những gì đã cam kết thỏa thuận trong hợp đồng Ngoài ra khi các bên xác lập, giao kết hợp đồng cần phải có sự hợp tác, trung thực và ngay thẳng, trình bày sự việc đúng với thực tế, đúng bản chất giao dịch Nếu có sự trình bày không đúng sự thật gây nên nhầm lẫn cho một bên thì xem như hợp đồng không có giá trị và bên gây ra nhầm lẫn phải chịu hậu quả pháp lý do hành vi của mình gây nên Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng là một trong nguyên tắc chính khi giao kết hợp đồng dân sự, ngoài ra nó còn là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ dân sự được quy định tại Điều 4,5,6 BLDS năm 2005
15 đoạn 3 Điều 128 BLDS năm 2005
Trang 30Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động kinh doanh thương mại và của pháp luật về hợp đồng thì khi giao kết hợp đồng nếu các bên đều thể hiện được sự trung thực, thiện chí và hợp tác thì sẽ tạo được niềm tin và tạo được mối quan hệ tốt đẹp hơn trong quá trình thực hiện hợp đồng và cũng
dễ dàng bỏ qua những phát sinh dẫn đến tranh chấp hợp đồng Có thể nói sự thiện chí, trung thực và hợp tác quyết định sự thành bại khi giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng giữa các bên chủ thể với nhau
Tuy BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005 đều quy định các chủ thể khi giao kết hợp đồng đều phải tuân theo nguyên tắc trên nhưng đến BLDS năm 2015, có hiệu lực ngày 01/01/2017 thì đã không còn quy định các nguyên tắc này tại mục 7
về hợp đồng từ Điều 385 đến Điều 429, việc sửa đổi, bỏ đi các nguyên tắc này là phù hợp với thực tế vì các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự tại Điều 3 BLDS năm 2015 đã có quy định
Theo BLDS năm 2005 các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự cũng đã
có các nguyên tắc nêu trên, tuy nhiên các nguyên tắc khi giao kết hợp đồng lại không đầy đủ theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, khi tham gia các quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng thì đương nhiên các chủ thể phải tuân theo các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự Quy định này vừa thừa lại vừa thiếu Qua quá trình thực hiện, đã có những sửa đổi bổ sung trong BLDS năm 2015, xóa bỏ điều luật quy định về nguyên tắc khi giao kết hợp đồng dân sự là phù hợp
2.4.3.3 Chủ thể tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự
Các nguyên tắc trên mang tính chủ đạo khi giao kết hợp đồng ngoài ra còn có nguyên tắc không thể thiếu khi giao kết hợp đồng là người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự, hành vi dân sự có thể được hiểu là khả năng nhận biết hành
vi của từng con người cụ thể, bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ (Điều 17 BLDS năm 2005) Khi chủ thể tiến hành tham gia trong quan hệ hợp đồng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự Tư cách chủ thể tham gia hợp đồng đòi hỏi phải có sự thống nhất giữa năng lực pháp luật và năng lực hành vi Về bản chất của hợp đồng là sự thể hiện ý chí tự nguyện và tự thỏa thuận của các bên khi giao kết hợp đồng, do đó người tiến hành giao kết hợp đồng cần có khả năng nhận biết, ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình
Hình thức khi giao kết hợp đồng dân sự là điều kiện có hiệu lực trong trường hợp pháp luật có quy định Đa số về hình thức của hợp đồng do các chủ thể giao kết
Trang 31lựa chọn, có thể giao kết bằng lời nói, bằng thư điện tử, bằng văn bản…nhưng đối với một số hợp đồng thì pháp luật có quy định hình thức bắt buộc là bằng văn bản
và phải thông qua công chứng hoặc chứng thực Các chủ thể phải tuân theo quy định này, nếu không hợp đồng giao kết sẽ bị vô hiệu
