Đối với nấm Aspergillus niger

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm aspergillus niger và colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch (Trang 46)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

3.3.1Đối với nấm Aspergillus niger

Kết quả ghi nhận ở bảng 3.9 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.10 (hiệu quả ức chế) cho thấy tại thời điểm 2 NSKCB tất cả các nghiệm thức xử lý dịch trích và CaCl2 đều chưa ghi nhận được khả năng khống chế vết bệnh khác biệt ý nghĩa so với nghiệm thức đối chứng.

Các thời điểm 3NSKCB, 4 NSKCB các nghiệm thức có xử lý dịch trích lá Neem nồng độ 6% và CaCl2 nồng độ 20 mM vẫn không ghi nhận được khả năng khống chế bệnh. Đối với nghiệm thức xử lý cỏ Cứt Heo nồng độ 6% thì lại cho thấy hiệu quả khống chế bệnh cao và khác biệt ý nghĩa so với đối chứng, vết bệnh không phát triển thêm chỉ có chiều dài là 1,13 cm so với đối chứng 1,67 cm đến 1,90 cm. và cũng ghi nhận được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng là tăng dần theo thời điểm khảo sát là 30,63% đến 38,97%.

Như vậy kết quả ghi nhận được cho thấy chỉ có nghiệm thức xử lý dịch trích cỏ Cứt Heo nồng độ 6% khống chế được bệnh và hiệu quả được kéo dài với HQƯC lớn hơn 30%.

Bảng 3.9 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Chiều dài vết bệnh (cm) qua các ngày sau khi chủng bệnh

2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB CaCl2 – 20 mM 1,35 1,73 a 2,05 b Neem – 4% 1,26 1,85 a 2,32 a Cỏ cứt heo – 6% 1,13 1,13 b 1,13 c Đối chứng 1,03 1,67 a 1,90 b Mức ý nghĩa ns * * CV(%) 33,37% 25,24% 20,75%

Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% ns khác biệt không ý nghĩa

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

33

Bảng 3.10 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Aspergillus niger

gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Hiệu quả ức chế (%) nấm Aspergillus niger trên ớt

2 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB CaCl2 – 20 mM 0,00 a 0,00 b 0,00 b Neem – 4% 0,00 a 0,00 b 0,00 b Cỏ cứt heo – 6% 0,00 a 30,63 a 38,97 a Đối chứng 0,00 a 0,00 b 0,00 b Mức ý nghĩa ns * * CV(%) 15,57% 16,63% 14,36%

Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5% ns khác biệt không ý nghĩa

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

3.3.3 Đối với nấm Colletotrichum sp

Kết quả ghi nhận ở Bảng 3.11 (chiều dài vết bệnh) và Bảng 3.12 (hiệu quả ức chế) cho thấy tất cả các nghiệm thức điều có khả năng trì hoãn sự phát triển của bệnh. Tại thời điểm 3 NSKCB, các nghiệm thức từ dịch trích thực vật và CaCl2 đều ghi nhận được khả năng khống chế bệnh và với chiều dài vết bệnh lần lượt là CaCl2

nồng độ 20 mM (0,79 cm) cho hiệu quả cao nhất, lá Neem nồng độ 4% (1,13 cm) và cỏ Cứt Heo 6% (1,33 cm) khác biệt ý nghĩa 5% so với đối chứng (1,82 cm). Tương ứng ta cũng ghi nhận được HQƯC khác biệt ý nghĩa với đối chứng lần lượt là CaCl2

nồng độ 20 mM (54,89%) có HQƯC cao nhất so với lá Neem nồng độ 4% (35,52%) và cỏ Cứt Heo 6% (24,41%).

