1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài khoa học cấp Bộ: Ứng dụng mô hình liên vùng nghiên cứu mối quan hệ phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ với các vùng lân cận trong chiến lược phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế Việt Nam

29 496 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 915,12 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VỚI CÁC VÙNG LÂN CẬN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHANH VÀ BỀN VỮNG NỀN

Trang 1

ĐỀ TÀI KHOA HỌC CẤP BỘ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ PHÁT TRIỂN VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VỚI CÁC VÙNG LÂN CẬN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHANH VÀ

BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

BÁO CÁO TÓM TẮT

HÀ NỘI-2010

Trang 2

VIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI CẤP BỘ

ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU

MỐI QUAN HỆ PHÁT TRIỂN GIỮA VÙNG KINH TẾ

TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ VỚI CÁC VÙNG LÂN CẬN

TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHANH VÀ

BỀN VỮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

BÁO CÁO TỔNG HỢP

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN:

PGS TS Ngô Doãn Vịnh-Cố vấn khoa học

TS Lê Văn Nắp Chủ nhiệm đề tài

Các thành viên tham gia: CN Nguyễn Tiến Huy

CN Nguyễn Thị Thu Trang

CN Trần Văn Thành

HÀ NỘI, 2010

Trang 3

GIẢI THÍCH CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á

GDP Tổng sản phẩm quốc nội

HĐH Hiện đại hóa

Trang 4

Phần thứ hai

Ứng dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu mối quan hệ

giữa vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và các vùng lân cận 15

I Vùng KTTĐ Bắc bộ 15

2 Điều kiện và tổ chức triển khai ứng dụng 27

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vùng lãnh thổ là một phân hệ trong hệ thống các vùng của mỗi quốc gia Lý thuyết về

phân vùng và hoạt động của các vùng lãnh thổ đã được nghiên cứu từ khá lâu Đó là một đòi

hỏi khách quan từ thực tiễn nghiên cứu tổ chức phát triển KT-XH lãnh thổ Mô hình liên kết

các vùng lãnh thổ cũng đã được nghiên cứu và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, đã được

sử dụng có hiệu quả trong việc nghiên cứu khoa học cũng như điều hành các vùng kinh tế

trên thế giới cũng như trong nước (chẳng hạn xem [6], [10])

Để thúc đẩy sự phát triển chung của cả nước cũng như tạo mối liên kết và phối hợp

trong phát triển kinh tế-xó hội giữa cỏc vựng kinh tế, Chớnh phủ Việt Nam đó và đang lựa

chọn một số tỉnh/thành phố để hỡnh thành cỏc vùng kinh tế trọng điểm quốc gia, cú khả năng

đột phá, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xó hội của cả nước với tốc độ cao và bền

vững Việc hỡnh thành cỏc vựng kinh tế trọng điểm là đũi hỏi của thực tiễn phát triển KT-XH

của đất nước Chính vì thế, trong thời gian qua các vùng KTTĐ đã có bước tăng trưởng khá

Tất cả các tỉnh trong các vùng đều có tăng trưởng cao Các vùng KTTĐ đóng góp lớn vào sự

phát triển KT-XH cả nước1) Kết quả phát triển của các vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta, từ

khi thành lập đến nay, đã phần nào khẳng định một mặt vai trò quan trọng của các vùng

KTTĐ, mặt khác cũng khẳng định các vùng KTTĐ mang tính chất hạt nhân trong một mô

hình liên vùng của hệ thống các vùng kinh tế Việt Nam

Tuy thế, mối quan hệ giữa vùng KTTĐ và các vùng khác, lân cận, cho tới nay, chưa

được nghiên cứu kỹ Để góp thêm những căn cứ khoa học cũng như thực tiễn cho việc xây

dựng quy hoạch phát triển KT-XH các vùng KTTĐ cần phải có nghiên cứu về mặt lý thuyết

xây dựng mô hình liên kết và áp dụng trong các vùng, trước hết là các vùng KTTĐ Đề tài

được đặt ra nhằm cung cáp thêm tư liệu đang còn thiếu cho việc xây dựng các quy hoạch tổng

thể phát triển KT-XH các vùng KTTĐ hiện nay

2 Mục tiêu

Để giải quyết vấn đề cấp bách đặt ra cho công tác điều hành và khai thác hiệu quả các

vùng KTTĐ đề tài “Ứng dụng mô hình liên vùng nghiên cứu mối quan hệ phát triển giữa

Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ với các vùng lân cận trong chiến lược phát triển nhanh và

bền vững nền kinh tế Việt Nam” nhằm cung cấp thêm các căn cứ khoa học và thực tiễn cho

việc xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH các vùng KTTĐ, cụ thể là vùng KTTĐ Bắc bộ

trong mối quan hệ với các vùng khác Kết quả của đề tài sẽ là một thử nghiệm áp dụng mô

hình liên vùng nghiên cứu các vùng lãnh thổ khác của cả nước

3 Yêu cầu

1) Theo số liệu thống kê của Văn phòng Ban chỉ đạo Điều phối phát triển các vùng KTTĐ thì năm 2008 các vùng

Trang 6

Kết quả của đề tài phải thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với điều kiện thực tế của vùng lãnh thổ, cụ thể là vùng KTTĐ Bắc bộ,

với mục tiêu khai thác hiệu quả tài nguyên và thế mạnh của vùng để phát triển nhanh và bền

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự hoạt động KT-XH các tỉnh trong phạm vi vùng

KTTĐ Bắc bộ và các vùng khác, gồm tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, vùng Trung du

và miền núi Bắc bộ

Chỉ nghiên cứu thử nghiệm một số đặc trưng của mô hình liên vùng, ứng dụng trong

việc nghiên cứu khả năng quan hệ trao đổi và hợp tác phát triển giữa vùng KTTĐ Bắc bộ với

các vùng Nam Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền núi Bắc bộ, nhằm cung cấp thêm cơ

sở cho việc xây dựng quy hoạch phát triển KT-XH vùng KTTĐ Bắc bộ

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đã sử dụng các phương pháp cơ bản như sau:

- Phương pháp phân tích tổng hợp;

- Phương pháp tiếp cận hệ thống;

- Phương pháp mô hình hóa;

- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu;

- Phương pháp so sánh

6 Nội dung chủ yếu

Nội dung chủ yếu của đề tài được phân ra thành 3 phần chính:

Phần thứ nhất: Mô hình liên vùng và ứng dụng trong nghiên cứu phát triển vùng

Phần thứ hai: Ứng dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa vùng

kinh tế trọng điểm Bắc bộ với các vùng lân cận

Phần thứ ba: Một số kiến nghị

Trang 7

PHẦN THỨ NHẤT

MÔ HÌNH LIÊN VÙNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH TRONG NGHIÊN

CỨU PHÁT TRIỂN VÙNG

I MÔ HÌNH LIÊN VÙNG

1 Một số khái niệm liên quan

- Vùng lãnh thổ: Đứng trên quan điểm hệ thống thì vùng lãnh thổ được hiểu như một

phần lãnh thổ, có địa giới hành chính gồm một hoặc một số tỉnh của một quốc gia “Nó là một

phạm trù lịch sử, là hệ thống con của một hệ thống lớn hơn, đó là hệ thống các vùng lãnh thổ

của quốc gia, đồng thời, đến lượt mình, vùng lãnh thổ lại là một hệ thống mở, trong đó có

những hệ thống con” “Nghiên cứu hệ thống các lãnh thổ cần phải nghiên cứu cả các mối

quan hệ nội bộ vùng và quan hệ liên vùng” [6]

- Vùng kinh tế: Có thể hiểu vùng kinh tế-xã hội theo định nghĩa của Viện Chiến lược

phát triển trong hệ thống các thuật ngữ như sau: Vùng kinh tế-xã hội là “một bộ phận của

lãnh thổ quốc gia có các hoạt động kinh tế-xã hội tiêu biểu, thực hiện sự phân công lao động

xã hội Đây là loại vùng có quy mô diện tích, dân số ở cấp lớn nhất, phục vụ việc hoạch định

các chiến lược, các kế hoạch phát triển theo lãnh thổ cũng như để quản lý các quá trình phát

triển kinh tế-xã hội trên mỗi vùng của đất nước”[13]

- Vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm là một vùng lãnh thổ trong hệ

thống các vùng của đất nước Có thể định nghĩa Vùng kinh tế trọng điểm là “một bộ phận của

lãnh thổ quốc gia, hội tụ các điều kiện và yếu tố phát triển thuận lợi, có tiềm lực kinh tế lớn,

giữ vai trò động lực-đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước”[8] Đóng vai trò là một

vùng lãnh thổ, Vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia là một phạm trù lịch sử, có thể thay đổi

theo thời gian Số lượng và phạm vi lãnh thổ của mỗi vùng kinh tế trọng điểm sẽ thay đổi

theo yêu cầu của chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước

- Xử lý liên vùng: Theo định nghĩa trong hệ thống thuật ngữ Viện Chiến lược phát

triển biên soạn thì “Việc xử lý các mối quan hệ giữa các vùng với nhau nhằm tránh sự chồng

chéo, cản trở lẫn nhau theo trật tự phân công lao động theo lãnh thổ, sử dụng không hiệu

quả các nguồn tài nguyên tạo ra sự phát triển thống nhất, hài hoà trên phạm vi cả nước là

những nhiệm vụ của việc xử lý liên vùng”[13] “Nghiên cứu các mối quan hệ liên vùng tức là

nghiên cứu các mối liên hệ không gian giữa các vùng lãnh thổ Về thực chất nghiên cứu mối

quan hệ liên vùng là nghiên cứu về phân công lao động theo vùng Có các dạng phân công

lao động theo các cấp độ khác nhau như: phân công lao động trên phạm vi toàn thế giới, khu

vực, quốc gia, vùng kinh tế, tỉnh, bộ phận một tỉnh” [7]

- Phân vùng kinh tế: Phân vùng là một khoa học tổng hợp, đã được các nhà khoa học

trong và ngoài nước nghiên cứu từ lâu Đó là việc nghiên cứu cơ sở cho việc phân chia lãnh

thổ quốc gia thành các vùng kinh tế-xã hội phục vụ cho công tác quản lý, hoạch định chính

sách phát triển Các vùng kinh tế-xã hội có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau Hiện nay

cả nước có 6 vùng lớn và 4 vùng KTTĐ như sau: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (gồm

Trang 8

Tây Bắc và Đông Bắc); Vùng Đồng bằng sông Hồng, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm

Bắc Bộ; Vùng miền Trung, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; Vùng Tây

Nguyên; Vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Vùng Đồng bằng sông

Cửu Long, trong đó có vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

- Mô hình liên vùng: Là hệ thống các mối quan hệ, trao đổi các dòng vật chất giữa các

vùng được nghiên cứu với các vùng khác, để xác định qui mô, tính chất và mối quan hệ liên

vùng Các mối quan hệ giữa các vùng là tất yếu khách quan, biểu hiện sự liên quan với nhau

trong quá trình hoạt động Kết quả của mô hình liên vùng sẽ cho biết tính chuyên môn hóa

của vùng và mức độ quan hệ giữa các vùng thông qua các dòng trao đổi vật chất, trao đổi

thông tin, phối hợp, hợp tác phát triển Đó cũng là biểu hiện của phân công lao động giữa các

vùng

2 Các điều kiện tác động đến phát triển các mối quan hệ vùng

a) Vị trí địa lý

Vị trí địa lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu các mối quan hệ liên

vùng giữa các vùng với nhau Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi mà nhiều vùng, nhiều tỉnh có khả

năng phát triển nhanh, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các vùng, các tỉnh xung quanh

Vùng có điều kiện thuận lợi phát triển nhanh, nếu có giải pháp liên vùng tốt sẽ có khả năng

lôi kéo các vùng khác cùng phát triển, ngược lại không có biện pháp tốt có thể là những rào

cản cho sự phát triển của các vùng khác Vị trí địa lý được xem xét trên những khía cạnh địa

chính trị và địa kinh tế

Những nội dung cụ thể về vị trí địa lý bao gồm:

- Đánh giá vị trí, vai trò của vùng trong vùng lớn hơn chứa nó trong một giai đoạn nhất

định và khả năng khai thác trong thời kỳ tới đối với vùng lớn

- Đánh giá vị trí của vùng được nghiên cứu trong mối quan hệ với các vùng lãnh thổ

khác, với cả nước và với các nước (nếu có điều kiện) về hệ thống giao thông, giao lưu kinh tế

và văn hoá

b) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và lao động

Tài nguyên thiên nhiên sẽ là một trong những điều kiện quyết định khả năng phát triển

chuyên môn hoá ban đầu cho vùng Vùng nào đó giàu tài nguyên thiên nhiên về đất, khoáng

sản sẽ có cơ hội phát triển mạnh các ngành chuyên môn hoá về khai khoáng và các ngành có

