Kết cấu dòng ý thức

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 41 - 43)

8. Cấu trúc khóa luận

3.1. Kết cấu dòng ý thức

Theo một số nhà nghiên c ứu văn học thì kĩ thuật, xét cho cùng là nỗ lực tạo ra hình thức và hiệu quả cao nhất cho tác phẩm. Nó thuộc về vấn đề hình thức của tác phẩm. Ở mỗi giai đoạn phát triển, các nhà văn lại không ngừng sáng tạo ra các kĩ thuật mới để hoàn thiện và làm giàu thêm cho văn học.

Thuật ngữ dòng ý thức được đưa ra lần đầu tiên bởi nhà tâm lí học người Mĩ William James trong công trình Cơ sở tâm lí học (1890). Ông cho rằng ý thức là một dòng chảy trong đó các ý nghĩ, cảm giác, liên tưởng bất chợt, thường xuyên chen nhau, đan bện vào nhau một cách lạ lùng, phi lôgic. Dòng ý thức là dòng chảy của tư duy, mà bản thân tư duy là liên tục. Mặt khác những suy nghĩ bên trong con người không phải lúc nào cũng tuân theo một trật tự nhất định mà nó hỗn loạn, xô bồ. Đầu thế kỉ XX, với xu thế cấu trúc hướng nội, nhà văn Marcel Proust đã đề xướng kết cấu “dòng chảy ý thức” - một sự phát triển cao hơn của kĩ thuật độc thoại nội tâm, qua bộ tiểu thuyết bảy tập Đi tìm thời gian đã mất, mở ra một lối đi mới cho tiểu thuyết hiện đại. Từ một sự việc ở thời điểm hiện tại nhà văn nhớ lại một kỉ niệm quá khứ, kỉ niệm nọ gợi lại kỉ niệm kia, làm cho tác phẩm cứ trôi đi trong không gian và thời gian vô đ ịnh, lôi cuốn người đọc vào dòng chảy đời sống tâm lí và tâm linh.

Biểu hiện của dòng ý thức trong sáng tác là những giấc mơ đứt đoạn, dòng hồi ức triền miên và những suy tư bất định - trạng thái tâm lí phân rã. Với lối viết dòng ý thức cốt truyện đã trở thành thứ yếu, nhà văn thiên về khai thác ý nghĩ của nhân vật. Xây dựng tác phẩm dòng ý thức các nhà văn cố ý vứt bỏ tính nhất quán và hoàn chỉnh của cốt truyện, không chú ý đến bối cảnh,

37

ngoại cảnh, cảnh, câu văn không dùng dấu chấm, dấu phảy. Thời gian không gian bị đảo lộn theo dòng tâm tưởng. Những tình tiết liên tưởng tự do đan xen. Sử dụng nhiều loại độc thoại nội tâm và hỗn hợp ngôn ngữ, thể loại. Dòng ý thức đã trở thành một dòng văn học thế kỉ XX và một kĩ xảo của văn học hiện đại.

Văn học Việt Nam từ sau 1975, với sự thay đổi về quan niệm về hiện thực và con người, các nhà văn Việt Nam đã đi đ ến việc tìm tòi những thủ pháp nghệ thuật trong đó có dòng ý thức. Thủ pháp này xuất hiện trong Phiên chợ Giát (Nguyễn Minh Châu), Trong cơn mưa (Phạm Thị Hoài), Bức thư gửi mẹ Âu Cơ (Y Ban), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) và đặc biệt là tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.

Sự đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975 chủ yếu được xem xét ở phương diện nghệ thuật tức hình thức đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học. Lối viết này đang ngày được sử dụng nhiều và có hiệu quả không chỉ ở tiểu thuyết mà còn ở truyện ngắn.

Thành công với cuốn tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh tiếp tục phát huy khả năng sử dụng lối kết cấu dòng ý thức của mình trong truyện ngắn. Điều đó được thể hiện khá rõ nét và đặc sắc trong Bảo Ninh - những truyện ngắn. Truyện ngắn Thời tiết của kí ức được viết theo dòng tâm trạng

miên man của nhân vật. Đó là dòng hồi tưởng về quá khứ của ông Phúc

“những nỗi niềm đã yên nghỉ từ lâu âu sầu thức dậy, lần lượt hiện hình, lần lượt trôi qua, dằng dặc và chậm rãi, theo nhịp đếm của chiếc đồng hồ để bàn” [17, 89], “Hà Nội, tiết tàn thu, buổi đầu đông, gió thổi, mưa rơi, lá rụng. Ấy là hơi thở của thời xa xưa, là th ời tiết của kí ức” [17, 89]. Đó là nỗi hoài niệm về một tình yêu, về mối tình đầu đã xa mà giờ ngẫm lại cũng đã gần bốn mươi năm trời. Khi ông Phúc ngồi nhớ lại mọi chuyện thì cuộc đời

38

ông đã đi vào buổi xế tà, những dòng tâm tư tuôn chảy như nhắc nhở về một thời trai trẻ, ở đó có chiến tranh và tình yêu.

Bí ẩn của làn nước lại là dòng tâm trạng của nhân vật tôi về cái ngày “đại hồng thủy” định mệnh. Cái ngày đã cuốn trôi đi vợ và đứa con lọt lòng của “tôi”. Nỗi niềm ấy chỉ mình tôi biết với dòng sông hàng ngày vẫn lững lờ trôi. Thời gian năm tháng cứ trôi đi nhưng bí ẩn của đời “tôi” vẫn mãi còn đó với dòng sông quê hương.

“Đêm mùa khô ngắn ngủi, trôi qua chóng vánh. Suốt đời, tôi không bao giờ còn được sống lại một mùa khô nào như thế. Thời tiết lơ đễnh, đất trời mơ ngủ… Mùa khô mà hầu như không thoảng một luồng khí nóng, suốt đêm chỉ những làn gió nồm nam chan ch ứa hạnh phúc hòa bình, từ ngoài xa thẳm rười rượi thổi về, dào dạt rừng cây, đồi núi, lòng người”. [17, 140-141]. Đó là đoạn văn mở đầu trong truyện ngắn Lá thư từ Quí Sửu. Ngay mở đầu Bảo Ninh đã mang đến cho bạn đọc một không gian mùa khô quá khứ để từ đó nói lên dòng hồi tưởng của nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nghệ thuật trong bảo ninh những truyện ngắn (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)