Quy trình cấp phát

Một phần của tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 54)

KHO CHÍNH

- Hoá đơn xuất thuốc do trưởng khoa Dược ký duyệt

KHO LẺ

• Phiếu lĩnh thuốc hàng ngày - Trưởng khoa điều trị ký duyệt - Trưởng khoa Dược ký duyệt - Giám đốc ký duyệt

(Tuỳ từng loại thuốc theo quy định của Bệnh viện)

Trả vỏ (quý, độc, hiếm)

y

(Theo quy định) KHOA, PHÒNG

Trả vỏ (quý, độc, hiếm)

(Theo quy định) BỆNH NHÂN

Kiểm nhập thuốc

- Dược sỹ thủ kho chính - Dược sỹ thủ kho lẻ - Thống kê dược

* Kiểm tra, kiểm soát: Số lượng, chất lượng thuốc, hạn dùng, lô sản xuất, nơi sản xuất, đến từng mặt hàng.

- Dược sỹ thủ kho lẻ

- Cán bộ khoa Dược đưa thuốc tới các khoa, phòng

- Y tá lĩnh thuốc

- Y tá điều dưỡng - Y tá hành chính

(3 kiểm tra, 5 đối chiếu)

Hình 3.17. đồ quy trình cấp phát thuốc tới các khoa, phòng tại Bệnh viện

TWQĐ 108

Nhận xét: Từ hình 3.16 và 3.17 cho thấy: Quy trình cung ứng thuốc và quy trình cấp phát thuốc tới các khoa phòng của Bệnh viện được thực hiện thống nhất và chặt chẽ trong từng khâu. Quy trình do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và được ban giám đốc Bệnh viện phê duyệt, ban hành theo quy định của ngành, của Cục quân y và của Bệnh viện đã đề ra, nhằm đảm bảo việc cung ứng thuốc được hợp lý, an toàn.

Hình 3.18. Quy trình lĩnh thuốc, chia phát thuốc cho bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108

Nhận xét: Quy trình lĩnh thuốc, chia phát thuốc cho bệnh nhân của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được xây dựng thống nhất, hợp lý trên từng khâu và được thực hiện nghiêm túc nhằm đưa thuốc có chất lượng tới tay bệnh nhân an toàn và nhanh chóng nhất. Quy trình do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và được Giám đốc Bệnh viện phê duyệt, ban hành.

3.2.4. NGUỔN CUNG ỨNG THUỐC CỦA KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108

- Cục Quân y: cấp cho bệnh nhân Quân và chính sách, bao gồm thuốc, vật tư y tế tiêu hao theo tiêu chuẩn giường bệnh.

- Tự sản xuất, pha chế.

- Mua của các công ty dược phẩm nhà nước (công ty Dược phẩm Trung ương I, công ty Dược liệu Trung ương I...), các công ty trách nhiệm hữu hạn, các hãng dược phẩm nước ngoài.

3.2.5. TÌNH HÌNH PHA CHẾ, SẢN XUẤT CỦA BỆNH VIỆN TỪ NĂM 2002-2004

Nguồn pha chế, sản xuất thuốc của Bệnh viện chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ (4,82% năm 2004), tuy nhiên, do đặc thù của bệnh viện Quân đội nên công tác pha chế, sản xuất của Bệnh viện vẫn luôn là một trong những công tác trọng tâm.

Một số chỉ tiêu chuyên môn về pha chế, sản xuất khoa Dược trong năm 2004 được trình bày ở bảng 3.14.

Bảng 3.14. Một số chỉ tiêu về pha chế, sản xuất thuốc tại khoa Dược Bệnh viện TWQĐ108 năm 2004. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

STT Thuốc sản xuất Đơn vị Chỉ tiêu Thực hiện Đạt (%)

1 Dịch truyền lít 50.000 46.867 93,73%

2 Thuốc nước lít 20.000 16.506 97,53%

3 Thuốc bột, mỡ kg Theo nhu

cầu

Nhận xét: Bệnh viện đã pha chế một số lượng lớn dịch truyền và thuốc nước trong khi xu thế chung của các bệnh viện là thu hẹp hoặc giải thể việc sản xuất dịch truyền. Tuy nhiên, khoa Dược vẫn chưa pha chế, sản xuất đạt chỉ tiêu mà Bệnh viện đã đặt ra.

