Thời gian nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 53 - 56)

8. Cấu trúc khóa luận

3.4.1.Thời gian nghệ thuật

“Thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào d ừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại… Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử, nó cũng thể hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về phương th ức tồn tại của con người trong thế giới” [7, 322]. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, phi tuyến tính, có thể quay về quá khứ, có thể vượt tới tương lai, có thể kéo dài, dồn nén, co dãn… Việc sử dụng sắp xếp thời gian như thế nào phụ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của nhà văn, việc tìm hiểu thời gian nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn sẽ phần nào làm rõ được đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh.

3.4.1.1. Thời gian hồi tưởng

Hồi tưởng là nhìn lại cái đã qua so với hiện tại trong Bảo Ninh - những truyện ngắn ta bắt gặp không ít những truyện có kiểu thời gian như thế.

Trong Rửa tay gác kiếm ngay từ đầu người đọc đã nhận thấy người kể chuyện đang đứng ở thời điểm hiện tại để nhớ về quá, tác giả viết: “Giờ đây nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng. Kể từ ngày sau đỉnh cao hạnh phúc của ngày chiến thắng tới buổi chiều ngày hôm nay và đêm hòa bình lững lờ trôi chảy mà hòa bình thì trôi quá mau” [17, 260]. Truyện đã đưa ta về những chuỗi ngày trong quá khứ, dù quá khứ ấy lúc mờ, lúc tỏ, hơi hướng bao năm trận mạc chẳng còn tăm tích nhưng giữa bộn bề của thời hậu chiến, nhân vật “tôi” cũng tìm lại được chút dư âm dòng chảy của những ngày chiến tranh. Nỗi khiếp sợ của người lính trước tiếng rền vang của máy bay Mỹ, bom đạn và chất độc màu da cam. Một cuộc chiến hay đúng hơn là một cuộc sát hại cả giống côn trùng cây

49

cỏ của giặc Mỹ với thiên nhiên đất nước con người Việt Nam. Thời tiết của kí ức chảy theo dòng hồi tưởng của ông Phúc, nó lần lượt hiện hình trong tâm trí ông. Đó là nỗi buồn hoài niệm về tình yêu, mối tình đầu với Quỳnh, niềm hối tiếc về một thời trai trẻ, quá khứ sai lầm. Tất cả như dội về hiện ra trong tâm trí ông.

Khắc dấu mạn thuyền là sự di chuyển thời gian từ hiện tại về quá khứ, sự hồi tưởng của người lính trẻ năm xưa: “Mỗi khi nhắm mắt lại nhìn sâu vào những nẻo đường của kí ức bao giờ tôi cũng thấy hiện lên tuy rất đỗi mơ hồ, bóng dáng của Hà Nội phố xá…Không hẳn là một nỗi niềm mà chỉ bâng quơ một cảm giác, không thành một câu chuyện mà chỉ như một nốt sầu còn vương lại của thời trai trẻ chiến tranh, một thời tuổi trẻ đã hoàn toàn mai một nhưng dư âm vọng suốt đời” [17, 158]. “Từ bấy tới nay, thời gian mất đi đã hơn hai chục năm tròn Hà Nội thủa đó và Hà Nội bây giờ có lẽ đã như là một trời một vực” [17, 159]. Sự việc được lái xe đưa chỉ huy sư đoàn ra họp ở bộ tư lệnh ngoài thủ đô là một sự kiện không thể nào quên. Sự gặp gỡ nhân duyên giữa người lính và cô gái trẻ Hà thành xinh đẹp dịu dàng, gan dạ trong hoàn cảnh khó khăn nguy nan thời chiến và mối tình chớm nở, không hẹn ước và không kết thúc đã khắc sâu vào tâm trí người lính không bao giờ phai nhòa. Đó là những kỉ niệm đẹp mà người lính sẽ nhớ và mang theo suốt cuộc đời như một phần không thể thiếu. Bội phản là sự hồi nhớ những ngày tháng đã qua về những sai lầm của “tôi” với người anh trai, chị gái mình.

Thời gian hồi tưởng đóng một vai trò quan trọng trong truyện ngắn của Bảo Ninh. Từ thời gian hiện tại lùi lại quá khứ, nhân vật của ông đã có một độ lùi nhất định để hiểu rõ về mình, về những năm tháng đã đi qua. Do đó kí ức cứ trở đi trở lại trong sự hồi tưởng khôn nguôi c ủa một thời đã qua.

Ở tuyển tập truyện ngắn này, cùng thuộc về dạng thời gian hồi tưởng, tồn tại kiểu thời gian khoảnh khắc, gây ấn tượng đậm cho bạn đọc. Trước đây,

50

Người ngựa ngựa người Nguyễn Công Hoan đã đặt nhân vật vào cái kho ảnh khắc giao thừa, thời điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ để khắc họa tâm trạng, nỗi cực nhọc của con người trong cuộc mưu sinh vất vả dù là anh phu xe hay cô gái bán hoa. Cũng vậy trong truyện ngắn của mình Bảo Ninh đã kịp thời “bắt” được những khoảnh khắc đáng trân trọng và có hồn nhất. Nội lúc không giờ là sự đoàn tụ của một tập thể đại gia đình ngôi nhà số 4 trong khoảnh khắc mãi đi không bao giờ trở lại đó. Không giờ khoảng thời gian thiêng liêng của đất trời là sự gặp gỡ cuối cùng của những con người nơi đây. Rồi mai, từng người trong số họ lên đường nhập ngũ, có người trở về có người mai ra đi. Nhưng tất cả họ sẽ nhớ mãi cái giây phút của ngày hôm nay. Hay khoảng thời gian ngắn ngủi trong cơn “đại hồng thủy” trong Bí ẩn của làn nước, nó đã cuốn trôi vợ con “tôi” và người đàn bà vô danh. Nó nhanh đến mức không ai biết đứa trẻ “tôi” cứu không phải con mình. Cơn lũ ấy đã cuốn trôi tất cả hạnh phúc của đời “tôi”.

Đó là khoảnh khắc một lần gặp gỡ duy nhất giữa Hùng và Giang trước khi anh về đơn vị trong Giang. Là khoảnh khắc nhỏ, ngắn như “cái búng” trong truyện cùng tên nhưng lại âm ỉ mãi. Trong Bằng chứng đó là khoảnh khắc cứu thoát người bạn đang bên bờ vực sâu. Một khoảnh khắc không thể lặp lại. Hay khoảnh khắc tạo nên nhân duyên cho đôi vợ chồng Vũ Hiền trong

Tình thư. Cái khoảnh khắc Vũ ném thư xuống phía bắc cầu Hàm Rồng đã trở thành khoảnh khắc làm mối cho đôi bạn trẻ nên duyên vợ chồng.

3.4.1.2. Thời gian hiện thực

Thời gian hiện thực là thời gian đang diễn ra. Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, Bảo Ninh sử dụng khá nhiều kiểu thời gian này. Đặc biệt là viết về người lính sau quãng đời trai trẻ hiến dâng cho tổ quốc, trở về với hòa bình, có người hòa nhập được có người lại không thể hòa nhập. Có người còn

51

giữ mãi bản chất chân chất của người lính có người lại tha hóa. Hiện thực ấy được phơi bày trước mắt người đọc.

Hàng loạt các truyện ngắn lấy thời gian hiện tại nhằm khắc họa chân dung người lính giữa đời thường hôm nay. Mộc trong Trại “bảy chú lùn” là nỗi cô đơn hoang hoải không thể hòa nhịp với cuộc sống hòa bình. Tư trong

Hữu khuynh cũng vậy đứng giữa quê hương mà cô đơn không sao nói hết. Đặc biệt không chỉ viết về người lính Bảo Ninh còn viết về những vấn đề thực tại cái hiện thực đang diễn ra hàng ngày. Đó là sự tha hóa xuống cấp đạo đức của con người, xã hội trong Bi kịch con khỉ. Cũng nói về sự tha hóa của con người hôm nay nhưng Tòa dinh th ự lại không nói đến hiện tại mà nói về quá khứ để từ đó so sánh hiện tại “nhìn lối sống của tôi của ông, của nói chung thiên hạ bây giờ, khó tin nổi rằng đất nước này từng có một thời mà những người như thủ trưởng Tư Minh và cả ngàn vạn con người” [17, 514]… chỉ với câu văn đó cũng đủ thấy được hiện thực cuộc sống hôm nay thế nào.

Việc tìm hiểu các kiểu thời gian trong Bảo Ninh - những truyện ngắn

có ý nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh tác phẩm. Qua đó, ta nhận ra từng số phận từng cuộc đời của mỗi nhân vật. Từ đó, giúp ta hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 53 - 56)