... Khảo sát, đánh giá số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tìm hiểu sơ công tác cung ứng thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Đề xuất số giải pháp nhằm... 3.1 KHẢO SÁT MỘT s ố YẾU Tố ẢNH HƯỞNG ĐÊN CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 20 3.1.1 Tổ chức cấu nhân lực khoa dược bệnh viện TWQ 108 20 3.1.2 Mô hình bệnh tật bệnh viện. .. sau: Khảo sát, đánh giá số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Nhân sự, mô hình bệnh tật, sở vật chất, năm 2000-2004 Tìm hiểu sơ công tác cung ứng thuốc Bệnh viện
mi •1 BỘ Y TÊ TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ược HÀ NỘI ------ 0303IŨ38SG3------ VŨ THỊ THU PHƯƠNG KHẢO SẤVM Ởr SỐ YẾU Tố ÁNH HƯỎS6 DẾsr CIMG tìv tl THUốC TẠI BỆNH V IIÍ\ T lỉim ỉ ưrtXG QUÂST ĐỘI 108 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DUỢC SỸ KHÓA 2000-2005 Giáo viên hướng dẫn Nơi thực hiện : PGS.TS. LÊ VIẾT HÙNG Thời gian thực hiện : 3-5/2005 : - Bộ môn quản lý & Kinh tế Dược Trường Đại học Dược Hà nội - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 HÀ NỘI, THÁNG 5 - 2005 Ị. VUI' 9 hờ3 e ả m m Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tói PGS.TS. Lê Viết Hùng, Phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà Nội, đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới PTS.TS. Nguyễn Thị Thái Hằng, chủ nhiệm bộ môn Tổ chức và Kinh tế dược trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành lụân văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tói Ban giám hiệu, các thầy cô giáo bộ môn Tổ chức và Kinh tế dược, phòng đào tạo trường Đại học Dược Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo khoa Dược, phòng Y vụ bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Dược sỹ Nguyễn Văn Tuấn đã chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày 24 tháng 05 năm 2005 sv. Vũ Thị Thu Phương NHỮNG VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ADR BQP BV CPhận CT-CH DMTBV DMTTY DS DSĐH DSCKII, I DSTC DT GSP ICD-10 KCB KHTH KTV MHBT N/C PHCN STT TCYTTG TS TT TTY TWQĐ Advecrse Drug Reaction Bộ Quốc phòng Bệnh viện Chức phận Chấn thương-Chỉnh hình Danh mục thuốc bệnh viện Danh mục thuốc thiết yếu Dược sỹ Dược sỹ đại học Dược sỹ chuyên khoa I, II Dược sỹ trung cấp Dược tá Good Storage Practice Itemational Qassification Diseases-10 Khám chữa bệnh Kế hoạch tổng hợp Kỹ thuật viên Mô hình bệnh tật Nghiên cứu Phục hồi chức năng Số thứ tự Tổ chức Y tế thế giới Thạc sỹ Trung tâm Thuốc thiết yếu Trung ương Quân đội WHO World Health Organization MỤC LỤC Trang ĐặTVắHĐỂ................................. 1 Phần 1. TỔNG QUAN................................................................................................. 2 1.1. CHỨC NÃNG, NHIỆM v ụ VÀ T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI.............................................................................................................. 2 1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ và mô hình tổ chức của bệnh viện quân đội......... 2 1.1.2. Hệ thống quản lý nghiệp vụ quân y - bộ quốc phòng............................ 3 1.1.3. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược bệnh viện quân đội......... 4 1.1.4. Vài nét về bệnh viện Trung ương Quân đội 108................................... 6 1.1.5. Hội đồng thuốc và điều tri.................................................................... 7 1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT...................................................................................... 8 1.2.1. Mô hình bệnh tật và ý nghĩa việc nghiên cứu mô hình bệnh tật............. 8 1.2.2. Phân loại mô hình bệnh tật.................................................................... 12 1.3. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN..... 12 1.3.1. Sự ra đời của danh mục thuốc thiết yếu và vấn đề sử dụng thuốc an toàn, hợp lý..................................................................................................... 12 1.3.2. Danh mục thuốc thiết yếu VN.............................................................. 13 1.3.3. Danh mục thuốc bệnh viện................................................................... 14 1.4. NHU CẦU THUỐC VÀ CÁC YÊU Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU THUỐC................................................................................................................... 1.5. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM.................. 14 16 Phần 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u ......................................... 18 2.1. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN c ứ u ....... C x ..................... 18 /- 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u ............................................................................. 18 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU.............................................................................................. 19 cứu............................................................................... 20 Phẩn 3: KẾT QUẢ NGHIÊN 3.1. KHẢO SÁT MỘT s ố YẾU Tố ẢNH HƯỞNG ĐÊN CUNG ỨNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108......................................................... 20 3.1.1. Tổ chức và cơ cấu nhân lực khoa dược bệnh viện TWQĐ108............... 20 3.1.2. Mô hình bệnh tật của bệnh viện TWQĐ 108 Giai đoạn 2000-2004....... 25 3.1.3. Tình hình thực hiện kế hoạch giường bệnh qua các năm....................... 30 3.1.5. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều tr i............................................ 34 3.1.6. Nguồn kinh phí cho hoạt động của khoa dược bệnh viện TWQĐ 108.... 38 3.1.7. Tình hình sử dụng thuốc của bệnh viện................................................ 40 3.1.8. Trang thiết bị, máy móc........................................................................ 41 3.2. HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG............................................................................... 41 3.2.1. Phương thức cung ứng........................................................................... 42 3.2.2. Quy trình cung ứng............................................................................... 43 3.2.3. Quy trình cấp phát................................................................................. 44 3.2.4. Nguồn cung ứng thuốc của khoa dược Bệnh viện TWQĐ 108.............. 46 3.2.5. Tình hình pha chế, sản xuất của bệnh viện từ năm 2002-2004............... 46 3.2.6. Kết quả cung ứng thuốc........................................................................ 46 3.2.7. Tình hình thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn................................ 49 BÀN LUẬN.................................................................................................................. 51 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT.............................................................................. 55 4.1. KẾT LUẬN....................................................................................................... 55 4.2. ĐỂ XUẤT.......................................................................................................... 56 DANH MỤC BÁNG s õ LIỆU Trang Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của các nước trên thế giói năm 1990 9 Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976-2003 10 Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực khoa dược của Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2004 22 Bảng 3.2. So sánh biên chế khoa dược vói biên chế toànviện và so sánh số 23 DSĐH với số Bác sỹ tại Bệnh viện TWQĐ 108 Bảng 3.3. So sánh cơ cấu nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh 24 viện Quân y 103 năm 2004 Bảng 3.4. Số lượt bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện TWQĐ từ năm 2000- 25 2004 Bảng 3.5. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 27 2000-2004 Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng của Bệnh viện TWQĐ 108 qua các năm 2000-2004 31 Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện 33 Quân y 103 Bảng 3.8. Số khoa ban được kiểm tra và số đơn thuốc được phân tích, đánh 34 giá Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc của Bênh viện 36 TWQĐ 108 năm 2000 và năm 2004 Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 37 2000-2004 Bảng 3.11. Kinh phí từ các nguồn cung cấp để mua thuốc, hoá chất của Bệnh 38 viện TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004 Bảng 3.12. Cơ cấu kinh phí Cục Quân y cấp cho khoa Dược Bệnh viện 39 viện 40 TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004 Bảng 3.13. Giá tậ tiền thuốc sử dụng qua 5 năm 2000-2004 tại Bệnh TWQĐ 108 Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về pha chế, sản xuất thuốc tại khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2004 Bảng 3.15. Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị của các đối tượng bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Bảng 3.16. Số lượng bệnh nhân nhập viện, về đơn vị, chuyển viện và tử vong tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y - Bộ Quốc phòng 4 Hình 1.2. Các yếu tố quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện 11 Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy khoa Dược bệnh viện TWQĐ 108 20 Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 22 năm 2004 Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nhân lực của Bệnh viện TWQĐ 108 năm 23 2004 Hình 3.4. Biểu đồ so sánh cơ cấu nhân lực Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh 24 viện Quân y 103 năm 2004 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ bệnh nhân thuộc các đối tượng đến khám 26 bệnh tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004. Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện 27 TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn số lượng các đối tượng bệnh nhân điều trị nội 28 trú tại bệnh viện TWQĐ 108 các năm từ 2000-2004 Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 từ 29 2000-2004 Hình 3.9. ĐỒ thị biểu diễn tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 32 108 Hình 3.10. Đồ thị so sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 33 108 với Bệnh viện Quân y 103 từ năm 2000-2004 Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn số khoa ban được kiểm tra và số đơn thuốc được 35 phân tích, đánh giá tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Hình 3.12. Sơ đồ xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108 36 Hình 3.13. Biểu đồ so sánh cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại Bệnh 37 viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ kinh phí cấp từ các nguồn cho khoa Dược 39 Bệnh viện TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004. Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn tổng giá trị tiền thuốc, hoá chất tại Bệnh viện 40 TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Hình 3.16. Sơ đồ quy trình cung ứng thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108. 43 Hình 3.17. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc tới các khoa, phòng tại Bệnh viện 44 TWQĐ 108 Hình 3.18. Quy trình lĩnh thuốc, chia phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện 45 TWQĐ 108 Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn mức bình quân tiền thuốc/giường bệnh/ngày 47 điều trị của các đối tượng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Hình 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện 53 Hình 4.2. Tổ chức màng lưói cung ứng thuốc tại Bệnh viện TWQĐ 108 53 s ơ Đ ổ TÓM TẮT LUẬN VÃN 1. Khảo sát, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2. Tìm hiểu sơ bộ về công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. - Chức năng, nhiệm vụ và tô chức cua Bệnh viện Quân đội. - Mô hình bệnh tật. - Danh mục TTY và danh mục TBV. - Nhu cầu thuốc. - Thưc trang cung ứng thuốc tại Việt Nam. - Danh mục thuốc Bệnh viện, số sách, báo cáo tổng kết công tác dược. - Biên bản kiếm kê tồn kho hàng năm. - Bệnh án, báo cáo bệnh tật của bệnh viện. - HỒ sơ, báo cáo về hioạt động cung ứng, quản V^lý và sử dụng thuốc. mmềÊẾMiỂsm - Phương pháp hôi cứu. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý số liệu. - Địa điềm: Bệnh viện Irung ừơng Quần đội 108. - Thòi gian nghiên cứu: Từ năm 2000-2004. - Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Bệnh viện TWQĐ 108: Tổ chức, nhân lực khoa Dược, mô hình bệnh tật, tình hình thực hiện kế hoạch giường bệnh, hội đổng thuốc và điều trị, kinh phí, tình hình sử dụng thuốc, trang thiết bị, máy móc. - Khảo sát một số hoạt động cung ứng thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108: Phương thức cung ứng, quy trình cung ứng, quy trình cấp phát, nguồn cung ứng, tình hĩnh pha chế, san xuất cua Bệnh viện, kết quả cung ứng thuốc, tình hình thực hiện một số nhiệm vụ chuyên môn. viẹn - Tổ chức TWQĐ 108. - Mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108. - Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. - Hoạt động cung ứng thuốc. - Kiến nghị vói Bộ Y tế. - Kiến nghị với Bộ Quốc phòng. - Kiến nghị Bệnh viện TWQĐ 108. ĐỆT VỔR BỂ Con người là nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển của một cộng đồng, một đất nước hay một xã hội. Nâng cao sức khoẻ là điều kiện để mỗi con người cống hiến, xây dựng, bảo vệ cộng đồng, đất nước và xã hội đó. Bảo vệ và tăng cường sức khoẻ của nhân dân là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành và toàn thể xã hội, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt. Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh, giữ vai trò quan trọng trong hệ thống y tế quốc gia. Cung ứng thuốc là một trong những hoạt động quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chất lượng điều tri của bệnh viện. Cung ứng thuốc cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân đầy đủ, kịp thời, an toàn các loại thuốc có hiệu lực, chất lượng tốt, giá thành hợp lý là một trong những mục tiêu chính của chính sách thuốc quốc gia Việt Nam. Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 là bệnh viện đa khoa tuyến cao nhất trong Quân đội, có nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân, đặc biệt bệnh viện còn có nhiệm vụ thu dung và điều trị cho các cán bộ cấp cao của Đảng và nhà nước Việt Nam và các nước bạn Lào, Campuchia. Vói nhiệm vụ đó việc cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện có nét đặc thù riêng nhưng cũng không nằm ngoài trình trạng cung ứng thuốc của bệnh viện hiện nay. Để tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn, thuận lợi của một bệnh viện Quân đội, chúng tôi tiến hành đề tài: "Khảo sá í một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện Trung ương ộuùn đội lũ2' Với mục tiêu thực hiện như sau: 1. Khảo sát, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Nhân sự, mô hình bệnh tật, cơ sở vật chất,...trong 5 năm 2000-2004. 