1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm aspergillus niger và colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch

80 632 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

... BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS NIGER VÀ COLLETOTRICHUM SP GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH... MỸ LINH, 2013 “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS NIGER VÀ COLLETOTRICHUM SP GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH” Luận văn... nghiệp với đề tài: “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CaCl2, HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM Colletotrichum spp VÀ Aspergillus niger GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH” Do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Linh thực

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG NGUYỄN THỊ MỸ LINH KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS NIGER VÀ COLLETOTRICHUM SP GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Cần Thơ, 2013 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT Tên đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS NIGER VÀ COLLETOTRICHUM SP GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lê Thanh Toàn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ Linh MSSV: 3103626 Lớp: TT1073A1 Cần Thơ, 2013 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG -------------------------------------------------------------------------------------------------------- Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA CaCl2, HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT TRÊN NẤM Colletotrichum spp. VÀ Aspergillus niger GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH” Do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Linh thực hiện và đề nạp. Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét. Cần Thơ, ngày 30 tháng 12 năm 2013 Cán bộ hướng dẫn Ths. Lê Thanh Toàn ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư Bảo vệ Thực vật với đề tài: KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS NIGER VÀ COLLETOTRICHUM SP GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH Do sinh viên Nguyễn Thị Mỹ Linh thực hiện và bảo vệ trước Hội Đồng, ngày 30 tháng 12 năm 2013 Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:………………..điểm. Ý KIẾN HỘI ĐỒNG ................................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. DUYỆT KHOA NN & SHƯD CHỦ NHIỆM KHOA Cần Thơ, ngày 30 tháng 12 năm 2013 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG iii TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Mỹ Linh. Giới tính: Nữ Ngày sinh: 7/12/1991. Dân tộc: Kinh Nơi sinh: xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Quê quán: xã Phú Thọ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang. Quá trình học tập: Năm 1997-2002: học tại trường Tiểu học A Phú Thọ. Năm 2002-2006: học tại trường Trung học Cơ sở Phú Thọ. Năm 2006-2009: học tại trường Trung học Phổ thông Chu Văn An Năm 2010-2014: học tại trường Đại học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo vệ Thực vật, khoá 36, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. iv LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Mỹ Linh với sự hướng dẫn của ThS. Lê Thanh Toàn. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng công bố riêng lẻ bởi các tác giả khác trong bất kỳ chương trình nghiên cứu nào trước đây. Các tài liệu tham khảo được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Mỹ Linh v LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Thị Thu Thủy và ThS. Lê Thanh Toàn đã tận tình dìu dắt tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ, đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi thực hiện tốt đề tài. Cảm ơn các anh, chị lớp Bảo vệ Thực vật khóa 34, Khóa 35, cùng tất cả các bạn cùng lớp đã không ngừng động viên khuyến khích và giúp đỡ tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin gửi lời biết ơn lớn nhất đến với gia đình với tất cả tình yêu và sự khuyến khích ủng hộ đã dành cho tôi trong suốt chặn đường cam go trong suốt bốn năm học tập, luôn là chỗ dựa tinh thần vững vàng nhất cho tôi khi gặp những khó khăn. Chân thành cảm ơn Cần thơ, ngày…tháng…năm 2013. vi NGUYỄN THỊ MỸ LINH, 2013. “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ PHÒNG TRỊ CỦA CALCIUM CHLORIDE VÀ HAI LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM ASPERGILLUS NIGER VÀ COLLETOTRICHUM SP GÂY HẠI TRÊN TRÁI ỚT SAU THU HOẠCH”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ. Người hướng dẫn khoa học: ThS. Lê Thanh Toàn. TÓM LƯỢC Đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch” được thực hiện từ tháng 03 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại phòng thí nghiệm phòng trừ sinh học, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ nhằm xác định khả năng ức chế của dịch trích thực vật và CaCl2 đối với nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp trong điều kiện in vitro. Kết quả cho thấy CaCl2 và hai loại dịch trích từ lá neem và lá cỏ cứt heo có hiệu quả ức chế cả hai loại nấm trong điều kiện in vitro. CaCl2 20 Mm và dịch trích lá Neem ở nồng độ 6% cho hiệu quả ức chế tốt nhất ở thời điểm 4 ngày sau đặt khuẩn ty (NSĐKT), cỏ cứt heo 6% cho hiệu quả ức chế tốt nhất ở thời điểm 2 NSĐKT đối với sự phát triển sợi nấm Aspergillus niger. Đối với nấm Colletotrichum sp, dịch trích lá Neem 4%, cỏ cứt heo 6% cho hiệu quả ức chế tốt nhất ở thời điểm 4 NSĐKT, CaCl2 nồng độ 20 mM ức chế sợi nấm tốt nhất ở thời điểm 2 NSĐKT Trong điều kiện in vivo, đối với nấm Aspergillus niger tại cả 2 thời điểm trước và sau khi mầm bệnh xuất hiện trên trái chỉ có dịch trích lá cỏ cứt heo nồng độ 6% có khả năng ức chế được sự phát triển của của vết bệnh và ổn định qua các thời điểm khảo sát. Đối với nấm Colletotrichum sp khi mầm bệnh đã hiện diện trên trái thì dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% thể hiện khả năng ức chế tại một thời điểm là 4 ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB), lá cỏ Cứt Heo 6% cũng ức chế được sự phát triển của vết bệnh và duy trì lâu hơn so với lá Neem 4%, không ghi nhận hiệu quả ức chế với CaCl2 20 mM. Tuy nhiên, đối với mầm bệnh chưa hiện diện trên trái thì dịch trích lá Neem (35,32%), lá cỏ Cứt Heo (24,41%) và CaCl2 (54,89%) đều cho hiệu quả ức chế sự phát triển của mầm bệnh tốt nhất vào thời điểm 1NSKCB nhưng theo từng thời điểm khảo sát, CaCl2 cho hiệu quả tốt hơn hai loại dịch trích. vii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm đoan Lời cảm ơn Tóm lược Mục lục Danh sách chữ viết tắt và thuật ngữ tiếng Anh Danh sách bảng danh sách hình Trang i v vi vii viii x xi xiii MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1 1.1 Tác hại của bệnh sau thu hoạch 2 1.2 Sơ lược đặc điểm bệnh hại do nấm Colletotrichum sp và Aspergillus 3 niger trên ớt sau thu hoạch 1.2.1 Bệnh mốc đen do nấm Aspergillus niger 3 1.2.2 Bệnh thán thư do Colletotrichum sp gây ra 5 1.3 Một số đặc tính của dịch trích thực vật và CaCl2 trong thí nghiệm 8 1.3.1 Cỏ Cứt Heo 8 1.3.2 Cây Neem 9 1.3.4 Calcium Chloride (CaCl2) 11 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Phương tiện 14 2.2 Phương pháp 15 2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và thời gian sử lý của các 15 loại dich trích thực vật lá neem, cỏ cứt heo và CaCl2 lên sự phát triển khuẩn ty của nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp 2.2.2 Đánh giá hiệu quả của việc xử lý dịch trích lá Neem, cỏ Cứt 16 Heo và CaCl2 sau khi lây bệnh nhân tạo trên trái (đối với mầm bệnh đã xuất hiện). 2.2.3 Đánh giá hiệu quả của việc xử lý dịch trích lá Neem, cỏ Cứt 17 Heo và CaCl2 trước khi lây bệnh nhân tạo trên trái CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và thời gian sử lý của các loại dich trích 19 thực vật lá Neem, cỏ Cứt Heo và CaCl2 lên sự phát triển khuẩn ty của nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp 3.1.1 Đối với nấm Aspergillus niger 19 3.1.2 Đối với nấm Colletotrichum sp 23 viii Đánh giá hiệu quả của việc xử lý dịch trích lá Neem, cỏ Cứt heo và CaCl2 27 sau khi lây bệnh nhân tạo trên trái (đối với mầm bệnh đã xuất hiện). 3.2.1 Đối với nấm Aspergillus niger 27 3.2.2 Đối với nấm Colletotrichum sp 29 3.3 Đánh giá hiệu quả của việc xử lý dịch trích lá Neem, cỏ Cứt Heo và CaCl2 32 trước khi lây bệnh nhân tạo trên trái. 3.3.1 Đối với nấm Aspergillus niger 32 3.3.2 Đối với nấm Colletotrichum sp 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 3.2 ix DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ TIẾNG ANH ĐKKT Đường kính khuẩn ty HQƯC Hiệu quả ức chế NSĐKT Ngày sau khi đặt khuẩn ty NSKCB Ngày sau khi chủng bệnh PDA Potato dextrose agar FAO Food and Agriailture organization x DANH SÁCH BẢNG Bảng 2.1 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 3.10 3.11 Tên bảng Nồng độ CaCl2 và dịch trích thực vật được sử dụng trong thí nghiệm Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thựcvật và CaCl2 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2. Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát xi Trang 14 21 23 25 27 29 29 31 31 32 33 34 3.12 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát xii 35 DANH SÁCH HÌNH Hình Tên hình Trang 1.1 Bệnh mốc đen do nấm Aspergillus niger 4 1.2 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp 7 1.3 Cỏ Cứt Heo (Ageratum conyzoides L.) 8 1.4 Cây Neem (Azadirachta indica A.Juss) 9 2.1 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm gây bệnh sau thu hoạch 16 3.1 Đường kính khuẩn ty nấm Aspergillus niger tại 4NSĐKT 21 3.2 Đường kính khuẩn ty nấm Colletotrichum sp tại 7NSĐKT 25 3.3 Mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp chủng bệnh trước khi sử lý dịch trích 29 3.4 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích 31 3.5 Mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp sử lý dịch trích trước khi chủng bệnh 33 3.6 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp chủng bệnh trước khi sử lý dịch trích 35 xiii MỞ ĐẦU Ớt (Capsicum spp.) là loại gia vị và rau ăn trái được trồng rất phổ biến trên khắp thế giới chủ yếu là ở các nước Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Mêhicô (Valenzuela, 2011). Ước tính tổng diện trích trồng ớt trên thế giới vào khoảng 1,7 triệu hecta (FAO, 2008). Ở nước ta, ớt đang được trồng rất rộng rãi trên các tỉnh trong cả nước như Sóc Trăng, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Quảng Ngãi, Hà Nội… Ớt cũng đang được xem là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao trong cơ cấu chuyển đổi cây trồng và luân canh thời vụ. Tuy nhiên việc thất thu năng suất của loại cây trồng này là rất lớn từ quá trình sản xuất đến quá trình bảo quản sau thu hoạch. Theo Nguyễn Mạnh Khải (2005), có từ 15-30% sản lượng rau quả bị hư hỏng sau thu hoạch và nấm bệnh là nguyên nhân chính gây ra sự hư hỏng này (Nguyễn Minh Thủy, 2003). Trong số các loại nấm bệnh gây hại phổ biến trên trái ớt sau thu hoạch thì nấm Colletotrichum sp và Aspergillus niger là hai đối tượng gây hại quan trọng (Phạm Phước Long, 2012). Colletotrichum sp là loài phân bố rộng rãi trên khắp thế giới và có phổ ký chủ rộng (Roberts và ctv., 2009) chúng gây thất thu năng suất trên đồng, trong quá trình vận chuyển và ngay cả trong kho vựa (Hadden và Black, 1989). Nấm Aspergillus niger cũng là đối tượng quan trọng xuất hiện rất nhiều trong quá trình bảo quản (Trần Minh Tâm, 2002). Ở nước ta, việc lạm dụng thuốc hóa học trừ nấm bệnh trong quá trình bảo quản sau thu hoạch rất có thể dẫn đến việc lưu tồn độc chất gây ô nhiễm môi trường, dễ làm bộc phát tính kháng thuốc đối với mầm bệnh và hơn nữa sự lưu tồn dư lượng thuốc hóa học có thể gây nguy hại đến sức khỏe con người. Để hạn chế những nguy cơ trên và mở rộng thị trường tiêu thụ thì khâu bảo quản sau thu hoạch bằng công nghệ sạch là rất cần thiết, đây là vấn đề còn khá mới mẽ cần được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi (Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003). Để hướng tới một nền nông nghiệp sạch và bền vững, việc áp dụng các biện pháp sinh học vào nông nghiệp và việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc đang được nghiên cứu và áp dụng. Do đó, đề tài “Khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium Chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch” được thực hiện với mục tiêu: + Khảo sát khả năng ức chế đối với hai loại nấm Colletotrichum sp và Aspergillus niger của hai loại dịch trích thực vật từ lá Neem, cỏ Cứt Heo và CaCl2 với những nồng độ khác nhau. + Tuyển chọn 3 nồng độ cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất, đại diện cho 2 loại dịch trích trên và CaCl2 để tiến hành cho việc xử lý trên trái tại 2 thời điểm trước và sau khi mầm bệnh xuất hiện. 1 CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1. TÁC HẠI CỦA BỆNH SAU THU HOẠCH Theo Nguyễn Thị Bích Thủy và ctv. (2007), các loài vi sinh vật nguy hiểm gây hại trái sau thu hoạch phần lớn là các loại nấm, đặc biệt là nấm hoại sinh và ký sinh không bắt buộc. Sự hư hỏng thối rữa của trái sau thu hoạch xảy ra chủ yếu do nguyên nhân nhiễm bệnh (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2002). Vi sinh vật gây bệnh có thể nằm trên bề mặt trái hay nằm ở sâu bên trong trái nhưng thường nằm trên bề mặt nhiều hơn. Không khí ẩm trong kho bảo quản cũng là điều kiện thuận lợi cho nấm này phát triển (Trần Minh Tâm, 2002). Các loại nấm bệnh khi đã xâm nhiễm và phát triển trên trái thì dù gây lại bên ngoài hay qua lớp vỏ vào bên trong cũng làm giảm phẩm chất của trái, nếu nặng hơn có thể làm cho trái hư hoàn toàn. Khi trái bị nấm xâm nhập, dấu hiệu đầu tiên có thể quan sát bằng mắt thường là sự biến đổi màu sắc trên vỏ trái. Sự biến đổi màu này có thể do sự biến đổi sắc tố trên vỏ hay do màu sắc của nấm trên vỏ. Sau đó vết bệnh sẽ biến màu và lan rộng tạo ra các khoảng thâm, trũn và thối nhũn. Những biến đổi này sẽ làm giảm giá trị cảm quan của người tiêu dùng (Nguyễn Thị Bích Thủy và ctv., 2007) Theo Nguyễn Đức Lượng (2004) trái càng chín mức độ dập nát càng nhiều thì vi sinh vật càng dễ xâm nhập và phát triển. Trên bề mặt vỏ trái, các nấm bệnh ít nhiều cũng hiện diện và khi gặp điều kiện thuận lợi như trái chín, nhiệt độ, ẩm độ môi trường cao hay trái bị trầy xước thì nấm sẽ xâm nhập vào bên trong để phát triển và gây thối (Wilson và Wisniewski, 1989). Trung bình thất thoát sau thu hoạch trong chuỗi thị trường xuất khẩu ở Thái Lan được đánh giá là 17%. Tuy nhiên có thể lên đến 30-35% tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và khoảng cách (Thompson, 1996) Bệnh cây không chỉ gây thiệt hại rất lớn đến cây trồng về phẩm chất và năng suất mà còn làm giảm giá trị thẩm mỹ của hàng hóa gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của nông sản (Vũ Triệu Mân, 2007). Đối với cây ớt, nhiều loại mầm bệnh có thể gây hại ở ngoài đồng như chết gục cây con (damping-off), chết cành, cháy lá và chúng cũng có khả năng xâm nhiễm vào trái sau thu hoạch gây triệu chứng thối trái làm thiệt hại đáng kể về năng suất cũng như phẩm chất trái. Sản lượng ớt bị thất thoát sau thu hoạch có thể đến 50% (Ramachandran va ctv., 2007). 