3.7.7.1. Tình hình thực hiện và kiểm tra quy chế chuyên môn về Dược
Khoa Dược có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các bác sỹ, y tá, khoa phòng thực hiện nghiêm túc các quy chế dược như quy chế thuốc độc, nghiện, hướng thần, thuốc kê đơn,... và các quy trình nhập, cấp phát, bảo quản thuốc...
Các hình thức kiểm tra được khoa Dược áp dụng là: thường xuyên, đột xuất, chuyên đề toàn diện và tự kiểm tra. Kiểm tra được tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng....
Bệnh viện có văn bản phân công khoa Dược và phòng Kế hoạch (Y vụ) trực tiếp hướng dẫn kiểm tra và theo dõi công tác dược tại các khoa, phòng lâm sàng.
Mỗi tuần kiểm tra từ 1 đến 3 khoa, phòng cho đến hết rồi tiếp tục kiểm tra đợt mói.
Nhận xét: Bệnh viện đã thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là các quy chế kê đơn, quy chế cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc.
3.7.7.2. Thông tin thuốc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý:
Nguồn thông tin thuốc tại khoa Dược: Từ Dược thư quốc gia, tạp chí Dược học, các tài liệu huấn luyện của Bộ Y tế về thông tin thuốc; từ các nguồn cung ứng thuốc-thông qua các hội thảo,... do trưởng khoa Dược phụ trách và hướng dẫn.
Hình thức thông tin: Khoa Dược cung cấp thông tin cho Bệnh viện thông qua các buổi giao ban; liên hệ các công ty đến giới thiệu thuốc mới, cung cấp tài liệu; tổ chức hội thảo và tham gia các hội thảo giới thiệu thuốc.
Nhận xét: Bệnh viện chưa tổ chức được đơn vị thông tin thuốc nên việc thông tin thuốc không được tiến hành thường xuyên, thông tin chưa cập nhật.
3.7.7.3. Công tác quản lý chất lượng thuốc
Tất cả các thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy về chất lượng, có số đăng ký và được hội đồng kiểm nhập xác nhận đảm bảo chất lượng như hợp đồng ký kết.
Thuốc pha chế sản xuất tại Bệnh viện luôn đúng quy định, quy trình và được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng.
Các cơ số tồn kho thường xuyên được kiểm tra và luân phiên thay thế để đảm bảo chất lượng.
Thuốc chưa sử dụng được bảo quản theo đúng quy định, thuốc tại tủ trực được quản lý chặt chẽ, bổ xung để đảm bảo đúng chất lượng.
Cán bộ quản lý, pha chế có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và báo cáo vói Trưởng khoa Dược khi phát hiện có sự thay đổi về chất lượng thuốc.
Kiểm kê cuối năm: Kịp thời thanh lý thuốc không đảm bảo chất lượng, tìm ra nguyên nhân và khắc phục.
Nhận xét: Công tác quản lý chất lượng thuốc đã được Bệnh viện quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Bệnh viện TWQĐ 108 bắt đầu tiến hành triển khai xây dựng các kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt tồn trữ thuốc (GSP).
1.7.7.4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị
- Xây dựng khoa an toàn, ổn định về chính trị, phát huy tinh thần thẳng thắn, trung thực nhằm hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ.
- 100% đảng viên mức I, các chi bộ đều đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Thực hiện tốt các quy định trong y đức.
BÀN LUẬN
1. Tổ CHỨC NHÂN Lực CỦA KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108
Khoa Dược có vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện. Nhân lực khoa Dược Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ dược/tổng số biên chế của bệnh viện còn thấp so với nhu cầu thực tế của Bệnh viện và số Dược sỹ đại học trong tổng số nhân viên của khoa Dược cũng chỉ đạt 20,37% (năm 2002, 2003) đến 21,15% (năm 2001). Trong đó, Dược sỹ trung cấp, dược tá và KTV luôn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân là do Bệnh viện vẫn còn tổ pha chế dịch truyền, nên cần nhiều Dược sỹ trung cấp, dược tá và KTV. Điều đó cho thấy việc nâng cao trình độ và bổ sung cán Dược vẫn là vấn đề cần được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chú ý, quan tâm và thực hiện trong thòi gian tói.
