Để tối đa hóa lợinhuận, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp như giảm chi phí sản xuất kinhdoanh, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá bán hàng hóa, dich vụ… Trong các yếu tố trên th
Trang 1ty cần phải đề ra những chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh hợp lý nhằm đảm bảo
sự phát triển ổn định và bền vững của mình
Thông qua đề tài này, tác giả đi sâu tìm hiểu phân tích mối quan hệ giữa chi phí và lợinhuận và tìm ra các giải pháp để tối thiểu hóa chi phí của công ty cổ phần đầu tư và pháttriển nhà số 6 Hà Nội trong giai đoạn 2009 -2011 Thông qua các dữ liệu thu thập được vềtình thực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty, tác giả tiến hành kiểm định mối quan hệgiữa chi phí và lợi nhuận của công ty bằng các mô hình ước lượng hàm cầu, hàm chi phíbiến đổi bình quân và hàm sản xuất của công ty Thông qua mô hình ước lượng được tácgiả áp dụng điều kiện tối đa hóa lợi nhuận để tìm ra sản lượng, giá bán tối ưu và lựa chọncác yếu tố đầu vào đẻ tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho công ty Dựa trên kết quả đó sosánh đối chiếu với kết quả thực tế mà công ty đã thực hiện trong giai đoạn 2009 -2011 để
từ đó chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việcthực hiện chi phí và lợi nhuận của công ty Từ đó tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể đốivới công ty và các kiến nghị đối với các cơ quan nhà nước để công ty có thể khắc phụcnhững hạn chế đồng thời phát huy được các ưu điểm của mình để có thể đạt được mụctiêu cuối cùng là tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả xin chân thành gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của Khoa Kinh
tế nói riêng và Trường Đại học Thương Mại nói chung đã truyền đạt những kiến thức vôcùng quí báu và những kinh nghiệm bổ ích để tác giả trở thành một nhà kinh tế trongtương lai, góp một phần công sức bé nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộicủa nước nhà
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Thạc sĩ Ninh Thị Hoàng
Lan – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoànthành khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng tác giả xin cảm ơn sự dạy dỗ và giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú trong
Công ty cổ phẩn đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội, đặc biệt là các thành viên trongphòng kinh doanh dự án và phòng kế toán đã cho tác giả hiểu hơn về kiến thức thực tếtrong quản lý sản xuất kinh doanh và những tài liệu quý giá để hoàn thành khóa luận tốtnghiệp này
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21/05/2012 Sinh viên
Lê Minh Hiếu
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU 1
1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 9
2, TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN 10
3, XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
4, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 12
5, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13
6, KẾT CẤU KHÓA LUẬN 16
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 17
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ 17
1.1.1 Khái niệm chi phí 17
1.1.2 Phân loại chi phí 17
1.1.3 Vai trò của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 18
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí 18
1.1.5 Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí 19
1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN 20
1.2.1 Khái niệm và công thức tính lợi nhuận 20
1.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp 21
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận 21
1.2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận 22
1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 23
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí 23
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận 23
1.3.3 Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 24
1.3.4 Xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 26
Trang 4CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
SỐ 6 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2011 28
2.1 THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 28
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 28
2.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 28
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 32
2.2.1 Tình hình thực hiện chi phí tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 32
2.2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội 36
2.3 KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009 - 2011 37
2.3.1 Kết quả ước lượng 37
2.3.2 Kết luận rút ra từ mô hình nghiên cứu 38
2.4 CÁC KẾT LUẬN VÀ PHÁT HIỆN QUA NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY 40
2.4.1 Những thành tựu đã đạt được 40
2.4.2 Những hạn chế 41
2.4.3 Nguyên nhân của nhữn hạn chế 41
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 43
3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 43
3.1.1 Mục tiêu phát triển 43
3.1.2 Phương hướng thực hiện 43
Trang 53.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI 44
3.2.1 Biện pháp lựa chọn đầu vào tối ưu 44
3.2.1 Biện pháp lựa chọn sản lượng và giá bán tối ưu 45
3.2.3 Các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh 46
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ PHÍA NHÀ NƯỚC VÀ CÁC BAN NGÀNH CÓ LIÊN QUAN 48
3.4.1 Kiến nghị với nhà nước 48
3.4.2 Kiến nghị với hiệp hội bất động sản Việt Nam 49
3.5 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU 50
Trang 6DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận 16Hình 2.1 Tình hình thực hiện chi phí tại công ty Handico6 24Hình 2.2 Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty Handico 6 28
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đồ thị đường đồng phí
Phụ lục 2: Đồ thị đường đồng lượng
Phụ lục 3: Đồ thị nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí
Phụ lục 4: Đồ thị nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Phụ lục 5 : Tình hình thực hiện lợi nhuận của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà NộiPhụ lục 6 : Tình hình thực hiện chi phí của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà NộiPhụ lục 7: Cơ cấu tổng chi phí biến đổi của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà NộiPhụ lục 8: Cơ cấu tổng chi phí cố định của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà NộiPhụ lục 9: Một số loại tỷ suất chi phí của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội giaiđoạn 2009-2011
Phụ lục 10: Dữ liệu ước lượng hàm cầu và hàm chi phí biến đổi bình quân
Phụ lục 11: Sản lượng, giá bán, doanh thu và chi phí biến đổi thực tế ước lượng
Phụ lục 12: Dữ liệu ước lượng hàm sản xuất và kết quả ước lượng
Phụ lục 13: Kết quả ước lượng hàm chi phí biến đổi bình quân
Phụ lục 14: Kết quả ước lượng hàm cầu
Phụ lục 15: Kết quả ước lượng hàm sản xuất
Phụ lục 16: Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội trong quý I/2010
Phụ lục 17 : Vốn và lượng lao động sử dụng tối ưu cho năm 2012
Phụ lục 18 : Giá bán và sản lượng tối ưu năm 2012
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
1, TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO, nền kinh tế nước ta đã có những bước nhảy vọt và tăng trưởng mạnh mẽ.Nhiều doanh nghiệp đã tìm ra đường đi cho mình, kịp thời thích nghi được với nền kinh tếthị trường, làm ăn có lãi thu được lợi nhuận góp phần thúc đẩy vào sự phát triển của đấtnước Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nền kinh tế đã làm cạnh tranh trên thị trườngngày càng trở nên gay gắt tạo nên không ít khó khăn và thách thức cho các doanh nghiệp
Do đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì phải biết tân dụng các cơ hội,tìm ra các cách thức để vượt qua những khó khăn qua đó đem lại được lợi nhuận mongmuốn
Đối với doanh nghiệp, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó làm sao đểtối đa hóa lợi nhuận là đích đến cuối cùng của bất cứ doanh nghiệp nào Để tối đa hóa lợinhuận, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp như giảm chi phí sản xuất kinhdoanh, tăng sản lượng tiêu thụ, tăng giá bán hàng hóa, dich vụ… Trong các yếu tố trên thìchi phí kinh doanh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanhnghiệp Giảm thiểu chi phí kinh doanh sẽ góp phần giảm giá bán sản phẩm làm tăng sảnlượng tiêu thụ qua đó tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp Vì vậy để đạt được mụctiêu lợi nhuận, các nhà quản lý doanh nghiệp phải hiểu và xem xét mối quan hệ giữa chiphí và lợi nhuận để tìm ra các biện pháp thích hợp để tối thiểu hóa chi phí thông qua đóthu được lợi nhuận mong muốn
