... SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI NẤM Bipolaris sp VÀ Pithomyces sp GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM” Do sinh viên Võ Thị Kiều thực bảo... VÕ THỊ KIỀU, 2013 “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM” Luận văn tốt nghiệp... thuốc hóa học nấm Bipolaris sp Pithomyces sp gây lem lép hạt lúa điều kiện in vitro 14 2.2.2 Thí nghiệm Khảo sát hiệu bốn loại dịch trích thực vật nấm Bipolaris sp Pithomyces sp gây lem lép hạt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
VÕ THỊ KIỀU
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
NẤM Bipolaris sp VÀ Pithomyces sp GÂY
BỆNH LEM LÉP HẠT TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Cần Thơ, 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:
KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
NẤM Bipolaris sp VÀ Pithomyces sp GÂY
BỆNH LEM LÉP HẠT TRONG ĐIỀU
KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM
MSSV: 3103623 Lớp: TT1073A1
Cần Thơ, 2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ DỊCH TRÍCH
THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
NẤM Bipolaris sp VÀ Pithomyces sp GÂY
BỆNH LEM LÉP HẠT TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM”
Do sinh viên Võ Thị Kiều thực hiện và bảo vệ trước hội đồng
Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét
Cần Thơ, ngày tháng năm 2013
Cán bộ hướng dẫn
Ths Lê Thanh Toàn
Trang 4TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Bảo vệ Thực Vật với đề tài:
THỰC VẬT VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI
NẤM Bipolaris sp VÀ Pithomyces sp GÂY
BỆNH LEM LÉP HẠT TRONG ĐIỀU
Trang 5TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên sinh viên: Võ Thị Kiều Giới tính: Nữ
Nơi sinh: Châu Thành – An Giang
Quê quán: Phú An 2, Bình Hòa, Châu Thành, An Giang
Cha: Võ Thành Dũng
Mẹ: Lý Thị Kim Nhiễn
Quá trình học tập:
Năm 1998 – 2003: Trường tiểu học “C” An Hòa
Năm 2003 – 2007: Trường THCS Quản Cơ Thành
Năm 2007 – 2010: Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm
Năm 2010 – 2014: Trường Đại học Cần Thơ
Tốt nghiệp phổ thông năm 2010 tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Trúng tuyển ngành Bảo vệ Thực vật Khóa 36 – Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ năm 2010
Tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật năm 2013
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình luận văn nào trước đây
Tác giả luận văn
Võ Thị Kiều
Trang 7Tiếp theo, xin gửi lới cảm ơn sâu sắc đến thầy cố vấn học tập Lê Văn Vàng cùng quý thầy cô trong Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng - những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích trong suốt thời gian học đại học
Cảm ơn chị Nguyễn Thị Hàn Ni, anh Nguyễn Thanh Nam, cùng các anh, chị, các bạn cùng nhóm và các bạn làm luận văn chung trong phòng thí nghiệm đã luôn giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn trong lớp Bảo vệ thực vật K36
đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt thời gian học tập
VÕ THỊ KIỀU
Trang 8VÕ THỊ KIỀU, 2013 “KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
VÀ THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP
GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM”
Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư ngành Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng Trường Đại học Cần Thơ Cán bộ hướng dẫn khoa học: Th.S Lê Thanh
Toàn
TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát hiệu quả của dịch trích thực vật và thuốc hóa học đối với
nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện phòng
thí nghiệm” được thực hiện từ tháng 05 năm 2013 đến tháng 11 năm 2013 tại Bộ
môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra loại dịch trích thực vật và thuốc hóa học có khả năng ức chế
cao đối với nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp
Các loại thuốc hóa học Tilt super 300EC, Kasumin 2L, Help 400SC đều có
khả năng ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Bipolaris sp ở tất cả các nồng độ được
sử dụng Trong đó, Tilt super 300EC có khả năng ức chế cao nhất, với hiệu quả hơn
50% Tilt super 300EC có hiệu quả ức chế hoàn toàn sự phát triển nấm Pithomyces
sp., Help 400SC và Kasumin 2L cho hiệu quả thấp hơn
Bốn loại dịch trích từ củ nghệ, là sống đời, cỏ hôi và lá neem ở các nồng độ
2%, 4% và 8% đều cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty nấm Bipolaris sp ở
các thời điểm 24, 48, 72 và 96 GSTN (giờ sau thử nghiệm) Trong đó, dịch trích củ nghệ và lá sống đời, lá neem cho hiệu quả ức chế cao hơn các loại còn lại ở thời
điểm 24 GSTN (trên 40%) Đối với nấm Pithomyces sp., dịch trích củ nghệ và lá
sống đời cũng cho hiệu quả cao hơn các loại khác (trên 20%), dịch trích lá neem 8% không cho hiệu quả ở thời điểm 168 GSTN
Trang 9MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA i
TIỂU SỬ CÁ NHÂN iii
LỜI CAM ĐOAN iv
LỜI CẢM ƠN v
TÓMLƯỢC vii
MỤC LỤC vii
DANH SÁCH BẢNG x
DANH SÁCH HÌNH xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA 2
1.1.1 Triệu chứng 2
1.1.2 Tác nhân 2
1.1.3 Tình hình nghiên cứu thành phần nấm gây hại trên hạt lúa 3
1.1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 3
1.1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 4
1.1.4 Phân bố và tác hại 5
1.1.5 Một số biện pháp phòng trị 5
1.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP GÂY BỆNH TRÊN HẠT LÚA 6
1.2.1 Nấm Bipolaris sp 6
1.2.2 Nấm Pithomyces sp 6
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT SỬ DỤNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 7
1.3.1 Cây neem 7
1.3.2 Cỏ hôi 7
1.3.3 Cây sống đời 8
1.3.4 Cây nghệ 8
1.4 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC SỬ DỤNG TRONG THÍ NGHIỆM 9
1.4.1 Tiltsuper 300EC 9
1.4.2 Kasumin 2L 9
1.4.3 Help 400SC 10
1.4.4 Comcat 150WP 10
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG DỊCH TRÍCH TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY 11
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 13
Trang 102.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM 13
2.1.1 Thời gian và địa điểm 13
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm 13
2.1.3 Dụng cụ thí nghiệm 13
2.1.4 Công thức môi trường PDA được dùng trong thí nghiệm 13
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 14
2.2.1 Thí nghiệm 1 Khảo sát hiệu quả của bốn loại thuốc hóa học đối với nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp gây lem lép hạt trên lúa trong điều kiện in vitro 14 2.2.2 Thí nghiệm 2 Khảo sát hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro 15 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 17
3.1 HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG CỦA BỐN THUỐC HÓA HỌC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO 17
3.1.1 Hiệu quả đối kháng của bốn loại thuốc hóa học đối với sự phát triển của nấm Bipolaris sp gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro 17
3.1.2 Hiệu quả đối kháng của bốn loại thuốc hóa học đối với sự phát triển của nấm Pithomyces sp gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro 21
3.2 HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG CỦA BỐN LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO 26
3.2.1 Hiệu quả đối kháng của bốn loại dịch trích thực vật đối với sự phát triển của nấm Bipolaris sp gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro 26
3.2.2 Hiệu quả đối kháng của bốn loại dich trích thực vật đối với sự phát triển của nấm Pithomyces sp gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro 31
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
4.1 KẾT LUẬN 36
4.2 ĐỀ NGHỊ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37 PHỤ CHƯƠNG
Trang 113.1 Ảnh hưởng của bốn loại thuốc hóa học đối với sự phát triển đường
kính (cm) của khuẩn ty nấm Bipolaris sp trong điều kiện in vitro
18
3.2 Hiệu uả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm Bipolaris sp của bốn
loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro
20
3.3 Ảnh hưởng của bốn loại thuốc hóa học đối với sự phát triển đường
kính (cm) của khuẩn ty nấm Pithomyces sp trong điều kiện in vitro
22
3.4 Hiệu uả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm Pithomyces sp của
bốn loại thuốc hóa học trong điều kiện in vitro
24
3.5 Ảnh hưởng của bốn loại dịch trích đối với sự phát triển đường kính
(cm) của khuẩn ty nấm Bipolaris sp trong điều kiện in vitro
27
3.6 Hiệu uả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm Bipolaris sp của bốn
dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro
29
3.7 Ảnh hưởng của bốn loại dịch tr ch đối với sự phát triển đường kính
(cm) của khuẩn ty nấm Pithomyces sp trong điều kiện in vitro
32
3.8 Hiệu uả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty nấm Pithomyces sp của
bốn loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro
34
Trang 12DANH SÁCH HÌNH
2.1 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu uả của thuốc hóa học đối với nấm
Bipolaris sp (ho c Pithomyces sp.) gây lem l p hạt lúa
14
2.2 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu uả của dịch tr ch thực vật đối với nấm
Bipolaris sp (ho c Pithomyces sp.) gây lem l p hạt lúa
16
3.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hóa học đối với sự phát triển của nấm
Pithomyces sp gây lem lép hạt sau 120h
25
3.2 Hiệu quả của bốn loại dịch tr ch đối với sự phát triển của nấm
Bipolaris sp gây lem lép hạt sau 168h
30
3.3 Hiệu quả của bốn loại dịch tr ch đối với sự phát triển của nấm
Pithomyces sp gây lem lép hạt sau168h
35
Trang 13MỞ ĐẦU
Lúa là cây loại lương thực quan trọng nhất của nước ta và trồng lúa là nghề truyền thống của nhân dân Việt Nam từ xa xưa Đến nay, kinh nghiệm sản xuất của những người nông dân ngày càng được t ch lũy và phát triển, cùng với việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã thúc đẩy mạnh mẽ nghành trồng lúa ở nước
ta Những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia vào vào thị trường lúa gạo quốc tế với sản lượng lúa gạo ngày một tăng cao Việt Nam đang nằm trong nhóm những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới và Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa lớn nhất, giữ vai trò quan trọng về lúa gạo
Cùng với việc sản lượng lúa gạo ngày càng tăng thì uá trình canh tác thâm canh tăng vụ ngày càng tăng, k o theo sự gia tăng và diễn biến phức tạp hơn của nhiều bệnh hại trên cây lúa Trong đó, bệnh lem lép hạt đang phổ biến ở những vùng trồng lúa của nước ta hiện nay Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện Bảo
vệ Thực Vật (1995), Trung Tâm Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam (1997), Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long (2000), bệnh lem lép hạt do nhiều nguyên nhân Trong
đó, nấm là chủ yếu gây ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng hạt lúa, đồng thời cũng
là tác nhân gây bệnh cho vụ sau (www.lrc.ctu.edu.vn) Trong đó, nấm Bipolaris sp
và Pithomyces sp có tần số xuất hiện phổ biến gây hại trên hạt lúa Nấm Bipolaris
sp có khả năng gây hại trên đồng ruộng gây bệnh trên lá (bệnh đốm nâu trên lá), nấm còn gây lem lép hạt với tần số xuất hiện trung bình là 56,7% trên các giống lúa được thu thập ở các vùng khác nhau (Mew và Gonzales, 2002) Kết uả giám định bệnh trên hạt lúa của Nguyễn Thanh Nam (2012), Nguyễn Thị Ngọc Vẹn (2012), Nguyễn Phạm Thanh Nguyên (2012) thì nấm Pithomyces sp có tần số xuất hiện phổ biến ở các giống lúa được đem phân lập
Vì vậy, đề tài “Khảo sát hiệu quả của một số thuốc hóa học và dịch trích
thực vật đối với nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp gây bệnh lem lép hạt trong
điều kiện phòng thí nghiệm” đã được thực hiện nhằm tìm ra nồng độ hiệu quả nhất
của các loại thuốc hóa học và dịch trích thực vật trong việc phòng trị bệnh lem lép
hạt trên lúa trong điều kiện in vitro
Trang 14CHƯƠNG 1 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT TRÊN LÚA
1.1.1 Triệu chứng
Bệnh có thể do nhiều vi sinh vật gây ra, hạt có thể bị nhiễm trước hay sau thu hoạch, mức độ thay đổi tùy mùa và tùy nơi (Võ Thanh Hoàng, 1993) Theo Ou (1983), hiện tượng biến màu có thể xuất hiện trên vỏ trấu ho c trên hạt gạo, có khi
cả vỏ và hạt đều bị bệnh Biểu hiện trên vỏ hạt thay đổi tùy loài nấm gây hại và mức
độ bị bệnh Trên vỏ xuất hiện nhiều đốm nhỏ màu nâu ho c đen nhạt, các đốm này
có thể lớn và phủ kín bề m t vỏ hạt, thông thường các vết bệnh có mép viền màu nâu đậm và trung tâm màu nhạt ho c xám nhạt
1.1.2 Tác nhân
Theo các nghiên cứu của Viện Bảo vệ Thực vật (1995); Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía Nam (1997); Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (2000), bệnh do nhiều tác nhân:
- Do nhện gié chích hút khi các gi lúa đang phát triển làm phần lớn số hạt đều bị lép và bông lúa mọc thẳng đứng
- Do vi khuẩn Pseudomonas glumae làm thối đen hạt Baldacci và Corbetta
đã ghi nhận từ năm 1964 ngoài nấm, vi khuẩn cũng liên uan đến biến màu hạt
- Do các loài nấm gây hại như Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae,
Fusarium sp., Curvularia lunata, Microdochium oryzae, Phoma sp., Pyricularia oryzae, Sarocladium oryzae, Septoria sp., Tilletia barclayana và Ustilagonoides virens (www.Irc.ctu.edu.vn)
Nấm là tác nhân gây bệnh lem l p hạt phổ biến nhất trong các tác nhân gây bệnh Ou (1983) cho biết có thể chia nấm gây bệnh thành hai nhóm ch nh Nhóm thứ nhất là nhóm nấm ký sinh gây bệnh cho hạt trước khi thu hoạch, nhóm thứ hai
là nhóm nấm mốc gây hại sau khi thu hoạch:
- Nhóm trước khi thu hoạch khá phổ biến như các loài Drechslera oryzae, cùng các loài Drechslera và Helminthosporium khác, Pyricularia oryzae, Alternaria
padwickii, Gibberella fujikuroi IG Zeae, Nigrospora spp., Epicocum spp., Curvularia spp., Phoma sorghina, Alternaria spp và Hebcoaras oryzae
- Nhóm nấm mốc nhiễm vào hạt sau khi thu hoạch và trong uá trình tồn trữ
gồm có nhiều loài, phổ biến nhất là nấm Aspergillus spp., Penicilium spp., Mucor
và Rhizopus spp (Võ Thanh Hoàng, 1993)
Trang 151.1.3 Sơ lược về các nghiên cứu thành phần nấm gây hại hạt lúa
1.1.3.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Agarwal (1989) cho biết khi kiểm tra 3.500 mẫu hạt giống từ 53 uốc gia đã
phát hiện có sự đổi màu hạt từ màu nâu sẫm do các loài nấm: Alternaria alternata,
Curvularia lunata, Bipolaris oryzae, Fusarium spp., Nigrospora oryzae và Alternaria padwickii Pyricularia oryzae và Sarocladium oryzae xuất hiện với tần
số t Cũng trong năm 1989, Agarwal cho biết: Prabhu (1989) xác định sự đổi màu
hạt giống ở miền Bắc Brazil chủ yếu do các nấm Bipolaris oryzae, Phoma sorghina,
Nigrospora oryzae và Curvularia spp
Nghiên cứu thành phần nấm gây bệnh trên 2 mẫu giống BR11 và BRRI được
thu thập từ vùng Narshingdi của Banglades xác định được 7 loài nấm là Bipolaris
oryzae, Alternaria padwickii, Sarocladium oryzae, Curvularia lunata, Aspergillus niger và Fusarium spp (Bhuiyan và ctv., 2013).
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy các loài nấm như Alternaria alternata,
Alternaria padwickii, Curvularia oryzae, Curvularia lunata, Drechslera oryzae, Fusarium moniliforme, Fusarium semitectum, Fusarium oxysporum, Fusarium solani, Pyricularia oryzae, Phoma, Cercospora, Chaetomium, Sclerotium, Penicillium, Myrothecium và Colletotrichum đã được phân lập từ các giống lúa
khác nhau (Wahid và ctv., 1993 và 2001; Khan, 1999 và 2000; Javaid và ctv., 2002;
tr ch dẫn Butt và ctv., 2011)
Ora và Farua (2011) đã tiến hành thu những giống nhiễm bệnh từ những giống lúa lai trên cánh đồng ở Tây Bengal Các mẫu bệnh được ủ bằng phương pháp Blotter và nuôi cấy trên môi trường PDA Kết uả đã ghi nhận 12 tác nhân gây
bệnh là Xanthomonas oryzae, Fusarium moniliforme, Rhizopus stolonifer,
Aspergillus spp, Phoma sp., Bipolaris oryzae, Curvularia lunata, Penicillium sp, Alternaria tenuissima, Nigrospora oryzae, Chaetomium globosum và Titletia barclyana Cũng trong năm 2011, Utobo và ctv cũng cho biết có 9 chi nấm được
xác định trên trên nhiều địa điểm khác nhau của vùng Đông Nam Nigeria Các loài
nấm được xác định là Rhizopus oryzae, Trichoconis padwicki, Helminthosporium
oryzae, Fusarium moniliforme, Aspergillus niger, Curvularia lunata, Penicillium
sp., Alternaria sp và Pyricularia oryzae
Nashar (2003, tr ch dẫn từ Yeasmin và ctv., 2012) tìm thấy nấm Bipolaris
oryzae, Fusarium oxysporium, Fusarium moniliforme, Trichoconis padwickii, Alternaria tenuis và Curvularia lunata trong các mẫu bệnh
Santosh và Chhetry (2013) phân lập được 10 loài nấm Fusarium
moniliforme, Fusarium sp., Alternaria sp., Helminthosprium sp., Curvularia sp.,
Trang 16Pithomyces sp., Aspergillus sp., Penicillium sp., Nigrospora sp và Rhizoctonia sp
từ 5 mẫu hạt giống thu thập ở Ấn Độ
Khosravi và ctv., (2013) khi phân lập mầm bệnh từ các giống lúa đã phân lập
được 51 loài nấm Trong đó, tần suất xuất hiện của Aspergillus (37,3%), Fusarium (hơn 38,3%), Mucor (19,6%) và Rhizopus (9,8%)
Uma và Wesely (2013) cho biết có 5 loài nấm gây bệnh: Aspergillus flavus,
Aspergillus niger, Penicillium citrinum, Alternaria padwickii và Rhizopus oryzae
được phân lập từ các giống lúa khác nhau tại vùng Nam Tamil Nadu của Ấn Độ
1.1.3.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Kết uả phân lập của Võ Thanh Hoàng (1993) cho thấy có 9 loại nấm hiện diện trong 2.000 hạt lúa bệnh thu thập ở huyện Cai Lậy (Tiền Giang) trong vụ hè
thu và thu đông năm 1991, trong đó phổ biến nhất là Helminthosporium oryzae, kế đến là Fusarium moniliforme, Trichoconis padwickii và Curvularia lunata
Từ các kết uả điều tra cũng như các th nghiệm trong phòng, tại nhà lưới và ngoài đồng, từ năm 1995-1997 có 11 loài nấm gây bệnh trên hạt lúa của 18 tỉnh
ph a Nam; các tỉnh Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Phước và Kiên Giang có nhiều loài
nấm hiện diện nhất, trong đó có Curvularia lunata, Aspergillus spp và Alternaria
sp có tần số xuất hiện lần lượt là 55,4%; 51,9% và 36,9% (Trần Văn Hai, 1999)
Khảo sát mức độ lem l p hạt cho chất lượng giống lúa ở đồng bằng sông Cửu Long được thực hiện từ năm 1997 Kết uả cho thấy ch n loại nấm được tìm thấy trên 60 mẫu của 12 giống lúa ở tỉnh Long An bằng phương pháp Blotter Theo mức
độ hiện diện của từng loại nấm lần lượt là Curvularia spp (13,4%), Alternaria
padwickii (12,0%), Bipolaris oryzae (4,9%), Sarocladium oryzae (1,9%), Fusarium graminum (1,5%), Cephalosporium oryzae (0,34%), Ustilaginoidae virens (0,05%)
(Phạm Văn Dư và ctv., 2001)
Kết uả uan sát 23 mẫu lúa thu thập tại An Giang và Đồng Tháp, Hồ Văn
Thơ (2007) ghi nhận có 11 loài nấm hiện diện là Fusarium spp., Helminthosporium
oryzae, Curvularia lunata, Trichoconis padwickii, Nigrospora oryzae, Tilletia barclayana, Trichothecium sp., Diplodina sp., Cercospora oryzae, Pyricularia oryzae và Alternaria sp
Lê Thị Cẩm Tú (2007) giám định được 8 tác nhân gây hại trên hạt là:
Fusarium spp., Helminthosporium sp., Trichoconis sp., Curvularia sp., Nigropora
sp., Trichothecium sp., Tilletia sp và Diplodia sp từ 20 mẫu lúa được thu thập từ 2
tỉnh Tiền Giang và Long An trong vụ Đông Xuân 2005-2006 và Hè Thu 2006
Trong đó, Fusarium spp và Nigropora sp có tần số xuất hiện cao nhất
Trần Thị Thu Thủy (2011) ghi nhận có 11 loài nấm hiện diện gây bệnh lem
Trang 17l p hạt được xác định là Fusarium spp., Helminthosporium oryzae, Curvularia
lunata, Diplodina sp., Trichoconis padwickii, Trichothecium sp., Nigrospora oryzae, Cercospora oryzae, Tilletia barclayana, Pyricularia oryzae và Alternaria
sp tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, Fusarium là loài nấm hiện
diện phổ biến nhất nhưng chưa xác định loài
Khi xác định thành phần nấm gây hại trên hạt lúa tại tỉnh Hậu Giang trong vụ
Hè Thu 2011 và Đông Xuân 2011-2012 bằng phương pháp Blotter Quan sát 42 mẫu hạt giống, Nguyễn Thanh Nam (2012) ghi nhận có 17 loài nấm hiện diện trên
hạt bao gồm: Fusarium moniliforme, Curvularia spp., Bipolaris oryzae,
Trichothecium sp., Alternaria padwickii, Pinatubo oryzae, Chaetomium globosus, Nigrospora sp., Tilletia barclayana, Ustilaginoidae virens, Sarocladium oryzae, Penicilium sp., Aspergillus sp., Rhizopus sp., Tetraploa aristata, Pithomyces sp và Pyricularia oryzae
1.1.4 Phân bố và tác hại
Bệnh đổi màu hạt phát hiện ở các tỉnh Miền Trung từ năm 1991 MPPC, 1996) Trong năm 1992, dịch bệnh được tìm thấy ở đồng bằng Sông Hồng, trung du và vùng duyên hải miền Trung (Phạm Văn Dư và ctv., 2001)
(PPD-Theo Võ Thanh Hoàng (1993), bệnh cũng xuất hiện khá phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long, gây hại đáng kể cho vụ hè thu và thu đông, tỷ lệ hạt nhiễm trên gié khoảng 5-20% Diện tích gây hại hàng năm trên 12.000 ha vào giai đoạn lúa trổ vào chắc, gây lép, lửng, thối đen hạt, giảm năng suất từ 20-30% (Trần Văn Hai,
1999) Theo Neergaard (1986; trích dẫn Butt và ctv., 2011) các loài nấm Aspergillus
và Penicillium bện cạnh làm biến đổi màu hạt, còn tiết ra độc tố gây tổn hại đến sức
khỏe người và động vật
1.1.5 Một số biện pháp phòng trừ
Dharam (1971) và Mathur (1972) cho biết sử dụng Dithan 45M và Ceresan làm hạn chế một số nấm truyền qua hạt giống Phun thuốc diệt nấm cũng có tác dụng làm giảm sự biến đổi màu hạt Trong đó, Benomy 50WP phun trước giai đoạn chín của lúa giúp làm giảm bệnh lem lép hạt (Mew và Misra, 1994) Bên cạnh đó, Bandong và ctv (1983) cho biết phun thuốc Mancozeb 80WP cũng có hiệu quả đối với nấm gây lem lep hạt lúa (trích dẫn Mew và Misra, 1994)
Bốn loại thuốc diệt nấm Topsin, Dithan, Carbendazim và Ridomil được sử dụng với các nồng độ 10, 20, 50 ppm để kiểm tra khả năng ức chế với các loài nấm
gây lem lép hạt lúa là Bipolaris oryzae, Alternaria alternata, Fusarium
moniliforme, Drechslera oryzae và Curvularia oryzae Kết quả cho thấy cả bốn loại
thuốc đều hạn chế sự phát triển của sợi nấm Trong đó cao nhất là Dithane 45M 80WP kế đến là Ridomil, Carbendazim và Topsin (Arshad và ctv., 2009)
Trang 181.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP 1.2.1 Nấm Bipolaris sp
Theo Ou (1985), nấm Bipolaris sp thuộc bộ Moniliales, nhóm Hyphomycetes, lớp Deuteromycetes Giai đoạn sinh sản hữu tính là Cochliobolus
miyabeanus (Ito & Kerib) thuộc lớp Ascomycetes (trích dẫn Vũ Triệu Mân, 2007)
Bệnh có phạm vi rất rộng, phổ biến ở tất cả các nước trồng lúa châu Á, châu
Mỹ và châu Phi (Ou, 1983) Ở ĐBSCL, bệnh thường xuất hiện trên các chân đất phèn và ở những vùng canh tác liên tục nhiều vụ trong năm (Võ Thanh Hoàng, 1993)
Đ ng Vũ Thị Thanh (2008) cho biết các bộ phận trên m t đất của cây từ giai đoạn mạ đến thu hoạch đều bị nhiễm bệnh Bệnh n ng, bông lúa không trổ được
Võ Thanh Hoàng (1993) cũng cho biết trên trên vỏ trấu của hạt có đốm màu nâu đen hay nâu sậm, nếu nhiễm n ng thì một phần ho c toàn bộ bề m t vỏ hạt bị nâu Khi ẩm ướt trên bề m t vết bệnh có lớp mốc xám Từ hạt bệnh khi gieo lên mạ thì diệp tiêu có thể bị các đốm nâu nhỏ, hình tròn hay trứng Rễ non cùng có vết bệnh màu đen, đốt và lóng có khi bị nhiễm Suzuki (1930) phát hiện thấy nấm không những có ở những hạt biến màu mà có ở cả trong những hạt khỏe (trích dẫn Ou, 1983)
Nấm Bipolaris sp dễ dàng quan sát trên hạt lúa khi ủ trên giấy thấm trong 5
ngày và đ t dưới đèn cận cực tím ở 22oC Tần số xuất hiện trung bình của nấm là 56,7% trên các giống lúa ở các vùng khác nhau (Mew và Gonzales, 2002)
Sợi nấm đa bào, phân nhánh, đường kính 4-8 µm màu nâu đến xám nhạt (Vũ Triệu Mân, 2007) Theo Mew và Gonzales (2002), đ nh bào đài có vách ngăn, mọc đơn độc ho c mọc thành từng cụm, có dạng thẳng ho c hơi cong đôi khi u p lại như hình đầu gối, màu nâu nhạt đến nâu, mang bào tử ở đỉnh và hai bên Bào tử hình thoi, thẳng ho c cong có mau nâu sậm đến màu nâu oliu, bào tử lớn nhất có đến 13 vách ngăn Vũ Triệu Mân (2007) cho biết bào tử có k ch thước biến động từ 15-170×7-26 µm Bào tử hữu tính ít g p, bào tử hình sợi dài có từ 6-15 vách ngăn ngang, túi nằm trong quả thể và mỗi túi có 8 bào tử (Vũ Triệu Mân, 2007) Nhiệt độ tối th ch cho sinh trưởng khuẩn thể là 27-300C, cho bào tử này mầm là 25-300C Bào tử hình thành giữa 50C và 37-380C (Nisikado, 1923; trích dẫn Ou, 1983) Nisikado (1926) cũng phát hiện rằng bảo tử mọc mầm ở pH 6,6-7,4 và bào tử sản sinh ở pH 4-10
1.2.2 Nấm Pithomyces sp
Theo Barnett và Hunter (1998), nấm Pithomyces sp thuộc lớp Moniliales,
ngành Deuteromycetes Khuẩn ty phát triển trên môi trường PDA có hình như bông
Trang 19M t trên của khuẩn ty có màu đen đến xám ho c màu nâu nhạt M t dưới khuẩn ty
có màu nâu sẫm Sợi nấm có vách ngăn, có màu nâu Bào tử nấm Pithomyces dạng
đa bào với cả 2 chiều ngang và dọc
Nấm Pithomyces sp khi ủ hạt lúa 5 ngày và uan sát dưới kính hiển vi cho thấy nấm phát triển thành cụm màu đen nằm sát hạt lúa, nấm thường mọc rãi rác trên hạt lúa (Nguyễn Văn lực, 2013)
1.3 SƠ LƯỢC VỀ CÁC LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT
1.3.1 Cây Neem (Azadirachta indica)
Dạng cây gỗ to cao thường 10-15 m, có thể lên tới 25-30 m, vỏ thân xù xì nhiều chỗ lồi lõm với nhiếu vết khía dọc Lá mọc so le, dạng lá kép lông chim, lá chét mọc đối không lông, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép lá dạng răng cưa, m t dưới lá và cuống có lông hình khiên Hoa lưỡng tính, cụm hoa chùy ở nách
lá, hoa nhỏ có màu trắng Quả hạch dài khoảng 2 cm chứa một hạt Thành phần: vỏ thân, vỏ rễ xoan có chứa chất ankaloit có vị đắng, ngoài ra còn 70% tannin Lá chứa ankaloit gọi là parasin, một ít rutin Trong quả có các thành phần thuộc loại tetraxyclotritecpen (Võ Văn Chi, 2003)
Vỏ thân neem chứa các chất đắng nimbin, acid nimbidic, deacetylnimbin, kulinon, kulacton… Vỏ rễ chứa các chất terpenoid như nimbocidin, nimbicilin, margocilin Hạt có chứa chất azadirachtin có tác dụng trừ sâu (Võ Văn Chi, 2003) Cao cồn vỏ và lá neem có tính kháng khuẩn và vỏ hạt có khả năng ức chế mạnh hơn
lá trên Bacillus magaterium, Shigella sonnei và Aspergillus niger Theo Shigh
(2000), Paul và sharma (2002, trích dẫn Hazmi, 2013), lá cây neem có chứa tetranortriterpenoids, flavinoid và tanin vừa có t nh xua đuổi côn trùng, vừa có hiệu quả chống lại nhiều tác nhân gây bệnh và kích thích tính kháng bệnh sọc lá
ở lúa mạch Lá neem có khả năng ức chế sự phát triển của nấm Alternaria
sesami gây bệnh đốm lá trên cây mè
1.3.2 Cỏ hôi (Eupatorium odoratum)
Cây thân thảo cao 1-2 cm, mọc thành bụi, thân có rãnh ít phân nhánh Thân cành đều có lông mịn màu vàng (Lê Trần Đức, 1997) Lá mọc đối hình trứng nhọn,
m p có răng cưa, hai m t lá đều có lông Hoa tự thụ phấn, mọc thành cụm hình ngũ Hoa lưỡng tính (Lê Trần Đức, 1997) Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông (Đỗ Tất Lợi, 2003) Cây ưa sáng, chịu được hạn và có thể sống trên mọi loại đất, ra hoa kết quả nhiều hàng năm (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004)
Cỏ hôi chứa tinh dầu, tannin, flavonoid, coumarin, alkaloid… Trong đó, lá chứa 0,16% tinh dầu, hoa cỏ hôi chứa một số chất như pinen, sabien, myrcen Ngoài ra, lá của cỏ hôi còn có acid anisic, isosakura-netin, odoratin, kaempferol,
Trang 20sakuranetin, tamarixetin (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004) Dịch chiết bằng chloroform
từ lá có tác dụng chống các loài mọt kho phá hại lương thực trong quá trình bảo
quản như Tribolium conasum, Trigoderma granarium (Võ Văn Chi, 2003)
1.3.3 Cây sống đời (Kalanchoe pinatar)
Cây thuộc dạng thân thảo, cao khoảng 0,6-1,0 m Lá mọc đối thành hình chữ thập, có khi lá phân thành 3-5 thùy, phiến lá dài 5-15 cm, rộng 2-10 cm, dày mọng nước, m p lá có răng cưa to, m t lá bóng Cụm hoa mọc ở ngọn hay kẽ lá, màu tím hồng ho c đỏ (Đỗ Tất Lợi, 2003) Hoa nở vào các tháng 2-5 (Võ Văn Chi, 2003)
Theo Đỗ Tất Lợi (2003) thì trong cây sống đời phân lập được ba loại hoạt chất: Các axit hữu cơ gồm có: 32,5% axit malic, 10,1% axit xitric, 46,8% axit izoxitric, 1% axit succinic, 0,9% axit fumaric, 1% axit pyruvic và một số chất khác Chất glycozit flavonoic như flavonoid glycozit A, flanoit glycozit B, flavonoid glycozit C.Các hoạt chất phenolic bao gồm: axit p cumaric, syringic, cafeic, p hydro-xybenzoic
Ngoài ra, trong lá cây sống đời chiết được một chất gọi là bryophylin có tác dụng kháng khuẩn (Mehta và Bhat, 1952 trích dẫn Đỗ Tất Lợi, 2003) Dịch trích từ cây sống đời còn có khả năng ức chế sự phát triển của một số loài nấm (Asolkar và ctv., 1992)
Cây sống đời mọc nhiều nơi và có vị ngọt nhạt, nhớt, hơi chua, t nh mát có tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau nên được dùng làm thuốc và cây cảnh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004, Võ Văn Chi, 2003)
1.3.4 Cây nghệ (Curcuma domestica)
Nghệ thuộc dạng cây thân thảo, cao 0,6-1,0 m Thân rễ to, có ngấn phân nhánh thành nhiều củ hình bầu dục, có màu vàng sẫm đến vàng đỏ rất thơm Nghệ
có lá mọc thẳng từ thân rễ, gốc thuôn dẹp, đầu hơi nhọn, lá có chiều dài từ 30-40
cm, rộng 10-15 cm Lá có màu lục nhạt, hai m t nhẳn, mép nguyên uốn lượn Cụm hoa có dạng hình trụ ho c hinh trứng, mọc từ giữa túm lá (Võ Văn Chi, 2003)
Nghệ là cây ưa ẩm, ưa sáng và có thể hơi chịu bóng, cây thích nghi với nhiều vùng khí hậu khác nhau nên được trồng phổ biến ở nhiều nơi Nghệ vừa được dung
để làm gia vị vừa được dùng để làm thuốc
Thành phần: nghệ có chứa chất màu curcumin 0,3%, tinh thể màu đỏ, tinh dầu 1-5% màu vàng nhạt Ngoài ra con có tinh bột, canxi oxalate, chất b o (Đỗ Tất Lợi, 1995).Củ nghệ có chứa 8-10% nước, 6-8% chất vô cơ, 40-50% tinh bột (Paris
và Moyse, 1967 trích dẫn Đỗ Tất Lợi, 2003) Tinh dầu nghệ có tác dụng diệt nấm và sát trùng đối với bệnh do nấm, với Staphylcoc và vi trùng khác (Guy, 1933 và Ledere, 1935, trích dẫn Đỗ Tất Lợi, 2003) Ngoài ra, nghệ còn có tác dụng hành khí
Trang 21hoạt huyết, làm tan máu ứ, giảm đau (Phạm Hoàng Hộ, 1999)
1.4 SƠ LƯỢC CÁC LOẠI THUỐC HÓA HỌC
1.4.1 Tilt super 300EC
Theo Phạm Văn Biên và ctv., (2000), thuốc TiltSuper 300EC có các tính chất sau:
Hoạt chất: Propiconazole 150g/lít, Diffenoconazole 150 g/l
Hoạt chất Propiconazole: Dạng lỏng nhớt, màu hơi vàng, không mùi, tan
trong nước, bị thủy phân ở nhiệt độ <320OC Thuốc trừ nấm nội hấp phun lên lá, dịch chuyển hướng ngọn, có tác dụng phòng và trị bệnh Thuốc thuộc nhóm độc II
LD50 qua miệng chuột >1517 mg/kg, LD50 thỏ >6000 mg/kg Tương đối độc với cá,
t độc với ong Thời gian cách ly 7 ngày
Công dụng: Sử dụng phòng trị các bệnh như khô vằn, lem hạt lúa, các bệnh đốm lá, than thư, gỉ sắt đậu, cà phê
Hoạt chất Difenoconazole: Dạng kết tinh, màu trắng Tan trong nước ở nhiệt
độ 25o
C là 15 mg/l Ở nhiệt độ <150oC bền, không bị thủy phân Trừ nấm tác động
nội hấp Thẩm thấu qua lasvaf vận chuyển mạnh trong các bộ phân cây, vận chuyển tới ngọn Kìm hãm quá trình khử metyl của sterol, kìm hãm sinh tổng hợp
ergosterol ở màng tế bào, làm ngừng sự phát triển của nấm Thuộc nhóm độc II,
LD50 qua miệng 1453 mg/kg, LD50 ua da 2010 mg/kg Tương đối độc với cá và ít
độc với ong, thời gian cách ly 7 ngày
Công dụng: Có hiệu lực bảo vệ lâu dài, chống lại được nhiều lại nấm thuộc
lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn như Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria,
Cercospora, Colletotrichum,…và một số bệnh trên hạt giống Khi kết hợp với
Propiconazol, thuốc còn được khuyến cáo trừ bệnh khô vằn, lem lép hạt lúa, đốm lá chè, gỉ sắt cà phê
1.4.2 Kasumin 2L
Theo Phạm Văn Biên và ctv (2000) , Kasumin 2SLcó các t nh chất sau:
Hoạt chất: Kasugamycin
Công thức hóa học: C14HClN3O10 (dạng muối hydroxit hidrat)
Kasumin ở dạng tinh thể, tan trong nước (125 g/lít) , tan ít ho c không tan trong nhiều loại dung môi hữu cơ, không bền trong môi trường axit và kiềm mạnh
Là sản phẩm lên men của Streptomyces kasugaensis có tác dụng ức chế sinh tổng hợp protein của vi sinh vật, ngăn tạo thành amino acid Thuốc trừ nấm và vi khuẩn dạng nội hấp có tác dụng bảo vệ và phòng trừ
Thuốc thuộc nhóm độc IV LD50 qua miệng 22.000 mg/kg, LD50 qua da
Trang 224.000 mg/kg , không độc với cá và ong, thời gian cách ly 5 ngày (Trần Văn Hai, 2005)
Công dụng: Thuốc chuyên trị đạo ôn, cháy bìa lá, đốm sọc vi khuẩn, lem lép hạt lúa
Công dụng: Thuốc có tác dụng tiếp xúc nội hấp, ức chế bào tử nảy mầm và sợi nấm phát triển, dùng để phòng trị nhiều loại bệnh do nấm gây ra như phấn trắng,
gỉ sắt hại nhũ cốc, đạo ôn, khô vằn, hại lúa, nhiều loại bệnh hại cà phê, chè, rau, chuối, cam, thán thư, chết ẻo,…
Liều dùng: 100-375 g/ha
Hoạt chất Diffenoconazole
Dạng kết tinh, màu trắng Tan trong nước ở nhiệt độ 25oC là 15 mg/l Ở nhiệt
độ <150oC bền, không bị thủy phân Trừ nấm tác động nội hấp Thẩm thấu qua
lasvaf vận chuyển mạnh trong các bộ phân cây, vận chuyển tới ngọn Kìm hãm quá trình khử metyl của sterol, kìm hãm sinh tổng hợp ergosterol ở màng tế bào, làm
ngừng sự phát triển của nấm Thuộc nhóm độc II, LD50 qua miệng 1.453 mg/kg,
LD50 ua da 2.010 mg/kg Tương đối độc với cá và t độc với ong, thời gian cách ly
7 ngày
Công dụng: Có hiệu lực bảo vệ lâu dài, chống lại được nhiều lại nấm thuộc
lớp nấm đảm, nấm túi, nấm bất toàn như Alternaria, Ascochyta, Phoma, Septoria,
Cercospora, Colletotrichum,…và một số bệnh trên hạt giống Khi kết hợp với
Propiconazol, thuốc còn được khuyến cáo trừ bệnh khô vằn, lem lép hạt lúa, đốm lá
chè, gỉ sắt cà phê
1.4.4 Comcat 150WP
Hoạt chất: Lychnis viscaria (15%) với phụ gia là Lactose (85%)
Đ c t nh: Thuốc có dạng bột hòa tan
Công dụng: Comcat 150WP có tác dụng giúp cho lúa phục hồi khi bị bệnh, giúp cây trồng gia tăng sức đề kháng đối với sự tấn công của các mầm bệnh, điều
Trang 23kiện bất lợi của thời tiết và môi trường Comcat 150WP giúp cây phục hồi nhanh khi cây bị ngộ độc hữu cơ, ngộ độc phèn, ngộ độc thuốc BVTV ho c bị sâu bệnh gây hại n ng
Liều dùng: pha 5 g/bình 16 l t nước phun 320 l t nước/ha Phun lần 1: khi cây trồng mọc được 5-7 ngày Phun lần 2: trước khi lúa đẻ nhánh tối đa, bắp mọc được 40 ngày ho c trước khi ra hoa
Khả năng phối hợp: có thể pha trộn ComCat 150WP với tất cả các loại thuốc
BVTV thông thường khác Thời gian cách ly: 1 ngày
Comcat 150WP lên lúa giúp lúa trổ thoát (chống nghẹn đòng), bông dài, tăng tỷ lệ hạt chắc Comcat 150WP là chất điều hoà sinh trưởng thế hệ mới, được chiết xuất từ thực vật
1.5 MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ SỬ DỤNG DỊCH TRÍCH TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH CÂY
Sing và ctv., (2008) cho biết tinh dầu chiết từ trái Amomum subulatum ức chế cao lên sự phát triển của nấm Aspergillus niger, Aspergillus fumigatus, Aspergillus
terreas, Alternaria alternata, Cladosporium herbarum, Curvularia lunata, Fusarium oxysporum, Helminthosporium oryzae và Trichoderma viride ở nồng độ
hiệu quả cao nhất trên tất cả 7 loài nấm và Acacia farnesiana Linn ở nồng độ 1%
cũng cho hiệu quả cao nhất (Udomsilp và ctv., 2009)
Mdee và ctv., (2009) cho biết chiết xuất từ các bộ phận khác nhau của các
loại cây: Cestrum laevigatum, Nicotiana glauca, Solanum mauritianum,
Lantanacamara, Datura stramonium, Ricinus communis và Campuloclinium macrocephalum có khả năng kháng nấm ở nồng độ từ 0,08-2,50 mg/ml Trong đó,
chiết xuất từ cây Campuloclinium macrocephalum, Nicotiana glauca và Cestrum
laevigatum có hiệu quả kháng nấm cao nhất ở các nồng độ 0,33, 0,43 và 0,44
mg/ml
Dịch trích từ các loại cây Cannabis sativa, Parthenium hysterophorus,
Urtica dioeca, Polystichum squarrosum và Adiantum venustum được thử nghiệm
có hiệu quả trên các loài nấm Alternaria solani, Alternaria zinniae, Curvularia
lunata, Rhizoctonia solani và Fusarium oxysporum ở các nồng độ khác nhau từ 5,
10, 15 và 20% Ở nồng độ 20%, Cannabis sativa cho hiệu quả kháng nấm cao nhất đối với Curvularia lunata (100%) (Tapwal và ctv., 2011)
Trang 24Girish và ctv., (2011) cho biết khi sử dụng dịch trích từ lá Cardiospermum
halicacabum L ở các nồng độ khác nhau để khảo sát hiệu quả kháng nấm Aspergillus flavus, Aspergillus niger, Curvularia lunata, Drechslera, Fusarium moniliforme, Fusarium solani, Fusarium oxysporum Ở nồng độ 3.000 ppm cho
hiệu quả kháng nấm cao nhất
Dịch trích từ các cây Alhagi maurorum Medic, Capparis spinosa L và
Punica granatum L ở nồng độ 9% đều cho khả năng ức chế sự phát triển của các
loại nấm Alternaria alternata, Fusarium oxysporum, Phoma destructiva,
Rhizoctonia solani, Sclerotium rolfsi Trong đó, Alhagi maurorum cho hiệu quả cao
nhất kế đến là Capparis spinosa L., Punica granatum L và được đánh giá cao như
là một loại thuốc diệt nấm sinh học mạnh (Askar, 2012)
Võ Ch Cương (2002) tìm ra được 28 loài dịch trích thực vật có khả năng
kháng bệnh bệnh cháy lá Pyricularia oryzae trên lúa Trong đó 2 loại dịch trích
sông đời và cỏ hôi có hiệu quả kháng nấm cao so với các loại dịch trích còn lại
Đánh gia khả năng k ch kháng của một số dịch trích thực vật đối với bệnh
đốm vằn trên lúa (Rhizoctonia solani Kuhn) ghi hận ngâm hạt bằng nước trích cỏ
cứt heo 4% có khả năng hạn chế sự phát triển bệnh và cho hiệu quả giảm chiều cao tương đối vết bệnh từ 19,1-37,8% so với không kích kháng (Nguyễn Ngọc Thiều, 2008)
Theo kết quả của Phan Thị Hồng Thúy (2009) thì áo hạt lúa với dịch trích từ
cỏ cứt heo 2% cho hiệu quả giảm bệnh cháy lá và đốm nâu
Nghiên cứu của Trần Nhựt Thẫm (2011) dich trích từ cỏ hôi cho hiệu quả giảm bệnh đốm nâu 61,62% sau 40 ngày sau sạ, đốm vằn 84,32% ở 70 ngay sau sạ
và cháy lá 56,69 ở 55 ngay sau sạ
Trang 25CHƯƠNG 2 PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP
2.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
2.1.1 Thời gian và địa điểm
Th nghiệm đánh giá độ hiệu lực của 4 loại thuốc hóa học và 4 loại dịch tr ch
thực vật đối với hai loại nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp., được bố tr tại phòng
th nghiệm Phòng trừ sinh học, bộ môn Bảo vệ Thực vật, khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trường Đại học Cần Thơ từ tháng 05 đến tháng 11 năm 2013
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm
Nguồn nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp nhận từ bộ môn Bảo vệ Thực
vật, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ
Các loại thuốc và dịch tr ch thực vật dùng trong th nghiệm: Comcat 150WP, Kasumin 2L, Tilt super 300EC, Help 400SC, cỏ hôi, lá neem, củ nghệ và lá sống đời (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 N ng độ các l ại thuốc và ịch t ích thực vật được ng t ng các thí nghiệm
STT Tên thuốc ịch
t ích thực vật
N ng độ
N ng độ 1 (1 2 khuyến cá )
N ng độ 2 (khuyến cá )
N ng độ (gấp đôi khuyến cáo)
1 Tilt super 300EC 46,900 µl/100 ml 93,800 µl/100 ml 187,600 µl/100 ml
Đ a petri, beaker, ue cấy, tủ úm, tủ thanh trùng ướt, tủ thanh trùng khô, k nh
hiển vi, micropipet, đèn cồn, đũa cấy, kim mũi giáo, ống đục tròn, kẹp, hóa chất…
2.1.4 Công thức môi t ường PDA được ùng t ng thí nghiệm
Đường Dextrose 20 gram
Trang 26pH 6,5 – 6,8
2.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
2.2.1 Thí nghiệm 1 khả át hiệu uả của ốn l ại thuốc h a học đối với nấm
Bipolaris sp và Pithomyces p gây l m l p hạt lúa t ng điều kiện in vitro
M c đích: đánh giá hiệu uả của các loại thuốc hóa học đối với hai loại nấm
Bipolaris sp và Pithomyces sp gây lem l p hạt lúa
Th nghiệm được bố tr theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức Trong đó có 12 nghiệm thức sử dụng thuốc hóa học và 1 nghiệm thức đối chứng (cho một loại nấm), mỗi nghiệm thức có 5 lần l p lại Loại thuốc và nồng độ thuốc được trình bày trong Bảng 2.1 Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa thuốc hóa học
Chuẩn bị nguồn nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp.: nấm được nuôi cấy
trong môi trường PDA khoảng 10 ngày trước khi tiến hành th nghiệm Khuẩn ty nấm sẽ được đục thành các khoanh có đường k nh 5 mm khi thực hiện th nghiệm
Các loại thuốc hóa học được t nh toán liều lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa 100 ml môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định s n Nấu tan môi trường PDA Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa lượng thuốc hóa học đã chuẩn bị vào chai, lắc chai môi trường để thuốc hòa tan đều vào môi trường Sau đó, chiết 10 ml môi trường đã pha thuốc vào mỗi đ a petri Khi môi trường đ c lại, đ t các khoanh khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào giữa đ a petri (Hình 2.1)
H nh 2.1 Sơ đ ố t í th nghiệm hiệu uả của thuốc h a học đối với nấm Bipolaris sp và
Pithomyces p gây l m l p hạt lúa
Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoanh khuẩn ty 5 mm)
Môi trường (10 ml) đã có thuốc hóa học theo nồng độ tính s n
Trang 27Ch tiêu ghi nhận ghi nhận đường k nh khuẩn ty nấm (ĐKKT) vào các thời
điểm 24, 48, 72, 96, 120, 144, 168 GSTN (giờ sau thử nghiệm)
Hiệu uả của thuốc được t nh theo công thức Abbot (1925):
(ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100 ĐKKTđc
Trong đó: ĐKKTđc: Đường k nh khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng
ĐKKTi: Đường k nh khuẩn ty của nghiệm thức thuốc i
Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm thống kê MSTATC
2.2.2 Thí nghiệm 2 khả át hiệu uả của ốn l ại ịch t ích thực vật đối với
nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp gây l m l p hạt lúa t ng điều kiện in vitro
M c đích: đánh giá hiệu uả của các loại dịch tr ch thực vật đối với hai loại
nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp gây lem l p hạt lúa
Th nghiệm được bố tr theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 13 nghiệm thức Trong đó 12 nghiệm thức sử dụng dịch tr ch thực vật và 1 nghiệm thức đối chứng (cho một loại nấm), mỗi nghiệm thức có 5 lần l p lại Loại dịch tr ch thực vật
và nồng độ dịch tr ch được trình bày trong Bảng 2.1 Nghiệm thức đối chứng là môi trường PDA không có chứa dịch tr ch thực vật
Chuẩn bị nguồn nấm Bipolaris sp và Pithomyces sp được thực hiện tương
tự Th nghiệm 1
Các loại dịch tr ch thực vật được t nh toán khối lượng sao cho khi hòa tan vào chai thủy tinh chứa môi trường PDA sẽ đạt được nồng độ đã định s n với tổng thể t ch là 100 ml Các loại thực vật được thu lúc 8 giờ sáng, sau khi thu về chọn lấy những bộ phận trưởng thành (lá cỏ hôi, lá neem, lá sống đời và củ nghệ), rửa sạch đất cát, để ráo và được tr ch với nước cất bằng cách t nh nồng độ trọng lượng lá tươi/thể t ch Sau đó, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố, lượt lấy phần dịch tr ch và lọc ua dụng cụ lọc vi khuẩn Syringe có đường k nh 0,2 µm để loại vi khuẩn
Nấu tan môi trường PDA Khi chai môi trường đạt nhiệt độ khoảng 55-60oC (có thể cầm được chai môi trường bằng tay) thì đưa dịch tr ch thực vật đã được t nh
s n nồng độ từ nồng độ gốc cho vào chai môi trường PDA sao cho tổng thể t ch là