2 1.2 SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM BỆNH HẠI DO Colletotrichum sp VÀ Aspergillus niger TRÊN ỚT SAU THU HOẠCH 1.2.2 Bệnh mốc đen do nấm Aspergillus niger * Triệu chứng Ban đầu là những chấm nhỏ 1-2 mm, vết bệnh nhũn nước biến màu hoặc màu nâu nhạt. Viền vết bệnh có màu nâu sậm, bào tử nấm xuất hiện dầy đặc. Sau đó vết bệnh lan ra nhanh chóng gây thối cả một khu vực lớn. Nấm này ký sinh qua vết thương hoặc bội nhiễm lúc sau hay lấn chiếm các nấm khác đã xâm nhiễm trước đó, bảo tử nảy mầm ở ẩm độ cao (Lê Thu Thủy, 2006). Bệnh phát triển rất nhanh và lan ra theo đường tròn, phát triển nhanh trên trái sau thu hoạch (Weber, 1973) (Hình1.1). * Đặc điểm hình thái Aspergillus niger có sợi nấm và bào tử (dạng bụi) rất phong phú, bào tử màu đen, dạng cầu hoặc trứng, đơn bào có kích thước 2 – 5 x 4 µm, bào tử phát triển tạo thành chuỗi bào tử dài trên bề mặt đầu phình của bọng (Weber, 1973). Theo Lương Đức Phẩm (2002); Hoàng Thị Sản (2003), khuẩn ty có vách ngăn, trên đầu tế bào hình chai mọc các cuống sinh bào tử đính, các bào tử xòe ra như những bông hoa cúc và mang màu sắc đặc trưng. * Đặc điểm sinh học Aspergillus niger là loại nấm không có giai đoạn sinh sản hữu tính, A. niger sinh sản vô tính chủ yếu bằng bào tử đính (Gams, 1985). Cơ quan sinh sản có dạng như hoa cúc, gồm các phần: bào tử đính phát triển từ một tế bào có đường kính lớn hơn, màng dày hơn các đoạn lân cận của hệ sợi nấm gọi là tế bào gốc. Từ tế bào gốc tạo thành sợi cuống không vách ngăn, kéo dài với phần đỉnh phồng to tạo thành túi hình cầu, không màu cho đến vàng nhạt. Xung quanh bề mặt túi là các cuống thể bình màu nâu, dài 10-15 µm, là nơi sinh ra các thể bình. Thể bình có một tầng hoặc hai tầng. Các bào tử đính được tạo thành nối tiếp nhau trong miệng thể bình thành chuỗi hướng gốc, không phân nhánh (bào tử ở ngay miệng thể bình là bào tử non nhất, càng xa miệng thể bình là bào tử càng già). Bào tử đính hình cầu, thường dẹt, đường kính 4-5 µm, nhưng thường nhỏ hơn (Onions và ctv., 1981). Nấm Aspergillus niger có thể sản sinh ra hợp chất chuyển hóa thứ cấp gọi là aflatoxin, có mang tính độc cao, gây đột biến, ung thư trên người và động vật (Hessltine, 1965; Ainsworth và Austwick, 1973; Rensburg và ctv., 1985). Aflatoxin gây ung thư tế bào gan, viêm gan, ngoài ra còn gây nhiều bệnh nguy hiểm cho trẻ em như nhiễm trùng đường hô hấp, sưng não và thận (Gourama và Bullerman, 3 1995; Jelinek và ctv., 1989). Snowdon (1991) cho biết nấm Aspergillus niger xâm nhiễm qua các cửa ngõ tự nhiên và vết thương trên bề mặt trái. Trong điều kiện khô, nấm sẽ không phát triển bên ngoài trái, nhưng bên trong vách tế bào lại có nấm xuất hiện. * Đặc điểm sinh thái Aspergillus niger sinh trưởng ở nhiệt độ tối thiểu là 6-8oC và tối đa là 4557oC, tối ưu ở 28-35oC, ẩm độ từ 80% trở lên nấm bất đầu gây hại, ẩm độ tối thiểu là 23% (Lương Đức Phẩm, 2002). Nấm có thể phát triển và gây hại ở áp suất thẩm thấu cao và ẩm thấp nên tính nguy hiểm của nó đối với bảo quản sau thu hoạch rất cao. Qua kết quả nghiên cứu của nhiều nước loại nấm này ít xuất hiện ngoài đồng ruộng chỉ khi thu hoạch về để nơi ẩm ướt thì thấy xuất hiện một lượng lớn nấm Aspergillus (Trần Minh Tâm 2002).  Cơ chế gây hại Nấm ký sinh qua vết thương hay lấn chiếm thứ cấp (Webber, 1973). Trong quá trình phát triển và lấy dinh dưỡng nấm không những tiết ra các loại enzyme phân hủy vách tế bào mà còn tiết ra những độc tố gây ảnh hưởng xấu đối với nông sản (Trần Minh Tâm, 2002). Triệu chứng Khuẩn lạc Hình 1.1 Bệnh mốc đen do nấm Aspergillus niger 4 Hình thái 1.2.1 Bệnh thán thư do Colletotrichum sp gây ra * Triệu chứng Nấm có thể hại thân lá quả và hạt, nhưng lại chủ yếu trên quả vào giai đoạn chín (Sharma, 2006; Vũ Triệu Mân, 2007a). Triệu chứng đầu tiên xuất hiện là các đốm tròn, đen, nhỏ trên da, sau đó phát triển dọc theo chiều dài của trái (Sharma, 2006) về sau chuyển sang dạng ê lip, lõm xuống (Nguyễn Thị Quế Phương, 2003; Sharma, 2006). Trên vết bệnh thường có các dấu chấm nhỏ, dọc theo vết bệnh ở phần tiếp giáp giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu đen (Sharma, 2006; Vũ triệu Mân, 2007a; Phạm Thu Thảo, 2007). Trong điều kiện thời tiết ẩm, trên bề mặt vết bệnh có lớp bào tử màu hồng cam (Mai Thị Phương Anh, 1999; Roberts và ctv., 2009). Khi vết bệnh phát triển nặng hơn, nấm bệnh nhiễm cả vào hạt, lúc này sẽ nhìn thấy nhiều tơ nấm bao quanh hạt, các hạt nhiễm bệnh thường có màu rỉ sắt (Sharma, 2006). Ở mức độ nặng, các vết bệnh có thể liên kết lại và gây hại toàn bộ bề mặt trái. Bề mặt của vết bệnh thường ẩm ướt và được phủ bởi một khối bào tử màu hồng và nhiều gai cứng màu đen. Trên vết bệnh, các đĩa đài của nấm thường xếp thành các vòng đồng tâm. Trong một số trường hợp vết bệnh có thể có màu nâu sau hóa đen do sự hình thành gai cứng và hạch nấm (Roberts và ctv., 2009) (Hình1.2). * Đặc điểm hình thái Sự phân biệt các loài Colletotrichum dựa vào những đặc điểm hình thái học như kích thước, hình dạng bào tử, đĩa áp, sự tồn tại gai cứng hoặc sự xuất hiện của giai đoạn hữu tính và đặc tính của mẻ cấy (màu sắc khuẩn lạc, tốc độ phát triển, kết cấu của sợi nấm (Smith và Black, 1990). Có 3 loài Colletotrichum được xem là gây bệnh thán thư chủ yếu trên cây ớt bao gồm C. acutatum, C. gloeosporioides và C. capsici (Than và ctv., 2008). Trong đó, Colletotrichum capsici là tác nhân đáng chú ý bởi vì bệnh có khả năng gây thiệt hại đến 84% năng suất trái ớt bao gồm cả điều kiện ngoài đồng cũng như khi tồn trữ (Ajith và Lakshmidevi, 2001). Shenoy và ctv. (2007) đã mô tả và ghi nhận các đặc điểm nấm Colletotrichum capsici gây hại trên mô gây bệnh và trên môi trường nuôi cấy như sau: Trên môi trường PDA, sợi nấm ban đầu có màu trắng và chuyển sang xám xanh. Mặt sau đĩa Petri, tản nấm có màu xám xanh. Tản nấm đạt kích thước 85 mm đường kính trong 10 ngày. Sợi nấm kí sinh có màu từ trắng đến xám. Đĩa đài màu nâu đen đến đen, có gai cứng cành bào đài đơn lẻ, trong suốt, có vách ngăn, đôi lúc phân nhánh với đỉnh có dạng hình nón. Bào tử đơn bào, vách nhăn trong suốt hình liềm và 2 đỉnh bào tử có dạng hình nón với kích thước từ 16-22 x 4 µm. Đĩa áp nuôi 5 cấy trên lam có màu nâu đậm, hình cầu hoặc hình bầu dục, vách nhẵn với kích thước khoảng 8-30 x 5-10 µm. Sợi nấm không màu, phân nhánh có vách ngăn, thỉnh thoảng phát triển thành cấu trúc lưu tồn phức tạp. Vết bệnh trên mô trái hình elip đến hình tròn với kích thước 750-1500 µm. Đĩa đài trên bề mặt mô trái có đường kính 85-200 µm, trung bình 122,7 ± 44,4 µm, màu nâu đến đen, xếp thành vòng đồng tâm trên vết bệnh, nó còn phá vỡ vách tế bào cây ký chủ ngoài ra còn xuất hiện nhiều gai cứng với vô số bào tử. Gai cứng có kích thước 90-140 x 4-7 µm, trung bình 109 ± 14,39 x 5,2 ±1 µm, màu nâu, có từ 15 vách ngăn, vách nhẵn, cứng, phía cuối của gai cứng hơi phình ra và hẹp dần lên phía trên, đỉnh của gai thì sắc nhọn, có dạng hình nón. Bào tử có kích thước 16-25 x 2-4 µm, trung bình 21,5 ± 2,4 x 3,74 ±0,45 µm, đơn bào, vách nhẵn trong suốt, có dạng hình liềm, nhọn ở hai đầu. Loài C. gloeosporioides: trên môi trường PDA, khuẩn lạc nấm có màu xám nhạt đến đen, khối bào tử có màu cam. Bào tử trắng không màu hình trụ (GamaLospez và ctv., 2007; Than và ctv., 2008) kích thước 11,1 - 188,5 x 2,7 - 5,0 (Manandhar và ctv., 1995). Đĩa áp có kích thước khoảng 9,0 x 0,3 µm. Tốc độ phát triển của khuẩn ty là 11,2 µm/ngày (Than và ctv., 2008). Khối bào tử có màu hồng cam, đĩa đài có hoặc không có gai cứng, đường kính đĩa đài vào khoảng 500 µm (Sutton, 1980). Loài C. acutatum: Khuẩn lạc có màu cam, sợi nấm mỏng manh. Bào tử hình ê lip, kích thước 14,0 x 3,5 µm. Đĩa áp có kích thước khoảng 6,5 x 6,0 µm. Tốc độ phát triển khuẩn ty trên môi trường nuôi cấy (PDA) là 5,8 mm/ngày (Than và ctv., 2008). * Đặc tính sinh học Vòng đời của các loài Colletotrichum spp. thường bao gồm các giai đoạn hữu tính và vô tính. Nhìn chung, giai đoạn hữu tính dấn đến sự đa dạng về di truyền của quần thể nấm còn giai đoạn sinh sản vô tính có vai trò trong sự phát tán của nấm. Sự kết hợp theo kiểu hữu tính trong các loài Colletotrichum spp. thường hiếm gặp trong tự nhiên. Chỉ có 11 trong số 20 loài Colletotrichum spp. có giai đoạn hữu tính Glomerella (Chilton và Wheeler, 1949; Wheeler, 1954 –trích dẫn bởi Wharton và Diéguez-Uribeondo, 2004). Các loài Colletotrichum spp. thường có loại gen có khả năng chuyển đổi từ dạng sống ký sinh bắt buộc (biotrophy) sang dạng sống hoại sinh (necrotrophy). Đối với loài Colletotrichum capsici, nấm xâm nhiễm vào bên trong tế bào qua các gian bào của tế bào ký chủ, sau đó không ngừng gia tăng mật số bên trong mô và dần dần làm chết hoàn toàn mô này (Mendgen và Hahn, 2002). Nguyên nhân là do trong quá trình phát triển, chúng tiết ra các enzyme và độc tố để phân hủy vách tế bào và 6 nguyên sinh chất của tế bào ký chủ (Phạm Văn Kim, 2005). Loài Colletotrichum gloeosporioides thì có thể theo cả hai cách là ký sinh bắt buộc hoặc hoại sinh, tùy thuộc vào cây ký chủ. Theo Mendgen và Hahn (2002), một số loài Colletotrichum spp. sau khi xâm nhiễm vào mô ký chủ thường phải trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài. * Đặc điểm sinh thái Phổ ký chủ của nấm Colletotrichum spp. rất rộng như táo, cà phê, bơ, chuối, ổi, cam, chanh, nhãn, đu đủ, xoài, cà chua… (Wharton và Deiguez-Uribeondo, 2004). Theo Phạm Văn Biên và ctv. (2003) nấm Colletotrichum spp. phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 23-250C, chết ở 450C trong 10 phút. Một số chủng nấm Colletotrichum spp. tồn tại trong tự nhiên, một số khác lưu tồn ngoài đồng trên các cây ký chủ phụ, cây hoang dại, tàn dư thực vật, trên các mô trái bị bệnh… Bào tử có thể lưu tồn trên mô bệnh trong khoảng 10 tháng (Phạm Văn Biên và ctv., 2003; Sharma, 2006). Trong một số trường hợp (ví dụ đối với C. cocodes), khi gặp điều kiện bất lợi, nấm hình thành cấu trúc dạng hạch để lưu tồn. * Cơ chế gây hại Thông thường bào tử Colletotrichum spp. nảy mầm trong nước sau 4 giờ và sau đó tiến hành xâm nhiễm (Vũ Triệu Mẫn và Lê Lương Tề, 1998). Phạm Văn Kim (1999) cho biết sau khi nảy mầm sợi nấm tiến hành xâm nhiễm bằng cách tấn công len lỏi giữa hai vách tế bào ký chủ, trong quá trình đó chúng tiết ra enzyme và độc tố phân hủy vách tế bào và màng nguyên sinh chất của ký chủ để hấp thu dưỡng chất cần thiết. Theo Agrios (2005), các giai đoạn của quá trình xâm nhiễm và phát triển của nấm Colletotrichum sp có thể chia thành các giai đoạn sau: (1) bào tử phát triển trên bề mặt vết bệnh; (2) lây lan và bám lên bề mặt ký chủ; (3) bào tử nảy mầm; (4) hình thành đĩa áp; (5) xâm nhiễm qua lớp biểu bì của tế bào vỏ trái; (6) phát triển và lây lan sang các vùng xung quanh; (7) tạo nhiều ổ nấm, bào tử và đĩa đài. Triệu chứng Khuẩn lạc Hình 1.2 Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum spp. 7 Bào tử 1.3 MỘT SỐ ĐẶC TÍNH CỦA DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ CACL2 TRONG THÍ NGHIỆM 1.3.1 Cỏ cứt heo Tên khoa học: Ageratum conyzoides L. Họ: Cúc (Asteraceae). * Đặc điểm hình thái Cỏ cứt heo còn được gọi là cỏ cứt lợn, ngũ sắc, ngũ vị, bù xích… thuộc nhóm cây thân thảo, là cỏ hằng niên, cao 25-50 cm, phân cành nhiều. Thân có lông mềm, màu lục hoặc tím đỏ. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc tam giác, đầu nhọn, dài 2-10 cm, rộng 0,5-5 cm. Mép có hình răng tròn, mặt dưới rất nhạt, 3 gân tỏa từ gốc lá, hai mặt điều có lông mịn, vò lá có mùi đặc biệt. Cụm hoa hình đầu xếp thành ngù ở ngọn thân hoặc đầu cành, cuống cụm hoa có lông mềm, tổng bao hình đầu Hình 1.3 Cỏ cứt heo gồm những lá bắc xếp thành 2 dãy, đầu nhỏ chứa toàn (Ageratum conyzoides L.) bộ hoa hình ống bé và đều nhau, màu lam nhạt, tím hoặc trắng, nhụy 5. Quả bế màu đen có 5 sống dọc (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Cương, 2004). * Phân bố Cỏ cứt heo có nguồn gốc từ châu Mỹ, sau phát tán khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở châu Á, cỏ mọc phổ biến ở vùng Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Thái Lan, Campuchia(Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Cương, 2004). Ở Việt Nam, cỏ cứt heo là loài cỏ dại quen thuộc phân bố khắp nơi từ vùng núi cao đến vùng trung du và cả đồng (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Cương, 2004). Cây mọc phổ biến ở dọc đường, đất trồng trọt, đất hoang hóa, đồn điền và đồng cỏ . * Sinh thái Cỏ cứt heo thuộc loại cây ưa ẩm, ưa sáng và hơi chịu bóng. Hằng năm cây con mộc từ hạt thường thấy vào giữa mùa xuân, sinh trưởng mạnh trong mùa xuân hè, có hoa và quả vào mùa thu, sau đó tàn lụi (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Cương, 2004). 8 * Thành phần hóa học Cỏ cứt heo có chứa 0,7-2% tinh dầu, các thành phần khác như: carotenoid, phytosterol, tanmin, đường khử, saponin và hợp chất uronic. Hàm lượng saponin thô trong thân lá (tính theo dược liệu khô kiệt) là 4,7%. Tinh dầu trong cỏ cứt heo hơi sánh đặc, màu vàng nhạt đến vàng nghệ, mùi thơm dễ chịu. Chỉ số acid 4-5, chỉ số ester 252-254, αD từ -308 đến -503. Thành phần bao gồm ageratochromen, 6demethoxyagertochromen và β-caryophelen chiếm 77% trong các thành phần trong tinh dầu (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Cương, 2004). * Công dụng Cây có vị đắng mát. Trong y học cổ truyền, có được sử dụng làm thuốc chống viêm, chống phù nề, chống dị ứng. Ngoài ra còn có tác dụng chữa mụn nhọt, ngứa lỡ, các chấn thương bị chảy máu (Võ Văn Chi, 2003). Người ta còn dùng cỏ cứt heo chữa rong huyết sau khi sinh, hoặc kết hợp với bồ kết để gội đầu cho thơm, trị gầu và trơn tóc (Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Cương, 2004). Cỏ cứt heo còn có tác dụng trị lậu, phong đòn gánh, trị nọc rắn và tiêu hóa tổt. 1.3.2 Cây neem Tên khoa học: Azadirachta indica A.Juss Họ: Xoan (Meliaceae) sầu đâu * Đặc điểm hình thái Cây neem là dạng cây thân gỗ. Cây thường cao khoảng 15-20 m, ít khi cao đến 3540 m, tán lá tròn đường kính tán khoảng 10m. ở cây già, bỏ cây xuất hieenh nhiều vết nứt sâu, bên ngoài màu xám bên trong màu đỏ nhạt, giữa vết nứt có nhựa dính không màu (Orwa và ctv., Hình 1.4 cây neem 2009). Cây thích hợp phát triển ở vùng nhiệt đới. Lá (Azadirachta indica A.Juss) mọc cách, tập trung nhiều ở gần cuối cành, lá kép long chim, rìa lá hình răng cưa, dài từ 20 - 40 cm, cuống lá dài từ 2–7 cm, mỗi lá có từ 8–19 phiến lá (AgroForestryTree Database). Gân lá màu xanh nhạt phiến lá nhẫn (Barceloux, 2008), kích thước khoảng 3,5 x 10 – 1,2 x 4 cm, màu xanh đậm. Một bên phiến lá gần cuống bị lõm hơn so với phía đối diện. Hoa mọc từ nách lá ở dạng cụm hoa hình chùy, ngăn hơn lá. Hoa lưỡng tính nhỏ, dạng cao mãnh nom như hình xoan. Trái có hạt, hạt hình bầu dục, không có cánh, không có áo hạt (Võ Văn Chi, 2003). 9 * Phân bố Cây Neem được trồng và mọc tự nhiên rất nhiều ở Ấn Độ và Miến Điện (Gamble, 1902). Người Ấn Độ cổ đã tìm ra rất nhiều phương thức chữa bệnh có sử dụng cây neem, vào thời điểm đó, những cánh rừng neem và tên tuổi của nó bất đầu lan rộng, không những ở vùng sâu vùng xa của Ấn Độ mà còn lan sang một số nước Châu Á lân cận. Neem được coi là cây bản xứ ở một số nước như Sri Lanka, Malaysia, Indinesia và Thái Lan (Puri, 2006 và Orwa và ctv., 2009). Cây Neem được di thực vào Việt Nam năm 1981 do giáo sư Lâm Công Định, một nhà lâm học Việt Nam. Nhân dịp tham dự hội thảo quốc tế lâm nghiệp về “Vai trò của rừng trong sự phát triển của cộng đồng nông thôn” tại Senegal, Châu Phi, ông đã đem hạt giống Cây Neem về trồng tại vùng đất Phan Thiết, sau đó cho nhân rộng ra và trồng tại Ninh Thuận, Bình Thuận. Ông cũng là người đặt tên cho loài cây này là cây xoan chịu hạn (Azadirachta indica A.Juss) * Sinh thái Theo HDRA (1992); Schmutterer (1996), cây Neem là cây chịu hạn tốt. Lượng mưa trung bình thích hợp cho cây neem là 400-1200 mm/năm. Cây có thể sống nhưng phát triển chậm ở những nơi có lượng mưa thấp khoảng 130 mm hoặc cao khoảng 2.500 mm. Cây Neem có thể sống ở nhiệt độ cao khoảng 440C hay thấp cỡ 40C. Cây Neem chịu được độ cao 700 - 1000 m so với mực nước biển. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở nơi có độ cao lớn hơn 1.000 m mà nhiệt độ thấp làm cho cây tăng trưởng chậm và sản lượng trái thấp. Độ cao thích hợp nhất cho cây là 1.500 m so với mực nước biển. Cây Neem sống tốt trên đất sét, đất có vai trò quan trọng. Cây trưởng thành cần nhiều ánh sáng cho sự hình thành hoa và trái độ mặn cao hoặc đất có độ kiềm cao (pH = 8,5). Cây neem thích nghi với pH từ 6,2 đến 7,0 ngưỡng chịu đựng là 5,9 và 10. Tuy nhiên, cây Neem không phát triển được ở vùng đất ngập úng. Cây Neem vốn nổi tiếng là loài cây chịu được khí hậu khắc nghiệt như nắng nóng, đất thiếu nước, khô cằn, nghèo dinh dưỡng, nơi mà các loại cây khác hầu như không thể sống nổi. Khoảng cách phù hợp giữa các cây là 3 m, cây cho quả sau 3-5 năm tuổi và cho năng suất cao nhất ở 10 năm tuổi. Sau ba tháng trổ hoa thì quả sẽ chín. Thông thường một cây trưởng thành cho 37-55 kg quả mỗi năm và khoảng 25 kg hạt/năm. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi như Kenya thì năng suất hạt có thể cao hơn, đặc biệt thu được 100 kg hạt/cây. Cây tăng trưởng nhanh nên có thể lấy gỗ sau 5 - 7 năm. Năng suất cao nhất ở miền nam Nigeria cho khoảng 169 m3 gỗ sau 8 năm trồng. 10 * Thành phần hóa học Theo Singh và Prithinra (1997), Paul và Sharma (2002), lá cây Neem có chứa tetranortritepenoid (azadirachtin, nimbin, salanin, meliantriol, nimbidin,..), flavinoid và tannin. Azadirachtin là hợp chất chính trong cây Neem, có công thức phân tử là C35H44O16, nhiệt độ nóng chảy 154-158oC. Hàm lượng azadirachtin trong mỗi cây có sự biến động (Ermel và cộng sự, 1987; Singh, 1987). * Thành tựu nghiên cứu Cây Neem chứa nhiều chất kiểm soát dịch hại có khả năng chống lại những sâu bệnh hại quan trọng. Những vật liệu này có thể dễ dàng xử lý bởi các nghành công nghiệp địa phương (Ahmed và Grainge, 1986). Dịch chiếc từ lá Neem có thể kiểm soát đáng kể bệnh đốm lá do Alternaria, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của bào tử Alternaria sesame (Guleria và Kumar, 2006). Theo Hoque và ctv. (2007), các chất chiếc xuất từ Neem có chứa các hợp chất khán khuẩn, điều này hữu ích trong việc khống chế tác nhân gây hư hại thực phẩm. Vũ Đăng Khánh và ctv. (2007), công bố sản phẩm chiếc xuất từ nhân hạt neem trong ethanol, methanol và nước đều có tác dụng ức chế sinh trưởng đối với ba loại nấm gây bệnh cây là Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsii và Fusarium oxysporum ; trong đó tác dụng ức chế mạnh nhất là sản phẩm chiết suất với ethanol, kể đến là methanol và yếu nhất là nước. Neem ảnh hưởng rất ít đến động vật có lợi như nhện, bọ rùa, ong kí sinh và ong mật (Hall and Menn, 1999 trích dẫn Pamela Paterson, 2009), giun đất và bướm (Ruskin, 1992). Dịch trích từ lá cây Neem có khả năng ức chế phát triển và sự nảy mầm bào tử của nấm Fusarium equiseti, F. semitectum và giảm mức độ bệnh ở củ khoai tây gây ra bởi hai loại nấm Aspergillus flavus và A. niger. Dịch chiết từ lá cây Neem cũng có hiệu quả ức chế đối với nấm gây bệnh cháy lá ở lúa (Pyricularia oryzae). (Rajeswari và Mariappan, 1993). Dịch chiết từ lá cây neem có tác dụng ức chế sự sinh tổng hợp độc tố của hai loại nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus (Hampden và ctv, 1993). Theo Vũ Văn Độ và ctv. (2006), salanin không có tác dụng gây độc trên tế bào người nhưng lại có hoạt tính kháng lại 5 loại vi sinh vật vi khuẩn Bacillus subtillis, nấm mốc A. niger, F. oxysporum, nấm men C. albicans, S. cerevisiae đặc biệt kháng mạnh đối với A. niger và C. albicans. 11 1.3.3 Calcium chloride (CaCl2) Calcium chloride là hợp chất của ion canxi và clo. Calcium chloride tan nhiều trong nước và tính hút ẩm cao, tại nhiệt độ phòng nó là chất rắn và do tính hút ẩm mạnh người ta chứa nó trong các dụng cụ đậy nấp kín. Calcium là nguyên tố đa lượng rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thực vật. Calcium có mặt trong cây dưới dạng hữu cơ hoặc vô cơ, chúng phân bố không đồng đều trong các bộ phận của cây, các bộ phận trên cây như thân lá non, trái dễ bị ảnh hưởng của sự thiếu calcium (Võ Thị Gương, 2004). Calcium có vai trò quan trọng trong việc tạo kết nối các thành phần của vách tế bào và làm vách tế bào cứng chắc. Sử dụng calcium ngoại sinh sẽ duy trì được cấu trúc của vách tế bào bằng cách calcium liên kết với các pectin để tạo thành các pectate và làm giảm sự suy thoái của vách tế bào do các enzyme (Cosgrove, 1998; Heldt, 1999, White và Broadley, 2003). Do đó, ion Ca++ làm giảm tỷ lệ hòa tan của pectin và làm giảm tiến trình chín của trái. Hàm lượng calcium trong trái cũng có liên quan đến phẩm chất của trái trong suốt quá trình tồn trữ. Bằng nhiều cách, ta có thể cung cấp calcium cho trái trước hoặc sau thu hoạch như phun trực tiếp lên trái hoặc ngâm hay nhúng trái trong dung dịch muối calcium để phẩm chất trái ít thay đổi trong thời gian tồn trữ (Ferguson et al., 1995). Theo Sen et al. (2001), thì việc xử lý calcium chloride trước thời gian thu hoạch 2 đến 3 tuần có ảnh hưởng đến sự mất mát sau thu hoạch và kéo dài thời gian tồn trữ. Sử dụng calcium ở giai đoạn sau thu hoạch bằng cách ngâm hay nhúng trái đều cho kết quả làm chậm sự chín và giảm sự hư thối trên xoài và dâu tây (Uthaibutra et al., 1998; Lara et al., 2004). Như vậy việc xử lý Calcium trước và sau thu hoạch có tác dụng làm tăng độ dày của vỏ trái và kháng bệnh. Khi sử dụng calcium chloride ngoại sinh trong quá trình phát triển của trái sẽ làm gia tăng lượng calcium nội sinh trong trái xoài tươi ( Sing et al., 1993). Kết quả này cũng được nghiên cứu trên trái đào. Trong quá trình tồn trữ trái, Calcium ở vỏ trái giảm đi, trong khi đó Calcium ở ruột trái thì gia tăng, có lẽ là sự di chuyển Calcium từ vỏ đến ruột (Ferguson và Watkins, 1983; Manganaris et al., 2005; Saure, 2005). Calcium là nguyên tố dinh dưỡng đa lượng nhưng nó được xếp vào nhóm không di động calcium có thể hấp thu trực tiếp qua trái chủ yếu bằng con đường khuếch tán (Nguyễn Bảo Vệ, 1998). Calcium trì hoãn quá trình chín của trái táo, giúp duy trì độ cứng và màu sắc của vỏ trái, ức chế sự xuất hiện đỉnh hô hấp sau thu hoạch (Marcelle và ctv., 1995). 12 Phun calcium trước khi thu hoạch làm tăng độ cứng và làm giảm bệnh do nấm gây ra từ những vết xây xát do thu hạch và va chạm trong quá trình vận chuyển (Lidster và ctv., 1979). Việc xử lý calcium sau thu hoạch trên các nhiều loại rau quả khác nhau được ghi nhận là có hiệu quả trong việc làm chậm quá trình lão hóa thông qua việc làm giảm các hoạt động chuyển hóa cơ bản như hô hấp và sản sinh khí ethylene (Davenport va peryea, 1989), ức chế các quá trình đặc trưng của quá trình chín như sự mềm của sản phẩm và phân hủy chlorophyll (Wills và Tirmazi, 1982), tăng khả năng chống chịu với hiện tượng tổn thương lạnh (Moline, 1980) cũng như sự xâm nhập của vi sinh vất gây bệnh (Sam và Conway, 1984). 13 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 PHƯƠNG TIỆN Thời gian: bắt đầu từ tháng 3/2013 đến tháng 12/2013. Địa điểm: phòng thí nghiệm Nedo thuộc bộ môn Bảo Vệ Thực Vật, khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, trường Đại Học Cần Thơ. Vật liệu và dụng cụ: đĩa petri, ống nghiệm, giấy thấm, kéo, kẹp, sổ ghi chép, tủ cấy, kính hiển vi, tủ úm… Nguồn nấm Colletotrichum spp. và Aspergillus niger nhận từ Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ. loại môi trường sử dụng trong nuôi cấy và phân lập gồm môi trường PDA. Môi trường PDA (pH=6,5-6,8) Khoai tây 200 g Đường Dextrose 20 g Agar 20 g Nước cất 1.000 ml pH 6.7 Nồng độ CaCl2 và dịch trích thực vật được sử dụng trong các thí nghiệm được trình bày trong Bảng 2.1. Bảng 2. 1 Nồng độ CaCl2 và dịch trích thực vật được sử dụng trong các thí nghiệm Stt Nồng độ Tên thuốc/dịch trích thực vật 1 2 3 1 CaCl2 20 mM 40 mM 60 mM 2 Lá cây neem 2% 4% 6% 3 Lá cỏ cứt heo 2% 4% 6% 14 2.2 PHƯƠNG PHÁP Phương pháp thực hiện gồm 3 phần cho mỗi loại nấm. 2.2.1 Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật lá Neem, cỏ Cứt Heo và CaCl2 đến sự phát triển khuẩn ty của nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp * Mục đích Đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm gây bệnh sau thu hoạch. * Thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 10 nghiệm thức (9 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật/CaCl2 và 1 nghiệm thức đối chứng), 6 lần lặp lại. Loại dịch trích thực vật và nồng độ dịch trích được trình bày trong Bảng 2.1. Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa dịch trích thực vật. Chuẩn bị nguồn nấm Colletotrichum sp và Aspergillus niger: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10-15 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Chuẩn bị dịch trích: thu thập phần lá tươi (lá trưởng thành) vào buổi sáng. Thực hiện ly trích: thu mẫu thực vật sau đó rửa sạch hết đất cát, sử dụng máy xay sinh tố nghiền 100 g lá tươi với 100 ml nước cất thanh trùng ở nhiệt độ phòng. Sau đó, rót phần dịch trích thu được qua rây lọc vi khuẩn vào một cốc thủy tinh đã thanh trùng khô. Dùng bọc nilong bao cả bộ cốc thủy tinh và giấy lọc bên trên. Thu được dịch trích có nồng độ chuẩn 100% (Nồng độ dịch trích = Trọng lượng tươi/Lượng nước dùng ly trích) sau đó pha ra các nồng độ 2%, 4%, 6%, tương đương với số ml lần lượt được lấy ra từ dung dịch gốc là 1,9 ml; 3,8 ml; 5,7 ml. Đối với CaCl22H2O: cân 279,3 mg; 558,6 mg; 837,9 mg tương đương với các nồng độ 20 mM; 40 mM; 60 mM. Sau đó cho vào trong chai thủy tinh có chứa 95 ml môi trường PDA đã được nấu tan và đạt nhiệt độ khoảng 50-55oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay), lắc chai môi trường để dịch trích hòa tan đều vào môi trường. Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (khoảng 10 ml môi trường/ đĩa petri). Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Dhinggra và Sinclair, 1995) (Hình 2.1). 15 Cách bố trí trên đĩa peptri: Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh (đường kính khoảng 5mm) Môi trường đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm gây bệnh sau thu hoạch Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn lạc của nấm vào các thời điểm 1, 2, 3, 4... ngày sau đặt khoanh khuẩn ty (NSĐKT). Chỉ tiêu được ngừng ghi nhận khi khuẩn lạc của nấm phát triển đến mép đĩa petri. Hiệu quả của hóa chất được tính theo công thức: (ĐKKLđc – ĐKKLi) HQT(%) = ĐKKLđc x 100 Trong đó: ĐKKLđc: Đường kính khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng ĐKKLi: Đường kính khuẩn lạc của nghiệm thức dịch trích/CaCl2 i Qua kết quả thí nghiệm 1 sẽ chọn ra 3 nghiệm thức cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất, đại diện cho 2 loại dịch trích và CaCl2 để tiến hành cho thí nghiệm 2 và 3. 2.2.2 Đánh giá hiệu quả của việc xử lý dịch trích lá neem và dịch trích lá cỏ cứt heo, CaCl2 sau khi lây bệnh nhân tạo trên trái * Mục đích Đánh giá hiệu quả của CaCl2 và dịch trích đối với mầm bệnh đã hiện diện trên trái ớt sau thu hoạch. * Bố trí thí nghiệm 16 Các thí nghiệm sẽ được thực hiện với 6 lặp lại, 2 trái/ lặp lại. Chọn các trái đồng đều về kích thước, màu sắc và được xử lý bằng cồn 70 o hoặc chlorine trước khi thí nghiệm. Các thí nghiệm được thực hiện theo các phương pháp của Mari và ctv. (2004), Cao và ctv. (2008) và Goncalves và ctv. (2010). * Cách tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị nguồn nấm Colletotrichum spp. và Aspergillus niger: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10-15 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm. Thu bào tử từ mẻ cấy bằng cách thêm vào đĩa đã cấy 5 ml nước cất, bào tử sẽ được lấy nhẹ nhàng từ bề mặt đĩa petri bằng lame và huyền phù này được lọc qua 3 lớp vải thưa để loại bỏ sợi nấm thừa, huyền phù bào tử nấm được xác định mật số bằng lam đếm hồng cầu và pha loãng để đạt được mật số 5 x 106 bào tử/ml. Chuẩn bị dịch trích thực vật và CaCl2: Các loại dịch trích thực vật được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan với nước cất thanh trùng để đạt dung tích 500 ml để đạt được nồng độ đã chọn từ thí nghiệm 1 (cách tính tương tự như ở thí nghiệm 1) và được chứa trong bình thủy tinh. Chọn những trái đã đạt độ chín sinh lý, đồng đều về kích thước và màu sắc, về cắt cuống rửa bằng nước sạch để khô tự nhiên sau đó lau trái lại bằng cồn 70oC. Sử dụng bó kim 5 cây tạo vết thương tại vị trí trung tâm (giữa), chủng nhiễm nấm lên vỏ trái với mật số bào tử 5 x 106 bào tử/ml, mỗi vết thương nhỏ 0,2 ml huyền phù bào tử nấm, đặt trái đã chủng nhiễm nấm vào bọc nilông riêng (2 trái/1 bọc) có bổ sung ẩm độ bằng bông gòn (5 ml nước cất/1 bông gòn). Sau đó đem cất giữ tại phòng chủng bệnh. Sau 24 giờ, xử lý trái bằng dịch trích bằng cách ngâm từng trái vào bình thủy tinh chứa 500 ml nước đã chứa nồng độ cần thí nghiệm trong 2 phút, sau đó để khô tự nhiên và để lại vào bọc nilong ban đầu của từng nghiệm thức và cất giữ trong phòng chủng bệnh. Ghi nhận mức độ bệnh bằng cách đo chiều dài vết bệnh theo chiều dài của trái. 2.2.3 Đánh giá hiệu quả của việc xử lý, dịch trích lá neem và dịch trích lá cỏ cứt heo, CaCl2 trước khi lây bệnh nhân tạo trên trái * Mục đích Đánh giá hiệu quả của việc phòng bệnh của CaCl2 và hai loại dịch trích thực vật đối với mầm bệnh chưa hiện diện trên trái ớt sau thu hoạch. Bố trí thí nghiệm hoàn toàn ngẫu nhiên (CRD). Thí nghiệm được thực hiện với nồng độ và thời gian của CaCl2, dịch trích lá neem và lá cỏ cứt heo xác định từ thí nghiệm 1 và 2, 6 lặp lại (4 nghiệm thức + 6 lặp lại). Cách tiến hành thí nghiệm giống như thí nghiệm 2 nhưng thực hiện thao tác 17 xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh trên trái. Ghi nhận mức độ bệnh bằng cách đo chiều dài vết bệnh theo chiều dài của trái. 2.3 Xử lý thống kê Các số liệu ghi nhận được tính toán và xử lý trên phần mềm Microsoft Office Excel và phân tích bằng phần mềm thống kê MSTATC qua phép thử DUNCAN. 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ VÀ CÁC THỜI GIAN XỬ LÝ CỦA CÁC LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ CACL2 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KHUẨN TY CỦA NẤM Aspergillus niger VÀ NẤM Colletotrichum sp 3.1.1 Đối với nấm Aspergillus niger * Đường kính khuẩn ty nấm (Bảng 3.1) Theo bảng 3.1 cho thấy ở thời điểm 1 ngày sau đặt khuẩn ty (NSĐKT) đa số các nghiệm thức điều đã cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Aspergillus niger. Đối với CaCl2, chưa thể hiện được khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm mà còn làm tăng khả năng phát triển của nó như nồng độ 40 mM (1,93 cm), 60 mM (1,78 cm) có đường kính lớn hơn so với đối chứng (1,60 cm). Các nồng độ từ dịch trích lá Neem đều ức chế được sự phát triển của khuẩn ty nấm và ở nồng độ 6% (1,23 cm) cho hiệu quả cao hơn nồng độ 2% (1,45 cm), 4% (1,37 cm). Đối với dịch trích cỏ Cứt Heo chỉ ghi nhận được nồng 6% (1,45 cm) là ức chế được sự phát triển của khuẩn ty nấm. Các sự khác biệt điều ở mức ý nghĩa 5% . Tại thời điểm 2 NSĐKT, CaCl2 chỉ có nồng độ 20 mM (3,68 cm) ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm ghi nhận khác biệt so với đối chứng (4,12 cm), hai nồng độ còn lại vẫn chưa thế hiện được khả năng ức chế hiệu quả đến sự phát triển của khuẩn ty nấm, ở nồng độ 40 mM, 60 mM (4,05 cm và 4,20 cm) tuy có ĐKKT nhỏ hơn đối chứng (4,12 cm) nhưng không cho khác biệt ý nghĩa mức 5%. Đối với dịch trích lá Neem hiệu quả ức chế tiếp tục được duy trì và nồng độ đạt hiệu quả nhất là nồng độ 6% (2,90 cm) so với nồng độ 2%, 4% (3,07 cm và 3,13 cm). Dịch trích từ cỏ Cứt Heo cũng đã thể hiện khả năng ức chế đến sự phát triển của khuẩn ty nấm Aspergillus niger ở tất cả các nồng độ và ở nồng độ 6% (3,02 cm) được thể hiện khả năng ức chế mạnh nhất so nồng độ 2%, 4% (3,68 cm và 3,40 cm). Các sự khác biệt điều ở mức ý nghĩa 5% . Sang thời điểm 3 NSĐKT, CaCl2 nồng độ 20 mM (5,25 cm) vẫn thể hiện khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm và ở nồng độ 40 mM (5,40 cm) đã thể hiện được khả năng ức chế khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (5,75 cm), ở nồng độ 60 mM (5,98 cm) vẫn không thể hiện khả năng ức chế hiệu quả. Ở dịch trích lá Neem tất cả các nồng độ điều duy trì tốt khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm và hiệu quả giữa các nồng độ 2%, 4%, 6% là tương đương nhau lần lượt là 4,63 cm; 4,67 cm và 4,35 cm. Đối với dịch trích cỏ Cứt Heo các nồng độ điều duy trì được khả năng ức chế đối với nấm và nồng độ thể hiện mạnh nhất là nồng độ 6% (4,33 cm) so với nồng độ 2% (5,08 cm) , 4% (5,25 cm) và đối chứng (5,75 cm). Các sự khác biệt điều ở mức ý nghĩa 5% . Đến thời điểm 4 NSĐKT, hiệu quả ức chế vẫn được duy trì khá tốt. CaCl2 ở nồng độ 60 mM vẫn không thể hiện khả năng ức chế đối với sự phát triển của khuẩn 19 ty nấm và ở nồng độ 20 mM (5,82 cm), 40 mM (6,28 cm) vẫn giữ được khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm. Dịch trích lá Neem vẫn giữ được hiệu quả tương đương nhau ở hai nồng độ 2% (5,13 cm), 6% (5,13 cm) so với đối chứng (7,55 cm), ở nồng độ 4% (5,77cm) tuy vẫn giữ được hiệu quả ức chế nhưng đã giảm so với nồng độ 2%, 6%. Dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 4% (6,95 cm) có hiệu quả ức chế giảm so với với nồng độ 2% (6,08 cm), 6% (5,67 cm) nhưng vẫn ghi nhận được khả năng ức chế khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (7,55 cm). Các khác biệt đều ở mức ý nghĩa 5% . Như vậy, có thể thấy khả năng ức chế đối với nấm Aspergillus niger vẫn được duy trì khá tốt đến thời điểm 3 NSĐKT. Tuy nhiên ở nồng độ 4% của cả hai loại dịch trích tuy vẫn giữ được hiệu quả ức chế nhưng hiệu quả đã bắt đầu giảm tại thời điểm 4 NSĐKT. Nhìn chung, từ 9 nghiệm thức khảo sát điều cho thấy được khả năng ức chế với sự phát triển của khuẩn ty nấm Aspergillus niger trừ CaCl2 nồng độ 60 mM. Dựa vào kết quả đã nghi nhận được ở bảng 3.1và kết quả phân tích trên ta bước đầu chọn được 3 nghiệm thức (đại diện cho hai loại dịch trích và CaCl2) có khả năng ức chế cao và ổn định hơn so với các nghiệm thức còn lại. Các nghiệm thức tương ứng là: CaCl2 (20 mM), dịch trích lá Neem (6%), cỏ Cứt Heo (6%). Những nghiệm thức này được xem là có triển vọng và được chọn làm tác nhân phòng trừ sinh học với nấm Aspergillus niger trong các thí nghiệm tiếp theo. 20 Bảng 3.1 đường kính (cm) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Đường kính khuẩn ty nấm Aspergillus niger Nghiệm thức CaCl2 – 20mM CaCl2 – 40mM CaCl2 – 60mM Neem – 2% Neem – 4% Neem – 6% Cỏ cứt heo – 2% Cỏ cứt heo – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) 1NSĐKT 1,60 c 1,93 a 1,78 b 1,45 f 1,37 f 1,23 g 1,65 c 1,58 c 1,45 f 1,63 c * 9,26% 2NSĐKT 3,68 b 4,05 a 4,20 a 3,13 d 3,07 d 2,90 e 3,68 b 3,40 c 3,02 d 4,12 a * 4,70% 3NSĐKT 5,25 c 5,40 c 5,98 a 4,63 d 4,67 d 4,35 d 5,25 c 5,08 c 4,33 d 5,75 a * 6,80% 4NSĐKT 5,82 c 6,28 c 7,40 a 5,13 d 5,77 c 5,13 d 6,08 c 6,95 b 5,67 c 7,55 a * 11,27% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. Đối chứng CaCl2- 20mM Cỏ Cứt Heo-6% Lá Neem-6% Hình 3.1: Đường kính khuẩn ty nấm Aspergillus niger tại 4NSĐKT 21 * Khảo sát hiệu quả ức chế (Bảng 3.2) Khảo sát hiệu quả ức chế (HQƯC) khuẩn ty nấm Aspergillus niger với sự tác động của nồng độ và các thời gian xử lý của hai loại dịch trích thực vật và CaCl2. Nhìn chung HQƯC của các dịch trích thực vật và CaCl2 cho hiệu quả không ổn định qua từng thời gian khảo sát. Kết quả cụ thể được ghi nhận ở bảng 3.2. Tại thời điểm 1 NSĐKT, CaCl2 chỉ ở nồng độ 20 mM cho HQƯC khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (0%) nhưng rất thấp chỉ đạt 0,74%. Đối với dịch trích từ lá Neem tất cả các nồng độ đều cho HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng trong đó nồng độ 6% (24,05%) cho HQƯC cao nhất so với nồng độ 2% (9,91%) và 4% (15,27%). Dịch trích từ cỏ Cứt Heo có 2 nồng độ cho HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng (0%) là 4% (1,85%) và 6% (10,21%). Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Sang thời điểm 2 NSĐKT, CaCl2 nồng độ 20 mM vẫn duy được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng và HQƯC đã tăng lên 10,83% cao hơn rất nhiều so với thời điểm 1 NSĐKT, 2 nồng độ 40 mM, 60 mM vẫn chưa cho thấy HQƯC khác biệt ý nghĩa. Đối với dịch trích từ lá Neem nồng độ 2% (25,58%), 4% (26,92%), 6% (30,85%) cũng ghi nhận được HQƯC tăng lên và cho khác biệt ý nghĩa với đối chứng và ở nồng độ 6% cho HQƯC cao nhất đạt 30,85%. Dịch trích cỏ Cứt Heo cũng đều cho thấy được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng và ở nồng độ 6% (28,12%) cho HQƯC cao hơn nồng độ 2% (11,03%) và 4% (18,01%). Khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Vào thời điểm 3 NSĐKT đối với CaCl2 có hai nồng độ là 20 mM và 40 mM đạt HQƯC lần lượt là 8,57%; 5,93% khác biệt ý nghĩa với đối chứng. Đối với dịch trích từ lá Neem ở nồng độ 6% tiếp tục cho HQƯC cao hơn so với nồng độ 2%, 4% lần lượt là 24,09% với 19,25%, 18,62% và cũng khác biệt ý nghĩa với đối chứng (0%). Dịch trích từ cỏ Cứt Heo vẫn duy trì được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng, ở nồng độ 6% tiếp tục cho HQƯC cao hơn so với nồng độ 2%, 4% lần lượt là 24,84% và 19,44%, 7,89%. Đến thời điểm 4 NSCK. CaCl2 nồng độ 20 mM (22,89%) tiếp tục thể hiện HQƯC cao hơn so với CaCl2 nồng độ 40 mM (16,62%) cho khác biệt ý nghĩa với đối chứng (0%). Dịch trích từ là Neem vẫn giữ được HQƯC ổn định và tương đương nhau nhưng ở nồng độ 2% (31,78%) và 6% (31,93%) HQƯC cao hơn so với nồng độ 4% (23,16%). Dịch trích từ cở cứt heo ở nồng độ 6% (24,84%), nồng độ 2% (19,44%) và 4% (7,89%). Với mục đích khảo sát khả năng ức chế của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 đối với nấm Aspergillus niger theo nhiều khía cạnh khác nhau, dựa trên kết quả ghi nhận về HQƯC ta dễ dàng nhận ra được CaCl2 nồng độ 20 mM cho HQƯC rất sớm ngay từ thời điểm ban đầu và giữ được tính ổn định và HQƯC đã tăng lên 22,89% tại thời điểm 4NSCK,tương tự dịch 22 trích lá Neem