ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ DỊCH TRÍCH LÁ NEEM, CỎ CỨT HEO VÀ CACL 2 SAU KHI LÂY BỆNH NHÂN TẠO TRÊN TRÁ

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm aspergillus niger và colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch (Trang 41)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.2ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA VIỆC XỬ LÝ DỊCH TRÍCH LÁ NEEM, CỎ CỨT HEO VÀ CACL 2 SAU KHI LÂY BỆNH NHÂN TẠO TRÊN TRÁ

3.2.1 Đối vói nấm Aspergillus niger

Dựa vào Bảng 3.5 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.6 (hiệu quả ức chế) cho thấy tại thời điểm 2 ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB) nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) có chiều dài vết bệnh 0,81 cm ngắn hơn so với nghiệm thức đối chứng có chiều dài vết bệnh 1,03 cm, bước đầu đã hạn chế được sự phát triển của vết bệnh ghi nhận khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng tuy nhiên khi xét về HQƯC thì nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) có HQƯC 10,56% còn rất thấp. so với nghiệm thức xử lý lá Neem (4%) và CaCl2 (20 mM) chưa ghi nhận được hiệu quả khống chế vết bệnh trên trái.

Sang các thời điểm 4 NSKCB, 5 NSKCB, nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) cho thấy khả năng hạn chế và cô lập vết bệnh rất hiệu quả, và gần Nghiệm thức Hiệu quả ức chế nấm Colletotrichum sp (%)

2NSĐKT 3NSĐKT 4NSĐKT 5NSĐKT 6NSĐKT 7NSĐKT CaCl2 – 20 mM 48,13 a 12,61 b 37,00 c 24.31 a 25,42 a 20,73 a CaCl2 – 40 mM 53,00 a 0,00 c 28,24 d 18,51 b 13,10 b 10,38 b CaCl2 – 60 mM 13,01 c 0,00 c 29,04 d 17,55 b 10,58 b 5,69 c Neem – 2% 22,18 b 29,79 a 53,85 a 42,39 a 32,68 a 37,00 a Neem – 4% 29,38 b 37,76 a 58,00 a 45,60 a 40,98 a 37,06 a Neem – 6% 11.99 c 31,16 a 56,57 a 45,14 a 39,31 a 36,17 a Cỏ cứt heo – 2% 57,52 a 13,84 b 46,83 b 35,58 a 32,84 a 29,39 a Cỏ cứt heo – 4% 3,27 c 12,68 b 45,16 b 34,28 a 31,31 a 30,11 a Cỏ cứt heo – 6% 51,28 a 21,96 a 53,50 a 39,23 a 35,76 a 26,93 a Đối chứng 0,00 c 0,00 c 0,00 e 0,00 c 0,00 c 0,00 c Mức ý nghĩa * * * * * * CV(%) 14,74% 14,64% 4,62% 9,07% 11,68% 12,93%

28

như vết bệnh không lan rộng ra thêm, chiều dài vết bệnh lần lượt là 0,90 cm và 0,92 cm so với đối chứng là 1,48 cm và 2,01 cm, bên cạnh đó ta cũng đã ghi nhận được HQƯC từ dịch trích cỏ Cứt Heo (6%) ngày càng tăng 35,55% đến 53,63% và được ghi nhận khác biệt ở mứt ý nghĩa 5%. Nghiệm thức xử lý lá Neem (4%) và CaCl2

(20 mM) chưa ghi nhận được hiệu quả khống chế vết bệnh trên trái cũng như HQƯC tại các thời điểm khảo sát. Tại thời điểm 4 NSKCB, nghiệm thức xử lý lá Neem (4%) và CaCl2 (20 mM) có chiều dài vết bệnh (1,84 cm và 1,89 cm) ngắn hơn so với đối chứng (2,01 cm) nhưng vẫn không đủ ghi nhận khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

Như vậy, ta chỉ ghi nhận được hiệu quả khống chế vết bệnh do nấm

Aspergillus niger gây hại trên trái ớt của dịch trích thực vật từ cỏ cứt heo nồng độ 6% là có thể khống chế và cô lập vết bệnh nhanh chống là hiệu quả.

29

Bảng 3.5 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp

chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Chiều dài vết bệnh (cm) tại các thời điểm khảo sát

2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB CaCl2 – 20 mM 1,32 a 1,62 a 1,84 a Neem – 6% 1,08 a 1,49 a 1,89 a Cỏ cứt heo – 6% 0,81 b 0,90 b 0,92 b Đối chứng 1,03 a 1,48 a 2,01 a Mức ý nghĩa * * * CV(%) 38,42% 15,92% 15,03%

Bảng 3.6 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger

gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát

Ghi chú: * khác biệt mức ý nghĩa 5% ns khác biệt không ý nghĩa

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt

không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

Nghiệm thức Hiệu quả ức chế (%) nấm Aspergillus niger trên ớt

2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB CaCl2 – 20 mM 0,00 0,00 b 8,47 b Neem – 6% 0,00 0,00 b 3,57 b Cỏ cứt heo – 6% 10,56 35,55 a 53,63 a Đối chứng 0,00 0,00 b 0,00 b Mức ý nghĩa ns * * CV(%) 13,96% 19,08% 13,64%

Hình3.3 Mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp

chủng bệnh trước khi sử lý dịch trích (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ

trái sang phải)

đúng các thời điềm không?

