8. Cấu trúc khóa luận
3.3.1. Ngôn ngữ mang màu sắc triết lí
Các truyện ngắn trong tập Bảo Ninh - những truyện ngắn thường đi sâu phân tích khám phá đời sống để tìm ra những bài học có ý nghĩa triết lí, nhân sinh sâu s ắc. Điều đó đem lại cho tác phẩm của Bảo Ninh ý vị triết lí và ý nghĩa phổ quát. Thể hiện điều này truyện ngắn của Bảo Ninh đã bớt đi phần kể và tả. Ở truyện ngắn Trại “bảy chú lùn” từ những trắc trở trong tình yêu của Mộc, từ những gian khổ đời lính, câu chuyện không chỉ cho thấy sự nghiệt ngã của chiến tranh mà còn khái quát những vấn đề có tính triết lí, nhân văn sâu sắc. Trong những mất mát đau khổ về tình yêu Mộc vẫn hy vọng ở ngày mai: “Gian nan khổ cực vẫn xầm tối núi rừng nhưng sầu thương đã vơi đỡ. Đêm đêm tiếng quân trẩy dọc đường mòn khơi dậy niềm hi vọng ở ngày mai” [17, 132]. Rồi đây núi rừng sẽ bừng tỉnh, rồi đây những lớp thế hệ sau sẽ xây dựng nơi đây tốt đẹp hơn. Hay trong Rửa tay gác kiếm, là sự trải nghiệm những mất mát của ngày trở về, mà sự tổn thất ấy không chỉ đến từ quân thù. Nhân vật tôi đã nhận ra rằng “nhớ lại những ngày tháng cuối cùng của đời bộ đội lòng tôi vô hạn một nỗi buồn nhớ sâu lặng” [17, 260]. Một lời nhận định có tính khái quát nói chung cho tâm trạng của nhiều người lính
45
trước khi họ rời quân ngũ. Nhất là với những người đã sống hơn nửa cuộc đời với chiến tranh.
Truyện ngắn Thời tiết của kí ức, để khám phá đời sống nội tâm nhân vật nhà văn đã thể hiện bằng ngôn ngữ triết luận ở khá nhiều đoạn, như để ông Phúc nhớ lại quãng đời xưa của mình: “Ngẫm lại, vậy mà, đã non bốn chục năm rồi còn gì, từ bấy tới nay. Dĩ nhiên với dòng đời vô cùng vô tận thì bốn mươi năm có là bao, chỉ là một khúc đò ngang ngắn ngủi, nhưng với đời người, đó là cả một cõi thời gian mênh mang như biển mà từ bờ này qua bờ kia ngang với từ kiếp này sang kiếp khác” [17, 89]. Ngôn ngữ mang đậm triết lí đưa người đọc đến gần hơn với tâm thế của người kể chuyện. Ở đó, người đọc không chỉ thấy cái khắc khoải xót xa của nhân vật mà còn thấy được dòng tâm thức tự vấn triền miên: “Sau này ngẫm lại những ngày tháng cuối cùng của thời thanh xuân có thể là tươi đẹp nhưng đầy tai ương ấy, tự hỏi rằng hạnh phúc nhiều hơn hay đau kh ổ nhiều hơn, Phúc cũng chẳng biết nữa. Cũng thế, Phúc chẳng còn nhớ nổi tình yêu đã tới tự bao giờ và như thế nào”
[17, 101]. Bên cạnh đó Bảo Ninh còn thể hiện sự giác ngộ cách mạng của Phúc từ tình yêu với Quỳnh qua những câu văn mang ý nghĩa nhân sinh:
“Trong giây phút ấy, đối với Phúc, cách mạng không còn là bóng tối, không còn là tai ương. Không có cách mạng, không có thời đại mới đang tới gần kia làm sao có nổi một phút giây chói lọi như thế này trong cuộc sống tầm thường, ảo não, dài lê thê của kiếp người” [17, 103]. Nhận thức được con đường cách mạng tuy muộn màng nhưng Phúc đã tha thiết chờ đón nó. Chính tình yêu với Quỳnh đã giúp Phúc thức tỉnh trên con đường mờ mịt, chông gai.
Sự tăng cường ngôn ngữ triết lí là một khuynh hướng nổi bật trong truyện ngắn Bảo Ninh nói riêng và truyện ngắn về chủ đề chiến tranh sau 1975 nói chung. Đó chính là một trong những hình thức thể hiện đặc sắc trong
46