nồng độ 6%, cỏ Cứt Heo nồng độ 6% cho thấy HQƯC vượt trội so với các nồng còn lại. Bảng 3.2 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Hiệu quả ức chế nấm Aspergillus niger (%) Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM CaCl2 – 4 0mM CaCl2 – 60 mM Neem – 2% Neem – 4% Neem – 6% Cỏ Cứt Heo – 2% Cỏ Cứt Heo – 4% Cỏ Cứt Heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) 1NSĐKT 2NSĐKT 3NSĐKT 4NSĐKT 0,74 b 0,00 c 0,00 c 9,91 b 15,27 b 24,05 a 0,00 c 1,85 b 10,21 b 0,00 c * 12,92% 10,83 b 1,54 c 0,00 c 25,58 a 26,92 a 30,85 a 11,03 b 18,01 b 28,12 a 0,00 c * 11,94% 8,57 a 5,93 a 0,00 b 19,25 a 18,62 a 24,09 a 8,60 a 11,49 a 24,52 a 0,00 b * 11,37% 22,89 a 16,62 a 1,81 c 31,77 a 23,16 a 31,93 a 19,44 a 7,89 b 24,84 a 0,00 c * 18,75% Ghi chú: * khác biệt mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. Tóm lại: dựa vào kết quả khảo sát đường kính khuẩn ty nấm và hiệu quả ức chế ta chọn được CaCl2 (20 mM), dịch trích lá Neem (6%) và dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) là ba nồng độ cho hiệu quả ức chế tốt nhất với nấm Aspergillus niger dùng để bố trí thí nghiệm tiếp theo. 3.1.2 Đối với nấm Colletotrichum sp *Khảo sát đường kính khuẩn ty nấm (Bảng 3.3) Theo bảng 3.3 cho thấy ở thời điểm 2 NSĐKT các nghiệm thức điều cho thấy hiệu quả ức chế đường kính khuẩn ty nấm khác biệt ở mức ý nghĩa 5% trừ dịch trích cỏ Cứt Heo nồng độ 4% (1,22 cm). CaCl2 ở nồng độ 2%, 4% (0,65 cm và 0,58 cm) đều cho hiệu quả ức chế cao tương đương nhau. Dịch trích lá Neem ở nồng độ 4% (0,88 cm) cho hiệu quả vượt trội hơn so với 2 nồng độ còn là 2%, 6% (0,97 cm; 23 1,10 cm). Dịch trích cỏ cứt heo ở các nồng độ 2%, 4% (0,53 cm và 0,62 cm) đều cho hiệu quả ức chế tương đương nhau so với đối chứng (1,27 cm). Thời điểm 3 NSĐKT, khả năng ức chế của CaCl2 không tốt như 2 NSĐKT, chỉ còn nồng độ 20 mM (1,55 cm) cho hiệu quả ức chế khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Dịch trích lá Neem tiếp tục cho thấy hiệu quả ức chế khác biệt ý nghĩa và nồng độ hiệu quả nhất vẫn là 4% (1,12 cm) so với 2% (1,27 cm), 6% (1,23 cm). Dịch trích cỏ Cứt Heo ở nồng độ 6% (1,42cm) vẫn cho thể hiện ức chế cao hơn nồng độ 2% (1,53 cm), 4% (1,57 cm) nhưng đều cho hiệu quả ức chế khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (1,82 cm). Sang đến 4 NSĐKT, CaCl2 khả năng ức chế tăng trở lại, tất cả các nồng độ đều có hiệu quả ức chế khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (3,65 cm) và nồng độ 20 mM (2,30 cm) tiếp tục cho hiệu quả ức chế cao hơn nồng độ 40 mM (2,62 cm), 60 mM (2,58 cm). Dịch trích lá Neem vẫn thể hiện được khả năng ức chế khác biệt ý nghĩa, tại nồng độ 4% (1,53 cm), 6% (1,58 cm) có hiệu quả ức chế tương đương nhau và cao hơn nồng độ 2% (168 cm). Dịch trích cỏ Cứt Heo ở tất cả các nồng độ đều cho hiệu quả ức chế khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (3,65 cm), nồng độ 6% (1,70 cm) vẫn cho hiệu quả ức chế cao nhất. Tại các thời điểm 5 NSĐKT, 6 NSĐKT, 7 NSĐKT, tất các nghiệm thức đều duy trì được hiệu quả ức chế sự phát triển đường kính khuẩn ty nấm khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng. CaCl2 nồng độ 20 mM vẫn cho hiệu quả ức chế cao nhất, dịch trích lá Neem nồng độ 4%, 6% có hiệu quả ức chế tương đương nhau và cao hơn nồng độ 2%. Dịch trích cỏ Cứt Heo có hiệu quả ức chế tương đương nhau giữa các nồng độ. *Tóm lại: Như vậy, có thể thấy tất cả các nghiệm thức thí nghiệm đều có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Colletotrichum sp vào thời điểm 4 NSĐKT và tính ổn định cao và kéo dài. Dựa vào kết quả tại bảng 3.3 tạm thời ta chọn được 3 nghiệm thức đại diện cho hai loại dịch trích và CaCl2 có khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Colletotrichum sp hiệu quả nhất và có tính ổn định kéo dài là: CaCl2 (20 mM), dịch trích lá Neem (4%), dịch trích cỏ Cứt Heo (6%). Những nồng độ này được xem là có triển vọng và được chọn làm tác nhân phòng trừ sinh học với nấm Colletotrichum spp. trong các thí nghiệm tiếp theo. 24 Bảng 3.3 Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Đường kính khuẩn ty nấm Colletotrichum sp 2NSĐKT 3NSĐKT 4NSĐKT 5NSĐKT CaCl2 – 20 mM 0,65 e 1,55 b 2,30 c 2,80 c CaCl2 – 40 mM 0,58 e 1,90 a 2,62 b 3,02 b CaCl2 – 60 mM 1,08 b 1,83 a 2,58 b 3,05 b Neem – 2% 0,97 c 1,27 d 1,68 e 2,13 e Neem – 4% 0,88 d 1,12 e 1,53 f 2,02 e Neem – 6% 1,10 b 1,23 d 1,58 f 2,03 e Cỏ Cứt Heo – 2% 0,53 e 1,53 b 1,93 d 2,38 d Cỏ Cứt Heo – 4% 1,22 a 1,57 b 2,00 d 2,43 d Cỏ Cứt Heo – 6% 0,62 e 1,42 c 1,70 e 2,25 d Đối chứng 1,27 a 1,82 a 3,65 a 3,72 a Mức ý nghĩa * * * * CV(%) 14,36% 15,33% 10,56% 7,02% Nghiệm thức 6NSĐKT 3,08 c 3,58 b 3,68 b 2,77 d 2,43 e 2,50 e 2,77 d 2,83 d 2,65 d 4,13 a * 6,84% 7NSĐKT 3,65 c 4,11 b 4,33 b 2,90 e 2,90 e 2,93 e 3,23 d 3,21 d 3,35 d 4,16 a * 6,83% Ghi chú: * khác biệt mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. Đối chứng CaCl2-20 mM Cỏ Cứt Heo-6% Lá Neem-4% Hình 3.2: Đường kính khuẩn ty nấm Colletotrichum sp tại 7NSĐKT 25 * Khảo sát hiệu quả ức chế khuẩn ty nấm Colletotrichum sp (Bảng 3.4) Khi khảo sát hiệu quả ức chế (HQƯC) khuẩn ty nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của hai loại dịch trích thực vật và CaCl2. Nhìn chung vẫn ghi nhận được HQƯC khuẩn ty nấm Colletotrichum sp kéo dài suốt thời gian khảo sát và có thời điểm HQƯC đạt mức cao nhất là 58% (4NSĐKT). Thời điểm 2NSĐKT, CaCl2 nồng độ 20 mM (48,13%), 40 mM (53%) ghi nhận được HQƯC cao trên 48% và khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (0%), nhưng ở nồng độ 60 mM (13,01%) có HQƯC khác biệt không ý nghĩa so với đối chứng. Dịch trích từ lá Neem ghi nhận được hai nồng độ đạt HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng là nồng độ 2% (22,18%) và 4% (29,38%). Dịch trích từ cỏ Cứt Heo có HQƯC khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng là hai nồng độ 2%, 6% (57,23%; 51,28%) đạt HQƯC rất cao trên 50%. Tại thời điểm 3NSCK, HQƯC khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng chỉ được ghi nhận ở CaCl2 nồng độ 20 mM (12,61%). Đối với dịch trích lá Neem đều ghi nhận được HQƯC khác biệt ý nghĩa tại các nồng độ 2%, 4%, 6% lần lượt là 29,79%, 37,76% và 31,16%. Dịch trích cỏ Cứt Heo đều cho HQƯC khác biệt ý nghĩa, nồng độ 6% (21,96% ) cho HQƯC cao hơn nồng độ 2% (13,84%) và 4% (12,68%). Đến thời điểm 4NSĐKT thì tất cả các loại dịch trích thực vật và CaCl2 đều cho HQƯC khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng, CaCl2 nồng độ 20 mM (37%) có HQƯC cao hơn 2 nồng độ 40 mM (28,24%) và 60 mM (29,04%). Dịch trích từ lá Neem cho HQƯC rất cao trên 50%, ở nồng độ 4% đạt được HQƯC lên đến 58% và tại hai nồng độ 2%, 6% cũng cho HQƯC cao tương ứng là 53,85%, 56,57%. Dịch trích cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (53,51%) tiếp tục cho HQƯC cao nhất so với nồng độ 2% (46,83%) và 4% (45,16%). Vào các thời điểm 5NSĐKT, 6NSĐKT, 7NSĐKT thì CaCl2 nồng độ 20 mM tiếp tục là nồng độ có HQƯC cao hơn so với 2 nồng độ 40mM, 60mM. tuy nhiên HQƯC đã giảm hơn dần theo từng thời điểm (31,01%; 25,42%; 20,73%) và CaCl2 nồng độ 60 mM tại thời điểm 7NSĐKT thì HQƯC đã không còn khác biệt ý nghĩa so với đối chứng. Dịch trích từ lá Neem và cỏ cứt heo tuy HQƯC đã giảm nhưng vẫn khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng. *Kết luận: Với mục đích khảo sát HQƯC của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 đối với nấm Colletotrichum sp ta chọn được CaCl2 nồng độ 20 mM, dịch trích từ lá Neem ở nồng độ 4% và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% là 3 nghiệm thức có HQƯC cao nhất là có thời gian kéo dài hơn so với các nghiệm thức còn lại. 26 Bảng 3.4 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2. Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM CaCl2 – 40 mM CaCl2 – 60 mM Neem – 2% Neem – 4% Neem – 6% Cỏ cứt heo – 2% Cỏ cứt heo – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Hiệu quả ức chế nấm Colletotrichum sp (%) 2NSĐKT 48,13 a 53,00 a 13,01 c 22,18 b 29,38 b 11.99 c 57,52 a 3,27 c 51,28 a 0,00 c * 14,74% 3NSĐKT 12,61 b 0,00 c 0,00 c 29,79 a 37,76 a 31,16 a 13,84 b 12,68 b 21,96 a 0,00 c * 14,64% 4NSĐKT 37,00 c 28,24 d 29,04 d 53,85 a 58,00 a 56,57 a 46,83 b 45,16 b 53,50 a 0,00 e * 4,62% 5NSĐKT 24.31 a 18,51 b 17,55 b 42,39 a 45,60 a 45,14 a 35,58 a 34,28 a 39,23 a 0,00 c * 9,07% 6NSĐKT 25,42 a 13,10 b 10,58 b 32,68 a 40,98 a 39,31 a 32,84 a 31,31 a 35,76 a 0,00 c * 11,68% 7NSĐKT 20,73 a 10,38 b 5,69 c 37,00 a 37,06 a 36,17 a 29,39 a 30,11 a 26,93 a 0,00 c * 12,93% Ghi chú: * khác biệt mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan * Sơ kết: dựa vào kết quả khảo sát đường kính khuẩn ty nấm và hiệu quả ức chế ta chọn được CaCl2 (20 mM), dịch trích lá Neem (4%) và dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) là ba nồng độ cho hiệu quả ức chế tốt nhất với nấm Colletotrichum sp dùng để bố trí thí nghiệm tiếp theo. 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ DỊCH TRÍCH LÁ NEEM, CỎ CỨT HEO VÀ CACL2 SAU KHI LÂY BỆNH NHÂN TẠO TRÊN TRÁI 3.2.1 Đối vói nấm Aspergillus niger Dựa vào Bảng 3.5 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.6 (hiệu quả ức chế) cho thấy tại thời điểm 2 ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB) nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) có chiều dài vết bệnh 0,81 cm ngắn hơn so với nghiệm thức đối chứng có chiều dài vết bệnh 1,03 cm, bước đầu đã hạn chế được sự phát triển của vết bệnh ghi nhận khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng tuy nhiên khi xét về HQƯC thì nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) có HQƯC 10,56% còn rất thấp. so với nghiệm thức xử lý lá Neem (4%) và CaCl2 (20 mM) chưa ghi nhận được hiệu quả khống chế vết bệnh trên trái. Sang các thời điểm 4 NSKCB, 5 NSKCB, nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) cho thấy khả năng hạn chế và cô lập vết bệnh rất hiệu quả, và gần 27 như vết bệnh không lan rộng ra thêm, chiều dài vết bệnh lần lượt là 0,90 cm và 0,92 cm so với đối chứng là 1,48 cm và 2,01 cm, bên cạnh đó ta cũng đã ghi nhận được HQƯC từ dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) ngày càng tăng 35,55% đến 53,63% và được ghi nhận khác biệt ở mứt ý nghĩa 5%. Nghiệm thức xử lý lá Neem (4%) và CaCl2 (20 mM) chưa ghi nhận được hiệu quả khống chế vết bệnh trên trái cũng như HQƯC tại các thời điểm khảo sát. Tại thời điểm 4 NSKCB, nghiệm thức xử lý lá Neem (4%) và CaCl2 (20 mM) có chiều dài vết bệnh (1,84 cm và 1,89 cm) ngắn hơn so với đối chứng (2,01 cm) nhưng vẫn không đủ ghi nhận khác biệt ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy, ta chỉ ghi nhận được hiệu quả khống chế vết bệnh do nấm Aspergillus niger gây hại trên trái ớt của dịch trích thực vật từ cỏ cứt heo nồng độ 6% là có thể khống chế và cô lập vết bệnh nhanh chống là hiệu quả. 28 Bảng 3.5 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 6% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Chiều dài vết bệnh (cm) tại các thời điểm khảo sát 2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB 1,32 a 1,62 a 1,84 a 1,08 a 1,49 a 1,89 a 0,81 b 0,90 b 0,92 b 1,03 a 1,48 a 2,01 a * * * 38,42% 15,92% 15,03% Bảng 3.6 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 6% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Hiệu quả ức chế (%) nấm Aspergillus niger trên ớt 2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB 0,00 0,00 b 8,47 b 0,00 0,00 b 3,57 b 10,56 35,55 a 53,63 a 0,00 0,00 b 0,00 b ns * * 13,96% 19,08% 13,64% Ghi chú: * khác biệt mức ý nghĩa 5% ns khác biệt không ý nghĩa Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 2NSKCB 3 NSKCB 4NSKCB Hình3.3 Mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp chủng bệnh trước khi sử lý dịch trích (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ trái sang phải) đúng các thời điềm không? 