30

3.2.2 Đối với nấm Colletotrichum sp

Dựa vào Bảng 3.7 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.8 (hiệu quả ức chế) cho thấy cả 2 loại dịch trích thực vật và CaCl2 không thể hiện được hiệu quả làm giảm bệnh, tuy 2 loại dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% có chiều dài vết bệnh lần lượt là 1,06 cm và 1,03 cm thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng 1,08 cm nhưng vẫn không đạt được sự khác biệt ý nghĩa 5%, với Cacl2 nồng độ 20 mM có chiều dài vết bệnh 1,33 cm cao hơn so với đối chứng vào thời điểm 3 ngày sau khi chủng bệnh (NSKCB). Tuy nhiên trong 3 nghiệm thức thí nghiệm, nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo nồng độ 6% ghi nhận được HQƯC đạt 1,47% có khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, vì vậy tại thời điểm 3 NSKCB thì dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% cho hiệu quả tốt hơn so với dịch trích từ lá Neem và CaCl2.

Sang thời điểm 4 NSKCB, các nghiệm thức xử lý dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% (1,32 cm ) và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (1,40 cm) đã thể hiện được hiệu quả giảm bệnh khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (1,58 cm), nghiệm thức xử lý CaCl2 nồng độ 20 mM vẫn chưa thể hiện được hiệu quả giảm bệnh. HQƯC của nghiệm thức xử lý dịch trích từ lá Neem nồng độ 4% đạt 14,75% và dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% đạt 9,07% đều cho khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng, riêng dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% đã có HQƯC tăng lên so với thời điểm 3 NSKCB.

Đến thời điểm 5 NSKCB, nghiệm thức xử lý dịch trích từ cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (1,72 cm) vẫn duy trì được khả năng ức chế mầm bệnh khác biệt ý nghĩa với đối chứng (1,94 cm), khả năng không chế vết bệnh từ dịch trích lá Neem nồng độ 4% (1,91 cm) đã giảm xuống nhanh chống và không còn hiệu quả tuy chiều dài vết bệnh ngắn hơn nhưng vẫn không ghi nhận khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (1,94 cm). HQƯC ở cả 3 nghiệm thức đều không ghi nhận được khác biệt ý nghĩa với đối chứng.

Như vậy, CaCl2 nồng độ 20 mM không ghi nhận được khả năng ức chế được bệnh trên trái ở tất cả các thời điểm khảo sát, nghiệm thức xử lý dịch trích lá Neem nồng độ 4% chỉ thể hiện được khả năng khống chế vết bệnh vào thời điểm 4 NSKCB với HQƯC 14,75%, nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ cứt heo nồng độ 6% có khả năng khống chế vết bệnh tốt hơn so với 2 nghiệm thức còn lại tuy chỉ đạt HQƯC cao nhất tại thời điểm 4 NSKCB là 9,07% thấp hơn so với dịch trích lá Neem nhưng vẫn duy trì được khả năng ức chế lâu hơn dịch trích lá Neem. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31

Bảng 3.7 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp

chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Chiều dài vết bệnh (cm) tại các thời điểm khảo sát

3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB CaCl2 – 20 mM 1,33 a 1,60 a 2,07 a Neem – 4% 1,06 b 1,32 b 1,91 a Cỏ cứt heo – 6% 1,03 b 1,40 b 1,72 b Đối chứng 1,08 b 1,58 a 1,94 a Mức ý nghĩa * * * CV(%) 16,99% 15,92% 15,03%

Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5%

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt

không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

Bảng 3.8 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp

gây ra ở biện pháp chủng bệnh trước khi xử lý dịch trích tại các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Hiệu quả ức chế (%) nấm Colletotrichum sp trên ớt

3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB CaCl2 – 20 mM 0,00 b 0,00 b 0,00 a Neem – 4% 0,00 b 14,75 a 0,00 a Cỏ cứt heo – 6% 1,47 a 9,07 a 10,05 a Đối chứng 0,00 b 0,00 b 0,00 a Mức ý nghĩa * * ns CV(%) 14,31% 15,10% 13,89%

Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5%

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt

không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

Hình 3.4Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp chủng

bệnh trước khi sử lý dịch trích (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ trái sang

phải)

32

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm aspergillus niger và colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch (Trang 41)