Giọng mỉa mai chua xót

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 45 - 46)

8. Cấu trúc khóa luận

3.2.2.Giọng mỉa mai chua xót

Day dứt, đau buồn là thế, nhưng trong Bảo Ninh - những truyện ngắn ta vẫn thấy thấp thoáng giọng điệu mỉa mai, chua xót. Giọng điệu ấy được thể hiện ngay trong câu nói của Mộc trong Trại “bảy chú lùn”: “Họa chăng có ông trời muốn biên thư cho tôi” [17, 119]. Mộc biết rằng mình hoàn toàn không có một chút liên hệ nào với bên ngoài vì vậy khi nghe anh nhân viên bưu điện hỏi tên và có ý định tìm thư cho mình thì Mộc trả lời nhanh “Tôi chẳng có đâu” [17, 119]. Những câu nói của Mộc chứa đựng một nỗi chua xót vô hạn của cuộc đời người lính hậu cần buồn thương. Trong Bi kịch con khỉ là nỗi chua xót mỉa mai của nhà văn về sự tha hóa của con người trong xã hội hiện đại. Con người đối xử tàn nhẫn với loài vật. “Thoạt đầu người ta chỉ là do hờ hững mà người ta quên cho nó ăn, nhưng về sau thì là một sự bỏ đói

41

cố tình để hành hạ và để chơi khăm nó” [17, 526], “bây giờ chỉ có vỏ chuối, lõi ngô với những giấy kẹo, lá bánh, những lời chửi rủa và nước bọt xả vào qua song sắt. Không ai th ực sự là người chủ xướng trò đểu cáng mới mẻ này, bởi vì đây chính cống là một cuộc hành lạc tập thể” [17, 526], “nó chỉ nhận được những món quà phi hữu cơ, tuyệt đối không thể nào xực nổi: mẩu xà phòng, cục nhựa đường, đầu mẩu thuốc lá…Cố nhiên khi rũ rượi ra ngay, trở nên xấu xí, trở nên chậm chạp lờ đờ, kiệt quệ. Nhưng mẹ kiếp nó vẫn sống, vẫn chưa hoàn toàn quị liệt và có vẻ như vẫn muốn giữ phẩm giá” [17, 526],

“Chẳng ai có ác ý, người ta chỉ giải trí, chỉ tò mò xem xét, đánh giá sức chịu đựng của một giống động vật bà con gần với giống người” [17, 527]. Kẻ duy nhất quan tâm đến con khỉ lại bị coi là con bé điên khi quét dọn chuồng khỉ, chia sẻ những gì mà em kiếm được. Để rồi truyện kết thúc bằng một bi kịch: con điên tự tử sau khi bị hành hạ như con khỉ. Khỉ bắt chước tự tử theo, dù trước đó tất cả những sự hành hạ của những người kia không làm nó tuyệt vọng. Tất cả những trò đểu cáng, những tội ác của con người với loài vật đã được Bảo Ninh miêu tả bằng một giọng văn lạnh lùng, mỉa mai, nhưng đằng sau sự mỉa mai ấy lại là nỗi chua xót của nhà văn trước sự tha hóa của con người và xã hội.

Chính giọng điệu này của Bảo Ninh càng làm tô đậm thêm cho bức tranh toàn cảnh về chiến tranh. Từ đó, nói lên tâm trạng sâu kín của nhà văn tuy không nói trực tiếp trên trang viết nhưng Bảo Ninh đã ngầm dụng ý nói cho người đọc hiểu.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 45 - 46)