29 3.2.2 Đối với nấm Colletotrichum sp Dựa vào Bảng 3.7 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.8 (hiệu quả ức chế) cho thấy cả 2 loại dịch trích thực vật và CaCl2 không thể hiện được hiệu quả làm giảm bệnh, tuy 2 loại dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% có chiều dài vết bệnh lần lượt là 1,06 cm và 1,03 cm thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng 1,08 cm nhưng vẫn không đạt được sự khác biệt ý nghĩa 5%, với Cacl2 nồng độ 20 mM có chiều dài vết bệnh 1,33 cm cao hơn so với đối chứng vào thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB). Tuy nhiên trong 3 nghiệm thức thí nghiệm, nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo nồng độ 6% ghi nhận được HQƯC đạt 1,47% có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, vì vậy tại thời điểm 3 NSKCB thì dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% cho hiệu quả tốt hơn so với dịch trích từ lá Neem và CaCl2. Sang thời điểm 4 NSKCB, các nghiệm thức xử lý dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% (1,32 cm ) và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (1,40 cm) đã thể hiện được hiệu quả giảm bệnh khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (1,58 cm), nghiệm thức xử lý CaCl2 nồng độ 20 mM vẫn chưa thể hiện được hiệu quả giảm bệnh. HQƯC của nghiệm thức xử lý dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% đạt 14,75% và dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% đạt 9,07% đều cho khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng, riêng dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% đã có HQƯC tăng lên so với thời điểm 3 NSKCB. Đến thời điểm 5 NSKCB, nghiệm thức xử lý dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (1,72 cm) vẫn duy trì được khả năng ức chế mầm bệnh khác biệt ý nghĩa với đối chứng (1,94 cm), khả năng không chế vết bệnh từ dịch trích lá Neem nồng độ 4% (1,91 cm) đã giảm xuống nhanh chống và không còn hiệu quả tuy chiều dài vết bệnh ngắn hơn nhưng vẫn không ghi nhận khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (1,94 cm). HQƯC ở cả 3 nghiệm thức đều không ghi nhận được khác biệt ý nghĩa với đối chứng. Như vậy, CaCl2 nồng độ 20 mM không ghi nhận được khả năng ức chế được bệnh trên trái ở tất cả các thời điểm khảo sát, nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem nồng độ 4% chỉ thể hiện được khả năng khống chế vết bệnh vào thời điểm 4 NSKCB với HQƯC 14,75%, nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ cứt heo nồng độ 6% có khả năng khống chế vết bệnh tốt hơn so với 2 nghiệm thức còn lại tuy chỉ đạt HQƯC cao nhất tại thời điểm 4 NSKCB là 9,07% thấp hơn so với dịch trích lá Neem nhưng vẫn duy trì được khả năng ức chế lâu hơn dịch trích lá Neem. 30 Bảng 3.7 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Chiều dài vết bệnh (cm) tại các thời điểm khảo sát 3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB 1,33 a 1,60 a 2,07 a 1,06 b 1,32 b 1,91 a 1,03 b 1,40 b 1,72 b 1,08 b 1,58 a 1,94 a * * * 16,99% 15,92% 15,03% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. Bảng 3.8 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Hiệu quả ức chế (%) nấm Colletotrichum sp trên ớt 3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB 0,00 b 0,00 b 0,00 a 0,00 b 14,75 a 0,00 a 1,47 a 9,07 a 10,05 a 0,00 b 0,00 b 0,00 a * * ns 14,31% 15,10% 13,89% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 3NSKCB 4NSKCB 5NSKCB Hình 3.4Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp chủng bệnh trước khi sử lý dịch trích (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ trái sang phải) 31 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ DỊCH TRÍCH LÁ NEEM, CỎ CỨT HEO VÀ CACL2 TRƯỚC KHI LÂY BỆNH NHÂN TẠO TRÊN TRÁI (MẦM BỆNH CHƯA HIỆN DIỆN) 3.3.1 Đối với nấm Aspergillus niger Kết quả ghi nhận ở bảng 3.9 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.10 (hiệu quả ức chế) cho thấy tại thời điểm 2 NSKCB tất cả các nghiệm thức xử lý dịch trích và CaCl2 đều chưa ghi nhận được khả năng khống chế vết bệnh khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng. Các thời điểm 3NSKCB, 4 NSKCB các nghiệm thức có xử lý dịch trích lá Neem nồng độ 6% và CaCl2 nồng độ 20 mM vẫn không ghi nhận được khả năng khống chế bệnh. Đối với nghiệm thức xử lý cỏ Cứt Heo nồng độ 6% thì lại cho thấy hiệu quả khống chế bệnh cao và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, vết bệnh không phát triển thêm chỉ có chiều dài là 1,13 cm so với đối chứng 1,67 cm đến 1,90 cm. và cũng ghi nhận được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng là tăng dần theo thời điểm khảo sát là 30,63% đến 38,97%. Như vậy kết quả ghi nhận được cho thấy chỉ có nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo nồng độ 6% khống chế được bệnh và hiệu quả được kéo dài với HQƯC lớn hơn 30%. Bảng 3.9 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Chiều dài vết bệnh (cm) qua các ngày sau khi chủng bệnh 2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB 1,35 1,73 a 2,05 b 1,26 1,85 a 2,32 a 1,13 1,13 b 1,13 c 1,03 1,67 a 1,90 b ns * * 33,37% 25,24% 20,75% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% ns khác biệt không ý nghĩa Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 32 Bảng 3.10 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Hiệu quả ức chế (%) nấm Aspergillus niger trên ớt 2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB 0,00 a 0,00 b 0,00 b 0,00 a 0,00 b 0,00 b 0,00 a 30,63 a 38,97 a 0,00 a 0,00 b 0,00 b ns * * 15,57% 16,63% 14,36% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% ns khác biệt không ý nghĩa Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 2NSKCB 3NSKCB 4NSKCB Hình 3.5 mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp sử lý dịch trích trước khi chủng bệnh (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ trái) 3.3.3 Đối với nấm Colletotrichum sp Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.11 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.12 (hiệu quả ức chế) cho thấy tất cả các nghiệm thức điều có khả năng trì hoãn sự phát triển của bệnh. Tại thời điểm 3 NSKCB, các nghiệm thức từ dịch trích thực vật và CaCl2 đều ghi nhận được khả năng khống chế bệnh và với chiều dài vết bệnh lần lượt là CaCl2 nồng độ 20 mM (0,79 cm) cho hiệu quả cao nhất, lá Neem nồng độ 4% (1,13 cm) và cỏ Cứt Heo 6% (1,33 cm) khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (1,82 cm). Tương ứng ta cũng ghi nhận được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng lần lượt là CaCl2 nồng độ 20 mM (54,89%) có HQƯC cao nhất so với lá Neem nồng độ 4% (35,52%) và cỏ Cứt Heo 6% (24,41%). Sang thời điểm 4 NSKCB, tất cả các nghiệm thức tiếp tục cho thấy hiệu quả khống chế bệnh và hiệu quả giữa các nghiệm thức là tương đương nhau, chiều dài vết bệnh ghi nhận được lần lượt là CaCl2 nồng độ 20 mM (1,39 cm), lá Neem nồng 33 độ 4% (1,45 cm), cỏ Cứt Heo 6% (1,56cm) khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (1,97cm). HQƯC vẫn ghi nhận khá biệt ý nghĩa với đối chứng nhưng HQƯC đã giảm xuống so với thời điểm 3 NSKCB và HQƯC CaCl2 nồng độ 20 mM, lá Neem nồng độ 4%, cỏ Cứt Heo 6% lần lượt là 27,53%, 24,44%, 19,01%. Đến thời điểm 5 NSKCB thì hiệu quả khống chế vết bệnh đã giảm xuống, chỉ ghi nhận được nghiệm thức CaCl2 nồng độ 20 mM (1,82 cm) là còn khả năng khống chế vết bệnh khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (2,18 cm) với HQƯC là 15,66%. Hai nghiệm thức còn lại là dịch trích lá Neem nồng độ 4% (2,14 cm) và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (2,31 cm) đã không duy trì được khả năng khống chế vết bệnh. Như vậy cả ba nghiệm thức điều thể hiện được hiệu quả khống chế vết bệnh tốt ở thời điểm ban đầu nhưng dần hiệu đó quả giảm xuống theo thời gian và CaCl2 nồng độ 20 mM cho khả năng khống chế vết bệnh với HQƯC cao và bền vững hơn. Bảng 3.11 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Chiều dài vết bệnh (cm) qua các ngày sau khi chủng bệnh 3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB 0,79 d 1,39 b 1,82 b 1,13 c 1,45 b 2,14 a 1,33 b 1,56 b 2,31 a 1,82 a 1,97 a 2,18 a * * * 18,02% 13,38% 12,34% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 34 Bảng 3.12 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Nghiệm thức CaCl2 – 20 mM Neem – 4% Cỏ cứt heo – 6% Đối chứng Mức ý nghĩa CV(%) Hiệu quả ức chế (%) nấm Colletotrichum sp trên ớt 3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB 54,89 a 27,53 a 15,66 a 35,52 a 24,44 a 0,00 b 24,41 b 19,01 a 0,00 b 0,00 c 0,00 b 0,00 b * * * 26,73% 18,54% 15,07% Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB Hình 3.6 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp sử lý dịch trích trước khi chủng bệnh (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ trái) * Thảo luận So với các kết quả đã được ghi nhận thì kết quả thí nghiệm gần giống với các kết quả đã công bố như trên. Riêng đối với dịch trích từ lá neem chưa thể hiện được hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus niger như ghi nhân, nguyên nhấn có thế do việc ly trích thực vật bằng dung môi nước chưa tách được hết những hợp chất trong neem có tác dụng ức chế với nấm Aspergillus niger. 35 CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1 KẾT LUẬN Dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% cho thấy được hiệu quả không chế được bệnh mốc đen do nấm Aspergillus niger gây ra trên ớt trong cả hai thời điểm trước và sau khi mần bệnh xuất hiện, dịch trích đã cô lập và gần như vết bệnh không phát triển thêm. Dịch trích từ lá Neem 4%, cỏ Cứt Heo 6% và CaCl2 20 mM đều cho thấy hiệu quả trong việc phòng bệnh thán thư do nấm Colletotrichum sp nhưng không duy trì được lâu. 4.2 ĐỀ NGHỊ Ly trích 2 loại thực vật bằng nhiều loại dung môi khác nhau để thử nghiệm trên hai loại nấm Colletotrichum sp và nấm Aspergillus niger. Thử nghiệm thêm một số loại thuốc sinh học, các loại dịch trích khác đối với nấm Colletotrichum sp và nấm Aspergillus niger. Thực hiện với phương thức chủng bệnh khác. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Đỗ Huy Bích và Bùi Xuân Chương, 2004. Sổ tay cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, 566 trang. Hà Văn Thuyết & Trần Quang Bình, 2002. Bảo quản rau tươi và bán chế phẩm. NXB Nông Nghiệp- Hà Nội. Hoàng Thị Sản, 2003. Phân loại học thực vật. NXB Giáo Dục. Hồ Như Thiện, 2012. Hiệu quả phòng trị bệnh thán thư trên ớt (Colletotrichum spp.) bằng biện pháp sinh học và hóa học trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới. Luận văn tốt nghiệp Đại học nghành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp Và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần thơ. Lê Thu Thủy, 2006. Sự xâm hại của nấm bệnh sau thu hoạch cho cam sành, quýt đường và bưởi năm rôi tại Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp cao học nghành trồng trọt, Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ. Lương Đức Phẩm, 2002. Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm. . NXB Nông Nghiệp - Hà Nội. Mai Thị Phương Anh, 1996. Rau và trồng rau. Viện KHKT NN VN. NXB Nông nghiệp – Hà Nội. Nguyễn Bảo Vệ và Lê Thanh Phong, 2003. Giáo trình cây đa niên Khoa Nông Nghiệp, trường Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Đức Lượng 2004. Công nghệ vi sinh vật. Tập 1: Cơ sở vi sinh vật công nghiệp. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Mạnh Khải, 2005. Giáo trình bảo quản nông sản. NXB Giáo Dục – Hà Nội. Nguyễn Mạnh Khải, Nguyễn Thị Bích thủy, Đinh sơn quang, 2006. Giáo trình 1: Bảo quản nông sản. NXB Nông nghiệp – Hà Nội. Nguyễn Minh Thủy, 2003. Giáo trình công nghệ sau thu hoạch rau quả. Tủ sách Đại Học Cần Thơ. Nguyễn Quốc Khánh 2012, Đánh giá hiệu quả của một số loại thuốc trừ nấm bệnh lên sự phát triển của hai dòng nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên ớt trong điều kiện invitro và in vivo. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông nghiệp Và Sinh học ứng dụng, Đại học Cần thơ. Nguyễn Thị Bích Thủy, Trần Thị Lan Hương và Nhữ Thị Nhung, 2007. Giáo trình công nghệ chế biến và bảo quản rau quả. NXB Giáo Dục – Hà Nội. Nguyễn Thị Quế Phương, 2003. Xác định nhóm và khả năng gây hại của nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên ớt, Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Trồng trọt, Đại học Cần Thơ, 59 trang. 37 Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam, quyển 1, Nhà xuất bản trẻ, tr800-803. Phạm Phước Long, 2012. Giám định các tác nhân nấm gây hại trên ớt (capsicum spp.) sau thu hoạch. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Bảo vệ Thực Vật, Đại học Cần Thơ, 59 trang. Phạm Thu Thảo, 2007. Chuẩn đoán bệnh hại trên một số loại rau tại xã Đại Tâm, xã Tham Đôn, huyện mỹ xuyên tĩnh Sóc Trăng vụ hè thu 2006, Luận văn tốt nghiệp Đại học Nghành Nông học, Đại học Cần Thơ, 88 trang. Phạm Văn Biên, Bùi Cách Tuyến, Nguyễn Mạnh Chinh, 2003. Cẩm nang sâu bệnh hại cây trồng, quyển 1 cây lương thực, cây thực phẩm, cây hoa cảnh, NXB Nông nghiệp Hà Nội, tp. HCM, 595 trang. Phạm Văn Kim, 1999. Các nguyên lý về bệnh hại cây trồng. Bài giảng bộ môn Bảo Vệ Thực Vật. Khoa Nông Nghiệp & SHƯD, trường Đại Học Cần Thơ. Phạm Văn Kim, 2005. Giáo trình các nguyên lý bệnh hại cây trồng, Giáo trình dạy trực tuyến, Đại học Cần Thơ, 185 trang, http://www.ctu.edu.vn. Trần Minh Tâm, 2002. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch. NXB Nông nghiệp – Hà Nội. Võ Thị Gương, 2004. Giáo trình phì nhiêu đất. Chương 1. Trường Đại Học Cần Thơ. Võ Văn chi, 2003. Từ điển thực vật thông dụng, tập 1, nhà xản suất khoa học và kỹ thuật Hà Nội, 295 trang. Vũ Đăng Khánh, Vũ Văn Độ và Nguyễn Tiến Thắng, 2007. Khảo sát hoạt tính ức chế một số loài nấm gây bệnh cây của sản phẩm chiết xuất từ hạt nhân xoan chịu hạn (Azadirachta indica A. juss) trồng tạo Việt Nam. Hội nghị khoa học công nghệ 2007. Phần III công nghệ các chất có hoạt tính sinh học. Vũ Triệu Mẫn và Lê Lương Tề, 1998. Bệnh cây nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp-Hà Nội. Vũ Triệu Mân, 2007a. Giáo trình bệnh cây chuyên khoa, trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, 233 trang. Vũ Triệu Mân, 2007b. Giáo trình bệnh cây đại cương, trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội, 164 trang. Vũ Văn Độ, Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Thị Minh, Nguyễn Ngọc Hạnh, 2006. Chiết tách, tinh sạch và khảo sát tác dụng đối kháng vi sinh vật của salanin từ nhân hạt cây xoan Ấn Độ (Azadirachta indica A. juss) trồng tại Việt Nam. Tạp chí khoa học công nghệ, tập 44, số 2, trang 24 – 31, năm 2006. 