Việt Nam đang trên con đường hội nhập và phát triển Đóng góp không nhỏ vào tiến
trình đó, phải kể đến vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản Công cuộc đầu tư xâydựng cơ bản luôn là nhân tố đặc biệt quan trọng đối với nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng,tạo nền tảng cho nền kinh tế Tuy nhiên, trong các năm gần đây ngành xây dựng đã gặpnhiều khó khăn Nhiều doanh nghiệp xây dựng đã liên tục làm ăn thua lỗ và lâm vào tìnhtrạng phá sản Qua quá trình thực tập thực tế tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà
số 6 Hà Nội cho thấy tình hình thực hiện chi phí – lợi nhuận của công ty chưa được tốt.Các báo cáo về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cho thấy lợi nhuận củacông ty ở mức tương đối thấp so với mức chi phí bỏ ra do đó làm hạn chế khả năng táiđầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, trích lập các quỹ dự phòng của công ty
Trang 10Bên cạnh đó hoạt động sản xuất kinh doanh chưa hiệu quả, sản lượng thu về còn thấp sovới mức chi phí bỏ ra, công ty phát sinh các khoản chi phí không hợp lý
Do vậy việc nghiên cứu về các vấn đề về chi phí, lợi nhuận để chỉ ra mối quan hệ giữa
chi phí – lợi nhuận của công ty là rất cần thiết, từ đó sẽ đưa ra được các giải pháp và cáckiến nghị để tối thiểu hóa chi phí sản xuất thông qua đó đem lại lợi nhuận tối đa cho côngty
2, TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN
Các chủ đề về chi phí, lợi nhuận, các biện pháp tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa lợi
nhuận là các chủ đề được nhiều tác giả nghiên cứu trong thời gian qua Tuy nhiên các đềtài nghiên cứu này có nhiều sự khác biệt so với đề tài ta nghiên cứu ở đây Chúng ta cóthể thấy rõ điều này qua một số đề tài sau :
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hà (2005) về “Lợi nhuận và một số biện pháp
nhằm tăng lợi nhuận tại công ty dược liệu TW1” Đề tài này tập trung nghiên cứu về thựctrạng, các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp để tăng lợi nhuận của công ty dược liệuTW1 trong giai đoạn 2003 – 2004 Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng chủ yếu ởđây là phương pháp thu thập, so sánh đối chiếu và phương pháp thống kê để phân tích.Các nhân tố ảnh hưởng và các biện pháp tố đa hóa lợi nhuận ở đây tác giả nêu ra vẫn cònquá chung chung nên chưa gắn với hoạt động cụ thể của doanh nghiệp Bên cạnh đó, tácgiả vẫn chưa xây dựng được mô hình ước lượng nên chưa dự báo được lợi nhuận tối đa
mà doanh nghiệp có thể đạt được là bao nhiêu
Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Phương về “ Phân tích lợi nhuận và một số biện pháp
nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước thuộc ngành dệt may Việt Nam” Tác giả
đã sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, biểu đồ, đồ thị đi sâu vào nghiên cứu, phântích cụ thể tình hình, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các công ty chiếm tỷ trọngcao trong ngành dệt may nước ta nói riêng và của cả ngành dệt may nói chung trong giaiđoạn từ 2006 – 2008 Đặc biệt tác giả đã đưa ra được một loạt giải pháp cụ thể như cácbiện pháp để tăng doanh thu, giảm chi phí, tập trung sản xuất các mặt hàng có số dư đảmphí cao, biện pháp đầu tư về vốn …qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho các doanh nghiệp dệtmay nước ta và các kiến nghị với nhà nước để nâng cao lợi nhuận và thúc đẩy sự pháttriển của ngành dệt may của nước ta trong tương lai Tuy nhiên, cũng mắc phải vấn đềnhư đề tài trên, ở đây tác giả vẫn chưa ra được mô hình ước lượng và dự báo lợi nhuậncho doanh nghiệp
Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thanh Thúy (2010), “Kiểm định mối quan hệ giữa chi
phí và lợi nhuận tại Công ty cổ phần thiết bị Tân Thành Đạt”, tác giả phân tích chi phí và
Trang 11lợi nhuận sản phẩm máy hàn của công ty trong giai đoạn 2008 - 2010, trong quá trìnhnghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định tính, định lượng để nghiên cứuchi tiết về chi phí, lợi nhuận của công ty, sau đó sử dụng phần mềm Eviews để ước lượngmối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận thông qua mô hình các hàm hàm chi phí biến đổibình quân, hàm cầu và từ đó đưa ra được mức sản lượng tối ưu để từ đó giúp công ty cóquyết định sản xuất Tuy nhiên, trong quá trình ước lượng mối quan hệ giữa chi phí và lợinhuận, tác giả đã gộp các loại chi phí bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi thànhmột chi phí chung, điều này đã làm cho kết quả nghiên cứu thiếu tính chính xác, khôngkhả thi.
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhung (2011), “Mối quan hệ chi phí và lợi nhuận
tại Công ty TNHH một thành viên xăng dầu hàng không Việt Nam”, tác giả tập trungphân tích về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và mối quan hệ giữa các yếu tố này trong quátrình kinh doanh nhiên liệu hàng không Jet A-1 của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010.Nghiên cứu này đã phân tích chi phí và lợi nhuận bằng phương pháp so sánh, đối chiếu,đồng thời tác giả đã sử dụng phần mềm kinh tế lượng để ước lượng mô hình hàm chi phíbiến đổi bình quân, hàm cầu để thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của công
ty Qua đó, đã xác định được mức giá bán, sản lượng tối ưu làm căn cứ giúp công ty điềuchỉnh mức sản lượng và giá bán của mình sao cho hợp lý Tuy nhiên đối tượng mà tác giảnghiên cứu ở đây là sản phẩm xăng dầu, nó có nhiều sự khác biệt so với sản phẩm bấtđộng sản mà ta lựa chọn nghiên cứu tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Nhiên (2010) về “ Phân tích tình hình chi phí và
lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng – thương mại – vận tải Phan Thành” Đề tài này tácgiả đã đi phân tích được tình hình chi phí và lợi nhuận tại công ty TNHH xây dựng –thương mại – vận tải Phan Thành trong giai đoạn 2007 – 2009 thông qua các chỉ tiêu đánhgiá chi phí và lợi nhuận và các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí và lợi nhuận của công ty.Sản phẩm mà tác giả nghiên cứu ở đây có rất nhiều điểm tương đồng so với đề tài ta lựachọn nghiên cứu Tuy nhiên ở đề tài này tác giả mới chỉ dừng lại ở phân tích và đánh giácác chỉ tiêu về chi phí lợi nhuận của doanh nghiệp mà chưa đưa ra được mô hình ướclượng để thấy được mối quan hệ giữa chi phí - lợi nhuận và các giải pháp cụ thể để có thểtối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận cho công ty nên kết quả nghiên cứu khôngđem lại tính thực tiễn cao
3, XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Căn cứ vào tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu tác giả đã lựa chọn đề tài: “ Kiểm địnhmối quan hệ giữa chi phí – lợi nhuận và đề xuất một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chiphí tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
Trang 12của mình Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này tại công ty CP đầu tư và pháttriển nhà số 6 Hà Nội trong giai đoạn 2009 – 2011 Khắc phục những hạn chế và kế thừanhững điểm mạnh của các đề tài ở trước, tác giả sẽ sử lý số liệu thu thập được trong quátrình thực tập tại công ty Tiếp theo sẽ đi sâu vào phân tích cụ thể cơ cấu chi phí cố định
và cơ cấu chi phí biến đổi để đánh giá xem sự tác động của từng loại chi phí này đến tổngchi phí của công ty, đồng thời sử dụng phần mềm Eviews để ước lượng mô hình hàm cầu,hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm sản xuất của công ty Từ đó có thể đưa ra đượccác kết luận và nhận xét từ mô hình qua đó thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợinhuận tại công ty và đưa ra các giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí thông qua đó tối đahóa lợi nhuận cho công ty Để thực hiện được điều đó, tác giả tập trung nghiên cứu giảiquyết vấn đề sau :
Trình bày những lý luận chung về chi phí và lợi nhuận
Thực trạng, các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện chi phí – lợi nhuận củacông ty giai đoạn 2009 – 2011
Giữa chi phí và lợi nhuận của công ty có mối quan hệ gì? Mối quan hệ này đượcxác định bằng mô hình kinh tế nào?
Xác định mức sản lượng và giá bán tối ưu để tối đa hóa lợi nhuận và lựa chọn cácyếu tố đầu thích hợp để tối thiểu hóa chi phí ở mức sản lượng đó
Các giải pháp và kiến nghị để giúp công ty có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuấtthông qua đó tối đa hóa lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới
4, ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
a, Đối tượng nghiên cứu
Trong đề tài này tác giả sẽ tập trung nghiên cứu chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ giữa
chi phí lợi nhuận của lĩnh vực kinh doanh dự án tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số
Trang 13 Về thời gian : Nghiên cứu thực trạng thực hiện chi phí lợi nhuận tại công ty CP đầu
tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội giai đoạn 2009 – 2011
5, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a, Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa được
xử lý, được thu thập lần đầu và thu thập trực tiếp từ các đơn vị của tổng thể nghiên cứuthông qua các cuộc điều tra thống kê Trong bài, tác giả thu thập số liệu sơ cấp chủ yếuthông qua việc phỏng vấn, tìm hiểu trực tiếp một số vị lãnh đạo trong công ty để tìm hiểunguyên nhân, các nhân tố tác động ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện chi phí vàlợi nhuận của công ty Nôi dung một số cuộc phỏng vấn như sau :
+ Ông Vũ Tuấn Anh – phó tổng giám đốc phụ trách dự án: Thị trường chủ yếu của lĩnhvực kinh doanh dự án của công ty là ? Đối tượng khách hàng công ty hướng đến là ai?Hiện nay, đối thủ cạnh tranh chính của công ty trong lĩnh vực kinh doanh dự án là công tynào? Lợi thế và điểm yếu của công ty so với đối thủ cạnh tranh ? Công ty đã có nhữngbiện pháp nào để cải thiện hay phát huy lợi thế hay khắc phục những điểm yếu đó ? Lĩnhvực kinh doanh dự án của công ty chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan nào? Cụ thể
nó ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh dự án của công ty?
+ Ông Nguyễn Minh Đức – trưởng phòng kế hoạch, kỹ thuật: Các yếu tố đầu vào củacông ty được nhập từ ? Chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào? Hiện nay, công ty đã sửdụng áp dụng những máy móc, công nghệ mới nào? Chúng đem lại hiệu quả ra sao?
Trang 14+ Bà Lê Phương Thảo – trưởng phòng kế toán: Tình hình tài chính của công ty như thếnào? Việc phân tích chi phí và định giá sản phẩm có gặp có khăn gì không ? Công ty sửdụng chiến lược định giá sản phẩm như thế nào? Vì sao?
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu do người khác
thu thập, sử dụng cho mục đích có thể khác với mục đích nghiên cứu của người sử dụng.Trong bài số liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ phòng kế toán, phòng kế hoạch – kỹthuật, phòng kinh doanh dự án Cụ thể :
+ Bảng báo giá, sản lượng, doanh thu , lợi nhuận các dự án thực hiện trong giai đoạn
2009 – 2011 từ phòng kinh doanh dự án
+ Báo cáo tài chính và báo cáo đại hội đồng cổ đông trong giai đoạn 2009 – 2011 + Số lượng lao động, vốn sử dụng; chi phí lao động, nguyên vật liệu, khấu hao tài sản
cố định… từ sổ kế toán công ty trong các năm 2009, 2010, 2011
+ Tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng từ trang web www.gso.gov.vn của tổng cụcthống kê; giá bán sản phẩm dự án của công ty từ trang web www.hicc1.com.vn của công
ty CP đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh các năm 2009 – 2012 từ phòng kế hoạch – kỹ thuật
b, Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh, đối chiếu : Đây là một phương pháp chủ yếu được sử dụng
thường xuyên trong phân tích So sánh là một phương pháp để nhận thức các sự vật, hiệntượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật hiện tượng này với sự vật hiệntượng khác Mục đích của phương pháp này là để thấy được sự giống và khác nhau giữacác sự vật, hiện tượng Thông qua phương pháp này có thể xác định được chiều hướngbiến động chung của các chỉ tiêu để từ đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặtkém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trongmỗi trường hợp cụ thể Trong bài, phương pháp này được thực hiện như sau :
Thu thập số liệu các chỉ tiêu về chi phí và lợi nhuận các bộ phận của công ty CPđầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội và công ty CP đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội quacác năm từ 2009 đến 2011
Tiến hành so sánh số liệu các chỉ tiêu giữa các năm, giữa các bộ phận với nhau vàvới tổng thể, giữa công ty mình so với công ty CP đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội
Nhận xét, đánh giá và từ đó đưa ra những phương hướng cụ thể
Trang 15 Phương pháp biểu đồ, đồ thị: Trong phân tích hoạt động kinh tế người ta thường
dùng biểu mẫu hoặc sơ đồ phân tích để phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích.Các biểu phân tích thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu kinh tế có liên
hệ với nhau: so sánh số liệu giữa kỳ này với kỳ trước, giữa bộ phận với tổng thể… Còn sơ
đồ, đồ thị được sử dụng trong phân tích để phản ánh sự biến động tăng giảm của các chỉtiêu trong khoảng thời gian khác nhau hoặc những mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau mangtính chất hàm số giữa các chỉ tiêu kinh tế Trong bài này tác giả sử dụng phương phápbiểu đồ, đồ thị để biểu diễn các số liệu và phản ánh mối quan hệ, sự biến động giữa chiphí và lợi nhuận trong công ty trong giai đoạn 2009 – 2011
Phương pháp thống kê: Thống kê là phương pháp thông qua quá trình thu thập,
phân tích, diễn giải và trình bày các dữ liệu để từ đó để tìm ra bản chất và quy luật của cáchiện tượng kinh tế, xã hội, tự nhiên Trong bài, phương pháp này thực hiện gồm có 4bước là:
Thu thập dữ liệu về tình hình thực hiện chi phí, lợi nhuận của công ty giai đoạn
2009 – 2011
Thiết kế và đưa ra mô hình ước lượng
Tóm tắt thông tin, đưa ra các kết luận dựa trên các số liệu đó
Cuối cùng là ước lượng kết quả hiện tại hoặc dự báo tương lai về chi phí và lợinhuận của công ty
Phương pháp hồi quy: Đây là một bộ phận của phương pháp thống kê Thông qua
phương pháp này, ta có thể xây dựng các mô hình ước lượng hàm cầu và hàm chi phí biếnđổi bình quân Từ đó có thể thấy mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận và tìm ra được
được sản lượng và giá bán tối ưu để có thể tối đa hóa lợi nhuận cho công ty Bên cạnh đó
ta cũng đi tiến hành ước lượng hàm sản xuất để có thể tìm ra được phương pháp lựa chọnđầu vào tối ưu, thông qua đó có thể tối thiểu hóa chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.Phương pháp này gồm có 4 bước :
Bước 1 :Xây dựng mô hình ước lượng
- Xây dựng hàm chi phí biến đổi bình quân : AVC = a + bQ + cQ2 (a, c > 0; b < 0)
- Xây dựng hàm cầu: Q = d + eP + gPX + hN (e < 0; g, h >0)
Với P là giá thành trung bình sản phẩm kinh doanh dự án của công ty, PX là giá thànhtrung bình sản phẩm dự án của công ty CP đầu tư và xây dựng số 1 Hà Nội, N là tốc độgia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành xây dựng
Trang 16- Xây dựng hàm sản xuất : Q = A *K^ *L^ (0 < A, , < 1 )
Với K là lượng vốn kinh doanh, L là lượng lao động công ty sử dụng,
Bước 2: Tiến hành ước lượng Sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và
phần mềm Eviews để ước lượng
Bước 3: Kiểm tra các giá trị trong bảng kết quả ước lượng và đưa ra những phân tích
và kết luận về mô hình
- Kiếm tra dấu của các hệ số ước lượng có phù hợp với mô hình không
- Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số ước lượng Thông qua kiểm định ý nghĩathống kê ta có thể biết được có mối liên hệ tuyến tính giữa biến cần kiểm định với cácbiến phụ thuộc không Ta tiến hành kiểm định ý nghĩa thông kê thông qua kiểm định t vớicặp giả thiết H0 và H1 là :
+ H0: i = 0 (không có mối liên hệ tuyến tính)
+ H1: i 0 ( có sự liên hệ tuyến tính)
- Kiểm định sự phù hợp của mô hình Thông qua kiểm định này ta các biến trong môhình cỏ thể giải thích được bao nhiêu phần trăm sự biến động của mô hình Để thực hiệnkiếm định sự phù hợp của mô hình, ta tiến hành thông qua kiểm định R2 hay kiểm định Fvới cặp giả thiết H0 và H1 là :
+ H0: 2 = 3 =…= K = 0
+ H1: Có ít nhất 1 tham số K 0
6, KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình
vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được kết cấuthành với lời mở đầu và 3 chương
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận trong hoạtđộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội giai đoạn 2009-2011 Chương 3: Kết luận và một số giải pháp nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất của công
ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội
Trang 17CHƯƠNG 1 MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ
1.1.1 Khái niệm chi phí
“Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để
mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi
nhuận.” (Giáo trình kinh tế vi mô (2006), NXB giáo dục, trang 106).
