Hình tượng người phụ nữ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 35 - 39)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.2.Hình tượng người phụ nữ

Sau những trang viết trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh luôn được coi là nhà văn dành nhiều tình cảm trân trọng nhất khi viết về người phụ nữ. Từ Hơ-bia, Mây, Thơm, ba người con gái trong căn nhà nhỏ giữa rừng khơi dậy tình yêu c ủa toàn tiểu đội, đến Hòa gốc Hải Hậu - con gái miền biển làm giao liên đường rừng hi sinh năm 1968. Từ Hiền cô gái phế binh quê Nam Định Chợ Rồng Kiên gặp trong chuyến tàu ngày trở về, rồi Lam người góa phụ trẻ của Đồi Mơ. Tất cả đều dịu hiền giống như chính cái tên của họ vậy “Hiền”,“Hòa” đều đau thương và đ áng mến. Nhưng có lẽ nhân vật nữ đẹp nhất trong Nỗi buồn chiến tranh vẫn là Phương, người con gái Hà thành. Hà Nội thành phố của tuổi thơ và tình yêu tuổi mười bảy không thể tồn tại nếu không có Phương. Hình ảnh Phương gắn liền với mọi kỉ niệm của Kiên về Hà Nội. Đỗ Đức Hiểu từng nhận định Phương là nhân vật phụ nữ đẹp nhất của văn học Việt Nam đương đại. Và ở đây, những nhân vật nữ trong truyện ngắn của ông cũng được xây dựng với một vẻ đẹp như vậy.

Đọc Bảo Ninh - những truyện ngắn ta dễ dàng bắt gặp những đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ. “Thoạt nhìn là người ta đã thấy ở Thủy có cái gì đó không rõ là cái gì, là lạ khang khác không y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo mềm mịn. Cách nói, dáng đi đều bị nhận ra là thiếu khiêm nhường” [17, 326] (Sách cấm); hay đoạn miêu tả Loan trong Vô cùng

31

xưa cũ “Nhìn Loan người ta thấy rằng ở cô có cái gì đó là lạ khang khác không giống y hệt mọi người. Cách để tóc, cách ăn mặc chẳng khác ai mà vẫn như có hàm một sự diêm dúa thầm lén. Da dẻ trắng trẻo mềm mịn. Cách nói và dáng đi đều thiếu vẻ mộc mạc” [17, 12]. Hai đoạn văn miêu tả hai người phụ nữ nhưng lại có một sự trùng lặp kì lạ, nó như gợi thêm sự ám ảnh xuyên suốt tập truyện về người phụ nữ. Những người phụ nữ như Phương mang một vẻ đẹp kì bí, lạ thường. Vẻ đẹp huyền bí ấy còn được miêu tả cụ thể hơn ở Diệu Nương cô ca sĩ Ngụy Sài Gòn trong Gió dại “một thân hình thon thả, một dáng đi uyển chuyển. Suối tóc xõa trên lưng… Một bóng ma. Một bóng ma tha thướt và quyến rũ, mềm mại và sống động” [17, 55].

Vẻ đẹp ấy không chỉ ở bên ngoài mà còn là vẻ đẹp bên trong đời sống tâm hồn. Nhân vật cô gái trong Khắc dấu mạn thuyền đã để lại một hình ảnh đẹp trong lòng người lính, để rồi chỉ một lần gặp duy nhất trong đời nhưng đã để lại những kỉ niệm đẹp đi theo người lính suốt những năm tháng sau này. Đó là câu chuyện tình yêu nảy sinh trong một lần người lính quân bưu “xin được rảo bước vào thành phố để rải non chục lá thư anh em người Hà Nội gửi gắm” [17, 159]. Thành phố chiến sự vốn đã không yên bình, “tôi” lại vào thành phố dưới mưa chiều, mưa phùn mùa đông buồn bã. Vì vậy sau khi đã trao thư tận tay cho người nhà anh em đồng đội “tôi” vội đi để kịp xe đơn vị trước 12 giờ đêm, cơn mưa lạnh đã thấm vào người, khiến “tôi” lên cơn sốt và ngã xuống bên hiên một ngôi nhà. “Tôi” tình cờ được một cô gái tận tình giúp đỡ. Cô gái đã không quản khó khăn chăm sóc “tôi”. Thành phố trong chiến tranh mọi chuyện rủi ro có thể xảy ra sau khi tỉnh dậy và cơn cảm lạnh qua đi, thì một cơn mưa bom bão đạn lại ập đến. Và từng trận mưa bom đạn trút xuống Hà Nội, cả hai cùng tránh bom. Cô gái nằm bên cạnh “tôi”, lăn sát vào người “tôi” tìm sự che chở cả hai đã “ôm riết lấy nhau”, “hoàn toàn tê liệt,

32

không thể nào ý thức được, không thể nào cảm nhận nổi cái sự sống xót ngoài dự kiến này” [17, 169].