2.5 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo
Để giải quyết các tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hình sự…tại Tòa án có thẩm quyền thì khi giải quyết cơ quan Tòa án cần áp dụng các quy định của luật nội dung như Luật dân sự, Luật thương mại, Lật hình sự…, song song đó Tòa án cũng phải áp dụng luật hình thức là BLTTDS, BLTTHS…
BLTTDS năm 2004 (Sửa đổi bổ sung năm 2011) quy định 22 nguyên tắc cơ bản từ Điều 3 đến Điều 24 Trong phạm vi đề tài tác giả chỉ phân tích một số nguyên tắc trọng tâm có liên quan khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng giả tạo, cụ thể
2.5.1 Nguyên tắc tôn trọng quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự
Nguyên tắc trên ra đời nhằm đảm bảo Nhà nước tôn trọng quyền tự do quyết định và định đoạt của công dân, không can thiệp với bất kỳ hình thức nào vào hoạt động đúng pháp luật của công dân trong giao dịch dân sự, kinh doanh thương mại Nguyên tắc này là cốt lõi, đặc trưng nhất của tố tụng dân sự, thể hiện quy định của BLTTDS năm 2004 (SĐBS 2011) khi có tranh chấp phát sinh thì đương sự phải có đơn khởi kiện yêu cầu cụ thể giải quyết nội dung tranh chấp như thế nào Tòa án chỉ thụ lý và giải quyết khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu 16 Phạm vi đơn khởi kiện cũng do chính đương sự tự xác định và có quyền tự thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện khi thấy quyền lợi và nghĩa vụ của mình không bị ảnh hưởng tại cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm BĐ có quyền phản tố đối với yêu cầu của NĐ hoặc không chấp nhận, chấp nhận một phần Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau cách thức giải quyết vụ việc tranh chấp nhưng thỏa thuận này không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba
Khi bản án sơ thẩm không có đương sự kháng cáo, không bị Viện kiểm sát kháng nghị thì không phát sinh việc giải quyết theo trình tự phúc thẩm Chỉ khi Viện kiểm sát kháng nghị, đương sự không chấp nhận việc giải quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, kháng cáo bản án sơ thẩm thì lúc này phiên tòa phúc thẩm mới thực
16 Điều 5 BLTTDS năm 2004 (sủa đổi bổ sung năm 2011)
Trang 32hiện nhiệm vụ xem xét lại bản án sơ thẩm trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị, việc kháng cáo hay rút kháng cáo là sự tự định đoạt đương sự
BLTTDS năm 2015 được áp dụng hiện nay thì nguyên tắc Tòa án tôn trọng quyền tự quyết định và tự định đoạt của đương sự vẫn được ghi nhận nhưng có sự thay đổi mở rộng hơn nội dung tự quyết định và tự định đoạt như được quyền đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải17; được quyền yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu khởi kiện, người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu được quyền từ chối
áp dụng thời hiệu khởi kiện18
2.5.2 Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự
Khi có yêu cầu cần công nhận sự kiện pháp lý hoặc có tranh chấp giữa các đương sự phát sinh, khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết thì việc đầu tiên là đương
sự phải chứng minh là đương sự có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu và gửi kèm các tài liệu chứng minh cho việc khởi kiện, yêu cầu của mình là có căn cứ Các đương