2. Tìm hiểu sơ bộ về công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 3. Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 1 Phần 1: TỔNG QUAN 1.1. CHỨC NÃNG, NHIỆM v ụ VÀ T ổ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI Bệnh viện là cơ sở y tế trong khu vực dân cư bao gồm giường bệnh, đội ngũ các cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các Khoa, Phòng vói trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh. Hiểu theo nghĩa rộng hơn, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa : “Bệnh viện là một tổ chức không thể tách rời của tổ chức xã hội y tế, chức năng của nó là chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nhân dân, cả phòng bệnh và chữa bệnh, dịch vụ ngoại trú của bệnh viện phải vươn tới gia đình và môi trường cư trú. Bệnh viện còn là trung tâm đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu khoa học.” 1.1.1. CHỨC NĂNG, NHIỆM v ụ , MÔ HÌNH T ổ CHỨC CỦA BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI 1.1.1.1. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện [7], [17] Cần cứ theo Quyết định số 152/QĐ-QP ngày 15/04/1993, Quyết định số 673/QY-4 ngày 23/05/2002 của Cục trưởng Cục Quân Y về quy chế, nhiệm vụ tổ chức ngành Quân y và chế độ công tác chuyên môn bệnh viện Quân đội quy định nhiệm vụ của bệnh viện Quân đội như sau: - Khám, chữa bệnh cho bộ đội, đối tượng chính sách của Quân đội, nhân dân và các đối tượng khác thuộc tuyến và khu vực theo quy định của cấp có thẩm quyền. - Phòng chống bệnh dịch cho các đơn vị thuộc tuyến và khu vực. - Đào tạo, huấn luyện. - Nghiên cứu khoa học. - Chỉ đạo tuyến. - Sẩn sàng thu dung, cấp cứu hàng loạt, điều trị cho thương binh, bệnh binh và cử các phân đội quân y cơ động đi làm nhiệm vụ khi có yêu cầu. - Tham gia quản lý kinh tế bệnh viện. 1.1.1.2. Mô hình tổ chức của bệnh viện [17] Tuỳ theo từng loại bệnh viện (đa khoa hay chuyên khoa), hạng bệnh viện (hạng I, n, in) mà có tổ chức phù hợp vói quy chế bệnh viện. Một mô hình bệnh 2 viện có tổ chức điển hình sẽ bao gồm: - Ban giám đốc: Giám đốc bệnh viện thực hiện nhiệm vụ điều hành chung, các phó giám đốc được giám đốc bệnh viện phân công phụ trách các lĩnh vực chuyên môn, tổ chức cán bộ, kế hoạch, tài chính, xây dựng bệnh viện. - Các khoa lâm sàng. - Các khoa cận lâm sàng. - Các phòng chức năng. - Các hội đồng tư vấn như: Hội đồng khoa học kỹ thuật, Hội đồng thuốc và điều trị, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật. Mô hình tổ chức của bệnh việt Việt Nam được trình bày ở phu luc 1 1.1.2. HỆ THỐNG QUẢN LÝ NGHIỆP v ụ QUÂN Y - BỘ QUỐC PHÒNG Bộ máy tổ chức ngành y tế Quân đội đã được kiện toàn, phát triển và thống nhất công tác chỉ đạo. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y đã được Cục Quân y-Tổng cục hậu cần khái quát theo sơ đồ sau: 3 Hình 1.1. Hệ thống quản lý nghiệp vụ Quân y - Bộ Quốc phòng Ghi chú: QK-Quân khu; QĐ-Quân đoàn; QC-Quân chủng; TT KNNC-Trung tâm kiểm nghiệm nghiên cứu; VSPD-Vệ sinh phòng dịch; TT YHDP-Trung tâm Y học dược phẩm; DN-doanh nghiệp; QĐ-Quân đội; QY-Quân y; BTTM-Bộ tổng tham mưu; TCKT-Tổng cục kỹ thuật; TCCT-Tổng cục chính trị; TCCNQP-Tổng cục công nghiệp quốc phòng. 1.1.3. VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM v ụ CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN QUÂN ĐỘI. [17], [19] Vị trí chức năng của khoa Dược: Khoa Dược là một khoa thuộc sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc bệnh viện; là một tổ chức chuyên môn kỹ thuật về 4 Dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, quản lý, cấp phát thuốc men, hoá chất, y cụ và triển khai thực hiện các chế độ chuyên môn về Dược trong bệnh viện, tham gia Hội đồng thuốc và điều tri, đảm bảo thông tin thuốc, tư vấn về sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn - hiệu quả hợp lý trong bệnh viện; giũp Giám đốc bệnh viện chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác Dược theo phương hướng của ngành và yêu cầu trong điều trị. Khoa Dược nằm trong tuyến điều tri và là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc. Nhiệm vụ của khoa Dược: 1. Lập kế hoạch, cung cấp và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao: bông, băng, gạc cho điều tri nội trú và ngoại trú, đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý. 2. Pha chế một số thuốc trong bệnh viện theo quy định. 3. Đảm bảo hiệu lực và thực thi các quy chế Dược tại bệnh viện. 4. Kiểm tra, theo dõi việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế trong bệnh viện. 5. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học, thông tin, tư vấn về thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc (ADR). 6. Tồn trữ, bảo quản thuốc men, hoá chất, y cụ...hạn chế làm giảm chất lượng. Dự trữ đủ cơ số đề phòng thảm hoạ chiến tranh. 7. Tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hiện tiết kiệm đạt hiệu quả cao trong phục vụ người bệnh. 8. Là cơ sở thực hành của các trường đại học y dược và các trường trung học y tế. Tổ chức khoa Dược bệnh viện [13] Tổ chức khoa Dược cần gọn nhẹ, sử dụng và phát huy được khả năng, kiến thức của cán bộ theo định hướng "dược lâm sàng". Trưởng khoaDượccần bố trí dược sỹ đại học, tiến tới cần bố trí dược sỹ lâm sàng. Cần bố trí tỷ lệ giữa dược sỹ đại học/dược sỹ trung cấp và dược tá theo tỷ lệ 1/5 hoặc 1/6. Khoa Dược thường gồm 4 bộ phận: - Hành chính, dược chính, thống kê, cung ứng, kiểm nghiệm. - Kho và cấp phát lẻ nội trú, cấp phát lẻ ngoại trú. 5 - Pha chế. - Dược lâm sàng: duyệt thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc (ADR). 1.1.4. VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108. [16] Bệnh viện Thuỷ Khẩu, tiền thân của bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được Tổng cục Cung cấp chỉ đạo Cục Quân y xây dựng nhằm phục vụ chiến dịch Biên Giói - Chiến dịch Lê Hồng Phong n. Sau chiến dịch Biên Giới bệnh viện đã phát triển thành Bệnh viện Trung ương Yên Trạch rồi đổi tên thành Phân viện 8. Từ sau sự kiện ngày 12 tháng 06 năm 1956, Phân viện 8 chính thức đổi thành Quân y viện, một thời gian sau đổi thành Viện Quân y 108. Ngày 10 tháng 3 năm 1995, Bộ tổng tham mưu ra quyết định số 45/QĐ-H16 đổi tên Viện Quân y 108 thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tên gọi mới là sự khẳng định vị thế của Bệnh viện 108 trong Ngành Quân y cũng như nhiệm vụ của Bệnh viện trong giai đoạn mói. I.I.4.I. Nhiệm vụ - Là bệnh viện tuyến cuối cùng của toàn quân, thu dung và điều trị bệnh nhân khu vực từ cấp thiếu tá trở lên và các đối tượng diện chính sách. Từ đầu năm 1994, Bệnh viện chính thức triển khai thêm nhiệm vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho cán bộ quân đội nghỉ hưu. - Chỉ đạo tuyến trong toàn quân. - Điều trị, chăm sóc sức khoẻ, phục vụ các cán bộ cao cấp của Đảng, nhà nước, Quân đội nước ta và các bạn Lào, Cam-Pu-Chia. - Tổ chức dịch vụ y tế khám, chữa bệnh cho nhân dân, có thu một phần viện phí. - Là một trong những trung tâm nghiên cứu y học và đào tạo cán bộ của Ngành Quân y. Tháng 9 năm 1993, Bệnh viện chính thức được nhận thêm nhiệm vụ là Viện nghiên cứu Y dược học lâm sàng trong quân đội. Từ ngày 26 tháng 1 năm 1995, Bệnh viện được Thủ tướng Chính phủ chính thức giao nhiệm vụ đào tạo nghiên cứu sinh (ịQuyết định sô'68/TTg, ngày 26-1-1995) thuộc 3 chuyên ngành: răng-hàmmặt, chấn thương chỉnh hình và bệnh truyền nhiễm. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thu dung, điều trị, thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả các cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có, kết hợp với hợp tác đối ngoại theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng, quy định của Quân đội. 6 I.I.4.2. Tổ chức, nhân sự Tổ chức: Cho đến nay Bệnh viện đã có đủ các chuyên khoa gồm 31 khoa lâm sàng, trong đó có 17 khoa nội, 6 khoa ngoại, 8 khoa chuyên khoa (được trình bày ở ỵhu Ịuc 2) Nhân sự: Từ 60 nhân viên (Phân viện 8, năm 1952) đến nay Bệnh viện TWQĐ 108 đã có 1286 nhân viên, trong đó có 368 bác sỹ. Bệnh viện có đội ngũ chuyên gia đầu ngành giỏi, có kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật kế tiếp hùng hậu, trang thiết bị y tế đã và đang được đổi mới theo hướng hiện đại, có những mũi nhọn chuyên khoa đã vươn tói trình độ tiên tiến ngang tầm vói các bệnh viện trong nước, trong khu vực và quốc tế. Gắn liền vói nhiệm vụ thu dung điều trị, hoạt động nghiên cứu khoa học và huấn luyện, đào tạo của Bệnh viện phát triển mạnh mẽ và đúng hướng. Số lượng các công trình, đề tài nghiên cứu và số cán bộ tham gia nghiên cứu ngày càng tăng. Nhiều công trình có giá tri khoa học và thực tiễn cao, được trao giải thưởng, trong đó có giải thưởng Nhà nước về nghiên cứu: Dịch tễ học, lâm sàng và điều trị sốt rét ác tính ở miền Bắc...Công tác huãh luyện đào tạo tiến hành đúng quy chế, có nề nếp, có chất lượng. 1.1.5. HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ [13] Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 25/02/1997, chỉ thị 05/CT-BYT ngày 16/04/2004 của Bộ trưởng Bộ y tế về việc chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc tại bệnh viện, Quyết định 1895/QĐ-BYT ngày 19/09/1991 về quy chế bệnh viện đã quy định: Các bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh cần phải có Hội đồng thuốc và điều trị. Chức năng: Tư vấn thường xuyên cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế; cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp vói bệnh viện và chính sách quốc gia về thuốc. Nhiệm vụ: - Xây dựng và trình giám đốc phê duyệt các quy định cơ bản về cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc của bệnh viện. - Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với đặc thù bệnh viện và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của bệnh viện. - Tổ chức cung ứng thuốc hợp lý: Xây dựng quy trình cấp phát thuốc, giám sát việc thực hiện quy trình và quá trình dùng thuốc, đồng thòi giúp giám đốc kiểm tra việc thực hiện quy trình. 7 - Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược. - Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng thuốc. - Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện. - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và y tá điều dưỡng. Tổ chức hoạt động: Hội đồng thuốc và điều trị gồm từ 5-15 người, tuỳ theo hạng bệnh viện, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Thành phần hội đồng gồm: - Chủ tịch hội đồng thuốc và điều trị là giám đốc hoặc phó giám đốc phụ trách chuyên môn. - Thư ký hội đồng là trưởng phòng kế hoạch tổng họp. - Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là dược sỹ đại học, trưởng khoa Dược bệnh viện. - Uỷ viên gồm một số trưởng khoa điều trị chủ chốt và trưởng phòng y tá (điều dưỡng). Trưởng phòng hành chính kế toán là uỷ viên không thường xuyên. Bệnh viện hạng I và bệnh viện hạng n có thêm uỷ viên dược lý. 1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT [5], [13] 1.2.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT VÀ Ý NGHĨA VIỆC NGHIÊN cứ u MÔ HÌNH BỆNH TẬT Bệnh tật là trạng thái mất cân bằng về thể xác và tình thần dưới tác động của một loạt các yếu tố nội môi và ngoại môi lên con người. Như vậy, bệnh tật phụ thuộc vào cơ thể sống của cá thể, điều kiện sống: thời tiết, khí hậu, môi trường cũng như các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống tinh thần của từng cá thể và cả cộng đồng. Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ là tập hợp tất cả những trạng thái mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó xã hội đó trong một khoảng thòi gian nhất định. 8 Ý nghĩa của việc nghiên cứu mô hình bệnh tật: Nghiên cứu mô hình bệnh tật là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lý đặc biệt là cơ quan quản lý chăm sóc sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu mô hình bệnh tật giúp cho việc: - Quản lý được sức khoẻ và bệnh tật của toàn xã hội. - Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi của cơ cấu bệnh tật trong cộng đồng và xã hội, để có chiến lược và chính sách về y tế, phòng chống và đối phó với bệnh tật. - Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng thuốc khoa học. - Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc. - Các nhà hoạch định chính sách y tế có thể dự đoán những bệnh có khả năng thanh toán được, những bệnh mói sẽ xuất hiện, dự đoán trong tương lai các bệnh tật. Nhờ đó lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật y dược, các chiến lược chung của ngành, chủ động, hợp lý và hiệu quả. Mô hình bệnh tật trên thế giới Mô hình bệnh tật của mỗi nước phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, xã hội của từng nước. Theo điều tra của ngân hàng thế giói và trường đại học Oxford Mỹ thì trên thế giói có hai loại mô hình bệnh tật có tính chất riêng biệt: Mô hình bệnh tật của các nước phát triển với chủ yếu là các bệnh không nhiễm trùng như tim mạch, tiểu đường, các bệnh lý người già và mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển với các bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lộ cao như sốt rét, ỉa chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, tả, lỵ, thương hàn và lao. Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của các nước trên thế giới năm 1990 Đơn vị tính: Tỷ lệ % MHBTcủa các nước MHBT của các MHBT chung đang phát triển nước phát triển của toàn thế giới Các bệnh nhiễm trùng 41,2 5,3 33,4 Các bệnh không nhiễm trùng 50,0 87,3 58,1 Chấn thương 8,8 7,4 8,5 Các loại bệnh [Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2003] 9 Theo bảng 1.1 cho thấy mô hình bệnh tật của các nước phát triển chủ yếu là các bệnh không nhiễm trùng (chiếm 50,0%), trong đó ở các nước phát triển bệnh nhiễm trùng vẫn chiếm tỷ lệ cao (chiếm tới 87,3%). Mô hình bệnh tật ở Việt Nam Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, thuộc miền khí hậu nhiệt đới, do đó mô hình bệnh tật của Việt Nam mang những nét đặc trưng của một quốc gia nhiệt đới đang phát triển và đang có nhiều thay đổi. Bảng 1.2. Mô hình bệnh tật chung ở Việt Nam giai đoạn từ 1976-2003 Đơn vị tính: Tỷ lệ % 1976 Chương bệnh Mắc Chết 1986 Mắc Chết 1996 Mắc Chết 2003 Mắc Chết Bệnh lây 55,50 53,06 59,20 52,10 37,63 33,13 27,44 17,42 Bệnh không lây 42,65 44,74 39,00 41,80 50,02 43,68 60,61 59,12 Tai nạn, chấn thương, ngộ độc 1,58 2,23 1,80 6,10 12,35 23,20 11,95 23,46 [Nguồn: Niên giám thống kê 1996-2003] “Ở Việt Nam, về mặt mô hình bệnh tật, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến nhấty kể cả trong quá khứ, hiện tại và tương laĩ’ Mô hình bệnh tật của Việt Nam vừa có đặc điểm của các nước nghèo và vừa có đặc điểm của một nước bắt đầu công nghiệp hoá: Có sự đan xen giữa nhiễm trùng và không nhiễm trùng, giữa bệnh cấp tính và mãn tính, xu hướng bệnh không nhiễm trùng và bệnh mãn tính ngày càng cao. Nguyên nhân là do đô thị hoá làm tăng tai nạn giao thông, sự ô nhiễm môi trường làm tăng các loại bệnh ung thư, dùng nhiều loại hoá chất trong nông nghiệp không được kiểm soát dẫn đến ngộ độc, đời sống ngày càng cao làm tăng tuổi thọ và làm tăng bệnh tim mạch, huyết áp, béo phì, tiểu đường...Bên cạnh đó, các bệnh như HIV/AIDS, sốt rét, sốt xuất huyết, lao tăng rõ rệt và có diễn biến phức tạp. Sự xuất hiện của một số bệnh như: Viêm đường hô hấp cấp (SARS), dịch cúm gia cầm...đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Mô hình bệnh tật của bệnh viện: Mô hình bệnh tật ở bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong một khoảng thời gian nhất định (thường là theo từng năm) về số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị. Bệnh tật phụ thuộc vào cơ thể sống của mỗi cá thể, điều kiện sống: Thời tiết, khí hậu, môi trường cũng như các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống tinh 10 thần của cá thể và của cả cộng đồng. Như vậy, tình trạng bệnh tật, sức khoẻ cộng đồng trong những điều kiện ngoại cảnh nhất định, ở những khoảng thời gian nhất định được khái quát dưới dạng mô hình bệnh tật. Không giống như mô hình bệnh tật ở cộng đồng, bệnh viện là nơi chữa khám, bệnh cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức, nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau, với đặc điểm dân cư - địa lý khác nhau và đặc biệt là sự phân công chức năng, nhiệm vụ trong tuyến y tế khác nhau, từ đó dẫn đến mô hình bệnh tật của mỗi bệnh viện cũng khác nhau. Theo Axel Kroeger mô hình bệnh tật của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn của ngưòi bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện: - Yếu tố về người bệnh: Tuổi, giới, dân tộc, gia đình, nghề nghiệp, tài sản, tính cách, văn hoá, tính chất của bệnh và nhận thức của người bệnh... - Yếu tố về bệnh viện: Sự dễ tiếp cận, sự hấp dẫn, thái độ của nhân viên, chất lượng, kỹ thuật chẩn đoán và điều tri, giá cả... Có thể khái quát các yếu tố quyết định và ảnh hưởng đến mô hình bệnh tật của bệnh viện theo sơ đồ sau: Hình 1.2. Các yếu tỏ quyết định và ảnh hưởng tới MHBT bệnh viện. 11 1.2.2. PHÂN LOẠI MÔ HÌNH BỆNH TẬT [6], [13] Để nghiên cứu mô hình bệnh tật được thuận lợi và chính xác, Tổ chức y tế Thế giới đã ban hành danh mục bệnh tật gọi là phân loại quốc tế bệnh tật ICD (International Calassiíĩcation Diseases), danh mục này đã được bổ xung và sửa đổi 10 lần. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21 chương bệnh, mỗi bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết bệnh theo nguyên nhân gây bệnh hay tính chất đặc thù của bệnh đó. 1.3. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN 1.3.1. Sự RA ĐỜI CỦA DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VÀ VÂN ĐỂ sử DỤNG THUỐC AN TOÀN, HỢP LÝ Khái niệm thuốc thiết yếu được hình thành từ đại hội lần thứ 28 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1975. “Thuốc thiết yếu là những thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khoẻ của đa số nhân dân, được nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ của nhân dân, được chọn và cung ứng để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp”. Sau đại hội một hội đồng chuyên gia được thành lập và nhận nhiệm vụ soạn thảo một danh mục mẫu các loại thuốc của từng nhóm bệnh vói quan niệm là những thuốc đó cần phục vụ cho nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của đa số nhân dân, số lượng chủng loại thuốc phụ thuộc vào mức độ và khả năng của từng tuyến y tế. Hai năm sau (1977) danh mục đầu tiên gọi là danh mục thuốc thiết yếu (danh mục mẫu) gồm 200 loại thuốc được biên soạn xong và xuất bản, nhằm chăm sóc sức khoẻ ban đầu và đảm bảo thắng lọi trong chiến dịch chăm sóc sức khoẻ chung. Danh mục mẫu được sửa đổi định kỳ 2-3 năm một lần với mục đích cập nhật những thông tin mới về thuốc và những tiến bộ trong điều trị bệnh tật, nhằm đáp ứng với yêu cầu chữa bệnh, phù hợp với sự phát triển của ngành Dược cũng như sự tiến bộ trong điều trị bệnh. Đến năm 1995 danh mục thuốc thiết yếu đã có 10 lần sửa đổi và ban hành lại, danh mục thuốc thiết yếu lẩn thứ 10 gồm 246 thuốc và vaccin. [12] Cùng vói sự tăng trưởng kinh tế, ngành công nghiệp dược phẩm trên thế giới cũng không ngừng tăng lên. Danh mục thuốc trên thế giới cũng tăng lên nhanh chóng, ở Hoa Kỳ hiện nay có khoảng 300.000 loại thuốc, Thái Lan có khoảng 30.000 loại thuốc. Tuy nhiên sự phân bố tiêu dùng thuốc trên thế giới rất chênh lệch 12 giữa các nước phát triển và đang phát triển, giữa các vùng địa lý, giữa các tầng lóp dân cư. Sự đa dạng của chủng loại thuốc giúp thầy thuốc có nhiều sự lựa chọn, tuy nhiên mặt trái của nó là dẫn đến việc sử dụng thuốc kém an toàn và hợp lý. Bên cạnh nạn thuốc giả, quảng cáo thuốc sai quy định việc lạm dụng thuốc trên thế giới đang trở thành hiện tượng phổ biến, ở các nước phát triển dân chúng có thói quen dùng thuốc an thần: ở Anh 8% người lớn dùng thuốc an thần hàng ngày, ở Mỹ là 17%. Ở các nước đang phát triển thì sự lạm dụng thuốc lại theo một xu hướng khác: dùng thuốc không hợp lý, không đúng, phối hợp nhiều loại thuốc không cần thiết, thậm chí có sự tương kỵ... [18]. Theo tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) cho đến năm 1995 vẫn có "50% dân số thế giới vẫn không được chăm sóc sức khoẻ khi mắc những chứng bệnh thông thường, nhất là không có thuốc thiết yếu khi cần" (Diễn văn của Tổng giám đốc TCYTTG trong Đại hội đồng TCYTTG lần thứ 48, Geneve, 2-5-1995). Cũng theo TCYTTG 'Chỉ cần 1 USD thuốc thiết yếu có thể đảm bảo chữa khỏi 80% các chứng bệnh thông thường của người dân tại cộng đồng để thực hiện chính sách chăm sóc sức khoẻ ban đầu". Do đó các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển cần phải sử dụng thuốc hợp lý hơn để sử dụng hiệu quả nguồn tài chính hạn chế của mình. Đồng thời thông qua việc sử dụng thuốc hợp lý có thể cung cấp cho nhân dân một lượng thuốc lớn hơn trên cơ sở không tăng kinh phí. [21] 1.3.2. DANH MỤC THUỐC THIẾT YẾU VN Theo chính sách quốc gia về thuốc Việt Nam định nghĩa: "Danh mục thuốc thiết yếu là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giả cả hợp lý". Năm 1985 Bộ Y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ nhất gồm 225 thuốc tân dược. Năm 1989 danh mục thuốc tối cần và chủ yếu được ban hành lần thứ II gồm 116 thuốc thiết yếu, 64 thuốc tối cần. Năm 1995 Bộ y tế ban hành danh mục thuốc thiết yếu lần thứ III gồm 225 thuốc thiết yếu được phân cấp phù hợp vói trình độ chuyên môn của cán bộ y tế và chức năng, nhiệm vụ của cơ sở y tế từ tuyến trung ương xuống địa phương. Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ IV được ban hành năm 1999 gồm 346 thuốc tân dược, 81 thuốc y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc Nam bắc. [8], [9], [10] 13 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ra quyết định s ố 232012001/QĐ-BYT (ngày 19/6/2001), số 03/2005/QĐ-BYT (ngày 24/01/2005), ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn quốc. Mục tiêu của danh mục thuốc đặt ra là: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, đáp ứng yêu cầu điều trị cho ngưòi bệnh, đảm bảo quyền lọi về thuốc chữa bệnh của người bệnh tham gia BHYT, phù hợp với khả năng kinh tế của người bệnh và khả năng chi trả của BHYT [14] 1.3.3. DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN Một trong những nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị là xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện phải đạt được những mục đích sau: - Đảm bảo hiệu lực, an toàn, và các yêu cầu khác trong điều trị: Danh mục thuốc bệnh viện đa số phải là thuốc thiết yếu. - Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng thuốc thiết yếu, các thành phần kinh tế tích cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng thuốc thiết yếu. - Đảm bảo quyền lọi được điều trị bằng thuốc của người bệnh, quyền được chi trả tiền thuốc của người bệnh có BHYT. Danh mục thuốc bệnh viện phải đáp ứng được cho điều trị tại bệnh viện. [4] 1.4. NHU CẦU THUỐC VÀ CÁC YÊU Tố ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU THUỐC [13] "Nhu cầu về một mặt hàng nào đó lượng hàng mà người mua muốn mua ở mỗi mức giá. Như vậy, ở mỗi mức giá khác nhau, người mua sẽ có một nhu cầu khác nhau. Song thuốc là một hàng hoá đặc biệt, vì vậy việc sử dụng loại thuốc nào, số lượng bao nhiêu, cách thức sử dụng ra sao thì lại không phải do người bệnh tự quyết định mà lại được quyết định bcd thầy thuốc và người dùng phải tuân thủ nghiêm ngặt. Như vậy, nhu cầu thuốc về cơ bản không phải lượng thuốc mà người bệnh muốn mua ở mỗi mức giá. Nhu cầu thuốc được quyết định bởi nhiều yếu tố: bệnh tật, kỹ thuật điều trị, trình độ của nhân viên y tế (người kê đơn, người bán thuốc), khả năng chi trả của bệnh nhân...trong đó yếu tố bệnh tật là quyết định hơn cả.” Do tính chất đặc biệt của thuốc: là một loại hàng hoá ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và sức khoẻ của người bệnh cho nên việc sử dụng thuốc đòi hỏi phải luôn an toàn, hợp lý. Vì vậy, việc xác định nhu cầu thuốc cho một cá nhân, một cộng đồng, trong một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó cũng phải dựa trên đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng. Các yếu tố đó là: 14 1. Tình trạng bệnh tật, mô hình bệnh tật: Đã trình bày ở trên. 2. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh và điều trị: Trước khi điều trị cho một bệnh nhân, bác sỹ cần khám bệnh để đưa ra chẩn đoán đúng bệnh của bệnh nhân. Căn cứ vào bệnh tật để quyết định việc chỉ định thuốc của bệnh nhân. Như vậy, việc xác định nhu cầu thuốc có đúng hay không còn phụ thuộc vào chất lượng chẩn đoán bệnh, và ngược lại chẩn đoán sai bệnh sẽ dẫn đến việc xác định sai nhu cầu thuốc. 3. Hiệu lực điều trị của thuốc: Một loại thuốc được coi là đạt chất lượng sản phẩm khi thoả mãn các tiêu chuẩn sau: - Có hiệu lực phòng, chẩn đoán, điều trị bệnh theo công dụng đã công bố. - An toàn, không hoặc ít có tác dụng phụ. - Dạng bào chế dễ sử dụng. - Đảm bảo chất lượng trong quá trình bảo quản, trong thời gian hạn sử dụng. 4. Quyết định cuối cùng của người bệnh: Xét về sự lựa chọn và khả năng kinh tế, nhu cầu thuốc có liên quan đến sức mua của người dùng ở mỗi mức giá và giá cả cũng là một trong những yếu tố, động cơ để quyết định nhu cầu của người bệnh. Ngưòi bệnh hoặc thầy thuốc đều có những thói quen, thị hiếu riêng trong khi thể hiện sức mua thuốc. 5. Yếu tố môi trường xã hội: Nhu cầu thuốc chịu ảnh hưởng của nền văn hoá dân tộc, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng. Tác động của yếu tố địa lý, khí hậu, thời tiết là yếu tố ngoại môi, tác động trực tiếp đến sức khoẻ, là nguyên nhân làm tăng hay giảm bệnh tật và tác động đáng kể đến sự lựa chọn quyết định dùng thuốc. 6. Giá cả của sản phẩm và những sản phẩm cạnh tranh: Đối với loại thuốc không phải là tối cần, với những bệnh nhân mà khả năng kinh tế hạn hẹp thì giá thuốc là một trong những yếu tố cân nhắc trước khi quyết định lựa chọn nhóm thuốc này thay thế cho nhóm thuốc khác, lựa chọn thuốc này cho thuốc khác trong cùng một hoạt chất, hoặc có thể không mua nữa. 7. Các yếu tố khuyến mại và hiệu quả của hoạt động thông tin quảng cáo: Thuốc là mặt hàng đặc biệt vì vậy chỉ được phép giới thiệu mặt hàng và cung cấp các thông tin cần thiết về sử dụng thuốc cho bệnh nhân trên những phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, thực tế ranh giới giữa việc cung cấp thông tin về thuốc với khuyến mại nhằm kích thích người bệnh mua thuốc khó phân biệt và xác định để sử lý15 1.5. THỰC TRẠNG CUNG ỨNG THUỐC HIỆN NAY TẠI VIỆT NAM Định nghĩa về cung ứng thuốc: Cung ứng thuốc trong nền kinh tế thị trường không phải chỉ định ra được phương hướng, mục tiêu và tiền đề của lưu thông mà còn bao gồm cả không gian, thời gian, mặt hàng, số lượng thuốc và hệ thống các biện pháp, thủ thuật để đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến khách hàng cuối cùng. Cung ứng bao gồm 4 yếu tố cấu thành sau đây: - Người cung ứng: Người sản xuất hoặc nhập khẩu. - Người trung gian: Bệnh viện, công ty dược... - Hệ thống tồn trữ, vận tải và bán lẻ. - Hệ thống hỗ trợ: thông tin, tư vấn, quảng cáo, thanh toán... [22] Thực trạng cung ứng thuốc ở Việt Nam: ở Việt Nam công cuộc cải cách kinh tế trong những năm gần đây đã mang lại những thành tựu to lớn trên nhiều mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong đó có ngành y tế nói chung và những bước phát triển của ngành Dược trong việc đảm bảo thuốc cho nhu cầu điều trị, phòng và chữa bệnh. Bước vào thời kỳ kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, tổ chức màng lưới cung ứng thuốc phát triển rộng khắp, tập hợp được sức mạnh của nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phân phối thuốc. Mặt hàng thuốc phong phú, đa dạng, hình thức cung ứng thuận tiện, phù hợp, có nhiều chế độ ưu đãi về thuốc cho miền núi, các chương trình quốc gia cấp không nhiều loại thuốc cho phòng chống bệnh dịch. Song vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức trong vấn đề cung ứng thuốc cho nhân dân. Đó là: - Mức độ sử dụng thuốc vào loại thấp nhất thế giói, nhưng lại quá chênh lệch giữa các vùng. - Nguồn thuốc khá dồi dào, không quản lý kịp. - Các quy chế chuyên môn không phù hợp vói thực tế, không khả thi, khó khăn trong thực hiện, việc chấp hành quy chế yếu. - Quản lý thị trường chưa đi đôi với thanh tra chuyên môn để tạo điều kiện đưa hoạt động phân phối vào nề nếp. - Kinh phí thuốc, danh mục thuốc, thuốc thiết yếu cho cơ sở khám chữa bệnh còn nhiều vấn đề phải hoàn thiện. - Phương thức phân phối mở rộng quá tầm kiểm soát. 16 - Thuốc và đảm bảo cung ứng thuốc cho các trạm y tế xã, phường còn nhiều khó khăn về nhân lực và mô hình quản lý... - Các chính sách tài chính, giá cả trong phân phối giải quyết mối quan hệ giữa nhu cầu và khả năng chi trả cũng như khuyến khích đảm bảo màng lưới phân phối ở vùng sâu xa còn là vấn đề nan giải... [13], [21], [22]. Thực trạng cung ứng thuốc tại bệnh viện Thuốc dùng cho người bệnh tại bệnh viện được mua từ nhiều nguồn: Doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các hãng thuốc nước ngoài...Điều này làm cho công tác cung ứng thuận tiện và nhanh chóng nhưng cũng gây khó khăn trong công tác quản lý và lựa chọn thuốc.