1.1.2 Phân loại chi phí
Tùy theo từng mục đích nghiên cứu khác nhau mà chúng ta có thể phân chi phí củadoanh nghiệp ra thành nhiều loại khác nhau theo các tiêu thức khác nhau Dưới đây là một
số tiêu thức phổ biến thường được dùng trong phân loại chi phí của doanh nghiệp
a, Căn cứ vào nội dung và tính chất các khoản chi, chi phí được phân thành
Chi phí kế toán: là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố
sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh Những chi phí này được ghi chép vào sổ kếtoán (Lê Thị Thiên Hương, 2005)
Chi phí cơ hội (chi phí ẩn): là phần giá trị lớn nhất của thu nhập hay lợi nhuận đã
bị mất đi, bởi khi thực hiện phương án này ta đã bỏ qua cơ hội thực hiện các phương ánkhác có mức rủi ro tương tự Nó là chi phí không thể hiện bằng tiền do đó không được ghichép vào sổ kế toán (Lê Thị Thiên Hương, 2005)
Chi phí kinh tế: Là chi phí kế toán và chi phí cơ hội hay nói cách khác nó bao gồm
cả chi phí hiện và chi phí ẩn (Lê Thị Thiên Hương, 2005)
b, Căn cứ theo mối quan hệ vơi mức độ hoạt động, chi phí được phân thành
Chi phí cố định (TFC): Là những khoản chi phí không thay đổi khi sản lượng thay
đổi (Pindyck, Rubinfeld, 1995, tr.198) Chi phí cố định trong doanh nghiệp thường bao gồm : chi phí tài chính, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí quản lý…
Chi phí biến đổi: Là những khoản chi phí biến động theo mức sản lượng đầu ra
(Pindyck, Rubinfeld, 1995, tr.198) Chi phí này trong doanh nghiệp thường là: chi phínguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí bán hàng…
Trang 18c, Căn cứ theo sự thay đổi của các yếu tố đầu vào, chi phí được phân thành :
Chi phí ngắn hạn: Là những chi phí phát sinh trong ngắn hạn, doanh nghiệp không
có đủ điều kiện để thay đổi toàn bộ đầu vào
Chi phí dài hạn: Là những chi phí phát sinh trong dài hạn, doanh nghiệp có đủ
điều kiện để thay đổi toàn bộ đầu vào
1.1.3 Vai trò của chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Nó là điều kiện cần của sản xuất, nếu không có chi phí thì doanh nghiệp khôngthể tồn tại và hoạt động được
Chi phí là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp được sử dụng để phân tích và đánh giá hiệuquả của quá trình sản xuất kinh doanh Thông qua chỉ tiêu chi phí, doanh nghiệp sẽ đưa racác quyết định trong kinh doanh, chọn lựa phương án kinh doanh nào phù hợp nhất manglại hiệu quả cao với chi phí thấp nhất
Đặc biệt, chi phí sản xuất kinh doanh không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp,của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của cả toàn xã hội Giảmthiểu chi phí trong sản xuất kinh doanh là một trong những mục tiêu cao nhất của doanhnghiệp, thông qua đó sẽ làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh củasản phẩm hàng hóa dịch vụ, đồng thời cũng làm tăng lợi ích của người tiêu dùng
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí
1.1.4.1 Giá cả các yếu tố đầu vào
Đây là nhân tố tác động mạnh nhất đến chi phí sản xuất của doanh nghiệp Nó có mốiquan hệ tỷ lệ thuận với tổng chi phí của doanh nghiệp Khi giá cả các yếu tố đầu vào tănglên sẽ làm tổng chi phí tăng lên và chi phí bình quân trên một sản phẩm tăng lên một cáchtương ứng và ngược lại
Giá cả yếu tố đầu vào của doanh nghiệp thường là: Giá nhân công, giá nguyên vật liệu,giá máy móc thiết bị… Chúng đều là các yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến chi phí sảnxuất của doanh nghiệp Vì vậy, doanh nghiệp cần lựa chọn các yếu tố đầu vào thích hợp
để tối thiểu hóa chi phí sản xuất qua đó thu được lợi nhuận cao
1.1.4.2 Khối lượng hàng hóa sản xuất ra
Sự thay đổi khối lượng hàng hóa sản xuất ra có ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí biến
đổi của doanh nghiệp nói riêng và tổng chi phí của doanh nghiệp nói chung Khối lượnghàng hóa sản xuất ra là nhân tố chủ quan nói lên quy mô sản xuất của doanh nghiệp và nó
Trang 19có mối quan hệ tỷ lệ thuận với tổng chi phí của doanh nghiệp Vì vậy xác định sản lượnghàng hóa sản xuất ra tối ưu là một trong những biện pháp quan trọng để tối thiểu hóa chiphí sản xuất và tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp
1.1.4.3 Trình độ nhà quản lý và người lao động
Đây cũng là một trong những nhân tố quyết định đến chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp Trình độ nhà quản lý càng và người lao động càng cao thì chi phí quản lý
và chi phí lao động của doanh nghiệp càng cao tuy nhiên chi phí quản lý và chi phí laođộng tính trên một đơn vị sản lượng lại có xu hướng giảm do năng suất lao động tăng
1.1.4.4 Công nghệ
Đây là nhân tố ảnh hưởng rõ rệt đến chi phí Nếu doanh nghiệp có công nghệ sản xuấthiện đại thì năng suất lao động càng được tăng lên, chất lượng hàng hóa dịch vụ càngđược cải tiến qua đó đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa làm giảm chi phí kinh doanh vàtăng doanh thu một cách tương đối Tuy nhiên công nghệ sản xuất càng hiện đại thì đòihỏi vốn đầu tư lớn qua đó sẽ làm tăng chi phí cố định của doanh nghiệp Vì vậy doanhnghiệp cần cân nhắc lựa chọn phương án đầu tư thích hợp để đem lại hiệu quả kinh doanhcao nhất với chi phí thấp nhất
1.1.4.5 Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố trên doanh nghiệp còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác thuộcmôi trường tự nhiên, môi trường ngành, môi trường kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô như: vịtrí địa lý, khí hậu, hệ thống luật pháp, thị trường… Những nhân tố này các có tác độnglớn đến chi phí của doanh nghiệp Do đó, doanh nghiệp cần có những chính sách và biệnpháp thích hợp để có chi phí tối thiểu và hiệu quả nhất qua đó thu được lợi nhuận mongmuốn
1.1.5 Nguyên tắc tối thiểu hóa chi phí
Giả sử doanh nghiệp chỉ tiến hành sản xuất kinh doanh với hai yếu tố đầu vào là vốn
và lao động Với giá thuê một đơn vị lao động là w, giá thuê một đơn vị vốn là r (w và r là
cố định), lượng lao động và lượng vốn được sử dụng là L, K Khi đó mục tiêu của doanhnghiệp là nhằm sản xuất ra một mức sản lượng là Q0 với chi phí thấp nhất Ta có:
- Đường đồng phí : Là đường cho biết tập hợp khác nhau về các yếu tố đầu vào có thể muađược với cùng một mức chi phí trong điều kiện giá cả của các yếu tố đầu vào là cho trước.Với 2 yếu tố đầu vào là vốn và lao động thì phương trình đường đồng phí của doanhnghiệp có thể biểu diễn bằng : C = wL + rK
Trang 20- Đường đồng lượng : là đường phản ánh tất cả tập hợp các yếu tố đầu vào có thể sảnxuất ra một mức sản lượng đầu ra
Đồ thị đường đồng lượng (phụ lục 2) Độ dốc của đường đồng lượng: MRTS = K L
= - Trong đó: MPL là sản phẩm cận biên của lao động
Theo phụ lục 3, doanh nghiệp sẽ lựa chọn sản xuất tại điểm A là điểm độ dốc đườngđồng lượng và đường đồng phí bằng nhau :
- = - w r hay = Phương trình trên cho chúng ta biết, khi các chi phí đã được tối thiểu hóa rồi, mỗi đơn vị chi phí của đầu vào được đưa thêm vào quá trình sản xuất phải tạo thêm được một số đầu
ra tương ứng
Vậy điều kiện cần và đủ để doanh nghiệp lựa chọn các đầu vào tối ưu nhằm tối thiểu hóa chi phí là :
= Q0 = f (K,L)
1.2 LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN
1.2.1 Khái niệm và công thức tính lợi nhuận
Khái niệm lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp chính là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà
doanh nghiệp bỏ ra để đạt được doanh thu đó Đây chính là kết quả tài chính cuối cùngcủa hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, là một chỉ tiêu chất lượng để dánhgiá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp (Lê Thị Thiên Hương, 2005)
Trang 21Công thức tính lợi nhuận
- Lợi nhuận được tính bằng công thức :
Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu – tổng chi phí
= TR – TC
= (P – ATC) * Q
Trong đó :
+ TR : tổng doanh thu + TC : Tổng chi phí
+ P : Giá bán hàng hóa + Q : Khối lượng hàng hóa bán ra
+ ATC : chi phí đơn vị sản phẩm + P – ATC : Lợi nhuận đơn vị sản phẩm
1.2.2 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp
Lợi nhuận có vai trò rất lớn đối với doanh nghiệp vì nó tác động rất lớn đến toàn bộhoạt động của doanh nghiệp, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanhnghiệp Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp, làđiều kiện quan trọng đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp được ổn định, vững chắc Lợi nhuận là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh toàn bộ kết quả của quá trình kinhdoanh Thông qua lợi nhuận có thể đánh giá toàn bộ chất lượng hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp
Lợi nhuận còn là nguồn tích lũy cơ bản để doanh nghiệp tái sản xuất, bù đắp thiệt hại
và rủi ro trong kinh doanh Vì vậy lợi nhận đạt được cao hay thấp sẽ tác động trực tiếpđến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
Đặc biệt, lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích doanh nghiệp và ngườilao động ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh qua đó gópphần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận
Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp song căn cứ vào cấu trúc
= Q (P – ATC), ta có thể tổng hợp thành 3 nhóm nhân tố chính là :
Trước hết là số lượng sản phẩm tiêu thụ Khi các nhân tố khác cấu thành nên giá cảhàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp không thay đổi thì lợi nhuận của doanh nghiệp thuđược sẽ phụ thuộc rất lớn vào số lượng sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp nhiều hay ít.Tuy nhiên số lượng hàng hóa bán ra của doanh nghiệp còn phụ thuộc và kết quả sản xuất,công tác bán hàng và quan hệ cung cầu trên thị trường Vì vậy biện pháp đầu tiên để tăng
Trang 22lợi nhuận cho doanh nghiệp là phải tăng số lượng hàng hóa tiêu thụ trên cơ sở tăng sốlượng và chất lượng hàng hóa sản xuất, làm tốt công tác bán hàng và hiểu rõ quy luậtcung cầu sản phẩm của mình trên thị trường.
Thứ hai là giá cả và chất lượng của các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, lao động, côngnghệ…) và phương pháp kết hợp các đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh Đâychính là vấn đề trực tiếp tác động đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của doanh nghiệp.Nếu doanh nghiệp tìm được nguồn cung cấp đầu vào thích hợp bên cạnh đó có đượcphương pháp kết hợp các đầu vào hợp lý sẽ làm giảm thiểu chi phí sản xuất qua đó làmtăng lợi nhuận cho doanh nghiệp
Thứ ba là giá cả hàng hóa dịch vụ bán ra Đây chính là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đếndoanh thu của doanh nghiệp Doanh nghiệp sử dụng chính sách giá hợp lý sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng làm doanh thu của doanh nghiệp tăng nhanh sẽ kéo theo lợi nhuận củadoanh nghiệp cũng tăng theo
Ngoài ra, lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhưquy mô của doanh nghiệp, chu kỳ sống của sản phẩm, các chính sách, chiến lược kinhdoanh , cạnh tranh của doanh nghiệp…
1.2.4 Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
Tối đa hóa lợi nhuận là hành vi và hoạt động của doanh nghiệp để làm tăng doanh thuhoặc giảm chi phí sản xuất, thông qua đó để có lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp
Doanh thu biên (MR) : Là doanh thu tăng thêm khi tiêu thụ thêm một đơn vị sản lượng
Nhìn vào đồ thị ở phụ lục 4, ta thấy doanh nghiệp có các mức sản lượng thỏa mãn điềukiện MR = MC, như tại các mức sản lượng Q0 và Q* Song nếu sản xuất tại mức sảnlượng Q0 doanh nghiệp sẽ phải chịu lỗ tối đa Mức sản lượng Q0 được gọi là mức lợinhuận tối thiểu của doanh nghiệp dù thỏa mãn điều kiện MR = MC Vậy doanh nghiệp sẽsản xuất tại mức sản lượng Q* để thu được lợi nhuận tối đa
Trang 23Tuy nhiên đấy mới là điều kiện cần để tối đa hóa lợi nhuận trong doanh nghiệp Trongtrường hợp lợi nhuận của doanh nghiệp là luôn luôn âm, mức lợi nhuận tối đa cần đượchiểu một cách thực tế là mức thua lỗ thấp nhất của doanh nghiệp Vậy trên thực tế, doanhnghiệp muốn tối đa hóa lợi nhuận thì phải đáp ứng được hai điều kiện là sản xuất tại mứcsản lượng Q* (tại điểm MR = MC) và phải thỏa mãn điều kiện P SAVC (nếu là sảnxuất trong ngắn hạn) hay P LATC (nếu là sản xuất trong dài hạn).