sự trong vụ án có quyền không chấp nhận chứng cứ do người khác cung cấp, việc không chấp nhận đồng nghĩa với việc đương sự này phải đưa ra tài liệu chứng cứ khác để chứng minh cho việc không chấp nhận của mình là có căn cứ và mỗi bên đương sự có nghĩa vụ phải chứng minh các tình tiết mà mình đã viện dẫn làm cơ sở cho những yêu cầu và phản đối của mình Tòa án chỉ tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ khi có yêu cầu của đương sự, trong trường hợp đương sự đã cung cấp chứng cứ nhưng chứng cứ đó chưa rõ ràng thì để đảm bảo vụ án được xét xử khách quan, công bằng Tòa án xác minh làm rõ những chứng cứ mà hai bên đương sự cung cấp và Tòa án chỉ thu thập tài liệu khi đương sự đã tiến hành thu thập chứng
cứ nhưng không có kết quả và có đơn yêu cầu Tòa án thu thập thì lúc này Tòa án mới tiến hành thực hiện
BLTTDS năm 2015 tiếp tục kế thừa nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh là quyền và nghĩa vụ của đương sự nhưng bổ sung thêm các quy định mới, cụ thể đương sự có quyền được nhận bản sao tài liệu, chứng cứ mà đương sự khác đã giao nộp cho Tòa án19, việc đương sự kịp thời nhận được bản sao tài liệu chứng cứ trong vụ án đã tạo điều kiện thuận cho việc tranh luận làm rõ chứng cứ mà các bên cung cấp, qua đó giúp cho giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và hiệu quả
17 Điều 207 BLTTDS năm 2015
18 Điều 184 BLTDS năm 2015
19 Khoản 5, Điều 96 BLTTDS năm 2015
Trang 33Ngoài ra đương sự còn có quyền tham gia phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận và công khai chứng cứ do Tòa án tiến hành trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm20…
2.6 Hợp đồng thông thường trong hợp đồng giả tạo
Thực tiễn giải quyết tại TAND tỉnh CM cho thấy các hợp đồng mà đương sự dùng để giả tạo là các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng bảo lãnh, hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất Theo quy định của pháp luật thì mỗi loại hợp đồng cần tuân theo hình thức và nội dung khác nhau, có loại hợp đồng chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói nhưng có loại hợp đồng cần phải tuân theo một hình thức nhất định Vì sao các đương sự lại chọn các loại hợp đồng này để dùng làm hợp đồng giả tạo, thực tế thể hiện qua các hợp đồng sau:
2.6.1 Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
“Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất cho bên nhận chuyển nhượng, còn bên nhận chuyển nhượng trả tiền cho bên chuyển nhượng theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về đất đai.”
Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 689 BLDS năm 2005, khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất các chủ thể phải tuân theo hình thức bắt buộc bằng văn bản và phải có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Theo BLDS năm 2005 quy định hiệu lực của việc chuyển quyền sử dụng đất như sau
“Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sử
Điều 46 Luật Đất đai năm 2003 quy định đăng ký quyền sử dụng đất Việc đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất; khoản 4 Điều 146 Nghị định 181/200422 hướng dẫn thi hành luật đất đai năm
2003 quy định Hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, thuê, thuê lại quyền sử dụng đất; hợp đồng hoặc văn bản tặng cho quyền sử dụng đất…có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất…”
Trang 34Ngoài ra theo Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình thì không phải tất cả mọi hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi
vi phạm về hình thức là lập thành văn bản và phải công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền thì đều bị coi là hợp đồng vô hiệu23 Theo điểm b tiểu mục 2.3 mục 2 phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 thể hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được xác lập từ sau ngày 15/10/1993, nếu vi phạm điều kiện về hình thức của hợp đồng là vào thời điểm giao kết nhưng sau đó được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc họ có một trong các loại giấy tờ được quy định tại khoản 1, 2 và khoản 5 Điều
