... quan đặc điểm ngoại hình suất sinh sản giống gà Chính đề tài Khảo sát đặc điểm sinh học suất sinh sản giống gà Nòi Bến Tre tiến hành nhằm làm sở cho việc chọn lọc giống gà Nòi cho suất sinh sản. .. tài: + Khảo sát đặc điểm sinh học suất sinh sản nhóm gà Nòi Bến Tre + Đánh giá mối tương quan đặc điểm ngoại hình suất sinh sản gà Nòi + Bước đầu khuếch đại alen microsatellite ADL0278 gà Nòi kỹ...TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG Luận văn tốt nghiệp Ngành CHĂN NUÔI - THÚ Y Tên đề tài: KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NHÓM GÀ NÒI BẾN TRE Giáo
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
2013
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA NHÓM GÀ
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình luận văn nào trước đây
Sinh viên thực hiện
LÊ PHÁT ĐẠT
Trang 5LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ chân thành từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè, giúp cho tôi có được kiến thức trong công việc cũng như trong cuộc sống, cùng với
sự nỗ lực của bản thân, hôm nay tôi đã hoàn thành luận văn tốt nhiệp, tôi xin chân thành gửi lời cảm tạ đến:
Cha mẹ, người đã sinh ra và là nguồn động lực lớn nhất giúp tôi vượt qua khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống
Cô Nguyễn Thị Hồng Nhân và thầy Nguyễn Trọng Ngữ đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp
Thầy Trương Chí Sơn-cố vấn học tập lớp Chăn nuôi-Thú y K36A2 đã dạy dỗ, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường Gia đình anh Châu Thanh Vũ và chị Lưu Huỳnh Anh ở huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã luôn ở bên cạnh giúp đỡ và chia sẻ những kinh nghiệm quý báo cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài
Các anh chị đang làm việc tại phòng thí nghiệm Bộ môn Di truyền giống Nông nghiệp, Khoa Nông Nghiệp và SHƯD và các bạn lớp nuôi-Thú y K36
đã quan tâm và giúp đỡ tôi trong thời gian qua
Xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, ngày…tháng …năm 2013
Sinh viên thực hiện
Lê Phát Đạt
Trang 6TÓM LƯỢC
Đề tài được tiến hành với mục tiêu: (i) khảo sát đặc điểm sinh học và khả năng sinh sản của nhóm gà Nòi Bến Tre; (ii) bước đầu khuếch đại alen microsatellite để đánh giá tính đa hình của nhóm gà này
Nghiên cứu được thực hiện trên 64 gà Nòi giống được tuyển chọn từ Bến Tre, bao gồm 8 gà trống và 56 gà mái ở 105 ngày tuổi đạt trọng lượng 1,3±0,3
kg Các cá thể gà Nòi được khảo sát đặc điểm ngoại hình ở 180 ngày tuổi và theo dõi năng suất sinh sản ở giai đoạn 23-29 tuần tuổi Kết quả cho thấy đa
số gà Nòi ở Bến Tre thường có màu lông nâu (39,7%), mắt vàng (59,7%), mỏ vàng đen (30,2%), chân vàng (44,4%), kiểu mào dâu (70,3%) Ở 23 tuần tuổi
gà đạt khối lượng từ 2,5-3,1 kg, gà mái từ 1,4-2,0 kg Tỷ lệ đẻ gà mái trong giai đoạn 23-29 tuần tuổi khoảng 31%, tỷ lệ nở khoảng 46,3%, năng suất trứng là 2,17 quả/mái/tuần Xét về sự tương quan giữa đặc điểm ngoại hình với năng suất sinh sản cho thấy gà mái có khoảng cách xương ghim càng rộng thì cho năng suất trứng càng cao (r=0,521) nhưng trọng lượng trứng lại nhỏ hơn (r=-0,376) Bên cạnh đó còn có một số sự tương quan có ý nghĩa thống kê như chiều rộng trứng với cao đầu, số lượng trứng với khoảng cách bụng Vì vậy để gà máí cho năng suất sinh sản cao cần chọn gà có khoảng cách xương ghim và khoảng cách bụng lớn
Bước đầu đã khuếch đại được cặp mồi ADL0278 trên nhóm gà Nòi ở Bến Tre và tìm được 3 sự khác biệt về đặc điểm di truyền alen microsatellite ở dòng gà này
Trang 7MỤC LỤC
CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG……… i
LỜI CAM ĐOAN ii
LỜI CẢM TẠ iii
TÓM LƯỢC iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2
2.1 Đặc điểm ngoại hình gia cầm 2
2.1.1 Mào (mồng, tích) 2
2.1.2 Chân 2
2.1.3 Da 2
2.1.4 Bộ lông 2
2.2 Cấu tạo cơ thể gia cầm 2
2.2.1 Da và sản phẩm của da 3
2.2.2 Hệ Xương 4
2.2.3 Hệ Cơ 5
2.3 Khả năng sinh sản của gia cầm 6
2.3.1 Sức đẻ trứng của gia cầm 6
2.3.2 Sức sinh sản của gia cầm 10
2.4 Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống thịt 13
2.4.1 Giai đoạn gà con (0-8 tuần tuổi) 13
2.4.2 Giai đoạn gà hậu bị (7-18 hoặc 20 tuần tuổi) 13
2.4.3 Giai đoạn đẻ trứng 14
2.5 Những nguyên tắc cơ bản để chọn giống 15
2.5.1 Đánh giá về ngoại hình 15
2.5.2 Kỹ thuật chọn gà mái đang đẻ 17
2.6 Đánh dấu phân tử microsatellite 17
Chương 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 19
3.1 Phương tiện 19
3.1.1 Thời gian và địa điểm 19
3.1.2 Vật liệu 19
3.1.3 Thiết bị và dụng cụ 19
3.2 Phương pháp tiến hành 19
3.2.1 Phương pháp nuôi dưỡng 19