[l] Theo thống kê, thuốc và biệt dược nước ngoài chiếm trên 80% tỷ trọng khám chữa bệnh và trong tổng số chi phí khám chữa bệnh từ quỹ BHYT, chi phí cho thuốc chiếm tỷ lệ 50-60% trong điều trị nội trú, 70-90% trong điều trị ngoại trú. Tình trạng đó ảnh hưởng lớn đến quỹ BHYT và làm người nghèo gặp khó khăn khi khám chữa bệnh. [2] Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc kháng sinh cũng đang ở mức báo động như sử dụng không đúng, không cần thiết trong các bệnh không phải sử dụng kháng sinh (cúm, ỉa chảy..), dùng không đúng liều,... [20]. Ngoài kháng sinh, nhiều loại thuốc khác cũng không được sử dụng đúng: Việc sử dụng sai các corticoid đã gây hậu quả nghiêm trọng, lạm dụng thuốc an thần,...[21] Giá thuốc cũng có nhiều biến động, công tác quảng cáo tiếp thị sai quy định dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc trong điều trị gây tốn kém và ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người bệnh. Trước những tổn tại đó, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản quy định công tác cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện và các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc: chỉ thị sô'03, quyết định SỐ488/BYT-QĐ ngày 3/4/1995, thông tư s ố 08 (năm 1997), thông tư số 18/BYT-TT ngày 20/12/1995... [3]. Phần 2: Đ ố i TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.1. ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN NGHIÊN c ứ u 2.1.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU: Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 2.1.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài được thực hiện tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 dựa trên các tài liệu sau: - Khoa Dược: + Danh mục thuốc Bệnh viện từ năm 2000-2004. + Sổ sách, báo cáo tổng kết công tác Dược từ năm 2000-2004. + Biên bản kiểm kế tồn kho hàng năm. - Phòng Y vụ: + Bệnh án, báo cáo bệnh tật của Bệnh viện từ năm 2000-2004 + Hồ sơ, báo cáo về hoạt động cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc của Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng và của Bệnh viện. 2.1.3. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 5 năm từ 2000-2005 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u 2.2.1. PHƯƠNG PHÁP HỔI cứu * Hồi cứu, thống kê hồ sơ, báo cáo công tác dược Bệnh viện TWQĐ 108 có liên quan tói: - Nhân lực của khoa Dược. - Số lượng bệnh nhân đến khám và điều tri nội trú - Mô hình bệnh tật. - Chỉ tiêu và tỷ lệ sử dụng giường bệnh. - Danh mục thuốc bệnh viện. - Hoạt động cung ứng thuốc: các quy trình, giá trị tiền thuốc,... 2.2.2. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA Phỏng vấn, trao đổi với trưởng phòng Y vụ, trưởng khoa Dược và các Dược sỹ công tác tại khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108. 18 2.2.3. PHƯƠNG PHÁP TổNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ x ử LÝ s ố LIỆU * Phương pháp so sánh - So sánh nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 với Bệnh viện Quân Y 103. - So sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 với Bệnh viện Quân Y 103. * Phương pháp tỷ trọng: Tỷ trọng cán bộ khoa Dược theo trình độ học vấn; tỷ trọng bệnh nhân khám, chữa bệnh tại Bệnh viện theo các nhóm đối tượng; tỷ trọng các chương bệnh trong mô hình bệnh tật; tỷ trọng thuốc nội, ngoại trong DMTBV...; tỷ trọng kinh phí sử dụng thuốc trong tổng số kinh phí mua thuốc và hoá chất... * Phương pháp so sánh định gốc (so sánh nhịp cơ sở): Chọn một số liệu làm gốc để so sánh để thấy được chiều hướng thay đổi của chỉ tiêu. Phương pháp này dùng để phân tích tình hình bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện, tình hình kiểm tra việc sử dụng thuốc tại các khoa, phòng... * Phương pháp mô hình hoá, biểu đồ, đồ thị: Được sử dụng để minh hoạ cơ cấu nhân lực khoa Dược, mô hình bệnh tật, các quy trình cung ứng thuốc... 2.3. XỬ LÝ SỐ LIỆU Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoít Excel for Windows và Microsoít Word for Windows. 19 Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 3.1. KHẢO SÁT MỘT s ố YẾU T ố ẢNH HƯỞNG ĐÊN CUNG ÚNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 3.1.1. TỔ CHỨC VÀ Cơ CÂU NHÂN Lực KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108. Khoa Dược có vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của Bệnh viện, tổ chức bộ máy và cơ cấu nhân lực là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của khoa. 3.1.1.1. Tổ chức bộ máy của khoa dược Khoa Dược là khoa chuyên môn cao nhất đảm nhiệm mọi công tác về dược, có vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện. Tổ chức khoa Dược bệnh viện TWQĐ 108 gồm có 01 trưởng khoa, 01 phó khoa và 04 bộ phận công tác theo sơ đồ hình 3.1. Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy khoa Dược bệnh viện TWQĐ 108 *Lãnh đạo khoa Dược: gồm có 01 trưởng khoa và 01 phó trưởng khoa. Trưởng khoa Dược: Là dược sỹ đại học chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về các hoạt động của khoa và tham gia các hoạt động khác của bệnh viện. 20 - Phó trưởng khoa Dược: Là dược sỹ đại học, có trách nhiệm điều hành hoạt động của khoa khi trưởng khoa vắng mặt, chịu sự phân công công tác của trưởng khoa. * Các bộ phận công tác của khoa Dược: - TỔ hành chính: Theo dõi quản lý, dự trù, cung ứng thuốc, hoá chất, vật tư y tế; quản lý việc cấp phát thuốc; thông tin, tư vấn về thuốc cho bác sỹ điều trị và y tá điều dưỡng; hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy chế, chế độ chuyên môn về dược; theo dõi thống kê về dược; kiểm nghiệm các loại thuốc pha chế, sản xuất tại Bệnh viện. - Tổ pha chế: Pha chế các thuốc theo đơn thuốc thông thường, thuốc dùng ngoài, thuốc nước đạt tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu điều trị của các khoa lâm sàng. Đồng thời, nếu trong quá trình pha chế phát hiện sự thay đổi về chất lượng thì báo cho trưởng khoa Dược biết và giải quyết, tham gia sản xuất kinh tế ,.... - Tổ kho: Quản lý đảm bảo cấp phát đủ thuốc có chất lượng cho điều trị nội, ngoại trú của Bệnh viện; bảo quản thuốc đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng tiến tói đạt tiêu chuẩn GSP; tham gia kế hoạch dự trù thuốc, kiểm kê và xây dựng cơ số tồn kho hợp lý. Cửa hàng thuốc: Cung ứng thuốc, dụng cụ, bông băng cho các đối tượng bệnh nhân tự nguyện khám bệnh và điều trị ngoại trú theo đơn của thầy thuốc. Của hàng thuốc có trách nhiệm bảo quản thuốc, dụng cụ, bông băng sau khi nhận được hàng. - 3.1.1.2. Cơ cấu nhân lực khoa dược từ năm 2000-2004 Yếu tố nhân lực vói trình độ chuyên môn phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng của khoa Dược và trong vấn đề cung ứng thuốc của bệnh viện. Cơ cấu và trình độ nhân viện khoa Dược có liên quan chất lượng của công tác cung ứng thuốc của bệnh viện Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được trình bày trong bảng 3.1. 21 Bảng 3.1. Cơ cấu nhân lực khoa dược của Bệnh viện TWQĐ108 năm 2004. Trình độ cán bộ STT Số lượng Tỷ lệ % 1 Thạc sỹ 2 3,23 2 Dược sỹ chuyên khoa n, I 2 3,23 3 Dược sỹ đại học 9 14,51 4 Dược sỹ trung cấp 34 54,84 5 Dược tá và Kỹ thuật viên 15 24,19 62 100 Tổng Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2004 Nhận xét: Dược sỹ trung cấp luôn chiếm số lượng lớn trong tổng số biên chế khoa Dược, chiếm 54,84%. Đứng thứ 2 là dược tá và kỹ thuật viên, chiếm 24,19%. Điều này là do Bệnh viện vẫn còn tổ pha dịch truyền và công tác sản xuất, pha chế thuốc tại Bệnh viện vẫn giữ vai trò quan trọng. Tỷ lệ dược sỹ đại học và sau đại học trên tổng số nhân viên khoa Dược là 20,97%. Tỷ lệ DSĐH : DSTC : các cán bộ khác của năm 2004 là 1 : 2,61 : 1,15 Theo quyết định 07/QĐ-LĐTL thì tỷ lệ DSĐH trên số nhân viên phục vụ là 1:3 Như vậy, năm 2004 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vẫn còn thiếu dược sỹ đại học và biên chế khoa Dược vẫn còn rất thiếu so vói nhu cầu ngày càng tàng của Bệnh viện. 22 Để làm rõ hơn vấn đề này chúng tôi tiến hành so sánh biên chế khoa Dược với biên chế toàn viện và số DSĐH với số Bác sỹ làm việc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bảng 3.2. So sánh biên chế khoa dược với biên chế toàn viện và so sánh số DSĐH với số Bác sỹ tại Bệnh viện TWQĐ108 trong năm 2004. Biên chế toàn Số bác sỹ toàn Biên chế khoa viện viện dược 1286 368 62 Tỷ lệ % biên chế Tỷ lệ % khoa Dược/toàn viện DSĐH/Bác sỹ 4,8% 3,5% Nhận xét: Số nhân viên khoa Dược chiếm 4,9% so với tổng biên chế bệnh viện, tỷ lệ DSĐH/Bác sỹ là 3,5%. Theo quy định của Bộ y tế biên chế khoa Dược chiếm khoảng 10% biên chế toàn viện. Như vậy, biên chế khoa Dược Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 còn thiếu rất nhiều so với tổng biên chế của Bệnh viện. Ta có thể biễu diễn cơ cấu nhân lực của Bệnh viện như sau: ■ Dược sỹ ■ Bác sỹ Nhân viên khác Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn cơ cấu nhân lực của Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2004. Để đánh giá khách quan về nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 chúng tôi tiến hành so sánh cơ cấu nhân lực của Bệnh viện TWQĐ 108 với Bệnh viện Quân y 103 trong năm 2004, vì hai Bệnh viện đều là bệnh viện thuộc tuyến cuối cùng trên hệ thống bậc thang điều trị trong Quân đội và cùng chịu sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Năm 2004 trong tổng số 1124 nhân viên của toàn viện, khoa Dược Bệnh viện Ọuân y 103 có biên chế là 62 người. Cơ cấu nhân lực của 2 bệnh viện được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. So sánh cơ cấu nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện Quân y 103 năm 2004 Trình độ cán bộ 1 STT Bệnh viện TWQĐ 108 Bệnh viện Quân y 103 1 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Dược sỹ sau đại học 4 6,45 9 14,52 2 Dược sỹ đạỉ học 9 14,52 2 3,23 3 Dược sỹ trung cấp 34 54,84 51 82,25 4 Dược tá và KTV 15 24,19 0 0 62 100 62 100 1 Tổng Số lượng 60 50 40 30 20 10 0 DSĐH DSTC DTvàKTV Trình độ cán bộ Hình 3.4. Biểu đổ so sánh cơ cấu nhân lực Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện Quân y 103 năm 2004 Nhận xét: Năm 2004, tổng nhân lực của khoa Dược hai Bệnh viện bằng nhau. Dược sỹ sau đại học và đại học của Bệnh viện TWQĐ 108 (13 người, chiếm 20,97%) cao hơn của Bệnh viện Quân y 103 (11 người, chiếm 17,75%). Số lượng DSTC của Bệnh viện TWQĐ 108 (34 người, chiếm 54,84%), ít hơn Bệnh viện Quân y 103 (51 người, chiếm 82,25%). Bệnh viện TWQĐ 108 có 16 nhân viên là dược tá và kỹ thuật viên, chiếm 24,19% tổng số nhân viên khoa Dược. Viện Quân y không có DT và KTV. Nguyên nhân: Được sự quan tâm của ban Giám đốc bệnh viện, dược tá và kỹ thuật viên của Bệnh viện Quân y 103 đều được đào tạo nâng cao để trở thành Dược sỹ trung cấp nhằm đáp ứng với nhiệm vụ Bộ Quốc phòng giao. 24 3.1.2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108 GIAI ĐOẠN 2000-2004 Mô hình bệnh tật của bệnh viện là một căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ để xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở cho bệnh viện hoạch định kế hoạch toàn diện trong tương lai. Nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh viện nhằm xây dựng chiến lược và sách lược về y tế, phòng chống và đối phó với bệnh tật, định hướng những chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử dụng thuốc... 3.I.2.I. Mô hình bệnh tật theo các nhóm đối tượng tạỉ bệnh viện Do đặc thù riêng của một bệnh viện đa khoa Quân đội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có 5 đối tượng khám, chữa bệnh là: Quân nhân từ cấp thiếu tá trở lên; cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và các nước bạn Lào, Campuchia; bệnh nhân BHYT; bệnh nhân phải nộp một phần viện phí (dân); bệnh nhân là các cán bộ nghỉ hưu và cán bộ là công nhân tương đương từ cấp thượng uý trở lên (bệnh nhân chính sách). * Tình hình bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện từ 2000-2004 Số lượng bệnh nhân khám tại bệnh viện góp phần thể hiện quy mô của một Bệnh viện đa khoa đầu ngành trong Quân đội, đồng thòi phản ánh nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Bảng 3.4. Số lượt bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện TWQĐ từ năm 2000-2004 Đối tượng khám bệnh Tổng cộng Năm Quân + Bạn Chính sách BHYT Dân Số lượt Tỷ trọng Số lượt Tỷ trọng Số lượt Tỷ trọng Số lượt Tỷ trọng Số lượt người % người % người % người % người So với năm 2000 2000 29152 20,97 10512 7,56 26827 19,30 72514 52,17 139005 100 30243 29,10 12184 8,10 28399 18,88 79601 52,92 150427 108,22 11632 8,09 29832 20,75 70370 48,95 143757 103,42 2003 31904 20,56 12149 7,83 32405 20,88 78738 50,73 155196 111,65 2004 35615 21,09 10142 6,00 37625 22,28 85502 50,63 168884 121,49 2001 2002 31923 22,21 25 Lượt người 170000 168884 160000 150000 140000 130000 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ bệnh nhân thuộc các đối tượng đến khám bệnh tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004. Nhận xét: Tổng số bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện TWQĐ 108 nhìn chung là tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004, so với năm 2000 số lượng bệnh nhân đến khám bệnh năm 2004 tăng 121,49%. Đối tượng bệnh nhân viện phí luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện, từ 48,95% (năm 2002) đến 52.92% (năm 2001). Chiếm tỷ trọng thấp nhất là đối tượng bệnh nhân chính sách và có xu hướng giảm từ 8,10% (năm 2001) xuống 6,00% (năm 2004). Do chức năng, nhiệm vụ riêng của một bệnh viện Quân đội, đối tượng bệnh nhân là Quân nhân và Bạn (cán bộ cao cấp của các nước bạn Lào, Cam-pu-chia) luôn chiếm tỷ lệ cao, đứng thứ 2 trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh, từ 20,56% (năm 2003) đến 29,10% (năm 2001). Số lượt bệnh nhân BHYT đến khám bệnh hàng năm cũng tăng dần và chiếm tỷ lệ từ 18,88% (năm 2002) đến 22,28% (năm 2004) trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện. ** Tình hình bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện từ năm 2000-2004 Số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện có liên quan đến nhu cầu sử dụng thuốc của Bệnh viện. Nếu sô bệnh nhân điều trị nội trú càng đông thì nhu cầu sử dụng thuốc càng lớn và rígược lại nếu sô bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện càng ít thì nhu cầu sử dụng thuốc giảm. Điều này trực tiếp tác động đến cung ứng thuốc tạivBệnh viện. 26 Bảng 3.5. Số lượt bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Đối tượng điều trị nội trú Năm Quân + Bạn Chính sách BHYT Dân Số lượt So với Số lượt So vói Số lượt So với Số lượt So với người năm người năm người năm người năm 2000(%) 2000(%) 2000(%) Số lượt người 2000(%) So với năm 2000(%) 2000 3538 2001 3650 103,17 1907 101,49 2798 2002 3799 107,38 2263 120,44 3407 129,15 6481 2003 4072 115,09 2444 130,07 3961 150,15 7236 112,62 17713 122,33 2004 4458 195,03 7883 100 1879 126,00 1664 100 88,56 2638 Tổng cộng 5145 100 6425 100 14480 100 106,07 6458 100,51 14813 102,30 100,87 15950 110,15 122,69 19150 132,25 Lượt người Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn số lượng bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 27 Lượt người IQuân+Bạn ■ Chính sách B BHYT □ Dân 8000 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn số lượng các đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện TWQĐ 108 các năm từ 2000-2004. Nhận xét: Số lượng bệnh nhân điều trị nội trú hàng năm tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 có xu hướng tăng lên, số lượng bệnh nhân năm 2004 tăng 32,25% so với năm 2000. Đối tượng bệnh nhân điều trị nội trú viện phí luôn chiếm tỷ lệ cao nhất và có xu hướng gia tăng, năm 2004 tăng 22,69% so vói năm 2000. Số lượng bệnh nhân chính sách thấp nhất (năm 2004 chiếm 8,69% tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện). Bệnh nhân Quân+bạn và BHYT điều trị nội trú tại Bệnh viện hàng năm đều tăng. Năm 2004, số lượng bệnh nhân Quân+bạn tăng 26% so với năm 2000, bệnh nhân BHYT tăng 95,03% Nguyên nhân: Bệnh viện đã quan tâm đầu tư kinh phí trong việc nâng cao chất lượng điều trị: trang thiết bị hiện đại, đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ.... 