đầu vào là nguồn nguyên liệu phong phú tại chỗ

Nhu cầu về các nguồn tài nguyên của vùng luôn luôn biến động, lĩnh vực chuyên môn

hóa, khả năng chuyên môn hóa và mức độ chuyên môn hóa cũng sẽ thay đổi Điều đó phụ

thuộc vào mục tiêu phát triển của vùng, phụ thuộc vào khả năng khai thác của vùng, phụ

thuộc vào kỹ năng, kỹ thuật lao động vùng Lao động cho sản xuất cũng như quy mô và các

điều kiện sẵn sàng cho việc sử dụng các nguồn tài nguyên có ý nghĩa cực kỳ quan trọng

Tài nguyên thiên nhiên tác động đến mối quan hệ liên vùng bao gồm: Tài nguyên đất;

tài nguyên rừng; tài nguyên biển; tài nguyên khoáng sản; tài nguyên du lịch; nguồn lao động

c) Hệ thống kết cấu hạ tầng

Trang 9

Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống các tuyến giao thông huyết mạch, cảng biển, sân

bay được coi là những điều kiện nền tảng, bộ khung của lãnh thổ Hệ thống các cửa vào, ra

như sân bay, cảng biển, đầu mối các ga đường sắt nối các vùng, tạo điều kiện thúc đẩy những

quan hệ liên vùng, trao đổi giữa các vùng trọng điểm và không trọng điểm, giữa vùng phát

triển và các lãnh thổ khó khăn Hệ thống kết cấu hạ tầng có ý nghĩa vô cùng quan trong trong

phát triển kinh tế thông qua việc là phương tiện giao thương kinh tế giữa các vùng, giữa các

vùng với các trung tâm kinh tế, đồng nghĩa với hạ thấp chi phí của các hoạt động kinh tế Khi

xem xét mạng kết cấu hạ tầng tác động đến mối quan hệ liên vùng phải xem xét một cách

tổng thể toàn diện, bao gồm: giao thông, cấp điện; cấp, thoát nước; thủy lợi; thông tin liên lạc

và các hạ tầng xã hội khác

d) Trình độ phát triển sản xuất

Trình độ phát triển của mỗi vùng quyết định lớn đến việc đẩy mạnh quan hệ liên vùng

Sản xuất càng phát triển, có nhiều ngành chuyên môn hoá quy mô lớn thì mối giao lưu càng

phát triển Mối quan hệ liên vùng phát triển khi trình độ sản xuất chuyên môn hoá giữa các

vùng khác biệt nhau lớn Khi đó việc trao đổi giữa nơi thiếu và nơi thừa xẩy ra thường xuyên

và mạnh hơn Sự đồng nhất cơ cấu sẽ dẫn đến hạn chế giao lưu liên vùng

3 Mô hình liên vùng tổng quát

a) Mục tiêu của mô hình

Mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu mô hình liên vùng là tìm ra các mối quan hệ chi

phối tương tác giữa các nhân tố phát triển của các vùng lãnh thổ; đánh giá vị trí và đưa ra các

giải pháp khai thác tốt nhất hệ thống các vùng, nhất là các vùng kinh tế trọng điểm [13] Mô

hình liên vùng sẽ bao gồm các phần tử cùng với các hành vi của chúng trong mối quan hệ

tương tác với nhau

b) Các phần tử của mô hình và các hành vi của các phần tử

Trong mô hình liên vùng, các phần tử được xét ở đây là các vùng lãnh thổ và các hành

vi của chúng Các hành vi hoạt động của các vùng, với tư cách là các phần tử trong mô hình

liên vùng, bao gồm những hoạt động như: sản xuất, tiêu dùng, trao đổi, tiêu thụ các sản phẩm

vật chất và tinh thần Các hành vi đó được trao đổi, “giao thương” với các vùng khác (các

phần tử khác) tạo ra những mối liên hệ giữa các vùng với nhau “Thực chất của hoạt động