3.2.2 Bố trí thí nghiệm 20
Trang 83.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi 20
3.2.4 Phương pháp khuếch đại alen Microsatellite 22
3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu 23
Chương 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 24
4.1 Đặc điểm ngoại hình và màu lông 24
4.1.1 Màu lông 24
4.1.2 Màu mắt 25
4.1.3 Màu sắc mỏ 27
4.1.4 Màu sắc chân 28
4.1.5 Kiểu mào gà 29
4.2 Khả năng sinh trưởng 30
4.3 Năng suất sinh sản của gà Nòi ở Bến Tre 32
4.3.1 Sức đẻ trứng 32
4.3.2 Sức sinh sản 33
4.4 Mối tương quan giữa đặc điểm ngoại hình đến khả năng sinh sản của gà Nòi Bến Tre 34
4.5 Kết quả khuếch đại alien microsaterllite trên nhóm gà Nòi ở Bến Tre 36 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 38
5.1 Kết luận 38
5.2 Kiến nghị 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
PHỤ LỤC 41
Trang 9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tuổi (tuần) đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao 5% và đỉnh cao của một số loại gia cầm 7 Bảng 2.2 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và xấu trước khi thành thục 17 Bảng 3.1 Quy trình phòng bệnh cho gà trong nghiên cứu 20 Bảng 3.2 Quy trình khuếch đại alen Mycrosatellite 23 Bảng 4.1 Kích thước cơ thể của nhóm gà Bến Tre ở giai đoạn 180 ngày tuổi 31 Bảng 4.2 Năng suất trứng qua các tuần 32 Bảng 4.3 Khối lượng và chỉ số hình dạng trứng qua các tuần 33 Bảng 4.4 Tỷ lệ phôi và tỷ lệ ấp nở của trứng gà Nòi qua các tuần 34 Bảng 4.5 Mối tương quan giữa các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của gà Nòi Bến Tre 34 Bảng 4.6 Mối tương quan giữa đặc điểm ngoại hình đến khả năng sinh sản của
gà Nòi ở Bến Tre 35
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tên gọi các vùng lông của gà 3
Hình 2.2 Sơ đồ hệ xương gà 4
Hình 2.3 Sơ đồ hệ cơ gà 5
Hình 2.4 Phát hiện đa hình bằng dấu phân tử SSR 18
Hình 3.1 Các dãy lồng gà trống và gà mái 20
Hình 3.2 Một số phương pháp đo kích thước cơ thể gà 21
Hình 4.1 Tỷ lệ màu lông của gà Nòi Bến Tre 24
Hình 4.2 Một số màu lông của gà Nòi Bến Tre 25
Hình 4.3 Tỷ lệ màu mắt của gà Nòi Bến Tre 26
Hình 4.4 Một số màu mắt gà 26
Hình 4.5 Một số màu mỏ gà 27
Hình 4.6 Tỷ lệ màu sắc mỏ của gà Nòi Bến Tre 28
Hình 4.7 Tỷ lệ màu chân của gà Nòi Bến Tre 28
Hình 4.8 Màu sắc chân của gà Nòi Bến Tre 29
Hình 4.9 Tỷ lệ các kiểu mào của gà Nòi ở Bến Tre 29
Hình 4.10 Các kiểu mào gà 30
Hình 4.11 Khuếch đại ADN gà Nòi ở Bến Tre bằng cặp mồi ADL0278 trên nhiễm sắc thể số 8 37
Trang 11Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Gà bản địa được phân bố rộng rãi trong các khu vực nông thôn của các nước nhiệt đới và đóng góp hơn 50% tổng số trứng và thịt (Mukherjee, 1992) Mặc dù năng suất thấp hơn so với các dòng thương mại nhưng gà bản địa vẫn chiếm một tỷ lệ lớn so với gia cầm nói chung ở nhiều nước đang phát triển, thường xuyên vượt quá 80% trong các vùng nông thôn trong hầu hết các nước
Ở Việt Nam chăn nuôi gà thả vườn (gà Nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng…) đang là một trong những chương trình xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương Trong đó giống gà Nòi được nuôi phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 70% các giống gà thả vườn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (Nguyễn Minh Dũng và Huỳnh Hồng Hải, 2006) Đây là giống gà địa phương của Việt Nam rất được yêu chuộng vì dễ nuôi, ít bệnh, khả năng chịu kham khổ cao, chi phí đầu tư thấp, phẩm chất thịt thơm ngon, ít mỡ và cholesterone, phù hợp với nhu cầu thị hiếu của thị trường và có tiềm năng xuất khẩu
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Quyên (2008) về đặc điểm sinh sản của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở các nông hộ ĐBSCL cho thấy năng suất sinh sản của giống gà Nòi nuôi thả vườn ở đây hiện còn thấp, gà mái đẻ tỷ
lệ 5% ở khoảng 219,1 ngày muộn hơn so với gà tàu 39 ngày (Nguyễn Hữu Vũ
và Nguyễn Đức Lưu, 2003) và gà Ri 105,01 ngày (Nguyễn Văn Thiện và Nguyễn Văn Thạch, 12/2005) Bên cạnh đó ở gà Nòi, việc chọn lọc gà bố mẹ làm giống chủ yếu dựa vào đặc điểm ngoại hình, tuy nhiên hầu như chưa có nghiên cứu nào khảo sát mối tương quan giữa các đặc điểm ngoại hình và
năng suất sinh sản ở giống gà này Chính vì vậy đề tài “Khảo sát đặc điểm
sinh học và năng suất sinh sản của giống gà Nòi ở Bến Tre” được tiến hành
nhằm làm cơ sở cho việc chọn lọc giống gà Nòi cho năng suất sinh sản cao
Mục tiêu của đề tài:
+ Khảo sát đặc điểm sinh học và năng suất sinh sản của nhóm gà Nòi
Trang 12Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Đặc điểm ngoại hình gia cầm
2.1.1 Mào (mồng, tích)
Mào của gia cầm là do nếp gấp của da tạo thành, tại đó tập trung rất nhiều mạch quản và dây thần kinh, mạch quản và các hốc máu làm cho chúng
luôn có màu đỏ tươi (Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009) Mào được phân loại theo
kiểu hình như mào đơn, hoa hồng, hạt đậu, dâu,… Đến tuổi thành thục sinh dục, mào trên đỉnh đầu nhô lên và căng bóng Tích của gà thường đỏ, thòng, núng nính ở 2 bên gốc mỏ Mào tai là một mẫu thịt có da trần và có màu thay
đổi tùy thuộc vào giống (Bùi Xuân Mến, 2007)
2.1.2 Chân
Theo Nguyễn Đức Hưng (2006), chân của gia cầm được bao phủ bằng lớp vảy sừng và có sự khác nhau về màu sắc Chân vàng là do sự có mặt của lopocrom và thiếu vắng melanin Màu đen của chân là do sự xuất hiện của melanin Khi màu đen có mặt ở thể trội và màu vàng có mặt ở thể lặn thì chân
sẽ xuất hiện màu lục (xanh lá cây) Khi đồng thời cả hai màu đều không xuất hiện thì chân có màu trắng Về cường độ (độ đậm nhạt) của màu vàng tùy thuộc vào hàm lượng xantophyl trong khẩu phần
2.1.3 Da
Da của gia cầm khá mỏng và không có các tuyến tiết Màu vàng ở da và cẳng chân của những giống gà có da vàng là do sắc tố của các diệp hoàng tố (xantophyl) có trong thức ăn, sau đó được tiêu hóa và tích lũy trong lớp mỡ
dưới da (Bùi Xuân Mến, 2007)
2.1.4 Bộ lông
Lông giống như lớp bảo vệ vùng ngoài cùng của cơ thể gia cầm Lúc mới
nở gia cầm con thường được bao phủ bởi lớp lông tơ mịn, mềm, mượt Những lông này nhanh chóng được thay thế bằng loại lông thô hơn Lông gia cầm được phân bố trên da theo những vùng xác định một cách hợp lý Qua sự sắp xếp có trật tự này làm thuận lợi cho quá trình bay và thân nhiệt được bảo toàn (Bùi Xuân Mến, 2007)
2.2 Cấu tạo cơ thể gia cầm
Cấu tạo cơ thể gia cầm bao gồm ba phần chính: (1) da và sản phẩm của
da, (2) hệ cơ và (3) hệ xương Trong đó hệ cơ cùng với hệ xương chịu trách
Trang 13nhiệm về hoạt động của cơ thể Ngoài ra cấu tạo và kích thước của hệ xương
cơ còn quyết định năng suất cũng như khả năng cho thịt của gia cầm
2.2.1 Da và sản phẩm của da
Da của gia cầm bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là gia cầm non Da gồm hai phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như không
có tuyến ngoại tiết Lớp dưới biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống như
mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh
Các sản phẩm của da bao gồm mào (mòng, tích), mỏ, móng, cựa, vảy và
bộ lông Lông phân bố không đều trên bề mặt cơ thể gia cầm non cũng như trưởng thành, chiếm tỷ lệ 4-9% khối lượng cơ thể và chiếm 82% protein Những gia cầm vừa nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ được gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xòe ra, phủ đều trên bề mặt của da Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông, thay thế lông tơ Việc hình thành bộ lông đầu tiên của gia cầm non ở các loài và giống khác nhau thì khác nhau và được hoàn thiện ở những tuần tuổi khác nhau Cấu tạo bộ lông được trình bày ở Hình 2.1
Hình 2.1 Sơ đồ tên gọi các vùng lông của gà
1 Lông cổ trước; 2 Lông vai; 3 Lông đùi; 4 Lông bao vùng cánh; 5 Lông vũ lớp thứ nhất; 6 Lông
vũ lớp thứ 2; 7 Lông đuôi nhỏ; 8 Lông đuôi; 9 Lông đuôi lớn; 10 Lông bao vùng đuôi; 11 Lông
bao thắt lưng; 12 Lông bao vùng lưng; 13 Lông bao cổ; 14 Mào; 15 Tích
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009)
Trang 142.2.2 Hệ Xương
Các phần của hệ xương gia cầm tương ứng như các động vật khác, chúng
có kết cấu vững chắc, xốp, nhẹ và khỏe Bộ xương chiếm 7-8% khối lượng cơ thể, bao gồm xương đầu, xương sống, xương ngực, xương sườn và xương chi Xương đầu chia làm hai loại là xương đầu và xương mặt Xương sống chia ra xương sống cổ, xương ngực, xương hông (lưng khum) và xương đuôi Cấu tạo
bộ xương gia cầm được trình bày ở Hình 2.2
Hình 2.2 Sơ đồ hệ xương gia cầm
1 Xương đầu; 2 Xương cổ; 3 Cột sống; 4 Xương lưỡi hái; 5 Xương cánh; 6 Xương đùi; 7 Xương
cẳng chân; 8 Xương bàn chân; 9 Xương ngón chân
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009)
Xương ngực (xương lưỡi hái) ở gia cầm phát triển mạnh Phần xương này là nơi bám vào của những cơ có giá trị quý (cơ trắng) Ở ngỗng, vịt, mõm xương ngực phát triển kém hơn, vì vậy chỗ bám của cơ là ở hai phía của xương ngực; đà điểu không có xương này vì chúng không phải là chim bay mà
là chim chạy Các phần còn lại của hệ xương như cánh, đùi, chân… được tạo thành từ các xương riêng biệt và có sự kết hợp hài hòa với nhau
Bộ xương của gia cầm mái là nơi dự trữ khoáng để tạo vỏ trứng Trong những xương dài có nhiều gai xốp trong tủy xương Khi hoạt động sinh dục
Trang 15mạnh, các gai này phát triển và chứa đầy Ca, dự trữ cho quá trình tạo vỏ trứng Khi thức ăn nghèo Ca, gia cầm mái sẽ huy động đến 40% Ca từ xương khi đẻ
ra 6 quả trứng đầu tiên
2.2.3 Hệ Cơ
Ở gia cầm, hệ cơ mịn, sợi nhỏ và chắc Sự phát triển của hệ cơ phụ thuộc vào loài, giống, tuổi gia cầm Ở các phần khác nhau của cơ thể gia cầm, hệ cơ phát triển ở mức độ khác nhau Cơ ngực phát triển tốt theo sự vận động của cánh và bảo vệ các cơ quan bên trong của ngực và bụng Cơ ngực có ý nghĩa kinh tế quan trọng trong sản xuất thịt, nó chiếm khoảng 17% khối lượng cơ thể
và 40% tổng lượng cơ trong phần thịt ăn được của gà Ở một số giống gà Tây,
cơ ngực có thể phát triển đạt đến 1,5-1,9 kg Cấu tạo hệ cơ gà được mô tả ở Hình 2.3
Màu sắc cơ của gia cầm là màu trắng hoặc đỏ sẫm Khi luộc thì cơ của gà
và gà tây sáng hơn, còn ở thủy cầm thì sẫm hơn Tốc độ chảy của máu qua cơ quy định màu của nó Đùi có thịt màu sẫm trong khi ngực và cánh có thịt màu trắng Gà Tây đi lại nhiều thì có thịt màu sáng hơn, trong khi thủy cầm tất cả thịt đều có màu sẫm
Độ lớn của tế bào cơ biến động từ 10-100 mm, chiều dài từ 6-12 cm Các
tế bào cơ chứa 70-75% nước, 17-19% protein, 1-7% các hợp chất không chứa nito, khoàng 1% chất khoáng và 3,9% là mỡ
Hình 2.3 Sơ đồ hệ cơ gà
1 Cơ ngực nông; 2 Cơ ngực sâu; 3 Cơ đùi; 4 Cơ cẳng chân
(Nguồn: Nguyễn Thị Mai và ctv., 2009)
1
4
2
3
Trang 162.3 Khả năng sinh sản của gia cầm
Theo Nguyễn Thị Mai (2009), trong chăn nuôi gia cầm, người ta chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu đẻ trứng mà không quan tâm đến các chỉ tiêu ấp nở
Vì vậy thường chia ra sức sản xuất trứng và sức sinh sản
Xác định khả năng đẻ trứng của gia cầm bao gồm việc đánh giá chất lượng trứng, khả năng đẻ trứng và các chỉ tiêu về ấp nở (Bùi Hữu Đoàn, 2011)
2.3.1.1 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng của gia cầm
Trong một đời gà đẻ, khối lượng trứng tăng dần từ khi đẻ bói, cho đến khi đẻ đỉnh cao thì ổn định Vì vậy nên xác định khối lượng trứng của một dòng, giống ở thời điểm 30-34 tuần tuổi đối với gà hướng thịt
c) Chỉ số hình dạng của trứng
Hình dạng trứng của loài giống gia cầm khác nhau thì khác nhau và phụ thuộc vào đặc điểm di truyền, cấu tạo và đặc điểm co bóp của ống dẫn trứng trong quá trình tạo trứng
Những trứng có chỉ số hình dạng xung quanh trị số trung bình là tốt nhất, càng xa giá trị trung bình thì tỷ lệ nở càng kém
Trang 17Bên cạnh đó cần loại bỏ những trứng không bình thường như: trứng vỏ mềm, quá to, quá nhỏ, quá dài, méo, vỏ bẩn…
2.3.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm
Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm người ta thường dùng một số chỉ tiêu như cường độ đẻ trứng, tỷ lệ đẻ trứng, chu kỳ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng…
a) Tuổi thành thục sinh dục
Tuổi thành thục sinh dục của gia cầm là thời gian từ khi gia cầm mới nở đến khi đẻ quả trứng đầu tiên Đối với đàn gia cầm, tuổi thành thục sinh dục là tuổi của đàn gà khi đạt tỷ lệ đẻ 5% Ngoài ra người ta còn tính tuổi đàn gà vào các thời điểm có tỷ lệ 30-50%, đẻ đỉnh cao nhất
Tuổi đạt tỷ lệ đẻ 5% và đỉnh cao của mỗi loài gia cầm là khác nhau Có thể tham khảo ở Bảng 2.1
Bảng 2.1 Tuổi (tuần) đạt tỷ lệ đẻ đỉnh cao 5% và đỉnh cao của một số loại gia cầm
29-32 32-34 27-29 32-33
b) Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là số lượng trứng đẻ ra trong một thời gian xác định không kể đến chu kỳ hay nhịp đẻ
Trang 18Đồ thị biểu diễn tỷ lệ đẻ trứng trong một chu kỳ đẻ của gia cầm đều có dạng giống nhau Từ khi đàn gia cầm vào đẻ, tỷ lệ đẻ tăng dần lên và đạt đỉnh cao Sau đó tỷ lệ đẻ ổn định và giảm dần
d) Năng suất trứng (quả/mái)
Năng suất trứng là số trứng gia cầm đẻ ra trong một thời gian nhất định, thường tính trong 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng hay 1 năm
e) Chu kì đẻ trứng
Chu kỳ đẻ trứng là số trứng đẻ ra liên tục trong vòng một số ngày Thời gian hình thành trứng càng dài thì chu kỳ đẻ trứng càng ngắn và ngược lại Gia cầm đẻ tốt thì chu kỳ đều và kéo dài
f) Chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học là khoảng thời gian tính từ khi gia cầm bắt đầu
đẻ quả trứng đầu tiên đến khi nghỉ đẻ thay lông Thời gian kéo dài chu kỳ tỷ lệ thuận với sản lượng trứng của gia cầm
Trang 19tăng khối lượng cơ thể gà và tăng tuổi thành thục sinh dục Tuổi thành thục sinh dục của một đàn gia cầm được xác định theo tuổi đạt tỷ lệ đẻ trứng là 5%
+ Cường độ đẻ trứng
Cường độ đẻ trứng là sức sản xuất của gia cầm trong một thời gian ngắn, nó tương quan chặt chẽ với sức đẻ trứng một năm Để đánh giá sức đẻ trứng của gia cầm người ta thường kiểm tra cường độ đẻ trứng của 3-4 tháng
đầu để phán đoán sớm, kịp thời trong công tác chọn giống
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học
Chu kỳ đẻ trứng sinh học liên quan đến thời vụ nở của gia cầm con Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối tương quan thuận với tính thành thục sinh sản, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng và chu kỳ đẻ trứng
Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học gia cầm thường nghỉ đẻ và thay lông Những con thay lông sớm thường là những con đẻ kém và thời gian thay lông kéo dài tới 4 tháng, ngược lại nhiều con thay lông muộn và nhanh, thời gian nghỉ đẻ dưới 2 tháng
b) Giống, dòng gia cầm
Giống, dòng gia cầm có ảnh hưởng đến sức sản xuất trứng của gia cầm Giống gia cầm khác nhau thì khả năng đẻ trứng cũng khác nhau Những dòng được chọn lọc thường cho sản lượng trứng cao hơn khoảng 15-20%
c) Tuổi gia cầm
Tuổi gia cầm cũng liên quan đến năng suất trứng Sản lượng trứng của gà giảm dần theo tuổi, năm 2 giảm 15-20% so với năm nhất
d) Thức ăn và dinh dưỡng
Muốn gia cầm có sản lượng trứng cao, sản lượng trứng tốt cần phải có một khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng Quan trọng nhất là cân bằng giữa năng lượng và protein, cân bằng các acid amin, cân bằng các chất khoáng và vitamin Khẩu phần không đáp ứng đủ protein sẽ làm năng
Trang 20suất trứng giảm xuống dẫn đến khối lượng trứng và tỷ lệ ấp nở thấp Khẩu phần thừa năng lượng sẽ làm gia cầm tích lũy nhiều mỡ, ảnh hưởng tới quá trình tạo trứng
e) Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng của chuồng nuôi đều ảnh hưởng đến sức đẻ trứng của gia cầm Trong đó nhiệt độ là quan trọng nhất, ở gà nhiệt độ thích hợp cho quá trình đẻ trứng trong khoảng từ 18-24oC, tuy nhiên nhiệt độ thích hợp nhất là 20oC
Khi nhiệt độ dưới 20oC, gia cầm phải huy động thêm năng lượng để duy trì thân nhiệt làm hiệu quả sử dụng thức ăn giảm xuống Ngược lại nhiệt độ trên 20oC, gia cầm có hiện tượng thải nhiệt, gia cầm phải tăng cường độ hô hấp Sự mất nhiều khí CO2 làm tăng khả năng nhiễm kiềm trong máu, điều này làm quá trình trao đổi chất của gia cầm không bình thường, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng Vỏ trứng mỏng hơn bình thường thậm chí trứng
2.3.2 Sức sinh sản của gia cầm
Đối với gia cầm giống, năng suất trứng chỉ là chỉ tiêu ban đầu để đánh giá khả năng sinh sản Để đạt được chỉ tiêu cuối cùng là số gia cầm con loại một trên một gia cầm mái cần phải đạt được các chỉ tiêu khác như tỷ lệ trứng
có phôi, tỷ lệ ấp nở và tỷ lệ nuôi sống Đây là nhũng chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh sản của gia cầm nói chung và đánh giá giá trị giống của mỗi cá thể, dòng, giống gia cầm nói riêng
2.3.2.1 Tỷ lệ thụ tinh (tỷ lệ trứng có phôi)
a) Khái niệm
Tỷ lệ thụ tinh là tỷ lệ phần trăm giữa số trứng có phôi và số trứng đẻ ra hay số trứng đem ấp
Trang 21b) Những yếu tố ảnh hướng đến tỷ lệ thụ tinh
+ Yếu tố di truyền
Loài giống và các cá thể khác nhau thì tỷ lệ thụ tinh cũng khác nhau Kỹ thuật nhân giống cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ thụ tinh Nếu cho giao phối đồng huyết thì sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh
+ Yếu tố dinh dưỡng
Nếu trong khẩu phần ăn không đầy đủ dinh dưỡng sẽ làm giảm tỷ lệ thụ tinh Nếu thiếu protein thì phẩm chất tinh dịch sẽ kém vì đây là nguyên liệu cơ bản để hình thành tinh trùng Nếu thiếu vitamin A, E làm cơ quan sinh dục phát triển không bình thường, từ đó làm giảm tỷ lệ thụ tinh Khẩu phần ăn cần phải đầy đủ và cân bằng giữa năng lượng và protein, giữa các acid amin, giữa các chất dinh dưỡng khác nhau
+ Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ và độ ẩm cao hay thấp hơn so với quy định đều ảnh hưởng đến
tỷ lệ thụ tinh Tỷ lệ thụ tinh của gia cầm thường cao vào mùa thu và mùa xuân, giảm vào mùa hè nhất là vào những ngày nắng nóng Khi độ ẩm chuồng nuôi quá cao, làm chất độn chuồng ẩm ướt, gà dễ mắc bệnh ở chân, đường ruột, hàm lượng khí độc trong chuồng tăng lên ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm tỷ
lệ thụ tinh
+ Tuổi gia cầm
Thường ở gà trống gia cầm đạt kích thước tối đa ở 28-30 tuần tuổi và đạt
tỷ lệ thụ tinh rất cao Sau đó tinh hoàn sẽ phát triển tốt và có hiện tượng suy thoái sau 48 tuần tuổi Vì thế gà trống một năm tuổi thường cho tỷ lệ thụ tinh tốt hơn gà trống hai năm tuổi
+ Tỷ lệ giữa con trống và con mái