Bệnh viện TWQĐ 108 pha chế, sản xuất 64 loại thuốc, được trình bày ở phu luc 7, trong đó dịch truyền được pha số lượng đáng kể nhằm đáp ứng với nhu cầu điều trị của Bệnh viện.

3.2.6. KẾT QUẢ CUNG ỨNG THUỐC

3.2.6.I. Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị.

Bình quân tiền thuốc 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị có liên quan đến hiệu quả của hoạt động cung ứng thuốc và chất lượng điều trị của Bệnh viện.

Bảng 3.15. Bình quân tiền thuốc sử dụng 1 giường/ngày và số ngày trung bình/1 đợt điều trị của các đối tượng bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000- 2004.

Năm

Bình quân tiền thuốc 1 giường/ngày và số ngàytrung bình/đợt điều trị

Viện phí BHYT Quân+chính sách Toàn viện

Tiền thuốc (đồng) Số ngày Tiền thuốc (đồng) Số ngày Tiền thuốc (đồng) SỐ ngày Tiền thuốc (đồng) Số ngày 2000 26.813 11,3 21.379 17,1 25.018 16,3 24.181 14,9 2001 36.452 10,8 24.895 16,8 37.148 15,9 34.755 14,5 2002 42.167 10,6 37.542 15,4 47.127 15,1 42.682 13,7 2003 51.836 10,1 37.607 15,4 51.618 15,2 48.563 13,1 2004 43.460 11 39.275 15,3 55.089 15,6 50.986 13,3 Tiền thuốc 80000 60000 40000 20000 0 2000 2001 2002 2003 2004 Năm

Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn mức bình quân tiền thuốc/giường bệnh/ngày điều trị của các đối tượng tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ năm 2000-2004.

Nhận xét: Bình quân tiền thuốc điều trị cho một giường bệnh/ngày của toàn Bệnh viện luôn tăng, năm 2000 là 24.181 đồng đến năm 2004 là 50.986 đồng.

Số tiền thuốc bình quân một ngày điều trị /giường/ngày của đối tượng viện phí thay đổi thất thường, số tiền thuốc bình quân một ngày điều trị /giường/ngày của đối tượng BHYT, Quân và chính sách tăng hàng năm.

Số ngày trung bình của một đợt điều trị của Bệnh viện cao nhất là 14,9 ngày (năm 2000), thấp nhất là 13,1 ngày (năm 2003)

Đối tượng bệnh nhân BHYT có số ngày trung bình trong một đợt điều trị cao nhất (từ 15,4 đến 17,1 ngày/1 đợt điều trị), tiếp theo là đối tượng Quân và Chính sách, thấp nhất là số ngày điều trị trung bình của bệnh nhân phải nộp viện phí.

Nguyên nhân: Đối tượng BHYT, Quân và chính sách được miễn hoàn toàn hoặc chỉ phải chi trả một phần nhỏ tiền thuốc và các dịch vụ khác của Bệnh viện, do đó thòi gian điều tri không hoặc ít ảnh hưởng đến chi phí điều trị của bệnh nhân. Ngược lại, đối tượng bênh nhân Viện phí phải trả toàn bộ tiền thuốc và các dịch vụ khác nên thời gian điều trị có liên quan trực tiếp đến chi phí điều trị, do đó thời gian của một đợt điều trị của đối tượng này thường ngắn hơn các đối tượng khác.

3.2.Ó.2. Tình hình bệnh nhân nhập viện, chuyển viện, tử vong.

Tình hình bệnh nhân nhập viện, về đơn vị, chuyển viện và tử vong phản ánh chất lượng điều trị của Bệnh viện.