liên vùng là việc trao đổi của các dòng vật chất (vốn, lao động, hàng hoá), thông tin giữa các

vùng Đó cũng chính là nội dung hoạt động của mô hình liên vùng [6]„

c) Phát biểu mô hình

Nghiên cứu sự trao đổi của các dòng vật chất (vốn, lao động, hàng hoá), các dòng

thông tin giữa các vùng; xác định thành phần (phần tử) của hệ thống và các đặc trưng (hành

vi) của nó, nghiên cứu các mối quan hệ hành vi của các phần tử là những nội dung chủ yếu

của mô hình liên vùng

Trong nghiên cứu mối liên hệ vùng người ta thường đề cập tới những chỉ tiêu đánh giá

về vị trí vùng, đánh giá chất lượng vùng và những chỉ tiêu liên quan đến quan hệ liên vùng

Có thể mô tả các chỉ tiêu đó như sau:

Trang 10

(1) Chỉ tiêu đánh giá vị trí, vai trò của vùng trong hệ thống các vùng Chỉ tiêu này

nhằm làm rõ quy mô, mức độ thuận lợi, khó khăn; vị trí của vùng đó với cả nước Đó là vùng

“chỉ huy” hay vùng phụ thuộc; vùng trọng điểm nay vùng vệ tinh Chỉ tiêu (ID1: Vị trí vùng)

là tỷ lệ giữa vùng nghiên cứu với cả nước theo các yếu tố như diện tích, dân số, quy mô sản

xuất, được tính bằng công thức sau:

F (Ri)

F (TOT)

Ở đây:

TOT: Ký hiệu cả nước

F: Biểu thị các yếu tố như diện tích, dân số, GDP, lao động, giá trị xuất khẩu,

Ri: Biểu thị vùng i; i: Chỉ số các vùng nghiên cứu (i=1, );

Các chỉ tiêu loại này cho biết quy mô của vùng theo từng chỉ tiêu Tỷ lệ càng lớn, quy

mô của vùng càng lớn

(2) Đánh giá về chất lượng của các vùng

- Chỉ tiêu ID2: Bình quân đầu người là tỷ lệ giữa các ‘sản phẩm’ (yếu tố) so với dân

số của vùng, được tính theo công thức:

Q(k,i): Biểu thị các ‘sản phẩm’ (yếu tố) loại k của vùng i;

PO(i): Biểu thị dân số vùng i

- Chỉ tiêu ID3: Cân đối vùng, được tính bằng hiệu giữa khả năng cung cấp - (trừ) nhu

cầu (dự tính) của các vùng, theo công thức:

ID3 = SU(m,i) - DE(m.i) (3)

Ở đây:

m: Sản phẩm một số ngành;

SU(m,i): Biểu thị lượng cung cấp sản phẩm loại m sản xuất tại vùng i;

DE(m,i): Biểu thị nhu cầu tiêu thụ sản phẩm loại m tại vùng i;

Chỉ tiêu ID3 biểu thị tính chất thừa, thiếu của vùng Nếu ID3 > 0 biểu thị vùng i thừa

‘sản phẩm’ m và ngược lại ID3 < 0 vùng i sẽ thiếu ‘sản phẩm’ loại m Đồng thời chỉ số ID3

của vùng nào lớn hơn sẽ có khả năng cung cấp cho nhữung vùng có chỉ số ID3 nhỏ hơn

Các chỉ tiêu này cho phép đánh gía được chất lượng các vùng Sẽ chỉ ra vùng nào có

khả năng nhiều (thừa), ít (khan hiếm) loại nào Chẳng hạn có vùng nhiều sản phẩm nông

nghiệp và ít lao động và ngược lại Đồng thời các chỉ tiêu này (nhất là chỉ tiêu ID3) cũng cho

chúng ta biết được vùng nào thừa sản phẩm (yếu tố) nào và thiếu sản phẩm (yếu tố) nào

(3) Một số chỉ tiêu khác

Ngoài ra trong nhiều mô hình người ta còn xét tới mọt số chỉ tiêu khác như:

Trang 11

nói rõ vùng thừa hoặc thiếu loại gì

- Chỉ tiêu ID5: : Cân đối xuất nhập là tỷ lệ giữa lượng xuất ra khỏi vùng i so với

vùng và mối quan hệ trao đổi các dòng vật chất giữa các vùng

II HƯỚNG ỨNG DỤNG MÔ HÌNH LIÊN VÙNG

1 Tổng quan về sử dụng mô hình liên vùng trong nghiên cứu vùng ở Việt Nam

Việc sử dụng các mô hình để nghiên cứu phân vùng cũng như tổ chức không gian lãnh

thổ kinh tế đã được các cơ quan, các Viện, các trường Đại học tổ chức nghiên cứu ngay từ

những năm 50-60 của thế kỷ XX

Từ những năm 1955-1956 các giáo sư tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Kinh tế

quốc dân (trước đây là trường Đại học Kinh tế tài chính) đã tổ chức nghiên cứu các mối quan

hệ các vùng, giúp Chính phủ phân chia một số Khu tự trị, nhằm khai thác tốt hơn khả năng ở

các vùng, các khu này trong mối quan hệ chung của hệ thống vùng cả nước

Đến những năm 1960-1970 các giáo sư vừa nghiên cứu vừa giảng dạy, đã có các

chuyên đề về nghiên cứu liên vùng, liên ngành trong các Trường Đại học Sư phạm (Khoa Địa

lý), trường Đại học Kinh tế quốc dân, và sử dụng các mô hình toán trong nghiên cứu quan hệ

các lĩnh vực cụ thể trong các vùng tại Khoa Toán trường Đại học Tổng hợp 2) Kết quả của

việc nghiên cứu đã được thể hiện trong việc phân chia theo sự phân công chuyên môn hoá các

vùng Điều đó đã giúp một phần đắc lực cho việc hoạch định các chính sách nhà nước một

cách cân đối và khai thác tốt thế mạnh của các vùng trong cả nước

Những năm 1970-1985 được sự giúp đỡ và cộng tác làm việc cùng với các chuyên gia

Liên Xô nhiều công trình về kinh tế vùng lãnh thổ, cũng như mối liên hệ liên vùng được

nghiên cứu tại các trường, các Viện trong cả nước Viện Chiến lược phát triển (Khi đó là

2) Đóng góp nhiều cho lĩnh vực này phải kể đến giáo sư Lê Bá Thảo, Trần Đình Gián, Đoàn Đinh Hoè, Nguyễn Xuân

Trang 12

Viện Phân vùng Kinh tế TW) đã nghiên cứu nhiều mô hình liên kết các vùng, chẳng hạn: Ngô

Doãn Vịnh nghiên cứu sâu về các vấn đề quan hệ liên vùng, đưa ra mô hình ứng dụng, hướng

dẫn trong nghiên cứu tổ chức không gian vùng lãnh thổ [6]; T.S Nguyễn Hiền nghiên cứu

mối quan hệ liên ngành và liên kết các thể tổng hợp sản xuất lãnh thổ trước đây [9] và nghiên

cứu lý thuyết hệ thống trong phân vùng ngày nay3); Nguyễn Văn Thiều, Lê Văn Nắp, Phan

Xuân Chi nghiên cứu về mối quan hệ liên vùng trong phát triển vùng cây lương thực trong

mô hình toán cân đối, [12] Kết quả việc nghiên cứu đã được sử dụng trong việc phân các

vùng kinh tế theo từng giai đoạn Vào những năm 1976-1980 Chính phủ đã phê duyệt 7 vùng

phát triển nông, lâm nghiệp, hình thành các vùng chuyên môn hoá tập trung và liên quan với

nhau trong hệ thống nền kinh tế quốc dân (xem trong Báo cáo tổng hợp)

Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu tổ chức lãnh thổ, trong đề tài KX-03-02 thuộc

Chương trình khoa học cấp Nhà nước mã số KX-03 đã đề xuất chia lãnh thổ nước ta thành

các dải lớn Tổng sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất giai đoạn 1986-2000 được phê duyệt năm

1976 là một trong những kết quả có giá trị trong việc nghiên cứu mối quan hệ liên vùng và

vẫn còn tác dụng to lớn cho công tác xây dựng quy hoạch ngày nay

Từ cuối những năm 80 đầu những năm 90, nền kinh tế chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá

tập trung sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong tình hình đó, Theo

chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban kế hoạch Nhà nước (nay là Bộ kế hoạch và Đầu

tư) đã chủ trì phối hợp với các Bộ ngành Trung ương nghiên cứu qui hoạch phát triển kinh

tế-xã hội các vùng lớn cho thời kỳ 1996-2010 Xuất phát từ yêu cầu của công tác quy hoạch

vùng và tổ chức lãnh thổ trong thời kỳ đổi mới cả về nội dung và phương pháp đều phải được

nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp, mà trước hết là điểu chỉnh lại hệ thống vùng Kế thừa các

kết quả nghiên cứu về vùng từ trước, nhấn mạng yếu tố trung tâm và mối quan hệ kinh tế nội

vùng và liên vùng… Viện Chiến lược phát triển đã phân chia đất nước thành 8 vùng kinh tế

và 3 vùng kinh tế trọng điểm để xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội các

vùng đến năm 2010

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về phân vùng kinh tế và mô hình liên vùng Viện Chiến

lược phát triển đã xây dựng và ban hành phưong pháp qui hoạch vùng, kể cả vùng kinh tế

trọng điểm và phương pháp qui hoạch tổng thể kinh tế-xã hội tỉnh thành phố; chỉ đạo, hướng

dẫn và hỗ trợ tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước xây dựng qui hoạch tổng thể phát triển

kinh tế xã hội đến năm 2010 Thủ trướng Chính phủ ra quyết định phê duyệt hệ thống 8 vùng

kinh tế do Viện Chiến lược phát triển đưa ra (xem trong Báo cáo tổng hợp)

2 Nghiên cứu mô hình liên vùng ở nước ngoài

Có thể nói ở hầu hết cac nước trên thế giới, nhất là những nước thuộc hệ thống XHCN

cũ đều nghiên cứu lý luận về phân vùng và các mối quan hệ liên vùng Người ta cho rằng

“bất cứ nền sản xuất xã hội nào đều phải nằm trong một vùng lãnh thổ nhất định Phân công

lao động theo lãnh thổ là sự phân biệt khác nhau của hệ thống sản xuất xã hội và quan hệ lẫn

3) PGS TS Nguyễn Hiền: Phân tích Hệ thống trong quy hoạch và Tổ chức lãnh thổ, Tập bài giảng, Trường Đại học

Khoa học tự nhiên Hà Nội, Khoa Địa lý, Hà Nội-2008.

Trang 13

nhau trong các vùng lãnh thổ Tiền đề tất yếu của phân công lao động theo lãnh thổ là sự

trao đổi và buôn bán giữa các vùng sản xuất sản phẩm và dịch vụ Tính chất này quyết định

quy mô của nó cùng với sự mở rộng của việc trao đổi và buôn bán liên vùng Từ phân công

lao động theo lãnh thổ mang tính cục bộ trong một vùng đến phân công mang tính toàn quốc

giữa các vùng trong thị trường thống nhất toàn quốc; từ phân công lao động theo lãnh thổ

trong nước đến phân công lao động quốc tế Đó là một quá trình diễn biến từ hình thái cấp

thấp đến hình thái cấp cao là nội dung cơ bản của việc nghiên cứu các mối quan hệ liên

vùng” [10] Từ nhận thức đó các nhà khoa học Liên Xô cũ đã dày công nghiên cứu lĩnh vực

này N.N Baransky, nhà địa lý kinh tế thuộc Liên Xô cũ, cho rằng phân công lao động theo

lãnh thổ là hình thức không gian của phân công xã hội Điều kiện tất yếu của phân công theo

vùng là một vùng lao động sản xuất sản phẩm cung cấp cho một vùng khác Thành quả lao

động làm ra là từ nơi này chuyển đến nơi khác, làm cho nơi sản xuất và nơi tiêu dùng không

ở cùng một vùng lãnh thổ Đó là mối quan hệ với nhau liên quan giữa các vùng Với những

giả thiết đó N.N Baransky và các nhà địa lý kinh tế đã nghiên cứu các mô hình trao đổi giữa

các vùng Kết quả nghiên cứu đã trực tiếp sử dụng vào qúa trình xây dựng quy hoạch, kế

hoạch và tổng sơ đồ phát triển đất nước theo các thời kỳ nhất định vào những năm 60-70 của

thế kỷ trước [12]

Tại Mỹ, Ohlin đã nghiên cứu vấn đề quan hệ liên vùng và đưa ra lý thuyết về trao đổi

hàng hoá liên vùng Nội dung cơ bản của lý thuyết này là người ta cho rằng “mọi vật đều tuỳ

thuộc lẫn nhau” Các vùng khác nhau có những nguồn tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực

con người khác nhau Do những khác biệt về lịch sử phát triển kinh tế, nên các vùng cũng có

những cơ sở sản xuất và thiết bị sản xuất trên thực tế không giống nhau Những khác biệt trên

đây gây ra những chi phí sản xuất khác nhau, cũng như nhu cầu khác nhau cho từng chủng

loại hàng hoá, dịch vụ cụ thể, dẫn đến giá cả cũng thay đổi Tuy vậy, những chênh lệch ấy

còn tạo ra những khác biệt về vùng và chu chuyển hàng hoá và dịch vụ giữa các vùng Trạng

thái cân bằng sẽ được thiết lập khi cùng tham gia trao đổi lẫn nhau trên một địa bàn (một

“mậu dịch” chữ dùng của Ohlin) Từ những ý tưởng của lý thuyết này, hiện nay người ta

quan tâm đến các dòng luân chuyển, trao đổi liên vùng về công nghệ, kiến thức khoa học,

năng lực nghiên cứu, thông tin và năng lực sản xuất kinh doanh

Ngoài ra nhiều nhà khoa học khác cũng đã đưa ra những mô hình lý thuyết khác nữa,

song tựu chung lại có thể thấy tồn tại hai mô hình phát triển không gian khác nhau liên quan

đến việc xây dựng mô hình phát triển kinh tế liên vùng Đó là mô hình phát triển cân bằng và

mô hình phát triển không cân bằng Những mô hình này cũng đã các nhà khoa học Việt Nam

nghiên cứu phân vùng và điều hành phát triển các vùng [11] Nói một cách chính xác hơn là

mô hình liên vùng được xét ở 2 trạng thái cân bằng và không cân bằng

3 Hướng ứng dụng mô hình liên vùng ở Việt Nam

Đối với Việt Nam, cụ thể đối với việc nghiên cứu phát triển các vùng nói chung và

vùng KTTĐ nói riêng, trong điều kiện số liệu còn nhiều hạn chế cần sử dụng một mô hình

liên vùng đơn giản với một số chỉ tiêu cơ bản nhằm đánh giá cho được những vấn đề mấu

chốt sau:

Trang 14

1) Xác định vị trí và chất lượng của từng vùng: Quy mô vùng, thuận lợi hay khó khăn,

vùng thừa hay thiếu cái gì, vùng chỉ huy hay vùng phụ thuộc

2) Tính toán cho một số vùng theo các chỉ tiêu trên để xác định sơ bộ khả năng giao

thương liên kết, hợp tác giữa các vùng theo một số lĩnh vực như trao đổi hàng hóa công

nghiệp, nông nghiệp, vốn đầu tư, lao động, thông tin,

3) Kết hợp nghiên cứu đánh giá những yếu tố chưa được lượng hóa từ các tư liệu khác

để đưa ra những kết luận cuối cùng có tính hiệu quả cao hơn

Mối quan hệ giao thương, trao đổi, hợp tác phát triển giữa các vùng được biểu hiện

bằng những mũi tên qua lại theo các chỉ tiêu sau:

- Sản phẩm hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, Đồng thời cũng xem xét

đến trao đổi công nghệ

- Nguồn nhân lực, gồm lao động phổ thông, lao động có kỹ thuật cao; quan tâm cả tới

các chuyên gia và các nhà quản lý

- Cung cấp tài nguyên: như khoáng sản, điện, nước, thông tin

Ngày đăng: 19/12/2015, 08:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
5. Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về “Phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: về “Phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
6. TS. Ngô Doãn Vịnh: Một số vấn đề về quan hệ liên vùng và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển vùng, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội-1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về quan hệ liên vùng và ảnh hưởng của nó đến việc phát triển vùng
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
1. Ban Chỉ đạo ĐPPT các vùng KTTĐ, Báo cáo của Ban chỉ đạo điều phối phát triển các vùng KTTĐ các năm 2005-2008, Hà Nội, 2008 Khác
2. Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 Khác
3. Chiến lược ổn định và phát triển KT-XH đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1989 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w