Hay ba người con gái tên Giang trong Giang, Hà Nội lúc không giờ,

Ngôi sao vô danh. Họ đều là những người con gái đẹp, dịu dàng. Đó là Giang với “gương mặt trái xoan, trẻ măng, trắng hang của chị mới xinh làm sao. Cặp môi mòng mọng hơi bặm lại, cái cổ cao trắng ngần…” [17, 564]. Không chỉ đẹp Giang còn là một cô gái đảm đang khéo léo và thông minh tháo vát quán xuyến mọi việc trong nhà: đi chợ sắm tết, “lại là Giang quán xuyến việc ngâm nếp, đãi đậu, rửa lá, ướp thịt. Đến chiều 28, bởi trong nhà chẳng bà nào biết gói nên vẫn một tay Giang lo đủ ba chục cặp bánh” [17, 540] ( Nội lúc không giờ). Hay Giang trong Ngôi sao vô danh cô có “một giọng dịu ngọt và gần như là du dương” [17, 202]. Còn Giang trong truyện ngắn cùng tên, cô có tâm hồn ngây thơ, hồn nhiên cùng với một tình yêu trong sáng.

Song nhân vật nữ của Bảo Ninh không dừng lại ở những đức tính đó mà có nhiều đặc điểm của nhân vật nữ hiện đại. Như là một lời từ chối - từ chối là người phụ nữ truyền thống, nhút nhát. Điều này trước tiên có thể thấy ở việc xây dựng Phương trong Nỗi buồn chiến tranh. Ở Phương đã nhạt dần những đức tính c ủa người phụ nữ Việt Nam truyền thống, nhường chỗ cho một Phương hoàn toàn khác. Phương của Nỗi buồn chiến tranh yêu và bày tỏ tình yêu của mình. Phương từ chối là người phụ nữ truyền thống, những gương mặt điển hình của người phụ nữ “trung hậu đảm đang” quen thuộc trong văn học đương thời. Phương từ chối làm “người đàn bà đoan trang mẫu mực”, là người vợ chung thủy của Kiên sau chiến tranh. Phương từ chối làm người con gái “đẹp người đẹp nết”… Phương từ chối mọi thứ thuộc về truyền thống để theo đuổi những điều mà cô cho là đúng.

Cũng như vậy, Nga trong Trại “bảy chú lùn”, cũng là một hình mẫu phụ nữ có nhiều khác biệt với người phụ nữ trong văn học truyền thống. Nga

33

hiện lên là một cô giao liên trẻ trung cao, cân đối, nước da bánh mật Nga được miêu tả không có gì nổi bật. Không như Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng của Nguyễn Minh Châu, Nguyệt được miêu tả trong nét đẹp thuần khiết da trắng, gót chân hồng… Điều này phản ánh đặc điểm của truyện ngắn hôm nay, con người không còn được miêu tả với vẻ đẹp lý tưởng nữa. Nga trong

Trại “bảy chú lùn” rất gần gũi quen thuộc trong cuộc sống đời thường, Nga cũng giống như bao người con gái khác vậy.

Người phụ nữ trong sáng tác của Bảo Ninh mang trong mình vẻ đẹp lớn lao, vừa kì diệu, bí ẩn lại mang dáng dấp của những con người đời thường. Bên cạnh việc miêu tả vẻ đẹp cùng phẩm chất của họ Bảo Ninh cũng thể hiện những đau thương mất mát của họ trong chiến tranh. Chiến tranh đối với những người lính là đau đớn, thiệt thòi thì đối với người phụ nữ nó cũng không kém phần xót xa. Thể hiện bi kịch này, Bảo Ninh chủ yếu khắc họa những bi kịch tình yêu của họ.

Từ tình cảm ngây thơ trong sáng của cô bạn gái Thủy trong Sách cấm

đến khi số phận của cô bị chôn vùi dưới bom đạn của chiến tranh, cho đến nhưng người phụ nữ khác số phận đã ngăn cản họ không cho họ hạnh phúc. Tất cả đã làm nên nỗi đau khổ cho người phụ nữ trong chiến tranh.

Với truyện ngắn, Bảo Ninh không những đã dựng lên bi kịch tình yêu của Mộc, Huy mà đó còn là bi kịch tình yêu của Nga. Mộc yêu Nga nhưng không dám thổ lộ, Huy yêu Nga trong thầm lặng còn Nga lại có con với một người lính khác. Cuộc sống tù túng quẩn quanh nơi núi rừng đã khiến cho họ bế tắc. Họ khao khát tình yêu nhưng không thể có được. Bi kịch của Nga chính là bi kịch khát vọng được yêu, được sống, là câu hỏi lớn về số phận của người phụ nữ trong chiến tranh, họ muốn được yêu nhưng hoàn cảnh chiến tranh đã khiến nó trở thành bi kịch.

34

Tóm lại việc miêu tả tình yêu trong chiến tranh, Bảo Ninh đã miêu tả thế giới người phụ nữ với bi kịch về tình yêu, và những nỗi đau mà chiến tranh gây ra. Người phụ nữ với vẻ đẹp tâm hồn ấy, đáng lẽ phải được hưởng tình yêu, hạnh phúc vậy mà họ lại rơi vào bất hạnh. Miêu tả người phụ nữ và người lính Bảo Ninh đã khắc họa những nỗi đau không dứt của con người do chiến tranh.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 35 - 39)