2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108
Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Trung ương Quân đội mang tính đặc thù riêng của một bệnh viện đa khoa Quân đội. Mô hình bệnh tật của bệnh viện dược xếp vào 17 chương bệnh theo phân loại quốc tế ICD-10 và cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện thay đổi thất thường hàng năm. Việc chưa chú ý xây dựng mô hình bệnh tật đã gây khó khăn cho Bệnh viện trong việc xác định đúng nhu cầu thuốc, xây dựng DMTBV...
Số lượng bệnh nhân khám bệnh và điều trị nội trú theo từng nhóm đối tượng tại Bệnh viện luôn tăng, năm 2004 tổng số bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện tăng 21,49% so vói năm 2000, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 32,25% vói năm 2000. Như vậy, nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 ngày càng tăng, do đó việc xây dựng mô hình bệnh tật, đảm bảo cung ứng thuốc của Bệnh viện được đầy đủ, kịp thòi, hợp lý là rất cần thiết.
3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐổNG THUỐC VÀ ĐlỂU TRỊ
Hàng năm, Hội đồng thuốc đều có các hoạt động xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện, kiểm tra và đánh giá đom thuốc, bệnh án, kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các khoa phòng...
Tuy nhiên, hoạt động của Hội đổng thuốc và điều trị chưa huy động được sự tham gia của tất cả các thành viên nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Bắt đầu từ năm 2004 Bệnh viện mới tổng kết mô hình bệnh tật. Hoạt động thông tin thuốc còn nghèo nàn...
Danh mục thuốc của Bệnh viện được xây dựng, xem xét, bổ xung hàng năm về cơ bản là đã phù hợp với tình hình bệnh tật của Bệnh viện. Nhưng danh mục thuốc của Bệnh viện vẫn còn một số hạn chế như: Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu dựa vào danh mục thuốc chủ yếu dành cho các cơ sở khám chữa bệnh của bộ y tế, vào danh mục thuốc của năm trước và kinh nghiệm mà chưa căn cứ vào mô hình bệnh tật, chưa xây dựng được danh mục thuốc dành riêng cho từng đối tượng điều trị: Quân+chính sách, dân và viện phí.
4. HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG THUỐC
Phương thức cung ứng: Phương thức cung ứng của Bệnh viện TWQĐ 108 là
chon giá. Phương thức này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí mua thuốc, hoá chất một cách tối đa, đơn giản, thuận tiện nhưng cũng có nhược điểm là không tạo ra tính cạnh tranh trong cung ứng thuốc.
Nguồn kinh phí: Kinh phí sử dụng hàng năm của bệnh viện dược cấp từ 3 nguồn: Bộ Quốc phòng, BHYT, Dân. Trong đó nguồn do Bộ Quốc phòng cấp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và được cấp dưói dạng hiện vật (thuốc và hoá chất) hoặc dưói dạng tiền mặt để Bệnh viện tự hạch toán, chi tiêu. Nguồn kinh phí từ viện phí chiếm tỷ trọng nhỏ chưa tương xứng với quy mô điều trị của Bệnh viện
Nguồn cung ứng thuốc: Thuốc được lấy từ 3 nguồn: Cục Quân y, Các công ty, hãng dược phẩm và thuốc do Bệnh viện tự pha chế, sản xuất. Trong đó nguồn thuốc và hoá chất từ các công ty, các hãng dược phẩm luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều đó cho thấy sự phong phú về mặt hàng thuốc của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân.
Cấp phát thuốc: Bệnh viện có quy trình cấp phát do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Quy trình cấp phát được thực hiện nghiêm túc và khoa học nhằm đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng đến tay bệnh nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng các quy trình này gặp rất nhiều khó khăn vì nhân lực khoa Dược thiếu để thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình đó.
TÓM LAI
Đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng đúng theo nhu cầu điều trị hợp lý là một vấn đề vô cùng khó khăn. Việc cung ứng thuốc là nhiệm vụ chủ yếu và hàng đầu của toàn ngành dược.
Sau quá trình khảo sát, tìm hiểu chúng tôi tổng kết những yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 theo sơ đồ hình 4.1.
Hình 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện
Tổ chức màng lưới cung ứng thuốc cho nhân dân tại Bệnh viện TWQĐ 108 được khái quát theo hình sau:
Nhà cung ứng T Khoa Dược ~ r ~ Kho T 1 _L_ Dược sỹ bệnh viện --- --- Khoa phòng T Bệnh nhân ngoại trú Bệnh nhân nội trú
Hình 4.2. Tổ chức màng lưới cung ứng thuốc tại Bệnh viện TWQĐ 108.
Trong đó: ---► Cấp phát
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT