8. Cấu trúc khóa luận
3.4.2. Không gian nghệ thuật
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó… không gian nghệ thuật có tính độc lập tuyệt đối, không qui được vào không gian địa lí. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các m ối liên hệ của bức tranh thế giới như thời gian xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để
52
khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật” [7, 160]. Cùng với thời gian nghệ thuật không gian nghệ thuật cho ta thấy phạm vi tồn tại, hoạt động của nhân vật. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng nhất với không gian khách thể. Bản thân không gian vật chất tồn tại khách quan, nghĩa là sự tồn tại của nó không phụ thuộc vào ý thức con người, mà không gian vật chất chỉ trở thành không gian nghệ thuật khi được tác giả cảm nhận về nó và qua đó thể hiện cách cảm cách nghĩ của nhà văn về thế giới. Là một quan điểm nhân sinh, một thái độ sống trước cuộc đời. Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học có một ranh giới phân biệt với không gian vật chất bên ngoài nhưng không dễ thấy như cái khung của bức tranh, cái sân khấu của một vở diễn. Việc nghiên cứu các kiểu không gian nghệ thuật trong Bảo Ninh - những truyện ngắn cho ta thấy cái nhìn toàn diện về nghệ thuật truyện ngắn Bảo Ninh. Qua tìm hiểu, có thể thấy trong
Bảo Ninh - những truyện ngắn chủ yếu xuất hiện một số loại không gian sau:
3.4.2.1. Không gian chiến trường
Không gian chiến trường là một trong những không gian chủ yếu trong
Bảo Ninh - những truyện ngắn. Bởi các truyện của ông chủ yếu khai thác về con người và cuộc sống của người lính.
Truyện ngắn Đêm cuối cùng ngày đầu tiên là không gian chiến trường ác liệt sáng ngày 30 tháng 4 trước sự tấn công của quân giải phóng. Đó là những tàn tích của cuộc tấn công “khắp sân bay ngổn ngang chồng đống đen xì những hậu quả của trận chiến trong ngày, của những đợt pháo kích và oanh kích liên tục suốt từ đầu chiến dịch. Bộ đội trung đoàn 24 lại phải lo thu dọn tử thi. Không nhiều nhưng rải rác, dịu dọ trong khắp các xó xỉnh hầm hố công sự, trong bụng máy bay, trong xác xe hơi, xe thiết giáp. Đa phần là lính nhưng cũng vài xác dân thường. Có những người đã chết từ mấy ngày trước
53
rồi” [17, 518]. Một không gian chiến trường với ngổn ngang những tàn tích của cuộc chiến gây cho người đọc cảm giác hãi hùng về một hiện thực tàn khốc.
Đó là cảnh tàn phá ác liệt của đế quốc Mỹ trên bầu trời Hà Nội trong
Khắc dấu mạn thuyền. “Một cái gì đó kinh khủng, một cái gì đó choáng hồn, như một nhát chém sả, đột ngột xé toạc sự tĩnh lặng ra làm đôi. Chiếc phản lực trinh sát, chỉ một chiếc thôi, bất thần cắt ngọt một đường bay sấm sét, khoan thủng thinh không, là sát sàn sạt mái ngói những ngôi nhà, tuốt dọc sống lưng thành phố. Trong phòng, cả đến ánh đèn dầu cũng như chết lặng đi, nín thở…” [17, 164 - 165]. Quân ta cũng đáp trả địch bằng “các trận địa pháo 100 ly đồng loạt cất tiếng gầm. Chớp giật sáng lóe. Và tên lửa, tên lửa từng cặp, từng cặp rẽ trần mây, ầm ầm lao lên, vạch những luồng đỏ rực”
[17, 167]. Rồi bom, rồi B52 những con khủng long thần sầu đất thảm liên tục tấn công. Thành phố biến thành một bãi chiến trường. Ở đây có không gian cao rộng của đất trời, có không gian nhỏ hẹp bủa vây của quân thù. Tác phẩm đã đề cập đến những mất mát đau thương mà Hà Nội phải gánh chịu trong năm 1972 ác liệt. Hay cảnh tượng chiến đấu được hồi tưởng lại trong Rửa tay gác kiếm. Nghiên cứu không gian chiến trường cho ta thấy hiện thực chiến tranh dữ dội, khốc liệt, sự hi sinh mất mát, đau thương của người lính, nỗi đau của một dân tộc chịu nhiều thiệt thòi do chiến tranh.
3.4.2.2. Không gian đời thường
Trong tập truyện Bảo Ninh sử dụng khá nhiều kiểu không gian đời thường xen lẫn với kiểu không gian khác. Việc sử dụng đan xen các kiểu không gian như vậy tạo nên hiệu quả nghệ thuật cao trong việc thể hiện hoàn cảnh và tâm tư tình cảm của nhân vật.
Khác với không gian chiến trường mô tả một không gian rộng lớn, mang đậm tính sử thi. Không gian đời thường trong truyện ngắn của Bảo Ninh trước hết thường tù túng chật hẹp, được dùng khi mô tả nhân vật ở trạng
54
thái bế tắc, ngưng đọng. Đó thường là không gian hiện tại với sự cô đơn không lối thoát của con người.
Trong Trại “bảy chú lùn” là sự ngưng đọng của Mộc trong không gian núi rừng suốt những năm tháng cuộc đời cùng đồng đội chiến đấu với sự cô đơn, cung cấp quân lương cho bộ đội ta, là nỗi đau khổ trong tình yêu đơn phương với Nga. Cuộc đời cứ thế trôi đi đến khi hòa bình Mộc vẫn ở lại trại như một lời nguyền.
Khác với Trại “bảy chú lùn”, Mắc cạn là không gian chật hẹp của cặp vợ chồng trí thức thời bao cấp khó khăn. Túc Hảo từng có thời kì yêu đương mặn nồng những năm tháng du học bên trời Tây rồi mới lấy nhau, vậy mà cuộc sống với nhiều bất trắc, cuộc đời với nhiều bất ngờ họ đã đồng lòng cùng nhau đâm đơn ra tòa li hôn. Sau khi li hôn họ ngăn đôi căn hộ tập thể vốn đã chật hẹp lại càng chật hơn để sống cuộc sống riêng. Nhưng rồi khi Hảo sinh em bé. Đứa bé thiếu tháng yếu gầy… nhờ vậy mà Túc sang chăm nom mẹ con thường xuyên. Mọi thứ có giá trong nhà Túc Hảo đều cho ra chợ trời, ý chí tiến thủ bị dập tắt, cuộc sống bế tắc, không gian chật hẹp của cuộc đời cứ dồn nén anh lại không thoát ra được. “Người ta nói là đời riêng của Túc đã hoàn toàn mắc cạn. Không thể từ bỏ khu tập thể để đến với miền đất mới, mà lùi lại năm tháng xưa cũng không được” [17, 389]. Dường như Túc đang bị mắc lại bởi cái không gian chật hẹp của cuộc đời anh muốn thoát cũng thoát không được. Mắc cạn có thể được coi là tác phẩm tiêu biểu nhất cho kiểu không gian tù túng chật hẹp trong tập truyện. Tác phẩm đã đề cập đến sự bế tắc của con người trong những năm tháng bao cấp khó khăn. Nó biến tình yêu đẹp của cặp đôi trí thức thành cuộc sống tù đọng bế tắc không lối thoát.
