1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn

64 519 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

... đề tài: Thế giới nghệ thuật Bảo Ninh - truyện ngắn Mục đích nghiên cứu Làm rõ giới nghệ thuật Bảo Ninh - truyện ngắn qua việc nghiên cứu chủ đề, hình tượng người nghệ thuật ông tập truyện Khẳng... Bảo Ninh góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn vai trò Bảo Ninh đổi văn xuôi Việt Nam đương đại Với lí vậy, định lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật Bảo Ninh - truyện ngắn Lịch sử vấn đề Bảo. .. qua truyện ngắn Bảo Ninh để nhấn mạnh vai trò Bảo Ninh văn học Việt Nam đương đại [4] Từ việc tìm hiểu viết, công trình nhỏ lẻ truyện ngắn Bảo Ninh góc nhìn nghệ thuật, định lựa chọn đề tài: Thế

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN -------------------- LÊ THỊ PHƢƠNG THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG BẢO NINH – NHỮNG TRUYỆN NGẮN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội – 2015 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo, ThS. Dương Thị Thúy Hằng, người đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài: Thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. Tôi cũng chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Phƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan những nội dung tôi trình bày trong khóa luận là kết quả quá trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của ThS. Dương Thị Thúy Hằng, kết quả nêu trong này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Trong quá trình nghiên cứu, tôi có tìm hiểu, tham khảo thành quả khoa học của các tác giả khác với sự trân trọng và biết ơn, nhưng đề tài tôi nghiên cứu không trùng với đề tài nghiên cứu của các tác giả khác. Những trích dẫn tài liệu đã được sử dụng trong khóa luận là đúng sự thật và được trích dẫn nguồn gốc từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được xuất bản, công bố. Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên Lê Thị Phƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 4 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 4 7. Dự kiến đóng góp của đề tài ....................................................................... 4 8. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1.BẢO NINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI ........ 6 1.1. Những chuyển động của văn xuôi Việt Nam sau 1986............................ 6 1.2. Bảo Ninh - Tiểu sử - Hành trình sáng tác................................................ 7 1.2.1. Tiểu sử.................................................................................................. 7 1.2.2. Hành trình sáng tác .............................................................................. 8 1.3. Tập Bảo Ninh - những truyện ngắn...................................................... 10 CHƢƠNG 2. HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN ...................... 12 2.1. Hiện thực chiến tranh bi tráng, dữ dội.................................................... 12 2.1.1. Một thế hệ người Việt Nam anh hùng thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ...................................................................................................... 12 2.1.2. Chiến tranh tàn khốc, hủy diệt ............................................................ 15 2.2. Hiện thực hậu chiến đói nghèo, lạc hậu ................................................. 18 2.3. Con người trong Bảo Ninh - những truyện ngắn .................................... 21 2.3.1. Hình tượng người lính ........................................................................ 21 2.3.2. Hình tượng người phụ nữ ................................................................... 30 2.3.3. Hình tượng người trí thức, nghệ sĩ...................................................... 34 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN.................................................... 36 3.1. Kết cấu dòng ý thức ............................................................................... 36 3.2. Giọng điệu trần thuật ............................................................................. 38 3.2.1. Giọng ngậm ngùi buồn thương ........................................................... 39 3.2.2. Giọng mỉa mai chua xót...................................................................... 40 3.2.3. Giọng tra vấn ..................................................................................... 41 3.3. Ngôn ngữ............................................................................................... 43 3.3.1. Ngôn ngữ mang màu sắc triết lí .......................................................... 44 3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính hiện thực.............................................................. 46 3.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ ...................................................................... 46 3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật ....................................................... 47 3.4.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................... 48 3.4.2. Không gian nghệ thuật........................................................................ 51 KẾT LUẬN ................................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Cuộc chiến tranh chống Mỹ đã đi qua nhưng những dư âm của nó vẫn còn mãi trong tâm trí c ủa người Việt, đặc biệt là những người lính đã trải qua cuộc chiến đó. Viết về chiến tranh, văn xuôi nói chung và truyện ngắn nói riêng, đã tạo được không khí trận mạc của đất nước một thời binh lửa. Nếu như văn học giai đoạn trước đổi mới thường nói về những con người anh hùng và những vấn đề sử thi lớn lao thì văn học sau đổi mới có những thay đổi đáng ghi nhận. Trong chiến tranh có những vấn đề chưa được nói tới hay chưa kịp nói tới thì nay có điều kiện để đề cập đầy đủ và toàn diện hơn. Những điều này đòi hỏi văn xuôi phải chuyển mình để bắt kịp với thời đại, phù hợp với hiện thực mới. Đặc biệt với tinh thần đổi mới của đại hội Đảng toàn quốc 1986, văn nghệ sĩ đã có nguồn cổ vũ lớn cho những sáng tạo, cách tân cả về nội dung và hình thức. 1.2. Trong số các nhà văn viết về chiến tranh thời kì hậu chiến, Bảo Ninh được coi là một trong những cây bút tiêu biểu. Danh tiếng và đóng góp của ông cho nền văn học Việt Nam đương đại là không thể phủ nhận. Nếu tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh (còn có tên gọi khác là Thân phận tình yêu) đã mang lại cho ông những thành công lớn, là một tác phẩm điển hình cho cả một giai đoạn văn học thì chính tác phẩm này cũng tạo nên một áp lực lớn không dễ vượt qua với chính nhà văn và cả trong cách tiếp nhận của bạn đọc. Do đó, truyện ngắn của Bảo Ninh lâu nay vẫn chưa hẳn được quan tâm đúng mức với những giá trị nghệ thuật đặc sắc của nó. 1.3. Truyện ngắn luôn là thể loại “xung kích” trong mọi thời đại văn học. Sự vận động và cách tân của nó nhiều khi phản ánh xu thế đổi mới của cả một nền văn học. Ở Việt Nam chúng ta đang gặp thực trạng ấy. Hơn 30 năm đã trôi qua, quá trình đổi mới văn học đã đạt được những thành tựu nổi bật mà 1 truyện ngắn là một trong những thể loại đi đầu. Truyện ngắn có khả năng trong việc thể hiện quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Do dung lượng nhỏ, nắm bắt được những nét bản chất nhất của cuộc sống… nên truyện ngắn chuyển tải những vấn đề của thời đại, con người một cách chính xác, nhạy bén. Cũng chính điều này đã khiến truyện ngắn trở thành thể loại cho phép nhà văn thử nghiệm và triển khai những khía cạnh mới mẻ, linh hoạt trong quan niệm nghệ thuật. Tìm hiểu Bảo Ninh - những truyện ngắn sẽ phần nào cho chúng ta thấy những thành tựu to lớn về những sáng tạo và đổi mới ở bút pháp Bảo Ninh góp phần khẳng định giá trị truyện ngắn cũng như vai trò của Bảo Ninh trong những đổi mới của văn xuôi Việt Nam đương đại. Với những lí do cơ bản như vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. 2. Lịch sử vấn đề Bảo Ninh là một trong số những nhà văn viết về đề tài chiến tranh có đóng góp trong cách nhìn về đề tài chiến tranh trong văn học hậu chiến. Đề tài chiến tranh được Bảo Ninh thể hiện trong hai thể loại: truyện ngắn và tiểu thuyết. Tuy nhiên, những bài viết, công trình tìm hiểu về Bảo Ninh ở phương diện truyện ngắn còn khá ít ỏi và nhỏ lẻ. Trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Bùi Việt Thắng đã khẳng định Bảo Ninh là một trong những nhà văn có duyên với truyện ngắn, và là cây bút gây ấn tượng mạnh với người đọc [4, 337]. Tác giả Waynekarlin trong lời giới thiệu cho tuyển tập truyện ngắn Tình yêu sau chiến tranh nhận thấy truyện ngắn Bí ẩn của làn nước của Bảo Ninh: “in dấu niềm khao khát tình yêu” [26, 12], “đối diện trực tiếp với hậu quả chiến tranh, những bậc cha mẹ bị mất con” [26, 14]. Giáo sư Mai Quốc Liên khi nhận xét về cuốn sách Bảo Ninh - tác phẩm chọn lọc cho rằng: “Đã lâu lắm, tôi mới đọc được một tập truyện hay như thế. 2 Anh tôi, tuy làm “chính trị” đọc lên cũng thốt lên “hay”… Một nỗi buồn sâu lắng, nhưng trong lành, một tình yêu thương đằm thắm, xót xa thắm đượm trong từng trang sách… Và cao hơn, một sự nhận thức đầy đủ, chân thành, lương tâm của một người lính trở về từ chiến trận. Một cái nhìn, một cách nhìn và điểm nhìn đã được lọc qua tháng năm, những suy nghĩ trải nghiệm qua máu xương, chiến trận… Số phận của từng người, số phận của tình yêu, cái ngẫu nhiên và cái sống, cái chết đã làm cuộc đời thêm xót xa, cay đắng nhưng càng đáng yêu hơn” [12, 42]. Nhà phê bình trẻ Đoàn Ánh Dương, trong bài viết với nhan đề Bảo Ninh - nhìn từ thân phận của truyện ngắn, cho rằng thân phận truyện ngắn Bảo Ninh tiêu biểu cho chính thân phận nghiệp văn của Bảo Ninh, chứ không chỉ tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Sự long đong chọn một đời Kiều của tiểu thuyết rồi cũng đã có cơ hội “đoàn viên” vào đời sống văn học đương đại. Truyện ngắn của ông thì khác hẳn, nó vẫn còn là một sự long đong của văn chương ông. Phải chăng nó nhỏ bé hơn so với thành tựu của tiểu thuyết như lối viết của ông so với chủ âm của lối viết đương thời? Chúng tôi nghĩ phải giải mã truyện ngắn Bảo Ninh cũng như văn nghiệp ông từ một giác độ khác như đã nói ở trên, là câu chuyện cuộc đời. Đặt ra vấn đề câu chuyện cuộc đời qua truyện ngắn của Bảo Ninh ở đây là để nhấn mạnh vai trò của Bảo Ninh trong văn học Việt Nam đương đại [4]. Từ việc tìm hiểu những bài viết, công trình còn khá nhỏ lẻ về truyện ngắn của Bảo Ninh dưới góc nhìn nghệ thuật, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. 3. Mục đích nghiên cứu Làm rõ thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn qua việc nghiên cứu các chủ đề, hình tượng con người và nghệ thuật của ông trong tập truyện. 3 Khẳng định những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật cũng như cá tính sáng tạo của nhà văn và đóng góp của ông trong nền văn học đương đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận đặt ra nhiệm vụ đi tìm hiểu hiện thực cuộc sống, hình tượng con người và một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. Từ đó khẳng định vai trò và những đóng góp của nhà văn Bảo Ninh trong dòng chảy văn học đương đại. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong tập Bảo Ninh - những truyện ngắn. Phạm vi nghiên cứu là các truyện ngắn trong tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn. Đối chiếu so sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của cùng tác giả ở những vấn đề liên quan và một số truyện ngắn của các tác giả khác. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thống kê phân loại - Phương pháp phân tích - Phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp khái quát tổng hợp 7. Dự kiến đóng góp của đề tài Khóa luận góp phần làm rõ thế giới nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn từ đó khẳng định những đóng góp của Bảo Ninh trong nền văn học đương đại. 4 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung của khóa luận được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Bảo Ninh và đời sống văn học đương đại Chương 2: Hiện thực cuộc sống và hình tượng con người trong Bảo Ninh - những truyện ngắn Chương 3: Một số yếu tố hình thức nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn 5 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 BẢO NINH VÀ ĐỜI SỐNG VĂN HỌC ĐƢƠNG ĐẠI 1.1. Những chuyển động của văn xuôi Việt Nam sau 1986 Vào những năm giữa của thập niên 80 thế kỉ XX, sau đại hội VI của Đảng, đất nước bước vào thời kì đổi mới. Cùng với sự đổi mới về tư duy chính trị, kinh tế, quan niệm văn chương cũng có đổi khác. Không đơn điệu, một chiều, dám đối mặt với thực tế đời sống, văn chương thực sự đã phản ánh chân thực tâm lí phức tạp của con người cũng như cuộc sống sau chiến tranh. Trong không khí đổi mới, văn xuôi đã đem đến nhiều điều mới lạ, đáp ứng nhu cầu phản ánh hiện thực và sự đổi mới văn học nước nhà trong quá trình hội nhập nền kinh tế thị trường. Đọc văn xuôi thời kì đổi mới không khó khăn để nhận ra được một điều: các tác giả đã trung thực trong việc phân tích mổ xẻ các mối quan hệ phức tạp, những mối quan hệ chằng chịt cùng nhiều vấn đề mới nảy sinh, mang vẻ mới lạ, điều mà trước đây do nhiều nguyên cớ chưa phản ánh được, hay đúng hơn chưa có điều kiện suy ngẫm. Bởi vậy văn xuôi thời kì này mạnh bạo, nói thật, ý thức cảnh cáo, dự báo rõ ràng. Trong xu thế đổi mới của văn xuôi đương đại, những tác phẩm viết về chiến tranh từ cái nhìn hậu chiến đã có những thay đổi căn bản. Từ vai trò là cổ vũ cho chiến đấu vì lí tưởng cao đẹp, giờ đây khi thắng lợi thuộc về dân ta, nhà văn trở thành người đào sâu trực tiếp vào hiện thực cuộc sống để trình bày, phát hiện mọi mặt của nó. Nếu như chất giọng sử thi tràn ngập trong những tác phẩm văn học trước 1975 thì sau đổi mới chất giọng ấy đã dần ít hơn. Văn xuôi viết về chiến tranh thời kì hậu chiến có thêm những chất giọng mới: từ giọng điệu thâm trầm, khắc khoải trong Họ đã trở thành đàn ông (Phạm Ngọc Tiến), Cỏ lau, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn 6 Minh Châu) đến chất giọng xót xa trong Xưa kia chị đẹp nhất làng (Tạ Duy Anh), Người sót lại của rừng cười (Võ Thị Hảo) hay giọng triết lí, tra vấn… Văn học không chỉ tập trung nói về những niềm vui, sự lạc quan tin tưởng mà còn nói cả những mất mát đau thương. Như vậy văn xuôi Việt Nam sau 1986 đã có những bước phát triển vượt bậc và mạnh mẽ, chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sức cách tân không ngừng để tạo nên sự phù hợp với thời đại mới. Và một trong số những nhà văn có đóng góp to lớn cho sự nghiệp ấy là nhà văn Bảo Ninh với những cách tân, sáng tạo trong sáng tác của mình. 1.2. Bảo Ninh - Tiểu sử - Hành trình sáng tác 1.2.1. Tiểu sử Bảo Ninh tên khai sinh là Hoàng Ấu Phương, sinh ngày 18/10/1952 tại huyện Diễn Châu, Nghệ An; quê gốc ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Nhưng ông lớn lên và sống ở Hà Nội từ năm 1954. Sinh ra trong một gia đình trí thức, cha là giáo sư ngôn ngữ Hoàng Tuệ. Ông vào bộ đội năm 1969. Trong chiến tranh chống Mỹ ông chiến đấu ở mặt trận B3, Tây Nguyên, tiểu đoàn 5, trung đoàn 24, sư đoàn 10. Năm 1975 Bảo Ninh giải ngũ, từ năm 1976 đến 1981 ông học đại học ở Hà Nội, sau đó ông làm việc ở Viện Khoa học Việt Nam. Từ năm 1984 đến 1986 ông học khóa 2 trường Viết văn Nguyễn Du được giáo sư Hoàng Ngọc Hiến trực tiếp chỉ bảo giúp đỡ. Ngay từ khi còn theo học dưới mái trường Viết văn Nguyễn Du Bảo Ninh đã tỏ ra là một tài năng thiên phú. Chính ở giai đoạn này bản thảo cuốn tiểu thuyết đầu tay Nỗi buồn chiến tranh đã được hình thành. Cuối năm 1996, Bảo Ninh về làm việc tại báo Văn nghệ Trẻ. Không giống như nhiều người làm văn nghệ ở nước ta, Bảo Ninh tương đối kiệm lời. Ông không xuất hiện trên các kênh thông tin đại chúng, trong các chương trình giao lưu, ông như cố giấu mình trước thiên hạ. Bảo Ninh dường như không nổi giận bao giờ, ngay 7 cả khi người ta phê bình ông một điều gì đó ác ý. Ông chỉ nhún vai và cọ quậy cái đầu rồi nói một câu gì đó mà chẳng ai nghe thấy. Nhưng đó là vẻ ngoài ẩn giấu bên trong một trái tim nhân hậu, nhạy cảm với cuộc đời. Ông là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997. Với giọng văn đậm chất trữ tình, một tâm hồn nhân hậu, một cây bút tài năng đầy trách nhiệm và những đóng góp của mình Bảo Ninh xứng đáng được vinh danh như một gương mặt tiêu biểu của văn học đương đại Việt Nam. 1.2.2. Hành trình sáng tác Cũng như bao người lính khác trở về từ chiến trường, Bảo Ninh giữ cho riêng mình những kỉ niệm từ chiến trường gian khổ nhưng oanh liệt. Trong hành trang tâm hồn của mình, chiến tranh là nỗi nhớ da diết, là nỗi buồn nguyên khối. Nó như miền kí ức không bao giờ phai nhòa trong lòng mỗi con người đã từng vào sinh ra tử. Vậy nên chiến tranh đã đi qua nhưng được viết về nó, với Bảo Ninh như một mối nợ, một niềm hạnh phúc, viết bằng tất cả sự say mê, bằng cả tấm lòng của một người lính đã trải nghiệm sâu sắc về giá trị của cuộc chiến hôm qua. Trong sự nghiệp văn chương của mình, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu ở hai thể loại: tiểu thuyết và truyện ngắn. Về tiểu thuyết, Bảo Ninh sáng tác đến giờ mới có một cuốn duy nhất Nỗi buồn chiến tranh hay Thân phận của tình yêu. Cuốn tiểu thuyết được in lần đầu năm 1987 với tên Thân phận của tình yêu, đến năm 1991 cuốn tiểu thuyết được tặng giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, cuốn tiểu thuyết được bạn đọc đón đợi nồng nhiệt. Đó là câu chuyện một người lính tên Kiên, đan xen giữa hiện tại hậu chiến với hai luồng hồi ức về chiến tranh và về mối tình đầu với cô bạn tên Phương. Khác với những tác phẩm trước đó mang tính sử thi, miêu tả chiến tranh từ góc độ cộng đồng hùng tâm tráng chí c ủa người lính chiến đấu vì vận mệnh dân tộc, Bảo Ninh đã miêu tả chiến tranh ở góc độ khác, góc độ cá nhân, thân phận con người, đi 8 sâu vào nỗi niềm cá nhân. Cuốn tiểu thuyết được giới nghiên cứu đánh giá rất cao. Chính vì được đánh giá cao như thế nên cuốn sách được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau. Lần đầu được dịch ra tiếng Anh với tựa đề “The sorrow of war” xuất bản năm 1994. Năm 2005 tiểu thuyết được tái bản với nhan đề ban đầu Thân phận của tình yêu, năm 2006 tái bản với nhan đề Nỗi buồn chiến tranh. Đến năm 2008 cuốn tiểu thuyết này, đã được chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu là truyện ngắn, bạn đọc biết đến Bảo Ninh từ tập truyện đầu tay Trại “bảy chú lùn” xuất bản năm 1987. Năm 2002, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành cuốn Truyện ngắn Bảo Ninh. Năm 2003 Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản cuốn Hà Nội lúc không giờ. Năm 2005 Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Lan man trong lúc kẹt xe. Năm 2006 Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Chuyện xưa kết di được chưa? Đến năm 2011 Nhà xuất bản Phụ nữ xuất bản cuốn Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc. Năm 2012 trên báo Nghệ thuật mới (số 01) cho in tác phẩm Tòa dinh thự. Năm 2013 Nhà xuất bản Trẻ cho in cuốn Bảo Ninh những truyện ngắn. Cho đến nay Bảo Ninh đã nhận được nhiều giải thưởng khác nhau ở cả trong nước và ngoài nước: - Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. - Giải thưởng Văn học nước ngoài của tờ Independent (Anh quốc) năm 1995. - Giải thưởng Văn học Châu Á năm 1996 của Đan Mạch. - Giải thưởng Sách hay năm 2011 (cho tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, với 100% số phiếu) - Giải thưởng Châu Á trong lĩnh vực văn hóa của nhật báo Nikkei (Nikkei Asia Prize), Nhật Bản. 9 Với những sáng tác đó, chúng ta có thể khẳng định Bảo Ninh là một nhà văn có sự nghiệp sáng tác đặc sắc, gây được tiếng vang trong lòng bạn đọc không chỉ trong nước. Một cây bút đầy sung mãn, nung nấu trong mình những tác phẩm lớn, để đời. 1.3. Tập Bảo Ninh - những truyện ngắn Bảo Ninh - những truyện ngắn được xuất bản tháng 10 năm 2013, do nhà xuất bản Trẻ ấn hành. Tác phẩm đã thu hút được sự chú ý của nhiều tầng lớp bạn đọc. Cuốn sách Bảo Ninh - những truyện ngắn này dường như cũng là cách để tác giả “giữ chân” độc giả của mình. Và độc giả đã bị níu giữ ở từng trang sách, bởi sự quan sát tinh tế và văn chương khoáng hoạt. 36 truyện ngắn được chọn in trong tuyển tập gần 600 trang được tác giả viết ở nhiều thời điểm, trải dài từ những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước vắt sang đầu thế kỷ này. Bối cảnh truyện ngắn của Bảo Ninh trải rộng nhưng hai mảng đậm đặc nhất, dễ nhận thấy nhất là những câu chuyện chiến tranh, hậu chiến và Hà Nội. Mục đích cuối cùng của Bảo Ninh qua những trang văn trong tuyển tập này chính là vấn đề thân phận con người với những mối quan hệ tình cảm phức tạp. Ðiều ấy cũng trùng khít với quan niệm văn chương của Bảo Ninh: “Nghề văn là nghề chuyên nghiệp về sự ngẫm nghĩ. Nhà văn tự xem mình là kẻ có khả năng, có trách nhiệm và có ham thú đúc kết nhân tình thế thái đặng tìm ra cho bản thân mình và bạn đọc của mình những giá trị, những ý nghĩa vừa cố định vừa đổi thay không ngừng của đời sống con người, một đời sống tuy ngắn ngủi và khá là ảm đạm, nhiều buồn đau và bất hạnh, song lại cũng hàm chứa vô cùng tận những lẽ đời đáng sống, những giá trị cao quý, những vẻ đẹp tuyệt vời, hạnh phúc và niềm vui”. 10 Những câu chuyện được kể bằng giọng điềm đạm, chậm, từng từ từng chữ tinh tế, ăm ắp hình ảnh và mùi hương của kỉ niệm. Nhiều đoạn văn như thơ. Đọc to lên sẽ cảm nhận được rõ ràng những xót xa ẩn giấu, hay tình người cảm động, qua kí ức về chiến tranh và sau đó, về tình yêu, về những đau khổ, cay đắng hay hạnh phúc tột cùng của con người trong những năm tháng ấy. Có thể nói, Bảo Ninh - những truyện ngắn là một tập truyện xuất sắc của văn học thời kì đổi mới. Tập truyện đã giúp Bảo Ninh tiếp tục khẳng định tên tuổi, tài năng của mình trên văn đàn văn học đương đại, đồng thời nhấn mạnh một lần nữa những giá trị nhân văn mà Bảo Ninh theo đuổi. 11 CHƢƠNG 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN 2.1. Hiện thực chiến tranh bi tráng, dữ dội 2.1.1. Một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong thời kì kháng chi ến chống Mỹ cứu nước Về hiện thực chiến tranh, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bảo Ninh đã viết không ít những tác phẩm phản ánh điều đó. Ấy là một thời kì nhiều đau thương mất mát, gian khổ nhưng cũng không kém phần anh hùng, bi tráng của dân tộc. Đọc Bảo Ninh, ta có thể thấy phần lớn các tác phẩm của ông đều lấy đề tài từ chiến tranh và có lẽ chiến tranh là đề tài xuyên suốt trong tác phẩm của ông. Dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn, hiện thực ấy cũng vô cùng sinh động, hùng tráng nó tái hiện lại nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau của chiến tranh. Cũng như nhiều nhà văn khác, chiến tranh là chết chóc hủy diệt nhưng chính nó cũng tạo nên những người anh hùng, tạo nên cả một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong cuộc chiến chống xâm lược. Bảo Ninh - những truyện ngắn đã dựng lại bức tượng đài của cả một thế hệ anh hùng. Đó là Mộc, YNua, Tâm, Tý, Huy, Vinh, Khương, Dưỡng, Tuấn, Văn… và những người đồng đội của họ là đại diện cho thế hệ những người cầm súng bảo vệ đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Họ là những người con ưu tú, tốt đẹp của thời đại. Vậy mà họ đã chấp nhận hi sinh để đồng đội mình được sống để đất nước được hòa bình. Họ chính là những người liệt sĩ của lòng nhân, là những con người tuyệt vời. Mộc, YNua, Tý, Tâm, Hinh, Huy những người lính hậu cần đã luôn thầm lặng cống hiến hi sinh cho tổ quốc dân tộc. Họ bỏ lại sau lưng tuổi trẻ tươi đẹp xung phong ra chiến trận. Nhưng nhiệm vụ của họ không phải là trực 12 tiếp chiến đấu, giết kẻ thù mà là cung cấp lương thực làm hậu cần cho quân ta. Một nhiệm vụ tưởng như đơn giản nhưng lại vất vả khó khăn vô cùng. Họ phải sống nơi rừng núi hoang vắng, phải chiến đấu với thú rừng và phải chịu một nỗi “cô độc đến kinh người”. “Nhưng có sao đâu điều đó. Chúng tôi là lính B3 mà. Chúng tôi chỉ biết làm lụng cật lực để có lương thực, lương thực thật nhiều, không phải cho bản thân mình mà cho anh em đồng đội đang chiến đấu ở những đâu đó xa tít mù tắp bên kia đại ngàn” [17, 124]. Mặc dù phải làm lụng vất vả, đối mặt với muôn vàn khó khăn, gian khổ nhưng họ vẫn thản nhiên bởi trong lòng họ không gì lớn hơn độc lập tự do của dân tộc. Gian khổ ấy chỉ là một phần nhỏ bé so với những gì dân tộc đang phải chịu đựng. Trại “bảy chú lùn” đã cho thấy cái nhìn toàn diện hơn về những người lính hậu cần, những hi sinh của họ cho đất nước. Tuy không trực tiếp cầm súng đánh giặc như những người lính khác trên chiến trường nhưng họ lại đóng một vai trò quan trọng làm nên thành công cho cuộc chiến. Việc làm của họ tuy thầm lặng nhưng vô cùng quí giá đối với sự nghiệp chung của cách mạng. Mộc và những con người nơi đây thực sự là những con người lí tưởng dấn thân cho sự nghiệp chung. Những con người cá nhân vẫn sống chiến đấu vì lí tưởng cộng đồng. Họ là những người tượng trưng cho lí tưởng dân tộc, chiến đấu vì quê hương tổ quốc. Trong Hỏa điểm cuối cùng đó không còn là hình ảnh những người lính hậu cần cung cấp quân lương nữa mà là hình ảnh những người lính thực chiến, một khẩu đội cao xạ trong cuộc chiến với địch tại một cao điểm. Cuộc tấn công diễn ra ác liệt từ trung đội trưởng Thoan đến trung đội phó Vân với non nửa tiểu đội đều hi sinh. Cả tiểu đội chỉ còn vài người mặc dù vậy họ vẫn anh dũng chiến đấu quyết không bỏ cuộc. Có thể nói sự quả cảm của tiểu đội ấy cũng chính là tinh thần anh dũng của cả dân tộc ta trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ gian khổ. Tuy khó khăn nhưng luôn cố gắng vững 13 niềm tin bền ý chí không bao giờ bỏ cuộc khi chưa đến đích cuối cùng. Cũng với tinh thần ấy Tuấn trong Gió dại giữa rừng bom mưa đạn nhưng “Tuấn dửng dưng với những cú bổ nhào trực tiếp lao cắm mặt xuống cắt bom của máy bay cường kích. Bom nổ xa, nổ gần, rốckét nã trúng bờ công sự, Tuấn kệ” [17, 70]. Đó chính là tinh thần anh hùng của cả dân tộc làm nên kì tích. Đó là sự chiến đấu quên mình của quân giải phóng trên phi trường những ngày cuối tháng 4 lịch sử trong Đêm cuối cùng ngày đầu tiên. Là chiến công vinh quang trên bầu trời nhưng để lại nỗi đau cho người mẹ trong Ngàn năm mây trắng. Hay Khương và các đồng đội của anh đã có một thời ngang dọc đi đánh Mỹ rất huy hoàng trong Rửa tay gác kiếm. Trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng là lòng quả cảm của cô gái Việt Minh trước cán cân cái chết vẫn lớn tiếng đòi quân thù phải đối xử nhân đạo với đồng đội mình “các người không được đối xử vô nhân đạo với tù binh bị thương” [17, 255]. Cô gái còn nhanh tay vùng ra khỏi gọng bàn tay tên cai, lao vào chém Philip - một tên sát nhân. Cô ngã xuống nhưng tấm gương của cô còn mãi với non sông. Cuộc chiến nào cũng không thể thiếu những người lãnh đạo, người lãnh đạo chính là người đại diện cho tinh thần của cả tập thể như dượng Nguyễn trong Tòa dinh thự cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng hết lòng vì cách mạng không một trận chiến nào thiếu vắng ông. Không chỉ tham gia chiến đấu ông còn động viên con cháu mình tham gia với lời “Hẹn gặp các cháu trên tuyến đầu chống Mỹ!” [17, 497]. Hay người tham mưu trưởng không tên trong Giang cũng vậy ông đã hi sinh cho độc lập dân tộc. Họ là những cá nhân xuất sắc trong một tập thể anh hùng. Họ xứng đáng là tấm gương sáng là đại diện cho mọi thế hệ người Việt Nam trong kháng chiến chống kẻ thù xâm lược. Có thể thấy rằng, trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, hình ảnh những con người dấn thân cho sự nghiệp cách mạng xuất hiện nhiều, họ là những người lính mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ. Là đại 14 diện cho cả một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Mặc dù viết về những người anh hùng nhưng truyện của Bảo Ninh không vang vọng âm hưởng sử thi hoành tráng. Truyện của ông tập trung vào những lát cắt nhạy cảm, thâm trầm từ đó làm bật lên phẩm chất đáng quý, đáng trân trọng. 2.1.2. Chiến tranh tàn khốc, hủy diệt Được trở về, được sống trong hòa bình để nhìn lại cuộc chiến đấu mà cá nhân Bảo Ninh và thời đại ông đã vừa đi qua, nhà văn mang một cái nhìn mới, từng trải và hiện thực hơn. Nếu như chiến tranh trước đây được viết trong khói lửa, bom đạn chiến tranh, viết theo yêu cầu của hoàn cảnh, theo quan điểm ta phải thắng mà chưa phơi bày được những mặt trái còn khuất lấp của chiến tranh thì bây giờ chiến tranh được viết trong thời hậu chiến đã được nhận thức lại. Chiến tranh không chỉ có anh hùng mà đó còn khủng khiếp hơn tàn khốc và hủy diệt. Nó đã để lại nỗi đau cả về thể xác lẫn tinh thần cho con người không chỉ một thế hệ mà nhiều thế hệ về sau nữa. Đây không phải là lần đầu tiên Bảo Ninh nói đến sự tàn bạo, khốc liệt, hủy diệt của chiến tranh. Điều đó đã được nhà văn nói đến ngay trong tiểu thuyết đầu tay của mình Nỗi buồn chiến tranh tác phẩm đã mang lại tên tuổi và thành công cho nhà văn. Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết mà Bảo Ninh mô tả là những năm tháng buồn bã của đám trinh sát qua sự hồi tưởng của Kiên. Đó là những ngày mưa liên miên, những ngày im tiếng súng - trinh sát dựng lán ở ngay bên bờ suối, họ đốt nỗi buồn chiến tranh bằng những cuộc vui đi săn, đặt bẫy, tổ chức duốc cá và tối tối chơi bài, còn kì quái hơn “đám trinh sát bọn Kiên ngồi rỗi bày trò phơi sấy, thái nhỏ hoa, lá và rễ hồng ma trộn với sợi thuốc rê” [18, 19] nhờ khói hồng ma tạo ra ảo giác, tạo ra mộng mị, “có thể nhờ khói hồng ma mà quên mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai” [18, 19]. Đó là những ngày “trong mưa 15 đại bác vang rền nặng nề thúc dội ra ngoài trăm dặm điềm báo trước một mùa khô hung gở đang áp tới bên trời” [18, 22]. Rồi những mùa thu não nề, đời sống mục ra. Theo Kiên “chiến tranh là cõi không nhà, không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu vô cảm và tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” [18, 39 - 40], “Chân trời chết chóc mở ra mênh mang, vô tận những nấm mồ bộ đội mọc lên nhấp nhô như sóng cồn…” [18, 22], “Ôi chiến trận không bến không bờ… ngày mai hay hôm nay, hôm nay hay ngày mai, nói đi số mệnh ơi, bao giờ tôi sẽ…” [18, 22]. Bảo Ninh đã dùng một loạt các câu văn dài để nói lên hiện thực chiến tranh dữ dội, một hiện thực tàn khốc đến đáng sợ. Và ở đây cũng vậy, trong Bảo Ninh - những truyện ngắn Bảo Ninh cũng không ngừng lột tả cái hiện thực chiến tranh ấy. Chiến tranh là sự hủy diệt, là cái chết, là chấm dứt sự sống. Chiến tranh hủy diệt cả tinh thần, nhân tính, tuổi trẻ của con người, làm cho con người trở nên thảm hại đến cùng cực tàn phá từ vẻ bên ngoài đến bên trong con người. Với Bảo Ninh, chiến tranh trước hết là sự tàn phá, hủy diệt về con người. Con người phải chịu một nỗi đau đớn tột cùng, người chết không được nguyên trạng, người sống thì khổ sở đối mặt với hiện thực. “Năm 72, chiến sự rùng rợn giết hàng đống người. Người chết, chết ngả rạ dọc các ngả đường, la liệt trên các nội cỏ và nổi lềnh phềnh trên mặt sông. Người còn sống sống ngắc ngoải, dở sống dở chết. Tứ phương tan tác. Cả đến thiên nhiên cũng như thể bị hóa kiếp. Cảnh làng biến tướng.” [17, 57 - 58] (Gió dại), “Cũng như cỏ cây, số phận con người mà bị khói lửa chiến tranh ngốn thì chỉ thoáng chốc thôi là thành tro than” [17, 57] (Gió dại). Chiến tranh quả thực đáng sợ nó khiến con người không còn chốn dung thân tan tác, trở nên thảm hại hơn bao giờ hết “Đàn ông còn lại chẳng bao nhiêu mà đa phần là những phế binh đã 16 hết thời được ngó ngàng chăm sóc, què cụt, đui mù, bẹp dí. Hầu như chỉ thấy đàn bà và trẻ con ló mặt khỏi nhà. Những mụ vợ lính lạc chồng, những ả góa rách rưới, rạc rài, không lai lịch và bầy trẻ ranh ốm đói trần truồng, bụng ỏng, gầy giơ xương” [17, 59] (Gió dại), chiến tranh tàn phá con người một cách khủng khiếp người không còn là người nữa. Chiến tranh đã trở thành nỗi ám ảnh sâu trong tâm hồn mỗi con người ngay cả trong giấc ngủ họ cũng nghe thấy tiếng bom đạn dội về rồi mỗi sớm mai thức dậy cũng phải chứng kiến cái hiện thực tàn khốc ấy. Chiến tranh cũng lấy đi tuổi trẻ của bao nhiêu người, cái tuổi đáng sống nhất của cuộc đời. Mộc trong Trại “bảy chú lùn” đã mất gọn tuổi trẻ của mình ở nơi rừng sâu, Khương, Tú, Quang trong Rửa tay gác kiếm lại dành trọn tuổi trẻ của mình cho những trận chiến nơi chiến trường. Không chỉ nhìn thấy sự tàn phá về con người mà Bảo Ninh còn nhìn thấy sự tàn khốc hủy diệt về cảnh vật, thiên nhiên. Chiến tranh đã biến đất nước ta từ một đất nước tươi đẹp, trù phù với bạt ngàn màu xanh của đồi núi rừng cây với cảnh sắc chim chóc bay lượn hót ca thành một khối đổ nát. “Bao nhiêu sự giàu có thời Mỹ-ngụy đều rữa nát và mục thối ra dưới những đống hoang tàn” [17, 58] (Gió dại). Những cánh rừng vốn xanh tươi một màu thì nay “Rừng đang đổ lá. Mái rừng tróc từng mảng rộng, lở ra, rụng xuống như bị lột da. Không một phẩy gió, cây cối bất động vậy mà tơi tả chẳng khác nào đang trong một trận động rừng. Một trận động rừng câm lặng, lay chuyển ngàn cây nhưng mà lại im phăng phắc. Lá, hoa, quả và cả các cành con nữa trút như mưa song không một tiếng xào xạc. Chẳng phải lá vàng chẳng phải lá xanh, lá to lá nhỏ tất cả đều là những xác chết thâm xịt và nhầu nhĩ như bị vò. Cỏ dưới đáy rừng cùng đang rũ ch ết, ngả xẹp xuống và đã bắt đầu biến màu…” [17, 270] (Rửa tay gác kiếm), một cánh đồng tươi xanh bát ngát bỗng nhiên trở thành cánh đồng chết chóc bị bom đạn đào xới băm vằm trong Đêm trừ tịch. Một thành phố đang yên tĩnh bỗng tiếng bom đạn, máy bay phản lực 17 rền vang “Đất đá, xi măng, gạch ngói, nhà cửa cùng một lúc nổ tung. Trời đất rống kêu, rền vang như gang vỡ. Sóng xung kích ào qua ập lại. Chết này!Chết này. Chết-ết-ết…! …, đợi cái chớp mắt cuối cùng tan xương nát thịt” [17,169] (Khắc dấu mạn thuyền), hay “thị tứ sầm uất thành bãi chiến trường hoen máu…” [17, 250] (Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng). Chiến tranh ở đây đã không còn bộ mặt tươi vui anh hùng, bi tráng như trước nữa thay vào đó là sự tàn khốc, dữ dội ác liệt của một thời đạn bom. Con người cũng như cảnh vật thiên nhiên đều phải chịu một nỗi đau chung, nỗi đau do chiến tranh mang lại. Bảo Ninh trong Bảo Ninh - những truyện ngắn đã cho người đọc thấy những tổn thất, hi sinh của chiến tranh, đồng thời thể hiện rõ cái tàn khốc, hủy diệt của chiến tranh một cách khủng khiếp. 2.2. Hiện thực hậu chiến đói nghèo, lạc hậu Chiến tranh đâu phải sẽ kết thúc khi có kẻ thắng và người bại, hòa bình đâu phải chiến tranh sẽ ngủ yên trong quá khứ, đằng sau hòa bình, chiến tranh vẫn là nỗi ám ảnh đeo bám với những người đã từng sống và chiến đấu trong cuộc chiến. Mọi chuyện của chiến tranh tưởng như đã kết thúc sau năm 1975, ấy vậy mà những hậu quả của nó để lại là không thể kết thúc. Không còn phải chiến đấu với kẻ thù nữa nhưng đất nước lại phải đối mặt với hiện thực hậu chiến đói nghèo, lạc hậu. Đất nước ta đã liên tiếp trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, giờ đây tuy hòa bình đã lập lại nhưng hậu quả mà nó để lại là quá nặng nề. Từ một đất nước với nền văn minh lúa nước lâu đời, nhân dân an cư lạc nghiệp, sống cuộc sống yên ổn bình lặng nay trở nên đói nghèo, lạc hậu. Hiện thực hậu chiến ấy đã được Bảo Ninh lột tả một cách cụ thể rõ nét qua những trang viết của mình. Chiến tranh kết thúc trở về với đời thường đất nước nặng một vẻ hoang tàn “cảnh tượng vẫn nặng một vẻ hoang tàn, buồn thương thê thiết. Cả thị xã 18 chỉ là một con phố dài hiu hắt, thẳng đuột không lối rẽ, nhà cửa tồi tàn xập xệ mọc lên rời rạc. Buổi tối, dọc phố, đầu thị cuối thị vài ngọn đèn đường mờ đục, một hai cái quán nước tù mù, lỏng chỏng lạc luộc, khoai luộc, cái điếu cày, bịch thuốc lá”. [17, 444]. Hiện thực đất nước sau chiến tranh phải đối mặt với muôn vàn khó khăn nghèo đói lạc hậu, con người phải chật vật xoay xở kiếm sống một cách nhọc nhằn và buồn bã trong Kỳ ngộ. Ở Bội phản đó là cuộc sống nghèo khó của những người sống ở sân sau. “Chỗ chui ra chui vào của cả sáu gia đình đều chật chội khổ sở, già trẻ lớn bé đóng hộp. Tất cả nấu nướng cùng một khoang bếp, tắm táp cùng một hốc tường, phơi phóng hít thở, đấu hót, cãi cọ, chuyện gẫu, nuôi lợn, nuôi gà tất cả trong cùng một mảnh sân tù hãm. Tất cả đều nghèo túng. Tất cả đều đầu tắt mặt tối” [17, 332]. Cuộc sống vốn đã khó khăn vất vả ngay cả chốn đi về cũng trở thành nỗi sợ, con người dường như không còn một khoảng trống riêng tư cho bản thân. Cái khổ đau cứ đeo bám họ mãi từ chiến tranh cho đến hậu chiến, con người không được sống một ngày bình yên hạnh phúc. Chiến tranh đã kết thúc nhưng dư âm của nó vẫn mãi vang vọng đeo đuổi ngay cả khi con người ta đã cố gắng thoát khỏi. Trong cuộc sống đầy khốn khó ấy con người phải làm đủ thứ nghề, xoay xở mọi bề để kiếm sống ngay cả những nghề mà thiên hạ cho là “những nghề rất mạt với rặt là những lối kiếm tiền không biết nhục” [17, 333]. Nhưng trong cuộc mưu sinh đầy chật vật này có ai còn được lựa chọn cho mình một cái nghề tử tế mà người đời cho là đẹp, là chuẩn trong khi học hành thì dang dở. Chiến tranh là ngọn nguồn của mọi đau khổ nó gây ra cho con người không biết bao nhiêu khổ cực cả về vật chất lẫn tinh thần. Cái nghèo túng lạc hậu ấy còn đeo đuổi đến cả những người trí thức, những người tưởng như sẽ không bị xã hội bỏ rơi. Trong Mắc cạn căn hộ hăm tư mét vuông của vợ chồng Túc Hảo vốn đã chật chội nay lại còn ngăn đôi 19 càng trở nên chật hơn. Nó “buộc Túc Hảo vào ra một cửa, len cùng một lối đi cực hẹp, thổi nấu một khoang bếp nhỏ tẹo, tắm táp và lau rửa và xử lý hàng loạt các tình tiết riêng tư khác chỉ trong một ô vuông khít khịt không thể ngăn đôi” [17, 379 - 380]. Cuộc sống như một cái hộp, cứ tù túng chật hẹp như vậy con người không sao thoát ra được. Họ chỉ còn biết sống “lo sống, cứ thế sống, sống và chỉ có sống mà thôi” [17, 390]. Hình ảnh thời bao cấp khốn khó đã được Bảo Ninh mô tả lại thông qua cuộc sống của vợ chồng Túc Hảo. Những bộn bề lo âu của cuộc sống với những rắc rối tình cảm đã khiến con người không còn suy nghĩ được gì mà người ta chỉ biết sống và sống cho qua ngày mà thôi. Trong Quay lưng là cuộc sống của một anh lính sau khi giải ngũ về quê rồi lên thủ đô học tập lập nghiệp, tốt nghiệp được bổ về cơ quan Bộ làm việc nhưng cuộc sống vẫn khó khăn, ngay cả nhà cũng không có. Anh chị thương tình cho về ở cùng nhưng căn nhà hăm tư mét vuông vốn chật chội lại càng thêm chật hơn khi anh chị có cháu. Cuộc sống của Vinh ngày càng bức bối chỗ ở cứ như một cái chuồng cọp lồng sắt. Cuộc sống vật chất khó khăn khiến cho tình cảm cũng dần lụn bại. Cái nghèo đã làm cho con người không còn thiết tha với tình cảm ngay cả tình thân. Hiện thực hậu chiến đói nghèo đã tác động trực tiếp đến đời sống tình cảm, đạo đức con người. Họ dần mất đi bản chất tốt đẹp thay vào đó là những tính toán chi li trong cuộc sống. Hoàn cảnh xã hội đã tác động mạnh mẽ đến con người. Lối mòn dọc phố là cái nghèo túng đủ bề, ngay cả người cán bộ được tiếng thế chứ cũng chẳng hơn người thường. Đó còn là hình ảnh về một thời hậu chiến, Hà Nội với những chuyến tàu điện, cái phương tiện giao thông công cộng cho bao người nhưng nó lại tù đọng khó chịu với nồng nồng những mùi khiến cho người ta cảm thấy như thể chui vào màn xô nhà trọ. “Hai bóng đèn thõng trên trần, sợi tóc đỏ lừ, phả xuống một thứ ánh sáng võ vàng, phù thũng. Hầu hết các cửa sổ đều không nhấc được tấm che lên, để ngỏ cho bụi 20 mưa và gió lạnh” [17, 401]. Hình ảnh chuyến tàu đêm cuối cùng trong ngày ấy như thể chính là cái bóng tối của chiến tranh vẫn đang ám ảnh thời hậu chiến, bóng tối của sự nghèo khó lạc hậu đang đè nặng lên vai con người. Bảo Ninh đã cho người đọc thấy, hiện thực cuộc sống đói nghèo lạc hậu của nước ta những ngày sau chiến tranh. Nhà văn đã đi sâu vào từng ngóc ngách của cuộc sống vật chất và tinh thần con người để nhìn thẳng sự thật, phơi bày sự thật. Từ đó, nhà văn lên án chiến tranh đồng thời cũng bộc bạch sự đồng cảm thương xót với con người thời ấy. 2.3. Con ngƣời trong Bảo Ninh - những truyện ngắn 2.3.1. Hình tượng người lính Chiến tranh chống Mỹ chiếm trọn hai mươi năm của thế kỷ trước. Sức tác động của chiến tranh đến nhân cách con người cả trong chiến tranh và hòa bình vẫn là một chủ đề của văn học hôm nay. Bên c ạnh, các tác giả văn học khác, Bảo Ninh đã tái hiện lại chân dung của người lính trong và sau chiến tranh một cách độc đáo. Truyện ngắn Bức tranh của Nguyễn Minh Châu ra đời năm 1976 được coi là tác phẩm mở đầu cho sự đổi mới lĩnh vực viết về chiến tranh. Trong tác phẩm này, Nguyễn Minh Châu đã đem đến cho văn học một cách nhìn mới về con người, hình tượng người lính không còn mang vẻ đẹp của người anh hùng nhất phiến toàn diện nữa mà ở đó người lính trở về cuộc sống thường nhật với bao khó khăn vất vả. Cũng viết về người lính và chiến tranh, truyện ngắn Hai người trở lại trung đoàn của Thái Bá Lợi khám phá lối tư duy mới, những người lính ở đây không thể hiện phẩm chất anh hùng trong chiến đấu mà chủ yếu được khám phá trong mối quan hệ đời thường, đời tư. Đó là những con người không còn mang vẻ đẹp lí tưởng của văn học thời chiến mà là con người với lẫn lộn tốt xấu, trắng đen. 21 Người lính trong trong Bảo Ninh - những truyện ngắn được nhìn nhận trong cuộc sống với đầy biến động. Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc những hình tượng người lính với giọng nói riêng, tính cách riêng. Mỗi con người một số phận, mỗi con người với niềm đau hạnh phúc riêng trong một cảm nhận về thực tại… Tất cả họ hiện lên trang giấy như là nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng. Người lính trong Bảo Ninh - những truyện ngắn hiện lên với những mất mát, đau thương; những nhân vật tự thú và sám hối; những con người lạc thời. 2.3.1.1. Người lính chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, ám ảnh bởi chiến tranh Đọc Bảo Ninh - những truyện ngắn, người đọc luôn nhận ra những bất hạnh khác nhau của từng nhân vật. Trước hết đó là nỗi đau, mất mát của người lính trong chiến tranh. Mộc trong Trại “bảy chú lùn”, đã hi sinh cả thời tuổi trẻ của mình vì nhiệm vụ của người lính hậu cần. Bản thân Mộc cũng gánh chịu nhiều bất hạnh: mẹ chết, em trai chết. Phải đến mười tám năm sau Mộc mới về thăm quê. Chiến tranh những hi sinh mất mát của cá nhân là nhiều vô kể. Bên cạnh Mộc YNua cũng là một người lính được khắc họa với nhiều nỗi đau thương mất mát. YNua chết ngoài nương do “Một thân cây lớn vật xuống ngược chiều giằn lên anh ấy” [17, 123], cái chết của Nua thật đau đớn, cái chết có sức ám ảnh người đọc. Không chỉ có YNua mà Trại “bảy chú lùn” còn khắc họa nhiều cái chết đau thương khác, đó là những người đồng đội của Mộc. Họ chết không chỉ do hòn tên mũi đạn của giặc Mỹ mà chết bởi những cơn sốt rét rừng, bởi những thân cây lớn giằn ngang người, những cái chết y hệt nhau. Lần lượt từng người từ giã Mộc. Mộc nói “Chết vậy khổ lắm. Hệt như nhau, các anh ấy lên cơn sốt lúc đang phát rẫy. Cây gãy, chuyển răng rắc, nhưng mắt hoa, chân tay run giật, đáng lẽ tránh sang trái lại bước sang phải. Mà khi chưa tắt thở thì chưa thể nhấc cây lên được. Trông sợ lắm. Cằm run bần bật, 22 răng cắn nát môi, tóc bết vào trán, và máu thì không rỉ một giọt, mặt tím thâm, và tỉnh táo, chịu trọn cái đau cho đến lúc chết. Mọi người xúm quanh, bất lực” [17, 125]. Còn gì đau đớn hơn khi phải chứng kiến những người đồng đội của mình lần lượt ra đi mà không thể làm được gì cho họ, một nỗi bất lực cùng cực. Đó chính là bi kịch của người lính. Xây dựng kiểu người như Mộc, nhà văn còn xoáy sâu vào nỗi đau lẩn khuất bên trong tâm hồn của mỗi người lính. Mộc đã yêu mà không dám thổ lộ, anh cay đắng nhìn người mình yêu sinh con cho người khác. Đây chính là bi kịch tình yêu trong đời Mộc. Bi kịch đó cũng là bi kịch của nhiều người lính, yêu thương nhưng không được đền đáp, khao khát một mái ấm gia đình nhưng lại quá đỗi xa vời. Người lính đã hi sinh tất cả cho cuộc sống cho hạnh phúc của muôn người nhưng đổi lại họ lại phải gánh chịu những đau thương, mất mát, thiệt thòi về mình. Và ở Trại “bảy chú lùn” không chỉ có Mộc ầm thầm đau đớn vì tình yêu mà còn có Huy, Nga họ cũng phải chịu nỗi đau ấy. Cùng là nỗi đau mất mát ấy, nhân vật “tôi” trong Bí ẩn của làn nước không thể nào quên được bí ẩn của cuộc đời mình. Năm tháng trôi qua, thời gian như dòng sông trôi chảy, chiến tranh là nguyên cớ của mọi nỗi đau, và với nhân vật “tôi” đó là nỗi đau không thể nói nên lời, nó ở tận cùng trong tim, trong mất mát vô bờ, trong định mệnh oái oăm của số phận. Trong cơn “đại hồng thủy”, nhân vật “tôi” đã không thể cứu được vợ con mình mà cứu con của người khác. Thật chua xót khi mọi người tưởng đứa con gái mà anh cứu được là con anh. Không ai biết, chỉ có anh và dòng nước biết, sự nhầm lẫn của số phận và nỗi bi kịch ầm thầm chảy trong mạch huyết anh: “Thời gian, năm tháng cứ trôi, dòng sông và lịch sử, tất cả đều đổi thay nhưng mà niềm đau của đời tôi thì không nguôi bởi ấy là một niềm đau không thể nói nên lời” [17, 24]. 23 Thể hiện rõ nhất cho những bi kịch của người lính trong chiến tranh phải kể đến bi kịch tình yêu. Cùng với bi kịch tình yêu của Mộc trong Trại “bảy chú lùn”, Bảo Ninh cũng xây dựng nhiều bi kịch tình yêu khác trong cuộc sống của người lính trong chiến tranh. Hoàn cảnh chiến tranh đã khiến cho tình yêu lứa đôi không được vẹn tròn. Các truyện ngắn hầu hết viết về nỗi bi thương, đau khổ của tình yêu trong hoàn cảnh chiến tranh. Rửa tay gác kiếm là nỗi xót xa của người chồng bị phụ bạc, Thời tiết của kí ức là sự khắc khoải về năm tháng không được sống cùng nhau của Phúc và Quỳnh, Hà Nội lúc không giờ đó là niềm tiếc nuối khi “Gần trọn quãng đời trai trẻ của tôi không hề được hưởng tình yêu” [17, 565], mỗi câu chuyện là một bi kịch tình yêu khác nhau. Thường khi nói về tình yêu người ta hay nghĩ đến cái thơ mộng, lãng mạn. Nhưng ở đây, hầu hết các truyện ngắn của Bảo Ninh đều đượm một nỗi buồn, xót xa, tiếc nhớ về một thời đã qua. Xây dựng hình tượng con người không chỉ với những nỗi đau, mất mát không chỉ trong cuộc chiến mà cả di chấn ám ảnh ở thời bình. Cũng như Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Khương, Tú, Quang trong Rửa tay gác kiếm đều chịu một nỗi ám ảnh không nguôi của chiến tranh. Ban ngày họ đều là nhưng người bình thường nhưng cứ đến nửa đêm như Khương chẳng hạn “Đêm nào ở giường bên cạnh giường tôi Khương cũng nghiến răng, nói mớ và rên rỉ. Anh không la to, chỉ ư ử trong đáy họng, khe khẽ và dai dẳng” [17, 267]. Trong mơ “Khương mơ thấy lại cảm giác đau của những lần bị thương trước đây” [17, 267]. Và “Chẳng riêng gì Khương, tất cả anh em trong phòng đều ít nhiều đều gặp phải những cơn ác mộng di chứng từ trận mạc. Bao giờ cũng là những ác mộng sinh động. Tú chẳng hạn luôn sống với trái bom CBU ném xuống rừng cao su Xuân Lộc. Hầm sập và Tú ú ớ ngạt thở, thấy mình bị chôn sống. Còn tôi, tôi mơ thấy mưa thuốc độc, mơ thấy những rừng già trên sườn Ngọc Bờ Biêng bị bọn Mỹ biến thành 24 những đại ngàn củi khô”[17, 268 - 269]. Nỗi khiếp sợ súng đạn chiến tranh của người lính đã biến thành những giấc mơ hãi hùng trong thời hậu chiến. Kiểu nhân vật mang di chứng ám ảnh ấy ta cũng bắt gặp trong tiểu thuyết của Bảo Ninh với nhân vật Kiên. Kiên là một trong những con người ấy, những con người hậu chiến không bao giờ nguôi ngoai nỗi buồn chiến tranh. Đây vừa là nỗi đau vừa là niềm tự hào, bởi anh chứ không ai khác được sống dưới thời oai hùng ấy. Nhưng rõ ràng bi kịch mất mát, xót xa, thiệt thòi, ám ảnh lớn hơn niềm tự hào ấy. Như vậy người lính trong Bảo Ninh - những truyện ngắn không còn là người lính uy phong, lẫm liệt mà là người lính chịu đựng biết bao gian khổ của cuộc chiến, vết thương chiến tranh không chỉ đè nặng quá khứ mà còn đeo đuổi họ đến cả hiện tại. 2.3.1.2. Người lính tự thú và sám hối Người lính tự nhận thức là con người có chiều sâu tâm trạng. Các nhân vật người lính trong Bảo Ninh - những truyện ngắn hầu hết được xây dựng theo môtíp lặng theo suy tưởng về một vùng kí ức xa xăm. Đó là kí ức về những ngày chiến tranh mà các nhân vật người lính trong vai người kể chuyện ở ngôi thứ nhất bày tỏ: “như tôi, tuổi đã trừng này còn thời nào nữa ngoài thời đã qua” [17, 531] (Hà Nội lúc không giờ); “Giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng” [17, 260] (Rửa tay gác kiếm); hoặc nỗi niềm thổn thức của ông Phúc trong Thời tiết của kí ức “Những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lươt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn” [17, 89]… Kiếm tìm về quá khứ đó là phản ứng của tâm hồn khi thời cuộc đã đổi thay. Tất cả nhân vật của Bảo Ninh đều nhận thức quá khứ đã xa vời và trong quá khứ lưu giữ một kỉ niệm thời trai trẻ. 25 Phúc trong Thời tiết của kí ức đã không ngừng hối hận về những năm tháng đã qua của cuộc đời về những việc sai trái thời tuổi trẻ. Để giờ đây khi đã bước vào độ tuổi trung niên ông vẫn luôn trăn trở về quá khứ một thời. Cũng như ông Phúc, nhân vật ông già trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng lại hối hận vì một thời theo Pháp. Ông hối hận vì đã che chở cho người Pháp, làm bạn với người Pháp. Những tưởng văn minh Pháp sẽ trị được thói hung tàn của bọn Nhật, nào ngờ sau chiến tranh không phải là hòa bình mà là một cuộc xâm lăng tàn bạo. Điều đó khiến ông già vô cùng đau đớn xót xa. Đây là đặc điểm thể hiện nét nhân văn rất mới trong Bảo Ninh - những truyện ngắn khi ông quan tâm đ ến cả số phận của những con người từng phân vân đứng giữa ngã ba cuộc đời hay bên kia chiến tuyến. Đó là khát vọng khám phá đến tận cùng số phận cá nhân trong cái nhìn toàn diện về con người. Những nhân vật của Bảo Ninh luôn có khả năng tự phanh phui, mổ xẻ chính mình. Dù họ đã từng sai lầm nhưng điều đáng quý ở họ là là hành vi phản tỉnh, tự nhận thức bản thân, muốn vươn lên thoát khỏi những xấu xa, ích kỉ, sai lầm đó. Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, có những truyện đề cập đến những lời tự thú bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt, không đâu nhưng lại ám ảnh, day dứt nhân vật khôn nguôi. Những tình huống ấy, có khi chỉ là những ghen ghét đố kị trước một người bạn học giỏi hơn mình trong Thách đấu, hay là một lời trêu ghẹo ngẫu sự mà “tôi” thấy “như một vết tự thương cứa sâu vào lòng, khó bề chữa khỏi” [17, 44] để rồi bỏ lỡ những năm tháng tình cảm tốt đẹp của cuộc đời trong Cái búng. Trong Bội phản là sự day dứt của người em về những điều đã chứng kiến xung quanh cuộc đời Thảo với gia đình mình. Vị trí phòng ngủ của nhân vật tôi như là một định mệnh khiến anh như có một sợi dây dàng buộc với Thảo người con gái ở sân sau với ngôi nhà lụp xụp. Sự việc đầu tiên mà nhân 26 vật tôi được chứng kiến đó là cảnh vụng trộm giữa Thảo và ông anh rể tương lai ở vườn Bách Thảo. Chỉ trước khi tổ chức đám cưới một tuần. Nếu lúc đó sự việc được phanh phui, ông anh rể bị lột mặt nạ thì chưa chắc đám cưới đã được tổ chức và có thể nó sẽ tránh cho gia đình tôi khỏi những tai tiếng mà sau này ông anh trai và chị gái phải hứng chịu. Nhưng tôi đã không làm vậy điều này cũng dễ hiểu bởi nhìn cái cảnh hạnh phúc, sống như trên mây của chị gái thì tôi sao đành nỡ lòng. Nhưng việc anh Quân vẫn đêm đêm rón rén xuống phòng Thảo, rồi anh Minh từ Liên Xô trở về lao vào cơn mê tình yêu với Thảo… tất cả khiến cho ngôi nhà rối tung. Điều đó đã khiến cho tôi day dứt, trăn trở, hối hận vì trước đây đã không phanh phui việc ở vườn Bách Thảo. Chính cái sự im lặng đó mà cả hai anh chị đều giận và từ mặt tôi. Sự im lặng hay dửng dưng đã làm nên những bi kịch đó. Nó tạo nên sự nhức nhối trong tâm hồn nhân vật về những ngày tháng đã qua. Việc xây dựng kiểu người lính tự thú và sám hối Bảo Ninh đã đem đến cho bạn đọc một cảm xúc mới. Nó có tác dụng thấm sâu vào tâm hồn con người, có sức lan tỏa. 2.3.1.3. Người lính lạc thời Văn học sau 1975, đặc biệt là văn học từ thời kì đổi mới đã tập trung khắc họa hình tượng người lính thời hậu chiến. Họ có thể là những người hòa nhập nhanh chóng với những con người lam lũ, chất phác đời thường (Trung tướng giữa đời thường của Cao Tiến Lê); có người lính trở về bắt tay vào xây dựng kinh tế, tham gia quản lí, tiếp tục với những cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh (Vòng tròn bội bạc của Chu Lai)… Tuy nhiên, không phải người lính nào cũng như vậy. Họ đi ra từ cuộc chiến nhưng những ám ảnh về chiến tranh vẫn luôn đeo bám. Nó là vết thương tâm hồn không dễ gì lành được. Cùng với những nhân vật luôn ám ảnh chiến tranh, tâm hồn méo mó, dị dạng như Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, lạc lõng ngay 27 giữa căn nhà và người thân của mình trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp. Đó còn là những con người lạc thời, không hòa nhập được với cuộc sống trong truyện của Bảo Ninh. Bước ra khỏi chiến tranh đất nước không còn cái không khí hào hùng của cuộc chiến nữa mà thay vào đó là cuộc sống mới với bao biến động dữ dội. Cuộc sống mưu sinh thời hậu chiến khiến cho người lính phải có cách sống khác để đối diện với những khó khăn thử thách mới. Trong cuộc sống đầy biến động ấy, người lính trở về như bị lỗi nhịp với nhịp sống hối hả, gấp gáp hiện tại. Họ cảm thấy mình cô đơn, lạc thời với căn nhà mình với xã hội mình. Vinh quang chiến đấu đã qua đi, đồng đội hi sinh quá nhiều, trở về sau chiến tranh họ thấy mình cô đơn và mặc cảm về thân phận (Mộc - Trại “bảy chú lùn”). Ở truyện ngắn Ba lẻ một, ngoài nhân vật người lính và cô gái, Bảo Ninh còn khắc họa thêm nhân vật người cha - một con người không tham gia chiến tranh, trốn tránh những người lính cộng sản trong những ngày cuối cùng của chiến tranh. Để rồi khi hòa bình lập lại, quê hương đổi thay người cha ấy đã bỏ xứ mà đi, chạy trốn khỏi quá khứ, chạy trốn khỏi quê hương bởi mối mặc cảm về quá khứ. Bảo Ninh cho người đọc thấy một trong muôn vàn con người khác mang trong mình bi kịch “lạc thời”, “lạc môi trường” khi họ là những con người thiếu niềm tin với tổ quốc với quê hương. Trong Thời tiết của kí ức, Bảo Ninh thể hiện nhân vật ông Phúc - một người không tham gia chiến tranh trong hòa bình gặp những chấn động về mặt tinh thần. Suốt năm tháng còn lại của cuộc đời ông Phúc luôn sống trong day dứt, trăn trở. Trước đây, trong thời chiến ông không hề tin Định - người bạn học của mình, vì vậy trong những lần hỏi cung ông luôn nhìn Định với cái nhìn dò xét, thiếu niềm tin. Một trong những phương diện thể hiện bi kịch “lạc thời” của người lính đó là sự cô đơn. Bảo Ninh xây dựng môtíp con người cô đơn, chông chênh 28 giữa hai hoàn cảnh quá khứ và hiện tại. Quá khứ không đứng về phía dân tộc, hiện tại day dứt trăn trở hoặc quá khứ vì chiến tranh, hiện tại không thích nghi được với hòa bình. Đó là kiểu người cô đơn, lạc thời giữa hòa bình, giữa cộng đồng, đó là số phận của người lính không vượt qua nổi chiến tranh đã mang nỗi buồn về với hậu chiến. Nhiều nhà văn khác cũng vậy, Nguyễn Huy Thiệp đã vẽ lên chân dung của một ông tướng về hưu chỉ quen với cách nghĩ nếp sống của người lính. Trở về với cuộc sống đời thường ông Thuấn vẫn giữ nếp suy nghĩ ấy nên sống giữa gia đình, người thân, xã hội mà ông vẫn thấy cô đơn lạc thời, ông phải tự thốt lên “sao tôi cứ mãi lạc loài”. Đó chính là nỗi đau nỗi trăn trở của tướng Thuấn trong Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp hay cũng là của nhiều người lính khác. Hay Phái trong Vùng biển thẳm của Triệu Quốc Huấn cũng may mắn sống sót trở về, sống cùng vợ con, bạn bè nhưng cuộc sống của anh thật tẻ nhạt, không có ý nghĩa chẳng có niềm vui, nỗi buồn, chẳng có đam mê và hứng thú… Nhân vật ông lão trong Ngôi sao vô danh của Bảo Ninh là một ví dụ. Hòa bình đã về rồi nhưng vẫn ngỡ đang còn chiến tranh, do đó, ông vẫn luôn luôn làm nhiệm vụ của mình, đó là công việc “gác ghi” trong thời chiến, ông vẫn sống với những chuyến hỏa xa trong quá khứ. Hay nhân vật Tư trong Hữu khuynh, sau chiến tranh “Về quê, Tư trở về với ngôi nhà tang thương, hoàn toàn cô quạnh, vườn tược ấp trại hoang phế. Gia đình chẳng còn ai.” [17, 214]. Sống giữa làng xóm quê hương mình mà Tư cảm thấy mình chếnh choáng một nỗi cô đơn vô cùng. Có thể nói, Bảo Ninh - những truyện ngắn đã đề cập đến một thực tế trong cuộc sống người lính thời hậu chiến. Người lính trở về luôn bị quá khứ ám ảnh. Họ luôn sống trong quá khứ, đắm chìm trong kí ức một thời oanh liệt nên họ cô đơn, lạc lõng trong hiện tại. Họ không có lòng tin vào cuộc sống và không thể mở rộng lòng mình, không tự thay đổi mình để hòa nhập với cuộc 29 sống đương thời. Bi kịch “lạc thời” là một trong những bi kịch lớn nhất của người lính trong thời hậu chiến. Như vậy, hình tượng người lính trong Bảo Ninh - những truyện ngắn là những con người của quá khứ, được nhìn từ hiện tại. Từ cái nhìn đó, người lính của Bảo Ninh toát lên mọi góc độ chiều sâu của bi kịch, những nỗi bi kịch mà xưa nay văn chương còn ít đề cập tới. 2.3.2. Hình tượng người phụ nữ Sau những trang viết trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh luôn được coi là nhà văn dành nhiều tình cảm trân trọng nhất khi viết về người phụ nữ. Từ Hơ-bia, Mây, Thơm, ba người con gái trong căn nhà nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu của toàn tiểu đội, đến Hòa gốc Hải Hậu - con gái miền biển làm giao liên đường rừng hi sinh năm 1968. Từ Hiền cô gái phế binh quê Nam Định Chợ Rồng Kiên gặp trong chuyến tàu ngày trở về, rồi Lam người góa phụ trẻ của Đồi Mơ. Tất cả đều dịu hiền giống như chính cái tên của họ vậy “Hiền”,“Hòa” đều đau thương và đáng mến. Nhưng có lẽ nhân vật nữ đẹp nhất trong Nỗi buồn chiến tranh vẫn là Phương, người con gái Hà thành. Hà Nội thành phố của tuổi thơ và tình yêu tuổi mười bảy không thể tồn tại nếu không có Phương. Hình ảnh Phương gắn liền với mọi kỉ niệm của Kiên về Hà Nội. Đỗ Đức Hiểu từng nhận định Phương là nhân vật phụ nữ đẹp nhất của văn học Việt Nam đương đại. Và ở đây, những nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông cũng được xây dựng với một vẻ đẹp như vậy. Đọc Bảo Ninh - những truyện ngắn ta dễ dàng bắt gặp những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ. “Thoạt nhìn là người ta đã thấy ở Thủy có cái gì đó không rõ là cái gì, là lạ khang khác không y h ệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo mềm mịn. Cách nói, dáng đi đều bị nhận ra là thiếu khiêm