38 Tiếng Anh Agrios G. N. 2005. Plant Pathology. Deparment of plant pathology, University of Florida. Elsevier Academic Press: 175-205. Ahmed, S.A. and Graninge., M 1986. “Potential of the neem tree for pest control and rural development” 40, 201 – 208. Amadioha A. C. 2000. Controlling rice blast invitro and invivo with extracts of Azadirachta indica. Crop protection 19, 287-290. Barreto D. Babbitt S. Gally M. and Pérez B. A. 2003. Nectria haematococca causing root rot in olive greenhouse plants. Inta. Argentina Ria. Vol. 32(1): 49-55. Bisht R. P. Toky O. P. and Singh S. P. 1993. Plasticity branching in some important tree species from arid north western India. Journal of Arid Environment, 25, 307–313. Biswas K. Chattopadhyay I. Banerjee R. K. et al. 2002. Biological activities and medicinal properties of neem (Azadirachta indica). Curr Sci, 82: 1336-1345. Buescher R. W and G. E. Hobson. 1982. Role of calcium and chelating agents in regulating the degredation of tomato fruit tissue by polygalactorunase, J. Food Chem. 6: 147-160. Burgess L. W. Knight T. E. Tesoriero L. and Phan H. T. 2008. Diagnostic manual for plant diseases in Viet Nam. Australian Centre for International Agricultural Research: Canberra. 210 trang. Burgess L. W. Summerell B. A. Bullock S. Gott K. P and Backhouse D. 1994. Laboratory manual for Fusarium reseach. University of Sydney, Australia. CAB International. 2007. Crop Protection Compendium. Wallingford, UK: CAB international. Cao, S., Zheng, Y., Yang, Z., Tang, S., Jin, P., Wang, K. and Wang, X. 2008.Effects of methyl jasmonate on the inhibition of Colletotrichum acutatum infection in loquat fruit and the possible mechanisms. Postharvest Biology and Tecnology 49 :301-307. Chamel, A. R. 1989. Permeability characteristics of isolated ‘Golden Delicious’ apple fruit cuticles with regard to calcium, J. Am. Soc. Hort. Sci. 114: 804809. Chernenko T. V., Ul’chenko N. T., Glushenkova A. I., Redzhepov D. 2007. Chem. Nat. Comp. Vol. 43: 253-255. Chopra G. L. and Verma V. 1991. A Text Book of Fungi, Pradeep publication. Conway W. S., E. Fallahi, K. D. Hickey and C.E. Sam. 1997. The roleof calcium and nitrogen in postharvest quality and disease reststance of apples. HortScience. 32: 831-835. 39 Corrales G. J and S. Lakshminarayana. 1991. Response of two cultivars of mango fruits immersed in a calcium solution to cold storage at different times and temperatures, Technical innovations in freezing and refrigeration of fruit and vegetables, pp. 73-77. Cosgrove D. J. 1998. Chapter 15: Cell Wall: structure, biogenesis and expansion. In Taiz, L. and Zeiger, 1998. Plant physiology. 2nd ed. Sinauer Associates: Sunderland, Massachusetts. 792 pp. Davenport J. R. and Peryea F. J. 1989. Whole fruit mineral element content and respiration rates of harvested “Delicous” apple. J. Plant Nutrition. 12(6): 701-703. Dennis Dearth I. R. 1992. Neem – A tree for solving global problem. National Academy Press, Washington D.C., USA. Eeden S. J. Van and Van Eeden S. J. 1992. Calcium infiltration as a possible postharvest treament to increase storage potential of mango fruit. Yearbook South African Mango Growers Association. 12: 26-67. Egel D. S. và Martyn R. D. 2007. Fusarium Wilt of Watermelon and other Cucurbits. Online. The Plant Health Instructure. FAO (2008), FAOStat. http://usda.mannlib.cornell.edu/MannUsda/viewDocumentInfo.do?docum entID=1659. Ferguson I. B. C. B. Watkins. 1983. Cation distribution and balance in apple fruit in relation to calcium treatments for bitter pit. Sci. Hort. 19: 301-310. Ferguson I. B. R. K. Volz F. R. Harker C. B. Watkins and P. L. Brookfield. 1995. Regulation of postharvest fruit physiology by calcium, Acta Horticulturae. 389: 23-30. Ferguson, I. B. 1984. Calcium in plant senescence and fruit ripening. Plant Cell Environ. 7: 441-448. Fry – Wyssling. 1959; Roelofsen. 1959. Trích trong “Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học”. Nhà xuất bản Nông Nghiệp. Fry S. C. 2003. Primary cell wall metabolism: tracking the careers of wall polymers in living plant cells. New phytologist. 161: 641-675. Gama-López. S., F. Munaut, J. Vander Stappen, X. Schldman and V. Van Damme (2007), “Diversity studies in the interaction between the anthracnose fungus Colletotrichum gloeosporioides and its host plant Stylosanthes spp. Yn Mexico”, Technical report of bioversity international, Rome, Italya, 82 p. Gamble J.S. 1902. A Manual of Indian Timbers (Reprint, 1972) Bishen Singh Mohninderpal Singh, Dehradun, India, pp. 143. 40 Gania R. D. N. Mir and R. A. Bhat. 1995. Effect of preharvest spray of Calcium and Gibberellic acid on Yeild, quality and shelf life in cherry. Agricultural Science Digest Karnal 15, pp. 238-240. George E. Tamerler C. Martinez A. Martinez M. J. and Havarz T. K. 1999. Influence of growth medium composition on the lipolytic enzyme activity of Ophiostoma piliferum (CartapipTM). Journal of Chemical Technology and Biotechnology & Chem. Technol. Biotechnol. Vol. 74, pp.137-140. Golcalves, F.P., Martins, M.C., Junior, G.J.S., Lourenco, S.A and Amorim, L. 2010. Postharvest control of brown rot and Rhizopus rot in plums and nectarines using carnauba wax. Postharvest Biology and Tecnology 58: 211-217 Guleria, S. and A Kumar, 2006. “Azadirachta indica leaf extract induces resistance in sesame again Alternaria leaf spots disease”. Journal of cell and Molecular Biology 5: 81 – 86. Hadden J. R. And I. I. Black (1989), “Anthracnose of pepper caused by Colletotrichum spp. Proceding of the international symposium on integrated management goatices vomat and pepper production in the tropics”, Asian Vegetable reanch and Development contrer, Taiwan, 189199. Hampden J. Zeringue J. R. and Deepak B. 1993. Neem and control of aflatoxin contamination. In Neem and Environment. Volume II. World Neem Conference, Bangalore, India, 24 - 28 Feb. 1993. (Eds. Singh R.P, Chari M.S., Raheja A.K. and Kraus W.). Science Publishers, Inc., USA, pp.714727. HDRA, 1998, Neem tree. The organic organisation. 20 pages. Heinrich Schmutterer và cộng sự. 1995. The neem tree (Azadirachta indica A. Juss) and other Meliaceus plants, UCH Verlasger Sellchaft, Weinheim (Federal republic of Germany) pp. 1-453. Heldt H. W. 1999. Plant biochemistry and molecular biology (chapter 1), 2nd ed. Oxford University Press Inc. New York. 522 pp. Inglis G. D. and Kawchuk L. M. 2002. Comparative Degradation of Oomycete, Ascomycete and Basidiomycete cell walls by mycoparasitic and biocontrol fungi. Can. J. Microbiol. Vol. 48, pp.60-70. Karabulut, O.A., Gabler, F.M., Mansour, M. and Smilanick, J.L. 2004. Postharvest Ethanol and hot water treatments of table grapes to control gray mold. Postharvest Biology and Tecnology 34: 169-177. Lara L. P. Garcisa M. Vendrell. 2004. Modification in cell wall componsition after cold storage of calcium-treated strawbery (Fragaria x ananassa Duch.) fruit. Postharvest Biology and Technology 34: 33-39. 41 Lara, I. P. Garcisa, M. Vendrell, 2004. Modification in cell wall componsion calcium-trested strawbery (Fragaria x ananassa Duch) fruit Postthar 34: 331-39. Leslie J. F. and Summerell B. A. 2006. The Fusarium Laboratory Manual. Blackwell Publishing. 388p. Lidster P. D; M. A. Tung and R. G. Yada, 1979. Effect of preharvest and postharvest calcium treatment on fruit calcium content and the susceptibility of “Van” cherry to impact damage. J. Amer. Soc. Hort Sci. 104: 709-793 Liu M. Katerere D. R. Gray A. I. Seidel V. 2009. Fitoterapia. (đã nhận đăng). M Hoque MD., Bari ML., Inatsu Y., Juneia VK. and K S. Awamoto, 2007. “Antibacterial activity of guava (Psidium guajava L.) and Neem (Azadirachta indica A. Juss) extracts against foodborne pathogens and spoilage bacteria”. Foodborne Pathog Dis. Winter;4(4): 481 – 8. Manganaris G. A. M. Vasilakakis I. Mignani G. Diamantidis K. Tzavella-Klonari. 2005. The effect of preharvest calcium sprays on quality attributes, physicochemical aspests of cell wall components and susceptibility to brown rot of peach fruits (prunus persica L. cv. Andross). Sci. Hort. 96: 91-101. Marasas W. F. O. Nelson P. E. and Toussoun T. A. 1984. Toxigenic Fusarium species indentity and mycotoxicology. The Pennsylvania State University. 328p. Marcelle D. R. 1995. Mineral nutrition and fruit quality. Acta-Hortculturae. 383: 219-225. Mishra S. 2002. Calcium chloride treatment of fruit and vegetables. Tetra technologies. The Woodlands. USA. Moline H. E. 1980. Effect of vacuum infiltration of calcium chloride on ripening rate and chilling injury of tomato fruit. Phytopathology. 70: 691. Nelson P. E. Toussoun T. A. and Cook R. J. 1981. Fusarium: Diseases, biology and taxonomy. The Pennsylvania State University Press, University Part and London, 457p. Nelson P. E. Toussoun T. A. and Marassas W. F. O. 1983. Fusarium species, an illustrated manual for identification. Phisiol. Plant. Vol. 15, pp473-497. Olennikov D. N., Ibragimov T. A., Zilfikarov I. N., Chelombit'ko V. A. 2008. Chem. Nat. Comp. Vol. 44: 776-777. Ou S. 1985. Rice Diseases. 2nd edition. Wallingford, UK: CAB International. Pamela Paterson. 2009. “Neem the Wonder Tree. Its pesticide and Medicinal Applications”. Masters of Chemical and Life Sciences University of Maryland. 42 Paterson P., 2009. “Neem the Wonder Tree: Its Pesticide and Medicinal Applications”. Masters of Chemical and Life Sciences University of Maryland. Roberts, K., 1980. Structures at the plant cell surface, Curr Opin Cell Bio 2, pp. 920-928. Ruskin FR., 1992. ”Neem: a tree for solving Global Prolem”. National Academy Press Washington, D.C Sams C. E. and Conway W. S. 1984. Effect of Ca infiltration on ethylene production, respiration rate, soluble polyuronide content, and quality of ‘Golden Delicous’ apple fruit. J. Amer. Doc. Hort. Sei., 109(1): 53-57. Sarma V. Rao S. R. S. and Beena C. H. 1992. Leaf architecture in relation to taxonomy of Meliaceae. Feddes Repertorum, 7-8, 535-542. Saure, M. C., (2005). Calcium translocation to fleshy fruit: its mechanism and endogenous control. Sci. Hort. 105: 65-89. Schmutterer H. 1996. Neem tree and other Meliaceous plants, VCH Verlasge sellchaft, Weinheim ( Federal republic of Germany), pages 1-29, 167-191. Seifert K. 1996. Fusarium Interactive Key. Agriculture and Agri-Food Canada, 65p. Sen F. I. Karakali, M. Yildiz, P. Kinay, F. Yildiz and N. Iqbal, 2001. Storage ability of Satsuma as affected by preharvest treaments. Atca Horticultural (ISHS) 553: 77-78. Sharma P. D (2006), Plant pathology. Alpha Science International Ltd., Oxford, United kingdom, Printed in India, 550 pages. Siddiqui S. Faizi S. Siddiqui B. S. et al. 1992. Constituents of Azadirachta indica: isolation and structure elucidation of a new antibacterial tetranortriterpenoid, mahmoodin, and a new protolimonoid, naheedin. J Nat Prod,55: 303-310. Singh B. P. D. K. Tandon S. K. Kalra. 1993. Changes in postharvest quality of mangoes affected preharvest application of calcium salts. Sci> Hort. 54: 211-219. Singh, U.P. and Prithinraj B. 1997. Neemazal, a product of neem (Azadirachta indica), induce resistance in pea (Pisum satlvum) against Erysiphe pisi, Physlological and Molecular plant in rice in by plant associated Pseudomonas spp. Current sclence,72: 331-334. Smith, C. W. and R. H. Dilday, 2003. Rice:origin history technology and production. United states of Americar: John Wiley & Sons, Inc. Snowdon A. L. 1991. A Colour Atlas of Post-Harvest Diseases and Disorders of Fruits and Vegetables Volume 2: Vegetables. Suntharalingam S. 1996. Postharvest treatment og mangoes with calcium. Trop. Sci., 36: 14-17. Sutton B.C., 1980. The Coelomycetes. Commomwealth Mycological Instiute KFW. Surrey. England, pp. 440-525. 43 Sutton D. A. Fothergill A. W. and Rinaldi M. G. 1998. Guide to Clinically Significant Fungi, 1st ed. William & Wilkins, Baltimore. In Nelson P. E. Toussoun T. A. and Marasas W. F. O (eds). Fusarium species. Pennsylvania State University Press, University Park, PA. Than P. P., R. Jeewon, K. D. Hyde. S. Pongsupasamit, O. Mongkolporn and P. W. J. Taylor (2008), “Characterization and pathogenicity of colletotrichum species associated with anthracnose on chilli (capsicum spp.) in Thailan”, Plant pathology 57, 562-572. Uthaibutra J. K. Saengnil J. Sornsrivichai W. Kumpoun and V. Sardsud. 1998. Effects of Fruit Position and Preharvest Calcium Dips on “Nam Doc Mai” Mango fruit Quality. In L. M. Coates, P. J. Hofman, and G.I. Johnson, 1998. Disease Cotrol and Storage Life Extension in Fruit. Canberra, ACIAR Proceedings 81: 149-156. Valenzuela H. (2011), Farm and forestry production and marketing prole for chili pepper (Capsicum annuum), C. R. Elevitch (ed.), Specialty crops for pacifc island agroforestry, Permanent agriculture resources (PAR), Holualoa, Hawaii, 1-13. Watanabe T. 2002. Pictorial Atlas of Soil and Seed Fungi Morphologies of Cultured Fungi and Key to Species. By CRC Press LLC. 486pp. Weber G. F., 1973. Bacteria and Diseases of plant in the tropical. Univercity of Florida Press Gainesville. Wills R. B. H. và Tirmazi S. I/ H. 1982. Inhibition of ripening of avocados with calcium. Trop. Sci., 36: 14-17. Wilson, C.L., and M.E. Wisniewski, 1989. Biological control of posharvest diseases of fruit and vegetables an emerging technology. Annu. Rew. Phytopathol 2: 425-41. Zambrano J. and Manzano J. 1995. Effect of postharvest calcium application on mango ripening and storage. Fruits Paris. 50(2): 145-152. 44 PHỤ CHƯƠNG CÁC BẢNG PHÂN TÍCH THỐNG KÊ Bảng 3.1 đường kính (cm) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Variable 1: thời điểm 1 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 2,235 9 0,248 11,7685 0,00 Sai số 1,055 50 0,021 Tổng cộng 3,290 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 9,26% Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 12,957 9 1,440 52,3535 0,000 Sai số 1,375 50 0,027 Tổng cộng 14,332 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 4,70% 45 Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 17,309 9 1,923 16,1981 0,000 Sai số 0,119 50 0,119 Tổng cộng 23,246 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 6,80% Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 40,413 9 4,490 9,259 0,000 24,248 50 0,485 64,662 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation =11,27 % 46 Bảng 3.2 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Variable 1: thời điểm 1 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,570 9 0,174 3,938 0,000 Sai số 2,214 50 0,044 Tổng cộng 3,784 59 F tính Xác suất 21,3134 0,000 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 12,92% Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương Nghiệm thức 4,602 9 0,511 Sai số 1,200 50 0,024 Tổng cộng 5,802 59 Coefficient of Variation = 11,94 % 47 Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,931 9 0,103 2,9513 0,0069 1,753 50 0,035 2,684 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation = 11,37% Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 5,534 9 0,615 11,070 0,000 Sai số 2,777 50 0,056 Tổng cộng 8,311 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 18,75% 48 Bảng 3.3 Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Colletotrichum spp. dưới sự ảnh hưởng của của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 4,137 9 0,460 28,1451 0,000 Sai số 0,817 50 0,016 Tổng cộng 4,954 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 14,36% Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 3,921 9 0,436 7,9883 0,000 2,727 50 0,055 6,647 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation = 15,33% 49 Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 23,211 9 2,579 46,6914 0,000 Sai số 2,595 50 0,052 Tổng cộng 25,806 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 10,56% Variable 1: thời điểm 5 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 16,420 9 1,824 55,5105 0,000 Sai số 1,643 50 0,033 Tổng cộng 18,063 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 7,02% 50 Variable 1: thời điểm 6 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 17,461 9 1,940 44,7709 0,000 Sai số 2,167 50 0,043 Tổng cộng 19,627 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 6,84% Variable 1: thời điểm 7 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 21,317 9 2,369 40,9086 0,000 Sai số 2,895 50 0,058 Tổng cộng 24,212 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 6,83% 51 Bảng 3.4 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Colletotrichum spp. dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2. Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 2,004 9 0,334 5,8079 0,000 Sai số 2,874 50 0,057 Tổng cộng 5,878 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 14,74% Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,550 9 0,172 2,9017 0,0075 Sai số 2,958 50 0,059 Tổng cộng 4,508 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 14,64% 52 Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 12,416 9 1,380 284,9039 0,000 Sai số 0,242 50 0,005 Tổng cộng 12,658 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 4,62% Variable 1: thời điểm 5 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 11,081 9 1,231 77,925 0,000 Sai số 0,790 50 0,016 Tổng cộng 11,871 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 9,07% Variable 1: thời điểm 6 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Nguồn biến động Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Tổng bình phương 6,067 9 Trung bình bình phương 0,674 1,311 50 0,026 7,378 59 Độ tự do Coefficient of Variation = 11,68% 53 F tính Xác suất 25,7158 0,000 Variable 1: thời điểm 7 ngày sau khi đặt khuẩn ty ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 5,150 9 0,572 18,0734 0,000 Sai số 1,583 50 0,032 Tổng cộng 6,733 59 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 12,93% Bảng 3.5 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,562 3 0,521 3,1484 0,0343 7,275 44 0,165 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng 47 Coefficient of Variation = 38,42% 54 Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 3,691 3 1,230 7,9509 0,0002 Sai số 6,808 44 0,155 Tổng cộng 10,499 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 28,70% Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 9,126 3 3,042 15,6282 0,000 Sai số 8,564 44 0,195 Tổng cộng 17,609 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 26,50% 55 Bảng 3.6 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,526 3 0,175 1,5157 0,000 Sai số 5,090 44 0,116 Tổng cộng 5,615 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 13,96% Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,103 3 0,338 2,6440 0,0609 5,618 44 0,128 6,630 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation = 19,08% 56 Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,502 3 0,167 2,1335 0,1096 Sai số 3,450 44 0,078 Tổng cộng 3,952 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 13,64% Bảng 3.7 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum spp. gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,724 3 0,241 6,6328 0,0009 Sai số 1,601 44 0,036 Tổng cộng 2,325 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 16,99% 57 Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,676 3 0,225 4,0961 0,0120 Sai số 2,419 44 0,055 Tổng cộng 3,095 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 15,92% Variable 1: thời điểm 5 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,755 3 0,252 3,0575 0,0380 Sai số 3,622 44 0,082 Tổng cộng 4,377 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 15,03% 58 Bảng 3.8 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum spp. gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,570 3 0,190 2,3460 0,0857 3,565 44 0,081 4,135 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation = 14,31% Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,386 3 0,129 1,8107 0,1595 Sai số 3,128 44 0,071 Tổng cộng 3,514 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 15,10% 59 Variable 1: thời điểm 5 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,299 3 0,100 1,5120 0,2246 Sai số 2,903 44 0,066 Tổng cộng 3,202 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 13,89% Bảng 3.9 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,708 3 0,236 1,4615 0,2380 Sai số 7,108 44 0,162 Tổng cộng 7,817 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 33,73% 60 Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 3,695 3 1,232 7,6311 0,0003 Sai số 7,102 44 0,161 Tổng cộng 10,797 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 25,24% Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 9,431 3 3,144 21,3808 0,000 Sai số 6,469 44 0,147 Tổng cộng 15,900 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation =20,75 % 61 Bảng 3.10 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 2 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 0,526 3 0,175 1,5140 0,2241 5,096 44 0,116 5,622 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation = 15,57% Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,039 3 0,346 3,7761 0,0170 Sai số 4,036 44 0,092 Tổng cộng 5,075 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 16,63% 62 Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,076 3 0,359 4,5570 0,0073 Sai số 3,462 44 0,079 Tổng cộng 4,537 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 14,36% Bảng 3.11 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum spp. gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 6,604 3 2,201 42,1275 0,000 Sai số 2,299 44 0,052 Tổng cộng 8,903 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 18,02% 63 Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 2,422 3 0,807 17,8034 0,000 Sai số 1,995 44 0,045 Tổng cộng 4,417 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 13,38% Variable 1: thời điểm 5 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 1,581 3 0,527 7,7500 0,0003 Sai số 2,992 44 0,068 Tổng cộng 4,573 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 12,34% 64 Bảng 3.12 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum spp. gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát Variable 1: thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất 17,000 3 5,667 59,0136 0,000 4,225 44 0,096 21.225 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Sai số Tổng cộng Coefficient of Variation = 26,73% Variable 1: thời điểm 4 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Nguồn biến động Tổng bình phương Độ tự do Trung bình bình phương Nghiệm thức 1,344 3 0,448 Sai số 3,048 44 0,069 Tổng cộng 4,393 47 Coefficient of Variation = 18,54% 65 F tính Xác suất 0,0010 Variable 1: thời điểm 5 ngày sau khi chủng bệnh ANALYSIS OF VARIANCE TABLE Độ tự do Trung bình bình phương F tính Xác suất O,386 3 0,129 1,9958 0,1285 Sai số 2,836 44 0,064 Tổng cộng 3,222 47 Nguồn biến động Tổng bình phương Nghiệm thức Coefficient of Variation = 15,07% 66 [...]... và bền vững, việc áp dụng các biện pháp sinh học vào nông nghiệp và việc sử dụng thu c bảo vệ thực vật có nguồn gốc thảo mộc đang được nghiên cứu và áp dụng Do đó, đề tài Khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium Chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch được thực hiện với mục tiêu: + Khảo sát khả năng ức chế đối với. .. hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thựcvật và CaCl2 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm Aspergillus niger dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Đường kính (cm) khuẩn ty nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Hiệu quả ức chế (%) khuẩn ty nấm. .. nấm Colletotrichum sp dưới sự ảnh hưởng của nồng độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật và CaCl2 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích. .. bố trí thử nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm gây bệnh sau thu hoạch 16 3.1 Đường kính khuẩn ty nấm Aspergillus niger tại 4NSĐKT 21 3.2 Đường kính khuẩn ty nấm Colletotrichum sp tại 7NSĐKT 25 3.3 Mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp chủng bệnh trước khi sử lý dịch trích 29 3.4 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp chủng... quá trình bảo quản sau thu hoạch Theo Nguyễn Mạnh Khải (2005), có từ 15-30% sản lượng rau quả bị hư hỏng sau thu hoạch và nấm bệnh là nguyên nhân chính gây ra sự hư hỏng này (Nguyễn Minh Thủy, 2003) Trong số các loại nấm bệnh gây hại phổ biến trên trái ớt sau thu hoạch thì nấm Colletotrichum sp và Aspergillus niger là hai đối tượng gây hại quan trọng (Phạm Phước Long, 2012) Colletotrichum sp là loài phân... thời điểm khảo sát Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở... với hai loại nấm Colletotrichum sp và Aspergillus niger của hai loại dịch trích thực vật từ lá Neem, cỏ Cứt Heo và CaCl2 với những nồng độ khác nhau + Tuyển chọn 3 nồng độ cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm cao nhất, đại diện cho 2 loại dịch trích trên và CaCl2 để tiến hành cho việc xử lý trên trái tại 2 thời điểm trước và sau khi mầm bệnh xuất hiện 1 CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 TÁC HẠI... độ và các thời gian xử lý của các loại dịch trích thực vật lá Neem, cỏ Cứt Heo và CaCl2 đến sự phát triển khuẩn ty của nấm Aspergillus niger và Colletotrichum sp * Mục đích Đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm gây bệnh sau thu hoạch * Thực hiện thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 10 nghiệm thức (9 nghiệm thức sử dụng dịch. .. THỜI GIAN XỬ LÝ CỦA CÁC LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ CACL2 ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KHUẨN TY CỦA NẤM Aspergillus niger VÀ NẤM Colletotrichum sp 3.1.1 Đối với nấm Aspergillus niger * Đường kính khuẩn ty nấm (Bảng 3.1) Theo bảng 3.1 cho thấy ở thời điểm 1 ngày sau đặt khuẩn ty (NSĐKT) đa số các nghiệm thức điều đã cho thấy khả năng ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Aspergillus niger Đối với CaCl2, chưa thể hiện... sử dụng dịch trích thực vật/ CaCl2 và 1 nghiệm thức đối chứng), 6 lần lặp lại Loại dịch trích thực vật và nồng độ dịch trích được trình bày trong Bảng 2.1 Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa dịch trích thực vật Chuẩn bị nguồn nấm Colletotrichum sp và Aspergillus niger: nấm được nuôi cấy trong đĩa petri khoảng 10-15 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm Chuẩn bị dịch trích: thu thập phần

Ngày đăng: 29/09/2015, 22:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN