1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm curvularia sp và nigrospora sp gây bệnh lem lép hạt trong điều kiện phòng thí nghiệm

71 771 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT --- Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Bảo vệ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC VÀ

DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Curvularia sp

VÀ Nigrospora sp GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT

TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ THUỐC HÓA HỌC VÀ

DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM Curvularia sp

VÀ Nigrospora sp GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT

TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

Cán bộ hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

ThS Lê Thanh Toàn Nguyễn Thanh Phong

Lớp: BVTV-K36

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

-oOo-

Chứng nhận đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài: Khảo sát hiệu quả của

một số thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm Curvularia sp và

Nigrospora sp gây bệnh lem lép hạt trong điều kiện phòng thi nghiệm

Do sinh viên Nguyễn Thanh Phong thực hiện

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2014

Cán bộ hướng dẫn

ThS Lê Thanh Toàn

Trang 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG

BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

-

Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành

Bảo vệ thực vật với đề tài: Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học và dịch

trích thực vật đối với nấm Curvularia sp và Nigrospora sp gây bệnh lem lép

hạt trong điều kiện phòng thí nghiệm

Do sinh viên Nguyễn Thanh Phong thực hiện và bảo vệ trước hội đồng

Ý kiến của hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp:

Luận văn tốt nghiệp được hội đồng đánh giá ở mức:

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

Thành viên Hội đồng

……… ………

………

DUYỆT KHOA Trưởng Khoa Nông Nghiệp & SHƯD

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bài trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây

Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2014

Tác giả luận văn

NGUYỄN THANH PHONG

Trang 6

TIỂU SỬ CÁ NHÂN

I LÝ LỊCH SƠ LƯỢC

Họ và tên: Nguyễn Thanh Phong Giới tính : Nam

Ngày, tháng, năm sinh : 04/05/1992 Dân tộc: Kinh

Nơi sinh: Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang

Con ông: Nguyễn Văn Tạ Sinh năm: 1972

Con bà: Nguyễn Thị Kim Chi Sinh năm: 1972

Quê quán: Tân Thành, Vọng Thê, Thoại Sơn, An Giang

II QUÁ TRÌNH HỌC TẬP

Tiểu học

Thời gian đào tạo: 1998 đến năm 2003

Trường: Tiểu học “C” Vọng Thê, Thoại Sơn – An Giang

Trung học cơ sở

Thời gian đào tạo: 2003 đến năm 2007

Trường: Trung học cơ sở Thị Trấn Óc Eo, Thoại Sơn – An Giang

Trung học phổ thông

Thời gian đào tạo: 2007 đến năm 2010

Trường: Trung học phổ thông Vọng Thê, Thoại Sơn – An Giang

Đại học

Thời gian đào tạo: 2010 đến năm 2014

Trường: Đại học Cần Thơ, Ninh Kiều – Cần Thơ

Cần Thơ, Ngày… tháng… năm 2014

Người khai

NGUYỄN THANH PHONG

Trang 7

LỜI CẢM TẠ

Kính dâng!

Ông bà, người thân đã yêu thương, chăm sóc và lo lắng cho con

Cha mẹ suốt đời tận tụy vì tương lai sự nghiệp của con

Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến

Thầy Lê Thanh Toàn và cô Trần Thị Thu Thủy đã quan tâm, động viên, tận tình hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Thành kính biết ơn

Quý thầy cô, cán bộ thuộc Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật và thầy Lê Văn Vàng cố vấn học tập lớp Bảo vệ thực vật K36, khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng đã tận tình giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quí báu và tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này

Chân thành cảm ơn

Các bạn Nguyễn Văn Nguyên, Triệu Phương Linh, Phan Thanh Giang Nam, Phan Quốc Huy, Phan Văn Lập cùng các anh chị ở phòng thí nghiệm Nedo đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm và hoàn chỉnh bài luận văn

Thân gửi về người thân, thầy cô và bạn bè tôi lời chúc sức khỏe và thành công trong cuộc sống

NGUYỄN THANH PHONG

Trang 8

NGUYỄN THANH PHONG, 2013 “Khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc và

dịch trích thực vật đối với nấm Curvularia sp và Nigrospora sp gây bệnh lem lép

hạt trong điều kiện phòng thí nghiệm” Luận văn tốt nghiệp kỹ sư Bảo vệ thực vật, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn: ThS Lê Thanh Toàn

TÓM LƯỢC

Đề tài được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả của 3 loại thuốc hóa học và

4 loại dịch trích thực vật với 3 nồng độ khác nhau đối với 2 loại nấm Curvularia sp

và Nigrospora sp nhằm xác định 2 loại thuốc có nồng độ tốt nhất và 2 loại dịch

trích có nồng độ tốt nhất đối với mỗi loại nấm để ứng dụng thực tế Luận văn gồm 2 phần:

(1) Khảo sát hiệu quả của 3 loại thuốc hóa học là Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP và Tilt super 300EC với 3 nồng độ khác nhau đối với 2 loại nấm

Curvularia sp và Nigrospora sp Kết quả ghi nhận thuốc hóa học Sumi eight

12.5WP nồng độ 0,025g/100ml và Tilt super 300EC nồng độ 0,047ml/100ml có

hiệu quả cao đối với nấm Curvularia sp.; còn đối với nấm Nigrospora sp., Tilt

super 300EC (0,047ml/100ml) và Sumi eight 12.5WP (0,1g/100ml) cho hiệu quả cao Như vậy, 2 loại thuốc Tilt super 300EC và Sumi eight 12.5WP là thuốc trừ nấm phổ rộng có hiệu quả trên nhiều loại nấm

(2) Đánh giá hiệu quả của 4 loại dịch trích là lá cỏ hôi, thân – lá hành, lá neem, lá

sống đời với 3 nồng độ là 2%, 4%, 8% trên 2 loại nấm là Curvularia sp và

Nigrospora sp Kết quả cho thấy dịch trích thân – lá hành (nồng độ 8%) và dịch

trích lá neem (nồng độ 8%) có hiệu quả đối với nấm Curvularia sp Trong khi đó,

dich trích lá neem (8%) và dịch trích thân – lá hành (2%) có hiệu quả trên nấm

Nigrospora sp

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TIỂU SỬ CÁ NHÂN ii

LỜI CẢM TẠ iii

TÓM LƯỢC iv

DANH SÁCH BẢNG vii

DANH SÁCH HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2

1.1 BỆNH LEM LÉP HẠT 2

1.1.1 Triệu chứng 2

1.1.2 Tác nhân 2

1.1.3 Thiệt hại do bệnh lem lép hạt 3

1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI 3

1.2.1 Nghiên cứu trong nước 3

1.2.2 Nghiên cứu thế giới 5

1.3 SƠ LƯỢC VỀ HAI LOẠI NẤM Curvularia sp VÀ Nigrospora sp 6

1.3.1 Nấm Curvularia sp 6

1.3.2 Nấm Nigrospora sp 6

1.4 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC 6

1.4.1 Comcat 150WP 6

1.4.2 Sumi eight 12.5WP 7

1.4.3 Tilt super 300EC 7

1.5 SƠ LƯỢC MỘT SỐ LOẠI DỊCH TRÍCH 8

1.5.1 Cỏ hôi (Eupatorium odoratum) 8

1.5.2 Thân – lá hành (Ascalonicum sp.) 8

1.5.3 Neem (Azadirachta indica) 9

1.5.4 Sống đời (Kalanchoe pinatar) 9

CHƯƠNG 2 10

PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 10

2.1 PHƯƠNG TIỆN 10

2.1.1 Thời gian và địa điểm 10

2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 10

2.2 PHƯƠNG PHÁP 11

2.2.1 Thí nghiệm 1 11

2.2.2 Thí nghiệm 2 12

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng phần mềm Mstatc 14

CHƯƠNG 3 15

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHUẨN TY NẤM Curvularia sp và Nigrospora sp 15

3.1.1 Nấm Curvularia sp 15

3.1.2 Nấm Nigrospora sp 22

3.2 ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI DỊCH TRÍCH ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHUẨN TY NẤM Curvularia sp và Nigrospora sp 28

Trang 10

3.2.1 Nấm Curvularia sp 28

3.2.2 Nấm Nigrospora sp 33

KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ 41

4.1 KẾT LUẬN 41

4.2 ĐỀ NGHỊ 41

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ CHƯƠNG

Trang 11

DANH SÁCH BẢNG

2.1 Nồng độ các loại thuốc và dịch trích thực vật được sử dụng trong

các thí nghiệm

10

3.1 Đường kính (mm) của khuẩn ty nấm Curvularia sp khi xử lí thuốc

hóa học trong điều kiện invitro

17

3.2 Hiệu quả ức chế (%) của thuốc hóa học đối với sự phát triển khuẩn

ty nấm Curvularia sp trong điều kiện in vitro

20

3.3 Đường kính (mm) của khuẩn ty nấm Nigrospora sp khi xử lí thuốc

hóa học trong điều kiện invitro

24

3.4 Hiệu quả ức chế (%) của thuốc hóa học đối với sự phát triển khuẩn

ty nấm Nigrospora sp trong điều kiện in vitro

26

3.5 Đường kính (mm) của khuẩn ty nấm Curvularia sp khi xử lí dịch

trích trong điều kiện invitro

30

3.6 Hiệu quả ức chế (%) của dịch trích thực vật đối với sự phát triển

khuẩn ty nấm Curvularia sp trong điều kiện in vitro

32

3.7 Đường kính (mm) của khuẩn ty nấm Nigrospora sp khi xử lí dịch

trích trong điều kiện invitro

35

3.8 Hiệu quả ức chế (%) của dịch trích thực vật đối với sự phát triển

khuẩn ty nấm Nigrospora sp trong điều kiện in vitro

37

Trang 12

DANH SÁCH HÌNH

2.1 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của thuốc hóa học đối với nấm Curvularia

sp (hoặc Nigrospora sp.) gây lem lép hạt lúa

12

2.2 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm

Curvularia sp (hoặc Nigrospora sp.) gây lem lép hạt lúa

13

3.1 Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP và

Tilt super 300EC đối với nấm Curvularia sp sau 7 ngày trong điều kiện

phòng thí nghiệm

21

3.2 Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP và

Tilt super 300EC đối với nấm Nigrospora sp sau 7 ngày trong điều kiện

phòng thí nghiệm

27

3.3 Khảo sát hiệu quả của dịch trích lá cỏ hôi và lá neem đối với nấm Nigrospora

sp sau 7 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm

38

3.4 Khảo sát hiệu quả của dịch trích lá neem và lá sồng đời đối với nấm

Nigrospora sp sau 7 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm

39

Trang 14

MỞ ĐẦU

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp lâu đời do khí hậu thuận lợi, đất đai màu mỡ thích hợp cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng Đặc biệt là cây lúa, gắn liền với tên gọi nền văn minh lúa nước Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu lúa gạo thứ hai của thế giới Trong đó, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước, hàng năm đóng góp trên 50% sản lượng lúa và trên 90% tổng sản lượng xuất khẩu của nước ta Cây lúa hiện nay và trong vài thập niên tới vẫn là cây trồng chủ lực ở ĐBSCL (Mai Thành Phụng), nhưng giá bán không cao

Vì vậy, chúng ta cần nâng cao chất lượng lúa gạo, nhưng việc sản xuất lúa gạo luôn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố bất lợi như sự thay đổi khí hậu toàn cầu, các thiên tai, dịch hại, Theo công bố của Viện nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), nhiều yếu tố dịch hại có thể là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng lúa hàng hóa, đặc biệt là các loài nấm gây bệnh thường làm giảm năng suất một cách rõ rệt Thêm vào đó, nước ta lại có truyền thống thâm canh tăng vụ, khí hậu nóng ẩm là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển gây hại đến lúa, đặc biệt là bệnh lem lép hạt làm giảm chất lượng hạt và thất thu năng suất lúa trầm trọng Do đó, đề tài

“Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học và dịch trích thực vật đối với nấm

Curvularia sp và Nigrospora sp gây bệnh lem lép hạt trong điều kiện phòng thí

nghiệm” đã được thực hiện nhằm mục đích tìm ra loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật với nồng độ có hiệu quả với nấm, làm nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo để ứng dụng vào thực tế

Trang 15

CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

1.1 BỆNH LEM LÉP HẠT

1.1.1 Triệu chứng

Trên vỏ hạt, triệu chứng thay đổi tùy loài sinh vật và tùy mức độ nhiễm Triệu chứng của bệnh có thể là những vết nhỏ màu nâu đen hay những mảng nâu đen bao phủ một phần hay cả vỏ hạt, tâm vết bệnh có thể nâu nhạt hay xám, viền nâu sậm Hạt gạo bên trong bị đổi sang màu đen, đỏ, cam, xanh… tùy loài nấm (Võ Thanh Hoàng, 1993) Hiện tượng biến màu hạt có thể chỉ xuất hiện trên vỏ trấu hoặc trên hạt gạo hay cả vỏ và hạt gạo đều bị bệnh (Ou, 1983)

1.1.2 Tác nhân

Lem lép hạt lúa có thể do nhiều loài sinh vật gây ra, hạt có thể bị nhiễm trước hay sau thu hoạch, mức độ thay đổi tùy mùa và tùy nơi (Ou, 1983) Ngoài ra, lem lép hạt có thể do côn trùng, nhện,… (Phạm Văn Kim, 2006)

- Do nhện gié: nhện gié thường sống trong các bẹ lá lúa Khi mật độ cao chúng

có thể bò lên trên bông lúa chích hút các gié lúa đang phát triển Các bông lúa bị hại thường mọc thẳng đứng và phần lớn số hạt đều bị lép (Ngân hàng kiến thức trồng lúa, 2014)

- Do tuyến trùng: Aluko (1988) đã tìm thấy 2 loài tuyến trùng là Ditylenchus

angustus và Aphelenchoides besseyi khi quan sát 29.888 mẫu hạt lúa bị lem lép Ditylenchus angustus gây bệnh tiêm đọt sần Các hạt về phía gốc bông bị lép lững

Nếu tấn công vào giai đoạn sớm trước trổ thì bông không trổ thoát khỏi bẹ được

(Ou, 1972) Aphelenchoides besseyi gây bệnh khô đầu lá lúa, hạt ở phần chót bông

hầu như bị thối hết Bông bệnh cho nhiều hạt lép và biến dạng (Ou, 1972)

- Do vi khuẩn: Phạm Văn Kim (2006) báo cáo rằng có 4 loài vi khuẩn gây lem

lép hạt là Xanthomonas campestris pv oryzae, Pseudomonas fuscovaginea,

Burkholderia glumea và Acidovorax avenae Qua kết quả quan sát 300 mẫu hạt

giống lúa thu thập tại 5 tỉnh ĐBSCL trong năm 2011-2012, Võ Thị Thu Ngân và ctv (2012) cũng đã có ghi nhận tương tự Bệnh làm cho hạt gạo bị đen một phần hay có đốm đen, thường bị đen ở đuôi hạt hay ở giữa hạt Vi khuẩn xâm nhập qua

vỏ lúa và phần trên của phôi nhủ, làm hoại tử và đen mô hạt (Võ Thanh Hoàng, 1993)

Trang 16

- Do virus: Virus gây bệnh vàng lùn (Rice grassy stunt virus), lùn xoắn lá (Rice ragged stunt virus) tấn công làm gié lúa bị nghẹn hoặc một số hạt bị lép

(Mueller, 1983; Reissig và ctv., 1993) Ngoài ra, nhiều loài virus khác cũng gây lem

lép hạt như: Rice tungro spherical virus (RTSV), Rice tungro bacillifrom virus (RTBV), Rice gall dwarf virus (RGDV),… (Mueller, 1983; Lê Thanh Toàn, 2011)

- Do nấm: nấm gây hại trên hạt gồm Helminthosporium oryzae, Trichoconis

padwickii, Curvularia lunata, Fusarium moniliforme, Tilletia barclayana, Garlachia oryzae, Cercospora oryzae, Ustilaginoidea virens và Alternaria spp

Trong đó, loài nấm phổ biến nhất là Helminthosporium oryzae (Drechslera

oryzae), kế đó là Fusarium moniliforme, Trichoconis padwickii, Curvularia lunata

(Võ Thanh Hoàng, 1993) Tại Cần Thơ, Fusarium moniliforme là loài nấm có tỉ lệ xuất xuất hiện cao từ 50-99%, kế đến là nấm Tilletia barclayana, Curvularia spp

và Nigospora oryzae với tỉ lệ nhiễm 1-93% (Lương Minh Châu và ctv., 1998)

1.1.3 Thiệt hại do bệnh lem lép hạt

Bệnh lem lép hạt (bệnh mất màu hạt, bệnh biến màu hạt) là một trong những bệnh quan trọng trên lúa đã được thế giới ghi nhận Các tác nhân gây lem lép hạt đã làm phẩm chất hạt bị giảm và nảy mầm kém, làm mạ bị chết (Ou, 1972)

Lương Minh Châu và ctv (1998) cho biết khi gieo hạt giống nhiễm nấm bệnh thì năng suất lúa bị giảm 5-30%, làm cho lúa ít bông, ít hạt chắc/bông, tỉ lệ hạt lép tăng 4-6% so với hạt sạch và trọng lượng cũng giảm, nhẹ cân hơn Nấm có thể gây hoại tử mô hạt giống (Khanzada và ctv., 2002) Giảm hoặc ngăn cản khả năng nảy mầm cũng như làm thiệt hại cây con (Huynh Van Nghiep và ctv., 2001)

Ở ĐBSCL, bệnh gây hại đáng kể cho vụ Hè Thu và Thu Đông, ở một số nơi tỉ lệ hạt nhiễm trên gié khoảng 5-20%, trung bình khoảng 10% (Võ Thanh Hoàng, 1993) Bệnh có thể làm cho 100% số hạt bị lem, hạt lúa không thể làm giống được (Phạm Văn Kim, 2006)

1.2 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI

1.2.1 Nghiên cứu trong nước

- Trần Văn Hai và ctv (1999) đã ghi nhận ở 18 tỉnh phía Nam trong vụ

Hè-Thu 1997 có 11 loài nấm bao gồm Curvularia lunata, Aspergillus spp., Alternaria sp., Helminthosporium oryzae, Mucor sp., Tilletia barclayana, Rhizopus sp.,

Penicillium sp., Pyricularia oryzae, Fusarium moniliform và Ustilago sp Đây là

những loài chủ yếu gây ra triệu chứng bệnh lem lép hạt lúa Ngoài ra, ở các tỉnh Tây

Trang 17

suất cao Các loài này xâm nhiễm ngoài đồng trước khi thu hoạch hoặc sau thu hoạch lúc tồn trữ

- Nguyễn Chí Cương (2002) đã xử lý hạt với dịch trích cỏ hôi, sống đời và cỏ cứt heo ở nồng độ 2% giúp cây lúa chống bệnh cháy lá có hiệu quả cao Khi ngâm hạt bằng dịch trích cỏ cứt heo nồng độ 4% có khả năng hạn chế sự phát triển bệnh và cho hiệu quả giảm chiều cao tương đương đối với vết bệnh từ 19,1 – 37,8% so với không kích kháng

- Trần Văn Nhứt (2009) đã chứng minh được dịch trích lá và thân cỏ hôi đều hạn chế được bệnh đốm vằn trong điều kiện nhà lưới Cũng trong năm 2009, Nguyễn Tuyết Minh đã ngâm hạt với nồng độ 2% kết hợp phun dịch trích cỏ hôi 2% cho hiệu quả giả bệnh cháy bìa lá 27,1% ở thời điểm 20 ngày sau khi chủng bệnh Trong một nghiên cứu khác, Nguyễn Chơn Tình (2009) cho biết dịch trích cỏ hôi 1%, 4% và cỏ cứt heo 2% áo hạt sẽ cho hiệu quả kích kháng tốt đối với bệnh cháy lá trên giống lúa Jasmine 85, còn giống lúa OM4498 là dịch trích sống đời 2%

và 4% Ngoài ra, cỏ hôi, cỏ cứt heo và sống đời cũng được Nguyễn Tuyết Minh (2009) ghi nhận có hiệu quả tốt đối với bệnh cháy bìa lá lúa; dịch trích từ cỏ hôi, cỏ cứt heo và sống đời có khả năng hạn chế bệnh đốm nâu (Trần Quốc Tuấn, 2009) Đến năm 2010, Nguyễn Khiết Tâm (2010) cho biết hình thức ngâm hạt (nồng độ 2,5%) hoặc áo hạt (nồng độ 3%) bằng dịch trích cỏ hôi giúp lúa kháng bệnh cháy lá và đốm nâu tốt ở thời điểm 25 ngày sau sạ tương đương với nghiệm thức phun thuốc theo nông dân Hiệp Kỳ Dương (2010) cũng kết luận dịch trích cỏ hôi có hiệu quả làm giảm bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá lúa tốt

- Trần Thị Thu Thủy (2011), ghi nhận có 11 loài nấm là Fusarium spp.,

Helminthospotium oryzae, Curvularia lunata, Diplodina sp., Trichoconis padwickii, Trichothecium sp., Nigrospora oryzae, Cercospora oryzae, Tilletia barclayana, Pyricularia oryzae và Alternaria sp hiện diện trên các mẫu lúa thu thập tại 8 tỉnh

thuộc ĐBSCL (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang và Sóc Trăng) Ở những vùng thâm canh cao của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An thì sẽ có nhiều loài nấm xuất hiện hơn

- Dương Hoàng Thanh (2011), khảo sát được trong điều kiện áp lực bệnh thấp, dịch trích cỏ cứt heo có khả năng hạn chế các bệnh đạo ôn, đốm nâu và cháy bìa lá lúa Tuy nhiên, mỗi loại dịch trích có hiệu quả khác nhau đối với từng loại bệnh Cỏ cứt heo có hiệu quả cao nhất đối với bệnh đạo ôn, tiếp theo là đốm nâu, rồi đến cháy bìa lá, còn thứ tự hiệu quả của cỏ hôi là đạo ôn, cháy bìa lá cuối cùng là đốm nâu

- Lê Thị Cẩm Thi (2013), ở các thời điểm khác nhau thì 2 loại thuốc Amistar TOP 325SC và Tilt super 300EC đã duy trì hiệu quả cao trong hạn chế bệnh lem lép hạt và góp phần bảo vệ năng suất lúa đến khi thu hoạch

Trang 18

1.2.2 Nghiên cứu thế giới

Noble and Mary (1965) đã tìm thấy có 6 loài nấm truyền qua hạt giống:

Curvularia lunata, Nigrospora oryzae, trichoconis padwickii, Pyricularia oryzae, Drechslera oryzae và Epicoccum

Aluko (1988) đã cho biết giai đoạn từ năm 1975-1981, Warda đã tìm thấy có

6 loài nấm hiện diện khi quan sát 2.959 mẫu hạt giống lúa là Drechslera oryzae,

Fusarium moniliforme, Fusarium graminearum, Trichoconis padwickii, Aphelenchoides besseyi và Phoma glumarum

Huynh Van Nghiep et al (2001), khảo sát bước đầu về bệnh trên hạt lúa giống ở ĐBSCL đã ghi nhận nhiều loài nấm tấn công trên hạt như Bipolaris oryzae,

Fusarium moniliforme, Microdochium oryzae, Alternaria padwickii và Sarocladium oryzae Các loại nấm này gây bệnh trện lúa và làm giảm tỉ lệ nảy mầm của lúa

Mew và Gonzales (2002), đã ghi nhận hơn 80 loài nấm hiện diện trong

500.000 lô hạt giống, xuất hiện nhiều nhất là nấm Alternaria padwickii (80-90%), đến Bipolaris oryzae, Curvularia lunata, Fusarium semitectum, Fusarium

moniliforme, Microdochium oryzae, Sarocladium oryzae, Pinatubo oryzae, Chaetomium globosum,

Nhiều nghiên cứu nói về dịch trích thực vật làm kích kháng có hiệu quả trong quản lý bệnh hại cây trồng trên thế giới được ghi nhận Nguyễn Chí Cương (2002), trích dẫn từ Doubrave và ctv (1998), dịch trích từ cây rau diếp (Spinach) và cây đại hoàng (Rhubard) sẽ kích kháng giúp dưa leo chống lại bệnh thán thư do

Colletotrichum lagenarium gây ra Theo Singh (1997) và Paul (2002) cho biết chất

Neemazal được trích từ cây neem (Azadirachta indica) giúp tăng hoạt tính của

enzyme phenylalanine ammonia-lyase giúp đậu Hà Lan kháng bệnh phấn trắng do

nấm Erysiphe pisi gây ra Ahmed (2002) đã nghiên cứu được dịch trích neem và tỏi

tỷ lệ 1:1 (w/v) có hiệu quả ức chế nấm Bipolaris oryzae cao nhất, khi nghiên cứu trên 4 loại dịch trích của cây Polygonum hydropiper, hành (Allium cepa), tỏi (Allium safivum) và cây neem (Azadirachta indica) Kamalakannan và ctv (2001),

sử dụng dịch trích lá cây me (Prosopis juliflora) phun lên lúa trong điều kiện nhà

lưới và ngoài đồng làm giảm bệnh cháy lá và tăng năng suất lúa

Masuduzzaman và ctv (2008), nghiên cứu dịch trích từ lá cây Allamanda đến việc ức chế sự phát triển của 5 loại nấm Fusarium sp., Phomopsis vexans,

Rhizoctina solani, Sclerotium rolfsii và Phytophthora capsici ở nồng độ 1, 2, 3 và

4% Kết quả nồng độ 3% có hiệu quả nhất đối vơi nấm Phomopsis vexans còn nấm

Rhizoctonia solani thì cả 4 nồng độ đều ức chế

Trang 19

1.3 SƠ LƯỢC VỀ HAI LOẠI NẤM Curvularia sp VÀ Nigrospora sp

µm Bào tử mọc ở đỉnh thành một vòng, chiếc nọ trên chiếc kia hoặc sắp xếp thành vòng xoắn ốc, hình thuyền, đỉnh tròn, đại bộ phận hơi thắt lại ở gốc, có 3 vách ngăn,

tế bào thứ hai lớn và màu đậm hơn so với các tế bào khác, bào tử cong lại (gù) ở tế bào này, kích thước 19,0-30,0 µm x 8,0-16,0 µm (Ou, 1983)

Tản nấm trên PDA ở nhiệt độ phòng (28-30°C) phát triển nhanh và đạt được đường kính 8,40cm sau 5 ngày Chúng là các khoanh màu xanh xám, sợi nấm mịn, bện chặt Ở mặt sau đĩa Petri, chúng là các khoanh màu xám (Mew và Gonzales, 2002)

1.3.2 Nấm Nigrospora sp

Đính bào đài ngắn, đơn giản, phía dưới đỉnh bị dẹt, đỉnh mang các bào tử đơn

lẻ, đơn bào, hình cầu hoặc hình gần cầu, trơn nhẵn, màu đen (Ou, 1972) Bào tử có hình cầu, nhẵn bóng, 1 tế bào, được tạo ra riêng lẻ ở đỉnh đính bào đài Kích thước

từ 10,35-13,80 μm x 12,19-15,64 μm (Mew và Gonzales, 2002)

Tản nấm trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng (28-30°C) phát triển tương đối nhanh và đạt đường kính 5,58 cm sau 5 ngày Chúng là những khoanh màu nâu, viền gợn sóng màu sáng Nhìn từ mặt sau đĩa Petri, tàn nấm là các khoanh màu xám (Mew và Gonzales, 2002)

1.4 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC

1.4.1 Comcat 150WP

Hoạt chất: Lychnis viscaria (15%) với phụ gia là Lactose (85%)

Đặc tính: Thuốc có dạng bột hòa tan

Công dụng: Comcat 150WP có tác dụng giúp cho lúa phục hồi khi bị bệnh, giúp cây trồng gia tăng sức đề kháng đối với sự tấn công của các mầm bệnh, điều kiện bất lợi của thời tiết và môi trường Comcat 150WP giúp cây phục hồi nhanh khi cây bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, ngộ độc thuốc BVTV hoặc bị sâu bệnh gây hại nặng

Trang 20

Liều dùng: pha 5 g/bình 16 lít nước phun 320 lít nước/ha Phun lần 1: khi cây trồng mọc được 5-7 ngày Phun lần 2: trước khi lúa đẻ nhánh tối đa, bắp mọc được

40 ngày hoặc trước khi ra hoa

Khả năng phối hợp: có thể pha trộn ComCat 150WP với tất cả các loại thuốc BVTV thông thường khác Thời gian cách ly: 1 ngày

Comcat 150WP lên lúa giúp lúa trổ thoát (chống nghẹn đòng), bông dài, tăng

tỷ lệ hạt chắc Comcat 150WP là chất điều hoà sinh trưởng thế hệ mới, được chiết xuất từ thực vật

Hoạt chất: Propiconazole 150g/lít, Difenoconazole 150 g/l

Hoạt chất Propiconazole: Dạng lỏng nhớt, màu hơi vàng, không mùi, tan trong nước, bị thủy phân ở nhiệt độ <320OC Thuốc trừ nấm nội hấp phun lên lá, dịch chuyển hướng ngọn, có tác dụng phòng và trị bệnh Thuốc thuộc nhóm độc II LD50 qua miệng chuột >1517 mg/kg, LD50 thỏ >6000 mg/kg Tương đối độc với

cá, ít độc với ong Thời gian cách ly 7 ngày

Công dụng: Sử dụng phòng trị các bệnh như khô vằn, lem hạt lúa, các bệnh đốm lá, than thư, gỉ sắt đậu, cà phê

Hoạt chất Difenoconazole: Dạng kết tinh, màu trắng Tan trong nước ở nhiệt

độ 25oC là 15 mg/l Ở nhiệt độ <150oC bền, không bị thủy phân Trừ nấm tác động nội hấp Thẩm thấu qua lasvaf vận chuyển mạnh trong các bộ phân cây, vận chuyển tới ngọn Kìm hãm quá trình khử metyl của sterol, kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol ở màng tế bào, làm ngừng sự phát triển của nấm Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1453 mg/kg, LD50 qua da 2010 mg/kg Tương đối độc với cá và ít độc với ong, thời gian cách ly 7 ngày

Trang 21

Công dụng: Có hiệu lực bảo vệ lâu dài, chống lại được nhiều lại nấm thuộc lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn như Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria, Cercospora, Colletotrichum,…và một số bệnh trên hạt giống Khi kết hợp với Propiconazol, thuốc còn được khuyến cáo trừ bệnh khô vằn, lem lép hạt lúa, đốm lá chè, gỉ sắt cà phê

1.5 SƠ LƯỢC MỘT SỐ LOẠI DỊCH TRÍCH

1.5.1 Cỏ hôi (Eupatorium odoratum)

Cây thân thảo cao 1-2 cm, mọc thành bụi, thân có rãnh ít phân nhánh Thân cành đều có lông mịn màu vàng (Lê Trần Đức, 1997) Cây ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên mọi loại đất, ra hoa kết quả nhiều hàng năm (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) Lá mọc đối hình trứng nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá đều có lông Hoa tự thụ phấn, mọc thành cụm hình ngũ Hoa lưỡng tính (Lê Trần Đức, 1997) Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông (Đỗ Tất Lợi, 2003)

Cỏ hôi chứa tinh dầu, tannin, flavonoid, coumarin, alkaloid… Trong đó, lá chứa 0,16% tinh dầu, hoa cỏ hôi chứa một số chất như pinen, sabien, myrcen Ngoài ra, lá của cỏ hôi còn có acid anisic, isosakura-netin, odoratin, kaempferol, sakuranetin, tamarixetin (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) Dịch chiết bằng chloroform

từ lá có tác dụng chống các loài mọt kho phá hại lương thực trong quá trình bảo

quản như Tribolium conasum, Trigoderma granarium (Võ Văn Chi, 2003)

1.5.2 Thân – lá hành (Ascalonicum sp.)

Cây thân thảo sống dai, cao 15-50cm; hành to 2-3cm, có cạnh, vẩy mỏng nhơ giấy, thường có màu đỏ hay màu trắng Lá hình trụ nhọn, rỗng, tròn, màu xanh mốc Cụm hoa dạng tán ở đầu một cán cao 20-50cm, rộng; tán hoa hình cầu (Võ Văn Chi, 2003)

Cây được trồng làm rau ăn từ lâu đời, chịu lạnh tốt Thường được dùng làm gia vị nấu chung với các loại rau, thịt; có thể làm dưa muối Trong dưa hành, có nhiều loại men và acid lactic có tác dụng ngăn cản quá trình lên men thối ở ruột giúp cơ thể tránh được đầy hơi, nhiễm độc (Võ Văn Chi, 2003)

Thành phần hóa học có trong hành gồm: củ hành chứa tinh dầu có sulfur mà thành phần chủ yếu là chất kháng sinh alliin Còn có acid malic và các acid khác, galantin và chất allisulfit Hạt chứa S-propenyl- l- eine sulfoxide

Theo Võ Văn Chi (2003) trong y học dân gian, hành còn có một số công dụng như chữa thương hàn trúng phong, nhức đầu nóng lạnh, mắt mờ tai điếc,…

Trang 22

1.5.3 Neem (Azadirachta indica)

Hình thái: Dạng cây gỗ không lông to cao thường 10-15 m, có thể lên tới

25-30 m, vỏ thân xù xì nhiều chỗ lồi lõm với nhiếu vết khía dọc Hoa lưỡng tính, cụm hoa chùy ở nách lá, hoa nhỏ có màu trắng Quả hạch dài khoảng 2 cm chứa một hạt Lá mọc so le, dạng lá kép lông chim, lá chét mọc đối không lông, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép lá dạng răng cưa, mặt dưới lá và cuống có lông hình khiên

Thành phần: vỏ thân, vỏ rễ xoan có chứa chất ankaloit có vị đắng, ngoài ra còn 70% tannin Lá chứa ankaloit gọi là parasin, một ít rutin Trong quả có các thành phần thuộc loại tetraxyclotritecpen (Võ Văn Chi, 2003) Vỏ thân neem chứa các chất đắng nimbin, acid nimbidic, deacetylnimbin, kulinon, kulacton… Vỏ rễ chứa các chất terpenoid như nimbocidin, nimbicilin, margocilin Hạt có chứa chất azadirachtin có tác dụng trừ sâu (Tetrahedron, 1973) Theo Shigh (1997), Paul và sharma (2002), lá cây neem có chứa tetranortriterpenoids, flavinoid và tanin vừa có tính xua đuổi côn trùng, vừa có hiệu quả chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và kích thích tính kháng bệnh sọc lá ở lúa mạch Lá neem có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Alternaria sesami gây bệnh đốm lá trên cây mè

1.5.4 Sống đời (Kalanchoe pinatar)

Cây thuộc dạng thân thảo, cao khoảng 0,6-1,0 m Lá mọc đối thành hình chữ thập, có khi lá phân thành 3-5 thùy, phiến lá dài 5-15 cm, rộng 2-10 cm, dày mọng nước, mép lá có răng cưa to, mặt lá bóng Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng hoặc đỏ (Đỗ Tất Lợi, 2003) Hoa nở vào các tháng 2-5 (Võ Văn Chi, 2000) Trong cây sống đời phân lập được ba loại hoạt chất: Các axit hữu cơ gồm có: 32,5% axit malic, 10,1% axit citric, 46,8% axit izoxitric, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, 1% axit pyruvic và một số chất khác Chất glycozit flavonoic như flavonoid glycozit A, flanoit glycozit B, flavonoid glycozit C Các hoạt chất phenolic bao gồm: axit p cumaric, syringic, cafeic, p hydro-xybenzoic (Đỗ Tất Lợi, 2003) Ngoài ra, trong lá cây sống đời chiết được một chất gọi là bryophylin có tác dụng kháng khuẩn (Đỗ Tất Lợi, 2003 trích Mehta và Bhat, 1952) Dịch trích từ cây sống đời còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số loài nấm (Asolkar và ctv., 1992)

Cây sống đời mọc nhiều nơi và có vị ngọt nhạt, nhớt, hơi chua, tính mát có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau nên được dùng làm thuốc và cây cảnh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004, Võ Văn Chi, 2000)

Trang 23

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP

2.1 PHƯƠNG TIỆN

2.1.1 Thời gian và địa điểm

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2013

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực của 3 loại thuốc hóa học và 4 loại dịch trích thực

vật đối với hai loại nấm Curvularia sp và Nigrospora sp được bố trí tại phòng thí

nghiệm Nedo, bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

Nguồn nấm Curvularia sp và Nigrospora sp được cung cấp từ Bộ môn Bảo

vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại Học Cần Thơ

Trang 24

Các dụng cụ thí nghiệm: Đĩa petri, beaker, bình tam giác, que cấy nấm, tủ

úm, tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, kính hiển vi, pipet, cân điện tử 3 số,…

Công thức môi trường được dùng trong bố trí thí nghiệm:

Môi trường PDA

- Khoai tây 200 gram

- Đường Dextrose 20 gram

Mục đích: đánh giá hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với hai loại nấm

Curvularia sp và Nigrospora sp gây lem lép hạt lúa

Thực hiện thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 21 nghiệm thức (20 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại Loại thuốc và nồng độ thuốc được trình bày trong Bảng 2.1 Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa thuốc hóa học

Chuẩn bị nguồn nấm Curvularia sp và Nigrospora sp.: nấm được nuôi cấy

trong đĩa petri khoảng 10 ngày trước khi tiến hành thí nghiệm Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường kính khoảng 5mm khi thực hiện thí nghiệm Các loại thuốc hóa học được tính toán liều lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 100ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định sẳn Nấu tan môi trường PDA Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa lượng thuốc hóa học đã chuẩn bị vào chai, lắc chai môi trường để thuốc hòa tan đều vào môi trường Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (10ml môi trường/ đĩa petri) Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình

2.1)

Trang 25

Hình 2.1: Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của thuốc hóa học đối với nấm Curvularia

sp (hoặc Nigrospora sp.) gây lem lép hạt lúa (Dhinggra và Sinclair)

Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn lạc của nấm vào các thời điểm

24, 48, 72, 96 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty Chỉ tiêu được ghi nhận 7 ngày

Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức Abbott:

(ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100 ĐKKTđc

Trong đó: ĐKKTđc: Đường kính khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng

ĐKKTi: Đường kính khuẩn lạc của nghiệm thức thuốc i

2.2.2 Thí nghiệm 2

Mục đích: đánh giá hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với hai loại

nấm Curvularia sp và Nigrospora sp gây lem lép hạt lúa

Thực hiện thí nghiệm:

Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 21 nghiệm thức (20 nghiệm thức sử dụng dịch trích thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng), 5 lần lặp lại Loại dịch trích thực vật và nồng độ dịch trích được trình bày trong Bảng 2.1 Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa dịch trích thực vật

Chuẩn bị nguồn nấm Curvularia sp và Nigrospora sp.: tương tự Thí nghiệm 1

Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoảng 5mm)

Môi trường đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính sẵn

Trang 26

Các loại dịch trích thực vật được tính toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 95ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định sẳn Thực vật sau khi thu về sẽ được rửa sạch đất cát, để ráo, cân thực vật theo khối lượng đã tính rồi nghiền với 5ml nước cất thanh trùng trong cối và chày thủy tinh đã thanh trùng khô Sau đó, rót phần dịch trích thu được qua giấy lọc Whatman (có đường kính lỗ lọc 0,5µm) vào 1 cốc thủy tinh đã thanh trùng khô Dùng bọc nilong bao cả

bộ cốc thủy tinh và giấy lọc bên trên

Nấu tan môi trường PDA Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa 5ml dịch trích thực vật đã chuẩn

bị sẳn vào chai môi trường, lắc chai môi trường để dịch trích hòa tan đều vào môi trường Sau đó, môi trường trong chai sẽ được đổ vào các đĩa Petri (10ml môi trường/ đĩa petri) Sau khi môi trường đặc lại, đặt các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào chính giữa đĩa petri (Hình 2.2)

Hình 2.2: Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của dịch trích thực vật đối với nấm

Curvularia sp (hoặc Nigrospora sp.) gây lem lép hạt lúa (Dhinggra và Sinclair)

Chỉ tiêu ghi nhận: ghi nhận đường kính khuẩn lạc của nấm vào các thời điểm

24, 48, 72, 96 giờ sau đặt khoanh khuẩn ty Chỉ tiêu được 7 ngày

Hiệu quả của thuốc được tính theo công thức Abbott:

(ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100 ĐKKTđc

Trong đó: ĐKKT : Đường kính khuẩn lạc của nghiệm thức đối chứng

Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoảng 5mm)

Môi trường đã có dịch trích thực vật theo nồng độ tính sẵn

Trang 27

Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và thống kê bằng phần mềm

Mstatc

Trang 28

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 ẢNH HƯỞNG CỦA 4 LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN

CỦA KHUẨN TY NẤM Curvularia sp và Nigrospora sp

3.1.1 Nấm Curvularia sp

Sau 7 thời điểm (24h, 48h, 72h, 96h, 120h, 144h, 168h SĐKT) khảo sát sự phát triển của khuẩn ty nấm khi xử lý 3 loại thuốc hóa học Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP và Tilt super 300EC, ta thấy, tất cả 3 nồng độ của Tilt super 300EC

và Sumi eight 12.5WP có khả năng làm giảm sự phát triển của khuẩn ty nấm

Curvularia sp tốt nhất còn Comcat 150WP thì hầu như không có hiệu quả Kết quả

khảo sát được trình bày ở Bảng 3.1

Tại thời điểm 24h sau đặt khuẩn ty (SĐKT), cả 3 nồng độ của Tilt super 300EC và Sumi eight 12.5WP có hiệu quả tuyệt đối làm cho khuẩn ty nấm không phát triển Nghiệm thức Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml cũng làm giảm sự phát triển của khuẩn ty nấm, thấp hơn có ý nghĩa ở mức 5% so với đường kính trung bình khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng (16,80mm) Những nồng độ còn lại của Comcat 150WP thì hoàn toàn không có hiệu quả (Bảng 3.1)

Tại thời điểm 48h SĐKT, khuẩn ty nấm vẫn không phát triển ở 3 nồng độ của Tilt super 300EC và Sumi eight 12.5WP Khuẩn ty nấm phát triển chậm ở nghiệm thức Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml; khác biệt có ý nghĩa ở mức 5% so với đường kính trung bình khuẩn ty của đối chứng là 33,20mm; Hai nồng độ còn lại của Comcat 150WP vẫn không có hiệu quả (Bảng 3.1)

Tại thời điểm 72h SĐKT, hiệu quả của 3 nồng độ thuốc hóa học Tilt super 300EC và Sumi eight 12.5WP vẫn không đổi Nghiệm thức Comcat 150WP nồng

độ 0,064g/100ml vẫn có hiệu quả đường kính nấm thấp hơn đường kính khuẩn ty đối chứng là 47,40mm ở mức nghĩa 5%; Hai nghiệm thức Comcat 150WP nồng độ 0,016g/100ml và nồng độ 0,032g/100ml vẫn không có hiệu quả (Bảng 3.1)

Tại thời điểm 96h SĐKT, đường kính khuẩn ty vẫn không phát triển ở 3 nồng

độ thuốc hóa học của Tilt super 300EC và 3 nồng độ của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml tiếp tục có hiệu quả làm giảm sự phát triển của khuẩn ty nấm so với mức ý nghĩa 5% đường kính khuẩn

ty đối chứng là 57,80mm Hai nồng độ còn lại của thuốc hóa học Comcat 150WP không có tác dụng (Bảng 3.1)

Trang 29

Tại thời điểm 120h SĐKT, 3 nghiệm thức của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP và 3 nghiệm thức thuốc hóa học Tilt super 300EC có tác dụng tuyệt đối làm cho khuẩn ty nấm không phát triển Ở mức ý nghĩa 5% với đường kính khuẩn

ty đối chứng là 73,20 mm thì thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064 g/100

ml vẫn có tác dụng, còn 2 nồng độ 0,016 g/100ml và 0,032 g/100 ml của thuốc hóa học Comcat 150WP không có tác dụng (Bảng 3.1)

Tại thời điểm 144h SĐKT, khuẩn ty nấm vẫn không phát triển trên các nghiệm thức của thuốc hóa học Tilt super 300EC và thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP, Comcat 150WP nồng độ 0,064 g/100 ml tiếp tục làm giảm sự phát triển của khuẩn

ty nấm ở mức ý nghĩa 5%, đường kính khuẩn ty đối chứng là 81,40 mm Thuốc hóa học Comcat 150WP với hai nồng độ 0,016 g/100 ml và 0,032 g/100 ml vẫn không

có tác dụng (Bảng 3.1)

Tại thời điểm 168h SĐKT, chỉ còn 3 nồng độ của thuốc hóa học Tilt super 300EC là tác dụng tuyệt đối làm cho khuẩn ty nấm không phát triển, khuẩn ty nấm bắt đầu phát triển ở 3 nồng độ của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP đường kính khuẩn ty dao động từ 5,40 – 5,60 mm, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,016 g/100 ml với 0,032g/100ml thì không có tác dụng ở mức ý nghĩa 5% với đường kính khuẩn ty đối chứng là 82,80 mm (Bảng 3.1)

Trang 30

Bảng 3.1 Đường kính (mm) của khuẩn ty nấm Curvularia sp khi xử lí thuốc hóa học trong điều kiện invitro

Comcat 150WP 0,016g

0,032g 0,064g

12,60 b 14,20 a 10,20 c

28,20 ab 30,80 a 20,80 c

43,80 ab 47,00 a 32,80 c

60,00 a 63,80 a 44,60 b

75,00 a 81,40 a 56,40 b

85,80 a 90,00 a 66,20 b

87,80 ab 90,00 a 75,40 c

Sumi eight

12.5WP

0,025g 0,05g 0,1g

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 c 5,000 c 5,000 c

5,000 c 5,000 c 5,000 c

5,000 d 5,000 d 5,000 d

Tilt Super

300EC

0,047ml 0,094ml 0,188ml

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 d 5,000 d 5,000 d

5,000 c 5,000 c 5,000 c

5,000 c 5,000 c 5,000 c

5,000 d 5,000 d 5,000 d

Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê SĐKT: Sau đặt khuẩn ty

Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %

Trang 31

Hiệu quả ức chế của 3 loại thuốc hóa học Comcat 150WP, Sumi eight

12.5WP, Tilt super 300EC đối với sự phát triển của khuẩn ty nấm Curvularia sp

trong điều kiện in vitro được trình bày ở bảng 3.2

Tại thời điểm quan sát 24h SĐKT, cả 3 nồng độ của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP và thuốc hóa học Tilt super 300EC có hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm là 58,31%, kế đến là nghiệm thức thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml có hiệu quả ức chế không cao ở mức ý nghĩa 5%, còn lại 2 nghiệm thức Comcat 150WP nồng độ 0,016g/100ml và 0,032g/100ml thì không ức chế mà còn kích thích khuẩn ty nấm phát triển (Bảng 3.2)

Tại thời điểm 48h SĐKT, hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm của các nghiệm thức thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP và thuốc hóa học Tilt super 300EC tăng cao 79,39% Ở thời điểm này, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml có hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm ở mức ý nghĩa 5%,

2 nồng độ còn lại của thuốc hóa học Comcat 150WP thì không có hiệu quả (Bảng 3.2)

Tại thời điểm 72h SĐKT, cả 3 nghiệm thức của thuốc hóa học Tilt super 300EC và thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP có hiệu quả ức chế cao 86,63%, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml vẫn có hiệu quả ức chế nhưng không bằng hai loại thuốc hóa học trên, thuốc hóa học Comcat 150WP với 2 nồng

độ 0,016g/100ml và 0,032g/100ml vẫn không có hiệu quả (Bảng 3.2)

Tại thời điểm 96h SĐKT, hiệu quả ức chế của 3 nghiệm thức thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP và 3 nghiệm thức thuốc hóa học Tilt super 300EC vẫn rất cao 90,49%, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml đều có hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm với mức ý nghĩa 5%, 2 nồng độ còn lại của thuốc hóa học Comcat 150WP thì không có hiệu quả ức chế (Bảng 3.2)

Tại thời điểm lấy chỉ tiêu lần thứ 5, cả 3 nghiệm thức của thuốc hóa học Tilt super 300EC và thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP có hiệu quả ức chế ngày càng tăng 92,54%, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml vẫn tiếp tục ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm ở mức ý nghĩa 5%, 2 nồng độ 0,016g/100ml và 0,032g/100ml của thuốc hóa học Comcat 150WP không ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm (Bảng 3.2)

Tại thời điểm 144h SĐKT, 3 nghiệm thức thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP

và 3 nghiệm thức thuốc hóa học Tilt super 300EC có hiệu quả ức chế vẫn rất cao 93,43%, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml đều có hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm ở mức ý nghĩa 5%, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,016g/100ml và 0,032g/100ml vẫn không có tác dụng ức chế (Bảng 3.2)

Trang 32

Tại thời điểm 168h SĐKT, 3 nghiệm thức của thuốc hóa học Tilt super 300EC

có hiệu quả ức chế cao nhất 93,70%, hiệu quả ức chế của 3 nghiệm thức thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP có chút thay đổi nhưng vẫn rất cao dao động từ 92,74 – 93,26%, thuốc hóa học Comcat 150WP nồng độ 0,064g/100ml có hiệu quả ức chế ở mức ý nghĩa 5%, vẫn như vậy 2 nồng độ còn lại của thuốc hóa học Comcat

150WP không có hiệu quả ức chế sự phát triển của khuẩn ty nấm Curvularia sp

(Bảng 3.2)

Trang 33

Bảng 3.2 Hiệu quả ức chế (%) của thuốc hóa học đối với sự phát triển khuẩn ty nấm Curvularia sp trong điều kiện in vitro

Nghiệm thức Hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty qua các thời điểm quan sát

Comcat 150WP

0,016g 0,032g 0,064g

0,00 b 0,00 b 14,11 a

0,00 b 0,00 b 14,07 a

0,00 b 0,00 b 12,22 a

0,00 b 0,00 b 15,02 a

0,00 b 0,00 b 15,99 a

0,00 b 0,00 b 13,23 ab

0,00 b 0,00 b 5,41 ab

Sumi eight

12.5WP

0,025g 0,05g 0,1g

58,31 a 58,31 a 58,31 a

79,39 a 79,39 a 79,39 a

86,63 a 86,63 a 86,63 a

90,49 a 90,49 a 90,49 a

92,54 a 92,54 a 92,54 a

93,43 a 93,43 a 93,43 a

93,26 a 92,74 a 93,04 a

Tilt Super 300EC 0,047ml

0,094ml 0,188ml

58,31 a 58,31 a 58,31 a

79,39 a 79,39 a 79,39 a

86,63 a 86,63 a 86,63 a

90,49 a 90,49 a 90,49 a

92,54 a 92,54 a 92,54 a

93,43 a 93,43 a 93,43 a

93,70 a 93,70 a 93,70 a

Đối chứng 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b

Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns : khác biệt không ý nghĩa thống kê SĐKT: Sau đặt khuẩn ty

Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %

Trang 34

Hình 3.1 Khảo sát hiệu quả của thuốc hóa học Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP và Tilt

super 300EC đối với nấm Curvularia sp sau 4 ngày trong điều kiện phòng thí nghiệm

Ghi chú: A: Comcat 150WP nồng độ 0,016ml/100ml D: Sumi eight 12.5WP nồng độ 0,025g/100ml

B: Comcat 150WP nồng độ 0,032ml/100ml E: Sumi eight 12.5WP nồng độ 0,05g/100ml C: Comcat 150WP nồng độ 0,064ml/100ml F: Sumi eight 12.5WP nồng độ 0,1g/100ml G: Tilt super 300EC nồng độ 0,047ml/100ml K: Đối chứng

H: Tilt super 300EC nồng độ 0,094ml/100ml

I: Tilt super 300EC nồng độ 0,188ml/100ml

Trang 35

Như vậy, qua kết quả đã phân tích về đường kính và bảng hiệu quả ức chế sự phát

triển của khuẩn ty nấm Curvularia sp trong điều kiện phòng thí nghiệm với 3 loại

thuốc Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP và Tilt super 300EC; các nồng độ của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP và Tilt super 300EC đều có tác dụng rất cao, hiệu quả ức chế trên 90% và kéo dài Kết quả này hoàn toàn phù hợp với thí nghiệm của

Lê Thị Cẩm Thi (2013), thuốc hóa học Tilt super 300EC có tác dụng hạn chế bệnh lem lép hạt, góp phần bảo vệ năng suất lúa đến khi thu hoạch

3.1.2 Nấm Nigrospora sp

Sau 7 thời điểm khảo sát sự phát triển của khuẩn ty là 24h, 48h, 72h, 96h, 120h, 144h, 168h SĐKT được xử lý 3 loại thuốc hóa học Comcat 150WP, Sumi eight 12.5WP, Tilt super 300EC; ở mức ý nghĩa 5% thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP và thuốc hóa học Tilt supper 300EC có hiệu quả làm giảm sự phát triển của

khuẩn ty nấm Nigrospora sp tốt nhất còn thuốc hóa học Comcat 150WP thì không

có hiệu quả Kết quả được trình bày ở bảng 3.3

Tại thời điểm 24h SĐKT, 3 nồng độ của thuốc hóa học Tilt super 300EC có hiệu quả tuyệt đối làm cho khuẩn ty nấm hoàn toàn không phát triển, tiếp theo là các nồng độ của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP đường kính nấm dao động từ 5,40 – 6,60mm, còn 3 nồng độ của thuốc hóa học Comcat 150WP thì không làm giảm sự phát triển của khuẩn ty nấm so với đối chứng là 9,20 mm ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 3.3)

Tại thời điểm 48h SĐKT, ở nồng độ 0,047ml/100ml của thuốc hóa học Tilt super 300EC khuẩn ty nấm đã bắt đầu phát triển với đường kính 5,40mm, hiệu quả

kế tiếp vẫn là thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP đường kính nấm dao động từ 5,60 – 7,80 mm, 3 nồng độ của thuốc hóa học Comcat 150WP không làm giảm sự phát triển của khuẩn ty nấm, so với đường kính khuẩn ty đối chứng 14,20 mm ở mức ý nghĩa 5% (Bảng 3.3)

Tại thời điểm 72h SĐKT, nồng độ 0,094ml/100ml và nồng độ 0,188ml/100ml của thuốc hóa học Tilt super 300EC khuẩn ty nấm vẫn hoàn toàn không phát triển, nồng độ 0,047ml/100ml khuẩn ty nấm vẫn phát triển nhưng chậm; tại thời điểm này khuẩn ty nấm không phát triển ở nồng độ 0,05g/100ml và nồng độ 0,1g/100ml của thuốc hóa học Sumi eight 12.5WP, đường kính nấm giữ nguyên, nồng độ còn lại khuẩn ty nấm vẫn phát triển nhưng đường kính tăng không đáng kể, đường kính khuẩn ty nấm đối chứng là 21,20mm ở mức ý nghĩa 5%, thuốc hóa học Comcat 150WP không có hiệu quả (Bảng 3.3)

Tại thời điểm 96h SĐKT, nồng độ 0,094ml/100ml của thuốc hóa học Tilt super 300EC cũng không thể hạn chế hoàn toàn sự phát triển của khuẩn ty nấm, đường kính khuẩn ty là 5,60mm, chỉ còn nồng độ 0,188ml/100ml là có hiệu quả

Ngày đăng: 17/09/2015, 12:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w