Giọng ngậm ngùi buồn thương

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.1. Giọng ngậm ngùi buồn thương

Những thiên truyện mà Bảo Ninh miêu tả về chiến tranh dù là miêu tả chiến tranh từ cái nhìn hồi tưởng, hay miêu tả cuộc sống của những con người sau chiến tranh đều mang đậm âm hưởng nỗi buồn. Chiến tranh nhìn từ cái nhìn hiện đại không còn cất giọng hào sảng, ngợi ca mà thấm đẫm day dứt, ngậm ngùi, buồn thương. Con người bước ra khỏi cuộc chiến không còn mang trong mình niềm tự hào về những tấm huân chương mà là nỗi buồn xót xa về quá khứ đau thương.

Trong Bảo Ninh - những truyện ngắn, nhà văn đã khơi lên bao nỗi buồn của chiến tranh. Mỗi truyện ngắn để lại một giọng điệu buồn bã, xót thương. Truyện ngắn Trại “bảy chú lùn” là một ví dụ về nỗi buồn cô độc: “Cơ ngơi của YNua lớn dần lên nhưng gian khổ còn lớn mau hơn. Nhưng nặng nề nhất, khổ nhất là cảnh cô độc… Cô độc kinh người giữa bốn bề rừng già vây b ọc”, “thật não nề… Như bị bỏ quên” [17, 124]. Nỗi buồn ấy bàng bạc lan tỏa trong câu chuyện về những người lính hậu cần. Hay nỗi buồn sầu thảm của ông Phúc trong Thời tiết của kí ức một nỗi buồn kéo dài đ ằng đẵng bao nhiêu năm. Trong Rửa tay gác kiếm nỗi đau buồn của anh em lính khi chiến tranh đã đi qua, nỗi ám ảnh của quá khứ.

Giọng điệu ngậm ngùi, xót xa thể hiện trong hầu khắp các tác phẩm được xây dựng từ những cảnh đời éo le của nhân vật. Đó là hình ảnh của một người cha trốn chạy quá khứ, trốn chạy khỏi quê hương khi cuộc sống đã yên bình (Ba lẻ một), đó là nỗi éo le ngậm ngùi của một người cha cứu con người khác mà không sao cứu được vợ con mình (Bí ẩn của làn nước), nỗi nuối tiếc

40

về một lá thư không kịp bóc (Lá thư từ Quí Sửu). Hay nỗi ngậm ngùi về một ông già mất trí, mãi mong chờ một chuyến hỏa xa không bao giờ trở lại (Ngôi sao vô danh). Là nỗi buồn thương của người mẹ già trong lần giỗ thứ ba mươi của con trong Ngàn năm mây trắng, hay nỗi ngậm ngùi của Tân khi khám phá ra bí mật trong chiếc hòm mẹ anh để lại, hiểu được nỗi đau buồn của mẹ khi còn sống trong Gọi con. Đó là những ân hận thoảng qua khi nhân vật đã vô tình với những người xưa cũ, như phần đông thái độ của tập thể trong Sách cấm, cùng xưa cũ.

Giọng điệu ngậm ngùi, buồn thương chính là kết quả của việc phản ánh chiến tranh dưới cái nhìn của cá nhân đặt trong số phận của từng người. Dưới cái nhìn ấy Bảo Ninh không cất cao giọng phê phán, đả kích chiến tranh mà chỉ đau đớn xót xa cho cái giá phải trả để đổi lấy hòa bình. Một cái giá quá đắt phải đánh đổi bằng mạng sống của bao nhiêu con người. Đây cũng là giọng điệu quen thuộc mà ta đã thấy trong Nỗi buồn chiến tranh, một chất giọng buồn như chính tên gọi của tác phẩm.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 44 - 45)