Giọng tra vấn

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.3.Giọng tra vấn

Để nhận thức lại và thể hiện khát vọng khám phá của nhân vật, Bảo Ninh đã sử dụng giọng tra vấn nhằm làm rõ tính cách, bản chất cho các nhân vật của mình. Giọng điệu này thường được biểu hiện ở sự hoài nghi, chất vấn và đặt lại hỏi lại vấn đề, đó có thể còn là giọng đối thoại giữa các nhân vật với nhau.

42

Sự hoài nghi c ủa nhân vật thường được thể hiện bằng những câu hỏi băn khoăn nhức nhối mong được giải đáp, thể hiện tâm lí bất an hoài nghi về sự việc. Trong Bằng chứng sự việc thằng con trai út ông, cứu người bạn thoát chết bên bờ vực thẳm với độ cao gần năm chục mét trong lần đi công tác qua con đèo vắng ở miền núi tây Quảng Nam đã trở thành mối hoài nghi lớn trong ông Minh. Sự việc anh hùng của con trai như vậy, đáng lẽ ông phải thấy vui tự hào đằng này ông lại băn khoăn: “Ờ thì đành là thế, nhưng ý mình không phải vậy ông ạ… Nghĩa là đại khái mình muốn nói là mình buồn bực vì rằng sao mà thằng con nó chẳng giống gì mình. Nó khác quá..” [17, 286]. Từ sự việc lần ấy, ông Minh lấy đó như một bằng chứng cho mối nghi vấn lớn của mình liệu thằng Hùng đích thị có phải là con ông không sao ông thấy nó khác và cứ thế ông lại liên hệ với Tuấn người bạn thủa còn đi học với hai vợ chồng và là mối tình đầu của Lan vợ ông. Nhưng theo “tôi’ thì mối nghi ngờ ấy hoàn toàn vô căn cứ làm sao có thể có mối liên hệ nào giữa Tuấn và con trai ông được thật vô lí. Bằng việc sử dụng giọng tra vấn Bảo Ninh đã bộc lộ được tâm trạng của nhân vật một cách chính xác. Từ đó làm cho bạn đọc hiểu rõ câu chuyện hơn.

Trong Tiếng vĩ cầm của quân xâm lăng, ông già trong truyện luôn trăn trở về một câu hỏi lớn: “Như vậy là tôi đã một bước theo Tây, mặc dù chỉ trong thời gian ngắn ngủi mấy ngày” [17, 249], ông hỏi với giọng hoài nghi, ông vẫn mong mình không phải là kẻ theo Pháp, mặc dù ông gần như đã biết mình không còn lí lẽ nào để biện minh cho hành động của mình.

Hay giọng tra vấn mang tính đối thoại của người trung tá trong Giang. Ông đã dùng những câu hỏi liên tiếp để hỏi “tôi” khi gặp bắt gặp “tôi” trong nhà mình: “Cậu là ai? Đâu chui vào đây?”, “Đóng gần đây à? Đồng chí đơn vị nào”, “Thế đồng chí đi đâu, sao giờ này còn tụt tạt ngoài đây?” [17, 29]… Những câu hỏi của người trung tá chỉ là những câu hỏi bình thường nhưng

43

cũng chứa chan vô hạn một sự quan tâm của người cha, người chỉ huy đối với một người bạn của con, một người đồng chí. Qua các cuộc đối thoại trong truyện ngắn Giang Bảo Ninh đã cho thấy tình cảm ấm áp quan tâm của một người cha và tình cảm cha con trong chiến tranh. Ngoài ra trong Bảo Ninh - những truyện ngắn còn rất nhiều truyện sử dụng kiểu giọng điệu này: Gió dại,

Thời tiết của kí ức, Ngôi sao vô danh,…

Nhìn chung, giọng điệu tra vấn được Bảo Ninh sử dụng nhằm biểu hiện thái độ trăn trở hoài nghi của nhân vật và ý thức muốn nhận thức lại mình của nhân vật. Trong tập truyện có khá nhiều truyện sử dụng giọng đối thoại giữa các nhân vật để nói lên tâm tư tình cảm của họ.

Như vậy qua việc sử dụng đa dạng các giọng điệu trong tác phẩm của mình, Bảo Ninh đã đưa đến cho văn xuôi Việt Nam đương đại một giọng nói riêng, một cách thể hiện riêng một tiếng nói mới trong nghệ thuật trong tiến trình hòa nhập của văn học nước nhà.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 46 - 48)