Bảng 3.16. Sô' lượng bệnh nhân nhập viện,về đơn vị, chuyển viện và tử vong tại Bệnh viện TWQĐ108 từ năm 2000-2004.

Năm

Nhập viện Về đơn vị Chuyển viện Tử vong

Số lượt người So sánh với năm 2000 (%) Số lượt người So sánh với năm 2000 (%) Số lượt người So sánh với năm 2000 (%) Số lượt người Tỷ lệ Bn tử vong/Bn nhập viện 2000 14480 100 13718 100 10 100 179 1,24% 2001 14813 102,3 13980 101,91 13 130,0 181 1,22% 2002 15950 110,15 15026 109,53 9 90,0 245 1,54% 2003 17713 122,33 16770 122,25 12 120,0 186 1,05% 2004 19150 132,25 18147 132,29 19 190,0 195 1,02%

Nhận xét:

Số lượng bệnh nhân nhập viện hàng năm đều tăng lên, năm 2004 tăng 32,25% so với năm 2000.

Số lượt bệnh nhân được chữa khỏi và về đơn vị cũng tăng hàng năm, năm 2004 tăng 32,29%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh nhân chuyển viện hàng năm thay đổi thất thường, nhưng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so vói tổng số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện. Năm 2004, có khoảng 9,9x10'4% bệnh nhân chuyển viện.

Tỷ lệ bệnh nhân tử vong hàng năm lại có xu hướng giảm dần, dao dộng từ 1,02% (năm 2004) đến 1,54% (năm 2002).

Như vậy, chất lượng điều trị của Bệnh viện ngày càng đảm bảo, xứng đáng vói vị trí của một bệnh viện đa khoa đầu ngành trong Quân đội.

3.2.7. TÌNH HÌNH THựC HIỆN MỘT s ố NHIỆM v ụ CHUYÊN MÔN.

3.7.7.1. Tình hình thực hiện và kiểm tra quy chế chuyên môn về Dược

Khoa Dược có trách nhiệm thực hiện và hướng dẫn các bác sỹ, y tá, khoa phòng thực hiện nghiêm túc các quy chế dược như quy chế thuốc độc, nghiện, hướng thần, thuốc kê đơn,... và các quy trình nhập, cấp phát, bảo quản thuốc...

Các hình thức kiểm tra được khoa Dược áp dụng là: thường xuyên, đột xuất, chuyên đề toàn diện và tự kiểm tra. Kiểm tra được tiến hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng....

Bệnh viện có văn bản phân công khoa Dược và phòng Kế hoạch (Y vụ) trực tiếp hướng dẫn kiểm tra và theo dõi công tác dược tại các khoa, phòng lâm sàng.

Mỗi tuần kiểm tra từ 1 đến 3 khoa, phòng cho đến hết rồi tiếp tục kiểm tra đợt mói.

Nhận xét: Bệnh viện đã thực hiện đầy đủ chế độ kiểm tra việc thực hiện các quy chế chuyên môn. Đặc biệt là các quy chế kê đơn, quy chế cung ứng, quản lý và sử dụng thuốc.

3.7.7.2. Thông tin thuốc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý:

Nguồn thông tin thuốc tại khoa Dược: Từ Dược thư quốc gia, tạp chí Dược học, các tài liệu huấn luyện của Bộ Y tế về thông tin thuốc; từ các nguồn cung ứng thuốc-thông qua các hội thảo,... do trưởng khoa Dược phụ trách và hướng dẫn.

Hình thức thông tin: Khoa Dược cung cấp thông tin cho Bệnh viện thông qua các buổi giao ban; liên hệ các công ty đến giới thiệu thuốc mới, cung cấp tài liệu; tổ chức hội thảo và tham gia các hội thảo giới thiệu thuốc.

Nhận xét: Bệnh viện chưa tổ chức được đơn vị thông tin thuốc nên việc thông tin thuốc không được tiến hành thường xuyên, thông tin chưa cập nhật.

3.7.7.3. Công tác quản lý chất lượng thuốc

Tất cả các thuốc đều có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo độ tin cậy về chất lượng, có số đăng ký và được hội đồng kiểm nhập xác nhận đảm bảo chất lượng như hợp đồng ký kết.

Thuốc pha chế sản xuất tại Bệnh viện luôn đúng quy định, quy trình và được kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn mới đưa vào sử dụng.

Các cơ số tồn kho thường xuyên được kiểm tra và luân phiên thay thế để đảm bảo chất lượng.

Thuốc chưa sử dụng được bảo quản theo đúng quy định, thuốc tại tủ trực được quản lý chặt chẽ, bổ xung để đảm bảo đúng chất lượng.

Cán bộ quản lý, pha chế có trách nhiệm kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc và báo cáo vói Trưởng khoa Dược khi phát hiện có sự thay đổi về chất lượng thuốc.

Kiểm kê cuối năm: Kịp thời thanh lý thuốc không đảm bảo chất lượng, tìm ra nguyên nhân và khắc phục.

Nhận xét: Công tác quản lý chất lượng thuốc đã được Bệnh viện quan tâm và thực hiện nghiêm túc. Bệnh viện TWQĐ 108 bắt đầu tiến hành triển khai xây dựng các kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn thực hành tốt tồn trữ thuốc (GSP).

1.7.7.4. Thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị

- Xây dựng khoa an toàn, ổn định về chính trị, phát huy tinh thần thẳng thắn, trung thực nhằm hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.

- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ.

- 100% đảng viên mức I, các chi bộ đều đạt chi bộ trong sạch, vững mạnh. - Thực hiện tốt các quy định trong y đức.

BÀN LUẬN

1. Tổ CHỨC NHÂN Lực CỦA KHOA Dược BỆNH VIỆN TWQĐ 108

Khoa Dược có vai trò quan trọng trong hoạt động cung ứng thuốc của bệnh viện. Nhân lực khoa Dược Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ cán bộ dược/tổng số biên chế của bệnh viện còn thấp so với nhu cầu thực tế của Bệnh viện và số Dược sỹ đại học trong tổng số nhân viên của khoa Dược cũng chỉ đạt 20,37% (năm 2002, 2003) đến 21,15% (năm 2001). Trong đó, Dược sỹ trung cấp, dược tá và KTV luôn chiếm tỷ lệ cao, nguyên nhân là do Bệnh viện vẫn còn tổ pha chế dịch truyền, nên cần nhiều Dược sỹ trung cấp, dược tá và KTV. Điều đó cho thấy việc nâng cao trình độ và bổ sung cán Dược vẫn là vấn đề cần được Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 chú ý, quan tâm và thực hiện trong thòi gian tói.

2. MÔ HÌNH BỆNH TẬT CỦA BỆNH VIỆN TWQĐ 108 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình bệnh tật của Bệnh viện Trung ương Quân đội mang tính đặc thù riêng của một bệnh viện đa khoa Quân đội. Mô hình bệnh tật của bệnh viện dược xếp vào 17 chương bệnh theo phân loại quốc tế ICD-10 và cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện thay đổi thất thường hàng năm. Việc chưa chú ý xây dựng mô hình bệnh tật đã gây khó khăn cho Bệnh viện trong việc xác định đúng nhu cầu thuốc, xây dựng DMTBV...

Số lượng bệnh nhân khám bệnh và điều trị nội trú theo từng nhóm đối tượng tại Bệnh viện luôn tăng, năm 2004 tổng số bệnh nhân khám bệnh tại Bệnh viện tăng 21,49% so vói năm 2000, tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tăng 32,25% vói năm 2000. Như vậy, nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 ngày càng tăng, do đó việc xây dựng mô hình bệnh tật, đảm bảo cung ứng thuốc của Bệnh viện được đầy đủ, kịp thòi, hợp lý là rất cần thiết.

3. HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐổNG THUỐC VÀ ĐlỂU TRỊ

Hàng năm, Hội đồng thuốc đều có các hoạt động xây dựng Danh mục thuốc bệnh viện, kiểm tra và đánh giá đom thuốc, bệnh án, kiểm tra việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý tại các khoa phòng...

Tuy nhiên, hoạt động của Hội đổng thuốc và điều trị chưa huy động được sự tham gia của tất cả các thành viên nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Bắt đầu từ năm 2004 Bệnh viện mới tổng kết mô hình bệnh tật. Hoạt động thông tin thuốc còn nghèo nàn...

Danh mục thuốc của Bệnh viện được xây dựng, xem xét, bổ xung hàng năm về cơ bản là đã phù hợp với tình hình bệnh tật của Bệnh viện. Nhưng danh mục thuốc của Bệnh viện vẫn còn một số hạn chế như: Xây dựng danh mục thuốc chủ yếu dựa vào danh mục thuốc chủ yếu dành cho các cơ sở khám chữa bệnh của bộ y tế, vào danh mục thuốc của năm trước và kinh nghiệm mà chưa căn cứ vào mô hình bệnh tật, chưa xây dựng được danh mục thuốc dành riêng cho từng đối tượng điều trị: Quân+chính sách, dân và viện phí.

4. HOẠT ĐỘNG CUNG ÚNG THUỐC

Phương thức cung ứng: Phương thức cung ứng của Bệnh viện TWQĐ 108 là

chon giá. Phương thức này có ưu điểm là tiết kiệm chi phí mua thuốc, hoá chất một cách tối đa, đơn giản, thuận tiện nhưng cũng có nhược điểm là không tạo ra tính cạnh tranh trong cung ứng thuốc.

Nguồn kinh phí: Kinh phí sử dụng hàng năm của bệnh viện dược cấp từ 3 nguồn: Bộ Quốc phòng, BHYT, Dân. Trong đó nguồn do Bộ Quốc phòng cấp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và được cấp dưói dạng hiện vật (thuốc và hoá chất) hoặc dưói dạng tiền mặt để Bệnh viện tự hạch toán, chi tiêu. Nguồn kinh phí từ viện phí chiếm tỷ trọng nhỏ chưa tương xứng với quy mô điều trị của Bệnh viện

Nguồn cung ứng thuốc: Thuốc được lấy từ 3 nguồn: Cục Quân y, Các công ty, hãng dược phẩm và thuốc do Bệnh viện tự pha chế, sản xuất. Trong đó nguồn thuốc và hoá chất từ các công ty, các hãng dược phẩm luôn chiếm tỷ lệ lớn nhất. Điều đó cho thấy sự phong phú về mặt hàng thuốc của Bệnh viện, đáp ứng nhu cầu điều trị của nhân dân.

Cấp phát thuốc: Bệnh viện có quy trình cấp phát do Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng và Giám đốc bệnh viện phê duyệt. Quy trình cấp phát được thực hiện nghiêm túc và khoa học nhằm đảm bảo cung ứng thuốc có chất lượng đến tay bệnh nhân. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng các quy trình này gặp rất nhiều khó khăn vì nhân lực khoa Dược thiếu để thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình đó.

TÓM LAI

Đảm bảo cung ứng thuốc đáp ứng đúng theo nhu cầu điều trị hợp lý là một vấn đề vô cùng khó khăn. Việc cung ứng thuốc là nhiệm vụ chủ yếu và hàng đầu của toàn ngành dược.

Sau quá trình khảo sát, tìm hiểu chúng tôi tổng kết những yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 theo sơ đồ hình 4.1.

Hình 4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện

Tổ chức màng lưới cung ứng thuốc cho nhân dân tại Bệnh viện TWQĐ 108 được khái quát theo hình sau:

Nhà cung ứng T Khoa Dược ~ r ~ Kho T 1 _L_ Dược sỹ bệnh viện --- ---

Một phần của tài liệu Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc tại bệnh viện trung ương quân đội 108 (Trang 54)