Để đạt thụ tinh cao, cần có tỷ lệ gia cầm trống và mái thích hợp Các loài, giống gia cầm khác nhau thì tỷ lệ trống và mái cũng khác nhau Đối với
gà hướng trứng, tỷ lệ thích hợp là một con trống phụ trách 12-14 con mái (1/12-14); gà hướng kiêm dụng là 1/10-12; gà hướng thịt tỷ lệ 1/8-10 Vịt hướng trứng là 1/10, gà tây là 1/6-8
2.3.2.2 Tỷ lệ nở
a) Khái niệm
Tỷ lệ nở là tỷ lệ phần trăm giữa số gia cầm con nở ra và số trứng đẻ ra b) Những yêu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nở
Trang 22+ Ảnh hưởng của môi trường bên trong
Môi trường bên trong là tất cả yếu tố liên quan tới chất lượng trứng ấp
Nó bao gồm tất cả các chỉ tiêu đánh giá chất lượng trứng như khối lượng trứng, chỉ số hình thái trứng, chất lượng vỏ trứng, tỷ lệ lòng trắng và lòng đỏ, chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng trắng và đơn vị Haugh
+ Ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài
Môi trường bên ngoài bao gồm toàn bộ các khâu kỹ thuật thuộc quy trình ấp trứng (thu vào bảo quản trứng ấp; khử trùng máy ấp; kỹ thuật xếp trứng vào máy ấp; nhiệt độ, độ ẩm, sự trao đổi khí, đảo trứng và làm mát trong quá trình ấp) và chất lượng đàn bố mẹ
cơ thể Đây là cơ hội tốt để mầm bệnh phát sinh có thể làm cơ thể gia cầm yếu
và chết Ngược lạ, nhiệt độ cao sẽ làm cơ thể gia cầm bị chết vì choáng nóng Những dòng có năng suất càng cao thì khả năng chịu nóng kém hơn Khí hậu nóng và độ ẩm cao sẽ làm sự thông thoáng của chuồng nuôi kém hơn, thông thoáng không tốt làm tăng lượng khí độc Điều này làm tăng bệnh tật và giảm sức sống của gia cầm, tăng tỷ lệ chết
Trang 23Chế độ nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe đàn gia cầm Khẩu phần ăn không đầy đủ và không cân bằng các chất dinh dưỡng làm cơ thể gia cầm gầy, yếu, sức đề kháng với bệnh tật kém, tỷ lệ nuôi sống thấp Đặc biệt trong khẩu phần ăn thiếu vitamin và các khoáng vi lượng thì sẽ làm quá trình chuyển hóa trong cơ thể không bình thường
Chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật như mật độ nuôi quá cao, thời gian và cường độ chiếu sáng không hợp lý, chăm sóc chất độn chuồng không tốt, máng ăn máng uống không đầy đủ, không đảm bảo vệ sinh đều làm giảm
tỷ lệ nuôi sống của đàn gia cầm
Thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y như sát trùng chuồng trại
và trang thiết bị chăn nuôi; định kỳ phòng các bệnh truyền nhiễm để giúp cho đàn gia cầm luôn khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống sẽ tăng cao
2.4 Kỹ thuật nuôi gà sinh sản giống thịt
Trong chăn nuôi gà đẻ nói chung và gà sinh sản giống thịt nói riêng người ta thường chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn gà con (0-6 tuần tuổi), giai đoạn gà hậu bị (7-18 hoặc 20 tuần tuổi) và giai đoạn gà đẻ trứng Trong giai đoạn gà hậu bị có thể chia làm giai đoạn gà dò hay gà choai (7-12 tuần) và giai đoạn hậu bị (13-18 tuần hoặc 20 tuần tuổi) Đàn gà khỏe mạnh biểu hiện qua
tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn cao; đạt khối lượng chuẩn (từ 2000-2250 g)
ở 20 tuần tuổi tùy theo giống và có độ đồng đều trên 80% Trong giai đoạn đẻ trứng gà không được quá béo, có năng suất trứng và sức bền đẻ trứng cao; kết quả ấp nở tốt Số gà con loại I sinh ra từ một gà mái cao (150 gà con loại I/mái/năm)
2.4.1 Giai đoạn gà con (0-8 tuần tuổi)
Thức ăn gà con cần loại chất lượng cao, giàu dinh dưỡng nhưng phải dễ tiêu hóa Đảm bảo được yêu cầu này sẽ góp phần giúp gà con nhanh chóng thích nghi với môi trường sống sau khi nở Gà con sẽ khỏe mạnh và sinh trưởng tốt hơn
2.4.2 Giai đoạn gà hậu bị (7-18 hoặc 20 tuần tuổi)
Trong thời kỳ từ 7 tuần tuổi đến khi thành thục sinh dục, cần nuôi dưỡng sao cho gà phát triển đúng theo yêu cầu Lưu ý đến các loại thức ăn có hoạt tính sinh học như các loại vitamin và các nguyên tố vi lượng Sai lầm về nuôi dưỡng trong giai đoạn này chỉ thể hiện khi gà đẻ trứng và lúc đó không thể sửa chữa được
Trang 24Thành phần cơ bản trong thức ăn gà hậu bị cũng tương tự như gà con nhưng nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy độ tuổi
2.4.3 Giai đoạn đẻ trứng
- Nhu cầu dinh dưỡng:
Trong giai đoạn này lượng thức ăn thu nhận được có tầm quan trọng đặc biệt, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó cần lưu ý đến khối lượng cơ thể và sức sản xuất của gà mái Cần cung cấp đủ nhu cầu để đạt sức sản xuất trứng tối đa nhưng không làm cho gà bị béo quá, gà mái đẻ béo quá
sẽ làm giảm khả năng đẻ trứng
- Kỹ thuật cho ăn:
+ Từ khi vào đẻ đến khi tỷ lệ đẻ đạt đỉnh cao:
Giai đoạn này gà tăng trọng nhanh và vào đẻ, nhu cầu năng lượng trao đổi trung bình của một gà đẻ giống thịt khoảng 470 kcal Khi gà đạt tỷ lệ
đẻ toàn đàn 5% mới chính thức cho gà ăn loại thức ăn giống thịt Yêu cầu kỹ thuật trong giai đoạn này là đáp ứng nhu cầu cho khả năng sản xuất tối đa mà không thừa năng lượng hay tích mỡ
Lượng thức ăn tùy thuộc vào mức tăng tỷ lệ đẻ hàng ngày của đàn
gà Có nhiều biện pháp khác nhau để tăng lượng thức ăn trong giai đoạn này
Có thể dựa vào mức tăng tỷ lệ đẻ của đàn gà: Nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng
>3%, nên cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 35%; tỷ lệ đẻ tăng
>2- 3% cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 45%; tỷ lệ đẻ tăng
>1-2% cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 55%; nếu tỷ lệ đẻ hàng ngày tăng <1% cho gà ăn lượng thức ăn cao nhất khi tỷ lệ đẻ đạt 65-75%
+ Sau khi đạt đỉnh cao tỷ lệ đẻ:
Sau khi tỷ lệ đẻ của đàn gà tăng lên đều đặn một số ngày (khoảng 7-10 ngày), sẽ không tăng thêm nữa hoặc giảm đi Lúc này nếu không giảm lượng thức ăn hàng ngày thì đàn gà sẽ thừa năng lượng, tích lũy mỡ và quá béo
Cần bổ sung thêm sỏi cho gà đẻ (đường kính 7-9 mm) và cho ăn tự
do Trong quá trình cho ăn, cần lưu ý đến điều kiện khí hậu trong chuồng nuôi, nhất là nhiệt độ Nếu nhiệt độ trong chuồng nuôi cao hơn 20oC, tăng 1oC thì giảm 3,8 kcal nhu cầu năng lượng cho một gà, giảm 1oC phải tăng thêm 5,8 kcal
Cần thiết kế máng ăn để gà trống và gà mái không ăn lẫn thức ăn của nhau Có thể dùng các thanh thép chắn trên máng của gà mái để ngăn gà
Trang 25trống ăn thức ăn của gà mái Máng cùa gà trống chỉ cần treo cao hơn tầm của
gà mái
- Nhu cầu về nước uống của gà mái đẻ cũng giống như các loại gà khác
Riêng đối với gà mái đẻ, ngoài những ảnh hưởng chung, nhu cầu về nước còn phụ thuộc vào tỷ lệ đẻ trứng của đàn gà
+ Gà đẻ 0% nhu cầu nước uống 140 g/con/ngày
+ Gà đẻ 50% nhu cầu nước uống 204 g/con/ngày
+ Gà đẻ 70% nhu cầu nước uống 231 g/con/ngày
2.5 Những nguyên tắc cơ bản để chọn giống
Chọn giống tốt cần phải đánh giá con vật theo toàn bộ ngoại hình của nó Nếu chỉ tính riêng từng chi tiết thì chưa đủ tin cậy Điều đó sẽ dẫn đến đánh giá quá cao con vật và bỏ qua sự tìm ra các khuyết tật của nó, bất cứ trong trường hợp nào cũng đều không làm cho sự chọn lọc đạt được các kết quả tốt (Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001)
2.5.1 Đánh giá về ngoại hình
2.5.1.1 Đầu
Da mặt và các phần phụ của đầu cho phép rút ra các kết luận về sự phát triển của mô đỡ và mô liên kết Với sự thể hiện của mặt có thể suy đoán về tính nết của gia cầm Theo hình dáng, màu sắc của mào, mào dưới tích và mào tai có thể suy đoán trạng thái sức khoẻ và điều kiện sống của chúng
Đầu thô đều xấu đối với cả gà mái và gà trống nhưng ở gà trống đầu cần phải chắc, rộng hài hoà với cấu trúc vững chắc của thân thể Đối với gà Ri trống đầu không được quá to nhưng cũng không được quà mảnh Song đối với
gà mái, đầu phải mảnh thanh tú Hình dáng, màu sắc mắt cũng là yếu tố cần được quan tâm Màu sắc của mống mắt cần phải đỏ hoặc da cam, hai mắt có màu giống nhau Trong thời gian đẻ trứng, cơ thể gà phải điều động sắc tố nên màng cầu vồng trở nên màu da cam sáng, đôi khi là màu vàng, màu vàng sáng hoặc xanh trong Lúc thay lông màu sắc trước đây lại được hồi phục Hình dáng con ngươi tròn, kích thước thay đổi tuỳ theo cường độ ánh sáng
Mào và mào dưới tích thuộc về đặc tính sinh dục thứ cấp Khi buồng trứng hoạt động bình thường thì những mào này lớn và chứa nhiều máu Trong thời kỳ thay lông và trong các trạng thái bị bệnh, mào tạm thời bị ngừng cung cấp nhiều máu, lúc đó kích thước và màu sắc của mào kém phát triển, nhợt nhạt Tuy nhiên, nếu màu mào quá nhợt nhạt chứng tỏ gà mắc bệnh
Trang 26Đối với giống gà Ri cần chọn những cá thể có hình dáng mào cờ, có nhiều khía răng cưa màu tươi đỏ Loại bỏ những cá thể có mào nụ, hoặc mào kém phát triển
Mỏ gà phải chắc và ngắn, mỏ trên và mỏ dưới phải khớp với nhau Loại
bỏ những cá thể có mỏ mảnh, dài và đặc biệt là mỏ bị vẹo
2.5.1.2 Thân mình
Để đánh giá thân mình phải chú ý đến cấu trúc của bộ xương Những khuyết tật dễ thấy nhất của bộ xương là xương lườn cong, lưng nhô, xương sống đuôi lệch Ở gia cầm cũng như ở động vật lớn, thân dài, rộng và sâu được đánh giá cao vì nó liên quan với các cơ quan bên trong Nếu đặt đòng bàn tay vào ngực theo hướng xương sườn có thể nhận thấy sự phát triển khác nhau của các cơ bắp ngực Đối với gà trống làm giống cần chọn những con có ngực dài với cơ bắp phát triển Chiều dài lưng cũng là một tiêu chuẩn để đánh giá Khi đánh giá cần lật lông hai bên mình để quan sát
2.5.1.3 Bụng và khoảng cách giữa mép sau xương lưõí hái, xương ngực và xương háng
Bụng của gà đẻ nhiều cần phải to vì chứa các cơ quan giữ chức năng đẻ trứng Trong thời gian rụng trứng da giãn ra vì thế da phải mềm, nhẹ Kích thước bụng được xác định bởi kích thước và khoảng cách giữa mép sau xương lưỡi hái, xương ngực và xương háng Từ lâu, đây là những đặc điểm quan trọng để đánh giá gà Đối với gà mái Ri đẻ tốt các khoảng cách này phải rộng,
để lọt 2-3 ngón tay Trạng thái lỗ huyệt cũng là một đặc điểm quan trọng của
gà mái đẻ Trong thời kỳ đẻ trứng huyệt to ra, ướt mềm và cử động Ở gà mái
không đẻ hoặc đẻ kém lỗ huyệt nhỏ, khô, ít cử động
2.5.1.4 Cánh và chân
Sự phát triển của cơ cánh gà không ảnh hưởng tới năng suất, song ảnh hưởng tới ngoại hình của gà đặc biệt là ở gà trống Cần loại bỏ những cá thể
mà lông cánh lật ngược ra ngoài (gọi là cánh tiên)
Gà có chân chữ bát, các ngón cong và bộ xương khuyết tật không nên dùng làm giống Gà có chân cao cũng không tốt vì điều đó liên quan tới khả năng cho thịt thấp, gà dùng làm giống cần có đôi chân chắc nhưng không thô
2.5.1.5 Bộ lông
Bộ lông của gà đến 6-7 tuần tuổi cần phát triển đầy đủ, cấu tạo của lông phải bình thường, màu sắc phải đặc trưng cho giống Tình trạng của bộ lông liên quan tới các hiện tượng sinh lý của cơ thể gà mái
Trang 27Cần loại bỏ những cá thể có thời gian thay lông kéo dài vì điều đó ảnh hưởng đến sức đẻ trứng, năng suất thấp
2.5.2 Kỹ thuật chọn gà mái đang đẻ
Trong quá trình nuôi dưỡng gà mái đẻ đặc biệt gà bố mẹ, cần định kỳ chọn lọc, để loại ra khỏi đàn những cá thể đẻ kém Chọn gà mái trong giai đoạn này cũng dựa vào các bộ phận của cơ thể như: Mào, khoảng cách giữa xương háng, khoảng cách giữa xương háng và mỏm xương lưỡi hái, lỗ huyệt,
bộ lông … Những đặc điểm bên ngoài của gà mái tốt và xấu được trình bày ở Bảng 2.2
Bảng 2.2 Những đặc điểm bên ngoài của gà mái đẻ tốt và xấu trước khi thành thục
xương lườn và xương háng rộng
Kém phát triển, khoảng cách giữa cuối xương háng và xương lườn hẹp
chân dài
(Nguồn: Lê Hồng Mận và Nguyễn Thanh Sơn, 2001)
2.6 Đánh dấu phân tử microsatellite
Các trình tự lặp lại đơn giản-SSR (simple sequence repeat) hay còn được biết đến như các microsatellite là những đoạn ngắn của DNA có chứa từ 2-5 cặp nucleotide được lặp lại ngẫu nhiên và phân bố trong bộ gen trên nhiễm sắc thể của các loài động vật cũng như thực vật SSR có thể tìm thấy ở nhiều nơi
trong hệ gen cả trong trình tự DNA mã hóa và không mã hóa protein (Toth et al., 2000) Trong sinh vật nhân chuẩn SSR được hiển thị trong vùng không mã hóa vượt quá so với mô hình phân bố ngẫu nhiên (Metzagar et al., 2000)
Các đoạn SSR có mặt chủ yếu ở các vùng dị nhiễm của nhiễm sắc thể, như vùng gần tâm động hoặc đầu mút của nhiễm sắc thể Chúng giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa phiên mã đối với các gen hoạt động trong vùng
Trang 28nguyên nhiễm sắc, góp phần làm tăng tính ổn định cơ học của nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào và có thể chứa đựng những thông tin di truyền liên quan đến sự xác định giới tính ở cả động vật và thực vật (Lê Duy Thành, 2001)
Microsatellites cũng là marker di truyền phổ biến nhất được sử dụng cho việc nghiên cứu đa dạng di truyền của vật nuôi Nó có thể ước tính sự đa dạng
di truyền trong và giữ các giống, và xác định sự trộn lẫn về mặt di truyền giữa các giống thậm chí khi chúng có quan hệ gần nhau (Sunnucks, 2001) Microsatellites là trình tự lập đi lập lại từ (1-5 bp) trong trình tự DNA bộ gen (Tautz, 1989) Lợi thế lớn trong các dấu này là chúng rất đa hình và đặc trưng cho từng locus, và phân phối ngẫu nhiên trên hệ gen (Weigend và Romanov, 2001)
Năm 2004, FAO đã đưa ra một nhóm các marker cho việc nghiên cứu sự
đa dạng di truyền và phân tích khoảng cách di truyền Đối với giống gà mái,
đã có 30 microsatellite được nghiên cứu Gần đây, đánh giá đa dạng di truyền của quần thể gà bằng cách sử dụng cùng một tập hợp của các dấu hiệu microsatellite theo đề nghị của FAO (2004) đã được ứng dụng trong nhiều
nghiên cứu (Cuc et al., 2006; Hillel et al., 2007; Muchadeyi et al., 2007; Chen
et al., 2008; Granevitze et al., 2007, 2009 và Bodzsar et al., 2009) Trong một
nghiên cứu quy mô lớn bao gồm 64 quần thể gà từ các châu lục khác nhau,
Granevitze et al (2007) tìm thấy sự thay đổi đáng kể về mặt di truyền trong
cùng một giống Mức đa dạng di truyền cao thể hiện ở các quần thể gà địa phương mà không được quản lý, trong một số giống tiêu chuẩn lưu giữ với một quy mô lớn và trong một số dòng gà thịt thương mại
Hình 2.4 Phát hiện băng đa hình bằng dấu phân tử SSR