Hình tượng người trí thức, nghệ sĩ

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 39 - 41)

8. Cấu trúc khóa luận

2.3.3.Hình tượng người trí thức, nghệ sĩ

Bên cạnh hình tượng người lính, người phụ nữ Bảo Ninh cũng dành không ít những trang viết để nói về người trí thức, nghệ sĩ. Bảo Ninh không miêu tả người trí thức nhập cuộc như Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh, không miêu tả khía cạnh bạc nhược, hèn kém của họ như Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh hướng ngòi bút vào những người không hoàn toàn b ị cuốn vào dòng chảy của lịch sử. Người trí thức trong sáng tác của Bảo Ninh là những hình ảnh cuối cùng buồn bã của một lớp người đã qua, một thứ chứng tích của thời thuộc địa. Họ đứng bên lề vừa tiên tri, thấy trước sự khủng khiếp sắp đến, vừa tiếc nuối những thứ đã mất, sẽ bị thiêu hủy.

Đó là niềm tiếc nuối của người trí thức về những chuyến tàu điện quá khứ trong Lối mòn dọc phố. Hà Nội khi loại bỏ phương tiện giao thông tàu điện là bối cảnh cho một mối tương giao kỳ lạ của người công chức nghèo và một cô gái đẹp lạ lẫm trên một chuyến tàu đêm muộn màng: “Không còn tàu điện nữa. Đường ray đã bị bóc. Cái bộ xương han gỉ, cái di tích sống động và tàn tạ của Hà thành cả một thế kỷ 20 đã thật sự chết rồi... Hàng ngày bám theo lối mòn giữa phố ấy, lòng tôi vẫn âm thầm ấp ủ một cuộc gặp gỡ không bao giờ còn có thể” [17, 409].

Hình ảnh một nhân vật lớn lao, quyền cao chức trọng nhưng lại hối tiếc về một thời quá khứ trong Không đâu vào đâu khi nghe người thiếu phụ trẻ đọc cho con nghe những câu chuyện trong cuốn sách “Những tấm lòng cao

35

cả” ông đã rơi nước mắt khi nghe nó mà không hiểu tại sao. Ông đã nói bằng một giọng rất buồn, sầu thương “cháu biết không, giá mà hồi bé, bằng tuổi cháu bây giờ, bác có thể có được nước mắt trước những mẩu chuyện cuộc đời cảm động và đơn giản như thế kia thì cuộc đời bác đâu có đến nỗi như thế này” [17, 39]. Chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối “tôi không còn hiểu ra làm sao nữa cả” [17, 39]. “Một nhân vật lớn lao, một tên tuổi đáng nể, một cuộc đời thành đạt và hoạn lộ, vẫn thênh thang vẫn lên như diều cớ sao có thể ứa nước mắt một cách không đâu như vậy chứ? Và tại sao nhỉ, con người đó lại thốt lên một lời than tiếc phi lí như vậy về đời mình?” [17, 39].

Bảo Ninh cũng cho thấy hình ảnh khiếp sợ của một con người đã từng là một công chức hưu trí của Bộ Giáo dục trong La-mác-xây-e. Một vị nhân sĩ có chân trong Mặt trận Tổ quốc thủa trước chiến tranh, vậy mà giờ đây lại trở thành một ông lão ăn mày với dáng vẻ khiếp sợ “hai con mắt của lão thụt sâu trong hai hốc xương” [17,46], “cổ họng ông lão chằng chịt gân tím, gân xanh. Yết hầu chạy giật cục. Giọng nói khàn” [17, 46]. Có ai có thể tưởng tượng nổi một viên chức lưu dung từng có địa vị trong xã hội nay lại tàn tạ trở thành một ông già điên không biết đường về nhà. Phải chăng đó là di chấn của chiến tranh, là chứng tích của một thời thuộc địa đè ép con người khiến họ phát điên, dị dạng. Ta còn bắt gặp cặp vợ chồng trí thức trong Mắc cạn. Họ là đại diện tiêu biểu cho cuộc sống khốn khó thời bao cấp cùng với những rắc rối trong tình cảm.

Như vậy viết về người trí thức, nghệ sĩ Bảo Ninh đã đi sâu vào khám phá đời sống nội tâm bên trong của họ, những đau khổ tiếc nuối của họ về những cái đã qua chứ không đơn thuần miêu tả cái bên ngoài nữa.

36

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ YẾU TỐ HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT TRONG

BẢO NINH - NHỮNG TRUYỆN NGẮN

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 39 - 41)