100 ml, lắc chai môi trường để dịch tr ch hòa tan đều vào môi trường Sau đó, cho vào mỗi đ a petri 10 ml môi trường PDA Khi môi trường đ c lại, đ t các khoanh
khuẩn ty nấm đã chuẩn bị vào ch nh giữa đ a petri (Hình 2.2)
Trang 28H nh 2.2 Sơ đ ố t í th nghiệm hiệu uả của ịch t ích thực vật đối với nấm Bipolaris sp
và Pithomyces p gây l m l p hạt lúa
Ch tiêu ghi nhận ghi nhận đường k nh khuẩn ty nấm vào các thời điểm 24,
48, 72, 96, 120, 144, 168 GSTN
Hiệu uả của thuốc được t nh theo công thức Abbot (1925):
(ĐKKTđc – ĐKKTi) HQT(%) = x 100 ĐKKTđc
Trong đó: ĐKKTđc: Đường k nh khuẩn ty của nghiệm thức đối chứng
ĐKKTi: Đường k nh khuẩn ty của nghiệm thức dịch tr ch thứ i
Số liệu thống kê được xử lý bằng phần mềm thống kê MSTATC
Khoanh khuẩn ty nấm gây bệnh lem lép hạt (đường kính khoanh khuẩn ty 5 mm)
Môi trường (10 ml) đã có dịch tr ch thực vật theo nồng độ tính s n
Trang 29CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 HIỆU QUẢ ĐỐI KHÁNG CỦA BỐN LOẠI THUỐC HÓA HỌC ĐỐI
VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NẤM BIPOLARIS SP VÀ PITHOMYCES SP GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
3.1.1 Hiệu quả đối kháng của 4 loại thuốc hóa học đối với sự phát triển của
nấm Bipolaris sp gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro
Đường kính khuẩn ty nấm Bipolaris sp ở các nghiệm thức xử lý Tilt super
300EC, Help 400SC, Kasumin 2L và Comcat 150WP vào các thời 48, 72, 96, 120,
144 và 168 GSTN (giờ sau thử nghiệm) được ghi nhận ở Bảng 3.1 Kết uả cho thấy ngoại trừ các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP thì các nghiệm thức còn lại (ở
cả ba nồng độ khảo sát) đều cho hiệu quả ức chế sự phát triển khuẩn ty của nấm
Bipolaris sp và khác biệt có ý ngh a so với đối chứng ở tất cả các thời điểm uan
sát Ở thời điểm 48 GSTN, ĐKKT của các nghiệm thức xử lý Tilt super 300EC, Help 400SC và Kasumin 2L dao động trong khoảng 0,5 cm đến 1,3 cm; thấp hơn có
ý ngh a so với nghiệm thức đối chứng (2,0 cm) và các nghiệm thức xử lý Comcat 150WP (2,4 đến 2,7 cm) Ở các thời điểm 72, 96, 120, 144 và 168 GSTN, các nghiệm thức xử lý Tilt super 300EC, Help 400SC và Kasumin 2L cũng cho hiệu quả tương tự Tại thời điểm ghi nhận cuối cùng (168 GSTN), các nghiệm thức xử lý Tilt super 300EC có ĐKKT nhỏ (khoảng 0,6 đến 1,6 cm), kế đến là các nghiệm thức xử lý Kasumin 2L (khoảng 1,4 đến 2,2 cm) và cuối cùng là các nghiệm thức xử
lý Help 400SC (1,9 đến 2,1 cm)
Trang 30Bảng 3.1 Ảnh hưởng của bốn loại thuốc hóa học đối với sự phát triển đường kính (cm) của khu n ty nấm Bipolaris p t ng điều kiện in vitro
Tilt super 300EC 46,9 µl/100ml 0,50 a 0,57 ab 0,81 ab 1,20 bcd 1,41 bc 1,60 bc
Tilt super 300EC 93,8 µl/100ml 0,50 a 0,51 a 0,60 a 0,86 ab 1,17 b 1,35 b
Tilt super 300EC 187,6 µl/100ml 0,50 a 0,50 a 0,50 a 0,54 a 0,58 a 0,60 a
Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê
Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5%
Trang 31Hiệu uả ức chế (%) sự phát triển khuẩn ty của nấm Bipolaris sp được trình
bày ở Bảng 3.2 Ở thời điểm 24 GSTN, hiệu uả ức chế của các nghiệm thức xử lý Tilt super 300EC, Help 400SC và Kasumin 2L đều khá cao, khoảng 60-70%, nhưng khác biệt không ý ngh a so với nghiệm thức đối chứng Tại thời điểm này, các nghiệm thức xử lý bằng Comcat 150WP đều cho hiệu uả thấp hơn có ý ngh a so với nghiệm thức đối chứng Ở các thời điểm uan sát tiếp theo, các nghiệm thức xử
lý Tilt super 300EC, Help 400SC và Kasumin 2L tiếp tục thể hiện hiệu uả cao (trên 70%) và khác biệt có ý ngh a so với nghiệm thức đối chứng Tại thời điểm khảo sát cuối cùng uan sát (168 GSTN), các nghiệm thức xử lý Tilt super 300EC đều thể hiện hiệu uả trên 80%, cao hơn so với các nghiệm thức khác
Qua kết uả phân t ch, Comcat 150WP không thể hiện hiệu uả ức chế sự
phát triển khuẩn ty nấm Bipolaris sp trong điều kiện in vitro Các loại thuốc Tilt
super 300EC, Help 400SC và Kasumin 2L đều thể hiện hiệu uả tốt Trong đó, Tilt super 300EC cho hiệu uả tốt hơn Help 400SC và Kasumin 2L Kết quả của này tương tự nghiên cứu của Lê Thị Cẩm Tú (2007) cho biết 3 loại thuốc Tilt super 300EC, Dithane-M45 80WP và Folicur 250WP có hiệu quả cao lên sự phát triển
khuẩn ty nấm Bipolaris sp
Trang 32
Bảng 2 Hiệu uả ức chế ( ) ự phát t iển khu n ty nấm Bipolaris sp của ốn l ại thuốc h a học t ng điều kiện in vitro
Ghi chú *: số liệu khác biệt ở mức ý nghĩa 5 % ns: khác biệt không ý nghĩa thống kê
Trong cùng một cột, những số có cùng chữ số theo sau thì khác biệt không ý nghĩa ở mức 5 %
Tilt super 300EC 46,9 µl/100ml 75,59 a 85,62 a 86,17 a 85,06 a 84,33 d 82,22 e
Tilt super 300EC 93,8 µl/100ml 75,59 a 87,00 a 89,98 a 89,26 a 87,00 b 85,00 b
Tilt super 300EC 187,6 µl/100ml 75,99 a 87,16 a 91,55 a 93,33 a 93,56 a 93,33 a
Help 400SC 46,9 µl/100ml 52,02 a 67,46 a 73,79 a 79,29 a 78,98 g 76,44 h Help 400SC 93,8 µl/100ml 63,81 a 75,37 a 79,51 a 81,37 a 81,11 e 79,00 f Help 400SC 187,6 µl/100ml 63,76 a 74,22 a 76,94 a 79,33 a 79,44 f 77,22 g Kasumin 2L 140,5 µl/100ml 38,18 a 64,39 a 76,58 a 78,67 a 77,89 h 76,00 i Kasumin 2L 280 µl/100ml 59,18 a 76,92 a 81,19 a 84,95 a 84,22 d 82,89 d
Kasumin 2L 560 µl/100ml 65,17 a 77,88 a 84,09 a 86,15 a 86,00 c 84,00 c
Comcat 150WP 0,016 g/100ml 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 i 0,00 j Comcat 150WP 0,032 g/100ml 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 i 0,00 j Comcat 150WP 0,062 g/100ml 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 i 0,00 j Đối chứng 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 b 0,00 i 0,00 j