1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN LÝ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá chi phí
+ Tỷ suất chi phí trên doanh thu =
DT
CP
x 100 % Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu cần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí, đánhgiá việc sử dụng chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả hay không
+ Tỷ suất chi phí cố định trên doanh thu = CPCĐ DT x 100 %
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng chi phí cố định của doanh nghiệp Chỉ tiêu nàycàng cao chúng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp càng thấp
+ Tỷ suất chi phí biến đổi trên doanh thu =
DT
CPBĐ
x 100 % Chỉ tiêu này cho biết để thu về 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần phải bỏ rabao nhiêu đồng chi phí biến đổi Chỉ tiêu này đánh giá thực trạng thực hiện chi phí biếnđổi của doanh nghiệp
+ Tỷ suất chi phí quản lý trên doanh thu = CPQL DT x 100 %
Chỉ tiêu này cho biết tình trạng sử dụng quản lý của doanh nghiệp Nếu chỉ tiêu nàycàng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí quản lú của doanh nghiệp càng thấp
+ Tỷ suất chi phí lãi vay trên doanh thu =
DT
CPLV
x 100 % Chỉ tiêu này phản ánh cứ thu về được 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp cần phải
bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí lãi vay Chỉ tiêu này càng cao chúng tỏ doanh nghiệp vayvốn càng nhiều để tiến hành sản xuất kinh doanh
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu = LNST DT x 100%
Trang 24Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần trong
kỳ của doanh nghiệp, nó thể hiện khi thực hiện một đồng doanh thu trong kỳ, doanhnghiệp có thể mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên chi phí = LNST CP x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng chi phí trong kỳcủa doanh nghiệp, nó thể hiện khi bỏ ra một 100 đồng chi phí thì doanh nghiệp có thể thuđược bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh =
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = LNST VKD x 100%
Đây là chỉ tiêu rất quan trọng, đánh giá tổng hợp khả năng sinh lợi của tài sản Nó chobiết doanh nghiệp nếu doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì sẽ thu về đượcbao nhiêu đồng lợi nhuận của doanh nghiệp Tỷ suất này lớn thì giá cổ phiếu thường lớn,doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao
1.3.3 Đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Chi phí là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận Vì vậy trong kinh doanh để
tăng lợi nhuận thì giảm chi phí là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất Để đạt đượcmục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp phải nghiên cứu mối quan hệ giữa chi phí
và lợi nhuận để thông qua đó tìm mọi cách để tối thiểu hóa chi phí qua đó tối đa hóa đượclợi nhuận
Mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí được biểu diễn qua đồ thị sau :
Trang 25Hình 1.1: Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Dựa vào đồ thị 1.1 ta thấy mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận như sau :
+ Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q < Q1 hoặc Q > Q2, khi đó TC > TR nên doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ ( <0) Tương ứng khi chi phí tăng từ C0 lên C1 thì lợi nhuận của doanh nghiệp giảm từ -C0 đến - 1 , khi chi phí tăng từ C1 lên C2 thì lợi nhuận
00000000000000000
E
F
00000000000000000
TR
00000000000000000
00000000000000000
Trang 26tăng từ - 1 đến 0 và khi doanh nghiệp tăng mức chi phí từ C4 đến + thì lợi nhuận giảm dần từ 0 đến -
+ Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q1 và Q2, khi đó TC = TR nên doanhnghiệp sẽ hòa vốn ( =0)
+ Nếu doanh nghiệp sản xuất tại mức sản lượng Q1 < Q < Q2, khi đó TR > TC nên doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận ( >0) Tương ứng khi chi phí tăng từ C2 lên C3 thì lợi nhuận của doanh nghiệp tăng từ 0 đến max và khi chi phí tăng từ C2 lên C4 thì lợi nhuận giảm từ max đến 0
+ Doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận tối đa ( max) khi sản xuất tại điểm Q* Tại đó
độ dốc của đường chi phí bằng độ dốc của đường doanh thu MR = MC, và tại đây khoảngcách giữa 2 dường TR và TC là lớn nhất (chính là đoạn thẳng EF)
Vậy qua đồ thị ta có thể thấy rằng khi sản lượng hàng hóa bán ra của công ty Q < Q0hoặc Q > Q*thì lợi nhuận và chi phí của doanh nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch vớinhau Khi sản lượng hàng hóa bán ra Q0 < Q < Q* thì lợi nhuận và chi phí có mối quan hệ
tỷ lệ thuận với nhau
1.3.4 Xây dựng mô hình về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận
Qua đồ thị mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận ta có thể thấy được mối quan hệ giữachi phí và lợi nhuận được biểu qua các hàm tổng chi phí, tổng doanh thu, doanh thu biên
và chi phí biên Vì vậy để xác định mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận của doanhnghiệp, ta sẽ tiến hành ước lượng các hàm chi phí biến đổi bình quân và hàm cầu Thôngqua đó có thể tìm ra được các hàm tổng chi phí, tổng doanh thu, chi phí biên và doanhthu, từ đó có thể thấy được mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận Bên cạnh đó ta cũng sẽ
đi ước lượng hàm sản xuất để thấy được mức chi phí tối thiểu để sản xuất tại các mức sảnlượng khác nhau của doanh nghiệp
Xây dựng hàm chi phí biến đổi bình quân
Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần thì khi sản lượng tăng thì chi phí biến đổibình quân sẽ có xu hướng giảm đến AVCmin Tuy nhiên nếu ta tiếp tục tăng sản lượng thìchi phí biến đổi bình quân sẽ có xu hướng tăng Vì vậy hàm chi phí biến đổi bình quân sẽ
có dạng hình chữ U và là hàm phương trình bậc hai :
AVC = a + bQ + cQ2Với Q là sản lượng dự án sản xuất ra, AVC là chi phí biến đổi bình quân cho 1 đơn vị m2
dự án của công ty Chí biến đổi bình quân đạt giá trị nhỏ nhất khi Qm = -b/2c Vậy để phùhợp với lý thuyết, dấu của các tham số phải thỏa mãn (a > 0, b < 0 , c > 0)
00000000000000000
Trang 27Sau khi ước lượng hàm AVC ta suy ra hàm tổng chi phí biến đổi TVC và tính đượchàm chi phí cận biên MC.
Xây dựng hàm cầu của doanh nghiệp
Sau khi ước lượng hàm AVC của công ty, ta tiến hành ước lượng hàm cầu về sảnphẩm của công ty Hàm cầu của công ty sẽ có dạng :
Q = d + eP + gPR + hNTrong đó :
P : Giá bán trung bình sản phẩm của công ty
PR : Giá bán trung bình sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
N : Tốc độ gia tăng số lượng doanh nghiệp trong ngành
Để phù hợp với lý thuyết, dấu của các tham số phải thỏa mãn (e < 0, h >0 , N > 0) Từphương trình hàm cầu ta sẽ tính được hàm tổng doanh thu TR và hàm doanh thu biên MR Sau khi ước lượng các hàm ở trên ta sẽ tìm ra được sản lượng và mức giá bán để tối
đa hóa lợi nhuận và lựa chọn các yếu tố đầu vào thích hợp để tối thiểu hóa chi phí chocông ty Thông qua đó, ta sẽ đưa ra được những giải pháp để tối đa hóa lợi nhuận và tốithiểu hóa chi phí trong các giai đoạn tiếp theo của công ty
Để phù hợp với lý thuyết, dấu của các tham số phải thỏa mãn ( 0 < A, , <1)
Logarit tự nhiên 2 vế ta được : lnQ = lnA + lnK + lnL
Ước lượng hàm logarit tự nhiên sau đó đưa hàm sản xuất về dạng ban đầu
Trong đó: K là lượng vốn doanh nghiệp sử dụng
L là lượng lao động doanh nghiệp sử dụng
Trang 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ
SỐ 6 HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2009-2011
2.1 THỰC TRẠNG VỀ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CP ĐẦU TƯ
VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI
2.1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội
2.1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội (HANDICO 6)
Địa chỉ trụ sở chính : tầng 1 nhà N3B – khu Trung Hòa– Thanh Xuân – Hà Nội
Tài khoản : 150.431100.1023 tại ngân hàng nông nghiệp và PTNT quận Đống Đa Ngày thành lập : 24/3/1993
Vốn điều lệ hiện tại : 80.000.000.000 VNĐ
2.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Đầu tư xây dựng, kinh doanh phát triển nhà, khách sạn và dịch vụ du lịch, vui chơigiải trí, dịch vụ công trình công cộng, nhà ở Xây dựng và cải tạo, nâng cấp nhà để bán,cho thuê theo quy định hiện hành Tổ chức dịch vụ quản lý, vận hành, khai thác khu đô thịmới và nhà chung cư do công ty quản lý
- Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông, cấu kiện kim loại Tưvấn đầu tư XDCB, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát thi công xây lắp Tư vấn về quản lý dự
án, tư vấn soạn thảo hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu Tư vấn về trang thiết bịtrong xây lắp cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước
2.1.2 Các nhân tố tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty CP đầu tư
Trang 29xuất, nâng cao chất lượng công trình… nên khả năng nhận thầu các công trình lớn đượccao hơn Là một doanh nghiệp được đánh giá là có nguồn lực tài chính khá mạnh trongngành vực xây dựng, công ty đã tham gia và được nhận thầu một số công trình lớn tiêubiểu như dự án khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính – Hà Nội, dự án khu đô thị MỹTrà – Mỹ Khê – Quảng Ngãi Đây chính là nguyên nhân chính làm tăng lợi nhuận và chiphí của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011.
Nguồn nhân lực
Công ty có một đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân viên giỏi về chuyên môn
nghiệp vụ và có tinh thần, trách nhiệm và kỷ luật cao Đây chính là yếu tố chính để giúpcông ty cạnh tranh và vươn lên trở thành doanh nghiệp số một trong ngành xây dựng.Năm 2011, công ty có tổng cộng 810 cán bộ công nhân viên với 201 người trình độ đạihọc và trên đại học, 588 người công nhân kỹ thuật lành nghề bậc 4/7 Công ty đã khôngngừng tuyển dụng thêm đội ngũ nhân viên có kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cao để cóthể đáp ứng được các công trình lớn có kỹ thuật cao Điều này đã làm chi phí quản lýdoanh nghiệp và chi phí nhân công của công ty luôn tăng qua các năm
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Đây cũng một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận
của công ty Nếu cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại thì đòi hỏi công ty phải đầu tư mộtkhoản chi phí lớn Tuy nhiên với việc đầu tư này có thể giúp cho công ty thu về lợi nhuậnnhiều hơn trong tương lai khi nó giúp công ty nâng cao được chất lượng sản phẩm và tiếtkiệm được một khoản chi phí biến đổi đáng kể Đồng thời với cơ sở vật chất kỹ thuật hiệnđại công ty sẽ có khả năng thi công được các công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao qua đólàm tăng doanh thu của công ty Điều này được thể hiện qua trong năm 2010 và 2011,công ty đã đầu tư hơn 50 tỷ đồng để đầu tư cải tiến trang thiết bị, áp dụng khoa học kỹthuật Như việc mua sắm các loại cẩu tháp, vận thăng, sàn treo công suất lớn có thể thicông các công trình lớn đồng thời việc ứng dụng công nghệ cọc khoan nhồi, vật liệu xâydựng không nung, kết cấu thép hình – bê tông hỗn hợp, công nghệ sàn 3D, tường 3D…cho phép giảm đáng kể chi phí nguyên vật liệu đầu vào và thời gian thi công công trình
Chính sách, chiến lược phát triển của công ty
Tại đại hội đồng cổ đông năm 2010, công ty đã mạnh dạn xây dựng thực hiện chiến
lược sản xuất kinh doanh đa ngành nghề Vì vậy năm 2010 công ty đã thành lập năm công
ty con chuyên sản xuất kinh doanh các lĩnh vực vật liệu xây dựng, dịch vụ BĐS Đây làcác lĩnh vực phục vụ cho hoạt động chính của công ty là kinh doanh dự án Nhờ vậy trongnăm trong năm 2010 và năm 2011, công ty đã tiết kiệm đáng kể một khoản chi phí về vậtliệu xây dựng và chi phí bán hàng qua đó làm tăng lợi nhuận của công ty
Trang 30Tại đại hội đồng cổ đông năm 2010, lãnh đạo công ty cũng đã nghiên cứu và đề ra môhình quản lý và phương pháp điều hành hợp lý và tiên tiến Thực hiện luân chuyển nguồnnhân lực đảm bảo sử dụng được hết nguồn nhân lực hiện có, phân cấp và phân công tráchnhiệm đến từng vị trí công tác và trên hết là phát huy được sức mạnh tổng thể của bộ máy.Kết quả đạt được cho thấy công ty cũng đã phần nào tiết kiệm được chi phí QLDN củamình.
2.1.2.3 Các nhân tố khách quan
Môi trường chính trị, pháp luật
Thị trường BĐS là thị trường rất quan trọng, nó có thể ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sự
phát triển chung của một quốc gia nên nhà nước luôn ban hành các chính sách, pháp luật
để can thiệp, điều tiết nhằm ổn định thị trường này Trong giai đoạn 2009 – 2011, công ty
đã chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các chính sách của nhà nước Điển hình như :
Đầu tiên là Nghị đinh 69/2009/NĐ – CP ngày 13/08/2009 và Nghị định 120/2010/NĐ– CP ngày 30/12/2010 quy định về giá đất và việc thu hồi đất Cụ thể thời gian trước,công ty chỉ phải đóng tiền sử dụng đất bằng 20 – 30 % giá thị trường nhưng từ sau khiban hành nghị định, công ty đã phải đóng tiền sử dụng đất bằng 100 % giá thị trường.Điều này đã làm đẩy giá nhà đất lên cao, làm chậm quá quá trình thu hồi đất và giảiphóng mặt bằng qua đó đã làm tăng chi phí đầu vào và đẩy giá bán dự án của công ty lêncao
Tiếp đến là nghị định 71/2010/NĐ – CP của chính phủ ban hành ngày 23/06/2010hướng dẫn thi hành luật nhà ở Nghị định này đã tạo nên đã tạo nên sự minh bạch cho thịtrường nhà ở, cải cách hành chính cho việc cấp phép dự án và việc huy động vốn Nghịđịnh này cho phép công ty có thể huy động vốn theo hình thức hợp đồng góp vốn muanhà của người dân Nghị định này đã tạo cho công ty hai điểm thuận lợi là: thứ nhất việchuy động vốn góp từ người dân sẽ có chi phí thấp hơn việc công ty huy động các nguồnvốn vay khác Điểm thuận lợi thứ hai là thông qua hợp đồng góp vốn, công ty sẽ bán đượcsản phẩm của mình trước khi dự án được hoàn thành Đây chính là nguồn thu chủ yếu củacông ty trong năm 2011(chiếm tới gần 70 % doanh thu dự án)
Ngoài ra còn một số chính sách liên quan thuế như thuế BĐS, thuế thu nhập doanhnghiệp… Các chính sách này ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp
Môi trường kinh tế vĩ mô
Thị trường BĐS là thị trường rất nhạy cảm đến sự phát triển của nền kinh tế vĩ mô.
Nếu nền kinh tế phát triển thì nhu cầu BĐS sẽ tăng cao và ngược lại nếu nền kinh tế suythoái thì nhu cầu về BĐS sẽ đi xuống Điển hình như năm 2011, nền kinh tế có nhiều dấuhiệu bất ổn khiến nhà nước phải ban hành chính sách tiền tệ và tài khóa thắt chặt Ảnh
Trang 31hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt đã làm lãi suất ngân hàng tăng cao khiến chi phí sửdụng vốn của công ty tăng; ảnh hưởng của chính sách tài khóa thắt chặt khiến nhu cầu đầu
tư công của nhà nước giảm xuống qua đó khiến thị trường BĐS đóng băng làm giảm khảnăng tiêu thụ sản phẩm của công ty Bên cạnh đó năm 2011 nhằm điều tiết nền kinh tế,chính phủ đã ban hành chính sách siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất Trênthực tế, vay để đầu tư BĐS chiếm hơn 90 % lĩnh vực phi sản xuất Do đó công ty đãkhông thể vay vốn từ các ngân hàng khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bị ngưng trệlàm ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của công ty
Ngoài ra, thị trường BĐS còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố vĩ mô khác như tình
hình giá vàng, nhập siêu, nợ công Điển hình như các năm 2010 và 2011, việc giá vàngtăng mạnh trong một số thời điểm đã thu hút một lượng vốn xã hội vào thị trường vàngthay vì đầu tư đât đai, bất động sản Vì vậy nó đã khiến việc thu hút vốn từ các nhà đầu tư
và doanh thu bán hàng của công ty giảm sút
Môi trường cạnh tranh
Ngành xây dựng là một ngành khá hấp dẫn với số lượng doanh nghiệp gia tăng trungbình 130 % năm Là một đơn vị trực thuộc tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội,hiện nay công ty nói riêng và tổng công ty nói chung đang phải đối mặt với nhiều đối thủcạnh tranh mạnh và có uy tín trên thị trường như: tổng công ty xây dựng nhà Hà Nội, tổngcông ty CP Sông Hồng… Trong đó tổng công ty xây dựng nhà Hà Nội là đối thủ cạnhtranh chính và trực tiếp của công ty trên thị trường chung cư trung và cao cấp ở Hà Nội.Đây chính là thách thức không nhỏ đối với công ty vì vậy công ty luôn cần phải tăngcường cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm để có thể tạo lợithế cạnh tranh với các đối thủ khác
Trang 32thống từ 10 đến 20 % Do vậy, công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí đầu vào vànâng cao chất lượng sản phẩm dự án bán ra.
Về khách hàng, mặt hàng kinh doanh chính của công ty là các căn hộ chung cưtrung và cao cấp trên địa bàn Hà Nội Vì vậy khách hàng chính của công ty là nhữngngười dân nhu có nhu cầu BĐS về mặt hàng này trên thị trường Hà Nội Đây là thị trườngchính mà công ty đang hoạt động hiệu quả trong các năm gần đây Tuy nhiên do sự thayđổi nhu cầu của thị trường, trong thời gian tới công ty sẽ triển khai kinh doanh sang lĩnhvực nhà ở cho người người thu nhập thấp đồng thời mở rộng thị trường ra các thành phốlớn trên toàn miền Bắc và miền Trung
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHI PHÍ - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI
2.2.1 Tình hình thực hiện chi phí tại công ty CP đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội Tổng chi phí của công ty bao gồm hai loại chính đó là chi phí cố định và chi phí biến
đổi Chúng ta có thể thấy được sự biến động chi phí của công ty thông qua hình 2.1
Hình 2.1 Tình hình thực hiện chi phí tại công ty Handico6
Tỷ đồng
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
nguồn: phòng tài chính kế toán của công ty Handico 6
Chi phí cố định Chi phí biến đổi Tổng chi phí
Nhìn vào biểu đồ hình 2.1 và phụ lục 6 ta có thể thấy được tình hình thực hiện chi phíkinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 Từ năm 2009 đến năm 2011, tổngchi phí của công ty đã tăng lên 1,96 lần Sự tăng lên của tổng chi phí ở đây là do sự tănglên của cả chi phí cố định và chi phí biến đổi Tuy nhiên tỷ suất chi phí trên doanh thu củacông ty lại giảm xuống 84,19 % năm 2010 và tăng lên 87,06 % vào năm 2011 Để xem
Trang 33xét tại sao lại có sự thay đổi đó chúng ta cần đi nghiên cứu và phân tích từng khoản mụcchi phí cố định và chi phí biến đổi của công ty để thấy được sự biến động đó.
2.2.1.1 Chi phí biến đổi
CPBĐ của công ty bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, chi phí nhân
công và các khoản chi phí khác CPBĐ là khoản chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trongcác doanh nghiệp Từ năm 2009 đến năm 2011, quy mô kinh doanh của công ty liên tụcđược mở rộng nên chi phí biến đổi cũng đã liên tục tăng qua các năm, Năm 2011 CPBĐ
đã tăng 73,68 % so với năm 2010 và tăng gấp 1,9 lần so với năm 2009 Tuy nhiên tỷ suấtCPBĐ lại có xu hướng biến động qua các năm Năm 2009, để thu về 100 đồng doanh thuthì cần công ty cần bỏ ra 71,03 đồng CPBĐ thì sang năm 2010 chỉ cần 65,03 đồng CPBĐnhưng năm 2011 thì lại phải bỏ ra 67,06 đồng CPBĐ Để thấy rõ được tại sao lại có sựthay đổi tỷ suất CPBĐ như trên, chúng ta cần xem xét từng khoản mục của CPBĐ
Chi phí nguyên vật liệu: Nhìn vào phụ lục 7, ta có thể thấy đây là khoản chi phí
chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng CPBĐ Chi phí này tăng liên tục qua các năm từ năm
2009 – 2011 do trong giai đoạn này công ty đã mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, sốlượng hàng hóa bán ra tăng lên đã làm chi phí nguyên vật liệu tăng lên ra tăng lên gấp 1,8lần Tuy nhiên nhìn vào bảng phụ lục ta có thể thấy tỷ suất chi phí nguyên vật liệu trêndoanh thu đang có xu hướng giảm xuống Năm 2009, tỷ suất này là 59,3 % nhưng sangnăm 2011 chỉ còn là 52,53 % Nguyên nhân là do trong năm 2010 công ty đã thành lậpcông ty con là công ty CP đầu tư và thương mại Handico 6 – Lộc Sinh có chức năngchính là sản xuất và kinh doanh các loại bê tông và cấu kiện kim loại Vì vậy công ty đãđược nhập bê tông với giá rẻ hơn so với thị trường từ 10 đến 20% Đồng thời trong giaiđoạn từ 2009 – 2011, việc đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ sản xuất đã giúp công tytiết kiệm được một khoản chi phí nguyên vật liệu khá lớn trong quá trình thi công côngtrình Như việc áp dụng công nghệ cọc khoan nhồi trong thi công móng nhà cao tầng đãgiúp công ty giảm bớt được 20 – 30% chi phí xây dựng móng công trình đồng thời việc
sử dụng vật liệu xây dựng không nung giúp doanh nghiệp tiêt kiệm được 10 – 20% chiphí so với sử dụng vật liệu nung truyền thống Bên cạnh đó công ty còn sư dụng còn một
số công nghệ mới khác như kết cấu thép hình – bê tông hỗn hợp, công nghệ sàn 3D,tường 3D… đã giúp công ty tiết kiệm được 10 – 15% chi phí xây dựng và giảm thời gianthi công xuống 10 – 30 % đồng thời giúp nâng cao chất lượng của công trình xây dựng
Chi phí nhân công: Đây là khoản chi phí lớn thứ hai trong tổng CPBĐ của công
ty Chi phí này bao gồm lương và các khoản phải trả theo lương cho nhân viên trong công
ty Khoản chi phí này tăng cả về giá trị và tỷ trọng trong giai đoạn 2009 – 2011 Năm
2009 chi phí nhân công là 17,06 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 12,63 % trong tổng CPBĐ nhưng