nhường” [17, 326] (Sách cấm); hay đoạn miêu tả Loan trong Vô cùng 30 xưa cũ “Nhìn Loan người ta thấy rằng ở cô có cái gì đó là lạ khang khác không giống y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo mềm mịn. Cách nói và dáng đi đều thiếu vẻ mộc mạc” [17, 12]. Hai đoạn văn miêu tả hai người phụ nữ nhưng lại có một sự trùng lặp kì lạ, nó như gợi thêm sự ám ảnh xuyên suốt tập truyện về người phụ nữ. Những người phụ nữ như Phương mang một vẻ đẹp kì bí, lạ thường. Vẻ đẹp huyền bí ấy còn được miêu tả cụ thể hơn ở Diệu Nương cô ca sĩ Ngụy Sài Gòn trong Gió dại “một thân hình thon thả, một dáng đi uyển chuyển. Suối tóc xõa trên lưng… Một bóng ma. Một bóng ma tha thướt và quyến rũ, mềm mại và sống động” [17, 55]. Vẻ đẹp ấy không chỉ ở bên ngoài mà còn là vẻ đẹp bên trong đời sống tâm hồn. Nhân vật cô gái trong Khắc dấu mạn thuyền đã để lại một hình ảnh đẹp trong lòng người lính, để rồi chỉ một lần gặp duy nhất trong đời nhưng đã để lại những kỉ niệm đẹp đi theo người lính suốt những năm tháng sau này. Đó là câu chuyện tình yêu nảy sinh trong một lần người lính quân bưu “xin được rảo bước vào thành phố để rải non chục lá thư anh em người Hà Nội gửi gắm” [17, 159]. Thành phố chiến sự vốn đã không yên bình, “tôi” lại vào thành phố dưới mưa chiều, mưa phùn mùa đông buồn bã. Vì vậy sau khi đã trao thư tận tay cho người nhà anh em đồng đội “tôi” vội đi để kịp xe đơn vị trước 12 giờ đêm, cơn mưa lạnh đã thấm vào người, khiến “tôi” lên cơn sốt và ngã xuống bên hiên một ngôi nhà. “Tôi” tình cờ được một cô gái tận tình giúp đỡ. Cô gái đã không quản khó khăn chăm sóc “tôi”. Thành phố trong chiến tranh mọi chuyện rủi ro có thể xảy ra sau khi tỉnh dậy và cơn cảm lạnh qua đi, thì một cơn mưa bom bão đạn lại ập đến. Và từng trận mưa bom đạn trút xuống Hà Nội, cả hai cùng tránh bom. Cô gái nằm bên cạnh “tôi”, lăn sát vào người “tôi” tìm sự che chở cả hai đã “ôm riết lấy nhau”, “hoàn toàn tê liệt, 31 không thể nào ý thức được, không thể nào cảm nhận nổi cái sự sống xót ngoài dự kiến này” [17, 169]. Hay ba người con gái tên Giang trong Giang, Hà Nội lúc không giờ, Ngôi sao vô danh. Họ đều là những người con gái đẹp, dịu dàng. Đó là Giang với “gương mặt trái xoan, trẻ măng, trắng hang của chị mới xinh làm sao. Cặp môi mòng mọng hơi bặm lại, cái cổ cao trắng ngần…” [17, 564]. Không chỉ đẹp Giang còn là một cô gái đảm đang khéo léo và thông minh tháo vát quán xuyến mọi việc trong nhà: đi chợ sắm tết, “lại là Giang quán xuyến việc ngâm nếp, đãi đậu, rửa lá, ướp thịt. Đến chiều 28, bởi trong nhà chẳng bà nào biết gói nên vẫn một tay Giang lo đủ ba chục cặp bánh” [17, 540] (Hà Nội lúc không giờ). Hay Giang trong Ngôi sao vô danh cô có “một giọng dịu ngọt và gần như là du dương” [17, 202]. Còn Giang trong truyện ngắn cùng tên, cô có tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên cùng với một tình yêu trong sáng. Song nhân vật nữ của Bảo Ninh không dừng lại ở những đức tính đó mà có nhiều đặc điểm của nhân vật nữ hiện đại. Như là một lời từ chối - từ chối là người phụ nữ truyền thống, nhút nhát. Điều này trước tiên có thể thấy ở việc xây dựng Phương trong Nỗi buồn chiến tranh. Ở Phương đã nhạt dần những đức tính của người phụ nữ Việt Nam truyền thống, nhường chỗ cho một Phương hoàn toàn khác. Phương của Nỗi buồn chiến tranh yêu và bày tỏ tình yêu của mình. Phương từ chối là người phụ nữ truyền thống, những gương mặt điển hình của người phụ nữ “trung hậu đảm đang” quen thuộc trong văn học đương thời. Phương từ chối làm “người đàn bà đoan trang mẫu mực”, là người vợ chung thủy của Kiên sau chiến tranh. Phương từ chối làm người con gái “đẹp người đẹp nết”… Phương từ chối mọi thứ thuộc về truyền thống để theo đuổi những điều mà cô cho là đúng. Cũng như vậy, Nga trong Trại “bảy chú lùn”, cũng là một hình mẫu phụ nữ có nhiều khác biệt với người phụ nữ trong văn học truyền thống. Nga 32 hiện lên là một cô giao liên trẻ trung cao, cân đối, nước da bánh mật Nga được miêu tả không có gì nổi bật. Không như Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Nguyệt được miêu tả trong nét đẹp thuần khiết da trắng, gót chân hồng… Điều này phản ánh đặc điểm của truyện ngắn hôm nay, con người không còn được miêu tả với vẻ đẹp lý tưởng nữa. Nga trong Trại “bảy chú lùn” rất gần gũi quen thuộc trong cuộc sống đời thường, Nga cũng giống như bao người con gái khác vậy. Người phụ nữ trong sáng tác của Bảo Ninh mang trong mình vẻ đẹp lớn lao, vừa kì diệu, bí ẩn lại mang dáng dấp của những con người đời thường. Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp cùng phẩm chất của họ Bảo Ninh cũng thể hiện những đau thương mất mát của họ trong chiến tranh. Chiến tranh đối với những người lính là đau đớn, thiệt thòi thì đối với người phụ nữ nó cũng không kém phần xót xa. Thể hiện bi kịch này, Bảo Ninh chủ yếu khắc họa những bi kịch tình yêu của họ. Từ tình cảm ngây thơ trong sáng của cô bạn gái Thủy trong Sách cấm đến khi số phận của cô bị chôn vùi dưới bom đạn của chiến tranh, cho đến nhưng người phụ nữ khác số phận đã ngăn cản họ không cho họ hạnh phúc. Tất cả đã làm nên nỗi đau khổ cho người phụ nữ trong chiến tranh. Với truyện ngắn, Bảo Ninh không những đã dựng lên bi kịch tình yêu của Mộc, Huy mà đó còn là bi kịch tình yêu của Nga. Mộc yêu Nga nhưng không dám thổ lộ, Huy yêu Nga trong thầm lặng còn Nga lại có con với một người lính khác. Cuộc sống tù túng quẩn quanh nơi núi rừng đã khiến cho họ bế tắc. Họ khao khát tình yêu nhưng không thể có được. Bi kịch của Nga chính là bi kịch khát vọng được yêu, được sống, là câu hỏi lớn về số phận của người phụ nữ trong chiến tranh, họ muốn được yêu nhưng hoàn cảnh chiến tranh đã khiến nó trở thành bi kịch. 33 Tóm lại việc miêu tả tình yêu trong chiến tranh, Bảo Ninh đã miêu tả thế giới người phụ nữ với bi kịch về tình yêu, và những nỗi đau mà chiến tranh gây ra. Người phụ nữ với vẻ đẹp tâm hồn ấy, đáng lẽ phải được hưởng tình yêu, hạnh phúc vậy mà họ lại rơi vào bất hạnh. Miêu tả người phụ nữ và người lính Bảo Ninh đã khắc họa những nỗi đau không dứt của con người do chiến tranh. 2.3.3. Hình tượng người trí thức, nghệ sĩ Bên cạnh hình tượng người lính, người phụ nữ Bảo Ninh cũng dành không ít những trang viết để nói về người trí thức, nghệ sĩ. Bảo Ninh không miêu tả người trí thức nhập cuộc như Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh, không miêu tả khía cạnh bạc nhược, hèn kém của họ như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh hướng ngòi bút vào những người không hoàn toàn b ị cuốn vào dòng chảy của lịch sử. Người trí thức trong sáng tác của Bảo Ninh là những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đã qua, một thứ chứng tích của thời thuộc địa. Họ đứng bên lề vừa tiên tri, thấy trước sự khủng khiếp sắp đến, vừa tiếc nuối những thứ đã mất, sẽ bị thiêu hủy. Đó là niềm tiếc nuối của người trí thức về những chuyến tàu điện quá khứ trong Lối mòn dọc phố. Hà Nội khi loại bỏ phương tiện giao thông tàu điện là bối cảnh cho một mối tương giao kỳ lạ của người công chức nghèo và một cô gái đẹp lạ lẫm trên một chuyến tàu đêm muộn màng: “Không còn tàu điện nữa. Đường ray đã bị bóc. Cái bộ xương han gỉ, cái di tích sống động và tàn tạ của Hà thành cả một thế kỷ 20 đã thật sự chết rồi... Hàng ngày bám theo lối mòn giữa phố ấy, lòng tôi vẫn âm thầm ấp ủ một cuộc gặp gỡ không bao giờ còn có thể” [17, 409]. Hình ảnh một nhân vật lớn lao, quyền cao chức trọng nhưng lại hối tiếc về một thời quá khứ trong Không đâu vào đâu khi nghe người thiếu phụ trẻ đọc cho con nghe những câu chuyện trong cuốn sách “Những tấm lòng cao 34 cả” ông đã rơi nước mắt khi nghe nó mà không hiểu tại sao. Ông đã nói bằng một giọng rất buồn, sầu thương “cháu biết không, giá mà hồi bé, bằng tuổi cháu bây giờ, bác có thể có được nước mắt trước những mẩu chuyện cuộc đời cảm động và đơn giản như thế kia thì cuộc đời bác đâu có đến nỗi như thế này” [17, 39]. Chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối “tôi không còn hiểu ra làm sao nữa cả” [17, 39]. “Một nhân vật lớn lao, một tên tuổi đáng nể, một cuộc đời thành đạt và hoạn lộ, vẫn thênh thang vẫn lên như diều cớ sao có thể ứa nước mắt một cách không đâu như vậy chứ? Và tại sao nhỉ, con người đó lại thốt lên một lời than tiếc phi lí như vậy về đời mình?” [17, 39]. Bảo Ninh cũng cho thấy hình ảnh khiếp sợ của một con người đã từng là một công chức hưu trí của Bộ Giáo dục trong La-mác-xây-e. Một vị nhân sĩ có chân trong Mặt trận Tổ quốc thủa trước chiến tranh, vậy mà giờ đây lại trở thành một ông lão ăn mày với dáng vẻ khiếp sợ “hai con mắt của lão thụt sâu trong hai hốc xương” [17,46], “cổ họng ông lão chằng chịt gân tím, gân xanh. Yết hầu chạy giật cục. Giọng nói khàn” [17, 46]. Có ai có thể tưởng tượng nổi một viên chức lưu dung từng có địa vị trong xã hội nay lại tàn tạ trở thành một ông già điên không biết đường về nhà. Phải chăng đó là di chấn của chiến tranh, là chứng tích của một thời thuộc địa đè ép con người khiến họ phát điên, dị dạng. Ta còn bắt gặp cặp vợ chồng trí thức trong Mắc cạn. Họ là đại diện tiêu biểu cho cuộc sống khốn khó thời bao cấp cùng với những rắc rối trong tình cảm. Như vậy viết về người trí thức, nghệ sĩ Bảo Ninh đã đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm bên trong của họ, những đau khổ tiếc nuối của họ về những cái đã qua chứ không đơn thuần miêu tả cái bên ngoài nữa. 35 CHƢƠNG 3 MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN 3.1. Kết cấu dòng ý thức Theo một số nhà nghiên cứu văn học thì kĩ thuật, xét cho cùng là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm. Nó thuộc về vấn đề hình thức của tác phẩm. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các nhà văn lại không ngừng sáng tạo ra các kĩ thuật mới để hoàn thiện và làm giàu thêm cho văn học. Thuật ngữ dòng ý thức được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà tâm lí học người Mĩ William James trong công trình Cơ sở tâm lí học (1890). Ông cho rằng ý thức là một dòng chảy trong đó các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng bất chợt, thường xuyên chen nhau, đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi lôgic. Dòng ý thức là dòng chảy của tư duy, mà bản thân tư duy là liên tục. Mặt khác những suy nghĩ bên trong con người không phải lúc nào cũng tuân theo một trật tự nhất định mà nó hỗn loạn, xô bồ. Đầu thế kỉ XX, với xu thế cấu trúc hướng nội, nhà văn Marcel Proust đã đề xướng kết cấu “dòng chảy ý thức” - một sự phát triển cao hơn của kĩ thuật độc thoại nội tâm, qua bộ tiểu thuyết bảy tập Đi tìm thời gian đã mất, mở ra một lối đi mới cho tiểu thuyết hiện đại. Từ một sự việc ở thời điểm hiện tại nhà văn nhớ lại một kỉ niệm quá khứ, kỉ niệm nọ gợi lại kỉ niệm kia, làm cho tác phẩm cứ trôi đi trong không gian và thời gian vô định, lôi cuốn người đọc vào dòng chảy đời sống tâm lí và tâm linh. Biểu hiện của dòng ý thức trong sáng tác là những giấc mơ đứt đoạn, dòng hồi ức triền miên và những suy tư bất định - trạng thái tâm lí phân rã. Với lối viết dòng ý thức cốt truyện đã trở thành thứ yếu, nhà văn thiên về khai thác ý nghĩ của nhân vật. Xây dựng tác phẩm dòng ý thức các nhà văn cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, không chú ý đến bối cảnh, 36 ngoại cảnh, cảnh, câu văn không dùng dấu chấm, dấu phảy. Thời gian không gian bị đảo lộn theo dòng tâm tưởng. Những tình tiết liên tưởng tự do đan xen. Sử dụng nhiều loại độc thoại nội tâm và hỗn hợp ngôn ngữ, thể loại. Dòng ý thức đã trở thành một dòng văn học thế kỉ XX và một kĩ xảo của văn học hiện đại. Văn học Việt Nam từ sau 1975, với sự thay đổi về quan niệm về hiện thực và con người, các nhà văn Việt Nam đã đi đến việc tìm tòi những thủ pháp nghệ thuật trong đó có dòng ý thức. Thủ pháp này xuất hiện trong Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn mưa (Phạm Thị Hoài), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) và đặc biệt là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Sự đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 chủ yếu được xem xét ở phương diện nghệ thuật tức hình thức đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học. Lối viết này đang ngày được sử dụng nhiều và có hiệu quả không chỉ ở tiểu thuyết mà còn ở truyện ngắn. Thành công với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh tiếp tục phát huy khả năng sử dụng lối kết cấu dòng ý thức của mình trong truyện ngắn. Điều đó được thể hiện khá rõ nét và đặc sắc trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. Truyện ngắn Thời tiết của kí ức được viết theo dòng tâm trạng miên man của nhân vật. Đó là dòng hồi tưởng về quá khứ của ông Phúc “những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lượt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn” [17, 89], “Hà Nội, tiết tàn thu, buổi đầu đông, gió thổi, mưa rơi, lá rụng. Ấy là hơi thở của thời xa xưa, là thời tiết của kí ức” [17, 89]. Đó là nỗi hoài niệm về một tình yêu, về mối tình đầu đã xa mà giờ ngẫm lại cũng đã gần bốn mươi năm trời. Khi ông Phúc ngồi nhớ lại mọi chuyện thì cuộc đời 37 ông đã đi vào buổi xế tà, những dòng tâm tư tuôn chảy như nhắc nhở về một thời trai trẻ, ở đó có chiến tranh và tình yêu. Bí ẩn của làn nước lại là dòng tâm trạng của nhân vật tôi về cái ngày “đại hồng thủy” định mệnh. Cái ngày đã cuốn trôi đi vợ và đứa con lọt lòng của “tôi”. Nỗi niềm ấy chỉ mình tôi biết với dòng sông hàng ngày vẫn lững lờ trôi. Thời gian năm tháng cứ trôi đi nhưng bí ẩn của đời “tôi” vẫn mãi còn đó với dòng sông quê hương. “Đêm mùa khô ngắn ngủi, trôi qua chóng vánh. Suốt đời, tôi không bao giờ còn được sống lại một mùa khô nào như thế. Thời tiết lơ đễnh, đất trời mơ ngủ… Mùa khô mà hầu như không thoảng một luồng khí nóng, suốt đêm chỉ những làn gió nồm nam chan chứa hạnh phúc hòa bình, từ ngoài xa thẳm rười rượi thổi về, dào dạt rừng cây, đồi núi, lòng người”. [17, 140-141]. Đó là đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Lá thư từ Quí Sửu. Ngay mở đầu Bảo Ninh đã mang đến cho bạn đọc một không gian mùa khô quá khứ để từ đó nói lên dòng hồi tưởng của nhân vật. 3.2. Giọng điệu trần thuật “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn qui định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm…” [7, 134]. Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật. Văn học Việt Nam sau đổi mới cùng với công cuộc đổi mới chung của đất nước đã có sự chuyển mình mạnh mẽ. Mỗi nhà văn trong sự đổi mới thể loại cũng làm mới giọng điệu, góp phần cách tân nghệ thuật tổ chức truyện kể. Nhiều nhà văn đã 38 khẳng định được phong cách riêng c ủa mình qua giọng điệu, trong đó Bảo Ninh là một tên tuổi không thể bỏ qua. Đọc tác phẩm của ông người đọc thấy một giọng điệu riêng, rất Bảo Ninh. Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn ta thấy nổi bật lên là ba giọng chính: 3.2.1. Giọng ngậm ngùi buồn thương Những thiên truyện mà Bảo Ninh miêu tả về chiến tranh dù là miêu tả chiến tranh từ cái nhìn hồi tưởng, hay miêu tả cuộc sống của những con người sau chiến tranh đều mang đậm âm hưởng nỗi buồn. Chiến tranh nhìn từ cái nhìn hiện đại không còn cất giọng hào sảng, ngợi ca mà thấm đẫm day dứt, ngậm ngùi, buồn thương. Con người bước ra khỏi cuộc chiến không còn mang trong mình niềm tự hào về những tấm huân chương mà là nỗi buồn xót xa về quá khứ đau thương. Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, nhà văn đã khơi lên bao nỗi buồn của chiến tranh. Mỗi truyện ngắn để lại một giọng điệu buồn bã, xót thương. Truyện ngắn Trại “bảy chú lùn” là một ví dụ về nỗi buồn cô độc: “Cơ ngơi của YNua lớn dần lên nhưng gian khổ còn lớn mau hơn. Nhưng nặng nề nhất, khổ nhất là cảnh cô độc… Cô độc kinh người giữa bốn bề rừng già vây bọc”, “thật não nề… Như bị bỏ quên” [17, 124]. Nỗi buồn ấy bàng bạc lan tỏa trong câu chuyện về những người lính hậu cần. Hay nỗi buồn sầu thảm của ông Phúc trong Thời tiết của kí ức một nỗi buồn kéo dài đằng đẵng bao nhiêu năm. Trong Rửa tay gác kiếm nỗi đau buồn của anh em lính khi chiến tranh đã đi qua, nỗi ám ảnh của quá khứ. Giọng điệu ngậm ngùi, xót xa thể hiện trong hầu khắp các tác phẩm được xây dựng từ những cảnh đời éo le của nhân vật. Đó là hình ảnh của một người cha trốn chạy quá khứ, trốn chạy khỏi quê hương khi cuộc sống đã yên bình (Ba lẻ một), đó là nỗi éo le ngậm ngùi của một người cha cứu con người khác mà không sao cứu được vợ con mình (Bí ẩn của làn nước), nỗi nuối tiếc 39 về một lá thư không kịp bóc (Lá thư từ Quí Sửu). Hay nỗi ngậm ngùi về một ông già mất trí, mãi mong chờ một chuyến hỏa xa không bao giờ trở lại (Ngôi sao vô danh). Là nỗi buồn thương của người mẹ già trong lần giỗ thứ ba mươi của con trong Ngàn năm mây trắng, hay nỗi ngậm ngùi của Tân khi khám phá ra bí mật trong chiếc hòm mẹ anh để lại, hiểu được nỗi đau buồn của mẹ khi còn sống trong Gọi con. Đó là những ân hận thoảng qua khi nhân vật đã vô tình với những người xưa cũ, như phần đông thái độ của tập thể trong Sách cấm, Vô cùng xưa cũ. Giọng điệu ngậm ngùi, buồn thương chính là kết quả của việc phản ánh chiến tranh dưới cái nhìn của cá nhân đặt trong số phận của từng người. Dưới cái nhìn ấy Bảo Ninh không cất cao giọng phê phán, đả kích chiến tranh mà chỉ đau đớn xót xa cho cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình. Một cái giá quá đắt phải đánh đổi bằng mạng sống của bao nhiêu con người. Đây cũng là giọng điệu quen thuộc mà ta đã thấy trong Nỗi buồn chiến tranh, một chất giọng buồn như chính tên gọi của tác phẩm. 3.2.2. Giọng mỉa mai chua xót Day dứt, đau buồn là thế, nhưng trong Bảo Ninh - những truyện ngắn ta vẫn thấy thấp thoáng giọng điệu mỉa mai, chua xót. Giọng điệu ấy được thể hiện ngay trong câu nói của Mộc trong Trại “bảy chú lùn”: “Họa chăng có ông trời muốn biên thư cho tôi” [17, 119]. Mộc biết rằng mình hoàn toàn không có một chút liên hệ nào với bên ngoài vì vậy khi nghe anh nhân viên bưu điện hỏi tên và có ý định tìm thư cho mình thì Mộc trả lời nhanh “Tôi chẳng có đâu” [17, 119]. Những câu nói của Mộc chứa đựng một nỗi chua xót vô hạn của cuộc đời người lính hậu cần buồn thương. Trong Bi kịch con khỉ là nỗi chua xót mỉa mai của nhà văn về sự tha hóa của con người trong xã hội hiện đại. Con người đối xử tàn nhẫn với loài vật. “Thoạt đầu người ta chỉ là do hờ hững mà người ta quên cho nó ăn, nhưng về sau thì là một sự bỏ đói 40 cố tình để hành hạ và để chơi khăm nó” [17, 526], “bây giờ chỉ có vỏ chuối, lõi ngô với những giấy kẹo, lá bánh, những lời chửi rủa và nước bọt xả vào qua song sắt. Không ai thực sự là người chủ xướng trò đểu cáng mới mẻ này, bởi vì đây chính cống là một cuộc hành lạc tập thể” [17, 526], “nó chỉ nhận được những món quà phi hữu cơ, tuyệt đối không thể nào xực nổi: mẩu xà phòng, cục nhựa đường, đầu mẩu thuốc lá…Cố nhiên khi rũ rượi ra ngay, trở nên xấu xí, trở nên chậm chạp lờ đờ, kiệt quệ. Nhưng mẹ kiếp nó vẫn sống, vẫn chưa hoàn toàn quị liệt và có vẻ như vẫn muốn giữ phẩm giá” [17, 526], “Chẳng ai có ác ý, người ta chỉ giải trí, chỉ tò mò xem xét, đánh giá sức chịu đựng của một giống động vật bà con gần với giống người” [17, 527]. Kẻ duy nhất quan tâm đến con khỉ lại bị coi là con bé điên khi quét dọn chuồng khỉ, chia sẻ những gì mà em kiếm được. Để rồi truyện kết thúc bằng một bi kịch: con điên tự tử sau khi bị hành hạ như con khỉ. Khỉ bắt chước tự tử theo, dù trước đó tất cả những sự hành hạ của những người kia không làm nó tuyệt vọng. Tất cả những trò đểu cáng, những tội ác của con người với loài vật đã được Bảo Ninh miêu tả bằng một giọng văn lạnh lùng, mỉa mai, nhưng đằng sau sự mỉa mai ấy lại là nỗi chua xót của nhà văn trước sự tha hóa của con người và xã hội. Chính giọng điệu này của Bảo Ninh càng làm tô đậm thêm cho bức tranh toàn cảnh về chiến tranh. Từ đó, nói lên tâm trạng sâu kín của nhà văn tuy không nói trực tiếp trên trang viết nhưng Bảo Ninh đã ngầm dụng ý nói cho người đọc hiểu. 3.2.3. Giọng tra vấn Để nhận thức lại và thể hiện khát vọng khám phá của nhân vật, Bảo Ninh đã sử dụng giọng tra vấn nhằm làm rõ tính cách, bản chất cho các nhân vật của mình. Giọng điệu này thường được biểu hiện ở sự hoài nghi, chất vấn và đặt lại hỏi lại vấn đề, đó có thể còn là giọng đối thoại giữa các nhân vật với nhau. 41 Sự hoài nghi của nhân vật thường được thể hiện bằng những câu hỏi băn khoăn nhức nhối mong được giải đáp, thể hiện tâm lí bất an hoài nghi về sự việc. Trong Bằng chứng sự việc thằng con trai út ông, cứu người bạn thoát chết bên bờ vực thẳm với độ cao gần năm chục mét trong lần đi công tác qua con đèo vắng ở miền núi tây Quảng Nam đã trở thành mối hoài nghi lớn trong ông Minh. Sự việc anh hùng của con trai như vậy, đáng lẽ ông phải thấy vui tự hào đằng này ông lại băn khoăn: “Ờ thì đành là thế, nhưng ý mình không phải vậy ông ạ… Nghĩa là đại khái mình muốn nói là mình buồn bực vì rằng sao mà thằng con nó chẳng giống gì mình. Nó khác quá..” [17, 286]. Từ sự việc lần ấy, ông Minh lấy đó như một bằng chứng cho mối nghi vấn lớn của mình liệu thằng Hùng đích thị có phải là con ông không sao ông thấy nó khác và cứ thế ông lại liên hệ với Tuấn người bạn thủa còn đi học với hai vợ chồng và là mối tình đầu của Lan vợ ông. Nhưng theo “tôi’ thì mối nghi ngờ ấy hoàn toàn vô căn cứ làm sao có thể có mối liên hệ nào giữa Tuấn và con trai ông được thật vô lí. Bằng việc sử dụng giọng tra vấn Bảo Ninh đã bộc lộ được tâm trạng của nhân vật một cách chính xác. Từ đó làm cho bạn đọc hiểu rõ câu chuyện hơn. Trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, ông già trong truyện luôn trăn trở về một câu hỏi lớn: “Như vậy là tôi đã một bước theo Tây, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi mấy ngày” [17, 249], ông hỏi với giọng hoài nghi, ông vẫn mong mình không phải là kẻ theo Pháp, mặc dù ông gần như đã biết mình không còn lí lẽ nào để biện minh cho hành động của mình. Hay giọng tra vấn mang tính đối thoại của người trung tá trong Giang. Ông đã dùng những câu hỏi liên tiếp để hỏi “tôi” khi gặp bắt gặp “tôi” trong nhà mình: “Cậu là ai? Đâu chui vào đây?”, “Đóng gần đây à? Đồng chí đơn vị nào”, “Thế đồng chí đi đâu, sao giờ này còn tụt tạt ngoài đây?” [17, 29]… Những câu hỏi của người trung tá chỉ là những câu hỏi bình thường nhưng 42 cũng chứa chan vô hạn một sự quan tâm của người cha, người chỉ huy đối với một người bạn của con, một người đồng chí. Qua các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Giang Bảo Ninh đã cho thấy tình cảm ấm áp quan tâm của một người cha và tình cảm cha con trong chiến tranh. Ngoài ra trong Bảo Ninh những truyện ngắn còn rất nhiều truyện sử dụng kiểu giọng điệu này: Gió dại, Thời tiết của kí ức, Ngôi sao vô danh,… Nhìn chung, giọng điệu tra vấn được Bảo Ninh sử dụng nhằm biểu hiện thái độ trăn trở hoài nghi của nhân vật và ý thức muốn nhận thức lại mình của nhân vật. Trong tập truyện có khá nhiều truyện sử dụng giọng đối thoại giữa các nhân vật để nói lên tâm tư tình cảm của họ. Như vậy qua việc sử dụng đa dạng các giọng điệu trong tác phẩm của mình, Bảo Ninh đã đưa đến cho văn xuôi Việt Nam đương đại một giọng nói riêng, một cách thể hiện riêng một tiếng nói mới trong nghệ thuật trong tiến trình hòa nhập của văn học nước nhà. 3.3. Ngôn ngữ “Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hóa và vật chất hóa sự biểu hiện chủ đề và tư tưởng, tính cách và cốt truyện…” [7, 148]. M. Gorki từng nói ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học. Nếu tác phẩm văn học là tổng hòa của nhiều yếu tố thì ngôn ngữ chính là yếu tố căn cốt, yếu tố đầu tiên để tạo nên tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng đặc biệt, gắn liền với các phẩm chất như: tính hình tượng, tính chính xác, tính hàm súc, ngôn ngữ văn học có tính đa nghĩa, mang tính thẩm mĩ. Nằm trong tổ chức nội tại của văn học, ngôn ngữ văn học được phân hóa qua các thể loại của văn học. Mỗi thể loại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng, độc đáo. 43 Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong thể hiện cá tính của nhà văn. Nó cũng là s ự biểu hiện phong cách, tâm lí, quan điểm, lập trường, ý thức sáng tạo, tâm huyết của nhà văn gửi gắm trong đó. Văn học Việt Nam sau 1975 có sự chuyển mình mạnh mẽ từ cảm hứng sử thi lãng mạn sang cảm hứng thế sự đời tư. Trong bản thân mỗi thể loại văn học đã và đang diễn ra quá trình biến chuyển tự làm mới mình. Trong đó, văn xuôi được xem là thể loại ghi dấu nhiều đổi mới nhất cả về số lượng và chất lượng, cả chiều rộng và chiều sâu. Về phương diện ngôn ngữ văn xuôi sau 1975 đã có nhiều đổi mới phù hợp với quy luật tất yếu của đời sống văn học. Điều này được thể hiện khá rõ trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. 3.3.1. Ngôn ngữ mang màu sắc triết lí Các truyện ngắn trong tập Bảo Ninh - những truyện ngắn thường đi sâu phân tích khám phá đời sống để tìm ra những bài học có ý nghĩa triết lí, nhân sinh sâu sắc. Điều đó đem lại cho tác phẩm của Bảo Ninh ý vị triết lí và ý nghĩa phổ quát. Thể hiện điều này truyện ngắn của Bảo Ninh đã bớt đi phần kể và tả. Ở truyện ngắn Trại “bảy chú lùn” từ những trắc trở trong tình yêu của Mộc, từ những gian khổ đời lính, câu chuyện không chỉ cho thấy sự nghiệt ngã của chiến tranh mà còn khái quát những vấn đề có tính triết lí, nhân văn sâu sắc. Trong những mất mát đau khổ về tình yêu Mộc vẫn hy vọng ở ngày mai: “Gian nan khổ cực vẫn xầm tối núi rừng nhưng sầu thương đã vơi đỡ. Đêm đêm tiếng quân trẩy dọc đường mòn khơi dậy niềm hi vọng ở ngày mai” [17, 132]. Rồi đây núi rừng sẽ bừng tỉnh, rồi đây những lớp thế hệ sau sẽ xây dựng nơi đây tốt đẹp hơn. Hay trong Rửa tay gác kiếm, là sự trải nghiệm những mất mát của ngày trở về, mà sự tổn thất ấy không chỉ đến từ quân thù. Nhân vật tôi đã nhận ra rằng “nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng” [17, 260]. Một lời nhận định có tính khái quát nói chung cho tâm trạng của nhiều người lính 44 trước khi họ rời quân ngũ. Nhất là với những người đã sống hơn nửa cuộc đời với chiến tranh. Truyện ngắn Thời tiết của kí ức, để khám phá đời sống nội tâm nhân vật nhà văn đã thể hiện bằng ngôn ngữ triết luận ở khá nhiều đoạn, như để ông Phúc nhớ lại quãng đời xưa của mình: “Ngẫm lại, vậy mà, đã non bốn chục năm rồi còn gì, từ bấy tới nay. Dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận thì bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một cõi thời gian mênh mang như biển mà từ bờ này qua bờ kia ngang với từ kiếp này sang kiếp khác” [17, 89]. Ngôn ngữ mang đậm triết lí đưa người đọc đến gần hơn với tâm thế của người kể chuyện. Ở đó, người đọc không chỉ thấy cái khắc khoải xót xa của nhân vật mà còn thấy được dòng tâm thức tự vấn triền miên: “Sau này ngẫm lại những ngày tháng cu ối cùng của thời thanh xuân có thể là tươi đẹp nhưng đầy tai ương ấy, tự hỏi rằng hạnh phúc nhiều hơn hay đau kh ổ nhiều hơn, Phúc cũng chẳng biết nữa. Cũng thế, Phúc chẳng còn nhớ nổi tình yêu đã tới tự bao giờ và như thế nào” [17, 101]. Bên cạnh đó Bảo Ninh còn thể hiện sự giác ngộ cách mạng của Phúc từ tình yêu với Quỳnh qua những câu văn mang ý nghĩa nhân sinh: “Trong giây phút ấy, đối với Phúc, cách mạng không còn là bóng tối, không còn là tai ương. Không có cách mạng, không có thời đại mới đang tới gần kia làm sao có nổi một phút giây chói lọi như thế này trong cuộc sống tầm thường, ảo não, dài lê thê của kiếp người” [17, 103]. Nhận thức được con đường cách mạng tuy muộn màng nhưng Phúc đã tha thiết chờ đón nó. Chính tình yêu với Quỳnh đã giúp Phúc thức tỉnh trên con đường mờ mịt, chông gai. Sự tăng cường ngôn ngữ triết lí là một khuynh hướng nổi bật trong truyện ngắn Bảo Ninh nói riêng và truyện ngắn về chủ đề chiến tranh sau 1975 nói chung. Đó chính là một trong những hình thức thể hiện đặc sắc trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. 45 3.3.2. Ngôn ngữ đậm tính hiện thực Đây là đặc điểm xuyên suốt trong ngôn từ của tập Bảo Ninh - những truyện ngắn. Đó là một hệ thống ngôn từ với lời kể thiên về miêu tả, diễn tả tâm trạng, cảm giác, tả thiên nhiên mang đậm tính hiện thực. Trong các tác phẩm của mình nhà văn đã tái hiện bộ mặt khủng khiếp của chiến tranh, khi sử dụng những từ ngữ “rùng rợn”, “kinh dị” gây cảm giác rợn ngợp, sợ hãi với bạn đọc để nói về hiện thực chiến tranh: “Dính phải đạn AK sọ người rắn câng ẩn núp chắc chắn sau mũ sắt cũng chỉ còn là quả dưa bở. Cả bộ mặt hay là già nửa bộ mặt văng tung tóe. Nh ững tên Mỹ cao lớn là những mục tiêu lồ lộ. Đạn chọc vào lưng, phá ra làm vỡ toang lồng ngực. Máu ộc chảy và người chết như là dập dềnh nổi lên trên cái ao máu của chính mình… vết thương kinh khủng. Cả một đống thịt bị đào lên. Những mảnh vụn xôm xốm của buồng phổi dính bết trên đám lông bụng bầy nhầy máu…” [17, 271] (Rửa tay gác kiếm). Hay ngôn ngữ trong những giấc mơ của người lính. Đó là thứ ngôn ngữ ma lực, ám ảnh không chỉ với người đọc mà còn chính với bản thân nhân vật “Chúng lững thững đi xuyên qua tường, êm như ru bước vào phòng, lượn sát đầu giường tôi nằm” [17, 270]. Ngôn ngữ trong truyện Bảo Ninh luôn mang đến cho người đọc một cảm giác mới lạ, những cung bậc cảm xúc khác nhau đau thương, buồn bã, sợ hãi… Bởi vậy chiến tranh được người đọc cảm nhận ở nhiều khía cạnh, góc độ. 3.3.3. Ngôn ngữ giàu chất thơ Đọc Bảo Ninh - những truyện ngắn ta bắt gặp không ít những câu văn giàu chất thơ, đậm chất trữ tình, nhất là khi ông miêu tả vẻ đẹp thiên nhiên, vạn vật, truyện Hà Nội lúc không giờ đã minh chứng cho điều đó: “Nhưng giữa lạnh lẽo của đêm đông vắng lặng đã lặng nghe xôn xao mùa xuân đang về trong thành phố. Cành đào trên tay một người qua đường. Chậu quất chở 46 sau một chiếc xe đạp. Lộc nõn nhú trên tán bàng trụi lá. Ở ngoài đêm, phố xá thưa thớt bóng người mà bên trong những ngôi nhà dọc phố suốt đêm rậm rịch tiếng chân bước, tiếng người nói, trên gác dưới tầng gia đình nào cũng đang rộn rịp bếp núc và chộn rộn kê dọn lại phòng, soạn sửa câu đối, lọ hoa, chăm chút bàn thờ. Tháng chạp thiếu đi một ngày, Tết đến kíp hơn, rộn ràng, và cập rập. Mới khuya ngày 28 thôi mà đêm mai đã giao thừa rồi” [17, 533]. Những câu văn miêu tả ý vị đậm chất thơ hấp dẫn người đọc một cách kì lạ. Lan man trong lúc kẹt xe mặc dù kết cấu là một truyện ngắn nhưng lại giống như một bài thơ văn xuôi hiện đại, trưng bày ra một nụ cười hóm hỉnh, đượm một dư vị khô khan, chua chát. Khi nhân vật “tôi” mắc kẹt trong một đám kẹt xe, bị dồn, bị đẩy, không cưỡng lại được trong khi mỗi lúc một gần là sếp của “tôi” đang đèo người tình của tôi ôm sát. Mà ông sếp này lại là bạn cùng lớp với “tôi” hồi đi học có tính ăn cắp vặt. Và từ chuyện ấy, “tôi” đã miên man nhớ về những chuyện trong quá khứ và hiện tại. Với ngôn ngữ đậm chất thơ Bảo Ninh đã đưa bạn đọc vào một thế giới thơ mộng của thiên nhiên tươi đẹp và những điều bất ngờ trong cuộc đời mà con người không thể lí giải được. 3.4. Thời gian và không gian nghệ thuật Thời gian và không gian là thế giới mà con người tồn tại, con người cảm thấy vị trí và số phận của mình ở trong đó. Không gian, thời gian trong truyện ngắn Việt Nam được sử dụng làm nổi bật cảm giác của con người trong một thế giới đầy bất trắc, nhằm thể nghiệm chính nó với tư cách là con người tự ý thức về tồn tại và hiện sinh. Nghệ thuật xử lí không gian - thời gian trong các tác phẩm truyện ngắn đương đại có khi là mở rộng hoặc thu hẹp, có khi dồn nén, chồng xếp… Và trong mỗi kiểu không gian - thời gian con người hiện đại lại bộc lộ những tâm trạng tâm lí khác nhau. 47 3.4.1. Thời gian nghệ thuật “Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào d ừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại… Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thế giới” [7, 322]. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, phi tuyến tính, có thể quay về quá khứ, có thể vượt tới tương lai, có thể kéo dài, dồn nén, co dãn… Việc sử dụng sắp xếp thời gian như thế nào phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn, việc tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn sẽ phần nào làm rõ được đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh. 3.4.1.1. Thời gian hồi tưởng Hồi tưởng là nhìn lại cái đã qua so với hiện tại trong Bảo Ninh - những truyện ngắn ta bắt gặp không ít những truyện có kiểu thời gian như thế. Trong Rửa tay gác kiếm ngay từ đầu người đọc đã nhận thấy người kể chuyện đang đứng ở thời điểm hiện tại để nhớ về quá, tác giả viết: “Giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng. Kể từ ngày sau đỉnh cao hạnh phúc của ngày chiến thắng tới buổi chiều ngày hôm nay và đêm hòa bình lững lờ trôi chảy mà hòa bình thì trôi quá mau” [17, 260]. Truyện đã đưa ta về những chuỗi ngày trong quá khứ, dù quá khứ ấy lúc mờ, lúc tỏ, hơi hướng bao năm trận mạc chẳng còn tăm tích nhưng giữa bộn bề của thời hậu chiến, nhân vật “tôi” cũng tìm lại được chút dư âm dòng chảy của những ngày chiến tranh. Nỗi khiếp sợ của người lính trước tiếng rền vang của máy bay Mỹ, bom đạn và chất độc màu da cam. Một cuộc chiến hay đúng hơn là một cuộc sát hại cả giống côn trùng cây 48 cỏ của giặc Mỹ với thiên nhiên đất nước con người Việt Nam. Thời tiết của kí ức chảy theo dòng hồi tưởng của ông Phúc, nó lần lượt hiện hình trong tâm trí ông. Đó là nỗi buồn hoài niệm về tình yêu, mối tình đầu với Quỳnh, niềm hối tiếc về một thời trai trẻ, quá khứ sai lầm. Tất cả như dội về hiện ra trong tâm trí ông. Khắc dấu mạn thuyền là sự di chuyển thời gian từ hiện tại về quá khứ, sự hồi tưởng của người lính trẻ năm xưa: “Mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của kí ức bao giờ tôi cũng thấy hiện lên tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá…Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời” [17, 158]. “Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã hơn hai chục năm tròn Hà Nội thủa đó và Hà Nội bây giờ có lẽ đã như là một trời một vực” [17, 159]. Sự việc được lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp ở bộ tư lệnh ngoài thủ đô là một sự kiện không thể nào quên. Sự gặp gỡ nhân duyên giữa người lính và cô gái trẻ Hà thành xinh đẹp dịu dàng, gan dạ trong hoàn cảnh khó khăn nguy nan thời chiến và mối tình chớm nở, không hẹn ước và không kết thúc đã khắc sâu vào tâm trí người lính không bao giờ phai nhòa. Đó là những kỉ niệm đẹp mà người lính sẽ nhớ và mang theo suốt cuộc đời như một phần không thể thiếu. Bội phản là sự hồi nhớ những ngày tháng đã qua về những sai lầm của “tôi” với người anh trai, chị gái mình. Thời gian hồi tưởng đóng một vai trò quan trọng trong truyện ngắn của Bảo Ninh. Từ thời gian hiện tại lùi lại quá khứ, nhân vật của ông đã có một độ lùi nhất định để hiểu rõ về mình, về những năm tháng đã đi qua. Do đó kí ức cứ trở đi trở lại trong sự hồi tưởng khôn nguôi của một thời đã qua. Ở tuyển tập truyện ngắn này, cùng thuộc về dạng thời gian hồi tưởng, tồn tại kiểu thời gian khoảnh khắc, gây ấn tượng đậm cho bạn đọc. Trước đây, 49 ở Người ngựa ngựa người Nguyễn Công Hoan đã đặt nhân vật vào cái khoảnh khắc giao thừa, thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ để khắc họa tâm trạng, nỗi cực nhọc của con người trong cuộc mưu sinh vất vả dù là anh phu xe hay cô gái bán hoa. Cũng vậy trong truyện ngắn của mình Bảo Ninh đã kịp thời “bắt” được những khoảnh khắc đáng trân trọng và có hồn nhất. Hà Nội lúc không giờ là sự đoàn tụ của một tập thể đại gia đình ngôi nhà số 4 trong khoảnh khắc mãi đi không bao giờ trở lại đó. Không giờ khoảng thời gian thiêng liêng của đất trời là sự gặp gỡ cuối cùng của những con người nơi đây. Rồi mai, từng người trong số họ lên đường nhập ngũ, có người trở về có người mai ra đi. Nhưng tất cả họ sẽ nhớ mãi cái giây phút của ngày hôm nay. Hay khoảng thời gian ngắn ngủi trong cơn “đại hồng thủy” trong Bí ẩn của làn nước, nó đã cuốn trôi vợ con “tôi” và người đàn bà vô danh. Nó nhanh đến mức không ai biết đứa trẻ “tôi” cứu không phải con mình. Cơn lũ ấy đã cuốn trôi tất cả hạnh phúc của đời “tôi”. Đó là khoảnh khắc một lần gặp gỡ duy nhất giữa Hùng và Giang trước khi anh về đơn vị trong Giang. Là khoảnh khắc nhỏ, ngắn như “cái búng” trong truyện cùng tên nhưng lại âm ỉ mãi. Trong Bằng chứng đó là khoảnh khắc cứu thoát người bạn đang bên bờ vực sâu. Một khoảnh khắc không thể lặp lại. Hay khoảnh khắc tạo nên nhân duyên cho đôi vợ chồng Vũ Hiền trong Tình thư. Cái khoảnh khắc Vũ ném thư xuống phía bắc cầu Hàm Rồng đã trở thành khoảnh khắc làm mối cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng. 3.4.1.2. Thời gian hiện thực Thời gian hiện thực là thời gian đang diễn ra. Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, Bảo Ninh sử dụng khá nhiều kiểu thời gian này. Đặc biệt là viết về người lính sau quãng đời trai trẻ hiến dâng cho tổ quốc, trở về với hòa bình, có người hòa nhập được có người lại không thể hòa nhập. Có người còn 50 giữ mãi bản chất chân chất của người lính có người lại tha hóa. Hiện thực ấy được phơi bày trước mắt người đọc. Hàng loạt các truyện ngắn lấy thời gian hiện tại nhằm khắc họa chân dung người lính giữa đời thường hôm nay. Mộc trong Trại “bảy chú lùn” là nỗi cô đơn hoang hoải không thể hòa nhịp với cuộc sống hòa bình. Tư trong Hữu khuynh cũng vậy đứng giữa quê hương mà cô đơn không sao nói hết. Đặc biệt không chỉ viết về người lính Bảo Ninh còn viết về những vấn đề thực tại cái hiện thực đang diễn ra hàng ngày. Đó là sự tha hóa xuống cấp đạo đức của con người, xã hội trong Bi kịch con khỉ. Cũng nói về sự tha hóa của con người hôm nay nhưng Tòa dinh thự lại không nói đến hiện tại mà nói về quá khứ để từ đó so sánh hiện tại “nhìn lối sống của tôi của ông, của nói chung thiên hạ bây giờ, khó tin nổi rằng đất nước này từng có một thời mà những người như thủ trưởng Tư Minh và cả ngàn vạn con người” [17, 514]… chỉ với câu văn đó cũng đủ thấy được hiện thực cuộc sống hôm nay thế nào. Việc tìm hiểu các kiểu thời gian trong Bảo Ninh - những truyện ngắn có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh tác phẩm. Qua đó, ta nhận ra từng số phận từng cuộc đời của mỗi nhân vật. Từ đó, giúp ta hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm. 3.4.2. Không gian nghệ thuật “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó… không gian nghệ thuật có tính độc lập tuyệt đối, không qui được vào không gian địa lí. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để 51 khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [7, 160]. Cùng với thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật cho ta thấy phạm vi tồn tại, hoạt động của nhân vật. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Bản thân không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức con người, mà không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện cách cảm cách nghĩ của nhà văn về thế giới. Là một quan điểm nhân sinh, một thái độ sống trước cuộc đời. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngoài nhưng không dễ thấy như cái khung của bức tranh, cái sân khấu của một vở diễn. Việc nghiên cứu các kiểu không gian nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn cho ta thấy cái nhìn toàn diện về nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh. Qua tìm hiểu, có thể thấy trong Bảo Ninh - những truyện ngắn chủ yếu xuất hiện một số loại không gian sau: 3.4.2.1. Không gian chiến trường Không gian chiến trường là một trong những không gian chủ yếu trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. Bởi các truyện của ông chủ yếu khai thác về con người và cuộc sống của người lính. Truyện ngắn Đêm cuối cùng ngày đầu tiên là không gian chiến trường ác liệt sáng ngày 30 tháng 4 trước sự tấn công của quân giải phóng. Đó là những tàn tích của cuộc tấn công “khắp sân bay ngổn ngang chồng đống đen xì những hậu quả của trận chiến trong ngày, của những đợt pháo kích và oanh kích liên tục suốt từ đầu chiến dịch. Bộ đội trung đoàn 24 lại phải lo thu dọn tử thi. Không nhiều nhưng rải rác, dịu dọ trong khắp các xó xỉnh hầm hố công sự, trong bụng máy bay, trong xác xe hơi, xe thiết giáp. Đa phần là lính nhưng cũng vài xác dân thường. Có những người đã chết từ mấy ngày trước 52 rồi” [17, 518]. Một không gian chiến trường với ngổn ngang những tàn tích của cuộc chiến gây cho người đọc cảm giác hãi hùng về một hiện thực tàn khốc. Đó là cảnh tàn phá ác liệt của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội trong Khắc dấu mạn thuyền. “Một cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố. Trong phòng, cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở…” [17, 164 - 165]. Quân ta cũng đáp trả địch bằng “các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Chớp giật sáng lóe. Và tên lửa, tên lửa từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực” [17, 167]. Rồi bom, rồi B52 những con khủng long thần sầu đất thảm liên tục tấn công. Thành phố biến thành một bãi chiến trường. Ở đây có không gian cao rộng của đất trời, có không gian nhỏ hẹp bủa vây của quân thù. Tác phẩm đã đề cập đến những mất mát đau thương mà Hà Nội phải gánh chịu trong năm 1972 ác liệt. Hay cảnh tượng chiến đấu được hồi tưởng lại trong Rửa tay gác kiếm. Nghiên cứu không gian chiến trường cho ta thấy hiện thực chiến tranh dữ dội, khốc liệt, sự hi sinh mất mát, đau thương của người lính, nỗi đau của một dân tộc chịu nhiều thiệt thòi do chiến tranh. 3.4.2.2. Không gian đời thường Trong tập truyện Bảo Ninh sử dụng khá nhiều kiểu không gian đời thường xen lẫn với kiểu không gian khác. Việc sử dụng đan xen các kiểu không gian như vậy tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao trong việc thể hiện hoàn cảnh và tâm tư tình cảm của nhân vật. Khác với không gian chiến trường mô tả một không gian rộng lớn, mang đậm tính sử thi. Không gian đời thường trong truyện ngắn của Bảo Ninh trước hết thường tù túng chật hẹp, được dùng khi mô tả nhân vật ở trạng 53 thái bế tắc, ngưng đọng. Đó thường là không gian hiện tại với sự cô đơn không lối thoát của con người. Trong Trại “bảy chú lùn” là sự ngưng đọng của Mộc trong không gian núi rừng suốt những năm tháng cuộc đời cùng đồng đội chiến đấu với sự cô đơn, cung cấp quân lương cho bộ đội ta, là nỗi đau khổ trong tình yêu đơn phương với Nga. Cuộc đời cứ thế trôi đi đến khi hòa bình Mộc vẫn ở lại trại như một lời nguyền. Khác với Trại “bảy chú lùn”, Mắc cạn là không gian chật hẹp của cặp vợ chồng trí thức thời bao cấp khó khăn. Túc Hảo từng có thời kì yêu đương mặn nồng những năm tháng du học bên trời Tây rồi mới lấy nhau, vậy mà cuộc sống với nhiều bất trắc, cuộc đời với nhiều bất ngờ họ đã đồng lòng cùng nhau đâm đơn ra tòa li hôn. Sau khi li hôn họ ngăn đôi căn hộ tập thể vốn đã chật hẹp lại càng chật hơn để sống cuộc sống riêng. Nhưng rồi khi Hảo sinh em bé. Đứa bé thiếu tháng yếu gầy… nhờ vậy mà Túc sang chăm nom mẹ con thường xuyên. Mọi thứ có giá trong nhà Túc Hảo đều cho ra chợ trời, ý chí tiến thủ bị dập tắt, cuộc sống bế tắc, không gian chật hẹp của cuộc đời cứ dồn nén anh lại không thoát ra được. “Người ta nói là đời riêng của Túc đã hoàn toàn mắc cạn. Không thể từ bỏ khu tập thể để đến với miền đất mới, mà lùi lại năm tháng xưa cũng không được” [17, 389]. Dường như Túc đang bị mắc lại bởi cái không gian chật hẹp của cuộc đời anh muốn thoát cũng thoát không được. Mắc cạn có thể được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất cho kiểu không gian tù túng chật hẹp trong tập truyện. Tác phẩm đã đề cập đến sự bế tắc của con người trong những năm tháng bao cấp khó khăn. Nó biến tình yêu đẹp của cặp đôi trí thức thành cuộc sống tù đọng bế tắc không lối thoát. Bên cạnh những khoảng không gian đời thường tù túng, chật hẹp, nhà văn còn dành nhiều tâm sức để khắc họa những ấn tượng không gian bình yên, giản dị. Hà Nội lúc không giờ là cảnh chuẩn bị đón tết của đại gia đình 54 tập thể ngôi nhà số 4. Ngoài đường “cành đào trên tay một người qua đường. Chậu quất chở sau một chiếc xe đạp. Lộc nõn nhú trên tán bàng trụi lá” [17, 533]. Con người Hà Nội vẫn sống, sinh hoạt, đón tết bình thường như bao cái tết khác, vẫn đang rộn rịp bếp núc, vẫn sửa soạn nhà cửa, lọ hoa, câu đối… đón mùa xuân về. Ở sân ngôi nhà số 4 là tiếng trẻ con lanh lảnh, đêm đến chúng quây quần bên nồi bánh chưng, đợi quà chị Giang và nhất là đón quà chú Năm họa sĩ… Trong cái không khí rất đỗi bình thường ấy, ta bắt gặp một nét văn hóa Hà Nội xưa, một nét văn hóa khó lòng trở lại. Những con người nơi đây đâu biết rằng đằng sau những giây phút yên bình đó, rồi đây đất nước sẽ chìm trong khói lửa, đạn bom. Và chính họ lại là những người chiến đấu cho tổ quốc dân tộc. Kiểu không gian này ta cũng bắt gặp trong các truyện Giang, Mắc cạn, Bằng chứng, Vô cùng xưa cũ… Như vậy với kiểu không gian đời thường, nhà văn đã cho ta thấy cái không khí đời thường yên bình của cuộc sống trong muôn vàn đau khổ của chiến tranh con người cũng có những giây phút được cảm nhận cuộc sống yên bình nó tạo cho con người một niềm tin vào tương lai, niềm tin vào ngày đất nước hòa bình. 55 KẾT LUẬN Viết về chiến tranh chống Mỹ, Bảo Ninh có những biểu hiện mới trong cách nhìn nhận về đề tài. Nếu như trước đây trong văn học cách mạng 19451975, chúng ta thường viết về chiến tranh với sự hào hùng, oanh liệt, tránh nói đến cái chết, nỗi đau, bi kịch thì bây giờ cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Đất nước bước vào thời kì hòa bình xây dựng cuộc sống mới thì con người có điều kiện nhìn lại một thời kì đã qua. Cũng như nhiều cây bút nổi danh khác, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc một hiện thực chiến tranh với những nỗi buồn dai dẳng, bàng bạc một nỗi đau xót không c hỉ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà còn trong truyện ngắn của mình. Tập truyện ngắn mới nhất của ông Bảo Ninh - những truyện ngắn đã đưa đến cho bạn đọc nhiều suy ngẫm về một thời đại đã qua cùng với những cách tân mới mẻ của mình về hình thức nghệ thuật. Tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong “Bảo Ninh - những truyện ngắn”, chúng tôi chú ý đi sâu vào tìm hiểu hiện thực cuộc sống và hình tượng con người. Từ đó khái quát lên hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Một cuộc chiến dữ dội, khốc liệt nhưng cũng không kém phần anh hùng, bi tráng. Cùng với việc tìm hiểu hiện thực cuộc sống, chúng tôi cũng đi vào khai thác tìm hiểu hình tượng con người trong Bảo Ninh những truyện ngắn để khẳng định những thành tựu của Bảo Ninh trong việc xây dựng hình tượng con người. Trong thế giới hình tượng con người của Bảo Ninh nổi bật lên ba kiểu hình tượng: hình tượng người lính với những phẩm chất đáng quí và những nỗi đau mất mát hi sinh, sự hối hận, sám hối của họ và những con người lạc thời. Kiểu hình tượng thứ hai là hình tượng người phụ nữ. Người phụ nữ trong sáng tác của Bảo Ninh được khắc họa với vẻ đẹp lớn lao vừa kì diệu, vừa bí ẩn lại mang dáng dấp đời thường trái ngược với những phẩm chất truyền thống. Ngoài ra Bảo Ninh cũng xây dựng hình tượng những 56 người trí thức, nghệ sĩ với những nỗi niềm hối tiếc trong cuộc sống đầy biến động đương thời. Tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong “Bảo Ninh - những truyện ngắn” chúng tôi cũng đi vào tìm hiểu một số yếu tố hình thức nghệ thuật của tập truyện. Trong đó chúng tôi chú ý tới những đặc điểm: kết cấu dòng ý thức, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ, thời gian- không gian nghệ thuật. Quan sát kết cấu dòng ý thức chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng trong cách thể hiện với Nỗi buồn chiến tranh. Về mặt giọng điệu trần thuật có thể khẳng định Bảo Ninh đã sử dụng đa dạng các giọng điệu từ ngậm ngùi, buồn thương đến mỉa mai chua xót rồi tra vấn nhằm tạo nên nét riêng cho tác phẩm của mình. Về mặt ngôn ngữ có thể nói ngôn ngữ của Bảo Ninh là thứ ngôn ngữ mang màu sắc triết lí, đậm tính hiện thực nhưng cũng giàu chất thơ. Truyện Bảo Ninh hấp dẫn bởi những câu văn mềm mại, linh hoạt. Qua việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong “Bảo Ninh - những truyện ngắn” có thể khẳng định một lần nữa sức hấp dẫn của truyện ngắn Bảo Ninh cả về nội dung và nghệ thuật. 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Vũ Tuấn Anh (1995), “Văn học đổi mới và phát triển”, Tạp chí Văn học, (4). [2] Nguyễn Minh Châu (1987), “Người lính chiến tranh và nhà văn”, Văn nghệ Quân đội, (4). [3] Trần Cương (1986) “Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh”, Tạp chí Văn học, (3). [4] Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. [6] Đoàn Ánh Dương (2009), “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn”, evan.vnexpress.net. [7] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [8] Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Những nghịch lí của chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (15). [9] Nguyễn Hòa (1989), “Suy nghĩ về con người trong văn học viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (51). [10] Trần Quốc Huấn (1991), “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Tạp chí Văn học, (3). [11] Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay” Tạp chí Văn học, (2). [12] Chu Lai (1987), “Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4). [13] Mai Quốc Liên (2012), “Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc”, Hồn Việt, (57). [14] Nguyễn Văn Long (1985), “Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4). [15] Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [16] Nhóm tác giả (1980), “Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về chiến tranh trong 35 năm qua”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (6). [17] Bảo Ninh (2013), Bảo Ninh những truyện ngắn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. [18] Bảo Ninh (2013), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. [19] Hoàng Phê (chủ biên, 1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [20] Trần Sáng (2012), “Nỗi buồn không mang tên chiến tranh”, Nghệ thuật mới, (1). [21] Đặng Văn Sinh (1993), “Dòng đời – Một cách lí giải về người lính sau chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (21). [22] Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [23] Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học. Hà Nội. [24] Bích Thu (1989), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí Văn học, (32). [25] Khuất Quang Thụy (1992), “Viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (44). [26] Tuyển tập truyện ngắn đương đại (2003), Tình yêu sau chiến tranh, Nxb Hội Nhà văn. [...]... thưởng Châu Á trong lĩnh vực văn hóa của nhật báo Nikkei (Nikkei Asia Prize), Nhật Bản 9 Với những sáng tác đó, chúng ta có thể khẳng định Bảo Ninh là một nhà văn có sự nghiệp sáng tác đặc sắc, gây được tiếng vang trong lòng bạn đọc không chỉ trong nước Một cây bút đầy sung mãn, nung nấu trong mình những tác phẩm lớn, để đời 1.3 Tập Bảo Ninh - những truyện ngắn Bảo Ninh - những truyện ngắn được xuất... chuyển ngữ và giới thiệu ở 18 quốc gia trên thế giới Bên cạnh đó, Bảo Ninh sáng tác chủ yếu là truyện ngắn, bạn đọc biết đến Bảo Ninh từ tập truyện đầu tay Trại “bảy chú lùn” xuất bản năm 1987 Năm 2002, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành cuốn Truyện ngắn Bảo Ninh Năm 2003 Nhà xuất bản Văn hóa thông tin xuất bản cuốn Hà Nội lúc không giờ Năm 2005 Nhà xuất bản Văn học xuất bản cuốn Lan man trong lúc kẹt... Cuốn sách Bảo Ninh - những truyện ngắn này dường như cũng là cách để tác giả “giữ chân” độc giả của mình Và độc giả đã bị níu giữ ở từng trang sách, bởi sự quan sát tinh tế và văn chương khoáng hoạt 36 truyện ngắn được chọn in trong tuyển tập gần 600 trang được tác giả viết ở nhiều thời điểm, trải dài từ những năm 1980 - 1990 của thế kỷ trước vắt sang đầu thế kỷ này Bối cảnh truyện ngắn của Bảo Ninh trải... phúc riêng trong một cảm nhận về thực tại… Tất cả họ hiện lên trang giấy như là nỗi ám ảnh về một quá khứ đầy đau thương nhưng rất đỗi anh hùng Người lính trong Bảo Ninh - những truyện ngắn hiện lên với những mất mát, đau thương; những nhân vật tự thú và sám hối; những con người lạc thời 2.3.1.1 Người lính chịu nhiều mất mát, thiệt thòi, ám ảnh bởi chiến tranh Đọc Bảo Ninh - những truyện ngắn, người... cùng số phận cá nhân trong cái nhìn toàn diện về con người Những nhân vật của Bảo Ninh luôn có khả năng tự phanh phui, mổ xẻ chính mình Dù họ đã từng sai lầm nhưng điều đáng quý ở họ là là hành vi phản tỉnh, tự nhận thức bản thân, muốn vươn lên thoát khỏi những xấu xa, ích kỉ, sai lầm đó Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, có những truyện đề cập đến những lời tự thú bắt nguồn từ những điều nhỏ nhặt,... là những cá nhân xuất sắc trong một tập thể anh hùng Họ xứng đáng là tấm gương sáng là đại diện cho mọi thế hệ người Việt Nam trong kháng chiến chống kẻ thù xâm lược Có thể thấy rằng, trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, hình ảnh những con người dấn thân cho sự nghiệp cách mạng xuất hiện nhiều, họ là những người lính mang trong mình phẩm chất tốt đẹp của người lính cụ Hồ Là đại 14 diện cho cả một thế. .. không thể hiện phẩm chất anh hùng trong chiến đấu mà chủ yếu được khám phá trong mối quan hệ đời thường, đời tư Đó là những con người không còn mang vẻ đẹp lí tưởng của văn học thời chiến mà là con người với lẫn lộn tốt xấu, trắng đen 21 Người lính trong trong Bảo Ninh - những truyện ngắn được nhìn nhận trong cuộc sống với đầy biến động Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc những hình tượng người lính với... mạnh một lần nữa những giá trị nhân văn mà Bảo Ninh theo đuổi 11 CHƢƠNG 2 HIỆN THỰC CUỘC SỐNG VÀ HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI TRONG BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN 2.1 Hiện thực chiến tranh bi tráng, dữ dội 2.1.1 Một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong thời kì kháng chi ến chống Mỹ cứu nước Về hiện thực chiến tranh, đặc biệt là thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bảo Ninh đã viết không ít những tác phẩm phản... những người anh hùng, tạo nên cả một thế hệ người Việt Nam anh hùng trong cuộc chiến chống xâm lược Bảo Ninh - những truyện ngắn đã dựng lại bức tượng đài của cả một thế hệ anh hùng Đó là Mộc, YNua, Tâm, Tý, Huy, Vinh, Khương, Dưỡng, Tuấn, Văn… và những người đồng đội của họ là đại diện cho thế hệ những người cầm súng bảo vệ đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ Họ là những người con ưu tú, tốt đẹp của... hậu chiến Như vậy, hình tượng người lính trong Bảo Ninh - những truyện ngắn là những con người của quá khứ, được nhìn từ hiện tại Từ cái nhìn đó, người lính của Bảo Ninh toát lên mọi góc độ chiều sâu của bi kịch, những nỗi bi kịch mà xưa nay văn chương còn ít đề cập tới 2.3.2 Hình tượng người phụ nữ Sau những trang viết trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh luôn được coi là nhà văn dành nhiều

Ngày đăng: 30/09/2015, 09:52

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1] Vũ Tuấn Anh (1995), “Văn học đổi mới và phát triển”, Tạp chí Văn học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học đổi mới và phát triển”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1995
[2] Nguyễn Minh Châu (1987), “Người lính chiến tranh và nhà văn”, Văn nghệ Quân đội, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người lính chiến tranh và nhà văn”, "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Nguyễn Minh Châu
Năm: 1987
[3] Trần Cương (1986) “Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh”, Tạp chí "Văn học
[4] Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam thế kỉ XX
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[5] Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học
Tác giả: Đinh Xuân Dũng
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1990
[6] Đoàn Ánh Dương (2009), “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn”, evan.vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn
Tác giả: Đoàn Ánh Dương
Năm: 2009
[7] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[8] Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Những nghịch lí của chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (15) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nghịch lí của chiến tranh”, Tạp chí "Văn nghệ
Tác giả: Hoàng Ngọc Hiến
Năm: 1991
[9] Nguyễn Hòa (1989), “Suy nghĩ về con người trong văn học viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (51) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ về con người trong văn học viết về chiến tranh”, Tạp chí "Văn nghệ
Tác giả: Nguyễn Hòa
Năm: 1989
[10] Trần Quốc Huấn (1991), “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Tạp chí Văn học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Tạp chí "Văn học
Tác giả: Trần Quốc Huấn
Năm: 1991
[11] Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay” Tạp chí Văn học, (2) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay” Tạp chí "Văn học
Tác giả: Lê Thị Hường
Năm: 1994
[12] Chu Lai (1987), “Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh”, Tạp chí "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Chu Lai
Năm: 1987
[13] Mai Quốc Liên (2012), “Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc”, Hồn Việt, (57) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc”, "Hồn Việt
Tác giả: Mai Quốc Liên
Năm: 2012
[14] Nguyễn Văn Long (1985), “Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ”, Tạp chí "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Nguyễn Văn Long
Năm: 1985
[15] Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
[16] Nhóm tác giả (1980), “Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về chiến tranh trong 35 năm qua”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (6) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về chiến tranh trong 35 năm qua”, Tạp chí "Văn nghệ Quân đội
Tác giả: Nhóm tác giả
Năm: 1980
[17] Bảo Ninh (2013), Bảo Ninh những truyện ngắn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo Ninh những truyện ngắn
Tác giả: Bảo Ninh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
[18] Bảo Ninh (2013), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi buồn chiến tranh
Tác giả: Bảo Ninh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
[19] Hoàng Phê (chủ biên, 1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
[20] Trần Sáng (2012), “Nỗi buồn không mang tên chiến tranh”, Nghệ thuật mới, (1) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nỗi buồn không mang tên chiến tranh”, "Nghệ thuật mới
Tác giả: Trần Sáng
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w