Bên cạnh những khoảng không gian đời thường tù túng, chật hẹp, nhà văn còn dành nhiều tâm sức để khắc họa những ấn tượng không gian bình yên, giản dị. Hà Nội lúc không giờ là cảnh chuẩn bị đón tết của đại gia đình
55
tập thể ngôi nhà số 4. Ngoài đường “cành đào trên tay một người qua đường. Chậu quất chở sau một chiếc xe đạp. Lộc nõn nhú trên tán bàng trụi lá” [17, 533]. Con người Hà Nội vẫn sống, sinh hoạt, đón tết bình thường như bao cái tết khác, vẫn đang rộn rịp bếp núc, vẫn sửa soạn nhà cửa, lọ hoa, câu đối… đón mùa xuân về. Ở sân ngôi nhà số 4 là tiếng trẻ con lanh lảnh, đêm đến chúng quây quần bên nồi bánh chưng, đợi quà chị Giang và nhất là đón quà chú Năm họa sĩ… Trong cái không khí rất đỗi bình thường ấy, ta bắt gặp một nét văn hóa Hà Nội xưa, một nét văn hóa khó lòng trở lại. Những con người nơi đây đâu biết rằng đằng sau những giây phút yên bình đó, rồi đây đất nước sẽ chìm trong khói lửa, đạn bom. Và chính họ lại là những người chiến đấu cho tổ quốc dân tộc. Kiểu không gian này ta cũng bắt gặp trong các truyện
Giang, Mắc cạn, Bằng chứng, Vô cùng xưa cũ…
Như vậy với kiểu không gian đời thường, nhà văn đã cho ta thấy cái không khí đời thường yên bình của cuộc sống trong muôn vàn đau khổ của chiến tranh con người cũng có những giây phút được cảm nhận cuộc sống yên bình nó tạo cho con người một niềm tin vào tương lai, niềm tin vào ngày đất nước hòa bình.
56
KẾT LUẬN
Viết về chiến tranh chống Mỹ, Bảo Ninh có những biểu hiện mới trong cách nhìn nhận về đề tài. Nếu như trước đây trong văn học cách mạng 1945- 1975, chúng ta thường viết về chiến tranh với sự hào hùng, oanh liệt, tránh nói đến cái chết, nỗi đau, bi kịch thì bây giờ cùng với sự thay đổi của hoàn cảnh lịch sử, xã hội. Đất nước bước vào thời kì hòa bình xây dựng cuộc sống mới thì con người có điều kiện nhìn lại một thời kì đã qua. Cũng như nhiều cây bút nổi danh khác, Bảo Ninh đã đem đến cho người đọc một hiện thực chiến tranh với những nỗi buồn dai dẳng, bàng bạc một nỗi đau xót không c hỉ trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh mà còn trong truyện ngắn của mình. Tập truyện ngắn mới nhất của ông Bảo Ninh - những truyện ngắn đã đưa đến cho bạn đọc nhiều suy ngẫm về một thời đại đã qua cùng với những cách tân mới mẻ của mình về hình thức nghệ thuật.
Tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong “Bảo Ninh - những truyện ngắn”, chúng tôi chú ý đi sâu vào tìm hiểu hiện thực cuộc sống và hình tượng con người. Từ đó khái quát lên hiện thực cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Một cuộc chiến dữ dội, khốc liệt nhưng cũng không kém phần anh hùng, bi tráng. Cùng với việc tìm hiểu hiện thực cuộc sống, chúng tôi cũng đi vào khai thác tìm hiểu hình tượng con người trong Bảo Ninh - những truyện ngắn để khẳng định những thành tựu của Bảo Ninh trong việc xây dựng hình tượng con người. Trong thế giới hình tượng con người của Bảo Ninh nổi bật lên ba kiểu hình tượng: hình tượng người lính với những phẩm chất đáng quí và những nỗi đau mất mát hi sinh, sự hối hận, sám hối của họ và những con người lạc thời. Kiểu hình tượng thứ hai là hình tượng người phụ nữ. Người phụ nữ trong sáng tác c ủa Bảo Ninh được khắc họa với vẻ đẹp lớn lao vừa kì diệu, vừa bí ẩn lại mang dáng dấp đời thường trái ngược với những phẩm chất truyền thống. Ngoài ra Bảo Ninh cũng xây dựng hình tượng những
57
người trí thức, nghệ sĩ với những nỗi niềm hối tiếc trong cuộc sống đầy biến động đương thời.
Tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong “Bảo Ninh - những truyện ngắn” chúng tôi cũng đi vào tìm hiểu một số yếu tố hình thức nghệ thuật của
tập truyện. Trong đó chúng tôi chú ý tới những đặc điểm: kết cấu dòng ý thức, giọng điệu trần thuật, ngôn ngữ, thời gian- không gian nghệ thuật. Quan sát kết cấu dòng ý thức chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng trong cách thể hiện với Nỗi buồn chiến tranh. Về mặt giọng điệu trần thuật có thể khẳng định Bảo Ninh đã sử dụng đa dạng các giọng điệu từ ngậm ngùi, buồn thương đến mỉa mai chua xót rồi tra vấn nhằm tạo nên nét riêng cho tác phẩm của mình. Về mặt ngôn ngữ có thể nói ngôn ngữ của Bảo Ninh là thứ ngôn ngữ mang màu sắc triết lí, đậm tính hiện thực nhưng cũng giàu chất thơ. Truyện Bảo Ninh hấp dẫn bởi những câu văn mềm mại, linh hoạt.
Qua việc tìm hiểu Thế giới nghệ thuật trong “Bảo Ninh - những truyện ngắn” có thể khẳng định một lần nữa sức hấp dẫn của truyện ngắn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Vũ Tuấn Anh (1995), “Văn học đổi mới và phát triển”, Tạp chí Văn học, (4). [2] Nguyễn Minh Châu (1987), “Người lính chiến tranh và nhà văn”, Văn
nghệ Quân đội, (4).
[3] Trần Cương (1986) “Về một vài hướng tiếp cận đề tài chiến tranh”, Tạp chí Văn học, (3).
[4] Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[5] Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực chiến tranh và sáng tạo văn học, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[6] Đoàn Ánh Dương (2009), “Bảo Ninh – nhìn từ thân phận truyện ngắn”, evan.vnexpress.net.
[7] Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 2011), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[8] Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Những nghịch lí của chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (15).
[9] Nguyễn Hòa (1989), “Suy nghĩ về con người trong văn học viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (51).
[10] Trần Quốc Huấn (1991), “Thân phận tình yêu của Bảo Ninh”, Tạp chí
Văn học, (3).
[11] Lê Thị Hường (1994), “Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hôm nay” Tạp chí Văn học, (2).
[12] Chu Lai (1987), “Vài suy nghĩ về sự thật trong chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (4).
[13] Mai Quốc Liên (2012), “Bảo Ninh tác phẩm chọn lọc”, Hồn Việt, (57). [14] Nguyễn Văn Long (1985), “Văn xuôi sau 1975 viết về cuộc kháng chiến
[15] Phương Lựu (chủ biên, 2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [16] Nhóm tác giả (1980), “Mấy nét chung quanh mảng văn học viết về chiến
tranh trong 35 năm qua”, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, (6).
[17] Bảo Ninh (2013), Bảo Ninh những truyện ngắn, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.
[18] Bảo Ninh (2013), Nỗi buồn chiến tranh, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh. [19] Hoàng Phê (chủ biên, 1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. [20] Trần Sáng (2012), “Nỗi buồn không mang tên chiến tranh”, Nghệ thuật
mới, (1).
[21] Đặng Văn Sinh (1993), “Dòng đời – Một cách lí giải về người lính sau chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (21).
[22] Trần Đình Sử (2000), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[23] Bùi Việt Thắng (1999), Bình luận truyện ngắn, Nxb Văn học. Hà Nội. [24] Bích Thu (1989), “Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975”, Tạp chí
Văn học, (32).
[25] Khuất Quang Thụy (1992), “Viết về chiến tranh”, Tạp chí Văn nghệ, (44).
[26] Tuyển tập truyện ngắn đương đại (2003), Tình yêu sau chiến tranh, Nxb Hội Nhà văn.