3.I.2.2. Mô hình bệnh tật tại bệnh viện TWQĐ 108 giai đoạn 2000-2004 Mô hình bệnh tật của bệnh viện là số liệu thống kê về bệnh tật trong một khoảng thời gian nhất định của bệnh viện, thường là theo từng năm. Mô hình bệnh tật là một trong những yếu tố chính quyết định nhu cầu thuốc, do đó ảnh hưởng đến cung ứng thuốc trong Bệnh viện. Chúng tôi tiến hành phân loại bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 trong 5 năm từ 2000-2004 theo bảng phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10, được trình bày tai ỵhu Ịuc 3. 28 Thứ tự chương bệnh Rối loạn thần kinh và hành vi 17 16 1«681 Bệnh máu và cơ quan tạo máu 2.25 Dị tật bẩm sinh và biến dạng bất thường về nhiễm sắc thể 15 14 2.37 Bệnh tai và xương chũm 13 2.51 Bệnh da và mô dưới da 12 2.97 I Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá 11 T33~l Bệnh mắt và phần phụ của mắt 3.73 I Bệnh thần kinh 10 5.6 1 Bệnh khác 6.4 8 I Bệnh xương khớp và các mô liên kết 7.49 7 1 Bệnh của cơ quan sinh dục và tiết niệu 6 7.5 I Bệnh hệ tuần hoàn 5 7.64 I Chấn thương, ngộ độc và hậu quả do nguyên nhân bên ngoài O I 4 I Bệnh của bộ máy hô hấp ^.54 3 I Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng li.45 2 I Bệnh của bộ máy tiêu hoá 1 Bướu tân sinh T ~ 0 4 T I— 12 8 16 Tỷ lệ % Hình 3.8. Biểu đồ biểu diễn mỏ hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 từ 2000-2004 29 Nhận xét: Mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 khá đa dạng nhưng chúng tôi chỉ xếp các bệnh vào 17 chương bệnh theo danh mục phân loại bệnh tật quốc tế ICD-10. Điều này là do các bệnh nằm trong 5 chương còn lại ít phổ biến và không điển hình do đó được xếp vào chương bệnh khác * Các chương bệnh có tỷ lệ mắc cao: - Chương bệnh bướu tân sinh có tỷ lệ cao nhất, chiếm 15,38% trong tổng số các bệnh, với các bệnh hay mắc là u ác tính ở dạ dày, u ác tính ở khí phế quản, phổi...Nguyên nhân là do ô nhiễm môi trường, hút thuốc, sử dụng nhiều hoá chất trong sinh hoạt, nhiều cán bộ chiến sỹ làm việc ở những noi có điều kiện khắc nhiệt... - Bệnh của bộ máy tiêu hóa đứng thứ 2 vói tỷ lộ 11,46%. Các bệnh thường gặp là sỏi mật, viêm ruột thừa, xơ gan, viêm gan (cấp, mãn)... - Đứng thứ 3 là bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, chiếm 9,55%. Hay gặp là các bệnh: Viêm gan vi rút, Dengue, Zona, nhiễm khuẩn huyết,... * Các chương bệnh có tỷ lệ mắc thấp: - Bệnh tâm thần và hành vi có tỷ lệ mắc thấp nhất, chiếm 1,36%. Bệnh máu và cơ quan tạo máu chiếm 1,69%, dị tật bẩm sinh và biến dạng bất thường về nhiễm sắc thể chiếm 2,18%. So sánh vói với mô hình bệnh tật của Việt Nam: Tại Bệnh viện TWQĐ 108 chương bệnh bướu tân sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất (15,38%), trong khi đó theo mô hình bệnh tật ở Việt Nam bệnh bướu tân sinh chỉ chiếm 1,86%. Chương bệnh hệ hô hấp, bệnh của bộ máy tiêu hoá, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng, chấn thương, ngộ độc và hậu quả do nguyên nhân bên ngoài, bệnh hệ tuần hoàn luôn là những chương bệnh chiếm tỷ trọng cao nhất trong cả 2 mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 và mô hình bệnh tật của Việt nam. Trong mô hình bệnh tật ở Việt nam, bệnh dị tật bẩm sinh và biến dạng bất thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (0,27%), kế đến là bệnh tai và xương chũm (0,8%), những chương bệnh này cũng chiếm tỷ lệ nhỏ trong mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108. Như vậy, về cơ bản mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 cũng tương tự với mô hình bệnh tật của Việt Nam. 3.1.3. TÌNH HÌNH THựC HIỆN KẾ HOẠCH GIƯỜNG BỆNH QUA CÁC NÃM. Chỉ tiêu giường bệnh và công suất sử dụng giường bệnh phản ánh quy mô, mức độ hoạt động của bệnh viện. Đây là cơ sở đê cấp ngân sách cho bệnh viện và là 30 một trong những căn cứ để xây dựng DMTBV phù hợp với nhu cầu của hoạt động điều trị của bệnh viện. 3.1.3.1. Chỉ tiêu giường bệnh Chỉ tiêu giường bệnh Bộ Quốc Phòng giao theo Quyết định 443/QĐ-TM của Tham mưu trưởng về tổ chức biên chế Bệnh viện TWQĐ 108 cho bệnh viện từ năm 2000-2004 là 550 giường bệnh, ngoài ra khoa Nội tổng hợp được giao 30 giường bệnh, khoa Ngoại tổng hợp là 90 giường bệnh. Giường bệnh kế hoạch được phân bổ cho các khoa căn cứ vào số lượng bệnh nhân điều trị tại các khoa đó. Nghiên cứu tình hình thực hiện kế hoạch giường bệnh của các khoa phòng nhằm xem xét tính hợp lý trong phân bổ giường bệnh và tình hình thực hiện giường bệnh của bệnh viện. Từ tình hình hoạt động của các khoa lâm sàng của Bệnh viện năm 2004, được trình bày ở phu Ịuc 4 cho thấy: - Các khoa có số giường bệnh kế hoạch cao: Cao nhất là khoa nội cán bộ và ngoại chấn thương chỉnh hình với 45/550 giường, tiếp theo là khoa ngoại bụng vói 30/550 giường bệnh, các khoa tim, thận, khớp; nội tiêu hoá; truyền nhiễm; bệnh lao, phổi; nội thần kinh; tiết niệu; ngoại thần kinh có chỉ tiêu giường bệnh là 25/550 giường. - Các khoa có kế hoạch giường bệnh thấp: Thấp nhất là khoa y học hạt nhân có 5/550 giường, khoa hồi sức cấp cứu, nội nhi có 15/550 giường bệnh, các khoa còn lại có chỉ tiêu là 20/550 giường. 3.1.3.2. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh Tỷ lệ sử dụng giường phản ánh số lượng bệnh nhân đến điều trị nội trú hàng năm, từ đó thấy được nhu cầu sử dụng giường bệnh, quy mô của Bệnh viện và là cơ sở để đầu tư ngân sách cho các hoạt động của bệnh viện, trong đó có hoạt động cung ứng thuốc. Bảng 3.6. Tỷ lệ sử dụng của Bệnh viện TWQĐ 108 qua các năm 2000-2004. 1 Năm Tỷ lệ sử dụng giường bệnh (%) So sánh với năm 2000 (%) 2000 105,4 100 2001 108,3 102,75 2002 112,8 107,02 2003 121,8 115,56 2004 135,3 128,37 31 Tỷ lệ % Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ trong 5 năm 2000-2004. Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ năm 2000 đến năm 2004 đều trên 100% và có xu hướng tăng dần, thấp nhất là 105,4% năm 2000, cao nhất là 135,3% năm 2004. Theo quy định của Bộ Y tế tỷ lệ sử dụng giường bệnh của các bệnh viện tuyến trung ương và tuyết tỉnh phải đạt >80%. Như vậy, tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã đạt vượt mức quy định. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng giường bệnh luôn lớn hơn 100% cũng cho thấy chỉ tiêu giường bệnh Bộ Quốc phòng giao cho Bệnh viện rất thấp so vói nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Do đó, việc bổ sung chỉ tiêu giường bệnh cho Bệnh viện TWQĐ 108 là việc cần thiết tại thời điểm này. Nguyên nhân: Do chỉ tiêu giường bệnh Bộ Quốc phòng giao cho Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 không thay đổi từ năm 2000-2004 (550 giường bệnh), trong khi đó sô lượt bệnh nhân đến điều trị nội trú tại Bệnh viện hàng năm đều tăng, vì vậy, tỷ lệ sử dụng giường bệnh (giường thực hiện/giường chỉ tiêu) cũng có xu hướng tăng dần. So sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 với Bệnh viện Quân y 103 năm 2004. Để phản ánh một cách khách quan chúng tôi tiến hành so sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vói Bệnh viện Quân y 103 từ năm 2000 đến năm 2004, nhằm đánh giá được thực trạng chung về sử dụng giường bệnh tại các bệnh viện Quân đội. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của 2 Bệnh viện được trình bày ở báng 3.7. 32 Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 và Bệnh viện Quân y 103 Chênh lệch (%) Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện Quân y 103 (%) (%) (1) (2) (3) (4)=(3)-(2) 2000 105,4 128,3 22,9 2001 108,3 136,4 28,1 2002 112,8 141,7 28,9 2003 121,8 140,7 18,9 2004 135,3 156,2 20,9 Năm Tỷ lệ % Hình 3.10. Đồ thị so sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 vói Bệnh viện Quân y 103 từ năm 2000-2004 Nhận xét: Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của hai Bệnh viện nhìn chung tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Viện Quân y 103 luôn cao hơn của Bệnh viện TWQĐ 108 từ 18,9% (năm 2003) đến 28,9% (năm 2002). Nguyên nhân: Đối tượng khám chữa bệnh ở Bệnh viên quân y 103 rộng hơn của Bệnh viện TWQĐ 108. Bệnh viện Quân y 103 thu dung và điều trị cho mọi đối tượng bộ đội, là nơi thực hành cua Học viện Quân y và khám chữa bệnh cho hầu hết 33 các cơ quan (đối tượng BHYT) và nhân dân phía tây nam Hà nội Trong khi đó, chỉ tiêu giường bệnh của Viện 103 là 510 giường bênh, thấp hơn chỉ tiêu giường bệnh của Viện 108 (550 giường bệnh). 3.1.5. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ 3.I.5.I. Tổ chức hoạt động của hội đồng thuốc. Theo chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/02/1997, thông tư 08/BYT-TĨ ngày 04/07/1997 của Bộ Y tế về chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng thuốc và điều trị, hướng dẫn 601/QY5 ngày 19/05/1997 của Cục Quân y, Bệnh viện TWQĐ 108 đã có quyết định 403/QĐ ngày 10/08/1998 của Giám đốc Bệnh viện thành lập Hội đồng thuốc và điều trị. Về thực hiện nhiệm vụ: Hội đồng thuốc và điều trị tổ chức sinh hoạt 2 lần trong một năm nhằm: - Tham gia xây dựng DMTBV. - Theo dõi, giám sát đánh giá và so sánh hiệu quả điều trị của các loại thuốc mói, thuốc có cùng hoạt chất trên thị trường. - Kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các khoa ban. - Bình bệnh án, phân tích đơn thuốc. - Theo dõi các triệu chứng sốc tai biến, tai nạn do thuốc. Hoạt động kiểm tra sử dụng thuốc an toàn, hợp lý được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.8. Số khoa ban được kiểm tra và số đơn thuốc được phân tích, đánh giá tại Bênh viên TWQĐ108_______________________________________________ Số đơn thuốc Số khoa phòng Năm Số lượng So sánh vói năm 2000 (%) Sô lượng So sánh với năm 2000 (%) 2000 60 100 15126 100 2001 65 108,3 21369 141,3 2002 73 121,7 25632 169,5 2003 92 153,3 27489 181,7 2004 101 168,3 31362 207,3 34 Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn số khoa ban được kiểm tra và số đơn thuốc được phân tích, đánh giá tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Nhận xét: Hoạt động kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả được Bệnh viện thực hiện đầy đủ và có hiệu quả. Số khoa ban được kiểm tra năm 2004 tăng 68,3% vói năm 2000, số đơn thuốc được phân tích năm 2004 tăng 107,3% so với năm 2000. Hoạt động theo dõi sốc tai biến, tai nạn do thuốc (sốc do huyết thanh, do quá liều...) được Hội đồng thuốc và điều trị tiến hành thường xuyên và cho đến nay chưa thấy xuất hiện trường hợp nào. Việc xây dựng danh mục thuốc bệnh viện được tiến hành thường xuyên, hiện đã xây dựng xong danh mục thuốc bệnh viện lần thứ 6. Tuy nhiên, Hội đồng thuốc và điều trị vẫn chưa tiến hành xây dựng DMTBV cho các đối tượng điều tri khác nhau tại Bệnh viện. 3.I.5.2. Danh mục thuốc của bệnh viện. DMTBV được Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng sau đó trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và ban hành, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động cung ứng thuốc được chủ động và có kế hoạch theo nhu cầu điều trị. DMTBV của bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được sắp xếp theo 2 cách: theo nhóm tác dụng và theo thứ tự alphabet của thuốc. Danh mục thuốc bệnh viện gồm 08 cột: STT, tên thuốc (tên hoạt chất và tên biệt dược sử dụng trong bệnh viện), dạng bào chế, đường dùng, cấp duyệt (khoa Dược và Chỉ huy bệnh viện) và cuối cùng là cột ghi chú. Quy trình xây dựng danh mục thuốc của Bệnh viện được trình bày theo hình sau: 35 Hình 3.12. Sơ đồ quy trình xây dựng DMTBV của Bệnh viện TWQĐ 108 * TỶ lẽ thuốc thiết yếu trong danh muc thuốc của Bênh vỉẽn TWOĐ 108 năm 2000 và năm 2004 Nghiên cứu tỷ lệ thuốc thiết yếu trong DMTBV cho phép đánh giá tính hợp lý, an toàn, hiệu quả trong cung ứng thuốc, tính khoa học trong y học, tính kinh tế trong sử dụng thuốc, tính nghiêm túc trong việc thực hiện chính sách quốc gia về thuốc. Bảng 3.9. Cơ cấu thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108 năm 2000 và năm 2004 Tỷ lệ TTY Tỷ lệ TTY Tổng số Tổng số Tổng số Năm thuốc trong thuốc trong TTY trong trong DMTBV trong DMTTY DMTBV DMTTY DMTBV (%) (%) 1 2 3 4 5=4/2 X 100 6=4/3 X 100 2000 365 346 236 64,66 68,21 2004 515 346 264 51,26 76,30 Nhận xét: Tổng số thuốc có trong danh mục thuốc bệnh viện năm 2004 tăng 41,1% so với năm 2000, tổng sô TTY trong DMTBV năm 2004 tăng 11,86% so với năm 2000. Năm 2000: Tỷ lệ TTY trong DMTBV là 64,66%, tỷ lệ TTY trong DMTTY là 68,21%. 36 Năm 2004: Tỷ lệ TTY trong DMTBV giảm xuống còn 51,26%, nhưng tỷ lệ TTY trong DMTTY tăng lên 76,30%. Như vậy, việc tăng số lượng thuốc thiết yếu trong DMTBV cho thấy Bệnh viện TWQĐ 108 đã thực hiện nghiêm túc chỉ thị 04 của Bộ Y tế về tăng cường sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, tiết kiệm. ** Cơ cấu thuốc nôi., thuốc ngoai trong danh muc thuốc bênh viên. Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc nội, thuốc ngoại trong DMTBV nhằm tìm hiểu việc cung ứng thuốc của Bệnh viện có hợp lý, tiết kiệm hay không. Bảng 3.10. Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại tại BVTWQĐ108 từ năm 2000-2004 2000 STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Số Tỷ lệ SỐ Tỷ lệ SỐ Tỷ lệ Số Tỷ lệ SỐ Tỷ lệ lượng % lượng % lượng % lượng % lượng % 1 Thuốc nội 150 41,10 171 40,81 2 Thuốc ngoại 215 58,90 248 59,19 277 59,44 302 59,57 335 65,05 3 Tổng cộng 365 100 100 419 114,79 40.81 100 2001 100 138,90 515 100 141,1 ■ Thuốc ngoại o — : 2000 507 127,67 40.56 1 □ Thuốc nội 466 34.95 1 So sánh với năm 2000 (%) 100 189 40,56 205 40,43 180 34,95 2002 2003 2004 Năm Hình 3.13. Biểu đồ so sánh cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 37 Nhận xét: Tổng số thuốc trong danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện tăng dần, năm 2004 tăng 41,1% so với năm 2000. Số lượng thuốc ngoại chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng dần, năm 2000 có 58,9%, đến năm 2004 là 65,05%. Số lượng thuốc nội giảm dần từ 41,1% năm 2000 xuống còn 34,95% năm 2004. Như vậy, danh mục thuốc bệnh viện về cơ bản đã phù hợp vói mô hình bệnh tật và kế hoạch điều trị của Bệnh viện và Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, tỷ lộ thuốc ngoại trong danh mục thuốc vẫn còn cao và có xu hướng tăng. 3.1.6. NGUỔN KINH PHÍ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 Kinh phí cấp cho khoa Dược Bệnh viện mua thuốc, hoá chất gồm 3 nguồn: - Nguồn từ Bộ Quốc phòng, nguồn này cấp cho các bệnh nhân Quân và các đối tượng chính sách. - Nguồn BHYT, cấp cho các đối tượng khám chữa bệnh có thẻ BHYT. - Nguồn thu từ bệnh nhân phải nộp một phần viện phí, sử dụng cho các đối tượng bệnh nhân điều trị tự nguyện. Bảng 3.11. Kinh phí từ các nguồn cung cấp để mua thuốc, hoá chất của khoa dược Bệnh viện TWQĐ108 trong 2 năm 2000 và 2004. 2000 STT 2004 Nguồn kinh phí Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (Triệu đồng) (%) (Triệu đồng) (%) 1 BQP 3754 45,03 8046,2 44,25 2 BHYT 1739,4 20,86 4191,7 23,05 3 Viện phí 2843,9 34,11 5947,2 32,7 8337,3 100 18185,1 100 Tổng So với năm 2000 100% 218,12% 38 ■ BQP BBHYT □ Viện phí 0BQP BBHYT □Viện phí Năm 2000 Năm 2004 Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ kinh phí cấp từ các nguồn cho khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004. Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy tỷ trọng kinh phí cấp từ các nguồn hàng năm không thay đổi đáng kể. Nguồn kinh phí do Bộ Quốc phòng cấp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị các nguồn kinh phí cấp cho khoa Dược Bệnh viện. Đứng thứ 2 là nguồn kinh phí từ Viện phí và thấp nhất là từ BHYT. Năm 2004 tổng kinh phí cấp cho khoa dược Bệnh viện tăng 118,12% so với năm 2000 cho thấy nhu cầu sử dụng thuốc và hoá chất của bệnh viện ngày càng tăng. Nguồn kinh phí Bộ Quốc phòng cấp cho Bệnh viện Trung ương Quân đội dưói 2 hình thức: Hiện vật (thuốc, hoá chất) và tiền mặt để Bệnh viện tự hạch toán, mua nhập kho. Bảng 3.12. Cơ cấu kinh phí Cục Quàn y cấp cho khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 trong 2 năm 2000 và 2004. Tiền mặt Hiện vật Tổng Năm Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % Giá tri (triệu đồng) Tỷ lệ % Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % 2000 2183,2 58,16 1570,8 41,84 3754 100 2004 2531,5 31,46 5514,7 68,54 8046,2 100 Nhận xét: Bộ Quốc phòng có xu hướng cấp kinh phí bằng hiện vật giảm dần, từ 58,16% năm 2000 xuống còn 31,46% năm 2004. Nguồn kinh phí cấp dưới dạng tiền mặt tăng để Bệnh viện tự hạch toán, mua thuốc, hoá chất, trang thiết bị y tế theo nhu cầu điều trị của Bệnh viện. Điều đó tạo điều kiện cho Bệnh viện tự chủ và sử dụng kinh phí hợp lý. hiệu quả hơn. 39 3.1.7. TÌNH HÌNH s ử DỤNG THUỐC CỦA BỆNH VIỆN Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả, kinh tế làm cho việc xác định nhu cầu thuốc và lựa chọn thuốc được chính xác, đảm bảo hợp lý trong cung ứng thuốc. Giá trị tiền thuốc, hoá chất sử dụng hàng năm có liên quan đến số lượng bệnh nhân khám, chữa và điều tri tại bệnh viện và tình hình bệnh tật của bệnh viện. Bảng 3.13. Giá trị tiền thuốc, hoá chất sử dụng tại BVTWQĐ108 từ 2000-2004. Thuốc Hoá chất Tổng giá trị Giá tri (triệu đồng) 6727,3 1349,6 8076,9 Tỷ lệ (%) 83,29 16,71 100 Giá trị (triệu đồng) 7535,1 2983,1 10518,2 Tỷ lệ (%) 71,64 28,36 100 Giá trị (triệu đồng) 9151,3 3549,3 12700,6 Tỷ lệ (%) 72,05 27,95 100 Giá tri (triệu đồng) 12453,3 4570,7 17024,0 Tỷ lệ (%) 73,15 26,85 100 Giá trị (triệu đồng) 11814,9 5970,2 17785,1 Tỷ lệ (%) 66,43 33,57 100 Năm 2000 2001 2002 2003 2004 So với năm 2000 (%) 100 130,23 157,25 210,77 220,2 Triệu đồng Hình 3.15. Đồ thị biểu diẻn tổng giá trị tiền thuốc, hoá chất tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 40 Nhận xét: Giá tri tiền thuốc và hoá chất sử dụng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có xu hướng tăng dần, năm 2004 tăng 128,6% so với năm 2000. Trong tổng giá trị tiền thuốc, hoá chất sử dụng tại Bệnh viện, giá trị tiền thuốc luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 57,41% năm 2004 đến 77,98% năm 2000. Tỷ trọng tiền thuốc thay đổi thất thường, tuy nhiên xu hướng chung từ năm 2000-2004 là giảm dần so với tổng giá trị tiền thuốc và hoá chất. Nguyên nhân: tiền hoá chất xét nghiệm cho các máy hiện đại, kỹ thuật cao ngày càng tăng và hoá chất sử dụng cho lọc máu-chạy thận nhân tạo, ung thư...ngày càng nhiều. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ trọng kinh phí mua hoá chất ngày càng tăng. 3.1.8. TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC 3.1.8.1. Trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác khám, chữa bệnh Trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác khám, chữa bệnh của bệnh viện phản ánh khả năng và chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện. Một số trang thiết bị, máy móc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được trình bày ở ỵhu Ịuc 5 như máy siêu âm chẩn đoán màu doppler, máy XQ cắt lớp điện toán AURA philip Mỹ, Máy chụp Gamma Camera STACAM, máy điện cơ MEB-7100,...cho thấy Bệnh viện đã quan tâm, đầu tư kinh phí lớn để mua trang thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác điều trị. Cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nơi khám, chữa bệnh của bệnh nhân. Do đó, đầu tư kinh phí để trang bị máy móc hiện đại của Bệnh viện TWQĐ 108 là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả. 3.1.8.2. Trang thiết bị, máy móc của khoa Dược Bệnh viện Máy móc, trang thiết bị có trong khoa Dược phản ánh quy mô, vai trò, tầm quan trọng của khoa Dược trong bệnh viện. Các trang thiết bị trang bị cho khoa Dược Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được trình bày ở ỵhu Ịuc 6 Như vậy, khoa Dược Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã được trang bị tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác sản xuất, pha chế, kiểm nghiệm...như: hệ thống pha chế dịch truyền, máy tán dược Metrimpex... 3.2. HOẠT ĐỘNG CUNG ỦNG Cung ứng thuốc là một trong những hoạt động cơ bản, quan trọng nhất của khoa Dược bệnh viện. Chúng tôi tiến hành kháo sál một vài hoạt động cung ứng 41 thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 nhằm đưa ra những đánh giá chính xác hơn về sự tác động của các yếu tố trên đến hoạt động cung ứng thuốc của Bệnh viện. 3.2.1. PHƯƠNG THỨC CUNG ÚNG Phương thức cung ứng: Phương thức cung ứng được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 áp dụng là: Chon giá. Nguyên tắc: Hàng năm, khoa Dược gửi danh mục thuốc cần mua tói các nguồn cung ứng thuốc của Bệnh viện. Sau khi nhận được báo giá của các đơn vị này, trưởng khoa Dược tiến hành lựa chọn thuốc của đơn vị nào có giá thấp nhất trong các thuốc có cùng một dạng bào chế, cùng tác dụng điều trị và có chất lượng đảm bảo. Sau đó, trưởng khoa Dược trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt bản danh mục các thuốc đã chọn. Nếu Giám đốc Bệnh viện phê chuẩn thì Trưởng khoa Dược tiến hành ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng. Nhận xét: * Ưu điểm: - Giảm số lượng thuốc dự trữ của Bệnh viện do đó giảm chi phí bảo quản thuốc. - Chọn mua thuốc, hoá chất có chất lượng tốt với mức giá thấp nhất trong các mức giá mà các nguồn cung ứng đưa ra, do đó tận dụng được tối đa chi phí mua thuốc, hoá chất vốn đã hạn hẹp của Bệnh viện. - Hình thức cung ứng đơn giản, dễ thực hiộn, thuận lợi và nhanh chóng, do đó, dễ kiểm soát chất lượng thuốc và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động của khoa Dược vốn đã thiếu về nhân lực. - Nhân lực của khoa Dược dành cho công tác cung ứng giảm, tạo điều kiện tập trung tốt vào công việc chuyên môn. - Dễ kiểm soát được giá thuốc. * Nhược điểm: - Tính cạnh tranh trong cung ứng yếu. - Nguồn hàng không phong phú. 42 2.2. QUY TRÌNH CUNG ÚNG - Thủ tục cung ứng HỘI ĐỔNG THUỐC VÀ ĐIỂU TRỊ - Xây dựng DMTBV - Ký duyệt Hôi đổng kiểm nhâp Trưởng khoa Dược, Kế toán dược, Dược sỹ mua thuốc, Thủ kho. Kiểm nhâp thuốc - Nội dung:Kỉểm tra, kiểm soát về sô lượng, chất lượng, lô sản xuất, hạn dùng, nhà sản xuất đối với từng mặt hàng. - Kết quả: Nhập kho theo kết quả kiểm nhập, lập hồ sơ tài liệu về kiểm nhập thuốc. Kho lẻ ngoại trú Các khoa phòng lâm sàng Đơn duyệt của Ban giám đốc khoa dược Đơn phòng khám Bệnh nhân nội trú Hình 3.16. Sơ đó quy trình cung ứng thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 43 3.2.3. QUY TRÌNH CẤP PHÁT KHO CHÍNH Kiểm nhập thuốc - Dược sỹ thủ kho chính - Dược sỹ thủ kho lẻ - Thống kê dược * Kiểm tra, kiểm soát: Số lượng, chất lượng thuốc, hạn dùng, lô sản xuất, nơi sản xuất, đến từng mặt hàng. - Hoá đơn xuất thuốc do trưởng khoa Dược ký duyệt KHO LẺ • Phiếu lĩnh thuốc hàng ngày - Trưởng khoa điều trị ký duyệt - Trưởng khoa Dược ký duyệt y - Giám đốc ký duyệt (Tuỳ từng loại thuốc theo quy định của Bệnh viện) Trả vỏ (quý, độc, hiếm) (Theo quy định) - Dược sỹ thủ kho lẻ - Cán bộ khoa Dược đưa thuốc tới các khoa, phòng - Y tá lĩnh thuốc KHOA, PHÒNG - Y tá điều dưỡng - Y tá hành chính (3 kiểm tra, 5 đối chiếu) Trả vỏ (quý, độc, hiếm) (Theo quy định) BỆNH NHÂN Hình 3.17. Sơ đồ quy trình cấp phát thuốc tới các khoa, phòng tại Bệnh viện TWQĐ 108 Nhận xét: Từ hình 3.16 và 3.17 cho thấy: Quy trình cung ứng thuốc và quy trình cấp phát thuốc tới các khoa phòng của Bệnh viện được thực hiện thống nhất và chặt chẽ trong từng khâu. Quy trình do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và được ban giám đốc Bệnh viện phê duyệt, ban hành theo quy định của ngành, của Cục quân y và của Bệnh viện đã đề ra, nhằm đảm bảo việc cung ứng thuốc được hợp lý, an toàn. 44 Hình 3.18. Quy trình lĩnh thuốc, chia phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 Nhận xét: Quy trình lĩnh thuốc, chia phát thuốc cho bệnh nhân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được xây dựng thống nhất, hợp lý trên từng khâu và được thực hiện nghiêm túc nhằm đưa thuốc có chất lượng tới tay bệnh nhân an toàn và nhanh chóng nhất. Quy trình do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt, ban hành. 45 3.2.4. NGUỔN CUNG ỨNG THUỐC CỦA KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108 - Cục Quân y: cấp cho bệnh nhân Quân và chính sách, bao gồm thuốc, vật tư y tế tiêu hao theo tiêu chuẩn giường bệnh. - Tự sản xuất, pha chế. - Mua của các công ty dược phẩm nhà nước (công ty Dược phẩm Trung ương I, công ty Dược liệu Trung ương I...), các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hãng dược phẩm nước ngoài. 3.2.5. TÌNH HÌNH PHA CHẾ, SẢN XUẤT CỦA BỆNH VIỆN TỪ NĂM 2002-2004 Nguồn pha chế, sản xuất thuốc của Bệnh viện chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (4,82% năm 2004), tuy nhiên, do đặc thù của bệnh viện Quân đội nên công tác pha chế, sản xuất của Bệnh viện vẫn luôn là một trong những công tác trọng tâm. Một số chỉ tiêu chuyên môn về pha chế, sản xuất ờ khoa Dược trong năm 2004 được trình bày ở bảng 3.14. Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về pha chế, sản xuất thuốc tại khoa Dược Bệnh viện TWQĐ108 năm 2004. Thực hiện Đạt (%) STT Thuốc sản xuất Đơn vị Chỉ tiêu 1 Dịch truyền lít 50.000 46.867 93,73% 2 Thuốc nước lít 20.000 16.506 97,53% 3 Thuốc bột, mỡ kg Theo nhu cầu Nhận xét: Bệnh viện đã pha chế một số lượng lớn dịch truyền và thuốc nước trong khi xu thế chung của các bệnh viện là thu hẹp hoặc giải thể việc sản xuất dịch truyền. Tuy nhiên, khoa Dược vẫn chưa pha chế, sản xuất đạt chỉ tiêu mà Bệnh viện đã đặt ra. Bệnh viện TWQĐ 108 pha chế, sản xuất 64 loại thuốc, được trình bày ở phu luc 7, trong đó dịch truyền được pha số lượng đáng kể nhằm đáp ứng với nhu cầu điều trị của Bệnh viện. 3.2.6. KẾT QUẢ CUNG ỨNG THUỐC 3.2.6.I. Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị. 46 Bình quân tiền thuốc 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị có liên quan đến hiệu quả của hoạt động cung ứng thuốc và chất lượng điều trị của Bệnh viện. Bảng 3.15. Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị của các đối tượng bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 20002004. Bình quân tiền thuốc 1 giường/ngày và số ngày trung bình/đợt điều trị Năm BHYT Viện phí Quân+chính sách Toàn viện Tiền thuốc Số Tiền thuốc Số Tiền thuốc SỐ Tiền thuốc Số (đồng) ngày (đồng) ngày (đồng) ngày (đồng) ngày 2000 26.813 11,3 21.379 17,1 25.018 16,3 24.181 14,9 2001 36.452 10,8 24.895 16,8 37.148 15,9 34.755 14,5 2002 42.167 10,6 37.542 15,4 47.127 15,1 42.682 13,7 2003 51.836 10,1 37.607 15,4 51.618 15,2 48.563 13,1 2004 43.460 11 39.275 15,3 55.089 15,6 50.986 13,3 Tiền thuốc 80000 60000 40000 20000 0 2000 2001 2002 2003 2004 Năm Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn mức bình quân tiền thuốc/giường bệnh/ngày điều trị của các đối tượng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004. 47 Nhận xét: Bình quân tiền thuốc điều trị cho một giường bệnh/ngày của toàn Bệnh viện luôn tăng, năm 2000 là 24.181 đồng đến năm 2004 là 50.986 đồng. Số tiền thuốc bình quân một ngày điều trị /giường/ngày của đối tượng viện phí thay đổi thất thường, số tiền thuốc bình quân một ngày điều trị /giường/ngày của đối tượng BHYT, Quân và chính sách tăng hàng năm. Số ngày trung bình của một đợt điều trị của Bệnh viện cao nhất là 14,9 ngày (năm 2000), thấp nhất là 13,1 ngày (năm 2003) Đối tượng bệnh nhân BHYT có số ngày trung bình trong một đợt điều trị cao nhất (từ 15,4 đến 17,1 ngày/1 đợt điều trị), tiếp theo là đối tượng Quân và Chính sách, thấp nhất là số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân phải nộp viện phí. Nguyên nhân: Đối tượng BHYT, Quân và chính sách được miễn hoàn toàn hoặc chỉ phải chi trả một phần nhỏ tiền thuốc và các dịch vụ khác của Bệnh viện, do đó thòi gian điều tri không hoặc ít ảnh hưởng đến chi phí điều trị của bệnh nhân. Ngược lại, đối tượng bênh nhân Viện phí phải trả toàn bộ tiền thuốc và các dịch vụ khác nên thời gian điều trị có liên quan trực tiếp đến chi phí điều trị, do đó thời gian của một đợt điều trị của đối tượng này thường ngắn hơn các đối tượng khác. 3.2.Ó.2. Tình hình bệnh nhân nhập viện, chuyển viện, tử vong. Tình hình bệnh nhân nhập viện, về đơn vị, chuyển viện và tử vong phản ánh chất lượng điều trị của Bệnh viện. Bảng 3.16. Sô' lượng bệnh nhân nhập viện,về đơn vị, chuyển viện và tử vong tại Bệnh viện TWQĐ108 từ năm 2000-2004. Nhập viện Về đơn vị Chuyển viện Tử vong Năm Số lượt So sánh Số lượt So sánh Số lượt So sánh Số lượt Tỷ lệ Bn tử người với năm người với năm người với năm người vong/Bn 2000 (%) 2000 (%) nhập viện 2000 (%) 2000 14480 100 13718 100 10 100 179 1,24% 2001 14813 102,3 13980 101,91 13 130,0 181 1,22% 2002 15950 110,15 15026 109,53 9 90,0 245 1,54% 2003 17713 122,33 16770 122,25 12 120,0 186 1,05% 2004 19150 132,25 18147 132,29 19 190,0 195 1,02% 48 Nhận xét: Số lượng bệnh nhân nhập viện hàng năm đều tăng lên, năm 2004 tăng 32,25% so với năm 2000. Số lượt bệnh nhân được chữa khỏi và về đơn vị cũng tăng hàng năm, năm 2004 tăng 32,29%. Bệnh nhân chuyển viện hàng năm thay đổi thất thường, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so vói tổng số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Năm 2004, có khoảng 9,9x10'4% bệnh nhân chuyển viện. Tỷ lệ bệnh nhân tử vong hàng năm lại có xu hướng giảm dần, dao dộng từ 1,02% (năm 2004) đến 1,54% (năm 2002). Như vậy, chất lượng điều trị của Bệnh viện ngày càng đảm bảo, xứng đáng vói vị trí của một bệnh viện đa khoa đầu ngành trong Quân đội. 3.2.7. TÌNH HÌNH THựC HIỆN MỘT s ố NHIỆM v ụ CHUYÊN MÔN. 3.7.7.1. Tình hình thực hiện và kiểm tra quy chế chuyên môn về Dược Khoa Dược có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các bác sỹ, y tá, khoa phòng thực hiện nghiêm túc các quy chế dược như quy chế thuốc độc, nghiện, hướng thần, thuốc kê đơn,... và các quy trình nhập, cấp phát, bảo quản thuốc... Các hình thức kiểm tra được khoa Dược áp dụng là: thường xuyên, đột xuất, chuyên đề toàn diện và tự kiểm tra. Kiểm tra được tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.... Bệnh viện có văn bản phân công khoa Dược và phòng Kế hoạch (Y vụ) trực tiếp hướng dẫn kiểm tra và theo dõi công tác dược tại các khoa, phòng lâm sàng. Mỗi tuần kiểm tra từ 1 đến 3 khoa, phòng cho đến hết rồi tiếp tục kiểm tra đợt mói. Nhận xét: Bệnh viện đã thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là các quy chế kê đơn, quy chế cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc. 3.7.7.2. Thông tin thuốc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý: Nguồn thông tin thuốc tại khoa Dược: Từ Dược thư quốc gia, tạp chí Dược học, các tài liệu huấn luyện của Bộ Y tế về thông tin thuốc; từ các nguồn cung ứng thuốc-thông qua các hội thảo,... do trưởng khoa Dược phụ trách và hướng dẫn. 49 Hình thức thông tin: Khoa Dược cung cấp thông tin cho Bệnh viện thông qua các buổi giao ban; liên hệ các công ty đến giới thiệu thuốc mới,cung cấp tài liệu;tổ chức hội thảo và tham gia các hội thảo giới thiệu thuốc. Nhận xét: Bệnh viện chưa tổ chức được đơn vị thông tin thuốc nên việc thông tin thuốc không được tiến hành thường xuyên, thông tin chưa cập nhật. 3.7.7.3. Công tác quản lý chất lượng thuốc Tất cả các thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy về chất lượng, có số đăng ký và được hội đồng kiểm nhập xác nhận đảm bảo chất lượng như hợp đồng ký kết. Thuốc pha chế sản xuất tại Bệnh viện luôn đúng quy định, quy trình và được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng. Các cơ số tồn kho thường xuyên được kiểm tra và luân phiên thay thế để đảm bảo chất lượng. Thuốc chưa sử dụng được bảo quản theo đúng quy định, thuốc tại tủ trực được quản lý chặt chẽ, bổ xung để đảm bảo đúng chất lượng. Cán bộ quản lý, pha chế có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và báo cáo vói Trưởng khoa Dược khi phát hiện có sự thay đổi về chất lượng thuốc. Kiểm kê cuối năm: Kịp thời thanh lý thuốc không đảm bảo chất lượng, tìm ra nguyên nhân và khắc phục. Nhận xét: Công tác quản lý chất lượng thuốc đã được Bệnh viện quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Bệnh viện TWQĐ 108 bắt đầu tiến hành triển khai xây dựng các kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt tồn trữ thuốc (GSP). 1.7.7.4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị - Xây dựng khoa an toàn, ổn định về chính trị, phát huy tinh thần thẳng thắn, trung thực nhằm hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. - Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ. - 100% đảng viên mức I, các chi bộ đều đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Thực hiện tốt các quy định trong y đức. 50 BÀN LUẬN 1. Tổ CHỨC NHÂN Lực CỦA KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108 Khoa Dược có vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện. Nhân lực khoa Dược Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ dược/tổng số biên chế của bệnh viện còn thấp so với nhu cầu thực tế của Bệnh viện và số Dược sỹ đại học trong tổng số nhân viên của khoa Dược cũng chỉ đạt 20,37% (năm 2002, 2003) đến 21,15% (năm 2001). Trong đó, Dược sỹ trung cấp, dược tá và KTV luôn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân là do Bệnh viện vẫn còn tổ pha chế dịch truyền, nên cần nhiều Dược sỹ trung cấp, dược tá và KTV. Điều đó cho thấy việc nâng cao trình độ và bổ sung cán Dược vẫn là vấn đề cần được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chú ý, quan tâm và thực hiện trong thòi gian tói. 2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Trung ương Quân đội mang tính đặc thù riêng của một bệnh viện đa khoa Quân đội. Mô hình bệnh tật của bệnh viện dược xếp vào 17 chương bệnh theo phân loại quốc tế ICD-10 và cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện thay đổi thất thường hàng năm. Việc chưa chú ý xây dựng mô hình bệnh tật đã gây khó khăn cho Bệnh viện trong việc xác định đúng nhu cầu thuốc, xây dựng DMTBV... Số lượng bệnh nhân khám bệnh và điều trị nội trú theo từng nhóm đối tượng tại Bệnh viện luôn tăng, năm 2004 tổng số bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện tăng 21,49% so vói năm 2000, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 32,25% vói năm 2000. Như vậy, nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 ngày càng tăng, do đó việc xây dựng mô hình bệnh tật, đảm bảo cung ứng thuốc của Bệnh viện được đầy đủ, kịp thòi, hợp lý là rất cần thiết. 3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐổNG THUỐC VÀ ĐlỂU TRỊ Hàng năm, Hội đồng thuốc đều có các hoạt động xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện, kiểm tra và đánh giá đom thuốc, bệnh án, kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các khoa phòng... Tuy nhiên, hoạt động của Hội đổng thuốc và điều trị chưa huy động được sự tham gia của tất cả các thành viên nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Bắt đầu từ năm 2004 Bệnh viện mới tổng kết mô hình bệnh tật. Hoạt động thông tin thuốc còn nghèo nàn... 5ỉ Danh mục thuốc của Bệnh viện được xây dựng, xem xét, bổ xung hàng năm về cơ bản là đã phù hợp với tình hình bệnh tật của Bệnh viện. Nhưng danh mục thuốc của Bệnh viện vẫn còn một số hạn chế như: Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu dựa vào danh mục thuốc chủ yếu dành cho các cơ sở khám chữa bệnh của bộ y tế, vào danh mục thuốc của năm trước và kinh nghiệm mà chưa căn cứ vào mô hình bệnh tật, chưa xây dựng được danh mục thuốc dành riêng cho từng đối tượng điều trị: Quân+chính sách, dân và viện phí. 4. HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG THUỐC Phương thức cung ứng: Phương thức cung ứng của Bệnh viện TWQĐ 108 là chon giá. Phương thức này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí mua thuốc, hoá chất một cách tối đa, đơn giản, thuận tiện nhưng cũng có nhược điểm là không tạo ra tính cạnh tranh trong cung ứng thuốc. Nguồn kinh phí: Kinh phí sử dụng hàng năm của bệnh viện dược cấp từ 3 nguồn: Bộ Quốc phòng, BHYT, Dân. Trong đó nguồn do Bộ Quốc phòng cấp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và được cấp dưói dạng hiện vật (thuốc và hoá chất) hoặc dưói dạng tiền mặt để Bệnh viện tự hạch toán, chi tiêu. Nguồn kinh phí từ viện phí chiếm tỷ trọng nhỏ chưa tương xứng với quy mô điều trị của Bệnh viện Nguồn cung ứng thuốc: Thuốc được lấy từ 3 nguồn: Cục Quân y, Các công ty, hãng dược phẩm và thuốc do Bệnh viện tự pha chế, sản xuất. Trong đó nguồn thuốc và hoá chất từ các công ty, các hãng dược phẩm luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều đó cho thấy sự phong phú về mặt hàng thuốc của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân. Cấp phát thuốc: Bệnh viện có quy trình cấp phát do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Quy trình cấp phát được thực hiện nghiêm túc và khoa học nhằm đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng đến tay bệnh nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng các quy trình này gặp rất nhiều khó khăn vì nhân lực khoa Dược thiếu để thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình đó. TÓM LAI Đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng đúng theo nhu cầu điều trị hợp lý là một vấn đề vô cùng khó khăn. Việc cung ứng thuốc là nhiệm vụ chủ yếu và hàng đầu của toàn ngành dược. Sau quá trình khảo sát, tìm hiểu chúng tôi tổng kết những yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 theo sơ đồ hình 4.1. 52 Hình 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện Tổ chức màng lưới cung ứng thuốc cho nhân dân tại Bệnh viện TWQĐ 108 được khái quát theo hình sau: Nhà cung ứng T Khoa Dược ~ r~ Kho T 1 _L_ Dược sỹ bệnh viện ------- ------------------------ Bệnh nhân ngoại trú Khoa phòng T Bệnh nhân nội trú Hình 4.2. Tổ chức màng lưới cung ứng thuốc tại Bệnh viện TWQĐ 108. Trong đó: ------►Cấp phát ------►Yêu cầu cấp phát 53 PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT 4.1. KẾT LUẬN Từ kết quả nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong 5 năm 2000-2004 chúng tôi đưa ra những kết luận như sau: * TỔ CHỨCNHÂN Lực KHOA DƯỢC Biên chế khoa Dược được bổ xung hàng năm. Năm 2004 có 62 nhân viên, trong đó có 6,46% dược sỹ sau đại học; 14,51% dược sỹ đại học; 54,84% dược sỹ trung cấp; 24,19% dược tá và kĩ thuật viên. * MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108 Mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 bao gồm 17 chương bệnh, trong đó chương bệnh Bướu tân sinh, bệnh của bộ máy tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng là 3 chương bệnh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong 5 năm từ 2000-2004. Các chương bệnh chiếm tỷ trọng thấp nhất là chương rối loạn tâm thần và hành vi, bệnh máu và cơ quan tạo máu, dị tật bẩm sinh và biến dạng bất thường về nhiễm sắc thể. Tổng số bệnh nhân đến khám, điều tri tại Bệnh viện có xu hướng tăng dần trong năm năm 2000-2004. Trong đó bệnh nhân viện phí luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, từ 48,95% (năm 2002) đến 52,92% (năm 2001) trong tổng số bệnh đến khám bệnh, số bệnh nhân viện phí điều trị tại bệnh viện năm 2004 tăng 22,69% so vói năm 2000. * TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH GIƯỜNG BỆNH VÀ TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108 Tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện luôn tăng từ 105,4% (năm 2000) đến 135,3% (năm 2004). Nguyên nhân là do số bệnh nhân điều trị nội trú hàng năm luôn tăng nhưng chỉ tiêu giường bệnh Bộ quốc phòng giao không thay đổi, từ năm 2000-2004 là 550 giường bệnh. Tỷ lệ sử dụng giường bệnh phản ánh quy mô, mức độ hoạt động của Bệnh viện. Tuy nhiên, tỷ lệ giường bệnh luôn đạt >100% cũng cho thấy sự quá tải của Bệnh viện. Giá trị sử dụng tiền thuốc của Bệnh viện tăng dần từ năm 2000-2004, năm 2004 tăng 128,65% so vói năm 2000, là hoàn toàn phù hợp với số lượng bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền thuốc trên tổng giá trị tiền thuốc và hoá chất có xu hướng giảm dần. 54 * HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC Phương thức cung ứng thuốc: Phương thức cung ứng thuốc của Bệnh viện TWQĐ 108 là chọn giá. Nguồn kinh phí: Nguồn kinh phí sử dụng của Bệnh viện được lấy từ 3 nguồn: Bộ Quốc phòng, BHYT, nguồn viện phí thu của dân. Nguồn cung ứng thuốc: Nguồn cung ứng thuốc cho Bệnh viện gồm 3 nguồn sau: Cục Quân y, các công ty dược phẩm và nguồn do Bệnh viện tự pha chế, sản xuất. Trong đó nguồn do Cục Quân y cấp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số giá tri kinh phí. Cấp phát: Bệnh viện đã xây dựng đầy đủ các quy trình cấp phát thuốc tới các khoa, phòng, tới bệnh nhân, quy trình cung ứng thuốc trong Bệnh viện. Tuy nhiên việc thực hiện đúng theo các quy trình trên vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn: Các nhiệm vụ chuyên môn đã được Bệnh viện thực hiện khá nghiêm túc về sử dụng thuốc an toàn, họp lý; quản lý chất lượng thuốc; các quy chế chuyên môn về dược...Đặc biệt, bệnh viện đã rất chú trọng đến công tác dược lâm sàng mặc dù biên chế khoa Dược vẫn còn thiếu. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị: Hội đồng thuốc và điều trị thường xuyên tiến hành các hoạt động kiểm tra, bình đơn thuốc; kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; theo dõi ADR... Kết quả cung ứng: Số bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện hàng năm đều tăng, giá trị tiền thuốc trung bình trên một giường bệnh trong một ngày thay đổi thất thường, số ngày điều trị trung bình trong một đợt điều trị có xu hướng giảm dần 4.2. ĐỂ XUẤT 4.2.1. ĐỂ XUẤT VỚI BỘ Y TẾ - Xây dựng các quy định mới về chỉ tiêu biên chế và cơ cấu trình độ nhân lực cán bộ cho bệnh viện, thay cho quyết định 07/QĐ-LĐTL năm 1975 đã không còn phù hợp. - Tổ chức đào tạo Dược sỹ theo từng chuyên ngành, đặc biệt là đào tạo dược sỹ lâm sàng, có cơ chế, chính sách giúp dược sỹ lâm sàng hoạt động có hiệu quả trong bệnh viện 55 - Thông tin, tư vấn về chất lượng thuốc, giá cả nhằm giúp lựa chọn thuốc an toàn, hợp lý và tiết kiệm. 4.2.2. ĐỂ XUẤT VỚI CỤC QUÂN Y - Đầu tư xây dựng hệ thống kho thuốc của Bệnh viện trực thuộc đạt tiêu chuẩn GSP. - Sớm bổ sung Dược sỹ đại học và sau đại học cho khoa Dược của các bệnh viện trực thuộc. - Đầu tư thêm kinh phí và bổ xung chỉ tiêu giường bệnh cho bệnh viện nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị ngày càng cao của các đối tượng bệnh nhân. 4.2.3. ĐỂ XUẤT VỚI BỆNH VIỆN TWQĐ 108 - Tuyển dụng thêm Dược sỹ đại học và sau đại học cho khoa Dược, tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn về dược lâm sàng, thông tin thuốc cho các Dược sỹ và Bác sỹ, tạo điều kiện cho các dược sỹ đại học của bệnh viện được đi đào tạo sau đại học để nâng cao trình độ chuyên môn. - Xây dựng mô hình bệnh tật của Bệnh viện theo phân loại Quốc tế ICD-10 . - Đào tạo cán bộ dược lâm sàng nhằm thực hiện tốt hơn công tác thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, theo dõi ADR... - Tiếp tục đầu tư, nâng cấp kho bảo quản theo tiêu chuẩn GPS. - Giảm bớt các chi phí về thuốc, Hội đồng thuốc nên nghiên cứu, xây dựng DMTBV tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số bệnh nhân. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế, Chấn chỉnh công tác cung ứng, sử dụng thuốc trong bệnh viện, chỉ thị 03/BYT-CT ngày 25/02/1997. 2. Bộ y tế (1998), Tăng cướng sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, tiết kiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh, chỉ thị 04/BYT-CT ngày 4/3/1998. 3. Bộ y tế (2001), Văn bản quản lý nhà nước vềSX-KD dược và thiết bị tế, Nhà xuất bản Y học. 4. Bộ y tế ( 2001), Quy chế bệnh viện, Quy định Hội đồng thuốc và điều trị, Nhà xuất bản Y học, T96,97. 