50 Luật Đất đai năm 2003 mà đến thời điểm sau ngày 01/7/2004 mới phát sinh tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết thì không xem là hợp đồng vô hiệu do vi phạm hình thức, ngoài ra trường hợp có vi phạm về hình thức của hợp đồng nhưng quá trình thực hiện hợp đồng người nhận chuyển nhượng đã làm nhà kiên cố trên đất chuyển nhượng, trồng cây lâu năm…và bên chuyển nhượng không có ý kiến phản đối và người sử dụng đất cũng không bị cơ quan có thẩm quyền nhà nước xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì Tòa án không tuyên bố hợp đồng
để che dấu hợp đồng vay, nhưng do bên đi vay không thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng thật nên phát sinh tranh chấp Người lập hợp đồng giả tạo này đã lường trước được sự việc sẽ xảy ra, do đó nếu người có nghĩa vụ trong hợp đồng thật là hợp đồng vay không thực hiện nghĩa vụ thì người cho vay vẫn có tài sản đảm bảo và thậm chí họ là người có được tài sản đó một cách hợp pháp thông qua hợp đồng giả tạo, nếu bên đi vay không lưu giữ tài liệu chứng minh có hợp đồng vay tài sản Cho nên đây cũng là một trong lý do để bên cho vay lựa chọn hình thức giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
23 Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4/2003 và nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
Trang 35Đối với trường hợp người nước ngoài nhờ người Việt Nam chuyển nhượng quyền sử dụng đất, do Luật Đất đai và Luật Nhà ở quy định người nước ngoài chỉ được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất, không được phép đứng tên quyền
sử dụng các loại đất khác tại Việt nam, do đó để sử dụng đất tại Việt Nam người nước ngoài đã nhờ người Việt Nam thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm tránh quy định của pháp luật
2.6.2 Hợp đồng bảo lãnh
Theo Điều 361 và Điều 363 Bộ luật dân sự (2005) quy định về bảo lãnh và
nghĩa vụ bảo lãnh thể hiện:
Bảo lãnh là sự thỏa thuận giữa các bên gồm bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh và bên bảo lãnh để thực hiện một nghĩa vụ dân sự mà các bên đã thỏa thuận Theo các điều luật quy định có thể hiểu là khi bên bảo lãnh giao kết là mình có nghĩa vụ và chịu trách nhiệm khi bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của
họ đối với bên nhận bảo lãnh, khi bên bảo lãnh đã thực hiện xong nghĩa vụ của họ thì họ có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh phải có nghĩa vụ lại đối với họ
Các bên đương sự thống nhất dùng hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng giả tạo để che giấu hợp đồng vay vì nếu ký kết hợp đồng vay thì người cho vay sẽ không thỏa thuận được mức lãi suất cao hơn theo quy định của pháp luật, căn cứ theo quy định
từ Điều 361 và Điều 363 Bộ luật dân sự (2005) thì người cho vay sẽ nhận được cả vốn và lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo lãnh
2.6.3 Hợp đồng vay tài sản
“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận
Hợp đồng vay tài sản phát sinh hiệu lực khi bên đề nghị nhận được lời chấp nhận từ bên được đề nghị, các bên thực hiện hợp đồng trên cơ sở tự nguyện và thỏa thuận lãi suất Nhưng nếu có tranh chấp thì luật pháp cũng quy định điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp, tránh trường hợp cho vay nặng lãi
Liên quan đến hợp đồng vay tài sản thì mức lãi suất là rất quan trọng:
“1 Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng
24 Điều 471 BLDS năm 2005
Trang 362 Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân
Qua 10 năm thực hiện các quy định của BLDS năm 2005 liên quan đến chế định hợp đồng vay tài sản đã bộc lộ một số bất cập như: Cơ chế điều chỉnh lãi suất bằng cách giao cho Ngân hàng Nhà nước ban hành mức lãi suất cơ bản theo quy định của BLDS năm 2005 không còn phù hợp với thực tế vì việc xác định lãi suất hiện nay có nhiều biến động, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào sự tác động mạnh mẽ của quy luật thị trường đã vượt quá xa so với những dự liệu của các nhà làm luật khi ban hành BLDS năm 2005 Các quy định về lãi suất cơ bản cũng chỉ là kết quả tham khảo từ lãi suất thị trường liên Ngân hàng ở nước ta Thực chất nó lại mang tính chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước, tỏ ra lạc hậu, không theo kịp mức lãi suất diễn
ra trên thị trường, xa rời thực tế26
Thời gian qua chúng ta cũng có thể thấy thực tế có sự thay đổi cơ chế điều hành của lãi suất Ngân hàng Nhà nước cũng như có sự thay đổi trong các quan hệ cung cầu về nguồn vốn, do vậy đòi hỏi cần có sự sửa đổi các căn cứ xác định lãi suất cho phù hợp Ngoài ra về cách tính lãi suất cũng có tính bất hợp lý, cụ thể nếu thỏa thuận trong hợp đồng là vi phạm pháp luật thì nội dung việc thỏa thuận xem như vô hiệu, đã là vô hiệu thì tài sản của ai người đó nhận về, không xem xét tính lãi Nếu các bên đã thỏa thuận về mức lãi suất, có sự việc tranh chấp xảy ra thì khi giải quyết cần điều chỉnh lại theo mức lãi suất cơ bản theo khoản 2 Điều 476BLDS năm 2005 chứ không áp dụng mức 150% lãi suất cơ bản Quy định trong cùng một Điều luật nhưng lại có sự bất cập
Quy định của pháp luật về mức lãi suất như trên nhưng về thực tế thì không có
cá nhân nào cho vay theo mức lãi suất theo quy định của nhà nước, vì cho vay chịu rủi ro rất cao, khi cho vay thì thường họ thỏa thuận mức lãi suất cao hơn quy định của pháp luật, cụ thể từ 3% trở lên, trường hợp này thường người đi vay có thế chấp tài sản thì mới được vay, do nhu cầu cần thiết thì cá nhân người đi vay tự nguyện chấp nhận, nếu không vay được tiền thì sẽ không giải quyết được chuyện khó khăn
25 Điều 476 BLDS năm 2005
26 ThS Trần văn Duy- ThS Nguyễn Hương Lan ban pháp chế BIDV- Vướng mắc trong giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản và một số kiến nghị
Trang 37Ngoài ra theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ chỉ quy định phạt tiền từ 5.000.000đ đến 15.000.000đ đối với một trong những hành vi sau đây:
“…d Cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150%
Về xử phạt liên quan lĩnh vực quản lý về ngành nghề kinh doanh có điều kiện Như vậy khi cầm cố có thế chấp tài sản thì mức lãi suất không được được vượt quá 3%, nếu cầm cố vượt mức này thì bị phạt như quy định trên, ngoài quy định nêu trên, không có điều luật nào quy định cho vay từ 3% đến dưới 10% thì bị chế tài như thế nào Do không có chế tài xử phạt như thế nào nên người dân đương nhiên vẫn thực hiện việc cho vay, nếu có tranh chấp thì cũng chỉ sẽ điều chỉnh lại mức lãi suất Chính do quy định của pháp luật quy định về mức lãi suất thấp nên mới dẫn đến tình trạng người cho vay không lập hợp đồng cho vay mà họ lại dùng cách thức thỏa thuận hợp đồng vay bằng lời nói với lãi suất cao, để đảm bảo cho hợp đồng vay thì người cho vay buộc người đi vay phải lập hợp đồng chuyển nhượng tài sản,
do người đi vay là bên yếu thế nên họ chấp nhận ký kết hợp đồng BLDS năm 2015
đã sửa đổi bổ sung về lãi suất, phần lãi suất do hai bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay28, về lãi suất có điều chỉnh cao hơn so với quy định của BLDS năm 2005
2.7 Quy định của Bộ luật hình sự có liên quan
Bộ luật hình sự quy định về tội cho vay nặng lãi như sau:
“1 Người nào cho vay với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm
2 Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ tháng đến ba năm
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm
Trên thực tế, trong xã hội tồn tại rất nhiều việc cho vay với lãi suất trên 10%,
để phát hiện và xử lý các trường hợp này thì rất khó khăn, đa số người đi vay chấp nhận với mức lãi suất này, khi không thanh toán được mức lãi suất này thì chấp
27 Khoản 3 Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ
28 Điều 468 BLDS năm 2015
29 Điều 163 BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009
Trang 38nhận bán tài sản để trả nợ, nếu không có tài sản để bán thì họ chọn giải pháp là bỏ địa phương đi nơi khác Không ai dám tố cáo người cho vay nặng lãi đến các cơ quan chức năng vì sợ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe Đối với công tác điều tra tội phạm, để chứng minh được phạm tội có tính chất bóc lột cũng không phải dễ dàng
Tiểu kết chương 2
Qua thực tiễn giải quyết tranh chấp, đặt ra cho tác giả tạo nhìn nhận trong thực tế có nhiều cách thức thực hiện hợp đồng, trong đó các chủ thể tiến hành giao kết hợp đồng giả tạo, khi phát sinh tranh chấp thì Tòa án gặp khó khăn trong quá trình giải quyết, vẫn có nhiều quan điểm khác nhau Tại sao lại có những hợp đồng giả tạo này, có phải do quy định của pháp luật chưa được chặt chẽ hay vì nguyên nhân nào khác dẫn đến các chủ thể giao kết hợp đồng chọn loại hợp đồng này để giao dịch với nhau nhằm đối phó với quy định của pháp luật hay chỉ đơn giản là vì mục đích lợi ích của họ Tuy nhiên đối với một số các chủ thể biết rõ quy định của pháp luật khi giao kết hợp đồng, trường hợp nào buộc phải tuân theo hình thức bằng văn bản và phải thông qua hình thức công chứng hoặc chứng thực và khi giao kết hợp đồng cần phải tuân thủ theo nguyên tắc nào và khi nào hợp đồng giao kết phát sinh hiệu lực Từ đó họ vững tâm khi giao kết hợp đồng, nếu có phát sinh tranh chấp cũng có cơ sở để chứng minh việc giao kết hợp đồng của mình là đúng theo quy định của pháp luật Do đó khi phát sinh tranh chấp các bên cần chứng minh là giao kết hợp đồng đã tuân thủ về mặt hình thức và nội dung, thực hiện đúng các nguyên tắc khi tiến hành giao kết hợp đồng…để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Đối với hợp đồng giả tạo cũng vậy khi giải quyết tranh chấp cũng phải
tuân thủ những quy định pháp luật về hợp đồng để giải quyết
Trang 39Chương 3:Đánh giá thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau Giải pháp hoàn thiện
3.1 Khái quát về tình hình tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tỉnh Cà Mau
Trước tình hình kinh tế khó khăn, thời gian qua một số người dân do nhu cầu cần nguồn vốn đã dùng tài sản của mình như nhà và đất để thế chấp tại các tổ chức tín dụng để vay nhưng do quy định của Luật đất đai cũng như quy định về Luật nhà
ở về việc thế chấp tài sản nhà và quyền sử dụng đất tại các tổ chức tín dụng ngân hàng còn có sự bất cập, điển hình điều 114 Luật nhà ở năm 2004 chỉ cho phép chủ
sở hữu được thế chấp tài sản vay tại một tổ chức tín dụng hay Điều 113 Luật đất đai năm 2003 quy định chỉ được thế chấp quyền sử dụng đất với mục đích sản xuất kinh doanh Mặt khác để tiếp cận vay vốn tại các tổ chức tín dụng, Ngân hàng còn có khó khăn về thủ tục cũng như việc định giá về giá trị tài sản khi thế chấp của Ngân hàng còn có sự bất cập nên người có nhu cầu về vốn đã tìm đến các cá nhân có nhu cầu cho vay Do bị động, phụ thuộc cần nguồn vốn nhanh chóng nên người vay bất chấp hậu quả, chấp nhận lãi suất cao cũng như chấp nhận ký vào hợp đồng chuyển nhượng tài sản để vay được vốn hoặc ký vào hợp đồng với người cho vay là người bảo lãnh để vay với lãi suất cao (hợp đồng giả cách để che đậy hợp đồng vay với lãi xuất cao) Từ thiếu hiểu biết cũng như giải quyết nguồn vốn cấp bách cho bản thân nên hậu quả là mất tài sản Bên cạnh đó khi không có khả năng thanh toán vốn và lãi thì lúc đó họ đã thực sự lâm vào cảnh khó khăn Một số trường hợp cam chịu không yêu cầu, một số người yêu cầu Công an xem xét giải quyết có dấu hiệu hình
sự, do không có chứng cứ rõ ràng nên cơ quan Công an cũng không giải quyết được Có người yêu cầu Tòa án giải quyết hợp đồng vay tài sản nhưng bị người cho vay phản tố lại và họ đưa ra chứng cứ là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Việc giải quyết của Tòa án còn phụ thuộc vào sự chứng minh của cả NĐ và bị đơn, đương sự nào đưa ra các chứng cứ chứng minh cho hợp đồng của họ là có căn
cứ đúng pháp luật cũng như các tình tiết liên quan phù hợp với chứng cứ thì được xem xét chấp nhận Để tránh tình trạng nêu trên cũng như tìm ra cách giải quyết đối với từng vụ việc cụ thể thì chúng ta phải làm gì cho đúng, vướng mắc trong việc giải quyết đó là nguyên nhân gì Ngoài ra do quy định của pháp luật có những điều khoản chưa rõ ràng nên một số chủ thể đã căn cứ vào đó để tìm cách “lách luật” nhằm trục lợi như cách thức dùng hợp đồng bảo lãnh để bảo lãnh cho những người
Trang 40đi vay, thực chất họ là chủ nợ, là người cho vay, hoặc do quy định của pháp luật không cho phép người nước ngoài được chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Việt Nam nên họ đã nhờ người Việt Nam đứng tên để chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Theo thống kê tại Tòa án nhân dân tỉnh CM từ năm 2010 đến năm 2015 có 82
vụ án về tranh chấp liên quan đến hợp đồng giả tạo Tòa án hai cấp đã thụ lý và giải quyết, trong đó có 45 vụ án liên quan đến bà Nguyễn Thị Bé T và Châu Hùng D Lý
do chỉ thống kế số liệu liên quan các trường hợp này là do nhiều báo chí đưa tin như báo Tuổi trẻ online ngày 10/3/2016, báo tin tức 24h ngày 10/3/2016, báo Cafef ngày 15/3/2016, báo Công an nhân dân ngày 8/4/201630…cũng như kênh truyền hình VTV1 đưa tin vào ngày 07/3/2106 là tại tỉnh Cà Mau có hàng trăm hộ mất đất liên quan đến tín dụng đen, chủ yếu liên quan đến bà T và ông D
3.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng giả tạo tại Tòa án nhân dân tỉnh Cà Mau
3.2.1 Hợp đồng giả tạo là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng vay tài sản
Hiện nay việc giải quyết liên quan đến hợp đồng vay chuyển thành hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại TAND tỉnh CM còn có sự khác nhau Cùng một sự kiện nhưng kết quả không giống nhau Vấn đề này phụ thuộc vào căn cứ các bên đương sự chứng minh quá trình ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nếu hợp đồng này là giả cách thì Tòa án sẽ giải quyết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vô hiệu và sẽ giải quyết hợp đồng vay nhưng nếu đương sự không chứng minh được thì phải chấp nhận mất tài sản cụ thể vụ án như sau:
Ngày 30/7/2014 Tòa án nhân dân thành phố CM đã giải quyết vụ án giữa NĐ
Lê Anh Huy B và bị đơn là ông Châu Hùng D về việc tranh chấp “ Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và vay tài sản” cụ thể:
Ông D trình bày ngày 16/5/2011 Ông D có chuyển nhượng của ông B phần đất diện tích 2.532,27m2 với số tiền 1.400.000.000 đồng nhưng trong hợp đồng chỉ thể hiện giá chuyển nhượng 600.000.000đ nhằm mục đích giảm đóng thuế, khi ký hợp đồng đã giao cho ông B 700.000.000đ, ngày 24/5/2011 thực hiện thủ tục