Sang thời điểm 4 NSKCB, tất cả các nghiệm thức tiếp tục cho thấy hiệu quả khống chế bệnh và hiệu quả giữa các nghiệm thức là tương đương nhau, chiều dài vết bệnh ghi nhận được lần lượt là CaCl2 nồng độ 20 mM (1,39 cm), lá Neem nồng

Hình 3.5 mức độ nhiễm bệnh mốc đen trên ớt do nấm Aspergillus niger ở biện pháp sử lý dịch

trích trước khi chủng bệnh (ĐC-CaCl2 -Neem–Cỏ cứt heo các nghiệm thức từ trái)

34

độ 4% (1,45 cm), cỏ Cứt Heo 6% (1,56cm) khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (1,97cm). HQƯC vẫn ghi nhận khá biệt ý nghĩa với đối chứng nhưng HQƯC đã giảm xuống so với thời điểm 3 NSKCB và HQƯC CaCl2 nồng độ 20 mM, lá Neem nồng độ 4%, cỏ Cứt Heo 6% lần lượt là 27,53%, 24,44%, 19,01%.

Đến thời điểm 5 NSKCB thì hiệu quả khống chế vết bệnh đã giảm xuống, chỉ ghi nhận được nghiệm thức CaCl2 nồng độ 20 mM (1,82 cm) là còn khả năng khống chế vết bệnh khác biệt ý nghĩa so với đối chứng (2,18 cm) với HQƯC là 15,66%. Hai nghiệm thức còn lại là dịch trích lá Neem nồng độ 4% (2,14 cm) và cỏ Cứt Heo nồng độ 6% (2,31 cm) đã không duy trì được khả năng khống chế vết bệnh.

Như vậy cả ba nghiệm thức điều thể hiện được hiệu quả khống chế vết bệnh tốt ở thời điểm ban đầu nhưng dần hiệu đó quả giảm xuống theo thời gian và CaCl2

nồng độ 20 mM cho khả năng khống chế vết bệnh với HQƯCcao và bền vững hơn.

Bảng 3.11 Chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp gây ra ở biện pháp

xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát

Nghiệm thức Chiều dài vết bệnh (cm) qua các ngày sau khi chủng bệnh

3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB CaCl2 – 20 mM 0,79 d 1,39 b 1,82 b Neem – 4% 1,13 c 1,45 b 2,14 a Cỏ cứt heo – 6% 1,33 b 1,56 b 2,31 a Đối chứng 1,82 a 1,97 a 2,18 a Mức ý nghĩa * * * CV(%) 18,02% 13,38% 12,34%

Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5%

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

35

Bảng 3.12 Hiệu quả ức chế (%) chiều dài vết bệnh trên trái ớt sừng do nấm Colletotrichum sp

gây ra ở biện pháp xử lý dịch trích trước khi chủng bệnh tại các thời điểm khảo sát

Ghi chú: * khác biệt ớ mức ý nghĩa 5%

Các số liệu trung bình trong cùng một cột được theo sau bởi một hay nhiều chữ cái khác nhau thì khác biệt không ý nghĩa thống kê ở mức 5% qua phép thử Duncan.

* Thảo luận

So với các kết quả đã được ghi nhận thì kết quả thí nghiệm gần giống với các kết quả đã công bố như trên. Riêng đối với dịch trích từ lá neem chưa thể hiện được hiệu quả cao trong việc ức chế sự phát triển của nấm Aspergillus niger như ghi nhân, nguyên nhấn có thế do việc ly trích thực vật bằng dung môi nước chưa tách được hết những hợp chất trong neem có tác dụng ức chế với nấm Aspergillus niger. Nghiệm thức Hiệu quả ức chế (%) nấm Colletotrichum sp trên ớt

3 NSKCB 4 NSKCB 5 NSKCB CaCl2 – 20 mM 54,89 a 27,53 a 15,66 a Neem – 4% 35,52 a 24,44 a 0,00 b Cỏ cứt heo – 6% 24,41 b 19,01 a 0,00 b Đối chứng 0,00 c 0,00 b 0,00 b Mức ý nghĩa * * * CV(%) 26,73% 18,54% 15,07% 5 NSKCB 3 NSKCB 4 NSKCB

Hình 3.6 Mức độ nhiễm bệnh thán thư trên ớt do nấm Colletotrichum sp ở biện pháp sử

36

Một phần của tài liệu khảo sát hiệu quả phòng trị của calcium chloride và hai loại dịch trích thực vật đối với nấm aspergillus niger và colletotrichum sp gây hại trên trái ớt sau thu hoạch (Trang 46)