5. Bộ Y tế (2002), Niên giám thống kê y tế năm 1999-2003, Nhà xuất bản Thống kê, TI 33. 6. Bộ Y tế (2000), Phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD-10), Nhà xuất bản Y học 7. Bộ Y tế, Quyết định số 152/QĐ-QP năm 1993, Quy chế về nhiệm vụ và tổ chức ngành quân y. 8. Bộ Y tế (1985), Danh mục thuốc chủ yếu (tạm thời) lần 1 . 9. Bộ Y tế (1995), Danh mục thuốc chủ yếu lẩn thứ 3. 10. Bộ Y tế (1999), Danh mục thuốc thiết yếu lần thứ 4. 11. Bộ Y tế (2001), Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, T44-53. 12. Nguyễn Thị Thái Hằng (2001), Thuốc thiết yếu, chính sách quốc gia về thuốc thiết yếu, bài giảng Dược xã hội học, Trường ĐH Dược Hà Nội 13. Nguyễn Thị Thái Hằng (2001), Nhu cầu thuốc-Các phương pháp xác định nhu cầu thuốc, Giáo trình Kinh tế Dược, Trường ĐH Dược Hà nội. 14. Tạp chí BHXH số 03/2005, Danh mục thuốc mới và những vấn đề đặt ra,T26,27 15. Tạp chí BHXH số 17/2002, sử dụng thuốc cho bệnh nhân BHYT thiếu hay đủ. 16. Tổng cục hậu cần, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (2001), Lịch sử Bệnh viện Trung ương 108,1951-2001, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 17. Tổng cục hậu cần, Cục Quân y (2002), Chế độ công tác chuyên môn bệnh viện Quân đội, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. T 227-T241. 18. Phương Đình Thu (2001), Quản lý dược bệnh viện, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, T142-147. 19. Phương Đình Thu (2001), Công tác Dược bệnh viện, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học, T295-300. 20. Trần thu Thuỷ, Tình hình sử dụng kháng sinh trong điều trị, Hội thảo sử dụng kháng sinh hợp lý, an toàn tại Hà nội ngày 29/02/2000. 21. Lê văn Tuyền (2001), Một số vấn đề về thuốc chính sách quốc gia về thuốc của Việt nam, Quản lý bệnh viện, Nhà xuất bản Y học. 22. Trường ĐH y tế công cộng (2001), Quản lý nhà nước về cung ứng thuốc trong cơ chế thị trường, Nhà xuất bản Y học, T95-113. Phụ lục 1 Sơ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC BỆNH VIỆN VIỆT NAM Giám đốc Các khoa lâm sàng Các khoa cận l.sàng Hội đồng tư vấn -Khoa học kỹ thuật -Thuốc -Khen thưởng Các phòng chức Khoa khám bệnh Khoa HHTM Phòng KHTH Khoa Nội________ Khoa Sinh hoá Phòng chỉ đạo tuyến Khoa HSCC Khoa xét nghiệm-vs Phòng TCCB Khoa truyén nhiễm Khoa chẩn đoán HA Phòng HCQT Khoa VLTL-PHCN Khoa CNK Phòng tài chính-kế toán Khoa YHCT Khoa Thăm dò CN Phòng Y tá-điều dưỡng Khoa Nhi________ Khoa Dược Phòng Vật tư thiết bị Khoa Ngoại______ Khoa giải phẫu bệnh Khoa Phẫu thuật Khoa Dinh dưỡng Khoa Bỏng______ Khoa Phụ sản____ Khoa RHM Khoa TMH Khoa Mắt Ghi chú: HSCC-Hồi sức cấp cứu; VLTL-PHCN-Vật lý trị liệu-Phục hồi chức năng; YHCT-Y học cổ truyền, RHM-Răng hàm mặt, TMH-Tai mũi họng, HHTMHuyết học tĩnh mạch, VS-Vi sinh, HA-Hình ảnh, CNK-chống nhiễm khuẩn, CNChức năng, KHTH-Kế hoạch tổng hợp, TCCB-TỔ chức cán bộ, HCQT-Hành chính quản trị. Phụ lục 2 Sơ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 Khoa khám bệnh đa khoa AI Nội cán bộ cao cấp A2 Nội tim____________ A3 Nội tiêu hoá_________ A4 Truyền nhiễm_______ A5 Nội Lao và Phổi______ A6 Nội huyết học lâm sàng A7 Nội thần kinh________ A8 Nội Da liễu_________ A9 Nội nhi____________ A10 Y học dân tộc______ A ll Khoa Đặc biệt______ A12 Hổi sức cấp cứu_____ AI5 Nội thận-khớp mãn AI6 Nội quốc tế________ A20 Y học hạt nhân_____ A21 TT đột quỵ não_____ A22 Nội tổng hợp_______ BI Ngoại CT-CH________ B2 Ngoại tiết niệu_______ B3 Ngoại bụng B4 Ngoại lổng ngực______ B6 Thần kinh- Sọ não B7 Khoa Mát___________ B8 Khoa Hàm-Mặt______ B9 Tai-Mũi-Họng_______ BI 1 Phụ sản____________ BI5 Ngoại tổng hợp______ B12 Can thiệp tim mạch Khoa hoá nghiệm Khoa sinh hoá Đội tiếp huyết Khoa Xquang Tr1 n , Khoa Chán đoán CPhận Phòng giải phẫu bệnh lý Khoa Miễn dich Khoa Dược Khoa Vật lý tri liệu-PHCN Khoa trang bị Khoa thực nghiệm Phòng KHTH Phòng y tá-điều dưỡng Phòng chính trị______ Ban tài chính Ban VT-HC Phòng Hậu cán-văn thư Ban tang lễ Phụ lục 3. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Sô C h ư ơ n g b ện h TT bệnh 1 2 Bướu tân sinh Bệnh của bộ máy tiêu hoá 3 Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng Bệnh của bộ máy hô hấp 4 5 6 Mã Chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả do nguyên nhân bên ngoài Bệnh hệ tuần hoàn IC D -1 0 C00-D48 N ăm 2000 N ăm 2001 Số lượng Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng % 1956 13,51 14,23 2363 N ăm 2002 N ăm 2003 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ 1807 15,95 12,2 2409 1725 15,39 11,03 2721 1927 13,14 1815 12,25 1562 9,98 1323 9,69 1510 9,65 1646 8,27 1321 % N ăm 2004 T ổ n g cộ n g Tỷ lệ Số % Số lượng % lượng 15,45 3115 16,26 12564 10,94 7,51 1845 1203 9,63 9364 6,28 7806 15,36 11,45 9,54 9,35 7,5 1328 7287 8,91 1457 6,93 7,61 6251 7,64 1512 7,9 6138 7,50 1490 7,78 6048 7,49 Tỷ lệ % K00-K93 A00-B99 2060 1903 J00-J99 1367 9,44 1436 S00-T98 1023 7,06 1157 7,81 1293 100-199 895 6,18 1017 1218 7,78 1496 917 6,33 982 6,87 6,63 1214 7,76 1445 8,49 8,2 909 6,28 788 5,32 845 5,4 1201 6,82 1489 7,78 5232 6,4 4,48 772 5,21 892 5,7 5,83 1450 7,57 4889 5,6 2,77 573 3,87 627 4,0 1126 685 3,89 769 4,02 3055 3,73 3,55 2,55 764 3,99 2808 3,43 660 3,45 2346 2,97 9 Bệnh của cơ quan sinh dục và N00-N99 tiết niệu Bệnh xương khớp và các mô liên M00-M99 kết Bệnh khác 10 Bệnh hệ thần kinh G00-G99 649 401 11 Bệnh mắt và phần phụ của mắt 3,38 3,25 2,79 517 3,3 625 12 489 470 413 352 2,38 415 2,65 449 13 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hoá Bệnh da và mô dưới da H00-H59 E00-E90 2,31 2,18 2,06 311 1,99 492 2,57 1881 2,5 512 2,67 304 2,1 305 282 2,37 Dị tật bẩm sinh và biến dạng bất Q00-Q99 thường về nhiễm sắc thể Bệnh máu và cơ quan tạo máu D50-D89 Rối loạn tâm thần và hành vi F00-F99 2,07 1,78 1,95 15 307 264 439 418 2,49 Bệnh tai và xương chũm 334 316 305 14 L00-L99 H60-H95 1,8 421 2,39 517 2,7 1858 1788 2,37 2,25 305 2,11 265 1,79 290 247 1,41 197 235 223 277 1,45 14480 100 14813 1,33 100 1377 1114 1,68 1,25 1,4 1,27 270 182 1,85 1,50 15650 100 17713 100 19150 100 81806 7 8 16 17 Tổng số 1,36 100 Phụ lục 4 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KÊ HOẠCH GIƯỜNG BỆNH THEO BIÊN CHÊ BQP GIAO CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108 NĂM 2004 STT 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 Tên khoa AI Nội cán bộ A2 Tim, thận, khớp A3 Nội tiêu hoá A4 Truyền nhiễm A5 Bệnh lao, phổi A6 Nội huyết học A7 Nội thần kinh A8 Da liễu A9 Nội nhi A10 Y học dân tộc A I2 Hồi sức cấp cứu AI5 Nội thận, khớp mãn AI6 Nội quốc tế A20 Y học hạt nhân A21 Đột quỵ A22 Nội nhân dân BI Ngoại CT-CH B2 Tiết niệu B3 Ngoại bụng B4 Ngoại lồng ngực B6 Ngoại thần kinh B7 Mắt B8 Hàm-mặt B9 Tai-mũi-họng B ll Phụ sản BI 5 Ngoại nhân dân Tổng Biên chế BQP giao Giường thực hiện Tỷ lệ % 45 52 115,6 25 36 144,0 25 29 116,0 25 27 108,0 25 25 100,0 20 30 150,0 25 28 112,0 20 23 115,0 15 14 93,3 20 25 125,0 15 11 73,3 20 33 165,0 20 45,0 9 5 3 60,0 20 20 100,0 "30" 32 106,7 45 46 102,2 25 33 132,0 30 39 130,0 20 27 135,0 25 32 128,0 20 22 110,0 20 20 100,0 20 23 115,0 20 28 140,0 "60" 77 128,3 550 744 135,3 "90" 640 * "90" là giường bệnh của 2 khoa Nội và Ngoại nhân dân. Phụ lục 5 MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ Được TRANG BỊ PHỤC vụ CÔNG TÁC KHÁM, CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TWQĐ 108 CHO ĐÊN NĂM 2004 Số TT 1 Tên trang thiết bị Máy điện cơ MEB-7100 Nihon Kolden Nhật Số lượng (Chiếc) 01 Giá mua (1.000 đ) 500.000 2 Máy điện não NEURO FAX EFG-2100 Nihon-Nhật 2 400.000 3 Máy đo và phân tích chức năng hô hấp ERS-1000 1 270.000 2 416.000 01 5.400.000 HUMPHRREY Mỹ 01 300.000 Nội soi dạ dày tá tràng ống Video EVIS 240 Olympus 01 1.200.000 Fukuda Nhật 4 Holter điện tim, huyết áp 24/24 Rozin HP Mỹ 5 Máy siêu âm doppler chẩn đoán màu SONOS 7500 Philips Mỹ 6 7 Máy siêu âm chẩn đoán chuyên khoa mắt 837 Nhật 8 Nội soi phẫu thuật ổ bụng 01 300.000 9 Máy chống rung tim và tạo nhịp 05 300.000 10 Máy XQ cắt lớp điện toán AURA Philips Mỹ 01 6.900.000 11 Máy chụp Gamma camera ENSINT-SPX-6 Ixraen 02 160.000 12 Máy chụp Gamma Camera STACAM 4000 i GE Mỹ 01 3.000.000 13 Máy xét nghiêm hoá sinh tự động 15 80.000 14 Máy đếm tế bào lympho tự động 01 250.000 15 Máy phân tích vi sinh 01 200.000 16 Máy lọc nước chạy thận nhân tạo 03 230.000 17 Máy hô hấp nhân tạo 04 180.000 18 Máy tạo oxy từ không khí 06 35.000 Phụ lục 6 TRANG THIẾT BỊ, MÁY MÓC TRANG BỊ CHO KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108 CHO ĐÊN NĂM 2004 STT TÊN TRANG THIẾT BỊ Số lượng (chiếc) 1 Máy lắc 02 2 Máy khuấy 03 3 Máy đo pH 01 4 Tủ ấm, lò nung 04 5 Nồi nước cất 02 6 Hệ thống pha chế dịch tiêm truyền 01 7 Nồi nước sắc 05 8 Máy tán dược Metrimpex 03 9 Máy thái dược liệu VN 07 10 Nồi bao viên BY1000TQ 01 11 Trang thiết bị hấp sấy tiệt trùng 04 12 Cân phân tích điện tử 01 13 Kính hiển vi 02 Phụ lục 7 THUỐC DO BỆNH VIỆN PHA CHÊ STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tên thuốc -Quy cách AcetoỊsalicilic-300, 500ml Aceton Salixylic 60ml Acid Glutamic 1%-500ml ATS 40ml B.S.11% Bột Talc 200g Calci clorid 10%-500ml Cồn 70° Cồn 70°-300, 500ml Cồn 90°-300, 500ml Cồn Boric_10ml Cồn ete 200ml Cồn iod 2,5%-500ml Cồn iod 2%-300ml Cồn iod 3,3%-500ml Cồn iod 0,5%-300, 500ml Cồn iod l%-300, 500ml Cồn iod 5% Cồn iod 0,5% Cloral Salixylic Cloral Salixylic 300ml Cloramin B lOOg Dầu A Dầu parafin Dầu 6oml Dicain 1% lOml Dimedrron 60ml Furacilin Inaik0,5% lOml Kali Bromid 5% 500ml Kali clorid 10% 60ml Đơn vị tính Chai Lọ Chai Lọ Lọ Gói Chai Lít Chai Chai Lọ Chai Lọ Chai Chai Chai Chai Lọ Lít Lọ Chai Gói Lọ Lọ Lọ Lọ Lọ Lọ Lọ Chai Lọ 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 Kali clorid 10% 500ml Kali iodid 5% 500ml Kẽm sulfate 0,5% lOml Lidocain 6%-500ml Lidocain 6%-60ml Lugol 1% Manitol 20% Mỡ Benzosalic Mỡ Benzosalic 500g Mỡ Salixylic 500g Mỡ salixylic 5%-300, lOOOg Mỡ Salixylic 10%-30% Mỡ Salixylic 5% Nabica 2g Nước cất Nước muối 0,9% Nước muối 10% Nước muối rửa 0,9% Nước ngâm DC 500ml Nitrat Bạc 1%-60ml Novocain 0,5% 500ml Oxy già 10TT oxy già 500ml Rượu xoa bóp đông y Rivanol l%o500ml Sáp ong Souphe Camphre 30ml Souphe Camphre 500ml Sulfamit Thuốc tím 0,4% - 500ml Thuốc tím 5g Yarish 500ml Yarish 60ml Chai Chai Lọ Chai Lọ Lọ Lít Lọ Túi Lọ Gói Lọ Lọ Gói Lít Chai Chai Lít Chai Lọ Chai Lọ Chai Lọ Chai Lọ Lọ Chai Gói Chai Lọ Chai Lọ [...]... hiện như sau: 1 Khảo sát, đánh giá một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108: Nhân sự, mô hình bệnh tật, cơ sở vật chất, trong 5 năm 2000-2004 2 Tìm hiểu sơ bộ về công tác cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 3 Đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 1 Phần 1: TỔNG QUAN 1.1 CHỨC NÃNG,... của bệnh viện hiện nay Để tìm hiểu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại bệnh viện, đồng thời có cái nhìn sâu sắc hơn về những khó khăn, thuận lợi của một bệnh viện Quân đội, chúng tôi tiến hành đề tài: "Khảo sá í một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện Trung ương ộuùn đội lũ2' Với mục tiêu thực hiện như sau: 1 Khảo sát, đánh... là công nhân tương ương từ cấp thượng uý trở lên (bệnh nhân chính sách) * Tình hình bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện từ 2000-2004 Số lượng bệnh nhân khám tại bệnh viện góp phần thể hiện quy mô của một Bệnh viện đa khoa đầu ngành trong Quân đội, đồng thòi phản ánh nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Bảng 3.4 Số lượt bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện TWQĐ từ... lệ bệnh nhân thuộc các đối tượng đến khám bệnh tại bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004 Nhận xét: Tổng số bệnh nhân đến khám bệnh tại bệnh viện TWQĐ 108 nhìn chung là tăng dần từ năm 2000 đến năm 2004, so với năm 2000 số lượng bệnh nhân đến khám bệnh năm 2004 tăng 121,49% Đối tượng bệnh nhân viện phí luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện, từ 48,95% (năm 2002) đến. .. 18,88% (năm 2002) đến 22,28% (năm 2004) trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh tại Bệnh viện ** Tình hình bệnh nhân điều trị nội trú tại Bệnh viện từ năm 2000-2004 Số lượng bệnh nhân điều trị tại bệnh viện có liên quan đến nhu cầu sử dụng thuốc của Bệnh viện Nếu sô bệnh nhân điều trị nội trú càng đông thì nhu cầu sử dụng thuốc càng lớn và rígược lại nếu sô bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện càng ít... Giới bệnh viện đã phát triển thành Bệnh viện Trung ương Yên Trạch rồi đổi tên thành Phân viện 8 Từ sau sự kiện ngày 12 tháng 06 năm 1956, Phân viện 8 chính thức đổi thành Quân y viện, một thời gian sau đổi thành Viện Quân y 108 Ngày 10 tháng 3 năm 1995, Bộ tổng tham mưu ra quyết định số 45/QĐ-H16 đổi tên Viện Quân y 108 thành Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Tên gọi mới là sự khẳng định vị thế của Bệnh. .. công tác tại khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 18 2.2.3 PHƯƠNG PHÁP TổNG HỢP, PHÂN TÍCH VÀ x ử LÝ s ố LIỆU * Phương pháp so sánh - So sánh nhân lực khoa Dược Bệnh viện TWQĐ 108 với Bệnh viện Quân Y 103 - So sánh tỷ lệ sử dụng giường bệnh của Bệnh viện TWQĐ 108 với Bệnh viện Quân Y 103 * Phương pháp tỷ trọng: Tỷ trọng cán bộ khoa Dược theo trình độ học vấn; tỷ trọng bệnh nhân khám, chữa bệnh tại Bệnh viện theo... dụng thuốc tại các khoa, phòng * Phương pháp mô hình hoá, biểu đồ, đồ thị: Được sử dụng để minh hoạ cơ cấu nhân lực khoa Dược, mô hình bệnh tật, các quy trình cung ứng thuốc 2.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoít Excel for Windows và Microsoít Word for Windows 19 Phần 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u 3.1 KHẢO SÁT MỘT s ố YẾU T ố ẢNH HƯỞNG ĐÊN CUNG ÚNG THUỐC TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108. .. thuật điều trị, cung ứng và sử dụng thuốc 3.I.2.I Mô hình bệnh tật theo các nhóm đối tượng tạỉ bệnh viện Do đặc thù riêng của một bệnh viện đa khoa Quân đội, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có 5 đối tượng khám, chữa bệnh là: Quân nhân từ cấp thiếu tá trở lên; cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước ta và các nước bạn Lào, Campuchia; bệnh nhân BHYT; bệnh nhân phải nộp một phần viện phí (dân); bệnh nhân là... chính, dược chính, thống kê, cung ứng, kiểm nghiệm - Kho và cấp phát lẻ nội trú, cấp phát lẻ ngoại trú 5 - Pha chế - Dược lâm sàng: duyệt thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc, theo dõi các phản ứng có hại của thuốc (ADR) 1.1.4 VÀI NÉT VỀ BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG QUÂN ĐỘI 108 [16] Bệnh viện Thuỷ Khẩu, tiền thân của bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được Tổng cục Cung cấp chỉ đạo Cục Quân y xây dựng nhằm phục vụ